Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Công an TQ bắn chết 2 người Uighur định vượt biên vào VN

-Công an TQ bắn chết 2 người Uighur định vượt biên vào VN-
RFA 18.04.2015 
Công an Trung Quốc bắn chết hai người bị cho là ‘khủng bố’ khi hai người này cùng một số người khác cùng nhóm tìm cách vượt biên vào địa phận Việt Nam.

Hãng thông tấn Reuters loan tin này trích dẫn truyền thông địa phương vào ngày hôm qua. Theo đó nhóm người bị phát hiện vào sáng thứ sáu tại một khu vực thuộc thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, giáp với biên giới Việt Nam.

Cả nhóm bị công an Trung Quốc bắt giữ; tuy nhiên hai người trốn chạy rồi bị truy đuổi và bắn chết.

Công an Trung Quốc từng bắt giam và bắn những người Uighur thiểu số thuộc vùng Tân Cương tìm cách vượt thoát sang các nước láng giềng phía nam Trung Quốc.

Những người thiểu số Uighur cho rằng họ bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp về mặt tôn giáo cũng như văn hóa vì họ là những người theo đạo Hồi. Trong khi đó Bắc Kinh tố cáo một số người Uighur là khủng bố.-Thêm hai người Uighur bị bắn chết khi vượt biên sang VN-
BẮC KINH (NV) - Công an Trung Quốc lại vừa bắn chết hai người Uighur khi họ đang tìm cách vượt biên sang Việt Nam. Báo chí Trung Quốc giải thích sở dĩ họ bị bắn vì dùng dao để kháng cự.Uighur (Duy Ngô Nhĩ) là một sắc tộc theo đạo Hồi, cư trú tại Tân Cương, một khu vực bị Trung Quốc cưỡng chiếm rồi biến thành khu tự trị, và người Uighur liên tục tranh đấu đòi tự do tôn giáo, đòi độc lập nên thường xuyên bị chính quyền Trung Quốc đàn áp.
Những “phần tử tôn giáo cực đoan” được Biên Phòng Việt Nam giao trả cho Trung Quốc sau sự kiện Bắc Phong Sinh hôm 18 tháng 4. (Hình: VNExpress)

