-Công đoàn trước cơn thủy triều TPP: phải “biết bơi” trở lại
Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là quy định của TPP về công đoàn, buộc công đoàn quay trở lại tồn tại trong môi trường cũ. Làm sao khôi phục “khả năng bơi” cho công đoàn? Khảo cứu quá trình tiến hóa của công đoàn tại Việt Nam sẽ góp phần trả lời tại sao công đoàn hiện tại không biết bơi.
-BBC Vietnamese
Công bố toàn văn Hiệp định TPP
Ông này nói lịch sử của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) không chứng tỏ họ sẽ bắt buộc thực thi các điều khoản.-
-
-Son Tran
-Công khai hóa sự hiện diện của Lao Động Việt trong cộng đồng XHDS Việt Nam
Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam
CuuTuNhan LuongTam
Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là quy định của TPP về công đoàn, buộc công đoàn quay trở lại tồn tại trong môi trường cũ. Làm sao khôi phục “khả năng bơi” cho công đoàn? Khảo cứu quá trình tiến hóa của công đoàn tại Việt Nam sẽ góp phần trả lời tại sao công đoàn hiện tại không biết bơi.
Bất luận mang tên gọi gì, để được coi là một tổ chức công đoàn nó phải có hai đặc điểm (a) tự nguyện, tự quản, sống bằng hội phí tự nguyện của hội viên; (b) chức năng chính là liên kết, lãnh đạo người lao động đấu tranh, đàm phán tập thể với giới chủ để bảo vệ lợi ích của hội viên. Nửa đầu thế kỷ XX, công hội đỏ, hội tương tế… của công nhân Việt Nam đã ra đời như vậy. Nhưng khi môi trường thay đổi, những đặc điểm chính của công đoàn đã thoái hóa và thay đổi về chất để thích ứng với môi trường mới, giống như loài cá di cư lên cạn lâu ngày thì không còn biết bơi, mà lại biết leo cây...
Nhưng môi trường lại thay đổi lần nữa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là quy định của TPP về công đoàn, buộc công đoàn quay trở lại tồn tại trong môi trường cũ. Làm sao khôi phục “khả năng bơi” cho công đoàn? Khảo cứu quá trình tiến hóa của công đoàn tại Việt Nam sẽ góp phần trả lời tại sao công đoàn hiện tại không biết bơi.
Đấu tranh
Trước khi người Pháp mang mô hình kinh tế tư bản đến Đông Dương, người Việt không có khái niệm công đoàn, bởi trong mô hình “phát canh thu tô” của phong kiến cổ truyền, người nông dân được tự chủ về mặt thời gian; không xuất hiện quan hệ hợp đồng lao động.
Khi người Pháp xâm lược Đông Dương, họ đã mang theo mô hình kinh tế tư bản đến Việt Nam. Để khai thác thuộc địa, người Pháp đã tuyển mộ công nhân vào các nhà máy, đồn điền, doanh nghiệp; lao động trở thành một loại hàng hóa trong mô hình này. Những xung đột về lợi ích trong mối quan hệ người sử dụng lao động – người lao động tất yếu phát sinh. Trong quan hệ mâu thuẫn mang tính đối kháng và từng người lao động đơn lẻ ở vị trí yếu thế, họ khó lòng giành chiến thắng trong quan hệ này. Bởi vậy, công đoàn đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu này, với các tên gọi khác nhau công hội đỏ, hội tương tế… Trong số này, công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 tại xưởng Ba Son trở nên nổi bật, bởi đã kiên quyết đấu tranh chống lại sự bóc lột của giới chủ; sẵn sàng hy sinh, nằm gai nếm mật vì quyền lợi của công nhân. Dĩ nhiên, công hội không thể xin trợ cấp từ chính phủ Pháp hay từ phong bì hối lộ của giới chủ, mà hoạt động hoàn toàn dựa vào hội phí của công nhân. Chính đặc điểm này khiến cho công nhân đi theo công hội đỏ ngày càng đông.
Đất nước nằm dưới chế độ thuộc địa của người Pháp, giới tư bản Việt chưa phát triển, nên đấu tranh chống lại giới chủ Pháp gắn liền với đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chính công hội trở thành cầu nối, cánh tay giúp Việt Minh thu hút sức mạnh của công nhân vào phong trào giành độc lập dân tộc. Chính do vai trò “khai quốc công thần” này, công hội đỏ - tiền thân của Công đoàn ngày nay – đã được Đảng và Nhà nước tri ân sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công.
Chỉ còn biết “vỗ tay”
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước Việt Nam phát triển dựa trên chủ nghĩa Marx, với hai đặc điểm làm thay đổi môi trường hoạt động của công đoàn: (1) Coi lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, khác với hàng hóa tiêu dùng bị hao mòn, thì “sử dụng lao động” luôn có lãi, mang lại giá trị thặng dư; ông chủ đã chiếm đoạt “giá trị thặng dư” này và họ không bao giờ phá sản, vì đã sử dụng lao động thì không có “giá trị thặng âm”. (2) Hoạt động quản lý của ông chủ không phải là một loại lao động, chỉ có người công nhân mới lao động. Bởi vậy, giá trị thặng dư chỉ do sức lao động của công nhân tạo ra. Việc ông chủ chiếm đoạt giá trị thặng dư này là điều xấu xa, là nguồn cơn của nạn “người bóc lột người”.
Triết lý này vạch ra con đường đi tới cõi hạnh phúc vĩnh hằng cho loài người là phải xóa bỏ tận gốc nguồn cơn của việc chiếm đoạt “giá trị thặng dư”. Muốn vậy, thì sức lao động phải không được sử dụng với tính chất như một hàng hóa nữa; không còn kẻ bán người mua nữa thì sẽ không còn “giới chủ”; mà tất cả nhân loại sẽ là ông chủ của chính mình; mọi bất công nảy sinh từ quan hệ sử dụng lao động sẽ biến mất một cách thần kỳ.
