Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Giáo sư hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực môi trường phân tích nguyên nhân cá chết tại miền Trung

--Bài liên quan: -Kết quả quan trắc nước biển tại 4 tỉnh miền Trung: Đạt tiêu chuẩn

-

Hàng ngàn người dân Việt Nam ở Sài Gòn và nhiều thành phố, địa phương trong cả nước đã xuống đường hôm Chủ Nhật tuần hành, biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt.
Một cuộc phản đối thảm họa môi trường đã được sự tham gia của một nhóm nhạc pop với ca khúc có ca từ kêu gọi trả lại sự lành mạnh cho môi trường, một đoạn clip video phản ánh.
Nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ được những người xuống đường hô to hoặc giương cao nêu các thông điệp như:
"Bảo vệ môi trường!"
"Biển sạch, chính quyền sạch!" v.v...
Trong khi đó từ phía chính quyền, loa vận động với công suất lớn yêu cầu, nghe thấy rõ trong clip video, yêu cầu "đồng bào và các bạn không nên bị kẻ xấu lợi dụng, lôi cuốn" xuống đường vì gây ra "mất an ninh trật tự nghiêm trọng" cho cộng đồng.
Truyền thông mạng xã hội Việt Nam hôm 08/5 phản ánh đã có nhiều vụ bắt bớ, trấn áp của chính quyền các địa phương nhắm vào người biểu tình, phản đối.
Một số hình ảnh, băng video dường như đã cho thấy chính quyền sử dụng đông đảo các lực lượng để ngăn chặn, vây bắt người dân, trong đó có cả các hình ảnh cho rằng 'hơi cay' đã được sử dụng bên cạnh nhiều hình thức chuyên chính, bạo lực khác nhằm giải tán các đám đông.
Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai với quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành lớn ở Việt Nam, trong đó có Hà Nội và Sài Gòn của người dân và cộng đồng nhằm phản đối việc để môi trường, sinh thái bị phá hoại, ô nhiễm, phản đối vụ thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt, khiến cuộc sống của người dân ở nhiều tỉnh thành bị đe dọa và đảo lộn trầm trọng.
'Bắt bớ' xảy ra trong biểu tình vì cá chết


Người biểu tình tại TP.HCM và Hà Nội nói xảy ra hiện tượng "bắt bớ", nhiều người bị đẩy lên xe bus rời khỏi hiện trường.





-
Bộ NN&PTNT có kết quả phân tích mẫu cá chết

06:08 ngày 06 tháng 05 năm 2016
TP - Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNTcho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.
Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.



“Chúng tôi đã gửi cho Bộ TN&TM, Bộ KH&CN. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố”- ông Tám nói.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ này phải chuyển cho Bộ TN&MT, KH&CN để công bố nguyên nhân. Hiện việc truy tìm nguyên nhân cá chết có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Việc công bố nguyên nhân phải chính xác, minh bạch nên cần thời gian.

Theo ông Tám, thống kê từ các địa phương, số cá chết trôi nổi, dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Số cá chết chìm dưới đáy không thống kê được. Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng đây là sự cố nghiêm trọng chưa có bao giờ.

Phát hiện nhiều cá chết dưới đáy biển

Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình cho biết: Họ phát hiện cá chết nhiều dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lí.

Ông Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết ngờ khi lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết nhiều. Bên cạnh đó, rạn san hô nhiều chỗ bị phủ một lớp bùn đen khác với ngày xưa. “Nhìn trên mặt biển thì thấy màu nước vẫn bình thường rứa đó, nhưng mà lặn xuống thì có màu vàng đục” - ông Hơn nói.

Ông Nguyễn Cần cũng ở xã Nhân Trạch, chuyên thả lưới bắt cá gần bờ cho biết, khi tấm lưới cũ của ông thả xuống đáy biển, sau đó kéo lên thì sạch trắng. “Lưới đánh ở vùng rạn thường rất bẩn, chỉ vài tháng là đen sì. Nhưng đợt này tui mà thả xuống, khi kéo lên lưới lại trắng tinh như mới mua” - ông Cần nói.

