Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây (2): Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”

--TLQ: -Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây
--Liên quan đến vụ chặt 6.700 cây (3): Bịt miệng các nhà khoa học

-
-4 hoài nghi trong giải trình của Hà Nội vụ chặt cây
(PetroTimes) - Dù đã có văn bản “trả nợ” 21 câu hỏi của phóng viên đặt ra trong buổi họp báo chiều 20/3 xung quanh việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh, nhưng vẫn chỉ là những câu trả lời chung chung, vòng vo, không rõ ràng và né trách nhiệm của chính quyền Hà Nội.

>> Hà Nội "trả nợ" 21 câu hỏi của báo chí vụ chặt cây

>> Vụ "tàn sát" cây xanh: Có thể khởi tố hình sự 4 tội danh?
1 - Thay thế cây chết, sâu mục… hay “đại tàn sát”?
Trong văn bản trả lời báo chí cũng như trong đề án đều nói, thay thế 6.700 cây xanh là chặt hạ, thay thế những cong xấu, già cỗi, sâu mục và cây không đúng chủng loại. Thế nhưng, thực tế thì Hà Nội chỉ đạo công nhân viên chặt hạ ồ ạt, bất kể cây đó là loại gì, tuổi đời, hay ý nghĩa lịch sử.
Hàng trăm cây xà cừ do người Pháp trồng từ thời thuộc địa, có tuổi đời dăm chục năm tuổi cũng bị đốn hạ một cách không thương tiếc. Hàng xà cừ với thân cây có đường kính gần mét trải dọc đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), tán cây phủ rộng hàng chục mét, không cong nghiêng hay sâu một cũng bị đốn hạ một cách không thương tiếc.
Điều này có thể chứng minh vào chiều 23/3, nhóm phóng viên có dịp “mục sở thị” khu chứa cây xanh bị đốn hạ tại một khu vườn ươm của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội. Những cây xà cừ có đường kính cả mét và dài hàng chục mét, thậm chí vài chục mét được công nhân di chuyển về khu vườn ươn vứt chỏng trơ. Những thớ gỗ vẫn còn rỉ nhựa tươi và không hề có biểu hiện của sâu mục.
Hàng xà cừ trên đường Láng.
Bên cạnh đó, đề án cho rằng, cây bị thay thế nếu không bị cong nghiêng, sâu mục, thì đó là những cây không đúng chủng loại hay không hợp với đô thị. Ví dụ: Xà cừ có trên các tuyến đường của Hà Nội là do người Pháp trồng, những cây này toả bóng mát và rễ cọc ăn sâu vào lòng đất. Xà cừ vô hại đối với môi trường và tạo cảnh quan đẹp, vậy mà vẫn bị chặt hàng loạt.
Đối với người dân Thủ đô, bao đời nay họ đã quen với những hàng xà cừ cổ thụ phủ bóng mát trên những con phố. Khi nhắc tới những tuyến phố như Nguyễn Trãi, Hoàng Diệu, Lê Duẩn, Quang Trung, Kim Mã… chúng ta lại nhớ đến những cây xà cừ với thân to lớn, 2 người ôm mới xuể.
Những cây xà cừ đang sống khỏe mạnh bị đốn hạ là cái tội của người đã chỉ đạo chặt phá!
2 - Vàng tâm hay mỡ ?
Trước hoài nghi của dư luận cũng như cơ quan báo chí về cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm như Hà Nội đã thông tin. Về việc này, tại văn bản trả lời báo chí, Hà Nội một lần nữa khẳng định đó là cây vàng tâm.
Văn bản nêu rõ: “Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển. Cây cao trung bình 25 - 30 m, đường kính thân cây 70 - 80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2 cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội”.
Những cây xà cừ cổ thụ bị chặt hạ không thương tiếc.
Thế nhưng, các chuyên gia thực vật cho rằng, đó là cây gỗ mỡ, không phải vàng tâm quý hiếm trong Sách Đỏ như lời khẳng định của Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp - Giám đốc Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam sau khi thu mẫu và quan sát các cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh khẳng định, vàng tâm là cách gọi rất chung chung. Trong dân gian từ xưa đã có nhiều cách gọi khác nhau, một số nơi họ gọi loài gỗ có lõi màu vàng cũng là vàng tâm, thậm chí có người gọi cây mỡ là vàng tâm... nhưng theo tài liệu chính thức trong Sách Đỏ thì cây trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ.
Đồng quan điểm, Giáo sư Lê Đình Khả - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp khẳng định, cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm. Còn chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường (Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) cũng quả quyết, cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ.
3. Ai đã trồng cây mới trên đường Nguyễn Chí Thanh ?
Trong văn bản trả lời, Hà Nội khẳng định Tập đoàn Vincom, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam thịnh vượng, Công ty Cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công ty Công viên cây xanh, Công an thành phố Hà Nội… và một số tổ chức, cá nhân khác đã tham gia hưởng ứng ủng hộ, hỗ trợ việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường. Các đơn vị, cá nhân tự nguyện hỗ trợ cho việc trồng mới cây xanh với một mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông.
Hàng cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh không biết là vàng tâm hay mỡ.
Theo tìm hiểu, cây trồng mới trên phố Nguyễn Chí Thanh do Công an thành phố Hà Nội và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tài trợ kinh phí. Trong văn bản gửi Hà Nội, Công an thành phố và VPBank đề xuất trồng đồng nhất loại cây vàng tâm có đường kính gốc từ 12-17cm, cao trung bình 6m trên phố Nguyễn Chí Thanh. Việc trồng cây vàng Tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh được Công an thành phố và VPBank cam kết có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan chăm sóc đảm bảo hàng cây vàng tâm sống, sau đó sẽ bàn giao cho thành phố quản lý.
Tuy nhiên, trước các ý kiến chuyên gia cho rằng cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây gỗ mỡ, không phải cây vàng tâm, đại diện VPBank khẳng định ngân hàng chỉ là nhà tài trợ chứ không biết gì về việc trồng cây. Nên nếu thông tin nói VPBank thuê một đơn vị để trồng cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh là hoàn toàn không chính xác. Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho rằng, đơn vị chỉ được giao nhiệm vụ chặt hạ và di chuyển cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, còn lại việc trồng và mua cây là nhà tài trợ làm.
4. Ai có thẩm quyền quyết định chặt cây ?
Liên quan đến câu hỏi của báo chí về việc người thực hiện quá trình thẩm định dự án, quyết định chặt cây, Hà Nội cho rằng, Sở Xây dựng cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND thành phố ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố.
Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản và ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường sở tại làm cơ sở cấp phép.
Những cây xà cừ lớn bị đốn hạ.
Tuy nhiên, Luật sư Trương Quốc Hòe (Văn Phòng Luật Sư Interla - Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, việc quyết định chặt hạ và thay thế các cây xanh phải được lập quy hoạch xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng được xác định tại Điều 20 Luật Xây dựng.
Việc phê duyệt quy hoạch xây dựng (chặt hạ và thay thế cây xanh đô thị) thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Thủ đô.
Theo điều 32 Luật Xây dựng thì Bộ Xây dựng có thẩm quyền thẩm định đồ án quy hoạch. Sau đó, UBND thành phố có trách nhiệm rà soát quy hoạch xây dựng được phê duyệt, kết quả rà soát quy hoạch xây dựng phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, quyết định.
Thiên Minh (tổng hợp)

-Cây mới trồng lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn không phải vàng tâm 24/03/2015 20:08
(TNO) Một số chuyên gia về cây xanh đô thị cho rằng, 4 cây mới được trồng thay thế lần hai có đủ cành lá sum xuê, hoa màu trắng ở trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh vẫn không phải cây vàng tâm.

cay-vang-tamMột số chuyên gia khẳng định đây không phải cây vàng tâm - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên Online, một số người dân sống gần khu vực này cho biết, vào tối 22.3, có một số người đem 4 cây có đủ cành lá sum xuê đến để trồng thay thế những cây vừa trồng.
Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, 4 cây thay thế lần hai này là cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, lá xanh tốt, có nụ hoa, được nhà tài trợ trồng làm mẫu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày phóng viên Thanh Niên Online đã liên hệ với ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Truyền thông và tiếp thị Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) - là đơn vị tài trợ kinh phí trồng cây ở phía số chẵn trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông Việt khẳng định không hay biết gì về việc thay 4 cây lần hai này.
“Chúng tôi chỉ ủng hộ chủ trương của TP.Hà Nội về thay thế cây xanh, đến khi hoàn thành sẽ thanh toán tiền. VPBank không có kiến thức, chức năng về thay thế cây xanh, việc thay 4 cây lần hai này chúng tôi không biết”, ông Việt nói.
Không bên nào nhận trồng 4 cây này, chúng tôi tiếp tục liên hệ nhiều lần với ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội để làm rõ đơn vị nào đã thay mới 4 cây trước cửa khách sạn Bảo Sơn, vì sao thay thế, nhưng không nhận được phản hồi.
Một số chuyên gia về cây xanh đều khẳng định, 4 cây này không phải cây vàng tâm mà là cây mỡ, cùng chủng loại với những cây đã trồng trước đó. Chỉ khác nhau là 4 cây thay thế lần hai còn nguyên lá, hoa.
cay-vang-tamCây mới trồng thay thế lần 2 trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh
đầy đủ cành lá, hoa - Ảnh: Ngọc Thắng
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật (CPC) cho biết, ông đã đến tận nơi để khảo sát 4 cây mới trồng lại ở trước cửa khách sạn Bảo Sơn trên đường Nguyễn Chí Thanh và khẳng định đấy là cây mỡ chứ không phải cây vàng tâm như nhiều người đồn đoán. 
Về đặc điểm vỏ 4 cây mới trồng màu xám, lốm đốm mốc, khác với những cây trồng trước đó (vỏ màu sáng không đốm mốc), ông Hiệp khẳng định chỉ do quá trình sinh trưởng tạo ra. Còn nhiều đặc điểm khác như lá, hoa, cấu trúc gỗ... phải soi, phân tích trên kính hiển vi mới rõ.
“Rất may là tôi đã kịp lấy mẫu những cây này trước khi họ thay mang về phân tích. Hiện đã có đủ cả vật chứng để khẳng định những cây thay lần một và lần hai vẫn cùng là cây mỡ. Cây mỡ có tên khoa học là Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), ở nhiều vùng hay nhầm mỡ với vàng tâm nhưng thực ra, theo khoa học chỉ có 1 loại cây vàng tâm duy nhất có tên khoa học là Magnolia dandyi”, ông Hiệp khẳng định.
Chuyên gia này cho biết thêm, cây mỡ được trồng nhiều ở vùng Yên Bái, Lào Cai. Gỗ rất mềm, xốp được dùng để làm giấy, bút chì. Còn cây vàng tâm, gỗ rất quý, trong tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, phải đưa vào sách đỏ để bảo tồn.-


-Hanoi Citizens Protest Tree-Felling Plan




-6,700 người vì 6,700 cây xanh
Đêm vẫn không yên. Nếu đã nói dừng chặt cây rồi sao không dừng hẳn đi mà vẫn cứ tiếp tục như đánh du kích thế này? Hiện tại mình đang nhờ người đi xác minh xem có đúng là đêm qua Thợ Nhuộm chặt cây không, trong khi đó mình nhờ các bạn hãy có trách nhiệm với thông tin của mình!!! Nếu thấy, phải xông đến, ít nhất phải chụp được biển số xe, hoặc phải đi theo để xem họ đang đi đến đâu, làm gì. Chụp một hai cái ảnh mịt mờ rồi bắt mọi người phải chạy đôn chạy đáo đi xác minh, gây hoang mang như thế này thì mệt mỏi lắm các bạn ạ.

Về quyền của các bạn, ngoài việc bức xúc về cây chặt ra, các bạn phải biết là, để tỉa cành hay chặt cây, phải có sự tham vấn của bốn bên và biên bản làm việc có dấu của Phường. Nếu thấy bất cừ hành vi chặt cây, thậm chí tỉa cành nào (vì nhiều người nghi ngờ là tỉa hết rồi bảo là cây chết mà chặt đi) thì các bạn cũng có thể đến đàng hoàng hỏi: các anh ở đơn vị nào, đang làm gì, tỉa cành có giấy phép không, cho xem giấy phép. Đó là quyền công dân của các bạn, không ai bắt bẻ được cả. Nghệ sĩ Chiều Xuân đã gào khóc bảo vệ cái cây trước cửa nhà cô và người ta đã phải để cái cây đó yên, hai chị bên Long Biên cố thủ trên cây xoài nhà trồng 30 năm, cuối cùng cái cây đó là cái cây duy nhất không bị chặt trên con đường mới đó. Các bạn cũng có thể bảo vệ cây Hà Nội như vậy!
Page cũng có thông tin ngày hôm qua một đội rất đông người đến thay cây mới trồng trên đường Quang Trung, ngay gần Thợ Nhuộm, có thể họ đang chở cây ra Quang Trung để thay chăng?
CẬP NHẬT: Mình đã nhờ một chị bạn đi dọc đường đấy xác minh, đi hai lần, thì không thấy cây nào bị chặt trên phố Thợ Nhuộm cả. Việc này có lẽ cũng giống việc chụp ảnh trước khách sạn Bảo Sơn đêm hôm trước, có lẽ người ta mang cây xanh tốt đến trồng lại thay những cây mới ở đâu đó Quang Trung hay Trần Hưng Đạo?
Chúng mình rất cảm ơn các bạn đã quan tâm và chụp ảnh, chia sẻ thông tin kêu cứu, mình hiểu cảm giác tức giận của các bạn. Nhưng xin nhắc lại một lần nữa là các bạn hãy có trách nhiệm với phát ngôn của mình. Chúng tôi không có ba đầu sáu tay để chạy đi xác minh tất cả các vụ việc các bạn thông báo, nhất là khi chuyện đã muộn rồi, ngay lúc còn nóng mà các bạn không xác minh hộ thì đến lúc nguội rồi chúng tôi lại đi theo dấu mạt cưa chăng? Một thông tin như vậy khiến cho bao nhiêu người đau xót, lo lắng, hại não lắm các bạn ạ.


Trong khi đó có một số thông tin cho các bạn. Mình là người trực tiếp tham dự cuộc hội thảo thứ 2 vừa rồi có sự tham gia của các nhà khoa học, kiến trúc sư, luật sư tại Khách sạn Cầu giấy. Một trong những thông tin "gây sốc" nhất trong cuộc họp là thông tin của ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp, rằng hai hàng cây xà cừ hai bên đường Nguyễn Trãi, Trần Phú, Hà Đông, KHÔNG NẰM TRONG DIỆN BỊ CHĂT. Người ta đã chặt hạ 500 cây xà cừ cổ thụ trên một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội mà không xin giấy phép bổ sung, không có đánh giá tác động lại của môi trường, để giờ đây, hàng chục nghìn người dân sống ở con đường rất dài và khu vực mật độ dân số rất đông đó, phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của việc tàn phá môi trường đó - một con đường đi làm, đi học dài dằng dặc không có bóng cây, một môi trường sống ồn ào, khói bụi, chưa kể các tác động lớn khác: thiếu ô-xy, không còn cây giữ nước, hút bớt khói bụi ô nhiễm. Nếu ai còn nghĩ cây xà cừ "không phải là loại cây đô thị, rễ nông, dễ đổ" thì hãy nghĩ lại: tại sao sau khi trồng thử nghiệm hàng trăm loài cây trong vườn Bách Thảo, người Pháp đã quyết định trồng hàng loạt xà cừ trên khắp phố Hà Nội và tại sao, NẾU KHÔNG PHẢI CÂY ĐÔ THỊ, chúng vẫn vững chãi hàng chục, hàng trăm năm nay trên đường phố Hà Nội? Chặt đi hai hàng cây tuyệt đẹp, Việt Nam đã bỏ qua cơ hội trở thành thành phố độc nhất trên thế giới có ĐƯỜNG TÀU ĐIỆN CHẠY XUYÊN HAI TÁN LÁ, như một kĩ sư người nước ngoài đã tiếc rẻ nói. Vụ chặt 500 cây xà cừ TRÁI PHÁP LUẬT, đang bị đưa ra mổ xẻ cùng với việc trồng gian dối mỡ thay vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh. Sở Xây dựng đã trả lời mà cũng như không trả lời 21 câu hỏi của nhà báo, toàn những thông tin vòng vo, quanh co, lặp đi lặp lại. Nếu cứ để Hà Nội tự thanh tra Hà Nội thì chuyện sẽ đâu vào đấy, và cùng lắm là 1 tháng nữa, cưa máy sẽ tiếp tục chặt hạ các cây còn lại trên Trần Hưng Đạo. Phan Chu Trinh, Yên Phụ, Thanh Niên theo "chủ trương đúng đắn" của thành phố.
Các bạn, như chúng tôi đã kêu gọi, hãy tìm cách liên hệ với người đại diện của các bạn, những người các bạn đã BỎ PHIẾU BẦU LÊN, ở Hội đồng nhân dân các cấp, để yêu cầu đưa việc này ra Quốc hội, đưa thanh tra chính phủ vào cuộc, và buộc chính quyền thành phố phải cam kết NGỪNG TẤT CẢ các hoạt động chặt cây gây hoang mang trong dư luận suốt hai tuần qua. Cứ mỗi lần chặt một cái cây, tỉa một cái cành, hay thấy một cái xe chở những cành còn xanh đi qua, Hà Nội lại phát sốt lên và bao nhiêu người thật sự không thể nào thấy yên ổn nổi. Có đáng không?
Page nhận được tin báo chặt cây trên phố Thợ Nhuộm lúc 12h đêm. Nhiều người cùng báo.
Chúng tôi càng lúc càng thấy rõ sự cần thiết của 1 bản đồ cây độc lập, không chỉ của riêng Hà Nội.
Mong các bạn ở gần khu vực có thể phỏng vấn người dân và xác minh vào sáng mai và gửi cho page.