Giới chủ không còn thì công đoàn lấy ai mà đấu tranh? Phản đối ai bây giờ? Nhất định không phải là Nhà nước, không phải là ông chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc xí nghiệp quốc doanh, càng không phải là lãnh đạo cơ quan nhà nước.
Vậy phản đối cái gì bây giờ? Nhất định không phải là cắt giảm giờ làm, vì “lao động” bây giờ là thi đua, là yêu nước. Nhất định không phải là tổ chức đình công, mít tinh, biểu tình rồi.
Chức năng nguyên thủy không còn. Không đấu tranh, không phản đối, thì Công đoàn chuyển sang chức năng tán thưởng, bắt nhịp hòa ca trên con đường đi đến xã hội vô sản, ‘khích lệ mọi người làm việc nhiều giờ hơn nữa, làm việc không quản ngại khó khăn. Bởi vậy, sau Đại hội lần thứ II từ ngày 23-27.2.1961, Tổng Công đoàn Việt Nam đã động viên công nhân viên chức, lao động thi đua “phấn đấu trở thành tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”, hưởng ứng phong trào “3 xây, 3 chống” , “mỗi người làm việc bằng hai” .
Vỗ tay cho ai thì người đó cho ăn . Bởi vậy, công đoàn không còn lệ thuộc vào hội phí của công nhân nữa. Mà trụ sở hội, chi phí hoạt động thường xuyên, biên chế công chức đều được Nhà nước bao cấp.
Đến đây thì ‘con cá” không biết bơi, dù vẫn sống khỏe, vì đã có “nguồn thức ăn khác”: tiền thuế của dân. Công đoàn bước vào thời kỳ nhàn hạ, vàng son; nhà nghỉ, khách sạn Công đoàn trải dài từ nam chí bắc.
Trước cơn thủy triều TPP: học bơi trở lại
Mô hình “làm chủ tập thể” đưa đất nước vào khủng hoảng đói nghèo, Đảng đã sáng suốt thực hiện Đổi mới, trả lại thuộc tính “hàng hóa” cho sức lao động. Năm 1994, Quốc hội Việt Nam ban hành Bộ Luật lao động, chính thức coi lao động là một loại hàng hóa, việc mua bán sức lao động trở lại hợp pháp. Giới chủ xuất hiện trở lại, chức năng đấu tranh, tổ chức đình công của Công đoàn được khôi phục tại Điều 172 Khoản 2 bộ luật này.
Nhưng sự khôi phục này chỉ là trên giấy tờ, thực tế từ 1994 đến 2015, mặc dầu có hàng chục nghìn vụ đình công tự phát của công nhân diễn ra trên toàn quốc, nhằm đấu tranh chống lại giới chủ, đặc biệt là giới chủ FDI, nhưng Công đoàn chưa bao giờ đứng ra tổ chức đình công cho họ; không còn mối quan hệ gắn bọ lợi ích như thời kỳ Công hội đỏ trước 1945 nữa.
Như vậy, Công đoàn được giao cho nhiệm vụ “bơi”, nhưng họ không tội gì phải “bơi”, vì họ có nguồn thức ăn khác, không phải sống chết với hội phí của công đoàn viên nữa. Và đặc biệt họ được độc quyền; công nhân không được phép thành lập tổ chức nào cạnh tranh với Công đoàn.
Nhưng TPP như cơn thủy triều nhúng Công đoàn trở lại môi trường nước, bởi TPP không chấp nhận tình trạng độc quyền của Công đoàn như hiện nay, mà yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền mang tính chất nhân quyền của người lao động: quyền tự do thành lập, tham gia công đoàn. TPP sẽ mang đến một thế hệ công đoàn độc lập, cạnh tranh lẫn nhau, sống bằng hội phí của công đoàn viên, lấy chức năng đấu tranh chống lại giới chủ bằng các biện pháp hòa bình như đình công, mít-tinh, biểu tình làm trọng tâm như thời đại công hội đỏ của Tôn Đức Thắng. Và công nhân sẽ đi theo tổ chức nào đấu tranh cho họ một cách quyết liệt nhất.
Bởi vậy, Đảng muốn nắm lấy tầng lớp công nhân, thì phải nắm lấy công đoàn nào “biết bơi”, chứ không phải công đoàn “leo cây, ngồi mát”. Muốn buộc Công đoàn biết bơi trở lại, thì phải buộc họ sống bằng hội phí của công đoàn viên, không còn bao cấp bằng tiền thuế của dân nữa; phải buộc họ cạnh tranh, tập dượt cho họ cạnh tranh trước khi kết thúc ân hạn 5 năm của TPP, trước khi cơn thủy triều đến. Lúc đó mọi công đoàn đều độc lập về tài chính, cạnh tranh lẫn nhau.
Kinh nghiệm từ việc thành lập Viettel cho thấy, sự xuất hiện của Viettel đã làm cho thị trường viễn thông trở nên lành mạnh, người tiêu dùng hưởng lợi, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam được rèn luyện khá lâu trước khi mở cửa thị trường viễn thông cho doanh nghiệp nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Sự thành công của Viettel hiện nay cho thấy “buộc cạnh tranh” là chính sách không còn lựa chọn nào tốt hơn.
Chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập, xóa bao cấp, giao tự chủ tài chính đã làm cho các trường đại học trở nên năng động hơn, có động lực nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh tốt hơn – cũng là một tiền lệ đáng tham khảo trong quá trình khôi phục chức năng của công đoàn.
