-Lý do thật sự về vụ Đỗ Hùng bị tước thẻ: Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ (viet-studies 9-9-15) -
Bài này do một độc giả gửi cho viet-studies. Viet-studies hoàn toàn không có
khả năng kiểm chứng những thông tin trong bài, nhưng xin đăng để bạn đọc xem xét.
Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ
Bích Minh
Việc nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên đột ngột bị cách chức, tước thẻ gây ồn ào những ngày qua thực tế là chỉ là bề nổi của cuộc chạy đua quyền lực nhắm tới kỳ Đại hội Đảng XII đang đến rất gần...
1. Tai hoạ từ facebook
Ngày 4/9/2015 một loạt các tờ báo trong nước đồng loạt đăng tải thông tin về việc Bộ Thông tin và Truyền thông (dưới đây gọi tắt là TTTT) có quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ (Văn) Hùng, Phó Tổng Thư ký toà soạn Báo điện tử Thanh Niên.
Quyết định của Bộ TTTT được công khai cũng cho biết việc thu hồi thẻ một phần căn cứ vào quyết được đưa ra một ngày trước đó (3/9) của Tổng Biên Tập báo Thanh Niên về việc miễn nhiệm chức vụ của ông Đỗ Hùng.
Do quyết định xử lý ông Đỗ Hùng của Báo Thanh Niên không được tờ báo này công khai nên đến nay chưa rõ lý do chính thức cũng như các căn cứ đưa ra trong việc miễn nhiệm ông Đỗ Hùng là gì.
Tuy nhiên các thông tin rò rỉ trên mạng xã hội cũng như các nguồn tin từ giới báo chí đều cho rằng việc ông Đỗ Hùng bị mất chức và bị tước thẻ là do liên quan đến một status “toàn dấu sắc”, mang tính chất trào phúng được Đỗ Hùng cho đăng tải trên tài khoản facebook cá nhân đúng vào dịp Quốc khánh 2/9/2015.
Hộp 1 - Nguyên văn status đăng tải trên tài khoản facebook của nhà báo Đỗ Hùng ngày 2/9/2015
"Lúc ấy. Thế chiến (thứ mấy tớ đéo nhớ), Đế quốc đánh với Phát xít. Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết đéo sót mấy mống. Phía đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc. Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc". Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh. Bác ấy nói: “Đất nước hết chiến đấu, hết đói kém. Phát xít cút. Đế quốc Pháp cút. Các mế, các chú, các cháu bé hết khóc lóc. Thế giới bác ái...".
Nói tới đó, bác Ái Quốc thắc mắc: "Bác nói thế các chú, các mế, các cháu có thấy quá lí nhí?" Bá tánh phía dưới đáp: "Chúng cháu thấy bác nói rất lớn. Nói thế quá tốt!". Tướng Giáp đứng kế đó thét lớn: “Quyết chiến quyết thắng!".
Bá tánh đáp: “Quyết thắng! Quyết thắng !" Hết!
(Chúc các bác Quốc khánh sướng nhé)
Nguồn : facebook Đỗ Hùng
Sau khi vụ việc này được công bố, trên nhiều diễn đàn mạng đã nổ ra các cuộc tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau. Các tranh luận này chủ yếu liên quan đến những vấn đề có tính chuyên môn như trách nhiệm của nhà báo khi tham gia mạng xã hội, các nguyên tắc làm báo; một số ý kiến đặt ra vấn đề ở cấp độ lớn hơn như quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, tính hợp pháp trong quyết định của Bộ TTTT...
Lý giải cho cho việc Đỗ Hùng bị xử lý cũng có người cho rằng là do nhà báo này đã động chạm, xúc phạm đến chuyện quá “nhạy cảm” như Đảng, Bác Hồ vốn là những điều cấm kị trong hoàn cảnh một quốc gia độc đảng như Việt Nam ...
Trong bản tin có tiêu đề “Nhà báo mất chức vì bài về 2/9” BBC Việt ngữ cho rằng “quyết định nhanh chóng của báo Thanh Niên và của Bộ TTTT dường như cho thấy giới chức xem đây là vấn đề nghiêm trọng”. . .
2. Cuộc chơi của thứ trưởng Bộ “Tuyên giáo”
Bản chất của vụ việc, từ những các nguồn am hiểm nội tình cho biết, có nguyên nhân hoàn toàn khác xa với những phân tích, nhận định mà dư luận nêu lên trong những ngày qua.
Lý do, hoá ra tầm thường và giản dị hơn những gì được đồn thổi rất nhiều. Hoàn toàn không phải vì chuyện “phạm huý”, chuyện “lập trường, tư tưởng” hay việc status trào lộng của Đỗ Hùng bị các cơ quan quản lý báo chí “xem là vấn đề nghiêm trọng”...
Đằng sau việc dùng “lệnh miệng” ép báo Thanh Niên xử lý, sau đó để Bộ TTTT có cớ ban hành quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng là những toan tính cá nhân của chính người đã ký quyết định đó.
Không ai khác đó chính là nhân vật đang nổi đình đám : Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn.
Có thể nhận thấy rằng vụ xử lý Đỗ Hùng chỉ là một ví dụ nhỏ trong chuỗi một loạt các bước đi của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trong suốt gần 2 năm qua nhằm ghi điểm trong cuộc đua vào chiếc Bộ trưởng Bộ TTTT tại kỳ Đại hội Đảng XII sắp tới khi Bộ trưởng đương nhiệm Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953) chắc chắn sẽ về hưu và không tái cử do đã quá tuổi quy định.
Phó tổng biên tập một báo điện tử tại Hà Nội nhận định, trong vụ cách chức, tước thẻ này Đỗ Hùng đơn giản chỉ là một quân tốt thí trong cuộc chơi nhiều tham vọng của ông thứ trưởng Trương Minh Tuấn.
“Sự không may mắn của Đỗ Hùng ở chỗ là status tếu táo kia sau khi được đội ngũ dư luận viên và đám “âm binh” bơm thổi, bẩm báo đã trở thành một món quà “từ trên trời rơi xuống” để Thứ trưởng Trương Minh Tuấn phục vụ cho mục đích riêng của mình”, nhà báo này nhận định.
Một nguồn tin thân cận với báo Thanh Niên cho biết các lãnh đạo của báo này cũng khá bất ngờ sau khi Bộ TTTT có quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng. “Ban lãnh đạo tờ báo “ngoan, hiền, dễ bảo” này ban đầu đã tưởng rằng với việc “tự xử” khá nặng tay như vậy Bộ TTTT sẽ cho qua vụ việc này nhưng hoá ra lại không phải”, nguồn tin cho biết.
Nguồn tin cũng tiết lộ rằng Thứ trưởng Tuấn cũng có hứa hẹn với lãnh đạo Báo Thanh Niên rằng Đỗ Hùng sẽ được cấp lại thẻ trong thời gian sớm nhất. Điều này càng cho thấy quyết định xử lý thực ra không nhắm vào nhà báo Đỗ Hùng hay báo Thanh Niên mà chỉ nhằm “làm màu” cho người đã ban hành quyết định đó.
3. Tiến thân bằng bàn tay sắt
Ông Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960) đột nhiên nổi lên từ khoảng giữa năm 2014 như một hiện tượng “kinh hoàng” của báo giới Việt Nam sau một loạt các động thái khá mạnh tay nhắm vào báo chí ngay sau khi được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ TTTT (1/2004) phụ trách lĩnh vực báo chí.
Hộp 2 – “Thành tích" xử lý báo chí năm 2014 của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn
Theo báo cáo của Bộ TTTT, trong năm 2014, Bộ này đã xử phạt vi phạm hành chính một số cơ quan báo chí, xuất bản, thông tin điện tử với tổng số tiền 2,522 tỷ đồng.
Riêng trong lĩnh vực báo chí có tổng số 68 trường hợp bị xử phạt với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; xuất bản có 9 trường hợp với 166 triệu đồng; thông tin điện tử là 31 trường hợp với hơn 850 triệu đồng.
Thống kê của Bộ TTTT cũng cho biết số lượt vi phạm hành chính của cơ quan báo chí trong năm 2014 bị xử lý tăng hơn gấp đôi so năm 2013 (năm 2013 có 27 lượt vi phạm, năm 2014 là 57 lượt vi phạm)…
Trong “báo cáo thành tích” xử lý báo chí của Bộ TTTT còn cho biết ngoài việc phạt nặng, đã có một mạng xã hội bị thu hồi giấy phép vĩnh viễn, một tờ báo và một trang thông tin điện tử bị đình bản ba tháng, tịch thu bảy tên miền…
Nguồn:
http://www.vietnamplus.vn/nam-2014-phat-vi-pham-ve-bao-chi-xuat-ban-hon-25-ty-dong/298697.vnp
http://ictnews.vn/internet/vtv-tri-thuc-tre-dung-dau-danh-sach-co-quan-bao-chi-bi-xu-phat-122302.ict
http://www.baochivietnam.com.vn/bv/xulysaipham/Trang/default.aspx
Những động thái khá quyết đoán và cứng rắn của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trong việc xử lý báo chí thể hiện một cách tiếp cận khác hẳn những “quan báo” trước đó. Nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí đã thể hiện sự ngạc nhiên trước những động thái “khác thường” của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn.
Nguyên nhân thứ nhất của sự ngạc nhiên ấy là do, việc xử lý báo chí trong một thời gian dài vốn là “đặc quyền” của ngành tuyên giáo trong đó chủ chốt là vai trò của Ban Tuyên giáo TW chứ không phải Bộ TTTT. Tuy vậy, việc xử lý sai phạm của Ban Tuyên giáo TW cũng chủ yếu nhắm đến chuyện “xa rời tôn chỉ mục đích, thiên về mặt trái của xã hội, thông tin giật gân, câu khách” hay đưa tin “gây tâm lý hoang mang trong dư luận”...
Thứ hai, về mặt quản lý nhà nước, Bộ TTTT là cơ quan chịu trách nhiệm chính nhưng do những khoảng trống cũng như sự thiếu rõ ràng trong phân chia quyền lực giữa Đảng (Ban Tuyên giáo TW) và chính quyền (Bộ TTTT) nên trong một thời gian khá dài việc xử lý những sai phạm của báo chí hầu như khá nhẹ nhàng.
