-Việt Nam chính thức bị Lào, Campuchia vượt mặt
-
-Việt Nam sẽ nán lại chạy đua với Châu Phi?
“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – Giám đốc Quản lý Chiến lược Tập đoàn FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa.
Nội dung nổi bật:
- CLMV là tên viết tắt của nhóm phụ trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là chữ cái đầu của 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
- Quá trình “diễn tập” hội nhập của Việt Nam diễn ra thế nào? Sau 20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam nhìn thì dường như là hội nhập, nhưng khoảng cách với các nước khác lại xa ra.
- “Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – ThS Nguyễn Hữu Thái Hòa.
CLMV là tên viết tắt của nhóm phụ trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Theo lộ trình, trong khi nhóm ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, thì các nước trong nhóm CLMV sẽ được trì hoãn việc áp dụng thuế suất 0% cho các sản phẩm của các nước ASEAN khác cho đến năm 2015, với một số linh hoạt vào năm 2018.
Việt Nam đã lỡ cơ hội vào Top 3 của ASEAN
“Việc một đồng chí nói rằng Việt Nam không thua kém Thái Lan, Philippines, Indonesia bao nhiêu là không đúng đâu” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết khi mở đầu cuộc nói chuyện của mình về thách thức hội nhập khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – cộng đồng sẽ thành lập vào cuối năm nay với sự bứt phá của nước láng giềng Thái Lan và chiến lược Thái Lan + 1 trong ngành công nghiệp ô tô.
Theo đó, Thái Lan tiếp tục là “cứ điểm Detroit” (bang tập trung của ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ). Những sản phẩm lâu nay Thái Lan vẫn làm, hoặc không còn lợi thế cạnh tranh cao hoặc đã lạc hậu tương đối so với nhu cầu mới thì sẽ chuyển sang Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar.
“Bao nhiêu năm mình nằm trong Trung Quốc +1, nhưng coi đó là cơ hội vì Trung Quốc là một quy mô quá lớn. Nhưng giờ là Thái Lan + 1, mình phải lo cạnh tranh với Lào, Campuchia, Myanmar để nhận được dòng đầu tư tạm gọi là từ Thái Lan” – bà Phạm Chi Lan quan ngại.
Thực tế này, cách đây 20 năm, không ai ngờ tới.
“Khi Việt Nam tham gia WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) năm 2006, đã có 1 loạt các cuộc trao đổi với một số bạn ở các nước ASEAN và một số nước khác. Các bạn rất kỳ vọng với WTO, Việt Nam sẽ vượt lên và gia nhập ASEAN 6. Việt Nam có khả năng vượt lên Philippines, Brunei (với thu nhập đầu người khi ấy rất cao)” – bà Phạm Chi Lan kể lại.
“Việt Nam sẽ trở thành nước thứ 5 trong ASEAN và trong tương lai Việt Nam có thể nằm trong Top 3. Họ kỳ vọng: Nếu ASEAN cần đầu tàu thì không nước nào làm nổi, nhưng 3 nền kinh tế hợp tác với nhau để dẫn dắt thì ASEAN sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều”.
“Tháng 7/1995, chúng ta tham gia ASEAN, trở thành thành viên thứ 7. Cũng tháng 7 năm đó, chúng ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việt Nam lần đầu tiên ký được hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU... Sau 20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam nhìn thì dường như là hội nhập, nhưng khoảng cách với các nước khác lại xa ra”.
“Năm 2015 đánh dấu mốc 20 năm, đánh dấu 1 thời kỳ chúng ta có thể đi 1 bước xa trong những năm tới. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tiến xa. Nếu không, lịch sử 20 năm trước sẽ lặp lại. Với AEC, mối lo Việt Nam sẽ tiếp tục ở trong nhóm lạc hậu là thách thức rất lớn”.
Không nắm bắt được “quyền năng Châu Á”, Việt Nam sẽ phải chạy đua với Châu Phi
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á?”.
ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa
Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT.
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á?” - ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT – cho biết.
Minh chứng cho lập luận của mình, ông Hòa đã lấy 2 ví dụ.
Một là, từ giữa năm 2005, Lenovo – một tập đoàn của Trung Quốc đã gây rúng động giới công nghệ khi mua lại thành công bộ phận máy tính cá nhân của hãng máy tính lừng danh Mỹ IBM (đang kinh doanh thua lỗ). Tập đoàn Trung Quốc này đã không ngừng thâu tóm các “bậc lão thành” trong giới công nghệ như Motorola Mobility của gã khổng lồ Google hay mua đứt mảng kinh doanh máy chủ của IBM hồi năm ngoái.
Hai là, Trường đại học Quản trị kinh doanh quốc tế Châu Âu- Trung quốc (CEIBS) - một trường ở Trung Quốc chuyên đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) cho các Tổng Giám đốc (CEO) ở khu vực cũng đã gây bất ngờ khi trở thành 1 trong 2 trường Đại học bán lại các Case Study (Bài tập nghiên cứu tình huống) cho Đại học Harvard (Mỹ).
Trước đó, CEIBS thường xuyên phải mua case study từ Harvard. “Điều thú vị là các Case Study của Harvard 10 năm gần đây đều là các trường hợp ở Châu Á. Sau một thời gian dạy thử, Harvard bán lại Case đó cho các trường hạng 2, 3” – ThS Hòa thuật lại câu chuyện của Rolf Cremer - Hiệu trưởng CEIBS.
Sau khi phát hiện sự việc đó, tự CEIBS đã viết Case, và trở thành trường bán lại Case cho Harvard.
“Khi các bạn biết cuộc chơi và dòng tiền thay đổi. Nếu định hướng các bạn đúng, các bạn có thể đánh đổi được” – Ths Hòa phân tích.
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á? Nếu các bạn không bắt kịp, 20-30 năm nữa, sẽ dịch chuyển đến các vùng đất mới hơn, nghèo hơn chúng ta như Châu Phi...”
“Chúng tôi đang làm một dự án và đến năm 2035, nếu Việt Nam không làm được một số chuyện sẽ phải gia nhập với nhóm ở châu Phi”.
“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – ThS Hòa than thở.
>> Thái Lan là ngôi sao của ASEAN, Việt Nam phải cạnh tranh với Lào
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Hãy biến mình thành vô sản
[Khởi nghiệp] Không phải Cường đô la, đừng mơ ra trường đã làm chủ!
Thứ trưởng Bộ Công thương: Việt Nam không thua kém Thái Lan bao nhiêu...
-Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia
-Một Thế Giới - 14:46 29-11-2014
Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á.
