-‘Việt Nam và Trung Quốc không thể là bạn’
-Trần Đan Hà – “Cổ lai chinh chiến…!”
BBC – Một vị cựu thượng nghị sỹ dưới thời Việt Nam Cộng hòa nói ông ‘bi quan về tình hình đất nước hiện nay’ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nói tương lai đất nước chỉ có thể thay đổi khi giáo dục phát triển và ý thức người dân được nâng cao.
Trao đổi với BBC Việt ngữ từ nhà riêng tại miền Nam California, bác sỹ Nguyễn Hữu Tiến, hiện nay đã 86 tuổi, cũng so sánh sự khác biệt trong nền chính trị của Việt Nam Cộng hòa và của nước Việt Nam thống nhất hiện nay.
‘Biết trước miền Nam sẽ mất’
Ông Tiến nói ông đã ‘tiên đoán được Việt Nam Cộng hòa sẽ mất từ nhiều năm trước năm 1975’ và khi thấy ở Ban Mê Thuột và các nơi khác rút quân từ từ thì ông đã chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.
“Tôi chạy ngược chạy xuôi, ngày nào cũng tìm đường dây, tổ chức nào đó để họ đưa mình ra ngoài,” ông kể và cho biết cuối cùng khi vào được sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 25/4 thì gia đình đã được một tổ chức có tên là ‘Food for the Hungry’ cho lên máy bay di tản của họ.
Tình hình Sài Gòn vào lúc đó, theo lời ông Tiến, thì ‘không có gì hỗn loạn lắm’ nhưng ‘tình hình thay đổi hàng giờ’.
“Tôi vào sân bay Tân Sơn Nhất thấy người ra người vô, trật tự lắm. Tôi vô căn cứ của Mỹ ở Tân Sơn Nhất thì thấy đã đầy người làm việc cho Mỹ ở đó rồi,” ông nói.
“Ngày 25/4 ra vô (sân bay Tân Sơn Nhất) thong thả mặc dù có kiểm soát một chút,” ông nói thêm, “Nhưng ngay ngày hôm sau thì không vào được nữa. Có những người bạn bè khác mà tôi muốn giúp lại không vào được.”
Ông mô tả cảm giác ra đi của ông và gia đình lúc đó là ‘nhục nhã’.
“Tôi nghĩ tại sao mình sống trong hoàn cảnh tủi nhục như thế này: đi như một con chó hoang không biết đi đâu cả để tìm sự sống,” ông kể, “Tôi nhớ tôi ngồi khóc. Nhưng mình còn may mắc còn đi được còn biết bao nhiêu người không đi được.”
“Nhưng nếu mình không đi thì mình bị đi tù rồi, Đi tù rồi thì cái gì xảy ra không biết được.”
Tuy nhiên, ông Tiến không cho rằng ngày 30/4 năm 1975 là ngày ‘mất nước’ như nhiều người dân Việt Nam Cộng hòa trước đây.
“Đối với tôi, tôi không dùng từ mất nước bởi vì nước Việt Nam vẫn còn, dân tộc Việt Nam vẫn còn nhưng thời cuộc thay đổi, vận nước thay đổi,” ông giải thích.
“Trong giai đoạn này Đảng Cộng sản độc tài đang cai trị,” ông nói thêm, “Nhưng tôi hy vọng trong thời gian tới thời cuộc biến chuyển, dân mình ý thức được nhân quyền, quyền tự do căn bản của con người thì họ sẽ đoàn kết và họ sẽ có sự chống đối.”
‘Không có Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ khác’
“Cuộc chiến là một bất hạnh mà người gieo rắc là Hồ Chí Minh,” ông Tiến phân tích, “Nói thẳng thừng như vậy. Nếu Việt Nam không có Hồ Chí Minh và không có Đảng Cộng sản thì Việt Nam vẫn giành được độc lập từ lâu rồi, từ năm 1943.”
“Họ (những người cộng sản) lèo lái cuộc đấu tranh sang bình diện khác,” ông nói.
Theo lời ông thì Đảng Cộng sản đã ‘lợi dụng tình trạng ngu dân do thực dân Pháp tạo ra’ để lên nắm quyền.
“Đảng Cộng sản lợi dụng tình trạng đó để lên với danh nghĩa đuổi thực dân để lòng người đi theo,” ông nói.
Ông dẫn chứng là vào thời kỳ năm 1945 khi ông còn là một thiếu niên đã ‘bị cộng sản lừa’.
“Lúc đó tôi không có ý thức chính trị, chỉ đến trường học thế thôi. Lúc Đảng Cộng sản lên năm 1945 thấy hợp lý quá. Thấy bảo gia nhập tổ chức tổ chức nhân dân tự vệ thì tôi cũng vác vậy, đội mũ, đeo ba lô đi gác,” ông nói.
“Thật sự bất kỳ người dân Việt Nam cũng có tinh thần yêu nước nhưng thời còn trẻ mình cũng không biết thế nào là cộng sản,” ông nói thêm.
Ông cũng kể lại việc ông bị những người cộng sản ‘bắt và giữ một đêm’ khi đem nói câu chuyện mà ông nghe người quen kể lại ở Hà Nội lúc đó ngoài Đảng Cộng sản còn có những đảng khác như đảng của ông Nguyễn Hải Thần ở phố Quán Thánh.
“Sau năm 1954, đất nước chia đôi, ngoài bắc do cộng sản kiểm soát. Tôi biết ngay kinh nghiệm của tôi mình không thể sống với Đảng Cộng sản được nên cả nhà tôi di cư vào Nam,” ông kể.
