Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Đời tư Mao Trạch Đông – Phần III. Chương 83


-

Chương 83

Mao chưa bao giờ mang mối hiềm tị sâu nặng đối với Đặng Tiểu Bình như với Lưu Thiếu Kỳ. Tháng 10-1968, tại Hội nghị Trung ương 12 của Đại hội VIII, khi Lưu Thiếu Kỳ bị tước hết quyền lực và bị khai trừ ra khỏi đảng, Lâm Bưu và Giang Thanh đòi đuổi cả Đặng Tiểu Bình, nhưng Mao từ chối. Đặng, một người nhà lãnh đạo tài năng, người cộng sản vững vàng, có niềm tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin. Đặng, Mao nghĩ, dù sao chăng nữa chỉ thuộc đối tượng cải tạo và đến thời điểm nào đó, Mao có thể lại sử dụng.


Đám tang Trần Nghị trở thành một dấu hiệu đầu tiên cho sự trở lại của Đặng, tháng 1-1972. Trong thời kỳ này sự xa cách giữa tôi và Chủ tịch tăng dần, ông ít kéo tôi đi dự những cuộc hội nghị. Nguồn chính các thông tin chính trị quan trọng nhất cho tôi lại từ Uông Đông Hưng. Nhưng trong ngày tang lễ, tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của Mao với bà quả phụ Trương Thanh, vợ Trần Nghị. Khi ấy Chủ tịch nói vụ việc Đặng Tiểu Bình không giống với vụ việc Lưu Thiếu Kỳ. Mâu thuẫn của Lưu là mâu thuẫn đối kháng, “kẻ thù của nhân dân”. Trường hợp của Đặng nhẹ hơn chỉ “trong giới hạn mâu thuẫn nội bộ”.

