Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Cấm phóng uế vào lịch sử !

-Son Tran
Chỉ Nên Cấm Phóng Vào...Lăng Bác: Cấm phóng uế vào lịch sử !

HOÀNG THIẾU PHỦ
Hình ảnh của Cấm phóng uế vào lịch sử!
Ông Thắng là giáo viên dạy Sử rất được học sinh mến mộ vì lối giảng bài sinh động và hấp dẫn. Bữa nay ông mở đầu tiết học bằng một mẩu tin ngắn đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày chủ nhật 30-10- 2014 nhan đề: Không đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. Ông dừng lại một chút đặt câu hỏi: “Có em nào biết Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông là ai không?”. Cả lớp ngồi im. Ông lại hỏi: “Thế các em có biết một nhân vật lịch sử tên là Mạc Đăng Dung không?”. Cả lớp liền đồng thanh trả lời: “Dạ biết”. Ông chỉ một nữ sinh ngồi ở bàn đầu hỏi: “Em biết gì về ông này?”.


- Dạ thưa thầy, đó là một kẻ gian thần, giết vua để chiếm ngôi rồi tự trói mình ra hàng quân Minh ở ải Nam Quan.

- Đúng rồi. Và Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông mà người ta tính đặt tên cho hai con đường lớn ở thủ đô Hà Nội chính là Mạc Đăng Dung và con là Mạc Đăng Doanh. Nên biết rằng khi một ông vua được nhân dân ngưỡng mộ, lịch sử ghi công thì người ta mới gọi Thái tổ, Thái tông để tỏ lòng tôn kính. Ví dụ: Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông. Nhưng đối với cha con Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh, lịch sử coi họ là tội đồ cho nên dù họ có xưng là Thái tổ Thái tông gì đi nữa cũng không ai muốn gọi. Chỉ thích gọi tên để mà thóa mạ. Cũng vì thế mà nói Mạc Đăng Dung thì cả lớp đều biết. Còn nói Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông thì các em không biết.

Rồi ông nhìn vào giáo án nói tiếp: “Để các em hiểu thế nào là Mạc Đăng Dung, thầy sẽ tóm tắt một số tư liệu dựa trên các bộ sách lịch sử kinh điển như: Đại Việt sử ký toàn thư của các sử quan thời Hậu Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Việt Nam quốc sử khảo của Phan Bội Châu, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim… Theo các tài liệu này thì:

- Để cướp ngôi, Mạc Đăng Dung đã giết hai vị vua cuối cùng của nhà Hậu Lê là Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng và bà Hoàng Thái hậu. Hàng chục vị quan đứng đầu triều đình ra mặt phản đối, kẻ thì nhổ vào mặt, kẻ thì lấy nghiên mực xáng vào đầu Mạc Đăng Dung đều bị giết tại chỗ. Nhiều người quay đầu về Lam Sơn lạy rồi tự tử. Một số khác khởi binh chống lại Mạc Đăng Dung rồi đánh đuổi họ Mạc lên tới biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng.

- Nhưng nhục nhã nhất là việc đầu hàng và cắt đất biên giới dâng cho giặc. Đại Việt Sử ký toàn thư chép: Mùa đông, tháng 11, năm Canh Tý (1540), Mạc Đăng Dung cùng với bá quan văn võ trong triều qua Trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước doanh trướng của quân Minh, quỳ gối cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử. Đăng Dung còn tự nguyện dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Tự cổ chí kim trong lịch sử Việt Nam chưa có ông vua nào độc ác và hèn hạ đến thế”.

