Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Kết thúc điều tra vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

-Kết thúc điều tra vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề(PetroTimes) - Ngày 19/3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội cho biết, đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố đề nghị truy tố Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, người quản lý nhà Mở chùa Bồ Đề) và Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình) về hành vi mua bán trẻ em.
Tháng 7/2014, cơ quan chức năng nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (40 tuổi, ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị làm rõ việc chùa Bồ Đề bán Cù Nguyên Công (cháu bé mà Long đã nhận đỡ đầu). Vào cuộc xác minh, cảnh sát xác định Trần Thị Thu Hà có thai ngoài ý muốn với người yêu. Ngày 25/10/2013, Hà sinh một bé trai rồi mang đến chùa Bồ Đề nhờ nuôi dưỡng.
Hà gặp sư trụ trì chùa Bồ Đề và nói dối là con người bạn. Do không có điều kiện nuôi dưỡng nên xin cửa phật chăm sóc. Sư trụ trì Thích Đàm Lan hướng dẫn Hà gặp Nguyễn Thị Thanh Trang là người quản lý những đứa trẻ cơ nhỡ đang sinh sống tại chùa để làm thủ tục tiếp nhận cháu bé và đặt tên Cù Nguyên Công.
Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt tại cơ quan công an.
Cuối 2013, anh Nguyễn Thành Long cùng một số người thân quen tham gia hoạt động từ thiện cho trẻ bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề và đã nhận làm cha đỡ đầu của cháu Cù Nguyên Công.
Thời điểm đó, Nguyệt sống chung với một người đàn ông như vợ chồng. Để giữ quan hệ lâu dài, cô gái này giả mang thai với người đàn ông này rồi xin trẻ về nuôi. Do thường xuyên đi lễ tại chùa Bồ Đề nên Nguyệt quen Trang và thị nhờ cô quản lý trẻ tìm cho mình một cháu trai khỏe mạnh để làm con nuôi, hứa sẽ bồi dưỡng. Do cần tiền nên Trang nhận lời giúp.
Cuối tháng 12/2013, Trang liên hệ và đặt vấn đề xin con của Hà đang gửi ở chùa. Sau khi 2 bên đồng ý, Trang bảo Hà đến chùa Bồ Đề xin lại con để đưa cho mình. Đồng thời Trang báo cho Nguyệt là chùa có một bé trai sơ sinh, nếu muốn nhận nuôi thì phải chi tiền bồi dưỡng. Được Nguyệt đồng ý, ngày 1/1/2014, sau khi làm thủ tục xin lại cháu bé từ chùa Bồ Đề, Trang đã bảo người thân đón cháu Cù Nguyên Công về huyện Thường Tín (Hà Nội).
Những đứa trẻ cơ nhỡ sinh sống tại chùa Bồ Đề.
Ngày 2/1/2014, Nguyệt nhận cháu bé và đã đưa cho Trang 35 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, Trang gửi cho Hà 10 triệu đồng, giữ lại 25 triệu đồng chi tiêu cá nhân. Tháng 6/2014, cháu Cù Nguyên Công bị bệnh sởi nên Nguyệt đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Do biết trẻ dưới 6 tháng tuổi được giảm viện phí, Nguyệt nhờ người quen là nhân viên y tế tại xã Kim Hải (Kim Sơn, Ninh Bình) xin cấp giấy chứng sinh cho cháu bé và lấy tên Phạm Gia Bảo. Tuy nhiên, do bệnh quá nặng, cháu nhỏ đã tử vong vào ngày 24/6/2014.
Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định, Nguyệt còn nhận nuôi thêm 2 cháu nữa là Phạm Đức Anh (sinh năm 2012, con của chị Nguyễn Tố Uyên, ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) và Phạm Gia Hân (sinh năm 2013; con chị Vũ Hậu Giang, quê ở Thái Bình).
Ngay sau khi vụ án xảy ra, Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội vào cuộc thanh tra việc nuôi dưỡng những mảnh đời bất hạnh tại chùa Bồ Đề. Tháng 8/2014, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố quyết định đưa 17 cháu bé mồ côi và 13 cụ già không nơi nương tựa đang được chăm sóc tại chùa Bồ Đề lên Trung tâm Bảo trợ Xã hội Thụy An (huyện Ba Vì, Hà Nội).

-Kết luận chính thức về việc nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề
(PetroTimes) - Chùa Bồ Đề không thực hiện đúng quy định khi tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và người già neo đơn. Không đảm bảo các điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Báo cáo về kết quả thanh tra việc buôi trẻ tại chùa Bồ Đề.