Nguồn: ADB
-Teo tóp doanh nghiệp tư nhân: "Tôi kiệt sức rồi!"22/12/2014
TT - Chủ một doanh nghiệp tư nhân ở TP.HCM đã thốt lên như vậy vì thời thịnh vượng có tới hàng trăm công nhân, bây giờ teo tóp còn vài chục công nhân.
Ông Lê Hữu Đào - chủ Công ty Vĩnh Lộc Phát chuyên sản xuất hàng nhựa ở huyện Bình Chánh, TP.HCM - cho rằng doanh nghiệp trong nước chỉ làm hàng “chợ”, chứ không thể làm hàng “thương hiệu” - Ảnh: Đình Dân
Không có quốc gia nào có thể phát triển nếu dựa hoàn toàn hoặc ỷ lại vào khu vực DN nước ngoài. Chính sách của Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, một khu vực năng động, là đúng hướng và đúng lúc
Bà Victoria Kwakwa (giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN)
Những ông chủ khác cũng giảm quy mô sản xuất vì sản phẩm không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…
Nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân tại VN, đặc biệt là DN nhỏ và siêu nhỏ, đang đuối sức rõ rệt. Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp VN cho thấy quy mô vốn, lao động của khu vực này đang teo tóp nhanh, trái ngược với sự lớn mạnh của nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Ảm đạm. Chỉ có thể diễn tả như vậy về không khí quanh khu vực sản xuất may mặc ở quận 8 (TP.HCM), một trong những nơi sản xuất năng động một thời của TP.HCM.
Quy mô giảm 20%
Lật cuốn sổ ghi chép đơn hàng đang ngày một thu ngắn lại, ông Nguyễn Văn Huy - chủ DN may mặc Hoàng Giang (một trong 10 DN may mặc đang phân phối hàng cho một hệ thống siêu thị lớn tại TP.HCM) - nói rằng giờ không chỉ hàng Trung Quốc mà hàng Thái Lan cũng tràn vào và cuộc cạnh tranh thị phần càng khốc liệt.
“Sản phẩm về chất lượng chưa chắc hơn mình, nhưng về quy mô vốn và công nghệ thì mình thua chắc. Chỉ riêng về vốn để phục vụ sản xuất mỗi năm lãi suất vẫn từ 10-11%, gấp đôi, thậm chí gấp ba đối thủ”.
Ông Huy thừa nhận trong khi các DN may có vốn nước ngoài đầu tư không ngừng vào công nghệ mới, liên tục mở thêm nhiều dây chuyền, tăng tuyển dụng công nhân thì tại công ty ông, mọi thứ không khác gì ba năm trước.
Quả thật, giống như khi chúng tôi đến thăm lần trước cách đây ba năm, vẫn chỉ có ba căn nhà nơi công nhân làm việc, vẫn từng đó máy móc phục vụ cho sản xuất, trông đã cũ kỹ hơn trước khá nhiều. Ông Huy cho biết quy mô sản xuất năm 2014 phải giảm 20% so với năm ngoái, giá bán sản phẩm cũng phải hạ thêm từ 7-10% tùy mặt hàng.
Tình cảnh của Công ty may Bình Hòa ở quận Gò Vấp, TP.HCM còn tệ hơn. Kho xưởng, dây chuyền sản xuất phần lớn đã đóng cửa, chỉ còn vài chục công nhân cầm cự. Gặp lại người quen, ông Phùng Đình Ngọ, chủ DN này, cũng chẳng buồn kể về chuyện vì sao đóng cửa, chỉ thở dài buông một câu: “Tôi kiệt sức rồi!”.
Nhớ thời còn thịnh vượng công nhân công ty này lên đến 300-400 người. “Công ty chỉ còn vài chục người. Tôi chưa muốn giải thể hoàn toàn vì còn chờ cơ hội từ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) có thay đổi được gì không, nếu không tôi phải bỏ hẳn dệt may để chuyển qua lĩnh vực khác” - ông Ngọ nói.
Ông Ngọ cho biết thời điểm này lĩnh vực dệt may tiếp nhận sự ồ ạt đổ bộ của các DN nước ngoài. Với thế mạnh về vốn, công nghệ và thị trường, họ đã chiếm lĩnh và “quét” sạch cả nhân công mà công ty đã đào tạo tay nghề.
Tiếp tục từ Gò Vấp ngược về quận 12 tới thăm lại các khu vực sản xuất mặt hàng cơ khí, điện tử, càng thấy “căn bệnh” đói hàng và đói vốn cũng đang hành hạ nhiều DN tư nhân từng ngày.
Tại nhà xưởng sản xuất của Công ty CP Sáng tạo công nghiệp, đơn vị chuyên sản xuất tủ điện, hơn 200 công nhân đang trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt với mục tiêu nâng cao năng suất.
Ông Phùng Bùi Tuấn Nghĩa, giám đốc sản xuất công ty này, cho biết đây là một chiến lược trong thời điểm đơn hàng quá khó khăn như hiện nay song cũng không dám tự tin đó đã là liều thuốc hữu hiệu để phục hồi sức khỏe DN của mình hay chưa.
“Các báo cáo từ một số cơ quan nhà nước cho thấy tình hình suy thoái kinh tế đã được chặn lại và bắt đầu sáng sủa hơn song thực tế DN chúng tôi đang cực kỳ khó khăn. Khủng hoảng kéo dài hơn mức chịu đựng của DN” - ông Nghĩa buồn bã. Ông cho rằng trong thời điểm này thị trường mới là yếu tố then chốt, nhưng muốn giành được thị phần phải có vốn và công nghệ, đó lại là hai yếu tố họ không tiếp cận được.
Ít nhận được hỗ trợ từ Nhà nước
Ông Đào kể từ khi thành lập DN đến nay cũng ngót ngét chục năm chưa bao giờ nhận được hỗ trợ, ưu ái gì từ chính sách.
“Nhiều lần khó khăn, đói vốn chúng tôi cũng tìm đến các gói tín dụng ưu đãi cho DN vừa và nhỏ nhưng chính sách cho vay rất khó. Bên cho vay đòi đủ thứ chứng minh, thậm chí cả nguồn gốc máy móc. Họ như muốn một hồ sơ DN sạch sẽ hoàn toàn mà những điều kiện này với DN nhỏ và vừa rất khó đạt được” - ông Đào nói.