‘Miền Nam còn non nớt’
Vị cựu thượng nghị sỹ này cũng cho rằng miền Nam lúc đó ‘không có ý thức chính trị’ và ‘vẫn còn non nớt trong vấn đề dựng nước’.
Sau khi tốt nghiệp y khoa ra trường vào năm 1957 và bị trưng tập vào bác sỹ quân y, ông Tiến kể ông thấy ‘đất nước thanh bình’ và ông đi từ ‘Sài Gòn đến Châu Đốc, từ Châu Đốc đến Rạch Giá’ vào ban đêm mà không sợ gì cả.
“Ngô Đình Diệm là người ái quốc nhưng lối cai trị của ông ấy là của một vị quan. Ông ấy nói ra mọi người chỉ nghe có thế thôi,” ông Tiến nhận xét về vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, “Ông ấy có hơi thiên vị những người lương với người giáo và tin tưởng những người dòng dõi con ông cháu cha.”
“Ông ấy thiên vị gia đình và đưa toàn những người thân tín trong gia đình lên. Những người ấy không cho ông ấy biết sự thực,” ông giải thích, “Lúc mới đầu không sao nhưng về sau ông ấy không nắm vững tình hình đất nước cho nên mới xảy ra vụ thượng tọa (Thích Quảng Đức) tự thiêu.”
Khi được hỏi về tình trạng tham nhũng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ông Tiến thừa nhận là có.
“Tham nhũng thì ở đâu cũng có cả. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng có tham nhũng nhưng tham nhũng chỉ có tính giới hạn và mang tính cá nhân. Không có tập thể nào, lãnh đạo nào hay đảng nào tham nhũng cả,” ông Tiến nói với hàm ý ám chỉ Đảng Cộng sản hiện nay.
‘Con cờ trên bàn cờ’
Ông Tiến nhận định hai miền Việt Nam lúc đó chỉ là ‘con cờ trên bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc’.
“Họ chơi nước cờ nào mình đâu có biết?’
“Chính bấy giờ người đàn anh đánh cờ là Mỹ với kế hoạch domino xem miền Nam là nút chặn cộng sản nên muốn đưa quân vào. Lúc Mỹ đưa quân vào thì chiến tranh Việt Nam không do người Việt Nam chỉ huy nữa,” ông nói.
“Khi đánh nhau súng đạn, xăng nhớt hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ thì khi bị cắt đi lấy gì mà đánh?”, ông nói, “Thành ra là mình bị bức tử.”
“Phía cộng sản không có Nga, Tàu đi kèm hoặc có đi kèm thì không có lộ liễu,” ông phân tích sự khác biệt trong chiến thuật hai miền, “Còn đằng này Mỹ rất lộ liễu. Nó đến chiếm chỗ nào thì bom napalm cháy hết cỡ.”
“Thành ra quân đội mình (Việt Nam Cộng hòa) đánh anh dũng nhưng cơ quan chỉ huy cuộc chiến không phải là sỹ quan Việt Nam,” ông nói, “Khi thấy dùng Việt Nam chặn Trung Quốc không cần thiết nữa thì Mỹ cử Kissinger qua (Paris để hòa đàm với Bắc Việt).”
Ông Tiến thừa nhận rằng sau ngày 30/4 năm 1975 đất nước Việt Nam có sự thống nhất, quy về một mối.
Tuy nhiên, ông chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản sau đó là ‘không có lương tâm’.
“Thay vì nâng người bại trận lên thì lại trù yểm và diệt bằng cách này hay cách khác,” ông phân tích, “Nếu có một chính quyền quốc gia (không theo đường lối cộng sản) nghĩ đến dân đến nước thì nước Việt Nam bây giờ khá rồi chứ không ở trong tình trạng như thế này.”
Tương lai đất nước
Về tương lai đất nước, ông Tiến nói: “Bây giờ Đảng Cộng sản cầm quyền nhưng họ không thể cầm quyền mãi được.”
Theo lời ông Tiến thì những người trong Đảng Cộng sản ‘cấu kết với nhau vơ vét tài nguyên của đất nước’ về cho bản thân và gia đình mình.
Theo ông phân tích thì hai cường quốc hiện nay có thể can thiệp trực tiếp vào Việt Nam là ‘Trung Quốc và Mỹ’.
“Mỹ thì bị chiến tranh Việt Nam đã ê càng lắm rồi. Bây giờ họ có thể giúp được về kinh tế, cả về mặt quân sự nhưng họ đòi hỏi thể chế Việt Nam phải có sự cải thiện. Ít nhất phải có bộ mặt dân chủ.”
“Đáng quan tâm là Trung Quốc – kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam,” ông nói, “Người Việt Nam với người Trung Quốc không thể nào là bạn được.”
“Cá lớn bao giờ cũng nuốt cá bé. Nó (Trung Quốc) ở thế mạnh. Nó cần kiếm chỗ kiếm lương thực, tài nguyên về nuôi dân nó. Nếu nó còn trục lợi được, còn ăn hiếp được thì mình vẫn bị ăn hiếp chưa nói đến chuyện nó có thể đô hộ mình.”
“Khi đó thì ai cứu mình? Phải có một cường quốc có một lực tương đương. Việt Nam phải trông vào Mỹ. Lãnh đạo Việt Nam họ biết cả,” ông phân tích.
“Muốn chống lại sức mạnh của Trung Quốc thì phải có điều kiện mình có dân. Dân đồng lòng thì mình không sợ gì cả,” ông nói thêm và cho biết dân chủ ở Việt Nam hiện nay ‘rỗng tuếch’ và ‘thực quyền trong tay Đảng’.
