Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Nhà Băng & Nhà Nước


Son Tran 
Ngô Duy Quyền 
Lê thị Công Nhân

VIỆT CỘNG BANK HÃY
TRẢ TIỀN KHÁCH HÀNG – PHẦN II
TÓM TẮT: Ông Nguyễn Thanh Giang – sinh năm 1936, tiến sỹ vật lý địa chất nghỉ hưu, trú tại số 5 ngõ 341 quận Nam Từ Liêm, bị Vietcombank không trả tiền trong tài khoản của ông. Cụ thể như sau:
Năm 1995 ông Thanh Giang mở tài khoản tại Sở Giao dịch chính Vietcombank. Khi có chi nhánhVietcombank Thanh Xuân 448 Nguyễn Trãi (nằm cùng phía trường Đại học Quốc Gia/Tổng hợp cũ, cách ngã tư Khuất Duy Tiến khoảng 100m) thì ông giao dịch tại chi nhánh này cho gần nhà.

Mọi việc bình thường đến cuối năm 2011, bỗng dưng chi nhánh này không cho ông rút tiền mà không có lý do chính đáng nào được đưa ra một cách nghiêm túc tối thiểu (tức là bằng văn bản). Cả chục lần ông tới chi nhánh đều quay về trong tức tưởi. Nhân viên ngân hàng luôn nói làm “Theo lệnh cấp trên.” thỉnh thoảng lại nói “Theo lệnh Bộ Công An.” (Bộ Công An thì liên quan gì ở đây? Hay như vụ Chặt cây Hà Nội, dở hơi dở hồn ra lệnh cho Trường Đại học Lâm nghiệp cấm giảng viên, nhân viên trường nói về vụ Chặt cây, rồi sau này chối bai bải để lại thất đức cho con cháu!). Họ bảo ông lên Trụ sở chính Vietcombank mà hỏi. Dù ông yêu cầu thế nào chi nhánh này cũng nhất quyết không biên bản làm việc hay ghi giấy giới thiệu ông đến gặp “cấp trên” hay “Bộ Công An” thần bí nào đó để khiếu nại, nếu như chi nhánh này không làm gì sai.
Sự việc cứ thế kéo dài suốt 5 năm! Ông Nguyễn Thanh Giang tuổi cao sức yếu, cũng chưa cần cấp số tiền này (khá nhỏ), và ông quá nhẫn nhịn, nên không đưa sự việc ra công luận. Ông rất mệt mỏi và bế tắc đến nỗi gửi chi nhánh 1 lá thư tuyên bố nếu không trả tiền cho ông và vẫn cứ im lặng khinh thường, vô luật với khách hàng, ông sẽ đến chi nhánh này tuyệt thực cho đến khi nào họ giải quyết hoặc đến chết!
Biết tin này, chúng tôi rất shock và phẫn nộ, không tưởng tượng nổi ngân hàng Vietcombank lớn và chuyên nghiệp, giao dịch toàn cầu lại hành xử như vậy. Sáng thứ 6, 8.5.2015 chúng tôi cùng bác Giang đến chi nhánh đòi tiền lần cuối cùng . Nếu ngân hàng không trả thì phải làm giấy gới thiệu nói rõ phải đến chỗ nào đề đòi. Cuộc làm việc kết thúc trong vô vọng khi ngân hàng vẫn nhất quyết nói họ chỉ làm theo lệnh cấp trên. Rát cổ bỏng họng ngân hàng mới đưa một giấy hẹn mời bác Giang tới làm việc với ông Ngô Quốc Kỳ-Giám đốc Chi nhánh vào 4h chiều thứ 3 ngày 12.5.2015.
NỘI DUNG LÀM VIỆC NGÀY 12.5.2015
Gần 4h chiều chúng tôi đến ngân hàng, đã thấy mật vụ đầy nhóc. Một số bạn bè quan tâm đến ủng hộ, cổ vũ bác Giang đòi tiền-đòi công lý, như vợ chồng nhà báo Nguyễn Tường Thụy, ông Nguyễn Lê Hùng, anh Trương Văn Dũng, cô dân oan Nguyễn thị Huần, học giả Nguyễn Hoàng Đức, anh Toàn, anh Sơn, bà giáo Thảo … Các mật vụ quận Thanh Xuân chủ động ra bắt chuyện một nạn nhân bị sách nhiễu quen thuộc của họ là thầy giáo Vũ Mạnh Hùng-trường Cao đẳng Thương Mại (nhà ở quận Thanh Xuân).
Đúng 4h, một cô đẹp như hoa hậu nhưng không xưng tên, ra mời bác Giang vào làm việc và lại ca điệp khúc chỉ một mình bác Giang được vào !? Chúng tôi lại phải “ní nuận” với hot girl này mà cái đầu cô ta có vẻ cũng đang hot (sốt!), để được đi cùng bác. Sau đó được biết cô này là Phó Giám đốc Chi nhánh chứ “Không phải dạng vừa đâu”.
Lẽ ra cô này phải lịch sự hỏi chúng tôi “Phía bác đi mấy người ạ? Phòng chỉ có 12 ghế, phía bác đi 6 người thì ngồi thoải mái, nếu nhiều hơn thì mọi người vui lòng ngồi ghế phụ vì bên ngân hàng có 6 người tham gia” (Ví dụ thế). Đôi co một lúc thì họ cũng để kỹ sư Hoàng Văn Hùng, thầy giáo Vũ Hùng và tôi theo bác vào phòng.
Ông Kỳ-Giám đốc giới thiệu bà Mai Phương – Trưởng phòng Dịch vụ và Thanh Toán, bà Thúy Hằng – Phó phòng Khách hàng (chưa kể bên ngoài có khá đông mật vụ) cùng tham gia. Ông vào đề ngay một cách rất tự tin (chúng tôi mừng thầm, lẽ thường người làm đúng sẽ tự tin!). Ông Kỳ nói tài khoản của bác Giang bị khóa là khóa trên toàn hệ thống và ngân hàng làm theo lệnh Bộ Công an. Chi nhánh không làm việc này. Ông Kỳ hôm nay rất khôn, chẳng đả động một lời đến cấp trên hay trụ sở chính Vietcombank như lần trước.
Chúng tôi hỏi tại sao lôi Bộ Công an vào đây, ông Kỳ chăm chú nhìn vào một tờ giấy trên mặt bàn và đọc: Bộ Công an có đầy đủ chứng cứ chứng minh Nguyễn Gia Kiểng-hiện đang sống tại Pháp là đối tượng phản động, chống phá chính quyền và nhân dân Việt Nam, nên yêu cầu Vietcombank khóa tài khoản của ông Giang vì ông Kiểng có chuyển tiền về tài khoản này, thắc mắc gì mời lên Thanh tra Bộ Công an số 3 Nguyễn Thượng Hiền làm việc.
Đọc thế là hết, hết luôn trách nhiệm. Chúng tôi nghễnh dài cổ đợi xem còn gì nữa không. Đợi một cái gì đó có vẻ chuyên nghiệp một tí, có dấu vết pháp luật một tí, nghe có vẻ pháp quyền, hành chính một tí, chứ cái mùi dư luận viên thối hoắc này thì quá là phì cười!
Chúng tôi hỏi: “Anh đọc cái gì vậy? Tiêu đề của nó đâu? Một văn bản nhà nước mà không có tiêu đề, số hiệu, ngày tháng, người ký là sao? Anh phải đọc nốt đi chứ? Cái đoạn vừa rồi anh đọc trẻ con ngoài đường nó cũng bịa ra được.”
