Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Từ vụ hồ sơ Panama: Mỗi năm, 200 ngàn tỷ đồng từ Việt Nam bốc hơi đi đâu?

-Hàng chục tỷ USD từ các “thiên đường thuế” đã đầu tư vào Việt Nam (VnE 11-5-16) Hồ sơ Panama: Không dễ xác minh các đại gia Việt có 'rửa tiền' hay không (VTC 11-5-16) Chủ sở hữu trực tiếp của Formosa Hà Tĩnh được thành lập tại thiên đường thuế Cayman (VietTimes 23-4-16) -- (tham nhũng + nhóm lợi ích → rửa tiền → đầu tư ngược vè Việt Nam → hủy hoại môi trường → cá chết → dân đói → đất nước tan hoang )
-Có tham nhũng hay không khi cho Formosa xả thải ra biển? (NĐT 10-5-16) -- P/v Đặng Hùng Võ
Điểm danh các doanh nhân Việt nổi tiếng trong Hồ sơ Panama (VF 10-5-16) Doanh nhân Việt có tên trong Hồ sơ Panama nói gì (VnEx 10-5-16) Vụ Panama: Người Việt và tài khoản ở đảo (BBC 10-5-16)
Doanh nghiệp cần một chính phủ hành động (TT 9-5-16) -- P/v bà Vũ Kim Hạnh



-Danh sách hàng trăm cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong 'Hồ sơ Panama' và 'Offshoreleaks'
(VNF) - Cơ sở dữ liệu "Hồ sơ Panama" đã chính thức được công bố vào sáng ngày 10/5 theo giờ Việt Nam. Theo đó, 189 cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc được thành lập tại nước ngoài.


Kể từ 2h sáng nay, ngày 10/5, theo giờ Việt Nam, Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã chính thức công bố hàng loạt dữ liệu về các công ty vỏ bọc, công ty ma được thành lập tại nước ngoài trên toàn thế giới.

Cơ sở dữ liệu này của ICIJ chứa thông tin về 320.000 công ty, quỹ đầu tư ở nước ngoài có trong "Hồ sơ Panama" và vụ rò rỉ dữ liệu Offshore Leaks. Trong đó tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công ty ở nước ngoài do giới nhà giàu trên toàn thế giới thiết lập. Các dữ liệu được thu thập trong vòng 40 năm tính đến cuối năm 2015, liên quan tới công dân và các công ty tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đối với Việt Nam, dữ liệu của ICIJ cho thấy có 19 công ty vỏ bọc được thành lập tại nước ngoài có liên quan tới các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam trong vòng 40 năm qua, trong đó có 7 công ty có mặt trong "Hồ sơ Panama". Đồng thời, cơ sở dữ liệu của ICIJ cũng đề cập đến 189 cá nhân, tổ chức có mối liên hệ tới các công ty này trong cả hai cơ sở dữ liệu từ "Hồ sơ Panama" và "Offshore Leaks".

"Hồ sơ Panama" được xem là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới. Theo đó, ngày 3/4/2016, khoảng 11,5 triệu tài liệu, trong đó có 4,8 triệu email, 2,5 triệu bộ hồ sơ với dung lượng 2,6 terabyte từ năm 1977 đến cuối 2015 của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama bị rò rỉ, hé lộ mạng lưới công ty "ma" khổng lồ trên thế giới. Các công ty này được cho là lập ra nhằm giúp người giàu né thuế và trong một số trường hợp là rửa tiền. Nhiều công ty được đề cập có liên quan đến thân tín của các chính trị gia và người nổi tiếng trên thế giới.

Tuy nhiên, việc sử dụng công ty nước ngoài không hoàn toàn là hành vi phạm tội, và một số có mục đích hợp pháp. Đồng thời việc xuất hiện trong danh sách này cũng không đồng nghĩa với việc những công ty này và các đại diện pháp lý đã có hành vi vi phạm quy định của luật pháp các nước.

