Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Việt Nam chọn mua thiết giáp bánh hơi "siêu khủng" Piranha-3C?

-Việt Nam chọn mua thiết giáp bánh hơi "siêu khủng" Piranha-3C?
Bên cạnh BMP-3F đã giới thiệu ở bài trước, trong đánh giá của Tổng cục Kỹ thuật, Piranha-3C là một ứng viên sáng giá để thay thế các dòng thiết giáp bánh hơi đã cũ của Việt Nam.

Những điểm yếu chí tử của BTR-60 Việt Nam
BTR-60PB - loại xe thiết giáp bánh hơi chủ yếu của bộ binh cơ giới Việt Nam, được đưa vào biên chế từ khá lâu, đến nay đã tỏ ra lạc hậu và bộc lộ nhiều điểm yếu chí tử.
Thứ nhất, khả năng tự bảo vệ kém. Do giáp sử dụng thép thường, khá mỏng, dễ tổn thương bởi các loại vũ khí chống tăng hạng nhẹ, khả năng kháng mìn, lựu đạn và các vật liệu nổ tự tạo rất kém. Thậm chí, đạn xuyên giáp cỡ 14,5 mm cũng có thể gây thiệt hại lớn cho xe.
Thực tế sử dụng trên chiến trường Afghanistan đã chứng minh, BTR-60PB của Liên Xô phải hứng chịu thiệt hại rất nặng nề bởi các vũ khí chống tăng vác vai như RPG hoặc tương đương. Thông thường, khi xe trúng đạn, thiệt hại về sinh mạng chiến sĩ là cực kỳ nghiêm trọng.
Thứ hai, thiết kế cửa ra vào lạc hậu. BTR-60PB không có cửa chính, thay vào đó là 4 cửa nóc, buộc người lính phải leo vào, leo ra rất vất vả, dễ làm mồi ngon cho hỏa lực pháo, cối với đạn văng mảnh hoặc bắn tỉa của đối phương.
Bên cạnh đó, không gian hoạt động của kíp xe khá chật hẹp, gây bất lợi cho những chiến sĩ có thể hình cao to, nhất là xạ thủ đại liên 14,5 mm. Chưa kể, cách bố trí này còn khiến cho việc đưa thương binh lên xe gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, hỏa lực kém. BTR-60PB chỉ có tháp súng cố định, độ linh hoạt kém, khả năng tác xạ vào mục tiêu trên cao rất hạn chế. Hơn nữa, hỏa lực chính là súng máy KPVT không đủ uy lực sát thương, chế áp các phương tiện bọc thép hay lô cốt kiên cố của địch.
Xe thiết giáp bánh hơi BTR-60PB của Việt Nam
Xe thiết giáp bánh hơi BTR-60PB của Việt Nam
Những điểm yếu này dễ khiến tâm lý binh lính bất an, luôn có cảm giác không an toàn khi ngồi trong xe.
Trong chiến tranh Afghanistan, lính bộ binh Liên Xô thường chọn giải pháp ngồi trên nóc xe để thoát ly ngay lập tức, bất chấp dễ bị sát thương bởi hỏa lực của đối phương, còn hơn là hầu như không có cơ hội sống sót nếu xe bị trúng mìn hoặc hỏa lực diệt tăng.
Do vậy, có thể thấy BTR-60PB của Việt Nam đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại, cần sớm được thay thế, và theo đánh giá của Tổng cục Kỹ thuật, Piranha-3C và các biến thể của nó là ứng viên sáng giá.
Piranha-3C và Piranha-V có cơ hội lớn
Theo phân tích, Piranha do hãng MOWAG GmbH (Thụy Sĩ) chế tạo là một trong những dòng xe thiết giáp bánh hơi có nhiều đặc tính vượt trội.
Trong đó, nổi bật nhất là thiết kế module, khối động lực nằm phía trước, thể tích có thể sử dụng lớn ở phía sau để bố trí các ụ súng, chở quân và hàng hóa; hệ thống lái đặt ở giữa.
Các biến thể mới nhất của dòng xe này đều đáp ứng hoàn hảo những điều kiện tác chiến khắc nghiệt của Việt Nam như:
Việt Nam có kiểu địa hình đặc trưng với rừng, núi, chiếm tới 3/4 diện tích, lại bị sông ngòi chằng chịt chia cắt, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của lực lượng tăng, thiết giáp. Do vậy, việc chọn mua các loại xe thế hệ mới bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố này.
