--Trong cuộc đấu tiền với Mỹ, Trung Quốc thua ngay trên sân nhà 24-04-2015Những ngày vừa qua có lẽ là thời điểm tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới trở nên lớn hơn bao giờ hết. Việc thành lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB là một sự thách thức trực tiếp với hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ lãnh đạo.
-Trung Quốc thành lập AIIB: Việt Nam thận trọng, tránh rủi ro (ĐV 8-4-15)
Việt Nam gia nhập AIIB có lẽ là điều tích cực nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng trao đổi với Đất Việt về việc Trung Quốc khởi xướng thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và những nghi ngại xung quanh AIIB.
-
-Nga được Trung Quốc duyệt thẳng, Triều Tiên bị loại khỏi AIIBThanh Niên
(TNO) Nga và Kyrgyzstan nằm trong số những nước đầu tiên Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành thành viên đồng sáng lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) trong tháng 4. Trong khi đó, Triều Tiên đã chính thức bị từ chối.
Mỹ ủng hộ Trung Quốc đứng đầu ngân hàng khu vựcHà Nội Mới
Do Thái thông báo gia nhập AIIB của Trung QuốcĐài Á Châu Tự Do
Tuyến đường sắt dài nhất thế giới nối Trung Quốc với nước Đức cũng bắt đầu khởi động. Những nỗ lực của người Trung Quốc đang đe dọa tạo nên những sự thay đổi lớn đối với bộ mặt kinh tế thế giới. Nhưng khi mà Trung Quốc đang vươn ra thế giới xa và rộng hơn bao giờ hết, thì có vẻ như họ lại đang bỏ quên mất những thứ quan trọng ngay bên cạnh mình. Chưa chính thức đi vào hoạt động, nhưng có vẻ AIIB đang nhận một trận thua đầu tiên, ngay trên sân nhà.
AIIB được thành lập, với một mục đích rõ ràng không giấu giếm, là cạnh tranh ảnh hưởng đối với những định chế tài chính trước đó ở châu Á và thế giới. Đối tượng mà AIIB nhắm đến, là ngân hàng phát triển châu Á ADB vốn nằm trong tay Nhật Bản và Mỹ, là nơi cung cấp chủ yếu tín dụng và những khoản hỗ trợ phát triển chủ yếu từ trước đến nay ở khu vực châu Á. Cùng với đó là quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
So với ADB và IMF, thậm chí AIIB được đánh giá là có nhiều lợi thế hơn. Cụ thể là, nó không đòi hỏi những điều kiện cần thiết và ràng buộc các nước nhận khoản vay. Trong khi các tổ chức như IMF thường đòi hỏi những cải cách thể chế và luật phát để đổi lấy các khoản vay, thì AIIB lại không. Nhận thức được những ưu thế này, có lẽ vì thế mà khá nhiều nước phương Tây, kể cả các đồng minh của Mỹ, đều tìm cách gia nhập AIIB bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Quả thực, thế giới đang trông chờ vào những đổi thay mà AIIB có thể tạo ra đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều người thậm chí còn gọi đây là sự thách thức của thế kỷ, khi mà các định chế như IMF hay ADB đã tồn tại hàng chục năm nay mà không hề có đối thủ cạnh tranh. Nhưng, có vẻ như sự kỳ vọng ấy đã bị dội một gáo nước lạnh ngay khi mới vừa chớm nở. Khi mà cơ hội đầu tiên để AIIB chứng tỏ khả năng của mình, lại lọt vào tay người Mỹ. Điều đáng nói hơn là cơ hội đầu tiên ấy lại từ chính sân nhà của AIIB – đất nước láng giềng của Trung Quốc, là Myanmar.
Theo đó, chính phủ Myanmar trong tuần qua đã quyết định thuê Podesta Group, công ty chuyên vận động hành lang nổi tiếng của Mỹ, để đại diện cho lợi ích của mình ở Washington. Đây là lần đầu tiên chính phủ Myanmar thuê một công ty vận động hành lang ở Mỹ trong suốt hơn một thập kỷ qua. Podesta Group được đánh giá là một trong những công ty vận động hành lang có ảnh hưởng lớn nhất ở Washington ở thời điểm hiện tại.
Nó được thành lập bởi Tony Podesta và John Podesta, từng là người tham mưu chính sách cho tổng thống Bill Clinton và là cố vấn cao cấp của tổng thống Barack Obama. Không khó để nhận ra rằng, Myanmar đang sẵn sàng chơi sang để đạt được mục đích của mình – mở ra quan hệ kinh tế và thương mại chiến lược với Mỹ như cách thức hữu hiệu nhất để phát triển nền kinh tế còn non trẻ của Myanmar.
Trên thực tế, con đường mà Myanmar đang đi cũng là con đường được nhiều nước đang phát triển lựa chọn trước đó. Mà Việt Nam là một điển hình. Đó là tìm cách tạo lập được mối quan hệ kinh tế và thương mại với Mỹ càng sâu rộng càng tốt. Thậm chí điều này đã trở thành một công việc được thiết lập một cách tuần tự.
Đầu tiên là mở cửa nền kinh tế và yêu cầu những khoản vay mềm từ phía IMF được Mỹ bật đèn xanh, rồi tìm cách đạt được thỏa thuận hợp tác kinh tế được Quốc Hội Mỹ thông qua bằng cách vận động hành lang. Chính vì điều này, nên các công ty vận động hành lang ở Mỹ luôn rất đắt khách, vì đây là mấu chốt để tạo lập được quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ.
Ngoài các khoản vay mềm, Myanmar nếu đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế với Mỹ, sẽ đồng nghĩa với việc các tập đoàn lớn của Mỹ sẽ đua nhau vào Myanmar để đầu tư, và dĩ nhiên là sẽ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp của các nước phương Tây khác. Thỏa thuận kinh tế song phương với Mỹ, vì thế cũng là thỏa thuận kinh tế với cả thế giới phương Tây – một đòn bẩy kinh tế quan trọng bậc nhất với những nước mới mở cửa như Myanmar.
Việc Myanmar lựa chọn Mỹ vì thế đang là một gáo nước lạnh dội thẳng vào sự kỳ vọng đối với AIIB. Không nghi ngờ gì việc các nước mới mở cửa và đang khát vốn hơn bao giờ hết như Myanmar là đối tượng được AIIB nhắm tới đầu tiên. Nhất là khi Myanmar lại là láng giềng của Trung Quốc và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Bắc Kinh.