Trong khi đó "Offshore Leaks" là tên gọi của một vụ phát giác trong tháng 4/2013 về việc trốn thuế và những thiên đường thuế cũng do Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tại Mỹ công bố công khai

Để tra cứu dữ liệu mới cập nhật về các công ty vỏ bọc (công ty offshore), độc giả có thể truy cập, tìm kiếm tại trang web https://offshoreleaks.icij.org của Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ).
Giao diện trang web tra cứu tài liệu các công ty offshore.
Trong mục All countries, bấm chọn Vietnam rồi click vào nút Search. 
Danh sách các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc tại nước ngoài sẽ hiển thị như trên đây. 
Sau khi dữ liệu đã lọc ra những cái tên có liên quan tại Việt Nam, hãy click vào tên của các cá nhân, doanh nghiệp, hoặc địa chỉ được lưu để tìm kiếm thêm thông tin chi tiết.
Dưới đây là danh sách (bằng tiếng Anh) các tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc ở nước ngoài có tên trong "Hồ sơ Panama" (Panama Papers) và "Offshore Leaks" đang có trong cơ sở dữ liệu được công bố công khai của ICJI.
Offshore Entities (19)/ 19 công ty vỏ bọc
 7 công ty có tên trong "Hồ sơ Panama" và 12 công ty có trong hồ sơ "Offshore Leaks"
                Incorporation   Jurisdiction      Linked To                           Data From
PENWOOD INTERNATIONAL INC.17-JUN-1993PanamaViet NamPanama Papers
FURAMA INTERNATIONAL HOTELIERS LIMITED10-AUG-1992British Virgin IslandsViet NamPanama Papers
BEST CITY FINANCE LIMITED16-JUL-2001British Virgin IslandsViet NamPanama Papers
ASG Consulting Services Ltd20-JUN-2007British Virgin IslandsViet NamPanama Papers
Labiofam Asia Limited26-SEP-1995BahamasViet NamPanama Papers
S. America Resource Group S.A.29-JUN-2007BahamasViet NamPanama Papers
Arianna Hotels & Resorts International Limited09-JUL-2009British Virgin IslandsViet NamPanama Papers
DRAGON AGE INVESTMENTS LTD.22-SEP-1993British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
StratCap International Ltd10-MAY-2004British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
Computers, Consultancy & Services Company Lim10-SEP-2002British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
Vietnam International School Investment Company Incorporated06-MAR-2007British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
SGL Vietnam Asset Limited04-DEC-2007British Virgin IslandsViet Nam, Virgin Islands, BritishOffshore Leaks
SGL Vietnam Land Limited04-DEC-2007British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
SGL Vietnam Real Estate Limited04-DEC-2007British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
SGL Vietnam Development Industry Limited10-JAN-2008British Virgin IslandsViet Nam, Virgin Islands, BritishOffshore Leaks
SGL Vietnam Development Estate Limited10-JAN-2008British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
V-Trac Holdings Limited08-JUL-1994UndeterminedViet NamOffshore Leaks
Vietnam Educational Development Company Incorporated06-MAR-2007British Virgin IslandsVirgin Islands, British, Viet NamOffshore Leaks
SGL Vietnam Development Gateway Limited10-JAN-2008British Virgin IslandsViet Nam, Virgin Islands, British


Hơn 200 cá nhân, tổ chức VN có tên trong Hồ sơ Panama
-'Bất bình đẳng thu nhập là động cơ của vụ tiết lộ Hồ sơ Panama'


Vài ngày trước khi những thông tin được công khai, nhân vật này phổ biến một thông cáo 1.800 chữ cho nhật báo Suddeutsche Zeitung của Đức và Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế để biện minh hoặc để cho biết động cơ của vụ rò rỉ.

Thông cáo có đoạn nói rằng “Các ngân hàng, các cơ quan chính phủ quản lý tài chánh và thuế vụ đã không chu toàn nhiệm vụ. Những quyết định đã được thực hiện để thả lỏng cho những người giàu có trong lúc tập trung vào việc kiềm chế những người thu nhập trung bình và thu nhập thấp.”

