Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Rạp Quốc gia chiếu phim hành động Mỹ chào mừng ngày 30/4

TLQ:-Tranh cổ động kỷ niệm 65 năm thành lập QĐNDVN bằng ảnh Quân đội Trung Quốc? 12.12.2009

-Rạp Quốc gia chiếu phim hành động Mỹ chào mừng ngày 30/4

Mới đây, trong đợt phát động các rạp chiếu phim Việt Nam để chào mừng lễ kỷ niệm 30.4 và 1.5. Nhưng điều đáng chú ý ở đây chính là tại Trung tâm chiếu phim quốc gia trước đó đã căng băng rôn, cờ, áp phích chào mừng, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới thì được biết, 75% các phim đang chiếu đều là phim nước ngoài, đặc biệt là phim hành động Mỹ.

Các bộ phim của Việt Nam chỉ có 4 bộ phim nhưng lại chỉ chiếu có 2 bộ phim, còn lại thì không được chiếu. Được biết, các bộ phim Việt Nam được trình chiếu ở Trung tâm chiếu phim quốc gia là: Đỉnh cao chiến thắng, Đường xuyên rừng, Thầu Chín ở Xiêm và Những đứa con ở làng, cả 4 bộ phim này đều được trình chiếu miễn phí cho người dân xem.
Rap chieu phim quoc giaRap chieu phim quoc giaRap chieu phim quoc gia
Các bộ phim của Việt Nam được quảng cáo ở sâu bên trong rạp
Rap Quoc gia chieu phim hanh dong My chao mung ngay 30/4-hinh-anh-1
Rap Quoc gia chieu phim hanh dong My chao mung ngay 30/4-hinh-anh-2
Nhưng bên ngoài rạp, những nơi "bắt mắt" nhất, dễ nhìn thấy nhất lại là những poster quảng cáo của những bộ phim hành động Mỹ (Ảnh: Infonet)
Trả lời câu hỏi của báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Danh Dương - Giám đốc Trung tâm chiếu phim Quốc gia cho hay: Đợt này, Trung tâm chiếu phim quốc gia bắt đầu khai mạc đợt chiếu phim chào mừng 30/4, 1/5 và kỷ niệm ngày sinh nhật Bác miễn phí cho người dân. Các bộ phim sẽ chia thành 2 đợt chiếu, đợt 1 từ ngày 20 đến hết 27/4, đợt 2 từ ngày 15 đến hết ngày 19/5. Tuy nhiên, số lượng người xem quá ít, chúng tôi chỉ trình chiếu 2 bộ phim: Đứa con của làng và Đường xuyên rừng. Còn 2 bộ phim kia nếu đông khán giả tới xem chúng tôi sẽ… tiếp tục trình chiếu.
Ông Dương còn cho hay, ngoài những bộ phim Việt Nam sẽ được trình chiếu miễn phí, Trung tâm chiếu phim Quốc gia còn chiếu những bộ phim nước ngoài nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp nghỉ lễ dài ngày này.
Trao đổi với phóng viên, một khán giả đến Trung tâm chiếu phim quốc gia lấy vé mời xem phim Việt Nam, bộ phim "Đường xuyên rừng" cho hay: Tôi rất thích các bộ phim thời chiến của Việt Nam, bởi vì khi xem phim bản thân tôi như nhìn thấy, trải qua được, hiểu được những năm tháng hào hùng của cha ông ta, dân tộc ta. Vợ con tôi cũng rất thích xem các phim hành động, nhưng trong những ngày lễ trọng đại như thế này, tôi luôn ưu tiên những bộ phim của Việt Nam vì đây cũng là dịp tôi giới thiệu và cho các con của mình biết những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc".
Rap chieu phim quoc gia
Vé mời của Trung tâm chiếu phim Quốc gia gửi tặng các khán giả
Dạ Thảo
Ảnh: Hoài Thu

Hà Nội chào mừng ngày 30/4 bằng pano…”kì dị” (Kenh 13) Hình ảnh trên tấm pano chào mừng ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước đang được treo trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội cho thấy sự cẩu thả và thiếu tôn trọng với một ngày lễ trọng đại.