Trước nay, các hoạt động đòi tự do tôn giáo, đòi độc lập của người Uighurs tại Tân Cương vẫn bị Trung Quốc cáo buộc là “bạo động” vì “chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.” Những người Uighurs vượt biên tìm đường tị nạn bị cáo buộc là tìm cách tham gia “thánh chiến” của các nhóm khủng bố.
Theo báo chí Trung Quốc, hôm 19 tháng 1, 2015, công an Trung Quốc phát giác một nhóm năm người đang tìm cách “vượt biên trái phép” sang Việt Nam. Vụ “vượt biên trái phép” này do “một nhóm ly khai” tổ chức.
Hai trong năm người đã “dùng dao kháng cự” nên bị bắn chết. Công an Trung Quốc chỉ bắt được hai người. Một người đã trốn thoát và công an Trung Quốc đang tổ chức săn lùng người này ở thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây - nằm sát biên giới Việt Trung.
Do bị đàn áp đã man, càng ngày càng nhiều người Uighur tìm đủ cách trốn khỏi Trung Quốc. Hàng trăm người đã vượt thoát và xin tị nạn chính trị ở một số quốc gia Ðông Nam Á.
Bộ Công An Trung Quốc loan báo, từ giữa năm ngoái tới nay đã phát giác khoảng 260 vụ toan vượt biên của người Uighur. Còn Tân Hoa Xã cho biết, trong khoảng tám tháng qua, Công an Trung Quốc đã bắt giữ hơn 800 người Uighur khi họ tìm đường vượt qua biên giới phía Tây Nam, để sang Việt Nam, Lào và Miến Ðiện.
Ðể tránh điều tiếng và ngăn cản các quốc gia khác tiếp nhận người Uighur, Trung Quốc “bày tỏ sự lo ngại về việc người Uighur trốn khỏi Trung Quốc để gia nhập những nhóm Hồi Giáo cực đoan.”
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã tố cáo sự “lo ngại” đó là bịa đặt và ác ý. Theo họ, người Uighur tìm cách vượt biên vì chính sách tàn bạo của Trung Quốc đối với họ. Tại Trung Quốc, người Uighur bị gạt ra bên lề xã hội. Chính quyền Trung Quốc tìm đủ cách để hạn chế các sinh hoạt kinh tế-văn hóa-tôn giáo của người Uighur trên xứ sở của họ. Ðó cũng là nguyên nhân dẫn tới các vụ phản kháng đẫm máu.
Hồi hạ tuần tháng 12 năm ngoái, chính quyền và báo giới Trung Quốc cho biết, 22 “phần tử tôn giáo cực đoan” dự tính trốn sang Việt Nam bằng cách băng qua thị trấn Bằng Tường và hai chiếc xe chở họ bị công an Quảng Tây phục kích. Một trong 22 người bị bắn chết vì chống cự bằng dao khi công an Trung Quốc đang còng những người khác.
Nếu may mắn thoát khỏi Trung Quốc, những người Uighurs cũng khó mà tìm được chỗ ẩn trú tại Việt Nam. Có những bằng chứng rất rõ ràng cho thấy, chính quyền Việt Nam hợp tác rất chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn người Uighurs tị nạn khi họ vượt biên vào Việt Nam.
Hôm 18 tháng 4 năm ngoái, trong khi Biên Phòng Việt Nam đang làm thủ tục giao trả 16 người Uighurs vượt biên sang Việt Nam cho Trung Quốc tại đồn biên phòng Bắc Phong Sinh, Hải Hà-Quảng Ninh thì vài người đàn ông trong nhóm người Uighurs bị bắt giữ đã cướp súng để kháng cự.
Cả Biên Phòng Việt Nam và công an Trung Quốc đã cùng tấn công nhóm người Uighurs này trên lãnh thổ Việt Nam. Năm người đàn ông trong nhóm 16 dân Uighurs hoặc bị giết, hoặc tự sát. Phía Biên Phòng Việt Nam mất hai sĩ quan và có bốn bị thương.
Những hình ảnh mà báo chí Việt Nam công bố cho thấy, những “phần tử tôn giáo cực đoan” bị giao trả cho Trung Quốc là phụ nữ và trẻ em.
Vài ngày sau khi xảy ra sự kiện Bắc Phong Sinh, báo chí Việt Nam loan báo, trong ngày 18 tháng 4-2014, còn có một nhóm 21 “người Trung Quốc” đã vượt biên vào Việt Nam bằng đường biển và bị “cơ quan chức năng của Trung Quốc” bắt giữ trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi loan tin này, tờ Người Lao Ðộng cho biết, Biên Phòng Trung Quốc đã báo với Biên Phòng của Ðồn Biên phòng số 3, Móng Cái, Quảng Ninh, về việc có một nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường biển. Biên Phòng Việt Nam đã “phối hợp với cơ quan chức năng của Trung Quốc tuần tra, kiểm soát khu vực nghi ngờ các đối tượng có thể xâm nhập” và “sau nhiều giờ tổ chức lực lượng cảnh giới, '21 người Trung Quốc' đã bị 'cơ quan chức năng của Trung Quốc' bắt giữ.”

Sau sự kiện Bắc Phong Sinh, nhiều người, nhiều giới tại Việt Nam đã chỉ trích nhà cầm quyền Hà Nội kịch liệt về việc để các “cơ quan chức năng của Trung Quốc” vào Việt Nam tổ chức bắt những “người Trung Quốc” - vốn là dân Uighurs tìm đường tị nạn, bất kể “chủ quyền quốc gia” và các cam kết “tôn trọng nhân quyền,” “đối xử nhân đạo” với những người bị đàn áp, ngược đãi về tôn giáo, chính trị, phải bỏ quê hương, tìm đường lánh nạn. (G.Ð)


Chinese Police Kill 2 Uighurs Fleeing to Vietnam, Reports Say JAN. 19, 2015
-HONG KONG — The Chinese police shot and killed two members of the Uighur ethnic minority trying to flee into Vietnam after members of their group resisted arrest with knives, the state-run news media reported on Monday.

