--TLQ: -Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây
Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây (2): Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”-
-Hà Nội chi 30 tỷ cắt tỉa cây xà cừVNExpress
Kinh phí cắt tỉa cây xanh theo đơn công văn, phòng bão, hạ độ cao, cắt cân tán trên địa bàn thành phố Hà Nội lên đến 35 tỷ đồng, trong đó chi phí việc cắt tỉa cây xà cừ 30 tỷ.
Hà Nội dừng chặt hạ cây xanh / 35 triệu đồng chi phí chặt một cây xà cừ
Theo kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2013-2015, cùng với việc chặt hạ, dịch chuyển, thay thế 6.700 cây xanh, thành phố còn chi 1,3 tỷ đồng để đánh mã số 44.225 cây. Ngoài ra, ngân sách thành phố cũng dành 35 tỷ đồng cho việc cắt tỉa cây xanh trên các tuyến phố.
Cây xà cừ ngả vào nhà dân trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.
Cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện cắt sửa nhẹ tán, cân tán, khống chế chiều cao đối với xà cừ, muồng và các cây cao, nguy hiểm trong mùa mưa bão trên các tuyến đường phố giai đoạn 2013-2015. Số lượng cây cắt tỉa 10.854 cây (xà cừ 5.306 cây, muồng 5.548 cây), chi phí cho cắt tỉa cây xà cừ 30 tỷ đồng, cắt tỉa cây cao, nguy hiểm 5 tỷ đồng. “Việc cắt tỉa cây sẽ kích thích quá trình sinh trưởng nhanh, mùa xuân cây nảy lộc đâm chồi mạnh, mùa hè cây sẽ có tán đẹp đáp ứng yêu cầu, tạo nên vẻ đẹp mới cho các tuyến đường. Bên cạnh đó, loại bỏ nguy cơ cành khô, khống chế chiều cao chung, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão”, kế hoạch nêu.
Có một chi tiết trùng lắp trong kế hoạch trên, đó là kết quả thống kê năm 2008 cho thấy số lượng cây xà cừ trong các công viên và đường phố Hà Nội là 5.306 cây. Kế hoạch cắt tỉa cây xà cừ được thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2013 cũng là 5.306 cây. Như vậy, 5 năm sau khi được thống kê, số lượng cây xà cừ trên đường phố và trong công viên của Hà Nội không thay đổi.
Liên quan đến chi phí cắt tỉa cây xanh, theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, cắt sửa cây xà cừ trong các quận nội thành có chi phí thấp nhất trên 1,7 triệu đồng (cây có đường kính 15-40 cm) và cao nhất lên đến hơn 12,5 triệu đồng (đường kính trên 120 cm). Chi phí tối đa cho việc cắt sửa cành cây khô và giải tỏa cành cây gẫy lần lượt là hơn 800 nghìn và trên 1,2 triệu đồng.
Võ Hải
Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây (2): Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”-
-Hà Nội chi 30 tỷ cắt tỉa cây xà cừVNExpress
Kinh phí cắt tỉa cây xanh theo đơn công văn, phòng bão, hạ độ cao, cắt cân tán trên địa bàn thành phố Hà Nội lên đến 35 tỷ đồng, trong đó chi phí việc cắt tỉa cây xà cừ 30 tỷ.
Hà Nội dừng chặt hạ cây xanh / 35 triệu đồng chi phí chặt một cây xà cừ
Theo kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2013-2015, cùng với việc chặt hạ, dịch chuyển, thay thế 6.700 cây xanh, thành phố còn chi 1,3 tỷ đồng để đánh mã số 44.225 cây. Ngoài ra, ngân sách thành phố cũng dành 35 tỷ đồng cho việc cắt tỉa cây xanh trên các tuyến phố.
Cây xà cừ ngả vào nhà dân trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội). Ảnh: Quý Đoàn.
Cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện cắt sửa nhẹ tán, cân tán, khống chế chiều cao đối với xà cừ, muồng và các cây cao, nguy hiểm trong mùa mưa bão trên các tuyến đường phố giai đoạn 2013-2015. Số lượng cây cắt tỉa 10.854 cây (xà cừ 5.306 cây, muồng 5.548 cây), chi phí cho cắt tỉa cây xà cừ 30 tỷ đồng, cắt tỉa cây cao, nguy hiểm 5 tỷ đồng. “Việc cắt tỉa cây sẽ kích thích quá trình sinh trưởng nhanh, mùa xuân cây nảy lộc đâm chồi mạnh, mùa hè cây sẽ có tán đẹp đáp ứng yêu cầu, tạo nên vẻ đẹp mới cho các tuyến đường. Bên cạnh đó, loại bỏ nguy cơ cành khô, khống chế chiều cao chung, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão”, kế hoạch nêu.
Có một chi tiết trùng lắp trong kế hoạch trên, đó là kết quả thống kê năm 2008 cho thấy số lượng cây xà cừ trong các công viên và đường phố Hà Nội là 5.306 cây. Kế hoạch cắt tỉa cây xà cừ được thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2013 cũng là 5.306 cây. Như vậy, 5 năm sau khi được thống kê, số lượng cây xà cừ trên đường phố và trong công viên của Hà Nội không thay đổi.
Liên quan đến chi phí cắt tỉa cây xanh, theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, cắt sửa cây xà cừ trong các quận nội thành có chi phí thấp nhất trên 1,7 triệu đồng (cây có đường kính 15-40 cm) và cao nhất lên đến hơn 12,5 triệu đồng (đường kính trên 120 cm). Chi phí tối đa cho việc cắt sửa cành cây khô và giải tỏa cành cây gẫy lần lượt là hơn 800 nghìn và trên 1,2 triệu đồng.
Võ Hải
...
Tuần hành bằng xe đạp vì cây xanh ở Hà NộiNgười Việt
-6,700 người vì 6,700 cây xanh
-Chuyện thay cây xanh-đừng suy diễn thiếu căn cứ pháp luật!
Thứ bảy, 28/03/2015 12:03
(CATP) - Kính thưa toàn thể các quý vị cây xanh tại thủ đô Hà Nội và cả nước.
Hiệp hội cây xanh vô cùng thương tiếc báo tin: Cụ Nguyễn Xà Cừ (tên thường gọi là Xà Cừ), sinh năm 1911 tại Hà Nội, cao 24,3m, vòng bụng 1,22m, đã đột ngột từ trần vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 14-3-2015, sau một “tai nạn” bị cưa máy cắt đứt ngang lưng, hưởng thọ 104 tuổi.
Sinh ra tại thủ đô trong thời Pháp thuộc, suốt cuộc đời hơn một trăm năm qua, cụ Xà Cừ đã có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho người dân thành phố. Từ thời trai trẻ cho đến lúc tuổi già, không quản nhọc nhằn, mưa nắng, khói bụi, Cụ luôn tự nguyện đứng bên đường che bóng mát cho người dân giữa trưa hè nắng gắt, dang tay ngăn cơn gió lạnh đầu đông, gồng mình chắn bớt những cơn bão dữ. Không quản ngày đêm, Cụ âm thầm điều hòa không khí bớt phần ô nhiễm, tạo khoảng xanh cho thủ đô thân yêu.
Đương đầu với hàng trăm cơn bão cấp 12, bất chấp 12 ngày đêm B52 Mỹ rải thảm xuống Hà Nội, Cụ vẫn ngoan cường bám sâu vào lòng đất, ngẩng cao đầu, trở thành một trong những biểu tượng ngoan cường, kiêu hãnh của thủ đô ngàn năm văn hiến. Dù đã hơn trăm tuổi nhưng Cụ vẫn tỏ ra vô cùng tráng kiện, dẻo dai, sải những cách tay gân guốc cuồn cuộn trong gió, mái đầu xanh mướt chưa hề điểm bạc. Ai trông thấy Cụ cũng thấy lòng dịu lại, thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Ai cũng tin tưởng Cụ sẽ mãi trường tồn cùng thủ đô yêu dấu.
Vậy mà đau đớn thay, vào một ngày trung tuần tháng 3-2015, từ một chiến dịch vội vã, thiếu trách nhiệm nhằm “cải tạo, thay thế cây xanh” tại Hà Nội, Cụ Xà Cừ và hơn 500 họ hàng, con cháu của Cụ đã phải đột ngột từ giã cõi đời. Sự ra đi bất ngờ, đầy oan ức của Cụ cùng hơn 500 cây xanh khác khiến nhiều người tiếc thương, đau xót; đồng thời phẫn nộ về thói làm ăn tắc trách của một số cá nhân, đơn vị.
Trước đòi hỏi của công luận, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã và đang quyết tâm làm sáng tỏ vụ việc, xử lý nghiêm những người có liên quan đến cái chết của Cụ Xà Cừ. Hiện thi thể của Cụ đã bị cưa, chặt làm nhiều khúc, đang trong quá trình phân hủy nhẹ, được “quàn” tại một cơ sở thuộc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội - đơn vị chính trực tiếp thực hiện chiến dịch trên.
Cụ Xà Cừ mất đi, thủ đô Hà Nội từ nay mất một mảng xanh tươi mát, mất một lá phổi trong lành, mất một ký ức thân thương... Điều duy nhất an ủi phần nào hương hồn Cụ là nhờ sự ra đi này, đã dấy lên một tình yêu đối với cây xanh, đã chứng minh rằng người dân không hề “đồng thuận” với sự chặt phá, đã cứu được sinh mạng của hàng ngàn cây xanh - vốn là bạn bè, con cháu Cụ, trong kế hoạnh đốn hạ 6.700 cây của Sở Xây dựng Hà Nội.
Vĩnh biệt Cụ Xà Cừ, chúng ta mong từ nay con cháu Cụ sẽ được quan tâm, chăm sóc kỹ càng hơn, không còn bị bức tử một cách đau xót; không còn những suy nghĩ như “lãnh đạo thành phố không lường hết tình cảm của người dân với cây xanh”.
Cầu mong thi thể Cụ sớm được “thanh lý”, đấu giá để tiếp tục quay lại phục vụ hữu ích cho đời, như Cụ hằng mong mỏi khi còn xanh tốt. Chúc Cụ an giấc ngàn thu!
Thay mặt Hiệp hội cây xanh, Chủ tịch Trần Cổ Thụ.
Đờ- Mi- Pho photo
- Cần phải định rõ ai là DLV trong bài này: " Cây xanh Thủ đô lại bị "DLV" mang ra làm cái cớ!"
Xem thêm : CÁC BẠN NGHĨ SAO VỀ NHỮNG HÌNH ẢNH NÀY ???
(PetroTimes) - Sau vụ ngăn cản thân nhân các liệt sỹ Gạc Ma tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ thì một lần nữa, nhóm DLV (có thể gọi là dư luận viên) lại lợi dụng vấn đề mà người dân đang quan tâm để phục vụ cho mục đích của mình.
'Hiệu trưởng Đại học Lâm Nghiệp lạm quyền' (BBC 28-3-15)
Công văn của Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 'ngăn cấm' cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên của Trường phát biểu ý kiến về vụ Hà Nội chặt hạ cây xanh là hoàn toàn 'lạm quyền' và văn bản cần bị hủy bỏ vì 'vi phạm pháp luật', theo ý kiến luật sư từ Việt Nam.
Hôm 27/3/2015, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận với BBC về 'Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến việc chặt cây xanh ở Hà Nội' do ông Hiệu trưởng Trần Văn Chứ ký tên và ban hành hôm 25/3.
Luật sư nói: "Ông này (hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp) phát biểu như thế là ông ấy lạm quyền, ông ấy chỉ có quyền phát biểu trong phạm vi của trường của ông ấy thôi.
Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạmCông văn của Đại học Lâm nghiệp
"Còn người ta ra ngoài xã hội, người ta phát biểu không nhân danh trường, không nhân danh chủ trương của trường, người ta phát biểu, thì hoàn toàn người ta có quyền đó.
"Và quyền đó là quyền phổ quát rộng rãi, không ai có quyền ngăn cấm cả," cựu quan chức Văn phòng Quốc hội nói.
Hôm thứ Tư, công văn 'Thông báo' do Phó Giáo sư, TS. Trần Văn Chứ, nhà giáo ưu tú, nguyên giảng viên Khoa Chế biến gỗ, nguyễn Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Xẻ mộc, Bí thư Đoàn trường Đại học Lâm nghiệp, ký viết:
"Vừa qua nhân sự việc chặt cây xanh ở Hà Nôi, có một số cán bộ viên chức của Nhà trường đã trả lời phỏng vấn báo chí với chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm nghiệp mà không đúng quy chế về việc thực hiện phát ngôn và cũng cấp thông tin (theo Quyết định... của Thủ tướng Chính phủ...); không đúng các quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường Đại học Lâm nghiệp (theo Quyết định... của Hiệu trưởng...)
Thoát khỏi media player
giúp đỡ với media player
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.null
"Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm."
Công văn do ông Chứ ký ghi rõ: "Chỉ khi Nhà trường yêu cầu, Cán bộ viên chức, Lao động hợp đồng, Học sinh sinh viên mới được phát ngôn và cung cấp thông tin có liên quan một cách chính xác, khách quan.
"Mọi thông tin ngoài luồng của cá nhân không qua Nhà trường các cá nhân đó hoàn toàn chịu trách nhiệm," công văn được công bố lại toàn văn trên tờ báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam (Vov.vn).
