Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Trước khi bị bắt, ông Hà Văn Thắm có thể là tỷ phú USD

-TLQ: Chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar đã bị bắt

--Về số phận của mafia tài chính – ngân hàng – bất động sản (Blog Phalanxist 2-11-14) -Sự kiện đáng quan tâm nhất trong những tuần vừa qua: ông Hà Văn Thắm – chủ tịch ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), bị khởi tố và bắt tạm giam. Tiếp theo đó, những thông tin theo kiểu “ai cũng biết chỉ một số rất ít người giả đò không muốn biết” về mối liên hệ giữa ông Thắm và các ông anh ông chú đỡ đầu cho ông ta được bung ra.
Những đồn thổi về câu chuyện đấu đá quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo là điều không thể tránh khỏi. Những phát biểu nơi nghị trường, những thông tin bạch hóa từ các quan chức chính phủ và từ các đại biểu quốc hội về thực trạng nợ công, việc phát hành trái phiếu chính phủ (một hình thức vay nợ của chính phủ nhưng tránh được việc in thêm tiền) v.v và v.v…liên tiếp được truyền tải trên các phương tiện thông tin. Rồi đến việc ông Đinh La Thăng thuyết trình đề án cổ phần hóa sân bay Phú Quốc, cổ phần hóa đường cao tốc quốc gia (cổ phần hoá – một uyển ngữ của hình thức tư nhân hóa), sân bay Tân Sơn Nhất quá tải & đầu tư mới sân bay Long Thành…khiến chúng ta không thể không liên hệ đến đề cập của T.T Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm: đã đến lúc cải cách thể chế. Hiểu được những gì đã – đang xảy ra, mối liên hệ giữa những động thái này và tại sao sẽ khiến cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai mù mịt phía trước, chúng ta sẽ trở thành cái gì và cái giá phải trả gồm những gì. Đặc biệt hơn, khi chúng ta xem xét cách thức các mối liên hệ ở một góc lùi nhất định, chúng ta sẽ thấy rõ các động cơ chính trị đã nhấn chìm xã hội chúng ta như thế nào. Hãy bắt đầu bằng việc ông Hà Văn Thắm bị bắt và những mối liên hệ giữa giới mafia tài chính – ngân hàng – bất động sản với giới cầm quyền.
Những khủng hoảng theo chu kỳ là một phần của chu trình “bùng – vỡ” (boom – bust / một khái niệm của George Soros). Khủng hoảng hiện tại vẫn chưa phải là đỉnh điểm của một pha bùng phát đã kéo dài từ những năm 1986 (thời kỳ bắt đầu chính sách mở cửa), nó chỉ mới ở đâu đó giữa những điểm của cái mà George Soros gọi làcòn-lâu-mới-cân-bằng. Đợt bùng nổ kinh tế dưới thời kỳ đầu mở cửa (1986) kết thúc vào giữa những năm 90, đồng thời khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra (nhưng nó đã không tác động nhiều đến Việt Nam). Sau đó là một thời kỳ mới phát triển nhanh và mạnh hơn với những động lực cải cách kinh tế sâu và rộng hơn, thời kỳ này cũng đã chấm dứt đồng thời với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, khi đó Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, nó đã không thể đứng ngoài những tác động như thời 1997. Những động lực phát triển được tạo ra từ những thay đổi trong tư duy thay đổi thể chế kinh tế đã chạm biên . Và đã chấm dứt một cách rùm beng với hàng loạt những ông trùm tài chính – ngân hàng – bất động sản hoặc phải vướng vòng tù tội hoặc nhẹ nhàng hơn – rút êm trong nước mắt. Từ quan điểm này, không hề có gì phi lý với những gì sẽ diễn ra trong những năm tiếp theo nếu không có những thay đổi thể chế, lần này phải là thể chế chính trị. Nếu không Việt Nam sẽ vướng lâu vào cái vòng còn-lâu-mới-cân-bằng và còn có thể dẫn đến những bất ổn không đoán trước được như những gì đã xảy ra ở Indonesia với sự ra đi của đế chế Suharto.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng, người dân sẽ đặt ra nghi ngờ đối với tính liêm chính và vai trò lãnh đạo của giới lãnh đạo đang nắm quyền. Điều này có thể tạo ra bất ổn về chính trị và dẫn đến bất ổn xã hội. Đây là điều mà chúng ta đang chứng kiến. Sự bất ổn xã hội này, đến lượt nó sẽ làm cho giới lãnh đạo bất an mặc dù họ liên tục tự trấn an: chúng ta không sợ hãi gì ngoài chính nỗi sợ hãi. Quyền lực chính trị phải đối mặt với sự nổi lên của các quyền lực kinh tế, cho dù thứ quyền lực kinh tế được ân sủng bởi quyền lực chính trị, thì quyền lực đó vẫn đang ngày một tăng lên. Trong số những khuôn mặt đang nắm quyền, không ai trong số họ khả dĩ có khả năng lèo lái quốc gia vượt qua những bất ổn của một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Và cũng không ai trong số họ biết cách giải quyết vấn đề thông qua chính sách kinh tế hiện hữu (đã chạm biên). Những cố gắng, có chăng chỉ là khía cạnh tâm lý của vấn đề, cố gắng tạo cảm giảm rằng giới cầm quyền đang làm một số việc thông qua những câu thần chú đại loại như: quyết liệt phòng chống tham nhũng, chống âm mưu bè phái – lợi ích nhóm, tái cơ cấu nghành tài chính – ngân hàng…Một phần của việc khôi phục lòng tin là phải có người chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng này. Đây chính là lúc số phận của giới mafia tài chính-ngân hàng-bất động sản được định đoạt. Bằnng cách đổ tội cho nhóm này, cùng một lúc những người nắm quyền lực đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Nó làm hài lòng phe bảo thủ bởi việc củng cố sức mạnh nhà nước. Như thường lệ, phần đông người dân bị thu hút bởi những vụ bắt bớ kiểu này, họ thỏa mãn tạm thời. Dân chúng được nhìn thấy lãnh đạo đang hành động quyết liệt và tước bỏ quyền lực của đám mafia chuyên hút máu quốc gia.
Nhưng thực tế, những nguyên nhân cơ bản gây nên cuộc khủng hoảng trầm trọng lần này vẫn chưa được giải quyết. Tương lai bất ổn nào đang ở phía trước? Sẽ còn nhiều điều phải bàn về việc khuynh hướng nào sẽ được lựa chọn. Những mâu thuẫn giữa quyền lực nhà nước và quyền lực thị trường cần phải được giải quyết ra sao?
——————Sài Gòn, 02/11/2014- .

Ai sẽ là người tiếp sau đại gia Thắm? (BBC 2-11-14) ◄

Màn bắt ông Hà Văn Thắm, tiếp sau các đại gia khác bị bắt như ông Nguyễn Đức Kiên, (tức bầu Kiên), chỉ là những màn khởi đầu cho một cuộc đấu tranh giành quyền lực ngày một 'khốc liệt hơn' giữa các phe phái trong nội bộ cầm quyền ở Việt Nam, theo một nhà quan sát từ Sài Gòn.

Màn bắt ông Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) và người nắm trong tay bốn cơ sở kinh doanh kinh tế - tài chính quy mô lớn trong nước, báo hiệu nhiều diễn biến 'thú vị' nữa để công chúng quan sát, có thể là biểu hiện của một chiến dịch 'thay máu' đại gia, theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam.

Trước hết, về câu hỏi ai có thể sẽ theo chân ông Hà Văn Thắm vướng 'vào vòng lao lý' nếu có một chiến dịch như vậy, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng hôm 02/11/2014 nói với BBC:

"Tôi cũng có nghe thông tin về ông Phạm Nhật Vượng, nhưng rõ ràng ông Vượng là một nhân vật bí ẩn, bí ẩn hơn cả nhân vật Bầu Kiên, về khả năng, độ an nguy, an toàn của ông Phạm Nhật Vượng, thực sự tôi không dám kết luận vì tôi có quá ít thông tin về ông Vượng.