Tất nhiên cũng còn một lý do khác là cả Ban Tuyên giáo TW lẫn Bộ TTTT đều không muốn mạnh tay với báo chí vừa do tính chất nhạy cảm của việc này lẫn tâm lý ngại sự phản ứng của báo giới, đặc biệt trong bối cảnh quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được internet thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ.
Điều đáng nói nữa là cách thức của ông Trương Minh Tuấn cũng không như những người tiền nhiệm của mình. Thay vì “xử kín” như “truyền thống” được duy trì trong một thời gian dài thì bắt đầu từ năm 2014, cũng là năm ông Tuấn nhậm chức, Bộ TTTT đã lần đầu tiên công khai việc xử lý vi phạm của các cơ quan báo chí với thái độ quyết liệt.
Sự nổi tiếng và “toả sáng” của ông Trương Minh Tuấn thậm chí cũng là điều gây ngạc nhiên với nhiều đồng nghiệp thuộc cơ quan cũ của ông là Ban Tuyên giáo TW.
Trước đó ông Trương Minh Tuấn hầu như là một nhân vật không được ai biết đến, kể cả trong giai đoạn ông Tuấn đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW từ 8/2011 đến 1/2014.
Theo tiết lộ của một cán bộ cấp vụ của Ban Tuyên giáo TW, trong thời gian làm việc tại Ban Tuyên giáo TW ông Tuấn cũng không được đánh giá cao về mặt năng lực, chuyên môn. Lĩnh vực ông Tuấn được phân công theo dõi thời gian đó (2011-2014) hầu như không quan trọng lắm... ”, một cán bộ cấp vụ của Ban Tuyên giáo TW tiết lộ.
“Lĩnh vực không quan trọng” mà ông Tuấn được phân công chủ yếu liên quan đến vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Trước khi ông Tuấn chuyển sang Bộ TTTT thì ông cũng được giao thêm một phần công việc liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo.
Trước đó ông Tuấn là Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TW tại Đà Nẵng và sau đó là Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo thuộc Ban Tuyên giáo TW.
4. “Đòn hiểm” hay bí mật hậu trường những cú đánh vào VTV
Như đã phân tích ở trên, vụ nhà báo Đỗ Hùng gặp nạn chỉ là một sự không may ngẫu nhiên của nhà báo này. Đỗ Hùng như một “xác chết” được Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đạp xuống để tiến lên cao hơn trên bậc thang quyền lực.
Việc ông Trương Minh Tuấn kỳ vọng mình sẽ được ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ TTTT không phải là không có cơ sở. Trên thực tế, hai đời Bộ trưởng gần đây của ngành TTTT đều là những nhân vật xuất thân từ ngành tuyên giáo.
Năm 2007 sau sáp nhập Bộ Bưu chính - Viễn thông với mảng báo chí, xuất bản của Bộ Văn hóa - Thông tin thành Bộ TTTT, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ VH – TT được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.
Ông Lê Doãn Hợp trước đó từng là người đứng đầu cơ quan Tuyên giáo của tỉnh Nghệ An và sau đó là Phó trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa TW, cơ quan tiền thân của Ban Tuyên giáo TW.
Người kế nhiệm ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, cựu thư ký của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cũng nguyên là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW.
Theo nhiều nhà quan sát, bất chấp chức năng quản lý chính của Bộ TTTT là lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia...người đứng đầu Bộ này trong 2 nhiệm kỳ liền đều là những người của ngành tuyên giáo cho thấy sự coi trọng của Đảng trong việc quản lý về mặt tư tưởng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Những gì diễn ra đã chứng minh những nỗ lực của ông Trương Minh Tuấn đã đem lại những kết quả nhất định.
Tại Hội nghị giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII của Ban Cán sự Đảng Bộ TTTT hồi 6/2015 ông Trương Minh Tuấn và Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đã được lọt qua vòng đầu tiên.
Tuy nhiên để chạm tới chiếc ghế Bộ trưởng ông Trương Minh Tuấn còn rất nhiều việc phải làm. Đơn giản, các đối thủ của ông Tuấn đều là những nhân vật nổi trội.
Các nguồn tin thân cận với Bộ TTTT cho biết chiếc ghế Bộ trưởng Bộ TTTT sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt của 3 ứng cử viên gồm : Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn; Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Trần Bình Minh.
Trong số các ứng viên này rõ ràng ông Trương Minh Tuấn là người “lép vế” nhất về mọi mặt.
Ông Tuấn rõ ràng không thể so sánh về tầm vóc với ông Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1962), Tổng Giám đốc Viettel, người đã có công sức rất lớn trong việc đưa Viettel trở thành công ty viễn thông số 1 tại Việt Nam cũng như đạt tầm cỡ quốc tế với giá trị hàng tỷ đô-la Mỹ.
Trong khi đó, “đối thủ” còn lại là ông Trần Bình Minh (sinh năm 1958) “hơn đứt” ông Tuấn ở khoản hiện ông Minh đã là Uỷ viên TW. Hơn thế nữa ông Minh đã từng có thời gian ở cơ sở với vị trí Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An...
Xét về mặt “điều kiện vận động tranh cử” ông Trương Minh Tuấn được cho là cũng còn một khoảng cách xa với hai ứng viên trên. Con đường tiến thân trong ngành tuyên giáo không cho phép ông Tuấn có được sự tích luỹ tư bản được to lớn như Tống giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng hay Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh.
Tuy vậy, đối thủ chính được xác định có khả năng cạnh tranh chiếc ghế Bộ trưởng với ông Tuấn chính là ông Trần Bình Minh chứ không phải ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Điểm yếu lớn nhất khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng được cho là sẽ “không có cửa” ở Bộ TTTT có nguyên nhân xuất phát từ chuyện ông Hùng người từ Bộ Quốc phòng nên sẽ khó nhận được sự ủng hộ từ ngành TTTT.
Để triệt hạ uy tín đối thủ cạnh tranh trực tiếp là giám đốc VTV Trần Bình Minh, ngay từ sau khi nhậm chức, Thứ trưởng Tuấn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ TTTT đưa VTV vào diện “chăm sóc đặc biệt”. Tất cả các chương trình của VTV đều được theo dõi chặt chẽ và sít sao nhằm phát hiện sai phạm. Ngoài đội ngũ chuyên viên của Bộ TTTT được sử dụng cho việc bắt lỗi VTV ông Tuấn còn huy động các đàn em ở Ban Tuyên giáo TW tiếp sức cho công việc này.
Kết quả của những “nỗ lực” này đã khiến VTV trong năm 2014 trở thành cơ quan đứng đầu bảng trong nhóm các cơ quan truyền hình bị xử lý với 5 lần nhận quyết định phạt, trong đó có 1 lần bị cảnh cáo, 4 lần bị phạt tổng số tiền là 155 triệu đồng. . .
Trong năm 2015, Thứ trưởng Tuấn tiếp tục tấn công VTV nhằm hạ bệ uy tín của Trần Bình Minh trong đó đặc biệt là vụ đánh vào hoạt động liên kết sản xuất chương trình của VTV.
Thực tế những sai phạm của VTV là có thật và đã diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên các đời lãnh đạo trước đây của Ban Tuyên giáo hay Bộ TTTT cũng đều ngắm mắt làm ngơ hoặc xử lý không đến đầu đũa do không muốn dây dưa với nhà đài đầy uy quyền.
Một lý do khác là do thế lực của VTV thực sự cũng không phải “dạng vừa”.
Hộp 3 - VTV “không phải dạng vừa đâu”
Ngoài vai trò, tiếng nói là Đài truyền hình quốc gia đầy quyền lực, việc các cơ quan quản lý ngại đụng vào VTV còn có lý do là ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV được cho là có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong vụ Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt giữ, khởi tố hồi 1/2015 đích thân ông Trần Bình Minh đã chỉ đạo các thuộc cấp của mình làm đậm vụ này một cách bất thường.
Theo những người am hiểu đó thực chất là một cách ông Minh tấn công gián tiếp Bí thư thành uỷ Phạm Quang Nghị, người bảo kê cho bà Châu Thị Thu Nga. Ông Phạm Quang Nghị được coi là ứng viên nặng ký cạnh tranh chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới với đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bản thân ông Trần Bình Minh cũng lo ngại rằng nếu ông Phạm Quang Nghị trở thành Tổng Bí thư thì con rể của ông Phạm Quang Nghị là Bạch Ngọc Chiến (sinh năm 1971), nguyên Trưởng Ban Truyền hình Đối ngoại của VTV trước khi được luân chuyển về giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định (6/2014) sẽ có khả năng quay lại làm TGĐ VTV.
Việc ông Chiến quay lại VTV được cho là có khả năng gây khó khăn cho ông Minh cũng như bộ sậu mà ông Minh đã gầy dựng tại VTV.
Đỉnh điểm của những đòn đánh do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đạo diễn nhắm vào VTV là việc Bộ TTTT đưa ra quyết định yêu cầu VTV dừng một loạt các chương trình liên kết hồi giữa 3/2015.
Đây là một chiêu khá hiểm đánh thẳng vào nồi cơm của VTV vì các chương trình đều đang là những con gà đẻ trứng vàng của nhà đài. Các chương trình liên kết bị ngừng đồng nghĩa với việc VTV sẽ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, chưa kể vô vàn hệ luỵ khác kèm theo.
Chính vì lý do ấy VTV không dễ dàng chấp nhận chuyện bị Bộ TTTT, trên thực tế là Thứ trưởng Trương Minh Tuấn “bắt nạt”.
Ngay sau khi Bộ TTTT có công văn, VTV đã khiếu nại lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chưa cần có ý kiến từ Thủ tướng VTV vẫn đồng thời vẫn tiếp tục phát sóng các chương trình liên kết bất chấp lệnh cấm của Bộ TTTT.
Gặp phải sự kháng cự quyết liệt của VTV và ông Trần Bình Minh, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ngay lập tức cho thảo công văn số 811 ngày 25/3/2015 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động liên kết sản xuất chương trình VTV.