Vì thế, việc Myanmar chọn Mỹ làm đòn bẩy kinh tế thay vì Trung Quốc đang là một đòn nặng giáng vào uy tín và thể diện của AIIB cũng như của Trung Quốc. Đến một Myanmar ở ngay cạnh và khát vốn hơn bao giờ hết mà còn không thể cho vay nổi, thì AIIB có thể thuyết phục được ai vay vốn của mình đây?
Đây là điều đã được các nhà phân tích dự báo từ trước. AIIB sẽ chỉ có lợi thế trong việc cung cấp tài chính cho các dự án đơn lẻ. Còn về việc tạo đòn bẩy cho cả một nền kinh tế thì Mỹ vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn. Nếu vay tiền và thỏa thuận hợp tác kinh tế với Mỹ, đồng nghĩa với việc sẽ nhận được đầu tư từ các tập đoàn lớn nhất thế giới của Mỹ và các nước phương Tây, vốn là điều quan trọng bậc nhất để phát triển nền kinh tế.
Còn nếu vay tiền của AIIB, sẽ chỉ nhận được tiền thôi. Các nước thành viên của AIIB, kể cả các nước châu Âu như Anh Pháp hay Đức, sẽ không vì một nước vay tiền của AIIB mà đầu tư vào quốc gia đó. Chỉ đến khi nào Trung Quốc đạt được sức mạnh kinh tế như Mỹ với các tập đoàn khổng lồ sẵn sàng đầu tư ở bất cứ đâu, thì AIIB mới có thể cạnh tranh được với Mỹ. Và tương lai đó thì có lẽ còn lâu mới tới.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
-Trung Quốc thành lập AIIB: Việt Nam thận trọng, tránh rủi ro (ĐV 8-4-15)
Việt Nam gia nhập AIIB có lẽ là điều tích cực nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng trao đổi với Đất Việt về việc Trung Quốc khởi xướng thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và những nghi ngại xung quanh AIIB.
PV: - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng tới nay đã có hàng chục quốc gia được chấp thuận làm thành viên sáng lập. Ông nhìn thấy tham vọng gì của Trung Quốc khi sáng lập ra AIIB? Tại sao Trung Quốc lại đặt vấn đề AIIB trong thời điểm hiện tại?
TS Nguyễn Trí Hiếu: - Trung Quốc tuyên bố họ cần một ngân hàng như AIIB với sự cộng tác của nhiều quốc gia để hỗ trợ phát triển kinh tế tại Á châu, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Đó là ý đồ tốt, theo như tuyên bố. Nhưng một số quốc gia như Mỹ, Nhật nghi ngại đằng sau tuyên bố đó Trung Quốc muốn củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính toàn cầu.
Dĩ nhiên, AIIB là một tổ chức tài chính quốc tế phải tuân theo tôn chỉ và nguyên tắc về quản lý của quốc tế. Tuy nhiên, AIIB được thành lập với sự chủ trì của Trung Quốc, mà như mọi người biết, Trung Quốc không hoàn toàn tuân theo những thông lệ quốc tế. Vì thế, nếu Trung Quốc chủ trì và có tỷ lệ cổ phần khuynh đảo với khoảng 50% vốn góp trong ngân hàng cũng dễ hiểu khi nhiều quốc gia ngần ngại rằng Trung Quốc có thể lèo lái, quản lý ngân hàng này theo đường lối, tiêu chí, mục đích và nguyên tắc riêng của họ.
Mỹ lo ngại AIIB sẽ đóng vai trò như một công cụ tinh vi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc |
Một trong những nghi ngại khác là AIIB có thể là một công cụ tài chính sử dụng cho mục đích chính trị của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có nghi ngại về vấn đề tham nhũng mà hiện tại đây là vấn đề rất lớn tại Trung Quốc, chính quyền nước này đang tìm cách tiêu diệt nhưng chưa thành công. Nhiều quốc gia lo rằng, nếu Trung Quốc không diệt trừ triệt tham nhũng thì chính AIIB có thể là mầm mống của vấn đề tham nhũng.
PV: - Thời gian qua, Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc quốc tế hoá đồng nhân dân tệ cho ngang tầm với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc thành lập AIIB sẽ hỗ trợ thế nào cho việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán trên thế giới? Theo ông, đây có phải là mục tiêu lớn nhất khiến Trung Quốc sáng lập tổ chức này?
TS Nguyễn Trí Hiếu: - Đó là điều chắc chắn trong ý đồ biến đồng nhân dân tệ trở thành công cụ thanh toán chủ yếu nhất trên toàn thế giới. AIIB được thành lập với sự tham gia của rất nhiều quốc gia, dưới sự chủ trì của Trung Quốc thì việc Trung Quốc muốn dùng một công cụ tài chính để hỗ trợ đưa vị thế đồng nhân dân tệ lên trở thành đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới là chuyện hiển nhiên.
Nhưng liệu Trung Quốc có thành công hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Bởi, một đồng tiền không phải chỉ dựa vào sức mạnh tài chính của một quốc gia mà dựa rất nhiều vào nền tảng tài chính của quốc gia đó, lịch sử, thể chế chính trị xã hội của quốc gia đó, vấn đề tuân thủ luật lệ, công ước quốc tế, nguyên tắc quốc tế... để bảo đảm cho uy tín của đồng tiền đó. Đồng nhân dân tệ dù sao cũng là đồng tiền mới nổi, chưa có một lịch sử đứng đằng sau để đảm bảo uy tín lâu dài cho nó.
Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố AIIB sẽ trở thành một định chế tài chính để cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế khác nhưng chắc chắn nó cũng sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó cũng tốt vì trong một nền kinh tế thị trường nên có những tổ chức quốc tế cạnh tranh với nhau, đem lại quyền lợi tốt nhất cho cả thế giới.
Vì thế, về mặt cạnh tranh có lẽ không phải vấn đề mọi người lo ngại, ngược lại còn được hoan nghênh. Còn việc liệu Trung Quốc có dùng AIIB để tăng cường vị thế đồng nhân dân tệ, biến nó thành đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới hay không, Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập. Đó chỉ là những quan ngại.
