Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

TQ thông qua luật cho phép đưa quân ra nước ngoài chống khủng bố

-TQ thông qua luật cho phép đưa quân ra nước ngoài chống khủng bố

Luật chống khủng bố mới của TQ nói rõ, công an và an ninh quốc gia cũng có thể cử người ra nước ngoài tham gia các sứ mệnh chống khủng bố.
Tân Hoa xã của Trung Quốc hôm 27/12/2015 vừa qua đưa tin cho biết, theo luật chống khủng bố mới được Quốc hội Trung Quốc thông qua chiều 27/12, quân đội nước này sẽ được phép tham gia các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài.

Theo đó, quân đội Trung Quốc và các lực lượng thuộc cảnh sát vũ trang của nước này có thể thực hiện các sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được Quân ủy Trung ương Trung Quốc chấp thuận.

Ngoài ra, luật chống khủng bố mới của TQ cũng nói rõ rằng, giới chức công an và an ninh quốc gia cũng có thể cử người ra nước ngoài tham gia các sứ mệnh chống khủng bố, song cần phải được Quốc vụ viện cho phép cùng với các thỏa thuận được ký kết với những nước hữu quan.

Lý Thọ Vĩ, quan chức thuộc bộ phận lập pháp của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc, khẳng định luật chống khủng bố mới không nhắm vào bất kỳ khu vực, sắc tộc hay tôn giáo cụ thể nào, thậm chí sẽ bảo vệ tất cả những người bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa.


-Trung Quốc sẽ dùng vũ lực ở nước ngoài để "bảo vệ lợi ích" nếu cần
(GDVN) - Tờ báo Hồng Kông lưu ý, sự thông qua của Quốc hội là cần thiết để Trung Quốc "tuyên chiến" với các quốc gia khác.
South China Morning Post ngày 2/7 đưa tin, Trung Quốc vừa thông qua đạo luật An ninh quốc gia cho phép sử dụng các hành động quân sự để bảo vệ lợi ích ở nước ngoài nếu cần thiết.
Bên cạnh sự nhấn mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, luật An ninh quốc gia Trung Quốc vừa được Quốc hội nước này thông qua nói rằng, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích ở nước ngoài, nếu cần có thể sử dụng hành động quân sự.
Đạo luật này cũng bao gồm một điều khoản nói rằng nhà nước Trung Quốc cần bảo vệ nguồn tài nguyên chiến lược, dự trữ năng lượng cũng như kênh vận chuyển trên biển và đất liền để bảo vệ sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự từ Thượng Hải nói với South China Morning Post, Bắc Kinh đang cho thấy quyết tâm thiết lập một mạng lưới hậu cần quân sự ngoài khơi và các cảng chiến lược để bảo vệ (cái gọi là) lợi ích quốc gia.
Tờ báo Hồng Kông lưu ý, sự thông qua của Quốc hội là cần thiết để Trung Quốc "tuyên chiến" với các quốc gia khác, tất cả các hoạt động của quân đội nước này dù ở trong hay ngoài lãnh thổ Trung Quốc cũng đều phải được sự chấp thuận của Quân ủy trung ương mà ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch.
Quốc hội Trung Quốc thông qua đạo luật An ninh quốc gia sau khi công bố sách trắng quốc phòng 2015 chỉ 1 tháng.
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc năm nay quả quyết rằng Bắc Kinh sẽ theo đuổi một sự thay đổi chiến lược quân sự cứng rắn hơn, đặt ưu tiên phát triển hải quân lên hàng đầu với sự thay đổi phương châm từ tác chiến gần bờ sang phòng thủ ngoài khơi, phòng thủ "chủ động".
Luật An ninh quốc gia mà Trung Quốc mới thông qua có thể là một cái cớ cho những hành động leo thang của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Bình luận xung quanh động thái này của Bắc Kinh, tờ International Business Times ngày 1/7 cho rằng, Trung Quốc thông qua đạo luật An ninh quốc gia có thể làm tăng tham vọng (bành trướng) của Bắc Kinh trên Biển Đông vốn đã căng thẳng.
Zheng Shu'na, một thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc nói với các phóng viên sau cuộc họp ngày hôm qua rằng Biển Đông là trọng điểm Trung Quốc duy trì "an ninh".
International Business Times phân tích, cho đến hiện nay hầu hết sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang tập trung vào Biển Đông, các bên yêu sách còn lại trong khu vực gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều bị lấn lướt bởi sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản đã hỗ trợ các nước chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách tuần tra, các tiền đồn quân sự và dân sự vẫn bị Trung Quốc xây dựng thành công trên các đảo nhân tạo bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) và hầu như không vấp phải kháng cự nào đáng kể.
Luật An ninh quốc gia do Quốc hội Trung Quốc mới thông qua có thể đặt nền móng cho sự hung hăng hơn. Người Trung Quốc sẽ viện dẫn pháp luật để biện minh cho hành động của mình ở Biển Đông, học giả Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết.

