-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Trách Chi Những Anh Quan Sứ
Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Vn chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.
HƯƠNG VŨ
Từ xứ Thái trở về, blogger Phạm Hồng Phong có mang theo một câu chuyện làm quà. Dù đã cố nén hết mọi “nỗi niềm,” giọng kể của ông vẫn khiến người nghe muốn ứa nước mắt:
“Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất.
Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc - Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về.
Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.
Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha.
Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù...
Rổ giá để được tự do:
- Thuyền viên 12 -20 triệu/người,
- Tài công 80 -120 triệu/người tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.
Tiền vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150$~ 3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành ĐSQ cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình mua trước đây 5 ngày có 1800 Bath ~ 1,2 triệu.
Được tự do, anh em ai nấy đều phấn khởi, dù về nhà sẽ phải cày cuốc để trả nợ. Thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Anh em kể ở bên đó còn hàng trăm ngư dân VN vẫn đang ngồi tù ở Songkhla, nhiều người không có tiền chạy nên ở tù mấy năm chưa được về. Có ông cụ ở tù lâu, bị đánh đến nỗi mất trí nhớ không biết quê mình ở đâu, gia đình cũng không có ai liên lạc, kể như sẽ ở đó cho đến chết.”
Ảnh: https://www.facebook.com/duyphong610/
Chuyện kể của Phạm Hồng Phong, tính đến 9 giờ sáng ngày 29 tháng 11 năm 2015, được 4.357 lượt chia sẻ và 333 lời bình phẩm. Xin trích dẫn một vài:
Chuối Cả Vườn ĐSQ ăn cơm ngư dân và cò trên lưng ngư dân ư? Bụng bảo dạ không tin nhưng không thể.
Phuong Nguyen Bọn ĐSQ VN ở các nước chúng nó cũng là cò chứ là gì! Làm gì cho dân cũng phải tiền, người gốc Việt cũng tiền. Chỉ có dân bản xứ là chưa dám thôi. Thật chứ, dân VN ra nước ngoài muốn đc bảo vệ vẫn phải có tiền. Không ai can thiệp cho. Các nước khác thì họ biết tiền họ xài là do dân trả nên bảo vệ dân là trách nhiệm của họ nên họ làm hết sức mình.
Phạm Chánh Nghĩa Đ' biết có cái Đại Sứ Quán nào trên thế giới tuyệt vời như cái ĐSQ Việt Nam! Này không nhỉ . Má nó , kinh khủng thiệt .
Nhà Trọ Hà Hằng Ngư dân đi biển bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải mà để người ta khổ thế à mấy anh lãnh đạo?
ĐSQ không giúp gì ư mà lại ăn Tiền vé đến 8 triệu của người ta.
Nguyễn Trần Hoàn Đại sứ quán là nơi ăn bẩn đó bạn ơi, ở Hàn quốc còn khủng hơn nhiều, giá đổi một cái hộ chiếu khi hết hạn không dưới 300usd, nếu bị mất hộ chiếu thì càng khốn nạn hơn nữa.
Câu chuyện làm quà của Đhạm Hồng Phong, cùng những lời bình dẫn thượng, khiến tôi nhớ đến bài viết (“Tình Đồng Hương Của Dũng Việt Nam”) trên Tuổi Trẻ Online của phóng viên Đình Dân:
“Ở Philippines ngư dân ta đi biển gặp nạn được Dũng giúp đỡ rất nhiều’, ‘Không chỉ những người Việt đi biển gặp nạn ở Philippines biết tới Dũng, mà thậm chí nhiều thân nhân của họ đang sống ở quê cũng lưu trong điện thoại cầm tay cái tên Dũng Việt Nam’... Đó là những thông tin mà tôi nghe được từ nhiều người dân ở đảo Phú Quý. Và tôi đã có cơ hội gặp gỡ ‘Dũng Việt Nam’ nhân chuyến đi Philippines viết về vụ 122 ngư dân bị giam giữ tại đây...”
“Chiều 23-8, trời Palawan vẫn mưa suốt. Sáng mai là ngày diễn ra phiên tòa xét xử 122 ngư dân nên chiều hôm đó những người từ Việt Nam qua ai cũng bận rộn lo giấy tờ, thủ tục chuẩn bị hầu tòa. Anh Dũng cũng cuống cuồng vừa chạy xe vừa điện thoại liên tục để hẹn các luật sư ở Philippines nhằm thiết kế các buổi gặp gỡ với các luật sư từ Việt Nam qua. Vừa gặp luật sư xong, anh Dũng lại cùng anh Thoại - chủ DNTN Long Hải Long - vào nhà tù để mang thuốc tây và một ít tiền bà con ở đảo Phú Quý gửi cho người nhà của họ trong trại giam. Mưa to ướt hết áo, anh Dũng phải mượn áo một thuyền trưởng mặc vào để chạy tiếp. Thay vội chiếc áo vừa mượn, anh lại quay ngoắt chiếc xe ba bánh ra khỏi cổng nhà tù rồi nói vội: ‘Tôi chạy ra tòa xin cái giấy cho anh em xuống tàu lấy gạo và quần áo’.
“Ngày diễn ra phiên điều trần, từ sáng sớm anh Dũng đã ngồi trong chiếc xe ba bánh chờ dưới đường. Anh bảo chờ đi cùng 115 ngư dân từ nhà tù ra tòa án. Nhìn những ánh mắt âu lo qua song sắt của chiếc xe màu vàng bóp chặt khóa, anh Dũng ngậm ngùi: ‘Đồng hương mình cả. Mà toàn là ngư dân chân chất. Vợ con họ ở nhà mà thấy hình ảnh này chắc không cầm lòng được...’.
“Nhiều lần ngồi tâm sự, xen trong câu chuyện của những tháng ngày bị bắt trên đất Philippines, các thuyền trưởng luôn kể về anh Dũng với vẻ hàm ơn. Ông Trần Hút, người lớn tuổi nhất trong bảy thuyền trưởng, kể: “Những ngày đầu bị bắt lên đây, chúng tôi vừa hoảng hốt vì không biết vì sao mình lại bị bắt, vừa lo lắng vì không người thân thích, không biết đường sá, cũng không biết hải quân Philippines nói gì. Chúng tôi cứ như người câm điếc, may mà có Dũng..”
“Một số ngư dân ở Quảng Ngãi và Bình Thuận kể rằng từ năm 2004 đến nay, anh Dũng đã giúp đỡ khoảng 30 nhóm ngư dân Việt Nam bị mắc nạn và trôi dạt vào vùng biển của nước bạn. Anh nói anh giúp các nhóm ngư dân những việc như phiên dịch, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, giúp ngư dân từ việc làm giấy tờ cho đến đi chợ, mua card điện thoại... “
“Anh Dũng nói có một câu chuyện mà anh sẽ chẳng bao giờ quên. Đó là vào đầu tháng 8 vừa rồi. ‘Hôm đó đã 22g đêm. Trời mưa to gió lớn. Tôi đang cho mấy đứa con đi ngủ thì nhận được điện thoại từ Việt Nam. Người đầu dây là anh Sơn - một chủ ghe ở tỉnh Quảng Ngãi: Dũng ơi, làm ơn cứu nạn cứu khổ giùm. 12 ngư dân của tôi đang đánh bắt ở vùng biển nước mình thì bị bão đánh chìm ghe. Họ điện về nói đã trôi dạt mấy ngày nay theo hướng nam về vùng biển Philippines. Họ đang cố đu bám vào thuyền thúng trôi dạt giữa biển. Anh nhờ người ở đó cứu giùm, không để đến sáng mai lạnh quá họ chết hết”.
“Ngay trong đêm, bằng tất cả mọi mối quen biết, anh Dũng xác định lại chính xác tọa độ nơi 12 ngư dân bị nạn rồi lập tức cầu cứu hải quân Philippines...”
Anh Dũng trong cuộc làm việc với luật sư Philippines - Ảnh: Đình Dân
Ủa, cái ông Dũng này là ai mà sao rảnh rỗi và “bao la” dữ vậy cà? Xin hãy nán đọc thêm một đoạn ngắn nữa, về người đàn ông Việt Nam vô cùng nhân ái và tháo vát này:
“Một lần khi anh Dũng đang mải miết phiên dịch cho các ngư dân ở tòa án đến nỗi quên đi đón vợ, thế là vợ anh tự thuê xe chở cả bao dép bán dở đến tòa án tỉnh để tìm. Lúc này tôi mới biết người đàn ông thông thạo ba thứ tiếng Việt, Anh, Philippines này là một người bán giày dép trên hè phố...”
Anh Dũng (thứ hai từ trái) làm phiên dịch trong buổi khám sức khỏe cho ngư dân - Ảnh: Đình dân
Coi: một người dân Việt lam lũ, vợ dại con thơ, đang lưu lạc nơi đất lạ xứ người mà chăm lo cho những đồng hương của mình từ A tới Z (cung cấp toạ độ nơi ngư dân bị bão đánh chìm thuyền cho hải quân Phi, tham vấn với luật sư bản sứ, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, vào tù thăm non tiếp tế cho đồng bào đang bị giam dữ, rồi cùng đi với họ ra toà ...) như vậy thì các Toà Tổng Lãnh Sự và Đại Sứ Quán VN làm gì ?
Chỉ làm ... tiền thôi!
Chớ họ còn có lựa chọn nào khác nữa đâu. “Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Vn chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.”
Bởi vậy, đừng ngạc nhiên (và cũng đừng buồn) khi thấy trên trang mạng xã hộ dân sự (Tôi & Sứ Quán) có những dòng chữ rầu rĩ thế này đây:
- Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xin lỗi và hoàn trả tiền lạm thu sau khi một thành viên Tôi và Sứ quán khiếu nại suốt 5 tháng.
- Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa, Canada tới các đại biểu quốc hội sau khi không nhận được phản hồi từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.
- Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh tình trạng lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
- Sứ quán VN ở Bỉ “chưa sẵn sàng đối thoại.”
Ông Đỗ Xuân Cang trước cửa Lãnh Sự Quán Việt Nam, tại thủ đô Praha, Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: ĐCV.
Ngay tại Việt Nam mà qúi vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ.
Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Vn chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.
HƯƠNG VŨ
Từ xứ Thái trở về, blogger Phạm Hồng Phong có mang theo một câu chuyện làm quà. Dù đã cố nén hết mọi “nỗi niềm,” giọng kể của ông vẫn khiến người nghe muốn ứa nước mắt:
“Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất.
Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc - Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về.
Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.
Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha.
Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù...
Rổ giá để được tự do:
- Thuyền viên 12 -20 triệu/người,
- Tài công 80 -120 triệu/người tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.
Tiền vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150$~ 3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành ĐSQ cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình mua trước đây 5 ngày có 1800 Bath ~ 1,2 triệu.
Được tự do, anh em ai nấy đều phấn khởi, dù về nhà sẽ phải cày cuốc để trả nợ. Thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Anh em kể ở bên đó còn hàng trăm ngư dân VN vẫn đang ngồi tù ở Songkhla, nhiều người không có tiền chạy nên ở tù mấy năm chưa được về. Có ông cụ ở tù lâu, bị đánh đến nỗi mất trí nhớ không biết quê mình ở đâu, gia đình cũng không có ai liên lạc, kể như sẽ ở đó cho đến chết.”
Ảnh: https://www.facebook.com/duyphong610/
Chuyện kể của Phạm Hồng Phong, tính đến 9 giờ sáng ngày 29 tháng 11 năm 2015, được 4.357 lượt chia sẻ và 333 lời bình phẩm. Xin trích dẫn một vài:
Chuối Cả Vườn ĐSQ ăn cơm ngư dân và cò trên lưng ngư dân ư? Bụng bảo dạ không tin nhưng không thể.
Phuong Nguyen Bọn ĐSQ VN ở các nước chúng nó cũng là cò chứ là gì! Làm gì cho dân cũng phải tiền, người gốc Việt cũng tiền. Chỉ có dân bản xứ là chưa dám thôi. Thật chứ, dân VN ra nước ngoài muốn đc bảo vệ vẫn phải có tiền. Không ai can thiệp cho. Các nước khác thì họ biết tiền họ xài là do dân trả nên bảo vệ dân là trách nhiệm của họ nên họ làm hết sức mình.
Phạm Chánh Nghĩa Đ' biết có cái Đại Sứ Quán nào trên thế giới tuyệt vời như cái ĐSQ Việt Nam! Này không nhỉ . Má nó , kinh khủng thiệt .
Nhà Trọ Hà Hằng Ngư dân đi biển bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải mà để người ta khổ thế à mấy anh lãnh đạo?
ĐSQ không giúp gì ư mà lại ăn Tiền vé đến 8 triệu của người ta.
Nguyễn Trần Hoàn Đại sứ quán là nơi ăn bẩn đó bạn ơi, ở Hàn quốc còn khủng hơn nhiều, giá đổi một cái hộ chiếu khi hết hạn không dưới 300usd, nếu bị mất hộ chiếu thì càng khốn nạn hơn nữa.
Câu chuyện làm quà của Đhạm Hồng Phong, cùng những lời bình dẫn thượng, khiến tôi nhớ đến bài viết (“Tình Đồng Hương Của Dũng Việt Nam”) trên Tuổi Trẻ Online của phóng viên Đình Dân:
“Ở Philippines ngư dân ta đi biển gặp nạn được Dũng giúp đỡ rất nhiều’, ‘Không chỉ những người Việt đi biển gặp nạn ở Philippines biết tới Dũng, mà thậm chí nhiều thân nhân của họ đang sống ở quê cũng lưu trong điện thoại cầm tay cái tên Dũng Việt Nam’... Đó là những thông tin mà tôi nghe được từ nhiều người dân ở đảo Phú Quý. Và tôi đã có cơ hội gặp gỡ ‘Dũng Việt Nam’ nhân chuyến đi Philippines viết về vụ 122 ngư dân bị giam giữ tại đây...”
“Chiều 23-8, trời Palawan vẫn mưa suốt. Sáng mai là ngày diễn ra phiên tòa xét xử 122 ngư dân nên chiều hôm đó những người từ Việt Nam qua ai cũng bận rộn lo giấy tờ, thủ tục chuẩn bị hầu tòa. Anh Dũng cũng cuống cuồng vừa chạy xe vừa điện thoại liên tục để hẹn các luật sư ở Philippines nhằm thiết kế các buổi gặp gỡ với các luật sư từ Việt Nam qua. Vừa gặp luật sư xong, anh Dũng lại cùng anh Thoại - chủ DNTN Long Hải Long - vào nhà tù để mang thuốc tây và một ít tiền bà con ở đảo Phú Quý gửi cho người nhà của họ trong trại giam. Mưa to ướt hết áo, anh Dũng phải mượn áo một thuyền trưởng mặc vào để chạy tiếp. Thay vội chiếc áo vừa mượn, anh lại quay ngoắt chiếc xe ba bánh ra khỏi cổng nhà tù rồi nói vội: ‘Tôi chạy ra tòa xin cái giấy cho anh em xuống tàu lấy gạo và quần áo’.
“Ngày diễn ra phiên điều trần, từ sáng sớm anh Dũng đã ngồi trong chiếc xe ba bánh chờ dưới đường. Anh bảo chờ đi cùng 115 ngư dân từ nhà tù ra tòa án. Nhìn những ánh mắt âu lo qua song sắt của chiếc xe màu vàng bóp chặt khóa, anh Dũng ngậm ngùi: ‘Đồng hương mình cả. Mà toàn là ngư dân chân chất. Vợ con họ ở nhà mà thấy hình ảnh này chắc không cầm lòng được...’.
“Nhiều lần ngồi tâm sự, xen trong câu chuyện của những tháng ngày bị bắt trên đất Philippines, các thuyền trưởng luôn kể về anh Dũng với vẻ hàm ơn. Ông Trần Hút, người lớn tuổi nhất trong bảy thuyền trưởng, kể: “Những ngày đầu bị bắt lên đây, chúng tôi vừa hoảng hốt vì không biết vì sao mình lại bị bắt, vừa lo lắng vì không người thân thích, không biết đường sá, cũng không biết hải quân Philippines nói gì. Chúng tôi cứ như người câm điếc, may mà có Dũng..”
“Một số ngư dân ở Quảng Ngãi và Bình Thuận kể rằng từ năm 2004 đến nay, anh Dũng đã giúp đỡ khoảng 30 nhóm ngư dân Việt Nam bị mắc nạn và trôi dạt vào vùng biển của nước bạn. Anh nói anh giúp các nhóm ngư dân những việc như phiên dịch, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, giúp ngư dân từ việc làm giấy tờ cho đến đi chợ, mua card điện thoại... “
“Anh Dũng nói có một câu chuyện mà anh sẽ chẳng bao giờ quên. Đó là vào đầu tháng 8 vừa rồi. ‘Hôm đó đã 22g đêm. Trời mưa to gió lớn. Tôi đang cho mấy đứa con đi ngủ thì nhận được điện thoại từ Việt Nam. Người đầu dây là anh Sơn - một chủ ghe ở tỉnh Quảng Ngãi: Dũng ơi, làm ơn cứu nạn cứu khổ giùm. 12 ngư dân của tôi đang đánh bắt ở vùng biển nước mình thì bị bão đánh chìm ghe. Họ điện về nói đã trôi dạt mấy ngày nay theo hướng nam về vùng biển Philippines. Họ đang cố đu bám vào thuyền thúng trôi dạt giữa biển. Anh nhờ người ở đó cứu giùm, không để đến sáng mai lạnh quá họ chết hết”.
“Ngay trong đêm, bằng tất cả mọi mối quen biết, anh Dũng xác định lại chính xác tọa độ nơi 12 ngư dân bị nạn rồi lập tức cầu cứu hải quân Philippines...”
Anh Dũng trong cuộc làm việc với luật sư Philippines - Ảnh: Đình Dân
Ủa, cái ông Dũng này là ai mà sao rảnh rỗi và “bao la” dữ vậy cà? Xin hãy nán đọc thêm một đoạn ngắn nữa, về người đàn ông Việt Nam vô cùng nhân ái và tháo vát này:
“Một lần khi anh Dũng đang mải miết phiên dịch cho các ngư dân ở tòa án đến nỗi quên đi đón vợ, thế là vợ anh tự thuê xe chở cả bao dép bán dở đến tòa án tỉnh để tìm. Lúc này tôi mới biết người đàn ông thông thạo ba thứ tiếng Việt, Anh, Philippines này là một người bán giày dép trên hè phố...”
Anh Dũng (thứ hai từ trái) làm phiên dịch trong buổi khám sức khỏe cho ngư dân - Ảnh: Đình dân
Coi: một người dân Việt lam lũ, vợ dại con thơ, đang lưu lạc nơi đất lạ xứ người mà chăm lo cho những đồng hương của mình từ A tới Z (cung cấp toạ độ nơi ngư dân bị bão đánh chìm thuyền cho hải quân Phi, tham vấn với luật sư bản sứ, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, vào tù thăm non tiếp tế cho đồng bào đang bị giam dữ, rồi cùng đi với họ ra toà ...) như vậy thì các Toà Tổng Lãnh Sự và Đại Sứ Quán VN làm gì ?
Chỉ làm ... tiền thôi!
Chớ họ còn có lựa chọn nào khác nữa đâu. “Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Vn chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.”
Bởi vậy, đừng ngạc nhiên (và cũng đừng buồn) khi thấy trên trang mạng xã hộ dân sự (Tôi & Sứ Quán) có những dòng chữ rầu rĩ thế này đây:
- Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xin lỗi và hoàn trả tiền lạm thu sau khi một thành viên Tôi và Sứ quán khiếu nại suốt 5 tháng.
- Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa, Canada tới các đại biểu quốc hội sau khi không nhận được phản hồi từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.
- Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh tình trạng lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
- Sứ quán VN ở Bỉ “chưa sẵn sàng đối thoại.”
Ông Đỗ Xuân Cang trước cửa Lãnh Sự Quán Việt Nam, tại thủ đô Praha, Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: ĐCV.
Ngay tại Việt Nam mà qúi vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ.
-Sứ quán VN ở Bỉ 'chưa sẵn sàng đối thoại'
Cuộc đối thoại được chờ đợi giữa cộng đồng người Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ liên quan đến vấn đề lạm thu phí lãnh sự, chậm trả giấy tờ và thái độ phục vụ không phù hợp của nhân viên sứ quán đã không diễn ra như dự kiến.
Thông báo mới nhất được đăng tải ngày 12/6/2015 trên trang của Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ, một tổ chức tự nhận là “đại diện cho cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Bỉ” cho biết phần đối thoại giữa các hội viên của tổ chức này và Đại sứ quán bị hủy bỏ vì đại diện của sứ quán “bận tập trung các công việc quan trọng khác của đại sứ quán”.