Huế dự kiến chặt hơn 3.800 cây tạp
Tuổi Trẻ
TT - Chiều 25-3, ông Nguyễn Cẩn, giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, cho biết đang lập dự án chỉnh trang cây xanh cho 50 tuyến đường tại trung tâm TP Huế theo yêu cầu của UBND TP. Bản dự thảo dự án giai đoạn 2015-2016 cho biết trên 50 ...
Thực hư việc Thừa Thiên - Huế chặt bỏ 3.500 cây xanhNgười Đưa Tin
-Huế cũng sẽ 'trảm' 3500 cây xanh?
(Thethaovanhoa.vn) - Ngoài Hà Nội và TP.HCM thì Huế là cái tên thứ 3 nổi bật về hệ thống cây xanh, cây cổ thụ trong Thành phố.

Tháng 10/2014, Trung tâm công viên cây xanh (TTCVCX) Huế trình lên UBND TP dự án thay thế, chỉnh trang cây xanh đường phố, giai đoạn 2015-2019 với tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng. Đề án đã được HĐND TP thông qua vào cuối năm 2014, UBND Tp cũng vừa phê duyệt cho phân kỳ 2015. Qua đó, 3.500 cây xanh sẽ bị đốn chặt trong 5 năm.

Hồ sơ dự án cây xanh ở Huế đã được UBND TP phê duyệt phân kỳ 2015.
Cây xanh trồng lộn xộn
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng kinh đô, các vua triều Nguyễn đã cho trồng nhiều cây trong đại nội và trên nhiều con đường. Sau đó, trải qua nhiều thời kỳ, trong quá trình đô thị hóa đã được bàn tay khối óc của nhiều thế hệ người Huế tôn tạo và đa dạng hóa chủng loại để ngày hôm nay Huế trở thành một đô thị xanh nổi tiếng. Đặc biệt, Huế có những cây “độc nhất vô nhị”: cây ngô đồng được vua Minh Mạng cho trồng, cây chà là Canary và cây Bao báp có xuất xứ Châu Phi, thọ đến trên 70- 80 tuổi.
Hiện tại, cách bố trí cây xanh trên một số đường phố không đồng nhất, có đoạn thì trồng sát lòng đường, có đoạn thì trồng chính tâm vỉa hè, có đoạn lại trồng sát mép các công trình. Ở nhiều đoạn đường, nhiều cây rất non tuổi đan xen với cây cổ thụ. Đơn cử, chỉ riêng đường Lê Lợi: Từ cầu Trường Tiền đến Đội Cung, vỉa hè bên Đại học Sư phạm Huế, là bằng lăng, vỉa hè phía bên kia thì một đoạn là long não, một đoạn là xà cừ cổ thụ. Từ cầu đường Đội Cung về Đập Đá, nhìn bên phải, một đoạn trồng cây mép lòng đường, một đoạn lại trồng sát vào công trình.
Nhà nghiên cứu thực vật Đỗ Xuân Cẩm nói: “Thực trạng này do thiếu quy hoạch đồng bộ. Có nơi trồng cây xanh trước, có nơi đặt công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trước. Những nơi nào cây xanh được trồng trước thì đơn vị thi công còn có điều kiện để chọn lựa làm đúng quy định, nơi nào có công trình ngầm trước thì đơn vị thi công phải chấp nhận giải pháp tình thế. Không những thế, do bị động về nguồn giống, TTCVCX Huế không thể có chiến lược dài hơi, một thời đã theo chiến lược chắp vá, chủ yếu trồng các chủng loại cây dễ nhân giống, mọc nhanh như lim xẹt cánh, bằng lăng…nên càng gây mất mỹ quan đô thị. Để hoàn chỉnh việc quy hoạch cây xanh đô thị là bài toán khó vì phụ thuộc khá nhiều yếu tố khách quan”.

TP Huế sẽ đốn chặt 3.500 cây xanh hư hỏng, thối thân, cong vênh, cây tạp trong 5 năm
Dự án kéo dài 5 năm, nhưng cần thận trọng
Trước kia, Huế có những con đường mang tên cây đi vào thơ ca đầy đắm say như đường Phượng bay, đường Hàng me, đường Hàng đoác,…nhưng đến nay chỉ còn là “dấu xưa xe ngựa”. Có lẽ vì nuối tiếc điều đó mà hiện nay TP Huế đang có chủ trương "đường nào cây nấy". TP đã cho xây dựng đề án chỉnh trang, thay thế cây xanh đường phố theo từng giai đoạn. TTCVCX cho biết: Để chuẩn bị cho hồ sơ dự án, trung tâm đã tổ chức ra quân điều tra, đánh giá hiện trạng từng tuyến đường trên từng phường. Bước đầu, đã lập được bộ hồ sơ hiện trạng cây xanh của 330 đường phố, bao gồm hiện trạng chủng loại, hiện trạng chất lượng, hiện trạng phân bố và đã bước đầu kèm theo phương án di dời, chặt hạ, trồng thay thế, trồng mới cho các tuyến đường một cách cụ thể về chủng loại cây, kích cỡ cây, giải pháp bảo vệ cây sau trồng.
Theo thống kê của TTCVCX, tính đến tháng 9/2014, Huế có 21.780 cây xanh đường phố. Báo cáo trong dự án, TTCVCX cho rằng cần phải đốn chặt 3.500 cây, trong đó có 163 cây loại 3 (đường kính gốc trên 50cm) gồm những cây hư hỏng, thối thân, cong vênh gây mất an toàn và nhiều cây tạp, thuộc loại cấm hoặc hạn chế trồng trên đường phố; trên 2.800 cây cần di dời và trên 14.000 cây cần trồng mới. Mục đích của dự án, sẽ hoàn thành chỉnh trang, trồng mới cây xanh cho 63 con đường trong 5 năm, 2015-2019.
Những con đường rợp bóng cây góp phần tạo nét nên thơ cho cố đô Huế
Về dự án trên, nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm cho rằng: “Cây xanh ở Huế là di sản lịch sử, là hệ sinh thái nhân văn nên việc chặt cây không thể tùy tiện. Khi triển khai dự án, mỗi cây được chặt hạ hoặc di dời đều được tổ thẩm định xem xét tại hiện trường, lập biên bản để TTCVCX  trình UBND TP ra quyết định. Những cây cổ thụ bộng ruột, không tiềm ẩn nguy cơ đổ ngã, có thể chọn giải pháp bê tông hóa để giữ cây chứ không cần chặt. Để tránh dư luận như Hà Nội, Huế cần minh bạch dự án, truyền thông đại chúng, thăm dò dư luận qua nhiều kênh để tạo được sự đồng tình rồi mới tiến hành”.
Vẫn biết đô thị cần chỉnh trang, quy hoạch hoàn chỉnh, nhưng thay đổi thế nào để bảo tồn giá trị cây xanh mà vẫn hoản hảo được cảnh quan đô thị lại là chuyện lớn. Trên cả, chính quyền tỉnh TT-Huế vẫn cần lắng nghe ý kiến của người dân, các nhà nghiên cứu, trước khi "trảm" cây.
-Hài hước chuyện mua gom cây “vàng tâm”-
-Người dân ở hai xã Tân Thịnh, Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vừa qua bán được mấy trăm cây mỡ với giá cao ngất ngưởng. Họ chả biết người ta mua để trồng cây cảnh hay làm gì mà đắt thế?
Hài hước chuyện mua gom cây vàng tâm
Ông Tạ Quang Đoàn (phải) và ông Hà Công Tắc (trái) trong đồi mỡ nhà anh Bằng vừa được tỉa bán..

Vừa rồi xem trên ti vi thấy nói rằng những cây mỡ đó mang về trồng ở đường phố Hà Nội nói là “vàng tâm”. Mỡ vàng tâm, có mà vàng mắt mới nhìn mỡ ra vàng tâm. Đúng là chuyện hài hước chưa từng nghe thấy bao giờ...

Tôi đang lên huyện Trạm Tấu tìm hiểu trận cháy rừng mới xảy ra cách đây mấy ngày, vừa bảnh mắt đã nhận được điện thoại của Trần Cao, Trưởng ban Phóng viên - Biên tập Báo NNVN: "Anh ở trên đó kiểm tra thông tin các báo nói rằng cây trồng thay thế trên đường phố Hà Nội mua ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn có đúng không? Họ mua thế nào, giá cả ra sao, mua của người dân hay mua trong các vườn ươm nhé". 

Trước khi xuống, tôi điện cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Chấn Vũ Đình Trường để kiểm tra thông tin, anh bảo tôi: "Đúng là vừa rồi có người tới Văn Chấn mua cây mỡ, bác tới xã Tân Thịnh tìm gặp Trạm trưởng Kiểm lâm khu vực Hoàng Văn Đức, anh ấy sẽ dẫn tới từng gia đình bán cây. Cây mỡ là cây vườn rừng chả cấm mua bán, họ tới mua thì tốt cho bà con quá...".

 Hoàng Văn Đức đợi tôi ở ngã ba Mỵ, gặp tôi anh dẫn đi ngay vào gia đình anh Lại Thế Vượng, thôn 13, xã Tân Thịnh. Nghe tôi hỏi chuyện mua bán cây mỡ về trồng ở Hà Nội, anh Vượng lo âu: "Ấy, bác đừng viết để em đi tù nhé". Tôi bảo: "Ai dám bỏ tù chú! Cây trong vườn đồi của gia đình, người ta đến mua thấy có lời thì bán, chứ có phải chuyện mua bán quốc cấm gì...".
 Đồi chè trồng xen mỡ gia đình anh Lại Văn Vượng vừa được đánh bán hơn 30 cây

 Nghe thế anh Vượng mới yên tâm hăm hở dẫn tôi lên đồi. Đồi nhà anh nằm ngay cạnh đường, trồng xen mỡ trong nương chè. 

Anh bảo: "Hôm 10/3/2015 có một người tên là Khương, chả biết anh ấy ở đâu vào đây đặt tiền mua mỡ, họ bảo là mỡ vàng tâm, với giá 300 ngàn đồng kể cả công đánh gốc, bốc lên xe. 

Đồi nhà em đây bác xem có rất nhiều mỡ không. Gia đình từ lâu cũng muốn tỉa thưa bán, bán cho các xưởng làm ván bóc cũng chỉ được 40-50 ngàn đồng một cây. Nay có người đến trả 300 ngàn thì sướng quá. Thế là em thuê người đánh gốc, mua gom của 3 nhà nữa được 50 cây vừa đủ một chuyến xe...". 

Tôi hỏi Vượng: 
- Việc mua bán có hợp đồng, hóa đơn không? 

Anh Vượng bên cây mỡ bị thải loại 
Hố đào các gốc mỡ chi chít trong vườn rừng nhà anh Nguyễn Văn Bằng 

Chúng tôi vào đồi mỡ gia đình Nguyễn Văn Bằng, những hố đánh gốc chi chít, đất đỏ loét. Ông Tắc chỉ vào mấy cây bị sâu ăn trụi lá, nom như cây khô chết đứng. Tôi rùng mình nhìn vào gốc cây bên cạnh, sâu cả mấy trăm con, kéo đàn kéo lũ bò từ ngọn cây xuống sau khi đã ăn trụi lá để bò sang cây khác. Ông Tắc bảo: "Nhiều cây sâu ăn hết lá còn ăn cả vỏ cây, khiến cây chết khô...".
Theo ông Tạ Văn Đoàn: "Xã Đại Lịch có mấy người mua gom cây mỡ để bán cho người ta mang về Hà Nội, đến ngày 21/3 thì không thấy ai lên mua nữa". Tôi hỏi Hoàng Văn Đức: "Có ai xác nhận chất lượng giống của những cây này?". Đức lắc đầu: "Họ mua gom, có chuyến họ chả lấy xác nhận của xã, chở đi chui lủi thì có ai xác nhận?". 
Vượng cười cười: "Làm gì có hóa đơn, hợp đồng. Họ đặt tiền trước em mới đánh. Đánh ra họ không lấy thì có mà chết à? Nhà em có 30 cây còn em mua của các hộ khác mỗi cây 80 ngàn, thuê đánh hết 100 ngàn. 

 Đánh cấp tập trong hai ngày, ngày 12/3 thì bốc lên xe cho họ, bị loại gần 30 cây cong, vẹo và quá to. Em chả biết họ mua mỡ về làm gì, trồng cây cảnh hay sao mà mua đắt thế. Hôm rồi xem ti vi mới biết họ mua về trồng trên đường phố. Em đang đợi họ tới mua đấy, mãi chưa thấy đến". 

- Nhà anh có bao nhiêu cây mà đòi bán? Tôi hỏi tiếp. 

Vượng cười tít mắt khoát tay chỉ lên mấy quả đồi phía bên kia cánh đồng: "Dân ở đây có hàng vạn cây, chưa kể lâm trường Ngòi Lao, có mà trồng 3 Hà Nội không hết...". 

 Nói rồi anh chỉ vào gốc cây mỡ non, sâu bò lổm ngổm: "Dưng mà sao họ lại mua mỡ để trồng ở đường phố nhỉ? Cây này sâu nhiều lắm nhá, một năm chúng ăn trụi lá mấy lần, nhìn cây bị sâu ăn nom khiếp lắm". 

Tôi theo Hoàng Văn Đức vượt đèo Bẳn vào xã Đại Lịch dưới trời mưa dầm dề. Đại Lịch là xã vùng sâu vùng xa của Văn Chấn, kể từ hôm 10/3 đến nay dân xôn xao chuyện có người đến đây mua cây mỡ 5-6 tuổi về trồng với giá 150 ngàn đồng một cây, công đánh gốc 150-200 ngàn đồng. 

Chuyện lạ chưa từng thấy, người dân ở đây chỉ trồng cây to bằng ngón tay cao độ 25-30 cm, nay có người đến hỏi mua cây cao 5-6 m, vanh gốc (chu vi) 40-50 cm, đánh bầu to gần bằng cái thúng để mang về trồng. 

Ông Tạ Quang Đoàn, thôn 6, mỉm cười: "Tôi nguyên là cán bộ kiểm lâm về hưu cách nay hơn chục năm, thấy người ta vào đây mua cây mỡ vàng tâm. Các cụ ở đây cũng gọi là cây mỡ vàng tâm, vì lõi nó màu vàng, nhưng không phải là vàng tâm. Vàng tâm mọc trong rừng, sinh trưởng rất chậm, gỗ tốt hơn cây mỡ nhiều. 

Thằng cháu họ tôi tên là Nguyễn Văn Bằng ở ngoài kia có một đồi mỡ. Người ta đến trả 150 ngàn đồng một cây, rồi thuê người ở đâu tới đánh bầu vận chuyển ra gần đường để bốc lên xe. Tôi hỏi thì họ bảo: Mua về để trồng trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Lạ quá, đường cao tốc trồng cây này làm gì nhỉ? 

 Hôm rồi xem ti vi mới hay họ mang về trồng trên đường phố Hà Nội. Thằng con trai tôi học lâm sinh và tôi xem xong cứ cười mãi, cây mỡ có tán đâu mà trồng cây bóng mát ở thành phố? Cây mỡ rễ cọc, nay bị chặt rễ cọc rồi mà cây lại cao, gỗ mềm chịu sao nổi gió bão? 

Ở đây cả rừng cây, cây nọ dựa vào cây kia có trận bão bị quật gãy đổ hàng loạt, nay mang về thành phố thì chịu sao nổi bão, gãy đổ như chơi...". 
Sâu mỡ nhìn mà thấy rùng mình trên thân một cây mỡ 

Nói rồi ông Đoàn cùng ông Hà Công Tắc là cán bộ địa chính, lâm nghiệp xã Đại Lịch dẫn tôi ra đồi mỡ nhà Nguyễn Văn Bằng, ông Đoàn bảo: "May quá, thằng Bằng đang định tỉa cây bán cho các cơ sở làm ván bóc, nay có người trả 150 ngàn đồng cây, nó bán luôn...". 

Ông Tắc cho biết: "Tôi đã ký giấy thẩm tra cho cháu Bằng và ông Trần Xuân Lượng về nguồn gốc để xã ký đóng dấu xác nhận cho chủ vườn rừng làm thủ tục vận chuyển được hai chuyến, tổng số 100 cây. Còn nghe bà con nói họ mua ở Đại Lịch chừng 150 cây rồi, một số cây không đạt tiêu chuẩn bà con cắt cây, bỏ lại gốc đầy ngoài đường kia".... 




-Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là Vàng tâm
Yếu tố pháp lý qua việc chặt cây tại Hà Nội (RFA 24-3-15) -- P/v Ls Trần Vũ Hải
Quy trình chặt một cây xanh ở Hà Nội như thế nào? (VNN 24-3-15)
-
-6,700 người vì 6,700 cây xanh
Thiếu bằng chứng, thiếu cụ thể là những gì có thể mô tả về câu trả lời của Sơ xây dựng cho các báo hôm nay.
- Câu hỏi "Thành phố thực hiện việc thay cây có 03 vấn đề chưa làm: Đánh giá tác động môi trường về việc chặt cây, đáng giá tác động cảnh quan đô thị, đánh giá tác động phản ánh của dư luận; cho đến thời điểm này đã chặt hạ, trồng được bao nhiêu cây, kinh phí bao nhiêu?"