'Lỗi soạn văn bản?'Đại học Lâm Nghiệp cho hay Công văn do Hiệu trưởng ký và ban hành hôm 25/3 có lỗi do 'người soạn văn bản'.
Cũng tờ này hôm thứ Sáu trích dẫn lời của lãnh đạo Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA83) của Công an Hà Nội bác bỏ bất cứ liên hệ nào của cơ quan công an với Đại học Lâm nghiệp như đã được nêu trong công văn của ông Chứ.
"Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng PA83 – Công an Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin, PA83 đã thực hiện rà soát toàn bộ văn bản và hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào gửi cho trường Đại học Lâm nghiệp," tờ báo điện tử của VOV cho hay.
"Đại tá Tân khẳng định: “Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệp”.
"Đồng thời, Đại tá Tân cũng cho biết, PA83 đã có công văn gửi Đại học Lâm nghiệp yêu cầu nhà trường cải chính thông tin liên quan đến PA83 được nêu trong Công văn số 373/TB-ĐHLN-HCTH tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công an," vẫn theo trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam.
Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệpĐại tá Đinh Hữu Tân, Trưởng phòng PA83
Trong một diễn biến liên quan, hôm 27/3, vẫn theo báo chí Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp đã có tuyên bố nói văn bản hôm 25/3 có lỗi do 'người soạn thảo văn bản' gây ra và ban lãnh đạo Đại học này đang 'kiểm điểm', 'rút kinh nghiệm'.
Tờ báo mạng Infonet của Bộ Thông tin & Truyền thông dẫn lời của ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của Đại học Lâm nghiệp trả lời phỏng vấn báo này, cho biết thêm chi tiết:
"Trước tiên, ông Nguyễn Vũ Lâm xác nhận nhà trường có ra văn bản này, văn bản được ban hành vào ngày 25/3. Trong văn bản có đoạn 2 liên quan đến những thông tin về phòng PA83 (Công an TP Hà Nội). Tuy nhiên, theo ông Lâm thì “đây là lỗi của người soạn thảo văn bản”.
“Công an TP Hà Nội không chỉ đạo và cũng không liên hệ đề nghị kỷ luật, kiểm điểm hay vấn đề gì khác mà chỉ nhắc nhở chung về vấn đề an ninh, khi các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin chưa chính xác, diễn biến bình luận sai lệch những thông tin của nhà trường. Chúng tôi ra văn bản để chấn chỉnh” – ông Lâm nhấn mạnh.Đại học Lâm nghiệp xác nhận đã ban hành văn bản này hôm 25/3/2015, theo truyền thông Việt Nam.
"Liên quan đến lỗi văn bản trên, Trưởng phòng tổng hợp Đại học Lâm nghiệp cũng cho biết, phía nhà trường đang họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm."
Bình luận về tính thiếu nhất quán giữa các cơ quan là Phòng PA83 của Công an Hà Nội và Đại học Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC:
"Sau khi nghe thông tin của Đài (Vov.vn) cung cấp, tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên là sao giữa các cơ quan chức năng, người thì nói đằng này, người thì nói đằng khác, nhất là giữa ông Hiệu trưởng và PA của Hà Nội, tự nhiên người ta không nói, thì mình lại nói người ta nói.
Sau khi nghe thông tin của Đài cung cấp, tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên là sao giữa các cơ quan chức năng, người thì nói đằng này, người thì nói đằng khác, nhất là giữa ông Hiệu trưởng và PA của Hà NộiLuật sư Trần Quốc Thuận
"Cho nên những thông tin tôi cũng không thấy có cái gì nó không bình thường và đặc biệt việc ông Hiệu trưởng ông cấm người ta phát biểu chuyện này, chuyện kia, thì làm gì ông có cái quyền đó."
Theo Luật sư Thuận, kể cả văn bản quy định phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng 'không cấm mọi người phát ngôn'.
"Ông Hiệu trưởng đó, không biết ông căn cứ vào chỗ nào mà ông lại phát biểu như thế, tôi nghe tôi cũng rất bất ngờ."
'Bị trên ép xuống?'
Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Trần Tuấn, mà nhà nghiên cứu về chính sách cộng đồng, bình luận với BBC về khả năng ông Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp đã 'bị sức ép' của một cơ quan nào đó hoặc 'cấp trên' để công bố 'quyết định' đang gây tranh cãi này.
Nhà phân tích chính sách từ một cơ quan nghiên cứu, đào tạo thuộc Liên hiệp Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam nói:Nhà phân tích cho rằng văn bản của Đại học Lâm nghiệp là phản ánh nhận thức 'lỗi thời' trước thời cuộc và dư luận.
"Có thể trong hệ thống hành chính, có ai đó ép chúng ta phải làm theo ý của trên, tôi nghĩ rằng khi một quyết định từ trên đưa ra, cũng có rất nhiều cách khác nhau để xem xét ứng xử chuyện này.
"Trong trường hợp này chúng ta phải xem lại là khi một quyết định ở trên ép xuống như vậy, thì có đúng thực sự có hay không, và có đúng trên ép xuống?
"Giả sử trong trường hợp có thực sự ép xuống, bắt phải làm (ra Thông báo), tôi nghĩ rằng người ta bắt anh phải làm, nhưng chúng ta đều biết rồi, có những việc đúng hoặc là việc sai, anh nhận thấy nếu anh đúng, anh làm...
"Trong trường hợp anh theo ý kiến ở trên, sai cũng làm theo, thì chắc chắn anh liên đới trách nhiệm, và anh phải biết hậu quả của cái sai đó.
"Có thể trong trường hợp này họ thấy rằng hậu quả cũng không chết ai chăng, cho nên họ cứ làm, thì cái đấy là do nhận thức của họ.
Trong trường hợp anh theo ý kiến ở trên, sai cũng làm theo, thì chắc chắn anh liên đới trách nhiệm, và anh phải biết hậu quả của cái sai đóTS. Trần Tuấn
"Và tôi cho rằng trong điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị hiện nay mà những hành động như thế, những suy nghĩ như thế mà vẫn cho rằng là đúng để mà làm, thì tôi cho rằng hoàn toàn lạc lõng, không còn phù hợp."
Mới đây, trong một cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, nhận xét đang có một khuynh hướng khiến dư luận xã hội ở Việt Nam quan tâm.
Đó là việc có sự 'đổ tội cho cấp dưới', hoặc 'trốn tránh trách nhiệm', 'vô thừa nhận hóa' các vụ việc mà theo ông có thể thấy qua vụ 'chặt hạ cây xanh' ở Hà Nội vừa qua, cho tới việc một nhóm thanh niên 'dư luận viên' 'phá đám' một lễ tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma nhưng sau đó cả Công an và Tuyên giáo Hà Nội đều phủ nhận không biết tới nhóm này.
Hiện chưa rõ việc Đại học Lâm nghiệp nói lỗi 'do người soạn thảo' gây ra ở công văn hôm 25/3/2015 vốn được cho là 'hạn chế' quyền tự do ngôn luận của cán bộ, công nhân viên, sinh viên của trường có phải là 'sự thực' và liệu đây đã là 'lý do cuối cùng' mà Đại học này đưa ra để biện minh cho văn bản gây tranh cãi này hay không.
-Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp nói gì về việc cấm nhân viên phát ngôn?
6,700 người vì 6,700 cây xanh
Tuần hành bằng xe đạp vì cây xanh ở Hà NộiNgười Việt
-6,700 người vì 6,700 cây xanh
Kính gửi Chính quyền thành phố
Kính gửi cơ quan An ninh thành phố
Kính gửi Ban Tuyên giáo TW
Kính gửi cơ quan An ninh thành phố
Kính gửi Ban Tuyên giáo TW
"6700 người vì 6700 cây xanh" là một nỗ lực đối thoại công khai, minh bạch và thiện chí giữa nhiều người dân với chính quyền thành phố về vấn đề cây xanh.
Hoạt động khảo sát cây xanh là hoạt động tự nguyện, với thái độ thiện chí, kết quả của hoạt động là một sản phẩm tương tự như mọi sản phẩm cộng đồng của thế giới, ví như các kiến thức trên wikipedia, như những video trên youtube hay các status trên facebook.
Người dân mất niềm tin vào chính quyền không phải bởi vì có tổ chức nào chống phá cả, chính quyền thương dân, yêu dân, người dân sẽ đứng ra bảo vệ chính quyền khỏi mọi "thế lực thù địch".
Chúng tôi mong rằng sẽ không được nêu ra làm một ví dụ, xếp cạnh các tổ chức mang tên "cơ hội chính trị".
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân"
Chính quyền cứ THẲNG THẮN, CÔNG KHAI, MINH BẠCH một cách nhanh chóng, hiệu suất thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra hết.
Trong một bối cảnh mạng xã hội toàn cầu, người dân ai cũng có smartphone như ngày nay, những nỗ lực "đảm bảo an ninh trật tự" như thế này chỉ làm xa thêm hố sâu ngăn cách giữa người dân và chính quyền.
.....................................
.....................................
Dưới đây là một văn bản mà một thành viên của page gửi tới, gia đình bạn ấy nhận được thông báo này.
Hình ảnh thứ 3 chụp khi các nhóm TNV khảo sát cây bị "hỏi thăm" và mời về đồn uống nước khi đang đi chụp ảnh cây (các bạn ấy đã từ chối lời mời này).
-Chuyện thay cây xanh-đừng suy diễn thiếu căn cứ pháp luật!
(HNM) - Câu chuyện cải tạo cây xanh ở Hà Nội bỗng chốc đã trở thành đề tài "nóng" trong dư luận thời gian qua. Thậm chí, sự việc còn bị đẩy đi quá xa so với "mốc" khởi phát, đó là có một số quan điểm cho rằng Hà Nội đã phạm luật, hoặc có ý kiến đòi phải truy tố trách nhiệm hình sự những người có liên quan về các hành vi như "thiếu trách nhiệm", "cố ý làm trái", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"...
Tâm tư, nuối tiếc là điều dễ hiểu. Cái gì đã xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày và đi cùng năm tháng, rõ ràng không dễ gì dứt bỏ ngay một lúc. Cây xanh đã gắn bó với đời sống của người Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Từ việc thay thế cây xanh ở một số tuyến phố vừa qua có thể thấy rõ hơn tình cảm của người dân Hà Nội với những con phố, những hàng cây. Tình cảm đó rất đáng trân quý. Từ nhiều thế hệ trước, Người Hà Nội đã thể hiện tình cảm với mảnh đất và không gian đang sống, mong muốn ươm trồng để thành phố ngày càng xanh hơn. Hàng vạn người đã tham gia, trồng cây để hình thành nên những không gian xanh đang hiện hữu trong cuộc sống, trong từng hơi thở của Hà Nội ngày nay; đó là con đường Thanh Niên rợp bóng mát, là Công viên Thống Nhất tốt tươi, xanh ngắt giữa lòng Thủ đô…
Người Hà Nội yêu cây xanh, yêu thiên nhiên và tất cả chúng ta đều tự hào về một thành phố biểu tượng của màu xanh. Và để Hà Nội mãi giữ được danh hiệu "Thành phố xanh" thì khi thực hiện việc thay thế cây xanh theo quy hoạch rất cần những quyết sách, những tư duy đổi mới để làm thay đổi, để chuyển sang một trạng thái tốt hơn, đẹp hơn, vì lợi ích chung của mọi người. Ở góc độ "phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" thì mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Ở đây, sự sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới, ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Và đôi khi có thể phải chấp nhận mất đi một điều gì đó ở mức độ nào đó để hướng tới cái mới tốt hơn, nhất là khi thành phố ngày càng có nhiều cây mục, rỗng, nghiêng đổ nguy hiểm, nhiều tuyến phố có cây không phù hợp với đô thị... Liên quan đến kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội trong vòng 3 năm, có thể thấy việc thay thế cây mới để chỉnh trang đô thị là hết sức cần thiết. Thực tế, dù Hà Nội đã thực hiện việc thay thế cây từ khá lâu, và đó cũng là chuyện thường phải làm hàng tháng, hàng năm… Có điều không mấy ai để ý mà chỉ đến khi chứng kiến việc chặt cây với tốc độ ồ ạt thì nhiều người mới giật mình. Và có lẽ trong lúc cảm xúc dâng cao, một số người nóng vội cho rằng chính quyền Hà Nội đã "phạm luật" khi chiểu theo Nghị định 64 năm 2010 về quản lý cây xanh đô thị. Có người viện dẫn những quy định về điều kiện chặt cây trong văn bản này, nhưng lại bỏ qua việc chính Nghị định 64 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chính quyền, trách nhiệm người dân và định hướng phát triển cây xanh đô thị.
Trước khi thực hiện việc quy hoạch hệ thống cây xanh, từ nhiều năm trước Hà Nội đã có đề tài nghiên cứu khoa học về cây xanh, trong đó làm rõ những chủng loại cây phù hợp. Từ kết quả của những đề tài này, thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành "Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ" đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Năm 2013, UBND TP Hà Nội cũng phê duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường giai đoạn 2014-2015, giao trách nhiệm cho từng sở, ngành, địa phương thực hiện. Sau quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, thành phố có quy hoạch về công viên cây xanh và nhiều thiết kế đô thị, tuyến đường, nhiều quy hoạch phân khu được phê duyệt. Dự án này cũng nằm trong khuôn khổ, định hướng quy định của Thủ tướng Chính phủ. Và lần triển khai thay thế cây xanh gây ồn ào trong dư luận vừa qua chỉ là sự cụ thể hóa những quy hoạch, đề án nói trên, chỉ khác hơn và cũng là nguyên nhân gây nên bức xúc của người dân là làm ồ ạt, không giải thích, không tuyên truyền ...