Võ Trí Hảo - Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM
-BBC Vietnamese
Công bố toàn văn Hiệp định TPP
Việt Nam đồng ý để người lao động có thêm nhiều quyền, như tự do lập công đoàn và đình công để đổi lại lợi ích giao thương với Mỹ, theo phân tích của tờ New York Times về TPP.
Văn bản bằng tiếng Anh của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP đã được 12 nước thành viên công bố chiều 5/11.
Theo bài của New York Times, thỏa thuận đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.
Công nhân sẽ được phép đình công không chỉ vì lương và giờ làm, mà còn vì điều kiện làm việc và các quyền khác.
Các nhóm công đoàn không phải gia nhập công đoàn của chính phủ Việt Nam, mà có thể hợp tác với nhau, tìm giúp đỡ của bất kỳ “tổ chức lao động quốc tế” như Liên đoàn lao động và hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO).
Ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ,Nhân quyền, và Lao động nói với New York Times:
“Đây là cơ hội tốt nhất từ nhiều năm để khuyến khích cải tổ thể chế sâu sắc ở Việt Nam mà sẽ thúc đẩy nhân quyền, và nó sẽ chỉ xảy ra nếu TPP được thông qua.”
Quốc hội Mỹ sẽ có nhiều tháng xem xét văn bản và tranh luận.
Dự kiến việc bỏ phiếu ở hạ viện và thượng viện Mỹ sẽ diễn ra trong năm sau, trong bối cảnh Mỹ có bầu cử tổng thống.
Hoa Kỳ sẽ theo dõi việc tuân thủ của Việt Nam theo một thỏa thuận riêng.
Ngoài ra, một ủy ban gồm ba chuyên gia của Mỹ, Việt Nam và ILO, cũng sẽ có báo cáo.
Năm năm sau khi TPP có hiệu lực, Mỹ có thể ngừng lợi ích giao thương nếu cho rằng Việt Nam không tuân thủ yêu cầu.
Nhưng John Sifton, từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, cho rằng hiệp định sẽ không thể thực thi “trên thực tế”.
-
Truong Huy San
TPP & Công Đoàn Độc Lập
Điều mà chúng ta chờ đợi đã trở thành sự thật: Để tham gia TPP, Việt Nam đồng ý với Hoa Kỳ, sẽ chấp nhận Công Đoàn Độc Lập (theo một văn bản mà Bộ Công Thương công bố chiều nay).
Theo cam kết này: Người lao động VN sẽ có quyền thành lập công đoàn cơ sở mà không cần chính quyền chấp nhận trước (Chính phủ không có quyền cho phép hay không cho phép). Để hoạt động, công đoàn cơ sở có thể ĐĂNG KÝ với tổng liên đoàn, hoặc một cơ quan nhà nước có chức năng (competent government body).
Dù đăng ký với cơ quan nào, người lao động vẫn toàn quyền xây dựng điều lệ hoạt động, chọn người đứng đầu, tự quản lý tài chính/ hành chính; tự tổ chức và lãnh đạo các cuộc đình công.
Các cơ quan chức năng, trong luật cũng như trên thực tế, phải đảm bảo sao cho, quyền của các tổ chức công đoàn cơ sở này không kém hơn quyền của các tổ chức công đoàn cơ sở thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động. Chính quyền không được phép ưu tiên công đoàn nhà nước (hơn các công đoàn động lập khác).
Lộ trình để Việt Nam thực hiện những cam kết này là 5 năm sau khi gia nhập TPP. Việt - Mỹ sẽ cùng xem xét việc tuân thủ các quy định này hàng năm.
Năm ngoái, tại hội trường Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển - đặc phái viên của Thủ tướng bên cạnh đoàn đàm phán TPP - vẫn tuyên bố: VN không bao giờ chấp nhận công đoàn độc lập vì đây là một vấn đề cốt tử, mang tính nguyên tắc của chế độ, là "bất khả thương nghị". Thế nhưng "vấn đề mang tính nguyên tắc của Chế độ" này đã được "thương nghị" và khai thông trong chuyến đi đến Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hãy coi "21 phát đại bác đón Tập Cận Bình" cũng chỉ là đãi bôi như "16 chữ vàng" của Bắc Kinh để đón nhận thông tin này và suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc chuẩn bị những tiền đề phát triển xã hội dân sự, đặc biệt là công đoàn độc lập.
Năm năm tới không phải là thời gian để chúng ta chờ đợi.
Cho dù là quyền của dân, cũng không thể chỉ trông đợi vào sự ban phát của "trên". Những quyền đó chỉ có thể thành hiện thực nếu chúng ta tiếp tục đấu tranh để yêu cầu chính quyền thực hiện những điều cam kết.
PS: Trong văn bản không dùng từ "độc lập", tôi chỉ diễn giải theo cách hiểu những công đoàn nằm ngoài hệ thống "công đoàn nhà nước" đều được gọi là "độc lập".
-Son Tran
Ts. Nguyễn Đình Thắng - Công Đoàn phải thực sự bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân
Mấy ngày gần đây ở trong nước có nhiều tiếng nói về nhu cầu thành lập công đoàn tự do và độc lập. Đây là thời điểm thuận lợi hơn trước vì quyền thành lập hay tham gia công đoàn tự do và độc lập đang là điều kiện tiên quyết để Việt Nam được gia nhập Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả, những người hoạt động công đoàn độc lập trong tương lai cần:
(1) Đặt quyền và lợi ích của công nhân là trọng tâm duy nhất;
(2) Chứng minh khả năng tổ chức công nhân;
(3) Bảo vệ được thành viên;
(4) Có đủ chuyên môn để đối tác với các công đoàn kỳ cựu và có ảnh hưởng trên thế giới.
