Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Giáp tết, một công ty sa thải gần 60% nhân viên

Giáp tết, một công ty sa thải gần 60% nhân viên
-Không tiền lương, không thưởng tết, mất việc ngay khi tết đang đến gần là tình cảnh chung của rất nhiều lao động có mặt tại trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội.
Năm 2015, tại Hà Nội, số người đăng ký thất nghiệp là gần 32.000ởng trợ cấp 1 lần, thay vào đó là bảo lưu những tháng chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã giảm tỉ lệ lao động nhảy việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, riêng tháng 12, số người nộp hồ sơ hưởng BHTN lại tăng đột biến, gấp đôi so với những tháng đầu năm. Sở dĩ có điều này là do có một bộ phận doanh nghiệp tìm cách lách luật, sa thải lao động để tránh chi phí trả lương và thưởng tết.

Sau 2 năm làm việc tại công ty TNHH Microsoft Mobile (Việt Nam) tại tỉnh Bắc Ninh, anh Phạm Xuân Lập nằm trong gần 60% người lao động bị công ty sa thải vì lý do làm ăn thua lỗ. Quyết định chấm dứt hợp đồng quá đột ngột khiến cho anh Lập chưa xác định được sẽ làm việc ở đâu trong thời gian tới: “Mình chưa biết phải làm gì vì thời gian cuối năm tìm việc rất khó…” - anh Lập nói.

Anh Minh, giám đốc một công ty cũng chia sẻ, ở nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo tránh gánh nặng thưởng bằng cách sa thải nhân viên trước dịp Tết. "Những vị trí sa thải thường là dễ tìm người thay thế, để hoạt động của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng. Hiện nay, tuyển người cũng không quá khó khăn nên họ chẳng phải băn khoăn quá nhiều khi cho nhân viên nghỉ", anh Minh lý giải.

Một cán bộ Liên đoàn lao động TP HCM còn tiết lộ, để sa thải CN vào thời điểm trước Tết, nhiều công ty đã lách luật bằng cách chỉ ký hợp đồng lao động có thời hạn đến gần cuối năm, sau đó không tiếp tục gia hạn hợp đồng.

Hiện không có điều khoản nào trong luật quy định mức thưởng tết cho người lao động. Doanh nghiệp được chủ động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động để thưởng. Vì vậy, cần có một quy định cụ thể và chế tài xử phạt đối với những đơn vị chấm dứt hợp đồng trước tết mà không có lý do chính đáng để người lao động được hưởng thành quả sau một năm cống hiến.
  • Hàng nghìn nhân viên ngân hàng sẽ mất việc năm 2016
  • Vụ 214 giáo viên mất việc ở Hà Tĩnh: "Chúng tôi sợ đến ngày 20/11"
  • 214 giáo viên mất việc tại Hà Tĩnh: Bộ Nội vụ vào cuộc
  • Quảng Ngãi: Xã “lờ” chỉ đạo của huyện, 200 công nhân mất việc làm

  • -Việt Nam đang có 39,6 triệu lao động phi chính thức

    Sáng 9.11, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Oxfam tổ chức hội thảo về vai trò CĐ trong việc đại diện và bảo vệ NLĐ phi chính thức.

    Tham dự có Trưởng ban Chính sách KTXH và Thi đua khen thưởng (Tổng LĐLĐVN) Đặng Quang Điều, đại diện Oxfam VN Văn Thu Hà cùng các cán bộ CĐ của LĐLĐ 10 tỉnh, thành

    . Tại đây, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu vì sự phát triển của Pháp tại Hà Nội phối hợp với Tổng cục Thống kê về kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức trong các năm 2007-2009, việc làm phi chính thức chiếm tới 85% tổng số việc làm trong cả nước.

    Theo điều tra năm 2007, Việt Nam có 39,6 triệu LĐ phi chính thức. Tại hội thảo, các đại biểu đã làm rõ địa vị pháp lý của CĐ Việt Nam về bảo vệ quyền, lợi ích LĐ phi chính thức; nêu lên những vấn đề cần sự điều chỉnh của chính sách pháp luật đối với LĐ phi chính thức.




