Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây

--TLQ: -Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây (2): Đốn hạ 6.700 cây xanh: Hà Nội chặt vội, trồng nhầm?


-Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây (3): Bịt miệng các nhà khoa học

-Vingroup: Chúng tôi không tham gia vào việc Hà Nội chặt câyTiền Phong Online

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup.Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
Sự kiện thay thế cây xanh tại Hà Nội gây phản ứng trong dư luận được Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng cho là “do sự nôn nóng của các nhà tài trợ”.

“Việc “nôn nóng” có do các nhà tài trợ hay không thì chúng tôi không biết, nhưng chắc chắn không phải do chúng tôi. Vì ngoài mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, chúng tôi không có lợi ích gì khác trong việc này”, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup - một trong những nhà tài trợ cho đề án xã hội hóa trồng cây xanh tại Hà Nội cho biết.
Ông Hiệp nói:

- Trước hết phải khẳng định ngay là việc thay thế cây xanh ở đường Nguyễn Chí Thanh không nằm trong tuyến đường do chúng tôi tài trợ.

Chúng tôi được Hà Nội đề nghị tài trợ cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cây xanh ở hai tuyến phố Huế và Hàng Bài. Và thực tế, Vingroup cũng hoàn toàn không có dự án nào tại hai tuyến phố này.

Ông có thể cho biết, Vingroup được lợi gì khi tham gia vào đề án xã hội hóa trồng cây xanh của thành phố?

Cũng như nhiều hoạt động xã hội khác mà Vingroup đã và đang thực hiện, chúng tôi tham gia  hoàn toàn vì lợi ích xã hội, vì cộng đồng.

Vì theo chúng tôi được biết, đề án sẽ tiến hành thay thế những cây trồng tự phát, không phù hợp, đặc biệt là những cây to bị sâu bệnh hoặc mục ruỗng, có nguy cơ gẫy, đổ, bật rễ… gây nguy hiểm cho người dân.

Chính vì muốn góp phần đem lại sự an toàn cho cộng đồng và hưởng ứng sự kêu gọi của thành phố nên các doanh nghiệp, trong đó có Vingroup, đã hưởng ứng chủ trương của thành phố.

Chúng tôi cũng cho rằng các doanh nghiệp khác khi tham gia việc cải tạo, nâng cấp cây xanh của Hà Nội đều hướng đến lợi ích cộng đồng.

Vậy, các ông có biết về việc đẩy nhanh tiến độ do “nôn nóng” không? 

Theo chủ trương, các doanh nghiệp tham gia đề án này chỉ ở vai trò tài trợ kinh phí, chứ không tham gia vào quá trình thực thi dự án.

Chúng tôi cũng không có thông tin gì về việc thực thi lúc nào và như thế nào.

Hiện nay chủ trương thay thế đang dừng lại để lấy ý kiến, các ông có suy nghĩ gì?

Việc xử lý như thế nào là quyết định của Hà Nội, nhưng chúng tôi tin rằng thành phố sẽ có những quyết định hợp tình, hợp lý. Trong trường hợp thành phố dừng đề án này thì khoản kinh phí đã tài trợ, chúng tôi sẽ chuyển sang cho các dự án vì cộng đồng khác của thành phố.

Ông có thể tiết lộ, Vingroup tài trợ bao nhiêu trong con số kinh phí 70 tỷ đồng của đề án thay thế cây xanh?

Tổng kinh phí chúng tôi tài trợ là 841 triệu đồng, để thay thế lại cây trên tuyến phố Huế và phố Hàng Bài.
-Nhà tài trợ nói gì về việc chặt cây xanh?Người Đưa Tin
Bị nói là nôn nóng, đại diện nhà tài trợ trong chương trình thay thế cây xanh ở Hà Nội đã chính thức lên tiếng. Thành ủy Hà Nội yêu cầu hạn chế loại bỏ, thay thế cây xanh · Người dân các nước phản ứng như thế nào với việc chặt cây xanh? Lãnh đạo Hà Nội ...
Vingroup lên tiếng về đề án thay thế cây xanhVNMedia
Bị nói 'nôn nóng' giục đốn hạ cây xanh: Nhà tài trợ phản bácGD&TĐ


VTC -VNExpress-
-
Chặt cây xanh Hà Nội lên báo quốc tế
ANTT.VN - Một loạt trang báo nước ngoài như Daily Mail, The Sun Daily và cả trang thông tấn Reuters đã đưa tin về kế hoạch đốn hạ 6.700 cây xanh của thành phố Hà Nội.




Giới truyền thông nước ngoài đã đồng loạt đưa tin về việc chính quyền thủ đô Hà Nội hoãn kế hoạch đốn dỡ hàng nghìn cây xanh của Hà Nội vào hôm nay (20/3) sau khi kế hoạch này gây bất bình cho dư luận vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.



Trang Daily Mail dẫn lại từ trang thông tấn Reuters về kế hoạch đốn hạ 6.700 cây xanh tại Hà Nội

Cụ thể, trang thông tấn Reuters đã đưa tin về kế hoạch này cách đây vài phút, sau đó được trang The Daily Mail dẫn lại với tiêu đề: “Thủ đô Việt Nam đảo ngược kế hoạch chặt đốn cây do phản đối của người dân”.

Tin này cho hay: tuần này, các phương tiện truyền thông xã hội đã đi vào chỉ trích khi chính quyền Hà Nội bắt tay chặt đốn 500 trong tổng số 6.700 cây xanh trong thành phố được mệnh là “Paris của châu Á”.

Tin tức về việc UBND thành phố Hà Nội hoãn lại kế hoạch này đã trở thành bản tin nóng trên các phương tiện vào trưa nay.

“Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội cũng như các sở ban ngành ngừng việc đốn hạ cây,” theo đài truyền hình VTV thông báo.

Việc này thể hiện một phần nào sức mạnh của các kênh mạng xã hội như Facebook, vốn được ¼ trong tổng số 90 triệu người Việt sử dụng trong việc can thiệp vào những quyết định chính sách của chính quyền Việt Nam.



Trang The Sun Daily của Mỹ cũng đăng tin về kế hoạch chặt hạ cây xanh của Hà Nội

Trước đó, tờ The Sun Daily của Mỹ cũng đăng tin về kế hoạch chặt đốn 6.700 cây xanh tại Hà Nội vấp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng vào thứ 5 (19/3) với tiêu đề "Kế hoạch đốn hạ cây xanh của Hà Nội khiến công chúng bất bình".

Tờ báo còn nhắc đến trang Facebook có tên “6.700 người vì 6.700 cây xanh” được lập ra nhằm mục đích phản đối kế hoạch này. Trang Facebook trên đã nhận được 23.000 lượt thích chỉ trong 3 ngày.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, người đứng đầu thành phố đã xem xét lại kế hoạch xây dựng sau khi dư luận có nhiều phản ứng tiêu cực. Nhiều ý kiến cho rằng điều này gây lãng phí và ảnh hưởng đến màu xanh của thành phố. Trong khi đó, có ít nhất 500 cây xanh trên đường phố thủ đô Hà Nội đã bị đốn hạ.




Con đường đẹp nhất Việt Nam "khỏa thân" sau chiến dịch "thay cây"
(PetroTimes) - Chiến dịch chặt hạ cây xanh của TP Hà Nội diễn ra một cách "thần tốc". Chỉ trong có mấy ngày ngắn ngủi, những tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, phố Huế, Hàng Bài... hàng nghìn cây xanh đã bị chặt hạ. Rất may hiện tại chiến dịch này đã dừng lại, nhưng số phận những cái cây đã bị chặt hạ vẫn là "một câu hỏi lớn không lời đáp".

PetroTimes xin gửi tới bạn đọc một số hình ảnh của đường Nguyễn Chí Thanh - từng được bình chọn là tuyến đường đẹp nhất Việt Nam trước và sau khi có chiến dịch chặt cây:

Trước khi chặt cây:
Trước chiến dịch chặt cây, vỉa hè 2 bên đường Nguyễn Chí Thanh rợp một màu xanh ngắt.

Sau khi chặt cây:
Chiến dịch chặt cây khiến đường Nguyễn Chí Thanh trông như đang "cởi trần"
Tự nhiên thấy đường Nguyễn Chí Thanh... đang "khỏa thân" vậy
Tại điểm chờ xe bus không còn bóng cây xanh che mát
Thay thế hàng loạt những cây mới




-Chặt cây ở Hà Nội: 1 giờ họp báo và 21 câu hỏi chưa được trả lời! (PLTP 20-3-15)

Báo Người Hà Nội: Chưa có dự án nào gặp sự phản ánh dữ dội của dư luận như vậy, rất may TP đã rút lại. Chưa có đánh giá ba vấn đề về môi trường, cảnh quan đô thị, tác động xã hội. Việc chặt bỏ cây xanh ở đường Nguyễn Trãi đã làm vội, giờ chặt bỏ hàng loạt mà không giải quyết đồng bộ, nghiên cứu kỹ lưỡng. Xin hỏi đã chặt bao nhiêu cây, kể cả ở đường Nguyễn Trãi. Ai chịu trách nhiệm chính? Cho đến thời điểm này đã chặt bao nhiêu cây, kinh phí tốn bao nhiêu, ai sẽ bị kỷ luật chính sau khi chặt cây này. Chỉnh trang đô thị là một chủ trương đúng đắn nhưng cần làm từ từ và có nghiên cứu. Hạ 6.700 cây mà xã hội hóa thì hơi phản cảm?
Tuổi Trẻ: Quyết định dừng (chặt cây xanh) là dừng trong bao lâu? Báo cáo nói hầu hết nhân dân ủng hộ, vậy TP đã điều tra xã hội học cụ thể chưa, số liệu cụ thể như thế nào? Xã hội hoá như thế nào? Việc dừng này như thế nào, bao lâu, có tiếp tục chặt hạ, bao nhiêu cây? Trong văn bản, ông Chánh văn phòng nói hầu hết việc chặt cây được người dân đồng thuận thì điều này khảo sát như thế nào? Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm DN nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?

Vnmedia: Ai thẩm định cây sâu mọt để chặt, đã tiến hành như thế nào mà xác định được cây sâu mọt trong thời gian ngắn. Ai quyết định việc chặt? Tại sao không trồng ở phố không có cây, mà chặt bỏ thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh? Việc xin ý kiến của người dân mặt phố có đúng luật hay không, mà cây xanh thuộc toàn thành phố? Ông Hùng cảm thấy thế nào khi đi qua tuyến phố trước đây rợp bóng cây nay thay cây trơ trụi không tán lá?
Tiền Phong: Cây xanh sau khi chặt giải quyết như thế nào? Mua về giá như thế nào? Những cây xanh đã chặt thì đưa về đâu, đã bán chưa, bán bao nhiêu tiền, những cây trồng mới thì mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
Một thế giới: Quyết định việc chặt cây do Phó Chủ tịch TP Nguyễn Quốc Hùng ký, vậy có chịu trách nhiệm hay không? Đánh giá tác động môi trường như thế nào khi chặt hạ cây? Việc chặt này đích thân ông Hùng cho phép, cá nhân ông có nhận khuyết điểm gì trong việc này? Sở Xây dựng có mặt ở đây tôi từng hỏi nhưng các anh hứa mà chưa trả lời, đó là việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố...?

Pháp Luật TP.HCM: Việc minh bạch giá thành chặt bỏ, thay thế cây mới, xử lý gỗ sau khi chặt hạ trong thời gian mấy năm gần đây được thực hiện như thế nào? TP cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?
Đất Việt: Hà Nội đã chặt bao nhiêu cây và đã bán chưa, bán đấu giá bao nhiêu tiền, nếu chưa bán thì để ở đâu?
Người đưa tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lí hay không?
Người tiêu dùng: Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ thì sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?...
Thanh Niên: Bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?
Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?
VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?
Đất Việt: Những cây trồng thời Pháp thuộc thì liệu quy hoạch đã sai rồi không?
An ninh Thủ đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như vậy?
VietNamNet: Quyết định sáng nay là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?
Một phóng viên: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây tầm bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?  
Họp báo cây xanh: 21 câu hỏi chưa được trả lời

Thế nào là hỏi dân? (TBKTSG 20-3-15) -- Tại sao phải hỏi dân?  Tôi thấy việc này khá quan trọng, không nên hỏi dân mà phải trình lên Bộ Chính Trị để xin quyết định.
Phó Chủ tịch TP Hà Nội mời báo chí hỏi rồi bỏ ra về (MTG 20-3-15) -Thủ tướng trồng cây tại Australia (VNN 20-3-15) -- Tại sao Thủ tường không về Hà Nội mà trồng?
--Son Tran

-BBC Vietnamese 
''Giáo sư Cù Trọng Xoay'', một diễn viên hài truyền hình, tên thật là Đinh Tiến Dũng, từng tốt nghiệp ngành Cây trồng, cựu Chủ tịch Hội sinh viên khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vừa 'chế lại' bản 'Hà Nội những công trình' của cố nhạc sỹ Quốc Trường.


"Nhạc phẩm" này được đưa lên mạng khoảng một ngày trước khi UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh do áp lực được xem là từ người dân lẫn truyền thông trong nước.

