Chiến hạm Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận hồi năm 2013 ở cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông - Ảnh: Reuters
-Kiểm ngư Việt Nam sắp được trang bị võ khí
-
12h trưa nay, TQ xua hàng vạn tàu cá xuống biển Đông
(Quan hệ quốc tế) - Đúng 12h trưa (11h Việt Nam) hôm nay (01-8), hàng vạn tàu cá của Trung Quốc sẽ đồng loạt ra khơi, hướng tới Ngư trường biển Đông đánh bắt.
12h trưa nay, hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông
Trung Quốc dùng tàu cá xâm lược biển Đông
Dân Trí
(Dân trí) - Nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở, và chính Trung Quốc cũng muốn công khai cho cả thế giới biết về điều này. (Minh họa: Ngọc Diệp). Trưa 1.8, hàng vạn tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra viển Đông. Đây không phải là lần đầu Trung Quốc xua cả một ...
Tình hình Biển Đông ngày 2/8: Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra ...
Trung Quốc đưa hàng vạn tàu cá ra biển Đông
Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông năm 2017?
-
-Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận tại vùng biển vịnh Bắc Bộ
-Trung Quốc đẩy ngư dân ra biển Đông
28/07/2014
(NLĐO)- Dự kiến đến cuối năm 2014, 50.000 tàu cá của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu cho phép liên lạc trực tiếp với lực lượng hải cảnh nước này khi hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông.
Hải tặc bí ẩn hoành hành biển Đông
Trung Quốc khuấy đục biển Đông
Giàn khoan Trung Quốc gây tiền lệ nguy hiểm ở biển Đông
Dùng ngư dân để gây xung đột
Tại Hải Nam, chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu cá tới 90% chi phí gắn hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, tại đảo Hải Nam - cửa ngõ của Trung Quốc ra biển Đông - chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu tới 90% chi phí gắn thiết bị sản xuất nội địa vốn được dùng cho quân đội này. Động thái nêu trên cho thấy sự tăng cường hỗ trợ tài chính của chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh hoạt động đánh bắt của nước này ngày càng táo bạo ở cả những khu vực không phải ngư trường truyền thống.
Các chủ tàu cá ở cảng cá Tanmen, Hải Nam cho biết chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp và tạo điều kiện bằng cách trợ giá nhiên liệu. Sự dung túng này khiến các tàu cá Trung Quốc trên biển Đông manh động và hung hãn hơn bao giờ hết. Gần nhất, có thể kể tới việc các tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc hung hăng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đang hoạt động tại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Ảnh cắt từ video
Theo báo cáo năm 2014 của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), trung bình mỗi người Trung Quốc tiêu thụ 35,1 kg hải sản trong năm 2010, cao gấp đôi mức bình quân của thế giới (18,9 kg). "Hải sản là nguồn thực phẩm cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Nhiều người chưa đánh giá đúng mức nguyên nhân này. Rõ ràng các đội tàu cá của Trung Quốc đang được khuyến khích đánh bắt trong vùng biển tranh chấp. Chính sách trên vừa có lý do địa chính trị vừa vì kinh tế và thương mại" - ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Trường ĐH New South Wales (Úc), nhận định.
Khuyến khích ngư dân đánh bắt ở vùng biển tranh chấp
Với 16 vệ tinh triển khai trên quỹ đạo châu Á - Thái Bình Dương từ cuối năm 2012 và hàng trăm ngàn hệ thống sắp được triển khai thêm, Bắc Đẩu của Trung Quốc đang cạnh tranh với hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ và GLONASS của Nga. Hệ thống 19 tháng tuổi này vốn được sử dụng chủ yếu trong quân đội và nay được mở rộng cho các tàu cá.
Tuy vậy, chưa rõ là các tàu cá Trung Quốc có thường xuyên dùng Bắc Đẩu hay không, vì chưa ghi nhận được chủ tàu nào từng gửi tín hiệu cứu nạn qua Bắc Đẩu, theo Reuters. Song, báo chí Trung Quốc khẳng định khi gặp sự cố trên biển hoặc bị tàu thực thi pháp luật các nước truy đuổi, các ngư dân Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này để bắn tín hiệu báo động cho giới hữu trách. Chỉ cần thao tác bấm nút cơ bản, tín hiệu khẩn cấp sẽ được gởi thẳng tới giới chức để nhanh chóng định vị nơi tàu cá Trung Quốc cầu cứu. Hệ thống tín hiệu ngắn đặc thù của Bắc Đẩu còn hỗ trợ các ngư dân liên lạc với các tàu cá khác cũng như liên lạc với bạn bè và gia đình.
Khi giới chức Philippines bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc hồi tháng 5-2014 ở gần Trường Sa, họ nhanh chóng tắt hệ thống Bắc Đẩu trên tàu này, Tân Hoa xã tiết lộ. Hiện 9 ngư dân Trung Quốc trên tàu cá này đang đối mặt án tù ở Philippines vì đánh bắt rùa biển quý hiếm trái phép.
Ông Zhang Jie, phó giám đốc Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam, cho biết ông không có thông tin chính xác về việc sử dụng Bắc Đẩu nhưng nói rằng ngư dân Trung Quốc được khuyến khích đánh bắt ở các vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ông cũng nói với Reuters rằng ông không tin chính phủ muốn dùng ngư dân để gây xung đột với các nước khác.
Các cơ quan ngư nghiệp khác ở Hải Nam, trong đó có Văn phòng Định vị vệ tinh Trung Quốc cũng như Cơ quan Quản lý đại dương (Bộ Ngoại giao) đều từ chối đưa ra bình luận về hệ thống Bắc Đẩu.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 90% diện tích biển Đông bất chấp luật pháp quốc tếvà sự phản đối của các nước trong khu vực. Bắc Kinh còn đưa tàu sân bay xuống biển Đông lần đầu tiên vào cuối năm 2013 để thử nghiệm.
Theo Reuters, chỉ vài tuần sau khi nhậm chức vào tháng 3-2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đột xuất tới Tanmen. Tại đây, ông Tập đã nói với các ngư dân rằng chính phủ sẽ hành động nhiều hơn để bảo vệ họ đánh bắt ở các khu vực tranh chấp. Một số ngư dân cũng xác nhận giới chức Hải Nam khuyến khích họ đến tận quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt và mỗi ngày được trợ cấp 2.000 – 3.000 nhân dân tệ (320 – 480 USD) cho tàu loại 500 mã lực.
-Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam
Đời Sống & Pháp Luật
Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tại khu vực giáp ranh với vùng biển Việt Nam và theo dự kiến đợt tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 27/7.
Ngoài ra, vào ngày 27/7, Bắc Kinh cũng đã thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tạibiển Hoa Đông từ ngày 29/7 đến ngày 2/8, Bloomberg đưa tin.
-Ông Clinton chỉ trích Bắc Kinh về biển Đông ở Trung Quốc
-Kiểm ngư Việt Nam sắp được trang bị võ khí
01.08.2014
Kiểm ngư Việt Nam sắp được trang bị võ khí trong khuôn khổ nỗ lực tăng cường khả năng cho lực lượng chấp pháp trên biển trước chính sách xâm lấn chủ quyền quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông.