Hồi đầu tháng tư, các cơ quan truyền thông đã tường thuật về vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trong lịch sử về những công ty vỏ bọc hải ngoại. Được gọi là Hồ sơ Panama, 11 triệu rưỡi văn kiện đó thuộc về công ty luật Mossack Fonseca ở Panama và cho thấy cách thức mà công ty này sử dụng để giúp những người giàu thiết lập những công ty vỏ bọc hải ngoại, là những công ty thường được dùng để che giấu tài sản, trốn thuế và tránh né những sự chế tài.

Thứ hai tới đây, vào lúc 6 chiều giờ quốc tế, Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế sẽ phổ biến trên internet một kho dữ liệu có thể tìm kiếm được. Kho dữ liệu này có thể được truy cập tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.

Hội Nhà báo Điều tra Quốc tế cho biết những văn kiện này có chi tiết về sự liên hệ giữa 368.000 người với 300.000 công ty vỏ bọc.


-Từ vụ hồ sơ Panama: Mỗi năm, 200 ngàn tỷ đồng từ Việt Nam bốc hơi đi đâu?

Vntinnhanh.vn - Một bản báo cáo thống kê từ tổ chức quốc tế Global Financial Integrity cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, có tới 92,93 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài.


Các nước đang phát triển thường là nạn nhân của tình trạng chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. (Ảnh: Liên Hợp Quốc)

Báo cáo tháng 12/2015 của Global Financial Integrity (GFI) có tên Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013 của 2 tác giả Dev Kar và Joseph Spanjers cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã thất thoát tổng cộng 7.800 tỷ USD từ các luồng tài chính phi pháp (chuyển tiền phi pháp từ trong nước ra nước ngoài) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013.

Tính riêng trong năm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ các nước đang phát triển và mới nổi là 1.100 tỷ USD. Trung bình trong giai đoạn 2004-2013, lượng tiền chuyển phi pháp tăng trung bình 6,5%/năm.

GFI cũng thống kê được tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2013, có tổng cộng 92,935 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Vào thời điểm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài lên tới 17,837 tỷ USD.



Lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài tăng gần 4 lần trong giai đoạn 2004-2013. (Đồ họa: Vntinnhanh dựa trên số liệu từ GFI)

Tính trung bình trong giai đoạn 2004-2013, mỗi năm Việt Nam thất thoát ra nước ngoài 9,2935 tỷ USD, tương đương với hơn 200 ngàn tỷ đồng. Con số này tăng gần 4 lần kể từ năm 2004 (4,034 tỷ USD) đến năm 2013 (17,837 tỷ USD).



8 "quý tộc Đỏ" Trung Quốc có tên trong Hồ sơ Panama là ai?
Vntinnhanh.vn – Theo “Hồ sơ Panama”, người thân của nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc (gọi chung là giới quý tộc Đỏ) đã thành lập các công ty ở các thiên đường thuế để phục vụ lợi ích kinh tế của mình. Trong số này có anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình và con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng.





Trước đó, vào ngày 6/4, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ cho biết hiện chưa có thông tin cụ thể nào cho thấy các cá nhân, tổ chức người Việt Nam có tên trong "Hồ sơ Panama".

Tuy nhiên trong trường hợp có người Việt bị phát hiện trong Hồ sơ Panama, người đó sẽ phải bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. "Nếu theo hồ sơ, tài liệu Panama mà phát hiện ra người Việt Nam thì chúng tôi sẵn sàng hợp tác để điều tra làm rõ", ông Phạm Trọng Đạt cho biết.


Global Financial Integrity (GFI - Tổ chức Toàn vẹn Tài chính Toàn cầu) là một tổ chức nghiên cứu, tư vấn quốc tế phi lợi nhuận có trụ sở đặt tại Washington, Mỹ. GFI chuyên đưa ra các nghiên cứu về các luồng tài chính phi pháp, đặc biệt với đối tượng là các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi.