Câu trả lời của Sở không cho biết được chuyên gia nào đã được hỏi ý kiến, lấy ý kiến cộng đồng như thế nào? 8 tuyến phố là 8 tuyến phố nào, sơ đồ các cây bị chặt hạ ... Hoàn toàn không thể kiểm chứng.
- Với câu hỏi của Phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh về việc dừng chặt cây như thế nào, bao lâu có thể tiếp tục chặt hạ? Trong văn bản của TP, Chánh Văn phòng UBND Nguyễn Thịnh Thành cho biết việc chặt hạ hầu hết được sự đồng tình của nhân dân là như thế nào?
Câu trả lời của Sở hoàn toàn không cho biết bao giờ thì có thể lập xong kế hoạch và lộ trình. Trong khi đó rõ ràng trước khi chặt hạ thì phải có toàn bộ phương án này rồi.
Câu trả lời này cũng có thể mang hàm ý việc chặt hạ tiếp tục sẽ được diễn ra khi nói "Đối với việc chặt hạ, thay thế các cây chết, sâu mục, gãy đổ ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công tác cắt tỉa cây mùa mưa bão là công việc thường xuyên, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện; Đối với các cây xanh nằm trong phạm vi các dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị thì việc chặt hạ, đánh chuyển thực hiện theo tiến độ dự án. "
Rõ ràng vấn đề là người dân đang không biết được là cây nào sâu mục, cây nào chết còn cây nào thì không? Vậy danh sách các cây gẫy mục đâu, cây chết đâu?
MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG
Sở Xây dựng vẫn khẳng định cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm.
Page sẽ theo sát diễn biến của vụ việc và tiếp tục thực hiện việc gửi các câu hỏi của các bạn đến các cơ quan liên quan.



Sở Xây dựng Hà Nội trả lời 21 câu hỏi với sự vòng vo, qua quýt
Sở Xây dựng Hà Nội vừa chính thức có văn bản trả lời 21 nhà báo đặt câu hỏi tại buổi họp báo về việc chặt hạ
(HNMO) – Liên quan đến các chất vấn “dồn dập” của các nhà báo trong buổi họp báo ngày 20/3 của UBND TP Hà Nội về việc chặt hạ và thay thế cây xanh , ngày 25/3, Sở Xây dựng đã có văn bản trả lời chính thức.
Hà Nội đã có đánh giá tác động môi trường, cảnh quan cây xanhMở đầu buổi họp báo phóng viên Việt Chiến có hỏi về việc Thành phố thực hiện việc thay cây có 03 vấn đề chưa làm: Đánh giá tác động môi trường về việc chặt cây, đáng giá tác động cảnh quan đô thị, đánh giá tác động phản ánh của dư luận; cho đến thời điểm này đã chặt hạ, trồng được bao nhiêu cây, kinh phí bao nhiêu?Sở Xây dựng cho biết: Việc lập và triển khai Đề án cải tạo thay thế cây xanh các tuyến phố vừa qua là căn cứ vào Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; Quy hoạch chuyên ngành về cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước. Các quy hoạch này đã được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục, trong đó có đánh giá tác động môi trường, tác động cảnh quan, lấy ý kiến của cộng đồng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên ngành. Đồng thời sau khi quy hoạch được phê duyệt đã thông tin công khai minh bạch theo quy định. Việc duy trì, cải tạo và thay thế cây xanh đường phố theo quy hoạch là công việc thường xuyên hàng năm được thực hiện theo quy định.

Từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, Thành phố đã và đang triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh trên 08 tuyến phố trong đó: di chuyển 130 cây, chặt hạ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh quyết toán.

Thay thế, đánh chuyển cây xanh là chủ trương đúng của TPVới câu hỏi của Phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh về việc dừng chặt cây như thế nào, bao lâu có thể tiếp tục chặt hạ? Trong văn bản của TP, Chánh Văn phòng UBND Nguyễn Thịnh Thành cho biết việc chặt hạ hầu hết được sự đồng tình của nhân dân là như thế nào?Sở Xây dựng trả lời: UBND Thành phố đã có chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế cây hàng loạt trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh trên từng tuyến phố. Sở Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của UBND TP. Sau khi được thông qua việc rà soát, Sở Xây dựng sẽ cung cấp thông tin về kế hoạch, lộ trình thực hiện.

Đối với việc chặt hạ, thay thế các cây chết, sâu mục, gãy đổ ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công tác cắt tỉa cây mùa mưa bão là công việc thường xuyên, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị thực hiện; Đối với các cây xanh nằm trong phạm vi các dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị thì việc chặt hạ, đánh chuyển thực hiện theo tiến độ dự án.

Việc thay thế, đánh chuyển cây xanh trên địa bàn TP thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và TP, góp phần làm cho các tuyến phố ngày một trở nên đẹp hơn (nhất là khi cây đã trưởng thành), an toàn hơn khi mưa bão xảy ra; như đã thực hiện trên các phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Phố Huế, Hàng Bài, Hoàng Văn Thụ, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu.

Cây xanh được trồng mới, bổ sung ngay sau chặt hạ.
Cây xanh được trồng mới, bổ sung ngay sau chặt hạ.

DN tự nguyện hỗ trợ chủ trương xã hội hóa trồng cây xanh vì lợi ích cộng đồngLiên quan đến vấn đề xã hội hóa trồng cây, phóng viên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm doanh nghiệp nào? Họ được gì?Sở Xây dựng cho biết: Đến thời điểm hiện nay có các đơn vị như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công ty Công viên cây xanh, Công an Thành phố Hà Nội…và một số tổ chức, cá nhân khác đã tham gia hưởng ứng ủng hộ, hỗ trợ việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường. Các đơn vị, cá nhân tự nguyện hỗ trợ cho việc trồng mới cây xanh với một mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông. Qua đây Sở Xây dựng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đóng góp quý báu của các đơn vị, cá nhân với sự nghiệp xây dựng Thủ đô.

Cùng nhóm câu hỏi trên, phóng viên Báo Người tiêu dùng chất vấn: “Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ, sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?”Sở Xây dựng trả lời: Hưởng ứng việc xã hội hóa công tác cải tạo, thay thế cây xanh của TP, các doanh nghiệp đã tự nguyện ủng hộ, hỗ trợ TP trong việc trồng mới cây xanh trên một số tuyến đường với mong muốn là để góp phần chung tay xây dựng Thủ đô đẹp hơn, văn minh hơn, đảm bảo an toàn cho các người dân trong khi tham gia giao thông.

Dư luận cho rằng có việc DN đứng sau việc chặt cây vừa qua là không đúng. Số tiền lên đến hàng trăm tỷ sau khi bán gỗ là không có cơ sở. Toàn bộ số gỗ, củi thu được hiện đang tập kết tại kho của các đơn vị. Hiện chưa bán, toàn bộ số tiền thu được sau khi đấu giá sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.

Đơn vị tài trợ đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm
Phóng viên Báo Điện tử Vnmedia và Báo Tiền phong hỏi về việc những cây xanh chặt hạ được đưa đi đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?Sở Xây dựng công bố: Các cây xanh còn đủ điều kiện sinh trưởng sẽ được chuyển về vườn ươm để chăm sóc, đôn đảo, chỉnh trang và sau đó được trồng ở các công viên, vườn hoa. Số lượng gỗ, củi đã chặt hạ được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị, Sở Xây dựng phối hợp lập hồ sơ quản lý. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định.

Các cây thay thế do các đơn vị ủng hộ, hỗ trợ được thực hiện thông qua việc thuê các đơn vị chuyên ngành thực hiện, giá cây xanh do các đơn vị hỗ trợ tự quyết định mua hoặc ủng hộ cây. Các cây này đều được Sở Xây dựng nghiệm thu sau khi trồng, các đơn vị đều thống nhất với Sở Xây dựng đảm bảo cây sống mới hết trách nhiệm. Việc thanh quyết toán thực hiện theo các quy định hiện hành.

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm cấp phép chặt hạ, đánh chuyển cây
Trong cuộc họp báo chiều 20/3, phóng viên báo Điện tử Vnmedia hỏi: “Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt”?Sở Xây dựng nêu rõ: Sở là cơ quan cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố. Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản và ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường sở tại làm cơ sở cấp phép.

Hiện nay, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gẫy đổ, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.

Cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm trong sách đỏ
Phóng viên Báo Người Đưa tin hỏi: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế đường Nguyễn Chí Thanh có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lý không?Sở Xây dựng khẳng định: Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.

Cây cao trung bình 25 - 30m, đường kính thân cây 70 - 80cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.

Gỗ, củi chặt hạ được kiểm đếm và được tập kết tại các kho chờ đấu giá
Phóng viên Báo Một Thế giới thắc mắc về việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố...?Sở Xây dựng khẳng định: Số lượng gỗ, củi chặt hạ trong đợt cải tạo thay thế cây xanh vừa qua đã được kiểm đếm, xác định khối lượng và tập kết tại kho của các đơn vị. Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức xác định giá, đối với các cây có giá trị sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định. Kinh phí đánh chuyển, chặt hạ cây được thực hiện theo đúng định mức, đơn giá và sẽ được quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh hỏi: Thành phố cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?Sở Xây dựng cho biết: Giá cây xanh đô thị phụ thuộc chủng loại, kích thước cây xanh. Đối với việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, giá cây được xác định theo điều kiện cụ thể, được thẩm định giá độc lập đưa vào dự toán và quyết toán theo quy định. Đối với các trường hợp xã hội hóa, giá cây xanh do các đơn vị tự quyết định mua và hỗ trợ cây cho TP. Giá gỗ tổ chức thẩm định và bán đấu giá theo quy định.

Mật độ cây xanh Hà Nội tăng do được thay thế, trồng bổ sung ngay sau chặt hạPhóng viên Báo Thanh Niên hỏi về bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?Sở Xây dựng công bố: Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thì hiện nay, tỷ lệ diện tích đất cây xanh khu vực nội đô khoảng 3,02m2/người. Việc thay thế cây xanh trên các tuyến phố được thực hiện theo lộ trình và kế hoạch, cây mới được trồng vào đúng vị trí cây được thay thế và trồng bổ sung tại các khu vực, vị trí phù hợp, không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu mật độ cây xanh hiện có mà còn tăng lên theo quy hoạch (chỉ tiêu cây xanh, công viên đô thị cho khu vực đô thị lõi đạt khoảng 4m2/người).

Chưa thống kê được chi phí cải tạo, thay thế cây xanh
Phóng viên báo Lao Động hỏi: “Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... Chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?”Sở Xây dựng thông tin: Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 được UBND Thành phố phê duyệt ngày 18/3/2014 thì mạng lưới cây xanh đường phố Hà nội sẽ được bảo tồn, chăm sóc với các tuyến cây xanh đường phố lâu năm đặc trưng, hiện hữu, đồng thời từng bước bổ sung thay thế trồng mới các chủng loại cây theo quy hoạch.

Thời gian qua, việc cải tạo, thay thế cây xanh được thực hiện bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó gồm cả vốn ngân sách và xã hội hóa, vì đang triển khai nên chưa có số liệu quyết toán.

Trong vấn đề thay cây xanh, phóng viên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC hỏi: “Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây là dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?”Sở Xây dựng trả lời: Các đơn vị cung ứng cây là các đơn vị có loài cây phù hợp với quy định của TP về chủng loại, chất lượng cây. Sở Xây dựng có trách nhiệm nghiệm thu đảm bảo theo đúng quy định. Việc cải tạo, thay thế cây không phải dự án, đây là việc làm thường xuyên, hàng năm theo kế hoạch nên việc thực hiện tới đây phải tuân thủ theo đúng quy định.

Hệ thống cây xanh từ thời Pháp thuộc vẫn được bảo tồn
Phóng viên báo Đất Việt hỏi: “Những cây trồng thời Pháp thuộc, những cây trồng cách đây mấy năm phải hạ chuyển thì liệu có phải quy hoạch đã sai rồi không?”Sở Xây dựng khẳng định: Theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 thì Thành phố và mọi người dân phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị từ các thời kỳ để lại cho chúng ta.

Các cây trồng từ thời Pháp thuộc trên các tuyến phố cổ, phố cũ của Hà Nội được hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và mang đậm nét văn hóa của dân tộc. Nhiều tuyến phố đã có hệ thống cây xanh đặc trưng như: cây sấu phố Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong, Trần Phú; cây xà cừ phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Chu Văn An; cây sao đen ở phố Lò Đúc; cây long não phố Đặng Dung… Những cây cổ thụ này đã, đang và sẽ tiếp tục được bảo tồn, chăm sóc giữ dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố.

Chỉ chặt hạ những cây sâu mục đổ gãy ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng tài sản của người dân; những cây phải GPMB để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đô thị. Đối với những cây mới trồng thì chỉ thay thế những cây chết, còi cọc, chậm sinh trưởng.

Cây tần bì không có trong danh mục cây đô thị
Phóng viên Báo An ninh Thủ đô có hỏi: Mạng xã hội có rộ lên thông tin sẽ thay thế cây tần bì, cây này có nằm trong diện cây thay thế không? Biện pháp gì để sàng lọc những cây có hại hoặc cây sinh trưởng không tốt? Vì sao một số nơi cây xà cừ thẳng, cây bàng cũng thẳng, đang sinh trưởng tốt nhưng vẫn bị chặt đi trong khi không có sâu bệnh gì?”Sở Xây dựng giải thích: Trong quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước không có cây tần bì trong danh mục lựa chọn cây đô thị. Việc thay thế cây xanh để trồng mới vừa qua thực hiện theo đúng quy hoạch và chủng loại cây đô thị theo quy định.

Các cây xà cừ, bàng sinh trưởng tốt thì không chặt hạ. Sở Xây dựng chỉ cấp phép chặt hạ các cây nằm trong danh mục các dự án phát triển giao thông đô thị; các cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân.

Dừng chặt cây để rà soát, phân loại, thực hiện theo lộ trình

Phóng viên Báo Vietnamnet hỏi: “Quyết định dừng chặt cây của TP là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?”Sở Xây dựng trả lời: Qua thông tin báo chí phản ánh dư luận xã hội và kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND TP đã có Kết luận tại Thông báo số 40/TB-UBND ngày 20/3/2015, trong đó chỉ đạo dừng việc chặt hạ, thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố. Giao Sở Xây dựng rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch, lộ trình thực hiện từng bước đảm bảo duy trì mật độ cây xanh thường xuyên trên từng tuyến phố. Sau khi hoàn thành sẽ thông tin kịp thời, đầy đủ đến báo chí.
Sở Xây dựng công bố: Dù chặt hạ hàng loạt nhưng cây mới được trồng thay thế, bổ sung ngay nên mật độ cây xanh của Hà Nội đang tăng lên (từ khoảng 3,02m2/người thành 4m2/người).



3 cán bộ Sở Xây dựng đã bị đình chỉ công tác
Đó là ông Trần Trọng Hiếu - Trưởng phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm; ông Trịnh Văn Lý - Phó Trưởng phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm; ông Lê Trung Ngọc - cán bộ Phòng Quản lý hạ tầng môi trường và công trình ngầm.


Hà Nội sẽ báo cáo đầy đủ, chi tiết lên Thủ tướng vụ cây xanh

-Vụ “Chặt hạ cây xanh Hà Nội”: Công khai danh tính cán bộ bị đình chỉ công tác
-Từ chặt cây xanh Hà Nội đến lấp sông ở Đồng Nai

Đề nghị khởi tố vụ chặt cây xanh ở Hà Nội
Vụ Hà Nội chặt cây xanh: Tạm đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ
Lấy ý kiến chặt cây xanh cũng gây phản cảm
Hà Nội dừng chặt cây xanh, Sở Xây dựng phải kiểm điểm
Chủ tịch Hà Nội gửi thư cho ông Trần Đăng Tuấn nói về việc chặt cây
-Son Tran -
Chi Kim Nguyễn
PHÁ HOẠI CÓ TỔ CHỨC
Đây là những dòng và bức ảnh kèm theo của bạn tôi gửi qua email cho tôi, xin được chia sẻ cùng các bạn.
"Như báo chí đưa tin, cây đang trong trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây vàng tâm mà chỉ là cây mỡ rẻ tiền, không thể làm cây che bóng mát vì cành lá rất bé. Cây này có rất nhiều ở Yên Bái , dân ở đây cho biết loại cây này thường bị tàn phá bởi loại sâu ong, mật độ dày đặc ( trong ảnh) nên không có cách nào diệt được.
Vài năm nữa trên đầu mình như thế này sao?"
Công ty MTV Cây xanh là của ai ?

Theo một nguồn tin từ người nhà trong Ủy ban nhân dân Hà nội cho biết : Công ty MTV Cây xanh -  đơn vị cấp cây Mỡ cho Công an Hà nội trồng hôm 14.3 vừa rồi tại phố Nguyễn Chí Thanh - là công ty sân sau của lãnh đạo Hà nội.
 Công ty này bao thầu bán cây nhiều năm nay, ông Hoàng là giám đốc, họ mở hàng loạt tài khoản tại các ngân hàng để dễ bề rửa tiền vì cây được bán với giá trên trời, cây mỡ bán cho các dự án tư nhân trồng trong đô thị, quanh đất lưu không. .. giá thị trường chỉ 700 ngàn cả công trồng và bảo hành 1 năm nhưng bán cho Hà nội giá đến cả bảy hay tám triệu đồng !
 Chúng tôi đã có số liệu về tài khoản của công ty này tại các Ngân hàng, đang điều tra tiếp họ mua lại cây Mỡ của vườn nào trên Vĩnh yên, Phú Thọ, Ba Vì... để bán lại.