Truyền thông nhà nước ngày 1/8 loan tin theo nghị định 76 có hiệu lực bắt đầu từ giữa tháng 9, lực lượng kiểm ngư và tất cả tàu của họ sẽ có các võ khí quân dụng như súng ngắn, súng tiểu liên, trung liên, và đại liên.
Trước đó 2 ngày, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vừa được cấp một tàu chuyên dụng được mô tả là ‘hiện đại nhất Việt Nam’ với đầy đủ thiết bị hỗ trợ công tác tìm kiếm-cứu hộ, được trang bị 1 sân đáp máy bay trực thăng và 2 vòi rồng công suất lớn.
Các thông tin này xuất hiện nửa tháng sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Suốt thời gian hai tháng rưỡi giàn khoan Trung Quốc hiện diện tại đây, tàu bè của đôi bên Việt-Trung liên tiếp xảy ra các vụ va đụng, gây thiệt hại nặng nề cho hàng chục tàu kiểm ngư và tàu đánh cá của Việt Nam. Hà Nội tố cáo Bắc Kinh chủ động trong các vụ tấn công này.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được thành lập từ đầu năm ngoái có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ ngư dân và chủ quyền quốc gia trên biển.
Tuy nhiên, với khả năng và số lượng giới hạn, hoạt động của đội ngũ này cho tới nay chỉ dừng ở mức quan sát và hỗ trợ ngư dân khi xảy ra sự cố hơn là bảo vệ ngư dân trước sức uy hiếp của Trung Quốc.
Cục trưởng Cục Kiểm ngư trong một cuộc phỏng vấn trước với VOA Việt ngữ từng xác nhận chức năng chính của lực lượng thực thi luật pháp Việt Nam trên biển không phải là đi theo bảo vệ tàu cá Việt.
Ông Nguyễn Ngọc Oai nói:
Ông Nguyễn Ngọc Oai nói:
“Không, không. Chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng chúng tôi có hạn. Cả vùng biển rộng lớn chúng tôi chỉ có 30 tàu. Chúng tôi chủ yếu tuyên truyền, quan sát ở xa để theo dõi, để hỗ trợ thôi, chứ chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá.”
Bấm vào để nghe bài tường trình
Ngư dân hoạt động trong khu vực Hoàng Sa nói việc đầu tư thiết bị và võ khí cho lực lượng Kiểm ngư giúp họ cảm thấy an tâm trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, niềm vui của họ phần nào vẫn còn dè dặt trước mối tương quan lực lượng hết sức chênh lệch giữa Việt Nam với Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang sở hữu vô số tàu bè quy mô, trang bị võ khí tối tân.
Thuyền trưởng Lê Văn Xinh ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng) hơn 30 năm đánh bắt trên ngư trường gần quần đảo Hoàng Sa, là thành viên trong đội tàu có 1 chiếc bị Trung Quốc đâm chìm hôm 26/5 vừa qua, nói với VOA Việt ngữ:
“Ngư dân làm biển, bất cứ của nước nào cũng vậy, hễ có pháp luật thực thi trên biển bảo vệ ngư dân thì ngư dân hoan nghênh và an tâm làm ăn, đỡ sợ thiệt hại hay uy hiếp này nọ. Nói vậy chứ giờ thực chất Việt Nam làm sao đọ lại với Trung Quốc, nhưng mà có được (trang bị) như rứa thì cũng đỡ bớt cho ngư dân. Nhưng theo tôi nghĩ, giữa chính quyền hai nước phải giải quyết thế nào chứ ngư dân ai cũng mong muốn được an toàn làm ăn trên biển, để lo cho gia đình và đem sản phẩm về cho xã hội. Nhưng mà chừ kệ, nhà nước lo được chừng nào thì người dân được nhờ chừng nấy, chứ biết sao bây chừ?”
Người thuyền trưởng vừa trở về đất liền cho hay kể từ khi giàn khoan Trung Quốc rút lui khỏi khu vực gây tranh cãi tới nay, tình hình trên biển có phần lắng dịu, chưa có báo cáo nào thêm về các vụ tấn công gây thiệt hại cho tàu bè Việt Nam.
(Quan hệ quốc tế) - Đúng 12h trưa (11h Việt Nam) hôm nay (01-8), hàng vạn tàu cá của Trung Quốc sẽ đồng loạt ra khơi, hướng tới Ngư trường biển Đông đánh bắt.
12h trưa nay, hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông
Trên trang mạng của Cục hải sự quốc gia Trung Quốc ngày 31-7 đăng tải thông báo số 0168 - năm 2014 với nội dung như sau: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 31-7 đưa tin, hiện tất cả tàu cá đánh bắt ở biển Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra khơi, chỉ tính riêng tỉnh Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông đã có tới 9000 tàu đánh bắt xa bờ đang chờ ‘tiếng còi” kết thúc lệnh cấm, để ồ ạt ra khơi trưa ngày hôm nay.
Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc
|
Lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông được Trung Quốc đơn phương áp đặt, có hiệu lực kể từ 12h ngày 16-5, giới hạn thực hiện cấm đánh bắt trên biển Đông được tính từ khu vực biển có vĩ tuyến 12 độ Bắc đến “giới tuyến giáp khu vực biển Mân Việt” (kéo dài từ Quảng Tây đến Phúc Kiến, bao gồm cả khu vực biển Vịnh Bắc Bộ).
Được biết, kể từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước xung quanh khu vực.
Lệnh cấm này áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường ở khu vực biển Đông. Trong thời gian này, cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám thường xuyên tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài họ thường quấy nhiễu tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu.
Những việc làm vô nhân đạo của Trung Quốc đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh vẫn “dày mặt” coi như chẳng có chuyện gì to tát. Thậm chí họ còn áp đặt một số “luật” cực kỳ phi lý tại khu vực biển Đông.
Ra luật lệ ngang ngược, dùng tàu cá để xâm lược biển Đông
Hồi tháng 1-2014, chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc, cũng đã đơn phương áp dụng "Luật ngư nghiệp” mà tỉnh này đã tự “vẽ” ra. Theo đó, yêu cầu tàu nước ngoài khi đi vào vùng biển gần Hải Nam, cũng như để thực hiện các hoạt động đánh bắt cá hay điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan của Trung Quốc.
Vin vào luật này, nhà chức trách Trung Quốc cho phép các tàu chấp pháp của họ quyền tịch thu sản phẩm ngư nghiệp, ngư cụ, phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ nếu tàu của nước ngoài đi vào vùng biển này.
Ngay sau khi luật này được thực thi vào ngày 1-1/2014, hàng loạt quốc gia đã phản đối gay gắt, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Dư luận quốc tế và các nước có lọi ích liên quan trên vùng biển này cũng chỉ trích những luật lệ phi lí mà Bắc Kinh đã đặt ra, trong đó có Mỹ và Nhật.
Tất cả những hành động trên của chính quyền bắc Kinh đều nhằm vào mục đích độc chiếm biển Đông, hòng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” (Bản đồ khổ dọc mới xuất bản đã sửa thành “đường 10 đoạn”) phi lý mà họ đã tự vẽ ra. Cái “lưỡi bò” tham lam của Trung Quốc tiếp tục đòi “liếm trọn” biển Đông.