The clash came after the Chinese Ministry of Public Security said it had arrested hundreds of people since last year in an effort to stanch illegal emigration into Southeast Asia.

The shooting broke out near an expressway tollgate in the Guangxi region of southern China on Sunday night, when the police tried to stop a van carrying five Uighurs, according to the China News Serviceand China Daily. The van refused to stop at a roadblock of two police cars near Pingxiang, a small city near the border with Vietnam, and members of the group “resisted arrest and attacked the police with knives,” China Daily said.

“The police finally shot dead two of them, while one escaped into a residential neighborhood,” the China News Service reported. The police captured the other two members of the group.

Uighurs are a largely Muslim ethnic minority who live in the Xinjiang region of northwest China, which has been beset by deepening violence and tensions with the government and China’s Han ethnic majority. The shootings appeared to be part of the government’s efforts to eradicate gangs involved in illegally spiriting people, especially Uighurs, across the border into Southeast Asia, and onward from there.

The Chinese authorities often say that attacks and bloodshed are the concerted work of terrorists with support from abroad. The Chinese government has become alarmed that the border with Vietnam is a major conduit for fleeing Uighurs.

Advocates of Uighur self-determination and international human rights groups have said that the Chinese government has exaggerated the role of international terrorism in Xinjiang and has unfairly depicted Uighurs attempting to escape religious and political repression as extremists.

In April last year, the Vietnamese government sent back 11 Chinese nationals, who appeared to be Uighurs, and the bodies of five others who were in a group that became embroiled in a deadly shootout with Vietnamese border guards.

Since then, the Chinese police have conducted a campaign to eradicate people smugglers and have arrested 352 people believed to be involved in smuggling networks and 852 people accused of attempting illegal border crossings, the Ministry of Public Security said on Sunday.

***************

Từ Thiên An Môn đến Bắc Phong Sinh

Nguyệt Quỳnh
Hai mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ cái đêm 3/6 và suốt ngày 4/6/1989 khi quân đội theo lệnh lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Xe tăng cán nát tất cả, từ xe đạp đến xương thịt, đến sọ não sinh viên. Nhiều cựu lãnh tụ sinh viên, dù còn trong nước hay đang sống lưu vong, vẫn không quên được hình ảnh các bạn học của họ bị sát hại.

Hà Tiểu Thanh, khi ấy là một học sinh Trung Học, kể lại rằng sau cuộc thảm sát, cô quay lại trường với một băng đen tưởng niệm những người bạn đã khuất trên tay áo. Cô đã bật khóc khi bị nhà trường buộc cô phải tháo băng đen xuống. Sau này, cô tâm sự trong một cuốn sách: “tôi đã nghĩ rằng mọi việc xem như đã chấm dứt… Song, bằng cách nào đó chính vào ngày 4 tháng 6 các hạt giống dân chủ đã được gieo trong tim tôi, và nỗi khát khao tự do và nhân quyền đã ấp ủ. Như vậy hóa ra đó không phải là một sự kết thúc, mà là một sự khởi đầu khác”.
Ngô Nhĩ Khai Hy, một lãnh tụ sinh viên nổi tiếng vào lúc ấy và là nhân vật thứ hai trong danh sách bị Bắc Kinh truy nã. Khai Hy kể lại rằng anh đã được nhiều người dân ủng hộ, che dấu, giúp anh thành công vượt qua biên giới trốn ra nước ngoài. Lúc ấy, có cả một mạng lưới ở Hồng Kông đã tìm cách giúp đỡ cho các sinh viên như Khai Hy thoát khỏi sự truy nã gắt gao của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ngô Nhĩ Khai Hy xuất thân từ một gia đình trí thức gốc Duy Ngô Nhĩ (tức Tân Cương cũ bị Trung Quốc xâm lấn). Cho đến nay, anh vẫn không chấp nhận việc bị áp bức bởi một chế độ độc tài và vẫn không thể sống an nhàn khi nghĩ đến những người đã chết trong vụ thảm sát ấy.