Tấm pano kì dị đang được treo trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội. (Ảnh do độc giả cung cấp)

Theo phản ánh của độc giả và qua xác minh của phóng viên Báo điện tử Infonet, hiện nay trên một số tuyến đường, phố của thành phố Hà Nội đang treo những tấm pano chào mừng ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước, nhưng hình ảnh trên pano lại rất… kì dị.
Tấm pano này có dòng chữ “Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước” và kèm theo đó là hình ảnh cây cầu bắc ngang hồ Thủ Lệ, cùng với những tòa nhà cao tầng thể hiện sự phát triển kinh tế của thủ đô.
Tuy nhiên, sự “lạ” nằm chủ yếu ở hình ảnh một người phụ nữ mặc áo dài trắng, tay phải cầm bó hoa hướng dương, tay  trái giơ cao. Không khó để người xem nhận thấy đây là một hình ảnh được cắt ghép rất cẩu thả bởi bàn tay phải của người phụ nữ và bó hoa hướng dương “chẳng ăn nhập gì với nhau”. Kỳ quặc hơn nữa, cánh tay trái đang giơ lên cao dường như đã được “mượn” của người khác lắp vào bởi nó hoàn toàn khác so với hình ảnh của cánh tay phải, đồng thời người xem cũng dễ dàng phát hiện ra rằng cánh tay trái này được “mọc” ra từ… cổ của người phụ nữ in trên tấm pano.
Nhận được phản ánh của độc giả, phóng viên Infonet đã đi dạo qua thử một vài tuyến phố của Thủ đô và nhận thấy ngoài tấm pano đang được treo trên đường Kiều Mai (quận Bắc Từ Liêm) thì ngay trên đường Đội Cấn (quận Ba Đình), đoạn đối diện với cổng vào khu quần thể Lăng và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một tấm pano với nội dung và hình ảnh giống y hệt. Theo ước lượng của phóng viên, tấm pano này có kích thước khá lớn, chiều rộng khoảng 5m, chiều cao khoảng 3m.
Điều này chứng tỏ, đây là một trong các mẫu pano đã được phê duyệt để thực hiện chương trình truyên truyền, chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Hình ảnh do phóng viên Infonet chụp trên đường Đội Cấn (Quận Ba Đình) vào lúc 19h00 ngày 22/4/2015.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Ai đã cấp phép cho một mẫu pano được thiết kế rất cẩu thả và thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với một ngày lễ lớn của đất nước như thế này?


Hà Nội đã dỡ bỏ toàn bộ những “Pano kì dị” ngay trong đêm 22/4 (info.net)--Tấm pano “kỳ dị” đã bị gỡ bỏ ngay trong đêm