Một cậu học trò giơ tay hỏi: - Thưa thầy, một ông vua hèn như thế sao còn có người đề xuất đặt tên đường?
- Câu hỏi hay đấy. Chính thầy cũng đang tìm hiểu. Chỉ biết rằng gần đây có một số nhà sử học muốn tỏ ra mình thông thái hơn người xưa nên đã tìm đủ lý do để chạy tội, thậm chí kể công lao của Mạc Đăng Dung. Lại có một số người khác dựa vào lập luận của các sử gia ấy toan tính việc đánh bóng tên tuổi Mạc Đăng Dung chắc là để phục vụ một ý đồ nào đó. Bởi vậy chúng ta hãy cảnh giác: Nếu hôm nay âm mưu đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông không bị ngăn chặn thì không chừng sẽ có ngày họ thừa thắng xông lên, đặt thêm những con đường mang tên các tướng Tàu như Mã Viện, Liễu Thăng, Toa Đô, Ô Mã Nhi…

Cậu học sinh trưởng lớp bỗng đứng lên phát biểu một câu rất tếu:

- Em nói điều này xin thầy tha lỗi chứ nếu họ dám dựng những bảng tên đường như thế thì mỗi lần đi ngang chúng em sẽ tè một phát vào đấy.

Cả lớp cười rần rần. Một nữ sinh vui vẻ tham gia:
- Chỉ sợ các bạn tè được vài lần thì họ sẽ gắn thêm một cái bảng đề: “Cấm phóng uế”.

Cả lớp lại cười. Ông thầy cũng cao hứng nói đùa:
- Nếu thế thì mình sẽ thêm vào mấy chữ, thành ra cái bảng đề CẤM PHÓNG UẾ VÀO LỊCH SỬ.

Có lẽ thầy trò họ còn có nhiều điều muốn nói nhưng reng... reng… Chuông báo hết giờ.

Tranh cãi đặt tên cho đường phố: Phó Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội nói gì?
(VietQ.vn) - Tại buổi giao ban báo chí ngày 2/12, ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã dành nhiều thời gian để nói về việc Hà Nội đặt tên cho 26 đường, phố.
Trước đó, UBND TP Hà Nội trình HĐND xem xét đặt tên và điều chỉnh độ dài 26 đường, phố như: Thọ Tháp, Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông (quận Cầu Giấy); Bằng Liệt, Hưng Phúc, Đông Thiên (quận Hoàng Mai); Thiên Hiền, Sa Đôi, Hòe Thị, Phú Đô, Nhổn, Tu Hoàng, Thị Cấm, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Cầu Cốc, Miêu Nha, Cương Kiên, Đồng Me, Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm)…
Thế nhưng mới đây, Hà Nội lại có tờ trình xin rút tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông. Tại buổi họp báo, phóng viên đặt câu hỏi, phải chăng vì ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc nên Hà Nội rút hai tên này?
Ông Long cho biết, trong số 26 tên đó thì có 3 tên là của danh nhân. Trong 3 danh nhân có hai nhân vật lịch sử là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, một danh nhân hiện đại là nhà văn Nguyễn Đình Thi. Tuy nhiên, gia đình nhà văn Nguyễn Đình Thi xin để lại vì muốn có con đường đẹp, xứng đáng hơn với nhà văn.
Về băn khoăn của phóng viên, các nhà khoa học đã đề xuất sau Hà Nội lại có tờ trình xin rút hai tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông, điều đó có phải là do quy trình thiếu chặt chẽ? ông Long khẳng định không có chuyện đó.
ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy

Ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Viết Cường

Ông Long dẫn giải, Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông là hai nhân vật của nhà Mạc. Theo chính sử phong kiến, trước đây thường gọi nhà Mạc là ngụy triều, coi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê.
“Rất nhiều người thuộc lớp người cũ như tôi, học sử thấy nhà Mạc rất tồi tệ. Nhưng từ 30 năm nay, với ánh sáng đổi mới và nhìn nhận lại lịch sử thì có thực tế là các triều sau khi có vấn đề với triều trước thì thường có phản ánh không trung thực. Thậm chí xuyên tạc”, ông Long nói.
Nhà Mạc tồn tại ở Thăng Long 65 năm (Giai đoạn 1527 – 1592), sau đó chuyển lên Cao Bằng hơn 90 năm nữa. Tuy thời gian không dài nhưng nhà Mạc cũng đóng góp rất nhiều cho đất nước. Ông Long dẫn lời của nhà sử học lê Qúy Đôn, dưới thời của Mạc, đất nước ta thái bình đến mức đêm không phải đóng cửa, trâu bò thả rông không có trộm cắp.
“Thực tế, trong thời kỳ tôi làm ở Sở Văn hóa thì dấu tích của nhà Mạc về văn hóa trên đất nước và thủ đô rất nhiều. Điều đó chứng tỏ thời nhà Mạc đã có sự phát triển mạnh. Vừa rồi, Bia đá tiến sỹ được công nhận là Di sản tư liệu thế giới, nhà Mạc cũng là nhà mở mang việc học, có rất nhiều tiến sỹ. Trong đó có nữ tiến sỹ đầu tiên là Nguyễn Thị Duệ”, ông Long dẫn giải.
Về sự thất bại của nhà Mạc, như cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã bình luận “sự thất bại của nhà Mạc là nỗi bất hạnh cho dân tộc Việt”. Theo ông Long, nhà Mạc nới cải cách và mở cửa, chú trọng về kinh thương, hướng biển để kinh doanh thì đất nước sẽ được mở mang.
Tuy nhiên, lại có nghi án nhà Mạc dâng đất cho nhà Minh để bảo vệ ngôi báu, lưu lại tiếng xấu muôn đời. Về thông tin này, ông Long cho biết: “Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng chứng minh, khi nhà Minh kiểm tra đất mà Mạc Đăng Dung dâng thì hoàn toàn là đất khống, là đất thuộc nhà Minh”.
Qua sự việc trên, vị Phó Ban Tuyên giáo liên hệ: “Theo truyền thống từ ngày xưa, trong việc ngoại giao chúng ta vẫn phải chịu ở mức độ nào đó, nhưng trong lòng người dân vẫn giữ quan điểm độc lập. Ngay như Giáo sư Vũ Khiêu cũng đã đánh giá, sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung như một bông hoa xuyên tuyết trong đêm dày tăm tối, trong thời kỳ Lê sơ gọi là vua lợn, vua quỷ. Như vậy, việc triều định thối nát rồi bị thay thế bởi triều khác là việc rất bình thường. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của lịch sử cũ thì sự thất bại của nhà Mạc đã đem lại nhiều tiếng xấu”.
Khi luận bàn công lao của nhà Mạc, Hội đồng tư vấn của Thành phố, là những nhà sử học hàng đầu đều nhận định sự đóng góp của nhà Mạc và Mạc Đăng Dung đối với đất nước là rất đáng kể. Cho nên việc lấy tên để đặt tên đường phố là nên làm.
Còn theo ông Long, việc đặt tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông đã được đưa ra từ năm 2011. Lúc đó do chưa có đường phố mới nên định giới thiệu một đường phố cũ ở Cầu Giấy. Tuy nhiên, vì đường đó lại giáp với đường Duy Tân nên không hợp lý. Theo ý kiến của các nhà sử học, nên chọn một đường khác gần với những con đường của nhà Nguyễn, của nhà vua.
Với những lí giải trên, ông Long khẳng định việc đề xuất tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông là hết sức thận trọng, chu đáo. Những hoài nghi về sự “xấu xa” của nhà Mạc cũng đã được giải quyết bằng những nhận thức lịch sử mới.
Về băn khoăn, rút tên hai danh nhân này có phải là thiếu tôn trọng các nhà khoa học đã đề xuất hay không, ông Long nói: “Quả thật tôi không dám trả lời câu hỏi này vì tôi không phải là người quyết định”.
-
--

-Ông Phan Đăng Long: Không lường được tình cảm của dân với cây (VNN 24-4-15) -- Nguy thật!  Ông này là Phó Ban Tuyên giáo mà "không lường được tình cảm của dân" thì liệu ông có lường được "tình cảm" của dân đối với Đảng không? Hehehe!
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội: 'Tôi có gì sai mà bị kỷ luật'? (VTC 24-3-15) -- Ông này đúng là "học trò giỏi" của Đồng chí X! (Tôi thắc mắc: Con đường nào đã đưa Nguyễn Thế Thảo, Phan Đăng Long... lên đến địa vị hiện nay? Có phải những ông này (và nhiều ông bà khác) đã qua một cuộc thi mà phải dưới một số điểm thì mới đổ?)