Ông Đào cũng nói rằng không chỉ vốn, công nghệ mà ngay cả thị trường DN nhỏ và vừa như ông đều phải tự bơi vì vai trò kết nối của các hiệp hội DN rất mờ nhạt.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ sau năm 2008 tới nay, cũng như các nước khác, VN liên tiếp đưa ra nhiều biện pháp giải cứu nền kinh tế, các gói cứu trợ. Tuy nhiên, các DN tư nhân không có nhiều cơ hội.
“DN tư nhân như chúng tôi không được sử dụng những nguồn vốn giá rẻ từ Nhà nước để giảm bớt chi phí trong thời điểm này” - ông Nguyễn Ngọc Út, giám đốc điều hành Công ty du lịch Golden Tours (Q.1, TP.HCM), khẳng định.
Theo ông Út, thực tế hiện nay là DN nhà nước thường có sự hậu thuẫn về tài chính từ Nhà nước cũng như dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ những định chế khác.
Trong khi đó, DN FDI lại có sự hậu thuẫn rất mạnh từ các tổ chức ngành nghề, các hiệp hội của chính nước họ. Cả hai đối tượng đó đều được đảm bảo khả năng tài chính tốt để đầu tư khoa học công nghệ, còn DN tư nhân thì hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào.
Ngay cả những khi có chính sách hỗ trợ được Nhà nước ban hành thì việc tiếp cận của DN tư nhân cũng khó hơn gấp bội vì thường bị vướng mắc trong các thủ tục hành chính.
Chưa vượt qua khó khăn
Quy mô khu vực kinh tế tư nhân VN ngày càng nhỏ (Nguồn: VCCI) - Đồ họa: V.Cường
Theo báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế VN của Ngân hàng Thế giới tháng 12-2014, DN tư nhân vẫn chưa vượt qua khó khăn thách thức mà họ đã đối mặt trong vài ba năm qua. Số lượng DN trong nước đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động đang ngày càng tăng.
Các DN tư nhân trong nước rõ ràng đang bị tác động tiêu cực bởi khả năng hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn, do lực cầu nội địa yếu và do môi trường cạnh tranh không bình đẳng với các DN nhà nước.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ thống quản lý trong nước và hiện vẫn là nguồn tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế VN, đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 1/4 việc làm.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN, cho rằng kinh tế tư nhân đã phải vật lộn với bao khó khăn thử thách trong vài năm qua. Một số DN phải đóng cửa. Số còn lại chủ yếu nằm trong khu vực phi chính thức, quy mô rất nhỏ hoặc nhỏ và vừa.
Theo bà Victoria Kwakwa, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, cải cách thể chế cũng cần tập trung vào những vấn đề này và các thách thức khác mà kinh tế tư nhân đang phải đối mặt.
Đặc biệt, cần thay đổi trong tương quan lực lượng giữa ba khối hiện nay. Tiềm năng để kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ có thể trở thành hiện thực khi có tiến bộ thật sự trong việc giải quyết những bất cập của khu vực DN nhà nước và ngân hàng - hiện gây trở ngại tới hiệu quả và năng suất của nền kinh tế. HỒNG QUÝ - ĐÌNH DÂN
-
Có lẽ, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo mà đã dần thành hiện thực. Số liệu thống kê của WB và WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đã bị 2 nước láng giềng vượt lên về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất...
Theo các chỉ số thống kê xếp hạng của Ngân hàng Thế giới – World Bank và Diễn đàn Kinh tế Thế giới – WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nguy cơ bị Lào và Campuchia vượt qua về cả năng lực cạnh tranh, khả năng vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, và trình độ sản xuất.
Trước thềm hội nhập, Việt Nam đang gặp phải những vấn đề rất đáng lo ngại như đầu tư đào tạo nhân viên yếu; khả năng ứng dụng công nghệ mới và hấp thu công nghệ yếu; trình độ marketing đều bị xếp sau Lào và Campuchia, chỉ hơn mỗi Myanmar.
Trong khi đó, Lào và Campuchia đang có những bước cải thiện mạnh mẽ trong mấy năm qua và hơn hẳn Việt Nam về sự năng động của doanh nghiệp, theo các thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng như Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Những điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp trong nước sẽ bị “đuối” và khó thoát ra khỏi vị thế mãi gia công, xuất khẩu thô chiếm tỷ trọng cao khi hội nhập.
Nếu xét về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam đang được xếp trên 3 nước là Lào, Campuchia và Myanmar – nhóm có đóng góp khoảng 4% GDP toàn khối. Trong khi đó, nhóm có năng lực cạnh tranh cao hơn Việt Nam đang chiếm đến 88% GDP toàn khối.
Tuy nhiên, Việt Nam đang là quốc gia có chi phí thời gian chờ và nộp thuế cao nhất trong khu vực. Báo cáo của World Bank cho thấy, trong nhiều năm liền số giờ trung bình cho một doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế và đóng được thuế là 872 giờ, gấp hơn 10 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so với Lào và hơn 5 lần so với Campuchia.
Xét về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, hiện trình độ sản xuất của Việt Nam được WEF xếp sau cả Lào và Campuchia, chỉ cao hơn Myanmar.
Báo cáo cho thấy, doanh nghiệp ở Lào có năng lực đổi mới và sáng tạo; độ chuyên sâu cao hơn doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, trình độ marketing của các doanh nghiệp ở Lào và Campuchia được WEF đánh giá cao hơn cả Việt Nam.
Điểm quan trọng trong năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là đào tạo nhân viên và thu hút nhân tài, hiện Việt Nam vẫn bị xếp sau cả Lào và Campuchia.
Còn khoảng hơn 6 tháng nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC sẽ có hiệu lực. 10 nước ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng kinh tế tự do với quy mô 2.400 tỷ USD (năm 2013) với 600 triệu người dân.
Giữa các nước thành viên trong cộng đồng AEC sẽ là dòng chảy hoàn toàn tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng (bước đầu với 8 nhóm ngành: bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, giám định và du lịch).
Theo những chỉ số đưa ra, tương lai các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên không là một câu hỏi rất khó trả lời. Bởi, dù cho Việt Nam đang thu hút dòng vốn FDI từ các nơi đổ về thì các doanh nghiệp trong nước được gì từ những ưu đãi Chính phủ đã dành cho các doanh nghiệp FDI?
Mặc khác, Việt Nam được xếp vào nhóm phát triển dựa vào thiên nhiên ban phát. Điều này một lần nữa khẳng định qua chỉ số chuyển giao công nghệ với FDI. So với cả Lào và Campuchia, FDI vào Việt Nam nhắm vào lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên.