Panô chào mừng ngày 30.4 bị photoshop quá đà
Thanh Niên
(iHay) Hình ảnh trên tấm pano chào mừng ngày 30.4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước xuất hiện trên nhiều tuyến đường Hà Nội đang gây xôn xao vì những chi tiết được cho là "quá cẩu thả". >> Giật mình với phố… 'Hồn Ma' ở Hà Nội ...
Tấm pano "kỳ dị" mừng ngày 30/4 được thay khẩn cấp trong đêmĐời Sống & Pháp Luật
Hà Nội nói gì về pano “kỳ dị” chào mừng 30/4?Báo điện tử Kiến Thức
Ông Phan Đăng Long lên tiếng về pano chào mừng 30/4 'kì dị'Người Đưa Tin
VietNamNet -Zing News -VTC
-Chủ tịch Trà Vinh không biết pano "xe tăng Mỹ húc cổng Dinh Độc lập"
Dư luận đang hết sức bất bình sau khi được xem tấm pano kỷ niệm 39 năm thống nhất đất nước in hình chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập là một xe tăng của…Mỹ.
Theo điều tra của phóng viên Infonet, tấm pano có nội dung kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất đất nước, phía dưới là ảnh đồ họa một chiếc xe tăng treo cờ của Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền nam Việt Nam đang húc đổ cánh cổng (Dinh Độc Lập) đang bị dư luận trong nước phản ứng dữ dội những ngày qua đang được treo tại nhiều địa điểm công cộng của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Tấm pano được dựng gần Sở thông tin và Truyền thông tỉnh Trà Vinh. (Ảnh do độc giả Võ Lê Nhật Minh cung cấp)
Điều khiến mọi người phản ứng là hình ảnh đồ họa mô phỏng cảnh một chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng (biểu trưng cho thời khắc lịch sử chiếc xe tăng T59, mang số hiệu 390 của quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975) đã bị thay bằng một chiếc xe tăng có hình dáng y như một chiếc xe tăng của Mỹ. 
Thậm chí nhiều người thông thạo về vũ khí, khí tài quân đội còn khẳng định đây là mẫu xe M1 Abrams - loại xe tăng chiến đấu chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ được biên chế từ năm 1980.
Rõ ràng, đây là hình ảnh sai lệch nghiêm trọng so với lịch sử và điều đáng buồn hơn là nó đã lọt qua cánh cửa kiểm duyệt của các cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh.
Sáng ngày 28/3, trả lời câu hỏi của phóng viên Infonet, anh Võ Lê Nhật Minh, một người dân sống tại đây cho biết những tấm pano này đã được được dựng lên từ khoảng 3 ngày trước.
Hình chiếc xe tăng gây tranh cãi.
Trả lời PV Infonet qua điện, thoại bà Võ Thị Lượng – Chánh văn phòng Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Trà Vinh cho biết, hiện tại bà chưa nhận được thông tin này nên chưa thể đưa ra kết luận.
Trong khi đó khẳng định với PV Infonet ông Đồng Văn Lâm – Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cũng cho rằng ông chưa nhận được thông tin về sự việc, tuy nhiên ông sẽ cho người đi kiểm tra ngay lập tức và có hướng xử lý thích hợp.
Infonet sẽ phản ánh đến độc giả những biện pháp xử lý tiếp theo của chính quyền tỉnh Trà Vinh.
Nguyễn Cường


- Pano giữa Thủ đô: Sửa xong tên nước lại sai Quốc huy
(ĐVO)- Sau khi có phản ánh việc tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 sai tên nước, đã có cơ quan sửa chữa tấm pano ấy, nhưng sửa xong vẫn sai


Tuy nhiên, tấm pano này càng sửa càng sai. Một lỗi vẫn tồn tại trên tấm pano, lần này vẫn là tên nước, và nằm ngay trên Quốc huy. (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT – NAM)

So sánh mẫu Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Quốc huy trên tấm pano. Chữ trên tấm pano gạch nối chia cắt hai chữ Việt - Nam không rõ lý do vì sao lại làm sai với chuẩn nghiêm ngặt về Quốc huy.

Ông Dương, chủ tiệm vàng Phương Anh, đối diện tấm pano cho biết: “Trước đây người dân đã phản ánh với tổ dân phố và phường để sửa chữa. Mọi người nghĩ rằng đây chỉ là sai sót, nếu kịp thời khắc phục thì còn chấp nhận được. Nhưng sửa đi rồi sửa lại mà vẫn sai thì không biết do thái độ thiếu trách nhiệm hay do kiến thức của người làm tấm pano”.

Ông chủ quầy mũ bảo hiểm đối diện với tấm pano cho biết: “Tôi thấy thật buồn cười khi người ta mắc những lỗi sai như vậy. Tuy chỉ là một cái gạch ngang nhưng đây là tên nước đấy

- Nhức mắt trước tấm pano ghi sai tên nước Việt Nam (TTXVN)
Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dụng "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam" được dựng lên tại ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng và La Thành thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) nhiều ngày qua đã khiến nhiều người dân bức xúc.

Dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam"

Điều đáng nói, ngay sau khi tấm pano ghi sai tên nước được dựng lên, người dân cho biết đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền sở tại để sửa đổi, song đến nay tấm biển vẫn đứng "hiên ngang" giữa ngã tư phố.

