Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam

My.jpg-Son Tran - Truong Thanh Liem
Tôi đã dự đoán từ năm trước là năm nay sẽ có chuyển biến quan trọng về chính trị tại Việt Nam.
Tôi không nhìn vào những diễn biến trong nước, vì những người ở trong nước hiểu rõ hơn tôi. Tôi nhìn những diễn biến từ Mỹ.

Trước hết tôi xin nhắc lại sự khác biệt khi nhìn bàn cờ chính trị giữa người Mỹ và người Việt Nam, người Tàu.
Người Việt Nam và người Tàu nhìn chính trị là bàn CỜ TƯỚNG. Không có tướng, chết tướng, là hết bàn cờ. Khi cần một phong trào người Việt, người Tàu thường nhìn dáo dác tìm ... lãnh đạo, tìm lãnh tụ ... nói chung tìm CON TƯỚNG.
Người Mỹ nhìn bàn cờ chính trị là bàn cờ Quế Chi (Wei-qi) theo tên gọi của Tàu, bàn cờ Igo theo tên gọi của Nhật, hay bàn cờ Baduk theo tên gọi của Đại Hàn ...
Bàn cờ Quế Chi khác bàn cờ TƯỚNG ở chổ nó KHÔNG CÓ TƯỚNG. Nó chỉ có thế cờ, mở hay đóng, đưa các con cờ vô thế. Vô đúng thế thượng thì con cờ nào cũng là TƯỚNG, vô thế hạ thì con cờ sẽ chết để nhường chổ cho các con cờ khác.
Bây giờ nhìn lại diễn biến vài năm trở lại đây, CSVN yêu cầu điều gì khi biết Mỹ sẽ giữ CSVN làm túi đệm với Trung Cộng?
Nhiều lần bằng nhiều cách CSVN đã mặc cả với Mỹ hai điều để có thể theo Mỹ ...
Phải bảo vệ SINH MẠNG và TÀI SẢN của lãnh đạo CSVN nếu chúng nó ngã sang Mỹ.
Trực tiếp hay gián tiếp, CSVN muốn Mỹ không được tạo điều kiện cho CỜ VÀNG hay VIỆT TÂN trở lại cầm quyền, vì hai thế lực này dứt khoát sẽ KHAI TỬ và TỊCH BIÊN TÀI SẢN mà bọn lãnh đạo CSVN ăn cướp được.
Sau một thời gian đánh giá bàn cờ Quế Chi này, Mỹ đã chọn giải pháp "Đuổi chó không đuổi đến đường cùng." Mỹ đã làm gì?
Thử loại cờ vàng ...
Có ai ngạc nhiên khi có bao nhiêu tù nhân lương tâm hiện bị giam giữ gồm cả những người thân cờ vàng mà chỉ có ba nhân vật ĐI THẲNG QUA MỸ từ nhà giam? Ba nhân vật này là thế tử Đảng, cựu bộ đội, cựu công an? Và nước thử lửa đầu tiên là ... thử loại cờ vàng?
Thử loại Việt Tân ...
Có ai ngạc nhiên khi một cuốn phim như "Terror in Little Saigon" nói về những sự kiện của 30 năm trước là được CÔNG BỐ vào đúng năm ngoái?
Và cuối cùng Mỹ đã đồng ý bán vũ khí sát thương cho CSVN.
Thế là có nhiều con chó đã thấy ánh sáng cuối đường hầm. Chắc chắn bàn cờ Quế Chi năm nay sẽ HUNG nhiều hơn CÁT cho Đảng CSVN.

-Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam
28/07/2015
(TNO) Đây là khẳng định của Đại sứ Mỹ Ted Osius tại cuộc họp báo được tổ chức sáng nay 28.7, xoay quanh chuyến thăm Mỹ vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; chuyến thăm California của Đại sứ Ted Osius
và mối quan hệ Việt - Mỹ, nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước.



Đại sứ Mỹ Ted Osius - Ảnh: Thụy Miên
Nhắc lại chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ Ted Osius cho biết trong cuộc gặp “rất thực chất” giữa Tổng bí thư và Tổng thống Obama, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các vấn đề có tầm quan trọng to lớn đối với cả hai bên.
“Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định họ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau và đã thảo luận về tương lai mối quan hệ hai nước, vấn đề Biển Đông và tự do hàng hải, quan hệ an ninh, bao gồm cả hợp tác gìn giữ hòa bình, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhân quyền... và vai trò của người Mỹ gốc Việt.
Theo Đại sứ Osius, quan hệ Việt - Mỹ hiện đang tốt nhất từ trước đến nay. “Và tôi tin rằng thông qua làm việc tích cực không ngừng và sự hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, chúng ta sẽ tiếp tục đà phát triển hiện tại trong thời gian tới”, Đại sứ Osius khẳng định.


"Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.
Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ".