Ngày 19/8, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân quận Long Biên có kết luận kiểm tra hoạt động quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội).
Đợt thanh kiểm tra việc nuôi trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội được các ban ngành tiến hành trong 3 ngày (5,6 và 7/8) tại chùa Bồ Đề. Đoàn kiểm tra thành lập 4 tổ thanh tra các nội dung: Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi; Công tác tiếp nhận, quản lý rẻ em, người tàn tật, người cao tuổi; Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng rẻ em, người tàn tật, người cao tuổi; Công tác y tế, giáo dục.
Tại thời điểm kiểm tra, có 135 đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi là 55; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34 và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc).
Kết quả kiểm tra cho thấy, 100% trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6, đều chưa được đi học tại các cơ sở giáo dục theo quy định. Nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi, có 18 trẻ được đi học thường xuyên; 6 trẻ chuẩn bị vào lớp 1; 13 trẻ không đi học, đa phần do bệnh lý. Trong tổng số 92 trẻ tại chùa thì có 80 trẻ chưa được đăng ký khai sinh, (47 trẻ bị bỏ rơi và 33 trẻ lang thang cơ nhỡ, được gia đình gửi vào chùa).
Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan và những đứa trẻ mồ côi.
Đối chiếu với hồ sơ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, có 21 trẻ em và 3 người già có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt tại chùa. Qua xác minh cho thấy, 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.
Về việc chăm nuôi trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn kiểm tra xác định, việc phối hợp của nhà chùa với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội. Việc quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề chưa chặt chẽ, đối với trẻ em bị bỏ rơi, khi phát hiện, trụ trì chưa khai báo với chính quyền địa phương để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.
Hầu hết các điều kiện đều không đảm bảo quy định. Trong đó diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông đủ so với quy định, nhà bếp đơn giản, sơ sài, không đảm bảo công tác vệ sinh, phòng tránh côn trùng. Khu vệ sinh cũng không đáp ứng tốt nhu cầu… Đặc biệt, không có bất cứ ai có chuyên môn nghiệp vụ về y tế, chuyên môn chăm sóc, bảo trợ xã hội.



Vụ chùa Bồ Đề: Tâm sự của các cô giáo khiến dân mạng bật khóc

Bất chấp những tin nhắn đe dọa, các cô giáo trẻ ở chùa Bồ Đề vẫn quyết tâm bảo vệ lẽ phải. Những dòng tâm sự của các cô đã khiến cư dân mạng vô cùng xúc động.

Trên facebook Thỏ Bun ngoài màn đáp trả dòng tin nhắn đe dọa đến từ một số điện thoại lạ, cô giáo tiếp tục chia sẻ một status dài đầy cảm xúc:

“Âm thanh tuyệt diệu nhất trên đời với tôi là lời ru của mẹ. Đó là những ca từ tha thiết nhất, những giai điệu ngọt ngào nhất, và truyền tải tình cảm nhiều hơn hết thảy mọi mỹ từ trên đời. Đó cũng là lý do, tôi rất hay ậm ừ hát ru con gái tôi khi xưa.

Tôi chẳng biết nhiều bài hát ru lắm. Chủ yếu là à ơi ơi à... nhưng những lúc đấy con bé lại nhắm mắt thở đều đặn, nhìn như một thiên thần đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru như một sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi với nhau, và tôi cứ ước giá mình có thể thật sự là một người mẹ trao cho con dòng sữa ấm áp cùng mới một vài câu hát ru đúng nghĩa.

Nhưng việc đó tôi không làm được. Mãi mãi tôi không có cơ hội thực hiện bản năng làm mẹ với con tôi. Tôi nhớ ngày đầu tiên tôi đi chơi khi con được chuyển vào phòng cách ly trong viện. Tôi ngồi ở hồ Tây lộng gió, nói năm ba câu chuyện tầm phào, rồi lại im lặng và ậm ừ hát ru theo thói quen.

Và tôi cứ thế òa khóc như là đau đớn lắm, như là ai đó mang con tôi đi xa mất, như thể là tôi thèm hát ru và thèm được bồng bế. Sau này, con tôi mất, tôi không hề được . Ngồi bên mộ con, tôi không khóc ầm ĩ, không than thở ỉ ôi. Tôi chỉ ậm ừ hát ru, những bài hát ru mà xưa kia tôi vẫn hát, ôm chặt lấy mộ con mà hát ru như thế, như thể cảm nhận được một phần máu thịt qua lớp đất lạnh lẽo cô liêu.

Tôi yêu con tôi và gắn kết với con không phải bởi 9 tháng mang nặng và cơn đau kéo dài lúc sinh thành, cũng không phải bởi dòng sữa nóng thơm ngậy ngọt ngào, mà chỉ bởi những câu hát ru hàng đêm khi đặt con ngủ trước khi ra về, bằng những ca từ ấm áp mà khi xưa mẹ tôi vẫn thường hát mỗi khi tôi chìm vào giấc ngủ. Sự gắn kết qua nhiều thế hệ luôn có giá trị hơn mọi lời nói.

Vì thế có ai đó nói chúng tôi rảnh việc khi cứ lo chuyện của những đứa trẻ - không- phải- là- con- mình thì tôi chỉ biết trả lời thế này: Tôi không thể tả tôi dành cho con bé nhiêu tình cảm, đơn giản chỉ là đến giờ này thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn vào khoảng không rồi ậm ừ hát ru trước giờ đi ngủ: "À ơi, con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm, ừm ừ, lộn cổ... xuống ao...".



Sau khi đọc status của Thỏ Bun, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự xúc động, tiếp thêm sức mạnh cho cô giáo để vững vàng hơn.

"Bài viết nào của bạn cũng làm mình phát khóc vì cảm động, cảm ơn cuộc đời vì còn có những con người như bạn”. "Cố gắng lên em, các con đều sẽ được lên thiên đường, không phải chịu khổ đau chốn trần gian nữa". "Bài nào của bạn cũng đọc, cũng ngẫm và thấy mình vẫn còn thật may mắn. Cố lên bạn nhé!". "Đâu phải cứ nhất định mình sinh ra thì mới yêu thương! Em giỏi lắm!"...