Tuy nhiên, theo ông Tiến thì Đảng Cộng sản ‘không bao giờ thay đổi cả’.
“Cho nên Việt Nam chỉ khá lên chỉ khi nào Đảng Cộng sản bị thay thế,” ông nói, “Nếu chính quyền Đảng Cộng sản thay đổi được thì quá tốt nhưng tôi nghĩ họ không bao giờ thay đổi mà chỉ càng sa lầy thêm.”
“Tương lai Việt Nam rất là đen tối,” ông nói, “Tôi bi quan nhưng không đến nỗi. Tôi nghĩ dân tộc mình đến lúc nào đó bị nhấn quá thì sẽ nổi lên.”
“Trong tương lai gần thì tôi bi quan nhưng về lâu dài nếu vận nước xoay chiều thì mình sẽ không thua gì các nước láng giềng,” ông nói.
“Bây giờ tình trạng văn hóa xã hội nước mình quá suy sụp nếu muốn khôi phục lại đòi hỏi vài thế hệ. Để thay đổi văn hóa chỉ có vấn đề giáo dục là ưu tiên.”
“Người Việt Nam không thua kém ai về sự thông minh, nhẫn nại, cố gắng,” ông phân tích, “Nếu mình được lãnh đạo tốt có thể khá lên được.”
*********
Nguồn:
-Trần Đan Hà – “Cổ lai chinh chiến…!”
Viết để kỷ niệm 40 năm ngày Quốc hận 30-4.75
Cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài hơn hai mươi năm thực sự chấm dứt cách đây 40 năm, từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đã để lại cho Đất nước và Dân tộc Việt Nam cảnh tang thương khốn khổ. Và kéo dài thêm nỗi buồn chia ly và tạo nên mối hận thù dai dẵng. Thời gian không thể nào hàn gắn được nỗi đau thương vì càng ngày càng chất chồng thêm những mâu thuẩn, mà không ai có thể lý giải được. Vẫn còn đó mảnh đất của quê mẹ rách nát, tả tơi. Vẫn còn đó những chia ly, phân hóa. Vẫn còn đó cái cảnh người Bắc người Nam nhìn nhau như kẻ thù không đội trời chung ! Nỗi đau buồn nầy chỉ riêng Đồng bào miền Nam gánh chịu, vì thuộc phe bại trận. Bại trận không phải là Quận đội miền Nam không có tinh thần chiến đấu, hay yếu kém mà vì “phải tuân thủ một cuộc chiến quy ước…” (Bộ đội miền Bắc được tự do chuyển quân vào xâm chiếm miền Nam, trong khi đó Quân đội miền Nam chỉ tiểu trừ Cộng sản ra đến Vĩ tuyến 17 là phải dừng lại, không được vượt sông Bến Hải qua bên kia ! hay nói khác Quân đội miền Nam chỉ chiến đấu tự vệ mà thôi ! Cho nên bên thế công lúc nào cũng có lợi thế hơn…Và vì vậy việc chiến thắng là đương nhiên nên cũng chẳng có gì làm tự hào).
Nhìn chung vào nội dung thì nỗi buồn đau lớn nhất của chiến tranh là nguyên nhân tạo nên và kết quả của cuộc chiến. Nguyên nhân khách quan thường là “Chống ngoại xâm để bảo tồn Quốc tổ”. Nên mới có lý do để xây dựng một Quân đội hùng mạnh, người lính họ cũng có lý tưởng để chiến đấu, và sự hy sinh của người lính mới cao cả. Muốn được như vậy thì cần phải vận dụng ý chí và tinh thần đoàn kết của toàn dân… Và kết quả của cuộc chiến là sau khi chiến thắng, có xây dựng được một xã hội Độc lập Dân chủ và Tự do để đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân hay không? Đó là lý do đúng nghĩa của “chiến thắng” là giá trị tinh thần và lý tưởng mà mọi người dân đang mong đợi.
Nhưng đối với cuộc chiến trong hơn hai mươi năm của Việt Nam, từ năm 1954 đến năm 1975, thì “hình như không hội đủ yếu tố để xây dựng chính nghĩa” vì cuộc chiến ấy không được “Độc lập” và đây là “Một cuộc nội chiến mang hình thức quy ước” nên những câu khẩu hiệu như : “Đi Theo Tiếng Gọi Non Sông” hay “Bảo Quốc An Dân…” đều là những tiếng rỗng. Nó không để lại cho người Lính một cảm giác tự hào nào. Có chăng chỉ những đổ vỡ chia ly, chết chóc và hận thù. Mà nạn nhân của cuộc chiến không ai khác hơn là Người Lính Chiến. Họ đã hy sinh cả quảng đời thanh xuân của mình để chiến đấu. Tinh thần chiến đấu của họ cũng chỉ muốn đáp ứng “hoài bảo của toàn dân…” Nhưng đối với cuộc chiến nầy thì bên nào cũng không thể thực hiện được hoài bảo ấy. Vì bên nào cũng không tự chủ được, hay nói khác hai bên cũng đều là nạn nhân của các thế lực phi nhân bản, phải chịu ảnh hưởng bởi tham vọng của các cường quốc. “Họ” chia chác quyền lợi của họ, họ muốn phe nào thắng, phe nào thua, chúng ta không ai biết. Chỉ biết cầm súng để chém giết nhau mà thôi!