Buổi đối thoại dự kiến diễn ra vào chiều ngày Chủ nhật 14/6/2015 được ông Phạm Huy Hoàng, Tổng thư ký Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ công bố cách nay hơn một tháng sau khi tổ chức này nhận được kiến nghị và đề nghị trợ giúp của một số hội viên liên quan đến mức phí, thủ tục làm hộ chiếu và các giấy tờ liên quan tại Đại sứ quán Việt Nam.
Một người trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ nói với BBC rằng ''Cơ hội đối thoại văn minh để giải quyết bức xúc của cộng đồng đã bị Đại sứ quán Việt Nam bỏ lỡ một cách đáng tiếc với lý do thiếu thuyết phục.
''Chưa nói đến cách hành xử thiếu bản lĩnh và kém đàng hoàng của một cơ quan đại diện quốc gia, việc chưa được giải quyết theo cách đối thoại, bức xúc của cộng đồng sẽ tiếp tục âm ỉ và có thể diễn biến theo những cách chưa lường trước được.''
Được biết Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ là một tổ chức trực thuộc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài do một thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm chủ nhiệm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi tháng Năm tuyên bố sẽ xác minh và cam kết "nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm minh" liên quan tới cáo buộc lạm thu phí của người Việt Nam ở nước ngoài, báo Lao Động nói.
Trước đó, báo này có bài viết theo đó nêu đích danh Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ đã thu phí cao hơn so với mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính, và những người phải trả mức cao này gồm cả sinh viên du học lẫn người định cư tại nước ngoài và vợ, chồng, con cái họ.
Ngoài việc bị tính giá cao từ gấp đôi cho tới thậm chí gấp bốn lần biểu phí chính thức của Bộ Tài chính, những người cần xin giấy tờ còn bị những trì hoãn, chậm trễ mà theo Lao Động là tình trạng "giam" giấy tờ để vòi tiền.
Bà Ngọc Anh nói tiêu cực đã và đang làm tổn thương không chỉ hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài mà làm tổn thương cả bộ mặt của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ không phải là trường hợp đầu tiên bị đặt câu hỏi về tình trạng mập mờ thu phí đối với các công dân.
Hồi 2005, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C. cũng bị những chỉ trích tương tự, và Bộ Ngoại giao đã đưa ra giải pháp hoàn trả khoản tiền chênh lệch cho công dân và có biện pháp cụ thể đối với các cán bộ làm sai.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam khi đó khẳng định không hề có chủ trương hoặc văn bản điều chỉnh mức thu lệ phí liên quan tới việc cấp mới và gia hạn hộ chiếu của công dân Việt Nam ở nước ngoài, theo lời ông Thái Xuân Dũng, Trưởng phòng Lãnh sự Nước ngoài thuộc Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng Tám 2005.
Đầu năm 2015, cộng động người Việt tại Phần Lan đã tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam để phản đối tình trạng lạm thu phí tùy tiện của nhân viên sứ quán.
Mới đây nhóm người Việt ở Châu Âu tự đứng ra vận động chữ ký để kiến nghị Việt Nam chấm dứt bất cập nêu trên và đã gửi kiến nghị thư dự kiến gửi lên Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Hôm 24/5/2015, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, một kiều dân Việt Nam, đại diện nhóm gửi kiến nghị nói với BBC rằng kiến nghị này xuất phát từ những quan tâm, quan ngại của người dân.
Bà Ngọc Anh trước đó cho hay một trang Facebook đã được lập với nhiều thông tin dưới dạng các 'câu chuyện', 'bằng chứng', 'chứng từ', 'hóa đơn' v.v... đã được chia sẻ trên trang có tên gọi " Tôi và sứ quán" mà theo đó những ai quan tâm có thể truy cập, tham khảo và tìm hiểu.
Bà nhấn mạnh, ngoài các mục đích muốn cho các công việc lãnh sự, đại diện, tiếp đón, giải quyết các nhu cầu của Việt Kiều nói trong kiến nghị được cải thiện, chấn chỉnh, cũng như muốn cho kiều dân Việt Nam nhận thức, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhóm chủ trương kiến nghị 'không có bất kỳ mục đích' nào khác.
Trang “Tôi và Sứ quán” cũng đặt ra câu hỏi về vai trò của các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài trong cộng đồng trong nỗ lực trợ giúp những người bị lạm thu nhưng chưa lên tiếng.
Bà Nguyễn thị Ngọc Anh, một trong các thành viên gửi thư kiến nghị nếu trên hôm 13/06 nói với đài VOA rằng 'Tất cả những gì chúng tôi kiến nghị là những điều đã được nhà nước Việt Nam ban hành trong các điều luật.
''Cho nên phải được thực hiện bởi vì bộ mặt của Bộ Ngoại giao Việt Nam, của đất nước Việt Nam đang bị đe dọa rất xấu. Nó làm tổn thương không chỉ hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài mà làm tổn thương cả bộ mặt của Bộ Ngoại giao Việt Nam.''
-Sứ quán VN tại Bỉ 'phải kiểm điểm'
Báo Lao Động đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam quyết định kiểm điểm nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, hoàn lại tiền lạm thu.
Lao Động là tờ báo đăng bài “Lạm thu phí người Việt Nam ở nước ngoài”.
Hôm 29/5, tờ này nói Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ tổ chức kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cán bộ liên quan.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho biết Bộ đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ chuyển cán bộ có dấu hiệu nhũng nhiễu, tiêu cực mà dư luận phản ánh sang làm bộ phận khác.
Ông Nguyễn Thanh Đức, Bí thư thứ nhất - Lãnh sự, bị triệu về nước để “tiếp tục kiểm điểm, có hình thức kỷ luật nghiêm”.
Bài báo hôm 5/5 kể chuyện chị Nguyễn Hải Yến nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định).
Ngoài ra, còn có khoản phí Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR).
Mới nhất, Bộ Ngoại giao nói Đại sứ quán tai Bỉ đã trao hộ chiếu cho gia đình chị Nguyễn Hải Yến, đồng thời hoàn trả lại cho chị Yến toàn bộ số tiền thu chênh lệch.
BBC Vietnamese
-Lạm thu phí của người Việt Nam ở nước ngoài: Mập mờ các mức phí
Hộ Khẩu: Một thứ khôi hài, vô lý và ngu ngốcGiới thiệu
Bài viết này được thực hiện với mục đích cho người Việt Nam thấy được sự vô lý, ngu ngốc và độc hại của chính sách hộ khẩu. Đây không phải là bài viết đầu tiên viết về Hộ Khẩu. Nhưng theo nhận xét của tôi, cách viết văn của người Việt quá rườm rà, dài dòng, lòng vòng, không đi thẳng vấn đề và khó hiểu. Bài viết này sẽ không đi lòng vòng mà sẽ vô thẳng vấn đề.
Nếu phải chọn một biểu tượng của sự đỉnh cao trí tuệ của các nước chủ nghĩa xã hội thì tôi xin chọn sổ Hộ Khẩu. Không có một thứ nào ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt Nam, nhất là những người sống xa quê, thường xuyên bằng sổ Hộ Khẩu.
Tôi biết vài bạn học trường Cảnh Sát Nhân Dân. Tôi hỏi các bạn ấy và vài người làm Công An sổ Hộ Khẩu là gì. Kết quả là không một ai có thể giải thích hay có câu trả lời ngắn ngọn. Những người được nhà nước giao trách nhiệm quản lý Hộ Khẩu còn không biết nó là gì nữa.
Không ai hiểu tại sao nó lại tồn tại, cũng không ai giải thích một cách logic nó tồn tại để làm gì. Nhưng nó vẫn tồn tại. Nó tồn tại để hành hạ người dân một cách vô lý và để làm công cụ kiếm ăn cho mấy anh chị Công An một cách phi lý. Mọi người không cần và không nên tin những gì tôi viết một cách tuyệt đối, các bạn có thể hỏi cha mẹ các bạn để biết thêm sự thật.
Hộ Khẩu là gì?
Hiện tại trên thế giới chỉ có 3 nước áp dụng chính sách Hộ Khẩu. 3 nước này cũng là 3 cường quốc về kinh tế và văn minh của nhân loại. 3 nước đó là: đại cường quốc Trung Quốc, tiểu cường quốc Việt Nam và siêu cường quốc Bắc Hàn.
Hộ Khẩu bắt đầu từ đâu?
Người dân Việt Nam muốn làm bất cứ một điều gì liên quan tới thủ tục hành chính cũng cần cái Hộ Khẩu (hoặc tạm trú dài hạn KT3). Sau đây chỉ là vài ví dụ:
Sống trong một đất nước có những chính sách phi lý, điển hình là chính sách Hộ Khẩu, người dân Việt Nam đã quá quen với sự phi lý này mà không thấy được sự phi lý của nó. Sổ Hộ Khẩu đã làm khổ mỗi con người Việt Nam trực tiếp và gián tiếp hàng ngày. Những chuyện sau đây là hoàn toàn có thật, mời các bạn đọc và mong các bạn nhìn thấy sự phi lý của sổ Hộ Khẩu.
Một cặp vợ chồng ngoài tỉnh đã vào Sài Gòn ăn học và có công ăn việc làm ổn định. Giờ có đủ khả năng mua nhà trả góp. Khổ nổi là khi tới ngân hàng thì họ đòi KT3 (hoặc Hộ Khẩu TP Hồ Chí Minh). Từ nhỏ tới lớn họ chưa bao giờ biết về mấy quy định này. Thế là họ hỏi bạn bè, cuối cùng tốn 3.5 triệu cho 1 anh Công An để anh ta làm giấy KT3 giả. 3.5 triệu là gần bằng một tháng lương công nhân, để đổi lấy một cái giấy mà họ không hiểu tại sao họ phải cần.
Một cặp vợ chồng công nhân vào Sài Gòn làm công. Có con, muốn con học trường công (vì tiền đâu mà học trường tư?). Không có cách nào khác, họ đành tới đồn Công An khu vực để chạy sổ KT3, tốn 4 triệu.
