-San ủi 700ha đất rừng khai thác gỗ trái phép tại Gia Lai: Chính quyền không hề hay biết
(LĐ) - Số 271 ĐÌNH VĂN
TCty 15 (Bộ Quốc phòng) được tỉnh Gia Lai cho thuê 7.105ha đất tại huyện Chư Prông để trồng caosu. Lợi dụng chủ trương này, Cty Bình Dương và Trung đoàn 710 (trực thuộc TCty 15) tự ý san ủi 688,82ha đất ngoài dự án để phá rừng, lấy gỗ.
Video clip: Lâm tặc tự quay clip phá rừng tung lên Facebook chém gió
Vụ cán bộ nhà nước chỉ đạo phá rừng: Công an vào cuộc xử lý
Bất chấp dư luận phá rừng ven biển để nuôi tôm, cá-
-Gần 400ha rừng tự nhiên “biến mất”, chính quyền không biết
(LĐ) - Số 271 ĐÌNH VĂN
TCty 15 (Bộ Quốc phòng) được tỉnh Gia Lai cho thuê 7.105ha đất tại huyện Chư Prông để trồng caosu. Lợi dụng chủ trương này, Cty Bình Dương và Trung đoàn 710 (trực thuộc TCty 15) tự ý san ủi 688,82ha đất ngoài dự án để phá rừng, lấy gỗ.
Vụ việc bị phát lộ, đại tá Trần Văn Khanh - nguyên Giám đốc Cty Bình Dương bị khởi tố. Điều khó hiểu, việc phá rừng trên một diện tích lớn, nhưng chính quyền sở tại lại không hề phát hiện.
Quá nhiều sai phạm
Kiểm tra việc thuê đất của TCty 15, UBND tỉnh Gia Lai phát hiện ra hàng loạt sai phạm của dự án. Cụ thể, các đơn vị của TCty 15 công khai sử dụng gần 700ha đất ngoài ranh giới được giao để xâm hại khai thác gỗ rừng; qua mặt chính quyền Gia Lai, tự thỏa thuận, bồi thường “ngầm” với dân để lấy đất sản xuất trồng caosu.
Lợi dụng chủ trương chuyển đổi rừng “nghèo” sang trồng caosu, các đơn vị này đã chặt hạ gỗ rừng nhưng lại bỏ hoang đất, không trồng caosu như dự án phê duyệt. Tuy nhiên, khi bị phát hiện lại đổ lỗi do “quá trình khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt dự án không kỹ”. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn phát hiện các đơn vị của TCty 15 làm trái quy định thuê đất khi trồng caosu không chừa lại diện tích đất cách mép suối 50m và diện tích đất kể từ đường lề quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện đến đất trồng caosu.
UBND tỉnh Gia Lai khẳng định, diện tích đất rừng bị khai hoang ngoài dự án gây thiệt hại đến gần 700ha rừng tự nhiên. Vi phạm nghiêm trọng đến quá trình quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, trách nhiệm chính được xác định thuộc về Cty Bình Dương (trụ sở xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) do đại tá Trần Văn Khanh làm Giám đốc Cty và Trung đoàn 710 (trực thuộc TCty 15).
Trước sai phạm quá rõ, Bộ Quốc phòng đã giao Cục Điều tra hình sự điều tra, xử lý đối với 2 đơn vị này; yêu cầu phải xác định rõ sai phạm của tập thể, cá nhân, đề xuất hình thức và các biện pháp xử lý thích hợp lên Bộ Quốc phòng. Sau thời gian điều tra, ngày 17.11 mới đây, Phòng Điều tra Hình sự TCty 15 thừa lệnh, tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với đại tá Trần Văn Khanh về hành vi “hủy hoại tài nguyên rừng”.
Trước khi bị bắt, ông Khanh đã bị Bộ Quốc phòng khai trừ Đảng, giáng cấp và cách chức Giám đốc Cty Bình Dương. Buộc phải di lý từ nhà riêng tại Hà Nội vào Gia Lai để tạm giam, tiếp tục phục vụ công tác điều tra.