Cũng không phải là điều xấu hay tiêu cực gì nếu Trung Quốc dùng những công cụ tài chính để tăng cường uy tín và sức mạnh của đồng nhân dân tệ. Nhưng như tôi nói ở trên, chuyện đồng nhân dân tệ được xem như đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới có lẽ còn xa vời. Một đồng tiền được công nhận như USD, euro, đồng bảng Anh... có cả một lịch sử phát triển đằng sau nó về chính trị, xã hội, còn đồng nhân dân tệ tuy về mặt tài chính ngày càng phổ biến nhưng nó chưa có một lịch sử đứng đằng sau hỗ trợ.
PV: - Như ông nói ở trên, với việc Trung Quốc nắm giữ khoảng 50% vốn ban đầu của AIIB, nhiều ý kiến lo ngại AIIB sẽ đóng vai trò như một công cụ tinh vi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông có đồng tình với ý kiến này và vì sao? Các nước đang phát triển sẽ phải đối diện với những thách thức gì bởi sự ra đời của tổ chức này?
TS Nguyễn Trí Hiếu: - Trung Quốc chủ trương thành lập AIIB là để hỗ trợ những mục tiêu kinh tế và tài chính nhưng chưa bao giờ hé lộ có thể dùng công cụ tài chính này để hỗ trợ cho mục tiêu chính trị. Dù vậy, cũng không loại trừ khả năng khi Trung Quốc có một công cụ tài chính mạnh như vậy có thể họ sẽ có những áp lực về mặt chính trị, xã hội đi kèm theo đó. Chẳng hạn, Trung Quốc có thể đàm phán để tài trợ cho dự án hạ tầng cơ sở tại quốc gia nào đó kèm theo một số điều kiện mà quốc gia đó phải chấp nhận.
PV: - Đối với Việt Nam, đây là cơ hội cho Việt Nam hay sẽ khiến Việt Nam phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc khi bản thân nước này đã trúng tới 90% dự án tổng thầu EPC ở Việt Nam? Cùng với điều khoản sử dụng các công ty xây dựng, công nghệ, nguyên vật liệu và công nhân của nước này, liệu những trường hợp như đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ phổ biến hơn? Việt Nam cần làm gì để tránh được những nguy cơ này?
TS Nguyễn Trí Hiếu: - Việc Việt Nam gia nhập một định chế tài chính lớn như AIIB, trở thành thành viên sáng lập của ngân hàng này có lẽ là điều tích cực khi được hưởng nhiều điều kiện ưu ái hơn các cổ đông phổ thông. Nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra bởi bất cứ sự đầu tư nào cũng có rủi ro, như rủi ro về tài chính, thương mại, mậu dịch, hối đoái hay những rủi ro về pháp lý, chính trị...
Phải hiểu được những rủi ro đó, đưa ra kế hoạch để có thể kiểm soát, giảm thiểu rủi ro. Muốn vậy, cần có sự trao đổi nghiêm túc, sâu rộng trong Quốc hội, Chính phủ, ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Trung ương, quần chúng để lấy ý kiến, từ đó đưa ra kế hoạch khi gia nhập.
Về những nghi ngại đề cập trong câu hỏi, thực sự đến bây giờ vẫn chưa thể biết thực tế có xảy ra hay không, mọi thứ vẫn mới chỉ là phỏng đoán. Nhưng như tôi nói, không loại trừ khả năng khi tài trợ các dự án ở Việt Nam, Trung Quốc có thể ràng buộc bằng những điều kiện mà họ muốn Việt Nam chấp nhận.
Nếu AIIB là một tổ chức tài trợ của thế giới thì phải tuân thủ theo nguyên tắc là sự tài trợ đó không thể đi cùng với những áp đặt về việc dùng công nhân, công nghệ, nguyên vật liệu, nhà thầu Trung Quốc.
Nếu làm như thế, AIIB sẽ không còn ý nghĩa nữa vì đây là ngân hàng phục vụ cho cộng đồng Á châu. AIIB phải đi theo những tiêu chí đó và các thành viên phải lên tiếng về chuyện này, đẩy mạnh ngân hàng đi theo hướng này. Không thể chấp nhận việc một quốc gia nào đó dùng công cụ này để áp đặt điều kiện lên các quốc gia nhận tài trợ.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương: Trung Quốc đã có sự thay đổi khi dùng số ngoại tệ của mình (hiện nay dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tới 4.700 tỷ USD) để.lập ra 2 ngân hàng: Ngân hàng Phát triển mới của nhóm BRICS (NDB) và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). "Với AIIB, Trung Quốc đã có những thành công nhất định trong việc vận động các nước khi hiện nay có hơn 40 nước tham gia bất chấp sự ngăn cản của Mỹ. Thành công của Trung Quốc có một số lý do: Thứ nhất, Trung Quốc đã tạo ra nguồn vốn để phát triển kết cấu hạ tầng ở châu Á, đáp ứng một nhu cầu có thực và có ích cho các nước. Thứ hai, mặc dầu đóng góp một số vốn rất lớn (khoảng 50 tỷ USD) nhưng Trung Quốc không dành cho mình quyền phủ quyết mà vẫn mời các nước cùng tham gia góp vốn, trên cơ sở đó các nước cũng có tiếng nói và có thể thảo luận một cách dân chủ với Trung Quốc. Thứ ba, việc Trung Quốc góp vốn xây dựng AIIB tạo ra một môi trường cạnh tranh với các định chế tài chính do Mỹ khống chế như WB, IMF hay ADB do Nhật Bản khống chế. Như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng phát huy ảnh hưởng của mình. Thứ tư, Trung Quốc đang thừa một khối lượng thép và xi măng khổng lồ. Ước tính, hiện Trung Quốc sản xuất 51% số thép và 53% số xi măng trên thế giới. Cho nên việc Trung Quốc muốn các nước khác tiêu thụ xi măng và thép của mình là điều dễ hiểu. Tôi ủng hộ việc các nước tham gia AIIB bởi như vậy làm cho định chế đó dân chủ hơn và có sự cạnh tranh với các định chế tài chính trước. Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh sẽ tốt hơn là độc quyền. Chúng ta ghi nhận thành công bước đầu của Trung Quốc và chờ xem tới đây ngân hàng này sẽ phát triển thế nào", TS Lê Đăng Doanh phân tích. Đối với Việt Nam, theo nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, việc tham gia vào AIIB là cơ hội hay khiến Việt Nam phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc là tuỳ thuộc vào chính Việt Nam. Việt Nam sẽ phải thận trọng trong việc tiếp cận ngân hàng này sao cho có thể huy động được vốn mà không quá phụ thuộc. |
-Nga được Trung Quốc duyệt thẳng, Triều Tiên bị loại khỏi AIIBThanh Niên
(TNO) Nga và Kyrgyzstan nằm trong số những nước đầu tiên Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành thành viên đồng sáng lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) trong tháng 4. Trong khi đó, Triều Tiên đã chính thức bị từ chối.