Một cô sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm ở Sài Gòn. Được sở phân đi dạy ở trường cao đẳng trong thành phố. Sau 3 tháng dạy, hiệu trưởng đòi cô ta trình hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh, nếu không có sẽ đuổi ra khỏi biên chế. Cô ta ráng chạy chọt, cò Hộ Khẩu ra giá 25 triệu. Nhưng tiếc là chạy không kịp nên cuối cùng bị đuổi việc vì không có Hộ Khẩu Thành Phố Hồ Chí Minh. Có cái nước nào như nước này không?
Một cặp vợ chồng cùng tốt nghiệp trường sư phạm ở Sài Gòn. Về quê đi dạy cũng phải tốn tiền chạy cả trăm triệu. Cuối cùng quyết định chạy Hộ Khẩu Thành Phố Hồ Chí Minh tốn 50 triệu để đủ giấy tờ đi dạy ở một trường Sài Gòn.
Một bạn trẻ tham gia môn taekwondo (và các môn khác như Vovinam, Karate) ở tỉnh ABC, ban tổ chức không cho phép với lý do không có Hộ Khẩu ABC. Thể thao Thái Lan đang phấn đấu để vượt lên cùng châu lục và tham vọng chinh phục thế giới.
Trong khi đó, các nhà tổ chức thể thao ở Việt Nam còn hỏi con có hộ khẩu không?.
Chưa thấy cái nước nào làm thể nào mà ngu đần như nước này. Tới bây giờ còn làm thể thao theo sổ Hộ Khẩu, hỏi sao thế thao nước này vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu các bạn chưa biết, các giải thể thao phong trào và thành tích ở nước ngoài hầu hết là mở rộng, ai cũng có thể tham gia, chẳng ai hỏi Hộ Khẩu anh là gì.
Một bạn bất đồng chính kiến (đảng gọi là phản động) đi thăm một người bạn ở tỉnh khác. Nửa đêm công an gỏ cửa để kiểm tra giấy tờ tạm trú tạm vắng. Mấy trường hợp này thì những bạn nào hoạt động xã hội dân sự, chính trị ở Việt Nam đã bị quá nhiều lần. Công An không cần giấy phép của tòa án, muốn tới kiểm tra tạm trú tạm vắng là tới.
Một chủ đầu tư nhà nghỉ nói với ông bạn khi biết ông này muốn đầu tư mở nhà nghỉ: Vậy để tui đưa ông số điện thoại của thằng công an này. Anh mở nhà nghỉ mà không lót tiền cho tụi nó, nó không duyệt giấy phép đâu. Hàng tháng mà không cà phê cà pháo thì nó hứng lên là nửa đêm gỏ cửa đòi kiểm tra tạm trú tạm vắng của khách là khách chạy đi hết.
Một anh thanh niên đi phượt, ngủ qua đêm ở một nhà nghỉ ở quốc lộ 1 A ở tỉnh Đồng Nai. Bất chợt có tiếng gỏi cửa chị ơi cho kiểm tra tạm trú tạm vắng. Ông chồng liền nói với bà vợ em lấy 300k đưa cho nó đi, phiền quá.
Một chú Việt Kiều Mỹ đã về hưu, nay về Việt Nam để dưỡng già. Ổng muốn mua căn nhà. Cái anh môi giới nói ổng cần hộ khẩu. Mà không có nhà thì phải nhập. Ổng đi tới luật sư trình bày vấn đề. Ngày hôm sau anh luật sư gọi điện nói: Tụi công an muốn 20 triệu tiền cà phê, em thương lượng lắm rồi đó anh. Về hưu mà còn bị hành đấy.
Một anh thanh niên quê ở tỉnh vô Sài Gòn lập nghiệp. Vì không có hộ khẩu Sài Gòn nên phải nhờ người khác đứng tên chiếc xe. Biết là phiền nhưng biết sao bây giờ. Quê thì xa, không có thời gian về. Không lẽ mua xe rồi xách xe về quê đăng ký?
Chị họ tôi sau khi đám cưới, đăng ký kết hôn thì 2 bên gia đình mua cho một căn nhà ở cùng thành phố, chỉ khác phường. Vậy mà khi tới Công An cắt Hộ Khẩu cũ và làm Hộ Khẩu mới cũng tốn 3 triệu. Nhắc lại, cùng thành phố, chỉ khác phường.
Thời hậu 1975, có vô số người di dân từ miền trung vô nam không mang theo gì cả. Nghĩa là họ không có giấy tờ để chứng minh họ là ai. Không có Hộ Khẩu đồng nghĩa với họ không phải là công dân Việt Nam. Tôi không biết có bao nhiêu người như vậy nhưng theo tôi thì quá nhiều, nhất là những lao động ở những xóm nghèo ở Sài Gòn.
Một cặp vợ chồng bức xúc vì không làm giấy khai sinh cho con được với lý do: Cô vợ chưa nhập Hộ Khẩu vào nhà chồng.
Một gia đình kia có mảnh đất trống sát bên nhà mình. Đám cưới con cái họ xây thêm 1 căn nhà nữa kế bên cho vợ chồng ở. Công An kêu phải làm sổ Hộ Khẩu vì địa chỉ nhà mới riêng biệt với nhà cũ. Vòng vo hơn 1 tháng, cuối cùng tốn 5 triệu tiền cà phê mới có sổ Hộ Khẩu cho nhà mới. Lúc đó mới được gắn điện và nước.
Một bà mẹ tới một trường công ở Hà Nội đăng ký cho con đi học, ông hiệu trưởng nói vì không có Hộ Khẩu khu vực nên cứ đưa 4 triệu là ổng cho qua. (4 triệu là một tháng lương của một lao động phổ thông, bạn tưởng tưởng đi làm 1 tháng trời để lót tiền cho con được đi học, cảm giác đó sẽ ra sao).
Chuyện của (nghệ sĩ) Thành Lộc. Thời bao cấp anh ta ở chung nhà với chủ hộ. Chủ hộ đi xuất cảnh đoàn tụ gia đình. Chính quyền địa phương nói chủ hộ đi đồng nghĩa với tất cả tài sản đều giao cho chính quyền giải quyết, căn nhà cũng vậy. Anh ta và người thân vẫn ở đó nhưng ở thuê trên chính căn nhà của mình.
Trong những năm 2000, giới sinh viên còn có tệ nạn lấy nhau vì cái hộ khẩu vì có nhiều công ty khi tuyển nhân viên họ lại yêu cầu có có hộ khẩu tại Sài Gòn. Lý do thì nhiều nhưng chính nhất là vì: làm bán hàng nên cầm tiền của công ty, nếu ở tỉnh thì khó xác minh và mất thời gian. Những trường hợp ôm tiền công ty rồi bỏ trốn cũng rất khó khăn để thu hồi. Công ty mình làm hồi 2005 có 1 bạn giao hàng do thiếu nợ bên ngoài nên ôm 1 cục gần 100 triệu bùng mất, công ty không cách nào.lấy lại được dù đã báo Công An.
Một anh du học sinh sau 4 năm học trở về nước và chuẩn bị hồ sơ tìm việc làm. Lúc đó gia đình mới nói là Công An đã cắt cắt Hộ Khẩu vì đã anh ta đã đi hơn 2 năm. Muốn nhập lại thì phải chứng minh anh ta là con của chủ hộ. Phiền quá nên tới Công An đưa anh Công An 2 triệu để giải quyết êm đẹp. Chính sách thu hút nhân tài về nước của Việt Nam đấy.
Một anh chủ đầu tư nhà trọ loại cao cấp than phiền: Tao ghét nhận khách nước ngoài lắm. Mỗi lần tụi Công An biết có người nước ngoài tới thuê là tụi nó tới vòi tiền với lý do người nước ngoài không được ở lâu, phải khai tạm trú tạm vắng mỗi ngày. Tao không quan tâm, vì chi phí đó tụi nước ngoài trả gián tiếp qua tiền trọ, nhưng tao ghét tụi Công An hay tới chỗ trọ đòi tiền cà phê. Nhiều lúc tụi nó đi nhậu kêu tao ra nhậu chung, biết chuyện nên mỗi tháng tao tới nộp 2-3 triệu để tụi nó khỏi làm phiền tao nữa. Kinh doanh ở xứ này là phải chơi theo luật rừng nào cọp nấy mày ơi.
Một cặp cha mẹ vì quá bất mãn với chất lượng giáo dục ở trường công trong khu vực, và cũng không đủ tiền để cho con học trường tư nên tìm cách cho con nhập Hộ Khẩu vào nhà người thân ở khu vực có trường tốt hơn. Tốn 20 triệu. Cha mẹ đã đi làm đóng thuê, muốn gửi con mình đi đâu thì đó là quyền của họ. Nhà trường cũng có quyền chấp nhập hay không. Chuyện học hành của người Việt Nam tới giờ này vẫn còn phụ thuộc vào sổ Hộ Khẩu thì làm sao khá nổi?
Một người bạn học cùng lớp cấp 3 với tôi, vì bố mẹ anh ta bán nhà đi ở trọ, cho nên không có hộ khẩu. Thế là học xong cấp 3 anh ta không thể thi vào trường đại học nào được, vì trong hồ sơ dự thi bắt buộc phải có giấy chứng minh nhân dân, mà muốn có giấy Chứng Minh Nhân Dân thì phải có hộ khẩu. Thế là anh ta buộc phải đi làm thuê suốt 3 năm, mặc dù học cũng thuộc diện khá. Trong suốt 3 năm đi làm thuê, gia đình anh ta phải chạy vạy khắp nơi để xin cho anh ta được nhập khẩu vào một nơi nào đó, nhưng do gia đình không có người thân thích, cho nên phải 3 năm anh ta mới nhờ được người cho ké vào sổ hộ khẩu. Cũng may sau đó anh ta thi đỗ đại học, và bây giờ trở thành giáo viên.
Và đó là những điều bạn cần biết về sổ Hộ Khẩu. Hy vọng càng ngày càng nhiều người sẽ nhận ra sự vô lý, ngu ngốc và khôi hài của nó. Chỉ khi người dân Việt Nam bước chân ra khỏi Việt Nam, họ mới biết được đất nước Việt Nam vô lý đến mức nào, điển hình là sổ Hộ Khẩu.
Ku Búa
Biên soạn & Bổ Sung: Ku DXD
(Triết Học Đường Phố)
-23 điều vô lý chỉ có ở Việt Nam
-Có những thứ và những điều mà chỉ có ở Việt Nam, không có nước nào có. Hy vọng nhiều người sẽ nhận ra.