Trước đó, vào ngày 8/8, cô gái tình nguyện dạy học hai năm trong chùa có tên Ngọc Anh (Facebook Rabecca Nguyen) đã chia sẻ lời đe dọa đến từ một số điện thoại có nội dung: “Việc của mày là dạy học nhưng mày lại quan tâm đến những gì đang diễn ra trong chùa. Mày nghĩ tất cả mọi người là con gà hay sao mà không biết mày có quan hệ với Thỏ Bun, Rabecca mày đã cung cấp những thông tin gì tao không cần biết, nhưng cuộc sống của các cháu bé ở đây đã bị chính chúng mày làm xáo trộn và đảo lộn chứ không phải lỗi của các nhà sư hay bảo mẫu và Mụ To. Dù mày có đăng tin của tao lên Facebook thì người bị đẩy xuống 18 tầng địa ngục vẫn là mày. Hãy nhớ lấy!”.

Không quan tâm đến sự nguy hiểm đang rình rập, cô bày tỏ sự tức giận và dũng cảm tiếp tục đứng lên chống lại kẻ đã gây ra những vụ mất tích của nhiều bé.

Trên Facebook Rabecca Nguyen viết: “Con người sẽ khó có thể mua ai được bằng tiền, nhưng rất rất nhiều tiền thì mua được. Con người sẽ dễ dàng nói khi trong miệng bạn chỉ có lưỡi và răng nhưng sẽ ú ớ nếu miệng ngậm thêm cái gì đó đại loại như tiền”.

Trong một bình luận, cô giáo trẻ này nhấn mạnh: "Sắp tới mình sẽ vạch mặt kẻ mà ai cũng biết là ai đấy nói dối trắng trợn tới đâu. Chờ nhé, minh tin các bạn phóng viên công tâm sắp có bài để viết rồi".

Hải Anh


-Chùa Bồ Đề: Bé bị bán qua đời, UB quận họp bất thường
Thứ ba, 05/08/2014 19:07 
(Xã hội) - Quá trình điều tra, cảnh sát xác định bé Cù Nguyên Công bị Trang và Nguyệt bán đã qua đời hồi tháng 6/2014. Trong ngày 4/8, UBND quận đã triệu tập cuộc họp bất thường.

