--Ăn gạo hỗ trợ, người bị nôn ói, heo lăn ra chết
UBND xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa thu hồi gạo hỗ trợ người dân sau khi nhiều người ăn xong có dấu hiệu bị ngộ độc.
Ngày 27-1, ông Hồ Văn Chiêng, Chủ tịch UBND xã Phước Trà, xác nhận nhiều người dân địa phương bị nôn ói sau khi ăn cơm nấu từ gạo được hỗ trợ.
Số gạo này đã bị thu hồi và niêm phong tại trụ sở UBND xã Ảnh: Thanh Huyền
Theo ông Chiêng, chiều 14-1, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Hiệp Đức cấp cho xã Phước Trà 30 suất quà Tết cho người nghèo. Mỗi suất gồm có 10 kg gạo, 1 gói bột ngọt, 1 chai nước mắm và 1 chai dầu ăn. Ngày 20-1, UBND xã Phước Trà chuyển 26 suất quà trên cho người dân ở thôn 6, 4 suất cho người dân ở thôn 3.
Tuy nhiên, trong ngày 22-1, sau khi lấy gạo nấu cơm ăn thì có 3 người dân ở thôn 6 bị nôn ói, phải đưa đến trạm y tế cấp cứu. Sau khi nghe thông tin, UBND xã Phước Trà đã báo cáo công an huyện và cử người đến nhà dân thu hồi lại số gạo trên đưa về xã để niêm phong.
Có tất cả 100 suất quà nhưng người bị nôn ói sau khi sử dụng gạo đều ở xã Phước Trà Ảnh: Thanh Huyền
“Có 3 trường hợp ăn cơm nấu từ gạo đó thì đều bị nôn, nhiều người nghe tin như vậy nên chưa dám dùng” – ông Chiêng nói. Ông cho biết thêm có một người dân dùng số gạo này cho heo ăn thì một con heo đã lăn ra chết.
Ông Phan Quang Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Nam, cho biết đã cử người đến xã Phước Trà xác minh và lấy mẫu số gạo trên đưa đi kiểm tra. Theo ông Dũng, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Hiệp Đức đã trao tất cả 100 suất quà cho người nghèo trong huyện. Trong đó, 70 suất ở các xã khác thì người dân dùng không có phản ánh gì. “Chúng tôi đã gửi mẫu đi kiểm tra. Sang tuần sau có kết quả thì mới biết được nguyên nhân như thế nào” - ông Dũng nói.
Ăn gạo tặng quà tết, nhiều người bị ngộ độc
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Đặc biệt hơn, để kiểm chứng có phải bị nhiễm độc, một số người dân dùng gạo này cho heo ăn thì bị chết, còn gà đi liêu xiêu. Chia sẻ. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme. Từ khóa. ngộ độc, quà tết,. Tin bài khác. Ngày 27/1, ông Hồ ...
Gạo trong quà tết của huyện, lợn ăn bị tử vongGia Đình Vnexpress
Ăn gạo hỗ trợ, người bị nôn ói, heo lăn ra chếtNgười Lao Động
-Ninh Thuận:Chính quyền xã ép dân mua bò già giá 20 triệu
Nhiều hộ nghèo ở Ninh Thuận được vay vốn từ chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề đã bị chính quyền xã ép buộc dân mua bò già về nuôi, nếu không chịu sẽ bị cắt hộ nghèo.
-Phát gạo cứu trợ cho con trưởng phó thôn, dân nghèo "treo nồi"
24/06/2015 15:10
(NLĐO) – Hai gia đình là con của trưởng, phó thôn không thuộc hộ nghèo, không bị thiệt hại do sản xuất nhưng được nhận 120 kg gạo cứu trợ trong khi rất nhiều hộ nghèo trong thôn lại không có trong danh sách.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với chính quyền các huyện Ninh Phước, Thuận Nam chấn chỉnh ngay việc cấp phát gạo cứu trợ không đúng đối tượng và có dấu hiệu xà xẻo gạo của dân nghèo xảy ra tại một số thôn.
Đợt cấp phát 2.000 tấn gạo của Chính phủ cứu trợ đồng bào nghèo Ninh Thuận bị thiệt hại do hạn hán, được triển khai trong tháng 6-2015, thôn Văn Lâm 4 (xã Phước Nam – Thuận Nam) chỉ có 10 hộ với 52 khẩu được nhận, trong đó 2 hộ (8 khẩu) là con ruột của trưởng, phó thôn. Theo kế hoạch của tỉnh Ninh Thuận, lần cứu trợ này, mỗi nhân khẩu được nhận 30 kg gạo.
Sai sót làm mất ý nghĩa nhân đạo của việc cấp phát gạo cứu trợ
Ngay sau khi gạo được cấp phát, người dân của thôn Văn Lâm 4 đã phản ứng. Họ cho rằng 2 gia đình là con của trưởng, phó thôn không thuộc hộ nghèo, không bị thiệt hại do sản xuất nhưng được nhận 120 kg gạo/hộ (4 khẩu) là không đúng đối tượng. Trong khi đó, rất nhiều hộ nghèo trong thôn lại nằm ngoài danh sách được cứu trợ.
Giải thích chuyện tréo ngoe này, ông Báo Thanh Trừng - trưởng thôn Văn Lâm 4 - nói do lúc lập danh sách cứu trợ, những hộ nghèo của thôn còn sản xuất được nên… không đưa tên vào. Riêng chuyện cấp phát gạo cho 2 hộ thân nhân, ông Trừng lảng tránh.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 24-6, ông Hà Thanh Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Ninh Thuận cho biết sau khi nhận thông tin, sở đã phối hợp với UBND huyện Thuận Nam kiểm tra thực tế. “Đây là thiếu sót của thôn, có phần trách nhiệm của xã. Hiện chúng tôi đã yêu cầu xã Phước Nam lập lại danh sách khoảng 200 hộ của thôn Văn Lâm 4 trong diện được cứu đói, để trình UBND tỉnh cấp gạo bổ sung” ông Quang nói.
Trong khi đó, tại thôn Liên Sơn 1, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước đã xảy ra chuyện xà xẻo gạo của dân nghèo.
Lần cứu trợ này, thôn Liên Sơn 1 có 59 hộ nghèo được cứu đói. Sau khi nhận gạo, mỗi hộ dân nói trên phải trích lại 1 kg, giao cho trưởng thôn. Ông Tống Sở, trưởng thôn Liên Sơn 1, cho biết số gạo để lại này dùng để trang trải công bốc xếp, vận chuyển. “Từ trước đến nay, khi được cứu trợ, các thôn trong xã đều làm vậy” ông Sở khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phước Vinh, toàn bộ kinh phí bốc xếp, vận chuyển gạo đã được xã thanh toán. “Lấy gạo của dân nghèo như vậy là sai. Chúng tôi đã yêu cầu trưởng thôn Liên Sơn 1 mua ngay 59 kg gạo để trả lại cho bà con đồng thời phải họp dân trong thôn để xin lỗi,” ông Hùng cho biết.
Cắt gạo cứu trợ cho dân để bán trả nợ... tiền điện
Vinh danh liệt sĩ Phó giám đốc Sở hy sinh khi đi cứu trợ--Chủ tịch xã “ăn” gà dân bị mất chức
(NLĐO) – Hội đồng kỷ luật huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển công tác đối với ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch UBND xã Quế An, huyện Quế Sơn.
– Nhím ‘lạc’ vào nhà quan: Đợi nhím đẻ sẽ… phát cho dân (Đất Việt)-Khánh Hòa: Bò đi “lạc” vào nhà cán bộ đã về lại với dân
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sau khi bị người dân phát hiện và lên tiếng phản đối việc những con bò của chương trình Nông thôn mới được cấp cho người nhà cán bộ, UBND thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu chính quyền xã Ninh Tây thu hồi toàn bộ số bò cấp sai đối tượng, ...