Mỹ ủng hộ Trung Quốc đứng đầu ngân hàng khu vựcHà Nội Mới
Do Thái thông báo gia nhập AIIB của Trung QuốcĐài Á Châu Tự Do
--South Korea Joins the AIIB By Ankit Panda March 28, 2015
South Korea is the latest U.S. ally to join the China-led Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB).
On Thursday, South Korea confirmed its intention to join the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB).
The AIIB, an international financial institution conceived of and led by the People’s Republic of China, has generated a fair bit of controversy recently due to the the United States’ public opposition to its traditional allies and partners signing on to the bank. With South Korea’s announcement, another major U.S. ally has deemed it beneficial to join the burgeoning AIIB. In recent weeks, several U.S.-aligned states, including the United Kingdom, France, Germany, and Italy, have joined the AIIB ahead of a March 31 deadline for receiving “founding member” status. Australia, another major Asia-Pacific economy and U.S. ally, is considering joining the AIIB as well, provided certain conditions are met.
Following Seoul’s announcement on Thursday, shares in South Korean iron and steel companies rose amid expectations that South Korea’s AIIB participation would be a boon to these industries. An official in the South Korean finance ministry additionally noted that Seoul’s AIIB participation would also benefit several other sectors, including communications, transport, and energy. Seoul will join the AIIB as a founding member by ratifying the bank’s articles of agreement. The Chinese Ministry of Finance will allow any state which ratifies the articles by the end-of-March deadline to sign on as a “founding” member — a distinction that could lead to advantageous influence in the bank as the institution grows and matures. Currently, 27 states are signed on to be founding members.
The AIIB, despite U.S. grievances, addresses a major shortcoming in the supply of easy-to-acquire infrastructure financing for developing Asian states outside of the established rubric of the U.S.-dominated World Bank, and the U.S.- and Japan-dominated Asian Development Bank. The AIIB, which will launch with $50 billion in capital, won’t immediately fill the supply deficit but will greatly increase developing states’ ability to access credit.
Part of the United States’ anxiety about the bank, at least according to U.S. Treasury Secretary Jack Lew, is due to the bank’s poor governance standards and lack of compliance with established global lending norms. Lew’s concerns mask greater U.S. worries about the viability of new international institutions that purport to exclude the United States entirely while subsuming U.S. allies.
The bank’s main “competitors” — the World Bank and the Asian Development Bank — note the necessity of a new institution like the AIIB to address important gaps in regional lending. Jim Yong Kim, the current World Bank president, welcomed the AIIB last year. The ADB’s Japanese president, Takehiko Nakao, noted that the creation of the AIIB was “understandable” given regional realities.
The AIIB would mark China’s first foray into seriously leading and managing the growth of what could turn out to be an important global institution. The AIIB’s launch offers a small preview into the tension between the United States and China when it comes to issues of global governance — tensions that will likely intensify as China’s rise continues over the 21st century.
-
-Tại sao Anh, Đức, Pháp, Ý vào AIIB?
Ngô Nhân Dụng
Trong vòng một tuần qua, Anh, Đức, Pháp, Ý lần lượt chịu góp vốn vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng; dù chính phủ Mỹ không đồng ý.
Đây là một thất bại ngoại giao của Mỹ. Thất bại này do chính quyền Obama tự tạo ra khi họ làm “ồn ào” về một “sự đã rồi,” một sự kiện thế nào cũng xảy ra, mà lại đáp ứng chính những đòi hỏi của Mỹ về Ngân Hàng Đầu Tư này.
Phân tích cho cùng, phải thấy rằng nếu Bắc Kinh không thành lập AIIB mới là điều lạ. Và nếu các nước như Anh, Đức, Pháp, Ý bỏ qua cơ hội không tham dự vào ngân hàng quốc tế đó mới là điều lạ. Việc tham gia của các nước này sẽ giảm bớt vai trò quan trọng của Trung Cộng, và thúc đẩy AIIB không đi vào con đường mà Tổng Thống Obama đã tỏ ra nghi ngại.
Bắc Kinh đang có quá nhiều tiền cần sử dụng. Đầu năm 2015, Bắc Kinh có 3,850 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, so với 3,993 tỷ vào Tháng Bảy năm 2014. Họ không thể sử dụng số tiền thu vô nhờ xuất cảng vào việc nâng cao nếp sống của người dân tiêu thụ, vì chướng ngại của cơ cấu kinh tế quốc doanh còn quá nặng nề. Thay vì đầu tư vào giáo dục, y tế công cộng, hoặc tăng lợi tức cho công nhân, nông dân, giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải đem tiền đi gây ảnh hưởng ngoại giao. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chánh, kinh tế quốc tế. Họ đã cùng với các quốc gia trong nhóm “BRICS” (Brazil, Russia, India, China và South Africa) lập một Ngân Hàng Phát Triển mới. Năm ngoái họ cũng lập một Quỹ Phát Triển Đường Tơ Lụa (Silk Road Fund). Cho nên, khi chúng ta biết nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở khắp Châu Á rất lớn, việc lập Ngân Hàng AIIB là một điều tự nhiên.
Tập Cận Bình đã đưa dự án AIIB ngày 24 Tháng Mười năm 2014, bên cạnh hội nghị APEC tại Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ không hưởng ứng cho nên nhiều nước đồng minh cũng đứng ngoài, trong đó có những nước kinh tế mạnh nhất trong vùng như Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia. Nhưng các đồng minh khác của Mỹ là New Zealand, Singapore và Thái Lan, chưa kể Ấn Độ là một nước đối nghịch với Trung Quốc, đều ký tên trong số 21 quốc gia thuộc thành phần sáng lập mà phần lớn các nước Châu Á nghèo.