"Tôi tin rằng ngay trong giới kinh doanh cũng không có nhiều người có thông tin về ông, nhưng tôi nghĩ đây thực sự là một cuộc đấu, bởi vì vòng xoay chính trị và các nhóm lợi ích của Việt Nam vào thời điểm này, nó phải đi đến một điểm nút và giải quyết khúc mắc vào năm này và năm tới.

"Thời gian không còn nhiều cho bất kỳ ai. Họ phải giải quyết dứt khoát và giải quyết trên quan điểm là thắng và thua, chứ không có sự dung hòa."


Trong việc ông Hà Văn Thắm bị bắt, có thể coi đây là một trong các ví dụ nhà nước bắt đầu có thái độ nghiêm khắc hơn trong đối xử với các đại giaTS. Lê Đăng Doanh

Tuần trước, hôm 25/10, PGS. Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư lại đưa ra nhận định khác nhân được hỏi về thời điểm ông Hà Văn Thắm bị bắt, vốn trùng với phiên họp của Quốc hội Việt Nam đang diễn ra.

Ông nói: "Thời điểm này đang có rất nhiều đồn đoán rằng đằng sau các đại gia này có thể là có một số thế lực nào đó, hay một nhóm lợi ích nào đó, và người ta thấy cần thiết quyết định vào lúc này."
'Xôn xao'

Theo nhà quan sát này, việc bắt ông Thắm chỉ là những việc mà lẽ ra chính quyền đã cần làm từ trước và mặc dù dư luận đã được trấn an, vụ bắt đại gia này đã gây xôn xao và có tác động tới hệ thống ngân hàng, tài chính ở Việt Nam.

Ông Thọ nói: "Trong khi Việt Nam chưa xử đến cuối cùng đại gia Kiên (tức ông Nguyễn Đức Kiên), thì bây giờ lại xuất hiện ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Đại Dương, Chủ tịch của bốn đơn vị tài chính, các công ty tài chính, ngân hàng.

"Điều đó đã gây xôn xao dư luận trong giới làm ăn, đặc biệt là hệ thống tài chính ngân hàng."

"Tuy có những trấn an rằng không có ảnh hưởng gì đến những hoạt động của Ngân hàng Đại Dương, nhưng người ta nhận định rằng đây cũng là một việc cực chẳng đã, vì việc này đã được Ngân hàng Nhà nước trước đó thanh tra."

Thứ Bảy tuần trước, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), khi đánh giá thực chất của vụ bắt giữ, thì cho rằng nhà nước đang 'nghiêm khắc hơn' trong đối xử với các đại gia.

Ông Doanh nói: "Trong việc ông Hà Văn Thắm bị bắt, có thể coi đây là một trong các ví dụ nhà nước bắt đầu có thái độ nghiêm khắc hơn trong đối xử với các đại gia.

"Và ông Hà Văn Thắm bị bắt, trong giới chuyên môn đã có những phỏng đoán từ khá lâu rồi."

"Việc ông Thắm bị bắt, đối với giới chuyên môn, không có gì đột ngột, bởi vì ông Thắm đã tay không bắt giặc, đã giàu lên rất nhanh, từ một người không có tích lũy gì, không có vốn gì lớn mà đã phát triển lên rất nhanh, qua rất nhiều ngành và cũng có nhiều dự án tham vọng."
'Liên lụy?'Công an có thể đang xét lại các quan hệ làm ăn của ông Thắm, theo nhà quan sát.

Gần đây, có quan chức chính quyền nói với báo giới ở Việt Nam bên lề phiên họp quốc hội đang diễn ra, cho rằng ông Thắm đã bị bắt mặc dù ông đã được cho thời gian để khắc phục 'sai phạm'.

Bình luận về điều này, luật sư Trần Đình Triển từng tham gia bào chữa, trong nhiều vụ án mà thân chủ là một số quan chức cao cấp vướng vào vòng lao lý, phản biện và nói rằng tính chất 'sai phạm' của ông Thắm là "không thể khắc phục" được.

Phó chủ nhiệm đoàn luật sư Hà Nội, nói với BBC hôm 30/10:

"Trong quá trình giải quyết các sai phạm, không chỉ riêng trong trường hợp ông Thắm, mà còn nhiều trường hợp khác, nhà nước Việt Nam dùng đòn bẩy kinh tế để giải quyết các sai phạm đó.

"Các doanh nghiệp và cá nhân được cho cơ hội khắc phục hậu quả và chấn chỉnh lại thì sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên đối với ông Hà Văn Thắm thì việc cho khắc phục và khả năng khắc phục được là không thể có.

"Theo quy định của pháp luật chưa có văn bản nào quy định là đối với các doanh nghiệp và cá nhân gây hậu quả nên cho thời gian bao nhiêu để khắc phục. Tuy nhiên trong thực tiễn thì cũng đã có nhiều doanh nghiệp được cho phép như vậy và đã khắc phục được.

"Nhưng có những trường hợp không khắc phục được mà còn gây thêm hậu quả, hoặc việc khắc phục không lấy kinh tế làm trọng mà có thủ đoạn gian dối, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật thì việc khắc phục chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi".

Về khả năng những ai có thể sẽ bị ảnh hưởng sau vụ bắt này, PGS Phạm Quý Thọ cho rằng, mặc dù ông Thắm đang bị tạm giam, có thể 'không loại trừ' việc những ai có quan hệ làm ăn trong các phi vụ 'có vấn đề' ông Thắm sẽ bị cơ quan điều tra xem xét.

Ông Thọ nói: "Người ta nghi ngờ rằng thí dụ nếu ông này cho vay, ông Hà Văn Thắm cho ai vay mà trái pháp luật thì những người vay chắc chắn cũng có vấn đề. Thế như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến một loạt quan hệ làm ăn với ông Hà Văn Thắm hiện nay."
'Thay máu?'


Một nhóm nào đó đang tính toán tới việc cần phải loại trừ đi những tập đoàn mafia cũ. Vì những tập đoàn này đã bóc lột người dân nhiều quá rồi và làm cho uy tín cũng như chân gốc của Đảng rệu rã quá, và cần phải thanh loại nó đi.TS. Phạm Chí Dũng

Bình luận về thực chất vụ bắt đại gia Thắm, hôm 02/11, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nêu quan điểm:

"Ở Việt Nam bây giờ có vấn đề là quan hệ giữa các nhóm lợi ích và kéo theo là quan hệ giữa các nhóm chính khách với nhau, tôi cho là đã đến điểm mà không chỉ dung hòa được mà chỉ có bên thắng, hoặc bên thua.

"Và nếu như một chính khách mất, đổ, thì khi đó sẽ kéo theo sự sụp đổ của một nhóm lợi ích bảo vệ cho chính khách đó. Và như vậy, đó là điều mà các nhóm lợi ích không bao giờ mong muốn và họ phải luôn luôn làm sao giữ cho sự tồn tại."

Đi xa hơn, nhà quan sát từ Sài Gòn cho rằng dường như đang có sự 'thay máu' đối với các 'đại gia' từ những người, những nhóm nào đó được cho là đang vận hành một 'thể chế' ít nhiều có tính chất 'mafia nhà nước' ở Việt Nam hiện nay.

Ông Dũng nói:

"Về phía quan chức lãnh đạo rất cao cấp ở Việt Nam, một nhóm nào đó đang tính toán tới việc cần phải loại trừ đi những tập đoàn mafia cũ.

"Vì những tập đoàn này đã bóc lột người dân nhiều quá rồi và làm cho uy tín cũng như chân gốc của Đảng rệu rã quá, và cần phải thanh loại nó đi.

"Và cách khác mạnh hơn nữa là cần phải thay máu nó giống như điều mà Tập Cận Bình đang làm ở Trung Quốc," Tiến sỹ Dũng nói với BBC.

