-Việt Nam: Càng ngán Trung Quốc, càng thân Hoa Kỳ
-Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch.
The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.
Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau.
The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”.
Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.
Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.
Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.
Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.
The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.
Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “ Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.
Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.
-Việt Nam 'chuẩn bị đương đầu với TQ'
Greg TorodeReuters, viết từ Việt Nam
18 tháng 12 201
Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đánh đuổi người hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài Biển Đông. Nếu mục tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên mọi mặt trậnkhác, các quan chức cao cấp và giới thạo tin nói với Reuters.
Chiến lược của Việt Nam đã vượt xa kế hoạch phòng ngự. Các đơn vị chủ chốt đã được đặt vào vị trí “sẵn sàng chiến đấu cao” – một tín hiệu cho thấy sẵn sàng cho việc bị tấn công bất ngờ. Cả Sư đoàn 308 tinh nhuệ trấn giữ vùng núi phía Bắc cũng được đặt vào tình trạng này.
Việt Nam và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979. Điểm bùng phát bây giờ có thể là Biển Đông, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Chúng tôi không muốn có xung đột với Trung Quốc và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao của mình.” - Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam đề nghị giấu tên cho Reuters biết. “Nhưng chúng tôi biết mình cần phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất.”
Đáng chú ý hơn cả, Hà Nội đang xây dựng lực lượng phòng vệ hải quân rất lớn từ chỗ gần như không có gì, bằng việc mua sáu tàu ngầm lớp Kilo cao cấp từ Nga.
Trong vài tháng gần rồi, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và nước ngoài cho biết, và đây là xác nhận đầu tiên về sự hiện diện của tàu ngầm Việt Nam trong vùng biển chiến lược.
Sư đoàn 308
Về mặt quân sự, có thể thấy phần nào không khí căng thẳng tại trụ sở Sư đoàn 308 phía tây bắc Hà Nội. Đây là đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Việt Nam, nơi các tướng lãnh quân sự cao cấp liên tục nhắc đến việc “sẵn sàng chiến đấu cao”.Image copyrightReutersImage captionSư đoàn 308 là lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam
Cụm từ này được ghi trên bảng lớn bên dưới ảnh tên lửa và chân dung người sáng lập cách mạng Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, cùng ảnh anh hùng quân đội huyền thoại, Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nằm ở giữa vùng núi non hiểm trở phía bắc Việt Nam và những cánh đồng lúa cổ xưa của đồng bằng Sông Hồng, Sư đoàn 308 là đơn vị quân đội lâu đời nhất của Việt Nam và vẫn đang trấn giữ hiệu quả khu vực phía Bắc tiếp giáp Hà Nội.
Một quan chức cao cấp, Đại tá Lê Văn Hải [Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 308], nói ông không thể bình luận về Trung Quốc, cho thấy sự nhạy cảm của chủ đề này về mặt chính thống. Nhưng Việt Nam sẵn sàng đẩy lùi bất cứ lực lượng nước ngoài nào, ông nói với Reuters trong cuộc viếng thăm hiếm hoi của một phóng viên nước ngoài.
Ông Lê Văn Hải phát biểu: “Sẵn sàng chiến đấu là ưu tiên hàng đầu của sư đoàn, của Bộ Quốc phòng và của quốc gia. Chúng tôi có thể xử lý bất kỳ tình huống bất ngờ hoặc không mong đợi nào... Chúng tôi luôn sẵn sàng.”
“Sẵn sàng chiến đấu cao”, cùng với các đề cập về “tình hình mới”, đang được nhắc đến nhiều hơn trong các diễn văn của quan chức cao cấp khi đến thăm các căn cứ quân sự và trên nhiều ấn phẩm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giới chức ngoại giao nói cụm từ này cũng thường được nhắc đến trong các cuộc gặp với các phái đoàn quân sự nước ngoài.
Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, người đã nghiên cứu quân sự Việt Nam từ cuối thập niên 1960, cho biết: “Khi Việt Nam nhắc đến “tình hình mới” thì là họ đang sử dụng một cụm từ được mã hóa đề cập đến khả năng đối đầu hoặc xung đột quân sự ngày càng cao với Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông”.Image copyrightReutersImage captionViệt Nam đã mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga
Trong khi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, các tướng lĩnh một thời tách biệt với thế giới của Hà Nội nay đang vươn ra tìm đối tác chiến lược đa dạng. Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp vũ khí hiện đại, huấn luyện và hợp tác tình báo. Hà Nội xây dựng quan hệ chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh như Nhật, Úc, Philippines, cũng như Châu Âu và Israel.