Thu lại bò “đi lạc” vào nhà cán bộBáo Điện tử Dân Việt
Khác dê, gà, nhím, bò 'chạy nhầm' nhà quan quay đầu kịpBáo Đất Việt
Vội vã đổi chủ cho 9 con bò 'đi lạc' vào nhà cán bộNgười Việt
-Khanh Hoa
– Bao nhiêu gà, nhím đi lạc vào nhà quan xã? (VNN): Hơn 1.200 con gà và 16 con nhím giống được cấp cho hộ dân nghèo ở Quảng Nam trong chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan chức năng Quảng Nam phát hiện là đi lạc vào nhà quan chức.
-Đàn dê 'lạc' vào nhà quan:Trả công chăm dê lạc vì... tình
- "Xét về tình thì nên hỗ trợ cho dù không nhiều lắm nhưng đấy vẫn là công họ chăm sóc 6-7 tháng trời, mất tiền thức ăn rồi thời gian chăm nuôi"
Những ngày qua dư luận xôn xao vụ 12 con dê vào nhầm nhà Bí thư huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chia sẻ với báo Đất Việt chiều ngày 30/3, ông Mai Sỹ Diến - Phó Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết:"Hiện tại chúng tôi đang chờ xin ý kiến của thường trực tỉnh ủy trước khi cho chỉ đạo kiểm điểm. Quy trình kiểm điểm cá nhân liên quan trong vụ việc được làm rất chặt chẽ, qua các bước và quan trọng phải có ý kiến của tất cả các tổ chức có thẩm quyền trong tỉnh".
Liên quan đến thông tin Bí thư huyện được tiền hỗ trợ chăm dê vào nhầm nhà, ông Diến nói: "Xét về tình thì nên hỗ trợ cho dù không nhiều lắm nhưng đấy vẫn là công họ chăm sóc 6-7 tháng trời, mất tiền thức ăn rồi thời gian chăm nuôi.
Nói chung họ cứ tính toán cho hợp lý rồi sẽ được đền bù lại, số tiền này UBND huyện Thạch Thành tạm thời bỏ ra ứng trước, sau đó khi có kết luận vụ việc sẽ quy trách nhiệm cho những cán bộ làm sai và thu thêm số tiền chăm sóc dê này."
Đàn dê đi lạc vào trang trại Bí thư huyện ủy.
Trước đó, ngày 25/3, ông Lương Công Thành - Chánh Văn phòng Huyện ủy Thạch Thành cho biết:
"Hiện tại những cán bộ đang làm kiểm điểm vẫn đi làm bình thường. Họ là những cán bộ chủ chốt cho nghỉ sao được? Tuy nhiên số lượng công việc có giao ít hơn vì còn tập trung vào làm kiểm điểm."
Ông Thành nói thêm: "Bao giờ có quyết định xử lý sẽ khác chứ giờ họ không làm thì ai điều hành công việc của xã? Hơn nữa, sự việc chưa đến mức phải đình chỉ công tác, chỉ làm kiểm điểm trước đã rồi mới xét".
Như thông tin báo chí đã đưa, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có kết luận toàn bộ 24 con dê cấp cho hộ nghèo đều bị huyện Thạch Thành cấp sai đối tượng.
Trong số 24 con dê cấp sai đối tượng, một nửa số dê đã được đưa thẳng vào trang trại của ông Đỗ Minh Quý - Bí thư Huyện uỷ Thạch Thành.
Ngày 4/2 trước đó, UBND huyện Thạch Thành đã ban hành phương án số 29/PA-UBND khắc phục sự việc, ra quyết định thu hồi toàn bộ 24 con dê cấp sai cho 6 hộ. Tuy nhiên, trong số 24 con dê trên chỉ còn 19 con còn sống, 5 con chết do bệnh.
Cùng ngày, UBND xã Thành Yên tổ chức hội nghị, phân công cán bộ chỉ đạo các thôn bình chọn hộ nghèo có đủ điều kiện tiêu chuẩn để tiếp nhận số dê cấp lại.
Đàn dê 'lạc' vào nhà Bí thư bây giờ ra sao?
Đàn dê vào nhầm nhà Bí thư: Bốn đoàn đang kiểm tra
12 con dê đi lạc chưa ra, 1.250 con gà đã...mất tích?
-Quan xã thừa nhận bàn nhau chia gà giống, lập chứng từ khống
Chủ tịch, phó chủ tịch và cán bộ xã Quế An (Quế Sơn, Quảng Nam) thừa nhận đã thống nhất bằng miệng với nhau rằng huyện đã cấp vốn và phê duyệt phương án mà không triển khai nuôi gà sẽ bị thu hồi vốn.
Toàn bộ số gà nằm trong chương trình nông thôn mới này sau đó đã được âm thầm chia cho 23 cán bộ xã. Không những vậy, những cán bộ xã này còn lập chứng từ khống để rút ruột ngân sách nhà nước.
-Quảng Nam: Gà cấp cho người nghèo “chạy” vào nhà Bí thư, Chủ tịch xã
1.250 con gà đáng lẽ cấp cho người nghèo trong chương trình hỗ trợ “Nông thôn mới” nhưng từ Bí thư đến Chủ tịch cùng cán cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi. Người dân bức xúc gởi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo.
Theo phản ảnh của người dân xã Quế An (huyện Quế Sơn, Quảng Nam): Tháng 11/2014, khi huyện Quế Sơn phê duyệt kinh phí mua gà hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã trong chương trình “Nông thôn mới” thì toàn bộ 1.250 con gà này không đến với người dân mà toàn bộ Bí thư, Chủ tịch đến cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi.
Bà Lê Thị Phiên (64 tuổi, trú thôn Thắng Đông 1, xã Quế An) trình bày: “Tôi bán đồ cho học sinh ở gần Ủy ban xã, ngày hôm đó tôi thấy cán bộ xã ai cũng chở 1 thùng gà con về nhà. Tưởng đâu họ mua, hỏi ra mới biết là cán bộ xã được cho mang về nuôi. Có người chở 200 con, có người chở 50 con”.
Gà trong chương trình “Nông thôn mới” đang nuôi nhà một cán bộ xã Quế An. Gà còn lại rất ít vì đã được nuôi lớn và bán đi
Sau này tìm hiểu, bà Phiên mới biết số gà này do huyện Quế Sơn hỗ trợ về cho xã theo chương trình “Nông thôn mới” về phát cho bà con nghèo trong xã nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. “Cán bộ nhận gà về nuôi mà chúng tôi không biết. Không có cái gì cho dân chúng tôi biết hết. Cán bộ của xã ai cũng chở gà về nuôi mà dân không có”, bà Phiên bức xúc.
Sau khi tiếp chúng tôi tại nhà, anh T. (SN 1982, trú thôn Đông Sơn, xã Quế An) dẫn chúng tôi đến nhà một vài cán bộ xã Quế An trong số các cán bộ nhận gà vào tháng 11/2014. Đến nhà của một cán bộ VHTT của xã tên P.; chỉ đàn gà chỉ còn ít con trong chuồng, anh T. cho biết, số gà kia đã lớn và họ đã bán gần hết.
Theo danh sách của người dân cung cấp, trong số 1.250 con gà hỗ trợ người dân nghèo của xã Quế An thì Chủ tịch xã – ông Hoàng Kim Minh - được nhận nhiều nhất là 200 con, còn ông Trần Văn Quyên – Bí thư xã và Chủ tịch Hội nông dân xã - ông Trần Ngọc cùng 17 cán bộ khác của xã mỗi người được nhận 50 con gà về nuôi.
Người dân ở xã Quế An bức xúc: Gà được huyện hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã mà chỉ cán bộ được nhận, còn người dân chúng tôi thì không được chia con nào về nuôi. Cán bộ xã nghèo hơn dân hay sao mà ai cũng được nhận, còn dân thì sao?
Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh (ảnh trái) trao đổi với PV Dân trí
Để xác minh phản ảnh của người dân, ngày 11/3, PV Dân trí đã gặp Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh. Ông Minh xác nhận việc người dân phản ảnh là đúng, ông cho biết số gà đó đưa về cho cán bộ xã nhận vào tháng 11/2014 là do huyện hỗ trợ xã trong chương trình “Nông thôn mới”. Ông Minh cho rằng số gà trên là hỗ trợ cho địa phương, tạo điều kiện cho anh em địa phương phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ông Minh phủ nhận việc người dân phản ảnh ông nhận 200 con gà, ông chỉ thừa nhận mình nhận 50 con gà, còn các cán bộ khác ai cũng nhận 50 con gà như nhau. Chủ tịch xã Quế An cũng “biện hộ” rằng, không phải tất các các cán bộ của xã đều nhận mà họ nhận thay cho anh em, bố mẹ ở nhà nuôi.
Ông Hoàng Kim Minh thừa nhận: “Về chủ trương (giao gà cho cán bộ nuôi - PV) là sai. Ông nào nhận thì trả lại cho dân và xã sẽ họp rút kinh nghiệm”. Khi PV hỏi “trả lại gà như thế nào trong khi phần lớn gà đã được nuôi lớn và bán?”. Chủ tịch xã Quế An nói sẽ trả lại bằng tiền như lúc mua gà con về phát cho cán bộ.
Theo người dân cho biết, giá gà giống vào tháng 11/2014 khoảng 22 ngàn đồng/con; tuy nhiên ông Hoàng Kim Minh cho biết giá gà giống chỉ có 15 ngàn đồng/con, trị giá số gà mua về phát cho cán bộ xã chỉ khoảng 20 triệu đồng.
Trao đổi với PV Dân trí về việc phát gà “sai địa chỉ này”, ông Trần Văn Noa – Phó Chủ tịch huyện Quế Sơn cho biết chỉ nghe thông tin này khi được PV cung cấp. Sau khi nhận thông tin, ông đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra.
Ông Trần Văn Noa cho biết, về vấn đề hỗ trợ các xã trong chương trình “Nông thôn mới”, lãnh đạo các xã phê duyệt danh sách và huyện cấp tiền. Để kiểm soát hết các xã thì huyện không thể. Về vấn đề xã Quế An cấp gà cho cán bộ, ông Noa cho biết sẽ chỉ đạo rà soát và có văn bản chấn chỉnh ngay đối với xã Quế An và các xã khác.
Về hướng xử lý, ông Noa nói: “Đây là lĩnh vực tôi phụ trách. Tôi sẽ báo cáo thường trực Ủy ban huyện và sẽ có hướng xử lý. Xử lý như thế nào tôi sẽ báo cáo cho các anh sau”.
Bất bình vì cán bộ xã "ăn chặn" gà hỗ trợ của dân
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Theo phản ánh của người dân địa phương, đây không phải lần đầu tiên cán bộ xã “ẵm” gà hỗ trợ cho dân. Những ngày qua, dư luận bất bình về việc cán bộ xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tự ý chia nhau hơn 1.250 con gà thuộc Quỹ ...
Đến lượt 1.200 con gà giảm nghèo 'chọn' nhà quan
Cán bộ xã 'chia nhau' 1.200 con gà của người dân
Vụ cán bộ xã chia nhau hơn 1.000 con gà "giảm nghèo" tại Quảng ...
- -
>> Dê của hộ nghèo “vào nhầm” nhà Bí thư Huyện ủy
12 con dê đi nhầm vào nhà Bí thư huyện ủy
(Người Việt) - Ở xứ Thanh đang có chuyện nực cười, 12 con dê cấp cho hộ nghèo không biết tại sao lại được chở thẳng vào trang trại nhà ông Bí thư huyện…
Đàn dê đi nhầm vào trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy. Ảnh: báo Lao động
Báo Lao động cho biết một câu chuyện rất buồn cười như sau: Huyện Thạch Thành và Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) có ký kết với nhau một chương trình kết nghĩa hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi.
Theo đó, ngày 3/6/2013, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho huyện Thạch Thành 24 con dê giống để phân cho 6 hộ nghèo ở xã Thành Yên. Tuy nhiên chỉ có 12 con dê là đến được với các hộ nghèo, còn 12 con còn lại, được chở thẳng về trang trại nhà ông Đỗ Minh Quý- Bí thư huyện ủy.
Lý giải cho việc chuyển dê vào nhà ông Bí thư huyện ủy, ông Trương Văn Gương - Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho biết: “Thì đưa vào đó có điều kiện chăm sóc vì trang trại của bác ấy đã có hơn 70 con dê. Tại Trạm trưởng khuyến nông huyện phân bổ thế, xã thấy cũng chẳng đáng là bao nên cũng ký xác nhận”.
Gớm chửa, cái lý do lý trấu của các vị cán bộ đưa ra nghe sao mà khéo léo, ngọt ngào và kín kẽ. 12 con dê có đáng là bao, trang trại của ông Bí thư huyện ủy đang có sẵn 70 con dê, đưa về cho nó theo đàn.
12 con dê này, tiếc một cái là chúng chẳng biết nói năng, chứ giá kể chúng mà nói được như người, thì thể nào các ông xã cũng bảo: “Chúng tôi đã xin ý kiến các anh dê rồi, các anh ấy không phản đối” cũng nên.
Thế có khổ cho dân không, 24 con dê giống phân về cho hộ nghèo để giúp họ xóa đói giảm nghèo, thế mà mất 1 nửa số dê đi nhầm địa chỉ, vậy là nước chảy chỗ trũng, dân nghèo vẫn hoàn nghèo.
Sự vụ này cũng là do người dân bức xúc tố cáo ra, và ngày 13/1 vừa qua, huyện đã tổ chức lấy dê từ trang trại ông Bí thư huyện ủy ra để phát lại cho dân nghèo. Tức là hơn nửa năm yên vị trong nhà ông huyện, dê mới tìm được về đúng với chủ.
Ông Bí thư huyện ủy bảo: “Biết là có dê vào trang trại nhưng tôi nhầm với dê của một dự án khác, chứ không biết đó là dê hỗ trợ giảm nghèo của Bỉm Sơn”. Chính ông Quý đã chỉ đạo cấp dê ngay lại cho các hộ nghèo sau khi biết thông tin vào ngày 12.1.
Theo thống kê, xã Thành Yên có 840 hộ, thì có tới 252 hộ nghèo, vậy mà 12 con dê này thật là tệ bạc, chúng không biết tìm đúng hộ nghèo mà về lại chọn vào trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy làm gì để bây giờ ông phải mang tai mang tiếng?
Chuyện 12 con dê đi nhầm vào nhà ông Bí thư huyện ủy này, xét cho giá trị vật chất không đáng là bao, nhưng từ đó suy ra, có rất nhiều điều không ổn trong chủ trương xóa đói giảm nghèo.
Tại sao có những hộ dân mãi nghèo, nghèo tới mức con cái không có miếng cơm mà ăn, không có tiền đi học, là bởi những cơ hội nhỏ nhặt nhất thế này bị nhầm địa chỉ.
Một con dê giống đối với hộ nghèo là cơ hội để họ thoát khỏi ngõ cụt của sự nghèo, vô cùng có ý nghĩa, nó có là gì so với đàn dê đã có sẵn 70 con trong trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy đâu? Vậy mà các cán bộ xã cũng không nương tay, cũng phải chở về nhà ông huyện cho kỳ được mới thôi.
Ông huyện thì bảo mình nhầm, nhưng ông xã không nhầm, ông trưởng trạm khuyến nông huyện cũng không nhầm, chẳng qua là họ thấy chẳng tội gì phải lo cho những hộ dân đói rách, họ phải lo cho quyền lợi của chính họ trước đã.
Không biết còn những nơi nào có chuyện như ở Thạch Thành mà vẫn chưa bị phát hiện ra?
Nông dân, hộ nghèo, những người chân lấm tay bùn quanh năm vất vả kiếm miếng ăn, nhưng quyền lợi của họ thì bao giờ cũng dễ bị thương tổn nhất. Được con dê giống thì nó đi nhầm vào trang trại nhà ông bí thư. Làm ra được nông sản thì bị xử ép đến nỗi phải đổ trắng ra ngoài đường như rác cũng không ai đoái hoài, thương xót.