-Điều khoản bí mật của thanh tra ngân hàng

Ngại ảnh hưởng xã hội là lý do khiến phần lớn các hoạt động, kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhiều năm qua không được công bố rộng rãi.
Cuối tuần qua, sự kiện ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) bị bắt giữ thu hút sự chú ý của công chúng.

Đây cũng là trường hợp hiếm hoi Ngân hàng Nhà nước chủ động công bố về sai phạm liên quan.


Cụ thể, trong quá trình triển khai đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm khi cho vay.

Ngại ảnh hưởng xã hội…

Hiếm khi bóng dáng của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chủ động xuất hiện trước các vụ việc như vậy.

Như mới đây, chỉ khi đại biểu Quốc hội chất vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới gián tiếp cho biết, chính nhờ hoạt động thanh tra mới phát hiện ra những sai phạm của một số cá nhân nguyên là lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Xa hơn một chút, tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “bầu” Kiên và đồng phạm ngày 27/5/2014, vai trò và câu chuyện thanh tra hệ thống là một chi tiết được chú ý. Tại tòa và trước các yêu cầu, đại diện Ngân hàng Nhà nước từ chối, không thể công bố kết luận thanh tra Ngân hàng Á châu (ACB) với lý do sẽ ảnh hưởng tới xã hội và đó là tài liệu mật theo quy định của ngành.

Ngại ảnh hưởng xã hội cũng chính là lý do khiến phần lớn các hoạt động và kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhiều năm qua không được công bố rộng rãi.

Nghị định 26 mà Chính phủ mới ban hành cũng dành một điều để tránh tình huống đó. Điểm 2 điều 22 Nghị định 26 ghi: “Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng”.

Song, cũng vì hầu hết thông tin các cuộc thanh tra đều ẩn đi sau cơ chế trên, nên đa số công chúng không rõ Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đã làm gì, ở đâu sau loạt sự vụ xẩy ra thời gian qua.

Liệu thời gian tới, cơ chế công khai có cởi mở hơn, khi mà song song với đó Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước vẫn định kỳ công bố kết quả thanh tra, kiểm toán các “ông lớn” ngân hàng quốc doanh, như sắp tới là kết luận tại Ngân hàng Công thương (Vietinbank)?

Mỗi năm nghìn cuộc


Dù ẩn đi vậy, song số liệu thống kê cho thấy một mức độ “mỗi năm nghìn cuộc” của hoạt động thanh tra những năm gần đây.

Cuối 2011 đầu 2012, trọng tâm của hoạt động này là xác định rõ mức độ sức khỏe của nhóm ngân hàng yếu kém. Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thuê 4 tổ chức kiểm toán quốc tế lần lượt vào cuộc, xem đó là “gọng kìm” thứ hai, cùng với thanh tra, chỉ ra những bất ổn để khép các tổ chức tín dụng yếu kém vào yêu cầu tái cơ cấu, hoặc làm cơ sở để áp các mức độ giám sát, cũng như khoanh vùng rủi ro đối với hệ thống.

Đến 2013, có thể nói là năm kỷ lục của thanh tra và kiểm toán trên toàn hệ thống. Cụ thể, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã thực hiện tới 978 cuộc thanh tra, 310 cuộc kiểm tra. Đi cùng là trên 9.000 kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng, 129 quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 118 tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, một số vụ việc đã được cơ quan này chuyển qua cơ quan pháp luật xử lý.

Riêng với kênh đã chuyển cho cơ quan pháp luật, có thể những vụ việc diễn ra gần đây chưa dừng lại ở trường hợp của “bầu” Kiên, Huyền Như, nguyên một số lãnh đạo của VNCB, hay vừa rồi là trường hợp ông Hà Văn Thắm…(?).

Đến năm 2014, tần suất thanh tra, kiểm toán các ngân hàng thương mại tiếp tục được mở rộng và có một “chuyên đề” riêng. Đầu năm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tập trung thanh tra chất lượng tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

“Những tổ chức không nằm trong danh sách thanh tra cũng phải thực hiện kiểm toán về chất lượng tín dụng theo nội dung”, ông Nghĩa cho biết thêm.

Ngoài mục đích phát hiện những bất cập và vi phạm, thanh tra và kiểm toán “chuyên đề” chất lượng tín dụng và nợ xấu năm nay còn nhằm tạo một bước chấn chỉnh, chuẩn bị cho việc áp dụng cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn và toàn diện hơn trong năm 2015, với cơ chế của Thông tư 02 (sau sửa đổi và bổ sung bằng Thông tư 09).

Theo kế hoạch, chiều 28/10 này Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp báo định kỳ. Vụ việc vừa xẩy ra tại OceanBank hẳn sẽ là nội dung được báo giới quan tâm, mà liên quan là hoạt động thanh tra, kiểm toán và kết quả nói chung. Hy vọng tại cuộc họp này sẽ có thêm những thông tin cởi mở.Nguồn VnEconomy

-Vụ án Chu Vĩnh Khang ‘lan’ sang Hà Nội?


Hội nghị trung ương 4 khóa XVIII đảng CS Trung Quốc vừa bế mạc. Hội nghị bàn về một vấn đề trung tâm : «Y pháp trị quốc », theo luật pháp để cai trị đất nước.


Ông Tập Cận Bình rất tự tin, cưỡi lên con ngựa ‘ Luật pháp‘ để bình trị quốc gia đang rung động, với nhiều cuộc bạo lọan ở lục địa cùng cuộc xuống đường lớn ở Hông Kông.





Chuyên chính vô sản là độc tài đảng trị sao lại có thể đi với việc trị nước bằng pháp luật nghiêm minh. Đảng CS Trung quốc đang trổ tài làm xiếc : trộn nước với lửa ; mà nước với lửa sẽ xoắn xúyt gắn bó với nhau. Tài thật.


Đến lúc gần bế mạc chiều 24/10/2014 tại hội nghị mới hiện ra màn trình diễn giật gân, với thông báo của Ủy ban Kỷ luật và Thanh tra trung ương đảng về khai trừ đảng và truy tố 6 cán bộ cấp cao của đảng. Chu Vĩnh Khang ‘ Ông Hòang Công an ‘ có chân trong số 9 chín ông Vua tập thể – Ban thường vụ của bộ chính trị gồm 25 người, có quyền uy cao hơn quốc hội, vốn xưa nay được coi như 9 nhân vật bất khả xâm phạm, nằm ngoài pháp luật, đã bị khai trừ khỏi đảng, bị truy tố và 6 kẻ tội phạm này có thể đối diện với tội tử hình hay ít ra là chung thân.


Đây là vụ án lớn chưa từng có, một đợt xử án rộng cũng chưa từng có, riêng vụ Chu Vĩnh Khang, theo Weibo và Buổi sáng Hoa Nam (tháng 8 và tháng 9-2014) đã có 200 cán bộ, nhà kinh doanh, thân nhân bị bắt giam, tài sản bị phong tỏa thu giữ đã lên đến vài chục tỷ đôla. Quá trình xét xử vài tháng có thể lan rộng xuống dưới, động chạm lên trên, thậm chí tung tóe lên cao, đụng đến nguyên Thái thượng hòang Giang Trạch Dân, được coi là đệ tam Hòang Đế của Đế chế Cộng sản Trung Hoa. Đệ nhất Hòang đế là Mao Trạch Đông, đệ nhị là Đặng Tiểu Bình, đệ tam là Giang Trạch Dân, đệ tứ đang là Tập Cận Bình.


Cũng theo tin trên, trong 1 năm nay trong chiến dịch truy lùng tham nhũng ‘ Đả hổ diệt ruồi’ số đảng viên CS bị khai trừ, mất chức, bỏ tù đã lên đến 182.000 người, đồng thời chiến dịch ‘săn cáo trốn chạy’ truy lùng đảng viên trốn sang Hoa Kỳ, Canada, Úc, châu Âu, Nga cũng đang mở rộng.