Nhưng cho dù ở bên nào đi nữa thì cũng phải xây dựng cho mình một “Chính Nghĩa” để mà chiến đấu, để mà hy sinh. Như miền Bắc thì gọi là “Giải Phóng Cho Đồng Bào Miền Nam” và miền Nam thì “Bảo Quốc và An Dân”. Nhưng thực tế thì có những nghịch lý mà không ai có thể giải thích được: “Những “bàn tay dàn dựng” nên chiến tranh thì không ai biết. Những “mặc cả về quyền lợi” của hai bên thì chả ai hay. Bao nhiêu giao ước thì chẳng ai thấy. Do đó, đôi khi người chỉ huy ra lệnh cho thuộc cấp có thể họ không biết mình đang ra lệnh, hay mình nói lại lệnh của người khác” ! Những hiệp ước đình chiến, hay những lời tố cáo nhau về việc “vi phạm hiệp định” cũng không biết ai soạn thảo, ai làm trọng tài cho hai bên”?.
Cho nên đôi lúc người lính họ bị bế tắc trong việc nhận thức, nên cũng có những người “nổi loạn” với chính mình, nổi loạn với cảm giác cô độc, nổi loạn với ý thức bị bỏ rơi…! Có người lại dùng men rượu để tìm quên. Như từ xưa lắm rồi, Vương Hàn đã diễn tả tâm trạng của người lính chiến “đang tìm cái say để quên đi cái chết”:
Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi !
(Say ngã sa trường chàng chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về ?!)
Mang một vẻ bi tráng của những người không may được sinh ra trong một giai đoạn đất nước lâm vào cảnh chiến tranh loạn lạc, hận thù chồng chất không thể tìm ra lối thoát.
Đối với người Lính, người hy sinh ngoài chiến trường thì đã có Tổ quốc Ghi công, đã có Đồng bào tưởng niệm, đã có Nghĩa trang Quân đội Biên hòa để dung thân. Những người bại trận tuy phải chịu tù tội, nhưng còn có hy vọng để trở về đoàn tụ với gia đình vợ con, dẫu đời đã tàn tạ, tang thương. Duy chỉ còn những người đã gởi lại chiến trường xưa một phần thân thể, tức là những người Thương Phế Binh mới là nạn nhân đúng nghĩa, những người chịu thiệt thòi nhất !.Họ là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì ngày về của họ cũng là ngày gia đình của họ đã rách nát tả tơi. Cho nên lương tâm con người, do đó cũng đã cạn kiệt, chai đá. (Trong giai đoạn “hậu chiến tranh” đối với người lành mạnh cũng chưa chắc đã tìm đủ cái ăn cái mặc. Huống chi những người thương phế?). Cho nên người lành mạnh và người thương phế đều chung sống trong một hoàn cảnh ngang trái, thiếu thốn, đói nghèo hằng ngày cùng nhìn nhau với cảnh tình đắng cay, thì lòng dạ đâu để mà thương xót, cảm xúc đâu để đớn đau…!
Nguyên nhân tạo ra cuộc chiến đã không có lý lẽ thuyết phục, không chân chính cho nên nói như thế nào đi nữa thì cũng chỉ là ngụy biện. Sự ngụy biện chỉ tạo nên chia rẻ và hận thù mà thôi.
Cuộc chiến Nam Bắc tương tàn trong hơn hai mươi năm qua, đã để lại một hậu quả vô cùng bi thảm nhất của lịch sử chiến tranh thế giới. Vì sau 40 năm chấm dứt chiến tranh, những chia ly, đổ vỡ, những mặc cảm và hận thù thì chưa có thể hàn gắn và hình như không bao giờ. Sụ tồn tại với ý thức hệ ấy chính là vết thương chiến tranh, đang còn mưng mủ trong tâm thức của cả dân tộc của cả hai miền. Vì cho đến ngày chấm dứt chiến tranh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, sinh hoạt của “hai phe thắng thua” vẫn còn giữ lại một hình thức chiến tranh khác, (chiến tranh tiêu diệt ý thức hệ về chính nghĩa… !).
Việc phe thắng trận tổ chức “Mừng Chiến Thắng” và phe bại trận lại làm lễ “Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận”. Nhưng hai phe chính là đồng bào ruột thịt với nhau ! Người Lính của phe thắng trận thì được chăm sóc, được tưởng thưởng, được ghi công. Còn người Lính của phe bại trận thì bị trừng phạt, bị bỏ rơi…! Và chính ý thức hệ ấy cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm đối với người Lính không nhỏ.
Đây là nguyên nhân (không biết vô tình hay cố ý) đã dựng nên bức thành trì kiên cố để ngăn chia tinh thần đoàn kết của dân tộc, cắt đứt tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc, vì phe thắng trận không có lòng bao dung độ lượng đối với những người đã cùng đường, kiệt thế…mà lại là những người anh em với nhau, cùng chảy chung một dòng máu của Mẹ Việt Nam!
***
Thế nhưng người lính của phe bại trận họ cũng còn may mắn được những vòng tay và tình thương của các tổ chức Hội đoàn và Tôn giáo đã âm thầm cứu giúp, tuy trong thời buổi khó khắn, thì còn đâu lá lành để đùm lá rách? Nhưng cũng có thể gọi là những “tấm lòng vô tướng” để an ủi và sưởi ấm tình người trong lúc khốn khó.