Trong hội nghị G-20 tại Australia sau đó, Thủ Tướng Úc Tony Abbott và Tổng Thống Barack Obama giải thích thái độ bất hợp tác. Họ tỏ ý lo ngại rằng AIIB sẽ không theo đúng các quy tắc công khai minh bạch (transparent), và quy trách rõ ràng (accountable) như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Ngoài ra còn mối lo ngân hàng mới này, đặt trụ sở ở Bắc Kinh, khi cho vay sẽ bất chấp các điều kiện bảo vệ quyền làm người của giới lao động cũng như nhu cầu bảo vệ môi trường, mà các ngân hàng quốc tế khác vẫn phải theo.
Bộ trưởng tài chánh George Osborne đã thông báo cho bộ trưởng tài chánh Mỹ từ đầu tuần trước, ngày Thứ Năm nước Anh mới công bố việc gia nhập AIIB, nhưng Mỹ vẫn lên tiếng phản đối. Đây là một hành động ngoại giao dại dột. Chính quyền Mỹ đã đẩy một quyết định tài chánh của đồng minh lên thành một vấn đề bang giao lớn giữa hai nước. Hậu quả càng tai hại hơn khi Thứ Ba tuần này, đến lượt Đức, Pháp, Ý cùng nối gót, sau khi Anh quốc “xé rào.” Cả bốn nước đều muốn đóng vai những quốc gia sáng lập AIIB, trước hạn chót, ngày 31 Tháng Ba năm 2015.
Thực ra, việc tham dự của các nước Châu Âu, có thể thêm Luxembourg, Thụy Sĩ, Úc, Nam Hàn, sẽ giúp giải tỏa mối lo ngại mà ông Obama đã nêu lên vào năm ngoái: AIIB có hoạt động theo các tiêu chuẩn đứng đắn được quốc tế công nhận hay không? Mối lo ngại này rất chính đáng. Trung Quốc đã nổi tiếng trong việc đem hàng tỷ đô la cho các nước Phi Châu vay để phát triển, mà mục tiêu thật chỉ là hối lộ. Vì vậy, lần này Tập Cận Bình phải lên tiếng bảo đảm AIIB sẽ theo đúng các quy tắc theo mẫu mực của IMF và Ngân Hàng Thế Giới (WB). Việc tham dự của bốn nước Châu Âu trong Nhóm G-7 sẽ là một thử thách để biết lời cam kết của Tập Cận Bình có thể tin được hay không.
AIIB có số vốn khởi đầu là 50 tỷ đô la, sẽ tăng lên thành 100 tỷ đô la. Để so sánh, vốn điều lệ của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) là US$160 tỷ và của World Bank là $223 tỷ. Ngay từ đầu, AIIB mở cửa mời các nước khác tham dự trong thành phần sáng lập. Tỷ lệ góp vốn cổ phần vào AIIB nhiều hay ít tùy theo tỷ lệ tổng sản lượng nội địa (GDP) của mỗi nước. Nếu Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Úc, Nam Hàn không tham dự, thì Bắc Kinh sẽ chiếm đa số cổ phần áp đảo trong AIIB. Khi các nước kinh tế lớn này gia nhập, tỷ trọng của Trung Quốc sẽ giảm bớt. Ông George Osborne đã nhấn mạnh chính phủ Anh sẽ buộc AIIB phải hoạt động theo các tiêu chuẩn tài chánh quốc tế. Chúng ta có thể tin các nước Anh, Đức, Pháp, Ý, Ấn Độ sẽ không để cho AIIB cấp tiền cho những dự án nuôi tham nhũng, hối lộ, phá hoại môi trường hoặc bóc lột người lao động.
IMF và Ngân Hàng Thế Giới đã được thành lập từ sau Đại Chiến Thứ Hai. Cả hai định chế tài chánh quốc tế hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Mỹ, là nước góp vốn cổ phần nhiều nhất. Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới luôn luôn là người Mỹ, chức vụ này tại IMF được chia cho các nước Châu Âu. Những nước mới lên, như Ấn Độ, Brazil, Nga, Trung Quốc trong khối BRICS, phải đóng vai trò quá nhỏ so với tỷ trọng kinh tế của họ.
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) thì do Nhật Bản kiểm soát từ khi thành lập năm 1966. Có lúc vốn góp của Nhật chiếm gần 42%, vào năm 1986. Chức chủ tịch đều là người Nhật, các nhà thầu Nhật phụ trách đa số các dự án xây cất được ADB cấp vốn. ADB đã được cải tổ, vào cuối năm 2013, số cổ phần của Nhật xuống chỉ còn 15.67%, của Mỹ là 15.56%, Trung Quốc có 6.47%, Ấn Độ 6.36%, và Úc chiếm 5.81%. Việc cải tổ cơ cấu Ngân Hàng Thế Giới và IMF đã được nêu lên từ mấy chục năm nay, không thể tiến hành được vì Quốc Hội Mỹ ngăn cản.
Ngân Hàng Thế Giới và ADM, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho vay trong rất nhiều lãnh vực, AIIB sẽ chỉ chú trọng đến các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tiên đoán châu Á cần 8,000 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng trong mười năm. Mỗi năm ADM dự trù sẽ cho vay 13 tỷ, quá nhỏ so với nhu cầu khoảng 750 tỷ. Số tiền ADB cho vay chú trọng các lãnh vực điện lực (51%), đường sá (29%) và viễn thông (13%). Các nước Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka vùng Nam Á sẽ cần 2,500 tỷ mỹ kim từ 2015 đến 2024, để đầu tư vào điện lực, giao thông, và các công tác dẫn nước, viễn thông và chế biến chất thải.
Nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho 600 triệu dân thuộc khối ASEAN, với tổng sản lượng nội địa 2,000 tỷ mỹ kim, là một cơ hội cho các nhà đầu tư thế giới. Một cuộc nghiên cứu của giới kinh doanh Nhật Bản cho biết một trở ngại của kinh tế 10 nước ASEAN là hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Tại Philippines, ADB tính mỗi năm cần đầu tư 20 tỷ đô la. Tại Việt Nam, hệ thống đường xe lửa và xa lộ còn quá thô sơ, mấy ngàn cây số bờ biển mà đến năm 2009 mới có một hải cảng sâu cho tầu lớn cập bến.