Theo Đề án thay thế cây xanh của Sở Xây dựng thực hiện từ tháng 9-2013, trong đợt cải tạo sẽ chặt tỉa những cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị, sai quy hoạch, nghiêng, cong xấu, cản trở giao thông; trồng lại cây thay thế theo loài cây chủ đạo của tuyến phố; bó vỉa gốc cây; hoàn trả vỉa hè; phát triển cây xanh tầm thấp trên dải phân cách, đảo giao thông, trụ cầu, gầm cầu… Tiêu chuẩn cây trồng thay thế được Sở Xây dựng đưa ra có chiều cao từ 6 đến 8m, đường kính thân cây (tại vị trí 1,3m tính từ mặt đất) tối thiểu 10cm. Cây được trồng thay thế phải thẳng, phân cành cao, dáng cân đối, không sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, ít rụng lá trơ cành, xanh tốt quanh năm. Tuyến phố dài 2km chỉ trồng một loại cây, có thể trồng 2 loại cây nếu đường dài trên 2km. Cây trồng thành hàng khoảng cách 5-10m…
Qua khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội với 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố. Các quận có nhiều cây được thay thế nhất là Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, ít nhất là các quận Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông.
Trong kế hoạch được phê duyệt, đường Nguyễn Chí Thanh là tuyến đầu tiên thực hiện thay thế cây. Nguyên trạng ban đầu, con phố này có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài, trong đó chiếm số nhiều là cây hoa sữa với 228 cây, keo có 81 cây, số còn lại thuộc 13 loài khác nhau. Đây đều là những cây trồng mới khoảng hơn chục năm nay, từ sau khi cải tạo, mở rộng phố Láng Trung thành đường Nguyễn Chí Thanh. Chính do sự thiếu đồng bộ của hệ thống cây xanh nên đề xuất thay thế cây trên con đường này đã được thành phố chấp thuận.
Trong các văn bản liên quan đến kế hoạch thay thế cây xanh trên một số tuyến phố của UBND TP Hà Nội cũng đã nêu rõ căn cứ quyết định gồm: Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11-6-2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20-12-2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30-6-2009 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20-12-2005; Chương trình số 07-CTr/TU ngày 18-10-2011 của Thành ủy Hà Nội Chương trình tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015; Chương trình số 06-CTr/TU về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý đô thị"; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16-8-2013 của UBND thành phố về đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015… Như vậy, có thể thấy, thành phố có đủ các yếu tố pháp lý và các yếu tố khoa học, đủ cơ sở quy hoạch để triển khai. Điều này hoàn toàn không trái với các quy định của pháp luật.
Thế nhưng, khi triển khai đã vấp phải sự phản ứng khá mạnh của dư luận, và câu hỏi "vì sao" cũng đã được nhiều người đặt ra. Ở đây, có thể nhìn theo hai hướng. Một là sự bức xúc chính đáng từ chính tình yêu cây xanh của người Hà Nội. Nhiều người cảm thấy bị tổn thương và bỡ ngỡ, không hiểu vì sao ra đường bỗng thấy người ta ào ạt chặt bỏ cả những cây đang xum xuê bóng mát. Người dân đã không có được thông tin sớm và đầy đủ; đồng thời cũng chưa nhận được những lời giải thích thỏa đáng về sự việc, buộc họ phải bộc lộ trạng thái tình cảm một cách quyết liệt. Hướng thứ hai, đó là "phản ứng" từ những cái "đầu quá nóng", có phần vội vã và thiếu căn cứ. Một số người khác thì tỏ ra "cố tình" không hiểu vấn đề, suy diễn thiếu căn cứ xác đáng. Hướng thứ ba là lợi dụng sự việc để kích động, tập hợp người nhằm mục đích bội nhọ, chống phá chế độ.
Điển hình của hướng thứ hai là suy diễn rằng Hà Nội phạm luật và rồi đòi truy tố một số cá nhân về một số tội danh. Thực chất mục đích của các suy diễn này là gây nhiễu thông tin nên họ cố tình viện dẫn luật một cách thiếu chính xác. Ví dụ, có quan điểm đòi truy tố người có trách nhiệm với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (Điều 281 Bộ luật Hình sự). Đây là tội danh thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, đây là điều luật mà cấu thành tội phạm bắt buộc người phạm tội phải "cố ý trực tiếp", nghĩa là người đó nhận thức rõ hành vi của mình làm là có nguy hiểm cho Nhà nước, xã hội, cho người khác nhưng vẫn làm với mong muốn hậu quả xấu ấy xảy ra. Nói cách khác, người phạm tội cố ý làm trái công vụ được giao và trong lòng có mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhà nước, xã hội, người khác... Ngoài ra, một yếu tố nữa trong tội danh này bắt buộc người phạm tội phải có động cơ "vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác". Nếu không có một trong hai yếu tố này thì không đủ yếu tố kết tội. Hoặc có quan điểm quy kết rằng việc tổ chức thực hiện thay thế cây xanh vừa qua có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 165 Bộ luật Hình sự). Đây có thể nói là sự cố tình "đánh tráo" khái niệm bởi điều luật này quy định về tội phạm kinh tế, trong khi các quyết định liên quan đến cây xanh là quyết định hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hành chính. Hay có người cho rằng phải truy tố hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 285 Bộ luật Hình sự) hoặc "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" (Điều 144 Bộ luật Hình sự) thì thấy rằng dường như họ chỉ đang muốn hùa theo dư luận. Bởi xét trên các căn cứ pháp lý thì việc xây dựng chủ trương, đề án, quy hoạch quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đã được tính toán kỹ, qua nhiều cấp, nhiều ngành, được sự thông qua của Hội đồng nhân dân thành phố, trong đó đã tính toán đến cả giải pháp, cách thức, nhân lực và kinh phí thực hiện thì không thể nói là sự "vô ý" hay "thiếu trách nhiệm" của một cá nhân nào…
Nói như vậy để thấy, trước khi quy kết trách nhiệm hay đòi truy cứu trách nhiệm hình sự một ai đó cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, phải có sự đối chiếu với hành vi cụ thể và hậu quả do hành vi đã gây ra cũng như động cơ, mục đích của những người ban hành chủ trương và tổ chức thi hành chủ trương đó. Tránh việc suy diễn gây hiểu nhầm trong dư luận.
Trong vụ việc này, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã thực sự cầu thị, lắng nghe, nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc để rút ra những bài học kinh nghiệm. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng: Việc thay thế cây xanh đã làm không tốt vì giản đơn, nóng vội, nếu xử lý vội nữa, thì hai cái vội cộng lại thành cái sai nữa. Và cũng vì thế mà công tác thanh tra phải theo đúng quy định của pháp luật, đó là: khách quan, công minh, xử lý các vấn đề liên quan phải đúng mức, không làm oan sai, nhưng cũng không bao che, né tránh cho những sai sót, khuyết điểm! Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức đúng hơn bản chất của vụ việc để có tư duy đúng và những hành động đúng pháp luật, không gây tổn thương danh dự người khác, và cũng không để kẻ xấu lợi dụng cho mục đích chống chế độ.
Tâm tư, nuối tiếc là điều dễ hiểu. Cái gì đã xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày và đi cùng năm tháng, rõ ràng không dễ gì dứt bỏ ngay một lúc. Cây xanh đã gắn bó với đời sống của người Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Từ việc thay thế cây xanh ở một số tuyến phố vừa qua có thể thấy rõ hơn tình cảm của người dân Hà Nội với những con phố, những hàng cây. Tình cảm đó rất đáng trân quý. Từ nhiều thế hệ trước, Người Hà Nội đã thể hiện tình cảm với mảnh đất và không gian đang sống, mong muốn ươm trồng để thành phố ngày càng xanh hơn. Hàng vạn người đã tham gia, trồng cây để hình thành nên những không gian xanh đang hiện hữu trong cuộc sống, trong từng hơi thở của Hà Nội ngày nay; đó là con đường Thanh Niên rợp bóng mát, là Công viên Thống Nhất tốt tươi, xanh ngắt giữa lòng Thủ đô…
Người Hà Nội yêu cây xanh, yêu thiên nhiên và tất cả chúng ta đều tự hào về một thành phố biểu tượng của màu xanh. Và để Hà Nội mãi giữ được danh hiệu "Thành phố xanh" thì khi thực hiện việc thay thế cây xanh theo quy hoạch rất cần những quyết sách, những tư duy đổi mới để làm thay đổi, để chuyển sang một trạng thái tốt hơn, đẹp hơn, vì lợi ích chung của mọi người. Ở góc độ "phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" thì mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Ở đây, sự sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới, ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Và đôi khi có thể phải chấp nhận mất đi một điều gì đó ở mức độ nào đó để hướng tới cái mới tốt hơn, nhất là khi thành phố ngày càng có nhiều cây mục, rỗng, nghiêng đổ nguy hiểm, nhiều tuyến phố có cây không phù hợp với đô thị... Liên quan đến kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội trong vòng 3 năm, có thể thấy việc thay thế cây mới để chỉnh trang đô thị là hết sức cần thiết. Thực tế, dù Hà Nội đã thực hiện việc thay thế cây từ khá lâu, và đó cũng là chuyện thường phải làm hàng tháng, hàng năm… Có điều không mấy ai để ý mà chỉ đến khi chứng kiến việc chặt cây với tốc độ ồ ạt thì nhiều người mới giật mình. Và có lẽ trong lúc cảm xúc dâng cao, một số người nóng vội cho rằng chính quyền Hà Nội đã "phạm luật" khi chiểu theo Nghị định 64 năm 2010 về quản lý cây xanh đô thị. Có người viện dẫn những quy định về điều kiện chặt cây trong văn bản này, nhưng lại bỏ qua việc chính Nghị định 64 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chính quyền, trách nhiệm người dân và định hướng phát triển cây xanh đô thị.
Trước khi thực hiện việc quy hoạch hệ thống cây xanh, từ nhiều năm trước Hà Nội đã có đề tài nghiên cứu khoa học về cây xanh, trong đó làm rõ những chủng loại cây phù hợp. Từ kết quả của những đề tài này, thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành "Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ" đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Năm 2013, UBND TP Hà Nội cũng phê duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường giai đoạn 2014-2015, giao trách nhiệm cho từng sở, ngành, địa phương thực hiện. Sau quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, thành phố có quy hoạch về công viên cây xanh và nhiều thiết kế đô thị, tuyến đường, nhiều quy hoạch phân khu được phê duyệt. Dự án này cũng nằm trong khuôn khổ, định hướng quy định của Thủ tướng Chính phủ. Và lần triển khai thay thế cây xanh gây ồn ào trong dư luận vừa qua chỉ là sự cụ thể hóa những quy hoạch, đề án nói trên, chỉ khác hơn và cũng là nguyên nhân gây nên bức xúc của người dân là làm ồ ạt, không giải thích, không tuyên truyền ...
Theo Đề án thay thế cây xanh của Sở Xây dựng thực hiện từ tháng 9-2013, trong đợt cải tạo sẽ chặt tỉa những cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị, sai quy hoạch, nghiêng, cong xấu, cản trở giao thông; trồng lại cây thay thế theo loài cây chủ đạo của tuyến phố; bó vỉa gốc cây; hoàn trả vỉa hè; phát triển cây xanh tầm thấp trên dải phân cách, đảo giao thông, trụ cầu, gầm cầu… Tiêu chuẩn cây trồng thay thế được Sở Xây dựng đưa ra có chiều cao từ 6 đến 8m, đường kính thân cây (tại vị trí 1,3m tính từ mặt đất) tối thiểu 10cm. Cây được trồng thay thế phải thẳng, phân cành cao, dáng cân đối, không sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, ít rụng lá trơ cành, xanh tốt quanh năm. Tuyến phố dài 2km chỉ trồng một loại cây, có thể trồng 2 loại cây nếu đường dài trên 2km. Cây trồng thành hàng khoảng cách 5-10m…
Qua khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội với 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố. Các quận có nhiều cây được thay thế nhất là Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, ít nhất là các quận Long Biên, Tây Hồ, Hà Đông.
Trong kế hoạch được phê duyệt, đường Nguyễn Chí Thanh là tuyến đầu tiên thực hiện thay thế cây. Nguyên trạng ban đầu, con phố này có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài, trong đó chiếm số nhiều là cây hoa sữa với 228 cây, keo có 81 cây, số còn lại thuộc 13 loài khác nhau. Đây đều là những cây trồng mới khoảng hơn chục năm nay, từ sau khi cải tạo, mở rộng phố Láng Trung thành đường Nguyễn Chí Thanh. Chính do sự thiếu đồng bộ của hệ thống cây xanh nên đề xuất thay thế cây trên con đường này đã được thành phố chấp thuận.
Trong các văn bản liên quan đến kế hoạch thay thế cây xanh trên một số tuyến phố của UBND TP Hà Nội cũng đã nêu rõ căn cứ quyết định gồm: Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11-6-2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20-12-2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30-6-2009 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20-12-2005; Chương trình số 07-CTr/TU ngày 18-10-2011 của Thành ủy Hà Nội Chương trình tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015; Chương trình số 06-CTr/TU về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý đô thị"; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16-8-2013 của UBND thành phố về đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2015… Như vậy, có thể thấy, thành phố có đủ các yếu tố pháp lý và các yếu tố khoa học, đủ cơ sở quy hoạch để triển khai. Điều này hoàn toàn không trái với các quy định của pháp luật.