(Đại sứ Ted Osius)



* Channel NewsAsia: Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho là có ý nghĩa biểu tượng rất lớn. Hai bên cũng tuyên bố việc tôn trọng thể chế chính trị của nhau? Xin cho biết nội hàm cụ thể của việc “tôn trọng thể chế chính trị của nhau” là gì?
Đại sứ Ted Osius: Khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama thống nhất việc đưa quan hệ Việt - Mỹ trở thành đối tác toàn diện vào năm 2013, hai bên bày tỏ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều này đã được nhắc lại trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama, cũng như trong Tuyên bố chung giữa hai bên vừa qua. Điều này vượt quá việc nó chỉ có tính chất biểu tượng mà cho thấy, hai bên mặc dù có hệ thống chính trị khác nhau nhưng vẫn có thể trở thành đối tác, cộng tác với nhau, thảo luận về những vấn đề khó khăn như nhân quyền…
Bất chấp việc có hệ thống chính trị khác nhau, chúng ta vẫn có thể làm sâu sắc thêm quan hệ về chính trị, an ninh, kinh tế, quan hệ nhân dân hai nước. Chúng ta không cần phải có hệ thống chính trị giống hệt nhau để hợp tác đẩy mạnh quan hệ.
Tôi muốn chia sẻ thêm một câu chuyện, khi tôi đến California (cuộc tiếp xúc của Đại sứ Osius với cộng đồng người Mỹ gốc Việt hồi giữa 7.2015, khoảng một tuần sau chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - PV), tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.
Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà những người hỏi họ không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rất rõ điều đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ.
* Tiền Phong: Tôi quan tâm đến vấn đề hợp tác gữa các đảng cầm quyền mà cụ thể là giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và đảng cầm quyền của Mỹ. Xin ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Khi Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký kết mối Quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ vào 2013, họ đã nói cụ thể về việc hợp tác giữa các đảng. Trước đây chưa bao giờ có việc một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ nhưng vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ.
Ngoài cuộc họp giữa 2 nhà lãnh đạo tại phòng Bầu Dục, còn có các cuộc gặp bên lề giữa các quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam với đại diện các Đảng Cộng hoà, Dân chủ của Mỹ. Tôi cho rằng không có gì vô lý khi nói rằng quan hệ giữa các đảng (của Việt Nam và Mỹ) là tốt nhất cho đến nay để chúng ta tin rằng việc phát triển quan hệ các đảng sẽ còn tiếp tục được mở rộng và phát triển hơn nữa... Cần làm sao để làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
* Tuổi Trẻ: Trong một bài phát biểu hồi tháng 5.2015, Tổng thống Obama đã khẳng định nếu các quốc gia không đạt các tiêu chuẩn về lao động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì sẽ không thể tham gia hiệp định này. Điều gì sẽ xảy ra nếu như Việt Nam không đạt được các tiêu chuẩn cao như vậy?
Hôm thứ 6 vừa qua, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman đã có chuyến thăm Việt Nam. Hiện tại các nhóm đàm phán của các nước cũng đang gặp tại Hawaii. Đàm phán TPP đã diễn ra được 6 năm, mỗi khi bước vào giai đoạn cuối của việc đàm phán một Hiệp định lớn như TPP thì có những vấn đề phức tạp mà các bên bám vào đó đến cùng, không muốn nhượng bộ.
12 nước tham gia đàm phán TPP đều có những quyết định khó khăn và họ phải tự đưa ra. Về vấn đề lao động, như Tổng thống Obama đề cập hồi tháng 5 thì đây là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Mỹ. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn nếu như Việt Nam muốn có được những lợi ích từ TPP. Điểm cốt lõi là Việt Nam phải chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có việc cho phép tự do thành lập các nghiệp đoàn độc lập, tự do hội họp.
* VTV: Chuyến thăm Mỹ vừa qua của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là rất thành công, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng điều này tạo ra sự không hài lòng của phía Trung Quốc. Dự kiến trong thời gian tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục có chuyến thăm Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xin ông cho biết những chuyến thăm này sẽ ảnh hưởng như thế quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Mỹ?
Theo hiểu biết của tôi thì Việt Nam có chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ. Và Việt Nam mong muốn có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trong khu vực.
Về phía Mỹ, chúng tôi ủng hộ việc Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Mới đây cựu Tổng thống Clinton đã đến thăm Việt Nam và tôi nhớ lại trong thời gian chuyến thăm, có một cựu chiến binh Việt Nam đã được phỏng vấn ở ngoài khách sạn Deawoo. Người cựu chiến binh này đã nói một câu là có 1.000 người bạn vẫn là không đủ, còn có một kẻ thù là quá nhiều. Vì vậy nếu chúng ta xem xét đến lịch sử của Việt Nam thì quan điểm của tôi là người Việt Nam có một khao khát lớn đối với hòa bình, về mối quan hệ hài hòa với các nước láng giềng cũng như các quốc gia khác.


-Tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Việt - Mỹ cam kết không xâm hại lợi ích chiến lược'
Hợp tác thực chất; không xâm hại lợi ích chiến lược, không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau là những cam kết cơ bản trong Hợp tác an ninh và quốc phòng Việt - Mỹ.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, VnExpressphỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Ngày 11/7/1995 Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hoá quan hệ, liệu có thể nêu ra các dấu mốc nào trong hợp tác quốc phòng 20 năm qua thưa ông?
- Rất khó phân ra các giai đoạn phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ từ 1995 đến nay. Thực tế quan hệ Việt - Mỹ được phát triển một cách vững chắc, từng bước, theo nhịp độ vừa phải và kết quả theo từng giai đoạn đều làm hài lòng cả hai bên. Nói như vậy có nghĩa là mối quan hệ Việt - Mỹ nói chung và trong đó có quan hệ quốc phòng hết sức đặc biệt, nhạy cảm vì hai nước là cựu thù, chúng ta không thể xúc tiến mối quan hệ như tất cả các nước khác. Chúng ta phải đi từng bước, từ chỗ xóa dần mặc cảm của cuộc chiến tranh, xóa dần thái độ thù địch, rồi đi đến những tìm hiểu, hiểu biết, từng bước xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác, phát triển.
Tuy nhiên, tôi có thể dẫn ra vài thời điểm đáng nhớ. Đó là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà vào năm 2003. Chuyến thăm để lại dấu ấn nền tảng trong quan hệ quốc phòng hai bên. Hai là, Việt - Mỹ ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011, vạch ra những khuôn khổ, mức độ, nhịp độ hợp távà gần đây nhất là Tuyên bố chung về tầm nhìn của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
- Nếu nói một cách cô đọng nhất về nguyên tắc trong quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, ông sẽ nói gì?
- Nguyên tắc trong quan hệ Việt – Mỹ (cũng như đối với tất cả các nước khác) là tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng chế độ chính trị, lợi ích của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và mối quan hệ ấy không gây phương hại, không gây quan ngại cho bất kỳ một quốc gia nào. Hơn thế mối quan hệ đó sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nguyên tắc này đã được nhấn mạnh trong bản ghi nhớ 2011. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter cũng đã mạnh mẽ khẳng định lại nguyên tắc này khi ký tuyên bố về tầm nhìn quốc phòng Việt - Mỹ vừa qua.
- Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang ở tầm đối tác toàn diện, vậy hợp tác quốc phòng giữa hai nước phản ánh mối quan hệ này như thế nào?
- Tôi cho rằng, mọi sự hợp tác đều cần đến lòng tin. Không có lòng tin thì không có hợp tác thực chất, kể cả về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ... Quan hệ quốc phòng càng cần đến lòng tin. Việt Nam và Mỹ cũng vậy, chúng ta bắt đầu bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, nhưng hợp tác quốc phòng đi sau, chậm hơn, thận trọng nhưng vững chắc. Có thể nói, hai bên đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặc biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau.
- Việt Nam từng là nạn nhân của những thoả hiệp giữa các nước lớn. Điều gì khiến ông tin rằng, Mỹ sẽ không xâm hại Việt Nam?
- Tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng một câu chuyện. Tại Đối thoại Shangri-la năm 2010 ở Singapore, ông Sergei Ivanov, Phó Thủ tướng Nga, đã bày tỏ quan ngại và cho rằng Nga có trách nhiệm với hòa bình, ổn định ở Afghanistan. Các học giả đã đặt câu hỏi: "Nga có định đưa quân trở lại Afganishtan một lần nữa không?" Ông Ivanov trả lời:  "Muốn biết điều này hãy hỏi ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ngồi phía dưới, liệu Mỹ có định bao giờ gửi quân sang Việt Nam nữa không?". Ông Gates lúc ấy chỉ đứng lên và nói đúng một câu: "Never" (không bao giờ). Với những gì đã trải qua trong quá khứ và những gì 2 bên đã nỗ lực đạt được hôm nay, tôi tin Mỹ đã hiểu hậu quả và cái giá phải trả khi đem chiến tranh đến một đất nước yêu chuộng hòa bình và có lòng yêu nước cao độ như Việt Nam.
- Gần đây ông có nói rằng hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ đã đi vào thực chất, cụ thể thực chất ở đây là gì?
- Hợp tác quốc phòng nói chung, đặc biệt là giữa Việt Nam và Mỹ có tính chất tiệm tiến, nó không có bước ngoặt. Đừng nghĩ hợp tác thực chất là hợp tác quân sự hay là về cái gì to tát mà là những nội dung hai bên tìm được cái chung để cùng thực chất thực hiện.