Các luồng tài chính phi pháp GFI nhắm tới thường đến từ hoạt động buôn bán phi pháp, trốn thuế, tham nhũng. Nhờ có một đội ngũ các nhà kinh tế, luật sư và chuyên gia phân tích kinh tế, GFI cũng kiêm luôn nhiệm vụ cố vấn cho chính phủ các nước đang phát triển trong việc đưa ra các giải pháp về mặt tài chính giúp ngăn chặn, hạn chế các luồng tiền phi pháp này.

-Những điều cần biết về Hồ sơ Panama gây sốc
Phúc Minh Thứ Hai, 4/4/2016, 11:50 (GMT+7)

(TBKTSG Online) - Vụ Panama Papers (Hồ sơ Panama) tiết lộ tài sản và các giao dịch tài chính ngầm ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có 12 nhà lãnh đạo và cựu lãnh đạo trên toàn cầu, đang gây chấn động giới truyền thông.


>> "Hồ sơ Panama": Những tiết lộ chấn động

Ngày 3-4, Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ, trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ) công bố báo cáo điều tra, được thẩm định bởi một nhóm gồm hơn 370 nhà báo từ hơn 70 nước, lập từ kho chứng từ về thuế bị rò rỉ của hãng luật Mossack Fonseca (trụ sở tại Panama) từ năm 1975 đến cuối năm 2015.

Cuộc điều tra được miêu tả là một trong những vụ phanh phui tài liệu lớn nhất trong lịch sử. Báo Sueddeutsche Zeitung (trụ sở tại Munich, Đức) được cung cấp kho chứng từ, từ một nguồn giấu tên, đã liên minh với ICIJ và hơn 100 hãng tin khác thực hiện chiến dịch điều tra trong suốt một năm.

Mặc dù phần lớn các chứng từ được ICIJ đánh giá là hợp pháp nhưng chúng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng về mặt chính trị với những nhân vật có tên trong đó.

Vụ rò rỉ chứng từ thuế lớn nhất lịch sử

Theo Chinanews, ICIJ cho biết vụ việc trên được coi là một trong những vụ lộ thông tin lớn nhất trong lịch sử - lớn hơn so với những điện tín ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks công bố vào năm 2010 và những tài liệu tình báo bí mật được Edward Snowden tiết lộ cho các nhà báo vào năm 2013.

Khoảng 11,5 triệu chứng từ thuế với khoảng 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ hệ thống nội bộ của hãng luật Mossack Fonseca, có liên quan đến khoảng 214.000 doanh nghiệp tại nước ngoài và các nhân vật đến từ 200 nước và vùng lãnh thổ.

Không phải tất cả những khoản tiền gửi trong các tài khoản ở nước ngoài đều là bất hợp pháp

Theo The Guardian, các doanh nhân Nga và Ukraine thường để tài sản ở nước ngoài để tự bảo vệ khỏi các vụ tấn công bởi băng nhóm tội phạm và tránh các quy định về thắt chặt tiền tệ. Một số khác dùng các dịch vụ quản lý tài sản nước ngoài cho việc thừa kế hoặc là chuẩn bị thừa kế. Một số gửi tiền ở nước ngoài để các thỏa thuận kinh doanh quốc tế trở nên dễ dàng.

Tuy nhiên, báo cáo của ICIJ cho biết hồ sơ cho thấy các ngân hàng, công ty luật và những tác nhân nước ngoài khác thường không tuân thủ những quy định pháp lý "phải chắc chắn rằng khách hàng không dính dáng đến những tổ chức tội phạm, trốn thuế hoặc tham nhũng chính trị".

Ngoài ra, kho tài liệu trên cho thấy cách thức các hãng luật và các ngân hàng lớn bán dữ liệu tài chính mật cho các chính trị gia, những kẻ lừa đảo và những tay buôn ma tuý thế nào.