Bệnh tật của Chu là một trong những nguyên nhân đưa Đặng Tiểu Bình quay lại. Sau khi Lâm Bưu chết, tình hình chính trị càng phức tạp. Sự lãnh đạo của đảng được phân chia ra thành hai chiến luỹ chống đối nhau. Giang Thanh và phái cực tả gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên một bên. Chu Ân Lai, nguyên soái Diệp Kiếm Anh, phía bên này.
Chu Ân Lai muốn kết tội Lâm Bưu phái cực tả, nhưng Giang Thanh yêu cầu Chu kết tội Lâm Bưu phái cực hữu. Mao đứng ra dàn hoà đống ý với ý kiến Giang Thanh. Ngày 17-12-1972, hơn một năm sau vụ Lâm Bưu đào tẩu, Chu Ân Lai bị ung thư, Mao kết tội Lâm Bưu, “kẻ cực hữu, xét lại, đã gây chia rẽ, âm mưu chống đảng và nhà nước”.
Sau sự cố đầu năm 1972, khi Chủ tịch, tỏ ra sẵn sàng trao vị trí lãnh đạo cho Chu Ân Lai, Giang Thanh đòi tìm bọn gián điệp quanh chồng bà, Mao dường như xa lánh thủ tướng. Ông sợ Chu, người quá “hữu”, xét lại. Ngày 4-7-1973, Mao phê bình Chu Ân Lai, không bàn với ông các vấn đề quan trọng, chỉ giới hạn bằng các báo cáo các vấn đề thông thường. Nếu tình hình không thay đổi, Mao nói, Trung Quốc có thể đi theo chủ nghĩa xét lại. Năm tháng sau, 12-1972, Mao lại phê bình Chu.
Giang Thanh tận dụng sự xa lánh giữa Mao với Chu, ra đòn mới tấn công vào thủ tướng – phát động chiến dịch dưới khẩu hiệu “phê bình Lâm Bưu – phê bình Khổng Tử”, quy kết Chu Ân Lai, hiện thân của Khổng Phu Tử thời nay.
Tình thế của Chu không thuận lợi, tuy ông vẫn một lòng trung thành với Chủ tịch. Công việc hàng ngày bận rộn, chưa kể phải đối phó với sự tấn công của Giang Thanh và phe phái, muốn thể hiện lòng trung thành ông cần phải được gặp gỡ và nhận chỉ thị trực tiếp từ Chủ tịch. Nhưng Trương Ngọc Phượng giờ đây là kẻ “gác cổng đặc biệt” của Mao, ông rất khó gặp Mao, có chăng đôi lời khi hai người đón tiếp khách nước ngoài. Nhưng những cuộc đón tiếp như thế hiếm hoi, vì thế hầu như Chu không có điều kiện gặp Mao để tâm sự.
Chu Ân Lai cầu cứu sự giúp đỡ của hai cấp dưới của mình ở bộ ngoại giao – Vương Hải Dung và Nancy Tang. Hai người phụ nữ này có thể đưa giúp tin cho Chu, họ có thể trao đổi, nói chuyện với Chủ tịch một cách riêng tư, nhưng cũng không dễ vì sự có mặt trường xuyên của Trương Ngọc Phượng.
Khi sự xa lánh giữa Mao và Chu tăng lên trong khi phe Giang Thanh, tiến gần tới quyền lực tuyệt đối. Mao buộc phải đứng ra cân bằng lực lượng chính trường. Tháng ba năm 1973 Mao gợi ý đưa Đặng Tiểu Bình trở lại, phục lại chức phó thủ tướng trước đây, Bộ chính trị đồng ý. Uy tính Đặng Tiểu Bình tăng dần. Ngoài ra, Mao tiếp tục phục hồi nhiều người cán bộ cự trào, những người đã bị thanh trừng trong Cách mạng văn hoá và bị phe Giang Thanh kết tội hữu khuynh. Hội nghị lần 10 của đảng, từ 24 đến 28-8-1973, vì phải lo chuẩn bị bảo vệ sức khỏe cho Chủ tịch, tôi không tham dự hội nghị chính trị này.
Việc thiếu oxygen trong cơ thể Mao trở nên thường xuyên và nặng hơn, để ông có thể tham dự phiên họp đại hội X của đảng trong Đại lễ đường, chúng tôi buộc phải đặt những bình oxygen nhỏ trong ô tô, trong phòng 118, ghế ngồi trên diễn đàn nơi ông phát biểu. Bộ phận cấp cứu, được đặt bên cạnh phòng làm việc của ông tại phòng 118. Chỉ sau khi kết thúc đại hội, tôi có một khoảng thời gian nghỉ ngơi để quan sát đến sự thay đổi vị trí mới trong giới lãnh đạo. Trong uỷ viên Ban chấp hành Trung ương đảng mới bầu, ngoài số uỷ viên cũ trong phe tạo phản của Cách mạng văn hoá, tôi hoàn toàn bất ngờ, khi thấy có rất nhiều cán bộ cựu trào đã từng bị thanh trừng, kỷ luật trong cuộc Cách mạng văn hoá được tái trúng cử. Trong số 5 phó chủ tịch đảng, chỉ có 2, Vương Hồng Văn, và Khang Sinh là thành viên Tiểu Tổ Cách mạng văn hoá, số còn lại do Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và tướng Lý Đăng Sơn nắm giữ. Giang Thanh và những người tả khuynh của bà từ Cách mạng văn hoá nhận được ở cuối đại hội không nhiều quyền lực hơn khi trước đây. Mao kiểm soát sự tăng quyền lực của vợ mình.
Các xáo trộn chính trị tiếp tục diễn ra. Tháng 12-1973 Mao triệu tập một loạt cuộc họp Bộ chính trị cùng với tư lệnh của tám quân khu bàn về việc luân chuyển lãnh đạo tư lệnh vùng. Dưới thời Lâm Bưu, sau những cuộc thanh trừng hàng loạt trong thời kỳ Cách mạng văn hoá, Ban chấp hành Trung ương không thể kiểm soát được toàn quốc, thì quyền lực các tư lệnh vùng tăng lên, giữ những chức vụ trọng trách trong nhiều năm. Mao e ngại với sự nắm vững quyền lực quá lớn, quá lâu, thúc đẩy họ tìm kiếm mục đích riêng, sẽ khó kiểm soát và khó bảo. Mao đưa ra giải pháp, quyết định điều động các viên tư lệnh vùng này sang lãnh đạo vùng khác.