Thế nhưng, khi triển khai đã vấp phải sự phản ứng khá mạnh của dư luận, và câu hỏi "vì sao" cũng đã được nhiều người đặt ra. Ở đây, có thể nhìn theo hai hướng. Một là sự bức xúc chính đáng từ chính tình yêu cây xanh của người Hà Nội. Nhiều người cảm thấy bị tổn thương và bỡ ngỡ, không hiểu vì sao ra đường bỗng thấy người ta ào ạt chặt bỏ cả những cây đang xum xuê bóng mát. Người dân đã không có được thông tin sớm và đầy đủ; đồng thời cũng chưa nhận được những lời giải thích thỏa đáng về sự việc, buộc họ phải bộc lộ trạng thái tình cảm một cách quyết liệt. Hướng thứ hai, đó là "phản ứng" từ những cái "đầu quá nóng", có phần vội vã và thiếu căn cứ. Một số người khác thì tỏ ra "cố tình" không hiểu vấn đề, suy diễn thiếu căn cứ xác đáng. Hướng thứ ba là lợi dụng sự việc để kích động, tập hợp người nhằm mục đích bội nhọ, chống phá chế độ.
Điển hình của hướng thứ hai là suy diễn rằng Hà Nội phạm luật và rồi đòi truy tố một số cá nhân về một số tội danh. Thực chất mục đích của các suy diễn này là gây nhiễu thông tin nên họ cố tình viện dẫn luật một cách thiếu chính xác. Ví dụ, có quan điểm đòi truy tố người có trách nhiệm với tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (Điều 281 Bộ luật Hình sự). Đây là tội danh thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, đây là điều luật mà cấu thành tội phạm bắt buộc người phạm tội phải "cố ý trực tiếp", nghĩa là người đó nhận thức rõ hành vi của mình làm là có nguy hiểm cho Nhà nước, xã hội, cho người khác nhưng vẫn làm với mong muốn hậu quả xấu ấy xảy ra. Nói cách khác, người phạm tội cố ý làm trái công vụ được giao và trong lòng có mong muốn thiệt hại xảy ra cho nhà nước, xã hội, người khác... Ngoài ra, một yếu tố nữa trong tội danh này bắt buộc người phạm tội phải có động cơ "vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác". Nếu không có một trong hai yếu tố này thì không đủ yếu tố kết tội. Hoặc có quan điểm quy kết rằng việc tổ chức thực hiện thay thế cây xanh vừa qua có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 165 Bộ luật Hình sự). Đây có thể nói là sự cố tình "đánh tráo" khái niệm bởi điều luật này quy định về tội phạm kinh tế, trong khi các quyết định liên quan đến cây xanh là quyết định hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hành chính. Hay có người cho rằng phải truy tố hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 285 Bộ luật Hình sự) hoặc "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" (Điều 144 Bộ luật Hình sự) thì thấy rằng dường như họ chỉ đang muốn hùa theo dư luận. Bởi xét trên các căn cứ pháp lý thì việc xây dựng chủ trương, đề án, quy hoạch quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đã được tính toán kỹ, qua nhiều cấp, nhiều ngành, được sự thông qua của Hội đồng nhân dân thành phố, trong đó đã tính toán đến cả giải pháp, cách thức, nhân lực và kinh phí thực hiện thì không thể nói là sự "vô ý" hay "thiếu trách nhiệm" của một cá nhân nào…
Nói như vậy để thấy, trước khi quy kết trách nhiệm hay đòi truy cứu trách nhiệm hình sự một ai đó cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, phải có sự đối chiếu với hành vi cụ thể và hậu quả do hành vi đã gây ra cũng như động cơ, mục đích của những người ban hành chủ trương và tổ chức thi hành chủ trương đó. Tránh việc suy diễn gây hiểu nhầm trong dư luận.
Trong vụ việc này, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã thực sự cầu thị, lắng nghe, nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc để rút ra những bài học kinh nghiệm. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng: Việc thay thế cây xanh đã làm không tốt vì giản đơn, nóng vội, nếu xử lý vội nữa, thì hai cái vội cộng lại thành cái sai nữa. Và cũng vì thế mà công tác thanh tra phải theo đúng quy định của pháp luật, đó là: khách quan, công minh, xử lý các vấn đề liên quan phải đúng mức, không làm oan sai, nhưng cũng không bao che, né tránh cho những sai sót, khuyết điểm! Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức đúng hơn bản chất của vụ việc để có tư duy đúng và những hành động đúng pháp luật, không gây tổn thương danh dự người khác, và cũng không để kẻ xấu lợi dụng cho mục đích chống chế độ.
Tuấn Kiệt
TIN LIÊN QUAN
QĐND - Những ngày qua, trong dư luận xã hội cũng như trên báo chí, nhất là báo mạng "nóng" lên câu chuyện chặt cây ở Hà Nội. Báo chí trước hết là phản ánh dư luận xã hội, tiếp đến và đồng thời là sự thể hiện quan điểm, tấm lòng, cảm xúc của nhà báo trước các sự kiện. Công bằng mà nói, có người vì quá bức xúc nên đã có những suy luận, bình luận chưa thật khách quan, công bằng. Chẳng hạn có bài viết xem vụ chặt cây là “có tổ chức”, là “đô tặc” (phá hoại Thủ đô)… Song, nếu đọc kỹ những bài báo nói trên, cho dù câu chữ, ngôn từ có gay gắt nhưng người ta vẫn thấy được tấm lòng của tuyệt đại đa số người cầm bút với xã hội, với văn hóa, con người Thủ đô.
Thế nhưng, lợi dụng câu chuyện của báo chí trong nước, không ít báo nước ngoài cũng “té nước theo mưa” làm nóng thêm vấn đề. Một số người suy luận, bình luận, thậm chí bóp méo nhằm “lái” những bức xúc, bất bình của người dân sang bôi nhọ cấp ủy, chính quyền, phủ nhận chế độ xã hội XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đồng thời, họ dẫn dắt tình cảm, suy nghĩ của mọi người đến mô hình xã hội “dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập” ngoại nhập. Họ nói rằng: “Nguyên nhân quan trọng (dẫn đến vụ chặt cây sai lầm) là do sự thiếu vắng các hội đoàn dân sự…”. Có kẻ lại nói: “Muốn bảo vệ môi trường cần phải có… tự do ngôn luận, tự do báo chí”, “tự do lập hội, lập đảng”… Có kẻ còn trắng trợn nói cần phải thay đổi chế độ xã hội, chế độ đó phải “có nhiều hơn một đảng”...
Không ai phủ nhận việc thực hiện “Đề án thay thế cây xanh ở Hà Nội” có những thiếu sót, nhất là trong quá trình triển khai. Nhưng việc họ suy diễn, tuyên truyền rằng, vụ chặt cây này chỉ là “chuyện nhỏ” còn các dự án “hàng chục tỷ đô-la đã, đang và sẽ được vẽ ra, thông qua một cách khuất tất để lấy tiền dân chia nhau”… Rõ ràng, đó là một thủ đoạn chính trị nhằm kích động những bức xúc của người dân trong vụ việc này nhằm phá hoại chế độ ta. Thậm chí một số vấn đề chẳng có mối quan hệ gì đến chuyện chặt cây xanh cũng được họ đề cập đến như một “giải pháp”. Chẳng hạn từ chuyện cây xanh Hà Nội, họ nói chỉ khắc phục được vấn đề này trong chế độ xã hội “dân chủ, đa nguyên”... Đã quá rõ ràng, với họ, việc bàn luận, “tư vấn” về vụ chặt cây ở Hà Nội chỉ là cái cớ để họ xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội, hướng lái những suy nghĩ, tình cảm của người dân vào phủ nhận bản chất của chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Nếu khách quan xem xét, "Đề án thay thế cây xanh ở Hà Nội" là một ý tưởng hợp lý, nhất là khi Hà Nội đang triển khai nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như: Xây dựng đường sắt trên cao, mở rộng một số tuyến phố… và hằng năm, nhất là vào mùa mưa bão, Hà Nội vẫn còn không ít vụ tai nạn do cây gãy cành, bật gốc... gây thương vong cho người dân… Đáng tiếc là việc nghiên cứu, triển khai đề án này chưa được công khai đầy đủ, kịp thời.
Tuy nhiên, có thể thấy lãnh đạo Hà Nội đã có những quyết định khá nhanh chóng, thẳng thắn khẳng định sẽ làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc. Xin được điểm lại một số quyết định của lãnh đạo Hà Nội: Ngày 20-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định: “Dừng việc chặt hạ, thay thế cây”. Trong quyết định này, Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu cụ thể: “Những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay thế… Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân... Việc chỉnh trang trồng bổ sung thay thế cây xanh đô thị phải thực hiện theo đúng quy trình quy định; đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện”. Ngày 23-3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp về vụ việc trên. Ngày 25-3, theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố đã quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để làm sáng tỏ vụ việc: “Thiếu sót ở đâu, do ai và biện pháp sửa chữa, khắc phục cụ thể” như thế nào… Trên đây có lẽ chưa phải là tất cả những gì mà cấp ủy Đảng và chính quyền Hà Nội đã và đang làm xung quanh vụ việc nói trên.
Qua diễn đàn báo chí về vụ việc này cho thấy, ở Việt Nam không phải là “không có tự do báo chí, tự do ngôn luận” như nhiều trang mạng đang rêu rao tuyên truyền. Có thể nói, những kẻ suy luận, gán ghép rằng nguyên nhân của những sai trái trong vụ việc chặt cây xanh ở Hà Nội là do chế độ xã hội, là do Đảng Cộng sản “độc quyền” chỉ là thủ đoạn chính trị “té nước theo mưa” rẻ tiền.
CAO THÁI
- Từ CA TP HCM gửi tới Hà Nội: Điếu văn Cụ Nguyễn Xà Cừ Thứ bảy, 28/03/2015 12:03
(CATP) - Kính thưa toàn thể các quý vị cây xanh tại thủ đô Hà Nội và cả nước.
Hiệp hội cây xanh vô cùng thương tiếc báo tin: Cụ Nguyễn Xà Cừ (tên thường gọi là Xà Cừ), sinh năm 1911 tại Hà Nội, cao 24,3m, vòng bụng 1,22m, đã đột ngột từ trần vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 14-3-2015, sau một “tai nạn” bị cưa máy cắt đứt ngang lưng, hưởng thọ 104 tuổi.
Sinh ra tại thủ đô trong thời Pháp thuộc, suốt cuộc đời hơn một trăm năm qua, cụ Xà Cừ đã có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho người dân thành phố. Từ thời trai trẻ cho đến lúc tuổi già, không quản nhọc nhằn, mưa nắng, khói bụi, Cụ luôn tự nguyện đứng bên đường che bóng mát cho người dân giữa trưa hè nắng gắt, dang tay ngăn cơn gió lạnh đầu đông, gồng mình chắn bớt những cơn bão dữ. Không quản ngày đêm, Cụ âm thầm điều hòa không khí bớt phần ô nhiễm, tạo khoảng xanh cho thủ đô thân yêu.
Đương đầu với hàng trăm cơn bão cấp 12, bất chấp 12 ngày đêm B52 Mỹ rải thảm xuống Hà Nội, Cụ vẫn ngoan cường bám sâu vào lòng đất, ngẩng cao đầu, trở thành một trong những biểu tượng ngoan cường, kiêu hãnh của thủ đô ngàn năm văn hiến. Dù đã hơn trăm tuổi nhưng Cụ vẫn tỏ ra vô cùng tráng kiện, dẻo dai, sải những cách tay gân guốc cuồn cuộn trong gió, mái đầu xanh mướt chưa hề điểm bạc. Ai trông thấy Cụ cũng thấy lòng dịu lại, thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Ai cũng tin tưởng Cụ sẽ mãi trường tồn cùng thủ đô yêu dấu.
Vậy mà đau đớn thay, vào một ngày trung tuần tháng 3-2015, từ một chiến dịch vội vã, thiếu trách nhiệm nhằm “cải tạo, thay thế cây xanh” tại Hà Nội, Cụ Xà Cừ và hơn 500 họ hàng, con cháu của Cụ đã phải đột ngột từ giã cõi đời. Sự ra đi bất ngờ, đầy oan ức của Cụ cùng hơn 500 cây xanh khác khiến nhiều người tiếc thương, đau xót; đồng thời phẫn nộ về thói làm ăn tắc trách của một số cá nhân, đơn vị.
Trước đòi hỏi của công luận, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã và đang quyết tâm làm sáng tỏ vụ việc, xử lý nghiêm những người có liên quan đến cái chết của Cụ Xà Cừ. Hiện thi thể của Cụ đã bị cưa, chặt làm nhiều khúc, đang trong quá trình phân hủy nhẹ, được “quàn” tại một cơ sở thuộc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội - đơn vị chính trực tiếp thực hiện chiến dịch trên.