Thông qua các tờ báo dưới trướng của Bộ TTTT như Bưu điện, Infonet...và một số cơ quan báo chí thân cận, nội dung công văn được phát tán nhanh chóng.
Công văn này dẫn ra một cách tỷ mỷ hàng loạt sai phạm nhằm chứng minh việc kiểm soát các chương trình liên kết của VTV đã không được kiểm soát tốt.
Quan điểm của Bộ TTTT được đưa ra trong văn bản này đó là nguyên nhân chính của việc VTV để xảy ra quá nhiều sai phạm trong nội dung thông tin, trong các chương trình liên kết là do năng lực quản lý của VTV thực tế đang không theo kịp sự phát triển của hoạt động sản xuất chương trình, trong đó có hoạt động liên kết, phối hợp sản xuất với các đối tác bên ngoài. Điều nguy hiểm, theo quan điểm của Bộ TTTT là các chương trình liên kết, hợp tác lại đang chiếm tỷ lệ lớn.
Theo quan điểm của Bộ TTTT, với vị thế là Đài Truyền hình Quốc gia, VTV cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ nghiêm các quy định của văn bản pháp luật...Bộ TTTT cho rằng, cần phải nghiêm khắc hơn trong việc quản lý cũng như xử lý các sai phạm của VTV để làm gương cho các cơ quan báo chí khác. . .
Một nguồn tin từ Bộ TTTT cho biết những ngôn từ đanh thép nhất được sử dụng để “buộc tội” VTV trong công văn đã được đích thân Thứ trưởng Trương Minh Tuấn chắp bút.
Trên thực tế Thứ trưởng Trương Minh Tuấn hoàn toàn biết sức ép từ Bộ TTTT sẽ không tác động được gì đến VTV do đã có sự chống lưng từ phía Thủ tướng.
Tuy nhiên các đòn đánh vẫn được ông Tuấn liên tiếp tung ra nhằm mục tiêu duy nhất là triệt hạ uy tín của ông Trần Bình Minh với tư cách người đứng đầu VTV.
Hộp 4 – VTV đã chống lại Bộ TTTT như thế nào?
Thể hiện sự chống đối công khai, tối 5/4/2015 VTV vẫn cho phát sóng tập đầu tiên chương trình Vietnam Idol – Thần tượng Việt Nam mặc dù chương trình này trong danh mục bị Bộ TTTT ngừng cấp phép.
Mặc dù ủng hộ VTV nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ở vào một ví trí nhạy cảm để thể hiện ý chí của mình, đặc biệt trong bối cảnh các thông tin đã được Bộ TTTT, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn tung hê nhằm gây áp lực.
Giải pháp khả dĩ nhất là Thủ tướng để Bộ TTTT và VTV tự đóng cửa bảo nhau.
Để giữ thể diện cho cả đôi bên thông qua báo Infonet đại diện Bộ TTTT công khai cho báo giới biết trước đó Bộ này đã có văn bản chấp thuận cho VTV phát sóng chương trình Vietnam Idol.
Theo lý giải của Bộ TTTT, trước đó vào 2/4, “VTV đã gửi công văn tới Bộ TTTT cho biết đã tiếp thu ý kiến, chỉ đạo từ Bộ TTTT và cam kết sẽ chấn chỉnh hoạt động, tổ chức trong các chương trình liên kết”.
Trả lời báo Infonet đại diện Bộ TTTT cho biết thêm “trong công văn, VTV cũng cho hay đã kỷ luật những cá nhân, đơn vị vi phạm trong các chương trình liên kết để ra sai phạm gần đây. Đồng thời, VTV đề nghị được phát và được cấp phép các chương trình liên kết”.
Tuy nhiên cũng trong ngày 6/4/2015, Bộ TTTT đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng đối với VTV vì đã phát sóng chương trình liên kết trong các ngày 22, 23/3/2015 khi chưa được cho phép.
Nguồn :
http://infonet.vn/vi-sao-cac-chuong-trinh-lien-ket-cua-cat-tien-sa-bhd-khong-duoc-cap-phep-post160658.info
http://www.baoquangninh.com.vn/van-hoa/201504/bo-ttamptt-bao-cao-thu-tuong-khi-vtv-co-tinh-phat-song-chuong-trinh-vi-pham-2265170/
5. Hậu quả vụ rút thẻ nhà báo Đỗ Hùng
Chỉ đơn giản với mục tiêu ghi điểm trong cuộc đua vào chiếc ghế Bộ trưởng, ông Trương Minh Tuấn và bộ sậu đã cậy thế cơ quan quản lý báo chí, bất chấp luật pháp cho ra đời một quyết định không thể vô lý hơn khi tước thẻ một nhà báo vì những “sai phạm” trên...mạng xã hội.
Đến thời điểm này, có lẽ Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng không hề lường trước hậu quả tai hại của quyết định được đưa ra trong lúc bốc đồng của mình. Trong mắt Thứ trưởng Tuấn, vụ “trảm” Đỗ Hùng cũng đơn giản nhưng các vụ xử lý khác mà Bộ TTTT đã ra tay thời gian trước đó.
Theo một chuyên gia về truyền thông đề nghị không nêu tên, điều mà các mưu sĩ của ông Trương Minh Tuấn chưa phân tích hết được hoặc bản thân họ chưa đủ tầm nhận thức để hiểu rằng, việc trấn áp vô lối, theo kiểu “luật rừng” với nhà báo Đỗ Hùng, người đồng thời là một nhân vật nổi tiếng trên facebook đã tạo ra những hiệu ứng truyền thông rất bất lợi cho Đảng cũng như Nhà nước Việt Nam trong thời điểm đầy nhạy cảm này.
“Hành động này của ông Trương Minh Tuấn không khác nào một xô nước lạnh dội thẳng xuống đốm lửa hy vọng mong manh về những bước tiến trong vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố gắng nhen lên với dư luận quốc tế sau chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ vừa qua”, chuyên gia này nhận xét.
Có lẽ với tư duy tuyên giáo lỗi thời, ông Trương Minh Tuấn đã không hề ý thức được rằng trong thời điểm này bất cứ một hành động trấn áp báo chí nào cũng có thể được coi là một dấu hiệu tiêu cực, thiếu thiện chí và đi ngược lại những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Các quan báo Việt Nam không hề biết rằng mỗi hành động của họ đều được các đối tác quốc tế tận dụng triệt để để ép buộc Việt Nam phải nhượng bộ, thoả hiệp nhiều hơn, tốn kém hơn trong đàm phán mang tính chất “ông mất bánh quy, bà xuỳ bánh xốp”.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu ông Trương Minh Tuấn có thể trở thành Bộ trưởng Bộ TTTT khoá tới hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Việc các cán bộ ngẩn ngơ, thiếu hiểu biết, quen tác phong gia đình trị như ông Trương Minh Tuấn được thăng tiến và giao trọng trách vốn là điều quá đỗi bình thường trong môi trường chính trị Việt Nam từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên điều đó cũng có mặt tích cực của nó. Càng có nhiều cán bộ như vậy trong hệ thống, những điều tốt đẹp càng có cơ hội đến với Việt Nam với tốc độ nhanh hơn.
Tất nhiên, với một cái giá đáng kể.
Bích Minh
Hộp 5 - Ông Thứ trưởng thích làm dáng
Tại Bộ TTTT Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nổi tiếng là người giỏi trong việc tự lăng xê cho hình ảnh của mình.
Từ sau khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 (hồi tháng 5/2014), cũng như tình hình Biển Đông căng thẳng hơn trong suốt 2 năm qua, trong một số bài trả lời phỏng vấn/bài viết Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhiều lần tế nhị cho biết niềm tự hào về việc ông từng là một người lính chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
Mặc dù đã giải ngũ từ lâu nhưng Thứ trưởng Tuấn luôn thích thể hiện mình là một người lính, đặc biệt trong các chuyến công tác. Trong các chuyến đi ra Trường Sa gần đây, ông Tuấn đều mặc quân phục với quân hàm đại uý, cấp bậc cao nhất mà ông từng giữ trước khi phục viên. Thậm chí trong một số sự kiện tổ chức tại Bộ TTTT ông Tuấn cũng mặc quân phục (?!) không rõ nhằm mục đích gì.
Biết được tâm lý này của ông Tuấn, phía Hải quân đã tặng cho ông Tuấn một số bộ quân phục của lính biển để Thứ trưởng Tuấn “diện” trong các chuyến đi. Ông Trương Minh Tuấn thậm chí còn được đúc tặng một tấm biển tên vốn chỉ dành riêng cho các sĩ quan quân đội tại ngũ.
Nguồn :
http://stttt.daknong.gov.vn/TinTuc/tinchuyennganh/Lists/Posts/Post.aspx?List=2dc64636%2D90b5%2D4c85%2D8149%2D3dc81953756d&ID=858&Web=62671d37%2Dd703%2D4e3e%2D9e84%2D54d3ce538d9e
http://tapchibcvt.gov.vn/TinBai/5416/Binh-yen-noi-dao-xa
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8-9-15
-Doan Trang
Ngày 2/9, nhà báo Đỗ Hùng (tức facebooker Mít Tờ Đỗ) - Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, phụ trách nội dung online - đăng tải một status “toàn dấu sắc”, nhan đề “Quốc khánh”, chơi chữ và có tính chất trào phúng:
“Lúc ấy, Thế chiến (thứ mấy tớ đéo nhớ) Đế quốc đánh với Phát xít. Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết đéo sót mấy mống. Phía đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc.Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pắc Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái Quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống
Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc”
Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh. Bác ấy nói: ‘Đất nước hết chiến đấu, hết đói kém. Phát xít cút, Đế quốc Pháp cút. Các mế các chú, các cháu bé hết khóc lóc. Thế giới bác ái..”
Nói tới đó, bác Ái Quốc thắc mắc: “Bác nói thế các chú, các mế, các cháu có thấy quá lí nhỉ ?”
Bá tánh phía dưới đáp: “Chúng cháu thấy bác nói rất lớn. Nói thế quá tốt”
Tướng Giáp đứng kế đó thét lớn: “Quyết chiến quyết thắng !”
Bá tánh đáp: ”Quyết Thắng ! Quyết Thắng !”
Hết...”.