BBC tiếng Việt cảm ơn "Giáo sư Xoay" cho phép chia sẻ lại bản này trên facebook của chúng tôi.
-
Bài Người dân Hà Nội biểu tình phản đối đốn hạ 6.700 cây xanh của RFA viết thật cẩu thả (còn không biết do ai viết nữa), vô hình chung khiến bạn đọc nghĩ nhờ việc biểu tình của một nhóm mà khiến Hà Nội ngừng đốn cây. Thật ra, công này của rất nhiều nhóm thầm lặng... Thật buồn.


BBC tổng hợp hơn hẳn RFA: 6.700 cây và xã hội dân sự

Thời sinh viên đi học tôi rất thích bài 'Một đời người một rừng cây' của nhạc sỹ Trần Long Ẩn với những câu:

"Và tôi vẫn nhớ hoài một loại cây

"Sống gần nhau thân mới thẳng

"Có một cây là có rừng

"Và rừng sẽ lên xanh

"Rừng giữ đất quê hương"

Bài hát cũng có những câu nói về cách làm người, dám nhận những việc khó khăn về mình và rạch ròi giữa "đục" và "trong".

Những hành động của nhiều người dân nhằm minh bạch hóa việc chặt cây ở Hà Nội dường như thể hiện liên hệ giữa con người và thiên nhiên cũng như lựa chọn một cách hành xử mà nhạc sỹ Trần Long Ẩn gọi là "không chịu sống đời nhỏ nhoi" còn người hâm mộ coi là "sống vì mọi người, sống có trách nhiệm, không lẩn tránh, biết gánh vác, ... không cam chịu, an phận thủ thường."
Dậy sóng mạng xã hội

Việc chặt hàng trăm cây trong tổng số 6.700 đã lên kế hoạch để thay thế với kinh phí thay thế cây khoảng 70 tỷ đồng đã gặp nhiều phản đối.

Trang '6.700 người vì 6.700 cây' đã được 40.000 người ủng hộ trên Facebook sau ba ngày.


Hà Nội rồi sẽ trơ bê tông, Như bị vặt lông'Giáo sư Cù Trọng Xoay' nhại lời bài 'Hà Nội những công trình'

Người khởi xướng trang Facebook này được giới thiệu là một "người nội trợ yêu Hà Nội" và mục tiêu của trang là nhằm để "thúc đẩy sự minh bạch" và "sự hợp tác giữa người dân và chính quyền", thể hiện qua 3 yêu sách rất rõ ràng: "tạm dừng", "công khai" và "trưng cầu dân ý".

Trong khi đó 'Giáo sư Cù Trọng Xoay', một diễn viên hài truyền hình, tên thật là Đinh Tiến Dũng, cựu Chủ tịch Hội sinh viên khoa Nông học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã 'chế lại' bài hát 'Hà Nội những công trình' của cố nhạc sỹ Quốc Trường với những ca từ:

"Nay ta cưa cây đi rồi "Chắc sẽ nhớ mãi khôn nguôi "Hà Nội rồi sẽ trơ bê tông "Như bị vặt lông"

Bài hát chế lại đã được hơn 40.000 lượt xem sau một ngày tải lên YouTube.

Thoát khỏi media player
giúp đỡ với media player

Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.null

Một loạt những nhân vật có tên tuổi cũng đã lên tiếng chất vấn quyết định chặt hạ hàng ngàn cây.

Thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc công ty AVG, gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo hôm 16/3 đã được hơn 6.000 người like và 800 người chia sẻ.Thư ngỏ gửi chủ tịch Hà Nội được nhiều người hưởng ứng

Thông báo của nghệ sỹ Chiều Xuân trên Facebook của về chuyện chính nghệ sỹ "gào khóc như mụ điên bảo vệ cây" được gần 10.000 người like và 200 chia sẻ sau vài giờ hôm 20/3.

Người mẫu Hà Anh cũng tuyên bố phá lệ và viết về chuyện cần bảo vệ cây xanh.

Trong khi đó những câu hỏi khó cho chính quyền Hà Nội của Giáo sư Ngô Bảo Châu được BBC tiếng Việt đăng tải lại cũng được hơn 8.500 người thích và hơn 600 người chia sẻ.
Chặt cây đúng hay sai?

Trước mắt Hà Nội đã có quyết định dừng việc chặt cây để xem xét lại sau khi có phản ứng trái chiều.

Nhưng tại họp báo chiều 20/3, đại diện chính quyền thủ đô đã không thể trả lời được nhiều câu hỏi của các phóng viên tham dự, theo VnExpress.


Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà nếu người dân ý thức được vai trò của mình thì chính quyền không còn có thể muốn làm gì thì làm được nữa. Trong một quốc gia mà xã hội dân sự lớn mạnh thì nhà nước cũng sẽ bị buộc phải trưởng thành.Nhà báo Huy Đức

Trang tin này viết: "Hàng chục câu hỏi về dự án đã được các cơ quan báo chí đưa ra: Quyết định dừng chặt hạ trong thời gian bao lâu? Thành phố nói đa phần người dân đồng thuận, vậy việc điều tra xã hội học, số liệu cụ thể như thế nào? Xã hội hoá như thế nào? Ai thẩm định cây để chặt? Minh bạch giá thành chặt bỏ, thay thế cây mới, xử lý gỗ sau chặt như thế nào?...

Trước đó chính quyền nói kinh phí để thay thế 6.700 cây xanh ở mức hơn 73 tỷ đồng trong khi chi phí chặt cây được bảo trợ bởi các "nhà tài trợ" mà đại diện ủy ban Hà Nội nói đã "nôn nóng" và góp phần gây ra những phản ứng không thuận.

Nhưng cũng có những ý kiến nói rằng việc phải hy sinh "thậm chí cả hàng cây cổ thụ ... nếu muốn lột xác để phát triển".

Một ý kiến chia sẻ khác trên Facebook cũng có vẻ ủng hộ việc loại bỏ một số cây:

"Tôi lớn lên trên một con phố ở quận trung tâm Hà Nội. Ác mộng tuổi thơ tôi là hàng cây xà cừ cổ thụ. Ưu điểm của cây xà cừ là cành lá xum xuê rợp bóng mát... Là nơi cho ve sầu tụ họp cùng xướng hợp ca rộn rã những trưa hè. Nhược điểm của nó là bộ rễ chùm ăn nổi cùng với tháng năm sẽ làm cho mặt vỉa hè chồi sụt nhấp nhô. Ngoài ra, rễ chùm không ăn sâu cho cây bám chắc vào lòng đất, nên cây xà cừ càng cao thì càng gây nhiều nguy cơ cho những mái nhà núp dưới tán lá của nó. Dù năm nào người ta cũng cưa bớt cành của xà cừ trước mùa bão..."Cũng có người ủng hộ chặt những cây dễ đổ khi mưa bão

Còn Tiến sỹ Phó Đức Tùng, chuyên gia quy hoạch đô thị, lại có phân tích rõ ràng các loại cây ở Hà Nội theo các thời kỳ khác nhau và cho rằng khả năng tái tạo lại được các cây cao như thời Pháp là khó xảy ra do "thời nay, đường phố chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống ở hạ tầng, các loài cây không còn đủ không gian cho bộ rễ và cho cành lá."

Nhưng có lẽ những lời nói và hành động liên quan tới việc chặt 6.700 cây có ý nghĩa vượt lên trên số phận của mấy ngàn cây xanh.

Đó là chuyện người dân biết quyền của mình, sẵn sàng thách thức những việc làm không theo lộ trình minh bạch và biết cách thách thức một cách hiệu quả như nhà báo Huy Đức viết trên Facebook:

"Mừng, không phải vì Hà Nội cho dừng việc chặt cây mà vì cách mà người dân Hà Nội đã cùng lên tiếng.

"Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà nếu người dân ý thức được vai trò của mình thì chính quyền không còn có thể muốn làm gì thì làm được nữa.

"Trong một quốc gia mà xã hội dân sự lớn mạnh thì nhà nước cũng sẽ bị buộc phải trưởng thành."

Hà Nội nhận thư ngỏ 16.000 người ký phản đối chặt 6.700 cây
(VnMedia) Sáng 20/3, UBND Hà Nội đã cử đại diện tiếp nhận thư ngỏ của nhóm các tổ chức và công dân Thành phố Hà Nội về việc chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố. 

Trao đổi với VnMedia, Trưởng nhóm các tổ chức và công dân TP Hà Nội Dương Ngọc Trà cho biết, sau khi thư ngỏ được đăng lên diễn đàn mạng, đến sáng nay (20/3) đã có 16.000 người ký tên hưởng ứng.
 


"Để thư ngỏ đến được tận tay lãnh đạo UBND TP, Hội đồng Nhân dân TP, sáng nay chúng tôi chia làm 2 nhóm đem thư ngỏ đến gửi cho Chủ tịch UBND Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP và một nhóm khác sẽ đem đơn sang gửi lãnh đạo Sở Xây dựng", bạn Trà cho biết.

Sáng nay, nhóm sang UBND TP đã được lãnh đạo TP Hà Nội cử người tiếp đón và nhận thư ngỏ. Tại buổi tiếp, đại diện lãnh đạo UBND TP Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của nhóm và cho biết, vấn đề nhóm quan tâm đang là vấn đề mà mọi người đều quan tâm và hứa sẽ chuyển bức thư cho lãnh đạo thành phố.

Trao đổi với VnMedia, sau cuộc gặp với đại diện lãnh đạo TP Hà Nội, bạn Dương Ngọc Trà, Trưởng nhóm cho biết, “hiện tại chưa thể nói hài lòng hay không hài lòng mà còn phải chờ thông tin từ UBND TP tại cuộc họp chiều nay. Tuy nhiên, mục tiêu đầu tiên của nhóm đã được lãnh đạo TP cử người ra đón tiếp và thông báo sẽ có phản hồi chính thức. Nhóm sẽ chờ và sẽ có ý kiến sau”.

  Ảnh minh họa
  Đại diện UBND TP Hà Nội tiếp và nhận thư ngỏ. Ảnh: Vạn Xuân 
Trước đó, tiếp theo thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo ngày 16/3 về việc đề nghị tạm dừng việc chặt hạ cây xanh trên các tuyến phố để thay thế và trồng mới. Ngày 19/3, các tổ chức và công dân TP. Hà Nội vừa tiếp tục có thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phản đối việc chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố với 3 nội dung sau:

Thứ nhất, tạm dừng ngay lập tức việc chặt hạ hàng loạt các cây xanh ở Hà Nội, trừ những cây có thể gây tai nạn trước mắt, để làm rõ những thắc mắc của công chúng và điều chỉnh nếu cần.

Thứ hai, đề nghị Sở Xây dựng và cơ quan chủ trì dự án công bố toàn bộ thông tin chi tiết về Dự án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 kèm theo Tờ trình số 8452/TTr-SXD và các tài liệu liên quan, bao gồm dự toán được phê duyệt, trên cổng thông tin điện tử của thành phố.

Cần công bố danh sách các cây xanh bị đưa vào diện sẽ bị chặt hạ thay thế trên từng tuyến phố, theo mã số quản lý cây xanh đô thị của thành phố (nếu có), và nêu lý do thay thế với từng trường hợp, cũng như kết quả khảo sát ban đầu làm căn cứ phê duyệt dự án.

Thứ ba, sau khi công bố thông tin, thành phố tổ chức hoặc tham dự một buổi họp mở và công khai với các chuyên gia và công dân có quan tâm đến vấn đề này. Buổi họp sẽ giúp các bên liên quan đối thoại, giải đáp thắc mắc và làm rõ những vấn đề người dân đang quan tâm xung quanh dự án, điều chỉnh dự án nếu cần thiết, hoặc thêm thời gian nghiên cứu rà soát trước khi tiếp tục thực hiện. Chúng tôi cũng đề nghị thành phố nghiêm túc cân nhắc những đề xuất của công dân Trần Đăng Tuấn.

Ngay sau khi được đưa lên diễn đàn mạng, bức thư ngỏ trên đã nhận được sự ủng hộ của 16.000 người ký tên. Được biết, để tiếp tục làm rõ và giải đáp những thắc mắc của dư luận xung quanh việc chặt hạ cây xanh này, chiều nay, UBND Hà Nội sẽ tổ chức họp báo để thông tin rõ hơn về các vấn đề liên quan.


-Người dân Hà Nội biểu tình phản đối đốn hạ 6.700 cây xanh
IMG_3918-622.jpgMột nhóm người dân Hà Nội đã xuống đường ngày 20/3 để phản đối việc chính quyền thành phố cho đốn hạ 6.700 cây xanh.
Một nhóm người dân Hà Nội đã xuống đường vào hôm nay để phản đối việc chính quyền thành phố cho đốn hạ 6.700 cây xanh. Những người biểu tình tập trung tại nhà hát lớn thành phố Hà Nội và mang theo các biểu ngữ kêu gọi cứu lấy cây xanh và môi trường sống của Hà Nội.


Trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do, blogger Lã Việt Dũng, người theo dõi sát đoàn biểu tình cho biết:

“Sáng nay có một nhóm do cô giáo Đào Thu khởi xướng. Nhóm khoảng hơn chục người. Biểu ngữ gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung là phá hoại cây xanh là phá hoại môi trường. Họ đã ra nhà hát lớn để phản đối việc chặt cây sáng nay. Khi họ ra đấy thì cũng có lực lượng công an ra cản trở. Nhưng khi được chúng tôi thuyết phục thì lực lượng công an cũng không làm gì cả. Họ để mọi người biểu tình. Khi ở đó thì chúng tôi có tin là ở 34 Lý Thái Tổ đang có chặt cây, chúng tôi đến và rất ôn hòa, chúng tôi chỉ đứng bên đường giương biển phản đối. Đến trưa chúng tôi nhận được tin là chính quyền Hà Nội đã dừng việc chặt cây lại. Chúng tôi rất vui mừng.”
Nhóm khoảng hơn chục người. Biểu ngữ gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung là phá hoại cây xanh là phá hoại môi trường. Họ đã ra nhà hát lớn để phản đối việc chặt cây sáng nay. Khi họ ra đấy thì cũng có lực lượng công an ra cản trở. Nhưng khi được chúng tôi thuyết phục thì lực lượng công an cũng không làm gì cả.
-Blogger Lã Việt Dũng

Thông tin về quyết định chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội của chính quyền thành phố đã gây ra làn sóng chỉ trích, phản đối trên khắp các mạng internet. Những chỉ trích này càng ngày càng mạnh mẽ hơn sau khi chính quyền tiến hành chặt 500 cây trong số 6.700 cây dự định đốn bỏ vào tuần này.

Trước những phản đối gay gắt của người dân, Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, vào sáng ngày hôm nay đã ra quyết định dừng việc thay thế hàng loạt các cây xanh trên các đường phố. Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị chức năng phải thay cây mới ngay lập tức vào chỗ những cây đã bị chặt.

Đồng thời, cũng vào chiều hôm nay, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức họp báo về việc cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng nói tại cuộc họp báo rằng thành phố luôn luôn lắng nghe, tiếp thu cầu thị những sự đóng góp của người dân thủ đô và cả nước, của các tổ chức xã hội nghệ nghiệp, các nhà khoa học, cơ quan báo chí phản ánh những vấn đề trong quản lý của thành phố. Ông cũng nói thành phố luôn lắng nghe những góp ý để xây dựng thành phố xanh, đẹp, để chất lượng người dân ngày càng nâng cao.

Cuộc họp báo kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, tuy nhiên đã có 21 câu hỏi của các phóng viên đến người chịu trách nhiệm chặt cây, kế hoạch chặt cây và thay thế cây, cũng như khoản tiền thu được từ những cây bị đốn sẽ được sử dụng ra sao đã không được người đại diện chính quyền Hà Nội trả lời.-

-


Có nên coi việc chặt cây xanh ở Hà Nội là "phá hoại có tổ chức" hay không?

(PetroTimes) - Việc “nhanh nhảu” trong vụ “hạ sát” tới 2000 cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách “nhanh nhẹn” chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn.
Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn " hành là… chính"!
Tuy nhiên, trong vụ "thảm sát" cây xanh có tổ chức này, thì các cơ quan chức năng liên quan đến "dự án thay cũ đổi mới cây xanh" lại thể hiện một động thái nhanh, quyết liệt, mạnh mẽ và cả… âm thầm.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà lực lượng chỉnh trang đô thị đã “chặt phăng” khoảng 2.000 cây, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ, cây có giá trị.
Lực lượng này làm việc nhiệt tình chưa từng thấy, làm việc cả ngày lẫn đêm, làm việc dưới áp lực cao (trong tình trạng vừa làm vừa nghe dân chửi).
Điều này cho thấy các lực lượng chỉnh trang đô thị của thành phố cũng “không phải hạng vừa”. Chỉ có điều lâu nay chưa có cơ hội thể hiện!
Vụ chặt 6.700 cây xanh nếu không bị người dân và dư luận chặn lại thì có thể coi là một cuộc “thảm sát” cây chưa từng thấy ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chỉ riêng việc đã chặt phăng 2.000 gốc cây cũng đủ đưa Hà Nội lên “đầu bảng” trong việc chặt phá cây xanh trong cả nước.
Trong buổi họp báo chiều ngày 20/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã thông báo việc ngừng chặt phá cây xanh nhưng lại né tránh tất cả các câu hỏi liên quan đến việc quy trách nhiệm. Lúc này, các cơ quan báo chí mới lôi ra thông tin là chính quyền thành phố chịu “sức ép” từ các nhà tài trợ nên phải khẩn trương làm.
Qua sự khẩn trương và mạnh mẽ lần này, người dân cứ thầm ước ao: Giá mà từ trước đến nay, “các anh ấy” cũng chịu khó thế này thì bộ mặt đô thị Hà Nội đâu có đến nỗi “nguệch ngoạc” như bây giờ.­!
Người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao họ lại thảm sát cây "thần tốc" đến vậy. Và trong vụ thay cây này, ai sẽ là người … bán được lắm cây nhất?
Cây xanh, nếu là cây trong vườn nhà anh, thì chặt hạ thế nào là tùy. Nhưng cây trong ngoài đường, bằng tiền thuế của dân từ bao đời nay, là bóng mát, là giữ môi trường, là tạo cảnh quan… thì muốn làm gì cũng phải suy nghĩ, nghiên cứu cho thấu đáo. Còn như cái ông quan chức nào đó, mở miệng ra bảo "chính quyền làm không cần phải hỏi dân", thì cũng nên cho ông này đi nơi khác. Sao lại có thứ quan chức ăn nói hồ đồ đến vậy?
Có rất nhiều khuất tất trong vụ chặt hạ cây xanh này. Chúng ta hoan nghênh tinh thần thẳng thắn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, và rất mong ông Chủ tịch cho điều tra làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân trong vụ " thảm sát" cây này.
Điều người dân muốn được biết một cách minh bạch là: Ai là người ký duyệt cho vụ thảm sát cây này? Trước đó, đã có nghiên cứu khoa học nào về việc thay cây này chưa? Một việc lớn đến như vậy mà tới Chủ tịch còn không biết, vậy phải chăng Phó Chủ tịch đã lộng quyền? Số tiền phải bỏ ra thay cây là bao nhiêu? Và số cây này được mua từ đâu? Và cuối cùng là số gỗ của 6.700 cây (nếu được chặt sạch theo đúng kế hoạch) thì sẽ sử dụng thế nào? Bán cho ai?
Và trước những hậu quả đã trông thấy, phải coi đây là một cuộc "phá hoại tài sản, phá hoại môi trường có tổ chức"
Nguyễn Như Phong

-Phó chủ tịch thành phố Hà Nội: Nôn nóng chặt cây là do... nhà tài trợ

Tại buổi họp báo chiều nay 20.3, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định chủ trương thay thế cây xanh ở Hà Nội là đúng, tuy nhiên có một số sai lầm, như việc các đơn vị tổ chức thực hiện thiếu thông tin minh bạch và “có sự nôn nóng của các nhà tài trợ”.
Theo ông Hùng, kinh phí chặt hạ cây xanh trên các tuyến phố được thực hiện bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, trong đó, Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng đã huy động 30.000 đồng từ mỗi nhân viên, Công an TP.Hà Nội vận động mỗi cán bộ đóng 15.000 - 20.000 đồng. Song, ông Hùng không tiết lộ tổng kinh phí xã hội hóa là bao nhiêu.

“Trong sự việc này, chúng tôi khẳng định không có bất cứ lợi ích nhóm nào hay tiêu cực gì ở đây. Sự đóng góp của các tổ chức xã hội là tấm lòng hảo tâm rất quý”, ông Hùng nói, đồng thời xin tiếp thu những phản ánh của dư luận về sự thiếu sót của các đơn vị chức năng gây nên bức xúc xã hội.
"Chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xin hứa từ nay trở đi, trong mỗi quyết sách được ban hành sẽ thận trọng lắng nghe, cầu thị tất cả ý kiến người dân, nhà khoa học, hội nghề nghiệp xã hội”, ông Hùng nói.
Tại cuộc họp, có tới 21 nhà báo, phóng viên của các báo Trung ương và Hà Nội đặt hàng loạt câu hỏi về chủ trương chặt hạ cây xanh nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể nào từ ông Hùng.
Thái Sơn - Lê Quân/ Theo Thanh Niên
-Phó Chủ tịch TP Hà Nội mời báo chí hỏi rồi bỏ ra về-

UBND TP Hà Nội mời báo chí tới họp, mời phóng viên trao đổi về việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh. Nhưng sau hàng loạt những câu hỏi xoay quanh vấn đề này gửi tới ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - người chủ trì cuộc họp đều không được trả lời.
Chiều ngày 20.3, UBND TP Hà Nội mời các cơ quan thông tấn báo chí tới dự họp công bố thông tin về việc dừng chặt hạ 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố gây bức xúc trong dư luận những ngày qua.
Giấy mời do ông Nguyễn Thịnh Thành – Chánh VP UBND TP ký. Trong đó ghi rõ ông Nguyễn Quốc Hùng là người chủ trì cuộc họp.
Đúng 14h ngày 20.3, cả trăm phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí đã tới phòng họp tại tầng 3 của UBND TP dự họp. Tại đây, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Thành đã thông báo quyết định của Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo về việc dừng chặt hạ 6.700 cây xanh.
Pho chu tich TP bo roi bao chi
 Ông Hùng khẳng định: "việc chặt hạ cây xanh nhận được sự ủng hộ của các hộ dân xung quanh cây bị chặt"?
Sau đó, ông Hùng đứng lên phát biểu, cảm ơn báo chí đã đăng tải những thông tin phản hồi của hàng triệu người dân Thủ đô, của Nhà báo Trần Đăng Tuấn, GS. Ngô Bảo Châu… Ông Hùng cho hay, UBND TP Hà Nội xin được tiếp thu, trân trọng lắng nghe những ý kiến, những đóng góp của nhân dân trong thời gian qua. 
Chính bởi vậy nên trong sáng ngày 20.3, Chủ tịch UBND TP đã chủ trì cuộc họp về việc này và ra quyết định dừng việc chặt hạ cây xanh; đồng thời kiểm điểm, phê bình Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan đã thiếu sót, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện…. 
Ông Hùng nói: “Những ý kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức, các cá nhân, các chuyên gia… đều là những tâm huyết cũng chỉ vì mục đích chung đó là cho TP phát triển tốt hơn”. 
Ông Hùng khẳng định: Hà Nội được thừa hưởng các công trình văn hóa, di sản cha ông ta để lại là vô cùng to lớn, trong đó hệ thống cây xanh. Hệ thống cây xanh ở Thủ đô là vô cùng quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa là lá phổi xanh mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà đã có rất nhiều nghệ sĩ sáng tác văn học, nhạc, họa... lấy cảm hứng sáng tác. 
Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, phát triển để các thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng. Việc ứng xử với hệ thống cây xanh đã được Quốc hội, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật bảo vệ, duy tu và phát triển…. 
Pho chu tich TP bo roi bao chi
 Việc chặt hạ, di chuyển 6.700 cây xanh đã được chỉ đạo dừng lại.
Một lần nữa ông Hùng khẳng định, việc giữ lá phổi xanh đó là việc cần thiết. Trong thời gian qua đã diễn ra việc việc chặt hạ cây trên một số các tuyến phố. “Đây là chủ trương đúng đắn, thực hiện đúng luật, đúng các quy trình, tuy nhiên do quá trình thực hiện đã có sự thiếu minh bạch, thiếu thông tin nên gây bất bình tong dư luận xã hội…” 
Sau phát biểu ngắn, ông Hùng mời các phóng viên trao đổi. Đã có tới 21 lượt phóng viên đặt hàng chục câu hỏi đối với ông Hùng về việc chặt hạ cây xanh. Câu hỏi chung cũng có, câu hỏi riêng cũng có. PV Báo điện tử Một Thế Giới đặt câu hỏi về trách nhiệm cá nhân của ông Hùng khi ông là người ký các văn bản liên quan tới việc này. 
Phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng đặt các câu hỏi về việc: 
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc này? Việc dừng chặt cây đến bao giờ và bao giờ thì tiếp tục? Cây được chặt mang về đâu? Cây mới được lấy ở đâu, giá bao nhiêu? Đã chặt bao nhiêu cây? Bán chưa? Bán được bao tiền? Vàng tâm là cây tán nhỏ, lâu năm?  Thay vào có hợp lý hay ko? Việc đưa ra đề án thay thế cây xanh này đã có đánh giá thế nào đến tác động môi trường khi Hà Nội là một thành phố xanh? Ông Hùng nhận khuyết điểm gì trong việc này? Hiện mật độ cây xanh là bình quân bao m2/đầu người? Khi thực hiện đề án có tính đến mật độ cây bị mất? Đề nghị nói rõ về con số hơn 73 tỷ kinh phí cho đề án? 
Có phóng viên còn đặt câu hỏi với ông Hùng rằng ông có cảm giác thế nào khi trước đây đi trên đường được cây che mát và tới đây, trời nắng ông phải đi dưới con đường không có bóng râm?..... 
Tuy nhiên, sau tất cả những câu hỏi của các phóng viên được UBND TP mời đến dự họp thông tin đưa ra đều không được ông Hùng trả lời. 
Sau khi kết thúc phần hỏi, ông Hùng lại một lần nữa đứng lên cảm ơn, ghi nhận, thay mặt các đơn vị, ông xin rút kinh nghiệm sâu sắc rồi… ông rời phòng họp trước sự ngỡ ngàng của cả trăm phóng viên, nhà báo. Cả hội trường nhốn nháo, ngơ ngác: "ơ, ơ" và không biết làm gì ngoài việc nhìn nhau rồi… ra về.