Theo đó, WEF đánh giá chỉ tiêu chuyển giao công nghệ với FDI trong khối ASEAN của Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar, lại một lần nữa được xếp thấp hơn Lào, Campuchia.
Tổng hợp theo Bizlive
“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – Giám đốc Quản lý Chiến lược Tập đoàn FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa.
Nội dung nổi bật:
- CLMV là tên viết tắt của nhóm phụ trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là chữ cái đầu của 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
- Quá trình “diễn tập” hội nhập của Việt Nam diễn ra thế nào? Sau 20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam nhìn thì dường như là hội nhập, nhưng khoảng cách với các nước khác lại xa ra.
- “Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – ThS Nguyễn Hữu Thái Hòa.
CLMV là tên viết tắt của nhóm phụ trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Theo lộ trình, trong khi nhóm ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, thì các nước trong nhóm CLMV sẽ được trì hoãn việc áp dụng thuế suất 0% cho các sản phẩm của các nước ASEAN khác cho đến năm 2015, với một số linh hoạt vào năm 2018.
Việt Nam đã lỡ cơ hội vào Top 3 của ASEAN
“Việc một đồng chí nói rằng Việt Nam không thua kém Thái Lan, Philippines, Indonesia bao nhiêu là không đúng đâu” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết khi mở đầu cuộc nói chuyện của mình về thách thức hội nhập khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – cộng đồng sẽ thành lập vào cuối năm nay với sự bứt phá của nước láng giềng Thái Lan và chiến lược Thái Lan + 1 trong ngành công nghiệp ô tô.
Theo đó, Thái Lan tiếp tục là “cứ điểm Detroit” (bang tập trung của ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ). Những sản phẩm lâu nay Thái Lan vẫn làm, hoặc không còn lợi thế cạnh tranh cao hoặc đã lạc hậu tương đối so với nhu cầu mới thì sẽ chuyển sang Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar.
“Bao nhiêu năm mình nằm trong Trung Quốc +1, nhưng coi đó là cơ hội vì Trung Quốc là một quy mô quá lớn. Nhưng giờ là Thái Lan + 1, mình phải lo cạnh tranh với Lào, Campuchia, Myanmar để nhận được dòng đầu tư tạm gọi là từ Thái Lan” – bà Phạm Chi Lan quan ngại.
Thực tế này, cách đây 20 năm, không ai ngờ tới.
“Khi Việt Nam tham gia WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) năm 2006, đã có 1 loạt các cuộc trao đổi với một số bạn ở các nước ASEAN và một số nước khác. Các bạn rất kỳ vọng với WTO, Việt Nam sẽ vượt lên và gia nhập ASEAN 6. Việt Nam có khả năng vượt lên Philippines, Brunei (với thu nhập đầu người khi ấy rất cao)” – bà Phạm Chi Lan kể lại.
“Việt Nam sẽ trở thành nước thứ 5 trong ASEAN và trong tương lai Việt Nam có thể nằm trong Top 3. Họ kỳ vọng: Nếu ASEAN cần đầu tàu thì không nước nào làm nổi, nhưng 3 nền kinh tế hợp tác với nhau để dẫn dắt thì ASEAN sẽ có cơ hội phát triển rất nhiều”.
“Tháng 7/1995, chúng ta tham gia ASEAN, trở thành thành viên thứ 7. Cũng tháng 7 năm đó, chúng ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việt Nam lần đầu tiên ký được hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU... Sau 20 năm tham gia ASEAN, Việt Nam nhìn thì dường như là hội nhập, nhưng khoảng cách với các nước khác lại xa ra”.
“Năm 2015 đánh dấu mốc 20 năm, đánh dấu 1 thời kỳ chúng ta có thể đi 1 bước xa trong những năm tới. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tiến xa. Nếu không, lịch sử 20 năm trước sẽ lặp lại. Với AEC, mối lo Việt Nam sẽ tiếp tục ở trong nhóm lạc hậu là thách thức rất lớn”.
Không nắm bắt được “quyền năng Châu Á”, Việt Nam sẽ phải chạy đua với Châu Phi
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á?”.
ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa
Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT.
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á?” - ThS. Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT – cho biết.
Minh chứng cho lập luận của mình, ông Hòa đã lấy 2 ví dụ.
Một là, từ giữa năm 2005, Lenovo – một tập đoàn của Trung Quốc đã gây rúng động giới công nghệ khi mua lại thành công bộ phận máy tính cá nhân của hãng máy tính lừng danh Mỹ IBM (đang kinh doanh thua lỗ). Tập đoàn Trung Quốc này đã không ngừng thâu tóm các “bậc lão thành” trong giới công nghệ như Motorola Mobility của gã khổng lồ Google hay mua đứt mảng kinh doanh máy chủ của IBM hồi năm ngoái.
Hai là, Trường đại học Quản trị kinh doanh quốc tế Châu Âu- Trung quốc (CEIBS) - một trường ở Trung Quốc chuyên đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) cho các Tổng Giám đốc (CEO) ở khu vực cũng đã gây bất ngờ khi trở thành 1 trong 2 trường Đại học bán lại các Case Study (Bài tập nghiên cứu tình huống) cho Đại học Harvard (Mỹ).
Trước đó, CEIBS thường xuyên phải mua case study từ Harvard. “Điều thú vị là các Case Study của Harvard 10 năm gần đây đều là các trường hợp ở Châu Á. Sau một thời gian dạy thử, Harvard bán lại Case đó cho các trường hạng 2, 3” – ThS Hòa thuật lại câu chuyện của Rolf Cremer - Hiệu trưởng CEIBS.
Sau khi phát hiện sự việc đó, tự CEIBS đã viết Case, và trở thành trường bán lại Case cho Harvard.
“Khi các bạn biết cuộc chơi và dòng tiền thay đổi. Nếu định hướng các bạn đúng, các bạn có thể đánh đổi được” – Ths Hòa phân tích.
“Các bạn có biết đỉnh cao của công nghệ và tài chính hiện nay nằm trong quyền lực Châu Á? Nếu các bạn không bắt kịp, 20-30 năm nữa, sẽ dịch chuyển đến các vùng đất mới hơn, nghèo hơn chúng ta như Châu Phi...”
“Chúng tôi đang làm một dự án và đến năm 2035, nếu Việt Nam không làm được một số chuyện sẽ phải gia nhập với nhóm ở châu Phi”.
“Chúng tôi sẽ không ức nếu người da trắng thành đạt. Nhưng tôi ức khi người da vàng như Trung Quốc và gần đây là Campuchia bắt đầu làm tốt hơn chúng ta” – ThS Hòa than thở.
