Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

TPHCM: Chi 1.200 tỷ đồng đào lại đoạn kênh đã... lấp 15 năm trước

-TPHCM: Chi 1.200 tỷ đồng đào lại đoạn kênh đã... lấp 15 năm trước

Nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước, chống ngập cho khu vực dân cư, UBND quận 6 - TPHCM kiến nghị chi 1.200 tỷ đồng giải tỏa trắng gần 400 hộ dân để đào đoạn còn lại của kênh Hàng Bàng.


Dòng kênh Hàng Bàng chạy từ kênh Tân Hóa – Lò Gốm (quận 6) đến kênh Vạn Tượng (quận 5) dài khoảng 1.400 m. Năm 1999 – 2000, đoạn giữa dòng kênh (từ đường Bình Tiên đến đường Phạm Đình Hổ dài khoảng 600 m) bị lắp đặt cống hộp vì ô nghiễm nghiêm trọng. Sau đó, người dân bắt đầu đổ bê tông xây dựng nhà cửa dọc hai bên, đến nay con kênh này chỉ còn lối đi rộng chừng 3m.





Dọn dẹp rác thải trên kênh Hàng Bàng. (Ảnh: SGĐT)



Trong khi đó, hiện tại hai đầu đoạn kênh vẫn là mương thoát nước thải của khu dân cư hai bên, với lòng kênh chỉ còn rộng từ 2 – 3m. Việc thu hẹp dòng chảy kênh Hàng Bàng khiến khu vực quận 6 bị ngập úng.

Theo ông Huỳnh Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND quận 6, với mục tiêu giải quyết tiêu thoát nước, chống ngập, chỉnh trang đô thị cho khu vực (quận 5, quận 6), UBND TP đã chấp thuận chủ trương thực hiện dự án kênh Hàng Bàng đoạn từ đường Lò Gốm đến đường Bình Tiên (giai đoạn 1) và đoạn từ đường Phạm Đình Hổ đến kênh Vạn Tượng (giai đoạn 2). Dự án này còn giúp tái hiện hình ảnh trên bến dưới thuyền cho khu vực chợ Bình Tây.

Tuy nhiên, đoạn còn lại của kênh Hàng Bàng (đoạn từ đường Bình Tiên đến đường Phạm Đình Hổ) vẫn chưa được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong các cuộc tiếp xúc, đối thoại tại địa phương, người dân thường xuyên kiến nghị mở lại đoạn kênh Hàng Bàng này để toàn bộ tuyến kênh được đầu tư, cải tạo đồng bộ. Nguyên nhân là đoạn cống hộp này đã xuống cấp, không đảm bảo khả năng thoát nước cho khu vực.

Từ đó, UBND quận 6 kiến nghị UBND TPHCM chi 1.200 tỷ đồng giải tỏa trắng gần 400 hộ dân để tiếp tục thực hiện dự án đào lại kênh Hàng Bàng bị lấp cách nay 15 năm.




-





----HKH (VCF) -Chính Phủ VN chỉ lo mở thêm các dự án quy hoạch đô thị, vừa có tiên bỏ túi, vừa góp phần gây thêm ngập lụt, chỉ vì thiết kế hạ tầng rất tốn tiền, khỏi phải đưổi, dân cũng tự động bán nhà(tới đầy chắc ACE sẽ biết ai mua rồi) đi ra ngoại ô ở, thế là các vùng đât trống như đồng ruộng, đất canh tác sẽ có dân lo đi khai, phá xây thành nhà ở, rồi chình phủ lại quy hoạch tiếp khu đô thi mới do dân khai phá, chính phủ lai tiếp tục có thêm tiên bỏ túi, cứ thế làm mãi chừng nào dân chết hết vì kiệt sức, từ đó, cả nước VN chỉ còn toàn là người(bà con) của chính phủ, vưa không bị dân hạch sách, vừa dể đổi quốc tịch Tàu(cộng) hày Việt(cộng) tùy thích.
TPHCM: Bán “tháo” nhà bên đoạn đường nội đô đẹp nhất Sài Gòn (Dân Trí): Nhiều hộ dân đành phải bán tháo nhà cửa ngay đoạn đường nội đô đẹp nhất Sài Gòn, do sự thi công xây dựng không khoa học.

Dân khổ vì công trình thi công cẩu thả (Một Thế Giới): Người dân sinh sống hai bên đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú, TP.HCM) phải chịu cảnh khổ sở bởi dự án mở rộng, nâng cấp đường Lũy Bán Bích – Tân Hóa. Dù công trình đã thi công khá lâu nhưng cảnh tượng nơi này vẫn còn ngổn ngang.


---Chân lý

TTC - Chiếc tàu điện đỏ sọc trắng mới toanh đang chạy đến bến đỗ. Phía trên - nơi thường cài số tàu - mọi người nhìn thấy con số 49 và ở góc trái phía dưới lại thấy cài con số 25.


Mọi người chen nhau lên tàu điện, nhao nhao hỏi:

- Tàu này đi theo đường của tàu 49 hay 25?