Quyền và lợi ích của công nhân là trọng tâm duy nhất
Trở ngại lớn nhất của các tổ chức của người Việt trong lãnh vực công đoàn là bị quốc tế dị nghị về thực chất: công đoàn chỉ là bình phong cho chủ đích chính trị ngầm ẩn. Chính bởi vậy Solidarity Center, bộ phận quốc tế của tổ chức công đoàn lớn nhất Hoa Kỳ là AFL-CIO, trong bao năm đỡ đầu cho liên đoàn lao động độc lập của Miến Điện, nhưng tuyệt nhiên tránh né mọi quan hệ với các tổ chức lao động của người Việt. Đây cũng là thái độ của nhiều công đoàn quốc tế mà tôi tiếp xúc trong nhiều năm qua.
Sự dị nghị này có căn cứ vì đã từng có tổ chức mang danh nghĩa bảo vệ quyền lao động nhưng lại đứng tên chung với một số đảng chính trị trên các tờ bích chương về Hoàng Sa và Trường Sa dán lén ở đôi ba chỗ trong nước; hay kết hợp với các tổ chức chính trị để thực hiện chương trình “giao lưu trong ngoài” với người ở trong nước qua ngả Thái Lan; hay tuyên bố lấy công đoàn làm xúc tác cho sự thay đổi chế độ theo mô hình Ba Lan.
Khả năng tổ chức công nhân
Trong con mắt của các tổ chức công đoàn Hoa Kỳ, chưa một tổ chức nào của người Việt chứng minh được khả năng tổ chức công nhân trong hay ngoài nước. Thậm chí, có tổ chức đã đến Mã Lai để tập hợp người Việt lao động “xuất khẩu” nhưng chính thành viên của tổ chức đã bị chính quyền sở tại câu lưu và trục xuất. Nếu chưa đủ sức để hoạt động ở môi trường mở như Mã Lai, thì khó có thể hiệu quả ở môi trường đóng như Việt Nam. Những tổ chức công đoàn quốc tế rất tinh tường và bén nhậy trong nhận định và rất cẩn thận khi chọn đối tượng hợp tác.
Bảo vệ thành viên hoạt động
Một công đoàn phải chủ trương và chứng minh được khả năng bảo vệ thành viên hoạt động, một điều vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện nội lực. Nếu không bảo vệ được chính thành viên của mình thì chắc chắn không đủ sức để bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân nói chung. Cho đến nay chưa một tổ chức của người Việt hoạt động cho người lao động nào chứng minh được khả năng bảo vệ thành viên của mình.
Không những vậy, có tổ chức đã giao phó công tác nguy hiểm cho thành viên mà không hề chuẩn bị các biện pháp bảo vệ hay giải cứu. Năm 2009, đích thân tôi lập hồ sơ tị nạn cho một thành viên của một tổ chức hoạt động công đoàn. Hoạt động trong nước đã bại lộ nên người ấy phải lánh nạn ở Thái Lan. Nhưng chỉ ít lâu sau, người ấy xin rút hồ sơ tị nạn với lý do tổ chức chỉ thị phải quay về Việt Nam cho công tác thành lập phong trào lao động. Chẳng bao lâu người này bị bắt cùng với số nhân sự hợp tác. Tất cả đều đang ở tù.
Các tổ chức nhân quyền và công đoàn quốc tế luôn đặt nặng vấn đề đạo đức và khả năng bảo vệ thành viên. Tuy có thể không biết rõ nội tình như vừa kể, nhưng họ chỉ cần nhìn sự kiện là suy ra được bản chất.
Trình độ chuyên môn
Hoạt động công đoàn là một trong số các hoạt động xã hội dân sự lâu đời nhất cho nên cũng phát triển nhất về tính chuyên nghiệp. Người hoạt động công đoàn phải được đào tạo, không chỉ qua sách vở mà phải qua sự trầm mình trong phong trào công đoàn thế giới. Qua đó họ hiểu được các nguyên tắc về hoạt động công đoàn, nắm được các phương thức tổ chức và bảo vệ công nhân, và nối kết được với giới hoạt động công đoàn trên thế giới.
Một dấu hiệu rất rõ của tính thiếu chuyên môn là khi thành viên của tổ chức đội rất nhiều nón, nghĩa là cùng một người mà lại hoạt động trong nhiều lãnh vực qua nhiều tổ chức với nhiều mục tiêu khác nhau. Hoạt động trải rộng nên mong manh, tản mác và hời hợt. Nếu không may một trong các mục tiêu lại mang tính cách chính trị, thì lời nói hay việc làm dù của chỉ một người lại làm tăng sự dị nghị sẵn có đối với thực tâm và thực chất của toàn thể tổ chức mang danh nghĩa bảo vệ người lao động.
Trong tình trạng bị lánh xa bởi các công đoàn có uy tín thì thật khó cho thành viên của tổ chức tìm được cơ hội và môi trường để nâng cấp trình độ chuyên môn. Đây là vòng lẩn quẩn khó thoát ra.
Muốn thoát thì phải khởi sự từ đầu với một tổ chức không tì vết và thực sự vì quyền và lợi ích của người lao động. Tổ chức ấy phải tập trung phát triển khả năng tập hợp và tổ chức công nhân, chủ trương bảo vệ thành viên bằng mọi giá, và đào tạo nhân sự chuyên môn để đối tác với các công đoàn trong thế giới tự do. Tuy “vạn sự khởi đầu nan” nhưng như vậy mới tránh được những dị nghị hầu như vĩnh viễn không thể xoá bỏ.
Sự dị nghị ấy chúng tôi đã trải qua khi vận động để các công đoàn lao động ở Hoa Kỳ cùng lên tiếng cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Họ đều tránh né vì quan ngại về những tổ chức tự nhận là đứng đằng sau những nhân sự này. Biết rằng cố gắng thêm cũng vô ích, đầu năm nay chúng tôi chuyển hướng: tập trung vào khía cạnh tù nhân lương tâm và tìm sự yểm trợ của Quốc Hội Hoa Kỳ. Đó là lý do mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh được sắp xếp điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Qua buổi điều trần ấy chúng tôi nối kết mật thiết hồ sơ Hạnh - Hùng – Chương với vấn đề TPP cho Việt Nam.