Để thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, một mặt tiến hành các hoạt động xua đuổi, bắt bớ, xâm chiếm lãnh thổ (ví như ngày 2-5 vừa qua Bắc kinh đã kéo cái giàn khoan to đùng “Hải Dương 981” tới hạ đặt, thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc
|
Mặt khác chính quyền Bắc Kinh còn khuyến khích và đưa ra các chính sách ưu đãi tối đa cho Ngư dân đưa tàu cá ra đánh bắt tại các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông, chiếm đoạt ngư trường của nước khác, biến các vùng biển không tranh chấp thành có bằng lực lượng tàu cá.
Trang bị thêm, biến ngư dân thành công cụ thực hiện dã tâm
Tờ Reuters ngày 28-7 đưa tin cho hay, hiện nay các loại tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động tại khu vực biển Đông đều được chính quyền trang bị cho một số loại thiết bị công nghệ cao, như các máy thu vô tuyến điện hiện đại, thiết bị thăm dò luồng cá cá và đặc biệt là hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.
Khi Ngư dân của họ đánh bắt tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông, nếu như gặp phải thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của các nước láng giềng, như Việt Nam hay Philippines, lập tức tàu cá của Trung Quốc có thể liên lạc trực tiếp với lực lượng Hải cảnh của nước này bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.
Tính đến cuối năm 2013, đã có hơn 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh “Bắc Đẩu” do họ tự nghiên cứu chế tạo. Tại Hải Nam, các tàu cá của Trung Quốc chỉ phải chi trả không đến 10% cước phí dịch vụ vệ tinh, hơn 90% còn lại được nhà nước hỗ trợ.
Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân. Cùng với nguồn tài nguyên Ngư nghiệp tại các vùng biển gần đang ngày càng cạn kiệt, hiện nay ngư dân Trung Quốc cũng đang tiến ra các khu vực biển xa trên biển Đông, tìm kiếm các ngư trường mới, đồng thời để khẳng định chủ quyền.
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi
|
Theo Reuters, chính quyền tỉnh Hải Nam - Trung Quốc không chỉ khuyến khích ngư dân ra khơi đánh bắt cá tại các khu vực biển tranh chấp trên biển Đông, mà còn hướng họ ra các khu vực biển xa thuộc khu vực quần đảo Trường sa cách Trung Quốc về phía nam 1100 km.
Tất cả các loại tàu cá Trung Quốc mỗi khi ra khơi đều được nhà nước hỗ trợ xăng dầu, đối với loại tàu có động cơ 500 mã lực, sẽ được nhận từ 2000-3000 NDT mỗi ngày.
Như vậy, có thể thấy rõ một điều rằng, với việc động viên và tài trợ ngư dân nhằm tạo ra những đội tàu cá hùng mạnh vươn khơi đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp, đã trở thành một “chính sách” nhất quán của chính quyền Trung Quốc, chứ không còn là những quyết định mang tính chất cơ hội, và nó được xuất phát từ cả các lý do địa chính trị lẫn kinh tế, thương mại.
Hiện nay Trung Quốc đã triển khai biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” hay còn gọi là “Hạm đội hỗn hợp ngư nghiệp đặc biệt”. Nòng cốt của nó là 07 tàu cỡ lớn (01 tàu chế biến tổng hợp 3,2 vạn tấn; 01 tàu tiếp dầu 2 vạn tấn; 02 tàu vận tải đông lạnh 1 vạn tấn và 03 tàu bảo đảm tổng hợp 3000 - 5000 tấn (tất cả các tàu này đều được đặt tên chung là Hải Nam Bảo Sa), lực lượng máy bay trực thăng và 300 - 500 tàu cá loại trên 100 tấn.
Với sự hỗ trợ của biên đội này, hàng trăm tàu cá Trung Quốc sẽ có thời gian bám biển tới 9 tháng nhằm ngăn chặn tàu cá, thậm chí là tàu chấp pháp các nước để độc chiếm ngư trường, tuyên bố chủ quyền trên biển. Có thể nói đây là một chiêu bài rất thâm hiểm, và chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hơn nữa nhằm hiện thực hóa chính sách này trong những năm tới đây.
Thiên NamTrung Quốc dùng tàu cá xâm lược biển Đông
Dân Trí
(Dân trí) - Nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở, và chính Trung Quốc cũng muốn công khai cho cả thế giới biết về điều này. (Minh họa: Ngọc Diệp). Trưa 1.8, hàng vạn tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra viển Đông. Đây không phải là lần đầu Trung Quốc xua cả một ...
Tình hình Biển Đông ngày 2/8: Gần 9.000 tàu cá Trung Quốc tiến ra ...
Trung Quốc đưa hàng vạn tàu cá ra biển Đông
Trung Quốc khai thác băng cháy ở Biển Đông năm 2017?
-
15h chiều nay (31/7), Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ do người phát ngôn Bộ Ngoại giao - Lê Hải Bình chủ trì. Vụ cô dâu người Việt bị sát hại tại Hàn Quốc, công tác sơ tán, đảm bảo an toàn cho 1.550 công dân Việt Nam tại Lybia tại vùng chưa xảy ra chiến sự... thu hút sự quan tâm đông đảo của báo giới và dư luận.
Mở đầu cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình cho biết, từ ngày 31/7 tới ngày 2/8, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản sẽ tới thăm VN và đồng chủ trì phiên họp của Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6.
Ông Lê Hải Bình sau đó đã liên tiếp nhận được các câu hỏi của phóng viên các báo.
Báo Tiền phong: Ngoại trưởng Philipines cho biết, trong cuộc họp Các Ngoại trưởng ASEAN sắp tới, Philippines sẽ đưa ra kế hoạch 3 điểm, trong đó có nêu vấn đề các nước trong khu vực biển Đông sẽ ngừng các hoạt động gây hấn trên biển. Xin cho biết phản ứng của VN? Sáng kiễn của VN?
Ông Lê Hải Bình: VN hoan nghêng mọi sáng kiến, mọi hoạt động mang tính tích cực đóng góp phần duy trì an ninh, hòa bình trên biển Đông. Đoàn VN sẽ có những sáng kiến và đóng góp thiết thực trong cuộc họp Các Ngoại trưởng tại Myanmar.
Báo Tuổi trẻ: Phương hướng sắp tới của bộ ngoại giao VN tại Lybia? VN có đưa người dân về nước hay không và có biện pháp nào để bảo vệ an toàn cho công dân VN tại Lybia?
Ông Lê Hải Bình: Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng đã cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí. Cụ thể như: Có khoảng 1.550 công dân VN đang làm việc tại Libya, trong đó phần lớn ở tại những khu vực chưa xảy ra chiến sự.
Bộ Ngoại giao VN cũng đã chỉ đạo các cơ quan đại diện VN tại Libya và tại các nước trong khu vực theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, các công ty đang hợp đồng với lao động VN để sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi, có các hình thức hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho công dân VN đang làm việc tại Libya.
Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan đại diện VN tại Libya và tại các nước trong khu vực theo dõi sát tình hình và có các phương án cần thiết, phù hợp để đảm bảo an toàn cho các công dân VN.
Báo Dân Việt: Trung Quốc đang tập trận tại vùng biển vịnh Bắc Bộ. Hoạt động tập trận của Trung Quốc có ảnh hưởng tới các hoạt động của tàu cá, tàu kiểm ngư, hàng không của VN tại khu vực này hay không?
