--Trung Quốc lên án nhà ngoại giao Việt Nam
11.03.2015
Chính quyền Bắc Kinh hôm nay đã tỏ ra tức giận về những lời phát biểu phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của ông Lê Lương Minh, hiện giữ chức Tổng thư ký ASEAN.
Trả lời tờ Manila Times tuần trước, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phản đối chính sách sử dụng đường đứt đoạn để khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.
Ông Minh cũng nói thêm rằng sự hội nhập kinh tế của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi “bất kỳ sự thù nghịch hay xung đột” có thể bùng ra trên vùng biển tranh chấp.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh luôn ủng hộ sự hội nhập kinh tế của ASEAN, nhưng hiệp hội này không phải là một trong các bên tranh chấp ở biển Đông.
“Ông Lê Lương Minh là Tổng thư ký ASEAN, và trong vấn đề biển Đông, đã nhiều lần có những phát biểu mang tính bè phái, không đúng thực tế hoặc không phù hợp với vị trí của ông”.
Phát ngôn viên của Trung Quốc nói thêm rằng điều đó “xa rời với vị trí trung lập của ASEAN, và làm tổn hại tới hình ảnh một tổ chức quốc tế khu vực của ASEAN”.
Ông Hồng nói thêm rằng vị tổng thư ký người Việt nên “bảo đảm rằng ASEAN tuân thủ các cam kết trung lập, và không sử dụng vị trí của mình cho mục đích riêng”.
Tới tối ngày 11/3, ông Lê Lương Minh chưa lên tiếng trước lời chỉ trích của phát ngôn viên Trung Quốc.
Việt Nam cũng chưa có tuyên bố nào đối với lời phát biểu mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong đó nói rằng các hành động bồi đắp của Trung Quốc ở biển Đông là “hợp pháp và chính đáng”.
Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.
Một nhà nghiên cứu tại Australia từng nói với VOA Việt Ngữ rằng thái độ “khó lường” của chính quyền Bắc Kinh về vấn đề biển Đông đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á.
Trong khi đó, báo chí quốc tế dẫn lời các quan chức Trung Quốc xác nhận rằng nước này đang đóng một hàng không mẫu hạm thứ hai với hệ thống phóng cải tiến hơn.
Nguồn: Reuters, Manila Times, CNA*************
09.03.2015 Việt Nam truy đuổi tàu Trung Quốc? bởi VOA Tiếng Việt
Sau khi nhận được tin báo của ngư dân về một chiếc tàu được gọi là “tàu lạ” xâm phạm lãnh hải Việt Nam, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đã triển khai hai chiếc tàu tới truy bắt.
Tuy nhiên, khi thấy lực lượng biên phòng Việt Nam, chiếc tàu mà truyền thông trong nước và các ngư phủ Đà Nẵng nói là tàu cá của Trung Quốc đã “bỏ chạy”.
Đại tá Lê Tiến Hưng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho VOA Việt Ngữ biết, vụ việc xảy ra sáng sớm ngày 7/3 và chỉ cách bờ biển thành phố Đà Nẵng 18 hải lý.
Khi được hỏi đó có phải là tàu của Trung Quốc hay không, ông Hưng nói:
“Mình bây giờ phải nói rõ là tàu nước ngoài, chứ không phải tàu Trung Quốc được. Khi 'bắt tận tay, day tận trán' thì mới khẳng định được tàu có là của nước nào, rồi sau đó mình mới lập biên bản, xác định hành vi phạm tội, địa điểm phạm tội, trang thiết bị phạm tội trên vùng biển Việt Nam thì sau đó mình mới xử lý theo pháp luật Việt Nam được. Mặc dù biết là của Trung Quốc nhưng mà chưa 'bắt tận tay, day tận trán' được nên việc đó phải hết sức cẩn thận với thông tin, không khéo Trung Quốc phản ánh lại rất là phiền bởi vì chưa bắt được mà.”
Trong khi đó, báo chí Việt Nam dẫn lời các ngư dân địa phương cho biết chiếc “tàu lạ” có “kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014”.
Mặc dù biết là của Trung Quốc nhưng mà chưa 'bắt tận tay, day tận trán' được nên việc đó phải hết sức cẩn thận với thông tin, không khéo Trung Quốc phản ánh lại rất là phiền bởi vì chưa bắt được mà.