- Mù à? Số 49 treo tổ bố không thấy hả?

- Ngu thế, có thể hôm qua là tàu 49 nhưng hôm nay lại thành tàu 25.

- Lên đi, tàu 49 đấy.

- Lên nhanh đi, tàu 25 sắp chạy!

Chẳng mấy chốc tàu điện đã chật cứng. Các cánh cửa đóng lại. Tàu rời bến.

Tàu chạy. Mọi người lại nhao nhao:

- Các bác ơi, chúng ta đang đi tàu 49 hay 25?

- Tôi đi tàu 49 đấy!

- Tôi cũng đi tàu 49!

- Tôi thì đi tàu 25!

- Tôi cũng đi tàu 25!

- Hay chúng ta hỏi bác tài xem, bác ấy phải biết đưa tàu đến đâu chớ?

- Bác tài đóng cửa cabin rồi, lại còn bật đài rõ to nữa, làm sao mà hỏi được.

- Hay là thế này, chúng ta sẽ biểu quyết, nếu số đông đi đâu thì tàu đi đấy. Mọi người đồng ý không?

Mọi người đồng thanh:

- Đồng ý…

- Những ai đi tàu 49 đến Kuzmiki thì giơ tay lên! 55 người. Thế còn những ai đi Manôvô thì giơ tay lên! …cũng 55 người.

- Này này, đừng có mà chỉ vào mặt tôi như thế. Tôi chỉ biết từ giờ đến cầu treo là tàu 49 và tàu 25 đi theo lộ trình này, sau đó rẽ trái.

- Trái là thế nào? Rẽ phải!

- Rẽ trái!

- Rẽ phải!

- Thôi, thôi, xin các ông các bà, làm gì có con tàu vừa rẽ trái lại vừa rẽ phải. Tàu này đi theo đường của tàu điện số 8 đến công viên trung tâm.

- Vô lý quá! Sao ông biết?

- Vì tôi đã nhét tiền vào túi bác tài, bác tài hứa sẽ đưa tôi đến đó.

Mọi người lại nhao nhao:

- Nếu thế thì cho lão lái tàu một trận!

- Nhưng… nếu đánh ông ta thì tàu sẽ chệch đường ray.

- Thà đổ tàu còn hơn không biết mình đang đi đâu!

- Không được, thà không biết mình đi đâu còn hơn mất mạng!

Lúc tàu điện đi qua cầu treo, tất cả mọi người nín thở chờ. Tàu điện không rẽ phải. Một nửa xe sung sướng nhảy cẩng lên, nhìn những người còn lại, vẻ hả hê đắc thắng. Nhưng rồi tàu cũng không rẽ trái.

Chiếc tàu đỏ sọc trắng vẫn tiếp tục đi thẳng tới một nơi chẳng ai cần đến. Tuy nhiên, tất cả 110 người trên chiếc tàu điện kỳ lạ ấy đều hỉ hả mãn nguyện, bởi cuối cùng họ đều chạm tay đến sự công bằng.

S. ANTOV (Nga)
THẦY ĐỀ (rút gọn)

--Người Sài Gòn đồng loạt bán nhà vì đường cao ngang nóc

-Mặt đường cao hơn nền 2 mét đã biến hàng loạt nhà dân TP HCM thành hầm. Cuộc sống khốn đốn nhưng không có tiền nâng nền, họ đành bán nhà đi chỗ khác.

Dọc các tuyến đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức), Phạm Văn Chí (quận 6), Phạm Thế Hiển (quận 8)… có hàng chục căn nhà treo bảng rao bán. Mặt đường cao hơn nền nhà 1-2 mét, cầu thang dốc đứng, mọi sinh hoạt, đi lại rất khó khăn là điểm chung của những căn nhà này.



căn nhà nằm lọt thỏm dưới chân đường. Ảnh: Duy Trần


Bà Tỵ (70 tuổi) lụm cụm móc tấm bảng rao bán nhà lên cánh cửa gỗ bạc thếch ngay mặt tiền đường Phạm Văn Chí, cho biết đã sống ở đây hơn 40 năm. Nhưng giờ nhà bà thấp hơn mặt đường 1,5 mét, cửa chính chỉ còn một ô hình vuông diện tích 1,2 x 1,2 mét. Mỗi lần ra vào, bà lão phải khom người trèo lên ghế nhựa rồi gắng hết sức mới có đà bước ra ngoài.

“Hơn nửa cuộc đời ở đây, bán nhà tiếc lắm nhưng hết ở được rồi. Tôi già cả, lại không có tiền nâng nền thì đi chỗ khác sống chứ ở kiểu này có ngày té gãy tay chân làm khổ con cháu”, bà Tỵ nói vẻ ngán ngẩm.

Treo bảng bán nhà gần một tháng nay, ông Hiếu ở đường Phạm Văn Đồng (phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức) cho biết: “Làm được bao nhiêu tiền đổ hết xuống nền, cả mấy trăm triệu rồi chứ ít gì. Giờ nghỉ hưu, hết tiền nâng nền cao cho bằng mặt đường nên chỉ còn cách bán đi nơi khác sống”.