Do cùng mục đích đẩy lùi TPP cho Việt Nam và nhờ uy tín của một số dân biểu Hoa Kỳ ủng hộ Hạnh – Hùng – Chương, một số tổ chức công đoàn Hoa Kỳ bắt đầu nhìn nhận rằng ba nhân sự này thực tâm tranh đấu cho công nhân nên bị tù đày, mặc dù vẫn giữ nguyên thái độ dị nghị đối với các tổ chức người Việt liên đới. Kết quả là ngày càng thêm công đoàn Hoa Kỳ nêu hồ sơ của bộ ba này trong các cuộc vận động hậu trường về TPP. Sự nhập cuộc của các công đoàn này đang tạo một chuyển hướng trong chính giới Hoa Kỳ đối với Việt Nam: rõ ràng hơn, cứng rắn hơn, và dứt khoát hơn.
Chúng tôi không hoạt động công đoàn nhưng nghĩ rằng công đoàn độc lập là tuyệt đối cần thiết cho Việt Nam. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, tôi cầu mong rằng các người lao động khốn khó ở Việt Nam sẽ thực sự được đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích bởi những công đoàn tự do và độc lập đúng nghĩa và thực sự của chính họ.
Bài liên quan:
Xã Hội Dân Sự Phải Độc Lập Với Các Đảng Chính Trị
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2875
TPP cho Việt Nam: 90% xác suất sẽ bị đẩy lùi trừ khi…
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2866
Mấy ngày gần đây ở trong nước có nhiều tiếng nói về nhu cầu thành lập công đoàn tự do và độc lập. Đây là thời điểm thuận lợi hơn trước vì quyền thành lập hay tham gia công đoàn tự do và độc lập đang là điều kiện tiên quyết để Việt Nam được gia nhập Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả, những người hoạt động công đoàn độc lập trong tương lai cần:
(1) Đặt quyền và lợi ích của công nhân là trọng tâm duy nhất;
(2) Chứng minh khả năng tổ chức công nhân;
(3) Bảo vệ được thành viên;
(4) Có đủ chuyên môn để đối tác với các công đoàn kỳ cựu và có ảnh hưởng trên thế giới.
Quyền và lợi ích của công nhân là trọng tâm duy nhất
Trở ngại lớn nhất của các tổ chức của người Việt trong lãnh vực công đoàn là bị quốc tế dị nghị về thực chất: công đoàn chỉ là bình phong cho chủ đích chính trị ngầm ẩn. Chính bởi vậy Solidarity Center, bộ phận quốc tế của tổ chức công đoàn lớn nhất Hoa Kỳ là AFL-CIO, trong bao năm đỡ đầu cho liên đoàn lao động độc lập của Miến Điện, nhưng tuyệt nhiên tránh né mọi quan hệ với các tổ chức lao động của người Việt. Đây cũng là thái độ của nhiều công đoàn quốc tế mà tôi tiếp xúc trong nhiều năm qua.
Sự dị nghị này có căn cứ vì đã từng có tổ chức mang danh nghĩa bảo vệ quyền lao động nhưng lại đứng tên chung với một số đảng chính trị trên các tờ bích chương về Hoàng Sa và Trường Sa dán lén ở đôi ba chỗ trong nước; hay kết hợp với các tổ chức chính trị để thực hiện chương trình “giao lưu trong ngoài” với người ở trong nước qua ngả Thái Lan; hay tuyên bố lấy công đoàn làm xúc tác cho sự thay đổi chế độ theo mô hình Ba Lan.
Khả năng tổ chức công nhân
Trong con mắt của các tổ chức công đoàn Hoa Kỳ, chưa một tổ chức nào của người Việt chứng minh được khả năng tổ chức công nhân trong hay ngoài nước. Thậm chí, có tổ chức đã đến Mã Lai để tập hợp người Việt lao động “xuất khẩu” nhưng chính thành viên của tổ chức đã bị chính quyền sở tại câu lưu và trục xuất. Nếu chưa đủ sức để hoạt động ở môi trường mở như Mã Lai, thì khó có thể hiệu quả ở môi trường đóng như Việt Nam. Những tổ chức công đoàn quốc tế rất tinh tường và bén nhậy trong nhận định và rất cẩn thận khi chọn đối tượng hợp tác.
Bảo vệ thành viên hoạt động
Một công đoàn phải chủ trương và chứng minh được khả năng bảo vệ thành viên hoạt động, một điều vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện nội lực. Nếu không bảo vệ được chính thành viên của mình thì chắc chắn không đủ sức để bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân nói chung. Cho đến nay chưa một tổ chức của người Việt hoạt động cho người lao động nào chứng minh được khả năng bảo vệ thành viên của mình.
Không những vậy, có tổ chức đã giao phó công tác nguy hiểm cho thành viên mà không hề chuẩn bị các biện pháp bảo vệ hay giải cứu. Năm 2009, đích thân tôi lập hồ sơ tị nạn cho một thành viên của một tổ chức hoạt động công đoàn. Hoạt động trong nước đã bại lộ nên người ấy phải lánh nạn ở Thái Lan. Nhưng chỉ ít lâu sau, người ấy xin rút hồ sơ tị nạn với lý do tổ chức chỉ thị phải quay về Việt Nam cho công tác thành lập phong trào lao động. Chẳng bao lâu người này bị bắt cùng với số nhân sự hợp tác. Tất cả đều đang ở tù.