>> Thái Lan là ngôi sao của ASEAN, Việt Nam phải cạnh tranh với Lào
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Hãy biến mình thành vô sản
[Khởi nghiệp] Không phải Cường đô la, đừng mơ ra trường đã làm chủ!
Thứ trưởng Bộ Công thương: Việt Nam không thua kém Thái Lan bao nhiêu...
-Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia
-Một Thế Giới - 14:46 29-11-2014
Báo cáo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy kinh tế Việt Nam kém tươi sáng. Việt Nam xếp ngưỡng trung bình trong xếp hạng về chỉ số năng suất sáng tạo trong tổng số 22 quốc gia trong khu vực châu Á.
Điều đáng chú ý là Việt Nam xếp sau cả Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kì vọng ban đầu.
Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế Việt Nam kém tươi sáng là do tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam cũng không được như kỳ vọng ban đầu, căn cứ vào số liệu của ADB
Đánh giá Triển vọng 2014 | Cập nhật | Đánh giá triển vọng 2015 | Cập nhật | |
Tăng trưởng GDP | 5.6 | 5.5 | 5.8 | 5.7 |
Lạm phát | 6.2 | 4.5 | 6.6 | 5.5 |
Bảng xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo do ADB phối hợp thực hiện với Đơn vị Tình Báo Kinh tế EIU. Bảng báo cáo này dựa tổng hợp dựa trên các báo cáo phân tích từ các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu. Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng, xếp sau 5 quốc gia là Lào (hạng 9), Singapore (hạng 10), Indonesia (hạng 12), Malaysia (hạng 13), Thailand (hạng 15) và xếp trên 3 quốc gia là Philippines (hạng 18), Myanmar (hạng 22), Cambodia (hạng 24) trong khu vực Asean.
Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng bao gồm khả năng tiếp thu công nghệ mới, tính sáng tạo, môi trường khuyến khích sáng chế (input) và số bằng sáng chế (output).
Bảng xếp hạng Chỉ số năng suất sáng tạo của ADB; Xanh lá cây đậm: Rất cao; Xanh lá cây nhạt: Cao; Vàng: Trung Bình, Đỏ: Thấp |
ADB còn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở mức nghèo nàn, chỉ đạt 27.2/100 điểm. Dù cho hơn 90% dân Việt Nam biết chữ nhưng hệ thống trường học và giáo trình của Việt Nam bị lỗi thời.Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực có kỹ năng trong các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin, tài chính và ngân hàng.
Điều này cho thấy, Việt Nam bị đánh giá thấp về số lượng người tham gia học các ngành thiên về kỹ thuật và đào tào nghề. Số lượng các sáng chế được bảo hộ và các bài báo khoa học của Việt Nam đang ở mức thấp.
Giáo dục đại học bị đánh giá thấp
Báo cáo của ADB nhận xét Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và nên có nhiều sinh viên theo học các chương trình thiên về khoa học. Nhìn chung số đơn đăng kí bằng sáng chế từ Việt Nam không ổn định và ở mức thấp trong thập niên qua, xuống rất thấp vào năm 2006.
Số đơn xin cấp bằng sáng chế từ tăng từ 322 trong năm 2011 lên 424 trong năm 2012. Tuy nhiên con số này là muốn bỏ biển nếu so với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Chỉ riêng năm 2012, số hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Nhật là 486.070 và của Hàn Quốc là 203.410.
Theo cách nhìn nhận từ báo cáo của ADB, yếu tố sáng tạo của nền kinh tế cần một đòn bẫy mạnh dựa vào năng lực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, khả năng đáp ứng về năng lượng cho sản xuất. ..
Cách đánh giá của ADB cho thấy Việt Nam phải còn đối mặt với nhiều thách thức trên con đường hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng đang là sự trở ngại đối với những mục tiêu phát triển kinh tế.
Việt Nam thua cả Campuchia
Theo dự báo của World Bank, Campuchia dẫn đầu về GDP trong cả năm 2014 (các chuyên gia kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng thực sự của Campuchia trong năm 2014 sẽ đạt mức 7.2%) trong khi Việt Nam chỉ ở mức 5.5%.
Trong giới chuyên gia phân tích kinh tế nảy sinh lo ngại các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rời việt nam để sang đầu tư tại lào và campuchia.
Theo Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 54% doanh nghiệp được khảo sát có vốn đầu tư tại Việt Nam cho rằng họ sẽ bỏ vốn vào thị trường Lào và Campuchia.
Theo World Bank, thu nhập đầu người bình quân tại Việt Nam ở mức 1.910 USD trong năm 2013. Con số này ở Lào là 1.645, ở Campuchia là 1.007 và Myamar là 900 USD.
Theo báo cáo của Bloomberg, vào cuối quý 2 của năm 2014, đồng tiền Việt Nam bị giảm giá do nguy cơ khủng hoảng địa chính trị giữa bối cảnh giàn khoan 981 của Trung Quốc tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Không chỉ riêng Việt Nam, mà các đồng tiền khác trong khu vực cũng bị đi giảm giá ví dụ như đồng rupiah của Indonesia.
Bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Việt Nam cũng cần có cái nhìn khách quan trong bối cảnh đi xuống của các nền kinh tế khác trong khu vực. Chẳng hạn như nền kinh tế Philipinnes ở quý 3 cũng đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 5 năm qua, theo tin từ Reuters.
Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) mới đây về tình hình phát triển của Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể khắc phục những nhược điểm về năng suất và khả năng sáng tạo của nền kinh tế bằng cách tập trung vào việc phát triển một nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn cao.
Nguồn nhân lực ưu tú sẽ là nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam
Nguyễn Thị Quỳnh Như tổng hợp
TP - Thứ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu thời gian tới Việt Nam không đổi mới sẽ tụt hậu. Chỉ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua.
Nếu không có cải thiện, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có thể bị Lào, Campuchia vượt qua. Ảnh: Như Ý
Ngày 10/10, ông Nguyễn Chí Dũng đã khẳng định như vậy tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức”, do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức.
Theo ông Dũng, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.
Điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.
Thứ trưởng Dũng đặt ra hàng loạt câu hỏi cho những chuyên gia tại hội thảo, như Việt Nam đang nằm ở đâu, đi tới đâu, đi bằng cách nào trong 10 năm tới. Tại sao trong bối cảnh như nhau, các nước vẫn phát triển tốt, còn ta vẫn chậm và mong manh…?
“Trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn. Đã tới lúc kinh tế nước ta cần thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển”, ông Dũng nói.
“Nếu GDP chỉ tăng 5-6% mỗi năm là quá tụt hậu. Theo đó, chưa cần tới các hiệp định thương mại tự do (FTA), chỉ cần sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả đã có thể đạt được”.GS.TSKH Nguyễn Mại
Trao đổi với PV Tiền Phong, GS.TSKH Nguyễn Mại (nguyên Thứ trưởng KH&ĐT) cho biết, nếu GDP chỉ tăng 5-6% mỗi năm là quá tụt hậu. Ông đưa ra phép tính, trong các dự án đầu tư công, lãng phí và tham nhũng chiếm tới 30-40% tổng vốn đầu tư một dự án. Chỉ cần giảm một nửa số đó có thể tăng thêm 1-2% GDP; hay bớt đi một Vinashin, Vinalines cũng đủ.
TS Phạm Chi Lan cho rằng, lâu nay chúng ta quá coi trọng các DN nộp nhiều thuế mà quên các DN nhỏ trong nước, nhưng “quên” so số thuế thu được với những nguồn lực, ưu đãi DN đó nhận được.
Bà Lan dẫn chứng, các tập đoàn nhà nước, hay những Samsung, Formosa… có thể đóng góp cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, nhưng những ưu đãi miễn thuế, ưu tiên nguồn lực cho họ cũng trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Thực tế, các chính sách không phân biệt loại hình DN, nhưng khi triển khai thường ưu tiên DN nhà nước nhiều hơn tư nhân. Ngoài ra, ai cũng thừa nhận vai trò DN tư nhân rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước mới là chủ đạo. Kết quả, DN tư nhân bị “tận thu thuế”, mà không được nuôi dưỡng nguồn thu (bằng các chính sách ưu đãi)…
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.TT - Chủ một doanh nghiệp tư nhân ở TP.HCM đã thốt lên như vậy vì thời thịnh vượng có tới hàng trăm công nhân, bây giờ teo tóp còn vài chục công nhân.
Ông Lê Hữu Đào - chủ Công ty Vĩnh Lộc Phát chuyên sản xuất hàng nhựa ở huyện Bình Chánh, TP.HCM - cho rằng doanh nghiệp trong nước chỉ làm hàng “chợ”, chứ không thể làm hàng “thương hiệu” - Ảnh: Đình Dân
Không có quốc gia nào có thể phát triển nếu dựa hoàn toàn hoặc ỷ lại vào khu vực DN nước ngoài. Chính sách của Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, một khu vực năng động, là đúng hướng và đúng lúc
Bà Victoria Kwakwa (giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN)
Những ông chủ khác cũng giảm quy mô sản xuất vì sản phẩm không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…
Nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân tại VN, đặc biệt là DN nhỏ và siêu nhỏ, đang đuối sức rõ rệt. Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp VN cho thấy quy mô vốn, lao động của khu vực này đang teo tóp nhanh, trái ngược với sự lớn mạnh của nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Ảm đạm. Chỉ có thể diễn tả như vậy về không khí quanh khu vực sản xuất may mặc ở quận 8 (TP.HCM), một trong những nơi sản xuất năng động một thời của TP.HCM.
Quy mô giảm 20%
Lật cuốn sổ ghi chép đơn hàng đang ngày một thu ngắn lại, ông Nguyễn Văn Huy - chủ DN may mặc Hoàng Giang (một trong 10 DN may mặc đang phân phối hàng cho một hệ thống siêu thị lớn tại TP.HCM) - nói rằng giờ không chỉ hàng Trung Quốc mà hàng Thái Lan cũng tràn vào và cuộc cạnh tranh thị phần càng khốc liệt.
“Sản phẩm về chất lượng chưa chắc hơn mình, nhưng về quy mô vốn và công nghệ thì mình thua chắc. Chỉ riêng về vốn để phục vụ sản xuất mỗi năm lãi suất vẫn từ 10-11%, gấp đôi, thậm chí gấp ba đối thủ”.
Ông Huy thừa nhận trong khi các DN may có vốn nước ngoài đầu tư không ngừng vào công nghệ mới, liên tục mở thêm nhiều dây chuyền, tăng tuyển dụng công nhân thì tại công ty ông, mọi thứ không khác gì ba năm trước.
Quả thật, giống như khi chúng tôi đến thăm lần trước cách đây ba năm, vẫn chỉ có ba căn nhà nơi công nhân làm việc, vẫn từng đó máy móc phục vụ cho sản xuất, trông đã cũ kỹ hơn trước khá nhiều. Ông Huy cho biết quy mô sản xuất năm 2014 phải giảm 20% so với năm ngoái, giá bán sản phẩm cũng phải hạ thêm từ 7-10% tùy mặt hàng.
Tình cảnh của Công ty may Bình Hòa ở quận Gò Vấp, TP.HCM còn tệ hơn. Kho xưởng, dây chuyền sản xuất phần lớn đã đóng cửa, chỉ còn vài chục công nhân cầm cự. Gặp lại người quen, ông Phùng Đình Ngọ, chủ DN này, cũng chẳng buồn kể về chuyện vì sao đóng cửa, chỉ thở dài buông một câu: “Tôi kiệt sức rồi!”.
Nhớ thời còn thịnh vượng công nhân công ty này lên đến 300-400 người. “Công ty chỉ còn vài chục người. Tôi chưa muốn giải thể hoàn toàn vì còn chờ cơ hội từ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) có thay đổi được gì không, nếu không tôi phải bỏ hẳn dệt may để chuyển qua lĩnh vực khác” - ông Ngọ nói.
Ông Ngọ cho biết thời điểm này lĩnh vực dệt may tiếp nhận sự ồ ạt đổ bộ của các DN nước ngoài. Với thế mạnh về vốn, công nghệ và thị trường, họ đã chiếm lĩnh và “quét” sạch cả nhân công mà công ty đã đào tạo tay nghề.
Tiếp tục từ Gò Vấp ngược về quận 12 tới thăm lại các khu vực sản xuất mặt hàng cơ khí, điện tử, càng thấy “căn bệnh” đói hàng và đói vốn cũng đang hành hạ nhiều DN tư nhân từng ngày.
Tại nhà xưởng sản xuất của Công ty CP Sáng tạo công nghiệp, đơn vị chuyên sản xuất tủ điện, hơn 200 công nhân đang trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt với mục tiêu nâng cao năng suất.