Chùa Bồ Đề: Bé bị bán qua đời, UB quận họp bất thường

Chiều 4/8, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45, Công an Hà Nội) thông tin sơ bộ kết quả điều tra vụ án Mua bán trẻ em, xảy ra tại chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội).
Theo trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em (Đội 12), trước đó, anh Nguyễn Thành Long (ở quận Long Biên) có tham gia vào hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề nên quen biết Nguyễn Thị Thanh Trang (36 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng). Trang là người được giao quản lý nhà Mở (khu quản lý trẻ trong chùa Bồ Đề).
Quãng thời gian thường xuyên qua chùa, anh Long nhận làm cha đỡ đầu cho một bé trai tên Cù Nguyên Công. Thỉnh thoảng, vợ chồng anh được nhà chùa cho phép đón cháu bé về nhà chăm sóc vài ngày.
Sau 3 tháng nhận làm cha đỡ đầu cháu bé, vợ chồng anh Long nhận được điện thoại của Trang thông báo mang cháu bé về chùa ngay vì có đoàn kiểm tra.
Ngày 4/1, khi vợ anh Long đến chùa đón bé Công về nhà như mọi khi, để đưa đi khám bệnh (trước đó Công bị viêm đường hô hấp) đã không thấy cháu bé đâu. Cho rằng thông tin cháu bé được bố mẹ đón về là không đúng sự thật (trước đó Trang thông báo đây là trường hợp cháu bé bị bỏ rơi), anh Long đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị xác minh.
Quá trình điều tra, ngày 3/8, cơ quan công an bắt khẩn cấp Trang và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, tạm trú ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra hành vi Mua bán trẻ em.
Tài liệu công an cho thấy, tháng 10/2013, Trần Thị Thu Hà (24 tuổi, ở Phú Thọ) sinh con là cháu Cù Nguyên Công nhưng không có khả năng nuôi dưỡng đã gửi bé vào chùa Bồ Đề.
Thời gian làm việc tại chùa Trang có quen Nguyệt (một phụ nữ bị vô sinh). Họ cấu kết với nhau, bàn với Hà viết giấy cho con (Hà cho Nguyệt bé Công). Trang được xác định nhận của Nguyệt 35 triệu đồng để thực hiện việc "rút" cháu bé khỏi chùa một cách êm đẹp. Trang sau đó đưa lại cho Hà 10 triệu đồng.
Để thuyết phục Hà giúp sức, Trang nói với mẹ cháu bé Nguyệt là chị dâu mình, cả gia đình rất yêu thương trẻ con nên không cần phải lo lắng gì, yên tâm giao con cho người phụ nữ nhà ở phường Thịnh Liệt. Thỉnh thoảng, Hà gọi cho Nguyệt hỏi thăm tình hình bé Công và đều được người đàn bà này thông báo sức khỏe con hoàn toàn bình thường
Quá trình điều tra, cảnh sát xác định bé Công đã qua đời hồi tháng 6/2014.
Từ tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, ra lệnh bắt khẩn cấp Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang để điều tra hành vi Mua bán trẻ em.
Đến nay, cảnh sát xác định sư trụ trì Thích Đàm Lan không liên quan đến vụ việc trên, nhưng tiếp tục mời sư trụ trì lên phối hợp để điều tra.
Theo trung tá Khải, việc nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề không đúng pháp luật, chùa không có chức năng nuôi nhận trẻ. "Vì tính nhân đạo nên lâu nay chùa vẫn nhận nuôi dưỡng trẻ. Tới đây cơ quan chức năng sẽ làm việc với nhà chùa để có biện pháp phòng ngừa, chấm dứt sự việc tương tự trên", Phó đội trưởng Đội 12 nói.
Về Trần Thị Thu Hà (mẹ bé Công), cô ta chỉ có quyền nuôi dưỡng con chứ không được phép bán cháu bé. Tuy nhiên quá trình điều tra đến nay, cảnh sát xác định Hà không trực tiếp tham gia việc mua bán con cùng Trang và Nguyệt. Nhiều khả năng người phụ nữ này sẽ không bị xử lý hình sự, thiếu tá Khải thông tin.
Họp bất thường
UBND quận Long Biên, Hà Nội, đã quyết định thành lập hai đoàn thanh tra, trong đó có Hội Phụ nữ và Sở Lao động thương binh xã hội cùng tham gia. Hoạt động thanh kiểm tra chùa Bồ Đề sẽ bắt đầu ngày 5/8 và kéo dài trong một tuần. Sau khi có kết quả điều tra, hai đoàn sẽ có những phương án, kiến nghị về đối sách với những cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề hoặc giao cho các cơ quan chức năng quản lý.
Phó chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà cho biết, việc Công an Hà Nội bắt giữ Nguyễn Thị Thanh Trang, người phục vụ ở chùa Bồ Đề là độc lập. Cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án, làm rõ những người liên quan. Còn về mặt quản lý nhà nước, UBND quận Long Biên luôn bám sát tình hình và quản lý sát các hoạt động tại chùa Bồ Đề.
Theo Thượng tá Nguyễn Viết Chức, Phó trưởng Công an Quận Long Biên, Công an quận đã phối hợp với công an phường rà soát toàn bộ những người đã hoặc chưa đăng ký tạm trú, tạm vắng trên địa bàn phường Bồ Đề, số lượng các cháu đang ở tại chùa Bồ Đề vào các thời điểm, nguồn gốc, xuất thân...
Trước đó, nghi ngờ về việc Nguyễn Thị Thanh Trang mua bán cháu bé Cù Nguyên Công (2 tuổi), ngày 3/8, Công an TP Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp Trang và Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, ngụ Ninh Bình), triệu tập một số người khác để lấy lời khai.
Quá trình điều tra cho thấy, Trang đã giấu toàn bộ thông tin về việc cháu Công đến ở chùa Bồ Đề gần một tháng, không cung cấp cho trụ trì Thích Đàm Lan biết nhân thân cháu bé. Trang luôn nhận đứa bé là cháu của mình nên thời gian đầu bà Thích Đàm Lan không biết động cơ, mục đích cũng như nhân thân của cháu bé. Cảnh sát tình nghi Trang đã xác định mục đích, động cơ đưa cháu bé đến ở tại chùa và được đặt hàng trước.
Thượng tá Chức cho rằng đây là sơ xuất trong công tác quản lý của nhà chùa và trụ trì Thích Đàm Lan bởi cháu bé đã xuất hiện cả tháng trời tại chùa Bồ Đề. Theo quy trình thì nhà chùa phải trình báo cơ quan công an về sự có mặt của cháu bé, nhưng chùa đã không làm.
Theo ông, khi các lực lượng chức năng và công an quận Long Biên vào kiểm tra thì nhà chùa nói rằng các cháu đang ngủ nghỉ, hay viện lí do các cháu đang ốm đau để các cơ quan chức năng không vào kiểm tra. Cuối năm 2013, ông từng đề xuất các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, giao các trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề cho một đơn vị chức năng quản lý.
"Nếu tiếp tục duy trì điểm tập trung trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực, phức tạp trong công tác quản lý. Đó là chưa nói đến vấn đề liên quan đến an ninh trật tự xã hội như mua bán người, đối sách, chính sách đối với các cháu, chế độ, tiền tài trợ...", thượng tá Chức nói.
Ngoài ra, các cháu phải sống trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật... Theo thượng tá Chức, những người làm việc tại chùa đều là không có chuyên môn, khó có thể chăm sóc trẻ tốt. Bác sĩ, y tá, thuốc men... không có sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề cho cuộc sống của các cháu nhỏ.
Triệu tập trụ trì chùa Bồ Đề, khởi tố vụ án buôn bán trẻ em
Thông tin từ Trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội phòng chống tội phạm buôn bán người, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội cho biết, chiều nay (4/8), Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề theo điều 120 Bộ Luật hình sự đồng thời ra lệnh bắt khẩn cấp 2 đối tượng Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán Ninh Bình, hiện trú tại Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà nội) và Nguyễn Thị Thanh Trang (sinh năm 1979, hiện trú tại Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Hiện, Phòng hình sự phối hợp với công an Long Biên cũng đã triệu tập sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề và những người có liên quan để làm rõ các tình tiết của vụ việc.
Riêng về việc chùa Bồ Đề nuôi nhiều trẻ em, đội phó Đội 12 cho biết: chùa Bồ Đề không có chức năng này. Các cơ quan liên quan cũng đã nhiều lần họp để nhắc nhở.
Cũng trong chiều nay, Trung tá Nguyễn Cao Khải cũng cho hay, cơ quan công an có nhận được thông tin cháu Công đã qua đời vào ngày 27/6 vừa qua.
Cơ quan công an sẽ khẩn trương xác minh, nếu cần thiết sẽ tiến hành sử dụng các biện pháp pháp y”, Trung tá Khải nói.
Nguồn Tamguong.vn
---
Đã lên phương án chuyển toàn bộ trẻ khỏi chùa Bồ Đề
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sở Lao động Hà Nội đã yêu cầu 5 trung bảo trợ xã hội của thành phố chuẩn bị điều kiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận trẻ đang được nuôi dưỡng ở chùa Bồ Đề. “Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả thanh kiểm tra liên ngành do quận Long Biên chủ trì đối với ...
Người tố cáo mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề lần đầu tiên lên tiếng
Lên phương án chuyển toàn bộ trẻ khỏi chùa Bồ Đề
Để lòng thiện không bị lợi dụng
 - -

----
-Bắt người quản lý trẻ mồ côi chùa Bồ Đề
(PetroTimes) - Ngày 3/8, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45, Công an Hà Nội) thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang (quản lí khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em.


Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt tại cơ quan công an.
Theo tài liệu điều tra, đầu năm 2013, anh Nguyễn Thành Long (ở Khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội) tham gia hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề. Ngày 29/10/2013, anh Long nhận được tin nhắn của Nguyễn Thị Thanh Trang về việc, có một bé sơ sinh được phát hiện ở cổng chùa, dây rốn chưa rụng, người bỏ rơi không để lại bất kỳ thông tin gì.
Vợ chồng anh Long đã nhận làm bố mẹ đỡ đầu của cháu bé và được nhà chùa đặt tên là Cù Nguyên Công. Bất ngờ, đến chiều 31/12/2013, Trang gọi điện cho vợ anh Long nói, chuẩn bị có đoàn kiểm tra đến nên đề nghị đưa bé về ngay. Vợ anh Long mang cháu Cù Nguyên Công trở lại chùa theo yêu cầu.
Đến ngày 4/1/2014, vợ anh Long đến chùa đón cháu Công về nhà thì cháu đã không còn ở chùa nữa.
Nguyễn Thị Thanh Trang giải thích mẹ cháu bé đã đón về song lời giải thích có nhiều khuất tất. Do đó, anh Long đã gửi đơn kiến nghị tới một số cơ quan báo chí đề nghị xác minh. Xác định có dấu hiệu một vụ mua bán trẻ em, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra.
Kết quả cho thấy, Trang câu kết với Nguyệt bán cháu Cù Nguyên Công cho một số đối tượng ở tỉnh Ninh Bình. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

Bắt khẩn cấp nữ quản lý trẻ mồ côi chùa Bồ Đề
Người Lao Động
(NLĐO)- Nguyễn Thị Thanh Trang, người quản lý trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội), cùng 1 người đồng phạm đã bị cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi mua bán trẻ em. Phá đường dây mua bán trẻ sơ ...
Bắt giữ hai phụ nữ liên quan nghi án 'bán trẻ' ở chùa Bồ Đề
Bắt khẩn cấp người quản lý trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề
Bắt khẩn cấp người quản lý trẻ mồ côi chùa Bồ Đề


-Sự thật khủng khiếp về Chùa Bồ Đề: "Kênh" trung gian mua bán con nuôi?
Mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa Bồ Đề, Công được "lại quả" 5-7 triệu đồng. Nếu đứa trẻ này được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" vài chục đến vài trăm triệu từ cha mẹ nuôi chúng.

Khi thực hiện phóng sự này, chúng tôi đã rất “sốc” trước những lời rỉ tai rằng nơi đây như một “kênh” cung cấp con nuôi. Hiện có đến gần 200 trẻ mồ côi được gom về từ nhiều nguồn khác nhau, đang sống lay lắt ở chùa Bồ Đề…

“Thợ” nuôi trẻ


Nguyễn Thị Nhàn, quê ở Nam Định đã làm “Ôsin” trong chùa bốn năm, “bật mí”: “Sư thầy vừa mua mảnh đất những 45 tỷ để xây nhà cho trẻ mồ côi ở đây. Chùa này không phải của Nhà nước, tiền là do khách thập phương cung tiến cả đấy”.

Nhàn lên thành phố làm nghề giúp việc, được sư thầy tuyển vào chùa trông trẻ. Mỗi tháng sư thầy trả lương không dưới ba triệu đồng. Ở chùa, có vài chục người phụ nữ như Nhàn, được gọi là mẹ. Mỗi mẹ nuôi bốn - năm con (trẻ bị bỏ rơi) nhỏ xíu.
chùa bồ đề

Một phụ nữ được thuê nuôi giữ trẻ ở chùa Bồ Đề.