Ví dụ như hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề tìm kiếm lính Mỹ mất tích (MIA), hay việc Mỹ cung cấp thông tin để chúng ta tìm những chiến sĩ đã hy sinh. Vấn đề khắc phục hậu quả chất độc dioxin, bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ví dụ như Dự án Mỹ hợp tác với khoản hỗ trợ 84 triệu USD để làm sạch dioxin tại Đà Nẵng, Biên Hòa...
Khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam - hai quốc gia từng đối đầu trong quá khứ là một ví dụ rất điển hình. Các chính khách ở Quốc hội, Chính phủ, quân đội, ngoại giao Mỹ đều nói rằng, đó là hình mẫu trên thế giới về sự hợp tác khép lại quá khứ, hướng tới tương lai của hai cựu thù. Hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới, hay nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển cũng là hoạt động thực chất. Thực chất ở đây có nghĩa là hai bên đã nói với nhau cái gì thì làm cái đó và làm đúng cái mà mình nói.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nhật Quang
- Vì sao ông không nhắc đến việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như là một minh chứng cho quan hệ thực chất?
- Tôi không cho là như thế. Mặc dù đây là động thái tích cực của Quốc hội và Chính phủ Mỹ, nhưng tôi cũng không thể không nói rằng điều này là quá muộn. Mỹ còn chưa dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm thì đó một điều bất hợp lý trong mối quan hệ giữa hai nước. Việc Mỹ duy trì một phần còn lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam chính là nhân tố "chưa thực chất".
 - Theo ông, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam sẽ được tăng cường như thế nào sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm này?
-  Nếu nói Việt Nam tăng sức mạnh vì có thể mua vũ khí của Mỹ là không chính xác. Chúng ta có sức mạnh nếu chúng ta giữ được độc lập, tự chủ, đồng thời chúng ta có mối hợp tác đa phương, trong đó có cả đa phương về quốc phòng. Về trang bị vũ khí, chúng ta sẽ tự do chọn lựa những gì chúng ta muốn, chúng ta cần. Vấn đề là chúng ta cần có một môi trường rộng lớn hơn để lựa chọn cái chúng ta cần khi cần thiết, nhưng quan trọng hơn, chúng ta có lòng tin rộng lớn hơn của tất cả các quốc gia, theo như chúng ta từng tuyên bố rất nhất quán Việt Nam là bạn của tất cả các nước. Cái đó mới là nhân tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ đất nước, chứ không phải là chuyện mua vũ khí.
- Vây còn giá trị của hợp tác Việt Nam và Mỹ trên khía cạnh thực thi pháp luật trên biển?
- Hợp tác giữa cảnh sát biển Việt Nam và Mỹ đang tiến hành tốt, phía Mỹ cùng chia sẻ những kinh nghiệm để thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ chúng ta một số trang bị như xuồng cao tốc, các khóa đào tạo về luật pháp quốc tế, về luật biển, đây là những cái Mỹ có nhiều kinh nghiệm.
Chúng ta hợp tác với Mỹ về thực thi pháp luật trên biển trên cơ sở chính sách nhất quán của chúng ta, là đảm bảo rằng lãnh hải cũng như thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam là vùng an toàn cho các hoạt động tự do hàng hải và luôn được kiểm soát theo đúng pháp luật của Việt Nam, luật pháp quốc tế. 
Vùng biển Việt Nam không có cướp biển, có chăng là cướp biển ở vùng khác chạy vào chúng ta bắt được và giao trả lại. Cái đó không phải tự nhiên mà có, mà phải là do sức mạnh của chính chúng ta, chúng ta quan tâm đến bảo vệ an toàn không chỉ cho tàu bè của mình, ngư dân mình, mà còn đảm bảo an toàn cho đường vận tải hàng hải quốc tế.
- Việc hợp tác này có ý nghĩa thế nào với việc bảo đảm chủ quyền trên biển của Việt Nam thưa ông?
- Việc bảo đảm an toàn trên vùng biển của chúng ta vừa thể hiện trách nhiệm quốc tế của ta và đồng thời cũng khẳng định đây là vùng biển của Việt Nam. Quốc tế tôn trọng sự quản lý, quyền tài phán của chúng ta, trên các vùng biển của Việt Nam. Việc bảo vệ an toàn, an ninh hàng hải, tự do thương mại, tự do đi lại trên các vùng biển của các quốc gia, vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mọi quốc gia. 
- Từ những diễn biến thực tế có thể nhận định, tình hình phức tạp trên Biển Đông chính là chất xúc tác đẩy mạnh hợp tác Việt - Mỹ. Ông nghĩ sao?