Trước sự việc này, nhiều người dân bức xúc cho rằng, việc dựng một tấm pano ghi sai tên nước là hành động thể hiện sự cẩu thả không thể chấp nhận.

"Rõ ràng tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước lại đứng hiên ngang giữa phố không chỉ hai con mắt nhìn thấy, mà sẽ đập vào hàng nghìn đôi mắt. Nếu cứ để dòng chữ như thế này, chúng tôi cũng không biết nước Việt Nam được đổi tên từ bao giờ?," chị NTN, một người dân nói.

Trao đổi với phóng viên Vietnam+ tối 29/8, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận: “Sai sót như vậy là điều không thể chấp nhận được đối với một tấm pano biểu ngữ chào mừng ngày Quốc khánh.”


Ông Nguyễn Khắc Lợi cho hay, tấm pano đặt ở vị trí ngã tư Nguyễn Lương Bằng-Xã Đàn đó thuộc sự quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp của Phòng Văn hóa quận Đống Đa. “Chúng tôi sẽ chỉ đạo Phòng Văn hóa quận Đống Đa cử người đến tận nơi, trực tiếp kiểm tra và sửa lại chữ viết trên tấm pano ngay trong buổi tối hôm nay, 29/8,” Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định.

Theo ông Lợi, để dẫn đến sự sai sót này là do sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp làm tấm pano và sự lơ là của cán bộ của Phòng Văn hóa quận Đống Đa trong việc giám sát, kiểm tra việc triển khai hệ thống pano, biểu ngữ chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Từ sự việc nêu trên, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm điểm đối với những người trực tiếp liên quan và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị có liên đới tới việc dựng các loại pano, biểu ngữ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để tránh những trường hợp tương tự.

Trước thông tin về việc viết sai tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh, tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng đây là một sai sót lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa.

“Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung đối với du khách quốc tế. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi tới thăm một đất nước mà đến ngay tên nước cũng bị viết sai ngay trên chính địa bàn Thủ đô của đất nước đó?” tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng bày tỏ quan điểm của mình./.





- Bill Hayton: Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam (BBC).

- Khánh Trâm: Những người chiến sĩ trong thời bình (Boxitvn).

- CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ VẬN CHO TUYÊN BỐ 258 (TNM).



Dân nên tự vá đường để Bộ Giao thông yên tâm thu phí


Ông Ngô Trí Long: EVN ngụy biện do tầm nhìn phiến diện?


-Biển báo giao thông “ngược đời” chỉ có ở Việt Nam?



Biển cảnh báo “Đoạn đường hay xẩy ra tai nạn” trên QL 1A đi qua huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

- Một hiện tượng theo chúng tôi chỉ có ở Việt Nam là hiện nay, bên một số tuyến đường có dựng tấm biển: “Đoạn đường hay xẩy ra tai nạn!”. Trên địa bàn cả nước, tấm biển có nội dung lạ lùng như trên có lẽ đến hàng ngàn, hàng vạn.

Lạ là ở chỗ: Thế nào là đoạn đường “hay xẩy ra tai nạn” chưa được lượng hoá một cách cụ thể. Phải bao nhiêu vụ, bao nhiêu người thương vong trong khoảng thời gian nào mới là nhiều, là “hay” (hoặc “thường”, “thường xuyên”)?

Khái niệm “đoạn đường” cũng không xác định cụ thể, trừ một số trường hợp độ dài đoạn đường được cho là “nguy hiểm” đã ghi rõ trên tấm biển, nhưng nhiều trường hợp không ghi thông tin này. Chẳng qua là do nhận định chủ quan của cơ quan chức năng.

Thứ hai, về bản chất, đây là tấm biển có nội dung cảnh báo đoạn đường thiếu an toàn. Nhưng cụ thể là nguyên nhân nào gây mất an toàn lại không hề được nêu, do đó, tấm biển đó chủ yếu có tính chất “đánh đố”, “doạ” người dân. Trên thực tế, những đoạn đường không an toàn (đèo dốc, đường hẹp, trơn trượt, người đông, đang thi công…) đều đã có biển, biển hiệu, tín hiệu cảnh báo hay người hướng dẫn đã được pháp luật qui định.