Xin lược qua những chương trình Từ thiện đã cứu trợ Thương Phế Binh như sau:
Tai Quốc Nội :
Những buổi phát quà cho TPB QL. VNCH tại Chùa Liên Trì, Quận 2, Saigon vừa qua
Hàng năm vào các dịp lễ Tết hay lễ Vu Lan, tại Chùa Liên Trì Phường An Khánh, Quận 2, Thủ Thiêm, Sài Gòn, Hòa Thượng Không Tánh cùng quý Phât Tử thường tổ chức buổi phát quà cho Thương Phế Binh Quân Lưc Viêt Nam Công Hòa. Mỗi phần quà tượng trưng gồm: 1 bì thư 400.000 đồng + 5 ký gạo + 5 gói mì. Ngoài ra Hòa Thượng còn quan tâm đến quý Anh Em ở xa đến như là Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bạc Liêu…, đã hổ trợ mỗi Anh thêm 100.000 đồng tiền xe! Có một số anh em vì tàn tật già yếu, đến muộn, HT cũng giúp đỡ không bỏ sót anh em nào. Thêm nữa, các anh em còn đươc dùng bữa cơm chay thân mật đầy tình người tại chùa. Có những anh em cụt 2 chân thương tật quá nặng, các Phật Tử khỏe mạnh đã cõng vác anh em xuống tận bàn dùng bữa. Nhờ Chư Tăng và Phật Tử mỗi người một tay giúp nên các buổi phát quà rất thành công.
HT thay mặt TPB/VNCH cảm niệm và cám ơn Công đức của HT Thích Thiện Tâm và Ân Nhân Phật Tử Hải Ngoại. Anh em cũng bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ các Chư Tăng Phât Tử, quý Thầy cũng như quý Ân nhân Hải ngoai về tấm lòng từ bi bác ái .
Thế nhưng việc làm từ thiện nầy cũng không được suôn sẻ cho lắm. Nên Hòa thượng Không Tánh, một người khởi xướng hoạt động từ thiện giúp cho các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng hòa ngay ở Sài Gòn cho biết thêm hoàn cảnh hoạt động bây giờ:
“Chương trình này đã có cả chục năm rồi. Bà con ở nước ngoài có ủng hộ tiền về để giúp cho người nghèo khổ, cứu trợ bão lụt, tôi mới trình lên Giáo hội là số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa thiếu thốn, tật nguyền, không có ai đoái hoài đến nên tôi làm chương trình đó: mời về Chùa Liên Trì ăn cơm, phát quà. Rồi tôi ra ngoài Quảng Trị phát quà cho thương phế binh ngoài đó. Chương trình này làm cách đây cả chục năm rồi. Sau này có nhờ bác sĩ Hiển bên Pháp, ân nhân các nơi ủng hộ về để làm. Thời gian sau này họ (Nhà nước) thấy anh em thương phế binh đông bất lợi nên họ cho công an canh gác và gây khó khăn. Sau đó, cách đây hai năm tôi gửi tiền đó qua bên Dòng Chúa Cứu Thế để tổ chức. Khi Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức cách đây hai năm có chừng 200-300 anh em thương phế binh, sau đó bà con biết nên bây giờ quí linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế tiếp tục kêu gọi anh em thương phế binh đăng ký. Vừa rồi được sự giúp đỡ rộng rãi nên Dòng Chúa Cứu Thế đã phát cho trên 1000 thương phế binh. Họ về đó ăn uống, ca hát, nhận quà nên tôi rất mừng. Tôi cũng mừng khi họ tụ họp đông đảo như thế. Chương trình chúng tôi dự định ra giêng này sẽ ra Quảng Trị, Thừa Thiên để phát quà cho anh em thương phế binh ngoài đó. Họ khổ lắm ở ngoài đó xa quá đôi khi đâu thể vào Sài Gòn để nhận quà được. (Trích).
Đến năm 2012 việc làm từ thiện của chùa Liên Trì bị cấm, nên Thầy qua nhờ Dòng Chúa Cứu Thế đứng ra tổ chức. Các vị Linh Mục đều đồng ý nên mới có những ngày “Tri Ân Quý Ông TPB.QLVNCH” như chúng ta đã nghe. Đặc biệt nhất là là ngày:
“Lễ Tri Ân T P B – QLVNCH 28-4-2014” Tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Việt Nam.
Vào lúc 8 giờ ngày 28-4-2014, TPB từ nhiều tỉnh thành miền Nam tham dự buổi Tri Ân Quý Ông TPB cùng gặp mặt và giao lưu với nhau do Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức.
Linh Mục Anton Lê Ngọc Thanh phát biểu trong buổi lễ như sau: Việc tổ chức lễ Tri Ân TPB QLVNCH là sáng kiến của anh em Phật Giáo, đặc biệt là HT Không Tánh ở chùa Liên Trì. Năm ngoái định tổ chức tại đó nhưng bị công an làm khó dễ nên Thầy đã nhờ Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức. Và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013. Năm nay đáp ứng sự mong mỏi của anh em TPB họ có những cơ hội để gặp gỡ nhau. Vì trong suốt một thời gian dài họ bị bỏ rơi không được ai chăm sóc cả. Đúng ra dù bên thắng trận hay bên bại trận họ phải được chăm sóc bởi vì họ là một người lính, họ là nạn nhân của chiến tranh nên họ cần phải được chăm sóc, nhưng nhà nước Việt Nam đã bỏ rơi họ trong suốt gần 40 năm qua. Cái việc bù đắp nầy không thể bù đắp cho những mất mát đó. Nhưng chúng tôi muốn làm một cái gì đó để chứng tỏ nghĩa cử của người Công Giáo, của đồng bào Việt Nam. Nhớ và ghi ơn những người đã đổ xương máu, đã để lại một phần xác thịt của mình trên chiến trường vì mảnh đất người Việt Nam nầy. Và đợt nầy chúng tôi tập trung hoàn toàn cho các anh em TPB bởi vì họ là những người cao quý hơn cả.