    -Son Tran
    Đọc ĐÈN CÙ
    ...TỪ ĐẤY TRÊN BÁO...(như mới đây "Ở TA -KHÔNG CÓ THẤT NGHIỆP ")
    *
    Một chiều Duẩn phàn nàn rằng ông đã bảo thành ủy Hà Nội làm bàn ghế, giường tủ bán chịu cho công nhân viên, trừ lương hàng tháng hay trả dần nhưng họ không nghe. Duẩn nói “Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra!
    In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”
    Tai nghe, đầu tôi cho vẽ lên ba cái dấu hỏi to thù lù...


    Có lẽ từ đấy trên báo,
    -chữ lạm phát của ta được thay bằng cụm từ “thu không đủ chi.”
    -Rồi “thất nghiệp” thay bằng “sức lao động không được huy động đúng mức,”
    -Khuyết điểm thì thay bằng “chưa theo kịp yêu cầu",
    -” sai lầm thì thay bằng “chưa nắm bắt đúng quy luật...”
    -Giữ trọn được hình ảnh sáng ngời của đảng thì từ ngữ đất nước bị nhập nhằng đi mất một số.

    Về chuyên chính vô sản, Duẩn ngắn gọn vô cùng.
    ” Người ta lầm là Marx đề ra đấu tranh giai cấp. Không, nhiều người đã nói cái này trước Marx rồi. Vậy phát kiến vĩ đại của Marx là gì? Là đầu tiên nêu ra chuyên chính vô sản.
    Thế nào là chuyên chính vô sản?”
    Rồi Duẩn cười cười đưa cạnh bàn tay lên ngang cổ nói: “Là như Jacobins thời Đại Cách Mạng Pháp. Giết, thủ tiêu, bạo lực...” Hai bàn tay xoè ngửa ra hai bên.” Đấy, có thế thôi!” đơn giản, sòng phẳng, dứt khoát.
    (Trần Đỉnh-Đèn Cù)
    *
    Đọc Đèn Cù
    CHUYÊN CHÍNH
    ( tã khuynh - duy ý chí : bệnh gốc của CS - Đặc biệt kiễu MAO)
    *
    Lộ dần ra hình thái hai biên đội Trung - Viêt chấp cánh bay cùng nhau trong vòm trời chuyên chính. Hai biên đội bám nhau như bóng với hình. 1957, Bắc Kinh chống phái hữu, Hà Nôi chống Nhân Văn - Giai Phẫm. 10 năm sau, 1967, Băc Kinh Cách mang Văn hoá, tiêu diêt bọn xét lai đi đường tư bản, tống giam Chủ tich nước và Tổng bí thư hay Khơ - rút - xốp thứ nhất và thứ hai của Trung Quốc
    Hà Nội chửi xét lại Liên Xô, bỏ tù xét lại nội địa. Chưa đến mức tống giam hại chết nhan nhản như nước anh em nhưng cũng làm lao đao liểng xỉểng khối người.

    Tả khuynh duy ý chí là bệnh gốc của cộng sản, đặc biệt cộng sản kiểu Mao. Cải cách ruộng đất là lần tả khuynh duy ý chí ở quy mô kinh hoàng ở Việt Nam thế nhưng hình như chúng ta không rút bài học. Nếu rút thì sau những Chống phái hữu, Tiến vọt, Gang thép, mâu thuẫn Trung - Xô..., đến 1963, 64, Lê Duẩn đã không viết “Mấy vấn đề quốc tế và Ðảng ta,” coi Mao - chứ không phải Hồ Chí Minh - là Lê-nin của thời kỳ ba dòng thác cách mạng Á - Phi - La toàn thế giới tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội...