Điều đáng nói là có nhiều đoạn đường phẳng, rộng, tầm quan sát rất tốt nhưng vẫn được gắn biển cảnh báo nói trên; ví dụ đoạn Vinh – Cửa Lò, Vinh – Hà Tĩnh…

Vậy nguyên nhân gì khiến cho những đoạn đường này vẫn được cơ quan chức năng gắn biển có nội dung ngược đời đó?

Nguồn gốc sâu xa của những tấm biển báo lạ lùng kia, theo chúng tôi, là do ảnh hưởng của quan niệm về “tâm linh, ma quỉ” trong dân gian. Người Việt xưa có quan niệm “thần cây đa, ma cây gạo”, cho rằng linh hồn con người thường phảng phất, ẩn hiện nơi bản thân bị chết bất đắc kì tử (do tai nạn, ốm đau bất ngờ). Nếu để ý, chúng ta thấy dọc các tuyến đường, nơi người đi đường bị tai nạn chết, người ta thường lập một cái miếu nhỏ để thắp hương.

Theo dân gian, những linh hồn này thường rất “thiêng”, và để “siêu thoát”, những linh hồn đó phải “bắt” một vài người “đi” theo mình. Vì vậy mới có chuyện những nơi đường sá thanh vắng, bằng phẳng vẫn liên tục xẩy ra tai nạn (!?). Người dân quan niệm những người chết đuối thường hiện ra và nhấn chìm những người nào đó “hợp mệnh” với họ. Một số dân vạn chài không cứu người chết đuối, vì làm vậy là “trái ý thần linh”, sẽ bị thần linh trừng phạt.

Trong “Văn chiêu hồn” (Văn tế thập loại chúng sinh), Nguyễn Du tả rất cụ thể, sinh động về các linh hồn người chết do tai nạn bất ngờ. Dịp Rằm tháng Bảy âm lịch người Việt cho rằng đây là “lễ cúng cô hồn”, có tục rải gạo muối, cháo hoa, tiền vàng cho các cô hồn vất vưởng.

Trong suy nghĩ của nhiều người Việt hiện nay, có thế giới cõi âm, có linh hồn của người sau khi chết vẫn thường xuyên có quan hệ, liên lạc, tác động tới cuộc sống của những người trên “cõi trần”. Đây chính là nguyên nhân của các hiện tượng cúng bái, đốt vàng mã, ngoại cảm, áp vong, cầu hồn, cầu siêu, trung tâm tìm kiếm liệt sĩ…

Có người xưng là “nhà khoa học” thường xuyên đi tìm kiếm, chụp ảnh “ma”, “linh hồn” như ông Nguyễn Phúc Giác Hải; có vị xưng là Tiến sĩ, làm trong lĩnh vực tâm linh như ông Vũ Thế Khanh…

Trong văn bản QCVN 41:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” nêu: “Biển số 244: Dùng để cảnh báo nguy hiểm đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý, phải đặt biển số 244 "Đoạn đường hay xảy ra tai nạn". Biển được đặt ở vị trí thích hợp nơi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn”. Đây là một hiện tượng đặc biệt khi quan niệm tín ngưỡng dân gian được phản ánh trong văn bản qui phạm pháp luật.

Thiết nghĩ, tự do tín ngưỡng, tin vào tâm linh hay không là quyền của người dân, nhưng ở góc độ quản lý nhà nước thì không thể bị quan niệm duy tâm, mang màu sắc mê tín dị đoan chi phối. Vì vậy, việc đặt các biển báo “Đoạn đường thường xảy ra tai nạn” là phi khoa học, lãng phí, thậm chí góp phần gây ra tai nạn giao thông (che khuất tầm nhìn, gây áp lực tâm lí đối với người đi đường).