--

*****************


Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"
-(GDVN) - Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ...

Nhân cách và trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến một số kẻ ở Trung Nam Hải khiếp sợ nên mới tìm cách bôi nhọ? Ảnh: The New York Times.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: "Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc".
Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: "Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đã xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo của Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc cổ súy cho tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông đã dùng những lời lẽ rác rưởi thậm tệ để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp ly hòng bôi nhọ Việt Nam
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc rêu rao rằng: "Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm  Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình".
Ngay câu đầu tiên, học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý cơ bản hòng lập lờ đánh lận con đen.
Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Lập luận này của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước ánh sáng công pháp quốc tế vì họ cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. 
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 
Ảnh chụp màn hình bài báo xấc xược của Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm danh dự Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bôi nhọ Việt Nam.
Thứ hai, theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký, Cộng hòa Pháp trước đó đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã bàn giao hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền cho các chính thể ở niềm Nam Việt Nam: Đầu tiên là Quốc gia Việt Nam và kế đó là Việt Nam Cộng hòa.
Các chính thể này đã tiếp quản và thực hiện nhiệm vụ quản lý phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam, chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cả trên phương diện pháp lý và thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã thực thi đầy đủ chủ quyền hòa bình, hợp pháp, liên tục đối với 2 quần đảo này, kịp thời và liên tục lên tiếng phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. 
Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục kể từ khi Cộng hòa Pháp bàn giao năm 1954.
Trong giai đoạn 1954 – 1976, trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, thì các chính thể: Quốc gia Việt nam, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam là những chủ thể  kế tục nhau, đại diện cho Nhà nước Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ chủ quyền đối với với quần đảo này theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý của Công pháp quốc tế hiện hành.
Bởi vậy, mọi tuyên bố hay phát ngôn của cá nhân, tổ chức nào về Hoàng Sa, Trường Sa giai đoạn này không phải do các chính thể nói trên đưa ra đều vô giá trị trước Công pháp quốc tế. Giai đoạn này ngoài các chính thể nói trên ra, không tổ chức, cá nhân nào có quyền phát ngôn về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước sự tấn công xâm lược của lính Trung Quốc năm 1974, các quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu anh dũng, đổ máu hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, dù không giữ được đảo trước sức mạnh bành trướng xâm lược, nhưng sự thực lịch sử đó không thể thay đổi được!"
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Trung Quốc đã không ngừng tìm mọi cách “đổi trắng thay đen”, với rất nhiều thủ thuật, thủ pháp hết sức tinh vi, xảo quyệt, điển hình là lập luận này trên Thời báo Hoàn Cầu : "Năm 1933, Đan Mạch và Na Uy kiện nhau ra tòa về chủ quyền đối với đảo Greenland, cuối cùng Đan Mạch thắng kiện. Một trong những lý do để tòa án quốc tế đưa ra phán quyến này là vì năm 1919 Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus đã nói với Công sứ Đan Mạch rằng, Na Uy không phản đối yêu sách chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland. Vụ kiện này đã trở thành án lệ của nguyên tắc "trước sau như một".
Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam vài chục năm qua cũng tương tự: Trước năm 1974, các tuyên bố, sách báo, bản đồ do Việt Nam phát hành bao gồm cả công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam lại lật mặt, không chỉ cất quân đánh chiếm Trường Sa mà còn ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình?!"
Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định: "Trung Quốc đã cố tình lý giải sai nguyên tắc pháp lý quốc tế, nguyên tắc 'tiền hậu bất nhất'. Bởi vì, vấn đề là cần phải hiểu và xác định chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kỳ này là ai?
Câu trả lời duy nhất đúng là: Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, đó là các chính thể: Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, tiếp đến là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Hiệp định Geneva 1954. Vì vậy, lập luận về nguyên tắc "trước sau như một" của ông Tôn Lực Chu hay Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo là đã bỏ qua yếu tố quan trọng này và vì vậy, nó hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Phải chăng đây là sự thiếu hụt về kiến thức pháp lý hay là chủ tâm trong việc cố tình đánh tráo khái niệm về chủ thể trong quan hệ quốc tế theo Công pháp quốc tế?" Tiến sĩ Trần Công Trục bình luận.
Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thới báo Hoàn Cầu đã xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi viết rằng: "Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đánh nhau với hải quân Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa), sau đó bức hải quân Nam Việt phải rời khỏi Hoàng Sa. Bắt đầu từ lúc này, lập trường của Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu thay đổi rõ rệt, tranh chấp biển đảo giữa 2 nước bắt đầu từ đây."
Tháng 4/1975 khi chiến tranh thống nhất đất nước Việt Nam sắp bước vào hồi kết, lãnh đạo Bắc Việt (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp nhanh chóng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa. Từ đầu năm 1975 Bộ Tư lệnh Hải quân Bắc Việt đã tiến hành các công tác chuẩn bị đánh chiếm (tiếp quản) các đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Ngày 4/4/1975 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp đã gửi quân lệnh đặc biệt cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân yêu cầu nắm chắc thời cơ lên kế hoạch tác chiến, thời cơ đến lập tức chiếm (tiếp quản) Trường Sa. Ngày 13/4 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp chỉ thị, quân đội Nam Việt rút khỏi đảo nào, Bắc Việt chiếm (tiếp quản) đảo đó lập tức".
Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích: "Không cần phải bình luận nhiều đối với luận điệu xuyên tạc này, chỉ cần nhìn hình ảnh người chiến sỹ quân Giải phóng niềm Nam Việt Nam kéo lá cờ hai màu xanh đỏ rất nổi tiếng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên quần đảo Trường Sa khi được lệnh ra tiếp quản quần đảo này vào đầu năm 1975 thì cũng đã thấy rõ tính chất hợp pháp của sự tiếp quản này.
Lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được trang trọng kéo lên tại Trường Sa khi tiếp quản.
Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng quân giải phóng của Chính phủ này mới có đủ tư cách để tiếp quản quần đảo này. 
Ông Trục cho biết: "Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân Giai phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 05 tháng 06 năm 1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tai kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa."