12 con dê đi nhầm địa chỉ là một vụ “tai nạn” không mong muốn, bởi chúng là những cơ thể sống, lại còn lắm mồm lắm miệng, đi tới đâu cũng be be lên thì vụ “nhầm nhọt” của ông huyện mới bị lộ ra. Còn những vụ “đi nhầm” địa chỉ khác của những bất động sản, hay tiền vàng- những thứ cả đời không hé răng, thì dân nghèo đành chịu chết.
12 con dê đi nhầm nhà, chuyện tưởng không may nhưng mà lại hóa may, bởi nó giúp cho chúng ta nhìn rõ hơn những chuyện thường ngày của một số ông cán bộ.
UBND xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa thu hồi gạo hỗ trợ người dân sau khi nhiều người ăn xong có dấu hiệu bị ngộ độc.
Ngày 27-1, ông Hồ Văn Chiêng, Chủ tịch UBND xã Phước Trà, xác nhận nhiều người dân địa phương bị nôn ói sau khi ăn cơm nấu từ gạo được hỗ trợ.
Số gạo này đã bị thu hồi và niêm phong tại trụ sở UBND xã Ảnh: Thanh Huyền
Theo ông Chiêng, chiều 14-1, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Hiệp Đức cấp cho xã Phước Trà 30 suất quà Tết cho người nghèo. Mỗi suất gồm có 10 kg gạo, 1 gói bột ngọt, 1 chai nước mắm và 1 chai dầu ăn. Ngày 20-1, UBND xã Phước Trà chuyển 26 suất quà trên cho người dân ở thôn 6, 4 suất cho người dân ở thôn 3.
Tuy nhiên, trong ngày 22-1, sau khi lấy gạo nấu cơm ăn thì có 3 người dân ở thôn 6 bị nôn ói, phải đưa đến trạm y tế cấp cứu. Sau khi nghe thông tin, UBND xã Phước Trà đã báo cáo công an huyện và cử người đến nhà dân thu hồi lại số gạo trên đưa về xã để niêm phong.
Có tất cả 100 suất quà nhưng người bị nôn ói sau khi sử dụng gạo đều ở xã Phước Trà Ảnh: Thanh Huyền
“Có 3 trường hợp ăn cơm nấu từ gạo đó thì đều bị nôn, nhiều người nghe tin như vậy nên chưa dám dùng” – ông Chiêng nói. Ông cho biết thêm có một người dân dùng số gạo này cho heo ăn thì một con heo đã lăn ra chết.
Ông Phan Quang Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Nam, cho biết đã cử người đến xã Phước Trà xác minh và lấy mẫu số gạo trên đưa đi kiểm tra. Theo ông Dũng, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Hiệp Đức đã trao tất cả 100 suất quà cho người nghèo trong huyện. Trong đó, 70 suất ở các xã khác thì người dân dùng không có phản ánh gì. “Chúng tôi đã gửi mẫu đi kiểm tra. Sang tuần sau có kết quả thì mới biết được nguyên nhân như thế nào” - ông Dũng nói.
Ăn gạo tặng quà tết, nhiều người bị ngộ độc
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Đặc biệt hơn, để kiểm chứng có phải bị nhiễm độc, một số người dân dùng gạo này cho heo ăn thì bị chết, còn gà đi liêu xiêu. Chia sẻ. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme. Từ khóa. ngộ độc, quà tết,. Tin bài khác. Ngày 27/1, ông Hồ ...
Gạo trong quà tết của huyện, lợn ăn bị tử vongGia Đình Vnexpress
Ăn gạo hỗ trợ, người bị nôn ói, heo lăn ra chếtNgười Lao Động
-Ninh Thuận:Chính quyền xã ép dân mua bò già giá 20 triệu
Nhiều hộ nghèo ở Ninh Thuận được vay vốn từ chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề đã bị chính quyền xã ép buộc dân mua bò già về nuôi, nếu không chịu sẽ bị cắt hộ nghèo.
Hai thôn Lương Tri, Núi Ngỗng của xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn có 35 hộ đồng bào Raglai nghèo được thụ hưởng chính sách chuyển đổi nghề của Chính phủ. Theo đó, mỗi hộ được nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng và vay vốn ưu đãi 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội Ninh Thuận, thời hạn trả nợ 5 năm.
Giữa tháng 11 vừa qua, ông Đạo Văn Sói, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn, tự liên hệ với ông Nguyễn Văn Huynh, một đầu nậu chăn nuôi ở xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), “đặt hàng” 35 con bò cái, trị giá 20 triệu đồng/con. Sau đó, ông Sói buộc số hộ nghèo của 2 thôn nêu trên nhận bò về nuôi.
Bà Mang Thị Gái, một hộ nghèo ở thôn Núi Ngỗng, bức xúc: “Con bò tôi nhận về gầy trơ xương, đi đứng chậm chạp vì quá già thì làm sao đẻ được? Tui lo nó mà chết thì mang nợ, không biết lấy gì trả”.
Nhiều người dân cho biết khi được xét cho vay hỗ trợ, họ đề nghị chính quyền xã để bà con tự chọn mua bò nhưng ông Sói không đồng ý, dọa nếu không nhận bò thì sẽ bị cắt hộ nghèo. Bi hài hơn, trong số 35 người được vay có 4 người đã trên 70 tuổi, không còn sức lao động mà vẫn… chuyển đổi nghề.
Trước việc người dân bị ép mua bò già, ông Lê Hồng Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Sơn, nhiều lần có ý kiến phản ứng nhưng bị ông Sói gạt phăng. Chiều 10.12, chính quyền xã Nhơn Sơn buộc 35 hộ dân đến trụ sở UBND xã ký giấy vay 15 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội Ninh Thuận để UBND xã chuyển trả cho ông Huynh.
Theo các hộ chuyên nuôi bò ở xã Nhơn Sơn, với giá thị trường hiện nay ở Ninh Thuận, số bò mà ông Sói ép bà con nhận về chỉ khoảng 15-16 triệu đồng/con. Nếu mua bò số lượng nhiều, khả năng giá có thể thấp hơn.
Trả lời chúng tôi về những phản ánh của người dân xung quanh việc bị ép mua bò, ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn, khẳng định: “Chương trình hỗ trợ vốn chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc nghèo của địa phương được phân công cho ông Sói triển khai thực hiện. Tuy nhiên, ông Sói đã không thành lập tổ giám sát, tổ định giá bò mà tự ý để một đơn vị độc quyền cung cấp cho dân là không đúng”.
Giữa tháng 11 vừa qua, ông Đạo Văn Sói, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn, tự liên hệ với ông Nguyễn Văn Huynh, một đầu nậu chăn nuôi ở xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn), “đặt hàng” 35 con bò cái, trị giá 20 triệu đồng/con. Sau đó, ông Sói buộc số hộ nghèo của 2 thôn nêu trên nhận bò về nuôi.
Bà Mang Thị Gái, một hộ nghèo ở thôn Núi Ngỗng, bức xúc: “Con bò tôi nhận về gầy trơ xương, đi đứng chậm chạp vì quá già thì làm sao đẻ được? Tui lo nó mà chết thì mang nợ, không biết lấy gì trả”.
Nhiều người dân cho biết khi được xét cho vay hỗ trợ, họ đề nghị chính quyền xã để bà con tự chọn mua bò nhưng ông Sói không đồng ý, dọa nếu không nhận bò thì sẽ bị cắt hộ nghèo. Bi hài hơn, trong số 35 người được vay có 4 người đã trên 70 tuổi, không còn sức lao động mà vẫn… chuyển đổi nghề.
Trước việc người dân bị ép mua bò già, ông Lê Hồng Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Sơn, nhiều lần có ý kiến phản ứng nhưng bị ông Sói gạt phăng. Chiều 10.12, chính quyền xã Nhơn Sơn buộc 35 hộ dân đến trụ sở UBND xã ký giấy vay 15 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội Ninh Thuận để UBND xã chuyển trả cho ông Huynh.