Cụ Xà Cừ mất đi, thủ đô Hà Nội từ nay mất một mảng xanh tươi mát, mất một lá phổi trong lành, mất một ký ức thân thương... Điều duy nhất an ủi phần nào hương hồn Cụ là nhờ sự ra đi này, đã dấy lên một tình yêu đối với cây xanh, đã chứng minh rằng người dân không hề “đồng thuận” với sự chặt phá, đã cứu được sinh mạng của hàng ngàn cây xanh - vốn là bạn bè, con cháu Cụ, trong kế hoạnh đốn hạ 6.700 cây của Sở Xây dựng Hà Nội.
Vĩnh biệt Cụ Xà Cừ, chúng ta mong từ nay con cháu Cụ sẽ được quan tâm, chăm sóc kỹ càng hơn, không còn bị bức tử một cách đau xót; không còn những suy nghĩ như “lãnh đạo thành phố không lường hết tình cảm của người dân với cây xanh”.
Cầu mong thi thể Cụ sớm được “thanh lý”, đấu giá để tiếp tục quay lại phục vụ hữu ích cho đời, như Cụ hằng mong mỏi khi còn xanh tốt. Chúc Cụ an giấc ngàn thu!
Thay mặt Hiệp hội cây xanh, Chủ tịch Trần Cổ Thụ.
Đờ- Mi- Pho photo
Độc giả có thể không tin và cho rằng những gì viết ra ở đây là mê tín, là viển vông nhưng đối với những ai chỉ cần có chút hiểu biết về Thuyết Âm Dương , Ngũ hành và Kinh Dịch thì câu chuyện chính quyền thủ đô Hà nội vừa qua cho phép đốn chặt tới gần 7000 cây xanh cổ thụ lại chứa đựng những điều hệ trọng hơn nhiều những bức xúc rất đời thường như bóng mát , cảnh quan môi trường và ký ức lịch sử .
Điều hệ trọng đó chính là vấn đề Phong Thủy của Thủ đô và do vậy nó hẳn sẽ ảnh hưởng tới trung tâm đầu não quốc gia và vận mệnh đất nước.
Theo triết lý ngũ hành tương sinh, tương khắc thì Việt Nam (nước Việt ở phương Nam) thuộc Hỏa. Mộc dưỡng Hỏa ví như củi tiếp nhiên liệu cho bếp lửa hồng và Hỏa thì khắc Thủy như dân gian vẫn nói “đối chọi nhau như lửa với nước”.
Năm nay 2015 theo Âm lịch là năm Ất Mùi, Ất thuộc Mộc (âm) và Mùi thuộc Thổ (âm) cho nên yếu tố Hỏa của cả năm nay sẽ suy do thiếu tính dương ở cả Thiên can và Địa chi. Do Mộc (âm) vừa phải trực tiếp sinh ra Hỏa và gián tiếp sinh ra Thổ (vì Hỏa tiếp tục sinh Thổ) nên tính chất Mộc của năm nay cũng không mạnh, tương tự như bà mẹ đẻ dày nên đuối sức.
Mùa Xuân là thời điểm vượng nhất của cây cỏ (Mộc) so với các mùa còn lại trong năm (cho nên mới có câu mùa Xuân là Tết trồng cây) mà tiến hành đốn, chặt hàng loạt cây xanh cổ thụ thì tới mùa Hè, thời điểm của Hỏa sẽ không có Mộc để sinh năng lượng, có thể ví vừa qua Hà nội đã thực hiện binh pháp Tôn Tử đó là “rút củi đáy nồi” khiến vận nước thêm suy.
Cũng vì do năm nay yếu tố Mộc không mạnh cho nên việc đốn chặt cây sau Tết Nguyên đán ắt diễn ra thuận lợi hơn năm ngoái Bính Ngọ. Không phải ngẫu nhiên trong tháng 2 lịch Âm Ất Mùi người ta mới ra quân rầm rộ đốn cây ngày đêm theo lối chiến dịch như vậy.
Xét về Phong Thủy tên gọi Hà Nội (trong sông) đã thể hiện tính chất Thủy của Thủ đô và cái tên này hẳn là tương khắc với tên gọi mang tính Hỏa là Việt Nam. Phải chăng vì sự tương khắc đó mà từ năm 1831 khi Minh Mạng cho đổi tên vùng đất vốn là Thăng Long (Rồng bay lên – thuộc Thổ) thành Hà Nội thì trong suốt 184 năm qua hơn 2/3 thời gian đất nước này luôn luôn bị cảnh binh đao ám ảnh: 80 năm Pháp đô hộ, khởi nghĩa, kháng chiến chống Pháp rồi sau đó gần 30 năm Mỹ can thiệp, hai miền chia cắt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, xung đột ở Hoàng Sa 1974, Lão Sơn, Hà Giang rồi Gạc Ma năm 1988, căng thẳng trên Biển Đông hiện nay. Việc sáp nhập Hà Tây (nơi có Sơn Tinh ngụ tại núi Tản) vào Hà nội hẳn càng giúp củng cố hơn cái thế thượng phong của yếu tố Thủy trong tương quan với Hỏa vốn là căn mệnh của đất Việt [1].
Nói tóm lại, việc đốn chặt cây xanh cổ thụ một cách hàng loạt như vừa qua tại Hà Nội đã tạo thêm một sự suy giảm yếu tố Hỏa (rút củi đáy nồi) và góp phần củng cố cho yếu tố Thủy thêm mạnh mẽ, lấn lướt.
Do Phương Bắc thuộc Thủy nên nếu nhìn rộng ra và suy ngẫm một chút sẽ thấy rất rõ việc đặt tên Hà Nội từ thời Minh Mạng sau đó lại sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội và hiện nay cho đốn chặt hàng loạt cây xanh cổ thụ là cả một quá trình làm suy yếu vận nước và góp phần củng cố thế mạnh cho các thế lực phương Bắc.
Trong bối cảnh đang diễn ra những căng thẳng trên Biển Đông thì sự suy yếu của Mộc ngay tại nơi đầu não của đất nước còn mang một nguy cơ tiềm ẩn. Số là phương Đông (trong đó có Biển Đông ) thuộc Mộc nên khi mà Mộc tại trung tâm yếu sẽ liên hoàn kéo theo Mộc ở ngoại vi (thế phòng thủ ngoài Biển Đông – Hoàng Sa, Trường Sa…) suy yếu theo.
Thời điểm có thể diễn ra những căng thẳng, phức tạp do Mộc suy yếu có thể sẽ trùng vào mùa Thu (thuộc Kim) và / hoặc mùa Đông (thuộc Thủy) năm Ất Mùi.
Những việc tày Trời đó đã diễn ra do người Việt Nam không nhận thức được ý nghĩa sâu xa của Phong Thủy – Kinh Dịch và Ngũ hành hay vì những món lợi ngồn ngộn trước mắt đã làm mờ lý trí?
Hình như Minh Mạng đã xuất phát từ sự ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa và phần nào cũng muốn hạ thấp tầm ảnh hưởng của tầng lớp sĩ phu Bắc hà.
Còn việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội thì nghe nói nhiều đại gia bất động sản đã kiếm bộn từ chênh lệch giá bán nhờ việc gắn mác thủ đô lên những khu đất mà ngày hôm qua vẫn là đất tỉnh lẻ nên giá mua vào rất bèo.
Dư luận còn chưa rõ câu trả lời từ phía những người có trách nhiệm trong việc đốn chặt cây ở Hà Nội về số tiền bán gỗ và thực thi chặt cây hàng loạt với kinh phí tới 35 triệu đồng/cây có phạm Luật hay không?
Nhưng một điều rất rõ nếu xét về phương diện Phong Thủy đó là lãnh đạo Hà Nội có thể đã vô tình ra một quyết định vội vàng gây tổn hại cho vận nước đồng thời củng cố thêm vị thế cho các thế lực bên ngoài!
Đáng tiếc là việc đốn, chặt hàng loạt cây xanh cổ thụ ở ngay giữa đất Thủ đô đã gây nên chấn động dư luận gấp nhiều lần những vụ việc đáng tiếc do người dân còn thiếu thông tin và gặp hoàn cảnh túng thiếu như nuôi đỉa, cắt dây điện thoại, phá đường tàu, gom móng trâu, bò và rễ cây quế, lá cây điều… để bán cho thương lái nước ngoài.
Xin kết thúc mấy lời tản mạn (và có thể là viển vông này) bằng một nhận định mà tác giả đã đưa ra cách đây mấy năm khi người ta đang bừng bừng khí thế dời hài cốt các liệt sĩ đã nằm xuống tại khu chợ tạm 19/12 để xây đè lên đó một trung tâm thương mại hoành tráng 17 tầng. Đó là, nếu như quả thực có diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch thì hãy cảnh giác với chiến tranh Phong Thủy [2].
Thăng Long- Hà nội 28/ 3/2015
P.G.M. – Đ.T.T.
- Cần phải định rõ ai là DLV trong bài này: " Cây xanh Thủ đô lại bị "DLV" mang ra làm cái cớ!"
Xem thêm : CÁC BẠN NGHĨ SAO VỀ NHỮNG HÌNH ẢNH NÀY ???
(PetroTimes) - Sau vụ ngăn cản thân nhân các liệt sỹ Gạc Ma tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ thì một lần nữa, nhóm DLV (có thể gọi là dư luận viên) lại lợi dụng vấn đề mà người dân đang quan tâm để phục vụ cho mục đích của mình.
Khoảng 14h ngày 29/4, tại tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xuất hiện một nhóm người với băng rôn, khẩu hiệu ghi dòng chữ “chặt hạ cây xanh là huỷ hoại môi trường”, “chúng tôi yêu cây”, “xử lý nghiêm những người đứng sau việc tàn sát cây xanh”; “hãy cùng chúng tôi cứu cây xanh”…
Theo ghi nhận, những người này mặc áo có dòng chữ “DLV”, đây cũng là những người đã tụ tập tại tượng đài Lý Thái Tổ ngăn cản việc đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh trong vụ đánh chiếm đảo Gạc Ma vào đầu tháng 3 vừa qua.
Sau khi tụ hợp, những người này gương cao băng rôn đi dọc đường Đinh Tiên Hoàng vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu “xử lý người chỉ đạo tàn sát cây xanh - chúng tôi yêu cây xanh”.
Trong số những người này có cả người tàn tật đi xe lăn, người mặc áo tu hành.
Việc những người này biểu tình khiến tuyến đường vòng quanh hồ Hoàn Kiếm bị ùn tắc nghiêm trọng. Sau gần 2 giờ đồng hồ tụ tập, nhóm này tự giải tán. Lực lượng chức năng cũng có mặt nhưng chỉ phân luồng giao thông, giữ an ninh trật tự.
Nhóm biểu tình này thu hút sự chú ý của rất nhiều người tham gia giao thông, lẫn người dân quanh khu vực. Rất nhiều người hiếu kỳ cũng đi theo đoàn quay phim, chụp ảnh…
Vụ việc Hà Nội chặt hạ cây xanh hiện vẫn đang chờ các cơ quan chức năng giải quyết. Trong khi các cơ quan thông tấn báo chí, lãnh đạo thành phố đã thể hiện quyết tâm điều tra vụ việc đến cùng thì những hành động của các DLV là hoàn toàn không cần thiết.
Trong bối cảnh Thủ đô Hà Nội đang làm tất cả để đảm bảo cho một Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới 132 diễn ra tốt đẹp, tạo ra hình ảnh thân thiện của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế thì những việc làm của nhóm DLV là rất phản cảm.
Xem ra, sau vụ ngăn cản thân nhân các liệt sỹ Gạc Ma tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ thì một lần nữa, DLV lại lợi dụng vấn đề mà người dân đang quan tâm để phục vụ cho mục đích của mình.
'Hiệu trưởng Đại học Lâm Nghiệp lạm quyền' (BBC 28-3-15)
Công văn của Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 'ngăn cấm' cán bộ, công nhân viên chức, sinh viên của Trường phát biểu ý kiến về vụ Hà Nội chặt hạ cây xanh là hoàn toàn 'lạm quyền' và văn bản cần bị hủy bỏ vì 'vi phạm pháp luật', theo ý kiến luật sư từ Việt Nam.
Hôm 27/3/2015, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận với BBC về 'Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến việc chặt cây xanh ở Hà Nội' do ông Hiệu trưởng Trần Văn Chứ ký tên và ban hành hôm 25/3.
Luật sư nói: "Ông này (hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp) phát biểu như thế là ông ấy lạm quyền, ông ấy chỉ có quyền phát biểu trong phạm vi của trường của ông ấy thôi.
Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạmCông văn của Đại học Lâm nghiệp
"Còn người ta ra ngoài xã hội, người ta phát biểu không nhân danh trường, không nhân danh chủ trương của trường, người ta phát biểu, thì hoàn toàn người ta có quyền đó.
"Và quyền đó là quyền phổ quát rộng rãi, không ai có quyền ngăn cấm cả," cựu quan chức Văn phòng Quốc hội nói.
Hôm thứ Tư, công văn 'Thông báo' do Phó Giáo sư, TS. Trần Văn Chứ, nhà giáo ưu tú, nguyên giảng viên Khoa Chế biến gỗ, nguyễn Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Xẻ mộc, Bí thư Đoàn trường Đại học Lâm nghiệp, ký viết:
"Vừa qua nhân sự việc chặt cây xanh ở Hà Nôi, có một số cán bộ viên chức của Nhà trường đã trả lời phỏng vấn báo chí với chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm nghiệp mà không đúng quy chế về việc thực hiện phát ngôn và cũng cấp thông tin (theo Quyết định... của Thủ tướng Chính phủ...); không đúng các quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường Đại học Lâm nghiệp (theo Quyết định... của Hiệu trưởng...)