* Số tiền: 308.000.000 đồng (Ba trăm linh tám triệu đồng) trong tài khoản số 115010000128173 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội * Số tiền: 6.543.000.000 đồng (Sáu tỷ, năm trăm bốn mươi ba triệu đồng) trong tài khoản số 115010000215091 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai - Số tiền: 4.048.000.000 đồng (Bốn tỷ, không trăm bốn mươi tám triệu đồng) trong tài khoản số 113010001467622 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai * Số tiền : 5.820.000.000 đồng (Năm tỷ, tám trăm hai mươi triệu đồng) trong tài khoản số 113010001071861 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai. * Số tiền : 4.404.000.000 đồng (Bốn tỷ, bốn trăm linh bốn triệu đồng) trong tài khoản số 113010000827740 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai. * Số tiền: 2.474.000.000 đồng (Hai tỷ, bốn trăm bảy mươi tư triệu đồng) trong tài khoản số 113010001423776 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * Số tiền: 1.109.000.000 đồng (Một tỷ, một trăm linh chín triệu đồng) trong tài khoản số 113010000629250 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * Số tiền : 10.177.000.000 đồng (Mười tỷ, một trăm bảy mươi bảy triệu đồng) trong tài khoản số 113010001458222 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * Số tiền: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng) trong tài khoản số 114010000024445 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * Số tiền : 5.191.000.000 đồng (Năm tỷ, một trăm chín mươi mốt triệu đồng) trong tài khoản số 113010001405860 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * Số tiền : 3.239.000.000 đồng (Ba tỷ, hai trăm ba mươi chín triệu đồng) trong tài khoản số 114010000044845 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa *Số tiền: 1.999.000.000 đồng (Một tỷ, chín trăm chín mươi chín triệu đồng) trong tài khoản số 115010000258388 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * Số tiền : 221.000.000 đồng (Hai trăm hai mươi mốt triệu đồng) trong tài khoản số 102010000847379 mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đống Đa * khoản số 0021000000640 mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội Ngoài ra còn tài khoản ngoại tệ của Công ty cây xanh mở tại Ngân hàng Ngoại thương
TGĐ Đỗ Ngọc Hoàng

-Cây xanh vừa được trồng thay thế tại Hà Nội: Chắc chắn là cây mỡ 23/03/2015, 06:15 (GMT+7) Đó là khẳng định của GS.TS Lê Đình Khả, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp, người từng có đề tài nghiên cứu hơn 10 năm về cây này. * Vàng tâm nằm trong sách đỏ, lấy đâu ra nhiều như vậy!...
- Chính quyền có bị sai khiến?...
Người dân có thể hiểu sự “nôn nóng của nhà tài trợ” là họ thúc ép TP Hà Nội phải hạ sát thật nhanh 6.700 cây, nên TP Hà Nội phải làm theo? Nếu đúng như lời ông Phó Chủ tịch TP Hà Nội nói thì chẳng hóa ra chính quyền TP Hà Nội bị các nhà tài trợ giật dây, sai khiến? Họ hành động theo mệnh lệnh của các nhà tài trợ chứ không làm vì lợi ích của người dân?.
-Buồn cười Hà Nội trồng mỡ tạo... cảnh quan... 
6,700 người vì 6,700 cây xanh
Nếu việc công khai minh bạch sự việc này đụng đến quyền lợi, địa vị của nhiều người, mọi thứ sẽ trở nên rất khó khăn. Những thứ nhân dân đòi hỏi được biết có thể trở thành không khả thi.
Những tờ báo có thể phải bị buộc im lặng, những cá nhân có thể bị công kích, soi mói đời tư. Không chỉ một lần nhân tâm bị chia rẽ bởi những tin đồn thất thiệt, để rồi tự mình tan rã.
Nếu bạn là một quản trị viên, bạn sẽ làm gì? Hãy nói cho page ý kiến của bạn?
.................................
Buổi tọa đàm chiều nay đã bị cắt điện khá bất ngờ khi chương trình vừa diễn ra, có phóng viên ngay lập tức truy vấn lên tận sở điện lực. Báo Người đưa tin đăng bài "Mất điện... bất thường tại tọa đàm về chặt hạ cây xanh Hà Nội" nhưng sau đó đã phải thay đổi tiêu đề.
"... Theo kế hoạch 14h00 buổi tọa đàm sẽ được khai mạc, tuy nhiên khi buổi tọa đàm chuẩn bị khai mạc thì đúng 14h10 thì hội trường tầng 6, khách sạn Cầu Giấy, Hà Nội bất ngờ mất điện, trong khi đó, toàn bộ khu vực xung quanh khách sạn này vẫn có điện bình thường. Để buổi tọa đàm tiếp tục diễn ra, Ban tổ chức đã phải mở rèm cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên. Buổi Tọa đàm tiếp tục diễn ra mà không đèn.
Trao đổi với PV chiều 23/3, về việc mất điện “bất thường” tại khách sạn Cầu Giấy chiều nay, một nhân viên điện lực trực tổng đài cho biết: "Việc cắt điện tại khách sạn Cầu Giấy là để kiểm tra, để vệ sinh buồng, máy, do quản lý chỉ đạo, lệnh này vừa có xong"."
Google vẫn còn bản lưu



-Hé lộ nguồn gốc cây xanh trồng mới ở Hà Nội
TP - Xung quanh đề án chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội, PV Tiền Phong tiếp tục hỏi các tổ chức, cá nhân liên quan về nguồn gốc cây xanh được trồng mới trên các tuyến phố, nhưng chỉ nhận được những câu trả lời thiếu rõ ràng.
Số cây tập kết trên đường Nguyễn Chí Thanh có nguồn gốc từ Yên Bái?Số cây tập kết trên đường Nguyễn Chí Thanh có nguồn gốc từ Yên Bái?
Ngày 23/3, PV Tiền Phong liên lạc với ông Nguyễn Xuân Hanh, Giám đốc Xí nghiệp Cây xanh, hoa đô thị thuộc Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, hỏi về nguồn gốc, số tiền mua cây giống trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình). Ông Hanh nói không nắm được. Ông Hanh nói rằng, mình là chuyên gia về cây trồng nhưng không xác định được cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây gì, vì loại cây này không có trong hồ sơ cây xanh đường phố Hà Nội.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Nam Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, nói rằng, theo hồ sơ phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, loài cây được trồng mới trên các tuyến phố là vàng tâm. Tuy nhiên, khi PV hỏi cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây gì, ông Sơn nói không biết. Ông Sơn nói: “Đến cả các nhà khoa học bàn ra, tán vào cũng không biết là cây gì, huống gì tôi”. Theo ông Sơn, khi nào nhà tài trợ trồng mà cây sống, bàn giao lại cho Sở Xây dựng, lúc đó mới xác định được đó là cây gì.
Để đi tìm nguồn gốc số cây mới trồng ở Hà Nội, PV hỏi lực lượng CSGT làm việc tại các chốt có đường từ ngoại thành đổ về nội đô và tại các trạm thu phí. Sau một ngày dò hỏi, PV được một số cán bộ trạm thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai xác nhận, có thấy xe tải chở cây xanh về Hà Nội những ngày qua. Tiếp tục dò hỏi ngược tuyến, đến khu vực đường dẫn từ Yên Bái lên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nhiều người dân nói họ thấy xe tải chở cây xanh đi lên đường cao tốc...
Từ những căn cứ trên, PV tiếp tục dò tìm, rốt cuộc cũng liên hệ được với một cán bộ xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông này cho biết, thời gian qua có một số người Hà Nội đánh xe tải lên xã Đại Lịch mua cây gỗ mỡ. Tuy nhiên, sau hôm 22/3, không thấy xe nào lên mua nữa. Vị cán bộ này nói rằng, cây mỡ được người dân trồng rất nhiều trong xã Đại Lịch và bán với giá 100.000 đồng/cây đã cắt gốc, 300.000 đồng/cây đánh cả gốc (?!).
Hôm qua, PV Tiền Phong đi dọc tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, đếm thấy 249 cây xanh bị chặt hoặc bứng gốc để thay thế cây mới. Cụ thể, tính từ đầu đường Nguyễn Chí Thanh giáp Kim Mã xuống đường Láng, bên phải đường có 118 cây, bên trái 131 cây, chủ yếu là cây hoa sữa, cây keo, cây phượng trên chục năm tuổi.
Đơn vị chặt hạ lên tiếng
Chiều 23/3, Cty Công viên cây xanh Hà Nội mở cửa khu vực vườn ươm và kho tập kết gỗ sau khi chặt hạ tại Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm). Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Cty Công viên cây xanh Hà Nội, hiện có 128 cây hoa sữa nằm trong đề án thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội sau khi cắt lá, tỉa cành được chuyển về chăm sóc tại khu vườn ươm của đơn vị ở Cầu Diễn. Toàn bộ 128 cây xanh này được đơn vị đánh chuyển từ phố Nguyễn Chí Thanh về, sẽ được mang đi trồng bổ sung ở các vị trí khác.
Đối diện khu vườn ươm là khu vực tập kết gỗ và cây xanh sau khi được chặt hạ trên các tuyến phố. “Trong bãi tập kết gỗ này, chủ yếu là số gỗ của 95 cây xà cừ lớn chặt hạ từ đường Nguyễn Trãi từ năm 2014. Còn lại là một số cây keo, bằng lăng và một số loại cây khác không đáng kể cũng được lưu giữ tại đây”, đại diện Cty Công viên cây xanh nói.
Theo ông Hoàng, ở Cầu Diễn, đơn vị hiện có hai điểm tập kết cây xanh được chặt hạ, toàn bộ số gỗ ở đây đều thu hồi từ việc chặt hạ cây xanh ở các tuyến phố Nguyễn Trãi, Phố Huế - Hàng Bài, Nguyễn Chí Thanh... Toàn bộ số gỗ này sẽ được bán đấu giá. “Thân, cành cây đường kính dưới 20cm thì làm củi, đường kính trên 20cm thì lưu giữ làm gỗ. Từ trước đến nay không hề có chuyện thất thoát gỗ vì từ lúc chặt về, đến lúc báo đấu giá được có quy trình lưu trữ, giám sát chặt chẽ”, ông Hoàng nói. 
Theo ông Hoàng, việc chặt cây, thu hồi củi và gỗ sau khi chặt hạ có nhiều thành phần tham gia giám sát, lập biên bản. Họ xác định khối lượng thu hồi, sau đó lập biên bản chi tiết, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, loại gỗ, tình trạng gỗ, khối lượng gỗ… Tại Cầu Diễn, có biên bản giao nhận, vào số lượng gỗ nhập. Sau đó, phía Cty Công viên Cây xanh báo cáo Sở Tài chính về khối lượng, chủng loại gỗ để khảo giá thị trường làm cơ sở thực hiện đấu thầu. Gỗ sẽ được bán đấu giá theo quy định thông qua một đơn vị đấu giá độc lập.
Chi hàng chục triệu đồng để chặt 1 cây xà cừ
Liên quan thông tin phản ánh xe tải chở gỗ xà cừ vào làng Chuông (huyện Thanh Oai) nghi là gỗ tuồn từ việc chặt hạ cây trong nội đô, ông Hoàng khẳng định: “Số gỗ, xe chở gỗ trên không phải của Cty chúng tôi, vì quy trình chặt, thu hồi gỗ củi rất chặt chẽ, không thể có gỗ lọt ra ngoài. Chúng tôi là doanh nghiệp công ích Nhà nước, làm theo đơn giá của Nhà nước”.
Về đơn giá chặt hạ cây xanh, ông Hoàng cho biết, Cty Công viên Cây xanh thực hiện theo Quyết định 510 ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội, theo đó, giá thành chặt hạ cao nhất là khoảng 25 triệu đồng đối với cây xà cừ có đường kính lớn hơn 1,2 m và khoảng 15 – 23 triệu đồng đối với cây xà cừ có đường kính 0,8 -1,2 m. Chi phí đào gốc, lấp đất vào khoảng 10 triệu đồng/cây có đường kính trên 1,2m. Đơn giá chặt hạ các loại cây khác bằng 70% chi phí so với cây xà cừ.
Ngày 23/3, trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Xây dựng cho biết, sau khi có chỉ đạo của thành phố, đơn vị đã yêu cầu các cá nhân liên quan kiểm điểm. Các cán bộ bị đình chỉ chức vụ là Trưởng phòng Quản lý hạ tầng, môi trường và công trình ngầm - ông Trần Trọng Hiếu; một vị Phó trưởng phòng và một số cán bộ liên quan thuộc Sở Xây dựng. 
-Hà Nội chặt cây: Hoảng với tiền tỷ sơn phết

 - Theo Sở Xây dựng, chi phí đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670 nghìn đồng.

Đánh mã số mỗi cây hết gần 700.000 đồng
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách.
Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670 nghìn đồng.
Chỉ đánh mã số (quét sơn chữ X) để chặt hạ như thế này nhưng tiêu tốn 670 nghìn đồng/cây
Chỉ đánh mã số (quét sơn chữ X) để chặt hạ như thế này nhưng tiêu tốn 670 nghìn đồng/cây. (Ảnh CAND) 
Cũng liên quan đến chi phí đốn hạ cây xanh, theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.

Cụ thể, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc.
Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp cây gãy đổ chi phí giải tỏa là trên 10 triệu đồng.



-Hà Nội: Cây “lạ” được thay trên phố ban đêm?-
Nhiều người bất ngờ vì chỉ sau một đêm, 4 cây trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội bỗng nhiên cao lớn, xanh tốt lạ thường
Trong khi dư luận, các chuyên gia lâm nghiệp vẫn đang tranh cãi về hàng trăm cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây gỗ quý vàng tâm hay cây Mỡ thì sáng nay, tuyến phố này xuất hiện 4 cây được trồng mới.
Những cây phượng, cây hoa sữa trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đã được chặt bỏ và thay thế cây được cho là vàng tâm
Theo ghi nhận của phóng viên, trên trục đường Nguyễn Chí Thanh (trước cổng khách sạn Bảo Sơn) có 4 cây mới, tán lá xum xuê, thân màu xanh rêu, không giống những cây trồng cùng thời điểm vài ngày trước.
Bà Chu Thị Lợi, bán quán nước gần khách sạn Bảo Sơn (Nguyễn Chí Thanh, HN), ngạc nhiên thốt lên: “Thần kì thật! 6h chiều hôm qua tôi còn thấy mấy cây này trơ trụi lá, vậy mà 7h sáng nay cây đã xanh tốt, cành lá xum xuê, thân cây khác hẳn so với những cây được thay thế mấy ngày trước.”
Ông Nguyễn Văn Cường, nhân viên bảo vệ gần đó cũng khẳng định “Chắc chắn 4 cây này được thay thế tối hôm qua. Tôi làm ca chiều hôm qua vẫn thấy những cây giống với với cây đằng kia. Sáng nay đi làm, thấy 4 cây này lại mọc ra tán lá rộng, không thể tin được”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội xác nhận, 4 cây thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh, đoạn gần khách sạn Bảo Sơn vừa trồng lại vào ngày 22.3.
“Đó là 4 cây vàng tâm trưởng thành có tán rộng, nụ hoa, lá xanh tốt, được nhà tài trợ trồng làm mẫu vì các cây cũ còn nhỏ và yếu. Cây trồng thay thế đều do các nhà tài trợ lựa chọn mua về.”, ông Hoàng nói.
Ông Hoàng cho hay, ông không nắm rõ thời điểm 4 cây kia trồng lại vào ban ngày, hay ban đêm.
TGĐ công ty cây xanh cho biết thêm, tính đến thời điểm UBND TP Hà Nội ra quyết định dừng chặt cây (20.3), trên đường Nguyễn Chí Thanh đã có 239 cây bị chặt hạ và di chuyển (trong đó 111 cây chặt ha, di chuyển 128 cây).
Được biết, theo kế hoạch TP Hà Nội triển khai trồng khoảng 382 cây vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, trong đó 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội, 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là do một ngân hàng đóng góp.
Trước những ý kiến trái chiều về việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh, ngày 20.3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Ngày 22.3, UBND TP Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi Chánh Thanh tra TP, Giám đốc Công an TP, Giám đốc Sở Xây dựng và một số sở, ngành liên quan về việc “kiểm điểm trách nhiệm, thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố".
Chủ tịch Thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạm đình chỉ công tác trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Những hình ảnh trên đường Nguyễn Chí Thanh:
Cận cảnh hàng vàng tâm vừa được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Sáng nay, theo ghi nhận của phóng viên, trước cửa khách sạn Bảo Sơn lại xuất hiện 4 cây nhìn rất khác với những cây còn lại.

Hai cây sát nhau nhưng một cây không có cành lá, một cây cành lá xum xuê.
Theo những người bảo vệ ở đây, chiều hôm qua còn thấy 4 cây này không có cành, vậy mà sáng nay đã thấy có lá, có cành.
Đất ở 4 gốc cây có tán lá rộng nhận thấy vẫn còn mới
Rất nhiều cành phụ mọc ra từ thân cây
 Lá còn tươi, xanh mướt
Thân cây màu xanh, có những đốm trắng khắc hẳn với những thân cây bên cạnh.
Thân cây cũ có màu trắng
Đất ở hai gốc cây cũng có màu khác nhau.




Trần phú chụp hqua này . Giờ nó cứ chặt + cắt hết cành ban đêm xong nó kêu là cây chết rồi sáng nó cưa nốt thì ai làm gì , thâm quá




Cây bị chặt cần xác minh thông tin sau
"9h51 sáng nay 23/03/2015 ở 30 Lò Đúc 1 em thân thẳng như này, k sâu mọt, đường kính thì mình k ước lượng được nhưng tầm 1 người lớn ôm k hết đang tiếp tục bị đốn hạ"

Kêu gọi thành viên nào ở gần đó đến xác minh với người dân về thông tin trên. Liệu có đúng là cây này là cây khỏe mạnh hay đã chết từ lâu.

Xin cảm ơn




35 triệu đồng chi phí chặt một cây xà cừ (VnExpress)
Không tính tiền vận chuyển, công đào một gốc cây xà cừ đường kính 120 cm là 10 triệu đồng, công cưa chặt là 25 triệu đồng.