Ở Việt Nam có những thứ và những điều vô cùng vô lý nhưng vì những thứ đó đang ở Việt Nam nên ai cũng cho rằng nó có lý và không có vấn đề gì. Có những thứ và những điều mà chỉ có ở Việt Nam, không có nước nào có. Hy vọng nhiều người sẽ nhận ra. Danh sách như sau:
Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ không phải là trường hợp đầu tiên bị đặt câu hỏi về tình trạng mập mờ thu phí đối với các công dân.
Hồi 2005, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C. cũng bị những chỉ trích tương tự, và Bộ Ngoại giao đã đưa ra giải pháp hoàn trả khoản tiền chênh lệch cho công dân và có biện pháp cụ thể đối với các cán bộ làm sai.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam khi đó khẳng định không hề có chủ trương hoặc văn bản điều chỉnh mức thu lệ phí liên quan tới việc cấp mới và gia hạn hộ chiếu của công dân Việt Nam ở nước ngoài, theo lời ông Thái Xuân Dũng, Trưởng phòng Lãnh sự Nước ngoài thuộc Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng Tám 2005.
Đầu năm 2015, cộng động người Việt tại Phần Lan đã tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam để phản đối tình trạng lạm thu phí tùy tiện của nhân viên sứ quán.
Mới đây nhóm người Việt ở Châu Âu tự đứng ra vận động chữ ký để kiến nghị Việt Nam chấm dứt bất cập nêu trên và đã gửi kiến nghị thư dự kiến gửi lên Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Hôm 24/5/2015, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, một kiều dân Việt Nam, đại diện nhóm gửi kiến nghị nói với BBC rằng kiến nghị này xuất phát từ những quan tâm, quan ngại của người dân.
Bà Ngọc Anh trước đó cho hay một trang Facebook đã được lập với nhiều thông tin dưới dạng các 'câu chuyện', 'bằng chứng', 'chứng từ', 'hóa đơn' v.v... đã được chia sẻ trên trang có tên gọi " Tôi và sứ quán" mà theo đó những ai quan tâm có thể truy cập, tham khảo và tìm hiểu.
Bà nhấn mạnh, ngoài các mục đích muốn cho các công việc lãnh sự, đại diện, tiếp đón, giải quyết các nhu cầu của Việt Kiều nói trong kiến nghị được cải thiện, chấn chỉnh, cũng như muốn cho kiều dân Việt Nam nhận thức, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhóm chủ trương kiến nghị 'không có bất kỳ mục đích' nào khác.
Trang “Tôi và Sứ quán” cũng đặt ra câu hỏi về vai trò của các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài trong cộng đồng trong nỗ lực trợ giúp những người bị lạm thu nhưng chưa lên tiếng.
Bà Nguyễn thị Ngọc Anh, một trong các thành viên gửi thư kiến nghị nếu trên hôm 13/06 nói với đài VOA rằng 'Tất cả những gì chúng tôi kiến nghị là những điều đã được nhà nước Việt Nam ban hành trong các điều luật.
''Cho nên phải được thực hiện bởi vì bộ mặt của Bộ Ngoại giao Việt Nam, của đất nước Việt Nam đang bị đe dọa rất xấu. Nó làm tổn thương không chỉ hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài mà làm tổn thương cả bộ mặt của Bộ Ngoại giao Việt Nam.''
-Sứ quán VN tại Bỉ 'phải kiểm điểm'
Báo Lao Động đưa tin Bộ Ngoại giao Việt Nam quyết định kiểm điểm nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, hoàn lại tiền lạm thu.
Lao Động là tờ báo đăng bài “Lạm thu phí người Việt Nam ở nước ngoài”.
Hôm 29/5, tờ này nói Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ tổ chức kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cán bộ liên quan.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi cho biết Bộ đã yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ chuyển cán bộ có dấu hiệu nhũng nhiễu, tiêu cực mà dư luận phản ánh sang làm bộ phận khác.
Ông Nguyễn Thanh Đức, Bí thư thứ nhất - Lãnh sự, bị triệu về nước để “tiếp tục kiểm điểm, có hình thức kỷ luật nghiêm”.
Bài báo hôm 5/5 kể chuyện chị Nguyễn Hải Yến nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định).
Ngoài ra, còn có khoản phí Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR).
Mới nhất, Bộ Ngoại giao nói Đại sứ quán tai Bỉ đã trao hộ chiếu cho gia đình chị Nguyễn Hải Yến, đồng thời hoàn trả lại cho chị Yến toàn bộ số tiền thu chênh lệch.
BBC Vietnamese
Thông tin mới nhất trên trang này mô tả ngày 9/5/2015 người được cho là ''bị lạm thu phí lãnh sự tại Sứ quán Việt Nam tại Bỉ'', bà Hải Yến, cho biết hôm 7/5/2015 đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ mời lên làm việc, trả giấy khai sinh, hộ chiếu và tiền thu lạm phí.
Trang Tôi và sứ quán trên Facebook kêu gọi:
''Bạn nào còn giữ hóa đơn, tài liệu chứng minh mình bị sứ quán lạm thu có quyền yêu cầu sứ quán hoàn lại tiền như đã làm đối với chị Hải Yến. Đây là quyền lợi chính đáng của chúng ta.''
và tóm tắt sự kiện dẫn đến sự ra đời của trang này như sau:
- Ngày 5/5/2015, Báo Lao Động đăng bài viết “Lạm thu phí của người Việt Nam ở nước ngoài: Mập mờ các mức phí” phản ánh tình tình trạng lạm thu phí lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ:
- Ngay sau khi bài báo ra, đại diện Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc với lãnh đạo Báo Lao Động đề nghị tạm dừng đăng các bài tiếp theo trong tuyến bài này. Xin đọc thông báo của Báo Lao Động:
- Ngày 6/5/2015, chị Hải Yến đăng bài viết “Thủ tục hành chính điện tử và nỗi buồn đại sứ” trên trang cá nhân. Bài này vốn là bài thứ 2 trong loạt bài về việc lạm thu phí lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ nhưng đã không được đăng tiếp như thông báo của Báo Lao Động.
- Ngày 7/5/2015, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ đăng thông báo khẳng định:
+ "đã nhận được kiến nghị và đề nghị trợ giúp của một số hội viên liên quan đến mức phí, thủ tục làm hộ chiếu và các giấy tờ liên quan tại Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQ) tại VQ Bỉ"
+ "đã có trao đổi trực tiếp với đại diện ĐSQ để đề nghị ĐSQ có phản hồi sớm cũng như công khai các thủ tục lãnh sự tại trụ sở và trên trang mạng của ĐSQ. Đại diện ĐSQ đã tiếp nhận ý kiến của Tổng hội và sẽ tiến hành rà soát cũng điều chỉnh các thủ tục liên quan trong thời gian tới."
BBC tiếng Việt cũng đã có bài về chủ đề này tại http://bbc.in/1cAmnqF
-Lạm thu phí của người Việt Nam ở nước ngoài: Mập mờ các mức phí
(LĐ) - Số 99 TRÍ DŨNG -
Để ngăn chặn việc lạm thu phí, Bộ Ngoại giao đã quy định các đại sứ quán phải niêm yết công khai biểu mức phí và lệ phí tại các phòng khách và các trang web của các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, nhưng cho đến nay không phải sứ quán nào cũng thực hiện việc này. Cùng với đó, việc lạm thu các loại phí, nhiều hình thức vòi tiền khác bằng cách “giam” hộ chiếu, giấy tờ với các lý do quá nhiều việc hay máy in hỏng… xuất hiện ở một số nơi.
“Đục nước, béo cò”
Theo Biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự tại nước ngoài hiện nay (ban hành kèm theo Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 9.11.2012 sửa đổi bổ sung Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15.12.2009 của Bộ Tài chính) thì cấp mới hộ chiếu là 70USD (tương đương 65EUR), gia hạn là 30USD (tương đương 27EUR); bổ sung, sửa đổi dán ảnh trẻ em là 15USD (tương đương 13EUR), cấp lại hộ chiếu bị mất là 150USD (tương đương 133EUR)…
Tuy nhiên do tình trạng không niêm yết công khai biểu mức lệ phí tại Sứ quán VN tại Bỉ khiến người đi làm thủ tục không biết đường nào mà lần và chỉ nhận được báo giá từ nhân viên lãnh sự, với nhiều cách giải thích mập mờ và khác nhau.
Một ví dụ thực tế để so sánh 2 trường hợp giống hệt nhau là đi làm khai sinh và hộ chiếu cho con mới sinh, một lưu học sinh VN - anh Lương Thiện Tài ở Leuven (Bỉ) - viết mail gửi sứ quán để hỏi thì được thông báo các mức phí: Làm hộ chiếu mới là 65EUR (phí quy định là 62EUR); Hợp pháp hóa giấy khai sinh do Bỉ cấp 25EUR (phí quy định là 9EUR); Ghi sổ hộ tịch là 25EUR (phí quy định là 4EUR); Đăng ký công dân 16EUR (phí quy định là 4EUR) với lời giải thích là “lệ phí dành cho lưu học sinh, chỉ thu dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường và tùy theo hồ sơ của từng trường hợp mà lệ phí có thể nhiều mục hơn hoặc ít hơn”.
Email của ông Nguyễn Thanh Đức - Bí thư thứ nhất - Lãnh sự trả lời chị Hải Yến về việc chậm trễ cấp hộ chiếu cho con gái chị Hải Yến và anh Cuypers Thierry. |
Cũng đi khai sinh và làm hộ chiếu mới cho con, chị Hải Yến - công dân VN có chồng anh Thierry Cuypers sống tại Binche, Bỉ - lại nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định); Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR). Phí cấp miễn thị thực cho vợ/chồng người nước ngoài kết hôn với công dân VN là 20USD/lần đầu và 10USD cho những lần sau thì anh Thierry đã bị Sứ quán VN tại Bỉ thu tới 50EUR. Tính sơ sơ so với Biểu mức quy định của Bộ Tài chính thì gia đình chị Hải Yến đã bị lạm thu thêm 177EUR (đúng theo quy định là 105EUR).
Ai quản lý nguồn lệ phí ngoại tệ?
Trên thực tế, mức cấp hộ chiếu mới 65EUR (tương đương 70USD) là mức phí đúng theo biểu mức của Bộ Tài chính cho tất cả các đối tượng và tất cả các sứ quán chứ không hề có quy định nào riêng cho “lưu học sinh” và thu “dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường” và cũng không có bất cứ quy định nào phân biệt lệ phí khai sinh cho con của cặp vợ chồng đều là người VN với cặp vợ chồng là người VN kết hôn với người nước ngoài.