Thoát khỏi media player
giúp đỡ với media player
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.null
"Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm."
Công văn do ông Chứ ký ghi rõ: "Chỉ khi Nhà trường yêu cầu, Cán bộ viên chức, Lao động hợp đồng, Học sinh sinh viên mới được phát ngôn và cung cấp thông tin có liên quan một cách chính xác, khách quan.
"Mọi thông tin ngoài luồng của cá nhân không qua Nhà trường các cá nhân đó hoàn toàn chịu trách nhiệm," công văn được công bố lại toàn văn trên tờ báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam (Vov.vn).
'Lỗi soạn văn bản?'Đại học Lâm Nghiệp cho hay Công văn do Hiệu trưởng ký và ban hành hôm 25/3 có lỗi do 'người soạn văn bản'.
Cũng tờ này hôm thứ Sáu trích dẫn lời của lãnh đạo Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA83) của Công an Hà Nội bác bỏ bất cứ liên hệ nào của cơ quan công an với Đại học Lâm nghiệp như đã được nêu trong công văn của ông Chứ.
"Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng PA83 – Công an Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin, PA83 đã thực hiện rà soát toàn bộ văn bản và hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào gửi cho trường Đại học Lâm nghiệp," tờ báo điện tử của VOV cho hay.
"Đại tá Tân khẳng định: “Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệp”.
"Đồng thời, Đại tá Tân cũng cho biết, PA83 đã có công văn gửi Đại học Lâm nghiệp yêu cầu nhà trường cải chính thông tin liên quan đến PA83 được nêu trong Công văn số 373/TB-ĐHLN-HCTH tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công an," vẫn theo trang mạng của Đài tiếng nói Việt Nam.
Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệpĐại tá Đinh Hữu Tân, Trưởng phòng PA83
Trong một diễn biến liên quan, hôm 27/3, vẫn theo báo chí Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp đã có tuyên bố nói văn bản hôm 25/3 có lỗi do 'người soạn thảo văn bản' gây ra và ban lãnh đạo Đại học này đang 'kiểm điểm', 'rút kinh nghiệm'.
Tờ báo mạng Infonet của Bộ Thông tin & Truyền thông dẫn lời của ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của Đại học Lâm nghiệp trả lời phỏng vấn báo này, cho biết thêm chi tiết:
"Trước tiên, ông Nguyễn Vũ Lâm xác nhận nhà trường có ra văn bản này, văn bản được ban hành vào ngày 25/3. Trong văn bản có đoạn 2 liên quan đến những thông tin về phòng PA83 (Công an TP Hà Nội). Tuy nhiên, theo ông Lâm thì “đây là lỗi của người soạn thảo văn bản”.
“Công an TP Hà Nội không chỉ đạo và cũng không liên hệ đề nghị kỷ luật, kiểm điểm hay vấn đề gì khác mà chỉ nhắc nhở chung về vấn đề an ninh, khi các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin chưa chính xác, diễn biến bình luận sai lệch những thông tin của nhà trường. Chúng tôi ra văn bản để chấn chỉnh” – ông Lâm nhấn mạnh.Đại học Lâm nghiệp xác nhận đã ban hành văn bản này hôm 25/3/2015, theo truyền thông Việt Nam.
"Liên quan đến lỗi văn bản trên, Trưởng phòng tổng hợp Đại học Lâm nghiệp cũng cho biết, phía nhà trường đang họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm."
Bình luận về tính thiếu nhất quán giữa các cơ quan là Phòng PA83 của Công an Hà Nội và Đại học Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC:
"Sau khi nghe thông tin của Đài (Vov.vn) cung cấp, tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên là sao giữa các cơ quan chức năng, người thì nói đằng này, người thì nói đằng khác, nhất là giữa ông Hiệu trưởng và PA của Hà Nội, tự nhiên người ta không nói, thì mình lại nói người ta nói.
Sau khi nghe thông tin của Đài cung cấp, tôi cũng thấy rất là ngạc nhiên là sao giữa các cơ quan chức năng, người thì nói đằng này, người thì nói đằng khác, nhất là giữa ông Hiệu trưởng và PA của Hà NộiLuật sư Trần Quốc Thuận
"Cho nên những thông tin tôi cũng không thấy có cái gì nó không bình thường và đặc biệt việc ông Hiệu trưởng ông cấm người ta phát biểu chuyện này, chuyện kia, thì làm gì ông có cái quyền đó."
Theo Luật sư Thuận, kể cả văn bản quy định phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng 'không cấm mọi người phát ngôn'.
"Ông Hiệu trưởng đó, không biết ông căn cứ vào chỗ nào mà ông lại phát biểu như thế, tôi nghe tôi cũng rất bất ngờ."
'Bị trên ép xuống?'
Hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Trần Tuấn, mà nhà nghiên cứu về chính sách cộng đồng, bình luận với BBC về khả năng ông Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp đã 'bị sức ép' của một cơ quan nào đó hoặc 'cấp trên' để công bố 'quyết định' đang gây tranh cãi này.
Nhà phân tích chính sách từ một cơ quan nghiên cứu, đào tạo thuộc Liên hiệp Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam nói:Nhà phân tích cho rằng văn bản của Đại học Lâm nghiệp là phản ánh nhận thức 'lỗi thời' trước thời cuộc và dư luận.
"Có thể trong hệ thống hành chính, có ai đó ép chúng ta phải làm theo ý của trên, tôi nghĩ rằng khi một quyết định từ trên đưa ra, cũng có rất nhiều cách khác nhau để xem xét ứng xử chuyện này.
"Trong trường hợp này chúng ta phải xem lại là khi một quyết định ở trên ép xuống như vậy, thì có đúng thực sự có hay không, và có đúng trên ép xuống?
"Giả sử trong trường hợp có thực sự ép xuống, bắt phải làm (ra Thông báo), tôi nghĩ rằng người ta bắt anh phải làm, nhưng chúng ta đều biết rồi, có những việc đúng hoặc là việc sai, anh nhận thấy nếu anh đúng, anh làm...
"Trong trường hợp anh theo ý kiến ở trên, sai cũng làm theo, thì chắc chắn anh liên đới trách nhiệm, và anh phải biết hậu quả của cái sai đó.
"Có thể trong trường hợp này họ thấy rằng hậu quả cũng không chết ai chăng, cho nên họ cứ làm, thì cái đấy là do nhận thức của họ.
Trong trường hợp anh theo ý kiến ở trên, sai cũng làm theo, thì chắc chắn anh liên đới trách nhiệm, và anh phải biết hậu quả của cái sai đóTS. Trần Tuấn
"Và tôi cho rằng trong điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị hiện nay mà những hành động như thế, những suy nghĩ như thế mà vẫn cho rằng là đúng để mà làm, thì tôi cho rằng hoàn toàn lạc lõng, không còn phù hợp."
Mới đây, trong một cuộc trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, nhận xét đang có một khuynh hướng khiến dư luận xã hội ở Việt Nam quan tâm.
Đó là việc có sự 'đổ tội cho cấp dưới', hoặc 'trốn tránh trách nhiệm', 'vô thừa nhận hóa' các vụ việc mà theo ông có thể thấy qua vụ 'chặt hạ cây xanh' ở Hà Nội vừa qua, cho tới việc một nhóm thanh niên 'dư luận viên' 'phá đám' một lễ tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma nhưng sau đó cả Công an và Tuyên giáo Hà Nội đều phủ nhận không biết tới nhóm này.
Hiện chưa rõ việc Đại học Lâm nghiệp nói lỗi 'do người soạn thảo' gây ra ở công văn hôm 25/3/2015 vốn được cho là 'hạn chế' quyền tự do ngôn luận của cán bộ, công nhân viên, sinh viên của trường có phải là 'sự thực' và liệu đây đã là 'lý do cuối cùng' mà Đại học này đưa ra để biện minh cho văn bản gây tranh cãi này hay không.
-Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nộiđược nhà trường ban hành ngày 25/3.
Khẳng định có ban hành văn bản song theo đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp, nội dung liên quan đến đề nghị xử lý của phòng PA83, Công an Hà Nội trong văn bản là do "lỗi của người soạn thảo văn bản".
Thông tin trên được ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp (Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội) trao đổi với PV Infonet.vnvào chiều 27/3, sau khi Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nội được lan truyền trên mạng xã hội và có nhiều ý kiến bình luận đưa ra.
Trước tiên, ông Nguyễn Vũ Lâm xác nhận nhà trường có ra văn bản này, văn bản được ban hành vào ngày 25/3. Trong văn bản có đoạn 2 liên quan đến những thông tin về phòng PA83 (Công an TP Hà Nội). Tuy nhiên, theo ông Lâm thì “đây là lỗi của người soạn thảo văn bản”.
“Công an TP Hà Nội không chỉ đạo và cũng không liên hệ đề nghị kỷ luật, kiểm điểm hay vấn đề gì khác mà chỉ nhắc nhở chung về vấn đề an ninh, khi các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin chưa chính xác, diễn biến bình luận sai lệch những thông tin của nhà trường. Chúng tôi ra văn bản để chấn chỉnh” – ông Lâm nhấn mạnh.
Liên quan đến lỗi văn bản trên, Trưởng phòng tổng hợp Đại học Lâm nghiệp cũng cho biết, phía nhà trường đang họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Trao đổi với PV về việc đính chính lại thông tin, ông Lâm cho biết: “Hiện chúng tôi chưa nhận được văn bản đề nghị từ phía PA83 nên chưa triển khai. Có thể sau khi nhận được văn bản đó chúng tôi sẽ xử lý”.
Cùng thời điểm chiều 27/3, trao đổi với PV Infonet, TS. Vũ Quang Nam - Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng (Trường Đại học Lâm nghiệp) – người từng trả lời báo Dân Việt về việc cây trồng thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) là cây Mỡ chứ không phải cây gỗ quý Vàng tâm - thì cho biết ông chưa hay biết về công văn Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nộimà Trường Đại học Lâm nghiệp ban hành.
“Tôi bận việc đi dạy học nên chưa biết và cũng không để ý về công văn nào cả. Tôi vẫn đi dạy bình thường, không thấy trường có ý kiến gì, thậm chí một số anh em còn bắt tay chúc mừng vì nhà khoa học đã lên tiếng. Chúng tôi chỉ nghiên cứu khoa học nên không có vấn đề gì. Chỉ có chút ý kiến là lần sau cẩn thận thì nên thông qua nhà trường, thông qua phòng hành chính để họ chỉ thị cho nhà chuyên môn nào phát ngôn thì phát ngôn”, TS. Nam chia sẻ.
Trước đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Trần Văn Chứ ký văn bản Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nội vào ngày 25/3. Công văn này đề cập nội dung, nhà trường có nhận thông báo của Cơ quan công an TP Hà Nội (Phòng PA83) về việc đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Qua đó nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm.
Tuy nhiên sau đó, trả lời một số cơ quan báo chí, lãnh đạo Phòng PA83 khẳng định không gửi công văn nào cho nhà trường về việc đó.
Văn bản 'xử lý' người phát ngôn về đề án cây xanh (VnEx 27-3-15) -- 'Hiệu trưởng Đại học Lâm Nghiệp lạm quyền' (BBC 27-3-15) -- Thêm một chuyên viên "súc bô" bị bắt tại trận!
Cây Mỡ...vàng tâm và cái tâm không vàng (ĐV 27-3-15) Tên gọi cây vàng tâm trồng ở Hà Nội đã bị 'đánh tráo' như thế nào?(PLTP 27-3-15)
Báo Financial Times viết về vụ chặt cây ở Hà Nội: Hanoi residents mobilise to save city’s cherished trees (FT 27-3-15) -- Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn một cách ỡm ờ. Thất vọng quá!
Khẳng định có ban hành văn bản song theo đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp, nội dung liên quan đến đề nghị xử lý của phòng PA83, Công an Hà Nội trong văn bản là do "lỗi của người soạn thảo văn bản".
Thông tin trên được ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp (Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội) trao đổi với PV Infonet.vnvào chiều 27/3, sau khi Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nội được lan truyền trên mạng xã hội và có nhiều ý kiến bình luận đưa ra.
Trước tiên, ông Nguyễn Vũ Lâm xác nhận nhà trường có ra văn bản này, văn bản được ban hành vào ngày 25/3. Trong văn bản có đoạn 2 liên quan đến những thông tin về phòng PA83 (Công an TP Hà Nội). Tuy nhiên, theo ông Lâm thì “đây là lỗi của người soạn thảo văn bản”.
“Công an TP Hà Nội không chỉ đạo và cũng không liên hệ đề nghị kỷ luật, kiểm điểm hay vấn đề gì khác mà chỉ nhắc nhở chung về vấn đề an ninh, khi các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin chưa chính xác, diễn biến bình luận sai lệch những thông tin của nhà trường. Chúng tôi ra văn bản để chấn chỉnh” – ông Lâm nhấn mạnh.
Liên quan đến lỗi văn bản trên, Trưởng phòng tổng hợp Đại học Lâm nghiệp cũng cho biết, phía nhà trường đang họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Trao đổi với PV về việc đính chính lại thông tin, ông Lâm cho biết: “Hiện chúng tôi chưa nhận được văn bản đề nghị từ phía PA83 nên chưa triển khai. Có thể sau khi nhận được văn bản đó chúng tôi sẽ xử lý”.