Ông Lê Hải Bình: VN cho rằng mọi hoạt động của các bên trên biển Đông cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Cho đến nay, mọi hoạt động của các lực lượng thực thi luật pháp và đánh bắt cá vẫn diễn ra bình thường.
Báo DPI (Đức): Tuần trước, một thành viên ủy viên Trung ương Đảng VN đã có viết thư cho Trung ương Trung Quốc chỉ trích hành động Trung Quốc và đưa ra một số biện pháp để VN thay đổi chính sách ngoại giao với Trung Quốc?
Ông Lê Hải Bình: VN luôn thực hiện nhất quán đường lối chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa diện và đa phương hóa. Việc thực hiện chủ trương nhất quán này đã đưa VN lên một vị thế cao trên trường quốc tế. Như các bạn thấy, việc thực hiện chủ trương trên đặc biệt là chủ trương trong việc bảo vệ chủ quyền đã được quốc tế đánh giá cao.
Báo Thanh niên: Hiện tại có bao nhiêu lao động VN đang ở khu vực xảy ra chiến sự tại Lybia?
Ông Lê Hải Bình: Hầu hết công dân và người lao động VN đang làm việc tại Lybia đều đang ở những khu vực chưa xảy ra chiến sự. Bộ Ngoại giao phối hợp cùng các Công ty xuất khẩu lao động để đưa những người trong khu vực chiến sự tới nơi an toàn.
Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan đại diện VN tại Libya và tại các nước trong khu vực theo dõi sát tình hình và có các phương án cần thiết, phù hợp để đảm bảo an toàn cho các công dân VN.
Tạp chí Quốc phòng VN: Ngoại trưởng Nhật bản sang VN, vậy Nhật Bản và VN có những kế hoạch hợp tác nào giữa hai nước?
Ông Lê Hải Bình: Nhật Bản và VN sẽ có kế hoạch tăng cường khả năng của các lực lượng trên biển của VN.
Báo An ninh Thủ đô: Về việc phát hiện cô dâu người việt bị sát hại tại Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao có kế hoạch gì?
Ông Lê Hải Bình: Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc cho biết, cảnh sát đã phát hiện thi thể của 1 phụ nữ, Đỗ Thị Mỹ Tiên. Bộ Ngoại giao VN đang làm việc với Bộ Ngoại giao Hàn Quốc để thúc đẩy điều tra, có các biện pháp hỗ trợ, cung cấp thông tin cho gia đình nạn nhân.
Báo Đời sống pháp luật: Trong vụ MH17, thi thể của 3 mẹ con người Việt đã được đưa về VN hay chưa?
Ông Lê Hải Bình: Bộ Ngoại giao đang làm việc với Đại sứ quán VN tại Nga, Hà Lan, và Ukraine về thông tin của các nạn nhân người Việt.
28/07/2014
(NLĐO)- Dự kiến đến cuối năm 2014, 50.000 tàu cá của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu cho phép liên lạc trực tiếp với lực lượng hải cảnh nước này khi hoạt động trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông.
Hải tặc bí ẩn hoành hành biển Đông
Trung Quốc khuấy đục biển Đông
Giàn khoan Trung Quốc gây tiền lệ nguy hiểm ở biển Đông
Dùng ngư dân để gây xung đột
Tại Hải Nam, chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu cá tới 90% chi phí gắn hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, tại đảo Hải Nam - cửa ngõ của Trung Quốc ra biển Đông - chính phủ sẽ hỗ trợ các chủ tàu tới 90% chi phí gắn thiết bị sản xuất nội địa vốn được dùng cho quân đội này. Động thái nêu trên cho thấy sự tăng cường hỗ trợ tài chính của chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh hoạt động đánh bắt của nước này ngày càng táo bạo ở cả những khu vực không phải ngư trường truyền thống.
Các chủ tàu cá ở cảng cá Tanmen, Hải Nam cho biết chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp và tạo điều kiện bằng cách trợ giá nhiên liệu. Sự dung túng này khiến các tàu cá Trung Quốc trên biển Đông manh động và hung hãn hơn bao giờ hết. Gần nhất, có thể kể tới việc các tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc hung hăng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đang hoạt động tại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Ảnh cắt từ video
Theo báo cáo năm 2014 của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), trung bình mỗi người Trung Quốc tiêu thụ 35,1 kg hải sản trong năm 2010, cao gấp đôi mức bình quân của thế giới (18,9 kg). "Hải sản là nguồn thực phẩm cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc. Nhiều người chưa đánh giá đúng mức nguyên nhân này. Rõ ràng các đội tàu cá của Trung Quốc đang được khuyến khích đánh bắt trong vùng biển tranh chấp. Chính sách trên vừa có lý do địa chính trị vừa vì kinh tế và thương mại" - ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Trường ĐH New South Wales (Úc), nhận định.
Khuyến khích ngư dân đánh bắt ở vùng biển tranh chấp
Với 16 vệ tinh triển khai trên quỹ đạo châu Á - Thái Bình Dương từ cuối năm 2012 và hàng trăm ngàn hệ thống sắp được triển khai thêm, Bắc Đẩu của Trung Quốc đang cạnh tranh với hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ và GLONASS của Nga. Hệ thống 19 tháng tuổi này vốn được sử dụng chủ yếu trong quân đội và nay được mở rộng cho các tàu cá.
Tuy vậy, chưa rõ là các tàu cá Trung Quốc có thường xuyên dùng Bắc Đẩu hay không, vì chưa ghi nhận được chủ tàu nào từng gửi tín hiệu cứu nạn qua Bắc Đẩu, theo Reuters. Song, báo chí Trung Quốc khẳng định khi gặp sự cố trên biển hoặc bị tàu thực thi pháp luật các nước truy đuổi, các ngư dân Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này để bắn tín hiệu báo động cho giới hữu trách. Chỉ cần thao tác bấm nút cơ bản, tín hiệu khẩn cấp sẽ được gởi thẳng tới giới chức để nhanh chóng định vị nơi tàu cá Trung Quốc cầu cứu. Hệ thống tín hiệu ngắn đặc thù của Bắc Đẩu còn hỗ trợ các ngư dân liên lạc với các tàu cá khác cũng như liên lạc với bạn bè và gia đình.
Khi giới chức Philippines bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc hồi tháng 5-2014 ở gần Trường Sa, họ nhanh chóng tắt hệ thống Bắc Đẩu trên tàu này, Tân Hoa xã tiết lộ. Hiện 9 ngư dân Trung Quốc trên tàu cá này đang đối mặt án tù ở Philippines vì đánh bắt rùa biển quý hiếm trái phép.
Ông Zhang Jie, phó giám đốc Cơ quan An toàn hàng hải Hải Nam, cho biết ông không có thông tin chính xác về việc sử dụng Bắc Đẩu nhưng nói rằng ngư dân Trung Quốc được khuyến khích đánh bắt ở các vùng biển mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ông cũng nói với Reuters rằng ông không tin chính phủ muốn dùng ngư dân để gây xung đột với các nước khác.