Gỗ từ cây xanh bị chặt hạ đi đâu?

Đăng Bởi  - 

chat ha cay xanh
Gỗ của hàng trăm cây xà cừ cổ thụ bị đốn hạ không biết sẽ được xử lý thế nào?

Từ cuối năm 2014 tới nay, Hà Nội liên tục tiến hành chặt hạ hàng trăm cây cổ thụ với nhiều lý do đưa ra khác nhau. Vậy số gỗ, củi từ những cây này đi đâu?

Những ngày qua, dư luận đang hết sức quan tâm về việc thực hiện đề án thay thế, cải tạo hệ thống cây xanh tại TP. Hà Nội. Cụ thể là việc Sở Xây dựng Hà Nội cho tiến hành chặt bỏ, thay thế hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố trong nội thành. 
Điều này đã vấp phải không ít những phản đối, không đồng thuận từ dư luận. Đặc biệt, dư luận quan tâm tới những khối gỗ từ những cây cổ thụ được chặt hạ kia sẽ được sử dụng vào mục đích gì? Xử lý ra sao?... 
Chỉ tính riêng trên tuyến đường Nguyễn Trãi – Trần Phú, có khoảng 400 cây xà cừ cổ thụ, có những cây đường kính chu vi lên tới hai mét, có những cây phải 3 người ôm mới hết thân… Mà theo thông báo của Sở Xây dựng Hà Nội thì chiều cao trung bình của những cây này là từ 12 đến hơn 20m. 
chat ha cay xanh
 Những cây xà cừ cổ thụ như thế này rất có giá trị về mặt kinh tế.
Với ngần ấy cây sẽ là bao nhiêu khối gỗ tròn? Đó là còn chưa tính đến số gỗ từ 6.700cây xanh đã và đang chuẩn bị được chặt bỏ.
Với giá thị trường hiện nay, mỗi cây xà cừ cổ thụ đó trị giá từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng (dân buôn gỗ mua cả những cành bằng bắp chân, thậm chí bằng bắp tay để làm đồ mộc). Và số tiền từ việc bán gỗ thôi cũng là con số tiền tỷ. 
Vậy, số tài sản này được quản lý ra sao? Đây là câu hỏi được người dân và dư luận quan tâm. 
Trả lời Một Thế Giới tại một buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Phan Đăng Long – Phó Ban tuyên giáo thành ủy khẳng định: Theo quy định, toàn bộ số cây xanh này thuộc tài sản của Nhà nước, được quản lý lý lịch và đánh số theo dõi. Việc chặt hạ cây xanh như vậy phải có giấy phép, phải có biên bản và việc số lượng gỗ đó được sử dụng ra sao phải công khai đấu thầu, tiền đấu thầu này sẽ được xung công quỹ theo quy định. 
chat ha cay xanh
 Những gốc cây có đường kính cả mét cũng được đào lên rất cẩn thận để "nhập kho".
Còn ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Về số lượng gỗ, củi thu hồi sau khi chặt hạ đều được kiểm kê, kiểm đếm, đo khối lượng, lập biên bản thu hồi đưa về kho. Sau đó, toàn bộ số gỗ, củi này được sở Tài chính thẩm định, định giá sau đó Sở Tài chính mới tổ chức đấu giá. Số tiền có được từ việc đấu giá, bán gỗ, củi này sẽ được khấu trừ tiền nhân công, chi phí sẽ bổ sung ngân sách… 
chat ha cay xanh
 Đào xuống tận dễ để kiểm đếm khối lượng.
Tuy nhiên, tính đến ngày 9.3 vừa qua, tức là đã gần nửa năm trôi qua, kể từ khi Sở Xây Dựng Hà Nội cho chặt hạ số xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi, tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, đơn vị này vẫn chưa đưa ra được những con số thống kê, biên bản kiểm kê, hạch toán chi phí, số tiền bán gỗ, củi này… 
Lý giải về việc chưa có và biện minh cho việc chậm chễ có trả lời bằng văn bản như ông đã hữa, ông Hiếu nói: “Bên công ty họ bận nên chưa kiểm kê và làm xong báo cáo được”? 
Như vậy, cho đến giờ phút này, số phận những khối gỗ quý giá ấy đi về đâu không ai biết ngoại trừ những người trong cuộc.
Nam Phong



Nguyễn Văn Đề's photo.

-Treo biển trưng cầu ý dân về chặt cây (20/3)
Khoảng 150 tấm biển được Công ty công viên cây xanh Hà Nội treo lên những cây nằm trong kế hoạch chặt hạ, thay thế thường niên. Những cây xanh này không nằm trong dự án thay thế 6.700 cây xanh.



Chủ tịch Hà Nội: 'Không hề có chiến dịch chặt hạ 6.700 cây xanh' / Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đốn hạ

Chiều 19/3, trên một số tuyến phố Lý Nam Đế, Trịnh Hoài Đức… xuất hiện những tấm biển trưng cầu ý kiến người dân về những cây dự kiến sẽ được cắt tỉa cành phòng gãy đổ mùa mưa bão hoặc do bị khô, mục.

Lần đầu tiên, người dân được hỏi ý kiến về việc thay thế cây xanh. Ảnh: Quý Đoàn.


Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết, việc cắt tỉa, chặt hạ, thay thế cây này là việc làm thường xuyên, hàng năm của Công ty để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Theo ông Hưng, việc treo 150 tấm biển được thực hiện hết trong đêm 19/3.

"Đây là việc làm bình thường như mọi năm chứ không có gì đột biến. Tuy nhiên, do dư luận đang mong muốn được minh bạch thông tin nên chúng tôi tiến hành công khai để người dân biết và cho ý kiến. Những cây sẽ chặt tỉa, đốn hạ, thay thế mà Công ty đang làm (và đang lấy ý kiến) không liên quan gì đến dự án thay thế 6.700 cây", ông Hưng thông tin.



Những cây được treo biển thay thế không nằm trong dự án 6.700 cây xanh. Ảnh:Quý Đoàn.


Cũng theo vị lãnh đạo, sau một tuần treo biển, công ty sẽ tiếp nhận phản hồi của người dân qua số máy 04.39764540, trực 24/24 giờ. Nếu không có ý kiến phản đối, cây sẽ được đánh chuyển, thay thế bằng một cây đúng chủng loại, kích thước. Trường hợp người dân không đồng thuận, Công ty sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để đánh giá lại. "Tùy từng vị trí, địa điểm, từng cây và phản ánh của người dân. Chúng tôi sẽ kiểm tra, phối hợp và quyết định có thay thế hay không", ông Hưng nói.

Theo kế hoạch năm 2015, Công ty sẽ thay thế, cắt, tỉa, chặt hạ 4.340 cây trên 63 tuyến phố.

Việc xin ý kiến người dân lần đầu tiên được Công ty Công viên cây xanh Hà Nội thực hiện sau làn sóng phản đối một đề án thay thế, chặt hạ 6.700 cây xanh của Sở Xây dựng Hà Nội. Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh" - trong vài ngày thu hút gần 35.000 "like". Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, GS Ngô Bảo Châu cũng gửi thư ngỏ đến lãnh đạo thành phố, đặt ra nhiều câu hỏi với nhà chức trách. Trong đó, GS Ngô Bảo Châu thắc mắc "tại sao từ trước đến nay Công ty Công viên cây xanh vẫn duy tu, bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?".

Trước đó, trao đổi với báo chí, Phó Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng không cần hỏi dân việc thay thế cây xanh vì đó là trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hà Nội: Ráo riết treo biển trưng cầu ý dân về việc chặt cây

**************************
 "Không hề có chiến dịch đốn hạ 6700 cây xanh để kiếm chác" (TT 19-3-15) --  'Những con đường bị chặt cây xanh thành đường… khỏa thân' (TN 19-3-15)

(TNO) Nhiều nghệ sĩ xót xa khi những hàng cây cổ thụ của Hà Nội bị đốn hạ. Họ đã chia sẻ quan điểm, cảm xúc trên các trang facebook. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ ví: "Những con đường bị chặt cây xanh thành... đường khỏa thân".

Ca sĩ Mỹ Linh đã đăng tải bức hình chị và cô con gái Mỹ Anh trên con đường rợp màu xanh của những hàng cây cổ thụ, một hình ảnh thân thương của Hà Nội. “Còn đâu Hà Nội của cha ông và của con cái chúng tôi?”, nữ ca sĩ viết. Nhạc sĩ Anh Quân và Huy Tuấn cũng không đứng ngoài cuộc. Nhạc sĩ Huy Tuấn đăng tải hình ảnh một cây cổ thụ bị đốn hạ, rễ cây vẫn còn màu hồng đỏ, còn nhạc sĩ Anh Quân kêu gọi mọi người: “Các bạn ơi hãy cùng lên tiếng nhé!”.
ca-si-My-Linh
Hình ảnh ca sĩ Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh trên con đường xanh, rợp bóng mát - Ảnh: Facebook ca sĩ Mỹ Linh
Từ hôm qua đến hôm nay, những người bạn trong facebook của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát luôn nhận được hình ảnh, lời chia sẻ tiếc những hàng cây. Nhà biên kịch đã đăng tải bài thơ về hàng cây xanh trên phố Phan Đình Phùng: “... Hai hàng cây đứng song song/Khum khum cành vợ cành chồng chở che/ Rộng lòng gánh cả tiếng ve/ Chắt lòng trái sấu mùa hè sinh sôi/Bát canh dầm quả sấu tươi/ Làm sao quên được những lời nước non/ Con đường đẹp lúc chiều hôm/Cùng anh sánh bước khi còn thơ ngây…”.
nha-bien-kich-Nguyen-Thi-Hong-Ngat
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đăng tải những hình ảnh hàng cây trên những con đường ở Hà Nội trên facebook - Ảnh chụp lại từ facebook 
Bà Ngát cũng đăng tải hình ảnh của những con đường với hàng cây cổ thụ rợp bóng xanh mát cùng lời chia sẻ: “Những hàng cây đẹp tuyệt vời của Hà Nôi. Hãy bảo vệ nó, các bạn!”. Một người bạn của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cũng không khỏi chua xót khi ví trên facebook: “Những con đường bị chặt cây xanh thành đường… khỏa thân”.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã tham gia cố vấn cho Câu lạc bộ Điện ảnh kiến trúc lên kịch bản thực hiện bộ phim tài liệu có tên6.700 cây xanh. Bộ phim này sẽ được thực hiện dựa vào những hình ảnh thước phim mà người dân gửi tới, cùng những đoạn phóng sự do nhiều kiến trúc sư đang tỏa ra các tuyến đường có cây xanh bị đốn hạ ghi lại. Hàng nghìn người đã đăng ký tham gia sự kiện này qua trang facebook: Đóng góp hình ảnh cho phim tài liệu 6.700 cây xanh.
Ngọc An


Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đốn hạ (19/3)

-Hà Nội dừng chặt hạ cây xanh

Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.

Chủ tịch Hà Nội: 'Không hề có chiến dịch chặt hạ 6.700 cây xanh' / Hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bị đốn hạ


Quyết định trên được Chủ tịch Hà Nội đưa ra tại cuộc họp với các đơn vị liên quan sáng 20/3. Theo đó, sau khi kiểm tra tình hình, lắng nghe ý kiến công luận, UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, các đơn vị dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố hiện nay. Những cây đã hạ chuyển thì phải thay cây mới đảm bảo mật độ theo quy hoạch, hoàn thiện hè đường, đảm bảo giao thông đô thị; tổ chức chăm sóc, quản lý theo phân cấp, quy định.



Việc chặt hạ cây xanh của thành phố Hà Nội gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh:Quý Đoàn.


Ông Thảo yêu cầu Sở Xây dựng phải rà soát, phân loại lại tiêu chí cây, xác định đúng đối tượng cây phải bổ sung, thay thế; lập kế hoạch, lộ trình thực hiện theo phương châm từng bước; đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên, liên tục cho từng tuyến phố phải thay cây; tiếp tục kêu gọi nhà tài trợ đầu tư và triển khai tổ chức thực hiện đề án.

"Chỉ hạ chuyển những cây phải giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng theo quy hoạch, thay thế những cây mục ruỗng có nguy cơ đổ gãy, cây nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng, tài sản của nhân dân. Với những cây cong nghiêng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cây không đúng chủng loại đô thị thì thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước. Chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được", ông Thảo nói.