Cùng thời điểm chiều 27/3, trao đổi với PV Infonet, TS. Vũ Quang Nam - Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng (Trường Đại học Lâm nghiệp) – người từng trả lời báo Dân Việt về việc cây trồng thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) là cây Mỡ chứ không phải cây gỗ quý Vàng tâm - thì cho biết ông chưa hay biết về công văn Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nộimà Trường Đại học Lâm nghiệp ban hành.
“Tôi bận việc đi dạy học nên chưa biết và cũng không để ý về công văn nào cả. Tôi vẫn đi dạy bình thường, không thấy trường có ý kiến gì, thậm chí một số anh em còn bắt tay chúc mừng vì nhà khoa học đã lên tiếng. Chúng tôi chỉ nghiên cứu khoa học nên không có vấn đề gì. Chỉ có chút ý kiến là lần sau cẩn thận thì nên thông qua nhà trường, thông qua phòng hành chính để họ chỉ thị cho nhà chuyên môn nào phát ngôn thì phát ngôn”, TS. Nam chia sẻ.
Trước đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Trần Văn Chứ ký văn bản Thông báo về việc phát ngôn liên quan đến chặt hạ cây xanh ở Hà Nội vào ngày 25/3. Công văn này đề cập nội dung, nhà trường có nhận thông báo của Cơ quan công an TP Hà Nội (Phòng PA83) về việc đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Qua đó nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm.
Tuy nhiên sau đó, trả lời một số cơ quan báo chí, lãnh đạo Phòng PA83 khẳng định không gửi công văn nào cho nhà trường về việc đó.
Cây Mỡ...vàng tâm và cái tâm không vàng (ĐV 27-3-15) Tên gọi cây vàng tâm trồng ở Hà Nội đã bị 'đánh tráo' như thế nào?(PLTP 27-3-15)
Báo Financial Times viết về vụ chặt cây ở Hà Nội: Hanoi residents mobilise to save city’s cherished trees (FT 27-3-15) -- Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn một cách ỡm ờ. Thất vọng quá!
Ông Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp đã lên tiếng xung quanh việc ra thông báo "bịp mồm" cán bộ phát ngôn về việc chặt hạ, thay thế cây xanh ở Hà Nội.
Trả lời PV Báo điện tử Một Thế Giới, ông Trần Văn Chứ -Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, đến 14h ngày 27.3 (tức sau 2 ngày ông Chứ ra thông báo), ông chưa nhận được bản báo cáo của bất cứ, phòng, ban hay của cá nhân nào thuộc phạm vi quản lý của nhà trường báo cáo về việc phát ngôn với báo chí xung quanh việc chặt hạ và thay thế cây xanh ở Hà Nội cả.
"Vừa rồi, chúng tôi thấy một số cán bộ của chúng tôi trả lời trên các báo không được chính xác lắm. Một số nhà khoa học thực chất về cây rừng thì không hỏi mà lại hỏi như vậy.
Chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở về mặt cá nhân thôi còn về phía Nhà trường, nếu đơn vị nào có vân bản thì chúng tôi sẽ sẵn sàng phúc đáp chứ không có vấn đề gì cả. Nhưng một số nhà khoa học được viết trên báo là đầu ngành về cây thì không phải. Vì đầu ngành cây thì ở trường chúng tôi có một số thầy thuộc bên cây rừng, còn thầy Đặng Văn Hà chuyên về cây cảnh thì đúng rồi nhưng một số thầy thì không đúng nên tôi nhắc nhở vậy thôi”, ông Chứ nói.
PV đặt câu hỏi: Theo ông thấy thì các cán bộ của trường trả lời báo chí thì có lấy danh nghĩa là đại diện cho nhà trường hay không hay chỉ là cá nhân?
Ông Chứ nói: "Nếu các thầy chỉ nói tên không thì không có vấn đề gì. Nhưng ở đây lại ghi là “ông này là nhà khoa học đầu ngành của Đại học Lâm nghiệp” thì chúng tôi chỉ nhắc nhở thế thôi để khi anh em phát ngôn cho nó chính tắc thôi. Làm sao có cái gì mà kỷ luật được. Đại khái như thế”.
Ông Chứ cho biết thêm, "đến giờ phút này, chúng tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào từ các cơ quan, kể cả báo chí về mấy cái cây này mà chỉ là toàn các nhà khoa học tự phát ngôn ra, thành một nàn sóng không hay ngay trong trường. Bởi vậy, chúng tôi cũng chỉ muốn bảo vệ các cơ quan Nhà nước, bảo vệ các cơ quan báo chí mà phát ngôn cho chính thống chứ không có vấn đề gì.
Nhà trường sẵn sàng đứng ra để anh em thành lập tổ để giám định hoặc cái gì đó nếu có yêu cầu của cơ quan báo chí xung quanh việc trồng cây."
Một lần nữa, ông Chứ nhấn mạnh: “mục tiêu của chúng tôi là để làm sao cho phát ngôn được chính xác để bảo vệ báo chí và bảo vệ chính bản thân chúng tôi.”
Sau đó, ông Chứ đề nghị, có liên hệ gì thì liên lạc với ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của trường. Ông Lâm cho hay, văn bản mà PA83 gửi đến trường khi nào và nội dung thế nào thì ông không được nắm vì ông vừa đi học về.(?)
Còn Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83 Công an TP Hà Nội) khẳng định không gửi văn bản nào cho Trường Đại học Lâm nghiệp.
“PA83 đã thực hiện rà soát toàn bộ văn bản và PA83 xin khẳng định rằng không có văn bản nào gửi Trường Đại học Lâm nghiệp về việc đó. Tôi cũng đã đề nghị nhà trường kiểm tra lại toàn bộ những thông tin đó và cải chính thông tin liên quan đến PA83 được nêu trong Công văn số 373 tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công an”, đại tá Tân khẳng định.
"Nguyên Chánh Thanh tra Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu lãnh đạo thành phố Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây".
Cần nhiều hơn thế những người dân dũng cảm. Chúng tôi mong các bạn hãy dùng quyền của mình để bảo vệ phong trào. Hãy từ chối sử dụng dịch vụ, hợp tác với các đơn vị đứng ra ngăn chặn tiếng nói của chúng ta.
Tuyệt thực nếu Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây xanh
Nguyên Chánh Thanh tra Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu lãnh đạo thành phố Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây.
NGUOIDUATIN.VN
Làm rõ trách nhiệm người đề xuất và phê duyệt đề án chặt 6.700 cây xanh
Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, làm rõ chủ trương, thẩm định
Cán bộ Hà Tĩnh từ chối tiền tỷ để bảo tồn hơn 40 cây xà cừ
Chặt cây xanh ở Hà Nội: Chuyên gia lên tiếng bị nhắc nhở
Thanh Niên
(TNO) Liên quan tới vụ trường Đại học Lâm nghiệp ra thông báo chấn chỉnh việc phát ngôn của cán bộ viên chức về chặt hạ cây xanh, đại tá Đinh Hữu Tân, Trưởng phòng An ninh nội bộ văn hóa tư tưởng và tư tưởng (PA83 - Công an thành phố Hà Nội) ...
ĐH Lâm Nghiệp cấm cán bộ phát ngôn vụ 6.700 cây xanh. Giáo dục...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
ĐH Lâm nghiệp không cho nhân viên phát ngôn vụ chặt cây xanhVNExpress
Thực hư thông báo phát ngôn chặt cây xanh của Đại học lâm nghiệpNgười Đưa Tin
VietNamNet -Người Lao Động -Đài Tiếng Nói Việt Nam
"Nguyên Chánh Thanh tra Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu lãnh đạo thành phố Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây".
Cần nhiều hơn thế những người dân dũng cảm. Chúng tôi mong các bạn hãy dùng quyền của mình để bảo vệ phong trào. Hãy từ chối sử dụng dịch vụ, hợp tác với các đơn vị đứng ra ngăn chặn tiếng nói của chúng ta.
Tuyệt thực nếu Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây xanh
Nguyên Chánh Thanh tra Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội tuyên bố sẽ tuyệt thực nếu lãnh đạo thành phố Hà Nội không làm rõ vụ chặt cây.
NGUOIDUATIN.VN
Làm rõ trách nhiệm người đề xuất và phê duyệt đề án chặt 6.700 cây xanh
Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, làm rõ chủ trương, thẩm định
Cán bộ Hà Tĩnh từ chối tiền tỷ để bảo tồn hơn 40 cây xà cừ
Chặt cây xanh ở Hà Nội: Chuyên gia lên tiếng bị nhắc nhở
Thanh Niên
(TNO) Liên quan tới vụ trường Đại học Lâm nghiệp ra thông báo chấn chỉnh việc phát ngôn của cán bộ viên chức về chặt hạ cây xanh, đại tá Đinh Hữu Tân, Trưởng phòng An ninh nội bộ văn hóa tư tưởng và tư tưởng (PA83 - Công an thành phố Hà Nội) ...
ĐH Lâm Nghiệp cấm cán bộ phát ngôn vụ 6.700 cây xanh. Giáo dục...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
ĐH Lâm nghiệp không cho nhân viên phát ngôn vụ chặt cây xanhVNExpress
Thực hư thông báo phát ngôn chặt cây xanh của Đại học lâm nghiệpNgười Đưa Tin
VietNamNet -Người Lao Động -Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chào các bạn,
Hôm qua Ad hỏi ý kiến của các bạn về việc một số thành viên đề nghị "kiểm duyệt" những từ ngữ "nhạy cảm" trong page. Cảm ơn các bạn đã lên tiếng thảo luận để chúng ta có cách đối thoại với nhau bằng sự tôn trọng - tôn trọng cả sự đa dạng của cuộc sống và quyền lên tiếng của mỗi người, theo cách của họ! Hãy gửi cho chúng tôi bằng chứng (hình ảnh, thu âm) những người muốn bịt miệng các bạn khi các bạn lên tiếng bảo vệ cây xanh và mong muốn làm rõ sự việc!
Hôm nay Page nhận được tin, TS. Vũ Quang Nam, người đã lên tiếng bình luận về việc cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, đang bị cơ quan chủ quản là Trường Đại học Lâm nghiệp xem xét kỷ luật theo đề nghị của Cơ quan Công an. Các bạn có thể xem chi tiết ở đây
http://www.vfu.edu.vn/ Pages/thong-bao-moi-66/ thong-bao-chung-73/ ThC3B4ng20bC3A1o20V-fc97639 61aec1348.aspx
Trong một thông báo khác cùng ngày, Hiệu trưởng Trần Văn Chứ của Đại học Lâm nghiệp tuyên bố sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của những người vi phạm quy chế phát ngôn (http://www.vfu.edu.vn/ Pages/thong-bao-moi-66/ thong-bao-chung-73/ ThC3B4ng20bC3A1o20V-94482d4 d45b10028.aspx) Ông Trần Văn Chứ không biết có hiểu Quyền Tự do ngôn luận và Tiếp cận thông tin đã ghi trong Hiến pháp? Quyền này cho chúng ta nói về tất cả những gì không phải là bí mật quốc gia, đặc biệt là nếu việc đó có ích cho xã hội.
Việc tranh luận, giải thích cây trồng trên phố là cây mỡ hay cây vàng tâm từ bao giờ đã trở thành một bí mật quốc gia để phải "bảo vệ" và "truy cứu trách nhiệm hình sự" những người lên tiếng? Các bạn có biết là Luật Hình sự đang được xem xét sửa đổi và sẽ đưa vào tội xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của người dân? (Hiểu đơn giản là tội bưng bít thông tin).
Các bạn nghĩ sao về việc này? Tại sao trong khi những người bưng bít thông tin, làm sai trái chưa phải chịu trách nhiệm thì người lên tiếng giúp công chúng hiểu rõ sự việc lại bị bịt miệng?
Hôm nay, nếu chúng ta im lặng trước cảnh người khác bị bịt miệng, ngày mai chính chúng ta sẽ bị bịt miệng, bịt mắt, bịt tai. Bạn có muốn sống trong một tương lai như thế? Bạn có muốn con cái bạn lớn lên trong một xã hội như thế?
Hôm qua Ad hỏi ý kiến của các bạn về việc một số thành viên đề nghị "kiểm duyệt" những từ ngữ "nhạy cảm" trong page. Cảm ơn các bạn đã lên tiếng thảo luận để chúng ta có cách đối thoại với nhau bằng sự tôn trọng - tôn trọng cả sự đa dạng của cuộc sống và quyền lên tiếng của mỗi người, theo cách của họ! Hãy gửi cho chúng tôi bằng chứng (hình ảnh, thu âm) những người muốn bịt miệng các bạn khi các bạn lên tiếng bảo vệ cây xanh và mong muốn làm rõ sự việc!
Hôm nay Page nhận được tin, TS. Vũ Quang Nam, người đã lên tiếng bình luận về việc cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm, đang bị cơ quan chủ quản là Trường Đại học Lâm nghiệp xem xét kỷ luật theo đề nghị của Cơ quan Công an. Các bạn có thể xem chi tiết ở đây
http://www.vfu.edu.vn/
Trong một thông báo khác cùng ngày, Hiệu trưởng Trần Văn Chứ của Đại học Lâm nghiệp tuyên bố sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của những người vi phạm quy chế phát ngôn (http://www.vfu.edu.vn/
Việc tranh luận, giải thích cây trồng trên phố là cây mỡ hay cây vàng tâm từ bao giờ đã trở thành một bí mật quốc gia để phải "bảo vệ" và "truy cứu trách nhiệm hình sự" những người lên tiếng? Các bạn có biết là Luật Hình sự đang được xem xét sửa đổi và sẽ đưa vào tội xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của người dân? (Hiểu đơn giản là tội bưng bít thông tin).