Status này được đăng tải trên FB cá nhân của nhà báo Đỗ Hùng. Chỉ một tiếng sau, nó đã được trang FB của dư luận viên là “Đơn vị tác chiến điện tử” tha về, rỉa rói, xâu xé.
Thứ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn - người nắm đầu báo chí tuy chưa bao giờ được biết đến như một nhà báo, mà chỉ như một quan chức kỳ cựu của ngành tuyên giáo, gặp thời mà lên - ngay lập tức gọi cho lãnh đạo báo Thanh Niên “chửi cho một trận”, đại ý nói báo không biết dạy phóng viên, nếu báo không dạy nổi thì sẽ để công an vào cuộc xử lý.
Tòa soạn triệu tập họp Đảng khẩn cấp ngay trong ngày 3/9. Kết quả, nhà báo Đỗ Hùng bị cách chức, “giáng xuống làm thứ dân” - tức là làm phóng viên, bị thu hồi thẻ nhà báo khẩn trương.
* * *
Cái đáng nói ở đây là:
1.Không biết tuyên giáo và tòa soạn báo Thanh Niên căn cứ vào đâu để xử lý cách chức, thu hồi một nhà báo đã viết một status hài hước trên facebook.
2.Tuyên giáo viên Trương Minh Tuấn không hề có chỉ đạo nào bằng văn bản; tất cả chỉ là lệnh miệng. Vậy mà tòa soạn báo Thanh Niên đã tổ chức họp đảng khẩn cấp, xử lý nhà báo ngay hôm sau, chẳng phải là quá mau mắn sao? Ngoan thật.
3. Toàn bộ sự việc cho thấy rõ hơn một thực tế: Người ta lớn bởi vì anh quỳ xuống.
Lâu nay, ngành tuyên giáo - gồm toàn những người không bao giờ viết nổi một bài báo ra hồn - lại ngang nhiên ngồi lên đầu báo chí, chỉ đạo từng tòa soạn, xử lý (nhà) báo này, trừng phạt (nhà) báo kia, là vì sao? Chính là vì các nhà báo đã quỳ xuống để đám tuyên giáo được ngồi nghễu nghện ở trên như thế.
-
-Nhà báo mất chức 'vì bài về 2/9'-
-Bị trường khuyên nghỉ vì 'khác lý tưởng'?
Bài này do một độc giả gửi cho viet-studies. Viet-studies hoàn toàn không có
khả năng kiểm chứng những thông tin trong bài, nhưng xin đăng để bạn đọc xem xét.
Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ
Bích Minh
Việc nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên đột ngột bị cách chức, tước thẻ gây ồn ào những ngày qua thực tế là chỉ là bề nổi của cuộc chạy đua quyền lực nhắm tới kỳ Đại hội Đảng XII đang đến rất gần...
1. Tai hoạ từ facebook
Ngày 4/9/2015 một loạt các tờ báo trong nước đồng loạt đăng tải thông tin về việc Bộ Thông tin và Truyền thông (dưới đây gọi tắt là TTTT) có quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ (Văn) Hùng, Phó Tổng Thư ký toà soạn Báo điện tử Thanh Niên.
Quyết định của Bộ TTTT được công khai cũng cho biết việc thu hồi thẻ một phần căn cứ vào quyết được đưa ra một ngày trước đó (3/9) của Tổng Biên Tập báo Thanh Niên về việc miễn nhiệm chức vụ của ông Đỗ Hùng.
Do quyết định xử lý ông Đỗ Hùng của Báo Thanh Niên không được tờ báo này công khai nên đến nay chưa rõ lý do chính thức cũng như các căn cứ đưa ra trong việc miễn nhiệm ông Đỗ Hùng là gì.
Tuy nhiên các thông tin rò rỉ trên mạng xã hội cũng như các nguồn tin từ giới báo chí đều cho rằng việc ông Đỗ Hùng bị mất chức và bị tước thẻ là do liên quan đến một status “toàn dấu sắc”, mang tính chất trào phúng được Đỗ Hùng cho đăng tải trên tài khoản facebook cá nhân đúng vào dịp Quốc khánh 2/9/2015.
Hộp 1 - Nguyên văn status đăng tải trên tài khoản facebook của nhà báo Đỗ Hùng ngày 2/9/2015
"Lúc ấy. Thế chiến (thứ mấy tớ đéo nhớ), Đế quốc đánh với Phát xít. Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết đéo sót mấy mống. Phía đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc. Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc". Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh. Bác ấy nói: “Đất nước hết chiến đấu, hết đói kém. Phát xít cút. Đế quốc Pháp cút. Các mế, các chú, các cháu bé hết khóc lóc. Thế giới bác ái...".
Nói tới đó, bác Ái Quốc thắc mắc: "Bác nói thế các chú, các mế, các cháu có thấy quá lí nhí?" Bá tánh phía dưới đáp: "Chúng cháu thấy bác nói rất lớn. Nói thế quá tốt!". Tướng Giáp đứng kế đó thét lớn: “Quyết chiến quyết thắng!".
Bá tánh đáp: “Quyết thắng! Quyết thắng !" Hết!
(Chúc các bác Quốc khánh sướng nhé)
Nguồn : facebook Đỗ Hùng
Sau khi vụ việc này được công bố, trên nhiều diễn đàn mạng đã nổ ra các cuộc tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau. Các tranh luận này chủ yếu liên quan đến những vấn đề có tính chuyên môn như trách nhiệm của nhà báo khi tham gia mạng xã hội, các nguyên tắc làm báo; một số ý kiến đặt ra vấn đề ở cấp độ lớn hơn như quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, tính hợp pháp trong quyết định của Bộ TTTT...
Lý giải cho cho việc Đỗ Hùng bị xử lý cũng có người cho rằng là do nhà báo này đã động chạm, xúc phạm đến chuyện quá “nhạy cảm” như Đảng, Bác Hồ vốn là những điều cấm kị trong hoàn cảnh một quốc gia độc đảng như Việt Nam ...
Trong bản tin có tiêu đề “Nhà báo mất chức vì bài về 2/9” BBC Việt ngữ cho rằng “quyết định nhanh chóng của báo Thanh Niên và của Bộ TTTT dường như cho thấy giới chức xem đây là vấn đề nghiêm trọng”. . .
2. Cuộc chơi của thứ trưởng Bộ “Tuyên giáo”
Bản chất của vụ việc, từ những các nguồn am hiểm nội tình cho biết, có nguyên nhân hoàn toàn khác xa với những phân tích, nhận định mà dư luận nêu lên trong những ngày qua.
Lý do, hoá ra tầm thường và giản dị hơn những gì được đồn thổi rất nhiều. Hoàn toàn không phải vì chuyện “phạm huý”, chuyện “lập trường, tư tưởng” hay việc status trào lộng của Đỗ Hùng bị các cơ quan quản lý báo chí “xem là vấn đề nghiêm trọng”...
Đằng sau việc dùng “lệnh miệng” ép báo Thanh Niên xử lý, sau đó để Bộ TTTT có cớ ban hành quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng là những toan tính cá nhân của chính người đã ký quyết định đó.
Không ai khác đó chính là nhân vật đang nổi đình đám : Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn.
Có thể nhận thấy rằng vụ xử lý Đỗ Hùng chỉ là một ví dụ nhỏ trong chuỗi một loạt các bước đi của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trong suốt gần 2 năm qua nhằm ghi điểm trong cuộc đua vào chiếc Bộ trưởng Bộ TTTT tại kỳ Đại hội Đảng XII sắp tới khi Bộ trưởng đương nhiệm Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953) chắc chắn sẽ về hưu và không tái cử do đã quá tuổi quy định.
Phó tổng biên tập một báo điện tử tại Hà Nội nhận định, trong vụ cách chức, tước thẻ này Đỗ Hùng đơn giản chỉ là một quân tốt thí trong cuộc chơi nhiều tham vọng của ông thứ trưởng Trương Minh Tuấn.
“Sự không may mắn của Đỗ Hùng ở chỗ là status tếu táo kia sau khi được đội ngũ dư luận viên và đám “âm binh” bơm thổi, bẩm báo đã trở thành một món quà “từ trên trời rơi xuống” để Thứ trưởng Trương Minh Tuấn phục vụ cho mục đích riêng của mình”, nhà báo này nhận định.
Một nguồn tin thân cận với báo Thanh Niên cho biết các lãnh đạo của báo này cũng khá bất ngờ sau khi Bộ TTTT có quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Đỗ Hùng. “Ban lãnh đạo tờ báo “ngoan, hiền, dễ bảo” này ban đầu đã tưởng rằng với việc “tự xử” khá nặng tay như vậy Bộ TTTT sẽ cho qua vụ việc này nhưng hoá ra lại không phải”, nguồn tin cho biết.
Nguồn tin cũng tiết lộ rằng Thứ trưởng Tuấn cũng có hứa hẹn với lãnh đạo Báo Thanh Niên rằng Đỗ Hùng sẽ được cấp lại thẻ trong thời gian sớm nhất. Điều này càng cho thấy quyết định xử lý thực ra không nhắm vào nhà báo Đỗ Hùng hay báo Thanh Niên mà chỉ nhằm “làm màu” cho người đã ban hành quyết định đó.
3. Tiến thân bằng bàn tay sắt
Ông Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960) đột nhiên nổi lên từ khoảng giữa năm 2014 như một hiện tượng “kinh hoàng” của báo giới Việt Nam sau một loạt các động thái khá mạnh tay nhắm vào báo chí ngay sau khi được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ TTTT (1/2004) phụ trách lĩnh vực báo chí.
Hộp 2 – “Thành tích" xử lý báo chí năm 2014 của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn
Theo báo cáo của Bộ TTTT, trong năm 2014, Bộ này đã xử phạt vi phạm hành chính một số cơ quan báo chí, xuất bản, thông tin điện tử với tổng số tiền 2,522 tỷ đồng.
Riêng trong lĩnh vực báo chí có tổng số 68 trường hợp bị xử phạt với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; xuất bản có 9 trường hợp với 166 triệu đồng; thông tin điện tử là 31 trường hợp với hơn 850 triệu đồng.