Các cơ quan ngư nghiệp khác ở Hải Nam, trong đó có Văn phòng Định vị vệ tinh Trung Quốc cũng như Cơ quan Quản lý đại dương (Bộ Ngoại giao) đều từ chối đưa ra bình luận về hệ thống Bắc Đẩu.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền 90% diện tích biển Đông bất chấp luật pháp quốc tếvà sự phản đối của các nước trong khu vực. Bắc Kinh còn đưa tàu sân bay xuống biển Đông lần đầu tiên vào cuối năm 2013 để thử nghiệm.
Theo Reuters, chỉ vài tuần sau khi nhậm chức vào tháng 3-2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đột xuất tới Tanmen. Tại đây, ông Tập đã nói với các ngư dân rằng chính phủ sẽ hành động nhiều hơn để bảo vệ họ đánh bắt ở các khu vực tranh chấp. Một số ngư dân cũng xác nhận giới chức Hải Nam khuyến khích họ đến tận quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt và mỗi ngày được trợ cấp 2.000 – 3.000 nhân dân tệ (320 – 480 USD) cho tàu loại 500 mã lực.
-Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam
Đời Sống & Pháp Luật
Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tại khu vực giáp ranh với vùng biển Việt Nam và theo dự kiến đợt tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1/8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 27/7.
Ngoài ra, vào ngày 27/7, Bắc Kinh cũng đã thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tạibiển Hoa Đông từ ngày 29/7 đến ngày 2/8, Bloomberg đưa tin.
Đợt tập trận gần vùng biển Việt Nam lần này của Trung Quốc có quy mô lớn hơn những cuộc tập trận trước đây và trùng với thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội 1/8.
Giới quan sát nhận định những động thái nói trên của Trung Quốc càng làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia trong khu vực.
Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ biển Đông, được cho là dồi dào tài nguyên khoáng sản, dựa theo cái gọi là "đường lưỡi bò” mà nước này tự vẽ ra trên biển Đông.
Còn tại biển Hoa Đông, Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Ông Suh Jin-young, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại Trường Đại học Hàn Quốc, nhận xét các đợt tập trận lần này “khác với các đợt tập trận trước ở chỗ Trung Quốc đang tiến hành theo một cách đình đám hơn, cho thấy nước này có vẻ như đang muốn làm cho căng thẳng quân sự leo thang”.
“Nhưng trong mắt người Trung Quốc, các căng thẳng này do Mỹ, Nhật khởi xướng và Trung Quốc cho rằng họ chỉ tiến hành những gì họ vẫn đang làm hằng năm”, ông Suh nói.
Bloomberg cho biết các hoạt động của quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây làm ảnh hưởng đến ngành hàng không trong nội bộ nước này.
Hãng China Southern Airlines ngày 27/7 cho biết các chuyến bay của hãng hàng không này đến miền đông Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị hoãn trên quy mô lớn do các “hoạt động đặc biệt”.
Các hãng hàng không Trung Quốc hồi tuần rồi đã cắt giảm 1/4 số chuyến bay của mình tại hơn một chục sân bay, trong đó có 2 sân bay ở Thượng Hải, do “các cuộc tập trận liên tục”, truyền thông Trung Quốc cho hay.
Động thái này diễn ra một tuần sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài ba tháng tại 6 quân khu, bao hàm cả quân khu ở Thượng Hải, theo Tân Hoa xã.
Quân đội Trung Quốc được cho là kiểm soát khoảng 52% không phận miền đông nước này, nơi tọa lạc của các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, theo một báo cáo công bố hồi năm 2011 của China News Service, một trong những hãng tin hàng đầu Trung Quốc.
Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc sử dụng khoảng 1/5 trong tổng số các đường bay trên không phận cả nước, ông Shi Boli, một quan chức tại Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, nói với Bloomberg hồi năm 2013.
THEO THANH NIÊN
-Thêm Một Cơ Hội Mới Cho Việt Nam
Alan Phan
27 July 2014
Tôi quyết định quay về kinh doanh tại Mỹ cách đây 3 năm. Kinh tế Việt Nam đang bước vào một chu kỳ mới mà dân làm ăn chúng tôi gọi là “day of reckoning” (ngày phán xét?); nôm na là khi các bong bóng bắt đầu xì hơi, rác rưởi như nợ xấu, gánh nặng hành chánh, tham nhũng…không còn đủ chỗ để đem “dấu dưới thảm” được nữa. Ở các nền kinh tế thị trường khác, những biến cố tương tự cũng không hiếm (chúng là cá thể của tư bản tham lam)…nhưng những lực đẩy từ chánh phủ đến tư nhân chung sức điều chỉnh; và sau vài năm, phần lớn các cấu trúc, vận hành bắt đầu hồi phục.
Việt Nam hơi khác. Trong định hướng CNXH, chánh phủ cố gắng điều trị theo lối “bôi dầu cù là”, hy vọng một phép lạ nào đó sẽ “úm ba la” chữa lành mọi bệnh tật. Còn tư nhân thì quen lối làm giàu dựa trên quan hệ với quyền lực nên không nghĩ đến các giải pháp sáng tạo nào khác ngoài việc “lobby” để hưởng cứu trợ, khoanh hay giảm nợ. Với một nhận định như vậy, tôi và nhiều nhà đầu tư ngoại dài hạn khác write-off (xoá sổ) các khoản tiền đã mất ở Việt Nam và đi tìm chân trời mới. (Tuy nhiên, một cơn bạo bệnh kéo dài hơn 1 năm đã làm chậm lại kế hoạch này của tôi).
Trong khi vài nhà đầu tư vẫn đam mê tiềm năng của các quốc gia mới nổi, phiêu lưu vào Myanmar, Ấn Độ, châu Phi…tôi đánh cược vào nền kinh tế Mỹ qua sự năng động của công nghệ mới, hệ thống pháp trị và những lực chuyển trong hai thập kỷ tới trên toàn cầu (Xin xem loạt bài về Lực Chuyển trên web siteGóc Nhìn Alan). Sau một năm vất vả để hoàn thiện các chi tiết của kế hoạch kinh doanh, tiếp cận đối tác và mentors (thầy đỡ đầu), lấy xong giấy phép…tôi hứng khởi bắt tay vào việc mới…ở tuổi 69. Tôi đem gia đình đi nghỉ hè 1 tháng để thu nạp thêm năng lượng.
Trong khi đó, như chúng tôi đã tiên đoán, suốt 5 năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục tổ chức hội thảo liên miên để bàn về nợ xấu, tái cấu trúc, cải cách cơ chế, hệ thống ngân hàng, phương thức bắt kịp các quốc gia láng giềng….Chúng tôi đều đoán trước kết quả: thành phần có quyền và có tiền có quá nhiều thứ để mất nếu thay đổi, sợ bứt dây động rừng, sợ cạnh tranh trên một sân chơi bằng phẳng… Thành phần bỏ quên bên lề thì vẫn tiêu thụ bia rượu, thuốc lá, số đề… với nhiều kỷ lục mới và vẫn cho là mình hạnh phúc nhất nhì thế giới. Bánh xe kinh tế tiếp tục lăn theo nhịp độ của FDI, kiều hối và ODA. Do đó, điều kiện đòi hỏi dành cho các dự án FDI càng ngày càng dễ dãi để lưu giữ dòng tiền đang rò rỉ từ Trung Quốc. (Lý do chính là vì giá sản xuất tại Trung Quốc cao vụt biến cùng những tệ nạn về ăn cắp bàn quyền, khích động chánh trị Hán hoá của chánh phủ và hệ thống phong bì). Khoản tiền ODA càng vay nhiều càng tốt, lợi lộc càng nhiều…và việc trả nợ thì đã có thế hệ sau lo.