Nghị quyết ‘Y pháp trị quốc’ – cai trị đất nước chiếu theo pháp luật – của cuộc họp mới sẽ tác động về mọi mặt đến đời sống của Trung quốc, với kết quả rất bấp bênh, hoặc là đi đến tận cùng làm trong sạch bộ máy cai trị, phục hồi tín nhiệm trong nhân dân, hoặc là sẽ bỏ dở dang vì theo bản chất, chế độ toàn trị độc đảng là không thể hoần lương, cải cách.


Vậy ta sẽ theo dõi ‘gánh xiếc CS Bắc Kinh’ làm trò ảo thuật. Dân Trung quốc không thể chấp nhận một cuộc đánh lừa phũ phàng nữa, sau Bước nhảy vọt, sau cuộc Cách mạng văn hóa vô sản, sau vụ Thiên An Môn đẫm máu.


Đảng CS Việt nam sẽ ăn nói, hành động ra sao trước sự kiện to lớn trên đây của Trung quốc. Lãnh đạo VN coi TQ là ông anh cả, kiểu mẫu để học tập kịp thời về mọi mặt, ắt phải coi đây là một nguồn cảm hứng chính trị mới. Không phải ngẫu nhiên, vấn đề xây dựng chế độ pháp trị, cải tổ ngành tư pháp, tòa án công minh tự chủ cũng được đặt ra ở Hội trường Ba Đình. Thủ tướng đã nói đến ‘xu thế dân chủ là không thể đảo ngược’, rằng ‘ dân chủ và nền pháp trị là 2 thành quả song sinh của nền chính trị hiện đại’.


Tại quốc hội một số đại biểu đã nói thẳng ra rằng biên chế quá nặng, hơn 30% viên chức sáng vác ô đi tối vác về không làm việc, rằng mấy chục năm trước đã có đại biểu báo động là số viên chức riêng một tỉnh Thanh Hóa đã lớn hơn tòan bộ nhân viên của phủ Tòan quyền Đông Dương năm 1944, để nay không có tiền trả lương, việc tăng lương phải hõan. Một số blogger tự do đòi rà sóat lại số lượng công an sao mà đông, ngân sách chi cho bộ máy Công an được biết là cao hơn bộ quốc phòng, số tướng theo tỷ lệ cao gấp 3 lần quân đội, trong khi ở TQ người ta dám truy tố người cầm đầu Chu Vĩnh Khang và người số 2 bộ công an là thứ trưởng Lý Đông Sanh đầy thế lực. Chu Vĩnh Khang được loan truyền rộng rãi là phá nát, ‘hung thủ hóa cả bộ máy công an trong 8 năm làm bộ trưởng, không khác gì ngành Công an VN dưới trướng 2 đại tướng Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang đã giết chết và làm bị thương hàng trăm công dân trong hơn 1 năm qua.


Trong lúc đó, có một sự ngẫu nhiên thú vị. Trên Dân Làm Báo (21/10) có bài viết về mâu thuẫn công khai giữa thủ tướng và chủ tịch quốc hội về đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng qua, về cuộc đấu quyết liệt giành ghế giữa 2 ông khi Đại hội đảng khóa XII tới gần. Cái ghế đó là vị trị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước theo mẫu của Trung Nam Hải.


Giữa lúc quốc hội đang họp, chủ tịch hội dồng quản trị ngân hàng Đại Dương Hà Văn Thắm vốn thân cận với chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bị miễn chức và giam giữ.


Trên mang Thông Tấn Xã Vàng Anh (TTXVA) xuất hiện một lọat tài liệu, băng vidéo nói về mối quan hệ giữa Hà Văn Thắm nắm công ty Đại Dương có vốn hơn 1400 tỷ đồng với bà Nguyễn Hồng Phương Chủ tịch tập đòan SSG, người phụ nữ kinh doanh lọai lớn nhất, có cổ phần trong hơn 20 công ty đa ngành : bất động sản, ngân hàng, khách sạn, khai khóang, dầu mỏ, du lịch, năng lượng, trường đại học ngọai ngữ…


Bà Nguyễn Thị Hồng Phương được biết là chị ruột của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Rất đáng chú ý là trang mạng TTXVA được sự cộng tác của một số nhà báo tự do có quan hệ rất gần với bộ Công an và bộ Tài chính, có cả một bài điều tra nói về sự hình thành của ‘Đế chế Tư bản Nguyễn Sinh Hùng’, từ khi ông là Cục trưởng cục Kho bạc bộ tài chính năm 1990, rồi thứ trưởng, rồi bộ trưởng Tài chính, rồi phó thủ tướng thường trực phụ trách tài chính – ngân hàng, tham gia dẫn đầu việc lũng đọan nền tài chính quốc gia trong hơn 25 năm ròng, thành tích nổi nhất là mở vòi tiền bạc của dân tha hồ chảy vào quỹ riêng của đảng CS đồng thời vào hàng lọat quỹ riêng của các Tổng công ty và công ty quốc doanh cũng đều do các đảng ủy CS nắm giữ, các chức vụ đều phân cho cánh hẩu, bạn thân, tay chân và họ hàng. Tài liệu trên đây cho biết sau khi học ở Bungari về ông bỏ vợ để lấy một cô ‘gái bán bia hơi’20 tuổi, được cơ cấu ngay vào làm cán bộ ở bộ 4T – thông tin truyền thông, nay được bộ trưởng Nguyễn Bắc Sơn ưu ái, hiện bà Lê Thị Mai Hương, phu nhân chủ tịch quốc hội, đã được đề nghị làm Vụ phó vụ tổ chức cán bộ (!) của bộ 4T. Một cặp vợ chồng hòan hảo.


Một băng Vidéo đang còn lưu trên mạng TTXVA lời nói của ông chủ tịch quốc hội trên điện thọai với Tổng giám đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình : « Mày mà không đuổi thằng Hưng (Lê Trung Hưng, ông trùm của Bảo Việt) ra khỏi ngân hàng tao sẽ tìm cách đuổi mày ra khỏi ngân hàng Nhà nước ». Đúng là khẩu khí ông trùm Maphia tài chính – ngân hàng với tay sai bộ hạ. Không một chủ tịch quốc hội nào trên thế giới có được lời nói ấy.


Tài liệu trên còn ghi rõ mối quan hệ khăng khít giữa tài chính- ngân hàng với ngành công an, cặp đôi Nguyễn Sinh Hùng – Lê Hồng Anh, giữa tiền bạc bất chính và cái dùi cui chuyên phục vụ tư bản đỏ trong một chế độ CS thời suy tàn.


Phái viên thiên triều Dương Khiết Trì sắp sang Hà Nội. Chắc chắn đàn anh sẽ phổ biến kinh nghiệm ‘đả hổ diệt ruồi, săn cáo trốn chạy’, về vụ án Chu Vĩnh Khang nghĩa là đánh từ cao nhất trở xuống, không lọai trừ một ai, về nghị quyết ‘ Y pháp trị quốc’ – trị nước theo luật.


Để xem báo chí lề phải nói gì khi TTXVA đưa ra nhiều bài và ảnh đến thế về chủ tịch quốc hội cùng gia đình, bộ hạ xa gần. Và hãy ngắm xem thần sắc của ông trùm tài chính- ngân sách- ngân hàng đang đứng đầu ngành lập pháp có còn tự tin, huênh hoang như trước hay không. Ông chủ tịch quốc hội nổi tiếng là nói rất có … ấn tượng, nghĩa là ẩu.


Có tiền mua tiên cũng được, nhưng mọi sự đều có mức độ. Chu Vĩnh Khang cùng tay chân có tài sản vài chục tỷ đôla đã ngã ngựa lăn kềnh, túi tiền càng lớn tội càng nặng.


Theo gương ông anh, đảng CS VN cũng phải ra tay, mạnh tay, không thể cứ chống tham nhũng lừng khừng, như phủi bụi, quyết tê liệt chứ chẳng quyết liệt tý nào.