Kết quả của việc vươn ra bên ngoài là các đợt mua bán vũ khí, các chuyến tàu đến thăm và hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, tuy nhiên có giới hạn. Hà Nội không tham gia liên minh quân sự với các nước vì trung thành với chính sách ngoại giao độc lập.
Các nguồn tin nói với Reuters Việt Nam đang muốn mua thêm máy bay ném bom Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Châu Âu, Mỹ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển, và trinh thám không người lái. Việt Nam mới đây cũng nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, trang bị thêm radar giám sát cảnh báo sớm, và các hệ thống tên lửa đất đối không từ Nga.
Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính rằng chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng vọt và bỏ xa những hàng xóm Đông Nam Á khác trong thập niên vừa rồi.
Ông Tim Huxley, một chuyên gia an ninh khu vực tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, nhận xét: “Họ không làm việc này chỉ để diễu binh... họ đang thực sự xây dựng sức mạnh quân đội”.
Điểm bùng phát giàn khoan
Mặc dù các đảng cộng sản đang lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng về chính trị, hai quốc gia này đã từng có lịch sử xung đột vũ trang và một thời gian dài mất lòng tin vào nhau.Image copyrightAPImage captionKhi giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa vào vùng biển tranh chấp, căng thẳng đã bùng phát
Một nghiên cứu mới tiết lộ cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979 thực ra khốc liệt hơn người ta từng biết rất nhiều, kéo dài dai dẳng mãi đến giữa thập kỷ 1980. Cả hai bên đã đụng độ trên biển năm 1988, khi Trung Quốc lần đầu tiên chiếm đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Sự kiện này vẫn là vết thương rỉ máu trong lòng Hà Nội.
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn một quần đảo khác trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc đối đầu với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Hà Nội vẫn phản đối hành động này của Trung Quốc.
Gần đây hơn, khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp trong 10 tuần khoảng giữa năm ngoái, bạo động chống Trung Quốc đã xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Giàn khoan được đưa đến khu vực cách thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý. Sự việc này đã thay đổi thế trận, các quan chức Việt Nam nói riêng với Reuters, củng cố thêm nghi ngờ về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong giới lãnh đạo quân đội và chính trị Hà Nội.
Việt Nam điều hàng chục tàu dân sự ra đối đầu với 70 tàu chiến và tàu tuần dương Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan vào khoảng giữa năm 2014.
Một sỹ quan hải quân Mỹ đã về hưu nói: “Đó là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta Biển Đông có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào.”
Quan hệ quốc phòng Việt-Trung
Hai bên đối đầu trên Biển Đông năm 2014
Đội tàu ngầm mới của Việt Nam bắt đầu hoạt động trên Biển Đông
Việt Nam gia tăng chi phí quân sự hơn hẳn các nước láng giềng
Hà Nội có thể nhắm vào tàu chở dầu và tàu hàng Trung Quốc
Về phần mình, các chiến lược gia quân sự Trung Quốc nhiều lần bực tức trước các nhà giàn mà Hà Nội tăng cường trong vùng biển Trường Sa sau khi mất Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đang xây dựng ba đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong đó có khu vực chiếm từ Việt Nam năm 1988.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc gửi đến Reuters một thông cáo cho biết quân đội hai nước có quan hệ thân thiện, gần gũi và Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam xây dựng hòa bình trong khu vực.
Thông cáo cho biết: “Cả hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề Nam Hải [Biển Đông]... cả hai bên nên tìm kiếm một giải pháp cơ bản, bền vững mà cả hai bên đều có thể chấp nhận”.
Trong lịch sử, Trung Quốc từng khẳng định chủ quyền trên hầu hết khu vực Biển Đông, trên một bản đồ có đường chín đoạn, chồng lấn vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Khoảng 5 nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại trong vùng biển này mỗi năm, trong đó có phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.