    *
    Nhân nhắc đến Lê Duẩn thời gian này, xin kể tiếp một việc cũng vào sổ tay tôi lúc ấy. Ban văn hoá của báo cho biết anh Lê Duẩn quan tâm đến đời sống dân lắm. Anh đã hỏi kỹ anh Phạm Ngọc Thạch rằng một bát cơm ăn với rau muống luộc có khác một bát cơm ăn với rau muống xào không. Khi nhờ phân tích khoa học cao siêu, (tôi ngứa tay thêm mấy chữ này vào đây) biết là có khác nhau...” cơ bản” thì anh Duẩn đã chỉ thị hãy cố sao cho “về cơ bản” dân ta được ăn nhiều rau muống xào mà” cơ bản” bớt luộc đi.

    Nói “về cơ bản” vì phấn đấu cho có thêm mấy triệu thìa mỡ mỗi ngày “về cơ bản” không dễ!... Tôi nghĩ ngay việc gì phải Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu, cứ bày lên bàn ông Duẩn hai dúm cơm, một rang mỡ, một không là ...
    ...kiến nó cho ý kiến nó ngay không phải chờ Phạm Ngọc Thạch chỉ thị cho ngành y tế.

    Một dạo ở ta, chiểu tinh thần Mao, Lê Duẩn nói nếu Việt Nam có sức sản xuất như Liên Xô thì đã cộng sản đứt đuôi từ lâu. Ở Liên Xô, chế độ lương cách xa nhau quá đã ngăn cản tiến lên cộng sản. Duẩn khoe ở Việt Nam lương tổng bí thư với lương cơ bản hơn nhau có mấy chục đồng! Có sức sản xuất như Liên Xô, Việt Nam đã cộng sản từ tám hoánh!

    Nay mới thú thật. Lúc ấy tôi đã ngầm cho một câu: “Tổ sư bốc phét!”

    Việt Nam khác thế giới: Bán trà đá không coi là... thất nghiệp! (ĐV 14-9-14)
    (Tin tức thời sự) - VN coi trợ cấp thất nghiệp chỉ phản ánh gián tiếp tỷ lệ thất nghiệp, quốc tế coi là yếu tố để xác định NLĐ có thất nghiệp hay không.
    Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp cả nước quý II/2014 là 1,84%, thấp nhất trong vòng một năm qua và Việt Nam vẫn nằm trong số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Nhiều ý kiến băn khoăn không biết Việt Nam định nghĩa thế nào là thất nghiệp để có được con số trên.