Nhân nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm. Có người dường như còn chưa chết, tay bấu chặt vào thành xe; cho thấy rõ công an Việt Nam và công an Trung Quốc cố tình làm ngơ mặc cho họ chết dần. Tất cả quang cảnh trên cùng thái độ giải giao lập tức những người còn sống - toàn phụ nữ và trẻ em - cho công an Trung Quốc, đã cho thế giới thấy sự tuân phục đối với Bắc Kinh, sự vô nhân đạo và yếu kém của một nước chủ nhà. Ngoài việc trao trả ngay những người tị nạn đáng thương kia cho công an Trung Quốc, nhà nước còn chỉ đạo không được dùng chữ Tân Cương khi nói về nhóm người tị nạn này, để tránh nhắc đến quê hương của họ, nơi đang bị Trung Cộng xâm lấn và đàn áp.
Họ không thể là nhóm người khủng bố hay bạo động khi dẫn theo cả vợ, con gái cùng con nhỏ. Nhưng khi biết là sẽ bị trao trả lại cho công an Trung Quốc, những con người tuyệt vọng này đã giật súng kháng cự, gây ra cái chết cho hai sĩ quan biên phòng, và đưa đến cái kết quả đau thương sau đó - hai người Duy Ngô Nhĩ tự bắn vào mình tự sát và ba người khác đã nhảy lầu tự tử! Điều gì đã làm cho những người Duy Ngô Nhĩ này chọn cái chết thay vì để cho công an Trung Quốc dẫn độ về quê hương của họ?
Duy Ngô Nhĩ hay còn gọi là Uighur, là một dân tộc từng sống và làm chủ đất nước Tân Cương. Dân tộc này xưa kia đã từng thống trị vùng Trung Á hơn một ngàn năm, còn gọi là Đế Chế Duy Ngô Nhĩ. Trong quá trình lịch sử vùng Trung Á, dân tộc Duy Ngô Nhĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc, đậm nét về cả văn hóa và truyền thống trong các sắc dân sinh sống tại đây. Các nhà thám hiểm Âu Châu, Âu Mỹ và Nhật Bản đã từng kinh ngạc trước những tác phẩm giá trị và một nền văn minh phát triển của dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, một quốc gia với một lịch sử lẫy lừng và một nền văn hoá lâu đời không có gì bảo đảm là dân tộc đó không bị đồng hóa. Duy Ngô Nhĩ đã tuột dốc nhanh chóng sau khi bị nhà Thanh xâm lược. Từ đó, họ đã luôn bị các triều đại Trung Hoa nhiều lần tiêu diệt đẫm máu để ngăn ngừa sự trỗi dậy giành độc lập của họ.
Thi sĩ Abduhalik Uyghur, người xứ Turpan, có chân trong phong trào cách mạng đã viết bài thơ mang tên Oyghan “Hãy Thức Dậy”. Bài thơ nhằm đánh thức dân tộc Duy Ngô Nhĩ trước nguy cơ bị Hán hoá, bị tiêu diệt bởi người Trung Hoa. Ông viết: “Này người Duy Ngô Nhĩ khốn khổ, vùng dậy! / Ngủ thế đủ quá rồi / Giờ này bạn chẳng còn gì cả…”. Ông kêu gọi đồng bào, những người anh em cùng chiến hào hãy thức tỉnh để tự cứu mình, cứu lấy đất nước trước khi quá trễ. Abduhalik Uyghur bị một lãnh chúa người Hán xử tử hình năm 32 tuổi vì tội “làm dấy lên tư tưởng dân tộc” của người Duy Ngô Nhĩ trong các tác phẩm của ông.
Ngày nay, Tân Cương cũng như Tây Tạng đều bị Trung Quốc chiếm đóng dưới danh nghĩa “tự trị”. Tân Cương là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, kim loại và Uranium. Mỗi năm Tân Cương đã cung ứng một số lượng dầu thô khổng lồ đứng vào hàng thứ hai cho Trung Quốc. Chiếm Tân Cương, Bắc Kinh cho thực hiện mưu đồ bành trướng dần dần bằng cách cho di dân ồ ạt đến nơi này, biến dân bản địa trở thành nhóm dân thiểu số. Nhiều cuộc xung đột đẩm máu đã xảy ra giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ, đến nỗi Bắc kinh có lúc đã huy động đến 10 ngàn cảnh sát có vũ trang và xe bọc thép đến để đàn áp 1 cuộc biểu tình. Tiếp sau những lần xung đột, là hàng trăm bản án tử hình dành cho người Duy Ngô Nhĩ. Cũng theo tin từ BBC, trong suốt mười năm qua, nhiều nhân vật nổi của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ đã bị Trung Quốc bắt giam, hoặc truy đuổi khiến họ phải trốn ra nước ngoài tị nạn.