Người đứng đầu thành phố cho hay, phải tạo sự đồng thuận của xã hội thông qua việc tiếp thu ý kiến, đóng góp của nhân dân, tham khảo ý kiến đóng góp của các nhà khoa học chuyên ngành để tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện. Việc bảo tồn, cải tạo, bổ sung, thay thế cây xanh trên địa bàn Thủ đô là việc làm cần thiết liên quan không chỉ đến quản lý phát triển đô thị mà còn là tâm tư tình cảm của nhân dân Thủ đô.



Thành phố Hà Nội dừng việc thay thế cây xanh để rà soát lại. Ảnh: Quý Đoàn.


Chủ tịch Hà Nội cũng hoan nghênh báo chí đã phản ánh kịp thời ý kiến dư luận. Thành phố bày tỏ mong muốn luôn nhận được đóng góp xây dựng trong thời gian tới, tất cả vì mục tiêu phát triển Thủ đô ngày càng xanh - sạch - đẹp - hiện đại.

Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội công bố đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị và đưa ra đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây. Kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối của người dân thủ đô.

Người dân đã dán khẩu hiệu "đừng chặt tôi" lên thân cây, lập trang web "6.700 người vì 6.700 cây xanh" - trong vài ngày thu hút gần 35.000 "like". Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, GS Ngô Bảo Châu cũng gửi thư ngỏ đến lãnh đạo thành phố, đặt ra nhiều câu hỏi với nhà chức trách, trong đó thắc mắc "tại sao từ trước đến nay Công ty Công viên cây xanh vẫn duy tu, bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?".

'Toi dang khoe manh xin dung giet toi'Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh vì thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long trước đó cho rằng, không cần hỏi dân việc thay thế cây xanh vì đó là trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước.

'Tôi đang khỏe mạnh xin đừng giết tôi'


toi dang khoe manh xin dung giet toi

Đó là một trong những thông điệp mà một nhóm các bạn trẻ, trong đó đa phần là sinh viên dán trên hàng cây xà cử cổ thụ trên đường Giảng Võ (Cát Linh, Hà Nội) sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt cho chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. 

toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-1
 Để phản ứng với việc Hà Nội sẽ chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh, một nhóm các bạn trẻ ở thủ đô đã gắn nơ, dán những thông điệp lên hàng cây xà cừ cổ thụ trên đường Giảng Võ.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-2
 “Tôi đang khỏe mạnh xin đừng giết tôi”, “Vì một Hà Nội xanh”… đó là những thông điệp mà các bạn trẻ muốn gửi đến các cấp lãnh đạo thành phố sau khi biết hàng cây xà cừ cổ thụ này sắp tới sẽ bị chặt hạ.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-3
 Hà Nội vừa phê duyệt cho đốn hạ rất nhiều xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi, đường Bưởi, đường Cầu Giấy… để phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. 
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-4
 Mới đây, lại phê duyệt chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh trong 10 quận huyện của thủ đô. Việc làm này khiến nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng khi thấy cây xanh ở Hà Nội mất đi quá nhiều và mất đi một cách nhanh chóng.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-5
 Những thông điệp in bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh được đính nơ xanh trên các thân cây.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-6
 Bác Phạm Ngọc Thao (65 tuổi), một cựu chiến binh sống ở trên đường Giảng Võ cho biết: “Từ lúc bác sinh ra và lớn lên đã thấy hàng cổ thụ này sừng sững ở đây, bây giờ mà chặt đi thì tiếc lắm. Những cây cong và mục ruỗng thì bỏ đi thôi còn lại nên giữ”.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-7
 Trong kế hoạch, tất cả 27 cây xà cừ cổ thụ trên đường Giảng Võ sẽ bị chặt bỏ để xây dựng tuyến buýt nhanh Kim Mã – Yên Nghĩa.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-8
 Hiện tại, các nhà chờ xe buýt nhanh đang được hoàn thiện. Tuyến buýt dài 14 km với tổng vốn đầu tư 49 triệu USD.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-9
 Mặc dù đang nhận được rất nhiều phản ứng từ phía người dân sau khi phê duyệt chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh nhưng theo ghi nhận của PV, chiều 19.3, các công nhân vẫn cho đốn hạ hoàng loạt cây xanh trên phố Trần Duy Hưng.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-10
 Những cây hoa sữa hàng chục năm tuổi bị đào khoét xuống tận rễ để nhổ bỏ.
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-11
Hoàng loạt cây xanh bị đốn hạ khiến con đường trơ trọi. Nhiều người dân tỏ vẻ nuối tiếc. 
toi-dang-khoe-manh-xin-dung-giet-toi-hinh-anh-12
 Những cây này sau khi được đốn hạ sẽ được thay thế bằng một loại cây có tên vàng tâm.
Triệu Quang



-6,700 người vì 6,700 cây xanh
Mình không thể bình tĩnh được nữa rồi các bạn ạ. Mình bủn rủn hết chân tay rồi. Chúng mình mới nhận được từ một người bạn hình ảnh văn bản sau, trong đó nêu rõ:
Trần Hưng Đạo: chặt 72 cây, Lý Thường Kiệt: chặt 170 cây, Tràng Thi: chặt 64 cây, Ngô Quyền: chặt 35 cây, Phan Chu Trinh: chặt 35 cây.
Yên Phụ: 25 cây, Điện Biên Phủ: 37 cây.
Phố Huế: chặt 117 cây!
Hoàn thành trong tháng 3 này, tức là còn 13 ngày nữa.
Các bạn ơi! Kí đi: http://tutela.vn/thu-ngo-ve-viec-chat-6700-cay-xanh , để chúng tôi gửi ngay đến các cơ quan chức năng, yêu cầu họ phải dừng ngay lại.

Các bạn hãy chụp ảnh, hãy cầm giấy, hãy đeo nơ vàng lên các cây để mọi người cùng biết đến công việc dã man đang xảy ra này, sắp xảy ra này. Những con đường bộ mặt của Hà Nội, những con đường rộng lớn, không thuộc qui hoạch mở rộng, những cái cây bao năm làm đẹp cho những con đường, đang sắp bị chặt hàng loạt. Các bạn thử đi và thử đếm xem, có bao nhiêu cây trên Trần Hưng Đạo, mà chặt đến 72 cây? Có bao nhiêu cây trên Tràng Thi, mà chặt đến 64 cây? Có bao nhiêu cây....
Hãy sẵn sàng cho những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn, họ không cho chúng ta thời gian, cơ hội nữa. Hãy chuẩn bị xuống đường tuần hành vì Hà Nội! Vì sự sống của chúng ta!






-Định chặt 6.700 cây xanh, Hà Nội đã khảo sát ra sao? (VNN 18-3-15)
 - Theo đề án cải tạo, thay thế đối với cây xanh nội đô Hà Nội, tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc chưa đạt mật độ 50 cây/1km. Thế nhưng, Sở Xây dựng vẫn kiến nghị TP chặt hạ, thay thế 6.700 cây.


"Có những hàng cây đã thành biểu tượng, là dấu ấn của Hà Nội. Giờ chặt hết, Hà Nội còn lại gì ngoài bê tông? ".
Hơn 10 triệu đồng chi phí cho một cây xanh
Theo đề án cải tạo thay thế cây xanh của Sở Xây dựng trình TP, năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế, trồng lại hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 73 tỷ đồng.
chặt cây, Hà Nội, đường phố...
Nhiều cây xanh nội đô Hà Nội thời gian qua đã phải "hy sinh" vì các dự án công cộng.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc đạt dưới 50 cây/1km.
Theo khảo sát của Sở Xây dựng, cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Số lượng cây trồng khoảng 50.000 cây với chủ yếu như xà cừ 5.000 cây, muồng 5.500 cây, bằng lăng 5.500 cây, phượng 3.800 cây, sữa 3.800 cây, bàng 2.800 cây, chẹo 2.000 cây, sấu 2.200 cây...
Các loài cây trên là cây xanh truyền thống của Hà Nội, trong đó xà cừ là loài được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng.
chặt cây, Hà Nội, đường phố...
Chặt cây trên đường phố Hà Nội.
Qua công tác khảo sát trên 190 tuyến phố cải tạo, thay thế cây xanh đô thị của 10 quận, theo Sở Xây dựng thì có hơn 29 nghìn cây xanh đường phố, trong đó còn nhiều loài cây không thuộc chủng loại cây đô thị (cây cấm trồng) như dâu da, vông, dướng, trứng cá, bông gòn...
Một số cây đô thị trong quá trình sinh trưởng phát triển bị các tác động khách quan làm cho cây cong, xấu, nghiêng gây cản trở giao thông, không đảm bảo cảnh quan đô thị, một số cây chết, sâu mục không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão...
Sở Xây dựng cho rằng, các cây này cần được chặt hạ và trồng thay thế bằng loài cây chủ đạo của tuyến phố. Qua đó, trong năm 2015 này Hà Nội sẽ thay thế 4.500 cây không đúng chủng loại (cây cấm trồng) trên 190 tuyến phố.
Bên cạnh đó còn có khoảng 2.200 cây cong, nghiêng, nguy hiểm, cây cong xấu, cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị cần thay thế.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ thực hiện đồng thời công tác thay thế, dịch chuyển, chặt hạ, trồng mới cây, bó vỉa gốc cây, trồng cây cảnh dưới gốc... Ngoài ra đơn vị được giao nhiệm vụ cũng sẽ khảo sát toàn bộ hệ thống cây bóng mát trên các tuyến đường phố còn lại của 10 quận nội thành để đánh mã số quản lý.
Khối lượng dự kiến thực hiện như sau: 45.738 cây/470 tuyến phố/10 quận.
Để thực hiện thay thế, trồng lại hơn 6.700 cây xanh các loại này, Sở Xây dựng đề xuất xin TP nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn 2014-2015 là 73,38 tỷ đồng, được huy động từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế.
Nếu được phê duyệt, kinh phí dành cho một cây xanh ở Thủ đô lên đến con số gần 11 triệu đồng/cây.
Không thuyết phục!
Đề án cải tạo cây xanh các quận nội đô ngay lập tức đã làm nóng dư luận. Rất nhiều ý kiến cho rằng, nếu thực hiện, đây sẽ là cuộc “cách mạng cây xanh” quy mô lớn đầu tiên được triển khai của Hà Nội.
Tuy nhiên, nếu cùng một lúc “xử” số lượng cây xanh lớn như vậy, lý do đưa ra chỉ vì “cây không đúng chủng loại” là chưa thuyết phục.
chặt cây, Hà Nội, đường phố...
Với người dân Thủ đô, nhiều con phố, nhiều hàng cây đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương của mình - Ảnh: Internet
Một người dân sống tại phố Ngô Thì Nhậm – một trong các tuyến phố có chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh thời điểm hiện tại, cho biết:“Một cây xanh phải 10 năm mới có thể khai thác giá trị của nó là bóng mát. Nếu thay thế một loạt, thì có thể đồng nghĩa với việc 10 năm sắp tới, Hà Nội sẽ thiếu cây xanh”.
“Hàng năm đến mùa mưa bão, các cơ quan chủ quản cho người đi tỉa cành, chặt cành là việc làm thường xuyên, cần thiết, vừa bảo đảm an toàn tính mạng cho người, vừa bảo đảm cả sự an toàn cho cây. Tôi đọc báo biết được thông tin, sẽ chặt hàng loạt cây vì không đúng chủng loại, điều này khiến tôi rất thắc mắc, vì thế nào là cây đúng chủng loại?” - một người khác nói.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, cán bộ nghỉ hưu (trú tại phường Phương Liên, quận Đống Đa) đưa ý kiến: “Nếu như có việc cây không đúng chủng loại thì ngay từ đầu trước khi trồng, cơ quan chủ quản cần thông tin với người dân để chúng tôi biết mà tránh trồng những cây không đúng trong danh mục. Hơn hết, việc trồng cây ở các tuyến phố không phải ai muốn trồng cũng được trồng, hay ai muốn chặt cái cây trước cửa nhà mình cũng được chặt. Họ đi khảo sát, quan sát bằng mắt thường rồi nói cây này cong, vênh, nghiêng, sâu, mọt…, rồi cho vào danh sách chặt cây. Rất vội vàng và rất ẩu” – ông Mỹ bức xúc.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đưa quan điểm đồng thuận với mục đích đốn hạ những cây không đảm bảo chất lượng, ở các vị trí ngã ba, ngã tư đường giao thông đe dọa đến an toàn tính mạng của người dân.
“Nhiều ngã ba, ngã tư cột đèn giao thông ngay dưới gốc cây cổ thụ. Mỗi lần dừng xe đợi đèn đỏ, tôi cứ nơm nớp lo vì lỡ chẳng may, một cành cây nào rơi xuống thì nhiều người sẽ bị ảnh hưởng. Tôi đồng ý là chặt hạ những cây không đảm bảo để đường thông hè thoáng, nhưng làm có chọn lọc, và nên làm theo hướng chặt tỉa chứ đừng đốn hạ, thay thế hang loạt cây của cả một tuyến phố” – anh Nguyễn Anh Minh, quận Cầu Giấy cho hay.