Thống kê của Bộ TTTT cũng cho biết số lượt vi phạm hành chính của cơ quan báo chí trong năm 2014 bị xử lý tăng hơn gấp đôi so năm 2013 (năm 2013 có 27 lượt vi phạm, năm 2014 là 57 lượt vi phạm)…
Trong “báo cáo thành tích” xử lý báo chí của Bộ TTTT còn cho biết ngoài việc phạt nặng, đã có một mạng xã hội bị thu hồi giấy phép vĩnh viễn, một tờ báo và một trang thông tin điện tử bị đình bản ba tháng, tịch thu bảy tên miền…
Nguồn:
http://www.vietnamplus.vn/nam-2014-phat-vi-pham-ve-bao-chi-xuat-ban-hon-25-ty-dong/298697.vnp
http://ictnews.vn/internet/vtv-tri-thuc-tre-dung-dau-danh-sach-co-quan-bao-chi-bi-xu-phat-122302.ict
http://www.baochivietnam.com.vn/bv/xulysaipham/Trang/default.aspx
Những động thái khá quyết đoán và cứng rắn của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trong việc xử lý báo chí thể hiện một cách tiếp cận khác hẳn những “quan báo” trước đó. Nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí đã thể hiện sự ngạc nhiên trước những động thái “khác thường” của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn.
Nguyên nhân thứ nhất của sự ngạc nhiên ấy là do, việc xử lý báo chí trong một thời gian dài vốn là “đặc quyền” của ngành tuyên giáo trong đó chủ chốt là vai trò của Ban Tuyên giáo TW chứ không phải Bộ TTTT. Tuy vậy, việc xử lý sai phạm của Ban Tuyên giáo TW cũng chủ yếu nhắm đến chuyện “xa rời tôn chỉ mục đích, thiên về mặt trái của xã hội, thông tin giật gân, câu khách” hay đưa tin “gây tâm lý hoang mang trong dư luận”...
Thứ hai, về mặt quản lý nhà nước, Bộ TTTT là cơ quan chịu trách nhiệm chính nhưng do những khoảng trống cũng như sự thiếu rõ ràng trong phân chia quyền lực giữa Đảng (Ban Tuyên giáo TW) và chính quyền (Bộ TTTT) nên trong một thời gian khá dài việc xử lý những sai phạm của báo chí hầu như khá nhẹ nhàng.
Tất nhiên cũng còn một lý do khác là cả Ban Tuyên giáo TW lẫn Bộ TTTT đều không muốn mạnh tay với báo chí vừa do tính chất nhạy cảm của việc này lẫn tâm lý ngại sự phản ứng của báo giới, đặc biệt trong bối cảnh quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được internet thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ.
Điều đáng nói nữa là cách thức của ông Trương Minh Tuấn cũng không như những người tiền nhiệm của mình. Thay vì “xử kín” như “truyền thống” được duy trì trong một thời gian dài thì bắt đầu từ năm 2014, cũng là năm ông Tuấn nhậm chức, Bộ TTTT đã lần đầu tiên công khai việc xử lý vi phạm của các cơ quan báo chí với thái độ quyết liệt.
Sự nổi tiếng và “toả sáng” của ông Trương Minh Tuấn thậm chí cũng là điều gây ngạc nhiên với nhiều đồng nghiệp thuộc cơ quan cũ của ông là Ban Tuyên giáo TW.
Trước đó ông Trương Minh Tuấn hầu như là một nhân vật không được ai biết đến, kể cả trong giai đoạn ông Tuấn đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW từ 8/2011 đến 1/2014.
Theo tiết lộ của một cán bộ cấp vụ của Ban Tuyên giáo TW, trong thời gian làm việc tại Ban Tuyên giáo TW ông Tuấn cũng không được đánh giá cao về mặt năng lực, chuyên môn. Lĩnh vực ông Tuấn được phân công theo dõi thời gian đó (2011-2014) hầu như không quan trọng lắm... ”, một cán bộ cấp vụ của Ban Tuyên giáo TW tiết lộ.
“Lĩnh vực không quan trọng” mà ông Tuấn được phân công chủ yếu liên quan đến vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Trước khi ông Tuấn chuyển sang Bộ TTTT thì ông cũng được giao thêm một phần công việc liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo.
Trước đó ông Tuấn là Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TW tại Đà Nẵng và sau đó là Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo thuộc Ban Tuyên giáo TW.
4. “Đòn hiểm” hay bí mật hậu trường những cú đánh vào VTV
Như đã phân tích ở trên, vụ nhà báo Đỗ Hùng gặp nạn chỉ là một sự không may ngẫu nhiên của nhà báo này. Đỗ Hùng như một “xác chết” được Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đạp xuống để tiến lên cao hơn trên bậc thang quyền lực.
Việc ông Trương Minh Tuấn kỳ vọng mình sẽ được ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ TTTT không phải là không có cơ sở. Trên thực tế, hai đời Bộ trưởng gần đây của ngành TTTT đều là những nhân vật xuất thân từ ngành tuyên giáo.
Năm 2007 sau sáp nhập Bộ Bưu chính - Viễn thông với mảng báo chí, xuất bản của Bộ Văn hóa - Thông tin thành Bộ TTTT, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ VH – TT được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.
Ông Lê Doãn Hợp trước đó từng là người đứng đầu cơ quan Tuyên giáo của tỉnh Nghệ An và sau đó là Phó trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa TW, cơ quan tiền thân của Ban Tuyên giáo TW.
Người kế nhiệm ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, cựu thư ký của Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cũng nguyên là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW.
Theo nhiều nhà quan sát, bất chấp chức năng quản lý chính của Bộ TTTT là lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia...người đứng đầu Bộ này trong 2 nhiệm kỳ liền đều là những người của ngành tuyên giáo cho thấy sự coi trọng của Đảng trong việc quản lý về mặt tư tưởng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Những gì diễn ra đã chứng minh những nỗ lực của ông Trương Minh Tuấn đã đem lại những kết quả nhất định.
Tại Hội nghị giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII của Ban Cán sự Đảng Bộ TTTT hồi 6/2015 ông Trương Minh Tuấn và Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đã được lọt qua vòng đầu tiên.
Tuy nhiên để chạm tới chiếc ghế Bộ trưởng ông Trương Minh Tuấn còn rất nhiều việc phải làm. Đơn giản, các đối thủ của ông Tuấn đều là những nhân vật nổi trội.
Các nguồn tin thân cận với Bộ TTTT cho biết chiếc ghế Bộ trưởng Bộ TTTT sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt của 3 ứng cử viên gồm : Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn; Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Trần Bình Minh.
Trong số các ứng viên này rõ ràng ông Trương Minh Tuấn là người “lép vế” nhất về mọi mặt.
Ông Tuấn rõ ràng không thể so sánh về tầm vóc với ông Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1962), Tổng Giám đốc Viettel, người đã có công sức rất lớn trong việc đưa Viettel trở thành công ty viễn thông số 1 tại Việt Nam cũng như đạt tầm cỡ quốc tế với giá trị hàng tỷ đô-la Mỹ.
Trong khi đó, “đối thủ” còn lại là ông Trần Bình Minh (sinh năm 1958) “hơn đứt” ông Tuấn ở khoản hiện ông Minh đã là Uỷ viên TW. Hơn thế nữa ông Minh đã từng có thời gian ở cơ sở với vị trí Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An...
Xét về mặt “điều kiện vận động tranh cử” ông Trương Minh Tuấn được cho là cũng còn một khoảng cách xa với hai ứng viên trên. Con đường tiến thân trong ngành tuyên giáo không cho phép ông Tuấn có được sự tích luỹ tư bản được to lớn như Tống giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng hay Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh.
Tuy vậy, đối thủ chính được xác định có khả năng cạnh tranh chiếc ghế Bộ trưởng với ông Tuấn chính là ông Trần Bình Minh chứ không phải ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Điểm yếu lớn nhất khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng được cho là sẽ “không có cửa” ở Bộ TTTT có nguyên nhân xuất phát từ chuyện ông Hùng người từ Bộ Quốc phòng nên sẽ khó nhận được sự ủng hộ từ ngành TTTT.
Để triệt hạ uy tín đối thủ cạnh tranh trực tiếp là giám đốc VTV Trần Bình Minh, ngay từ sau khi nhậm chức, Thứ trưởng Tuấn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ TTTT đưa VTV vào diện “chăm sóc đặc biệt”. Tất cả các chương trình của VTV đều được theo dõi chặt chẽ và sít sao nhằm phát hiện sai phạm. Ngoài đội ngũ chuyên viên của Bộ TTTT được sử dụng cho việc bắt lỗi VTV ông Tuấn còn huy động các đàn em ở Ban Tuyên giáo TW tiếp sức cho công việc này.
Kết quả của những “nỗ lực” này đã khiến VTV trong năm 2014 trở thành cơ quan đứng đầu bảng trong nhóm các cơ quan truyền hình bị xử lý với 5 lần nhận quyết định phạt, trong đó có 1 lần bị cảnh cáo, 4 lần bị phạt tổng số tiền là 155 triệu đồng. . .
Trong năm 2015, Thứ trưởng Tuấn tiếp tục tấn công VTV nhằm hạ bệ uy tín của Trần Bình Minh trong đó đặc biệt là vụ đánh vào hoạt động liên kết sản xuất chương trình của VTV.
Thực tế những sai phạm của VTV là có thật và đã diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên các đời lãnh đạo trước đây của Ban Tuyên giáo hay Bộ TTTT cũng đều ngắm mắt làm ngơ hoặc xử lý không đến đầu đũa do không muốn dây dưa với nhà đài đầy uy quyền.
Một lý do khác là do thế lực của VTV thực sự cũng không phải “dạng vừa”.
Hộp 3 - VTV “không phải dạng vừa đâu”
Ngoài vai trò, tiếng nói là Đài truyền hình quốc gia đầy quyền lực, việc các cơ quan quản lý ngại đụng vào VTV còn có lý do là ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV được cho là có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong vụ Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt giữ, khởi tố hồi 1/2015 đích thân ông Trần Bình Minh đã chỉ đạo các thuộc cấp của mình làm đậm vụ này một cách bất thường.