Thật shock khi nghe ông này trả lời “Đây là tài liệu mật, là việc nội bộ của chúng tôi. Chúng tôi không được tiết lộ văn bản này.” và lấy mấy tờ giấy khác che lên cái văn bản đó ngay.
Vậy là rõ nhé, tự thú đấy nhé: Vietcombank và Bộ Công an hành xử bằng mật lệnh để đàn áp khách hàng. Mafia thua xa! Mafia chỉ dám buôn lậu, bảo kê quán rượu, mại dâm. Mafia chưa bao giờ dám mở ngân hàng để rồi cướp trắng tiền của khách hàng như thế.
Ông Kỳ rè rè tua bài giáo điều hỗn độn: “Chúng tôi chỉ biết làm theo lệnh của cơ quan có thẩm quyền; Lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì chúng tôi phải làm theo; Ai trong hoàn cảnh chúng tôi cũng phải làm theo lệnh cơ quan thẩm quyền …” Ấy chết! Một mình ông dại, một mình ông hèn, ông sợ vãi bọn thẩm quyền lạ lùng bí hiểm nào đấy, ông lại vu cho cả nghành ngân hàng cũng như ông, là răng?
Trên đây là toàn bộ cái gọi là lý lẽ của Vietcombank được trình bày trước ống kính camera loại xịn đặt trên chân máy cũng xịn nốt, chiếu thẳng vào chúng tôi, quay suốt buổi làm việc. Cái gì của ngân hàng cũng xịn, chỉ có lý lẽ là đểu giả y hệt cái lưỡi bò 9 đoạn 12 khúc của Tàu khựa !
Thật khốn khổ và cay đắng cho chúng tôi khi phải tiếp tục nêu ra những lý lẽ mà ai cũng biết, chỉ có một số kẻ chày cối vờ vịt không biết:
- Người dân khi mở tài khoản và khi giao dịch đều có giấy tờ, thì việc khóa tài khoản càng đương nhiên phải có giấy tờ, sao ngân hàng lại làm việc mafia như vậy;
- Yêu cầu photo cái lệnh đó đưa cho chúng tôi để làm căn cứ khiếu kiện;
- Nếu không đưa được cái lệnh đó ra, chúng tôi buộc phải hiểu:
1- Nếu thật là Bộ Công an ra lệnh mà ngân hàng lại không dám đưa cái lệnh đó ra tức là lệnh này là phi pháp (nội dung sai, hình thức sai, thẩm quyền sai). Ngân hàng khiếp sợ, biết sai vẫn làm theo cái sai thì phải chịu trách nhiệm đồng phạm;
2- Ngân hàng đổ điêu cho Bộ Công an, vậy ngân hàng phạm tội vu khống Bộ Công an. Nhưng thôi, không cần bàn sâu việc này, nếu Bộ Công an thấy thiệt hại, bức xúc tự họ sẽ kiện ngân hàng, hoặc đơn giản là bác bỏ cáo buộc của ngân hàng (như vụ Chặt cây Hà nội nhắc ở trên).
Không còn cách hiểu nào khác đối nếu có lương tri bình thường.
- Tại sao ngân hàng báo công an biết việc gửi và nhận tiền của khách hàng?
- Nếu ông Kiểng là tội phạm thì yêu cầu Bộ Công an ra lệnh truy nã quốc tế ông Kiểng, tích cực phối hợp Interpol bắt ông Kiểng;
- Nếu xác định tiền ông Kiểng gửi về là để phạm pháp thì đừng nhận. Tại sao nhận rồi giữ lại không cho đầu kia rút? Hành động này của ngân hàng không gọi là cướp, là quỵt thì gọi là gì?
- Không cho người nhận rút tiền thì phải trả lại người gửi là ông Kiểng, ghi rõ lý do của việc trả lại. Vietcombank phải ra văn bản gửi ông Kiểng yêu cầu đừng gửi tiền đến Vietcombank, nếu không ông Kiểng cứ đến gửi mà ngân hàng không nhận thì ngân hàng sẽ phạm tội phân biệt đối xử là tội cực nặng về vi phạm nhân quyền. Mọi lý do đưa ra thì phải chính đáng, đương nhiên.
- Trong tài khoản có tiền của ông Giang, có tiền của ông Kiểng gửi và cả những người khác gửi, theo lệnh mồm bảo khóa là chiếm giữ tất cả hay sao?
- Nếu ông Giang có tội (chính bác Thanh Giang tuyên bố), yêu cầu truy tố ông Giang ngay. Vì suốt 5 năm qua, đồng chí công an X-người đã ra lệnh khóa tài khoản, đã phạm tội quy định tại điều 294 Bộ luật Hình sự “Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” khoản 2.a “Người nào có thẩm quyền truy cứu mà không truy cứu hình sự người mà mình biết rõ là có tội thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia”;
- Ngược lại, nếu ông Giang không có tội thì đồng chí công an X quyết định bắt ngân hàng không trả tiền cho ông Giang, đã phạm tội quy định tại điều 296 Bộ luật Hình sự “Tội ra quyết định trái pháp luật” mức án cao nhất đến 10 năm tù, hoặc phạm tội vu khống.
- Tóm lại, nếu coi việc khóa tài khoản là biện pháp ngăn chặn, thu giữ tang vật vụ án thì tức là ông Giang phạm tội, vậy sao suốt 5 năm qua không khởi tố ông Giang? Do vậy, vu ông Kiểng ông Giang có tội gì đó chỉ là cái cớ để quỵt tiền. Quỵt tiền mới là mục đích.
Tất nhiên đó là trong trường hợp Vietcombank đưa ra được bằng chứng là Bộ Công an ra lệnh ép buộc họ. Nhưng chả có bằng chứng nào cả! Ai đời kêu gào là mình bị buộc làm theo lệnh đồng chí X nhưng nhất quyết bao che tung tích đồng chí X bằng chết thì thôi! Còn bảo khách hàng hãy đi lang thang kiện tụng, có gan thì ghé qua Văn phòng Thanh tra Bộ Công an nói là có ông Kỳ ở Vietcombank Thanh Xuân bảo lên đây kiện. Trời! Kỳ ơi, Kỳ quá kỳ, kỳ ạ!
Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với những cái lỗ tai bằng gỗ “mõ vàng tâm”:
- Anh nói mồm thế này rồi xúi chúng tôi lên Bộ Công an kiện à? Nếu anh là công an anh có nghe được không? Chắc chắn công an sẽ hỏi “Ông bà có chứng cứ gì mà vu cho Bộ Công an? Đứa ất ơ nào làm ăn vớ vẩn vu mồm đổ điêu cho chúng tôi, ông bà cũng lên đây kiện à?”
- Mà tại sao chúng tôi lại phải lên Bộ Công an? Ngay cả khi có cái văn bản động trời ấy làm bằng chứng, thì nó cũng chỉ cho thấy Bộ Công an đã làm sai (nếu không thì 5 năm qua đã khởi tố bác Giang, truy nã bác Kiểng), mà ngân hàng lại cun cút làm theo cái sai của công an thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm với khách hàng nên chúng tôi không đi đâu hết.