Do lối ra trước nhà bị đường bịt kín, nhiều người phải trổ cửa hậu hoặc đục tường mở lối đi qua nhà hàng xóm. Bà Thanh Thi, ngụ đường Phạm Văn Đồng cho biết, nóc nhà bà đang ngang với mặt đường. Sau khi nâng hàng chục lần, cửa sổ chỉ còn cách nền nhà 20 cm.

"Trời mưa, nước trên đường đổ dồn vô nhà mấy ngày mới rút. Còn khi trời nắng thì ngột ngạt, nóng bức kinh khủng vì ẩm thấp. Nâng nhiều, trần nhà bị hạ thấp, khách tới chơi ngại lắm vì đi ra đi vô toàn ôm đầu xuýt xoa khi vướng phải thanh xà, cây cột. Giờ chỉ bán hoặc đập đi chứ hết nâng nổi rồi”, bà Thi nói.



Một căn nhà đường cao tới nóc trên đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: Duy Trần


Nói về nguyên nhân nhà biến thành hầm, một người đàn ông trên đường Phạm Văn Chí chỉ tay về con đường đang che gần nửa ngôi nhà của mình. "Mười mấy năm trước tôi xây nhà cao hơn đường nửa mét, giờ nhà tôi thấp hơn đường một mét. Đường ngập, người ta nâng lên, đoạn khác ngập, người ta cũng nâng. Nâng xong bên kia, lại ngập bên này nên nâng tiếp. Cứ làm vài vòng như vậy hỏi sao nhà tôi không thấp cho được", ông này bức xúc.

Một chuyên gia về lĩnh vực chống ngập cho hay, do cách làm của cơ quan chức năng thiếu quy hoạch dài hạn, đụng đâu sửa đấy nên mới có tình trạng đường biến nhà thành hang, hầm. "Một cái nữa là khi người dân làm thủ tục xây nhà, chẳng có cán bộ nào nhắc nhở hay khuyến cáo về các bản quy hoạch để người dân dự tính xây cốt nền cao", ông này nói.

Theo UBND quận 6, nơi có nhiều nhà đang rao bán, địa bàn quận thường xuyên chịu ngập, triều cường nên phải nâng đường, hẻm lên cao để người dân đi lại. Quận này đang khảo sát toàn bộ những tuyến đường biến nhà dân thành hầm để xem xét sử dụng các nguồn vốn vay, quỹ phúc lợi hỗ trợ người dân sửa nhà, ổn định cuộc sống.

Ngày 7/11, Bộ Giao thông Vận tải ban hành chỉ thị đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải khảo sát kỹ các phương án thiết kế để mặt đường không cao hơn nhà dân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tình hình giao thông.

>>> Video: Nhiều nhà dân trên đại lộ Phạm Văn Đồng rao bán nhà

Nhà bỗng dưng biến thành hầm ở TP.HCM



http://news.zing.vn/Nha-bong-dung-bien-thanh-ham-o-TPHCM-post472518.html
-



http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tphcm-nha-bien-thanh-ham-tren-dai-lo-nghin-ty-c46a669901.html

Hàng chục hộ dân sống dọc đại lộ ngàn tỷ phải chịu đựng cuộc sống ngột ngạt, khổ sở khi ra vào nhà phải chui, bò, bắc thang, kê ghế vì nhà nằm thấp hơn mặt đường.

Đó là thực trạng của nhiều hộ dân sống dọc đại lộ Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức, TP.HCM).

Ghi nhận tại địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức hàng chục nhà dân có nhà bị biến thành “hầm”. Nhiều nhà mái tôn chỉ cao hơn mặt đường 1m. Người dân muốn vào nhà buộc phải ngồi xuống để chui, tránh chạm đầu vào mái tôn.

Mặc dù ban ngày nhưng trong các “hầm” người dân phải bật đèn vì tối om. Một số người dân đứng ở trong nhà muốn nhìn thấy mặt đường Phạm Văn Đồng phải ngước cổ nhìn lên.......

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/xay-dung-cac-ham-chua-nuoc-mua-de-chong-ngap/662578.html
--


-Mùa mưa Hồ Chí Minh là mùa mưa sợ nhất muôn đời  (Nhạc chế từ mùa Xuân tp hcm)




Ha Loi mua nay vang nhung con mua



Download file mp3 tại đây: http://www.misskhue.com/?module=31&am...
Bài hát chế từ ca khúc Hà Nội mùa vắng những cơn mưa của nhạc sĩ Trương Quý Hải (xin cáo lỗi cùng nhạc sĩ), nhân dịp trận mưa gây ngập lụt lịch sử tại Hà Lội.
Lyric:
Ca sỹ: Đinh Công Sáng

Hà Nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông, chân em run ngâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...

Hà Nội mùa này chiều không có nắng
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, giờ không thấy bờ...

Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân.

Hà Nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông, chân em thâm vì ngâm nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...

Hà nội mùa này người đi đơm cá
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình

Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân
(hết)


Tổng số lượt xem trang