Ở tầm vĩ mô hơn, Việt Nam vẫn coi mình là đàn em ngoan ngoãn của Trung Quốc, có một đồng minh chiến lược với Nga, có những người bạn thân thiết như Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela…An ninh nội địa vững vàng với gọng kềm kiểm soát và mọi chánh sách ngoại giao đều hướng về mục tiêu “làm vừa lòng mọi người”. Nếu đế quốc Mỹ có phàn nàn về nhân quyền thì ra vài câu tuyên bố lấy lệ, rồi quay lưng bảo nhau…thằng Mỹ nó giàu mạnh nhưng ngu lắm.
Trong bối cảnh đó, khó mà có thể hình dung Việt Nam biến thể thành một con chim cánh cụt…nói gì đến hoá rồng. Nếp sống người dân có thể tăng cao hơn đà tiến chung của nhân loại vì dân Việt thông minh và láu cá hơn; nhưng kinh tế Việt Nam sẽ vẫn đội sổ về hiệu năng và vị trí.
Tuy nhiên, lá số tử vi của nhà cầm quyền Hà Nội tốt thật. Định mệnh lại tình cờ cho họ thêm một cơ hội mới.
Trung Quốc đem giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, Putin Nga quay mặt ôm hôn Tập Cận Bình, và các bạn thân thiết như Bắc Triều Tiên, Cuba…hoàn toàn không quan tâm. Một tình thế mới tạo nên một thực tại mới khá phũ phàng, như khi người vợ khám phá ra là chồng đang ăn nằm với nhiều bà vợ khác, kể cả bạn thân của mình. Dĩ nhiên bà vợ vẫn mang nhiều hy vọng là ông chồng sẽ hồi tâm và quay lại với mình để nối lại cuộc đời “16 chữ vàng” như xưa.
Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên với các chánh trị gia chuyên nghiệp. Chơi đểu, lừa gạt, tham lam…là bài học hàng đầu từ Machiavelli, Tôn Tử… Chỉ có những ông già vừa ngu vừa điên…mới ngạc nhiên. Tuy vậy, một sự kiện làm tôi và vài chuyên gia “shocked” là sự can thiệp của Mỹ đã có hiệu lực đến thế nào với Trung Quốc! Vì quyền lợi của tư bản Mỹ trong thế cân bằng của địa chánh trị tại Biển Đông, Trung Quốc đã rút giàn khoan sớm hơn dự định, tránh một cuộc đối đầu bất lợi lúc này với liên minh Mỹ-Nhật-Úc. Dĩ nhiên, đây chỉ là một bước lùi để lấy đà tiến lên hai ba bước sau này…nhưng cũng là một chiến thắng nhỏ cho quyền lực Mỹ.
Quay lại thế cờ mới của Việt Nam. Cách đây vài năm, Myanmar phải thoát Trung bằng một động thái quyết liệt cần nhiều can đảm và vốn chính trị của các lãnh đạo. Theo một lời đồn, khi biết Myanmar muốn ngã về phương Tây, Trung Quốc đã bật đèn xanh để vài phần tử Miến Điện thân Trung Quốc thực hiện một cuộc đảo chánh. Âm mưu bất thành và định mệnh Myanmar bước vào một chu kỳ mới. Việt Nam may mắn hơn. Với sự tranh chấp công khai hoá toàn diện và với sự bầy tỏ ý muốn thoát Trung của đa số dân Việt, các phần tử thân Trung Quốc phải cẩn thận dè chừng trong mọi hành động.
Đây là cơ hội mới hiếm hoi cho những lãnh đạo Việt Nam muốn rẽ qua một con đường mới.
Nhiều người Việt “tư hào” là mình sẽ không cần theo ai hay thoát ai. Việt Nam có con đường riêng của mình. Tôi hiểu đó là con đường xuống bãi sình lầy chúng ta đã tới đích sau 70 năm cố gắng. Không dựa trên bất cứ một triết thuyết cao siêu nào về chính trị hay kinh tế, tôi có thể đoan chắc là trên mọi chiến trường hay thương trường, trừ khi bạn là một siêu cường, hay một lãnh đạo, bạn “phải” chọn phe. Không có sức mạnh nội tại mà đòi “trung lập”, thì sớm hay muộn, bạn sẽ bị cả hai phe tiêu diệt (nhiều khi chỉ cho bỏ ghét).
Tôi thực sự không biết các lãnh đạo Việt Nam sẽ chọn lựa như thế nào. Sẽ ngã về một nền kinh tế tư bản thị trường pháp trị của phương Tây như 98% các quốc gia khác đang làm; hay sẽ theo lời khuyên của hoàng đế cách mạng Fidel Castro đứng hẳn về một trật tự mới do Trung Quốc và Nga đang thiết lập? Dù thế nào, nó sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và công việc của tôi hay triệu người gốc Việt trên khắp thế giới.
Tôi chỉ biết rằng ân sủng của Ơn Trên đang cho Việt Nam một cơ hội mới. Như trong những video games, nút RESET đã được bấm. Quê hương và dân tộc đang chờ đợi.
Có thể chúng ta lại sẽ chẳng làm gì. Như suốt vài chục năm qua. Mọi người còn quá bận lo chuyện cá nhân và gia đình? Mong là định mệnh Việt Nam không hẩm hiu như vậy.
Alan Phan
PS: “ Không có quyết định nào khó khăn hơn, chịu nhiều thử thách hơn và khó đoán được thành quả hơn…là nắm cơ hội để đem đến một trật tự mới – There is nothing more difficult to take in hand, more perilous to conduct, or more uncertain in its success, than to take the lead in the introduction of a new order of things. – Niccolo Machiavelli)
-Ông Clinton chỉ trích Bắc Kinh về biển Đông ở Trung Quốc
26.07.2014
-Bill Clinton Slams Beijing on South China Sea
During a trip to China on Friday, former President Clinton criticized China’s dealings with its smaller neighbors.
By Zachary Keck
July 26, 2014
Former U.S. President Bill Clinton used a trip to China on Friday to criticize Beijing over its territorial disputes with smaller countries in the South China Sea.
According to Fortune, Bill Clinton was in Guangzhou in southern China to deliver remarks at a conference hosted by Pacific Construction Group, a Fortune 500 infrastructure company. During a question and answer with Pacific’s founder Yan Jiehe, Clinton was asked for his opinion on China’s ongoing disputes with the East and South China Seas.
According to the Fortune report, Clinton drew a distinction between China’s row with Japan over the Senkaku/Diaoyu Islands in the East China Sea, and Beijing’s disputes with smaller Southeast Asian countries in the South China Sea. “It’s not necessarily the same for who has access to resources in the South and East China Sea and where territorial boundaries should be marked,” Clinton was quoted as saying.
Regarding to the East China Sea dispute, former President Clinton said: “If China and Japan are arguing over a couple of islands, the rest of the world can watch because we feel you’re arguing on more or less [on] even terms.”