“Bất an tinh thần”
Việc Trung Quốc chú trọng bảo vệ căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam – một căn cứ dự định cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử của nước này – có thể là một điểm bùng phát xung đột khác. Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu và rất nhiều tàu chiến hiện đại nhất đậu xung quanh khu vực đảo Hải Nam. Hạm đội Nam Hải đóng gần bờ biển phía Bắc của Việt Nam, gần khu vực nước sâu quan trọng để đi vào Biển Đông và các vùng biển phía dưới.Image copyrightReutersImage captionKhả năng của quân đội Việt Nam vẫn là một dấu hỏi với nhiều chuyên gia quân sự
Các tướng quân đội Việt Nam thừa nhận với khách nước ngoài là họ biết giới hạn của mình. Hai thập niên ngân sách quốc phòng tăng hai chữ số đã giúp Trung Quốc có một lực lượng hải quân, không quân và quân đội mạnh mẽ và hùng mạnh hơn nhiều.
Các phái viên quân sự nước ngoài nói họ vẫn chưa nắm được khả năng thực sự cũng như khả năng sử dụng vũ khí mới phức tạp của quân đội Việt Nam. Họ gần như không được ra ngoài các phòng họp ở Hà Nội.
Các chiến lược gia quân sự Việt Nam nói đang tạo ra “Khả năng phòng thủ chủ động tối ưu” – khiến chi phí của bất cứ động thái nào của Trung Quốc chống lại Việt Nam sẽ tăng vọt, cho dù có xảy ra đối đầu trên biển hay tấn công trên bộ dọc theo đường biên giới 1.400km giữa hai nước.
-Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch.
The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.
Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau.
The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”.
Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.
Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.
Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.
Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.
The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.
Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “ Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.
Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.
-Việt Nam 'chuẩn bị đương đầu với TQ'
Greg TorodeReuters, viết từ Việt Nam
18 tháng 12 201
Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang để chuẩn bị nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc sau một thập niên dài trên đường hiện đại hóa. Đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Hà Nội kể từ đỉnh điểm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đánh đuổi người hàng xóm khổng lồ khi căng thẳng lên cao vì xung đột ngoài Biển Đông. Nếu mục tiêu này không đạt được, thì Việt Nam vẫn có thể tự vệ trên mọi mặt trậnkhác, các quan chức cao cấp và giới thạo tin nói với Reuters.
Chiến lược của Việt Nam đã vượt xa kế hoạch phòng ngự. Các đơn vị chủ chốt đã được đặt vào vị trí “sẵn sàng chiến đấu cao” – một tín hiệu cho thấy sẵn sàng cho việc bị tấn công bất ngờ. Cả Sư đoàn 308 tinh nhuệ trấn giữ vùng núi phía Bắc cũng được đặt vào tình trạng này.
Việt Nam và Trung Quốc từng có cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979. Điểm bùng phát bây giờ có thể là Biển Đông, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Chúng tôi không muốn có xung đột với Trung Quốc và chúng tôi phải đặt niềm tin vào chính sách ngoại giao của mình.” - Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam đề nghị giấu tên cho Reuters biết. “Nhưng chúng tôi biết mình cần phải sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất.”
Đáng chú ý hơn cả, Hà Nội đang xây dựng lực lượng phòng vệ hải quân rất lớn từ chỗ gần như không có gì, bằng việc mua sáu tàu ngầm lớp Kilo cao cấp từ Nga.
Trong vài tháng gần rồi, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã bắt đầu tuần tra trên Biển Đông, các quan chức quân sự Việt Nam và nước ngoài cho biết, và đây là xác nhận đầu tiên về sự hiện diện của tàu ngầm Việt Nam trong vùng biển chiến lược.
Sư đoàn 308
Về mặt quân sự, có thể thấy phần nào không khí căng thẳng tại trụ sở Sư đoàn 308 phía tây bắc Hà Nội. Đây là đơn vị quân đội tinh nhuệ nhất của Việt Nam, nơi các tướng lãnh quân sự cao cấp liên tục nhắc đến việc “sẵn sàng chiến đấu cao”.Image copyrightReutersImage captionSư đoàn 308 là lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam
Cụm từ này được ghi trên bảng lớn bên dưới ảnh tên lửa và chân dung người sáng lập cách mạng Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, cùng ảnh anh hùng quân đội huyền thoại, Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nằm ở giữa vùng núi non hiểm trở phía bắc Việt Nam và những cánh đồng lúa cổ xưa của đồng bằng Sông Hồng, Sư đoàn 308 là đơn vị quân đội lâu đời nhất của Việt Nam và vẫn đang trấn giữ hiệu quả khu vực phía Bắc tiếp giáp Hà Nội.