Theo đơn giá thanh toán sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2015 cho lĩnh vực duy trì công viên cây xanh, được áp dụng từ ngày 1/1, các chi phí cho việc cắt tỉa cây, giải tỏa cây đổ, chặt hạ, đào gốc cây xà cừ có đường kính trên 120 cm đều ở mức trên 10 triệu đồng.


Cụ thể, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc. Cũng với đường kính như trên, nếu chỉ cắt tỉa không sử dụng xe nâng thì chi phí là 13,3 triệu và trường hợp giải toả cây gãy đổ là trên 10 triệu đồng.
hacay-2427-1427083860.jpg
Theo đơn giá của Hà Nội, việc đào gốc xà cừ có đường kính 120 cm được tính phí 10 triệu đồng. Ảnh: Quý Đoàn.
Tại cuộc họp cuối tháng 1 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc chặt hạ cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú để phục vụ thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đại diện Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV công viên cây xanh khẳng định quy trình chặt hạ, đo đếm củi gỗ, đấu giá rất chặt chẽ và không có thất thoát.

Khi được hỏi về quy trình, giá một mét khối củi gỗ, ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng quản lý Hạ tầng, môi trường và công trình ngầm (Sở Xây dựng) cho hay việc thu hồi củi gỗ cây bóng mát sau khi chặt hạ được liên ngành kiểm tra, sau đó trừ vào quyết toán. “Quy định của nhà nước là chặt chẽ, chắc chắn không có thất thoát”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Phó tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Xuân Hưng cho biết, về nguyên tắc cây xà cừ cao bao nhiêu, đường kính thế nào thì sẽ tương ứng bao nhiêu mét khối gỗ. Công ty có 3 bộ phận liên quan phối hợp đo đếm tại hiện trường về số lượng, dài rộng đường kính, đoạn nào sâu, không sâu… sau đó mới đưa ra thống nhất.

Ông Phó tổng giám đốc công ty cây xanh cho hay, củi gỗ thu hồi công ty không được tổ chức đấu thầu. Giá trị một mét khối gỗ tùy theo từng thời điểm trung tâm thẩm định giá Sở Tài chính đưa ra. “Sau một quý, thường là 3 tháng. Công ty báo cáo Sở Tài chính, Sở giới thiệu một công ty đấu thầu, công ty này đứng ra tổ chức thông báo các tổ chức, cá nhân muốn mua củi gỗ đến đấu thầu. Tiền đấu thầu thu được sau đó nộp vào ngân sách”, ông Hưng nói về quá trình bán củi gỗ sau khi bị chặt hạ.

Thống kê của Sở Xây dựng, cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài trong đó 25 loài có số lượng lớn như xà cừ (5.000 cây), muồng (5.500), bằng lăng (5.500), sấu (2.200)... Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, đã có 500 cây các loại bị chặt hạ.

– Xuất hiện người dân ‘bí ẩn’ tại họp báo về chặt cây xanh (Người đưa tin)

Nhiều PV, nhà báo dù có thẻ nhưng không có giấy mời đều khó lọt vào dự họp nên việc xuất hiện một người xưng là người dân thủ đô khiến cả hội trường ngỡ ngàng.
Khoảng 14h30, khi tất cả các phóng viên đặt câu hỏi chất vấn lãnh đạo thành phố về việc chặt hạ cây xanh thì bỗng một người đàn ông chừng 50 tuổi giơ tay xin phát biểu làm cả hội trường khá tò mò.
Bởi trước khi vào cuộc họp báo, nhiều phóng viên, nhà báo dù có thẻ nhưng không có giấy mời đều khó lọt vào dự họp nên việc xuất hiện một người xưng là người dân Thủ đô khiến cả hội trường ngỡ ngàng. Nhiều máy ảnh, phóng viên, nhà báo đều hướng về phía người dân "bí ẩn" này.
Xuất hiện người dân 'bí ẩn' tại họp báo về chặt cây xanh - Ảnh 1
Người đàn ông đứng lên tự giới thiệu là một người dân Thủ đô có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực môi trường – quy hoạch - kiến trúc.
Người đàn ông bí ẩn này bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ việc chặt cây xanh có phần vội vàng của thành phố và cho rằng đó là việc đúng đắn làm cho thành phố xanh sạch đẹp.
Người dân này chia sẻ, chúng ta nên thông cảm với các vị lãnh đạo và không nên đặt ra những câu hỏi chi tiết như bao nhiêu cây, cây chặt ở đâu? Người này cũng cho rằng TP nên lắng nghe những người có trí tuệ và cân nhắc trong việc nên trồng cây gì và nuôi con gì.
Người dân này cho rằng không nên soi mói những chuyện Ai ra quyết định chặt cây? Cây chặt để gỗ ở đâu? Cây giống mua giá bao nhiêu? Ai chịu trách nhiệm kỷ luật chính?...
Cả hội trường thất vọng nhắc người này dừng lan man.
Cầm mic một hồi người đàn ông này vẫn chưa đưa ra câu hỏi trong khi nhiều phóng viên vẫn muốn “chất vấn” nên người này đành phải ngồi xuống. Dường như ý kiến không được chú ý nên lúc cuộc họp bất ngờ kết thúc, người dân này cũng "biến mất' luôn.
Theo một nguồn tin không chính thức cho hay, người này tự nhận tên D., nhà ở khu vực quận Hoàn Kiếm. Người này thổ lộ là cán bộ đã về hưu.
Liên quan đến sự việc, dư luận cho hay hàng cây được trồng thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh hiện giờ là cây mỡ(?)
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý sau khi trực tiếp khảo sát tại khu vực đường Nguyễn Chí Thanh khẳng định, loại cây được trồng trên con đường này không phải là cây vàng tâm mà thực chất là cây mỡ. Loại cây này cùng họ thực vật với cây vàng tâm nhưng khác chi.
Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, cây mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay.
PV Báo Người đưa tin sẽ tiếp tục thông tin sớm nhất những vấn đề liên quan đến vụ việc gây tranh cãi này.
Việc chặt hạ 6.700 cây xanh vi phạm Nghị định của Chính phủ (Công An Nhân Dân) – Hà Nội đình chỉ cán bộ liên quan đến thay thế cây xanh (VnExpress):

Nhà tài trợ: Chúng tôi không góp tiền để chặt cây xanh Hà Nội (VnExpress)– VPBank sốc với phát biểu “chặt cây do áp lực nhà tài trợ” (Tuổi trẻ). – Hà Nội “chốt” ngày trả lời 21 câu hỏi vụ chặt hạ cây xanh(Dân Trí) – Trồng cây trăm năm, chặt sạch một ngày (Người Lao Động)


Điểm tập kết cây xanh bị đốn hạ ở Hà Nội

-Gói đầu tư của đồng chí Trọng mất giá thảm hại
Cầu Nhật Tân - Chỉ đến Hội nghị Trung ương 7 thì mọi người mới rõ, tuy nhiên trước đó, bao nhiêu vốn liếng chính trị đã được Tổng Bí thư xỉa hết vào cửa đồng chí Phạm Quang Nghị, quyết kiếm món hời theo kênh đầu tư lâu dài tại Đại hội 12. Nhìn vào chính trường mấy năm rồi, nhà phân tích đầu tư ít năng lực nhất cũng phải nói rằng đây là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất. Xét riêng việc này, so với các đời Tổng bí thư tiền nhiệm, tầm nhìn của nhà đầu tư Nguyễn Phú Trọng không phải là ngắn hạn.


Có điều, kênh đầu tư này cứ càng ngày càng tối. Chỉ xem riêng cái vụ chặt cây thì rõ.



Quản lý nhà nước ở Thủ đô bộ mặt của cả nước mà làm ăn thì văng mạng, mang nặng dấu ấn của mấy ông cai thầu xây dựng. Đáng tiếc, đây đã và đang là cách làm của ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch phụ trách xây dựng cơ bản của Thủ đô, nơi ngốn một phần rất lớn ngân sách xây dựng cơ bản của cả nước hàng năm. Giới quan sát chính trị Thủ đô cho hay, cách làm xưa nay của ông Hùng vẫn vậy. Hồi ông giành được ghế Giám đốc Sở GTVT từ ông Trần Danh Lợi một cách ngoạn mục (đưa ông Lợi xuống làm Phó dù ông Hùng không phải Thành ủy viên, không có chuyên môn Giao thông còn ông Lợi đang là Thành ủy viên, là Tiến sĩ giao thông - ai cũng biết phải Bí thư Phạm Quang Nghị quyết mới được thế), ông đã nhanh nhảu nhân rộng lối làm ăn cai thầu ra toàn bộ Thủ đô. Còn nhớ, trước đó, ông Hùng vẫn là cai thầu xây dựng (Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng Tả ngạn) với dấu ấn lớn nhất về năng lực của ông là xây cây cầu cỏn con bắc qua sông Đuống về làng đồng chí Trọng mà mất gần chục năm, qua vài lần điều chỉnh khiến vốn tăng nhiều lần so với dự toán ban đầu.


Ngồi ghế Giám đốc sở GTVT mấy bữa, được Bí thư hậu thuẫn, đánh rụp một cái ông bỏ toàn bộ đèn tín hiệu ở các nút giao thông, ngăn và bịt hết các ngã ba ngã tư rồi bắt hàng triệu người dân Thủ đô cùng hàng triệu người khác qua Thủ đô hàng ngày phải đi kiểu rồng rắn ro ông tự vẽ ra (cần nhắc lại là ông Hùng không có chuyên môn giao thông). Mới trước đó, thành phố còn phải đi vay hàng trăm triệu đô la của Pháp và Ngân hàng Thế giới để nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu và chỉnh trang các nút giao. Chính chương trình Táo giao thông cũng phải thốt lên “… loay hoay quanh năm hết gỡ lại ngăn, có anh giao thông tăng cường kiếm ăn …”. Báo chí chất vấn thì ông tỉnh bơ bảo đây là chủ trương của Thành ủy, ý là các anh có dám thách thức cái ông chóp bu kia không. Quanh quẩn hết xây lại đập, đập lại xây, ngốn bao tiền, được vài năm, vừa qua ông chán, ông từ bỏ lối dị thường và cho dân đi lại theo lối thông thường, bỏ ngăn nút giao, phục dựng lại đèn giao thông, sau khi đã làm lãng phí không biết bao tiền của nhân dân. Có điều, ông mượn cái mồm Ban Tuyên giáo rêu rao rằng hiệu quả lắm, dân Hà Nội nhờ có ông mà nâng cao được ý thức, biết đi lại theo làn đường. Còn Bí thư thì kịp lăng-xê luôn: lãnh đạo Hà nội phải kén đồng chí nào dám nghĩ, dám làm. Kết quả là ông Hùng nhảy tót lên Phó Chủ tịch Hà Nội. Vừa qua, ông này lại còn được cơ cấu vào Trung ương khóa tới với tham vọng sẽ làm Chủ tịch Hà Nội hoặc Bộ trưởng Xây dựng, Giao thông.

Từ sau khi có Luật Thủ đô ra đời, ông Hùng càng mạnh tay tợn vì có thêm quyền và tiền. Cách làm ăn cai thầu bây giờ được che đậy tinh vi hơn dưới mác “chủ trương”. Qua mấy năm làm ăn ở đất Hà Nội, ông có sự trưởng thành và cao thủ hơn tay cai đầu dài ở chỗ biết đưa thêm cái anh Tuyên giáo vào trong tốp thợ cùng làm ăn. Thế nên báo chí đã quá quen với cảnh, phàm việc gì liên quan đến giao thông đô thị là thế nào Ban Tuyên giáo cũng nhảy vào “định hướng dư luận” theo một mô típ nhàm chán: chủ trương lúc nào cũng đúng, việc này được nhân dân đồng thuận, đánh giá cao … Bí quá thì: chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến trái chiều (dù đóng góp đúng đến mấy vẫn bị các đồng chí xếp vào loại trái chiều). Tuyên giáo mà tịt thì đã có Bí thư tiếp sức (tuyên bố chủ trương luôn đúng nhưng cách làm còn nóng vội), hoặc dí anh sở chuyên ngành vào nói bậy bạ (đường Trường Chinh cong một cách “mềm mại”). Bí nữa thì chơi kiểu chày cối như anh cựu công an Phan Đăng Long: không cần phải hỏi dân. Đường cùng thì đưa công an ra dọa. Ngay trong lúc ông Hùng bị báo chí quây tại chính trụ sở UBND Thành phố và phải cuống cuồng tháo chạy thì Bí thư Nghị khôn ngoan ém mình tại quận Nam Từ Liêm chỉ đạo một cuộc họp nhưng vẫn gân cổ ca điệp khúc cũ: đây là chủ trương đúng và thành phố luôn lắng nghe ý kiến trái chiều. Có điều lần này khúc ca của đồng chí không được báo nào đăng tải.

Chặt phá hàng nghìn cây vừa rồi tại thủ đô chỉ là việc làm nhỏ của những ông quan quản lý nhà nước làm ăn theo kiểu cai đầu dài. Nếu công luận không lên tiếng, nay mai tiếp theo sẽ là uốn lại sông Hồng chảy thẳng hướng cho nghiêm túc, thay nước Hồ Tây cho sạch sẽ thơm tho, biến các công viên thành cao ốc cho hiện đại, lấy đất của dân giao cho các tư bản đỏ làm kinh tế cho đỡ lãng phí, đường nào cong thì nắn cho thẳng, đường nào thẳng thì phải biến thành cong cho “mềm mại” kiểu đường Trường Chinh như chính lãnh đạo thành phố từng tuyên bố, vài triệu dân Thủ đô phải ăn mặc nói năng đi lại theo đúng Bộ Quy tắc ứng xử người Hà Nội do Tuyên giáo và Sở Văn hóa ban hành …. "Chủ trương" nào theo các quan lý giải đều đúng hết. Xem ra, nếu trúng Tổng Bí thư, chắc đồng chí Nghị sẽ kiện toàn và nhân rộng mô hình quản lý quốc gia dựa trên thế chân vạc: Cai đầu dài, Tuyên giáo và Công an; thay thế hệ thống pháp luật bằng "Chủ trương" và Nghị quyết.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CA Hà Nội - đang trồng cây mà chính quyền gọi là vàng tâm nhưng các nhà chuyên môn gọi là gỗ mỡ (một loại cây rẻ tiền), một phần trong chiến dịch tàn sát và thay thế 6700 cây xanh tại Hà Nội. Cũng trong chiến dịch, nhiều cây gỗ sưa đắt tiền đã bị đốn lấy gỗ bán cho Trung Quốc.
Chỉ riêng vụ chặt hàng nghìn cây rất có thể dẫn tới việc Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ít nhất thì cánh cửa vào Trung ương của ông coi như đã đóng sập. Kết hợp với công luận ngày càng bức xúc trước nhiều sai phạm trong ê kíp dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nghị, người ta thấy gói đầu tư của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đang mất giá. Vẫn biết đồng chí đang gắng gượng tìm kiếm kênh đầu tư thay thế, đi Tàu, đi Mỹ v.v., nhưng những việc xảy ra vừa qua chắc chắn sẽ đẩy các chiến lược đầu tư của đồng chí lâm vào khủng hoảng khó dự đoán hậu quả, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đầu tư tới đây sẽ phát sinh nhiều diễn biến không thể lường trước.

@ Blog Cầu Nhật Tân - Ngày 21 tháng 03 năm 2015
6,700 người vì 6,700 cây xanh

KHẨN CẤP
Theo thông tin page được nhận thì vẫn có tình trạng chặt cây lẻ tẻ trong 2 hôm nay, đặc biệt có khả năng diễn ra vào ban đêm. Thông tin mới nhất là ở Trịnh Hoài Đức sáng nay.
Trong ảnh theo được báo từ FB của 1 bạn thì là ở Nguyễn Chí Thanh 1h30 sáng nay.
Vậy kêu gọi bạn nào đang làm việc ở gần Trịnh Hoài Đức có thể đến chụp ảnh, quay phim và hỏi người dân (nếu cây đã chặt xong) về việc này. Đây sẽ là những bằng chứng quan trọng để cung cấp cho báo chí.
Rất nhiều bạn vẫn chưa biết về việc ký tên online, vì thế nên page đăng lại ở đây: http://tutela.vn/6700cayxanh
Cho đến nay thì dường như 3 yêu cầu trong thư vẫn chưa được đáp ứng



Xin chào các bạn,

Tôi viết những dòng này với tư cách của một cá nhân, một con người chứ không phải một quản trị viên của page. Đầu tiên, xin được xin lỗi các anh chị khác vì sự lạm dụng quyền hạn này.
Tôi xin gửi lời sau tới toàn thể các thành viên của page, mà vào thời điểm khi tôi viết dòng này đã lên tới 50 841 người, chỉ sau 1 tuần fanpage này được thành lập.

Có người nói đó là một con số lớn, và lượng reach, lượng like, lượng share của page rất đáng ngưỡng mộ. Nhiều page và event "ăn theo" khác đã minh chứng cho điều này. Nhưng cá nhân tôi nhiều khi không nghĩ vậy

60 nghìn người like trên facebook này, sự thực chỉ chuyển hóa thành 22k người ký vào thư kiến nghị. Đó là một con số biết nói.
22k người kiến nghị là một con số đủ lớn để khiến chính quyền thành phố phải suy nghĩ lại về quyết định của mình, nhưng sẽ là một con số vô cùng nhỏ bé so với 3 triệu tài khoản facebook tại Hà Nội và hơn 20 triệu tài khoản facebook trên cả nước.
...................................
Được tham gia quản lý một fanpage của một sự kiện nóng của cộng đồng như thế này là một trải nghiệm quan trọng trong cuộc đời của tôi. Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới những người đã tin tưởng giao cho tôi cơ hội này, tôi đã nhìn thấy rất nhiều điều từ nó.