Theo những người am hiểu đó thực chất là một cách ông Minh tấn công gián tiếp Bí thư thành uỷ Phạm Quang Nghị, người bảo kê cho bà Châu Thị Thu Nga. Ông Phạm Quang Nghị được coi là ứng viên nặng ký cạnh tranh chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới với đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bản thân ông Trần Bình Minh cũng lo ngại rằng nếu ông Phạm Quang Nghị trở thành Tổng Bí thư thì con rể của ông Phạm Quang Nghị là Bạch Ngọc Chiến (sinh năm 1971), nguyên Trưởng Ban Truyền hình Đối ngoại của VTV trước khi được luân chuyển về giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định (6/2014) sẽ có khả năng quay lại làm TGĐ VTV.
Việc ông Chiến quay lại VTV được cho là có khả năng gây khó khăn cho ông Minh cũng như bộ sậu mà ông Minh đã gầy dựng tại VTV.
Đỉnh điểm của những đòn đánh do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đạo diễn nhắm vào VTV là việc Bộ TTTT đưa ra quyết định yêu cầu VTV dừng một loạt các chương trình liên kết hồi giữa 3/2015.
Đây là một chiêu khá hiểm đánh thẳng vào nồi cơm của VTV vì các chương trình đều đang là những con gà đẻ trứng vàng của nhà đài. Các chương trình liên kết bị ngừng đồng nghĩa với việc VTV sẽ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, chưa kể vô vàn hệ luỵ khác kèm theo.
Chính vì lý do ấy VTV không dễ dàng chấp nhận chuyện bị Bộ TTTT, trên thực tế là Thứ trưởng Trương Minh Tuấn “bắt nạt”.
Ngay sau khi Bộ TTTT có công văn, VTV đã khiếu nại lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chưa cần có ý kiến từ Thủ tướng VTV vẫn đồng thời vẫn tiếp tục phát sóng các chương trình liên kết bất chấp lệnh cấm của Bộ TTTT.
Gặp phải sự kháng cự quyết liệt của VTV và ông Trần Bình Minh, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ngay lập tức cho thảo công văn số 811 ngày 25/3/2015 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động liên kết sản xuất chương trình VTV.
Thông qua các tờ báo dưới trướng của Bộ TTTT như Bưu điện, Infonet...và một số cơ quan báo chí thân cận, nội dung công văn được phát tán nhanh chóng.
Công văn này dẫn ra một cách tỷ mỷ hàng loạt sai phạm nhằm chứng minh việc kiểm soát các chương trình liên kết của VTV đã không được kiểm soát tốt.
Quan điểm của Bộ TTTT được đưa ra trong văn bản này đó là nguyên nhân chính của việc VTV để xảy ra quá nhiều sai phạm trong nội dung thông tin, trong các chương trình liên kết là do năng lực quản lý của VTV thực tế đang không theo kịp sự phát triển của hoạt động sản xuất chương trình, trong đó có hoạt động liên kết, phối hợp sản xuất với các đối tác bên ngoài. Điều nguy hiểm, theo quan điểm của Bộ TTTT là các chương trình liên kết, hợp tác lại đang chiếm tỷ lệ lớn.
Theo quan điểm của Bộ TTTT, với vị thế là Đài Truyền hình Quốc gia, VTV cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ nghiêm các quy định của văn bản pháp luật...Bộ TTTT cho rằng, cần phải nghiêm khắc hơn trong việc quản lý cũng như xử lý các sai phạm của VTV để làm gương cho các cơ quan báo chí khác. . .
Một nguồn tin từ Bộ TTTT cho biết những ngôn từ đanh thép nhất được sử dụng để “buộc tội” VTV trong công văn đã được đích thân Thứ trưởng Trương Minh Tuấn chắp bút.
Trên thực tế Thứ trưởng Trương Minh Tuấn hoàn toàn biết sức ép từ Bộ TTTT sẽ không tác động được gì đến VTV do đã có sự chống lưng từ phía Thủ tướng.
Tuy nhiên các đòn đánh vẫn được ông Tuấn liên tiếp tung ra nhằm mục tiêu duy nhất là triệt hạ uy tín của ông Trần Bình Minh với tư cách người đứng đầu VTV.
Hộp 4 – VTV đã chống lại Bộ TTTT như thế nào?
Thể hiện sự chống đối công khai, tối 5/4/2015 VTV vẫn cho phát sóng tập đầu tiên chương trình Vietnam Idol – Thần tượng Việt Nam mặc dù chương trình này trong danh mục bị Bộ TTTT ngừng cấp phép.
Mặc dù ủng hộ VTV nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ở vào một ví trí nhạy cảm để thể hiện ý chí của mình, đặc biệt trong bối cảnh các thông tin đã được Bộ TTTT, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn tung hê nhằm gây áp lực.
Giải pháp khả dĩ nhất là Thủ tướng để Bộ TTTT và VTV tự đóng cửa bảo nhau.
Để giữ thể diện cho cả đôi bên thông qua báo Infonet đại diện Bộ TTTT công khai cho báo giới biết trước đó Bộ này đã có văn bản chấp thuận cho VTV phát sóng chương trình Vietnam Idol.
Theo lý giải của Bộ TTTT, trước đó vào 2/4, “VTV đã gửi công văn tới Bộ TTTT cho biết đã tiếp thu ý kiến, chỉ đạo từ Bộ TTTT và cam kết sẽ chấn chỉnh hoạt động, tổ chức trong các chương trình liên kết”.
Trả lời báo Infonet đại diện Bộ TTTT cho biết thêm “trong công văn, VTV cũng cho hay đã kỷ luật những cá nhân, đơn vị vi phạm trong các chương trình liên kết để ra sai phạm gần đây. Đồng thời, VTV đề nghị được phát và được cấp phép các chương trình liên kết”.
Tuy nhiên cũng trong ngày 6/4/2015, Bộ TTTT đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng đối với VTV vì đã phát sóng chương trình liên kết trong các ngày 22, 23/3/2015 khi chưa được cho phép.
Nguồn :
http://infonet.vn/vi-sao-cac-chuong-trinh-lien-ket-cua-cat-tien-sa-bhd-khong-duoc-cap-phep-post160658.info
http://www.baoquangninh.com.vn/van-hoa/201504/bo-ttamptt-bao-cao-thu-tuong-khi-vtv-co-tinh-phat-song-chuong-trinh-vi-pham-2265170/
5. Hậu quả vụ rút thẻ nhà báo Đỗ Hùng
Chỉ đơn giản với mục tiêu ghi điểm trong cuộc đua vào chiếc ghế Bộ trưởng, ông Trương Minh Tuấn và bộ sậu đã cậy thế cơ quan quản lý báo chí, bất chấp luật pháp cho ra đời một quyết định không thể vô lý hơn khi tước thẻ một nhà báo vì những “sai phạm” trên...mạng xã hội.
Đến thời điểm này, có lẽ Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng không hề lường trước hậu quả tai hại của quyết định được đưa ra trong lúc bốc đồng của mình. Trong mắt Thứ trưởng Tuấn, vụ “trảm” Đỗ Hùng cũng đơn giản nhưng các vụ xử lý khác mà Bộ TTTT đã ra tay thời gian trước đó.
Theo một chuyên gia về truyền thông đề nghị không nêu tên, điều mà các mưu sĩ của ông Trương Minh Tuấn chưa phân tích hết được hoặc bản thân họ chưa đủ tầm nhận thức để hiểu rằng, việc trấn áp vô lối, theo kiểu “luật rừng” với nhà báo Đỗ Hùng, người đồng thời là một nhân vật nổi tiếng trên facebook đã tạo ra những hiệu ứng truyền thông rất bất lợi cho Đảng cũng như Nhà nước Việt Nam trong thời điểm đầy nhạy cảm này.
“Hành động này của ông Trương Minh Tuấn không khác nào một xô nước lạnh dội thẳng xuống đốm lửa hy vọng mong manh về những bước tiến trong vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cố gắng nhen lên với dư luận quốc tế sau chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ vừa qua”, chuyên gia này nhận xét.
Có lẽ với tư duy tuyên giáo lỗi thời, ông Trương Minh Tuấn đã không hề ý thức được rằng trong thời điểm này bất cứ một hành động trấn áp báo chí nào cũng có thể được coi là một dấu hiệu tiêu cực, thiếu thiện chí và đi ngược lại những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Các quan báo Việt Nam không hề biết rằng mỗi hành động của họ đều được các đối tác quốc tế tận dụng triệt để để ép buộc Việt Nam phải nhượng bộ, thoả hiệp nhiều hơn, tốn kém hơn trong đàm phán mang tính chất “ông mất bánh quy, bà xuỳ bánh xốp”.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu ông Trương Minh Tuấn có thể trở thành Bộ trưởng Bộ TTTT khoá tới hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Việc các cán bộ ngẩn ngơ, thiếu hiểu biết, quen tác phong gia đình trị như ông Trương Minh Tuấn được thăng tiến và giao trọng trách vốn là điều quá đỗi bình thường trong môi trường chính trị Việt Nam từ nhiều năm qua.
Tuy nhiên điều đó cũng có mặt tích cực của nó. Càng có nhiều cán bộ như vậy trong hệ thống, những điều tốt đẹp càng có cơ hội đến với Việt Nam với tốc độ nhanh hơn.
Tất nhiên, với một cái giá đáng kể.
Bích Minh
Hộp 5 - Ông Thứ trưởng thích làm dáng
Tại Bộ TTTT Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nổi tiếng là người giỏi trong việc tự lăng xê cho hình ảnh của mình.
Từ sau khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 (hồi tháng 5/2014), cũng như tình hình Biển Đông căng thẳng hơn trong suốt 2 năm qua, trong một số bài trả lời phỏng vấn/bài viết Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhiều lần tế nhị cho biết niềm tự hào về việc ông từng là một người lính chiến đấu ở biên giới phía Bắc.
Mặc dù đã giải ngũ từ lâu nhưng Thứ trưởng Tuấn luôn thích thể hiện mình là một người lính, đặc biệt trong các chuyến công tác. Trong các chuyến đi ra Trường Sa gần đây, ông Tuấn đều mặc quân phục với quân hàm đại uý, cấp bậc cao nhất mà ông từng giữ trước khi phục viên. Thậm chí trong một số sự kiện tổ chức tại Bộ TTTT ông Tuấn cũng mặc quân phục (?!) không rõ nhằm mục đích gì.