Bắc Kinh đã khởi xướng Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu AIIB vì họ có sẵn gần bốn ngàn tỷ Mỹ kim, lớn bằng nửa GDP. Đứng về mặt tài chánh, số dự trữ ngoại tệ đó đều là “tiền gửi,” của các công ty và ngân hàng trong nước, và của các nhà đầu tư ngoại quốc. Chính Ngân Hàng Nhân Dân không làm gì để kiếm ra tiền! Họ được giữ số dự trữ đó vì người ta còn tin kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và các ngân hàng trong nước chưa suy sụp.
Bất cứ một ngân hàng nào, khi nhận tiền do người khác gửi thì việc quan trọng nhất là phải đem tiền đó đầu tư. Hiện nay 60% đến 70% quỹ dự trữ là đô la Mỹ, được dùng mua công trái hoặc các trái phiếu do chính phủ Mỹ bảo đảm. Những món đầu tư này lãi suất rất thấp. Giá trị và lời lỗ bị ràng buộc với sự thăng trầm của Mỹ kim. Cho nên, nếu có thể đem tiền đầu tư vào thứ khác thì tốt hơn. AIIB là một cửa ngõ cho các món đầu tư mới, với hy vọng lợi suất cao hơn. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc đã có kinh nghiệm xây dựng hạ tầng cơ sở trong nước sẽ tìm được cơ hội mới. Bắc Kinh cử Kim Lập Quần (Jin Liqun), 65 tuổi đứng đầu AIIB. Một cựu sinh viên được học bổng Hubert Humphrey của Mỹ đi học đại học Boston, ông ta đã làm cho Ngân Hàng Thế Giới và từng giữ chức phó chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, ADB.
Khi chấp nhận các nước Châu Âu, Ấn Độ, hoặc Nhật Bản, Nam Hàn, Úc gia nhập vào thành phần sáng lập AIIB, chính quyền Trung Quốc chứng tỏ họ muốn làm ăn thật, hoàn toàn với mục đích phân tản (diversify) các món đầu tư, để kiếm lợi. Khi có thêm nhiều “nước cổ đông” lớn, vai trò tương đối của Bắc Kinh sẽ giảm bớt. Họ không định sử dụng AIIB như một công cụ ngoại giao, để hối lộ quan chức các nước nhỏ ở Châu Á. Với thành phần các quốc gia sáng lập đông đảo này, hoạt động của AIIB sẽ theo đúng khuôn khổ quốc tế hơn. Thực sự quyết định của Anh, Đức, Pháp, Ý gia nhập AIIB hoàn toàn vì lý do kinh tế. Chính quyền Mỹ đã biến nó thành một thất bại ngoại giao.
Mở mang Hạ Tầng Cơ Sở Châu Á là một nhu cầu có thật và rất lớn, các nhà đầu tư thế giới không ai muốn bỏ lỡ cơ hội. AIIB sẽ cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới, IMF và ADB, nhưng đối với một nước luôn luôn cổ động cho thị trường cạnh tranh như nước Mỹ, đây phải coi là một tin mừng! Thực ra các định chế tài chánh cũ như IMF và ADB, WB hiện nay đang “làm không hết việc.” Hơn nữa, đây cũng là một “cú sốc” thúc đẩy Quốc Hội Mỹ phải tiến hành việc cải tổ các định chế tài chánh quốc tế mà hiện nay Mỹ đang đóng vai chủ động. Đồng thời, Quốc Hội Mỹ sẽ phải giúp chính phủ một cách tích cực hơn trong việc thành lập tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partnership), cùng Nhật Bản và mười nước khác, để giành ảnh hưởng với Trung Quốc! Một ảnh hưởng lâu dài là mở mang hạ tầng cơ sở, giúp các nước Châu Á phát triển.
South Korea is the latest U.S. ally to join the China-led Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB).
On Thursday, South Korea confirmed its intention to join the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB).
The AIIB, an international financial institution conceived of and led by the People’s Republic of China, has generated a fair bit of controversy recently due to the the United States’ public opposition to its traditional allies and partners signing on to the bank. With South Korea’s announcement, another major U.S. ally has deemed it beneficial to join the burgeoning AIIB. In recent weeks, several U.S.-aligned states, including the United Kingdom, France, Germany, and Italy, have joined the AIIB ahead of a March 31 deadline for receiving “founding member” status. Australia, another major Asia-Pacific economy and U.S. ally, is considering joining the AIIB as well, provided certain conditions are met.
Following Seoul’s announcement on Thursday, shares in South Korean iron and steel companies rose amid expectations that South Korea’s AIIB participation would be a boon to these industries. An official in the South Korean finance ministry additionally noted that Seoul’s AIIB participation would also benefit several other sectors, including communications, transport, and energy. Seoul will join the AIIB as a founding member by ratifying the bank’s articles of agreement. The Chinese Ministry of Finance will allow any state which ratifies the articles by the end-of-March deadline to sign on as a “founding” member — a distinction that could lead to advantageous influence in the bank as the institution grows and matures. Currently, 27 states are signed on to be founding members.
The AIIB, despite U.S. grievances, addresses a major shortcoming in the supply of easy-to-acquire infrastructure financing for developing Asian states outside of the established rubric of the U.S.-dominated World Bank, and the U.S.- and Japan-dominated Asian Development Bank. The AIIB, which will launch with $50 billion in capital, won’t immediately fill the supply deficit but will greatly increase developing states’ ability to access credit.
Part of the United States’ anxiety about the bank, at least according to U.S. Treasury Secretary Jack Lew, is due to the bank’s poor governance standards and lack of compliance with established global lending norms. Lew’s concerns mask greater U.S. worries about the viability of new international institutions that purport to exclude the United States entirely while subsuming U.S. allies.
The bank’s main “competitors” — the World Bank and the Asian Development Bank — note the necessity of a new institution like the AIIB to address important gaps in regional lending. Jim Yong Kim, the current World Bank president, welcomed the AIIB last year. The ADB’s Japanese president, Takehiko Nakao, noted that the creation of the AIIB was “understandable” given regional realities.
The AIIB would mark China’s first foray into seriously leading and managing the growth of what could turn out to be an important global institution. The AIIB’s launch offers a small preview into the tension between the United States and China when it comes to issues of global governance — tensions that will likely intensify as China’s rise continues over the 21st century.
-
-Tại sao Anh, Đức, Pháp, Ý vào AIIB?