- Ngân hàng cứ nói là làm theo lệnh cơ quan có thẩm quyền, kể cả thẩm quyền tối cao thì vẫn phải có căn cứ. Chả lẽ cứ nghe đến quyền lực là sợ vãi ra, quyền lực nó bảo gì cũng làm.
Thẩm quyền là để làm việc đúng đắn, nếu không đó chỉ là quyền lực, là cường quyền, tà quyền để áp bức và bóc lột người khác, hoàn toàn không phải là thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay đạo lý. Ngân hàng đừng tự đánh lừa mình về các khái niệm như thế.
Khi tôi đọc các điều luật hình sự về tội của người có thẩm quyền mà lại không làm đúng hoặc làm sai chức trách của mình, về việc thu giữ và xử lý tang vật vụ án (nếu có vụ án) thì ông Kỳ gạt đi, nói “Chúng ta không nói chuyện luật pháp ở đây. Cái đấy không liên quan việc này, không cần dùng đến.” Ô hay! Ngân hàng không trả tiền khách hàng, mà lại không thèm nói chuyện pháp luật thì nói chuyện gì hả giời ? Hay là mình nói chuyện “Anh ngủ thì tôi thức, tôi thức thì anh ngủ, chúng mình thay nhau canh giữ hòa bình thế giới.” nhé, (Nguyễn Minh Triết).
Khoảng 5h30 cô Phó Giám đốc lộng lẫy bước vào, nói “Thưa anh (Kỳ), hết giờ làm việc rồi. Hệ thống báo động sẽ bật, từ giờ có người lạ nào ở đây thì công an sẽ tới ngay.” Chẳng ai nói lại gì. Có vẻ không xi nhê. 10 phút sau cô này lại bước vào lộng lẫy, tiếp tục cảnh báo. Ông Kỳ nói “Hết giờ làm việc rồi, mời các anh chị về cho, bác Giang muốn trao đổi gì thì chỉ mình bác Giang ở lại.” Suy nghĩ một lúc, ông ta lại thêm “Cho phép 1 người được ở lại để hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe bác Giang.”
Lúc này, bác Giang mới lên tiếng “Công an hả? Tốt thôi, mời họ vào đây, bảo họ bắt giam tôi luôn đi. Không trả tiền lại còn dọa dẫm, anh Kỳ còn chút lương tâm nào không? Nên nhớ tôi là chủ nợ, ngân hàng là con nợ, mà không phải là vay nợ bình thường, ngân hàng dùng quyền lực cướp tiền trong tài khoản của tôi. Trả tiền cho tôi ngay, đừng có lằng nhằng, vớ va vớ vẩn.”
Ông Kỳ cuống lên, chúng tôi cũng hoảng vì thấy mặt bác đỏ bừng, dấu hiệu của tăng huyết áp, bác vốn huyết áp cao. Ông Kỳ vội vàng nói “Xin bác đừng nói thế, tiền của bác vẫn còn nguyên đấy, không hao tổn 1 đồng, ngân hàng chỉ làm dịch vụ hưởng phí thôi. Cái này chúng tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên có thẩm quyền.” Bác Giang bảo “Cấp trên nào? Sao hồi nãy bảo là Bộ Công an? Anh là ai? Có thẩm quyền đại diện ngân hàng làm việc với tôi không, hay anh là công an? Nãy giờ anh chỉ toàn nói đến công an. Tôi đến đây đòi tiền. Đây là chuyện tôi với ngân hàng, công an công iếc cái gì. Kể cả có công an thì bảo họ ai phạm pháp cứ vào bắt. Ở đây chính ngân hàng là kẻ phạm pháp. Ngân hàng có giải tỏa tài khoản của tôi không, có trả tiền không?”
Im lặng một lúc, 15 phút sau, cửa bật mở, 2 người mặc đồng phục màu xanh kiểu vệ sỹ bước vào. Bên ngoài đông đảo công an, mật vụ, và các vệ sỹ khác. Ông Kỳ chủ động giới thiệu “Theo quy trình, hết giờ làm việc thì vệ sỹ họ phải đi một vòng tất cả các phòng trong trụ sở ngân hàng để xem còn ai ở lại làm việc không. Chứ không bắt giữ, đe dọa ai cả.”
Chúng tôi nói “Ngân hàng thật quá đáng, chiếm giữ tiền của khách hàng, mời khách hàng đến làm việc mà 2 lần mang công an ra dọa, giờ lại đem vệ sỹ vào. Anh nói là không dọa, cần gì anh phải nói là “Tôi dọa các người đấy.” Anh làm chúng tôi cảm thấy bị đe dọa, như vậy là đủ rồi, đủ hiểu ngân hàng có thành ý giải quyết hay không. Nếu các anh định lấy cớ an ninh ngân hàng đuổi chúng tôi, chúng tôi sẽ đi ngay, xuống phòng lễ tân (lúc này đang ở phòng họp của giám đốc trên tầng 8), càng thoáng, càng thích và an toàn cho chúng tôi vì gần gũi anh em đang kiên nhẫn chờ đợi ngoài vỉa hè. Các anh nên dẹp ngay ý định vu vạ cho chúng tôi bất kỳ điều gì liên quan đến an ninh an toàn của ngân hàng, vì: 1- Chúng tôi không lẻn vào đây, ngân hàng hẹn chúng tôi làm việc và mời vào phòng này; 2- Chính các anh và cái camera kia làm chứng chúng tôi không làm điều gì tổn hại tài sản, ô nhiễm môi trường ở đây, tiền bạc không nhìn thấy chẳng sờ vào. 3- Cả 3 chúng tôi đi cùng bác Giang, thì bác Giang có quyền thay người khác đi cùng bác ấy, ngân hàng chớ can thiệp vào, vô duyên.”
Sau đó anh Hoàng Văn Hùng bận việc gia đình đi về, bác Giang đề nghị anh Trương Dũng lên thay, nhưng ở dưới nhân viên không cho anh Dũng lên. Chúng tôi còn 3 người: nhân vật chính: nạn nhân Nguyễn Thanh Giang 80 tuổi huyết áp cao đã sẵn sàng bị chết trong tù vì cái tội dám đòi ngân hàng trả tiền trong tài khoản của mình; thầy giáo Vũ Hùng-cựu tù nhân lương tâm, phiên bản đẹp giai của ông Hồ Chí Minh, hiền hơn bụt, là nạn nhân dự khuyết của Việt cộng Bank; tôi-cựu tù chính trị, huyết áp thấp 60/90, có đứa con 3 tuổi đang nhờ người trông, ông chồng gầy tong teo làm nghề chăn vịt (Nhờ ơn đảng cộng sản, nhờ ơn chính phủ ép hãng luật đuổi việc lão vì cái tội dám lấy tôi!), trước hắn là kỹ sư làm việc tại phòng sáng chế hãng luật Phạm và Liên danh, đang cùng anh em biểu tình ngoài vỉa hè ngân hàng, và một bà mẹ già di chứng tai biến não liệt và câm đang chờ ở nhà. Tôi cũng là nạn nhân dự khuyết của cái ngân hàng chết tiệt này.