Đại tá Lê Tiến Hưng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng.
Truyền thông trong nước cũng đưa tin thêm về việc nhiều vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thời gian qua, “không chỉ khai thác trái phép hải sản, mà còn có dấu hiệu đưa phương tiện thăm dò, khiêu khích tàu cá ngư dân Việt Nam”.
Ông Hưng cho biết thêm rằng trong năm 2014, có gần 300 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm khu vực biển cách Đà Nẵng khoảng 40 - 50 hải lý. Ông không nói rõ trong số đó có bao nhiêu tàu của Trung Quốc.
Ngoài ra, ông cũng cho hay rằng có 6 trường hợp tàu cá Trung Quốc tông, va, bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi và Khánh Hòa trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cũng cho biết lực lượng của ông luôn giữ liên lạc với các ngư dân, phát huy sức mạnh của quần chúng vì họ “là những người hoạt động trên tất cả vùng biển Việt Nam”.
Tình hình biển Đông nóng lên suốt từ năm ngoái sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển mà Việt Nam coi là thềm lục địa của mình cũng như ngăn chặn ngư dân Việt đánh bắt tại những nơi tranh chấp ở biển Đông.
Bây giờ phải nói rõ là tàu nước ngoài, chứ không phải tàu Trung Quốc được. Khi 'bắt tận tay, day tận trán' thì mới khẳng định được tàu có là của nước nào...
Đại tá Lê Tiến Hưng.
Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, gần đây đã lên tiếng phản đối các hoạt động lấn biển và xây dựng của Trung Quốc trên các bãi đá ở Trường Sa và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay lập tức các hành động ‘sai trái’, ‘vi phạm chủ quyền Việt Nam.’
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cuối tuần quan nói rằng nước ông “có toàn quyền tiến hành xây dựng và phát triển đất đai quanh các hòn đảo và bãi đá tranh chấp trên biển Đông”.
Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.
Ông gọi các hành động bồi đắp ở biển Đông là “hợp pháp và chính đáng”. Việt Nam chưa lên tiếng trước các phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
11.03.2015
Chính quyền Bắc Kinh hôm nay đã tỏ ra tức giận về những lời phát biểu phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của ông Lê Lương Minh, hiện giữ chức Tổng thư ký ASEAN.
Trả lời tờ Manila Times tuần trước, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phản đối chính sách sử dụng đường đứt đoạn để khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.
Ông Minh cũng nói thêm rằng sự hội nhập kinh tế của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi “bất kỳ sự thù nghịch hay xung đột” có thể bùng ra trên vùng biển tranh chấp.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh luôn ủng hộ sự hội nhập kinh tế của ASEAN, nhưng hiệp hội này không phải là một trong các bên tranh chấp ở biển Đông.
“Ông Lê Lương Minh là Tổng thư ký ASEAN, và trong vấn đề biển Đông, đã nhiều lần có những phát biểu mang tính bè phái, không đúng thực tế hoặc không phù hợp với vị trí của ông”.
Phát ngôn viên của Trung Quốc nói thêm rằng điều đó “xa rời với vị trí trung lập của ASEAN, và làm tổn hại tới hình ảnh một tổ chức quốc tế khu vực của ASEAN”.
Ông Hồng nói thêm rằng vị tổng thư ký người Việt nên “bảo đảm rằng ASEAN tuân thủ các cam kết trung lập, và không sử dụng vị trí của mình cho mục đích riêng”.
Tới tối ngày 11/3, ông Lê Lương Minh chưa lên tiếng trước lời chỉ trích của phát ngôn viên Trung Quốc.
Việt Nam cũng chưa có tuyên bố nào đối với lời phát biểu mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong đó nói rằng các hành động bồi đắp của Trung Quốc ở biển Đông là “hợp pháp và chính đáng”.
Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.
Một nhà nghiên cứu tại Australia từng nói với VOA Việt Ngữ rằng thái độ “khó lường” của chính quyền Bắc Kinh về vấn đề biển Đông đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á.
Trong khi đó, báo chí quốc tế dẫn lời các quan chức Trung Quốc xác nhận rằng nước này đang đóng một hàng không mẫu hạm thứ hai với hệ thống phóng cải tiến hơn.