Theo các hộ chuyên nuôi bò ở xã Nhơn Sơn, với giá thị trường hiện nay ở Ninh Thuận, số bò mà ông Sói ép bà con nhận về chỉ khoảng 15-16 triệu đồng/con. Nếu mua bò số lượng nhiều, khả năng giá có thể thấp hơn.
Trả lời chúng tôi về những phản ánh của người dân xung quanh việc bị ép mua bò, ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch UBND xã Nhơn Sơn, khẳng định: “Chương trình hỗ trợ vốn chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc nghèo của địa phương được phân công cho ông Sói triển khai thực hiện. Tuy nhiên, ông Sói đã không thành lập tổ giám sát, tổ định giá bò mà tự ý để một đơn vị độc quyền cung cấp cho dân là không đúng”.
-Phát gạo cứu trợ cho con trưởng phó thôn, dân nghèo "treo nồi"
24/06/2015 15:10
(NLĐO) – Hai gia đình là con của trưởng, phó thôn không thuộc hộ nghèo, không bị thiệt hại do sản xuất nhưng được nhận 120 kg gạo cứu trợ trong khi rất nhiều hộ nghèo trong thôn lại không có trong danh sách.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với chính quyền các huyện Ninh Phước, Thuận Nam chấn chỉnh ngay việc cấp phát gạo cứu trợ không đúng đối tượng và có dấu hiệu xà xẻo gạo của dân nghèo xảy ra tại một số thôn.
Đợt cấp phát 2.000 tấn gạo của Chính phủ cứu trợ đồng bào nghèo Ninh Thuận bị thiệt hại do hạn hán, được triển khai trong tháng 6-2015, thôn Văn Lâm 4 (xã Phước Nam – Thuận Nam) chỉ có 10 hộ với 52 khẩu được nhận, trong đó 2 hộ (8 khẩu) là con ruột của trưởng, phó thôn. Theo kế hoạch của tỉnh Ninh Thuận, lần cứu trợ này, mỗi nhân khẩu được nhận 30 kg gạo.
Sai sót làm mất ý nghĩa nhân đạo của việc cấp phát gạo cứu trợ
Ngay sau khi gạo được cấp phát, người dân của thôn Văn Lâm 4 đã phản ứng. Họ cho rằng 2 gia đình là con của trưởng, phó thôn không thuộc hộ nghèo, không bị thiệt hại do sản xuất nhưng được nhận 120 kg gạo/hộ (4 khẩu) là không đúng đối tượng. Trong khi đó, rất nhiều hộ nghèo trong thôn lại nằm ngoài danh sách được cứu trợ.
Giải thích chuyện tréo ngoe này, ông Báo Thanh Trừng - trưởng thôn Văn Lâm 4 - nói do lúc lập danh sách cứu trợ, những hộ nghèo của thôn còn sản xuất được nên… không đưa tên vào. Riêng chuyện cấp phát gạo cho 2 hộ thân nhân, ông Trừng lảng tránh.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 24-6, ông Hà Thanh Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Ninh Thuận cho biết sau khi nhận thông tin, sở đã phối hợp với UBND huyện Thuận Nam kiểm tra thực tế. “Đây là thiếu sót của thôn, có phần trách nhiệm của xã. Hiện chúng tôi đã yêu cầu xã Phước Nam lập lại danh sách khoảng 200 hộ của thôn Văn Lâm 4 trong diện được cứu đói, để trình UBND tỉnh cấp gạo bổ sung” ông Quang nói.
Trong khi đó, tại thôn Liên Sơn 1, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước đã xảy ra chuyện xà xẻo gạo của dân nghèo.
Lần cứu trợ này, thôn Liên Sơn 1 có 59 hộ nghèo được cứu đói. Sau khi nhận gạo, mỗi hộ dân nói trên phải trích lại 1 kg, giao cho trưởng thôn. Ông Tống Sở, trưởng thôn Liên Sơn 1, cho biết số gạo để lại này dùng để trang trải công bốc xếp, vận chuyển. “Từ trước đến nay, khi được cứu trợ, các thôn trong xã đều làm vậy” ông Sở khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Phước Vinh, toàn bộ kinh phí bốc xếp, vận chuyển gạo đã được xã thanh toán. “Lấy gạo của dân nghèo như vậy là sai. Chúng tôi đã yêu cầu trưởng thôn Liên Sơn 1 mua ngay 59 kg gạo để trả lại cho bà con đồng thời phải họp dân trong thôn để xin lỗi,” ông Hùng cho biết.
Cắt gạo cứu trợ cho dân để bán trả nợ... tiền điện
Vinh danh liệt sĩ Phó giám đốc Sở hy sinh khi đi cứu trợ--Chủ tịch xã “ăn” gà dân bị mất chức
(NLĐO) – Hội đồng kỷ luật huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển công tác đối với ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch UBND xã Quế An, huyện Quế Sơn.
– Nhím ‘lạc’ vào nhà quan: Đợi nhím đẻ sẽ… phát cho dân (Đất Việt)-Khánh Hòa: Bò đi “lạc” vào nhà cán bộ đã về lại với dân
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sau khi bị người dân phát hiện và lên tiếng phản đối việc những con bò của chương trình Nông thôn mới được cấp cho người nhà cán bộ, UBND thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu chính quyền xã Ninh Tây thu hồi toàn bộ số bò cấp sai đối tượng, ...
Thu lại bò “đi lạc” vào nhà cán bộBáo Điện tử Dân Việt
Khác dê, gà, nhím, bò 'chạy nhầm' nhà quan quay đầu kịpBáo Đất Việt
Vội vã đổi chủ cho 9 con bò 'đi lạc' vào nhà cán bộNgười Việt
-Khanh Hoa
– Bao nhiêu gà, nhím đi lạc vào nhà quan xã? (VNN): Hơn 1.200 con gà và 16 con nhím giống được cấp cho hộ dân nghèo ở Quảng Nam trong chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan chức năng Quảng Nam phát hiện là đi lạc vào nhà quan chức.
-Đàn dê 'lạc' vào nhà quan:Trả công chăm dê lạc vì... tình
- "Xét về tình thì nên hỗ trợ cho dù không nhiều lắm nhưng đấy vẫn là công họ chăm sóc 6-7 tháng trời, mất tiền thức ăn rồi thời gian chăm nuôi"
Những ngày qua dư luận xôn xao vụ 12 con dê vào nhầm nhà Bí thư huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chia sẻ với báo Đất Việt chiều ngày 30/3, ông Mai Sỹ Diến - Phó Chủ nhiệm UBKT tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết:"Hiện tại chúng tôi đang chờ xin ý kiến của thường trực tỉnh ủy trước khi cho chỉ đạo kiểm điểm. Quy trình kiểm điểm cá nhân liên quan trong vụ việc được làm rất chặt chẽ, qua các bước và quan trọng phải có ý kiến của tất cả các tổ chức có thẩm quyền trong tỉnh".
Liên quan đến thông tin Bí thư huyện được tiền hỗ trợ chăm dê vào nhầm nhà, ông Diến nói: "Xét về tình thì nên hỗ trợ cho dù không nhiều lắm nhưng đấy vẫn là công họ chăm sóc 6-7 tháng trời, mất tiền thức ăn rồi thời gian chăm nuôi.
Nói chung họ cứ tính toán cho hợp lý rồi sẽ được đền bù lại, số tiền này UBND huyện Thạch Thành tạm thời bỏ ra ứng trước, sau đó khi có kết luận vụ việc sẽ quy trách nhiệm cho những cán bộ làm sai và thu thêm số tiền chăm sóc dê này."
Đàn dê đi lạc vào trang trại Bí thư huyện ủy.
Trước đó, ngày 25/3, ông Lương Công Thành - Chánh Văn phòng Huyện ủy Thạch Thành cho biết:
"Hiện tại những cán bộ đang làm kiểm điểm vẫn đi làm bình thường. Họ là những cán bộ chủ chốt cho nghỉ sao được? Tuy nhiên số lượng công việc có giao ít hơn vì còn tập trung vào làm kiểm điểm."