Vậy, còn chần chừ gì nữa mà không tháo bỏ những tấm biển tạo ra phản ứng tâm lí tiêu cực cho người đi đường và góp phần làm gia tăng tệ nạn mê tín dị đoan vốn đã rất nặng nề trong cộng đồng?


Trần Quang Đại


Trưng bày cổ vật Trung Quốc nhân… Quốc khánh 2-9

(NLĐO)- Khách mời thưởng lãm rất bất ngờ khi một hoạt động mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 tại TP Cần Thơ lại trưng bày... cổ vật Trung Quốc!

Thức ăn còn ngon lành trên tàu đắm 2.000 năm



Một số cổ vật Trung Quốc được trưng bày tại Bảo tàng TP Cần Thơ


Theo chỉ đạo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sáng 27-8, Bảo tàng TP Cần Thơ khai mạc khu trưng bày chuyên đề Cổ vật trong con tàu đắm ở Cà Mau và ra mắt trạm vệ tinh Ngân hàng Dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại TP Cần Thơ.

Thư mời dự khai mạc ghi rõ đây là hoạt động “Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam". Tuy nhiên, toàn bộ cổ vật trưng bày tại đây đều có xuất xứ từ... Trung Quốc.
Theo ông Dương Minh Vĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau, đơn vị này đã phối hợp với Bảo tàng TP Cần Thơ để trưng bày các cổ vật nêu trên.

Ông Vĩnh cho biết: “Con tàu chở gốm sứ xuất phát từ Trung Quốc để đến châu Âu đã bị chìm khi đi ngang vùng biển Cà Mau. Vào năm 1998, ngư dân Bình Thuận vào đánh bắt trên vùng biển Cà Mau và phát hiện một số gốm sứ. Khi đem giám định thì xác định đây là cổ vật. Từ đó, các ngành chức năng tiến hành khai quật con tàu và xác định các dòng gốm sứ trên con tàu thuộc thời nhà Thanh (Trung Quốc), dưới triều vua Ung Chính (1723-1735)”.
Trong đợt trưng bày tại bảo tàng TP Cần Thơ lần này, có hơn 100 cổ vật trên con tàu, gồm chén, dĩa, chậu, ly…



Khách tham quan tại khu trưng bày cổ vật Trung Quốc tại Bảo tàng TP Cần Thơ

Ông Vĩnh cho rằng những gốm sứ này đều vẽ bằng tay và có kết cấu chất liệu rất mỏng, ánh sáng có thể xuyên qua được. Trong Lời giới thiệu treo ở khu trưng bày có nhấn mạnh: “Những tài liệu và cổ vật vô giá của tàu cổ Cà Mau đã giúp chúng ta có những nhận thức mới về khoa học khảo cổ, chứng minh tầm quan trọng, vị trí chiến lược của biển Việt Nam trong mối giao thương hàng hải quốc tế…”.
Triển lãm cổ vật sẽ diễn ra đến ngày 15-12. Một số khách tham quan đánh giá việc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ chỉ đạo Bảo tàng Cần Thơ trưng bày những cổ vật của Trung Quốc nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là không hợp lý.


Tin-ảnh: C.Linh


- Quảng Nam: Phong tỏa khu vực phát hiện cổ vật (PNTP).- Ngư dân vớt nhiều cổ vật (TP). - Nhiều nồi gốm cổ chưa từng thấy trên con tàu chìm (TP).

- Cây Trôi cổ làng Bình Đà, một phần hồn cốt quê hương (NCT).

- ‘Toàn cầu hóa không phải là một buổi chợ phiên’ (TTVH).

- Cao nguyên đá sẵn sàng cho Lễ hội khèn Mông ngày Tết Độc lập (TTVH).- Triển lãm tư liệu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (VOH).

- Ts Trần Công Trục: Tôi từng bị chửi là bán đất cha ông cho Trung Quốc (GDVN).-Lương giám đốc 2,6 tỉ đồng/năm: "Ăn" gì mà dữ vậy!
"Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh": Sai lầm và ngộ nhận



Tổng số lượt xem trang