Ngư dân một số xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lí, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nhiều, có nơi nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

Trước phản ánh của người dân, ngày 5/5, Sở TN&MT Quảng Bình đã có công văn đề nghị Bộ TN&MT vào cuộc.

Quảng Trị: Cá chết gây thiệt hại 134 tỷ đồng


Đến thời điểm này, dù tình trạng cá chết không còn xuất hiện ở vùng ven biển Quảng Trị nữa, song các sản phẩm đánh bắt hải sản tiêu thụ vẫn chưa bắt nhịp được như bình thường trước đây. Thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Trị cho thấy, cá chết gây thiệt hại tại tỉnh này khoảng 134 tỷ đồng; hơn 42.000 người và hơn 2.500 tàu thuyền bị ảnh hưởng.

Sau khi đến kiểm tra các điểm thu mua, chế biến hải sản đánh bắt xa bờ tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh là nơi bị thiệt hại nặng, chiều tối 5/5, ông Hà Sỹ Đồng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy hải sản về các địa phương, trực 24/24h để cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ. “Tỉnh cũng đã kết nối, kêu gọi một số doanh nghiệp thu mua cá cho bà con. Có doanh nghiệp thu mua đến cả tấn cá thu của tàu xa bờ mới cập cảng. Đối với những doanh nghiệp đồng hành với ngư dân trong thời điểm này, UBND tỉnh sẽ có chính sách trợ giá để khuyến khích họ”, ông Đồng nói.

Hàng tấn cá nuôi chết trong vùng đầm phá

Chiều 5/5, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế cho biết, cá nuôi trên vùng đầm phá thuộc địa bàn tỉnh này lại chết, với số lượng hàng tấn.

Theo kiểm tra bước đầu từ Sở NN&PTNT tỉnh, cá nuôi tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) đều gần cửa biển Thuận An bị chết khoảng 4 tấn, ở hàng chục lồng nuôi, chủ yếu là các loài mú, vẩu, hồng, chẽm, dìa... Trước đó, vào giữa tháng 4, cá nuôi tại vùng đầm Lập An gần cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) từng chết hàng loạt. Nguyên nhân cá chết vẫn chưa được xác định. Theo kết quả quan trắc từ Sở TN&MT tỉnh TT-Huế, các chỉ tiêu hóa lý mẫu nước lấy trên đầm phá Tam Giang gần vùng nuôi xảy ra cá chết hàng loạt, cũng như vị trí cửa biển và bãi tắm Thuận An, đều nằm trong giới hạn an toàn.

N.Khánh - H.Nam - H.Thành - N.Văn--
'Cần một năm để có kết luận vụ cá chết'?
Sẽ có thể cần tới một năm trước khi biết được kết luận cuối cùng của sự cố môi trường gây cá chết hàng loạt ở duyên hải miền Trung Việt Nam theo kinh nghiệm quốc tế, một chuyên gia được Việt Nam mời điều tra độc lập nói với truyền thông nhà nước.

Hôm 07/5/2016, Giáo sư Yoshihiko Yamada, thuộc Đại học Tokai, Nhật Bản, được kênh truyền hình nhà nước, VTV1, dẫn lời nói:

"Vấn đề hiện nay chúng tôi các nhà khoa học ở trên thế giới và trong lần sang để cùng các nhà khoa học của Việt Nam (điều tra), chúng tôi ai cũng hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của chúng tôi.


Để tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên nhân, thì chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đóGiáo sư Yoshihiko Yamada

"Và cố gắng tìm ra nguyên nhân nhanh chóng tìm ra hiện tượng cá chết là nguyên nhân nào và sau đó cũng cần phải có những thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là môi trường đã an toàn và cá thì đảm bảo cho sức khỏe của người dân, không có vấn đề gì.