Ông Thành nói thêm: "Bao giờ có quyết định xử lý sẽ khác chứ giờ họ không làm thì ai điều hành công việc của xã? Hơn nữa, sự việc chưa đến mức phải đình chỉ công tác, chỉ làm kiểm điểm trước đã rồi mới xét".
Như thông tin báo chí đã đưa, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có kết luận toàn bộ 24 con dê cấp cho hộ nghèo đều bị huyện Thạch Thành cấp sai đối tượng.
Trong số 24 con dê cấp sai đối tượng, một nửa số dê đã được đưa thẳng vào trang trại của ông Đỗ Minh Quý - Bí thư Huyện uỷ Thạch Thành.
Ngày 4/2 trước đó, UBND huyện Thạch Thành đã ban hành phương án số 29/PA-UBND khắc phục sự việc, ra quyết định thu hồi toàn bộ 24 con dê cấp sai cho 6 hộ. Tuy nhiên, trong số 24 con dê trên chỉ còn 19 con còn sống, 5 con chết do bệnh.
Cùng ngày, UBND xã Thành Yên tổ chức hội nghị, phân công cán bộ chỉ đạo các thôn bình chọn hộ nghèo có đủ điều kiện tiêu chuẩn để tiếp nhận số dê cấp lại.
Đàn dê 'lạc' vào nhà Bí thư bây giờ ra sao?
Đàn dê vào nhầm nhà Bí thư: Bốn đoàn đang kiểm tra
12 con dê đi lạc chưa ra, 1.250 con gà đã...mất tích?
-Quan xã thừa nhận bàn nhau chia gà giống, lập chứng từ khống
Chủ tịch, phó chủ tịch và cán bộ xã Quế An (Quế Sơn, Quảng Nam) thừa nhận đã thống nhất bằng miệng với nhau rằng huyện đã cấp vốn và phê duyệt phương án mà không triển khai nuôi gà sẽ bị thu hồi vốn.
Toàn bộ số gà nằm trong chương trình nông thôn mới này sau đó đã được âm thầm chia cho 23 cán bộ xã. Không những vậy, những cán bộ xã này còn lập chứng từ khống để rút ruột ngân sách nhà nước.
Chủ tịch liên tục gọi Bí thư lấy gà
Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn vừa có kết luận về vụ việc các cán bộ xã Quế An chia nhau lấy gà giống phục vụ phát triển nông thôn mới gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Theo kết quả của tổ điều tra, ngày 10.10.2013, Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới (BQL XD NTM) xã Quế An lập phương án xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã do ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch xã, trưởng BQL XD NTM ký và được UBND huyện phê duyệt.
Mục tiêu của phương án là giải quyết việc làm, tăng thu nhập người dân và góp phần xây dựng thành công tiêu chí số 10 về thu nhập xã nông thôn mới.
Sau khi thống nhất bằng miệng với nhau, cán bộ xã Quế An đã chia nhau gà giống phục vụ chương trình nông thôn mới. Không những vậy, lãnh đạo xã còn chỉ đạo lập chứng từ khống để lấy ngân sách nhà nước. |
Dự toán mô hình 06 hộ, với 200 con gà/hộ. Chi phí đầu tư mô hình là 120 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 50 triệu, nhân dân góp 70 triệu).
Số tiền cụ thể nhà nước hỗ trợ bao gồm: giống (hỗ trợ 100%) 22,3 triệu. Thức ăn (hỗ trợ 30%) 22,6 triệu. Thú y (hỗ trợ 30%) 900 ngàn. Hội nghị, hội thảo (hỗ trợ 100%) 4,1 triệu.
Để quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo phương án, bà Lê Thị Thu Hà (kế toán xã) lập danh sách 06 hộ. Đối chiếu danh sách 34 học viên được dự thi cuối khoá lớp nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm thì đều không có tên 6 hộ được lập khống này.
Trái lại, 24 hộ nhận gà đều là người thân hoặc cán bộ xã. Cụ thể, 17 người xác nhận có nhận gà cho người thân là cha, mẹ, chồng, vợ (thực chất chính là bản thân các cán bộ ký nhận gà); 07 người xác nhận nhận gà cho bản thân, đầu danh sách là chủ tịch xã Hoàng Kim Minh. Chỉ có ông Trần Văn Quyên, Bí thư Đảng ủy xã là không nhận gà cho bản thân và người thân.
Đơn vị cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y được chỉ định và môi giới là cửa hàng thuốc thú y Quang Hà (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế). Xã này đã chuyển khoản 45,9 triệu đồng cho cửa hàng Quang Hà.
Trong số tiền trên, có khoản thức ăn cho gà là 22,6 triệu đồng, thực chất là hợp thức hóa chứng từ để rút nguồn vốn, được cửa hàng chuyển trả lại cho xã.
Số tiền giữ lại này, các cán bộ xã Quế An đều biết. Một số ý kiến đề xuất miệng nên chi phụ cấp cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý NTM nhưng ông Hoàng Kim Minh không thống nhất chi mà giữ lại.
Nhóm ông Hoàng Kim Minh (Chủ tịch UBND, Trưởng BQL), Lương Văn Phước (Phó chủ tịch UBND, Phó BQL), Hồ Văn Hùng (cán bộ Nông lâm, Phó BQL - phụ trách NTM) cũng thừa nhận việc cấp gà này là có sự trao đổi thống nhất bằng miệng với nhau, rằng huyện đã cấp vốn và phê duyệt phương án mà không triển khai nuôi gà sẽ bị thu hồi vốn.
Ban đầu, ông Minh ghi tên 23 cán bộ (trong đó có tên ông Quyên, Bí thư xã) chuyển cho ông Hùng nói ông Hùng đánh máy tên người thân của từng cán bộ và ông Hùng đã thực hiện để cán bộ ký nhận.
Danh sách chia gà của cán bộ xã Quế An. |
Về sự việc, ông Trần Văn Quyên cho biết: việc cấp gà cho dân là không biết, không thông qua Ban thường vụ Đảng ủy. Tuy nhiên, ông Minh có điện hỏi bản thân đăng ký nhận gà không? Bản thân không trả lời vì không biết như thế nào. Khi gà được đem về, ông Minh điện lần nữa, bản thân cũng không nhận do không biết rõ nguồn gốc và cũng không có ý kiến chỉ đạo gì.
Thu hồi tiền và xử lý trách nhiệm hàng loạt
Ông Nguyễn Tấn Trung, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn chỉ rõ: việc cấp gà cho 23 cán bộ, 01 người thân cán bộ ở xã Quế An là trái với phương án được phê duyệt. Trách nhiệm này trước hết thuộc ông Hoàng Kim Minh (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã).
Còn ông Trần Văn Quyên (Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM) đã không theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chủ trương xây dựng NTM nói chung và để xảy ra sự việc cấp gà không đúng đối tượng. Khi biết việc mua gà, cấp gà cũng không ngăn chặn việc làm sai của UBND xã.
Các cán bộ nhận gà cho bản thân hoặc người thân đều không làm hết trách nhiệm, nhiệm vụ được giao trong thực hiện xây dựng NTM.
Việc tư vấn nơi cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y và trợ giúp cho UBND xã Quế An rút lại số tiền thức ăn 22,6 triệu do không thực hiện hợp đồng, việc này có một phần trách nhiệm của ông Võ Minh Long, cán bộ Trạm thú y huyện.
Huyện Quế Sơn đã ra quyết định thu hồi số tiền 45,9 triệu đồng đối với UBND xã Quế An nộp vào ngân sách nhà thông qua tài khoản tạm giữ số 3949.0.1047424 của Thanh tra huyện tại Kho bạc nhà nước.
Ông Hoàng Kim Minh là chủ đạo trong hàng loạt sai phạm về việc cấp gà ở xã Quế An. |
Đồng thời, việc lập danh sách giả 06 hộ để rút vốn nhà nước, khai man khoản tiền thức ăn chăn nuôi khi thanh lý hợp đồng số tiền 22,6 triệu đồng, giữ ngoài quỹ ngân sách là sai. Trách nhiệm này thuộc về ông Hoàng Kim Minh (chủ tịch xã), bà Lê Thị Thu Hà (cán bộ tài chính-kế toán), ông Hồ Văn Hùng (cán bộ Nông lâm), bà Phạm Thị Xuân (thủ quỹ ngân sách xã).