Nếu nói Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ vì tình hình căng thẳng ở Biển Đông thì không đúng. Diễn biến trên Biển Đông không phức tạp thì chúng ta vẫn sẽ hợp tác như thế. Nhưng điều kiện khách quan đẩy mối quan hệ đến mức nào thì không tùy thuộc vào ý chí của chúng ta. Có những cái không có quan hệ mà lại là đồng quan điểm, không bàn bạc gì với nhau nhưng lại cùng lợi ích, thì những cái "đồng" đó tạo ra một mối quan hệ có tính chất tự nhiên hơn.
Vì sao Mỹ lại can dự vào tình hình Biển Đông như thế? Trước hết là vì chính lợi ích chiến lược của Mỹ. Mỹ đã tốn rất nhiều công sức để bảo vệ tự do thương mại trên các vùng biển quốc tế, trên cơ sở luật pháp quốc tế vì nền kinh tế của họ phụ thuộc vào điều đó, đó là chưa kể các hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ trên toàn cầu, trên không, trên biển... Việt Nam, cũng như Mỹ và đa số các quốc gia khác trên thế giới đều dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ tự do thương mại, tự do hàng hải trên biển, trên không, đồng nghĩa với việc bảo vệ thềm lục địa 200 hải lý của các nước. Cái đó là cái đồng tự nhiên, chứ Mỹ, Việt Nam hay rất nhiều nước khác không bàn để cùng lên tiếng về việc đó. Chúng ta đã nói nhiều lần, Việt Nam ủng hộ Mỹ và các quốc gia khác tăng cường can dự ở khu vực nếu điều đó phù hợp với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Chúng ta cần làm cho thế giới hiểu rằng Việt Nam minh bạch trong quan hệ quốc phòng với các nước, trong đó có Mỹ. Chúng ta đã nói là làm, không chỉ riêng với Mỹ, mà với tất cả các nước. Nếu hợp tác mà không bình đẳng, không có lợi và không tôn trọng nhau thì không hợp tác. Hợp tác mà phương hại đến một quốc gia nào thì chúng ta cũng sẽ không làm. Đây là lập trường của chúng ta. Minh bạch, không mập mờ.



Việt - Mỹ ký tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng / Trở ngại tưởng không thể vượt qua ở chặng đầu quan hệ Việt - Mỹ
-Tại sao Hoa Kỳ lại dung dưỡng CS Hà Nội? Tú Hoa
Việt Nam đang bị các chuyên gia kinh tế liệt vào một trong những quốc gia có có nguy cơ bất ổn về tài chánh cao nhất trong vùng Đông Nam Á dưới sự điều khiển kinh tế theo định huớng Xã hội Chủ nghĩa của Cộng Sản Hà Nội với lý do là nợ nước ngoài tăng đến mức chống mặt gần qua ngưỡng cửa 60 ngàn triệu Mỹ kim (tức 60 tỷ) dựa trên thông tin mà ngân hàng Phát Triển Á Châu-Asian Development Bank (ADB) loan báo tính tới đầu năm 2012 trong biểu đồ 1:

Screen Shot 2015-06-27 at 8.33.42 PM
Nợ nước ngoài mà Cộng Sản Hà Nội đem về cho Việt Nam không thôi đã chiếm mất trên 43% tổng sản phẩm quốc dân và nếu cộng toàn bộ nợ nần mà Cộng Sản Hà Nội đem về cho dân tộc thì (tổng số) nợ công lên đến 90.2 tỷ Mỹ kim khiến người dân Việt Nam, với mức thu nhập bình quân Việt Nam 1960 Mỹ kim/năm, phải mắc nợ trên 900 Mỹ kim/ mổi người.
Các tập đoàn kinh tế quốc doanh, các ngân hàng quốc doanh do Cộng Sản Hà Nội chủ đạo liên tiếp làm sự thặng dư kinh tế của quốc dân bị thất thoát khinh khiếp không thể cứu vãn và đẩy Việt Nam lún sâu trong nợ nần bế tắt.
I. Nợ nần từ các tập đòan kinh tế “quốc doanh” Nhà Nước:
Các tập đoàn kinh tế “quốc doanh” Nhà Nước thành lập theo quan điểm cái gọi là “kinh tế định huớng Xã Hội Chủ Nghĩa” làm cho Việt Nam lún sâu trong nợ nần và mọi thặng dư kinh tế của quốc dân bị tiêu hao thất thoát trầm trọng không thể cứu vãn. Kinh tế Nhà Nước đã thành công đem về cho Việt Nam trên 44 tỷ Mỹ kim tiền nợ vào năm 2012.
Tập đoàn kinh tế Nhà Nước chuyên đóng tàu Vinashine đã khiến cho Việt Nam mắc một khoảng nợ quá lớn hết sức lãng phí lên đến 4.4 tỷ Mỹ kim và 600 triệu Mỹ kim tiền nợ với tiền lời cao do mượn từ các tổ chức tài chánh tư nhân, cũng như bán trái phiếu (bond) do Cộng Sản Hà Nội đảm bảo hứa sẽ trả nợ.Trong 600 triệu Mỹ kim tiền nợ này, đã có 200 triệu Mỹ kim bị trể hạn.