"Đó là trách nhiệm đầu tiên, đối sách cấp bách mà chúng tôi cần tìm ra nguyên nhân đó và vấn đề thứ hai như các bạn (Việt Nam) đã biết, đây là một trong những ô nhiễm môi trường mà để tìm kiếm ra nguyên nhân, bây giờ Viện Hàn lâm Khoa học, Công nghệ Việt Nam cũng đã đi theo hai hướng.

"Một là khả năng có thể nguyên nhân là do thủy triều đỏ, hai nữa là cũng có khả năng đó là nguyên nhân do những độc tố hóa học gây ô nhiễm biển.

"Thì để tìm ra đúng nguyên nhân nào và đúng tất cả các nguyên nhân, thì chúng ta cần phải kết hợp rất nhiều các yếu tố, những phân tích v.v... và với kinh nghiệm của chúng tôi, nó sẽ phân tích có khi đến một năm thì mới tìm ra được đúng yếu tố, nguyên nhân đó."

Ông Yoshihiko Yamada cho truyền thông Việt Nam hay ông vừa tham gia một đợt nghiên cứu nguyên nhân kéo dài năm ngày, với một nhóm các chuyên gia quốc tế gồm các nhà khoa học Israel, Đức, Mỹ cùng tham gia với các chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam 'tích cực' khảo sát ở hiện trường các khu vực biển để cố gắng tìm nguyên nhân sự cố.
'Đã đủ kết luận'

Trước đó, hôm thứ Năm, 05/5, tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ, một nhà chuyên gia hải dương học của Việt Nam từ Nha Trang cho rằng đã có thể đưa ra ngay kết luận về nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt dựa trên bằng chứng khoa học đã điều tra và đã có, mà không nên "để lâu hơn nữa" mới công bố.

"Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Việt Nam nói.

"... Khoảng hôm 20 [tháng Tư] những kết quả ấy đã được phân tích, được hình thành báo cáo, tôi nghĩ đã đến lúc hội đồng khoa học cấp quốc gia đánh giá và thông báo một cách khách quan.


Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồiPGS. TS. Nguyễn Tác An

"Nhưng đây là kết quả khoa học, còn công bố ra thông tin thế nào là trách nhiệm của cơ quan công bố thông tin, theo luật pháp của Việt Nam là như vậy."

Cũng hôm 05/5, một chuyên gia công nghệ môi trường Việt Nam khi bình luận về một cơ sở công nghiệp 100% vốn nước ngoài đang bị nghi ngờ có trách nhiệm trong vụ cá chết, nêu quan điểm về sự cố và quan hệ với nhà công nghiệp này.

"Nói chung các cơ sở xả thải lớn, các cơ sở lấy nước làm mát lớn, thì người ta đều có ống dẫn như thế cả, là nó ra ngoài biển," Thạc sỹ Đào Nhật Đình bình luận về công nghệ xả thải của 'nghi can' Formosa, nhà sản xuất thép của Đài Loan, tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.

"Và lý do người ta để ngầm vì nếu không thì 1 km rưỡi thì tàu nó va vào, tại sao phải 1 km rưỡi là nó có thải ra và cái xả thải bao giờ nó cũng cao hơn môi trường bên ngoài. Ít nhất nó là nước ngọt xả ra nước mặt, do đó anh phải có cái độ phân tán, khuếch tán ngay lập tức, để cho cá vô tình bơi qua, nó không bị đột ngột mà chết, nó còn bơi ra kịp.