Sự trở lại của Đặng Tiểu Bình là một phần của chiến lược này. Với tài năng của nhà lãnh đạo, Đặng Tiểu Bình giành lại quyền lực trả lại về trung ương điều khiển.
- Tôi cho gọi một người lãnh đạo tài năng trở lại phục vụ – Mao tuyên bố trong cuộc họp với các tư lệnh vùng – đó là đồng chí Đặng Tiểu Bình. Chúng tôi đã quyết định phục hồi chức vụ Uỷ viên Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương. Bộ chính trị nắm những vấn đề với cơ chế quan trọng đời sống, với đảng, chính phủ, quân đội, nhân dân và giáo dục trong tất cả các khu vực, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và Trung ương. Tôi muốn đồng chí Đặng Tiểu Bình giữ chức vụ Tổng bí thư của đảng, nhưng đồng chí ấy khước từ. Vì thế tôi chính thức bổ nhiệm đồng chí Đặng Tiểu Bình giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng.
Đặng kiêm luôn chức Tổng tư lệnh vùng.
Mao biết có ai đó sợ viên tổng tư lệnh mới của ông.
- Ông ta, một người cương quyết, tài năng, thời gian qua bảy mươi phần trăm ông đã làm những việc hữu ích, và chỉ có ba mươi phần trăm là dở – Chủ tịch phát biểu – Đồng thời người mà tôi cho trở về, chính là thủ trưởng cũ cả các đồng chí, không phải chỉ mình tôi, mà cả Bộ chính trị tán thành đưa ông ta quay lại.
Sức khoẻ của Mao xấu đi. Ông không thể tham gia tất cả các cuộc họp Bộ chính trị được nữa, vì thế Nancy Tang và Vương Hải Dung thực tế thành người liên lạc của ông. Chu Ân Lai thông báo cho ông tất cả những gì xảy ra trong cuộc họp, còn hai cô chạy đi chạy lại chuyển nhận tài liệu. Tuy Mao tự rút lui không nắm quân đội, nhưng quyền lực của ông không giảm đi.
Giang Thanh và thuộc hạ đáp trả vai trò mới của Đặng Tiểu Bình bằng cách tấn công vào Chu. Đầu năm 1974 chiến dịch phê bình Lâm Bưu và Khổng Tử đạt tới đỉnh cao. Ngày 18-1, Mao chấp nhận báo cáo của Giang Thanh “Lâm Bưu và đường lối Khổng-Mạnh”, yêu cầu toàn dân học tập. Một tuần lễ sau, ở Bắc Kinh một phong trào mới rộng lớn, rầm rộ ra đời. Trong cuộc mít tinh, Diêu Văn Nguyên đọc báo cáo. Giang Thanh, Chí Cương, người đứng đầu bộ phận tuyên truyền của Ban bảo vệ trung ương trước đây, giờ đây giữ chức bí thư thứ nhất đảng uỷ Đại học Thanh Hoa, và Tạ Thanh Nhị, phó bí thư đảng uỷ đã nện một đòn chí mạng vào Chu Ân Lai và những nhân vật “hữu khuynh” khác. Dù rằng cuộc mít tinh có mục đích chống Chu, ông vẫn đến. Ông xin lỗi không đến sớm hơn. Đám đông thét lên: “Hãy học đồng chí Giang Thanh!” Uông Đông Hưng, cũng có mặt, nói với tôi, Chu tỏ ra hèn nhát.
Chiến dịch của Giang Thanh “phê bình Lâm Bưu – phê phán Khổng Tử” đã không thành phong trào rầm rộ. Nhân dân Trung Quốc đã từng ủng hộ các phong trào chính trị từ năm 1949, nhưng sau mỗi phong trào đều gây ra hậu quả thảm khốc, lộn xộn hơn phong trào trước. Sau khi Cách mạng văn hoá liên tiếp chĩa vào hết kẻ thù này đến kẻ thù khác, đảng cộng sản lại gạt bỏ một phần mười số đảng viên, người lúc trước được coi là chiến hữu thân cận nhất của Chủ tịch, đột nhiên lại thành người âm mưu lật đổ đảng và chính phủ, nhân dân Trung Quốc hoang mang. Mọi người ngán tận cổ, ghê tởm với chính trị. Họ tụ tập để xem chiến dịch chính trị làm gì, xem màn đấu đá, tranh giành quyền lực trắng trợn của các phe cánh, những trò này giờ đây họ không quan tâm. Giang Thanh và phe cánh cố gắng gạt Chu Ân Lai, giành quyền kiểm soát đảng, chính phủ và quân đội. Nhưng mọi người từ chối đi theo phe cánh Giang Thanh. Chiến dịch “phê bình Lâm Bưu, phê phán Khổng Tử” của Giang Thanh bị xổ toẹt, bỏ rơi.
Tiếp theo Mao phê phán Giang Thanh. Ngày 20-3-1974 ông viết cho vợ: “Đối với chúng ta tốt nhất đừng gặp nhau nữa. Suốt nhiều năm qua, tôi đã dạy bà nhiều, nhưng bà vẫn cứ phớt lờ. Như thế còn gì để gặp nhau? Có nhiều sách của Marx-Lenin, của tôi, bà không chịu đọc, nghiên cứu nghiêm túc. Tôi đã tám mươi mốt tuổi rồi, ốm nặng, hầu như bà chẳng quan tâm. Bây giờ bà chỉ thu vén nhiều đặc quyền, đặc lợi, nhưng bà sẽ làm gì sau khi tôi chết? Bà giống những người “không thảo luận với tôi những vấn đề quan trọng, chỉ báo cáo những việc không đâu”. Bà hãy nghĩ kỹ về điều này đi”.
Tôi quá bận không theo dõi các sự kiện. Mọi sự quan tâm của tôi tập trung vào Mao. Sức khoẻ của ông ngày càng làm tôi lo lắng thêm hơn.

Tổng số lượt xem trang