Các bạn nghĩ sao về việc này? Tại sao trong khi những người bưng bít thông tin, làm sai trái chưa phải chịu trách nhiệm thì người lên tiếng giúp công chúng hiểu rõ sự việc lại bị bịt miệng?
Hôm nay, nếu chúng ta im lặng trước cảnh người khác bị bịt miệng, ngày mai chính chúng ta sẽ bị bịt miệng, bịt mắt, bịt tai. Bạn có muốn sống trong một tương lai như thế? Bạn có muốn con cái bạn lớn lên trong một xã hội như thế?
6,700 người vì 6,700 cây xanh
Mấy ngày nay, nếu các bạn vào tra cứu cây Mỡ và cây Vàng Tâm trong Wikipedia, sẽ thấy có ai đó đã vào chỉnh sửa để "sáp nhập" hai cây này lại với nhau. Kể chuyện vui, hôm trước một chị bạn mình đi taxi, đang ngồi bàn với mẹ về vàng tâm và mỡ và wikipedia thì anh lái taxi quay xuống nói như quát vào mặt: "Mỡ là mỡ, vàng tâm là vàng tâm, thằng nào nói vàng tâm là mỡ em đập cho vào mặt. Em nói thật chị em mới làm taxi 2 năm nay thôi, còn trước em làm lâm tặc, buôn gỗ hơn mười năm. Vàng tâm mọc trong rừng, gỗ quí lắm, anh em buôn gỗ mà làm được chuyến vàng tâm là ấm, còn mỡ thì người ta trồng đầy, mấy chục một cây. Chuyện này hỏi thằng buôn gỗ, lâm tặc nào cũng biết, có gì đâu mà tranh cãi."
Chuyện này thật ra với mình là chuyện nhỏ. Vì mỡ hay vàng tâm trồng ở phố Hà Nội, làm cây đô thị cho bóng mát, đều không hợp lí, các nhà khoa học đã nói rồi. KHác chăng chỉ là khi trồng vàng tâm thì người ta phải phái người đứng canh như canh cây sưa, còn trồng mỡ chắc phải có người chuyên ... bắt sâu mà thôi. Nói thế để thấy sự tráo trở và mờ ám trong chuyện này.
Chuyện này thật ra với mình là chuyện nhỏ. Vì mỡ hay vàng tâm trồng ở phố Hà Nội, làm cây đô thị cho bóng mát, đều không hợp lí, các nhà khoa học đã nói rồi. KHác chăng chỉ là khi trồng vàng tâm thì người ta phải phái người đứng canh như canh cây sưa, còn trồng mỡ chắc phải có người chuyên ... bắt sâu mà thôi. Nói thế để thấy sự tráo trở và mờ ám trong chuyện này.
Hiện nay mình nhận được thông tin từ các bạn nói rằng các bạn được Đoàn trường liên hệ yêu cầu không đi dự các cuộc tuần hành, picnic, nếu không muốn bị trường kỉ luật. Các bạn thân mến, các hoạt động picnic, tuần hành, trước hết là tự nguyện, là một hình thức chúng mình thể hiện tình yêu đối với Hà Nội và cây xanh. Đây là một QUYỀN căn bản của chúng mình, quyền tự do biểu đạt (freedom of expression) được qui định trong Hiến pháp. Cho đến nay Quốc hội vẫn chưa thông qua được Luật biểu tình, như vậy bất cứ thứ gì luật không cấm, chúng mình đều được làm. Ngay cả Luật biểu tình có CÂM biểu tình (không có khả năng đó) thì Luật đó cũng là vi phạm Hiến pháp. Do đó, những hành vi ngăn cản bạn thực hiện quyền của mình là vi phạm pháp luật. Nếu bị ngăn cản, các ban nên từ chối và giải thích cho người khác biết, bạn là một người trưởng thành, bạn chịu trách nhiệm về hành vi của mình, và yêu cầu họ tôn trọng bạn.
Mình nói như thế này có vẻ như hơi "chính trị" quá ha các bạn, mình cũng sợ lắm, sợ đủ thứ trên đời, nhưng có lẽ đã đến lúc mình bớt sợ đi một tí, vì nếu mình cứ ru rú sợ thì người ta cứ được thể lấn tới và vi phạm mình mà thôi. Cũng giống như chuyện cây cối này vậy, nó xảy ra, phi lí và phi pháp, cũng vì chúng mình đã sợ hãi một cái áo đồng phục, dù chỉ là đồng phục của ... công ty cây xanh, mà không dám cất tiếng hỏi han.
Mình nói như thế này có vẻ như hơi "chính trị" quá ha các bạn, mình cũng sợ lắm, sợ đủ thứ trên đời, nhưng có lẽ đã đến lúc mình bớt sợ đi một tí, vì nếu mình cứ ru rú sợ thì người ta cứ được thể lấn tới và vi phạm mình mà thôi. Cũng giống như chuyện cây cối này vậy, nó xảy ra, phi lí và phi pháp, cũng vì chúng mình đã sợ hãi một cái áo đồng phục, dù chỉ là đồng phục của ... công ty cây xanh, mà không dám cất tiếng hỏi han.
Nếu có ai đó tiếp cận yêu cầu các bạn không tham gia "phản đối chặt cây" nữa, hay tìm cách lưu lại chứng cứ, ghi âm, quay phim, và gửi bằng chứng đến cho chúng mình. Chúng mình sẽ công khai tên tuổi các trường học tự cho mình quyền xâm phạm quyền tự do biểu đạt của công dân. Chúng mình sẽ lên tiếng bảo vệ bạn.
http://www.vfu.edu.vn/…/ThC3B4ng20bC3A1o20V-fc9763961aec134…
Link này là Thông báo về thực hiện "Qui chế phát ngôn" của trường Lâm nghiệp, đại.ý yêu cầu nhân viên,.giáo viên, sinh viên trong trường k được phát ngôn trước khi xin phép Nhà trường, haiz. Có lẽ từ nay tại Việt Nam, mỡ sẽ thành vàng tâm thật các bạn ạ.
Ai thịt vàng tâm rang cháy cạnh đê!
Link này là Thông báo về thực hiện "Qui chế phát ngôn" của trường Lâm nghiệp, đại.ý yêu cầu nhân viên,.giáo viên, sinh viên trong trường k được phát ngôn trước khi xin phép Nhà trường, haiz. Có lẽ từ nay tại Việt Nam, mỡ sẽ thành vàng tâm thật các bạn ạ.
Ai thịt vàng tâm rang cháy cạnh đê!
Hoang Triet Nếu ai chưa biết thì có thể nhấn vào link lịch sử ở đầu mỗi trang xem thông tin về những lần chỉnh sửa. Mấy ngày gần đây nó nhộn nhịp lắm. Có thể nhấn vào tên thành viên chỉnh sửa để tìm hiểu thêm.
http://vi.wikipedia.org/w/index.php...
Hà Nội thay cây xanh: Không ai nhận trồng, cây có 'ma'?
(Tin tức thời sự) - Chiều 25/3, Thanh tra thành phố Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua.
Hà Giang (Tổng hợp)
http://vi.wikipedia.org/w/index.php...
Hà Nội thay cây xanh: Không ai nhận trồng, cây có 'ma'?
(Tin tức thời sự) - Chiều 25/3, Thanh tra thành phố Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua.
Cây có 'ma', không ai nhận trồng?
Liên quan đến loại cây trồng mới trên phố Nguyễn Chí Thanh, theo tìm hiểu việc thay thế cây xanh tại đây do Công an thành phố Hà Nội và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tài trợ.
Trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Công an TP và VPBank đề xuất trồng đồng nhất loại cây vàng tâm có đường kính gốc từ 12-17cm, cao trung bình 6m trên phố Nguyễn Chí Thanh.
Trả lời câu hỏi cây trồng mới trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh là do đơn vị nào trực tiếp mua, ngày 25/3, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, Công ty chỉ được giao nhiệm vụ chặt hạ và di chuyển cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, còn lại việc trồng mới là do nhà tài trợ làm.
Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học thẩm định loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh. |
Trước ý kiến nêu nhà tài trợ nói không biết mua cây gì, chỉ tài trợ tiền, ông Hoàng trả lời: “cái đó thì chúng tôi không biết họ nói ở đâu, chứ ngân hàng họ mua với các bên”.
Trong khi cùng ngày 25/3, ông Trần Tuấn Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank khẳng định ngân hàng chỉ là nhà tài trợ chứ không biết gì về việc trồng cây. Nên nếu thông tin nói VPBank thuê một đơn vị để trồng cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh là hoàn toàn không chính xác.
Như vậy, cả phía DN phụ trách về cây xanh trên địa bàn thủ đô và nhà tài trợ đều “phủ nhận” không liên quan đến việc trồng loại cây gì trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Xung quanh sự việc, chiều 25/3, Thanh tra thành phố Hà Nội cũng đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Đoàn thanh tra liên ngành của thành phố Hà Nội do Thanh tra thành phố chủ trì..
Về thời hạn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành của thành phố sẽ có 30 ngày để làm việc với các bên liên quan đến việc thực hiện thay thế cây xanh trên các tuyến phố thời gian vừa qua, sau đó phải báo cáo kết quả lên UBND thành phố.
Hà Nội khẳng định đã trồng đúng loại cây
Sở Xây dựng Hà Nội vừa lên tiếng trước thông tin cho rằng, loạt cây thành phố trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm như kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong công văn gửi các cơ quan báo chí ngày 24/3, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, loạt cây được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh chính là cây Vàng tâm. Đây là loại cây có giá trị nằm trong sách đỏ.
Về đặc điểm nhận dạng, Sở Xây dựng cho hay, cây Vàng tâm cao trung bình 25 - 30 m, đường kính thân cây 70 - 80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1 cm; cành non, lá non có lông tơ màu nâu; lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ.
Hoa cây vàng tâm là lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.
Gỗ từ những cây xanh bị chặt hạ |
Trước những thông tin cho rằng, loạt cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây Vàng tâm, Sở Xây dựng cho biết, thành phố Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học thẩm định và công bố kết quả.
Cũng theo đại diện Hà Nội, từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, các đơn vị chức năng đã chặt hạ, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố, trong đó di chuyển 130 cây, chặt bỏ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh, quyết toán.
Mới đây, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng đã có chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc triển khai đề án thay thế cây xanh, bởi theo ông “cách làm của thành phố là không đúng, không phù hợp”, khiến dư luận bất bình, phản đối.
Hà Giang (Tổng hợp)
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hà Nội làm rõ cơ sở chặt hạ cây xanh
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, làm rõ chủ trương, trình tự, thủ tục, thẩm định dự án chặt hạ cây xanh và phải xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
>> Hà Nội vi phạm Luật Thủ đô khi chặt hạ cây xanh hàng loạt?
>> Đi tìm sự thật về hàng cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh
>> Hà Nội vi phạm Luật Thủ đô khi chặt hạ cây xanh hàng loạt?
>> Đi tìm sự thật về hàng cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh
Ông Nguyễn Đức Hạnh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ, vừa ký văn bản số 573/TTCP-C.I gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết những ngày gần đây nhiều báo đài, mạng xã hội đăng tải thông tin về việc UBND TP Hà Nội triển khai dự án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên một số tuyến phố thuộc địa bàn Hà Nội có nhiều vấn đề chưa minh bạch, rõ ràng, có dấu hiệu vi phạm khoản 2, điều 14 Luật Thủ đô và khoản 1, điều 14 Nghị định 64/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, gây bức xúc dư luận nhân dân.
“Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội sớm chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, làm rõ về chủ trương, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt dự án và xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc đốn hạ cây xanh tương tự có thể xảy ra. Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ cây xanh trên địa bàn theo quy định Luật Thủ đô và quy định pháp luật khác có liên quan”- văn bản của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo kết quả xử lý, gửi tới cơ quan này trước ngày 15/4.
Trước đó, trao đổi với Dân trí, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho biết, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ đô trước khi trình Quốc hội ban hành, ông cho rằng việc UBND TP Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo ông Cương, Điều 14 Luật Thủ đô đã quy định rất rõ việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
Đặc biệt tại khoản 2 điều 14 quy định: “Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích”.
“Quy định là như vậy nhưng Hà Nội lại cho lập dự án chặt hàng loạt cây xanh. Phải chăng đó là hành vi vi phạm pháp luật ?”- ông Cương đặt vấn đề.
Hơn nữa, tại điều 10 Luật Thủ đô quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị đã nêu rõ: “UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Nhưng cho đến nay, đã gần 2 năm kể từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực (1/7/2013) Hà Nội vẫn chưa thực hiện quy định này (?!)
“Cần phải nói rõ việc chặt hạ cây xanh hoàn toàn khác với việc chặt, tỉa cây xanh trước mùa giông bão mà từ xưa đến nay vẫn làm. Việc chặt bỏ, thay thế một số lượng lớn cây xanh phải được hiểu trong nội hàm “tái thiết đô thị” tại các quận trung tâm Hà Nội mà Hà Nội phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định chứ không được tự ý làm” - ông Cương phân tích.