“6,700 người vì 6,700 cây xanh” (Facebook)


Cập nhật tin trên báo chí, truyền thông sáng nay:
VNExpress có bài: http://vnexpress.net/…/ubnd-ha-noi-nguoi-dan-ung-ho-thay-th…
Ủng hộ? Ủng hộ gì khi không hỏi ý kiến dân? Khi báo đài phỏng vấn thì ai cũng bần thần, ngơ ngác? Khi chặt hết cây cổ thụ đường Quang Trung trong đêm tối, ai đi qua cũng sững sờ? Không cần hỏi ý dân làm sao biết dân ủng hộ hay phản đối?

Báo Thanh Niên đã vào cuộc với bài: http://www.thanhnien.com.vn/…/nguoi-ha-noi-tiec-dut-ruot-ha…
Người Hà Nội tiếc đứt ruột hàng nghìn cây cổ thụ bị chặt.
Và một số báo đăng ý kiến của các chuyên gia:
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam:http://www.ngaynay.vn/GS-Nguyen-Lan-Dung-Sai-lam-khi-chon-c…
Qua đây chúng ta biết thêm thông tin về cây gỗ vàng tâm, cây gỗ đã được chọn để thay thế cho một loạt cây xanh bị chặt trên đường Nguyễn Chí Thanh (chúng tôi chưa có thông tin chính xác liệu cây vàng tâm có dùng để thay thế TẤT CẢ các cây đã chặt khác trên các tuyến đường khác hay không): "cây gỗ Vàng Tâm là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. Hơn thế nữa, với loại cây gỗ quý này, chúng ta sẽ mất thêm rất nhiều công sức để bảo vệ khi cây đã trưởng thành tránh trường hợp bị "đốn trộm”. Với tất cả những lý do như vậy việc lựa chọn cây gỗ Vàng Tâm để trồng làm cây xanh lấy bóng mát là lựa chọn không hề hợp lý mà theo tôi lựa chọn này chưa được thông qua ý kiến của các chuyên gia." Không phải ý kiến chuyên gia, giới thiệu một cây gỗ xa lạ vào môi trường đô thị, vì lí do gì? Chắc chắn không phải là một lí do khoa học.
Cũng trên báo ngaynay.vn: http://www.ngaynay.vn/Nha-su-hoc-Duong-Trung-Quoc-UBND-TP-H…
Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu quan ngại vì việc ảnh hưởng môi trường sinh thái của "Thủ đô Xanh" khi chặt hàng loạt cây.
Trong khi đó, Thành ủy đã có phản hồi về "thư ngỏ" của ông Trần Đăng Tuấn: http://m.24h.com.vn/…/hn-phan-hoi-sau-thu-ngo-ve-viec-chat-….
Thêm một ý kiến chuyên gia nữa, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng cây di sản:http://www.vietnamplus.vn/chat-6700-cay-xanh-ha-…/312854.vnp
Ông nêu rõ các tác hại của việc chặt cây hàng loạt đối với môi trường sống, đặc biệt trong điều kiện diễn biến thay đổi khí hậu đang mang lại những hình thái thời tiết khó lường. Bản thân tôi hiện nay, mỗi khi đi ra đường mà quên không đeo khẩu trang, tôi không thể thở nổi, và trở về nhà lập tức ho, ngạt mũi. Việc chữa trị những căn bệnh "đơn giản" như cảm cúm, ho ngạt, viêm họng, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đó chính là tác hại nhãn tiền của việc thiếu cây xanh, của ô nhiễm không khí, của thay đổi khí hậu. Những hậu quả "khuất mắt trông coi" đó, đã có ai đo đếm được chưa? Hay chỉ đếm cây mà chặt, rồi đếm gỗ mà bán?
Trong khi đó, theo tin chúng tôi nhận được tối hôm qua, các công ty (đốn) cây xanh hôm nay ra quân sớm hơn mọi ngày, từ 6.30p. để tiếp tục chặt hạ cây xanh.

Chau Ngo
Những thắc mắc của giáo sư Ngô Bảo Châu về việc chặt hạ 6,700 cây xanh Hà Nội:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão:
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khoẻ mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố:
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố Nhà Hà nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo trồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?

Đây là những câu hỏi hợp lí. Những lí do mà Hà Nội đưa ra để chặt cây thiếu hợp lí, thiếu chi tiết và đặt ra cho người dân quá nhiều câu hỏi và quá nhiều bức xúc vì những câu hỏi chưa được trả lời mà hàng cây trên đầu - quyền lợi thiết thân của người dân - thì đã bị chặt đi rồi.
Cần dừng ngay việc chặt cây! Trả lời câu hỏi của người dân đi đã!
“Sao lại phải hỏi dân?” và chuyện “miệng nhà quan”

“Cái gì cũng phải hỏi ý kiến (dân) hay sao?”, “bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì”, “không phải hỏi gì cả”.

Những câu nói về dân của ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đã tạo nên một không khí nóng bỏng không chỉ trong cuộc họp báo chiều qua, mà còn cả trên mạng xã hội.
Ông Long cũng không quên nhấn mạnh vài lần “vai trò chỉ là người dân” của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó TGĐ Đài THVN, Phó Chủ tịch AVG), người đã gửi thư ngỏ đến Chủ tịch Hà Nội rằng, nên hỏi ý kiến dân về việc chặt hạ 6.700 cây xanh.
“Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân”, “còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi” – ông Long nói.
Nhiều người dân sẽ giật mình khi nghe những tuyên bố này, vì từ trước đến giờ, họ vẫn nghĩ mặc nhiên mình là “ông chủ”. Và thực tế cuộc sống, chả “ông chủ” nào lại thích “công bộc” của mình dạy dỗ, chỉ bảo.
Tuy nhiên, những ai lợn cợn với phát ngôn của ông Long, thì cũng nên xem lại khẩu khí của nhiều quan chức khác.
Cách đây ít lâu, ông Dương Đình Sáu, Bí thư Đảng ủy xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) đã nói với báo chí thế này:
Dân ở đây kém hiểu biết lắm…Mới nói được vài câu là chúng nó (chỉ người dân – PV) đã hò reo nhau lên phá bĩnh. Lạc hậu đến mức độ như thế thì bảo tôi phải làm thế nào được. Nhố nhăng, dở nọ dở kia, ngu và bố láo thế chứ...!”.

Dự án tiền tỷ ở Hà Nội và những nhát chém kinh hoàng hạ sát cây xanh

Bí thư Hà Nội nói gì về việc chặt hàng trăm cây xà cừ cổ thụ?
Hà Nội lý giải việc chặt gần 300 cây cổ thụ

Phát ngôn này đã khiến bà Nguyễn Thị Khá - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội sửng sốt.


Bà Khá hiến kế: “Dân ta vẫn có câu “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” nhưng có lẽ, với những vị cán bộ phát biểu trước công luận và dân chúng thì nên uốn lưỡi nhiều hơn 7 lần trước khi nói”.

Vì mới chỉ uốn lưỡi chưa nổi một lần, nên một “công bộc” ở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước đã lập tức vỗ mặt “bà chủ dân”: “Cô là dân mà sao dám hỏi tôi câu đó” khi “bà chủ” e ấp hỏi nhẹ như gió thoảng: “Em làm gì ở đây và em tên gì?”.
Quan chức ngân hàng châm biếm dân ta quen “hưởng gió biển và hít khí trời” khi phản đối việc thu phí ATM, đã phải xin lỗi dân.
Quan chức lỡ miệng nói phóng viên thiểu năng, cũng đã xin được lượng thứ.
Quan Lương Văn Dũng, Bí thư thành phố Cô Sơn Tử, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã bị bay chức vì chửi dân vô ơn trong khi ăn tôm hùm, uống rượu ngoại:
"Chúng có gạo trong tay, thịt lợn trong mồm rồi mà vẫn chửi rủa mình được. Dân ở đây là như vậy. Chúng vô liêm sỉ và anh chẳng thể bắt chúng trở nên tự trọng hơn".
Quay trở lại chuyện những phát ngôn của ông Phan Đăng Long chiều hôm qua.
Chưa cần ông Long nhắc, ông Tuấn đã ghi rất rõ “chức phận dân thường” của mình khi gửi thư ngỏ cho ông Nguyễn Thế Thảo: Trần Đăng Tuấn (Mỹ Đình – Từ Liêm).
Và sau khi được ông Long nhắc nhở về vai trò dân thường, ông Tuấn đã nói về điều này một cách hàm súc: “Ông Long tuyệt đối đúng. Tôi là một người dân, và tôi tự hào về điều đó”.
Là một người “từ quan”, ông Trần Đăng Tuấn có những lý do riêng để tự hào là một người dân.
Nhưng những người dân thường, hàng ngày đến cửa công quyền, vẫn phải gặp cảnh như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo: “Dân chưa nói, ông đã sa sả là không được”, thì họ phải suy nghĩ tiếp về sự có tự hào hay không.
Bao lâu nay người dân vẫn biết, vẫn nghe khẩu hiệu “Dân là gốc”. Nhưng với kiểu tư duy lệch lạc của một số quan chức cụ thể nêu trên, cái “gốc” ấy giống như “gốc cây” – người ta muốn đốn hạ lúc nào cũng được.

-Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát việc thay thế cây


-Hội đồng nhân dân chỉ đồng ý chủ trương thay thế cây xanh

-'Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân' (VNN 17-3-15)

- Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.
Trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt cây đã nhiều lần được nói tới, hiện nay có thể thấy cây xanh trồng trên đường phố cũng rất tạp, có rất nhiều cây đổ, gây tai nạn.

"Chính mình lúc đầu cũng không hiểu biết về cây xanh đô thị, nhiều khi trồng lung tung, thậm chí người dân trồng. Sau này tìm hiểu ra ở đô thị có những cây có tiêu chuẩn phải trồng thế nào, độ rễ làm sao không bị đổ cho phù hợp đô thị, không tạo mùi để lôi côn trùng đến hay sâu mọt...".
Trên cơ sở đó, công ty Công viên cây xanh tìm hiểu và thay thế cây.
chặt hạ, cây xanh, Phan Đăng Long
Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng LongẢnh: Khám phá
"Bây giờ đang xây dựng thành phố văn minh hiện đại, muốn tạo ra đô thị văn minh hiện đại, trồng cây cũng theo quy hoạch. Đương nhiên có 1 đô thị trong 10 - 15 năm nữa, tương lai đẹp và thực sự thích. Cái đó cũng phải hy sinh bước đầu, chấp nhận phải chặt hạ một số cây ở một số tuyến phố. Chuyện này không phải chuyện gì lạ đối với các nước đô thị phát triển", ông Long nói.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn có thư ngỏ gửi Chủ tịch TP Hà Nội, đặt câu hỏi sẽ chặt cây nào, tại sao phải chặt, 6.700 cây phải chặt có phải là cây sâu mọt hay không và để người dân giám sát. Cây ở đường Nguyễn Chí Thanh đâu phải sâu mọt hết cả tuyến phố, ý kiến của ông?
Không phải sâu mọt hết tất cả, nhưng có 3 chủ trương: một là thay thế các tuyến cây, có thể cây không phải sâu mọt mà không đúng chủng loại, cây người ta nói không nên trồng ở đô thị.
Phải lưu ý việc này không phải tiền ngân sách. Chặt cây ở đường Nguyễn Chí Thanh bằng hình thức xã hội hóa. Doanh nghiệp bỏ tiền ra sẽ quyết định làm việc gì, phù hợp mục đích.
Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân, thành phố có cả kế hoạch tổng thể và rất nhiều ban ngành tham gia. Còn cảm nhận của người dân rất có thể có ý kiến đúng sai. Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó.
Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao.
chặt hạ, cây xanh, Phan Đăng Long
Cây xanh bị chặt hạ trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Dân Việt
Tức là người dân chưa được hỏi ý kiến ?
Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...
Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.
Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?
Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác.
Thành phố có lắng nghe ý kiến của người dân không? Qua dư luận, có thể nghe qua báo chí, đài, ti vi, facebook... để chính quyền lắng nghe người dân và khi đã nghe thấy người dân có phản ứng như vậy thì có thể lắng nghe và xem xét?
Tôi hoàn toàn đồng ý, chính vì chính quyền phải nghe dân, lắng nghe dân nên có buổi thông tin báo chí này, câu chuyện cây trả lời rất nhiều nhưng tại sao vẫn cứ theo đuổi, là cố tình không chấp nhận ý kiến người ta, người ta nói việc chặt cây xanh rất minh bạch như vậy, anh cứ cố tình theo đuổi không tin người ta. Bây giờ anh có ý kiến và người ta đã trả lời rồi, rất nhiều người có trách nhiệm trả lời trên báo chí rồi. Chính quyền có trách nhiệm với dân, sau khi có ý kiến thì cân nhắc, thậm chí khi nhiều ý kiến thông qua báo chí, người dân nói không đồng ý, thành phố cũng thấy là đúng, dừng lại hoặc lắng nghe. Tôi hoàn toàn ủng hộ chuyện đó.