Một quan chức cao cấp, Đại tá Lê Văn Hải [Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 308], nói ông không thể bình luận về Trung Quốc, cho thấy sự nhạy cảm của chủ đề này về mặt chính thống. Nhưng Việt Nam sẵn sàng đẩy lùi bất cứ lực lượng nước ngoài nào, ông nói với Reuters trong cuộc viếng thăm hiếm hoi của một phóng viên nước ngoài.
Ông Lê Văn Hải phát biểu: “Sẵn sàng chiến đấu là ưu tiên hàng đầu của sư đoàn, của Bộ Quốc phòng và của quốc gia. Chúng tôi có thể xử lý bất kỳ tình huống bất ngờ hoặc không mong đợi nào... Chúng tôi luôn sẵn sàng.”
“Sẵn sàng chiến đấu cao”, cùng với các đề cập về “tình hình mới”, đang được nhắc đến nhiều hơn trong các diễn văn của quan chức cao cấp khi đến thăm các căn cứ quân sự và trên nhiều ấn phẩm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giới chức ngoại giao nói cụm từ này cũng thường được nhắc đến trong các cuộc gặp với các phái đoàn quân sự nước ngoài.
Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, người đã nghiên cứu quân sự Việt Nam từ cuối thập niên 1960, cho biết: “Khi Việt Nam nhắc đến “tình hình mới” thì là họ đang sử dụng một cụm từ được mã hóa đề cập đến khả năng đối đầu hoặc xung đột quân sự ngày càng cao với Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông”.Image copyrightReutersImage captionViệt Nam đã mua sáu tàu ngầm lớp Kilo của Nga
Trong khi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, các tướng lĩnh một thời tách biệt với thế giới của Hà Nội nay đang vươn ra tìm đối tác chiến lược đa dạng. Nga và Ấn Độ là nguồn cung cấp vũ khí hiện đại, huấn luyện và hợp tác tình báo. Hà Nội xây dựng quan hệ chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh như Nhật, Úc, Philippines, cũng như Châu Âu và Israel.
Kết quả của việc vươn ra bên ngoài là các đợt mua bán vũ khí, các chuyến tàu đến thăm và hoạt động chia sẻ thông tin tình báo, tuy nhiên có giới hạn. Hà Nội không tham gia liên minh quân sự với các nước vì trung thành với chính sách ngoại giao độc lập.
Các nguồn tin nói với Reuters Việt Nam đang muốn mua thêm máy bay ném bom Nga và đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Châu Âu, Mỹ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển, và trinh thám không người lái. Việt Nam mới đây cũng nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, trang bị thêm radar giám sát cảnh báo sớm, và các hệ thống tên lửa đất đối không từ Nga.
Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính rằng chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng vọt và bỏ xa những hàng xóm Đông Nam Á khác trong thập niên vừa rồi.
Ông Tim Huxley, một chuyên gia an ninh khu vực tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Singapore, nhận xét: “Họ không làm việc này chỉ để diễu binh... họ đang thực sự xây dựng sức mạnh quân đội”.
Điểm bùng phát giàn khoan
Mặc dù các đảng cộng sản đang lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng về chính trị, hai quốc gia này đã từng có lịch sử xung đột vũ trang và một thời gian dài mất lòng tin vào nhau.Image copyrightAPImage captionKhi giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc đưa vào vùng biển tranh chấp, căng thẳng đã bùng phát
Một nghiên cứu mới tiết lộ cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979 thực ra khốc liệt hơn người ta từng biết rất nhiều, kéo dài dai dẳng mãi đến giữa thập kỷ 1980. Cả hai bên đã đụng độ trên biển năm 1988, khi Trung Quốc lần đầu tiên chiếm đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Sự kiện này vẫn là vết thương rỉ máu trong lòng Hà Nội.
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn một quần đảo khác trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc đối đầu với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Hà Nội vẫn phản đối hành động này của Trung Quốc.
Gần đây hơn, khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp trong 10 tuần khoảng giữa năm ngoái, bạo động chống Trung Quốc đã xảy ra ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Giàn khoan được đưa đến khu vực cách thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý. Sự việc này đã thay đổi thế trận, các quan chức Việt Nam nói riêng với Reuters, củng cố thêm nghi ngờ về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong giới lãnh đạo quân đội và chính trị Hà Nội.
Việt Nam điều hàng chục tàu dân sự ra đối đầu với 70 tàu chiến và tàu tuần dương Trung Quốc để bảo vệ giàn khoan vào khoảng giữa năm 2014.