Biết được tâm lý này của ông Tuấn, phía Hải quân đã tặng cho ông Tuấn một số bộ quân phục của lính biển để Thứ trưởng Tuấn “diện” trong các chuyến đi. Ông Trương Minh Tuấn thậm chí còn được đúc tặng một tấm biển tên vốn chỉ dành riêng cho các sĩ quan quân đội tại ngũ.
Nguồn :
http://stttt.daknong.gov.vn/TinTuc/tinchuyennganh/Lists/Posts/Post.aspx?List=2dc64636%2D90b5%2D4c85%2D8149%2D3dc81953756d&ID=858&Web=62671d37%2Dd703%2D4e3e%2D9e84%2D54d3ce538d9e
http://tapchibcvt.gov.vn/TinBai/5416/Binh-yen-noi-dao-xa
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8-9-15
-Doan Trang
Ngày 2/9, nhà báo Đỗ Hùng (tức facebooker Mít Tờ Đỗ) - Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, phụ trách nội dung online - đăng tải một status “toàn dấu sắc”, nhan đề “Quốc khánh”, chơi chữ và có tính chất trào phúng:
“Lúc ấy, Thế chiến (thứ mấy tớ đéo nhớ) Đế quốc đánh với Phát xít. Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết đéo sót mấy mống. Phía đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc.Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pắc Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái Quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống
Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc”
Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh. Bác ấy nói: ‘Đất nước hết chiến đấu, hết đói kém. Phát xít cút, Đế quốc Pháp cút. Các mế các chú, các cháu bé hết khóc lóc. Thế giới bác ái..”
Nói tới đó, bác Ái Quốc thắc mắc: “Bác nói thế các chú, các mế, các cháu có thấy quá lí nhỉ ?”
Bá tánh phía dưới đáp: “Chúng cháu thấy bác nói rất lớn. Nói thế quá tốt”
Tướng Giáp đứng kế đó thét lớn: “Quyết chiến quyết thắng !”
Bá tánh đáp: ”Quyết Thắng ! Quyết Thắng !”
Hết...”.
Status này được đăng tải trên FB cá nhân của nhà báo Đỗ Hùng. Chỉ một tiếng sau, nó đã được trang FB của dư luận viên là “Đơn vị tác chiến điện tử” tha về, rỉa rói, xâu xé.
Thứ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn - người nắm đầu báo chí tuy chưa bao giờ được biết đến như một nhà báo, mà chỉ như một quan chức kỳ cựu của ngành tuyên giáo, gặp thời mà lên - ngay lập tức gọi cho lãnh đạo báo Thanh Niên “chửi cho một trận”, đại ý nói báo không biết dạy phóng viên, nếu báo không dạy nổi thì sẽ để công an vào cuộc xử lý.
Tòa soạn triệu tập họp Đảng khẩn cấp ngay trong ngày 3/9. Kết quả, nhà báo Đỗ Hùng bị cách chức, “giáng xuống làm thứ dân” - tức là làm phóng viên, bị thu hồi thẻ nhà báo khẩn trương.
* * *
Cái đáng nói ở đây là:
1.Không biết tuyên giáo và tòa soạn báo Thanh Niên căn cứ vào đâu để xử lý cách chức, thu hồi một nhà báo đã viết một status hài hước trên facebook.
2.Tuyên giáo viên Trương Minh Tuấn không hề có chỉ đạo nào bằng văn bản; tất cả chỉ là lệnh miệng. Vậy mà tòa soạn báo Thanh Niên đã tổ chức họp đảng khẩn cấp, xử lý nhà báo ngay hôm sau, chẳng phải là quá mau mắn sao? Ngoan thật.
3. Toàn bộ sự việc cho thấy rõ hơn một thực tế: Người ta lớn bởi vì anh quỳ xuống.
Lâu nay, ngành tuyên giáo - gồm toàn những người không bao giờ viết nổi một bài báo ra hồn - lại ngang nhiên ngồi lên đầu báo chí, chỉ đạo từng tòa soạn, xử lý (nhà) báo này, trừng phạt (nhà) báo kia, là vì sao? Chính là vì các nhà báo đã quỳ xuống để đám tuyên giáo được ngồi nghễu nghện ở trên như thế.
-
-Nhà báo mất chức 'vì bài về 2/9'-
Một nhân vật cấp lãnh đạo tại một tờ báo lớn của Việt Nam đã bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ngày 4/9 loan báo thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Văn Hùng, thường được biết với tên Đỗ Hùng.
Hôm 3/9, báo Thanh Niên đã miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên với ông Hùng.
Quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông không nêu nguyên do, nhưng giới nhà báo trong nước tin rằng nó xuất phát từ một đoạn ngắn trên Facebook cá nhân.
Hôm 2/9, trong lúc Việt Nam đánh dấu 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh, ông Hùng đăng một đoạn trên Facebook nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giọng văn hài hước của ông Hùng sau đó bị một số người trên mạng lên án là giễu cợt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Quyết định nhanh chóng của báo Thanh Niên và của Bộ Thông tin và Truyền thông dường như cho thấy giới chức xem đây là vấn đề nghiêm trọng.
Loan báo của Bộ Thông tin và Truyền thông nói báo Thanh Niên phải thu hồi thẻ nhà báo của ông Hùng và nộp về Bộ trước ngày 18/9.
4 án lệ định hình tự do báo chí tại Hoa Kỳ
Nguyễn Quốc Tấn Trung
Nhà cải cách xã hội Frederick Douglass từng nói: “Đàn áp tự do ngôn luận là hai lần sai trái. Nó vi phạm quyền tự do của người nói, đồng thời cũng vi phạm quyền tự do của người nghe”.
Trong pháp luật Hoa Kỳ, tư tưởng tự do ngôn luận, tự do báo chí quan trọng với các nhà lập hiến đến mức họ ghi nhận quyền này ngay trong bản Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1791:
“Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình”.
Từ đó, Tu chính án thứ Nhất trở thành nền tảng cho các án lệ mở rộng khả năng bảo vệ nền báo chí tại quốc gia này. Trong số đó, phải kể đến bốn án lệ đặc biệt quan trọng định hình các nguyên tắc căn bản và thế giới quan về tự do báo chí tại Hoa Kỳ. Số lượng đầu báo, số lượng phóng viên hay số lượng bài báo chắc chắn không bao giờ được xem là những tiêu chí để xác định sự tự do của báo chí. Vậy đó là những án lệ và những nguyên tắc nào?
“Sự hạn chế trước” – prior restraint – Án lệ Near v. Minnesota (1931)
Án lệ này phát sinh từ tranh chấp giữa phóng viên Jay M. Near thuộc tòa soạn báo Saturday Press và chính quyền tiểu bang Minnesota khi ông cho viết, đăng tải hàng loạt các bài báo công kích và cáo buộc các cảnh sát tại Minnesota. Cụ thể, ông cho rằng cảnh sát trưởng Frank W. Brunskill là “một mảnh ghép” của các băng đảng đang hoành hành tại Minnesota. Mục tiêu của Near còn bao gồm Thị trưởng George E. Leach, viên Chưởng lý của hạt Hennepin (chưa rõ tên) hay cả vị Thống đốc đã tại nhiệm ba nhiệm kỳ – Floyd B. Olson của Minnesota.
Chính quyền Minnesota ngay lập tức ngăn chặn việc tiếp tục phát hành các ấn bản của Saturday Press và đưa vụ việc ra tòa án tiểu bang với cơ sở pháp lý dựa trên luật Mối nguy hại công 1925 ban hành bởi tiểu bang (“Public Nuisane Law”). Đạo luật này ghi nhận rằng, bất kỳ tòa soạn nào đăng tải những bài báo “độc hại, tai tiếng và mang tính chất bôi nhọ” đều có thể bị trì hoãn hoặc cấm phát hành vĩnh viễn.
Sau thất bại của Near tại Tòa án Tối cao tiểu bang Minnesota, ông đưa tranh chấp lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Các thẩm phán thuộc Tối cao Pháp viện cho rằng, dù việc chính phủ hạn chế và kiểm duyệt thông tin trong những thời điểm nhạy cảm như chiến tranh và xung đột là cần thiết, và dù trong trường hợp cụ thể này, các thông tin mà tờ báo đưa ra có thể sai trái, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng việc chính quyền tiểu bang Minnesota tự cho mình quyền áp đặt sự kiểm duyệt đối với báo chí là hoàn toàn vi hiến. Pháp viện sau đó xác lập nguyên tắc pháp lý rằng – bất kỳ quy định pháp luật nào hạn chế việc công bố hoặc phát hành một loại thông tin nhất định sẽ bị xem là “sự hạn chế trước” và là sự vi phạm Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Thông tin công cộng – information of public interest – Án lệ Nebraska Press Association v. Stuart (1976)
Vào năm 1975, sáu thi thể của các thành viên gia đình nhà Kellie được tìm thấy tại Sutherland, tiểu bang Nebraska, nơi chỉ có 850 cư dân sinh sống. Sau khi nghi phạm Erwin Charles Simants đầu thú và bị tạm giam, vụ việc trở thành tâm điểm của giới truyền thông bởi tính nghiêm trọng của nó. Cơn phẫn nộ của công chúng dành cho nghi phạm bùng phát trên báo chí, dựa trên những thông tin mà cảnh sát và các công tố viên tiết lộ.
Luật sư của bị cáo liền đề nghị tòa ra lệnh giảm thiểu mức độ thông tin vụ án được cung cấp cho báo chí vì lo ngại sức ép từ công chúng sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của bồi thẩm đoàn (jury). Do bồi thẩm đoàn là nơi có quyền tuyên bị cáo là có tội hay không có tội, việc họ bị ảnh hưởng tâm lý có thể dẫn tới một phiên tòa không công bằng cho bị cáo. Thẩm phán Hugh Stuart đã chuẩn thuận đề nghị này.