Ngô Nhân Dụng
Trong vòng một tuần qua, Anh, Đức, Pháp, Ý lần lượt chịu góp vốn vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng; dù chính phủ Mỹ không đồng ý.
Đây là một thất bại ngoại giao của Mỹ. Thất bại này do chính quyền Obama tự tạo ra khi họ làm “ồn ào” về một “sự đã rồi,” một sự kiện thế nào cũng xảy ra, mà lại đáp ứng chính những đòi hỏi của Mỹ về Ngân Hàng Đầu Tư này.
Phân tích cho cùng, phải thấy rằng nếu Bắc Kinh không thành lập AIIB mới là điều lạ. Và nếu các nước như Anh, Đức, Pháp, Ý bỏ qua cơ hội không tham dự vào ngân hàng quốc tế đó mới là điều lạ. Việc tham gia của các nước này sẽ giảm bớt vai trò quan trọng của Trung Cộng, và thúc đẩy AIIB không đi vào con đường mà Tổng Thống Obama đã tỏ ra nghi ngại.
Bắc Kinh đang có quá nhiều tiền cần sử dụng. Đầu năm 2015, Bắc Kinh có 3,850 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, so với 3,993 tỷ vào Tháng Bảy năm 2014. Họ không thể sử dụng số tiền thu vô nhờ xuất cảng vào việc nâng cao nếp sống của người dân tiêu thụ, vì chướng ngại của cơ cấu kinh tế quốc doanh còn quá nặng nề. Thay vì đầu tư vào giáo dục, y tế công cộng, hoặc tăng lợi tức cho công nhân, nông dân, giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải đem tiền đi gây ảnh hưởng ngoại giao. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chánh, kinh tế quốc tế. Họ đã cùng với các quốc gia trong nhóm “BRICS” (Brazil, Russia, India, China và South Africa) lập một Ngân Hàng Phát Triển mới. Năm ngoái họ cũng lập một Quỹ Phát Triển Đường Tơ Lụa (Silk Road Fund). Cho nên, khi chúng ta biết nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở khắp Châu Á rất lớn, việc lập Ngân Hàng AIIB là một điều tự nhiên.
Tập Cận Bình đã đưa dự án AIIB ngày 24 Tháng Mười năm 2014, bên cạnh hội nghị APEC tại Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ không hưởng ứng cho nên nhiều nước đồng minh cũng đứng ngoài, trong đó có những nước kinh tế mạnh nhất trong vùng như Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia. Nhưng các đồng minh khác của Mỹ là New Zealand, Singapore và Thái Lan, chưa kể Ấn Độ là một nước đối nghịch với Trung Quốc, đều ký tên trong số 21 quốc gia thuộc thành phần sáng lập mà phần lớn các nước Châu Á nghèo.
Trong hội nghị G-20 tại Australia sau đó, Thủ Tướng Úc Tony Abbott và Tổng Thống Barack Obama giải thích thái độ bất hợp tác. Họ tỏ ý lo ngại rằng AIIB sẽ không theo đúng các quy tắc công khai minh bạch (transparent), và quy trách rõ ràng (accountable) như Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Ngoài ra còn mối lo ngân hàng mới này, đặt trụ sở ở Bắc Kinh, khi cho vay sẽ bất chấp các điều kiện bảo vệ quyền làm người của giới lao động cũng như nhu cầu bảo vệ môi trường, mà các ngân hàng quốc tế khác vẫn phải theo.
Bộ trưởng tài chánh George Osborne đã thông báo cho bộ trưởng tài chánh Mỹ từ đầu tuần trước, ngày Thứ Năm nước Anh mới công bố việc gia nhập AIIB, nhưng Mỹ vẫn lên tiếng phản đối. Đây là một hành động ngoại giao dại dột. Chính quyền Mỹ đã đẩy một quyết định tài chánh của đồng minh lên thành một vấn đề bang giao lớn giữa hai nước. Hậu quả càng tai hại hơn khi Thứ Ba tuần này, đến lượt Đức, Pháp, Ý cùng nối gót, sau khi Anh quốc “xé rào.” Cả bốn nước đều muốn đóng vai những quốc gia sáng lập AIIB, trước hạn chót, ngày 31 Tháng Ba năm 2015.
Thực ra, việc tham dự của các nước Châu Âu, có thể thêm Luxembourg, Thụy Sĩ, Úc, Nam Hàn, sẽ giúp giải tỏa mối lo ngại mà ông Obama đã nêu lên vào năm ngoái: AIIB có hoạt động theo các tiêu chuẩn đứng đắn được quốc tế công nhận hay không? Mối lo ngại này rất chính đáng. Trung Quốc đã nổi tiếng trong việc đem hàng tỷ đô la cho các nước Phi Châu vay để phát triển, mà mục tiêu thật chỉ là hối lộ. Vì vậy, lần này Tập Cận Bình phải lên tiếng bảo đảm AIIB sẽ theo đúng các quy tắc theo mẫu mực của IMF và Ngân Hàng Thế Giới (WB). Việc tham dự của bốn nước Châu Âu trong Nhóm G-7 sẽ là một thử thách để biết lời cam kết của Tập Cận Bình có thể tin được hay không.
AIIB có số vốn khởi đầu là 50 tỷ đô la, sẽ tăng lên thành 100 tỷ đô la. Để so sánh, vốn điều lệ của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) là US$160 tỷ và của World Bank là $223 tỷ. Ngay từ đầu, AIIB mở cửa mời các nước khác tham dự trong thành phần sáng lập. Tỷ lệ góp vốn cổ phần vào AIIB nhiều hay ít tùy theo tỷ lệ tổng sản lượng nội địa (GDP) của mỗi nước. Nếu Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Úc, Nam Hàn không tham dự, thì Bắc Kinh sẽ chiếm đa số cổ phần áp đảo trong AIIB. Khi các nước kinh tế lớn này gia nhập, tỷ trọng của Trung Quốc sẽ giảm bớt. Ông George Osborne đã nhấn mạnh chính phủ Anh sẽ buộc AIIB phải hoạt động theo các tiêu chuẩn tài chánh quốc tế. Chúng ta có thể tin các nước Anh, Đức, Pháp, Ý, Ấn Độ sẽ không để cho AIIB cấp tiền cho những dự án nuôi tham nhũng, hối lộ, phá hoại môi trường hoặc bóc lột người lao động.