Vậy mà đem công an ra dọa chúng tôi ư? Thời nào vậy? Thưa rằng thời MẠT SẢN. Cái trò chính quyền thuê côn đồ (mà có khi tự làm cũng nên?) ném cứt pha dầu luyn vào nhà những người đấu tranh dân chủ và dân oan chống bất công hoặc 1 ngày đẹp trời bị 5, 6 tên mật vụ cầm gạch, tuýp sắt phang vào đầu, phang vào sườn, phang vào ống đồng dù vợ chồng con cái nạn nhân đang chở nhau đi trên đường thì đúng là sợ vãi !!! Kẻ nào đã ra lệnh cho gần 20 mật vụ lao vào sờ soạng, thọc vào vùng kín của nữ nạn nhân-là một chiến sỹ dân chủ hòa bình rất trẻ, ngay tại sân bay quốc tế Nội Bài. Đến nỗi, bà giáo Hường, tín đồ Thiên Chúa Giáo, đang sống tại khu Bách Khoa Hà Nội, có người cháu là nhân viên an ninh chính thức của sân bay, kể với bà “Thiếu mỗi nước chúng nó xé quần áo con bé ra cưỡng hiếp. Cực kỳ ghê tởm!”
Tại sao cộng sản lại vô thần, vô đạo, khiến họ cứ ngang nhiên nói lời càn quấy, trắng trợn làm điều xằng bậy, ác ôn mà không sợ luật nhân quả? Chính xác là do TỨ VÔ:
1- Bản thân thì vô sản;
2- Xã hội thì vô gia đình (Gia đình bé hơn tổ chức, cấp ủy. Công an, bộ đội muốn lấy chồng, cưới vợ phải nộp đơn và lý lịch của người yêu cho tổ chức cấp ủy. Đợi xét duyệt, cấp phép bằng văn bản, mới được cưới);
3- Dân tộc thì vô tổ quốc đếch quê hương (có Quốc tế Cộng sản 1,2,3 ta cùng bước lùi và quan thầy Xô Viết Trung cộng rồi, cần gì tổ quốc quê hương. Khẩu hiệu: Vô sản khắp nơi liên kết lại xây dựng thế giới đại đồng thẳng tiến lên thiên đường cộng sản;
4- Linh hồn thì vô thần, vô đạo.
Là con người mà tứ vô thì còn gì là người! Còn chả bằng con súc vật. Súc vật nó thích ai là nó tự nhiên tiến tới chinh phục, không phải đợi thằng sản ủy nào xét duyệt, cấp phép. Nhưng cộng sản đâu cần làm người, cũng chẳng phải con người. Là người ai lại ra lệnh hoặc tự mình kỳ công, cố sức kìm nén nôn mửa ngồi khuấy trộn cứt với dầu luyn rồi ném vào người khác như thế? Thích thì cứ việc khuấy trộn để tự ngửi, tự sướng, chứ đừng ném vào người khác, không trời đất, thánh thần nào bỏ qua được cái tội đê hèn tận cùng này.
Dù sao, mang hình hài con người thì phải nhớ rằng, quy luật nhân quả cũng như định luật vật lý vậy, bạn có phát minh ra nó hay không thì nó vẫn tồn tại, có thừa nhận nó hay không thì nó vẫn vận hành.
Tôi lại lạc đề, hy vọng không làm phiền người đọc!
Thật may là anh Dũng ở đâu cũng làm được việc. Anh ở ngoài vỉa hè, cùng bà con làm cuộc biểu tình mini đả đảo Vietcombank quỵt tiền khách hàng. May mà những người ở ngoài không biết chúng tôi trên này bị ngân hàng đem công an ra dọa, nếu không lại có thêm cái khẩu hiệu “Đả đảo ngân hàng cấu kết công an quỵt tiền khách hàng.”
Sau đó, ông Kỳ lập biên bản buổi làm việc và đề nghị bác Giang ký vào. Biên bản chỉ ghi: Theo lệnh Bộ Công an Vietcombank khóa tài khoản của ông Giang, đề nghị ông Giang có thắc mắc gì thì đến Thanh tra Bộ Công an số 3 Nguyễn Thượng Hiền làm việc. Ông Kỳ và bà Thúy Hằng ra sức thuyết phục bác Giang ký vào biên bản. Ông Kỳ bảo “Bác yên tâm, cháu cũng ký vào biên bản, cháu phải chịu trách nhiệm về lời nói của cháu chứ.” Bác Giang nói “Đương nhiên là anh phải chịu trách nhiệm về lời nói của anh rồi. Nhưng anh phải nói rõ là căn cứ vào đâu mà anh bảo là Bộ Công an ra lệnh cho anh, anh phải trích dẫn tiêu đề, số hiệu, ngày tháng cái văn bản đó vào đây và photo một bản đính kèm. Nếu không thì anh chịu trách nhiệm cái gì? Mang cái biên bản này lên Bộ Công an họ sẽ bảo tôi là một anh bất Kỳ nào đấy hay ai nói gì bác cũng làm theo àh? ít ra trong biên bản này phải có trích dẫn bằng chứng dù là gián tiếp, để công an đối chiếu xác minh. Nếu không, tôi không ký cái gì cả, và khẳng định: anh vu vạ cho công an.”
Sau đó, bác Giang đề xuất “Hôm nay ngân hàng không giải quyết gì cho tôi cả. Vậy ngân hàng hãy viết giấy mời 3h chiều thứ 4 ngày 20.5.2015 làm việc. Đó sẽ là lần cuối cùng tôi tới đây làm việc với ngân hàng để đòi tiền và chỉ làm việc tối đa 30 phút. Phải bình thường hóa tài khoản của tôi, không thì tôi sẽ đi về ngay và cùng anh em biểu tình ngay vỉa hè ngân hàng. Hàng tuần chúng tôi sẽ cố gắng xắp xếp thời gian đến cái chi nhánh này để biểu tình cho đến khi nào ngân hàng trả lại công lý cho tôi. Lên Trụ sở chính Vietcombank biểu tình cũng được thôi, càng trung tâm. Nhưng chúng tôi quyết định sẽ biểu tình tại chi nhánh này cho gọn, ngân hàng có thuê côn đồ, hay công an đàn áp chúng tôi thì cũng gọn gàng. Ngân hàng đã sai lầm và xúc phạm tôi một cách ghê ghớm, làm tổn hại sức khỏe, tổn thương lòng tự trọng và ức chế tinh thần của tôi. Tôi sẽ tố cáo Vietcombank lên Liên Hợp quốc, chính quyền Hoa Kỳ, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tòa án nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Vietcombank đã ngoan cố biến một vụ việc sai sót lầm lẫn thành một vụ án nhân quyền. Ngân hàng áp bức, man trá, lừa phỉnh, hống hách, coi thường khách hàng, làm khách hàng bế tắc đến mức tuyệt thực phản đối”.