Các tổ chức nhân quyền và công đoàn quốc tế luôn đặt nặng vấn đề đạo đức và khả năng bảo vệ thành viên. Tuy có thể không biết rõ nội tình như vừa kể, nhưng họ chỉ cần nhìn sự kiện là suy ra được bản chất.
Trình độ chuyên môn
Hoạt động công đoàn là một trong số các hoạt động xã hội dân sự lâu đời nhất cho nên cũng phát triển nhất về tính chuyên nghiệp. Người hoạt động công đoàn phải được đào tạo, không chỉ qua sách vở mà phải qua sự trầm mình trong phong trào công đoàn thế giới. Qua đó họ hiểu được các nguyên tắc về hoạt động công đoàn, nắm được các phương thức tổ chức và bảo vệ công nhân, và nối kết được với giới hoạt động công đoàn trên thế giới.
Một dấu hiệu rất rõ của tính thiếu chuyên môn là khi thành viên của tổ chức đội rất nhiều nón, nghĩa là cùng một người mà lại hoạt động trong nhiều lãnh vực qua nhiều tổ chức với nhiều mục tiêu khác nhau. Hoạt động trải rộng nên mong manh, tản mác và hời hợt. Nếu không may một trong các mục tiêu lại mang tính cách chính trị, thì lời nói hay việc làm dù của chỉ một người lại làm tăng sự dị nghị sẵn có đối với thực tâm và thực chất của toàn thể tổ chức mang danh nghĩa bảo vệ người lao động.
Trong tình trạng bị lánh xa bởi các công đoàn có uy tín thì thật khó cho thành viên của tổ chức tìm được cơ hội và môi trường để nâng cấp trình độ chuyên môn. Đây là vòng lẩn quẩn khó thoát ra.
Muốn thoát thì phải khởi sự từ đầu với một tổ chức không tì vết và thực sự vì quyền và lợi ích của người lao động. Tổ chức ấy phải tập trung phát triển khả năng tập hợp và tổ chức công nhân, chủ trương bảo vệ thành viên bằng mọi giá, và đào tạo nhân sự chuyên môn để đối tác với các công đoàn trong thế giới tự do. Tuy “vạn sự khởi đầu nan” nhưng như vậy mới tránh được những dị nghị hầu như vĩnh viễn không thể xoá bỏ.
Sự dị nghị ấy chúng tôi đã trải qua khi vận động để các công đoàn lao động ở Hoa Kỳ cùng lên tiếng cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Họ đều tránh né vì quan ngại về những tổ chức tự nhận là đứng đằng sau những nhân sự này. Biết rằng cố gắng thêm cũng vô ích, đầu năm nay chúng tôi chuyển hướng: tập trung vào khía cạnh tù nhân lương tâm và tìm sự yểm trợ của Quốc Hội Hoa Kỳ. Đó là lý do mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh được sắp xếp điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ. Qua buổi điều trần ấy chúng tôi nối kết mật thiết hồ sơ Hạnh - Hùng – Chương với vấn đề TPP cho Việt Nam.
Do cùng mục đích đẩy lùi TPP cho Việt Nam và nhờ uy tín của một số dân biểu Hoa Kỳ ủng hộ Hạnh – Hùng – Chương, một số tổ chức công đoàn Hoa Kỳ bắt đầu nhìn nhận rằng ba nhân sự này thực tâm tranh đấu cho công nhân nên bị tù đày, mặc dù vẫn giữ nguyên thái độ dị nghị đối với các tổ chức người Việt liên đới. Kết quả là ngày càng thêm công đoàn Hoa Kỳ nêu hồ sơ của bộ ba này trong các cuộc vận động hậu trường về TPP. Sự nhập cuộc của các công đoàn này đang tạo một chuyển hướng trong chính giới Hoa Kỳ đối với Việt Nam: rõ ràng hơn, cứng rắn hơn, và dứt khoát hơn.
Chúng tôi không hoạt động công đoàn nhưng nghĩ rằng công đoàn độc lập là tuyệt đối cần thiết cho Việt Nam. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, tôi cầu mong rằng các người lao động khốn khó ở Việt Nam sẽ thực sự được đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích bởi những công đoàn tự do và độc lập đúng nghĩa và thực sự của chính họ.
Bài liên quan:
Xã Hội Dân Sự Phải Độc Lập Với Các Đảng Chính Trị
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2875
TPP cho Việt Nam: 90% xác suất sẽ bị đẩy lùi trừ khi…
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2866
Tiếp theo lời kêu gọi của những tổ chức xã hội dân sựtại chùa Liên Trì vừa qua, hôm nay, ngày 9/6/2014, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do đã quyết định công khai hóa sự hiện diện của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt (LĐV) trong cộng đồng các xã hội dân sự hiện có mặt ở Việt Nam, để nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động VN, những quyền lợi mà hiện không có ai bảo vệ
Theo Tuyên cáo công khai hóa của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do phổ biến hôm nay, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do là kết hợp từ 3 tổ chức thành lập ở VN là Công Đoàn Độc Lập Việt Nam(ra đời ngày 20/10/2006), Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam ( thành hình ngày 30/12/2006), Phong Trào Lao Động Việt (thành lập ngày 29/10/2008, cùng với Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (được thành lập ngày 29/10/2006, tại Ba Lan). Liên đoàn Lao Động Việt đã ra mắt tại Đại Hội lần thứ 1, tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/1/2014.
Theo Liên đoàn, việc công khai hóa cũng là một bước thăm dò phản ứng của Hà Nội, đồng thời cũng là một bằng chứng về sự hiện diện của LĐV trong nước, qua đó, LĐV có thể dùng đó làm bằng chứng cho 12 nước trong TPP cũng như ITUC.