Theo ghi danh cho đến ngày 24-4 khóa sổ thì ghi danh đuợc 422 người. Sau đó có rất nhiều người ghi danh nhưng chúng tôi không đủ khả năng tài chánh để tổ chức và hổ trợ cho họ nên chúng tôi phải xin lổi họ. Nên ngày hôm nay có một số chưa ghi danh nhưng họ muốn tham dự. Tài chánh cho việc tổ chức gồm một bửa ăn và một món quà cho mỗi ông TPB là 1 triệu đồng. Ban đầu chúng tôi chỉ chuẩn bị cho hơn hai trăm người nhưng đến ngày tổ chức thì con số lên gấp đôi. Nên chúng tôi kêu gọi sự ủng hộ của Đồng bào bốn phương trong nước có ngoài nước có Mỹ. Úc. Âu Châu. Đến giờ phút nầy Cha Thủ quỷ cho biết đã thu được 430 triệu đồng mới đủ bao thư quà tặng thôi. Chưa có chi phí cho bửa ăn trưa. Nhưng tôi nghĩ rằng, sau khi tổ chức họ ủng hộ thêm sẽ đủ. Xin cám ơn Chúa tôi và cám ơn các Anh Em TPB. (trích)
Hỏi : Sau buổi tổ chức nầy Cha có muốn làm gì tiếp theo cho Thương Phế Binh nữa không ?
Đáp: Sau nầy chúng tôi muốn làm rất nhiều chỉ sợ không có sức mà thôi. Và chúng tôi định tổ chức các nhóm để đi thăm viếng Anh Em TPB để xem những anh em không có ai chăm sóc bị bỏ rơi chúng tôi sẽ cho vào một danh sách riêng để tiện việc chăm sóc hơn trong năm. Có thể chúng tôi sẽ vận động mua bảo hiểm tốt nhất cho các anh em bệnh nặng, cần phải đi nhà thương liên tục. Đó là cái dự kiến. Xin anh chị em cầu nguyện cho việc nầy bởi vì hiện tại chúng tôi vẫn là hai bàn tay trắng. Chỉ mới bắt đầu suy nghĩ với Chúa chứ chưa có đồng nào cho kế hoạch cả.
Hiện diện trong buổi lễ Tri Ân hôm nay có quý vị chức sắc trong Hội đồng Liên tôn.
Linh Mục Giuse Hồ Đắc Tâm Bề trên và Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có đôi lời với các ông Thương Phế Binh và nói lên tấm lòng cao cả của các ông. Ngài cũng nói về kế hoạch và dự kiến sẽ tổ chức ngày TPB vào năm tới: Bởi vì tôn chỉ của Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi là loan báo tin mừng cho những người nghèo, những người bị bỏ rơi, những người bị từ khước và tôi nghĩ rằng anh em TPB là những người bị bỏ rơi gần 40 năm nay. Và chúng tôi nghĩ rằng mình phải có bổn phận mang tin mừng, mang niềm vui và nguồn an ủi đến cho các anh em cho nên chúng tôi mạnh dạn làm công việc nầy mà không sợ bị hiểu lầm !.
Tôi nghĩ rằng các anh em TPB hiện diện nơi đây cũng đón nhận tấm lòng của chúng tôi. Vì chúng tôi cũng chỉ có một tấm lòng còn việc đóng góp là do nhiều nhà hảo tâm trên khắp thế giới.
Tại Hải ngoại:
Trước tiên là Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa. P-O. Box 25554. Santa Ana. CA 92799. Hội Trưởng là cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn. Hội nầy rất quy mô, hằng năm họ đều tổ chức “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh” mỗi lần tổ chức đều thu trên nửa triệu đô la. Đặc biệt ĐNH Cám Ơn Anh kỳ 8 được tổ chức tháng 10 năm 2014 đã thu được con số kỷ lục là trên tám trăm ngàn đô là. Hội có trụ sở và nhiều người làm thiện nguyện để cứu xét hồ sơ. Và giúp đỡ rộng rãi cho hầu hết Anh Em TPB từ tỉnh Quảng Trị cho đến tỉnh cuối của Tổ quốc là tỉnh Cà Mâu. Nên nói chung là quy mô nhất thế giới. Ngoài ra tại Hoa Kỳ tiểu bang nào cũng có Hội Cứu Trợ TPB.QLVNCH cả. Như Hội Ái Hữu Cựu SVSQ TB Thủ Đức, Gia đình 81 Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt, Gia đình Mủ Đỏ Việt Nam, Trường Võ Bị VN. Ngoài ra còn tổ chức chương trình thăm viếng và chăm sóc phần mộ của các Tử Sĩ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trong những năm qua.
Tại Âu Châu thì đặc biệt nhất là ở Pháp có Hội Nạng Gổ, Hội Trưởng là ông Nguyễn Quang Hạnh hoạt động bền bỉ từ nhiều năm nay.
Nhóm Thiện Nguyện của Bác Sĩ Phan Minh Hiển cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho TPB.
Tại Đức thì có Hội Cứu Trợ TPB. QLVNCH- Đức Quốc với Hội Trưởng là anh Hoàng Tôn Long cũng đang hoạt động trong chương trình cứu trợ. Hội còn cung cấp hồ sơ TPB cho các ân nhân mỗi lần về thăm quê hương mang theo về để tùy nghi giúp đỡ…
Ngoài ra còn nhiều nhóm “Chiến hữu” với nhau đã tự phát, trong tinh thần tìm lại một chút tình “Huynh Đệ Chi Binh”, đã sẵn sàng chia xẻ cho nhau ngọt bùi.