"Đấy là nguyên nhân ống xả thải ngầm ngoài biển. Đấy là một thiết kế công nghiệp khá phổ biến thế giới. Bây giờ người ta có thể tuần hoàn được nước 100%, chưa nước nào làm được 100% nhưng phấn đấu được 40%, ngay nước Mỹ cũng có nhiều ống xả thải nước biển như thế."
'Không đổ xuống biển'

Về khả năng xảy ra ô nhiễm từ nguồn công nghiệp, trong vụ thảm họa môi trường, Thạc sỹ Đào Nhật Đình, người từng tham gia các nghiên cứu của JICA, Nhật Bản tại Việt Nam, bình luận:

"Ô nhiễm công nghiệp, thì cho đến nay chưa đủ để chứng minh là nó chết ngần ấy cá ở khu vực rộng như thế, thí dụ như báo chí nói là 296 tấn chất cực độc của Formosa được mua về.

"Thứ nhất là người ta mua về, người ta dùng như thế nào, chúng ta cũng không biết, thứ hai là trong 296 tấn đó, có khoảng từ 185-190 tấn là chất nung và trợ (giúp) để cho gang khi đúc ra lỏng, tạo độ khuôn bám, thì những chất đó người ta chưa dùng đến.


Tôi nghĩ phải bình đẳng, không có vùng cấm nào trong việc kiểm tra này. Và không thể tin tưởng một cách rất mù quáng, người ta nói như thế nào mình tin như thế. Kinh nghiệm của Formosa đã cho chúng ta một bài học cay đắng như thế nàoKỹ sư Phạm Chí Cường

"Và đó là chất tẩy rửa, người ta không ai đổ cái đó xuống biển cả," ông Đào Nhật Đình nói với BBC.

Trước đó, hôm 02/5, một chuyên gia đúc và luyện kim Việt Nam trong trao đổi với BBC gọi kinh nghiệm quản lý môi trường công nghiệp Việt Nam qua hàng loạt sự cố môi trường công nghiệp, từ Vedan, Bauxite Tây Nguyên, cho tới vụ cá chết hạng loạt mà ông gọi là một 'bài học cay đắng'.

"Tôi nghĩ phải bình đẳng, không có vùng cấm nào trong việc kiểm tra này. Và không thể tin tưởng một cách rất mù quáng, người ta nói như thế nào mình tin như thế. Kinh nghiệm của Formosa đã cho chúng ta một bài học cay đắng như thế nào...," Kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội khoa học, kỹ thuật đúc - luyện kim Việt Nam nói với BBC.

"Rằng là phải bí mật tìm hiểu thì mới biết rằng là họ (Vedan) đã gian dối trong xả thải ra sông Thị Vải và chỉ có dân phát hiện là cá chết không biết bao nhiều lâu rồi, và rồi rò tìm thế nào đó, thì mới bắt được là họ đã không xử lý mà xả thải trực tiếp ra sông, khi mà không có ai kiểm soát họ, ở đây là đóng gọn trong cái khung hàng rào nhà máy, chúng ta không thể biết được.

"Thì đối với chuyện môi trường, qua kinh nghiệm này, chúng ta phải có quan trắc của riêng Việt Nam, đặt tại Formosa và quan trắc 24/24 giờ, ngoài việc kiểm soát của họ nối mạng với các cơ quan quản lý, kiểm soát của chúng ta (Việt Nam), thì chúng ta có quyền đặt một trạm kiểm soát chuyện đó ở trong khu vực nhà máy Formosa," nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam nêu quan điểm, trong lúc chính quyền đang điều tra, tìm kiếm nguyên nhân của thảm họa môi trường.

-Clip đầu tiên dưới đáy biển Quảng Bình 
TTO - Video clip đầu tiên dưới đáy biển Nhân Trạch, Quảng Bình do thợ lặn Phạm Văn Hoàn tại Xóm Mới, thôn Nhân Quang, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thực hiện.


Cận cảnh dưới đáy biển ở bãi Bến Cá (Nhân Trạch, Quảng Bình) - ảnh cắt từ clip



Những ngày vừa qua, trên nhiều phương tiện truyền thông xuất hiện một số thông tin khu vực đáy biển thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình trở thành một “nghĩa địa cá” với xác các loại cá xếp dày đặc.