Bằng cách nói tỏ ra thông cảm với lưu học sinh, thực chất họ đã 2 lần gian dối: Vẫn thu hơn giá làm hộ chiếu mới chứ không có giảm gì, và lạm thu cao ở các mục khác. Ngoài ra, với một số trường hợp, việc giải thích miệng và thu thêm phí không hóa đơn là “phải gửi hồ sơ về xác minh lý lịch ở VN” hoàn toàn trái với quy định.
Vì các giấy tờ nộp làm hồ sơ đã đều là giấy tờ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong nước cấp, không có việc phải “xác minh lại lý lịch” hoặc nếu có thì nằm trong nghiệp vụ của sứ quán phải làm, và nếu điều này không có trong danh mục của biểu mức phí và lệ phí quy định thì không được phép “thu thêm”.
Chưa kể, Sứ quán VN tại Bỉ chỉ thu tiền mặt và phát hóa đơn không theo biểu mẫu quy định nào trong nước (hoặc mẫu của Bộ Tài chính phát hành hoặc mẫu quy định của Bộ Ngoại giao). Hóa đơn thu phí tại Sứ quán VN tại Bỉ không có bất cứ một dòng chữ, con dấu nào để định danh đây là hóa đơn do sứ quán phát hành. Như vậy làm sao Ngân sách nhà nước có thể quản lý minh bạch được nguồn lệ phí tại các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài?
Hộ Khẩu: Một thứ khôi hài, vô lý và ngu ngốcGiới thiệu
Bài viết này được thực hiện với mục đích cho người Việt Nam thấy được sự vô lý, ngu ngốc và độc hại của chính sách hộ khẩu. Đây không phải là bài viết đầu tiên viết về Hộ Khẩu. Nhưng theo nhận xét của tôi, cách viết văn của người Việt quá rườm rà, dài dòng, lòng vòng, không đi thẳng vấn đề và khó hiểu. Bài viết này sẽ không đi lòng vòng mà sẽ vô thẳng vấn đề.
Nếu phải chọn một biểu tượng của sự đỉnh cao trí tuệ của các nước chủ nghĩa xã hội thì tôi xin chọn sổ Hộ Khẩu. Không có một thứ nào ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Việt Nam, nhất là những người sống xa quê, thường xuyên bằng sổ Hộ Khẩu.
Tôi biết vài bạn học trường Cảnh Sát Nhân Dân. Tôi hỏi các bạn ấy và vài người làm Công An sổ Hộ Khẩu là gì. Kết quả là không một ai có thể giải thích hay có câu trả lời ngắn ngọn. Những người được nhà nước giao trách nhiệm quản lý Hộ Khẩu còn không biết nó là gì nữa.
Không ai hiểu tại sao nó lại tồn tại, cũng không ai giải thích một cách logic nó tồn tại để làm gì. Nhưng nó vẫn tồn tại. Nó tồn tại để hành hạ người dân một cách vô lý và để làm công cụ kiếm ăn cho mấy anh chị Công An một cách phi lý. Mọi người không cần và không nên tin những gì tôi viết một cách tuyệt đối, các bạn có thể hỏi cha mẹ các bạn để biết thêm sự thật.
Hộ Khẩu là gì?
- Hộ Khẩu là một chính sách quản lý người dân theo địa phương được chính quyền trung ương phân chia.
- Ở Việt Nam, mỗi tỉnh và thành phố thuộc trung ương là một địa phương quản lý riêng.
- Mỗi tỉnh và thành phố trung ương có bộ hành chính riêng biệt để quản lý.
- Mỗi tỉnh và thành phố trung ương cấp và quản lý hộ khẩu riêng.
- Nói cho dễ hiểu. Việt Nam là một đất nước có 58 tỉnh và 5 thành phố thuộc trung ương. (5 thành phố đó là: Thành Phố Hồ Chí Minh/Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) Mỗi đơn vị là như một đất nước nhỏ với bộ hành chính riêng và trong trường hợp này, Hộ Khẩu riêng.
- Hộ Khẩu là một cái giấy (cuốn sổ) chứng minh người dân là người thường trú ở địa phương thuộc đơn vị hành chính đó.
- Hộ Khẩu được quản lý bởi Công An địa phương (phường, thị xã, thành phố, tỉnh).
- Nếu sổ hộ chiếu là vật chứng chứng minh 1 người dân là công dân Việt Nam. Sổ Hộ Khẩu cũng như là một vật chứng chứng minh 1 người dân ở địa phương có địa phương tịch ở địa phương đó.
- Nếu đi đâu, chuyển nơi cư trú hoặc tạm trú cũng phải tới đồn Công An để khai báo.
- Hiện tại nếu muốn có sổ Hộ Khẩu thì phải có nhà, không có thì xin nhập vô nhà nào đó.
- Muốn có giấy Chứng Minh Nhân Dân thì phải có Hộ Khẩu, không có Hộ Khẩu thì coi như không phải là một công dân Việt Nam theo pháp lý, nghĩa là một người vô quốc tịch.
- Mỗi nhà có 1 sổ Hộ Khẩu, người chủ nhà là người chủ Hộ Khẩu. Ai muốn nhập hay tách cũng phải có chữ ký của chủ hộ.
Hiện tại trên thế giới chỉ có 3 nước áp dụng chính sách Hộ Khẩu. 3 nước này cũng là 3 cường quốc về kinh tế và văn minh của nhân loại. 3 nước đó là: đại cường quốc Trung Quốc, tiểu cường quốc Việt Nam và siêu cường quốc Bắc Hàn.
Hộ Khẩu bắt đầu từ đâu?
- Dựa theo các chứng cứ lịch sử, Hộ Khẩu bắt đầu từ triều đình nhà Hạ bên Trung Quốc (2100 1600 Trước Công Nguyên).
- Khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc chiến thắng cuộc nội chiến Trung Quốc và thành lập chính phủ, chính sách Hộ Khẩu đã được tái sinh để quản lý nhân dân.
- Năm 1954 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam dành chiến thắng Điện Biên Phủ và thành lập chính phủ ở miền Bắc sau Hiệp Định Geneva, họ đã áp dụng chính Hộ Khẩu trong việc cải cách ruộng đất và thực hiện kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Sau 30/4/1975, Đảng Cộng Sản giải phóng miền Nam, chính sách Hộ Khẩu được áp dụng trên toàn quốc.
- Việt Nam là một nước chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế chủ nghĩa xã hội.
- Hộ Khẩu dùng để phân chia lương thực trong thời bao cấp toàn quốc (1975-1986). Mỗi nhà được chia lương thực dựa theo chi tiết trong sổ Hộ Khẩu. Ví dụ: mỗi người được 100g gạo, nhà kia có 5 người, nhà đó được cấp/mua bằng tem phiếu 500g gạo. Tôi dùng gạo cho nó sang chứ thời đó dân Việt Nam ăn bo bo, khoai mì và bắp khô là chính.
- Đảng muốn hạn chế số người từ vùng nông thôn di dân ra thành thị nên đã áp dụng Hộ Khẩu để hạn chế sự đi lại và cũng để dễ kiểm soát hơn.
- Các thành viên của ban Tuyên Giáo Đảng Cộng Sản (Dư Luận Viên) luôn cho rằng sổ Hộ Khẩu là điều cần thiết để quản lý tội phạm, đây là một điều phi lý. Trên thế giới chỉ có 3 nước áp dụng Hộ Khẩu, còn những nước còn lại thì loạn hết?
- Hộ Khẩu được áp dụng để quản lý người dân theo cơ chế của một chế độ độc tài toàn trị.
- Nó khóa chân người dân vào mỗi địa phương, cho phép Công An theo dõi và quản lý từng bước một.
- Hiện tại, chính sách Hộ Khẩu là một công cụ kiếm ăn chính của Công An, nhất là ở các thành phố lớn, nơi thu hút lao động ngoại tỉnh tới làm việc. Cứ mỗi lần tới làm giấy tạm trú, KT3 là tốn vài chục vài trăm. Lấy vài chục vài trăm nhân lên cho vài ngàn trường hợp thì doanh thu của Công An từ việc chạy chọt giấy tờ này là bao nhiêu?
- Đã là người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam thì tại sao phải phân chia ra từng địa phương làm gì?
- Đã là công dân Việt Nam, đi đâu làm gì là quyền tự do cơ bản của mỗi người. Tại sao phải khai báo với Công An?
- Mỗi lần chuyển địa phương sinh sống, thay đổi hộ khẩu là một hành trình vô cùng gian khổ. Mấy anh chị Công An hành tới hành lui, phải phong bì vài trăm và triệu mới xong chuyện. Còn nếu chuyển vô 1 trong 5 thành phố trung ương thì cả chục triệu trở lên.
- Tất cả các chế độ phúc lợi xã hội được quản lý phân chia theo từng địa phương. Ai ở đâu thì làm việc với địa phương đó. Một người Lạng Sơn chỉ được hưởng phúc lợi công ở Lạng Sơn, còn nếu chuyển qua địa phương khác thì không được gì, vì địa phương đó không chịu trách nhiệm.
- Hạn chế quyền đi lại tự do.
- Vi phạm quyền không bị phân biệt đối xử.
- Vi phạm quyền an cư.
- Vi phạm quyền được hưởng anh sinh xã hội.
- Làm phát sinh các thủ tục, giấy tờ không cần thiết.
- Làm tốn tiền của, thời gian của người dân và doanh nghiệp.
- Dễ phát sinh tiêu cực, hối lộ.
- Làm giảm lòng tin của người dân và chính quyền.
- Người dân dễ bị nhà nước sách nhiễu.
Người dân Việt Nam muốn làm bất cứ một điều gì liên quan tới thủ tục hành chính cũng cần cái Hộ Khẩu (hoặc tạm trú dài hạn KT3). Sau đây chỉ là vài ví dụ:
- Cho con đi học trường công.
- Xin việc ở các cơ quan nhà nước địa phương.
- Làm giấy Chứng Minh Nhân Dân.
- Làm Hộ Chiếu.
- Đăng ký kết hôn.
- Làm giấy khai sinh cho con.
- Đăng ký mua xe. Campuchia nghèo xác sơ mà người dân mua xe bất cứ nơi đâu cũng đăng ký xe chính chủ. Không lẽ Việt Nam thua kém cả Campuchia?