Nhóm ông Kỳ thì thầm trao đổi. 15 phút sau giấy mời được mang tới, nội dung y hệt giấy mời lần trước. Lúc này quá mệt, chúng tôi quyết định ra về. Ông Kỳ và các nhân viên cười tươi suýt cười to, sung sướng tống tiễn chúng tôi. Chúng tôi cũng có cảm giác cứ như vừa ở tù ra. Thỉnh thoảng trong buổi làm việc, người này đến người khác, bỗng dưng ở đâu vào phòng, không ai giới thiệu, cũng không tự giới thiệu, bảo chúng tôi “Sao chúng ta lại làm khổ nhau thế này?” Chúng tôi phải "chỉnh đốn đảng" ngay: “Không có chuyện làm khổ nhau, chỉ có chúng tôi bị các anh làm khổ thôi.” Thế là ngây ngô đi ra!
Kính mong quý đồng bào – những người đã, đang và sẽ là khách hàng của các ngân hàng nói chung cũng như Vietcombank nói riêng, quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng bác Thanh Giang trong cuộc gặp 3h chiều thứ 4 ngày 20.5.2015 tại Vietcombank Thanh Xuân 448 Nguyễn Trãi Hà Nội. Và đồng hành với bác đến cùng cho đến khi nào vụ việc được giải quyết.
BÊN LỀ:
Thú thật tôi chả ưa gì ông Kỳ vì ông ta toàn nói linh tinh, lì lợm đến chết không giải quyết các yêu cầu tối thiểu của bác Giang, nhưng tôi cũng không ghét bỏ gì ông ấy. Ấy vậy mà hôm nay khi bác Thanh Giang giới thiệu “Đây là luật sư LTCN” thì ông Kỳ dựng ngược lên, xấc giọng hỏi tôi “Luật sư à? Thế thẻ luật sư của chị đâu? Luật sư thì phải có thẻ hành nghề mới là luật sư, nhá. Không phải ai cũng xưng là luật sư được đâu, bị tước thẻ hành nghề luật sư rồi mà xưng luật sư là mạo danh đấy, nhá”. (Biết rõ ghớm!)
Trời! Tôi sợ quá! Đáp lời “Hình như anh đang nhầm lẫn giữa nghề nghiệp và hành nghề? Nghề nghiệp của tôi là luật sư thì nói là luật sư. Tôi già rụng hết răng, chết xuống lỗ thì mọi người vẫn gọi là luật sư. Bác sỹ cũng vậy, không hành nghề nữa hay về hưu thì vẫn gọi là bác sỹ. Bị tước thẻ hành nghề thì tôi không hành nghề kiếm sống với tư cách luật sư nữa. Nhưng nếu muốn, tôi hoàn toàn có thể tư vấn cho người khác và được trả thù lao. Ông Kỳ cục này bối rối 1 lúc nhưng vẫn ngoan cố “Tất nhiên tôi không nhầm nghề nghiệp với hành nghề. Vấn đề là khi đang làm việc mà giới thiệu ai đó là luật sư thì dứt khoát phải đưa thẻ luật sư ra đây, nếu không thì tôi coi là mạo danh, nếu đã bị tước thẻ hành nghề thì phải giới thiệu là “Đây là luật sư đã bị tước thẻ hành nghề.”
Chẳng đợi tôi phải nổi giận, bác Thanh Giang, anh Vũ Hùng, anh Hoàng Hùng không chịu nổi, bảo anh ta “Sao anh lại quan trọng hóa việc này thế nhỉ. Ở đây tôi là tiến sỹ về hưu, anh Vũ Hùng là thầy giáo nhưng hiện không đi dạy, anh Hoàng Hùng sắp về hưu. Cô Công Nhân đúng là đã bị nhà nước tước thẻ luật sư một cách phi pháp, nhưng nó liên quan gì tới việc tôi giới thiệu nghề nghiệp họ đã lựa chọn học hành, đào tạo trước đây. Giới thiệu thì phải nói nghề nghiệp của người ta, không nói cũng không sao, nhưng chúng tôi có quyền giới thiệu như vậy. Nó là chuyện nhỏ và hoàn toàn bình thường mà. Anh có sao không?”. Tôi nói “Anh đang xúc phạm tôi đấy. Điều đó chỉ thể hiện anh mặc cảm với nghề nghiệp của tôi. Anh sao vậy?” Ông Kỳ im lặng không nói chuyện đó nữa.
Cuối buổi làm việc, tôi hỏi thẳng ông Kỳ “Anh có vẻ ghét tôi nhỉ. Tôi làm gì sai với anh sao?” Ông Kỳ nói “Không, tôi không ghét gì chị cả. Tôi chỉ yêu cầu chị trình thẻ luật sư nếu chị dám xưng là luật sư trong khi đang làm việc. Luật quy định rồi, luật sư cũng như bác sỹ, làm việc là phải có giấy phép. Dứt khoát phải là như thế, tôi không cãi nhau tay đôi với chị.” Tôi đáp “Tôi đã nói với anh lưu ý phân biệt nghề nghiệp với hành nghề, là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tôi cũng không cãi nhau tay đôi với anh. Anh nói rằng luật quy định dứt khoát phải trình thẻ luật sư ra, nếu không là mạo danh. Vậy, tôi không trình ra thì tôi sẽ bị chế tài gì nào?
Ông Kỳ đáp “Tất nhiên chẳng có chế tài nào cả.” Hiểu được logic của ông này, chết liền!
Ông Kỳ còn chẳng biết ý nghĩa từ “mạo danh”. Chán ông này! Mạo danh là giả mạo tên người khác. Ví dụ: đám dư luận viên chuyên trò bịa đặt vu khống, giả vờ là người này rồi nói xấu người kia trong phong trào đấu tranh dân chủ, lập facebook nhái, blog nhái ký tên là A B C … là những cái tên có thật trong phong trào. Thế là người yếu bóng vía, giàu lòng đố kỵ, lắm ngóc ngách u tối trong tâm hồn, được phen dựng ngược lên. Ngoài ra, tên người là sở hữu riêng của người đó. Trùng tên là hiện tượng tự nhiên, và ngay cả trùng tên thì nó vẫn cứ là tên riêng. Ví dụ: Có 3 người tên là Ngô Cờ Đỏ, thì cả 3 người đó, và cả xã hội phải công nhận đây là tên riêng của 3 người này. Và 3 người này phải chấp nhận hiện tượng tự nhiên bị trùng tên, những hậu quả bất ngờ, và cả rắc rối do sự tình cờ trùng tên mang lại, chứ không phải là mạo danh. Còn luật sư là nghề nghiệp, chứ không phải tên riêng mà bảo là mạo danh thưa ông Ngô Cờ Đỏ, xin lỗi, ông Ngô Quốc Kỳ, ạạạ!
Có vẻ ông Kỳ chưa bao giờ gặp chuyện như thế này. Khổ thân! Hôm nào rỗi ghé chi nhanh hỏi xem Vietcombank đã bao giờ nghe lệnh cấp có thẩm quyền khóa tài khoản của bọn quan tham rửa tiền tham nhũng chưa? Đừng có nằm mơ! Ông Kỳ có muốn làm vậy cũng không được vì chưa bao giờ có cái lệnh nào khóa tài khoản của quan tham được ban hành bởi cơ quan thẩm quyền trong lịch sử công cuộc chống tham nhũng của đảng ta. Vì tham nhũng là lý do thành lập và mục đích của chế độc tài độc tài cộng sản đảng ta.
Hà Nội, 13.5.2015