Một sỹ quan hải quân Mỹ đã về hưu nói: “Đó là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta Biển Đông có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào.”
Quan hệ quốc phòng Việt-Trung
Hai bên đối đầu trên Biển Đông năm 2014
Đội tàu ngầm mới của Việt Nam bắt đầu hoạt động trên Biển Đông
Việt Nam gia tăng chi phí quân sự hơn hẳn các nước láng giềng
Hà Nội có thể nhắm vào tàu chở dầu và tàu hàng Trung Quốc
Về phần mình, các chiến lược gia quân sự Trung Quốc nhiều lần bực tức trước các nhà giàn mà Hà Nội tăng cường trong vùng biển Trường Sa sau khi mất Hoàng Sa năm 1974. Trung Quốc đang xây dựng ba đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong đó có khu vực chiếm từ Việt Nam năm 1988.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc gửi đến Reuters một thông cáo cho biết quân đội hai nước có quan hệ thân thiện, gần gũi và Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam xây dựng hòa bình trong khu vực.
Thông cáo cho biết: “Cả hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề Nam Hải [Biển Đông]... cả hai bên nên tìm kiếm một giải pháp cơ bản, bền vững mà cả hai bên đều có thể chấp nhận”.
Trong lịch sử, Trung Quốc từng khẳng định chủ quyền trên hầu hết khu vực Biển Đông, trên một bản đồ có đường chín đoạn, chồng lấn vào các khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Khoảng 5 nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại trong vùng biển này mỗi năm, trong đó có phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.
“Bất an tinh thần”
Việc Trung Quốc chú trọng bảo vệ căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam – một căn cứ dự định cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử của nước này – có thể là một điểm bùng phát xung đột khác. Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu và rất nhiều tàu chiến hiện đại nhất đậu xung quanh khu vực đảo Hải Nam. Hạm đội Nam Hải đóng gần bờ biển phía Bắc của Việt Nam, gần khu vực nước sâu quan trọng để đi vào Biển Đông và các vùng biển phía dưới.Image copyrightReutersImage captionKhả năng của quân đội Việt Nam vẫn là một dấu hỏi với nhiều chuyên gia quân sự
Các tướng quân đội Việt Nam thừa nhận với khách nước ngoài là họ biết giới hạn của mình. Hai thập niên ngân sách quốc phòng tăng hai chữ số đã giúp Trung Quốc có một lực lượng hải quân, không quân và quân đội mạnh mẽ và hùng mạnh hơn nhiều.
Các phái viên quân sự nước ngoài nói họ vẫn chưa nắm được khả năng thực sự cũng như khả năng sử dụng vũ khí mới phức tạp của quân đội Việt Nam. Họ gần như không được ra ngoài các phòng họp ở Hà Nội.
Các chiến lược gia quân sự Việt Nam nói đang tạo ra “Khả năng phòng thủ chủ động tối ưu” – khiến chi phí của bất cứ động thái nào của Trung Quốc chống lại Việt Nam sẽ tăng vọt, cho dù có xảy ra đối đầu trên biển hay tấn công trên bộ dọc theo đường biên giới 1.400km giữa hai nước.
Image copyrightReutersImage captionViệt Nam thường nhắc đến cụm từ “Sẵn sàng chiến đấu cao độ” trong thời gian gần đây
Ông Carl Thayer nói nếu xung đột xảy ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói thông tin này được các chiến lược gia Việt Nam cho biết.
Mục tiêu không phải là đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà là “gây ra những tổn thất thực sự và bất an tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm Lloyd tăng phi mã và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn” – Ông Carl Thayer trình bày trong một thuyết trình tại hội nghị ở Singapore tháng trước.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam không bình luận gì về bài báo này.-
Ông Carl Thayer nói nếu xung đột xảy ra, Hà Nội có thể nhắm vào các tàu container thương mại và tàu chở dầu có gắn cờ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói thông tin này được các chiến lược gia Việt Nam cho biết.
Mục tiêu không phải là đánh thắng lực lượng hùng mạnh của Trung Quốc mà là “gây ra những tổn thất thực sự và bất an tinh thần, khiến tỷ giá lãi suất của bảo hiểm Lloyd tăng phi mã và khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn” – Ông Carl Thayer trình bày trong một thuyết trình tại hội nghị ở Singapore tháng trước.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam không bình luận gì về bài báo này.-