Nguồn: Reuters, Manila Times, CNA*************
09.03.2015 Việt Nam truy đuổi tàu Trung Quốc? bởi VOA Tiếng Việt
Sau khi nhận được tin báo của ngư dân về một chiếc tàu được gọi là “tàu lạ” xâm phạm lãnh hải Việt Nam, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng đã triển khai hai chiếc tàu tới truy bắt.
Tuy nhiên, khi thấy lực lượng biên phòng Việt Nam, chiếc tàu mà truyền thông trong nước và các ngư phủ Đà Nẵng nói là tàu cá của Trung Quốc đã “bỏ chạy”.
Đại tá Lê Tiến Hưng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cho VOA Việt Ngữ biết, vụ việc xảy ra sáng sớm ngày 7/3 và chỉ cách bờ biển thành phố Đà Nẵng 18 hải lý.
Khi được hỏi đó có phải là tàu của Trung Quốc hay không, ông Hưng nói:
“Mình bây giờ phải nói rõ là tàu nước ngoài, chứ không phải tàu Trung Quốc được. Khi 'bắt tận tay, day tận trán' thì mới khẳng định được tàu có là của nước nào, rồi sau đó mình mới lập biên bản, xác định hành vi phạm tội, địa điểm phạm tội, trang thiết bị phạm tội trên vùng biển Việt Nam thì sau đó mình mới xử lý theo pháp luật Việt Nam được. Mặc dù biết là của Trung Quốc nhưng mà chưa 'bắt tận tay, day tận trán' được nên việc đó phải hết sức cẩn thận với thông tin, không khéo Trung Quốc phản ánh lại rất là phiền bởi vì chưa bắt được mà.”
Trong khi đó, báo chí Việt Nam dẫn lời các ngư dân địa phương cho biết chiếc “tàu lạ” có “kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014”.
Mặc dù biết là của Trung Quốc nhưng mà chưa 'bắt tận tay, day tận trán' được nên việc đó phải hết sức cẩn thận với thông tin, không khéo Trung Quốc phản ánh lại rất là phiền bởi vì chưa bắt được mà.
Đại tá Lê Tiến Hưng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng.
Truyền thông trong nước cũng đưa tin thêm về việc nhiều vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thời gian qua, “không chỉ khai thác trái phép hải sản, mà còn có dấu hiệu đưa phương tiện thăm dò, khiêu khích tàu cá ngư dân Việt Nam”.
Ông Hưng cho biết thêm rằng trong năm 2014, có gần 300 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm khu vực biển cách Đà Nẵng khoảng 40 - 50 hải lý. Ông không nói rõ trong số đó có bao nhiêu tàu của Trung Quốc.
Ngoài ra, ông cũng cho hay rằng có 6 trường hợp tàu cá Trung Quốc tông, va, bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi và Khánh Hòa trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng cũng cho biết lực lượng của ông luôn giữ liên lạc với các ngư dân, phát huy sức mạnh của quần chúng vì họ “là những người hoạt động trên tất cả vùng biển Việt Nam”.
Tình hình biển Đông nóng lên suốt từ năm ngoái sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển mà Việt Nam coi là thềm lục địa của mình cũng như ngăn chặn ngư dân Việt đánh bắt tại những nơi tranh chấp ở biển Đông.
Bây giờ phải nói rõ là tàu nước ngoài, chứ không phải tàu Trung Quốc được. Khi 'bắt tận tay, day tận trán' thì mới khẳng định được tàu có là của nước nào...
Đại tá Lê Tiến Hưng.
Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, gần đây đã lên tiếng phản đối các hoạt động lấn biển và xây dựng của Trung Quốc trên các bãi đá ở Trường Sa và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay lập tức các hành động ‘sai trái’, ‘vi phạm chủ quyền Việt Nam.’
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cuối tuần quan nói rằng nước ông “có toàn quyền tiến hành xây dựng và phát triển đất đai quanh các hòn đảo và bãi đá tranh chấp trên biển Đông”.
Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.
Ông gọi các hành động bồi đắp ở biển Đông là “hợp pháp và chính đáng”. Việt Nam chưa lên tiếng trước các phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.