************

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến- Nhà Băng & Nhà Nước
Lần đầu tiên chúng ta có một vụ dân oan tài chính ngân hàng được đưa ra công luận. Rất mong nhận được sự quan tâm và chia sẻ của quý vị.
Tôi không hay can thiệp vào chuyện của người khác, nhất là những việc có liên quan đến “cơm/áo/gạo/tiền.” Tuy nhiên, hôm nay tôi đành phải phá lệ vì vấn đề (sắp trình bầy) có thể phương hại đến sinh mạng của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhân vật được nhiều người qúi mến.

Ngày 8 tháng 5 vừa qua, trên trang Dân Luận có bài viết (“Vietcombank Tùy Tiện Khóa Tài Khoản Khách Hàng Theo Mật Lệnh Của Bộ Công An ”) của luật sư Lê Thị Công Nhân, với lời yêu cầu là ngân hàng này phải trả tiền cho thân chủ. Sự việc được bà trình bầy (và chúng tôi xin phép được tóm gọn) như sau:
Năm 1995 ông Thanh Giang mở tài khoản tại Vietcombank tại Sở Giao dịch chính trên phố Ngô Quyền. Khi có chi nhánhVietcombank Thanh Xuân 448 Nguyễn Trãi (nằm cùng phía trường Đại học Quốc Gia/Tổng hợp cũ, cách ngã tư Khuất Duy Tiến khoảng 200m) thì ông giao dịch tại chi nhánh này cho gần nhà.
Mọi việc bình thường đến cuối năm 2011, bỗng dưng chi nhánh này không cho ông rút tiền mà không có lý do chính đáng nào được đưa ra một cách nghiêm túc tối thiểu (tức là bằng văn bản). Cả chục lần ông tới chi nhánh đều quay về trong tức tưởi. Nhân viên ngân hàng luôn nói làm “Theo lệnh cấp trên.” thỉnh thoảng có nhân viên lại nói “Theo lệnh Bộ Công An...
Họ bảo ông lên Trụ sở chính Vietcombank mà hỏi. Dù ông yêu cầu thế nào chi nhánh này cũng nhất quyết không lập bất kỳ biên bản làm việc hay ghi giấy giới thiệu ông đến gặp “cấp trên” hay “Bộ Công An” thần bí nào đó để làm việc, nếu như chi nhánh này không làm gì sai...
Ông rất mệt mỏi, phẫn nộ và bế tắc đến nỗi gửi chi nhánh 1 lá thư tuyên bố nếu chi nhánh không trả tiền cho ông và vẫn cứ im lặng khinh thường, vô luật với khách hàng như vậy thì ông sẽ đến chi nhánh ngân hàng này tuyệt thực cho đến khi nào họ giải quyết hoặc đến chết!
Biết tin này, chúng tôi rất shock và phẫn nộ, không tưởng tượng nổi ngân hàng Vietcombank lớn, chuyên nghiệp và uy tín nhất nước, giao dịch toàn cầu lại hành xử như vậy...
Ảnh: ndh.vn
Tôi cũng “shock” (luôn)̀ khi L.S. Lê Thị Công Nhân cho biết thêm rằng “chúng tôi  khuyến khích ông phải kiên quyết làm sáng tỏ vụ việc. Chúng tôi gồm: nhà văn Phạm Thành, học giả Nguyễn Hoàng Đức, kỹ sư Hoàng Văn Hùng, biên tập viên Nguyễn Lê Hùng, nhà báo tự do J.B Nguyễn Hữu Vinh và vợ chồng tôi Nhân-Quyền bé Lucas cùng đi với ông đến chi nhánh lạ lùng này để yêu cầu họ lần cuối cùng - có trả tiền cho ông Nguyễn Thanh Giang hay không. Nếu không trả thì phải làm giấy giới thiệu nói rõ phải đến chỗ nào để đòi.”
Với tất cả thiện chí, cũng như thành tâm, tôi khẩn khoản và mong mỏi cùng qúi vị có tên tuổi dẫn thượng nên ngưng ngay cái ý định “đòi tiền” (cho bằng được) vừa nêu – trước khi quá muộn. Vấn đề, như đã thưa, rất có thể phương hại đến tính mạng của T.S. Nguyễn Thanh Giang
Trên nguyên tắc, tôi hoàn toàn đồng ý với L.S Lê Thị Công Nhân là  “chả có chính chị chính em gì ở đây hết. Đơn giản là rút tiền của mình ở ngân hàng mà thế này thì sợ quá.
Ôi thôi, chuyện gửi tiền và rút tiền ở những ngân hàng VN còn có nhiều vụ đáng “sợ” hơn nhiều! Xin đơn cử vài “vụ” nhỏ, vừa được tường thuật báo chí trong thời gian gần đây:
“Ngày 27.9.1983 ông Nguyễn Vĩnh Rượu (ngụ đội 1, HTX Hòa Quý, Hòa Vang) có đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh huyện Hòa Vang gửi tiết kiệm 90 đồng (tương đương 1 chỉ vàng). Tại bàn 19, ông Rượu được hướng dẫn gửi theo dạng tiết kiệm không kỳ hạn. Từ năm 1983 đến năm 1988, số tiền lãi vẫn được tính đều đặn. Tính đến tháng 11.1988, ông Rượu có 266 đồng trong quỹ gửi tiết kiệm.
Bà Nguyễn Thị Thạnh, con gái ông Rượu, cho biết: ‘Hồi đó gia đình tôi cũng nghèo khó nên làm gì có tiền gửi tiết kiệm. Số tiền này là tiền chính sách, hỗ trợ các gia đình thân nhân liệt sĩ vì gia đình tôi có 2 liệt sĩ. Cha tôi không biết chữ, lúc đi gửi cũng không nói với ai nên gia đình không hay biết.’
Năm 2001, ông Rượu qua đời. Mãi tới gần đây, khi lục tìm trong đống giấy tờ của người cha quá cố, người nhà của ông mới phát hiện quyển sổ tiết kiệm. 
‘Khi cầm quyển sổ, thấy không có dấu đỏ gì nên tôi cũng sợ là sổ giả. Rồi nghĩ chắc ngân hàng này giờ đã giải thể nên gia đình cũng không đi hỏi. Nhưng càng để lâu càng thắc mắc nên giờ tôi mang sổ đến ngân hàng nhằm tìm hiểu cho rõ chứ cũng không hy vọng nhận được tiền” - bà Thạnh cho biết.
Cũng theo bà Thạnh, vào thời điểm đó số tiền này có giá trị rất lớn. Với 266 đồng có thể mua hơn một chỉ vàng hoặc nhiều tài sản có giá trị khác. “Nếu biết có quyển sổ này thì gia đình tôi đã đi rút từ lâu chứ không phải để lâu như vậy. Số tiền này trước đây là cả một gia sản chứ đâu ít’ - bà nói.
Sáng 31.3, bà Thạnh mang quyển sổ tiết kiệm đến Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng (trụ sở trên đường Lê Duẩn) để nhờ tư vấn. Tại đây, bà được các nhân viên hướng dẫn sang Ngân hàng VietinBank (đường Nguyễn Văn Linh) giải quyết.
Sau khi kiểm tra quyển sổ, nhân viên VietinBank xác định đây là sổ tiết kiệm thật và sẽ tất toán cho khách hàng. Tuy nhiên, do còn vướng mắc về hàng thừa kế và phương án xử lý quyển sổ nên nhân viên ngân hàng đi phôtô, giữ lại một bản.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đà Nẵng, cho biết thời gian qua cũng có một số người đưa sổ tiết kiệm ‘tuổi đời’ 20-30 năm đến rút tiền và ngân hàng vẫn giải quyết cho khách hàng bình thường. ‘Phần lớn số tiền trong các sổ tiết kiệm rất nhỏ, qua lần đổi tiền lại càng nhỏ hơn. Ngân hàng Nhà nước đã dồn toàn bộ số tiền này qua một tài khoản riêng để giải quyết khi khách hàng đến nhận tiền’ –  ông Minh cho biết.
Chúng tôi đặt câu hỏi: Có hợp lý không khi vào thời điểm mở sổ, số tiền người dân gửi có giá trị khá lớn nhưng tới giờ nhận cả lãi lẫn gốc không đủ một cuốc xe ôm. Ông Minh cho rằng đây không phải là Nhà nước o ép người dân mà là do giá trị đồng tiền bị sụt giảm. Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn rất rõ ràng về việc chi trả này.”  (Tấn Tài. “Gửi Tiết Kiệm Một Chỉ Vàng Nhận Lại Một Ổ Bánh Mì Thịt”. Báo Một Thế Giới, số ra ngày 02/04/2015).

Thêm một trường hợp nữa cũng “rõ ràng” không kém:

“Đó là trường hợp của ông Lê Minh Toán tại Hàng Bài - Hà Nội. Từ năm 1982-1985, ông đã chắt chiu từ chính tiền lương của mình để gửi tiết kiệm 12 cuốn sổ với tổng giá trị là 4.100 đồng vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương. 

Căn nhà người bộ đội xuất ngũ đang ở, mua ngày đó chỉ 3.100 đồng... Ở thời điểm ấy số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Thế nhưng sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ ăn được vài ba tô phở.” (Lê Thanh. “Gửi Tiết Kiệm 20 Năm, Một Căn Hộ Còn Ba Tô Phở.” Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 10/03/2015).
Ông Lê Minh Toán đau xót số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ ăn được vài ba tô phở. Ảnh và chú thich: Tuổi Trẻ Online
Căn cứ vào hai sự việc trên tôi có thể xác quyết rằng Vietcombank không “tùy tiện khóa tài khoản khách hàng theo mật lệnh của bộ Công An,” như L.S. Lê Thị Công Nhân đã nghĩ. Ngay cả ở một quốc gia không có Tự Do/ Hạnh Phúc – chỉ có Độc Lập xuông thôi, như Bắc Hàn – cũng chả có Bộ nào lại (nỡ) phong toả số tiền chỉ đủ mua một ổ bánh mì hay ba tô phở của một người dân cả.
Có chăng thì chỉ là mật lệnh của Phủ Thủ Tướng, chỉ thị cho Bộ Y Tế phong toả tài khoản của T.S. Nguyễn Thanh Giang nhưng mà do thiện ý của ngài mà thôi. Trong hội nghị trực tuyến toàn quốc sáng hôm 8 tháng 5 năm 2015, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng tuyên bố: “Lo cho dân là phải lo mọi thứ!”
Chắc vì “lo” rằng T.S. Nguyễn Thanh Giang có thể chết ngất (rồi chuyển qua chết luôn) sau khi biết số tiền mình gửi ngân hàng từ năm 1995 đã trở thành một mớ giấy lộn nên mới có những sự việc (đáng tiếc) như trên, xẩy ra Vietcombank.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Vì tiếc mạng sống của một vị tiến sĩ nên Chính Phủ đã phải hành động hơi khuất tất chút xíu. Thường dân – cỡ nhà văn Phạm Thành, học giả Nguyễn Hoàng Đức, kỹ sư Hoàng Văn Hùng, biên tập viên Nguyễn Lê Hùng, nhà báo tự do J.B Nguyễn Hữu Vinh và vợ chồng  Nhân-Quyền cùng bé Lucas – không nhìn xa thấy rộng nên đừng vọng động, cứ thể tất là hơn. Làm ra lẽ thì chỉ tạo cơ hội cho những thế lực thù địch tuyên truyền/ xuyên tạc đường lối lãnh đạo đứng đắn của Đảng và Nhà Nước thôi, chứ có vị tiến sĩ nào lại cần đến mấy ổ bánh mì hay vài ba tô phở?