IMF và Ngân Hàng Thế Giới đã được thành lập từ sau Đại Chiến Thứ Hai. Cả hai định chế tài chánh quốc tế hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Mỹ, là nước góp vốn cổ phần nhiều nhất. Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới luôn luôn là người Mỹ, chức vụ này tại IMF được chia cho các nước Châu Âu. Những nước mới lên, như Ấn Độ, Brazil, Nga, Trung Quốc trong khối BRICS, phải đóng vai trò quá nhỏ so với tỷ trọng kinh tế của họ.
Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) thì do Nhật Bản kiểm soát từ khi thành lập năm 1966. Có lúc vốn góp của Nhật chiếm gần 42%, vào năm 1986. Chức chủ tịch đều là người Nhật, các nhà thầu Nhật phụ trách đa số các dự án xây cất được ADB cấp vốn. ADB đã được cải tổ, vào cuối năm 2013, số cổ phần của Nhật xuống chỉ còn 15.67%, của Mỹ là 15.56%, Trung Quốc có 6.47%, Ấn Độ 6.36%, và Úc chiếm 5.81%. Việc cải tổ cơ cấu Ngân Hàng Thế Giới và IMF đã được nêu lên từ mấy chục năm nay, không thể tiến hành được vì Quốc Hội Mỹ ngăn cản.
Ngân Hàng Thế Giới và ADM, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho vay trong rất nhiều lãnh vực, AIIB sẽ chỉ chú trọng đến các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tiên đoán châu Á cần 8,000 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng trong mười năm. Mỗi năm ADM dự trù sẽ cho vay 13 tỷ, quá nhỏ so với nhu cầu khoảng 750 tỷ. Số tiền ADB cho vay chú trọng các lãnh vực điện lực (51%), đường sá (29%) và viễn thông (13%). Các nước Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka vùng Nam Á sẽ cần 2,500 tỷ mỹ kim từ 2015 đến 2024, để đầu tư vào điện lực, giao thông, và các công tác dẫn nước, viễn thông và chế biến chất thải.
Nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho 600 triệu dân thuộc khối ASEAN, với tổng sản lượng nội địa 2,000 tỷ mỹ kim, là một cơ hội cho các nhà đầu tư thế giới. Một cuộc nghiên cứu của giới kinh doanh Nhật Bản cho biết một trở ngại của kinh tế 10 nước ASEAN là hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Tại Philippines, ADB tính mỗi năm cần đầu tư 20 tỷ đô la. Tại Việt Nam, hệ thống đường xe lửa và xa lộ còn quá thô sơ, mấy ngàn cây số bờ biển mà đến năm 2009 mới có một hải cảng sâu cho tầu lớn cập bến.
Bắc Kinh đã khởi xướng Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu AIIB vì họ có sẵn gần bốn ngàn tỷ Mỹ kim, lớn bằng nửa GDP. Đứng về mặt tài chánh, số dự trữ ngoại tệ đó đều là “tiền gửi,” của các công ty và ngân hàng trong nước, và của các nhà đầu tư ngoại quốc. Chính Ngân Hàng Nhân Dân không làm gì để kiếm ra tiền! Họ được giữ số dự trữ đó vì người ta còn tin kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và các ngân hàng trong nước chưa suy sụp.
Bất cứ một ngân hàng nào, khi nhận tiền do người khác gửi thì việc quan trọng nhất là phải đem tiền đó đầu tư. Hiện nay 60% đến 70% quỹ dự trữ là đô la Mỹ, được dùng mua công trái hoặc các trái phiếu do chính phủ Mỹ bảo đảm. Những món đầu tư này lãi suất rất thấp. Giá trị và lời lỗ bị ràng buộc với sự thăng trầm của Mỹ kim. Cho nên, nếu có thể đem tiền đầu tư vào thứ khác thì tốt hơn. AIIB là một cửa ngõ cho các món đầu tư mới, với hy vọng lợi suất cao hơn. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc đã có kinh nghiệm xây dựng hạ tầng cơ sở trong nước sẽ tìm được cơ hội mới. Bắc Kinh cử Kim Lập Quần (Jin Liqun), 65 tuổi đứng đầu AIIB. Một cựu sinh viên được học bổng Hubert Humphrey của Mỹ đi học đại học Boston, ông ta đã làm cho Ngân Hàng Thế Giới và từng giữ chức phó chủ tịch Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, ADB.
Khi chấp nhận các nước Châu Âu, Ấn Độ, hoặc Nhật Bản, Nam Hàn, Úc gia nhập vào thành phần sáng lập AIIB, chính quyền Trung Quốc chứng tỏ họ muốn làm ăn thật, hoàn toàn với mục đích phân tản (diversify) các món đầu tư, để kiếm lợi. Khi có thêm nhiều “nước cổ đông” lớn, vai trò tương đối của Bắc Kinh sẽ giảm bớt. Họ không định sử dụng AIIB như một công cụ ngoại giao, để hối lộ quan chức các nước nhỏ ở Châu Á. Với thành phần các quốc gia sáng lập đông đảo này, hoạt động của AIIB sẽ theo đúng khuôn khổ quốc tế hơn. Thực sự quyết định của Anh, Đức, Pháp, Ý gia nhập AIIB hoàn toàn vì lý do kinh tế. Chính quyền Mỹ đã biến nó thành một thất bại ngoại giao.
Mở mang Hạ Tầng Cơ Sở Châu Á là một nhu cầu có thật và rất lớn, các nhà đầu tư thế giới không ai muốn bỏ lỡ cơ hội. AIIB sẽ cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới, IMF và ADB, nhưng đối với một nước luôn luôn cổ động cho thị trường cạnh tranh như nước Mỹ, đây phải coi là một tin mừng! Thực ra các định chế tài chánh cũ như IMF và ADB, WB hiện nay đang “làm không hết việc.” Hơn nữa, đây cũng là một “cú sốc” thúc đẩy Quốc Hội Mỹ phải tiến hành việc cải tổ các định chế tài chánh quốc tế mà hiện nay Mỹ đang đóng vai chủ động. Đồng thời, Quốc Hội Mỹ sẽ phải giúp chính phủ một cách tích cực hơn trong việc thành lập tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans-Pacific Partnership), cùng Nhật Bản và mười nước khác, để giành ảnh hưởng với Trung Quốc! Một ảnh hưởng lâu dài là mở mang hạ tầng cơ sở, giúp các nước Châu Á phát triển.