-6 phát ngôn "đặc biệt" của ông Phan Đăng Long
(GDVN) - Những phát ngôn gây tranh cãi của ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội không chỉ làm nóng các cuộc họp báo mà còn gây bão dư luận.



Nhiều ngày nay, dư luận vẫn chưa hết xôn xao trước phát ngôn mới gây chú ý của Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long rằng “không cần hỏi ý kiến của người dân...” khi chặt cây. Đây không phải lần đầu ông Long có những phát ngôn gây tranh cãi như vậy.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin điểm lại một số phát ngôn rất đáng chú ý của vị quan chức này đã được đăng tải trên nhiều tờ báo chính thống:

"Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân..."


Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long (Ảnh: Thanhtra)

Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo của Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định việc chặt cây không cần phải hỏi ý kiến của dân.

“Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác. Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì... Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.

Cảm nhận của người dân rất có thể có ý kiến đúng sai. Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó. Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao”, ông Long nói.

"Cướp có văn hóa"


Chia sẻ quan điểm về một số lễ hội gây tranh cãi diễn ra đầu năm 2015 tại buổi họp báo do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 3/3 vừa qua, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng hình ảnh lộn xộn, đánh nhau tại lễ hội Gióng chuyện xảy ra từ những năm trước. Năm nay, các cơ quan chức năng cũng như Ban tổ chức đã vào cuộc kiểm tra và nhận thấy không hề có tình trạng đánh nhau.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, cướp hoa tre ở lễ hội đền Gióng là một phong tục từ xa xưa.

“Trong lễ hội có tục cướp lộc. Đây là tục có từ xưa, quan niệm của dân làng là nếu ai cướp được lộc thì sẽ may mắn cả năm, sinh sôi nảy nở. Nhưng cũng cần lưu ý, chữ ‘cướp’ ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa, cướp theo tục lệ giống như tục cướp vợ của người Mông,” ông Long khẳng định.

‘Nhịn’ pháo hoa để ủng hộ người nghèo cũng không tốt!

Ông Long cho rằng ‘nhịn’ pháo hoa để ủng hộ người nghèo cũng không tốt (Ảnh minh họa: Congly)

Nói về việc có nên hủy bắn pháo hoa để dành tiền ủng hộ người nghèo hay không tại cuộc họp giao ban báo chí diễn ra chiều 14/10/2014, ông Long cho rằng cuộc sống bây giờ, đâu cần cứ phải dành tiền pháo hoa để ủng hộ cho những nhu cầu vật chất này khác. Bây giờ, kể cả đối với người nghèo, cũng đâu phải chỉ cần ăn, cần mặc. Họ còn cần đến cả đời sống tinh thần nữa.

“Trong đêm pháo hoa, từ người già cho tới trẻ em, từ người giàu cho người người nghèo… tất cả đều háo hứng ngóng chờ và reo hò vui mừng xem pháo hoa. Đó là món ăn tinh thần hết sức ý nghĩa, ai cũng có thể hưởng thụ được.

Chi phí bỏ ra để bắn pháo hoa, đem lại món ăn tinh thần cho người dân Hà Nội như vậy là việc làm rất xứng đáng, được dư luận đánh giá rất tốt”, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định.

Lừa được tổ chức là hết sức bình thường

Trao đổi với báo chí ngày 13/1/2015, Phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy cho hay, thông tin tiêu cực về bà Châu Thị Thu Nga ông nghe từ lâu, nhưng khi chưa phạm pháp thì bà Nga vẫn có quyền thành đại biểu Quốc hội.