Tôi muốn chia sẻ một vài điều tôi nhìn thấy.

Thứ nhất, "dư luận là đa dạng".

Mỗi ngày, từ sáng đến tối, fanpage nhận được hàng nghìn comment và cả các inbox. Có người chửi bới chính quyền, có người than vãn, có người hốt hoảng. Có người kêu gọi truy tố lãnh đạo, có người lại bày tỏ sự "thất vọng sâu sắc" với thế hệ trẻ và yêu cầu mọi người có niềm tin tuyệt đối vào đảng. Cũng có những người rất thân thiện đã khích lệ, cổ vũ, bày tỏ sự đồng cảm (Tôi xin chân thành cảm ơn những ai đã gửi lời cổ vũ tới page, đó là động lực to lớn).

Tôi cảm nhận sâu sắc được rằng "Không bao giờ có thể thỏa mãn được hết tất cả".

Trước khi Tree Hugs Picnic diễn ra, nhiều người đã inbox cũng như comment kêu gọi 1 cuộc tuần hành, 1 chương trình đi bộ vì cây xanh, 1 cuộc đạp xe hay nhiều thứ tương tự. Nhưng ngược lại, nhiều người ngay lập tức bày tỏ sự e ngại sâu sắc về việc bị lợi dụng, rồi sự mất an toàn cũng như nhiều vấn đề khác nhằm bày tỏ sự phản đối của mình với một chương trình như vậy.

Sự việc gì cũng có 2 mặt, và nếu lo sợ hết điều này đến điều kia thì có lẽ đã chẳng có hoạt động gì được tổ chức.

Điều trên dẫn tôi đến một quan sát số hai: chúng ta thiếu một văn hóa comment tốt.

Có quá nhiều sự than thở, có quá nhiều thuyết âm mưu, có quá nhiều giả định mà người đưa ra lại nói kiểu "chắc như đinh đóng cột". Tôi cảm thấy có quá nhiều người thiếu trách nhiệm với những phát ngôn của họ. Họ nghi ngờ, họ phủ nhận, họ bất mãn, họ comment cho thỏa mãn cái tôi của họ mà không nghĩ đến những lời nói đó liệu có giúp tạo ra điều gì tốt đẹp hơn? Bạn có tin rằng việc chửi bới lãnh đạo sẽ làm họ xin lỗi bạn và tự từ chức? Tôi thì không.

Có những người soi mói và xoáy sâu vào những lỗi chính tả rồi kết luận kiểu “đến chính tả cũng viết sai thì liệu có quan điểm gì là đúng”. Thậm chí có người xuất hiện với những phát ngôn kiểu “Tao là người Sài Gòn, tao đéo quan tâm”. Điều đó làm tôi tưởng tượng đến một người xuất hiện trong đám tang của nhà hàng xóm và nói “Người chết không phải người thân tao, sao phải khóc nhỉ”.

Dở khóc dở cười nhất là những ý kiến kiểu “Tôi nghi ngờ trang này trá hình, các bạn phải cần thận. Page gì mà toàn khuyên người ta bình tĩnh”. Hóa ra khuyên quần chúng bình tĩnh và lý trí lại dễ có khả năng “trá hình”.

Quan sát số 3: “Quá nhiều tiếng nói, quá ít hành động”

Với sự thu hút của mình, page “6700 người vì 6700 cây xanh” có một lợi thế quan trọng trong việc kết nối cộng đồng tham gia vào phong trào này. Nhưng dường như rất nhiều người quên đây là một fanpage, không phải là một tổ chức bảo vệ môi trường, không phải là một cơ quan chức năng, không phải là một hiệp hội.

Vâng, vậy mà mọi người lại trông đợi vào việc page có thể làm tất cả mọi thứ. Có người đã phải thốt lên “admin không phải ba đầu sáu tay, chúng tôi không thể đến và cứu từng cây xanh”. Tại sao không phải bạn – chính bạn, là người đứng ra thực hiện những điều mà bạn kêu gọi. Tại sao bạn không viết thư lên thành phố, tại sao bạn không chất vấn các lãnh đạo, tại sao bạn không phải là người chụp ảnh và chất vấn những người đang chặt cây mà bạn nhìn thấy?

Nhiều người hài lòng với suy nghĩ rằng “Có ai đó, ở đâu đó, sẽ làm điều gì đó; còn tôi, tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé”.

Lỗi lớn nhất không phải của UBND thành phố, không phải của Sở xây dựng. Lỗi lớn nhất là của bạn, của tôi, của tất cả chúng ta. Nếu tất cả chúng ta đều có sự hiểu biết, tất cả chúng ta đều có lòng dũng cảm, tất cả chúng ta đều có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng, thế giới này hẳn đã là một nơi tốt đẹp hơn rất nhiều.

Tôi xin trích lại câu nói của Gandhi: “Be the change you want to see in the world”.

Chính quyền là từ nhân dân, điều ấy tôi tin là vẫn còn đúng. Ngày nào nhân dân còn bo bo giữ mình, còn nói nhiều hơn làm, còn tham lợi nhỏ mà bỏ ích lâu dài, thì chính quyền cũng sẽ thế.

…………………………………..
Nếu không phải là bạn, vậy sẽ là ai?

Mấy ngày nay, tôi nghĩ nhiều về việc câu chuyện này sẽ kết thúc như thế nào?

Có lẽ nó sẽ chẳng bao giờ kết thúc cả. Câu chuyện của những cái cây vẫn diễn ra hằng ngày, bởi ngọn nguồn sâu xa của nó chưa bao giờ được giải quyết. Chúng ta quan tâm đến 6700 cái cây hôm nay bởi vì chúng đập vào mắt ta, chúng ảnh hưởng sát sườn ta. Ta bỏ qua ngày ngày hàng triệu cây gỗ trên rừng bị chặt để làm bàn ghế, làm củi, làm cốp pha … bởi vì chúng ở nơi khác. Ta bỏ qua hàng chục triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy vây, hàng nghìn con gấu bị hút lấy mật mỗi ngày và hàng triệu con rắn kết thúc cuộc đời mình trong những bình rượu mỗi năm. Ngay lúc này đây, nhiều người dân đang kêu cứu trước một dự án lấp sông Đồng Nai để làm khu đô thị.

Nhưng tôi cũng như bạn, chúng ta đều cần một công việc để kiếm sống? Ai sẽ trả tiền cho tôi đi cứu những cái cây? Người ta nói về những thế lực thù địch nấp bóng những tổ chức phi chính phủ quốc tế, nhưng liệu dân ta đã có cái văn hóa đóng góp để có thể tự nuôi sống được các tổ chức xã hội nước nhà? Để có tiền hoạt động, năm nào các bạn trẻ tình nguyện cũng phải gõ cửa các doanh nghiệp để xin mấy đồng tài trợ trong khi chỉ vài trăm người từ bỏ 1 cốc cà phê của mình là đủ.

Tuần sau là Earth Hour. Một chiến dịch toàn cầu về bảo vệ hành tinh, đến Việt Nam được biến thành 1 ngày tắt đèn để tiết kiệm điện. Đến năm nay có lẽ dân ta cũng đã thấy nhạt đi nhiều. Mong đợi biến “mỗi giờ đều là giờ trái đất” của các nhà tổ chức có còn xa mới đạt được. Mỗi ngày Hà Nội vẫn có hàng triệu hành vi vứt rác bừa bãi, hàng nghìn người không đái trong nhà vệ sinh, những chiếc hồ của Hà Nội vẫn hứng cả trăm nghìn cái túi nylon mỗi cái tết ông Công Táo (bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của truyền thông và các tình nguyện viên.

Thông điệp năm nào của Earth Hour cũng rất hay. Từ khóa của năm nay là#USEYOURPOWER

Nếu không phải bạn, vậy sẽ là ai? Nếu không phải là bây giờ, vậy thì bao giờ? Hãy dùng sức mạnh của bạn, tiếng nói của bạn, sự ảnh hưởng của bạn.

“Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn thấy trong cuộc sống này”

- Một quản trị viên -

Chú thích ảnh: Một bạn tham gia tặng hoa cho chú an ninh đứng giám sát buổi picnic. Một cử chỉ đẹp, điều mà tôi nghĩ cần có nhiều nhiều hơn trong những hoạt động bày tỏ quan điểm như thế này. Chúng ta thiếu lắm một văn hóa biểu đạt, thiếu lắm những sự khoan dung.
Nguyễn Trọng Bình: “Lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt, cộng với sự độc đoán” hay là chuyện khi “dân là gốc... cây?” (viet-studies 22-3-15) ◄
GS Thuyết: lãnh đạo Hà Nội 'thiếu trí tuệ'? (BBC 22-3-15)  -- Câu này nên chấm dứt bằng một dấu chấm, không phải bằng dấu chấm hỏi.
Vụ chặt 6.700 cây: Tạm đình chỉ hàng loạt cán bộ Sở Xây dựng (MTG 22-3-15)


Theo dấu cây xanh vừa bị đốn hạ ở Thủ đô
TP - Vụ hàng nghìn cây xanh ở Thủ đô bất ngờ bị đốn hạ nhanh chóng đang là tâm điểm chú ý của dư luận. PV Tiền Phong vào cuộc truy tìm đường đi của những cây xanh vừa bị triệt hạ nhằm giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc.
PV Tiền Phong tiếp cận bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ. Ảnh: PV.PV Tiền Phong tiếp cận bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ. Ảnh: PV.
Vòng vo, lẩn tránh
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn cây xanh trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tông, Lê Duẩn… đã nhanh chóng bị triệt hạ. Ngày 20/3, UBND thành phố Hà Nội họp báo với sự tham gia của khoảng 300 phóng viên báo, đài, thế nhưng cả 21 câu hỏi tại buổi họp báo đều chưa được giải đáp, khiến dư luận càng tỏ ra nghi vấn có chuyện bất bình thường trong chiến dịch này.
PV Tiền Phong đặt 2 câu hỏi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đồng thời là người chủ trì cuộc họp báo: Những cây xanh được đưa về Hà Nội trồng là cây gì, mua ở đâu, bao nhiêu tiền một cây?  Những cây xanh đã chặt hạ tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội là những cây gì, sau khi chặt hạ được tập kết ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu tiền? Kết thúc buổi họp, ông Hùng chỉ đạo cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời, cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
PV Tiền Phong tiếp cận bãi tập kết thứ nhất, được cho là những cây bị sâu mọt phải chặt bỏ. Ảnh: Minh Đức.
Chiều cùng ngày, PV liên lạc với ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, song ông Hưng nói không biết nguồn gốc, tên tuổi cũng như người đã mang cây xanh về trồng thay thế. Điều ngạc nhiên hơn nữa, khi PV chất vấn về việc số cây đã được chặt hạ được tập kết ở đâu, bán cho ai, bán bao nhiêu tiền, ông Hưng ấp úng, nói do các đơn vị mua đấu giá nên không biết họ đưa về đâu.
Đến ngày 21/3, PV tiếp tục điện thoại cho ông Nguyễn Xuân Hưng đề nghi cung cấp thông tin, địa điểm tập kết số lượng cây đã bị triệt hạ, ông Hưng cho rằng, khu vực tập kết là bãi đất biệt lập nằm ở nội đô không thể tiếp cận được vì đã có lệnh bảo vệ nghiêm ngặt. Ông Hưng nói PV có tìm được người ta cũng không cho vào, khi chưa được lệnh từ ở trên.
PV Tiền Phong tiếp tục liên hệ với ông Võ Nguyên Phong - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội để tìm tên, nguồn gốc số cây trên. Tuy nhiên, ông Phong nói mới được bàn giao công việc chưa đầy 1 tháng nên không nắm được việc chặt cây, mua cây giống ở đâu, bao nhiêu tiền.
Chiếc xe tải chở gỗ vào làng Chuông. Ảnh: Minh Đức.
“Đột nhập” các kho cây xanh vừa bị xẻ thịt
PV Tiền Phong phải chuyển hướng truy tìm kho gỗ, hỏi những người dân bán trà đá tại các khu trục đường dẫn vào nội đô như Trần Phú (Hà Đông), Giải Phóng (Hoàng Mai), đại lộ Thăng Long (Nam Từ Liêm), Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm). Tuy nhiên, tất cả các thông tin người dân cung cấp đều xác nhận các xe tải chở gỗ đều hướng ra ngoại thành.
Ngoài ra, PV lần theo những hạt mạt cưa, lá rơi trên đường, kết quả đã xác định được một số điểm tập kết. Cụ thể, khoảng 17h ngày 20/3, PV phát hiện chiếc xe tải 31F - 9023 chạy hướng Quốc lộ 21. Sau một đoạn đường dài đeo bám, PV thấy chiếc xe này rẽ vào làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai. Chủ một xưởng gỗ tại làng Chuông cho biết, mấy ngày qua có rất nhiều xe chở gỗ về đây, chủ yếu là xà cừ. Theo chủ xưởng gỗ này, xà cừ thường được mua với giá khoảng 6 đến 7 triệu đồng/m3, tùy chất lượng từng cây. Trước đó, khoảng 20h ngày 19/3, PV phát hiện một xe tải chở đầy gỗ tươi lưu thông hướng Giải Phóng - Thường Tín.
Tiếp tục truy tìm, các PV phát hiện 1 bãi tập kết gốc, thân cây vừa chặt hạ tại khu vực Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm. Bãi tập kết có diện tích chừng 10ha, được quây kín tôn, cổng khóa chặt và luôn có “lính gác” túc trực chẳng khác gì doanh trại quân đội. Để “đột nhập” được vào khu đất, chúng tôi đã phải mua một chiếc diều và lấy lý do diều bị rơi nhằm phòng ngừa khi bị phát hiện.
Chúng tôi phải đánh đu từ một cành cây chìa ra đường mới vào được khu tập kết gỗ. Bước vào trong khu đất, chúng tôi không khỏi sững sờ, trước cảnh cả nghìn gốc cây cổ thụ đang tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu. Con đường dài chừng 500 m bị cày nát bởi vết của lốp xe quá tải nằm lọt thỏm giữa các gốc cây cổ thụ được xếp cao chất ngất. Theo cảm quan của PV, bãi tập kết này gốc nhiều hơn thân cây và số lượng gỗ quá ít so với số cây đã được triệt hạ.
Chúng tôi tiếp tục tìm được bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300 m. Bãi này có diện tích chừng 500 m2, chủ yếu là những cây gỗ mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu, nhiều thân cây đã mọc nấm, rêu, dương sỉ… Một bảo vệ điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ chặt từ đường Nguyễn Trãi. Khi PV hỏi bãi tập kết 10ha, anh này lắc đầu, nói gỗ mới đưa về nhưng “rắc rối lắm”.
Theo quan sát của PV, cả dãy xà cừ cổ thụ có chu vi tới 2 người ôm chạy dài từ Ngã Tư Sở (Đống Đa) tới cầu Trắng (Hà Đông) dài gần 3km, song số gỗ hiện còn ở kho này chỉ là vài chục gốc xà cừ…
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Công ty Luật TNHH Trường Lộc - cho biết: Cây cần chặt hạ được quy định tại Điều 14 của Nghị quyết số 64/2010/NĐ – CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, là cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Như vậy, việc chặt hạ, thay thế cây xanh phải được khảo sát, xác định cần chặt hạ, không phải là chặt hạ đồng loạt, chặt hạ cả tuyến phố như đã thực hiện. Do đó, việc cho chặt hạ cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội là đã vi phạm Nghị định 64/2010/NĐ – CP và Quyết định 6816/QĐ – UBND.
-

Cận cảnh kho gỗ xà cừ “khủng” ở ngoại thành Hà Nội


Dân trí Hàng trăm xúc gỗ xà cừ đỏ au, tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu, được tập kết thành từng đống lớn. Theo những người làm trong ngành nội thất gỗ, hiện trên thị trường, mỗi m3 gỗ xà cừ đường kính 70-80cm có giá trị khoảng 20-25 triệu đồng.
 >>     Theo dấu cây xanh vừa bị đốn hạ ở Thủ đô

Cận cảnh “kho gỗ” của đề án chặt hạ 6.700 cây xanh
Những gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au bị đốn hạ, thân cây 2 người ôm không xuể.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định, “vụ” chặt hạ 6.700 cây xanh “không có tiêu cực, lợi ích nhóm”. Tuy nhiên số lượng gỗ bao nhiêu và được tập kết bãi nào; Kích thước gỗ như thế nào; Được bán cho ai; Giá cả ra sao...? cùng hàng chục câu hỏi khác của phóng viên các cơ quan báo chí vẫn đang chờ lãnh đạo TP Hà Nội trả lời.
Theo dấu vết của những chiếc xe tải chở gỗ những ngày qua, chúng tôi tìm đến bãi tập kết gỗ tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích rộng chừng 10ha, được quây kín, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.
“Lọt” được vào bãi tập kết gỗ này, trước mắt chúng tôi là hàng trăm gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au vừa được chặt hạ đang mang trên mình những vết thương, tứa nhựa. Con đường dẫn vào bão tập kết gỗ dài hàng trăm mét bị cày nát bởi vết của lốp xe quá tải nằm lọt thỏm giữa các gốc cây cổ thụ được xếp cao chất ngất.
Ngoài bãi tập kết gỗ ở Cầu Diễn, chúng tôi tiếp tục tìm được bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300m. Bãi tập kết gỗ này rộng chừng 500m2. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều thân cây gỗ đang bị mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu. Theo một bảo vệ của điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ mới được chặt ở Hà Nội.
Khi PV hỏi bãi tập kết 10ha, anh này lắc đầu nói gỗ mới đưa về nhưng “rắc rối lắm”.
Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.

Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.
Trao đổi với phóng viên, anh Trần Hùng, một người làm trong ngành nội thất gỗ lâu năm tại làng nghề Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), cho biết, hiện giá của mỗi m3 gỗ xà cừ với đường kính khoảng 70-80cm trên thị trường khoảng 20-25 triệu đồng. Loại xà cừ nhỏ hơn giá khoảng 7-8 triệu đồng/m3. Tùy theo đường kính thân cây, cây càng lớn giá trị càng cao.
Cũng theo anh Hùng, hiện trên thị trường những người làm đồ mộc rất chuộng gỗ xà cừ để đóng giường, tủ, đồ thờ. Đối với gỗ xà cừ có đường kính lớn thường dùng để đóng phản. Ngoài ra ở một số tỉnh thành miền sông nước, gỗ xà cừ có thể được dùng để đóng tàu, thuyền...
Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại từ bãi tập kết gỗ.
Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.
Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.

Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.
Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.

Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.
Những thân cây xà cừ có đường kính khoảng 70-80 cm có giá khoảng 20 - 25 triệu đồng/m3.

Những thân cây xà cừ có đường kính khoảng 70-80 cm có giá khoảng 20 - 25 triệu đồng/m3.
Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.

Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.
Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.

Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.
Tuấn Hợp



Vụ chặt cây xanh: Kiểm điểm lãnh đạo sở, đình chỉ hàng loạt cán bộ
Chặt hạ 6.700 cây xanh: Có còn sắc màu Hà Nội?
Bí thư Hà Nội lên tiếng vụ chặt hạ hàng loạt cây xanh


Những điều không minh bạch trong việc chặt cây của Hà Nội
(VTC News) – Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, vẫn còn nhiều điều không minh bạch trong việc chặt hạ hàng loạt cây xanh của Hà Nội thời gian qua.
Xung quanh việc lên kế hoạch chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội đang khiến dư luận bất bình, Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Hà Nội) đã phân tích về những điểm còn chưa minh bạch trong đề án này.
- Nhiều người cho rằng, việc lên kế hoạch chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội thời gian qua là không phù hợp. Ở góc độ pháp lý, ông nhìn nhận sự việc này như thế nào?

Để xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chặt hạ cây xanh, trồng cây thay thế và quyền của người dân trong vụ việc này cần nhìn nhận hành vi chặt hạ cây xanh hàng loạt có phải là hành vi được pháp luật cho phép hay không.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị và quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy định quản lý hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa, công viên, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì cây xanh đô thị gồm cây xanh sử dụng công cộng - cây trong công viên, vườn hoa, vườn dạo, cây xanh đường phố, cây xanh trồng trên các dải phân cách, đảo giao thông, quảng trường, đài tưởng niệm, khu công cộng khác trong đô thị…
Những điều không minh bạch trong việc chặt cây của Hà Nội
Chưa có thông tin nào cho thấy cơ quan chức năng thực hiện việc chặt hạ, thay thế cây có đúng quy trình, quy định pháp luật hay không. 
Toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn Thành phố được xác định là một bộ phận của hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý.

Việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa, vườn thú và hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp với quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và những quy định hiện hành khác.

Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, cảnh quan không gian kiến trúc đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị, không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật và dưới mặt đất, trên không và theo danh mục cây xanh được trồng trong đô thị.

Như vậy, việc quản lý tài sản là cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc về UBND thành phố Hà Nội (UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về công viên, vườn hoa, vườn thú, cây xanh chung trên địa bàn Thành phố, tổ chức quản lý vườn hoa, cây xanh chung trên các trục đường chính đô thị có mặt cắt ngang đường phần xe chạy từ 7,5m trở lên đối với đường trong các quận nội thành, đường đã đặt tên, các tuyến đường quốc lộ, các dải phân cách có cây xanh, thảm cỏ và các công viên lớn theo quyết định riêng của UBND Thành phố).

Trong quá trình quản lý, cơ quan quản lý được phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. 

Ngoài ra, cây xanh đô thị khi chặt hạ dịch chuyển phải có giấy phép chặt hạ (trừ trường hợp cây đã đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm cho người và tài sản), và cần có phương án trồng cây thay thế và thực hiện việc trồng cây thay thế phù hợp theo đúng quy định của pháp luật. 
Quy trình cấp phép chặt hạ cây được quy định tiến hành theo hai bước:

Bước 1, nộp hồ sơ đề nghị chặt hạ cây. Trong hồ sơ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt cây, tỉa cành, dịch chuyển cây xanh phục vụ cho thi công dự án, giải phóng mặt bằng, xây dựng cần có ảnh màu chụp hiện trạng cây (cỡ 10cmx15cm) ở các góc độ thể hiện rõ vị trí, tình trạng, hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ nghiêng, rễ nổi…). 

Bước 2, Sở xây dựng kiểm tra, cấp phép và theo dõi việc chặt cây xanh. 
Những điều không minh bạch trong việc chặt cây của Hà Nội
Nhiều cây xà cừ cổ thụ đã bị chặt hạ.
Theo các thông tin được đăng tải trên các bài báo trong thời gian qua thì có cả trường hợp chặt cây để thực hiện dự án và chặt cây với lý do cây bị sâu, mục có thể đổ gãy gây nguy hiểm cho con người và tài sản, cây cổ thụ.

Tuy nhiên, trong các câu trả lời của các cá nhân tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin nào cho biết việc chặt hạ cây có được thực hiện theo đúng quy trình trên hay không. 

Bên cạnh đó, pháp luật quy định trường hợp chặt cây có nguy cơ đổ gãy phải có biên bản giữa đơn vị được giao quản lý trực tiếp cây xanh và đại diện UBND phường và đơn vị quản lý trực tiếp cây xanh gửi biên bản và ảnh chụp hiện trạng cây về Sở Xây dựng (khoản 2 Điều 14 Quy định ban hành kèm Quyết định số 19) nhưng thực tế thông tin về phía UBND phường nơi nhiều cây bị chặt hạ cũng không cho thấy phường và người dân đã biết được về việc này. 

Như vậy rõ ràng còn nhiều điều không rành mạch trong việc chặt hạ hàng loạt cây này của Hà Nội.

- Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc chặt hạ cây xanh vừa qua tại Hà Nội?

Từ những phân tích trên thì việc quản lý hệ thống cây xanh đô thị thuộc về UBND thành phố Hà Nội mà trực tiếp ở đây là Sở xây dựng thành phố Hà Nội. Trong trường hợp kiểm tra xác định được sở xây dựng đã không thực hiện đúng quy trình khi cấp phép cho việc chặt hạ cây thì Sở sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này. Sau đó cũng cần xem xét đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc chặt hạ cây.

Tại Quy định ban hành kèm quyết định số 19 của UBND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ, trong trường hợp việc chặt hạ cây có vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm.
Những điều không minh bạch trong việc chặt cây của Hà Nội
Nhiều vấn đề chưa minh bạch trong việc chặt hạ, thay thế cây xanh của Hà Nội.
- Hiện nay, có thông tin cho rằng những cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm như Sở Xây dựng đã công bố. Ông nghĩ sao nếu điều này là sự thật?

Giống như việc chặt hạ cây, việc xác định trồng cây gì và trồng như thế nào cũng cần tuân thủ những quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cây vàng tâm là cây được phê duyệt thay thế những cây bị chặt hạ mà việc trồng cây thay thế là một cây khác thì đơn vị trực tiếp tiến hành việc trồng cây thay thế cũng phải chịu trách nhiệm. 

Bên cạnh đó, Sở xây dựng là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi việc chặt hạ cây và trồng cây thay thế nên đơn vị này cũng có trách nhiệm trong việc này.

- Cây mới trồng theo sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức sẽ thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai và những cây được chặt sẽ được xử lý như thế nào?


Như đã phân tích ở trên, toàn bộ cây xanh đô thị đều thuộc quyền quản lý cao nhất của UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, theo phát biểu của những người đại diện cho các tổ chức đã đóng góp cho việc thay thế cây thì việc đóng góp của họ là tự nguyện với mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, không có lợi ích gì khác vì vậy những cây mới trồng vẫn thuộc quản lý của UBND thành phố Hà Nội, trực tiếp là Sở xây dựng.

Về phía các cây bị chặt hạ, theo quy định của Bộ luật dân sự thì đây là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước vì vậy quy trình xử lý tài sản cũng giống như quy trình xử lý các tài sản công khác đó là các cây bị chặt sẽ được bán đấu giá công khai, nguồn thu từ việc bán đấu giá sẽ phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

- UBND thành phố Hà Nội cho rằng Hà Nội không thông tin đầy đủ, thực hiện việc chặt cây sớm một phần là vì sự nôn nóng của nhà tài trợ, ông có bình luận gì không?


Những điều không minh bạch trong việc chặt cây của Hà NộiCán bộ Sở tài chính cho rằng Sở sẽ theo dõi, quản lý chặt về việc đưa lượng gỗ đã bị chặt hạ vào kho và xử lý nhưng phát biểu này cũng chưa rõ ràng và liệu sở có làm được hay không và làm như thế nào mới là vấn đề quan trọng.Những điều không minh bạch trong việc chặt cây của Hà Nội

Bản thân tôi và nhiều người dân khác không thỏa mãn với câu trả lời này bởi vì giải thích này là không hợp lý. Bên cạnh đó, bản thân những nhà tài trợ cũng đã khẳng định họ đóng góp dựa trên sự kêu gọi ủng hộ của thành phố về việc trồng và thay thế cây xanh ở những cây bị sâu mục chứ không được biết chi tiết và cũng không ủng hộ việc chặt cây hàng loạt.

Rõ ràng Sở xây dựng đã không có phương án cụ thể về việc chặt hạ và thay thế cây. Việc chặt hạ ồ ạt các cây bao gồm cả các cây cổ thụ không được sự đồng tình của người dân không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Tuy chưa ai đánh giá được tác động của việc chặt cây đến môi trường ra sao nhưng rõ ràng “lá phổi xanh” của thủ đô đã bị hủy hoại nghiêm trọng.


Ngoài ra, phát biểu của cán bộ Sở tài chính cho rằng sở sẽ theo dõi, quản lý chặt về việc đưa lượng gỗ đã bị chặt hạ vào kho và xử lý nhưng phát biểu này cũng chưa rõ ràng và liệu sở có làm được hay không và làm như thế nào mới là vấn đề quan trọng. 

Liệu sở sẽ căn cứ trên thống kê lượng gỗ khi đã được đưa về kho để báo cáo, xử lý hay sẽ trực tiếp theo dõi mỗi cây có được lượng gỗ thân, gỗ cành như thế nào trước và sau khi chặt sau đó mới thống kê số gỗ tại kho trước khi xử lý? Rõ ràng cần phải minh bạch tất cả các vấn đề này thì dư luận xã hội mới có thể tạo được sự yên tâm, tin tưởng và ủng hộ quyết định của thành phố.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Quyết (thực hiện)



-
Son Tran
(huỳnh đàn đỏ là cây sưa)
Rõ ràng là âm mưu và động cơ tham nhũng
Nói về dự án chặt hạ cây xanh tại Hà nội. Mới hôm trước họ còn thao thao bất tuyệt nào là việc chặt hạ cây là cần thiết, được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, nào là việc chặt cây là việc của nhà chức trách, không cần hỏi dân,.v.v
…hôm nay họ lại đã đổi giọng rằng thì là việc vội vã chặt hạ cây là do yêu cầu của nhà tài trợ, nhưng nhà tài trợ thì lại nói: ‘ Chúng tôi tài trợ để trồng cây chứ không phải để chặt hạ cây”, mà việc trồng cây thì lại nhầm nhọt chuyện trồng trọt từ cây vàng tâm có giá trị kinh tế cao sang loai cây gỗ mỡ chẳng có giá trị gì, trong khi đó thì lại có tin gỗ cây ở Hà nội đang kìn kìn vận chuyển về Bắc ninh là trung tâm buôn gỗ của miền Bắc.
Rõ rang qua những sự việc vừa diễn ra kể trên cho ta thấy nhà cầm quyền hà nội đang có sự lung túng từ đó dẫn đến những lời nói và hành động mang tính giả trá dối gạt người dân, và đằng sau đó đang ẩn chứa một âm mưu hay động cơ gì đây?
Theo Blog của nhà văn Phạm Viết Đào cho biết thì ở Hà nội có rất nhiều cây HUỲNH ĐÀN ĐỎ lâu năm từ lâu đã được các đầu lậu buôn bán gỗ nhòm ngó, trong đó có những cây lớn được trị giá lên đến "hàng trăm tỷ". Ôi, thế thì thôi rồi, sự thật là quá rõ ràng rồi, là trong kế hoạch chặt hạ 6700 cây chỉ cần họ đưa vào đó vài trăm cây HUỲNH ĐÀN ĐỎ thôi thì cũng đã đưa đến một khoản tiền lên đến nhiều nghìn tỷ đồng và số tiền ấy sẽ chui vào đâu ??? trong khi mọi chi phí cho dự án đã có nhà tài trợ chi trả. ( trên thực tế đã có 1 số cây Huỳnh Đàn Đỏ bị chặt hạ)
Thiết nghĩ không cần phải nói ra nhưng ai cũng có thể thấy ngay là trong thời kì mà đất đai bất động sản đóng băng như hiện nay, việc tham nhũng đất đai không còn là mốt nữa, thêm nữa là nhiệm kỳ của các quan lại cũng sắp đến hồi thay đổi. Thế thì việc thay thế các dự án liên quan đất đai lâu nay luôn bị dư luận để ý bằng dự án chặt hạ cây xanh mới lạ hy vọng dư luận bất ngờ không kịp để ý mà vẫn đem lại một khoản thu lớn bất ngờ há chẳng phải là phương án tối ưu sao???
Rõ ràng là mọi sự đều bắt nguồn từ âm mưu và động cơTHAM NHŨNG CÓ TỔ CHỨC. Chả trách gì khi được hỏi đến thì lung ta lung túng, nói ra thì tiền hậu bất nhất, câu sau đá câu trước, và cho đến giờ thì tất cả các câu hỏi chính thức của các nhà báo vẫn không thể trả lời.
Các nhà lãnh đạo của Hà nội đã rất khôn nhưng không ngoan, nhưng mà phải công nhận là họ rất liều lĩnh./



-


--Hàng trăm người ca hát, vẽ tranh kêu gọi bảo vệ cây xanh ở Hà Nội --
Bài đầu tiên lên hình là đến từ báo Pháp Luật. Các bạn xem có ảnh của mình ở đây không nhé.

Buổi picnic đã kết thúc tốt đẹp bằng hàng người nắm tay nhau kéo dài cả trăm mét. Sau đó nhiều tình nguyện viên đã rất nhiệt tình ở lại nhặt rác (mà thực ra thì 90% là rác tích lũy của những ngày trước đó).

Điểm lại một vài điểm của chương trình sáng nay:

1. Mọi người đã hết sức bình tĩnh và khôn khéo trong cách ứng xử với các tình huống không mong đợi. Vì thế có thế nói là không có điều gì đáng tiếc đã xảy ra.

2. Mọi người đã rất nhiệt tình tự in logo, làm thông điệp, có cả các cô và các bé hóa trang thành cây xanh với bộ đồ hóa trang rất chăm chút.

3. Các hoạt động du ca, vẽ tranh cho thiếu nhi (và sau đó là các cô chú cũng muốn tập tô màu tham gia cùng), ôm cây đều diễn ra trong tiếng cười và tình yêu thương.

4. Không ăn uống, không vứt rác bừa bãi. Mọi người đều nhiệt tình nhắc nhau không dẫm lên cỏ khi có ai đó lỡ quên. Quá tuyệt vời.

5 Chương trình kết thúc đúng giờ cơm trưa, sau 1 vòng hồ, những cái nắm tay và những lời hô. Một cái kết đẹp cho chương trình. Mọi người không quên thu gọn biểu ngữ, đồ đạc khi ra về.

Các cháu bé rất dễ thương, và có cả 1 bạn chó tên là Yuki của 1 bác nước ngoài cũng mang logo theo đoàn ủng hộ.

.................................................................

Chiều nay các bạn TNV đã bắt đầu đi khảo sát trên 6 tuyến phố. Nếu các bạn nào có thể tham gia vào việc khảo sát này xin vui lòng tham gia vào sự kiện và đăng ký.

Các hoạt động tiếp theo sẽ được cập nhật liên tục trên page


-Hà Nội tạm đình chỉ hàng loạt cán bộ vụ chặt 6.700 cây


Hãy vì linh hồn của các hàng cây . Hãy vì sự sống còn của những cây xanh còn cần đến sự bảo vệ của dân tộc ta

.Người Hà Nội bày tỏ tình yêu cây xanh
(PLO)- Mặc dù thành phố Hà Nội đã quyết định về việc dừng chặt cây xanh trên các tuyến phố, tuy nhiên ngày 22-3 rất nhiều người dân vẫn có mặt tại khu vực hồ Thiền Quang để bày tỏ tình yêu với cây xanh Hà Nội.




--






Son Tran : Chặt cây...rồi trồng cây.

Lily Thanh Cười ra nước mắt...!!
Gửi Ủy Bay Nhân Dân Thành Phố:

Với tư cách một người dân, tôi xin bày tỏ sự đồng tình đối với chính sách chặt cây xanh của thành phố. Hầu hết nhân dân đều ủng hộ chính sách này, chỉ có một số ít những nhân vật có cái nhìn thiển cận và phiến diện như nhà báo Trần Đăng Tuấn hay giáo sư Ngô Bảo Châu (là ai?) mới lên tiếng phản đối.