Ông Phùng Bùi Tuấn Nghĩa, giám đốc sản xuất công ty này, cho biết đây là một chiến lược trong thời điểm đơn hàng quá khó khăn như hiện nay song cũng không dám tự tin đó đã là liều thuốc hữu hiệu để phục hồi sức khỏe DN của mình hay chưa.
“Các báo cáo từ một số cơ quan nhà nước cho thấy tình hình suy thoái kinh tế đã được chặn lại và bắt đầu sáng sủa hơn song thực tế DN chúng tôi đang cực kỳ khó khăn. Khủng hoảng kéo dài hơn mức chịu đựng của DN” - ông Nghĩa buồn bã. Ông cho rằng trong thời điểm này thị trường mới là yếu tố then chốt, nhưng muốn giành được thị phần phải có vốn và công nghệ, đó lại là hai yếu tố họ không tiếp cận được.
Công ty Vĩnh Lộc Phát (huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết muốn tiếp cận vốn ưu đãi cho DN nhỏ và vừa để làm hàng cũng khó chứ chưa nói gì đến hỗ trợ vốn để đổi mới công nghệ - Ảnh: Đình Dân Không đọ lại 2 đối thủ lớn |
Công ty của ông Nghĩa tiền thân là một nhà xưởng cơ khí ở Biên Hòa, thành lập cách đây 13 năm. “So với ngày khởi sự thì nay năng suất của chúng tôi tăng lên 7-8 lần. Tuy nhiên, so với các DN cùng lĩnh vực từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... năng suất của mình vẫn thấp hơn. Cụ thể vẫn thua những công ty Malaysia hai lần, Đài Loan từ 3-4 lần và các nước khác thì có năng suất gấp nhiều lần mình” - ông Nghĩa so sánh.
Không đọ lại DN có vốn nước ngoài tại sân nhà, ngay cả trong nước với nhau, DN tư nhân cũng yếu thế so với các công ty thuộc khối quốc doanh. Ông Lê Minh Đức, chủ DN tư nhân Quang Minh (Hoàng Mai, Hà Nội), buồn bã cho biết vừa thất bại trong việc đấu thầu gói xây dựng ở một dự án trong thành phố.
“DN tôi từng thực hiện được dự án cỡ đó và cũng nêu trong hồ sơ năng lực điều đó. Song cuối cùng gói thầu vẫn rơi vào tay một DN nhà nước. Giờ chúng tôi đang tìm cách làm nhà thầu phụ cho đơn vị này và kiếm thêm bằng cách làm thầu phụ cho một nhà thầu nước ngoài trong gói thầu trước đó mà chúng tôi cũng đã thua” - ông Đức kể.
Cũng theo ông Đức, đây là chuyện vẫn hay xảy ra với các DN tư nhân như Quang Minh. Hiếm khi nhà thầu như họ thắng được những gói lớn, dù chứng minh được năng lực trong hồ sơ. Theo ông, DN nhà nước và nhà thầu nước ngoài thường thắng thầu, đôi khi họ liên kết với nhau và khi đó không có cửa cho DN tư nhân.
Ông Đức cho biết có những thứ rất nhỏ thôi ông cũng thua kém các DN đối thủ ở hai khu vực kia. “Chẳng hạn, việc hẹn gặp lãnh đạo cấp cao của những dự án hay gặp gỡ lãnh đạo các cấp chính quyền thì sếp nước ngoài hay nhà nước vẫn dễ vào hơn chúng tôi” - ông nói.
Đến Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP.HCM), khu vực sản xuất nhựa ép, nhựa dệt chỉ còn hai DN bám trụ hoạt động. Cuộc chơi khốc liệt hai năm nay đã loại bỏ ba trên năm DN đang hoạt động tại đây.
Vén những sợi dây trên những cỗ máy già nua trong khu nhà xưởng chạy hạt nhựa rộng hơn 1.400m2, ông Lê Hữu Đào, chủ Công ty Vĩnh Lộc Phát (huyện Bình Chánh), tâm sự: “Làm DN suốt gần chục năm nay ai chẳng muốn làm thương hiệu, ai chẳng khát khao vươn ra biển lớn nhưng mới manh nha làm thương hiệu là bị “đập” chết ngay. Cuộc chơi ngày càng trở nên nghiệt ngã”.
Nhìn sang khu nhà xưởng của chủ DN người Đài Loan, ông Đào phân tích trong giới làm nhựa hiện nay các DN VN mạnh trong nhựa dệt (làm bao bì), còn nhựa ép thì DN Đài Loan rất mạnh. Trong thị trường làm hàng nhựa ở đây DN đang bám theo hai phân khúc là hàng cao cấp (phục vụ xuất khẩu là chủ yếu) và hàng “chợ” (thị trường trong nước và xuất các thị trường ngách).
“Những DN nước ngoài ở đây về năng lực sản xuất chưa chắc hơn chúng tôi nhưng họ có nguồn vốn rẻ và công nghệ thì họ được chính phủ hỗ trợ phát triển và chuyển vào VN” - ông Đào nói.
Chính vì vậy, nhiều DN Đài Loan trong ngành nhựa ở đây chiếm phần lớn thị phần hàng nhựa cao cấp xuất khẩu, còn số ít DN trong nước chỉ làm hàng “chợ”. Hai năm qua, ba DN VN trong lĩnh vực này manh nha làm hàng thương hiệu bị ép giá đến phá sản.
Không đọ lại DN có vốn nước ngoài tại sân nhà, ngay cả trong nước với nhau, DN tư nhân cũng yếu thế so với các công ty thuộc khối quốc doanh. Ông Lê Minh Đức, chủ DN tư nhân Quang Minh (Hoàng Mai, Hà Nội), buồn bã cho biết vừa thất bại trong việc đấu thầu gói xây dựng ở một dự án trong thành phố.
“DN tôi từng thực hiện được dự án cỡ đó và cũng nêu trong hồ sơ năng lực điều đó. Song cuối cùng gói thầu vẫn rơi vào tay một DN nhà nước. Giờ chúng tôi đang tìm cách làm nhà thầu phụ cho đơn vị này và kiếm thêm bằng cách làm thầu phụ cho một nhà thầu nước ngoài trong gói thầu trước đó mà chúng tôi cũng đã thua” - ông Đức kể.
Cũng theo ông Đức, đây là chuyện vẫn hay xảy ra với các DN tư nhân như Quang Minh. Hiếm khi nhà thầu như họ thắng được những gói lớn, dù chứng minh được năng lực trong hồ sơ. Theo ông, DN nhà nước và nhà thầu nước ngoài thường thắng thầu, đôi khi họ liên kết với nhau và khi đó không có cửa cho DN tư nhân.