Trả lời câu hỏi về quá trình bà Thu Nga trở thành đại biểu quốc hội, Phó trưởng ban tuyên giáo thông tin, quy trình được thực hiện chặt chẽ qua các bước, Mặt trận tổ quốc lấy ý kiến tại nơi cư trú, cơ quan thuộc quyền quản lý nơi sinh hoạt, kể cả trường hợp tự ứng cử như đại biểu Nga.

Lãnh đạo ban tuyên giáo cho rằng, nhân sự dù đã qua sàng lọc, được trở thành đại biểu Quốc hội nhưng lại có vi phạm là chuyện rất đáng tiếc.

“Có những người trước họ tốt, thậm chí không tốt nhưng giấu được, lừa được tổ chức, cuộc sống là hết sức bình thường”, ông Long nói.

Chưa phát hiện trường hợp nào “chạy sổ đỏ”

Về thông tin người dân phải nộp phí “bôi trơn” khi làm sổ đỏ, tại buổi giao ban báo chí chiều 21/10/2014, ông Phan Đăng Long cho biết “qua kiểm tra thực tế, chưa phát hiện được tên tuổi cụ thể nào chạy sổ đỏ”.

Đến cuộc họp thành ủy chiều 2/12/2014, ông Long lại cho rằng có cả trường hợp cán bộ cấp cao tác động với mong muốn người thân được cấp sổ đỏ.

“Thậm chí có trường hợp cán bộ cấp cao tác động làm sổ đỏ. Tôi biết điều đó. Nhưng việc cấp sổ đỏ không phải nói cấp là cấp ngay được. Có trường hợp cấp được, nhưng có trường hợp còn vướng chỗ này, chỗ khác theo quy định pháp luật”, ông Long nhấn mạnh.

Khai man vì yêu nước


Vào năm 2013, báo chí thông tin sự việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai khai điều chỉnh ngày tháng năm sinh từ ngày 7/2/1954 sang ngày 7/2/1955. Điều đáng nói, ông Hoàng điều chỉnh năm sinh đúng thời điểm ông 59 tuổi, sắp về hưu theo chế độ.

Tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/8/2013, ông Long cho rằng, việc ông Nguyễn Mạnh Hoàng khai tăng tuổi vì yêu nước để được đi bộ đội lúc đó là tấm gương của hàng triệu thanh niên thời bấy giờ.

"Tôi cũng có nhiều bạn bè, khai tăng tuổi, cho đá vào túi quần... để được đi bộ đội. Lúc đó, chúng ta cho rằng đó là những hành động tuy là gian dối, nhưng rất đáng yêu vì tấm lòng yêu nước", ông Long nói.


************

Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh
8 cây muỗm di sản chết khô: Cây chết, thành phố mới cho tiền ...đào nốt gốc
8 cây muỗm nghìn tuổi ở Thủ đô chết vì đói, khát và thuốc...mối?


Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh

(GDVN) - Trải qua gần nghìn năm, những cây di sản không chết vì sự khắc nghiệt của tự nhiên mà lại chết vì những đòn chí tử của chính con người.

-Xã nào cũng làm vậy thì rất gay!

26/08/2014

Đó là nhận định của ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, về việc chính quyền xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai bán đất công trái phép để lập quỹ trả lương hưu cho nông dân, một mô hình từng được ca ngợi

Tại cuộc họp báo do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 26-8, ông Đinh Trường Thọ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, cho biết kết quả khảo sát bước đầu của cơ quan này đã phát hiện rất nhiều sai phạm trong việc thành lập, hoạt động của “Quỹ phúc lợi và bảo hiểm nông thôn”. Theo đó, Đảng ủy và UBND xã Thanh Văn đã có những việc làm không đúng các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật nhà nước; không chấp hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 của Trung ương, Thành ủy, Huyện ủy Thanh Oai...