Tập đoàn điện lực EVN bị các hãng thông tấn báo động với mức nợ tăng không kiểm soát vượt qua ngưỡng cửa 75% trên tổng số tài sản chưa kể làm quốc khố lỗ thêm gần 1.2 tỷ Mỹ kim do vung tiền thoải mái vào thị trường chứng khoán và địa ốc hoàn toàn không có dính dáng gì đến chức năng của ngành điện lực.
Xin có bảng thông kê chi tiết về nợ và lợi nhuận từ các tập đoàn kinh tế, công ty “quốc doanh” như sau:
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính Hà Nội, từ các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính Hà Nội, từ các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Như vậy, nợ gây ra do các tập đoàn kinh tế Nhà Nước theo định huớng Xã Hội Chủ Nghĩa mà Cộng Sản Hà Nội rêu rao đeo đuổi lên đến 44 tỷ Mỹ kim là ít nhất trong tổng số nợ công 53.649 tỷ Mỹ kim vào năm 2012 như biểu đồ 1 trình bày. Không có món nợ gây ra từ các tập đoàn kinh tế “quốc doanh” nhà nước, tổng số nợ công của Việt Nam giảm xuống dưới 10 tỷ Mỹ kim ( 53.649 tỷ Mỹ kim – 44 tỷ Mỹ kim = 9.649 tỷ Mỹ kim) !
Bảng thống kê trên đã cố bỏ qua những chi phí lỗ lã do đầu tư sai ngành, hay do lãng phí lên đến cả ngàn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế “quốc doanh”. Mặc dù vậy, sự thật vẫn phơi bày rất đau lòng là toàn bộ nền kinh tế Nhà Nước theo định huớng Xã Hội Chủ Nghĩa đem về cho dân tộc Việt Nam trên 44 tỷ Mỹ kim tiền nợ và thu về lợi nhuận ròng trước khi bị đánh thuế chỉ là 7.69 tỷ Mỹ kim mà thôi!
Lợi nhận ròng 7.69 tỷ Mỹ kim này từ các tập đoàn kinh tế “quốc doanh” Nhà Nước theo định huớng Xã Hội Chủ Nghĩa thua xa cả số tiền ngoại tệ ròng, không tốn công sức tài nguyên gì cả mà có do mấy triệu Việt Kiều Cờ Vàng công dân Việt Nam Cộng Hòa đang sống lưu vong khắp nơi, nhiều nhất là từ Mỹ gởi về, mà mổi năm tổng trị giá tiền, hàng, vàng có thể lên đến từ 8.5 tỷ Mỹ kim cho đến 15.5 tỷ Mỹ kim.
Chỉ đứng thuần túy về mặt mặt kinh tế mà phân tích, ngoại tệ có được từ Việt kiều Cờ Vàng Công Dân Việt Nam Cộng Hòa nâng cao khả năng tích lũy cho sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc dân nhanh & mạnh hơn là chính toàn bộ hệ thống các tập đoàn kinh tế “quốc doanh” do Nhà Nước Cộng sản Hà Nội điều hành!
Đơn giản là vì để có 8.5- 15.5 tỷ Mỹ kim từ Việt Kiều Cờ Vàng Công Dân Việt Nam Cộng Hòa gởi về, đất nước Việt Nam không cần phải mắc nợ 44 tỷ Mỹ kim cũng như tốn hao tài nguyên cho sản xuất. Chỉ 1% tiền lời/ năm thôi là dân mình phải tốn thêm 440 triệu Mỹ kim mỗi năm cho tiền lời trên tổng số 44 tỷ Mỹ kim nợ trật búa lãng phí tiêu hao của các tập đoàn quốc doanh “chỉ biết còn Đảng còn tiền” này đem lại.
Hệ thống các tập đoàn kinh tế quốc doanh vẫn còn đang tồn tại và Việt Nam vẫn tiếp tục bị các tập đoàn này gậm nhấm công quỹ, thất thoát lãng phí kinh khiếp và làm ăn thiếu hiệu quả không giúp ích được gì cho canh tân nền an sinh xã hội, trong đó có tài trợ dồi dào tài chánh cho người nghèo về nhà ở, giáo dục thực phẩm, y tế, tài trợ tài chánh phụ nữ đông con nhằm xóa bỏ tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẩn còn trên 10% và khoảng cách giàu nghèo vẫn ngày một xa khiến xã hội đầy bất công và bất mãn.
Có bao giờ Cộng Sản Hà Nội tự hỏi Đảng đem nợ khủng về cho đất nước, số nợ này ai sẽ là người trả?
(Chẳng lẽ…Công dân Việt Nam Cộng Hòa lưu vong ở Hoa Kỳ gởi tiền về trả?!)