Dưới đây là nguyên văn bản Tuyên cáo của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do mới vừa phổ biến hôm nay:
TUYÊN CÁO CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT TỰ DO
Ngày 9 tháng 6 năm 2014
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên danh nghĩa là một nhà nước của Liên Minh Công Nông song trong thực tế đã phản bội quyền lợi của hai khối dân đông nhất này trong cộng đồng dân tộc. Bằng chứng là hàng triệu dân oan lây lất trên toàn quốc và người lao động Việt Nam chưa bao giờ bị bóc lột như ở qui mô hiện tại, phơi bầy ra một sự cách biệt giàu nghèo chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Bởi Tổng Liên Đoàn Lao Động VN, cũng trên danh nghĩa là đại diện trực tiếp cho quyền lợi của người lao động, nhưng vì là một tổ chức ngoại vi tức công cụ của Đảng CSVN nên không thể bảo vệ nổi những lợi ích của giai cấp công nhân Việt-nam nên:
1/ Từ ngày 20/10/2006, Công Đoàn Độc Lập Việt Namđã ra đời.
2/ Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Namcũng đã thành hình ngày 30/12/2006 tại Việt Nam.
3/ Phong Trào Lao Động Việt cũng đã được lập ra ngày 29/10/2008 tại Việt Nam.
Mặc dầu bị đàn áp, tù đầy (như trường hợp Luật sư Lê Thị Công Nhân của Công Đoàn Độc Lập VN; toàn ban lãnh đạo của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông VN; và ba người chủ chốt trong Phong Trào Lao Động Việt là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh, ba tổ chức trên đã kết hợp vớiỦy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam(được thành lập ngày 29/10/2006, tại Ba Lan) thành Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, viết tắt là Lao Động Việt (LĐV), ra mắt tại Đại Hội lần thứ 1, tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/1/2014.
Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên là căn cứ vào những điều khoản như Điều 53, Điều 69 của Hiến Pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam và Điều 25 và Điều 28, Chương 2, của Hiến Pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam (những văn bản có tính cách pháp lý cao nhất của quốc gia) cũng như căn cứ vào các Quy Ước Quốc Tế số 87 (ngày 9/7/1948 về Tự do Nghiệp đoàn và bảo vệ quyền hoạt động nghiệp đoàn) và 98 (ngày 1/7/1949 về quyền tổ chức và cộng đồng thương thảo) của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization).
Quá trình thành lập Lao Động Việt trong 8 năm qua cũng là nằm trong xu hướng dân chủ hóa đất nước và là một đòi hỏi không thể bỏ qua của phong trào lao động thế giới (ITUC, AFL-CIO...) trong tiến trình Việt Nam đang tìm cách tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP).
Hôm nay, ngày 9/6/2014, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do quyết định ra thông cáo này để công khai hóa sự hiện diện của Lao Động Việt (LĐV) trong cộng đồng các xã hội dân sự hiện có mặt ở Việt Nam, nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động VN, những quyền lợi mà hiện không có ai bảo vệ.
Nhân dịp này, Lao Động Việt đòi hỏi nhà cầm quyền VN phải tức khắc trả tự do cho các nhà tranh đấu cho quyền lao động ở VN, đặc biệt: các anh Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và cô Đỗ Thị Minh Hạnh--mà giờ đây đã được nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới (Amnesty International, Freedom Now, Defending the Defenders...) và Quốc hội Mỹ lên tiếng bảo vệ.
Đại diện LAO ĐỘNG VIỆT:
Trần Ngọc Thành, Chủ tịch
Lê Thị Công Nhân, Phó Chủ tịch
Đoàn Huy, Phát ngôn nhân - E-mail: congnhanbinhduong05@gmail.com
Lê Thị Công Nhân, Phó Chủ tịch
Đoàn Huy, Phát ngôn nhân - E-mail: congnhanbinhduong05@gmail.com
Tuyên bố ngày 8/6 của các hội đoàn dân sự về Công đoàn độc lập Việt Nam
CuuTuNhan LuongTam
Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp.
Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là TLĐLĐVN chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp. Thậm chí các cuộc đình công phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát như đã xảy ra trong tháng qua. Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh các tổ chức của TLĐLĐVN, được mang danh là đại diện của công nhân, đã hoàn toàn vô dụng và để cho những kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có công đoàn độc lập do chính công nhân lập ra, thì chắc chắn sự việc đáng tiếc như vậy đã không xảy ra.
Quyền lên tiếng
Quyền được lên tiếng để tự bảo vệ những lợi ích của mình trước giới chủ và trước những chính sách bất hợp lý của Nhà nước về thuê và sử dụng lao động là quá cấp thiết đối với hầu hết 5 triệu công nhân Việt Nam!
Quyền được tự thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt gần 7 năm qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng mức thu nhập hoàn toàn không đủ sống. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.
Một khi đã không thể biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và quyền lợi cho công nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống người công nhân đỡ khốn khổ hơn nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia vào cơ chế thương mại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Phải thành lập Công đoàn độc lập
Truyền thống quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và quyền lợi người lao động của những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong TPP là Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khiến Nhà nước Việt Nam phải đối diện với một điều kiện bất khả kháng: muốn vào TPP, Việt Nam phải chấp nhận mô hình Công đoàn độc lập.
Những tổ chức nghiệp đoàn lao động có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ như American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers đều đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, nếu nhà nước này không thỏa mãn điều kiện hình thành Công đoàn độc lập, không thực hiện những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự, không trả tự do vô điều kiện do cho hàng loạt nhà hoạt động công đoàn độc lập như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… đã bị bắt giam và bị xử tù.
Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, đồng thanh tuyên bố ủng hộ hoàn toàn:
1. Công đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều hành.
2. Giới thiệu người tham gia và kêu gọi công nhân gia nhập hội viên.
3. Vận động các quốc gia và các tổ chức quốc tế ủng hộ và bảo vệ.
Đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam ký tên:
1. Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải
2. Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng
3. Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế
4. Con Đường Việt Nam: Ông Hoàng Văn Dũng
5. Công Giáo: Lm. Đinh Hữu Thoại
6. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A
7. Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ
8. Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Kỹ sư Trương Minh Nguyệt, Ls. Nguyễn Bắc Truyển
9. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài, Ký giả Trương Minh Đức
10. Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
11. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
12. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy
13. Khối 8406: Lm Phan Văn Lợi
14. Phật Giáo Hòa Hảo: Cụ Lê Quang Liêm, Tu sĩ Lê Minh Triết
15. Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh
16. Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
17. Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng
-
Declaration of Vietnam Civil Society Organizations regarding the founding of Vietnam Independent Trade Union
Defend the Defenders | June 11, 2014
Translated by
Independent trade unions must be established by the workers themselves, truly look out for the interest of the workers, centered on the workers and protect the essential rights of every worker in each plant and industry.
Independent trade unions cannot exist in name only like The Vietnam Confederation of Labor of (TLDLDVN) or the various levels of trade unions belonging to the state, where they are known only as a intermediaries, yet enjoying 2% of the total wage fund of all businesses, but have not agreed to any legitimate requests for demonstration of the nearly 1,000 workers who carry out spontaneous strikes annually.
Legally, any strike must also be approved by the TLDLDVN. But reality manifests too bitter a truth that the TLDLDVN has never led, organized, or supported any of the strikes. All the strikes in Vietnam are spontaneous but are considered illegal. Even strikes to protest the invasion of China have lost control as had happened in the past month. During the protests by the workers in Binh Duong, Dong Nai and Ha Tinh, the TLDLDVN organizations, supposedly bearing the representation of the workers, was completely useless, allowing the bad element to usurp the situation, causing violent riots to tarnish the image of workers in Vietnam in particular and Vietnam in general. If there is an independent union formed by the workers, then surely such shameful incidents would not have happened.
The right to speak out
The right to speak out to defend their interests before the owners and before all the unreasonable policies of the State with regard to the hiring and the use of the employees are too urgent for most of the 5 million workers Vietnam!
The right to self-establish an independent trade union for workers becomes more critical in the context of Vietnam’s economy, which has been pushed into recession and crisis mode by the various powerful interest groups for nearly 7 years. Not only did the average income of the workers not improve, it was reduced by 25-30% while the consumer price index has risen exponentially at least 2 to 3 times since 2011. In many factories and companies, workers must work at least 10 hours per day and six days per week, yet their incomes are not enough to live by. The tragic situation continues to worsen despite Vietnam had the opportunity to join the World Trade Organization (WTO) since 2007, but the accession has only provided an opportunity to create the great chasm of disparity between the 5% of the highest income earners and the poorest 5%, which has multiplied 60-70 times.
The policy of the State and enterprises operating in Vietnam have not demonstrated their good will, sincerity and ability to raise living standards and workers’ rights after joining the WTO, thus there is no guarantee that the state will make life less miserable and unbearable for workers once Vietnam would be accepted in the mechanisms involved in Trans Pacific Partnership Agreement (TPP) in the near future.
Vietnam Must Establish Independent Trade Unions
The countries that have the greatest influence in the TPP are the United States and Japan. They have traditionally pursued the interest in social welfare and labor rights policies of their own which force Vietnam to face an incontrovertible conditions: if it wants to join TPP, Vietnam has to accept the formation of Independent trade unions.
The labor unions who have the most impact in the United States are the American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters and the International Brotherhood of Electrical Workers. They have voiced strong opposition to Vietnam joining the TPP agreement, if Vietnam does not satisfy the conditions to form independent unions, and implement important reforms of labor law and civil liberties, unconditionally free a number of independent labor union activists such as Do Thi Minh Hanh, Nguyen Hoang Quoc Hung, Doan Huy Chuong … who have been arrested and sentenced to prison.
We, the independent civil society organizations in Vietnam, unanimously declare our full support for:
1. The independent trade unions, established, led and operated by the citizens of Vietnam.
2. Introduction of the participants and urged workers to join membership.
3. Campaign for the support and protection of the national and international organizations.
Representatives of civil society organizations in Vietnam have collectively sign:
- Bach Dang Giang Foundation: Pham Ba Hai, MA.
- Cao Dai: Mr. Hua Phi, Ms. Bach Phung
- Human Rights Movement: Dr. Nguyen Dan Que
- The Vietnam path: Mr. Hoang Van Dung
- Catholics Organization: Fr. Dinh Huu Thoai
- Civil Society Forum: Dr. Nguyen Quang A
- Association of the Oppressed Petitioners: Mr. Nguyen Xuan Ngu
- Association of former Political and Religious prisoners: Engineer Truong Minh Nguyet,. Nguyen Bac Truyen, Esq.
- Brotherhood for Democracy: Ls. Nguyen Van Dai, Journalist Truong Minh Duc
- The Gourd and Squash Mutual Association: Mr. Nguyen Le Hung
- Former Vietnamese Prisoners of Conscience: Dr. Nguyen Dan Que, Fr. Phan Van Loi
- Vietnamese Women for Human Rights: Ms. Duong Thi Tan, Ms. Huynh Thuc Vy
- Block 8406: Father Phan Van Loi, Monk Minh Triet
- Hoa Hao Buddhists: Mr. Le Quang Lien, Mr. Le Minh Triet
- The Oppressed Petitioners Solidarity Movement: Ms. Tran Ngoc Anh
- PGVNTN Sangha: Venerable Thich Khong Tanh
- Evangelical Protestant: Reverend Nguyen Hoang Hoa, Nguyen Manh Hung