-Vụ Việt kiều gửi 400.000 Euro ở Agribank: Đại diện Agribank lên tiếng-18/03/2015 21:49
(Kinhdoanhnet) - Liên quan đến vụ việc Việt kiều đang sinh sống tại Pháp gửi tiền tại Agribank nhưng không gửi được, đại diện Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi đã lên tiếng.

Thời gian vừa qua một số cơ quan báo chí đã thông đưa tin phản ánh về trường hợp ông Lê Thanh Nghị ( Việt kiều đang sinh sống tại Pháp, có địa chỉ tại Việt Nam: Chu Hải – Tân Hải – Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu) có mang sổ tiền gửi tiết kiệm số seri AM0741680, số tiền 400.000 EUR đến Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi xin rút tiền nhưng không được.


Theo thông tin bước đầu, thời gian làm việc tại Pháp ông Nghị để dành được một số tiền và sau có gửi tiết kiệm tại phòng giao dịch Hòa Hưng, chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Khoảng giữa tháng 12/2014, ông Nghị đến Phòng giao dịch Hòa Hưng thuộc chi nhánh trên rút các khoản tiền đã gửi trước đó để gửi dồn lại thành khoản gửi 400 ngàn Euro.



Agribank Việt Nam: Quyền lợi hợp pháp của khách hàng luôn được đảm bảo

Theo ông Nghị, giữa ông và vị giám đốc phòng giao dịch Hòa Hưng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Lê Kiều Quang (SN 1978, ngụ quận Bình Thạnh, người đang bị truy nã về hành vi “tham ô tài sản” vì liên quan đến vụ việc ông này biến mất cùng số tiền 17 tỷ đồng vào cuối tháng 1/2015) thường xuyên liên lạc với nhau.

Trong lần ông Nghị đến làm thủ tục gửi tiết kiệm số tiền 400 ngàn Euro trên, ông Quang là người hướng dẫn ông ký khống vào các tờ giấy trắng. Những lần trước ông Nghị được giám đốc Quang hướng dẫn ký khống vào các giấy tờ và mọi việc không có gì xảy ra.

Ngoài ra, ông Quang còn mở máy tính cho ông Nghị xem về số tiền 400 ngàn Euro của ông đã được thể hiện trên hệ thống ngân hàng. Sau đó ông Nghị nhận một sổ tiết kiệm thể hiện số tiền gửi 400 ngàn Euro từ ông Quang.

Đầu tháng 2/2015, ông Nghị đến xin rút khoản tiền tiết kiệm đã gửi như trên. Sau khi kiểm tra nhân viên giao dịch thấy có một số nghi vấn nên hẹn 2 ngày sau đến giải quyết. Khi ông Nghị đến đúng hẹn thì được thông báo có 2 sổ tiết kiệm cùng đứng tên ông nhưng một sổ trong đó đã được thế chấp tại chính ngân hàng Agribank để vay khoản tiền 10,4 tỷ đồng. Bất ngờ trước sự việc trên và thấy có dấu hiệu mình bị chiếm đoạt số tiền lớn, ông Nghị đã trình báo sự việc đến Công an TP.HCM.

Được biết, 2 sổ tiết kiệm có chủ sở hữu tên Dương Thanh Nghị có cùng ngày gửi, cùng số tiền 400 ngàn Euro nhưng khác số hiệu. Sổ tiết kiệm được thế chấp tại Ngân hàng Agribank để vay 10,4 tỷ đồng thể hiện chữ ký được cho là của ông Nghị. Trong bảng sao kê nhận tiền cũng có chữ ký được cho là của ông này. Cơ quan điều tra vẫn đang tiến hành giám định các chữ ký này.

Ngân hàng Agribank thông tin, sổ tiết kiệm ông Nghị đang giữ đến nay phía Ngân hàng đang đề nghị các cơ quan chức năng điều tra. Theo xác minh bước đầu từ số hiệu sổ tiết kiệm này cho thấy không có tiền gửi tại ngân hàng.

Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Kinh doanh và Pháp luật đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Agribank Việt Nam. Qua tìm hiểu phóng viên được biết, ngày 02/02/2015, ông Dương Thanh Nghị, có đến rút khoản tiền nêu trên. Tuy nhiên qua đối chiếu, sổ tiết kiệm ông Nghị đang giữ có seri không khớp với số seri trên hồ sơ và phần mềm quản lý dữ liệu của Agribank; mặt khác, sổ ông Nghị mang đến rút tiền không có tiền trong ngân hàng, đồng thời, trên hồ sơ thể hiện ông Nghị có 01 số tiết kiệm khác có số seri là AM0741713 hiện đang được thế chấp bảo đảm vay số tiền 10.400.000.000đ (mười tỷ bốn trăm triệu đồng) theo Hợp đồng tín dụng số 1900LAV201400592/HĐTD. Hiện số tiền này đang được Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi phong tỏa để đảm bảo việc trả nợ khoản vay. Hồ sơ vay vốn, nhận tiền, lĩnh tiền có đầy đủ chữ ký của ông Dương Thanh Nghị.

Qua kiểm tra, từ tháng 09/2014 đến nay, ông Nghị đã có nhiều giao dịch gửi tiền, vay tiền tại Phòng giao dich Hòa Hưng. Tất cả các giao dịch của ông Dương Thanh Nghị đều được thực hiện trực tiếp với Nguyễn Lê Kiều Quang (Thời điểm đó đang là Giám đốc Phòng giao dịch Hòa Hưng – Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi) tại phòng làm việc riêng, không thông qua giao dịch viên. Nguyễn Lê Kiều Quang hiện đang bị cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố bị can và quyết định truy nã về tội tham ô tài sản.

Để bảo đảm lợi ích hợp pháp của khách hàng và mong muốn làm sáng tỏ sự việc, Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi đã có công văn thông báo cho ông Dương Thanh Nghị và ông Dương Thanh Tịnh (người được ủy quyền của ông Dương Thanh Nghị – hiện nay ông Dương Thanh Nghị đã quay lại Pháp) để thống nhất phối hợp giải quyết.

Do hồ sơ vay vốn, thế chấp sổ tiết kiệm AM0741713 có đầy đủ chữ ký của ông Nghị trên tất cả các chứng từ nên việc ông Nghị yêu cầu rút tiền cho sổ tiết kiệm số AM0741680 không có trong hồ sơ lưu tại Agribank là chưa thực hiện được, phải chờ kết luận của Cơ quan pháp luật. Để giải quyết vụ việc, Agribank đã có công văn số: 31/NHNoMTB-KTKSNB.m ngày 03/2/2015 gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh (PC46) đề nghị xác định quan hệ cá nhân giữa ông Nguyễn Lê Kiều Quang và ông Dương Thanh Nghị đối với khoản tiền gửi 400.000EUR nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi lợi dụng, tham ô tài sản của Nhà nước.

Agribank khẳng định quyền lợi hợp pháp của khách hàng gửi tiền luôn được đảm bảo và bảo mật. Hiện tại, các hoạt động vay vốn, gửi tiền tại Phòng giao dịch Hòa Hưng vẫn diễn ra bình thường.