II. Nợ xấu ngân hàng của Việt Nam:
Screen Shot 2015-06-28 at 1.40.50 PM
Nợ xấu là những món nợ đã bị quá hạn, con nợ không thể chi trả hoặc những món nợ cho mượn không đúng quy định thủ tục tài chánh do bởi tình trạng quản lý tham nhũng hoặc thiếu xót
Nguy cơ bất ổn về tài chánh Việt Nam lại càng lớn hơn với tình trạng hàng loạt các ngân hàng “quốc doanh” Nhà Nước đang bị lún sâu trong thất thoát tài sản vì nợ xấu với một tỷ lệ cao khoảng 4.67 % do Cộng Sản Hà Nội thừa nhận và con số thực tế cao hơn nhiều bởi các chuyên gia kinh tế nhân định .
Hãng thông tấn của Anh là BBC, vào ngày 16 tháng Bảy năm 2012 với tựa đề ‘Cảnh giác trước thống kê nhà nước’ , phỏng vấn chuyên gia kinh tế, trưởng nhóm phân tích rủi ro đầu tư châu Á tại Bỉ, ông Raphael Cecchni, có khẳng định rằng, xin trích nguyên văn:
” Trước đến giờ chúng tôi đều hết sức cảnh giác với các thông số kinh tế tài chính mà Việt Nam đưa ra, dù là từ nguồn chính thống hay không. Các con số thống kê từ hệ thống ngân hàng lẫn các doanh nghiệp lâu nay đều thiếu minh bạch và không có độ tin cậy cao.”
Nếu thực sự ông Cechni khẳng định như thế thì hóa ra , ông ấy còn khôn hơn dân Việt ta , đến giờ này vẫn còn không ít người tin những gì cộng sản Hà Nội tuyên bố , tuyên truyền hay thông báo.
Trong cuộc phóng vấn này, ông Cechni còn khẳng định:
“Sự gia tăng đối với con số nợ xấu đang ngày càng làm lộ rõ những điểm yếu trong hệ thống của Việt Nam và sẽ làm ảnh hưởng đến niềm tin vốn đã bị xói mòn vào nền kinh tế Việt Nam”
Nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh Việt Nam, cũng theo BBC trong bài phỏng vấn, khẳng định con số cụ thể đã lên 9.69 tỷ Mỹ kim, chiếm 8,96 % tổng số nợ mà các ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam vung tay đem tiền quốc dân cho vay. Nghĩ theo một cách bình dân, thì một ngân khoản gần 9.69 tỷ Mỹ kim của quốc dân bị trôi sông thất thoát mất tiêu không đòi được.
Một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, với giá trị tổng sản lượng quốc dân chỉ đến 171 tỷ Mỹ kim vào năm 2013 mà ngân hàng “quốc doanh” lấy tiền quốc khố vun tay cho vay nợ xấu, làm mất 9.69 tỷ Mỹ kim, tức là khoảng 5.67% giá trị tống sản phẩm quốc dân thì nền kinh tế không bị xói mòn mới là chuyện lạ.
Cũng xin lưu ý là hệ thống ngân hàng quốc doanh vẫn còn nguyên đó, nghĩa là ngân khố quốc dân được Cộng Sản Hà Nội bơm vào các ngân hàng này, chưa kể tiền gởi của người dân nhẹ dạ, sẽ tiếp tục bị thất thoát dài dài!
Trong lúc Hải quân không có tiền mua tàu mà tuần tiểu ven biển giúp dân đánh đuổi tàu Trung Quốc đi để khỏi bị húc chìm, đành phải muối mặt phải ngửa tay nhận 18 triệu Mỹ kim của do bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho tặng trong năm 2015, thì hệ thống ngân hàng quốc doanh làm thất thoát nợ xấu lên 9.69 tỷ Mỹ kim như thế, với số tiền này, tân trang hải quân thì hay biết mấy!
III. Chủ nợ thật sự của Việt Nam là ai?
Screen Shot 2015-06-27 at 8.53.57 PM
1. Số nợ của Việt Nam đối với Pháp (3.9% -2.092 tỷ Mỹ kim) : Việt Nam nợ Pháp gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây, lên đến 3.8% tổng số nợ nước ngoài do những công trình đầu tư xây dựng gần như là không bỏ vốn thiếu nợ lên đến trên 75% cho mỗi công trình, thí dụ như công trình xây máy điện Phú Mỹ II, xây phi trường Long Thành và kể cả nhà máy lọc dầu quá tốn kém do chon địa điểm sai lầm quá xa nơi khai thác dầu, đó là nhà máy lọc dầu Dung Quất.