Nhàn cho biết: “Trẻ ngày càng đông, chăm làm sao xuể được. Đôi khi chúng nó khóc cũng mặc kệ, dỗ được đứa này thì đứa kia quấy nhèo nhẹo, mệt lắm. Thỉnh thoảng cũng có bé qua đời. Trẻ ở đây bị bỏ rơi nhiều lắm, có đứa bị HIV. Báo chí viết về chùa đầy ra đấy, chị không biết chùa này rất nổi tiếng à? Hết đoàn nọ đến đoàn kia ghé làm từ thiện thì mới có tiền mà nuôi các cháu, chứ ở đây làm gì có chế độ nhà nước?”.
Tôi hỏi: “Ngoài lương ra thì các mẹ có khoản nào khác nữa không?”. Nhàn đáp: “Thỉnh thoảng phật tử thương, giấm giúi cho các mẹ mấy đồng để nuôi các cháu tốt hơn. Sư thầy mà biết là bọn em phải nộp lại ngay, chỉ nhận lén lút thôi”.
Nhàn cũng như nhiều người mẹ khác, không rõ chính xác những đứa trẻ mồ côi đến từ đâu. Chỉ thỉnh thoảng thấy các sư trong chùa mang vào khu nuôi một cháu, giao cho các mẹ. Họ dặn phải nói tất cả trẻ con ở đây đều là trẻ bị vứt ở cổng chùa. Nhàn rủ tôi vào chơi, thăm các cháu. Cô thản nhiên nói: “Chị cho xin mấy đồng mua bánh để lát nữa ăn…”.
Tôi theo Nhàn vào khu mới mà chùa vừa xây. Sự bừa bộn, ồn ào hiện ra nhức mắt nhưng cái vô cảm của những người chăm sóc trẻ mới thực sự khiến tôi thấy nhói lòng. Vài em bé sơ sinh khóc đến tím ngắt nhưng các mẹ vẫn thản nhiên buôn chuyện với nhau. Thấy tôi thắc mắc, một mẹ nói: “Con của ai, người nấy quản”. Mãi sau tôi mới biết, mẹ của các cháu đó vừa ra ngoài chưa về.
Nhàn giới thiệu tôi là người mới đến chùa lần đầu, muốn xem qua khó khăn của nhà chùa để sau này trở lại làm từ thiện. Các mẹ nhao nhao: “Đừng có mang bánh kẹo, quần áo cũ đến cúng nhá. Ở đây không cần những thứ đó nữa đâu. Cần tã, sữa, tiền hoặc giấy ướt để lau cho các cháu”. Các chị không quên dặn tôi phải mang thẳng giấy đến khu nuôi các cháu, không được đưa cho sư thầy, tránh tình trạng sư thầy phát theo chế độ hàng tháng, sẽ chẳng đủ dùng.
Trước một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn, tôi hỏi: “Em bé này bị bỏ rơi ở đâu?”, người mẹ nuôi em đáp: “Người ta gọi điện cho sư bác đi nhặt ở đâu về tôi không rõ lắm. Giao cho mình tôi ba đứa còn đỏ hỏn thế này, vất lắm cô ạ”.
Nhàn nháy người “mẹ” vừa nói chuyện với tôi, nhắc lại không dưới năm lần câu: “Ở đây đều là trẻ người ta đem đến bỏ rơi ở cổng chùa cả đấy chị ạ”. Không hiểu sao Nhàn không cho tôi chụp ảnh một cháu bị ghẻ lở đầy người. Không chịu nổi cảnh người mẹ cầm hai chân một em bé sơ sinh đang ngủ ngon, kéo xềnh xệch sang một vị trí khác, tôi bỏ ra ngoài...

Gặp sư thầy… khó lắm

Đi tìm sư thầy trụ trì, qua một căn phòng, thấy mấy sư bác trẻ măng đang xúm quanh một chiếc máy tính, vào mạng, tôi cất tiếng hỏi, một sư bác xẵng giọng: “Cô có việc gì mà đòi gặp sư thầy?”. Tôi nói: “Thưa, tôi hỏi cho một người em gái, cô ấy lỡ có thai, muốn gửi con vào chùa”. Sư bác hỏi tiếp: “Là con trai hay con gái?”, tôi đáp: “Vì chưa sinh, nên không biết giới tính?”, sư bác nói: “Nếu là con trai thì cứ mang sang để ở cổng chùa là được, con gái thì thôi, chưa chắc thầy nhận đâu”. Tôi nài: “Cứ chỉ cho tôi gặp sư thầy đi, tôi cần nói chuyện”.
Bất đắc dĩ sư bác này mới chịu đưa tôi đi tìm sư thầy nhưng chúng tôi bị một anh bảo vệ cao lớn chặn lại, hỏi sư bác đưa tôi đi đâu? Nghe chuyện, anh bảo vệ dứt khoát ngăn không cho gặp sư thầy. Anh ta nói: “Vấn đề liên quan đến trẻ con bị bỏ rơi, mình tôi có thể giải quyết được hết”. Tôi hỏi: “Anh có quyền gì mà giải quyết được?”. Anh ta nói: “Tôi là bảo vệ, đồng thời là người giải quyết mọi chuyện ở chùa này. Một trăm bảy mươi mấy cháu này tôi đều giải quyết đấy chứ. Sư thầy không phải là người ai muốn gặp lúc nào cũng được!”.
chùa bồ đề

Trẻ được nuôi ở chùa Bồ Đề.

Tôi đành quay lại phòng bảo vệ để ngồi nói chuyện. Anh bảo vệ xưng tên Tài. Lần đầu tiên tôi thấy quyền lực của một bảo vệ trong chùa lại “to” đến thế.
Tài khoát tay nói: “Chuyện của cô quá đơn giản. Hôm nào em cô đẻ, cứ mang đến đây nhà chùa nhận tuốt. Trai gái gì cũng được”. Tôi hỏi: “Nhưng có điều kiện gì không?”, Tài đáp: “Nếu vứt ở cổng chùa thì không cần viết gì. Nếu đưa vào gửi nhà chùa thì phải viết cam kết là giao con hoàn toàn cho nhà chùa nuôi”. Tài dặn đi dặn lại, khi nào em tôi sinh xong, cứ gọi cho anh ta là đứa trẻ sẽ được bỏ vào chùa nhanh, gọn…

"Tùy tâm" cung tiến cho chùa vài chục đến vài trăm triệu/ đứa trẻ?