However, when it came to China’s dealings with countries like Vietnam and the Philippines in the South China Sea, Clinton felt differently.
“The Chinese position is that it should resolve this bilaterally with other countries it disagrees with—and every one of them is much smaller,” Clinton said in reference to the Southeast Asian states with claims to the South China Sea. “Our position in the U.S. has been, ‘We don’t care what resolution is, but there should be a resolution … so that Vietnam, the Philippines, and other smaller countries aren’t overwhelmed by the size differential between themselves and China.’”
Clinton made similar comments earlier this week during an interview with CNN. In that interview, Clinton had said:
-Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm và làm việc tại Mỹ
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hôm qua chỉ trích cách thức Bắc Kinh giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) với các quốc gia nhỏ hơn.
Ông Clinton đề cập tới vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các quốc gia như Việt Nam, Philippines và Nhật Bản trong khi phát biểu tại một hội nghị do một tập đoàn xây dựng tổ chức ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc.
Về vấn đề tranh chấp lãnh hải quanh quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, cựu Tổng thống Hoa Kỳ nói: “Nếu Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp về một số hòn đảo, thì đôi bên tranh cãi với vị thế dường như ngang bằng nhau”.
Nhưng về việc Trung Quốc giải quyết tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa với các quốc gia như Việt Nam và Philippines, ông Clinton có cảm nhận khác.
Ông nói: “Quan điểm của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp với các quốc gia theo hình thức song phương, nhưng mỗi một nước này lại nhỏ hơn nhiều”.
Cựu tổng thống nói thêm: “Quan điểm của chúng tôi tại Mỹ là, cần phải có giải pháp, bất kể giải pháp đó như thế nào, để Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ hơn không cảm thấy bị choáng ngợp về sự khác biệt về kích thước [lãnh thổ] giữa họ và Trung Quốc”.
Trước đó, trả lời kênh truyền hình CNN, cựu Tổng thống Mỹ nói: “Một trong những khác biệt lớn nhất đó là Hoa Kỳ tin rằng việc giải quyết các tranh chấp về nguồn tài nguyên ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa thông qua một diễn đàn đa quốc gia nơi các nước nhỏ hơn không bị mất lợi thế vì nhỏ hơn so với Trung Quốc”.
Ông Clinton nói thêm: “Và phía Trung Quốc lại tin rằng mọi chuyện cần phải giải quyết thông qua điều họ gọi là giải pháp song phương mà các quốc gia nhỏ hơn nói họ không có cơ hội tìm cách thương thảo với Trung Quốc [một cách đơn phương]”.
Theo giới quan sát, các nhận định trên của ông Clinton có thể khiến Bắc Kinh thêm phần không hài lòng về gia đình ông.
Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ tiến triển khá tốt trong thời kỳ ông Clinton làm tổng thống, Bắc Kinh lại không mặn mà lắm với vợ ông, bà Hillary Clinton.
Bà Clinton từng chỉ trích quan điểm của Trung Quốc về biển Đông tại Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2010.
Trung Quốc đã cấm phát hành quyển hồi ký mới nhất của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ có tên là “Hard Choices”, trong đó bà chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh.
Ông Clinton vừa mới kết thúc chuyến đi kéo dài 8 ngày tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương để thăm các dự án do tổ chức của gia đình ông là Clinton Foundation hỗ trợ.
Trong chuyến thăm này, cựu Tổng thống Hoa Kỳ còn tới Việt Nam hôm 18/7, và tại Hà Nội, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã “hoan nghênh Thượng viện Hoa Kỳ đã có Nghị quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Theo báo chí trong nước, ông Clinton đã nói rằng “các nước trong khu vực đều phải hợp tác với nhau; tránh tình trạng một nước lớn có thể ức hiếp các nước nhỏ khác trong khu vực”.
Bắc Kinh hôm 16/7 thông báo di dời giàn khoan dầu về vùng biển gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng xảy ra đối đầu với Hà Nội, từng dẫn tới làn sóng bài Trung Quốc khắp Việt Nam và đẩy quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
[The Diplomat, Fortune, CNN, VNA]
-Bill Clinton Slams Beijing on South China Sea
During a trip to China on Friday, former President Clinton criticized China’s dealings with its smaller neighbors.
By Zachary Keck
July 26, 2014
Former U.S. President Bill Clinton used a trip to China on Friday to criticize Beijing over its territorial disputes with smaller countries in the South China Sea.
According to Fortune, Bill Clinton was in Guangzhou in southern China to deliver remarks at a conference hosted by Pacific Construction Group, a Fortune 500 infrastructure company. During a question and answer with Pacific’s founder Yan Jiehe, Clinton was asked for his opinion on China’s ongoing disputes with the East and South China Seas.
According to the Fortune report, Clinton drew a distinction between China’s row with Japan over the Senkaku/Diaoyu Islands in the East China Sea, and Beijing’s disputes with smaller Southeast Asian countries in the South China Sea. “It’s not necessarily the same for who has access to resources in the South and East China Sea and where territorial boundaries should be marked,” Clinton was quoted as saying.
Regarding to the East China Sea dispute, former President Clinton said: “If China and Japan are arguing over a couple of islands, the rest of the world can watch because we feel you’re arguing on more or less [on] even terms.”
However, when it came to China’s dealings with countries like Vietnam and the Philippines in the South China Sea, Clinton felt differently.
“The Chinese position is that it should resolve this bilaterally with other countries it disagrees with—and every one of them is much smaller,” Clinton said in reference to the Southeast Asian states with claims to the South China Sea. “Our position in the U.S. has been, ‘We don’t care what resolution is, but there should be a resolution … so that Vietnam, the Philippines, and other smaller countries aren’t overwhelmed by the size differential between themselves and China.’”
Clinton made similar comments earlier this week during an interview with CNN. In that interview, Clinton had said:
One of the big differences is the United States believes that we should have these issues involving natural resource claims in the south and east China seas resolved in a multinational forum where the small countries are not disadvantaged by being smaller than China. And the Chinese believe that all these things should be subject to what they call bilateral resolution, where the small countries believe they wouldn’t have a chance trying to negotiate against China, just one country against the Chinese.
Clinton just wrapped up an eight-day trip touring Clinton Foundation-supported projects throughout the Asia-Pacific. His trip began in India and also included stops in Indonesia, Vietnam, Papua New Guinea and Australia. Former President Clinton also visited Malaysia where he delivered remarks at the International AIDS Conference. His visit to China on Friday appears to be separate from his work with the Clinton Global Initiative, his non-profit philanthropy organization.
Former President Clinton’s remarks on the South China Sea are likely to add to the already strong aversion Beijing feels towards the Clinton family. Although China-U.S. relations were fairly strong during Clinton’s own presidency, Beijing is not a fan of his wife, Hillary Clinton. During her time as Secretary of State, Hillary Clinton often took a rather hawkish position toward China. Most notably, she penned the Foreign Policy articleannouncing the pivot, and criticized China’s position on the South China Sea at the ASEAN Regional Forum in 2010.
China also banned Hillary Clinton’s new memoir in Hard Choices. The book features two chapters on the Asia Pivot and China, and is often critical of Beijing’s human rights record.
-Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm và làm việc tại Mỹ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị gặp Chủ tịch tạm quyền Thượng viện Mỹ Patrick Leahy tại Quốc hội Mỹ. (Ảnh: Phạm Tuấn Đạt/Vietnam+)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, đã thăm Mỹ từ ngày 21/7.
Tại thủ đô Washington DC, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có các cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry, ông Thomas Shannon; Phó Cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken; Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và Thượng nghị sỹ John McCain.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đã có cuộc trao đổi làm việc với ông Kenneth Wollack, Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và ông Mark Green, Chủ tịch Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI). Thay mặt Ngoại trưởng John Kerry, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã tới chào, chuyển lời thăm hỏi của Ngoại trưởng và trao đổi với Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Tại các cuộc gặp với quan chức Mỹ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã thông tin về tình hình Việt Nam, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ Đối tác toàn diện theo tinh thần Tuyên bố chung tháng 7/2013 giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama.
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh quyết tâm của hai nước trong việc khép lại quá khứ, mở ra tương lai; nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, nhất là trong năm 2015 kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước; đánh giá cao những thành tựu trong triển khai thực hiện các nội dung của Tuyên bố chung trong năm qua; nhấn mạnh hai bên cần tích cực cùng nhau triển khai những biện pháp cụ thể để thúc đẩy mối quan hệ song phương theo hướng ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Mỹ tiếp tục tạo thuận lợi mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, hạn chế các rào cản thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam; sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo; đề nghị Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh, bao gồm việc tẩy độc môi trường, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, tìm kiếm quân nhân của hai bên bị mất tích, rà phá bom mìn...
Ông Phạm Quang Nghị cũng khẳng định Việt Nam hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị hoan nghênh đóng góp của các nghị sỹ đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam-Mỹ; tăng cường thúc đẩy cơ chế đối thoại giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Mỹ, khuyến khích quan hệ giữa các địa phương của hai nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng trao đổi cởi mở, với cách tiếp cận xây dựng, xung quanh mối quan tâm của các nghị sỹ về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Trong buổi làm việc với Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam-Mỹ, trong đó hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước.
Trên tinh thần đó, ông hoan nghênh những bước đi ban đầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ thể hiện tinh thần trọng thị và vui mừng được đón tiếp Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lần đầu tiên sang thăm, nhấn mạnh Mỹ luôn coi trọng vai trò của Việt Nam trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế cũng như trong quan hệ Việt Nam-Mỹ; đánh giá cao những tiến triển thực chất đã đạt được và những cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Là một nước có quyền lợi và trách nhiệm, Mỹ khẳng định tiếp tục coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tổng thể chiến lược chung của Mỹ, nhấn mạnh quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có thể hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2014 và khẳng định Mỹ sẽ dành cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực và sự linh hoạt trong lộ trình thực thi các cam kết.
Các vị lãnh đạo Thượng viện Mỹ bày tỏ tình cảm thân thiết với đất nước và con người Việt Nam, khẳng định Mỹ coi trọng vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, Quốc hội Mỹ ủng hộ chính quyền tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với Việt Nam.
Trong các cuộc tiếp xúc, phía Mỹ bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời khẳng định Mỹ quan tâm và có lợi ích trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực, trong đó có vấn đề tự do và an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông; đánh giá cao những biện pháp đấu tranh hòa bình mà Việt Nam đã thực hiện vừa qua, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định; ngăn chặn nguy cơ gây căng thẳng, đối đầu và xung đột.
Theo chương trình, ngày 23/7, đoàn rời thủ đô Washington DC tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại thành phố New York./.
Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, điều gì đang xảy ra?
Đài Á Châu Tự Do
Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một cán bộ chính trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Sau đây là ghi nhận một số ý kiến những ...
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm Hoa Kỳ
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm và làm việc tại Mỹ
Tại thủ đô Washington DC, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có các cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry, ông Thomas Shannon; Phó Cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại Tony Blinken; Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy và Thượng nghị sỹ John McCain.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đã có cuộc trao đổi làm việc với ông Kenneth Wollack, Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và ông Mark Green, Chủ tịch Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI). Thay mặt Ngoại trưởng John Kerry, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã tới chào, chuyển lời thăm hỏi của Ngoại trưởng và trao đổi với Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.
Tại các cuộc gặp với quan chức Mỹ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã thông tin về tình hình Việt Nam, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ Đối tác toàn diện theo tinh thần Tuyên bố chung tháng 7/2013 giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama.
Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh quyết tâm của hai nước trong việc khép lại quá khứ, mở ra tương lai; nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao, nhất là trong năm 2015 kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước; đánh giá cao những thành tựu trong triển khai thực hiện các nội dung của Tuyên bố chung trong năm qua; nhấn mạnh hai bên cần tích cực cùng nhau triển khai những biện pháp cụ thể để thúc đẩy mối quan hệ song phương theo hướng ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Mỹ tiếp tục tạo thuận lợi mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, hạn chế các rào cản thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam; sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo; đề nghị Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh, bao gồm việc tẩy độc môi trường, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, tìm kiếm quân nhân của hai bên bị mất tích, rà phá bom mìn...
Ông Phạm Quang Nghị cũng khẳng định Việt Nam hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị hoan nghênh đóng góp của các nghị sỹ đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam-Mỹ; tăng cường thúc đẩy cơ chế đối thoại giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Mỹ, khuyến khích quan hệ giữa các địa phương của hai nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng trao đổi cởi mở, với cách tiếp cận xây dựng, xung quanh mối quan tâm của các nghị sỹ về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Trong buổi làm việc với Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia (NDI) và Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI), Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam-Mỹ, trong đó hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước.
Trên tinh thần đó, ông hoan nghênh những bước đi ban đầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ thể hiện tinh thần trọng thị và vui mừng được đón tiếp Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lần đầu tiên sang thăm, nhấn mạnh Mỹ luôn coi trọng vai trò của Việt Nam trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế cũng như trong quan hệ Việt Nam-Mỹ; đánh giá cao những tiến triển thực chất đã đạt được và những cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Là một nước có quyền lợi và trách nhiệm, Mỹ khẳng định tiếp tục coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tổng thể chiến lược chung của Mỹ, nhấn mạnh quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có thể hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2014 và khẳng định Mỹ sẽ dành cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực và sự linh hoạt trong lộ trình thực thi các cam kết.
Các vị lãnh đạo Thượng viện Mỹ bày tỏ tình cảm thân thiết với đất nước và con người Việt Nam, khẳng định Mỹ coi trọng vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, Quốc hội Mỹ ủng hộ chính quyền tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với Việt Nam.
Trong các cuộc tiếp xúc, phía Mỹ bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gần đây tại Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời khẳng định Mỹ quan tâm và có lợi ích trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực, trong đó có vấn đề tự do và an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông; đánh giá cao những biện pháp đấu tranh hòa bình mà Việt Nam đã thực hiện vừa qua, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định; ngăn chặn nguy cơ gây căng thẳng, đối đầu và xung đột.
Theo chương trình, ngày 23/7, đoàn rời thủ đô Washington DC tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại thành phố New York./.
Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, điều gì đang xảy ra?
Đài Á Châu Tự Do
Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một cán bộ chính trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Sau đây là ghi nhận một số ý kiến những ...
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm Hoa Kỳ
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm và làm việc tại Mỹ