Xe bọc thép bánh hơi hiện đại có khả năng vượt chướng ngại nước luôn được ưu tiên và một trong những yêu cầu bắt buộc, xe phải có khả năng kháng mìn và các thiết bị nổ tự tạo, cũng như lựu đạn hay mảnh pháo để bảo vệ sinh lực của kíp xe.
Bên cạnh đó, xe phải có hệ thống treo cải tiến, động cơ mạnh mẽ, đủ sức vận hành bền bỉ trong điều kiện địa hình và yêu cầu tác chiến hết sức khắc nghiệt, kể cả khi bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học (NBC).
Thiết kế module giúp dễ dàng thay thế, sửa chữa hoặc nâng cấp kể cả trong điều kiện dã chiến. Khung gầm đa năng cho phép tùy chọn cấu hình vũ khí dễ dàng như pháo - cối tự hành, trinh sát chiến trường hoặc trinh sát tác nhân NBC, cứu thương, vận tải...
Xe thiết giáp Piranha-3C của Bỉ
Xe thiết giáp Piranha-3C của Bỉ
Piranha-3C
Với thiết kế module, đây là phiên bản có khả năng lội nước đầy đủ nhất trong họ xe Piranha.
Nó có tính năng việt dã tốt trên mọi loại địa hình nhờ hệ treo độc lập, 2 trục chân vịt để đẩy dưới nước và có thể chạy với vận tốc tới 100 km/h trên đường nhựa hoặc 10 km/h ở dưới nước. Xe được trang bị hệ thống phòng hộ NBC và thiết bị dập lửa tự động.
Vũ khí chính của Piranha-3C là pháo 25 mm M242 với thiết bị ngắm ảnh nhiệt, cơ số đạn 240 viên và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm M240 cơ số đạn 400 viên cùng 8 ống phóng lựu khói. Xe có thể bắn khi đang chạy hoặc đang bơi, tiêu diệt các mục tiêu mềm hoặc bọc thép.
Hiện dòng xe được chế tạo tại Kreuzlingen (Thụy Sĩ) này đã được hải quân đánh bộ Tây Ban nha và Brazil đặt mua. Lục quân Thụy Sĩ cũng mua 12 xe trinh sát NBC trên khung gầm Piranha-3C để làm nhiệm vụ trinh sát tác nhân phóng xạ, sinh học và hóa học trong thời gian thực.
Phiên bản Piranha-V mới nhất do hãng MOWAG GmbH (Thụy Sĩ) chế tạo
Phiên bản Piranha-V mới nhất do hãng MOWAG GmbH (Thụy Sĩ) chế tạo
Piranha-V
Đây phiên bản mới, hiện đại nhất trong họ xe Piranha và được xếp trong Top 10 xe chiến đấu bộ binh tốt nhất thế giới nhờ khả năng việt dã, vượt chướng ngại nước cực tốt, hỏa lực mạnh và nhất là khả năng phòng hộ cao.
Xe có thiết kế module với giáp composite giúp chịu được mìn chống tăng tới 8 kg hoặc đạn xuyên giáp cỡ 25 mm. Vũ khí chính có nhiều lựa chọn từ đại liên 12,7 mm cho tới súng phóng lựu 40 mm có thể điều khiển từ xa.
Ngoài ra, dòng xe này có thể dễ dàng biến thành pháo - cối tự hành với cỡ nòng lên tới 120 mm.
Tóm lại, họ xe Piranha là lựa chọn tốt để thay thế cho các dòng xe bọc thép bánh hơi lạc hậu như BTR-152 và BTR-60PB. Tuy nhiên, mức độ khả thi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khả năng tài chính của Việt Nam.
Bởi theo Báo cáo “Thị trường xe thiết giáp chở quân 2008 - 2015” của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (Nga), Thụy Sĩ xuất khẩu khoảng 350 xe Piranha-3C với tổng doanh thu 1,08 tỷ USD, tương đương với 3,0 triệu USD/xe, đắt gấp đôi so với dòng BTR-88 của Nga.
Mức giá này khá cao, tuy nhiên, nếu Việt Nam mua giấy phép sản xuất/chuyển giao công nghệ hoặc “mua chung” cùng một quốc gia nào đó thì có thể sẽ khiến tiết kiệm được một phần chi phí.
Chưa kể, mua công nghệ sẽ giúp đặt nền móng vững chắc cho lĩnh vực chế tạo xe quân sự của Việt Nam trong tương lai.