Bùi Tín
——————————————————
Phụ chú:
Nội dung đoạn ghi âm Số 1:
Trong đoạn ghi âm, Thắm nói chuyện với Trần Thanh Quang (Phó Tổng tập đoàn) việc “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng đang quyết tâm triệt Lê Trung Hưng và thâu tóm Bảo Việt, các nội dung đáng chú ý:
Nguyên văn phát ngôn của Nguyễn Sinh Hùng “tát” vào mặt Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: “Mày (Bình Thống đốc) mà không đuổi được thằng Hưng ra khỏi ngân hàng tao sẽ tìm cách đuổi mày ra khỏi Ngân hàng Nhà nước”.
“Bác Hùng” đang quyết tâm triệt Lê Trung Hưng và Bảo Việt Bank nên Thắm vào vào cuộc “giúp 1 tay 1 chân để xử lý nó” (Bảo Việt).
Chức danh “thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra” của ông Phan Văn Vĩnh là người được Lê Trung Hưng “xin” Lê Hồng Anh cho và phen này nếu ông Vĩnh “loạng quạng” (không theo ý Nguyễn Sinh Hùng) thì ông Vĩnh sẽ mất chức.
Vì vụ việc Nguyễn Sinh Hùng nôn nóng đánh cướp Bảo Việt nên việc công khai thôn tính Bảo Việt theo kế hoạch của Thắm phải lùi lại. Hiện Thắm đang nắm 20% BVB và quyền quyết 50% Bảo Việt Group nên việc sát nhập BVB về Ocean Bank chỉ còn là vấn đề thời gian.
Vụ đánh Ngân hàng Bảo Việt do đích thân Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son chỉ đạo Vietnamnet.
Hà Văn Thắm chơi bẩn bằng cách lệnh cho Quang IT bí mật lên mạng “tát nước theo mưa” các bài viết của Vietnamnet để hạ nhục Lê Trung Hưng và các ông Lê Hồng Anh, Phan Văn Vĩnh… (nhưng Quang phải dùng nickname và che dấu vết).



-Trước khi bị bắt, ông Hà Văn Thắm có thể là tỷ phú USD thứ 2 ở VN (GD 26-10-14)
Ông Hà Văn Thắm.
(GDVN) - Sau ông Phạm Nhật Vượng, ông Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) có thể là tỷ phú USD thứ 2 của Việt Nam?

Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương - Ocean Group (người vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ngày 24/10 vừa qua để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng") nằm trong top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cái tên không còn xa lạ với giới tài chính.

Dù ông Thắm chỉ trực tiếp đứng tên sở hữu 1,11% ở Tập đoàn Đại Dương nhưng tỷ lệ sở hữu gián tiếp qua các công ty con của ông lại khá lớn, đặc biệt là tại doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (đang nắm giữ 44,37% Ocean Group) mà ông Thắm là chủ sở hữu.

Sau 6 năm thành lập đến nay, Ocean Group đã có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tăng gấp 300 lần so với hồi đầu thành lập. Với hàng loạt các cuộc mua bán sáp nhập (M&A) đình đám, Ocean Group nhanh chóng vượt lên là tập đoàn đa ngành hàng đầu.

Tập đoàn Đại Dương dưới thời ông Thắm làm Chủ tịch cho đến nay kinh doanh khá đa dạng các lĩnh vực từ: Bất động sản, khách sạn, tài chính, truyền thông. Trong đó, bất động sản được xác định là lĩnh vực kinh doanh chiến lược của tập đoàn với các dự án đầu tư lớn ở nhiều thành phố như: Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh, Quảng Ninh. Một số dự án nổi tiếng như: VNT Tower Nguyễn Trãi, StarCity Lê Văn Lương, StarCity Center…

Giới tài chính nhận định: Ông chủ Tập đoàn Đại Dương có thể là tỷ phú USD thứ 2 của Việt Nam trong bảng xếp hạng những người siêu giàu do Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sĩ) bình chọn.

Trước đó, ngày 17/9, Wealth-X và UBS (ngân hàng Thụy Sĩ) đã công bố báo cáo “Billionaire Census 2014”. Trong đó, Việt Nam có 2 tỷ phú với tổng tài sản khoảng 3 tỷ USD. Một trong hai cái tên được xác định chắc chắn là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - người đã có 2 năm liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes, với tài sản được ước tính vào khoảng 1,6 tỷ USD (công bố tháng 3/2014).

“Người còn lại, theo tôi nghĩ có thể là bà Nguyễn Thị Nga (SeABank) hoặc ông Hà Văn Thắm (Ocean Group), bởi 2 người này đều có tổng tài sản lên tới trên 2 tỷ USD. Sau thời gian làm việc với ông Thắm ở Ngân hàng Đại dương, tôi tin, ông Thắm xứng đáng được xướng tên trong tốp 2 tỷ phú USD của nước ta” – một chuyên gia tài chính – ngân hàng (xin được giấu tên) khi đó nhận xét.

Con đường khởi nghiệp


Ông Thắm sinh năm 1972, quê quán Bắc Giang, hiện sống tại Hà Nội. Ông Thắm tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường đại học Columbia Common Wealth, Mỹ và bảo vệ tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường đại Học Công nghệ Paramount, Mỹ.



Năm 1993, nghe lời khuyên từ một người bạn luật sư, ông Thắm bắt tay vào công việc kinh doanh. Với đam mê sẵn có, ông Thắm đi từ thành công này tới thành công khác. Ban đầu, ông Thắm làm đại lý cho một số hãng lớn với những mặt hàng kinh doanh như: dầu ăn và lốp xe ô tô. Ông Thắm tự nhận mình là một trong những người đầu tiên đưa dầu ăn Neptune vào Việt Nam.


Sau phân phối, ông Thắm chuyển sang mua bán sáp nhập một số công ty sản xuất của nước ngoài. Công việc làm ăn tấn tới, ông Thắm tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, sau này là chứng khoán và bất động sản.
Ông Thắm “bén duyên” với ngành ngân hàng từ đầu những năm 2000 khi gặp một cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng trong lúc ông chỉ có một số vốn nhỏ “vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè”. Vì vậy, khi giới thiệu về mình với báo giới, ông Thắm cho biết, “thích kinh doanh từ nhỏ” và nghiệp kinh doanh đến “tình cờ”. Vậy là ông và một số người bạn bỏ tiền ra mua, thích là mua chứ không hẳn là có chiến lược bài bản gì.

Ông Thắm khẳng định mình là người gặp nhiều may mắn khi trong nhiều năm kinh doanh chưa có khó khăn nào đến mức khiến ông cảm thấy thất bại đau đớn, buồn chán hay sụp đổ cả. Một bí quyết nữa trong thành công của ông Thắm là sử dụng người trẻ. Trong bộ máy lãnh đạo của tập đoàn Đại Dương và các công ty thành viên có rất nhiều người trẻ nắm những chức vụ quan trọng trong độ tuổi 29-39 tuổi.
Trong phần giới thiệu về ông Hà Văn Thắm của Ocean Bank, ngân hàng này cho biết, ông Thắm “có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, chiến lược kinh doanh tài chính, bất động sản” và từng đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và “Cúp Thánh Gióng” năm 2009, nhận bằng khen và cúp “Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam” năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là 1 trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao Đỏ 2011”.


Ngoài làm Chủ tịch tập đoàn Đại Dương, ông Thắm còn từng là Chủ tịch Ngân hàng OceanBank, Chủ tịch Ocean Hospitality, Chủ tịch Công ty cổ phần Bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail), từng là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), thành viên HĐQT Công ty cổ phần VS Industry Việt Nam…

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, Công ty con Ocean Hospitality (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng) thực hiện đầu tư và quản lý chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng với thương StarCity tiêu chuẩn 4 sao quốc tế và Sunrise tiêu chuẩn 5 sao quốc tế.