Trên đây là việc cứu giúp về mặt vật chất, còn về mặt tinh thần thì họ cũng đã tổ chức các chương trình “Bầu Bí Tương Thân” để giúp đỡ cho những Cô nhi Quả phụ. Cũng là những việc từ thiện mang màu sắc Nhân bản và đầy tình người, họ vừa nhịp nhàng uyển chuyển và kiên trì đã đem lại cho những kẻ khốn cùng nguồn an ủi vô biên. Khiến cho họ quên đi những hận thù, quên đi những đắng cay cùng cực mà cuộc đời đã dành cho họ.
Cùng với mấy năm qua, khi tình hình “Biển Đông dậy sóng”, người dân trong nước đã tổ chức lễ Truy Niệm Cố Trung Tá Ngụy Văn Thà và 72 Chiến Sĩ Hải Quân đã hy sinh trong trận chiến Trung Cộng xua quân cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng như cho họ một niềm tự hào là đã được cầm súng để bảo vệ Quê Hương.
Nhờ Lịch Sử đã chứng minh điều đó, lịch sử đã trả lại cho Người Lính tinh thần cao quý đó, qua sự xác tín và tuyên bố của Nhà Nước Việt Nam (sau vụ biến động ở Biển Đông): “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, trước năm 1975 do Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam quản lý. Năm 1972 Trung Cộng đã xua quân đánh chiếm một số đảo”…!)
Đây có thể gọi là bức “Thông Điệp” mà Nhà nước Việt Nam hiện thời gởi cho Thế giới để “Công Nhận” một giai đoạn “Lịch Sử” cận đại: “Có sự chia cắt đất nước và có sự hiện hữu của cả hai Chính Quyền Nam Bắc”. Và công nhận QL.VNCH đã có công chiến đấu để bảo vệ Biển Đảo và Cương Thổ.
***
Xin chắp tay nguyện cầu cho một Nước Việt Nam sớm có được một nền Hòa bình, Độc lập, tôn trọng Nhân quyền để cùng nhau góp sức xây dựng đất nước phú cường. Xin cho những “Nạn Nhân Chiến Tranh” với những ngày cuối đời được tìm thấy những giây phút hạnh phúc, như lời một bài hát: “Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”… !
-
Tại sao bộ đội miền Bắc chiến thắng còn quân đội Việt Nam Cộng hòa, vốn là niềm kiêu hãnh của nhiều người dân miền Nam trước năm 1975, lại thua?
BBC đã đặt câu hỏi này với nhiều nhân chứng nhân chuyến công tác đến miền Nam California, Hoa Kỳ, nhân kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc cuộc chiến.
Điều bất ngờ là là BBC nhận được một câu trả lời tương đối giống nhau từ nhiều người khác nhau: đó là miền Nam bị Hoa Kỳ bỏ rơi nên không còn vũ khí đạn dược để chiến đấu.
Ông Nick Út, phóng viên ảnh chiến trường của hãng tin AP, người nổi tiếng với bức ảnh 'Em bé Napalm' nói: "“Quân đội miền Nam đánh rất giỏi, giỏi hơn miền Bắc. Thật sự đồng minh bỏ đi hết rồi thì họ không còn gì để mà đánh.”
“Họ muốn chiến đấu mà không còn đạn dược. Muốn ném bom cũng hết bom. Pháo binh cũng không còn pháo vì sự viện trợ của Mỹ đã hết rồi nên đành buông súng đầu hàng thôi.”
Còn ông Nguyễn Tú A, đồng nghiệp của ông Nick Út tại hãng AP, nói: “Tôi hay ra chiến trường. Những ngày chót phức tạp lắm. (Quân đội miền Nam) không có đủ bom đạn. Anh phải quen với tùy viên quân sự, phải năn nỉ thì mới có pháo bắn để chặn lúc bị tấn công.”
Ông Phạm Hòa, một cựu lính biệt kích, thì cho rằng sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi miền Nam Việt Nam thì chỉ còn một mình quân đội Việt Nam Cộng hòa chiến đấu với không chỉ cộng sản Bắc Việt mà còn toàn bộ quân đội các nước cộng sản trên thế giới như Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đông Đức... nên 'thua là đương nhiên'.
Về phần mình, chính quyền miền Bắc nói họ chiến thắng miền Nam do tinh thần chiến đấu anh hùng của bộ đội của họ.
Ad tin chắc rằng mỗi người trong các bạn đều có cách lý giải của riêng mình.
Các bạn đón xem toàn bộ các cuộc phỏng vấn này trên trang chính của BBC Việt ngữ trong những ngày sắp tới nhé.
-Xử lí những hình ảnh về “Hoa nơi chiến trường”
19/04/2015
TTO - Tối 19-4, phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) Lê Trương Hải Hiếu cho biết quận đã lập biên bản, thu giữ toàn bộ các hình ảnh liên quan triển lãm “Hoa nơi chiến trường” tại số 74E Hai Bà Trưng (P.Bến Nghé)
Ngoài ra, tại thời điểm kiểm tra, người trông coi cửa hàng cũng không xuất trình được giấy tờ tùy thân, nên lực lượng chức năng đã mời người này về trụ sở công an phường Bến Nghé để làm việc theo qui định.
Theo thông tin Tuổi Trẻ có được, tại địa chỉ kinh doanh nói trên đã xuất hiện những hình ảnh về chiến tranh, đồng thời qua quan sát cho thấy trên một số bức ảnh, họng súng được gắn lên những bông hoa. Những hình ảnh này hiện đang gây ra những phản ứng gay gắt ngay sau khi xuất hiện.
Biên bản làm việc tối 19-4 (UBND quận 1 cung cấp)
NDĐT - Đoàn kiểm tra liên ngành của quận 1, TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp cùng UBND phường Bến Nghé lập biên bản tịch 116 bức ảnh tại triển lãm ảnh “Hoa nơi chiến trường”, được tổ chức tại showroom Flower box Concept (số 74E đường Hai Bà Trưng ...