Theo tôi, không chỉ 6700 cây mà tốt nhất có cây nào thành phố nên chặt hết đi. Cây thì cao, cây thì thấp, cây thì rụng lá trước cây thì rụng sau, mùa mưa thì gãy đổ, mùa nắng thì tỏa bóng làm người dân đỗ đèn đỏ sai quy định bố ai mà chịu được. Vậy nên cứ theo lệ trước nay ghi trong hương ước mà làm: không quản lý được thì chặt bỏ. Quyết rồi thì nên làm nhanh, đừng để lâu ngày thiên hạ bàn ra tán vào hỏng việc.

Vấn đề là chặt xong rồi làm thế nào? Tôi đề nghị thành phố nên trồng đồng bộ cây chuối trên khắp các tuyến phố.

Không có cây gì ngoài cây chuối có thể lớn nhanh, lớn đều và không bị sâu mọt. Ngoài ra, cây chuối còn có vô số tác dụng tuyệt vời. Quả chuối thì chia đều cho các cháu thiếu nhi ăn, lá chuối thì để gói xôi. Xôi gói lá chuối thì ngon tuyệt vời, thua mỗi lá sen.

Củ chuối thì để cho nhân dân ăn, rồi đây nhân dân ta còn phải ăn củ chuối nhiều. Vậy còn thân chuối thì làm gì? Thân chuối đem thái nhỏ ra nấu với rau muống cho các cán bộ như ông Phan Đắng Lòng ăn sau giờ làm việc cho nó mát. Ngoài ra chúng ta cũng có thể bỏ luôn nhà vệ sinh công cộng, vì không có nhà vệ sinh công cộng nào sánh bằng một bụi chuối hết.

Tôi tin rằng rồi đây thủ đô ta sẽ rợp bóng chuối, đường phố sẽ toàn một màu xanh xanh chấm thêm màu vàng. Và rồi đây, thủ đô ta sẽ được mệnh danh là thủ đô Chuối, đất nước ta sẽ được mệnh danh là đất nước Củ Chuối. Tuyệt vời!



Bảy câu hỏi về việc chặt hạ 6700 cây xanh ở Hà Nội
NHỮNG CÂU HỎI
1/ Lấy gì đảm bảo loại cây vàng tâm sẽ sống và phát triển tốt trên đường phố Hà Nội? Ai dám cam kết? Ông Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy ư? Hay một quan chức Sở xây dựng? Hay một "nhà khoa học" cỡ NguyễnLân Hùng?
2/ Quan sát việc chặt hạ cây, người ta thấy khá nhiều cây bị chặt hạ là cây mới trồng 4-6 năm, đang có vòm lá trung bình, đường kính thân chỉ 20-40 cm; loại cây này các Cty làm đang làm các dự án nhà ở (ví dụ Cty Vincom) đã đi mua từ nhiều nơi, đánh gốc, bó bầu... rồi chuyển đi tập kết các chỗ cần trồng. Vậy tại sao Cty công viên cây xanh Hanoi là chỉ đơn giản chặt hạ, cưa khúc, trong khi có thể đánh cả gốc bó thành bầu đem bán cho những nơi cần; tức là để cho cá thể cây ấy được sống ở một vị trí khác? Trồng và nuôi lớn một cây đâu có dễ dàng nhanh chóng? Sao lại phí phạm đến thế?
3/ Vì sao quan chức Hà Nội, ví dụ quận Long Biên, đã từng mua cây "cổ thụ" từ những nơi rất xa, nghe nói là từ Cambodge sát biên giới với Thailand, tốn rất nhiều tiền chuyên chở, đem về trồng ở Công viên trước cửa UBND quậnLong Biên; thế mà lại chủ trương chặt hạ những cây đang độ phát triển? Cách quan chức tiêu tiền nhà nước như thế có hợp lý không? Ứng xử trước các nguồn lực như thế có đáng bị phê phán không?
4/ Chuẩn mực gọi là "cây đường phố" là gì? có còn chấp nhận thực tế lịch sử vềmảng cây xanh đã có hay không? Ví dụ mảng cây xanh đường Phan Đình Phùng, phải mất 20-30 năm mới hình thành được. Thử hỏi mảng cây do quý vị đang muốn hình thành ở đường Nguyễn Chí Thanh sẽ mất bao nhiêu năm để hình thành?
5/ Vẫn về "chuẩn mực cây đường phố": Ví dụ trên đường Thụy Khuê có chỗ có 1 cây thị, phía dãy số lẻ, gần Sở Xe Điện cũ, nay đã gần thành đại thụ. Nó sẽ được giữ lại -- vì đó chỉ là cây trong làng từ xưa, vì bất hạnh "làng lên phố" mà phải đứng đường -- hay sẽ bị Sở Xây dựng Hanoi khai tử?
Tương tự, với chiến dịch thực hiện "chuẩn cây đường phố", phải chăng hầu hết những dấu vết cây cối gắn với nét riêng các đường phố -- sẽ bị hủy hoại? Vậy thưa các quan chức, các ngài là gì, có phải là những kẻ tiếp tay cho bọn giặc "Lạ" phá hoại đất nước này?
LẠI ĐẶT NHỮNG CÂU HỎI
1/ Từ đâu mà quý vị lãnh đạo chính quyền Tp Hà Nội chọn lý thuyết "thay thế đồng bộ" cây đường phố? Cái thuyết "mỗi phố trồng thuần 1 loại cây" có chắc là duy nhất đúng? Dân nhiềuthành phố  khác đã cho biết, cây hoa sữa trồng dày trên 1 phố đã gây khó cho lỗ mũi người ta mỗi độ thu về hoa nở, -- đó là 1 thực tế! Tôi cũng được bạn bè ở quận Cam, Los Angeles, Mỹ, cho biết, cây phượng hoa tím (là cây "mộng mơ" đối với du khách đến Dalat) ở một vài đoạn phố trong quận Cam, mùa hoa nở có mùi thối khó ngửi. Chưa kể đến những loại sâu bệnh rất dễ lây lan do trồng cùng 1 loại cây trên 1 dãy phố. Vậy "nhà khoa học" nào mà lại đề xuất cái quy tắc khá ngu ngốc như thế?
2/ Tôi đã thấy những cây vàng tâm được trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh, nghe nói giống cây khá đắt, vậy mà cây mới trồng chỉ cách nhau 10 m, vậy hẳn sau 4-6 năm sẽ phải chặt bỏ 1 trong 2 cây gần nhau. Vậy tại sao không trồng xem giữa 2 cây đã có, rồi sau sẽ bỏ đi cây nào phát triển kém?
 Nghe các thông tin về cây vàng tâm, tôi cho cây này sẽ thất bại 60/40 % trên đường phố Hanoi.
Nên nhớ lại một "duy ý chí" đối với đất Hanoi là người Nhật với việc đưa cây hoa anh đào vào đây; đã cách nay hàng chục năm, với nhiều lần đưa cây giống -- cùng với các cuộc trình diễn hoa thật -- lần thì trồng trong vườn Thủ Lệ, lần thì trồng ra giữa dải phân cách đoạn đường gần ĐSQ Nhật, rồi khi chưa mở rộng dường Liễu Giai đã phải đem cây đi chỗ khác, vì quá nửa cây bị chết, những cây còn cũng không thấy lớn thêm. Cho đến giờ chưa có chỗ nào ở Hanoi có thể khoe có hoa anh đào Nhật, tuy cũng có vài ba cây sống được và có ra hoa, ví dụ trong công viên Nghĩa Đô. Thế là bại rồi còn gì?
Người tính không bằng trời tính -- Trời đây là quy luật tự nhiên. Cây vùng ôn đới ưa nhiều lạnh, rất khó sống khỏe ở vùng nhiệt đới.
Cây vàng tâm có thể cũng không khác số phận. Tôi xem người ta khoe ảnh hoa vàng tâm, thấy nó rất gần Mộc Lan (Magnolia) là thứ các nhà chùa Hanoi đã ươm trồng, biếu tặng lẫn nhau như thứ rất quý – mà quý thật, rất quý hiếm; nhưng đến nay ta chỉ thấy 1 cây trong khuôn viên chùa Lý Quốc Sư là đáng kể mà thôi!
Vậy là cây vàng tâm, cũng như cây hoa anh đào, cây mộc lan, ta chỉ nên xin cây giống đem trồng ở các Tp vùng cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa mà thôi. Cái "lãng mạn" trong chọn giống cây trồng đường phố của quan chức Hanoi đã tỏ ra là có hại lắm vậy!
VẪN NÓI VỀ CHUYỆN CHẶT HẠ 6700 CÂY XANH HÀ NỘI
Có ai biết chuyện 1 loại cây ở Hanoi bị bí mật thay thế?
Ấy là những hàng cây chò nâu trên đường Hùng Vương, được trồng sau năm 1975, với lý luận rằng cần đem trồng ở đây thứ cây vẫn sống lâu năm ở đồi Hy Cương, Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng. Hàng cây được trồng rồi, nhiều người chụp ảnh, nhiều người làm thơ, v.v.
Thế nhưng từ lâu đã vốn có lời nguyền rằng thứ cây này ra khỏi đồi Hy Cương là không sống nổi.
Trong khi các nhà khoa học phục vụ ý định kia thì tin rằng đã trồng là được.
Thế rồi chỉ mươi năm là thấy rõ lời nguyền kia ứng nghiệm: các cây chò nâu đều chuyển từ thưa lá đến rụng lá, rồi khô và chết...
Bỗng nhiên hình như các nhà khoa học có phép lạ.
Họ cho trồng lại cây mới, và cây thay mới này hầu hết xanh tốt.
Phép lạ thật chăng? Tôi đến xem kỹ các cây xanh tốt này và tin rằng những cây trồng thay thế này không phải là chò nâu mà chính là cây dầu (đôi khi cũng gọi là dầu nước) ở miền Nam. Trên đường phố Sài Gòn xưa nay vẫn thấy những thân cây cao vươn khỏi các vòm cây xanh khác, -- ấy chính là những cây dầu.
Một lần nhân gặp một vị GS.TS. là chuyên gia sinh học ở ĐHTH Hà Nội, tôi hỏi điều này thì ông xác nhận tôi nói đúng, nhưng ông bảo "đấy là bí mật quốc gia", làm sao anh biết? Tôi phì cười: Chưa bao giờ tôi là quan chức thì làm sao biết bí mật quốc gia? Tôi chỉ nhìn cây mà nhận ra thôi; thoạt nhìn thì khó thấy đấy là hai loại, nhưng biết nhìn thì cây chò nâu và cây dầu là hai thứ cây khác nhau.
Vậy là cái mẹo lấy cây dầu (thấy nhiều ở Trung, Nam, Cambodge,...) thay cây chò nâu đã thành công, nhưng là lấy cái hợp lý (cây dầu có độ phổ cập rộng, cả xứ nhiệt đới, cả một số vùng lạnh cận nhiệt đới) thay cho cái duy ý chí (cây chò nâu có độ phổ biến khá hẹp, khó đem từ vùng đồi núi cao về vùng đồng bằng); và xin nói thêm, nay thì cây dầu đã len ngược lên đến chân núi Nghĩa Lĩnh rồi, các vị ạ!
Chuyện cây dầu thay cây chò nâu, ta cũng nên biết, cho thấy cách ứng xử với cây trồng trên phố.
Trích Facebook, 20/03/2015

'Có vấn đề lợi ích nhóm ra sao trong vụ chặt cây?' (BBC 21-3-15) Lãnh đạo Hà Nội: 'Nhà tài trợ nôn nóng chặt cây' (VnEx 20-3-15) VPBank sốc với phát biểu "chặt cây do áp lực nhà tài trợ"  (VNN 21-3-15)
Hà Nội chặt vội, trồng nhầm! (NLĐ 21-3-15)
Họ không sợ linh hồn của cây sao? (TVN 21-3-15) -- Bài Lê Ngọc Sơn
Cây xanh - một phần di sản đô thị (Bizlive 21-3-15) -- Bài Nguyễn Thị Hậu
Đốn hạ 6.700 cây xanh: Hà Nội chặt vội, trồng nhầm?

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao Giám đốc Sở Xây dựng phải có văn bản trả lời các câu hỏi của báo chí quanh vấn đề cải tạo, thay thế cây xanh trước ngày 25/3

cay_vang_tam.JPG
Những gốc cây mới được cho là cây Mỡ chứ không phải Vàng tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: Thanh niên)

Chọn Vàng tâm, Hà Nội "trồng nhầm" cây “gỗ bút chì”?

Chuyên gia lâm nghiệp khẳng định: Cây mới thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội là cây Mỡ. Gỗ cây này mềm, thường dùng làm bút chì, vỏ bao diêm, không phải cây gỗ quý Vàng tâm.


Vừa qua, trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) - con đường từng được mệnh danh là “con đường đẹp Việt Nam”, hàng trăm cây xanh bị đốn hạ. Loại cây trồng thay thế được cho là cây Vàng tâm, một loại cây gỗ quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng 382 cây thay thế này không phải cây Vàng tâm mà là cây Mỡ, còn gọi là Mỡ vàng tâm.
 Chọn Vàng tâm, Hà Nội "trồng nhầm" cây “gỗ bút chì”? - 1
Hàng trăm cây mới được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh được cho là cây Vàng tâm 
Để làm rõ hơn về việc này, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội. Ông Nam là một trong những chuyên gia đầu ngành về các loại cây thuộc họ Mộc Lan (gồm: Giổi, Mỡ, Vàng tâm…).
Cầm trên tay một cành cây trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, TS Nam nói: “Tôi khẳng định chắc chắn 100% đây là cành và lá của cây Mỡ, không phải cây Vàng tâm trong Sách đỏ và cũng không có loại cây nào là Mỡ vàng tâm”.
 Chọn Vàng tâm, Hà Nội "trồng nhầm" cây “gỗ bút chì”? - 2
Tiến sỹ Vũ Quang Nam khẳng định mẫu vật lấy từ cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây Mỡ
 Chọn Vàng tâm, Hà Nội "trồng nhầm" cây “gỗ bút chì”? - 3
Cận cảnh lá cây mới thay thế
Nhiều năm nghiên cứu về rừng nhưng ông Nam tỏ ra ngạc nhiên khi cây Mỡ hoặc Vàng tâm được trồng trên đường phố Hà Nội.
“Chưa bao giờ tôi thấy cây Mỡ hay Vàng tâm trong danh mục cây đô thị của bất cứ thành phố nào. Bởi cả hai loại cây đó đều có thời gian sinh trưởng lâu, tán mỏng, tính thẩm mỹ kém hơn nhiều các loại cây đô thị khác như bằng lăng, phượng vĩ…”, TS Nam nói.
Ông Nam cho hay, hai loại cây này có thân vỏ, bộ tán khá giống nhau nên hay bị nhầm lẫn. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của hai loại cây này là dựa vào búp, lá và hoa.
 Chọn Vàng tâm, Hà Nội "trồng nhầm" cây “gỗ bút chì”? - 4
Theo TS Nam, đặc điểm dễ phân biệt nhất là chồi của cây Mỡ không có màu nâu  
Cây Mỡ (tên khoa học Manglietia Phuthoensis - Dandy) thân thẳng, vỏ xám trắng, lá nhẵn xanh hình trái xoan, cành non và chồi màu xanh. Cây thích hợp với không khí ẩm, loại đất ferralit đỏ vàng, thường mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh ở miền Bắc và miền Trung.
Gỗ Mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ Mỡ dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà cửa.
Cây Mỡ có hoa ở đầu cành, bộ nhụy kéo dài, không có cuống nhụy, kích thước hoa từ 5 – 7 cm, hoa thơm, có 9 – 12 cánh.
 Chọn Vàng tâm, Hà Nội "trồng nhầm" cây “gỗ bút chì”? - 5
So sánh hoa của Vàng tâm (trái) và Mỡ (phải)  
Còn cây Vàng tâm (tên khoa học Manglietia Phuthoensis dandyi Dandy), vỏ nhẵn hình xám bạc, cành non và chồi phủ lông tơ óng ánh màu nâu, phù hợp với khí hậu ẩm, đất chua và màu mỡ. Cây được trồng ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình.
Hoa Vàng tâm hình cầu, nhụy màu đỏ tía, quả hình cầu, múi cong, nhọn. Khi chín hóa gỗ màu tím nâu. Vỏ và quả Vàng tâm còn được dùng làm thuốc.
Gỗ Vàng tâm nhẹ và bền nên hay làm cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài.
Ngày 18.3, đại diện Thành phố Hà Nội đã có ý kiến giải thích lý do vì sao chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh.
Theo đó, nhiều cây đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ. Nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà xừ, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Trước những ý kiến trái chiều về việc chặt hạ, thay thế cây xanh, ngày 20.3, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua.





VPBank: Chúng tôi rất choáng vì trở thành lâm tặc chặt 6.700 cây
"VPBank nhận lời hỗ trợ kinh phí cho TP Hà Nội là để trồng cây xanh. Tuy nhiên từ mục đích muốn hỗ trợ trồng cây, bỗng chốc chúng tôi
Hà Nội chặt nhanh rồi trồng nhầm... cây xanh
Xôn xao việc hàng loạt nữ sinh khả ái mất tích tại TPHCM

Hà Nội trồng "nhầm" gỗ mỡ thay vì vàng tâm?


Cây gỗ mỡ (Manglietia conifera) là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30–60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15–20 cm, rộng 4–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm. Hoa lớn, dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp. Cây mỡ ưa đất hơi chua, sâu, ẩm mát, còn nhiều mùn hoặc thảm tươi. Mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống sau khai thác rừng, phục hồi rừng nghèo kiệt, khó thích nghi ở đất trống đồi trọc. 
Cây vàng tâm (Magnolia fordiana)Cây gỗ thường xanh, cao 25–30 m, đường kính thân cây 70–80 cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5–17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1–2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình. Mọc rải rác. trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.





Tổng số lượt xem trang