Hiện Ocean Hospitality đang sở hữu 96,92% vốn tại Công ty cổ phần Sài Gòn Givral (Saigon Givral), 74% cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư (IOC), 62% cổ phần Công ty cổ phần Tân Việt, 83% cổ phần của Công ty cổ phần du lịch Khách sạn Suối Mơ và sở hữu Kem Tràng Tiền.

Trong lĩnh vực tài chính, tập đoàn có Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương (Ocean Securities) có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và ngân hàng OceanBank. Trong lĩnh vực truyền thông, tập đoàn có Ocean Media là công ty quản lý kênh truyền hình InfoTV.




Thâu tóm Kem Tràng Tiền với giá 500 tỷ đồng có thể coi là một trong các thương vụ thâu tóm để đời của ông Hà Văn Thắm. Một thương hiệu thực phẩm khác cũng được mua về là Givral, thương hiệu bánh lâu năm tại Sài Gòn. Givral sở hữu khu đất 144 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận mà ngay nay là Khách sạn StarCity Sài Gòn.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng từng là chủ sở hữu một chuỗi siêu thị mang tên Ocean Mart. Tuy nhiên, cách đây chưa đầy 1 tháng, Tập đoàn đã bán lại hệ thống siêu thị này cho Tập đoàn Vingroup và thu về một khoản lợi nhuận không nhỏ.

Sở hữu khối tài sản lớn tại OceanBank, Ocean Hospitality (OCH), Ocean Sercurities (OCS),… thêm vào đó còn sở hữu tài sản của doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo, Công ty TNHH VNT, Đại Dương Thăng Long, hay Ocean Mark,… nếu cân đo đong đếm chính xác, ông Hà Văn Thắm rất có thể là tỷ phú USD của Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng.


Liên quan đến công tác nhân sự sau khi ông Hà Văn Thắm bị bắt, ngày 25/10, HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) vừa họp và phân công Phó Chủ tịch HĐQT tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT OceanGroup.

Người được cử thay thế ông Hà Văn Thắm vừa bị bắt chính là Phó Chủ tịch HĐQT OceanGroup - ông Lê Quang Thụ.

Ông Thụ sẽ tạm thời đảm nhiệm các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT Ocean Group trong thời gian Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm vắng mặt để phục vụ điều tra về các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank).

Liên quan đến sai phạm của cá nhân ông Hà Văn Thắm, ông Dương Trọng Nghĩa – Tổng Giám đốc OceanGroup cho biết: “Đây là các sai phạm của cá nhân, không liên quan tới hoạt động minh bạch, công khai và đúng pháp luật của OceanGroup. HĐQT đã thống nhất phân công Phó Chủ tịch HĐQT tạm thời đảm nhiệm nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT. Mọi hoạt động của OceanGroup hiện tại vẫn diễn ra bình thường, trong tầm kiểm soát của HĐQT và Ban điều hành công ty".



(TTHN) - Đây là một bài viết cũ do tác giả gửi tới TTHN, chúng tôi cho đăng lại để bạn đọc hiểu rõ sự tình nội dung xung quanh chuyện bắt Hà Văn Thắm, cánh tay phải của CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thật ra kế hoạch bắt Hà Văn Thắm có từ lâu, song do CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tỏ ra quy phục TTg nên vấn đề này tạm lắng. Tuy vậy gần đây CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nhiều biểu hiện cho thấy chống lại TTg thì buộc TTg phải ra tay. Động thái này được cho là TTg trả thù vụ bên Đảng bắt Bầu kiên.

(Phần 9): Đoạn ghi âm Số 2, Số 3 về việc “Đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng quyết tâm triệt hạ Bảo Việt Bank qua lời Mafia Hà Văn Thắm.

Như đã hứa, chúng tôi tiếp tục công bố đoạn băng ghi âm những “lời vàng ngọc” tiếp theo của mafia Hà Văn Thắm liên quan trực tiếp đến chỉ đạo của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng với đàn em nhằm thực hiện mưu đồ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, các đoạn ghi âm được cung cấp bởi bạn đọc là người bên trong tập đoàn Đại Dương.


Đoạn ghi âm Số 2

Vụ việc chúng tôi đã nhắc đến trong “Phần 3” về việc Thắm mượn tên hàng loạt “người thân”, đặc biệt là bà mẹ vợ Bùi Thị Cẩm Vân và cậu em vợ Hồ Vĩnh Hoàng (Hoàng Tosy) để đi “thu gom” cổ phiếu của Bảo Việt Bank. Vụ việc bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, Thắm và đàn em đang tìm mọi thủ đoạn với sự trợ giúp đắc lực của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng. Trong đoạn ghi âm dưới đây, Thắm nói chuyện với Lê Thị Minh Nguyệt (Thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Đại Dương) về việc “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng đang quyết tâm “triệt” Lê Trung Hưng và chiếm đoạt Bảo Việt, các nội dung đáng chú ý:
  • Nhấn mạnh, nhắc lại nguyên văn “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “đe dọa” ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Mày không đuổi thằng Hưng ra khỏi Ngân hàng Bảo Việt,tao sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi mày ra khỏi Ngân hàng Nhà nước”.
  • “Đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng ép Thủ tướng, nguyên văn: “Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thủ tướng Chính phủ báo cáo giải trình lên Thường vụ Quốc hội. Người dân đang rất bức xúc!” (“Người dân” mà “đồng chí’ Hùng nhắc đến ở đây không ai khác ngoài cậu đàn em Mafia Hà Văn Thắm Thắm và cô em ruột Nguyễn Hồng Phương S.S.G).
  • Kế hoạch thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt của Thắm và của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng có những thứ không “đồng bộ”, Thắm trách Nguyễn Sinh Hùng quá “điên cuồng” làm kế hoạch thâu tóm, sát nhập Bảo Việt Bank của Thắm phải dời lại 1 năm.
  • Thắm “tố cáo” Lê Trung Hưng chơi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh (Thắm gọi là “Vĩnh chột”), đang tìm cách “chơi” Thắm và bà mẹ vợ.
  • “Tiết lộ” âm mưu sau khi đuổi được Hưng ra khỏi Bảo Việt, Thắm sẽ đưa người vào kiểm soát, “giúp” ông Phúc (Trần Trọng Phúc – TGĐ Tập đoàn Bảo Việt) vạch cỏ tìm sâu để tống Hưng vào tù.
  • Thắm tuyên bố cơ quan điều tra “chẳng làm chó gì được” vì Thắm đang có “1 đống bác ủng hộ” nên cùng lắm “chỉ mang tiếng 1 tý chứ chẳng sao”.

Lê Thị Minh Nguyệt
Bác Hùng thì điên cuồng lên đi báo cáo bác Dũng mà lại nói sai. Anh lại muốn nói mà bác Hùng lại chẳng thèm nghe gì loằng ngoằng chẳng mẹ vợ lại ra thành mẹ đẻ. Mà bà cụ gần 80 tuổi rồi, ốm yếu quặt quẹo thế mà anh lại bảo nó gửi giấy mời vào Hà Đông có khổ bà Vân không, bác ấy bảo bác Dũng: “Nó lại đi mời vào Hà Đông, mà hình như tôi nghe nói chỗ đó có cái trại giam, thế nó dọa sợ người ta chết thì làm thế nào? Thế công an của anh đi làm ăn cướp à?”. Bác Hùng viết là: “Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thủ tướng Chính phủ báo cáo giải trình lên Thường vụ Quốc hội. Người dân đang rất bức xúc(!?)

- Như thế có to quá không nhỉ?