Người dân băn khoăn khi Hà Nội chặt hạ 6.700 cây xanh
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Nhiều người dân bày tỏ ý kiến băn khoăn khi Hà Nội triển khai chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố đã được UBND thành phố ...
Chặt cây xanh Hà Nội: 'Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân ...
Chặt bỏ 6.700 cây xanh: Nhà báo Trần Đăng Tuấn viết thư ngỏ gửi ...
'Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân'
- -
-Thư ngỏ gửi Chủ tịch Thành phố Hà Nội
(VnMedia) - Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây, ông Trần Đăng Tuấn, PCT Hội Truyền thông số VN vừa viết thư ngỏ gửi tới ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, trong đó đề nghị ông "Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân"... 
Với tư cách là một công dân Thủ đô, ông Trần Đăng Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam đã vô cùng đau xót khi đã, đang và sẽ có hàng nghìn cây xanh bị chặt hạ, thay thế. Trước thực tế này, ông Trần Đăng Tuấn đã viết một bức thư ngỏ thông qua báo VnMedia gửi tới ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, trong đó nhấn mạnh: "Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình"  
Nội dung bức thư như sau: 


THƯ NGỎ 

Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. 

Thưa Ông Chủ tịch

Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ Đô mà trong cả nước.

Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt bất cứ cây nào. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như:

- Cây nguy hiểm,bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn

- Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống.

- Để đảm bảo giao thông thì chắc không ai có ý kiến khác.

Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.

Tôi xin kiến nghị Ông Chủ tịch:

Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?

Nên thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6700 cây đó, để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người ta không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc:

- Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.

- Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.

- Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã hợp lý, tiết kiệm hay chưa trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ (việc này rất tốt). Sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.
Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
Trân trọng.

Trần Đăng Tuấn    



Một số hình ảnh các cây bị đốn đã được trồng thay thế loại cây trưởng thành từ 1-2 năm

loe ngoe có vài cái lá




-Son Tran
Thuy Trang Nguyen

BÁO ĐỘNG ĐỎ - ĐẢNG CSVN VÀ TRUNG QUỐC ÂM MƯU XÓA SỔ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

Tin Thùy Trang có được từ nhiều nguồn cho thấy Chính quyền CSVN sẽ chặt 6.700 Cây trồng dọc theo 190 Tuyến Đường tại Hà Nội để trồng lại một loạt cây mới.

NHỮNG ĐIỀU RÙN RỢN MÀ CÁC BẠN CHƯA BIẾT!

Sau khi đốn hết 6.700 CÂY trong thành phố thì Chính Quyền CSVN sẽ đem về từ Trung Quốc 10.000 cây có tên là "Fraxinus chinensis" (loại đã trưởng thành từ 1-2 năm) để thế vào chỗ những cây đã bị đốn.

Fraxinus chinensis là một loại cây có độ tăng trưởng nhanh, có bóng mát trên đường phố, tuy nhiên loại CÂY "Fraxinus chinensis" nầy hấp dẫn một loại SÂU BỌ sinh trưởng nhanh, có khả năng phá hoại các loại CÂY KHÁC trên toàn Miền Bắc trong một thời gian ngắn.


CON BỌ nầy có tên là "Emerald ash borer", một loại bọ có dạng màu xanh cây và dương tổng hợp. Đây là loài Bọ đã tàn phá Nông Nghiệp Trung Quốc và đây chính là Kẻ Thù mà chính quyền Trung Quốc đang muốn hủy diệt.

Loại bọ "Emerald ash borer" có khả năng đục khoét vỏ và rễ thân cây, làm cho cây chết nhanh.

Nền NÔNG NGHIỆP Việt Nam trong tương lai sẽ KHÔNG còn đường sống vì loại bọ nầy có khả năng XÂM LĂNG toàn cõi miền Bắc.

Thùy Trang mong là báo động nầy đưa ra kịp thời để cho các nhà báo, các khoa học gia Việt Nam hãy nghiên cứu vấn đề nầy, để nhằm NGĂN CHẶN Đảng CS đang ÂM MƯU CÙNG TRUNG QUỐC phá nát nền Kinh Tế Việt Nam, dễ bề BÀN GIAO ĐẤT NƯỚC cho Trung Quốc trước năm 2020 theo điều kiện của Hội Nghị Thành Đô năm 1990.

(*) XIN CÁC BẠN CHIA SẺ RỘNG, QUYẾT TÂM KHÔNG ĐỂ HÀ NỘI CHẶT HẾT 6.700 CÂY ĐỂ TRỒNG LOẠI CÂY MỚI GÂY ĐỘC HẠI CHO MÙA MÀNG.

Nguyễn Thùy Trang



ANTĐ - Hà Nội sẽ thay thế, chỉnh trang cây xanh trên 16 tuyến phố trung tâm ở 4 quận nội thành. Việc bổ sung, trồng mới nhằm đồng bộ hệ thống cây xanh đô thị, góp phần xây dựng các tuyến phố Thủ đô văn minh, hiện đại hơn, để lại dấu ấn trong lòng người dân và bạn bè quốc tế.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cây cong nghiêng, sâu mục mất an toàn giao thông cần được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh

Thay thế, trồng mới 1.000 cây xanh đô thị
Theo chủ trương, Hà Nội sẽ đồng loạt thay thế cây không đúng chủng loại cây đô thị, cây cong nghiêng, cây sâu mục, gây mất ATGT trên 16 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành. Số lượng cây thay mới, bổ sung trong đợt này là 1.000 cây xanh bóng mát, đáng nói kinh phí để thực hiện đều từ nguồn vốn  xã hội hóa, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cùng tham gia trồng cây, xây dựng những tuyến phố văn minh. Ông Trần Trọng Hiếu, Trường phòng Môi trường và công trình ngầm, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, qua kiểm tra, khảo sát các tuyến phố trung tâm tại 4 quận nội thành cho thấy, toàn bộ các cây xanh bị thay thế trong đợt này là các cây không thuộc chủng loại cây đô thị do người dân tự trồng như bông gòn, cây dâu da và một số cây xà cừ, cây sấu đã già cỗi, gây mất ATGT, mỹ quan đô thị. Theo quy định mới của TP, loại cây trồng được thay thế sẽ đảm bảo tiêu chuẩn đường kính thân tối thiểu 15cm2, chiều cao 6-8m.

Một số tuyến phố nằm trong diện được thay thế, trồng mới cây xanh đô thị đợt này như Xã Đàn (đoạn từ Đào Duy Anh tới Hoàng Cầu), trồng 139 cây sấu đã cơ bản hoàn tất, tuyến Nguyễn Thái Học-Kim Mã cũng bổ sung, thay thế 225 câu xanh cong nghiêng, sâu mục… “Không phải kêu gọi vốn xã hội hóa vào việc trồng mới, thay thế cây xanh có nghĩa là bỏ mặc các đơn vị muốn trồng, làm thế nào thì làm mà có sự giám sát của Sở Xây dựng. Cây phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn cây đô thị, quy trình trồng ra sao, chăm sóc như thế nào… đều có sự giám sát của Ban duy tu hạ tầng trực thuộc Sở Xây dựng”, ông Trần Trọng Hiếu thông tin.

Tạo sự đồng bộ, văn minh cây xanh
Đáng nói trong đợt chỉnh trang cây xanh này, Sở Xây dựng Hà Nội đã khảo sát và chọn tuyến phố Nguyễn Chí Thanh để làm điểm, trồng đồng nhất một chủng loại cây đô thị, có giá trị và có tính thẩm mỹ cao. “Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP trồng đồng nhất cây vàng tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh, lấy tuyến phố này làm điểm, tạo điểm nhấn cho mặt phố Hà Nội và đã được TP chấp thuận”, đại diện Sở Xây dựng cho hay.

Cây vàng tâm thân gỗ, rễ cọc, cao 25 - 30m, đường kính 70 - 80cm2. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, rộng 1,5 - 6,5cm. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 - 1. Gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng. Vàng tâm thuộc nhóm gỗ quý thuộc Sách đỏ, có độ bền cao với tuổi thọ lên tới hàng nghìn năm. Vì vậy, việc chọn cây vàng tâm trồng đồng bộ ở phố Nguyễn Chí Thanh vừa tạo điểm nhấn cho tuyến phố, vừa thực hiện mục tiêu bảo tồn loài cây gỗ quý.

Phố Nguyễn Chí Thanh hiện có 381 cây xanh nhưng bao gồm 15 chủng loại, trong đó có nhiều cây cong nghiêng gây mất ATGT. Theo ông Trần Trọng Hiếu, trong số 381 cây xanh này, cây không thuộc chủng loại cây đô thị, cây cong, cây sâu mục sẽ được chặt hạ, còn các cây hoa sữa vẫn đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được di chuyển về vườn ươm Công viên Hòa Bình để trồng ở các tuyến phố khác.

Hiện, Công ty Công viên cây xanh đã chặt hạ, di dời được 120 cây trên tuyến phố này, dự kiến trong tháng 3 công việc sẽ hoàn tất. “Đây là tuyến phố đầu tiên trên địa bàn Thủ đô trồng đồng bộ một loại cây xanh. Hy vọng việc này sẽ tạo tiền đề để có thể nhân rộng ra các tuyến phố khác, mang lại sự đồng bộ, mỹ quan đô thị trên toàn địa bàn TP”, đại diện Công ty Công viên cây xanh Hà Nội bày tỏ.

PGS.TS KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Thay thế cây phù hợp với không gian đô thị

“Về nguyên tắc, việc thay thế cây trong đô thị có thể xảy ra, nhất là với các tuyến phố trồng cây tự phát. Cây xanh là một bộ phận của kiến trúc đô thị, mang lại đặc trưng cho mỗi tuyến phố. Người Pháp hồi xưa trồng cây có ý thức. Ví dụ, với khu vực nhiều trường học, viện nghiên cứu như phố Lý Thường Kiệt thì họ trồng toàn phượng, là biểu trưng cho mùa hè, hoặc trồng những hàng cây sấu theo hướng có thể che nắng được… Phố Thợ Nhuộm, họ trồng rất nhiều bằng lăng, hay ở Tràng Thi trồng nhiều cây bàng… Tôi cho rằng, việc trồng chủng loại cây nào, cách thức trồng ra sao phải phù hợp với không gian đô thị, không xâm hại hệ thống hạ tầng, đồng thời đảm bảo chúng có thể tồn tại lâu và tương đối đồng nhất”.

KTS Trần Quốc Bảo: Hàng cây “gọi tên” tuyến phố

“Tôi biết từ thời Pháp thuộc, Hà Nội có những loại cây rất đặc trưng cho từng tuyến phố như phố Phan Đình Phùng có cây sấu, Nguyễn Du có cây hoa sữa đã đi vào  thơ ca, âm nhạc… và ngay cả phố nhỏ như Đặng Dung nơi tôi sống cũng có cây xạ hương rất đẹp. Những hàng cây ấy không chỉ có nhiệm vụ tỏa bóng mát, làm đẹp cho tuyến phố mà góp phần “gọi tên” những tuyến phố ấy. Hòa bình lập lại, trên một số tuyến phố, chúng ta đã thay, chặt bỏ một số cây, trồng lại một cách xen kẽ, không theo một trật tự, nguyên tắc nào. Bởi vậy, nếu thành phố có chủ trương trồng cây xanh đồng nhất trên các tuyến phố, chẳng hạn như đường Nguyễn Chí Thanh, tôi thấy rất hay. Cái chính là trước khi chặt bỏ, chúng ta phải có phương án xem chặt rồi thì thay thế bằng những cây gì và đương nhiên, loại cây đó phải có giá trị về mặt môi trường cũng như đảm bảo mỹ quan, diện mạo cho tuyến phố”.

Nghệ sỹ piano Phó An My: Nên thay thế những cây sâu mục
“Đi trên một số tuyến phố của Hà Nội, tôi thấy hàng cây hai bên đường buộc phải chặt hạ để làm công trình, tiếc lắm. Trồng lâu năm mới có được màu xanh mà giờ chặt đi, tôi cảm thấy như mất mát một điều gì đó gắn liền với những kỷ niệm. Nhưng khi đọc kỹ hơn về chủ trương thay thế cây xanh không đúng chủng loại do Sở Xây dựng đề xuất, tôi hoàn toàn ủng hộ. Những cây bị sâu mục, nghiêng vẹo như sắp đổ nếu không được thay thế sẽ rất nguy hiểm cho người đi đường. Năm ngoái, trong mưa bão, tôi nhớ có lái xe taxi đã bỏ mạng do bị cây đổ, đè vào người. Màu xanh không chỉ làm cho mỹ quan đô thị đẹp hơn mà còn mang lại bóng mát cho người dân Hà Nội. Nhưng nếu giống cây đó gây hại cho con người thì không thể không loại bỏ để trồng mới những giống cây phù hợp và an toàn hơn”.