Không bỏ lọt trách nhiệm
Hai đơn vị trực thuộc TCty 15 trục lợi từ dự án, với hàng ngàn khối gỗ trên diện tích đất rừng 700ha bị khai thác trắng. Từ sự vào cuộc của Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Cty Bình Dương đã bị xử lý. Tuy nhiên, Trung đoàn 710 vẫn chưa thấy bất cứ hình thức xử lý nào. Tuy vậy, khi hàng ngàn khối gỗ được vận chuyển, “hợp thức hóa” cách tiêu thụ mà TCty 15 là đơn vị chủ quản lại không phát hiện là điều vô lý.
Trung tuần tháng 9.2015, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng T.Ư đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) xử lý trách nhiệm đối với Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Ia Púch, Ban QLRPH Ia Mơ (Sở NNPTNT Gia Lai); UBND các xã Ia Me, Ia Mơ (huyện Chư Prông) và Hạt kiểm lâm huyện Chư Prông vì đã buông lỏng công tác quản lý để Cty Bình Dương, Trung đoàn 710 “vô tư” sai phạm. Thế nhưng, một câu hỏi lớn là hàng ngàn khối gỗ khai thác trên gần 700ha nói trên đã đi đâu, số tiền thu lợi từ dự án chảy về túi ai vẫn chưa được sáng tỏ?
Trao đổi với PV Báo Lao Động, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Gia Lai Vương Hồng Quế cho biết, Tỉnh ủy Gia Lai đã có văn bản số 15 gửi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đề nghị xử lý sai phạm trong quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện chuyển đổi rừng nghèo sang trồng caosu tại TCty 15. Nội dung yêu cầu nhấn mạnh, trước ngày 10.12 phải có thông báo kết quả để Tỉnh ủy báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng T.Ư.
Video clip: Lâm tặc tự quay clip phá rừng tung lên Facebook chém gió
Vụ cán bộ nhà nước chỉ đạo phá rừng: Công an vào cuộc xử lý
Bất chấp dư luận phá rừng ven biển để nuôi tôm, cá-
-Gần 400ha rừng tự nhiên “biến mất”, chính quyền không biết
(LĐ) - Số 269 NGUYỄN HÙNG - TRẦN NGỌC DUY
Không những vậy, hàng trăm hecta đất chưa kịp giao cho dân thì đã có rất nhiều đối tượng “nhảy dù” lấn chiếm, trồng cây. Ở nhiều khu vực, rừng đã có chủ, còn chủ là ai thì huyện Hoành Bồ cho biết đang kiểm tra lại.
Ai phá rừng?
Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân phục vụ sản xuất, ổn định đời sống của UBND tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (BQL Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng) đã bàn giao khoảng 400ha đất rừng tự nhiên, tại tiểu khu 77A, thôn Đồng Quặng (xã Đồng Lâm) cho UBND huyện Hoành Bồ.
Ông Ngô Quang Tuân (BQL Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng) cho biết, tại thời điểm trên, rừng gồm nhiều khu vực, có cả rừng nghèo và rừng trung bình. Theo người dân địa phương, thời điểm chuyển giao từ rừng bảo tồn thành rừng sản xuất cho huyện Hoành Bồ, khu rừng này gồm những quần thể cây gỗ táu, dẻ, sến…. khá lớn.
Ngày 18.11.2015, chúng tôi theo những người dân thôn Đồng Quặng vượt núi, băng rừng lên “điểm nóng” - tiểu khu 77A. Ngay cửa rừng vẫn còn sót lại chiếc lều, mà theo người dân, là của lâm tặc, cùng những bộ nồi niêu, bát đĩa. Không còn bóng dáng cây nào đáng giá của khu rừng tự nhiên vốn xanh ngắt; thay vào đó là những cây keo mới trồng, nhưng không thể phủ lấp kịp vô số những gốc cây mới bị đốn hạ. Có những ngọn đồi nhuốm cả một màu đen xám xịt do sau khi cây bị đốn hạ.