Những tiết lộ từ Hồ sơ Panama

Trang mạng Sina (Hồng Kông) cho biết Hồ sơ Panama đã tiết lộ những bí mật sau:

- Hồ sơ Panama tiết lộ tài sản ở nước ngoài của 140 chính trị gia và quan chức khắp thế giới, trong đó có 12 nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây. Trong số này có thủ tướng Iceland và Pakistan, tổng thống Ukraine và Argentina, quốc vương Ả-rập Saudi..

- Ít nhất 33 cá nhân và doanh nghiệp trong các tài liệu bị phanh phui nằm trong danh sách đen vì những bằng chứng cho thấy họ dính líu vào những hành vi sai trái, chẳng hạn như làm ăn với những trùm ma túy Mexico, những tổ chức khủng bố như Hezbollah hay các nước bị áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế như Triều Tiên và Iran.

- Cho thấy cách các ngân hàng lớn thúc đẩy việc tạo ra những công ty khó lần ra dấu vết ở những nơi tránh thuế ở nước ngoài. Hơn 500 ngân hàng, những công ty con và những chi nhánh của các ngân hàng đã tạo ra hơn 15.000 công ty ở nước ngoài cho khách hàng thông qua hãng luật Mossack Fonseca. Hãng luật Mossack Fonseca cho biết trong gần 40 năm hoạt động, hãng này chưa bao giờ bị cáo buộc có hành vi phạm tội nào cả. Báo cáo cho biết quần đảo Virgin thuộc Anh là nơi tránh thuế ở nước ngoài phổ biến nhất, với một trong số hai công ty trong những hồ sơ của Mossack Fonseca đang được lập ra hợp pháp ở đó. Panama, Bahamas và Seychelles là những địa điểm tiếp theo trong danh sách.

- Những người thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin, không nêu tên trong các tài liệu, đã bí mật chuyển khoảng 2 tỉ đô la Mỹ ra nước ngoài thông qua các ngân hàng và các công ty ngầm trong gần 40 năm qua. Điện Kremlin tuần trước không trả lời câu hỏi của phóng viên về những giao dịch này và cáo buộc nhóm nhà báo là chuẩn bị "cuộc tấn công thông tin" sai lệch nhằm vào nhà lãnh đạo Nga và những người thân cận với ông.

- Gia đình của ít nhất 8 ủy viên đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan lãnh đạo cao nhất Trung Quốc - bị phát hiện có tài sản bí mật ở nước ngoài.

- Tài liệu cho thấy Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson và vợ ông bí mật sở hữu một công ty ở nước ngoài nắm giữ hàng triệu đô la Mỹ trái phiếu ngân hàng Iceland trong thời điểm khủng hoảng tài chính của nước này.

- Công ty luật của một thành viên trong Ủy ban đạo đức FIFA là Juan Pedro Damiani, có quan hệ làm ăn với 3 người đã bị tuyên án trong bê bối tham nhũng tại FIFA vừa qua.

- Tiền đạo bóng đá Argentina Messi và cha anh sở hữu một công ty ở Panama là Mega Star Enterprises Inc., đây chỉ là một công ty hình thức, công ty này không có trong thông tin của nhà điều tra của Tây Ban Nha khi họ xem xét vấn đề thuế của Messi và bố anh.


Hãng luật Mossack Fonseca

Theo The Guardian, hãng luật Mossack Fonseca trụ sở tại Panama, có văn phòng tại hơn 35 nước. Hãng có hệ thống website tại 42 nước với 600 người làm việc, hoạt động tại các thiên đường trốn thuế như Thụy Sĩ, Cyprus và Virgin Islands (Anh).

Mossack Fonseca là nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới. Dịch vụ của hãng này có dịch vụ cho các tập đoàn quốc tế và thu phí hàng năm, quản lý tài sản, hỗ trợ pháp luật tại các vùng nước ngoài. Hãng này từng cung cấp dịch vụ cho hơn 300.000 công ty.

Tổng số lượt xem trang