- Đăng ký tham gia đầu tư cổ phiếu.
- Mua bảo hiểm ý tế công (và vài bảo hiểm tư nhân).
- Mua nhà. Tôi mua nhà ở đâu thì liên quan gì tới sổ Hộ Khẩu?
- Vay tiền ngân hàng.
- Làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sở hữu đất).
- Thi bằng lái xe. Tôi chưa biết nước nào cần sổ Hộ Khẩu cả.
- Xin giấy phép kinh doanh.
- Tham gia các giải thế thao (taekwondo, Vovinam, Karate, vân vân)
Sống trong một đất nước có những chính sách phi lý, điển hình là chính sách Hộ Khẩu, người dân Việt Nam đã quá quen với sự phi lý này mà không thấy được sự phi lý của nó. Sổ Hộ Khẩu đã làm khổ mỗi con người Việt Nam trực tiếp và gián tiếp hàng ngày. Những chuyện sau đây là hoàn toàn có thật, mời các bạn đọc và mong các bạn nhìn thấy sự phi lý của sổ Hộ Khẩu.
Một cặp vợ chồng ngoài tỉnh đã vào Sài Gòn ăn học và có công ăn việc làm ổn định. Giờ có đủ khả năng mua nhà trả góp. Khổ nổi là khi tới ngân hàng thì họ đòi KT3 (hoặc Hộ Khẩu TP Hồ Chí Minh). Từ nhỏ tới lớn họ chưa bao giờ biết về mấy quy định này. Thế là họ hỏi bạn bè, cuối cùng tốn 3.5 triệu cho 1 anh Công An để anh ta làm giấy KT3 giả. 3.5 triệu là gần bằng một tháng lương công nhân, để đổi lấy một cái giấy mà họ không hiểu tại sao họ phải cần.
Một cặp vợ chồng công nhân vào Sài Gòn làm công. Có con, muốn con học trường công (vì tiền đâu mà học trường tư?). Không có cách nào khác, họ đành tới đồn Công An khu vực để chạy sổ KT3, tốn 4 triệu.
Một cô sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm ở Sài Gòn. Được sở phân đi dạy ở trường cao đẳng trong thành phố. Sau 3 tháng dạy, hiệu trưởng đòi cô ta trình hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh, nếu không có sẽ đuổi ra khỏi biên chế. Cô ta ráng chạy chọt, cò Hộ Khẩu ra giá 25 triệu. Nhưng tiếc là chạy không kịp nên cuối cùng bị đuổi việc vì không có Hộ Khẩu Thành Phố Hồ Chí Minh. Có cái nước nào như nước này không?
Một cặp vợ chồng cùng tốt nghiệp trường sư phạm ở Sài Gòn. Về quê đi dạy cũng phải tốn tiền chạy cả trăm triệu. Cuối cùng quyết định chạy Hộ Khẩu Thành Phố Hồ Chí Minh tốn 50 triệu để đủ giấy tờ đi dạy ở một trường Sài Gòn.
Một bạn trẻ tham gia môn taekwondo (và các môn khác như Vovinam, Karate) ở tỉnh ABC, ban tổ chức không cho phép với lý do không có Hộ Khẩu ABC. Thể thao Thái Lan đang phấn đấu để vượt lên cùng châu lục và tham vọng chinh phục thế giới.
Trong khi đó, các nhà tổ chức thể thao ở Việt Nam còn hỏi con có hộ khẩu không?.
Chưa thấy cái nước nào làm thể nào mà ngu đần như nước này. Tới bây giờ còn làm thể thao theo sổ Hộ Khẩu, hỏi sao thế thao nước này vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu các bạn chưa biết, các giải thể thao phong trào và thành tích ở nước ngoài hầu hết là mở rộng, ai cũng có thể tham gia, chẳng ai hỏi Hộ Khẩu anh là gì.
Một bạn bất đồng chính kiến (đảng gọi là phản động) đi thăm một người bạn ở tỉnh khác. Nửa đêm công an gỏ cửa để kiểm tra giấy tờ tạm trú tạm vắng. Mấy trường hợp này thì những bạn nào hoạt động xã hội dân sự, chính trị ở Việt Nam đã bị quá nhiều lần. Công An không cần giấy phép của tòa án, muốn tới kiểm tra tạm trú tạm vắng là tới.
Một chủ đầu tư nhà nghỉ nói với ông bạn khi biết ông này muốn đầu tư mở nhà nghỉ: Vậy để tui đưa ông số điện thoại của thằng công an này. Anh mở nhà nghỉ mà không lót tiền cho tụi nó, nó không duyệt giấy phép đâu. Hàng tháng mà không cà phê cà pháo thì nó hứng lên là nửa đêm gỏ cửa đòi kiểm tra tạm trú tạm vắng của khách là khách chạy đi hết.
Một anh thanh niên đi phượt, ngủ qua đêm ở một nhà nghỉ ở quốc lộ 1 A ở tỉnh Đồng Nai. Bất chợt có tiếng gỏi cửa chị ơi cho kiểm tra tạm trú tạm vắng. Ông chồng liền nói với bà vợ em lấy 300k đưa cho nó đi, phiền quá.
Một chú Việt Kiều Mỹ đã về hưu, nay về Việt Nam để dưỡng già. Ổng muốn mua căn nhà. Cái anh môi giới nói ổng cần hộ khẩu. Mà không có nhà thì phải nhập. Ổng đi tới luật sư trình bày vấn đề. Ngày hôm sau anh luật sư gọi điện nói: Tụi công an muốn 20 triệu tiền cà phê, em thương lượng lắm rồi đó anh. Về hưu mà còn bị hành đấy.
Một anh thanh niên quê ở tỉnh vô Sài Gòn lập nghiệp. Vì không có hộ khẩu Sài Gòn nên phải nhờ người khác đứng tên chiếc xe. Biết là phiền nhưng biết sao bây giờ. Quê thì xa, không có thời gian về. Không lẽ mua xe rồi xách xe về quê đăng ký?
Chị họ tôi sau khi đám cưới, đăng ký kết hôn thì 2 bên gia đình mua cho một căn nhà ở cùng thành phố, chỉ khác phường. Vậy mà khi tới Công An cắt Hộ Khẩu cũ và làm Hộ Khẩu mới cũng tốn 3 triệu. Nhắc lại, cùng thành phố, chỉ khác phường.
Thời hậu 1975, có vô số người di dân từ miền trung vô nam không mang theo gì cả. Nghĩa là họ không có giấy tờ để chứng minh họ là ai. Không có Hộ Khẩu đồng nghĩa với họ không phải là công dân Việt Nam. Tôi không biết có bao nhiêu người như vậy nhưng theo tôi thì quá nhiều, nhất là những lao động ở những xóm nghèo ở Sài Gòn.
Một cặp vợ chồng bức xúc vì không làm giấy khai sinh cho con được với lý do: Cô vợ chưa nhập Hộ Khẩu vào nhà chồng.
Một gia đình kia có mảnh đất trống sát bên nhà mình. Đám cưới con cái họ xây thêm 1 căn nhà nữa kế bên cho vợ chồng ở. Công An kêu phải làm sổ Hộ Khẩu vì địa chỉ nhà mới riêng biệt với nhà cũ. Vòng vo hơn 1 tháng, cuối cùng tốn 5 triệu tiền cà phê mới có sổ Hộ Khẩu cho nhà mới. Lúc đó mới được gắn điện và nước.
Một bà mẹ tới một trường công ở Hà Nội đăng ký cho con đi học, ông hiệu trưởng nói vì không có Hộ Khẩu khu vực nên cứ đưa 4 triệu là ổng cho qua. (4 triệu là một tháng lương của một lao động phổ thông, bạn tưởng tưởng đi làm 1 tháng trời để lót tiền cho con được đi học, cảm giác đó sẽ ra sao).
Chuyện của (nghệ sĩ) Thành Lộc. Thời bao cấp anh ta ở chung nhà với chủ hộ. Chủ hộ đi xuất cảnh đoàn tụ gia đình. Chính quyền địa phương nói chủ hộ đi đồng nghĩa với tất cả tài sản đều giao cho chính quyền giải quyết, căn nhà cũng vậy. Anh ta và người thân vẫn ở đó nhưng ở thuê trên chính căn nhà của mình.
Trong những năm 2000, giới sinh viên còn có tệ nạn lấy nhau vì cái hộ khẩu vì có nhiều công ty khi tuyển nhân viên họ lại yêu cầu có có hộ khẩu tại Sài Gòn. Lý do thì nhiều nhưng chính nhất là vì: làm bán hàng nên cầm tiền của công ty, nếu ở tỉnh thì khó xác minh và mất thời gian. Những trường hợp ôm tiền công ty rồi bỏ trốn cũng rất khó khăn để thu hồi. Công ty mình làm hồi 2005 có 1 bạn giao hàng do thiếu nợ bên ngoài nên ôm 1 cục gần 100 triệu bùng mất, công ty không cách nào.lấy lại được dù đã báo Công An.
Một anh du học sinh sau 4 năm học trở về nước và chuẩn bị hồ sơ tìm việc làm. Lúc đó gia đình mới nói là Công An đã cắt cắt Hộ Khẩu vì đã anh ta đã đi hơn 2 năm. Muốn nhập lại thì phải chứng minh anh ta là con của chủ hộ. Phiền quá nên tới Công An đưa anh Công An 2 triệu để giải quyết êm đẹp. Chính sách thu hút nhân tài về nước của Việt Nam đấy.
Một anh chủ đầu tư nhà trọ loại cao cấp than phiền: Tao ghét nhận khách nước ngoài lắm. Mỗi lần tụi Công An biết có người nước ngoài tới thuê là tụi nó tới vòi tiền với lý do người nước ngoài không được ở lâu, phải khai tạm trú tạm vắng mỗi ngày. Tao không quan tâm, vì chi phí đó tụi nước ngoài trả gián tiếp qua tiền trọ, nhưng tao ghét tụi Công An hay tới chỗ trọ đòi tiền cà phê. Nhiều lúc tụi nó đi nhậu kêu tao ra nhậu chung, biết chuyện nên mỗi tháng tao tới nộp 2-3 triệu để tụi nó khỏi làm phiền tao nữa. Kinh doanh ở xứ này là phải chơi theo luật rừng nào cọp nấy mày ơi.