Ông Lê Tấn Trung cho biết: “Mặc dù việc cấp gà, nhận gà với giá trị không lớn (967.500đồng/hộ), đã khắc phục bằng việc thu hồi giá trị tương ứng giá trị gà và thuốc thú y ở từng hộ, nhưng thể hiện sự chủ quan, cố ý làm trái quy định của nhà nước, có tính vụ lợi của các cán bộ xã Quế An”.
UBND huyện Quế Sơn đã giao phòng Nội vụ tổ chức kiểm điểm tập thể UBND xã Quế An, các cá nhân: Hoàng Kim Minh, Lương Văn Phước, Hồ Văn Hùng, Lê Thị Thu Hà..., các cán bộ khác của UBND xã Quế An, của phòng NN&PTNT huyện.
Từ đó, tham mưu xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
Giao trạm Thú y huyện kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Võ Minh Long có sai phạm trong việc tư vấn đơn vị cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y và trợ giúp cho UBND xã Quế An rút lại số tiền thức ăn do không thực hiện hợp đồng với tư cách là người môi giới.
Chậm nhất đến ngày 06.4.2015, các tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm trên phải báo cáo kết quả kiểm điểm và thực hiện kết luận này gửi về UBND huyện.
Về mặt đảng, huyện Quế Sơn cũng kiến nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo các Ban xây dựng Đảng tiến hành kiểm điểm, xử lý đối với tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan đến sai phạm theo quy định của Đảng.
1.250 con gà đáng lẽ cấp cho người nghèo trong chương trình hỗ trợ “Nông thôn mới” nhưng từ Bí thư đến Chủ tịch cùng cán cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi. Người dân bức xúc gởi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo.
Theo phản ảnh của người dân xã Quế An (huyện Quế Sơn, Quảng Nam): Tháng 11/2014, khi huyện Quế Sơn phê duyệt kinh phí mua gà hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã trong chương trình “Nông thôn mới” thì toàn bộ 1.250 con gà này không đến với người dân mà toàn bộ Bí thư, Chủ tịch đến cán bộ xã đã nhận số gà này về nuôi.
Bà Lê Thị Phiên (64 tuổi, trú thôn Thắng Đông 1, xã Quế An) trình bày: “Tôi bán đồ cho học sinh ở gần Ủy ban xã, ngày hôm đó tôi thấy cán bộ xã ai cũng chở 1 thùng gà con về nhà. Tưởng đâu họ mua, hỏi ra mới biết là cán bộ xã được cho mang về nuôi. Có người chở 200 con, có người chở 50 con”.
Gà trong chương trình “Nông thôn mới” đang nuôi nhà một cán bộ xã Quế An. Gà còn lại rất ít vì đã được nuôi lớn và bán đi
Sau này tìm hiểu, bà Phiên mới biết số gà này do huyện Quế Sơn hỗ trợ về cho xã theo chương trình “Nông thôn mới” về phát cho bà con nghèo trong xã nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. “Cán bộ nhận gà về nuôi mà chúng tôi không biết. Không có cái gì cho dân chúng tôi biết hết. Cán bộ của xã ai cũng chở gà về nuôi mà dân không có”, bà Phiên bức xúc.
Sau khi tiếp chúng tôi tại nhà, anh T. (SN 1982, trú thôn Đông Sơn, xã Quế An) dẫn chúng tôi đến nhà một vài cán bộ xã Quế An trong số các cán bộ nhận gà vào tháng 11/2014. Đến nhà của một cán bộ VHTT của xã tên P.; chỉ đàn gà chỉ còn ít con trong chuồng, anh T. cho biết, số gà kia đã lớn và họ đã bán gần hết.
Theo danh sách của người dân cung cấp, trong số 1.250 con gà hỗ trợ người dân nghèo của xã Quế An thì Chủ tịch xã – ông Hoàng Kim Minh - được nhận nhiều nhất là 200 con, còn ông Trần Văn Quyên – Bí thư xã và Chủ tịch Hội nông dân xã - ông Trần Ngọc cùng 17 cán bộ khác của xã mỗi người được nhận 50 con gà về nuôi.
Người dân ở xã Quế An bức xúc: Gà được huyện hỗ trợ cho người dân nghèo trong xã mà chỉ cán bộ được nhận, còn người dân chúng tôi thì không được chia con nào về nuôi. Cán bộ xã nghèo hơn dân hay sao mà ai cũng được nhận, còn dân thì sao?
Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh (ảnh trái) trao đổi với PV Dân trí
Để xác minh phản ảnh của người dân, ngày 11/3, PV Dân trí đã gặp Chủ tịch xã Quế An – ông Hoàng Kim Minh. Ông Minh xác nhận việc người dân phản ảnh là đúng, ông cho biết số gà đó đưa về cho cán bộ xã nhận vào tháng 11/2014 là do huyện hỗ trợ xã trong chương trình “Nông thôn mới”. Ông Minh cho rằng số gà trên là hỗ trợ cho địa phương, tạo điều kiện cho anh em địa phương phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ông Minh phủ nhận việc người dân phản ảnh ông nhận 200 con gà, ông chỉ thừa nhận mình nhận 50 con gà, còn các cán bộ khác ai cũng nhận 50 con gà như nhau. Chủ tịch xã Quế An cũng “biện hộ” rằng, không phải tất các các cán bộ của xã đều nhận mà họ nhận thay cho anh em, bố mẹ ở nhà nuôi.
Ông Hoàng Kim Minh thừa nhận: “Về chủ trương (giao gà cho cán bộ nuôi - PV) là sai. Ông nào nhận thì trả lại cho dân và xã sẽ họp rút kinh nghiệm”. Khi PV hỏi “trả lại gà như thế nào trong khi phần lớn gà đã được nuôi lớn và bán?”. Chủ tịch xã Quế An nói sẽ trả lại bằng tiền như lúc mua gà con về phát cho cán bộ.
Theo người dân cho biết, giá gà giống vào tháng 11/2014 khoảng 22 ngàn đồng/con; tuy nhiên ông Hoàng Kim Minh cho biết giá gà giống chỉ có 15 ngàn đồng/con, trị giá số gà mua về phát cho cán bộ xã chỉ khoảng 20 triệu đồng.
Trao đổi với PV Dân trí về việc phát gà “sai địa chỉ này”, ông Trần Văn Noa – Phó Chủ tịch huyện Quế Sơn cho biết chỉ nghe thông tin này khi được PV cung cấp. Sau khi nhận thông tin, ông đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện kiểm tra.
Ông Trần Văn Noa cho biết, về vấn đề hỗ trợ các xã trong chương trình “Nông thôn mới”, lãnh đạo các xã phê duyệt danh sách và huyện cấp tiền. Để kiểm soát hết các xã thì huyện không thể. Về vấn đề xã Quế An cấp gà cho cán bộ, ông Noa cho biết sẽ chỉ đạo rà soát và có văn bản chấn chỉnh ngay đối với xã Quế An và các xã khác.
Về hướng xử lý, ông Noa nói: “Đây là lĩnh vực tôi phụ trách. Tôi sẽ báo cáo thường trực Ủy ban huyện và sẽ có hướng xử lý. Xử lý như thế nào tôi sẽ báo cáo cho các anh sau”.
Bất bình vì cán bộ xã "ăn chặn" gà hỗ trợ của dân
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Theo phản ánh của người dân địa phương, đây không phải lần đầu tiên cán bộ xã “ẵm” gà hỗ trợ cho dân. Những ngày qua, dư luận bất bình về việc cán bộ xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tự ý chia nhau hơn 1.250 con gà thuộc Quỹ ...
Đến lượt 1.200 con gà giảm nghèo 'chọn' nhà quan
Cán bộ xã 'chia nhau' 1.200 con gà của người dân
Vụ cán bộ xã chia nhau hơn 1.000 con gà "giảm nghèo" tại Quảng ...