Diễn viên Hoàng Tùng: An toàn cho người đi đường là trên hết

“An toàn giao thông là trên hết, lý do này hoàn toàn thuyết phục tôi ủng hộ chủ trương xã hội hóa thay thế cây xanh không đúng chủng loại đô thị do Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện. Những yêu cầu khác đối với cây xanh trồng trong nội thành như sự đồng đều về chủng loại trên cùng một tuyến đường, thời gian để tạo nên một con đường đẹp, rợp bóng mát… đều có thể xử lý được. Có những tuyến phố của Hà Nội khá đẹp nhưng trong mùa mưa bão, hàng cây rễ chùm không thuộc chủng loại cây đô thị hai bên đường lại là nỗi lo thường trực cho người đi đường. Cần tính đến việc trồng mới, thay thế cây trên những tuyến phố ấy để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Bà Ngô Ngọc Thư, số nhà 3, ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh: Trồng một loại cây cho đẹp và hiện đại 
“Tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương thay thế, đồng bộ cây xanh của UBND  TP Hà Nội. Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh là tuyến đường mới, văn minh nhưng hệ thống cây xanh đã qua nhiều năm, hiện chủ yếu cho bóng mát chứ không có giá trị thẩm mỹ. Hơn nữa, hầu hết cây xanh trên tuyến phố này là cây hoa sữa, giá trị không cao, tuổi thọ cây cũng không được lâu như một số cây xanh khác. Mặc dù chưa nắm rõ cây vàng tâm như thế nào, nhưng tôi hy vọng chúng sẽ nhanh cho bóng mát và mang lại vẻ đẹp, hiện đại như chính con phố này”.

(TNĐO) - Toàn bộ cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), con đường được mệnh danh đẹp nhất thủ đô sẽ bị chặt hạ để thay thế bằng 1 loại cây đồng nhất. Đó là con đường đầu tiên bị chặt trong dự án cải tạo cây xanh thành phố Hà Nội.
Hà Nội thay thế toàn bộ cây xanh trên đường đẹp nhất Thủ đô. Ảnh: TL.Hà Nội thay thế toàn bộ cây xanh trên đường đẹp nhất thủ đô. Ảnh: TL.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục vừa cho báo chí biết, thành phố chấp thuận cho thay thế cây không đúng chủng loại đô thị, cong nghiêng, sâu mục mất an toàn giao thông, không đảm bảo tiêu chuẩn, ảnh hưởng mỹ quan đô thị trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Kinh phí thay thế của tập đoàn Vingroup.
Hiện trên đường Nguyễn Chí Thanh có 381 cây bóng mát nhưng có đến 15 loài, do đó tạo ra sự không đồng đều. Sở Xây dựng đã đề xuất thay thế toàn bộ bằng cây vàng tâm.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, thành phố yêu cầu các đơn vị đã được cấp phép xã hội hoá thay thế cây xanh trên một số tuyến đường chính phải hoàn thành trong quý I-2015. Đó là các tuyến như Giảng Võ, Láng Hạ, Đinh Tiên Hoàng, Lê Duẩn, Trần Nhân Tông, Ngô Thì Nhậm, Trần Hưng Đạo... 
Theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố được UBND thành phố Hà Nội thông qua, Sở Xây dựng đã đề xuất chặt hạ khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành.
Đường Nguyễn Chí Thanh dài 1,8km và được bình chọn là một trong những con đường đô thị đẹp nhất Việt Nam.  

Emerald Ash Borer

EAB Press Release:  Quarantine NoticeQuarantine Zone Map
General Information
Emerald ash borer, Agrilus planipennis Fairmaire (Coleoptera:  Buprestidae), a beetle from Asia, was identified in July 2002 as the cause of widespread ash tree (Fraxinus  sp.) decline and mortality in southeastern Michigan and Windsor, Ontario, Canada.  Larval feeding in the tissue between the bark and sapwood disrupts transport of nutrients and water in a tree, eventually causing branches and the entire tree to die.  Tens of millions of ash trees in forested, rural, and urban areas have already been killed or are heavily infested by this pest.
Since 2002, emerald ash borer has been found in many states and parts of Canada.  Closer to home, emerald ash borer was found in Wayne County in southeastern Missouri in 2008 and has since spread to four additional counties in that region.  Then in the summer of 2014 emerald ash borer was found in six counties in southwest Arkansas.  The insect is likely to be found in additional areas as detection surveys continue through the next few years.  Evidence from other states suggests that emerald ash borer is generally established in an area for several years before it is detected.  Emerald ash borer is now known in Arkansas, Colorado, Connecticut, Georgia, Indiana, Illinois, Iowa, Kansas, Kentucky, Maryland, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Missouri, New Hampshire, New Jersey, New York, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Tennessee, Virginia, West Virginia and Wisconsin.  Infestations have also been found in areas of Ontario and Quebec.
The broad distribution of this pest in the United States and Canada is primarily due to people inadvertently transporting infested ash nursery stock, unprocessed logs, firewood, and other ash commodities.  Federal and state quarantines in infested states now regulate transport of these products.
You can find more information about the emerald ash borer at the following web site:

Identification
Emerald Ash Borer and Nickel
Figure 1.  An adult emerald ash borer is 1/3 to 1/2 inch (8 to 13 mm) long, slightly smaller than a nickel.  Photo courtesy of Eric R. Day, Virginia Polytechnic Institute and State University, Bugwood.org.
Adult beetles are generally larger and brighter green (Fig. 1) than the native North AmericanAgrilus species.
Adults are slender, elongate, and 1/3 to 1/2 inch (8 to 13 mm) long. Males are smaller than females and have fine hairs, which the females lack, on the ventral side of the thorax.  Adults are usually bronze, golden, or reddish green overall, with darker, metallic emerald green wing covers.
Emerald ash borer taking off.
Figure 2.  The emerald ash borer has a purplish red back that is usually covered by its folded wings.  Photo courtesy of David Cappaert, Michigan State University, Bugwood.org.
The dorsal side of the abdomen is metallic purplish red and can be seen when the wings are spread (Fig. 2).  The prothorax, the segment behind the head and to which the first pair of legs is attached, is slightly wider than the head and the same width as the base of the wing covers.  Larvae reach a length of 1 to 1.25 inch (25 to 32 mm), are white to cream-colored, and dorso-ventrally flattened (Fig. 3).
Emerald ash borer larvae.
Figure 3.  Emerald ash borer larvae reach up to 1-1/4 inch (32 mm) in length.  Photo courtesy of David Cappaert, Michigan State University, Bugwood.org.
The brown head is mostly retracted into the prothorax, and only the mouthparts are visible.  The abdomen has 10 segments, and the last segment has a pair of brown, pincer-like appendages.

Biology
Emerald ash borer generally has a 1-year life cycle.  In the upper Midwest, adult beetles begin emerging in May or early June.  Beetle activity peaks between mid June and early July, and continues into August.  Beetles probably live for about 3 weeks, although some have survived for more than 6 weeks in the laboratory.  Beetles generally are most active during the day, particularly when it is warm and sunny.  Most beetles appear to remain in protected locations in bark crevices or on foliage during rain or high winds.
Throughout their lives beetles feed on ash foliage, usually leaving small, irregularly shaped notches along the leaf margins.  At least a few days of feeding are needed before beetles mate, and an additional 1 to 2 weeks of feeding may be needed before females begin laying eggs.  Females can mate multiple times.  Each female probably lays 30-60 eggs during an average lifespan, but a long-lived female may lay more than 200 eggs.  Eggs are deposited individually in bark crevices or under bark scales on the trunk or branches, and soon darken to a reddish brown.  Eggs hatch in 7 to 10 days.  After hatching, first instar larvae chew through the bark and into the phloem and cambial region.  Larvae feed on phloem for several weeks, creating serpentine (S-shaped) galleries packed with fine sawdust-like frass.
Emerald ash borer gallery
Figure 4.  As emerald ash borer larvae carve a sinuous gallery through the phloem, they grow and cut a larger gallery.  Notice how this gallery increases in width as the larvae moves from left to right.  Photo courtesy of David Cappaert, Michigan State University, Bugwood.org.
Beetle galleries etch the outer sapwood.  As a larva grows, its gallery becomes progressively wider (Fig. 4) and reaches a length of 4 to 20 inches (10 to 50 cm).  Feeding is usually completed in autumn.
Prepupal larvae overwinter in shallow chambers, roughly 0.5 inch (12 mm) deep, excavated in the outer sapwood or in the bark on thick-barked trees.  Pupation begins in late April or May.  Newly emerged adults often remain in the pupal chamber or bark for 1 to 2 weeks before exiting head-first through a D-shaped hole they bore toward the exterior of the tree.
Studies in Michigan indicate 2 years may be required for emerald ash borer to develop in newly infested ash trees that are relatively healthy.  In these trees, many emerald ash borers overwinter as early instars, feed a second summer, overwinter as prepupae, and emerge the following summer.
In trees stressed by physical injury, high emerald ash borer densities, or other problems; all or nearly all larvae develop in a single year.  Whether a 2-year life cycle will occur in warmer southern states is not yet known.

Distribution and Hosts
Emerald ash borer is native to Asia and is found in China and Korea.  It is also reported in Japan, Mongolia, the Russian Far East, and Taiwan.  In China, high populations of emerald ash borer occur primarily in Chinese ash (Fraxinus chinensis Roxb.), usually when those trees are stressed by drought or injury.  Other Asian hosts (F. mandshurica  var. japonicaUlmus davidiana var.japonicaJuglans mandshurica var. sieboldiana, and Pterocarya rhoifolia) may be colonized by this or a related species.
In North America emerald ash borer has attacked only ash trees.  Host preference of emerald ash borer or resistance among North American ash species may vary.  Green ash (F. pennsylvanica) and black ash (F. nigra), for example, appear to be highly preferred, while white ash (F. americana) and blue ash (F. quadrangulata) are less preferred.  At this time all species and varieties of native ash in North America appear to be at risk from this pest.

Signs and Symptoms
Damage caused by a woodpecker digging for emerald ash borers
Figure 5.  Often the first sign of an emerald ash borer infestation is damaged caused by woodpeckers looking for emerald ash borer larvae.  In this case the hole on the right was excavated by a woodpecker.  Photo courtesy of David Cappaert, Michigan State University, Bugwood.org.
It is difficult to detect emerald ash borer in newly infested trees because they exhibit few, if any, external symptoms.  Jagged holes excavated by woodpeckers feeding on late instar or prepupal larvae may be the first sign that a tree is infested (Fig. 5).  Distinctive D-shaped exit holes about 0.1 inch (3 to 4 mm) diameter (Fig. 6) left by emerging adult beetles may be seen on branches or the trunk, especially on trees with smooth bark.
Emerald ash borer exit holes
Figure 6.  Emerald ash borer exit holes are about 0.1 inch (3 to 4 mm) diameter and have a distinctive D-shape.  Photo courtesy of Debbie Miller, USDA Forest Service, Bugwood.org.
Bark may split vertically over larval feeding galleries.  When the bark is removed from infested trees, the distinct, frass-filled larval galleries that etch the outer sapwood and phloem are readily visible.  An elliptical area of discolored sapwood, usually a result of secondary infection by fungal pathogens, sometimes surrounds galleries.
As emerald ash borer densities build, foliage wilts, branches die, and the tree canopy becomes increasingly thin.  Many trees appear to lose about 30 to 50 percent of the canopy after only a few years of infestation (Fig. 7).
Crown thinning due to emerald ash borer infestation
Figure 7.  Within a few years of emerald ash borer infestation, ash crowns show severe thinning.  Photo courtesy of Steven Katovich, USDA Forest Service, Bugwood.org.
Trees may die after 3 to 4 years of heavy infestation.  Epicormic shoots (Fig. 8) may arise on the trunk or branches of the tree, often at the margin of live and dead tissue. Dense root sprouting sometimes occurs after trees die.
Epicormic sprouts in ash
Figure 8.  As emerald ash borers kill the crown of a tree, epicormic sprouts proliferate.  Photo courtesy of Joseph O’Brien, USDA Forest Service, Bugwood.org.
Emerald ash borer larvae have developed in branches and trunks ranging from 1 inch to 55 inches (2.5 to 140 cm) in diameter.  Although stressed trees are initially more attractive to emerald ash borer than healthy trees are, in many areas all or nearly all ash trees greater than 1 inch in diameter have been attacked.

Stop the Spread
There are several things foresters and landowners can do to slow or stop the spread of emerald ash borer.  First, educate yourself about emerald ash borer.  Learn to recognize the symptoms displayed by infested trees and learn how the pest is moved by people.  Second, read this quarantine notice.  Third, don’t move firewood.  The initial infestation identified in Missouri was found in a U.S. Army Corps of Engineers recreation area.  The source could easily have been firewood taken there by a camper.  Buy firewood where you plan to use it.  Never haul firewood out of an emerald ash borer quarantine area.  Fourth, if you buy ash nursery stock, make sure the nursery stock does not come from an emerald ash borer quarantine area.  Fifth, if you buy or sell ash logs, follow quarantine regulations for handling and processing ash logs.
Let’s work together to keep emerald ash borer out of Arkansas.  If you find an ash tree showing symptoms of emerald ash borer infestation, contact the Arkansas State Plant Board at EAB@aspb.ar.gov.


Tổng số lượt xem trang