2. Số nợ của Việt Nam đối với Trung Quốc ( 2.8% -1.502 tỷ Mỹ kim) : Việt Nam hoàn toàn bị dính bẩy khi Cộng Sản Hà Nội chọn các nhà thầu Trung Quốc cho các dự án xây dựng với giá rẽ. Ngoài việc các nhà thầu Trung Quốc có chất lượng thi công kém, họ luôn tìm cách trể nảy tiến độ thi công và đổ lỗi cho phía Việt Nam để đòi tăng thêm kinh phí nhưng lại sẳn sàng ứng trước số kinh phí phụ trội này miễn là Việt Nam đồng ý mắc nợ họ với tiền lời cao.
Thí dụ như công trình xây dựng đường sắt cao tốc Cát Linh- Hà Đông, tổng số vốn lên đến 522 triệu Mỹ kim do Trung Quốc đấu thầu xây dựng với 80% số vốn là mượn nợ Trung Quốc- 419 triệu Mỹ kim. Thời gian xây dựng sẽ là từ tháng Tám năm 2008 đến tháng 11 năm 2013. Thế nhưng công trình này mãi đến năm 2015 thì mới hoàn thành buộc phía Việt Nam bấm bụng âm thầm chịu lỗ thêm 339 triệu Mỹ kim, làm tổng số vốn đầu tư tăng vọt lên đến 891 triệu Mỹ kim. Riêng dự án thi công tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, vì chọn Trung Quốc làm nhà đấu thầu công trình, Việt Nam đã phải mượn Trung Quốc 570 triệu Mỹ kim trên tổng số 1.25 tỷ Mỹ kim vốn cần có cho dự án.
Trong lúc Trung Quốc đang chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, chiếm một phần Trường Sa, lại thuờng xuyên gây hấn húc tàu cá người dân Việt, cắt cáp tàu Bình Minh, xây đảo nhân tạo mà Cộng Sản Hà Nội cứ vác mặt mượn nợ Trung Quốc kiểu này, không còn gì là thể thống mặt mũi quốc gia.
3. Chủ nợ thật sự của Việt Nam:
Chỉ cần nhìn vào danh sách các chủ nợ trình bày ở bảng thống kê trên cũng cũng đủ thấy toàn bộ nền kinh tế Việt Nam hiện nay được hà hơi tiếp sức hoàn toàn bởi Hoa Kỳ một cách gián tiếp, trực tiếp :
a. Nhật Bản là một đồng minh vô cùng thân cận của Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương và chỉ hà hơi tiếp sức cho Cộng Sản Hà Nội mượn nợ nhiều nhất để phát triển kinh tế trong khuôn khổ sách lược quay trở lại Đông Nam Á của Hoa Kỳ, tức là trong trường hợp Việt Nam bị vỡ nợ, Hoa Kỳ vẫn hoàn vốn lại cho Nhật bất kể Nhật có đòi hay không. Không có Hoa Kỳ âm thầm gật đầu đồng ý bên trong, Nhật Bản vĩnh viễn không bao giờ rộng rãi tiếp viện kinh tế Việt Nam, quá èo uột khi theo Xã Hội Chủ Nghĩa ngu dốt. Nếu nhìn cực đoan theo kiểu ban Tuyên Giáo của Đảng thì Nhật Bản cũng chỉ là “tay sai bù nhìn cho Đế Quốc Mỹ mà thôi.” Hoa Kỳ không đồng ý thì Nhật cũng không cho Cộng sản Việt Nam vay đâu.
b. Cả World Bank (WB,) Asian Development Bank (ADB) điều là hai tổ chức do Hoa Kỳ sáng lập, riêng Chủ Tịch Điểu Hành WB phải do Tổng Thống Hoa Kỳ bổ nhiệm! Cộng Sản Hà Nội kế thừa vị trí thành viên sáng lập ADB của Việt Nam Cộng Hòa sau khi có được sự bình thuờng hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1994. Nay thì anh chàng thành viên sáng lập Việt Nam mượn nợ như ADB như chúa chổm làm mất cả mặt mủi của quốc gia.
Như vậy là cả ba chủ nợ Nhật Bản, WB và ADB hợp lại chiếm 78.8 % tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (khoảng 42.276 tỷ Mỹ kim.)
Cho nên có thể nói Hoa Kỳ mới thật sự là chủ nợ lớn nhất của Việt Nam, đó là chưa kể món tiền cho không biếu không từ Việt Kiều Cờ Vàng Công Dân Việt Nam Cộng Hòa sống ở Hoa Kỳ, hàng năm gởi cả chục tỷ Mỹ kim về Việt Nam, dù giảm dù tăng vẩn hơn tổng số lợi nhuận ròng từ các tập đoàn kinh tế “quốc doanh” nợ nần kinh khiếp của Cộng Sản Hà Nội.
Nếu thực sự là như vậy, thì tại sao Hoa Kỳ lại tiếp tục dung dưỡng Cộng Sản Hà Nội lún sâu trong nợ nần bấy lâu nay?
© Tú Hoa
© Đàn Chim Việt
-

Tổng số lượt xem trang