Trong vài người đàn bà có nhu cầu đi xin con nuôi, chúng tôi tìm đến Công - một "cò" chuyên dắt mối cho- nhận con nuôi ở cổng Bệnh viện C. Câu đầu tiên mà Công hỏi tôi là: “Ai giới thiệu chị gặp tôi?" và rất nhiều câu hỏi khác để xem liệu tôi có là khách hàng tiềm năng của hắn hay không.
Khi tin rồi, Công hé lộ nhiều chuyện kinh hoàng về công việc của mình. Công nói: “Làm cái này không cẩn thận là bị bắt như chơi. Kể cả chị, nếu công an phát hiện chị đang mua một đứa trẻ con, chị cũng bị bắt ngay. Thế nên, chúng ta chỉ giao dịch qua điện thoại thôi, không được gặp nhau cho đến khi tôi đưa một con bé có chửa đến đây để đẻ. Chị cứ chuẩn bị tầm 50 triệu đồng cho thương vụ này. Trong đó, tôi sẽ phải chi cho rất nhiều người để khi khai sinh, người ta sẽ điền tên người mẹ là chị, chứ không phải là mẹ đẻ thật sự của đứa trẻ mà chị định nhận làm con nuôi. Như thế, khi mang đứa trẻ ra khỏi bệnh viện thì nó sẽ là con của chị, đưa tiền cho mẹ đẻ của nó và bế con mình về thôi”.
chùa bồ đề

Ngay trước cổng BV Phụ sản trung ương, gã xe ôm tên Công đang môi giới với khách hàng .

Tôi thắc mắc: “Anh nhầm à, tôi phải làm thủ tục xin con nuôi hẳn hoi, mà bệnh viện thì họ không có chức năng làm việc đó. Anh phải có cách khác chứ!”.
Công bảo: “Trước đây, tôi vẫn đưa trẻ bị bỏ rơi lên các trung tâm bảo trợ xã hội trên Ba Vì. Mỗi đứa trẻ vứt ở cổng trung tâm, tôi được nhận năm - bảy triệu cơ. Nhưng nếu chị vào những trung tâm đó xin con nuôi thì đừng hòng. Chúng nó sẽ được đưa đi nước ngoài làm con nuôi hết, làm gì đến lượt chị. Nhiều người vẫn làm theo cách tôi bày cho đấy, chẳng thấy họ kêu ca gì đâu”.
Công cho tôi thêm một lựa chọn khác, cũng giống như Hà, anh ta hứa sẽ chở tôi sang chùa Bồ Đề để tìm xem có đứa trẻ nào ưng ý thì xin làm con nuôi.
Tôi hỏi: “Hết bao nhiêu tiền?”, Công cười nhạt: “Cái đó thì tùy tâm chị. Cửa Phật người ta không đòi thẳng thừng như thế đâu. Người ta sẽ nói là “tùy tâm”. Ai nhận con nuôi ở đây chả tự giác cung tiến vài chục triệu, có người cung tiến mấy trăm triệu cho nhà chùa. Sư chẳng nói ra thì khắc có người “bắn” đến tai phật tử có lòng từ bi. Phật dạy, cứu một người phúc đẳng hà sa... tiền thì quan trọng gì!".
Mỗi khi anh đưa trẻ con bị bỏ rơi cho chùa được “lại quả” từ năm - bảy triệu đồng. Nhưng thực ra, anh chỉ nhận được một - hai triệu, còn lại thì bồi dưỡng cho người mẹ. Đó là “luật” và lệ”. Công hứa sẽ tìm cho tôi một bà chửa khỏe mạnh để sinh con trong một bệnh viện lớn. Còn tôi phải sắm vai là chị gái của sản phụ đó và đàng hoàng bế đứa bé ra khỏi bệnh viện cùng người đã sinh ra nó. Giá chính xác của phi vụ này được chốt lại là 40 triệu đồng. Bế đứa trẻ không phải do mình đẻ ra về nhà, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hợp thức hóa nguồn gốc, biến nó thành con nuôi của mình....
Ông Lưu Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch (phụ trách văn hóa - xã hội) UBND phường Bồ Đề, quận Long Biên - Hà Nội cho biết: “Chùa Bồ Đề thuộc sự quản lý của phường. Việc nhà chùa nhận hàng trăm trẻ mồ côi về nuôi hoàn toàn mang tính tự phát, không được cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép. Nhiều lần chúng tôi đã đề nghị sư thầy phối hợp với chính quyền địa phương làm thủ tục đưa các cháu vào các cơ sở nuôi dưỡng có pháp nhân nhưng ý sư thầy muốn bao bọc cho tất cả những số phận kém may mắn thì phải! Vài năm trở lại đây, số trẻ sơ sinh trong chùa ngày một đông, tình trạng chăm sóc không chu đáo bắt đầu phát sinh, nhất là việc ô nhiễm môi trường do người quá đông. Mỗi năm, cán bộ y tế phường kiểm tra sức khỏe, phát hiện các cháu mắc bệnh ngoài da rất nhiều. Thỉnh thoảng, có cháu chết vì bệnh tật, chủ yếu là trẻ nhiễm HIV”.
Về phương diện quản lý nhà nước, ông Tiến rất hy vọng các cơ quan chức năng phối hợp với nhà chùa trong việc quản lý các cháu mồ côi sao cho đúng luật.

P.V (Theo Báo Phụ nữ)
Sư trụ trì lên tiếng trước cáo buộc Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em

Thông tin Chùa Bồ Đề buôn bán, bỏ rơi trẻ em đang là sự việc được lan truyền và gây bức xúc trong dư luận. Trước những thông tin này, sư trụ trì chùa Bồ Đề đã chính thức lên tiếng.