Tan hoang rừng Đồng Quặng. |
Chúng tôi thử đo: Có những gốc cây có đường kính lên tới 70-80cm. Một người dân chém mạnh chiếc dao quắm vào những thân cây, nghe chắc nịch - cho thấy: Không phải là những cây gỗ mục như giải thích một số nhà chức trách. Theo người dân, cuối năm 2014, đầu năm 2015, trong những lần đi chăn trâu, tìm kiếm cây thuốc rừng, chứng kiến từng đoàn người lạ mặt ngày đêm đốn hạ cây rừng, tìm hiểu thì được biết, rừng đã được chuyển cho huyện để giao cho dân phát triển kinh tế. Ngay lập tức, một số người dân ở thôn Đồng Quặng đã gửi đơn thư lên xã, huyện, tố cáo về việc chặt phá rừng trái phép.
Theo ông Triệu Đức Huyện (thôn Đồng Quặng), bà con gửi rất nhiều đơn thư nhưng chưa một lần hồi âm; đổi lại, thỉnh thoảng nhận được những cú điện thoại đe dọa. Không chịu thua, ông gửi đơn lên UBND tỉnh Quảng Ninh, nhưng tỉnh lại chuyển đơn về huyện. Cuối cùng, huyện cùng các đơn vị chức năng cũng vào cuộc, nhưng cứ vào rừng thì lâm tặc ngừng tay và vừa đi khỏi thì rừng lại trở thành đại công trường cưa xẻ.
Theo ông Bàn Văn Hương - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm - chính quyền và các lực lượng chức năng kiểm tra nhiều lần nhưng không tìm ra ai là thủ phạm phá rừng; còn người dân nói, lần nào vào chăn trâu cũng nhìn thấy lâm tặc. Thư đến thư đi, kiểm tra hết lần này tới lần khác, để đến giờ rừng gần như bị xóa sổ hoàn toàn.
Ai chiếm đất?
Trong khi việc hạ sát hàng trăm hecta rừng chưa được xử lý thì lại xảy ra chuyện hàng trăm hecta rừng bị lấn chiếm trái phép. Mặc dù BQL Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã chuyển giao đất rừng cho huyện Hoành Bồ từ cuối năm 2013, nhưng đến nay huyện này vẫn chưa chính thức giao đất cho dân. Thế nhưng, trên những cánh rừng cây bị đốn hạ đã mọc lên những rừng keo cao khoảng 1m.
Tan hoang rừng Đồng Quặng. |
Cả xã và huyện đều thừa nhận có chuyện này, nhưng cũng như việc phá rừng, chính quyền đều không tìm được thủ phạm. Trong đơn thư khiếu nại, người dân tố giác người nhà một số cán bộ xã phá rừng, chiếm đất, nhưng theo UBND huyện, người dân không cung cấp được bằng chứng nên sẽ điều tra, xử lý sau.
Thực ra, việc tìm ra ai lấn chiếm rừng trái phép là không khó, bởi đất và cây còn nguyên đó. Vấn đề đặt ra, tại sao nhận 400ha đất rừng về từ cuối năm 2013, nhưng đến nay, UBND huyện Hoành Bồ vẫn chưa chịu giao đất cho người dân để phát triển sản xuất?.
Điều lạ, việc thu hồi lại không áp dụng đối với một số đối tượng có “máu mặt” như dân tố cáo, mà chỉ nhằm vào dân thường. Trước sự việc đã rồi, ngày 10.11.2015, UBND xã Đồng Lâm mới lập danh sách 58 hộ - trong đó phần lớn là các hộ chiếm rừng trái phép - đủ điều kiện nhận đất rừng trình UBND huyện Hoành Bồ, với tổng diện tích trên 169ha.
Tuy nhiên, thêm một vấn đề cần làm rõ ở đây, liên quan đến tổng diện tích đất rừng được chuyển giao từ BQL Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Theo ông Triệu Văn Huyện, huyện nói 240ha, nhưng xã khẳng định chỉ có khoảng 180ha. Trong khi đó, theo Giám đốc BQL Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, diện tích đất rừng đơn vị này chuyển giao cho Hoành Bồ tại tiểu khu 77A, Đồng Quang là khoảng 400ha. Có lẽ, cần một cuộc thanh-kiểm tra toàn diện xem ai đã phá rừng, chiếm đất rừng trái phép; diện tích rừng là bao nhiêu, để phân chia công bằng cho dân, theo đúng chủ trương của UBND tỉnh Quảng Ninh là, giao đất, giao rừng cho người dân phục vụ sản xuất, ổn định đời sống.