Chủ triển lãm “Hoa nơi chiến trường” xin chịu mọi xử phạtNgười Lao Động
TP.HCM: Tịch thu ảnh sai phạm ở triển lãm “Hoa nơi chiến trường”Đài Truyền Hình Việt Nam
Chính quyền nói gì về việc thu ảnh tại triển lãm “Hoa nơi chiến ...Báo Giáo dục Việt Nam
(GDVN) - Tổ chức triển lãm ảnh “Hoa nơi chiến trường” không xin phép, Công ty Thuận Lê sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Sáng ngày 20/4, lãnh đạo UBND Q.1, TP.HCM xác nhận với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Công ty Thuận Lê do ông Lê Đức Thuận (ngụ tại quận Phú Nhuận, TP.HCM) làm Giám đốc sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, do tổ chức triển lãm ảnh “Hoa nơi chiến trường” mà không xin phép.
Trước đó, nhằm thiết thực chào mừng 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 17/4 đến 8/5, tại showroom Flower box Concept (đường Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Q.1), Thuận Lê tổ chức triển lãm ảnh “Hoa nơi chiến trường”.
Cuộc triển lãm ảnh này bao gồm 116 bức ảnh được sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước khác nhau, tái hiện lại chiến tranh ở một góc nhìn hoàn toàn mới lạ, với các vũ khí như bom, súng, pháo…được thay thế bằng những bông hoa. Tất cả được dựng trên một hàng rào dây thép gai tại Flower box Concept.
Theo đại diện của Thuận Lê, trong suốt thời gian tổ chức cuộc triển lãm này, mỗi hóa đơn mua hàng của khách hàng sẽ được Thuận Lê trích 50.000 đồng từ quỹ hoạt động xã hội để ủng hộ cho các nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh.
Một trong số các bức ảnh tại triển lãm "Hoa nơi chiến trường" bị dư luận phản ứng (Ảnh: CTV) |
Ngoài ra, các nhà hảo tâm cũng có thể đóng góp trực tiếp bằng tiền, hiện vật tại hệ thống các cửa hàng của Flower box Concept.
Mục đích của chương trình là thông qua hình ảnh đối lập giữa hoa và chiến tranh khốc liệt, để gửi thông điệp của những nạn nhân của chiến tranh là hãy sống lạc quan, mạnh mẽ, để tiếp tục cuộc sống có ý nghĩa hơn, rực rỡ hơn giống như hoa kia vẫn khoe sắc trên những dây thép gai.
Tuy nhiên, ngay sau khi đăng tải các thông tin về cuộc triển lãm ảnh này trên báo chí, cư dân mạng và dư luận đã phản ứng rất gay gắt về nội dung của những bức ảnh này. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một cuộc triển lãm rất lố bịch, một trò đùa tai hại đối với lịch sử anh hùng của dân tộc.
Một số ý kiến khác thì lại cho rằng, chính Thuận Lê đang lợi dụng để kinh doanh, kiếm lợi nhuận, chứ không một người dân Việt Nam nào có thể chấp nhận một cuộc triển lãm ảnh hồ đồ đến như vậy,
Ngay sau khi nhận được những phản ứng của dư luận, thực hiện chỉ đạo của UBND Q.1, tối ngày 19/4, UBND Phường Bến Nghé với sự tham gia của tất cả các ban ngành có liên quan đã tổ chức kiểm tra hành chính cuộc triển lãm ảnh này.
Dù vậy, trong suốt thời gian bị kiểm tra, nhà tổ chức đã không thể trình ra được giấy phép tổ chức cuộc triển lãm. Chính vì vậy, toàn bộ những bức ảnh trưng bày tại cuộc triển lãm này đã bị UBND phường Bến Nghé tạm giữ. Toàn bộ cuộc làm việc đều có sự chứng kiến của tổ trưởng tổ dân phố, Cảnh sát khu vực nơi mà showroom Flower box Concept trú đóng.
Phản hồi cho những ý kiến dư luận, bà Nguyễn Thị Vân – đại diện truyền thông của Thuận Lê nhấn mạnh: Cuộc triển lãm này đã có sơ suất là không xin giấy phép tổ chức của các cơ quan có thẩm quyền. Lý do, bà Vân đưa ra là do cuộc triển lãm này chỉ tổ chức rất nhỏ, trong khuôn viên của showroom và hoàn toàn không bán vé, chỉ trích tiền ra để ủng hộ các hoạt động từ thiện, nên chưa xin giấy phép.
Đối với nội dung của những bức ảnh mà dư luận lên tiếng, bà Vân cho rằng: Mỗi bức ảnh đều có một ý nghĩa khác nhau, và mỗi người đều có thể nêu lên những quan điểm, ý kiến khác nhau.
Theo bà Vân, chỉ những ai chưa hiểu hết những nội dung, giá trị của các bức ảnh này thì mới có những phản ứng mạnh mẽ đến như thế. Thế nhưng, Thuận Lê vẫn khẳng định: Nội dung của những bức ảnh hoàn toàn không làm giảm sức mạnh của quân đội ta trong chiến tranh, mà chỉ có hình thức biến tấu nhằm làm giảm sức mạnh của phe địch.
Cũng theo lời bà Vân, mặc dù chương trình triển lãm ảnh này tổ chức với thiện chí tốt, nhưng do chưa hoàn tất xong thủ tục hiện hành, nên các bức ảnh vẫn đang bị UBND phường Bến Nghé tạm giữ, chờ hoàn tất xong thủ tục thì có thể sẽ tổ chức lại.