- -
>> Dê của hộ nghèo “vào nhầm” nhà Bí thư Huyện ủy
12 con dê đi nhầm vào nhà Bí thư huyện ủy
(Người Việt) - Ở xứ Thanh đang có chuyện nực cười, 12 con dê cấp cho hộ nghèo không biết tại sao lại được chở thẳng vào trang trại nhà ông Bí thư huyện…
Đàn dê đi nhầm vào trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy. Ảnh: báo Lao động
Báo Lao động cho biết một câu chuyện rất buồn cười như sau: Huyện Thạch Thành và Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) có ký kết với nhau một chương trình kết nghĩa hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi.
Theo đó, ngày 3/6/2013, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho huyện Thạch Thành 24 con dê giống để phân cho 6 hộ nghèo ở xã Thành Yên. Tuy nhiên chỉ có 12 con dê là đến được với các hộ nghèo, còn 12 con còn lại, được chở thẳng về trang trại nhà ông Đỗ Minh Quý- Bí thư huyện ủy.
Lý giải cho việc chuyển dê vào nhà ông Bí thư huyện ủy, ông Trương Văn Gương - Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho biết: “Thì đưa vào đó có điều kiện chăm sóc vì trang trại của bác ấy đã có hơn 70 con dê. Tại Trạm trưởng khuyến nông huyện phân bổ thế, xã thấy cũng chẳng đáng là bao nên cũng ký xác nhận”.
Gớm chửa, cái lý do lý trấu của các vị cán bộ đưa ra nghe sao mà khéo léo, ngọt ngào và kín kẽ. 12 con dê có đáng là bao, trang trại của ông Bí thư huyện ủy đang có sẵn 70 con dê, đưa về cho nó theo đàn.
12 con dê này, tiếc một cái là chúng chẳng biết nói năng, chứ giá kể chúng mà nói được như người, thì thể nào các ông xã cũng bảo: “Chúng tôi đã xin ý kiến các anh dê rồi, các anh ấy không phản đối” cũng nên.
Thế có khổ cho dân không, 24 con dê giống phân về cho hộ nghèo để giúp họ xóa đói giảm nghèo, thế mà mất 1 nửa số dê đi nhầm địa chỉ, vậy là nước chảy chỗ trũng, dân nghèo vẫn hoàn nghèo.
Sự vụ này cũng là do người dân bức xúc tố cáo ra, và ngày 13/1 vừa qua, huyện đã tổ chức lấy dê từ trang trại ông Bí thư huyện ủy ra để phát lại cho dân nghèo. Tức là hơn nửa năm yên vị trong nhà ông huyện, dê mới tìm được về đúng với chủ.
Ông Bí thư huyện ủy bảo: “Biết là có dê vào trang trại nhưng tôi nhầm với dê của một dự án khác, chứ không biết đó là dê hỗ trợ giảm nghèo của Bỉm Sơn”. Chính ông Quý đã chỉ đạo cấp dê ngay lại cho các hộ nghèo sau khi biết thông tin vào ngày 12.1.
Theo thống kê, xã Thành Yên có 840 hộ, thì có tới 252 hộ nghèo, vậy mà 12 con dê này thật là tệ bạc, chúng không biết tìm đúng hộ nghèo mà về lại chọn vào trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy làm gì để bây giờ ông phải mang tai mang tiếng?
Chuyện 12 con dê đi nhầm vào nhà ông Bí thư huyện ủy này, xét cho giá trị vật chất không đáng là bao, nhưng từ đó suy ra, có rất nhiều điều không ổn trong chủ trương xóa đói giảm nghèo.
Tại sao có những hộ dân mãi nghèo, nghèo tới mức con cái không có miếng cơm mà ăn, không có tiền đi học, là bởi những cơ hội nhỏ nhặt nhất thế này bị nhầm địa chỉ.
Một con dê giống đối với hộ nghèo là cơ hội để họ thoát khỏi ngõ cụt của sự nghèo, vô cùng có ý nghĩa, nó có là gì so với đàn dê đã có sẵn 70 con trong trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy đâu? Vậy mà các cán bộ xã cũng không nương tay, cũng phải chở về nhà ông huyện cho kỳ được mới thôi.
Ông huyện thì bảo mình nhầm, nhưng ông xã không nhầm, ông trưởng trạm khuyến nông huyện cũng không nhầm, chẳng qua là họ thấy chẳng tội gì phải lo cho những hộ dân đói rách, họ phải lo cho quyền lợi của chính họ trước đã.
Không biết còn những nơi nào có chuyện như ở Thạch Thành mà vẫn chưa bị phát hiện ra?
Nông dân, hộ nghèo, những người chân lấm tay bùn quanh năm vất vả kiếm miếng ăn, nhưng quyền lợi của họ thì bao giờ cũng dễ bị thương tổn nhất. Được con dê giống thì nó đi nhầm vào trang trại nhà ông bí thư. Làm ra được nông sản thì bị xử ép đến nỗi phải đổ trắng ra ngoài đường như rác cũng không ai đoái hoài, thương xót.
12 con dê đi nhầm địa chỉ là một vụ “tai nạn” không mong muốn, bởi chúng là những cơ thể sống, lại còn lắm mồm lắm miệng, đi tới đâu cũng be be lên thì vụ “nhầm nhọt” của ông huyện mới bị lộ ra. Còn những vụ “đi nhầm” địa chỉ khác của những bất động sản, hay tiền vàng- những thứ cả đời không hé răng, thì dân nghèo đành chịu chết.
12 con dê đi nhầm nhà, chuyện tưởng không may nhưng mà lại hóa may, bởi nó giúp cho chúng ta nhìn rõ hơn những chuyện thường ngày của một số ông cán bộ.
Quảng Ngãi yêu cầu báo cáo vụ gỗ quý vào nhà bí thư huyện
Sáng 19-6, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo rõ và hướng xử lý ban đầu vụ việc gỗ quý tập kết ở nhà ông Đinh Kà Để, Bí thư Huyện ủy huyện miền núi Sơn Tây, trước 10 giờ sáng nay (20-6).
Hai tuần trước, Trần Văn Tâm (xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây) chạy xe tải nhỏ 76K-5496 chở ba bộ phản gỗ quý (tương đương với sáu phách gỗ lớn) chạy từ hướng rừng phòng hộ đầu nguồn xã Sơn Lập về xã Sơn Mùa. Sau khi tập kết một bộ phản gỗ xuống nhà ông Để, Tâm phát hiện kiểm lâm nên chạy xe thẳng vào Cơ quan Quân sự huyện Sơn Tây.
Kiểm lâm Quảng Ngãi đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tây làm việc với tài xế Tâm, làm việc với chủ tịch UBND xã Sơn Lập để làm rõ số gỗ rừng tự nhiên này ở đâu ra và các vấn đề liên quan khác.
Đà Nẵng bắt giữ 25 m3 gỗ quý hiếm không rõ nguồn gốc.
- Ngày 17-6, lực lượng chức năng kiểm tra ô tô 82C-006.47 phát hiện xe đang chở 25 m3 gỗ hương, cẩm lai, trắc… không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Số gỗ trên đang được đưa ra từ kho của Công ty Cổ phần Vật tư đường sắt ga Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) thì bị lực lượng chức năng bắt giữ và tiếp tục điều tra làm rõ.
Kiểm lâm Quảng Ngãi đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tây làm việc với tài xế Tâm, làm việc với chủ tịch UBND xã Sơn Lập để làm rõ số gỗ rừng tự nhiên này ở đâu ra và các vấn đề liên quan khác.
Đà Nẵng bắt giữ 25 m3 gỗ quý hiếm không rõ nguồn gốc.
- Ngày 17-6, lực lượng chức năng kiểm tra ô tô 82C-006.47 phát hiện xe đang chở 25 m3 gỗ hương, cẩm lai, trắc… không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Số gỗ trên đang được đưa ra từ kho của Công ty Cổ phần Vật tư đường sắt ga Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) thì bị lực lượng chức năng bắt giữ và tiếp tục điều tra làm rõ.