Gửi luôn cả cho Bác Trọng, Bác Sang. Thì ông Trọng phê xuống là: “Để nghị Ban Nội chính TW, kết hợp với Bộ Công an báo cáo trong tháng 7”. Bác Sang thì cũng đề nghị. Nó chơi với mấy thằng Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Vĩnh… Vĩnh chột Giám đốc công an Nam Định ấy, phụ trách cái này, thế thì nó tra nó biết là mẹ vợ anh thì đương nhiên, nhưng làm chó gì được nhau. Ngày xưa anh bảo rằng thôi cứ nói là lấy của Đại Dương nhưng mà bà ấy cứ bảo là tiền tôi có làm sao tôi nhớ được, tiền cả đời tôi kiếm được có mấy chục tỷ để tôi tiêu. Thì nó cũng đếch làm gì được. Có thể là nó lôi trên mạng vì OCH có mấy cái đấy thì anh bảo bao giờ nó lấy thì cứ nói không biết, mua bán nhiều mà.

- Đội nào làm ạ?

Cảnh sát, Bộ Công an, C46

- Công an thì… như thế lại khổ bà

Không, bà này bà ấy vững làm. Bà ấy sẵn sàng chết bảo là nếu làm sai thì bảo bà ấy, mẹ đi tù thay cho. Nhưng mà anh nghĩ cũng chả sao, cùng lắm anh mang tiếng một tý thôi, mà một đống các bác đang ủng hộ, sợ chó gì chúng nó. Mà anh cũng đang hơi điên anh vừa bảo thằng Quang (IT), hôm nay báo VietNamNet nó lại choảng tiếp. Anh đang bảo Quang (IT) là xuống cho một cái comment dồn. Thực ra là có một cách rất đơn giản, nhưng anh nói các bác không nghe. Bảo Việt năm nay hết nhiệm kỳ rồi, mà đại hội thường niên thì chưa làm. Giờ tổ chức đại hội thường niên xong rồi trình luôn. Ông Bình bị bác Hùng, bác Hùng lôi Bình ra mà: “Mày không đuổi thằng Hưng ra khỏi Ngân hàng Bảo Việt, tao sẽ dùng Thường vụ Quốc hội đuổi mày ra khỏi Ngân hàng Nhà nước”, nói thẳng luôn, bác Hùng kể với anh luôn chứ không phải ông nào kể. Mà bây giờ Bộ trưởng Bộ tài chính gửi công văn cho Ngân hàng Nhà nước, TGĐ tập đoàn Bảo Việt gửi công văn đề nghị bãi miễn nó, thế nên các bác ấy vẫn đang tự tin. Nhưng anh thì nhìn thấy cái lý, thế thì hơi ép nó, về mặt lý thì nó không sai. Nó chỉ khai man thôi, mà không có quy định đấy. Thế nên anh bảo rất đơn giản thôi là triệu tập đại hội cổ đông hết nhiệm kỳ, phải đi bầu lại ấy, bầu lại thì kể cả trình lên với anh Bình thì bác Hùng đã chỉ mặt như thế thì bố anh Bình cũng không dám phê duyệtcho nó làm thành viên HĐQT nữa thế là xong. Đuổi nó ra rồi thì thích bắt nó đầy lý do vì nó ăn tiền nhiều lắm.

- Đứng ra bầu thì các ông ấy ngại, bỏ phiếu các ông ngại. Các ông Nhà nước chỉ muốn làm việc công văn gì đấy thôi, còn đứng ra bầu bầu bán bán thì lại…

Không, không phải bầu mà đứng ra trình cho nó, đề nghị cho nó làm thành viên HĐQT luôn thì ông Bình cũng không phê duyệt. Ngày xưa ông Hiếu có một tý mà Ngân hàng Nhà nước mà nó còn không phê duyệt. Bây giờ bác Hùng chỉ mặt ông Bình thế thì còn lâu mới phê duyệt nó. Nên nó sẽ bị trượt từ vòng gửi xe. Anh sẽ đưa người vào, sau đó anh sẽ đưa kiểm soát vào giúp ông Phúc đi truy ra những cái này của nó thì nó chết chắc. Lúc đấy thì thôi, một là tha nó hai là bắt nó thôiBài của anh là như thế, nó đơn giản, đỡ đau đầu như thế. Nhưng mà các bác điên quá nên các bác…

- Làm thế này thành to chuyện (…) to chuyện thì anh lại bị mất nhiều tiền.

Anh có làm gì đâu mà mất nhiều tiền? Thực ra chuyện này dở cho anh vì bình thường anh định năm nay là anh thâu tóm xong, anh sát nhập xong, chuyện này nếu cứ như thế này ngoằng đi thì phải sang năm. Bác Hùng bảo thôi mày đừng làm gì, để bao giờ bọn nó phải đi xin mày thì hẵng làm. Cũng không sao, thế thì xoay sang (thâu tóm) PGBank vậy. PGBank có vẻ yên lành hơn. Thêm mất tý tiền thôi.

- Từ từ anh ạ. Bảo Việt có khi để 1-2 năm nữa cho yên ắng xuống, không thì nhức đầu. Cho bọn công an nó xử lý xong, em cứ sợ bọn công an nó phi vào nó lôi, nó giật ra.

Thì làm chó gì được nhau? Kể cả nếu không thì vì vụ này anh làm tới, các ông đang sợ anh bỏ mẹ. Nếu các ông nghi ngờ anh đi làm thì anh bảo là “đ.mẹ! thế thằng Thắm dùng tứ trụ triều đình để đánh”. Hiện nay là có 4 cái công văn, lần đầu tiên tứ trụ triều đình đồng thuận với nhau trong vòng mấy năm liền. Hùng-Dũng-Sang-Trọng đều có văn bản (?!)

(Hết phần ghi âm số 2)

Đoạn ghi âm Số 3

Tiếp theo chuyện Thắm tìm cách “xóa vết” các khoản “ủy thác đầu tư” cho bà mẹ vợ và cậu em vợ, trong lần nói chuyện với Nguyệt và một số đàn em “cật ruột”, Thắm tiếp tục chỉ đạo cách đánh lừa cơ quan chức năng, kể cả chuyện làm giả sổ sách, chứng từ. Các nội dung đáng quan tâm:
  • Tiếp tục “tố” Lê Trung Hưng tìm cách hại mình thông qua ông Lê Hồng Anh, làm “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “mang tiếng” vì có cô em gái và thằng em đi cướp ngân hàng.
  • Khẳng định việc Hưng tố cáo “cũng không sai, bác Hùng cướp thật” và hiện Thắm đang tìm cách “giữ” cho “bác” Hùng.
  • “Tố cáo” ông Lê Hồng Anh mượn uy đã từng làm Bộ trưởng Bộ Công an cho “đàn em” vào “điều tra” bà mẹ vợ Bùi Thị Cẩm Vân làm “lòi” ra khoản 159.5 tỷ trước đây Thắm đưa bà Vân và cậu em vợ Hồ Vĩnh Hoàng để “đầu tư” vào cổ phiếu Bảo Việt Bank.
  • Thắm đã chỉ đạo cho nhân viên tên “Nam” làm giả sổ, lùi thời gian lại cho bà Vân để hợp thức hóa khoản 82.5 tỷ là gửi tiết kiệm chứ không phải để đi “thu gom” cổ phiếu Bảo Việt Bank và tiếp tục chỉ đạo cho Nguyệt và các đàn em thân tín khác thủ đoạn khai man với cơ quan điều tra.
Nghe ghi âm: 
https://sites.google.com/site/suthatmagazin/home/Tham-Nguyet-Nam-Thanh.mp3?attredirects=0&d=1

Nội dung “bóc băng”:

- Cái này là họ đang đánh ông Hùng à?

Đánh, đánh thế chó nào được ông Hùng, ông Hùng, ông Dũng, ông Sang, ông Trọng cùng đi làm, thế nhưng bây giờ có 1 ông là ông Lê Hồng Anh ấy, thằng Hưng nó lên nó báo cáo với ông ấy như thế nên ông Lê Hồng Anh nói. Câu chuyện cuối cùng là bác Hùng vẫn mang tiếng thật. Cũng không ai ngồi quy rằng bác Hùng có lỗi nhưng mọi người “à, biết rồi, thì ra là thế, có em gái với có một thằng em”, nó đi nó nói là bác chơi thân với anh, có thằng em nó đi đầu tư, ông ấy đi đánh nhưng cũng vì việc nước thôi (?!), thằng này sai nó chết là đúng rồi, nhưng mà thì cũng có chuyện là ông ấy như thế.