    Cách hiểu của Việt Nam
    Trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, định nghĩa về thất nghiệp từ xưa đến nay giữ nguyên không thay đổi qua các năm, các cuộc điều tra và hoàn toàn tương thích với định nghĩa thế giới. Cuộc điều tra này do Tổng cục Thống kê thực hiện hàng quý, có sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dựa trên số mẫu là 50.000 hộ gia đình.
    Theo đó, người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, trong thời gian phỏng vấn (trong vòng 1 tuần) có đi tìm việc làm nhưng chưa tìm được.
    Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, ở Việt Nam không có ai thất nghiệp tuyệt đối, mất việc này họ vẫn có thể làm việc khác, tức là vẫn có thu nhập. Do đó, cử nhân, thạc sĩ đi làm xe ôm, bán trà đá... vẫn được coi là có việc làm.
    "Có thể nói một người đi làm như thế là chất lượng việc làm chưa tốt, thu nhập thấp, nhưng không phải thất nghiệp", bà Hương khẳng định.
    "Khi điều tra người ta hỏi có làm việc không, có nhu cầu đi tìm việc không, đầy đủ 4 tiêu chuẩn như trên mới ra được người thất nghiệp. Nhưng với một nước có tỷ lệ lao động nông nghiệp 44%, lao động ở nông thôn 70%, tỷ lệ lao động trong khu vực phi chính thức trên 50% như Việt Nam thì làm sao thất nghiệp được. Chỉ có điều chất lượng việc làm, thu nhập như thế nào mà thôi".
    Cũng theo bà Hương, định nghĩa này loại bỏ những người có cơ hội việc làm nhưng từ chối không nhận vì lý do tiền lương thấp hơn, điều kiện làm việc xa hơn... Đây gọi là thất nghiệp tự nguyện và không tính là những người bị thất nghiệp. Ngoài ra, những người trong độ tuổi lao động nhưng đi học, tạm thời không tham gia lực lượng lao động cũng không được coi là người thất nghiệp.
    Bà Hương chỉ ra rằng, GDP của Việt Nam tăng trưởng từ 5-7% không có nghĩa là Việt Nam giàu, cũng như nước Mỹ tăng trưởng 1-2% không có nghĩa là họ nghèo, không có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam thấp hơn Mỹ thì tỷ lệ thất nghiệp cao hơn Mỹ.
    "Nền kinh tế càng có tính tổ chức cao, công nghiệp hóa càng có tỷ lệ thất nghiệp cao vì khi mất việc làm họ không có kinh tế vỉa hè, không có kinh tế tự cung tự cấp, không thể làm gì được nên mới thất nghiệp cao. Ở đây mọi người vẫn nhầm lẫn trong việc đánh giá thất nghiệp, giữa việc làm và thất nghiệp", bà Hương nói.
    Đề cập đến trợ cấp thất nghiệp, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết nó chỉ  phản ánh gián tiếp tỷ lệ thất nghiệp, nói về an ninh việc làm và. Theo quy định, những người nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng đủ từ 12 tháng trở lên thì khi thất nghiệp họ được hưởng một khoản để tái hòa nhập lại thị trường lao động.
    Thế giới khác Việt Nam
    Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cho rằng, nước ngoài đánh giá về thất nghiệp khác Việt Nam.
    "Như tôi đã nghiên cứu trước đây ở Úc, Đức, quan điểm về thất nghiệp của họ rất khác. Theo đó, người lao động phải được trợ cấp thất nghiệp, mà để có được cái này người lao động phải lấy xác nhận của 3 doanh nghiệp mà họ từng đến xin việc, được thẩm định rằng họ không đủ năng lực để các doanh nghiệp này thu nhận vào làm việc. Khi ấy một người mới được coi là thất nghiệp. Mức trợ cấp này chỉ đảm bảo duy trì cuộc sống tối thiểu để người lao động đi tìm việc làm".
    PGS.TS Nguyễn Hữu Tri lưu ý, người lao động sẽ không được trợ cấp dài hạn mà chỉ trợ cấp hàng tháng một. Đồng thời các trung tâm lao động, nơi chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ bồi dưỡng, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó cấp chứng chỉ để họ đi xin việc.
    Ông Tri dẫn ví dụ ở Đức, nếu người lao động được xác nhận là thất nghiệp thì được trợ cấp 450 mác/tháng (tương đương 300 USD/tháng). Để được hưởng mức trợ cấp này, các chỉ tiêu đánh giá nhằm xác nhận người lao động thất nghiệp hết sức khắt khen bởi trợ cấp thất nghiệp lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của người dân đóng góp vào.
    Theo ông Tri, tại Việt Nam chưa ai được hưởng trợ cấp thất nghiệp thật sự do chưa có một trung tâm để làm việc này. Hơn nữa, trình độ quản lý về mặt xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế, cơ sở luật pháp của Việt Nam chưa đầy đủ để đảm bảo thực hiện chính sách này.
    Hiện tại Việt Nam đang tồn tại hình thức đó là  trả một cục cho người lao động thôi việc nếu người lao động đó được biên chế và thực hiện việc đóng bảo hiểm định kỳ. Ông Tri cho rằng đây không phải là trợ cấp thất nghiệp, mà nó tương tự như chính sách trả một cục cho những người về hưu trước tuổi trước đây.
    Lý giải tỷ lệ thất nghiệp thấp: Tính theo kiểu Việt Nam
    Minh Thái




  • Tỷ lệ thất nghiệp thấp, Việt Nam yên tâm hạnh phúc?




  • Tỷ lệ thất nghiệp thấp:Người Việt ra sức làm thuê giá rẻ
  • Tổng số lượt xem trang