Bán đất công gây quỹ

Theo ông Thọ, năm 2005, sau khi người dân có đơn tố cáo, UBND huyện Thanh Oai đã thanh tra và kết luận UBND xã Thanh Văn và các thôn tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất sai mục đích; vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất. Sau đó, những sai phạm này không chấm dứt mà tái diễn nghiêm trọng hơn: Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo cấp ủy chi bộ và ban lãnh đạo các thôn tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất lấy kinh phí xây dựng hạ tầng của thôn và nộp vào “Quỹ phúc lợi và Bảo hiểm nông thôn”, dẫn đến tình trạng các thôn tự tổ chức chuyển nhượng các thửa đất công, đất xen kẹt, đổi đất lấy công trình từ năm 2005 - 2013 với diện tích gần 35.000 m2.



Ông Đinh Trường Thọ (đứng) phát biểu tại buổi họp báo Ảnh: THẾ KHA

“Các thôn đã thu số tiền 90,7 tỉ đồng từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng của thôn và nộp vào Quỹ phúc lợi và Bảo hiểm nông thôn có sự công khai đến người dân nhưng không mở sổ sách kế toán theo dõi, thống kê lưu trữ; quy trình giám sát việc thu - chi không chặt chẽ, không có chứng từ cụ thể” - ông Thọ nói.

Tiềm ẩn hệ lụy xấu

Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Quỹ phúc lợi và Bảo hiểm nông thôn đang quản lý số tiền hơn 53,6 tỉ đồng. Tham gia quỹ có 1.423 người, trong đó 678 người được hưởng lương hưu từ quỹ với mức 400.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, phần lớn vốn hình thành quỹ là từ số tiền 33,6 tỉ đồng (cùng với lãi suất gửi tín dụng) thu được do các thôn và UBND xã tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định pháp luật. Quỹ được thành lập và hoạt động chưa có cơ sở pháp lý: Ban quản lý quỹ không có tư cách pháp nhân; hoạt động thu chi không có con dấu riêng nên các chứng từ kế toán chưa bảo đảm đầy đủ yếu tố hợp lệ, hợp pháp theo quy định Luật Kế toán. Ngoài ra, việc quy định mức thu đóng góp của các thành viên và mức chi trả lương hưu, phụ cấp; chi hội nghị, tiếp khách, hội họp và chi hỗ trợ Đảng ủy, UBND, các đoàn thể xã… được thực hiện ngoài quy định của điều lệ quỹ. “Đây là việc lập quỹ trái phép, không đúng quy định của pháp luật hiện hành” - ông Thọ khẳng định.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã đề nghị UBND TP Hà Nội thành lập đoàn thanh tra để rà soát từng trường hợp cụ thể, sau đó mới có hướng xử lý rõ ràng vụ việc này.

Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói: “Nếu các xã trên cả nước cứ bán đất đai, lập quỹ để cho nông dân hưởng lương hưu như thế này thì rất gay”.
Giáng chức giám đốc bệnh viện nhân bản xét nghiệm
Theo quyết định kỷ luật do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký duyệt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức Nguyễn Trí Liêm bị giáng chức làm phó giám đốc sau vụ nhân bản xét nghiệm xảy ra năm 2013. Ông Phan Đăng Long cho biết khi đưa vụ án nhân bản xét nghiệm ra xét xử, tòa án và viện kiểm sát đều rất băn khoăn không biết nên truy tố ông Liêm tội gì bởi ông làm giám đốc nhưng không trực tiếp liên quan đến sai phạm mà chỉ có thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành. “Bây giờ nói giáng chức xuống phó giám đốc là nhẹ thì tôi xin hỏi lại là nên xử thế nào cho thỏa đáng ?” - ông Long đặt câu hỏi với các phóng viên.
Vào tháng 3 vừa qua, ông Liêm đã bị cảnh cáo tại TAND TP Hà Nội khi vụ việc được đưa ra xét xử.


Lãng phí đất công
Trục lợi từ đất công

Tổng số lượt xem trang