-Báo Pháp: Việt Nam mua siêu pháo tự hành CAESAR-Pháo tự hành CAESAR khai hỏa.
Theo báo chí Pháp, Việt Nam có thể mua tới 108 hệ thống pháo tự hành CAESAR để tăng cường sức mạnh pháo binh.
Trang mạng ttu.fr (Pháp) đưa tin, công ty Nexter (Pháp) cho biết họ đang có triển vọng tốt ở một số thị trường mới, đặc biệt là Việt Nam.


Mặc dù có những áp lực cạnh tranh lớn từ phía Nga nhưng Nexter sẽ cung cấp cho Việt Nam loại pháo tự hành cỡ nòng 155mm CAESAR.

Nexter tiết lộ, bước đầu Việt Nam sẽ đặt mua 18 hệ thống pháo CAESAR, với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này.

Pháo tự hành CAESAR.

Ngoài khách hàng mới là Việt Nam, Nexter cho biết công ty sẽ tiến hành đàm phán với Qatar về khả năng cung cấp các khẩu đội pháo tự hành CAESAR, dù trước đó Qatar đã mua pháo tự hành PzH 2000 của Đức.


BÀI LIÊN QUAN
Năng lực siêu việt của radar 36D6 thuộc tổ hợp S-300PMU1 Việt Nam
Sức mạnh tàu tuần tra Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam
Trực thăng thế hệ mới của Việt Nam có gì đặc biệt?

Trước đó, pháo tự hành CAESAR đã được 2 quốc gia khác là Lebanon và Indonesia đặt mua.

Pháo tự hành CAESAR (viết tắt từ: CAmion Equipé d'un Système d'ARtillerie) là lựu pháo cỡ nòng 155mm đặt trên khung gầm xe tải 6x6.

CAESAR được phát triển bởi công ty nhà nước GIAT Industries (hiện nay là Nexter) từ những năm 90 của thế kỷ XX.

Một khẩu pháo tự hành CAESAR có thể mang theo 18 quả đạn pháo và được vận hành bởi kíp pháo thủ 5 người nhưng có thể giảm xuống còn 3 người khi cần thiết.

Pháo có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 hoặc A400M. Tầm bắn tối đa của pháo là 42km nếu sử dụng đạn tăng tầm và lên đến 50km nếu sử dụng đạn phản lực.


Vũ khí đi kèm Sigma 9814 Việt Nam có tổng trị giá bao nhiêu?
Các số liệu sử dụng trong bài viết được tham khảo từ báo cáo của SIPRI và trang mạng Nation Creation Wiki.

Tên lửa đối hạm MM40 Exocet Block 3: 100 triệu USD
Tên lửa đối hạm MM40 Exocet Block 3

Theo số liệu từ bản báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã mua 25 quả tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block 3 để trang bị cho 2 khinh hạmSigma 9814.

Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống tàu tiên tiến Exocet. Tên lửa có chiều dài 5,79 m; đường kính thân 0,35 m; sải cánh 1,13 m; trọng lượng phóng 875 kg, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 155 kg.

Động cơ nhiên liệu rắn của Exocet Block 3 cho tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn gia tăng đáng kể, lên tới 180 km so với 70 km của phiên bản Block 2.

Tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu theo một quỹ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp.

BÀI LIÊN QUAN
Mảnh ghép còn thiếu của Sigma 9814 Việt Nam
INFOGRAPHIC: Sigma 9814 và Gepard 3.9, ai mạnh hơn?
SIPRI: VN chính thức mua "hàng khủng" - tàu tên lửa Sigma 9814

Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng đầu dò radar chủ động băng tần J với các phần tử tìm kiếm cập nhật liên tục tham số về mục tiêu để tấn công chính xác.

Đơn giá của tên lửa MM40 Exocet Block 3 là 4 triệu USD/quả.

Tên lửa phòng không VL MICA: 48 triệu USD

Tên lửa MICA RF

Cũng theo SIPRI, Việt Nam đã mua từ Pháp 2 hệ thống phóng thẳng đứng VL-MICA-M cùng 40 tên lửa phòng không VL MICA để lắp đặt trên Sigma 9814.

VL MICA có nguồn gốc từ tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, gồm 2 phiên bản MICA RF sử dụng đầu dò radar chủ động xung doppler AD4A và MICA IR trang bị đầu dò ảnh nhiệt sóng kép thụ động Sagem.

Dữ liệu về mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng, nguồn dữ liệu có thể được cung cấp bởi radar hoặc các hệ thống quan sát quang học.

Sau khi phóng, tên lửa bay quán tính theo thông tin được cung cấp trước đó và giai đoạn cuối đầu dò sẽ dẫn đường tên lửa bắn trúng mục tiêu.

Tên lửa MICA có trọng lượng 112 kg; trang bị đầu đạn nặng 12 kg; tầm bắn tối đa lên tới 20 km; trần bay 11 km; tốc độ Mach 3; khả năng chịu quá tải 50G.

Đơn giá của tên lửa VL MICA là 1,2 triệu USD/quả.

Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ MU90 Impact

Ngư lôi MU90 Impact

EuroTorp MU90 Impact là ngư lôi hạng nhẹ rất tiên tiến của châu Âu, áp dụng công nghệ bắn và quên, có thể tác chiến trong mọi điều kiện đại dương, được đánh giá là vũ khí chống ngầm hiệu quả trong chiến tranh hải quân thế kỷ 21.

Ngư lôi MU90 có đường kính thân 324 mm; chiều dài 2,85 m; trọng lượng 304 kg với đầu đạn nặng 32,7 kg; độ sâu tác chiến từ 25 - 1000 m, được thiết kế để trang bị cho cả tàu chiến, máy bay cánh bằng cũng như trực thăng.

Tính năng ưu việt nhất của nó là khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29 - 50 hải lý/h nhờ một động cơ phản lực - điện. Tầm bắn phụ thuộc vào tốc độ: với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12 km; lên tới 25 km khi chạy ở vận tốc 29 hải lý/h.

Theo báo cáo của SIPRI thì Việt Nam chưa chính thức đặt mua MU90 Impact, tuy nhiên đây là vũ khí chống ngầm tiêu chuẩn của các khinh hạm lớp Sigma với 6 ngư lôi cho mỗi tàu.

Đơn giá của MU90 Impact là 1,6 triệu Euro/quả, quy đổi tỷ giá hiện tại sẽ tương ứng 1,72 triệu USD/quả.

Nhìn vào cơ số tên lửa Exocet và VL MICA như trên, có thể ước tính nếu Việt Nam đặt hàng, số lượng sẽ vào khoảng 20 quả, tổng giá trị sẽ là 34,4 triệu USD.

-

Tổng số lượt xem trang