Vụ việc được Hiệp hội báo chí Nebraska đưa ra trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tối cao Pháp viện nhìn nhận vụ việc mang tính chất đặt trưng về quyền trao đổi thông tin và thảo luận về một vấn đề công đang diễn ra. Các thẩm phán của Tối cao Pháp viện lý giải, trừ khi việc cung cấp những thông tin về vụ án hình sự sẽ dẫn đến một mối nguy hiểm “chắc chắn xảy ra và ngay lập tức”, thông tin từ hệ thống truyền thông cung cấp cho cộng đồng là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ cho việc giám sát và hoạt động hiệu quả của tiến trình tố tụng, đặc biệt là trong các vụ án hình sự.
Trên cơ sở này, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết rằng việc ngăn cản giới truyền thông tiếp cận nguồn thông tin các vụ án là vi phạm Tu chính án thứ Nhất và khẳng định: “Báo chí không chỉ đơn thuần công bố thông tin vụ việc hay gây bất lợi cho nghi phạm, báo chí đồng thời có thể bảo vệ nghi phạm chống lại sai lầm từ phía cơ quan điều tra, công tố viên và các thủ tục pháp lý nhờ chính sự tham gia và phê bình rộng rãi của công dân”.
Nhân viên công quyền – public officials – New York Times Co. v. Sullivan (1964)
Năm 1960, New York Times xuất bản một phụ trương quảng cáo tràn trang của một nhóm các nhà hoạt động quyền dân sự, có tiêu đề “Heed their rising voices” (Hãy lắng nghe những tiếng nói đang lên của họ). Họ công khai chỉ trích cảnh sát thành phố Montgomery thuộc tiểu bang Alabama vì đã đối xử tệ hại với những người biểu tình ôn hòa, trong đó có mục sư Martin Luther King – biểu tượng của phong trào đấu tranh vì quyền dân sự thời bấy giờ. Phần lớn nội dung của phụ trương này là đúng sự thật, nhưng có một số thông tin sai.
Phụ trương này hoàn toàn không nêu tên L. B. Sullivan – Ủy viên Hội đồng An ninh Công cộng thành phố Montgomery và là người chịu trách nhiệm giám sát lực lượng cảnh sát ở khu vực này. Tuy nhiên, những chỉ trích dựa trên các thông tin sai kể trên được cho là nhằm triệt hạ uy tín và bôi nhọ ông. Sullivan quyết định khởi kiện New York Times ra tòa án tiểu bang Alabama. Ông giành chiến thắng ở cả hai cấp xét xử ở tiểu bang và tòa quyết định ông được bồi thường 500 nghìn USD. New York Times sau đó kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, lật ngược lại thế cờ và giành chiến thắng chung cuộc.
Phán quyết của Tối cao Pháp viện trong án lệ này giúp hình thành nên một nguyên tắc pháp lý chung: Tu chính án thứ Nhất bảo vệ quyền phát hành, công khai, công bố bất kỳ nhận định nào về hành vi thực hiện quyền lực nhà nước của nhân viên công quyền, kể cả khi nhận định đó được chứng minh là sai. Một nguyên tắc pháp lý khác cũng được xác lập là nhân viên công quyền có nghĩa vụ chứng minh ý định trực tiếp của tòa soạn, người viết báo là nhằm phỉ báng hay bôi nhọ danh dự của mình, nếu không, họ sẽ không thể thắng kiện. Đây là một nguyên tắc cực kỳ có ý nghĩa bảo vệ hệ thống báo chí trong việc đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động của nhà nước hay sự lạm dụng quyền lực của bất kỳ cá nhân nào.
An ninh quốc gia – Án lệ New York Times Co. vs. United States (1971)
Đây được xem là án lệ lớn có nguyên tắc pháp lý gây tranh cãi nhưng quan trọng nhất đối với giới báo chí của Hoa Kỳ. Vào năm 1971, New York Times và Washington Post đã nhận được bản sao một báo cáo nội bộ của Bộ Quốc phòng nước này thảo luận định hướng cho chiến tranh Việt Nam – nổi tiếng với tên gọi Mật liệu Pentagon – the Pentagon Papers.
Với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, chính quyền liên bang yêu cầu tòa án tiểu bang ban hành lệnh tạm hoãn phát hành đối với tất cả các ấn bản công bố nội dung của tài liệu trên, làm phát sinh đơn kiện của New York Times lên Tối cao Pháp viện.
Phía chính quyền đã không chứng minh được tính cần thiết của việc bảo mật tài liệu này và lệnh tạm hoãn phát hành bị Tối cao Pháp viện bác bỏ với một quyết định áp đảo 6 – 3 nghiêng về New York Times.
Các thẩm phán Tối cao Pháp viện cho rằng, khái niệm “an ninh quốc gia” quá mơ hồ và không thể được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Tu chính án thứ Nhất. Chừng nào không thể chứng minh được rằng việc công bố những thông tin này có thể tạo ra những hậu quả trực tiếp, tức thì và không thể tránh khỏi, thì việc cấm phát hành chúng là không thỏa đáng.
Tối cao pháp viện cũng ghi nhận, họ không đánh giá cao sự sáng suốt của truyền thông khi quyết định công bố các tài liệu mật vốn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hiệu quả của hệ thống chính phủ phức tạp và hiện đại trong thời đại mới; nhưng quyền tự do được ghi nhận trong Tu chính án thứ Nhất không thể bị loại trừ.
***
Khác với nhiều quốc gia, báo chí Hoa Kỳ – với hậu thuẫn của bản Tu chính án thứ Nhất và hệ thống án lệ – được mệnh danh là nhánh quyền lực thứ tư trong thể chế tam quyền phân lập. Đây chính là điều khiến cho hình mẫu pháp lý về tự do báo chí tại Hoa Kỳ trở thành một trong những hình mẫu đáng tham khảo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các phóng viên tại Hoa Kỳ sử dụng quyền tự do được Hiến pháp trao cho một cách thông minh để làm đúng vai trò người gác cửa cho quyền lợi thông tin công cộng.
-Bị trường khuyên nghỉ vì 'khác lý tưởng'?
Một blogger sinh viên tại Hà Nội nói ông bị trường "khuyên" nghỉ học vì không có "lý tưởng cộng sản".
Nhưng phó hiệu trưởng trường đại học nói với BBC rằng không có việc ông khuyên người này nghỉ học vì "sức ép của an ninh".
Hôm 2/9, blogger Phạm Lê Vương Các trình bày trên Facebook về việc ông bị phó hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Đại học Liên thông, Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội mời gặp ở văn phòng hôm 1/9 sau tuần đầu tiên nhập học.
Ông Các cho biết mình đã phải trả khoản tiền 15 triệu đồng/năm để được học ở trường này.
Ông Các dẫn lời ông Hà Đức Trụ nói: “Em nên nghỉ học ở trường này đi, rút lại hồ sơ và kiếm trường khác mà học!”.
“Ai cũng có lý tưởng của riêng mình, em có lý tưởng tự do dân chủ, còn chúng tôi có lý tưởng cộng sản. Trường này do những người cộng sản lập ra, và sẽ đào tạo ra những con người thuộc về chế độ chính trị cộng sản này”, ông Các tường thuật lời ông Trụ.
Dù bị áp lực, ông Các vẫn kiên định: “Nhà trường chỉ có thể buộc tôi thôi học khi tôi có những hành vi vi phạm phạm luật qua một bản án xét xử của tòa án.
Cơ quan An ninh không có chức năng xét xử mà họ chỉ là cơ quan điều tra. Họ điều tra và báo cáo như thế nào là việc của họ, nhà trường đừng để họ làm thay công việc của tòa án và xem họ như là tòa án”.
Nhà trường phủ nhận
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm 4/9, phó hiệu trưởng Hà Đức Trụ, người gặp Vương Các, cho biết:
“Vấn đề trao đổi giữa tôi và sinh viên Các chỉ là việc sinh viên học trái ngành nên cần học chuyển đổi bổ sung.
Tôi khẳng định không hề có chuyện khuyên sinh viên này nên nghỉ do sức ép của an ninh. An ninh không có quyền can thiệp vào trường của tôi, trong lúc việc kiếm được một sinh viên học liên thông là không dễ”.
Ông Trụ cho biết đã đọc bài viết của ông Các trên Facebook và nói ‘không quan tâm vì đó là tự do tư tưởng và quan điểm cá nhân, dù thông tin đó có thể ảnh hưởng không hay đến nhà trường’.
Ông còn nhận xét rằng ông Các "thẳng thắn, có chính kiến, tư chất để làm một người tốt".
Cùng ngày, một luật sư ở Hà Nội, Trần Vũ Hải, cho biết ý kiến:
“Một trường đại học không có lý do gì để từ chối một sinh viên nếu không có căn cứ pháp lý rằng người ấy phạm pháp.
Đã có luật về đại học, sinh viên và tuyển sinh nên mọi thứ cần được xử lý căn cứ trên pháp luật.”
Ông Hải nói thêm rằng những trường hợp sinh viên nhận thấy mình bị nhà trường đối xử "không đúng mực" thì cần yêu cầu văn bản trả lời để khiếu nại theo luật.
“Vì trách nhiệm nghề nghiệp của mình, các luật sư chắc chắn sẽ đứng về phía những người bị hành xử không đúng luật”, ông Hải nói.
‘Tổn thương sâu sắc’
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 4/9, ông Các cho biết mình "tổn thương sâu sắc".
Tuy vậy ông vẫn "đang đợi động thái tiếp theo từ nhà trường để có phản ứng thích hợp".
“Đây là lần thứ hai tôi bị nhà trường đề nghị thôi học vì cùng một lý do. Lần trước, năm 2013, tôi đã học đến năm cuối trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thì bỏ học do sức ép khá nặng nề và chưa có bản lĩnh vững vàng như bây giờ”.
Ông nhấn mạnh: “Tôi quyết tâm không bỏ cuộc, đấu tranh để đòi hỏi quyền học tập của mình vì không muốn tạo ra một tiền lệ xấu sau này trong giáo dục."
Năm 2013, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói ông Các cùng blogger Nguyễn Hoàng Vi bị hành hung.
HRW khi đó nói ông Các thuộc nhóm “phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ hơn, không có ràng buộc gì với bộ máy nhà nước”.