Những người Duy Ngô Nhĩ ở bước đường cùng đã đi qua cửa ngõ VN để tìm một con đường sống với thế giới bên ngoài, nhưng ước mơ của họ đã lụi tàn ngay ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trên một đất nước vẫn tự hào rằng lòng nhân ái là đạo lý ngàn đời của dân tộc. Đó là chưa kể từ năm 1986 cho đến nay, tức từ khi có chính sách  mở cửa ra với thế giới tự do, Việt Nam đã và đang nhận biết bao nhiêu khoản tiền viện trợ nhân đạo của thế giới hàng năm. Đặc biệt là nỗ lực cứu đói sau 10 năm (1975 đến 1985) xây dựng khuôn mẫu xã hội XHCN thuần tuý.
Số phận của những người Duy Ngô Nhĩ 2 tháng trước cũng nhắc nhở chúng ta về thân phận người tị nạn Việt trong quá khứ. Hơn ba mươi năm về trước, cả thế giới đã rúng động về làn sóng người tị nạn Việt Nam. Rúng động vì sự ra đi bất chấp hiểm nguy, bất chấp mạng sống của họ; không biết có bao nhiêu con tàu mong manh đã biến mất trên biển đông đầy sóng gió! Một dạo các ngư phủ Thái Lan khi ra khơi đã hãi hùng vội quay tàu trở về đất liền khi phải chứng kiến những thi thể của người Việt tị nạn bị vướng vào lưới cá. Tuy nhiên, thế giới lúc đó đã mở rộng vòng tay nhân ái đối với người Việt, như họ đã mở rộng vòng tay đối với những sinh viên Thiên An Môn. Những chiếc thuyền xác xơ vì cướp biển, những khuôn mặt sợ hãi, tuyệt vọng, thất thần sau đoạn đường dài xuyên qua Cam bốt đã được chào đón bằng vòng tay nhân hậu, nồng ấm của các nước tây phương, ngay đến cả những đất nước xa xôi nhỏ bé như như Israel và New Zealand. Riêng quốc gia Thụy Sĩ, ngày đó đặc biệt đã ghé vai gánh cái gánh nặng của nhân loại bằng cách chỉ nhận riêng những gia đình có con em bị bệnh tâm thần.
Đối với mọi loại người tỵ nạn, nhà cầm quyền Việt Nam, nay đã vào làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, họ có biết các quyền của những người tỵ nạn này không? Tại sao nhẫn tâm để những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị giết chết trên đất Việt Nam và nhẫn tâm hơn nữa là đẩy vợ con họ trở vào bàn tay tàn ác của công an Trung Quốc? Như vậy họ có khác gì những tên hải tặc Thái trên biển, và những tên cướp Miên trên bộ gần 4 thập kỷ trước? Chưa kể dân tộc Việt hiện nay cũng đang trong nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm như dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Nhìn sự nhẫn tâm của những kẻ cầm quyền đối với người tỵ nạn Việt Nam sau 1975 đến các sinh viên Trung Quốc tỵ nạn sau biến cố Thiên An Môn 1989, đến những người Duy Ngô Nhĩ tỵ nạn năm 2014, liệu khi các lãnh tụ CSTQ và CSVN cùng gia đình họ chạy ra nước ngoài xin tỵ nạn như đã thấy ở các nước cựu độc tài, chính phủ các nước tự do có ghi nhớ cách hành xử vô nhân đạo của họ hôm nay không?


Tổng số lượt xem trang