(Thanh bước vào phòng, Thắm tiếp tục diễn trò,…)

Bùi Thị Cẩm Vân
Có cái việc anh nói qua với Nguyệt rồi nhưng anh gọi cả 2 đứa lên để nói, có cái việc liên quan đến OCH đầu tư vào ngân hàng Bảo Việt ấy, thì em đọc báo em thấy rồi, thằng Hưng đấy bị tập đoàn Bảo Việt xì lên báo, sau đó thì… bác Hùng, bác Sinh Hùng ấy có văn bản gửi qua bác Thủ tướng, thì cái thằng Hưng này nó chơi với 1 ông…bác Lê Hồng Anh ấy, nó mới lên nói nói rằng là bác Hùng làm như thế vì muốn cướp ngân hàng Bảo Việt cho anh với cho chị Phương em gái bác Hùng. Thế thì, đương nhiên câu chuyện đấy mọi người mới tìm hiểu thôi, cũng không sai gì, bác Hùng cướp thật, và anh muốn giữ cho bác Hùng là… là vì bác ấy phang văn bản rất là nặng, không muốn để bác nhìn thấy chị Phương, em ruột bác ấy cũng đầu tư nhưng mà chị ấy đầu tư từ ngày xưa còn mình đầu tư như vậy là có biểu hiện, chưa thành câu chuyện thâu tóm nhưng có biểu hiện thâu tóm thật vì mình mua cũng khá nhiều… Vì thế ông Lê Hồng Anh ngày xưa cũng là Bộ trưởng Bộ Công an, ông ấy cho mấy đứa em út, đệ tử vào hỏi bác Vân rồi, hỏi rất là nhẹ nhàng, nó lên tận nơi nó hỏi, bác Vân mới nói ra vụ 82.5 tỷ, có mấy khoản nhé, bọn em có 2 khoản, 1 là năm 2011, bọn em đi mua của bà Dịu ấy nhưng mà qua mấy người khác, hình như đâu đấy là một trăm năm mấy tỷ cổ phiếu nhưng cái này không phải là mua mà bọn em chỉ đi đặt cọc thôi nên cái hợp đồng mua nó chưa có, bọn em phải xem lại câu chuyện này, hiện tại nó chưa động đến vì nó không hỏi nên bác Vân cũng không nói. Nhưng bây giờ có chuyện thứ 2 là sau đó vào tháng 6/2012, thì cái này có Bùi Cẩm Vân và Hồ Vĩnh Hoàng, nhưng mà Hồ Vĩnh Hoàng bây giờ nó không hỏi được vì thằng Hoàng nó đi nước ngoài chắc 2 tháng nữa nó mới về nên nó cũng không hỏi. Tháng 6/2012, thì có cái chuyện cả 2 người này đi mua vào, bà Vân mua 82.5 tỷ còn ông Hồ Vĩnh Hoàng thì đâu bẩy mấy tỷ gì đấy.

- 77 tỷ.
Hồ Vĩnh Hoàng
Hồ Vĩnh Hoàng thì 77 tỷ, thế thì anh đang ngồi tính, suy luận rằng nếu như nó, bây giờ bà Vân đã nói với nó là 82 tỷ này của tôi, tiền cả đời tôi làm ra, các anh không có quyền hỏi tôi và cái đấy là đúng, làm sao bà nhớ được. Thế thì câu chuyện nó đang dừng ở đấy, thế nhưng anh nghĩ rằng bọn em đã từng đưa lên mạng miếc ba lăng nhăng và nó biết chắc chắn là mình rồi, thế thì nó sẽ làm 1 động tác nữa, nó vào, nó có lý do gì đấy để nó vào nó lột em ra nó hỏi đưa cho nó xem sổ phụ việc thanh toán, tiền vào tiền ra như thế nào thì nó sẽ lòi câu chuyện này ra đúng không? Thế thì anh muốn em nói rằng tiền này là tiền bác Vân đi gửi tiết kiệm chứ không nói là dùng để đi mua cổ phiếu. Nó sẽ hỏi “tại sao bác Vân?” thì em nói rằng bác Vân là mẹ vợ anh chủ tịch, cho nên em tin. Đưa bác Vân đi gửi thì lãi suất sẽ cao hơn, tụi em biết thừa là đi công ty thì lãi suất bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cá nhân, cá nhân thì được cao hơn, đúng không. Thì đó là 2 lý do mà tại sao em đưa cho bác Vân đi gửi. Thì nó sẽ hỏi thêm một lý do nữa là “Tại sao số tiền và tôi thấy bà Vân bà chuyển tiền đi mua ngân hàng Bảo Việt chứ đâu đi gửi tiết kiệm đâu?”. Để trả lời câu hỏi đấy thì thứ nhất anh đã bảo chị Nam đưa bác Vân có 1 cuốn sổ tiết kiệm, anh sẽ gửi cho em, bả để cái sổ tiết kiệm đây này, cái thứ 2, tại sao số tiền nó giống nhau? Thì lý do em bảo là lúc đó bọn em cũng, mặc dù là mẹ vợ chủ tịch nhưng mà đưa tiền em cần lý do, thì bác có nói rằng bác có tiền của bác đang đi mua ngân hàng Bảo Việt, thế nên mày đưa đúng số tiền 82.5 tỷ này đi xong rồi bác sẽ đưa hồ sơ này vào để mày làm lý do như là kiểu tài sản, mày thế chấp tạm vào đấy.

(Hết phần ghi âm số 3)

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục công bố mối quan hệ thân cận của Hà Văn Thắm với các “đồng chí rất to” và thủ đoạn tiếp theo của Thắm và đồng bọn trong phi vụ thâu tóm Bảo Việt Bank cũng như kết quả “điều tra nội bộ” của Hà Văn Thắm về việc bị “xì thông tin” nội bộ và việc Thắm “tố” ông Đặng Thành Tâm và bà Đặng Thị Hoàng Yến cùng quản trị “Quan làm báo”.

Download các phần ghi âm tại đây:
  1. https://sites.google.com/site/suthatmagazin/home/Tham-Nguyet.mp3?attredirects=0&d=1
  2. https://sites.google.com/site/suthatmagazin/home/Tham-Nguyet-Nam-Thanh.mp3?attredirects=0&d=1
Những người khốn khổ của Bảo Việt Bank

 * Bài của tác giả gửi đến TTHN

Một trong những đoạn băng ghi âm trao dổi giữa hà Văn Thắm và Trần Thanh Quang
https://soundcloud.com/huannc/ha-van-tham-tran-thanh-quang


***************
Đã có người thay thế ông Hà Văn Thắm ở Tập đoàn Đại Dương


-Chồng Hà Kiều Anh thế chân ông Hà Văn Thắm (VNN 26-10-14) -- À há! Mấy ngày nay theo dõi vụ Hà Văn Thắm tôi hơi thất vọng vì thấy chỉ có đại gia mà chưa có chân dài xuất hiện.  Hôm nay thì mãn nguyện!

-Vụ Ocean Bank: Quyền lực kinh doanh khổng lồ của ông Hà Văn Thắm (DT 25-10-14) -- Con đường kinh doanh của ông Hà Văn Thắm (NLĐ 25-10-14) - Tân nữ Chủ tịch NH Đại Dương thay ông Hà Văn Thắm là ai? (MTG 25-10-14) -- Tại sao gọi bà này là tân nữ chủ tịch mà không gọi ông Thắm là cựu nam chủ tịch?

-Vụ Ocean Bank: Vietnam removes head of Ocean Bank (FT 24-10-14) Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Ocean Bank (VNN 24-10-14) Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương (TT 24-10-14)

Tổng số lượt xem trang