Một cặp cha mẹ vì quá bất mãn với chất lượng giáo dục ở trường công trong khu vực, và cũng không đủ tiền để cho con học trường tư nên tìm cách cho con nhập Hộ Khẩu vào nhà người thân ở khu vực có trường tốt hơn. Tốn 20 triệu. Cha mẹ đã đi làm đóng thuê, muốn gửi con mình đi đâu thì đó là quyền của họ. Nhà trường cũng có quyền chấp nhập hay không. Chuyện học hành của người Việt Nam tới giờ này vẫn còn phụ thuộc vào sổ Hộ Khẩu thì làm sao khá nổi?
Một người bạn học cùng lớp cấp 3 với tôi, vì bố mẹ anh ta bán nhà đi ở trọ, cho nên không có hộ khẩu. Thế là học xong cấp 3 anh ta không thể thi vào trường đại học nào được, vì trong hồ sơ dự thi bắt buộc phải có giấy chứng minh nhân dân, mà muốn có giấy Chứng Minh Nhân Dân thì phải có hộ khẩu. Thế là anh ta buộc phải đi làm thuê suốt 3 năm, mặc dù học cũng thuộc diện khá. Trong suốt 3 năm đi làm thuê, gia đình anh ta phải chạy vạy khắp nơi để xin cho anh ta được nhập khẩu vào một nơi nào đó, nhưng do gia đình không có người thân thích, cho nên phải 3 năm anh ta mới nhờ được người cho ké vào sổ hộ khẩu. Cũng may sau đó anh ta thi đỗ đại học, và bây giờ trở thành giáo viên.
Và đó là những điều bạn cần biết về sổ Hộ Khẩu. Hy vọng càng ngày càng nhiều người sẽ nhận ra sự vô lý, ngu ngốc và khôi hài của nó. Chỉ khi người dân Việt Nam bước chân ra khỏi Việt Nam, họ mới biết được đất nước Việt Nam vô lý đến mức nào, điển hình là sổ Hộ Khẩu.
Ku Búa
Biên soạn & Bổ Sung: Ku DXD
(Triết Học Đường Phố)
-23 điều vô lý chỉ có ở Việt Nam
-Có những thứ và những điều mà chỉ có ở Việt Nam, không có nước nào có. Hy vọng nhiều người sẽ nhận ra.
Ở Việt Nam có những thứ và những điều vô cùng vô lý nhưng vì những thứ đó đang ở Việt Nam nên ai cũng cho rằng nó có lý và không có vấn đề gì. Có những thứ và những điều mà chỉ có ở Việt Nam, không có nước nào có. Hy vọng nhiều người sẽ nhận ra. Danh sách như sau:
1. Sổ hộ khẩu. Trên thế giới chỉ có 3 nước áp dụng chính sách này, cả 3 nước đều là 3 cường quốc của thế giới, là thiên đường. Đó là Việt Nam, Trung Quốc và….Bắc Hàn. Tôi thật sự không hiểu nổi mục đích của cái sổ hộ khẩu là gì, trừ việc làm mồi kiếm ăn cho mấy anh chị Công An. Nếu bạn nào có thế giải thích trong 1 câu “tại sao chúng ta lại có sổ hộ khẩu” tui chết liền. Ở xứ khác khi sinh ra chỉ có giấy khai sinh rồi lớn lên làm cái thẻ, hộ chiếu. Vài nước thì dùng bằng lái xe làm chứng minh. Muốn đi đâu thì đi, nước của mình mà. Tại sao mỗi lần chuyển địa phương là phải đi khai tạm trú, kt3. Mấy cái này là gì tui hiểu tui chết liền.
2. Đi mua xe đi đăng ký tên mình phải dùng sổ hộ khẩu về đăng ký tại nơi thường trú (nơi đăng ký hộ khẩu). Nó vô lý ở chỗ này. Bạn là dân Lạng Sơn chuyển công tác vô làm ở Cà Mau, bạn muốn mua xe máy và đứng tên bạn, lỡ xe có bị trộm thì người ta biết xe đó là của mình. Nhưng ở Việt Nam thì nếu mua ở Cà Mau thì dân Lạng Sơn phải chở xe về Lạng Sơn đăng ký. Có cái nước nào khác trừ Việt Nam làm vậy không? Có ai biết thì nói nha, tại tui khờ lắm, hiểu biết về thế giới bên ngoài Việt Nam kém nữa.
3. Cảnh sát giao thông kiểm tra xe nếu không có đủ giấy tờ sẽ bị giam xe. Tại sao người lái xe phải chứng minh xe đó là của người lái? Sao CSGT không chứng minh điều ngược lại. Phi logic. Còn việc giam xe thì tui chưa biết xứ nào khác làm vậy hết.
4. Thuế “chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Tui chưa biết xứ nào khác có cái thuế quái dị như vậy. Đây là loại thuế làm cản trợ quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Bạn là một nông dân có 100 mét vuông đất nông nghiệp. Bạn muốn dùng 50m2 đó để xây cái hang. Bạn phải đi tới Sở Tài Nguyên Môi Trường nộp đơn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Số tiền đó cộng với bôi trơn đút lót thì gần bằng giá bán thị trường rồi. Thế thì bạn phải bán đi 50 m2 còn lại. Nghĩa là cái thuế này làm mọi thứ liên quan tới đất đai mắc gấp đôi. Một trong những thứ khùng điên nhất.
5. Đi nộp giấy tờ phải đi công chứng rồi phải có con tem xác nhận. Đã vậy còn phải xin xỏ mấy bé mấy *** ** làm hành chính nữa chứ.
6. Đi “xin” việc ở cơ quan nhà nước, công ty quốc doanh và một số công ty tư nhân phải nộp “sơ yếu lý lịch”. Sơ yếu lý lịch yêu cầu bạn phải ghi rõ về gia đình và bản thân: Trước và sau 1975 đã và đang làm gì. Tui và gia đình tui làm gì trước sau 1975 thì liên quan gì tới năng lực yêu cầu của công việc?
7. Đi làm từ thiện phải (nộp đơn) “xin phép” Ủy Ban Nhân Dân và Mặt Trận Giải Phóng địa phương. Trời ơi, đã đi từ thiện, là bỏ tiền túi mình ra cho người khác, đã vậy còn phải đi xin giấy phép là sao? Độc Lập Tự Do Hành Phúc đâu rồi?
8. Tham gia các giải thể thao ở tỉnh (và vài thành phố) phải có hộ khẩu và sổ tạm trú ở đó. Thể thao Thái Lan đang phát triển với quy mô chinh phục Châu Á. Trong khi đó ở Việt Nam các nhà làm thể thao hỏi: “Hộ khẩu con đâu?” Thấy có ngu không?
9. Đi du lịch hoặc ở khách sạn nhà nghỉ phải đưa hộ chiếu hoặc Chứng Minh Thư cho tiếp tân. Ở xứ khác tui chỉ trình cái thẻ Master hoặc Visa. Nếu đưa hộ chiếu thì họ photocopy xong rồi đưa lại chứ không giữ. Tui chưa biết cái xứ nào làm vậy, trừ Việt Nam.
10. Trước giải, buổi, hội hay chương trình gì cũng phải giới thiệu danh sách mấy quan có mặt. Đã vậy danh nghĩa dài dòng lê thê. Có cần phải đọc tên từng người một, chờ từng người một đứng dậy ngồi xuống không. Tui thật sự không hiểu cái logic. Tui chưa bao giờ thấy một giải hay trận thể thao nào ở nước ngoài làm vậy.
11. Các trung tâm thể thao trưng khẩu hiệu “rèn luyện thể thao theo giương Bác Hồ vĩ đại”. Sao xứ Mỹ không trưng khẩu hiệu “tập luyện theo gương George Washington vĩ đại”? Bác Hồ hồi đó có tập thể thao mà sao tui không biết ta. Chuột cơ tay đô nữa, giờ tui mới biết. Phải ráng tập để nói theo gương Bác Hồ Vĩ Đại mới được.
12. Tất cả các giấy tờ hành chính pháp lý phải có dòng chữ này ở trên “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”. Giấy xin phép nghỉ học cũng vậy, giấy báo cáo cũng vậy luôn. Xứ khác có vậy không ta?
13. Đi toilet ở Bến Xe (Miền Đông, Miền Tây, tỉnh, thành phố) mỗi lần phải trả 2,000 VND.
14. Toilet công cộng thường không có giấy vệ sinh. Vậy người ta dùng gì để chùi *** ta?
15. Làm xong cái hội thảo hay chương trình gì lớn chút cũng phải nói: “Cảm ơn các lãnh đạo đã tạo điều kiện.”
16. Quân Đội đi làm kinh tế: Viettel, MB Bank, Xăng Dầu Quân Đội, Binh Đoàn 318 Dầu Khí. Tui thật sự không hiểu. Quân đội gì mà làm kinh tế kinh doanh?
17. Quân Đội tham gia thể thao thành tích chuyên nghiệp. Tui chưa biết quân đội nước nào khác làm vậy.
18. Cảnh Sát Nhân Dân tham gia thể thao thành tích chuyên nghiệp.
19. Quân Đội phong hàm sĩ quan cho vận động viên đạt thành tích. Mặc dù chưa bao giờ qua trường lớp đào tạo sĩ quan, chưa bao giờ có kinh nghiệm cầm lính, chưa bao giờ có kinh nghiệm chiến trường. Hàm sĩ quan vô nghĩa vậy sao? Bạn là cha mẹ thì có cho con mình vô cái quân đội như vậy không? Vận động viên đạt thành tích thể thao thì liên quan gì tới phong hàm sĩ quan quân đội? Tui chưa biết quân đội xứ nào khác làm vậy hết.
20. Đi xin việc làm vô mấy cơ quan nhà nước hay quốc doanh phải lót tiền, cả trăm triệu hơn chứ không kém. Có xứ nào khác làm vậy không ta?
21. Đánh thuế kinh doanh trên facebook. Cái này miễn ý kiến.
22. Sinh viên học ĐH hay CD cũng phải học 1.5 năm lý thuyết kinh tế triết học Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.5 năm của cuộc đời mà sinh viên sẽ không lấy lại được.
23. Và cuối cùng, Đảng Cộng Sản đấu tranh hy sinh cả triệu người dân trong cuộc chiến chống Pháp, Mỹ Ngụy vì lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng cuối cùng lại dùng chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường để làm giàu. Vậy cả triệu người Việt đã chết làm gì. Cuộc chiến đó có nghĩa gì?-