"Việt Nam cách thiên đường quá xa, lại ở quá gần Trung Quốc"


Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ quan hệ Việt - Mỹ

Thời báo Hoàn Cầu cay cú bình luận xuyên tạc quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Trung

-Trung Quốc làm hoạt hình ví von Việt Nam là khỉ-

Mới đây một phim hoạt hình ngắn được Trung Quốc sản xuất nói về quan hệ giữa hai nước Việt Trung qua các ví von châm biếm, đang được chia sẻ và gây tranh cãi qua mạng vì tính chất thời sự của nó.
maxresdefault (1)
Video Trung Quốc gọi Việt Nam là Khỉ (Hình cắt từ video)
Với nội dung xuyên tạc lịch sử, sỉ nhục Việt Nam. Trung Quốc làm phim hoạt hình gọi Việt Nam là khỉ, vừa ăn cướp vừa la làng. Trong mắt chúng Việt Nam chúng ta mới là nước xâm phạm chủ quyền. Video đang được lan truyền mạnh trên mạng xã hội Trung Quốc
Phim ngắn được sử dụng làm nội dung tuyên truyền lịch sử của chính quyền Trung Quốc, trong đó nước này được ví như siêu nhân to cao, trong khi dân Việt Nam chỉ là giống khỉ mắt trắng khó thuần ở phía Nam.
Clip có nhiều chi tiết hài hước trong đó việc kể lể khỉ Việt Nam đã từng nhận viện trợ hàng đống “chuối” từ Trung Quốc, thế mà giờ lại đâm ra bội bạc tranh chấp mấy cái đảo bé tí với nước này. Rồi nào là Việt Nam cho lùa hàng tá tàu “be bé” ra khiêu khích, ra bao nhiêu thì anh siêu nhân Trung Quốc cho ủi sạch bấy nhiêu.
tinhhoa.net-wt2wqj-20150617-viet-nam-bi-trung-quoc-vi-la-khi-mat-trang-trong-loat-phim-hoat-hinh-viet---trung
Sau đây là nội dung lời thoại trong clip:
Nghe nói sách lược của chúng ta là tông cho tới khi nào Việt Nam không còn chiếc tàu nào nữa. Thật là không tưởng tượng nổi!
Lịch sử diễn biến của Khỉ mắt mờ Việt Nam (phần đầu).
Ngày 13 tháng 5 năm 2014, ở Hầu Sơn (núi khỉ) diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc quy mô lớn. Trung Quốc thăm dò dầu trong lãnh hải của mình ở biển Hoa Nam (biển Đông). Bọn dân ở núi Khỉ bèn tiến hành biểu tình kháng nghị hành động này của Trung Quốc. Sau đó diễn biến thành biểu tình bạo lực làm nhiều người Hoa chết và bị thương.
Thái độ của chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ chê trách thái độ này của phía Khỉ và tối ngày 17 tháng 5 đã đón hơn 3000 Hoa kiều trở về. “Bẩm đại vương, mọi người xung quanh đều bắt đầu chỉ trích chúng ta rồi“. “Trước tiên, do ổn định hầu tử hầu tôn, để ta đi xin lỗi, kiên quyết xử bọn khỉ con bạo loạn. Tổn thất của các xí nghiệp quy ra chuối bồi thường“. Trung Việt nguồn xấu xa xôi là vậy.
Trước thời Thanh luôn khuất phục Trung Quốc. Cuối đời Thanh thì là thuộc địa của Pháp. Lúc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 thì đang ở thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đáp lại sự van xin khẩn khoản của Việt Nam, Trung Quốc xuất viện trợ hơn 32 vạn kỹ sư, phòng không, hậu cần, hơn 2 vạn chuyên gia cố vấn và 2 tỷ trái chuối giúp tụi nó! Chúng ta thắng lợi rồi!
Nhưng sau chiến tranh, Việt Nam chưa thống nhất thật sự mà chia ra miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc do Hồ Chí Minh thống trị, là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai nước này vốn không ưa nhau, rồi sau đó xảy ra chuyện gì biết không hả? Tập sau sẽ rõ.
Lịch sử diễn biến của tụi Khỉ mắt trắng Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1955, miền Nam dưới sự thao túng của Mỹ, đã phát động tấn công miền Bắc, đánh cả các nước xung quanh, đánh luôn Trung Quốc. “Miền Bắc chúng tôi lại phải nhờ các anh giúp đỡ nữa rồi”!
Trung Quốc lần nữa phải chìa tay ra viện trợ. Viện trợ chính phủ Việt Nam 80 tỷ NDT, pháp hơn 17 vạn bộ đội giúp đỡ tụi nó và có được sự thống nhất đúng nghĩa. “Tôi thay mặt toàn thể hầu tử, hầu tôn Hầu Sơn đa tạ các ông. Ân tình của các ông, chúng tôi không bao giờ quên“.
Nhưng đến năm 1978, sự tình lại đổi ngược 180 độ, Việt Nam yêu cầu chủ quyền các khu Sơn Đầu – Hải Tiên ở Biên giới Việt Trung, tuyên bố đưa các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) vào bản đồ của nước chúng nó và trục xuất hơn 1,5 triệu người Hoa. Vậy mà trước đó tụi nó bày tỏ là “Chúng tôi chỉ cần chuối, không cần đảo”.
Vốn trước giờ vì cả nể, “Dĩ hòa vi quý” nhưng giờ thì Trung Quốc buộc lòng. Đến tận hôm nay, Việt Nam cũng chưa có dám làm gì to tát, nhưng liên tục quấy rối lặt vặt xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc là tông mãi cho tới khi tụi nó không còn chiếc tàu nào!
Một giọng điệu xuyên tạc và hết sức trâng tráo đến trơ trẻn của người Trung Quốc
Mời các bạn xem video để thấy được người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam chúng ta (bật CC xem phụ đề tiếng Việt)

-
-


Tổng số lượt xem trang