Báo Kinh doanh & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc khi có kết luận của cơ quan điều tra.

Chuyện lạ: Gửi 400.000 euro ở Ngân hàng Agribank nhưng không rút được

ANTĐ - Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, công an TP.HCM ngày 16-3 chính thức vào cuộc điều tra vụ một Việt kiều Pháp tố cáo, gửi tiết kiệm 400.000 euro tại phòng giao dịch Hòa Hưng (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, TP.HCM) thuộc Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam (Agribank) chi nhánh Mạc Thị Bưởi nhưng không rút được và nghi ngờ số tiền này đã bị người khác “giăng bẫy” để chiếm đoạt.




Thực hư vụ Việt kiều gửi 400 ngàn Euro không rút được

Công an TP.HCM chính thức vào cuộc điều tra và phía ngân hàng Agribank có phát đi văn bản chính thức. Đáng nói vụ việc này có liên quan đến 1 cán bộ của ngân hàng Agribank đang bị truy nã vì “tham ô” 17 tỷ đồng.

Gửi 400 ngàn Euro nhưng không rút được

Nguồn tin của VietNamNet cho hay, hiện phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC46), Công an TP.HCM đang phối hợp cùng cơ quan an ninh điều tra, công an TP.HCM để xác minh, điều tra vụ 1 Việt kiều Pháp có đơn tố cáo gửi 400 ngàn Euro tại phòng giao dịch Hòa Hưng thuộc ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Mạc Thị Bưởi nhưng không rút được và khả năng bị chiếm đoạt.

Phòng giao dịch Hòa Hưng thuộc ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi


Đáng nói vụ việc có liên quan trực tiếp đến ông Nguyễn Lê Kiều Quang (SN 1978, ngụ Q.Bình Thạnh) – là giám đốc phòng giao dịch Hòa Hưng. Ông Quang hiện đang bị công an TP.HCM phát lệnh truy nã về hành vi “tham ô tài sản” khi chiếm đoạt 17 tỷ đồng của ngân hàng rồi bỏ trốn, xảy ra vào cuối tháng 1/2015.

Ông Dương Thanh Nghị (1975, quốc tịch Pháp, quê Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, khi về nước ông có gửi tiền tiết kiệm tại phòng giao dịch nói trên. Theo ông Nghị, ông Quang – giám đốc phòng giao dịch, là người thường xuyên liên lạc với ông.

Giai đoạn giữa tháng 12/2014 ông Nghị đến phòng giao dịch Hòa Hưng để rút các khoản đã gửi trước, dồn 1 lần để gửi tiết kiệm thành số tiền 400 ngàn Euro.

Ông Nghị khai báo, ông Quang trực tiếp đưa cho ông giấy tờ, yêu cầu ông ký xác nhận. Trước đó, ông Quang có đưa cho ông ký khống vào giấy tờ, mọi việc đều suôn sẻ; nên lần này ông cũng có ký khống vào các tờ giấy trắng do ông Quang đưa.

Ông Quang còn mở phần mềm trên máy tính cá nhân cho ông Nghị xem, thể hiện số tiền gửi tiết kiệm 400 ngàn Euro của ông đã có trong hệ thống giao dịch của ngân hàng. Ông Nghị sau đó được ông Quang cung cấp 1 sổ tiết kiệm, thể hiện số tiền gửi là 400 ngàn Euro.

Mới đây đầu tháng 2/2015 ông Nghị đến ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi xin rút khoản tiết kiệm trên để giải quyết việc cá nhân. Tại đây nhân viên ngân hàng cho ông biết, với số tiền lớn mà ông yêu cầu, ngân hàng cần thời gian chuẩn bị, nên hẹn 2 ngày sau quay lại.

Đúng hẹn ông Nghị gặp giám đốc chi nhánh cùng 1 cán bộ công an tên Hải. Thế nhưng ông Nghị bất ngờ biết tin, có 2 sổ tiết kiệm đứng tên ông, có cùng ngày gửi, cùng số tiền gửi nhưng 1 trong 2 sổ đó được thế chấp để vay số tiền 10,4 tỷ đồng ngay tại ngân hàng Agribank. Nghi ngờ tiền của mình bị chiếm đoạt nên ông Nghị cùng luật sư gửi đơn tố cáo vụ việc ra cơ quan công an.

Những bất thường và phía Agribank nói gì?



Theo tìm hiểu của VietNamNet từ ngân hàng Agribank, 2 sổ tiết kiệm có tên ông Dương Thanh Nghị, có cùng ngày gửi, cùng thể hiện số tiền gửi là 400 ngàn Euro. Nhưng 2 sổ này có số hiệu khác nhau.

Ông Nguyễn Lê Kiều Quang – hiện đang bị công an TP.HCM truy nã về hành vi “tham ô tài sản”



Trong hồ sơ thể hiện, 1 sổ đã thế chấp để vay 10,4 tỷ đồng của Agribank có chữ ký xác nhận được cho của ông Nghị. Thậm chí trong sao kê nhận tiền cũng có chữ ký được cho là của ông Nghị. Hiện cơ quan công an đang trưng cầu giám định chữ ký này.

Phía ngân hàng Agribank cũng xác nhận, sổ tiết kiệm ông Nghị đang lưu giữ hiện phía ngân hàng chưa biết là sổ thật hay giả? Bước đầu xác minh theo số hiệu sổ cho thấy, sổ ông Nghị đang giữ không có tiền gửi tại ngân hàng.

Đáng nói tại phòng giao dịch Hòa Hưng, nhiều nhân viên cho biết, từ lâu thấy ông Quang – trưởng phòng và ông Nghị có mối quan hệ thân thiết với nhau.

Trong diễn biến có liên quan, chiều 16/3 ngân hàng Agribank đã phát đi văn bản nói về vụ việc, do ông Nguyễn Hải Long – Phó Tổng giám đốc ngân hàng Agribank, ký và đóng dấu. Văn bản nói rõ, ngày 2/2 ông Nghị mang sổ tiết kiệm số seri AM0741680 số tiền 400 ngàn Euro đến chi nhánh Mạc Thị Bưởi xin rút tiền.

“Qua đối chiếu sổ tiết kiệm ông Nghị đang giữ có số seri không khớp với số seri trên hồ sơ và phần mềm quản lý dữ liệu của Agribank. Mặt khác, sổ ông Nghị mang đến rút tiền, không có tiền trong ngân hàng”, văn bản nêu rõ. Ngoài ra phía ngân hàng Agribank còn nói rõ, ông Nghị có 1 sổ tiết kiệm khác có số seri là AM0741713 hiện đang được thế chấp đảm bảo vay số tiền 10,4 tỷ đồng theo hợp đồng tín dụng số 1900LAV…

Văn bản do Phó Tổng giám đốc Agribank ký, khẳng định “số tiền này đang được Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi phong tỏa để đảm bảo việc trả nợ khoản vay. Hồ sơ vay vốn, nhận tiền, lĩnh tiền có đầy đủ chữ ký của ông Dương Thanh Nghị”.

Qua xác minh, ngân hàng Agribank cũng nêu trong văn bản, từ tháng 9/2014 đến nay, ông Nghị có nhiều giao dịch gửi, vay tiền tại phòng giao dịch Hòa Hưng. Nhưng ông Nghị đều thực hiện trực tiếp với ông Quang tại phòng làm việc riêng, không thông qua giao dịch viên.

Phía ngân hàng Agribank xác nhận, đang phối hợp với cơ quan công an và ông Dương Thanh Nghị cùng ông Dương Thanh Tịnh (người được ông Nghị ủy quyền) để giải quyết vụ việc nói trên.










Cà Mau: Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Agribank huyện Phú Tân treo cổ tại nhà riêng
Hôm nay Ngân hàng Nhà nước chính thức tăng tỷ giá thêm 1%
Mức lương khủng của nhân viên ngân hàng Vietinbank

Tổng số lượt xem trang