Ông Đức cho biết có những thứ rất nhỏ thôi ông cũng thua kém các DN đối thủ ở hai khu vực kia. “Chẳng hạn, việc hẹn gặp lãnh đạo cấp cao của những dự án hay gặp gỡ lãnh đạo các cấp chính quyền thì sếp nước ngoài hay nhà nước vẫn dễ vào hơn chúng tôi” - ông nói.
Đến Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP.HCM), khu vực sản xuất nhựa ép, nhựa dệt chỉ còn hai DN bám trụ hoạt động. Cuộc chơi khốc liệt hai năm nay đã loại bỏ ba trên năm DN đang hoạt động tại đây.
Vén những sợi dây trên những cỗ máy già nua trong khu nhà xưởng chạy hạt nhựa rộng hơn 1.400m2, ông Lê Hữu Đào, chủ Công ty Vĩnh Lộc Phát (huyện Bình Chánh), tâm sự: “Làm DN suốt gần chục năm nay ai chẳng muốn làm thương hiệu, ai chẳng khát khao vươn ra biển lớn nhưng mới manh nha làm thương hiệu là bị “đập” chết ngay. Cuộc chơi ngày càng trở nên nghiệt ngã”.
Nhìn sang khu nhà xưởng của chủ DN người Đài Loan, ông Đào phân tích trong giới làm nhựa hiện nay các DN VN mạnh trong nhựa dệt (làm bao bì), còn nhựa ép thì DN Đài Loan rất mạnh. Trong thị trường làm hàng nhựa ở đây DN đang bám theo hai phân khúc là hàng cao cấp (phục vụ xuất khẩu là chủ yếu) và hàng “chợ” (thị trường trong nước và xuất các thị trường ngách).
“Những DN nước ngoài ở đây về năng lực sản xuất chưa chắc hơn chúng tôi nhưng họ có nguồn vốn rẻ và công nghệ thì họ được chính phủ hỗ trợ phát triển và chuyển vào VN” - ông Đào nói.
Chính vì vậy, nhiều DN Đài Loan trong ngành nhựa ở đây chiếm phần lớn thị phần hàng nhựa cao cấp xuất khẩu, còn số ít DN trong nước chỉ làm hàng “chợ”. Hai năm qua, ba DN VN trong lĩnh vực này manh nha làm hàng thương hiệu bị ép giá đến phá sản.
Số DN đóng cửa, giải thể ngày càng tăng
Nguồn: Ngân hàng Thế giới tại VN, Tổng cục Thống kê - Đồ họa: V.Cường |
Ít nhận được hỗ trợ từ Nhà nước
Ông Đào kể từ khi thành lập DN đến nay cũng ngót ngét chục năm chưa bao giờ nhận được hỗ trợ, ưu ái gì từ chính sách.
“Nhiều lần khó khăn, đói vốn chúng tôi cũng tìm đến các gói tín dụng ưu đãi cho DN vừa và nhỏ nhưng chính sách cho vay rất khó. Bên cho vay đòi đủ thứ chứng minh, thậm chí cả nguồn gốc máy móc. Họ như muốn một hồ sơ DN sạch sẽ hoàn toàn mà những điều kiện này với DN nhỏ và vừa rất khó đạt được” - ông Đào nói.
Ông Đào cũng nói rằng không chỉ vốn, công nghệ mà ngay cả thị trường DN nhỏ và vừa như ông đều phải tự bơi vì vai trò kết nối của các hiệp hội DN rất mờ nhạt.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ sau năm 2008 tới nay, cũng như các nước khác, VN liên tiếp đưa ra nhiều biện pháp giải cứu nền kinh tế, các gói cứu trợ. Tuy nhiên, các DN tư nhân không có nhiều cơ hội.
“DN tư nhân như chúng tôi không được sử dụng những nguồn vốn giá rẻ từ Nhà nước để giảm bớt chi phí trong thời điểm này” - ông Nguyễn Ngọc Út, giám đốc điều hành Công ty du lịch Golden Tours (Q.1, TP.HCM), khẳng định.
Theo ông Út, thực tế hiện nay là DN nhà nước thường có sự hậu thuẫn về tài chính từ Nhà nước cũng như dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ những định chế khác.
Trong khi đó, DN FDI lại có sự hậu thuẫn rất mạnh từ các tổ chức ngành nghề, các hiệp hội của chính nước họ. Cả hai đối tượng đó đều được đảm bảo khả năng tài chính tốt để đầu tư khoa học công nghệ, còn DN tư nhân thì hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào.
Ngay cả những khi có chính sách hỗ trợ được Nhà nước ban hành thì việc tiếp cận của DN tư nhân cũng khó hơn gấp bội vì thường bị vướng mắc trong các thủ tục hành chính.
Chưa vượt qua khó khăn
Quy mô khu vực kinh tế tư nhân VN ngày càng nhỏ (Nguồn: VCCI) - Đồ họa: V.Cường
Theo báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế VN của Ngân hàng Thế giới tháng 12-2014, DN tư nhân vẫn chưa vượt qua khó khăn thách thức mà họ đã đối mặt trong vài ba năm qua. Số lượng DN trong nước đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động đang ngày càng tăng.
Các DN tư nhân trong nước rõ ràng đang bị tác động tiêu cực bởi khả năng hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn, do lực cầu nội địa yếu và do môi trường cạnh tranh không bình đẳng với các DN nhà nước.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ thống quản lý trong nước và hiện vẫn là nguồn tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế VN, đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 1/4 việc làm.
Bà Victoria Kwakwa, giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN, cho rằng kinh tế tư nhân đã phải vật lộn với bao khó khăn thử thách trong vài năm qua. Một số DN phải đóng cửa. Số còn lại chủ yếu nằm trong khu vực phi chính thức, quy mô rất nhỏ hoặc nhỏ và vừa.
Theo bà Victoria Kwakwa, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, cải cách thể chế cũng cần tập trung vào những vấn đề này và các thách thức khác mà kinh tế tư nhân đang phải đối mặt.
Đặc biệt, cần thay đổi trong tương quan lực lượng giữa ba khối hiện nay. Tiềm năng để kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn chỉ có thể trở thành hiện thực khi có tiến bộ thật sự trong việc giải quyết những bất cập của khu vực DN nhà nước và ngân hàng - hiện gây trở ngại tới hiệu quả và năng suất của nền kinh tế. HỒNG QUÝ - ĐÌNH DÂN