Trụ trì chủa Bồ Đề khẳng định, hình ảnh mà bài báo đưa về một em bé bị bỏ rơi không phải là em bé trong nhà chùa.
Chùa Bồ Đề buôn bán, bỏ rơi trẻ em: Tiếng nói từ người trong cuộc
Những ngày qua, dư luận lại xôn xao một sự việc liên quan lến chùa Bồ Đề bỏ rơi trẻ mồ côi. Trước đó, những thông tin về chùa Bồ Đề làm “trung gian” mua bán trẻ em mồ côi tại chùa đã từng làm dậy sóng dư luận.
Chùa Bồ Đề buôn bán, bỏ rơi trẻ em đang là những thông tin khiến dư luận bức xúc và gây xôn xao.
Theo ni sư Thích Đàm Lan (sư trụ trì chùa Bồ Đề), chùa hiện đang cưu mang hơn 100 em bé bị bỏ rơi, hàng chục cụ già neo đơn, không nơi nương tựa…
Khi đề cập tới loạt những bài báo đưa tin về trường hợp một em bé bị nhà chùa bỏ rơi ở bệnh viện khi mới 9 ngày tuổi và bị thoát vị não, ni sư Thích Đàm Lan tỏ ra nhẫn nại lắng nghe.
Sư trụ trì Thích Đàm Lan trò chuyện với phóng viên về sự việc chùa Bồ Đề buôn bán, bỏ rơi trẻ em
Nhìn tấm ảnh em bé trong bài báo, sư thầy khẳng định: “Đây không phải là em bé trong nhà chùa. Những em bé được nuôi trong chùa đều được các cơ quan chức năng tới và chụp ảnh để lưu lại. Các cơ quan báo chí có thể kiểm tra. Đây hoàn toàn là thông tin sai sự thật”.
Ni sư cũng khẳng định, bài báo hoàn toàn thiếu tính logic và người đăng tải hình ảnh với những dòng thông tin trên mạng xã hội là có mục đích riêng.
Trước đó, vào năm 2013, một số bài báo cũng có đưa thông tin ám chỉ việc chùa Bồ Đề là “kênh trung gian” mua bán con nuôi. Mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa Bồ Đề, Công được "lại quả" 5-7 triệu đồng. Nếu đứa trẻ này được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" vài chục đến vài trăm triệu từ cha mẹ nuôi.
Về điều này, sư trụ trì cho hay: “Là người hiểu biết thì có lẽ sẽ nhận ra sự vô lý trong bài báo này. Nội dung bài báo dẫn lời từ một người làm nghề chạy xe ôm ở cổng bệnh viện nhưng lại dám đưa lên báo”.
Sư thầy cũng khẳng định với báo chí rằng: "Từ trước tới nay, nhà chùa chưa từng cho người ngoài nhận xin con nuôi. Dù có đưa bao nhiều tiền thì chúng tôi cũng sẽ không đồng ý".
Sư thầy trải lòng: “Cha mẹ đã bỏ các con một lần nên tôi không nỡ bỏ thêm lần nữa. Rồi khi cha mẹ chúng tới đón thì biết làm sao?".
Trước những thông tin đang gây xôn xao dư luận, sư trụ trì chùa Bồ Đề cho biết: "Bản thân nhà chùa làm từ thiện thật và tin vào Phật, không cầu điều gì cả. Tôi tin vào luật nhân quả, cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp nên bản thân tôi không muốn chia sẻ nhiều. Mọi việc sẽ có các cơ quan chức năng, công an làm việc".
Thực tế cuộc sống của trẻ em cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề
Chùa Bồ Đề là nơi đang cưu mang gần 200 em nhỏ và cụ già neo đơn, không nơi nương tựa. Mỗi đoàn khách tới thăm và làm từ thiện tại chùa Bồ Đề đều được các em nhỏ được nhà chùa nuôi ùa ra ôm chân, níu kéo, đòi quà…
Khi khách tới thăm và nói sẽ đưa cho các mẹ để chia thì các em nhao nhao: “Đừng đưa cho mẹ, các mẹ không cho ăn đâu!”.
Trưa nắng, trong những căn phòng chật chội chưa đầy 10m2 với chiếc chiếu rách nát, đồ dùng, vật dụng sơ sài…các mẹ đang thay tã cho những em bé đang khóc ngặt ngẽo, sặc cháo, trớ sữa, nằm ngổn ngang.
Một em bé bị sặc cháo được các mẹ trong chùa Bồ Đề chăm sóc.
Theo phản ánh, mỗi bà mẹ ở đây sẽ nhận nuôi khoảng 4-5 cháu và mỗi tháng được nhà chùa trả 2-3 triệu tiền công. Chị N (một bà mẹ được thuê chăm sóc trẻ tại chùa Bồ Đề) cho hay: “Tiền thuê các mẹ chăm sóc là nhà chùa chi trả, còn lại nuôi các cháu thì nhờ vào từ thiện với công đức”.
Tuy nhiên, sư trụ trì Thích Đàm Lan lại khẳng định điều trên là sai sự thật.
Sau một trận khóc ngặt ngẽo, em bé này được nhét bình sữa vào miệng để nín khóc.
Bên cạnh đó, nhiều người tới thăm các cháu tại chùa cho rằng, nhà chùa xây dựng quá quy mô và khang trang (nhà chùa đã xây dựng từ năm 2010 và tới nay vẫn chưa xong – PV) nhưng nơi ở của các cháu lại quá xập xệ và ẩm thấp.
Ni sư Thích Đàm Lan giải thích: "Để có được khu nhà dành cho các cháu, nhà chùa cũng đã phải bỏ ra khá nhiều tiền. So sánh giữa sự khang trang của nhà chùa và nơi ở của các cháu là một sự so sánh khập khiễng. Bởi chùa là nơi cho hàng ngàn người tới thăm viếng, cầu khấn…"
Hồng Hạnh – Đỗ Hiền

Tổng số lượt xem trang