Một số thông tin khác đưa thông tin rằng đáy biển vùng này có xuất hiện một lớp bột màu trắng đục có mùi như chất giặt tẩy... Những thông tin này ít nhiều đã làm dư luận hoang mang về một vùng biển chết.

Thực sự chuyện gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân Trạch? Để làm rõ điều này, ngày 7-5, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã cùng với đội thợ lặn địa phương lặn xuống đáy biển Nhân Trạch để ghi lại những hình ảnh ở khu vực này.

Chúng tôi chọn lặn xuống hai điểm tại vùng biển này. Đây là hai điểm được ngư dân địa phương cho biết là những khu vực tập trung nhiều loài cá sinh sống nhất mà trước khi xảy ra việc cá chết các ngư dân thường đến lặn bắt cá.

Điểm lặn thứ nhất có tên là bãi Rạn. Bãi này là một bãi đá lởm chởm ở độ sâu khoảng 10 mét, cách đất liền khoảng gần 2 hải lý nếu nhìn từ trung tâm xã Nhân Trạch ra. Đây là nơi theo ngư dân địa phương trước đây cá tập trung sống nhiều bởi có các hốc đá san sát. Tuy nhiên tại thời điểm quay không thấy bóng dáng con cá nào, cũng như không thấy xác cá nằm dưới biển.

Chỉ thấy một số vỏ ốc đã chết nằm trong hốc đá. Máy quay của thợ lặn Hoàn đã ghi hình một khoảng gần một trăm mét chiều ngang.

Điểm quay thứ hai cách điểm quay thứ nhất khoảng hơn một hải lý về phía nam. Khu vực này được ngư dân địa phương gọi là Bến Cá. Bởi trước đây cá ở khu vực này rất nhiều. Ngư dân thường đi ra đây lặn bắt.

Khu vực này sâu khoảng gần 15 mét nước, cách bờ khoảng hai hải lý, nằm ở ranh giới vùng biển giữa Nhân Trạch và Quang Phú. Đáy biển ở khu vực này cũng như ở Bãi Rạn.

Trong clip vẫn thấy một số cá bơi trên rạn san hô và nhiều con nhím biển sống. Tuy nhiên san hô dưới đáy biển này một số chuyển sẫm màu. QUỐC NAM -




--
Lặn biển Quảng Bình tìm nguyên nhân 'lưới cá bỗng sạch như giặt' (TN 7-5-16)
Chuyện cá chết 'chỉ là bề mặt' (BBC 6-5-16)

Video clip độc quyền: Có gì dưới đáy biển Quảng Bình?

Vntinnhanh.vn - Clip quay tại đáy biển ngoài khơi tỉnh Quảng Bình cho thấy có nhiều xác Nhum chết, nhiều loại san hô chết.

14h chiều nay, 7/5, nhóm PV đã thuê thuyền ra khơi. Tại ngoài khơi xã Quang Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách bờ khoảng 1,5 hải lý, 2 thợ lặn Lê Hùng, Lê Hiền đã lặn và dùng máy quay chuyên dụng của phóng viên Đại Đoàn Kết Online thực hiện các cảnh quay.

Theo những gì chúng tôi quay được thì không phát hiện con cá nào (dù đây là ngư trường quen thuộc của ngư dân). Lê Hữu Chính

-Giáo sư hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực môi trường phân tích nguyên nhân cá chết tại miền Trung

Vntinnhanh.vn - GS.TS Phạm Hùng Việt thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ cho kiểm định Môi trường và An toàn thực phẩm là một trong những chuyên gia hàng đầu về môi trường tại Việt Nam. Ông từng có bài báo được đăng tải trên tạp san khoa học Nature danh giá. GS Phạm Hùng Việt đã có 1 bài viết phân tích nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh duyên hải miền Trung trênTạp chí Tia sáng của Bộ Khoa học & Công Nghệ, Vntinnhanh xin được đăng tải lại toàn văn bài viết này:

Tại cuộc họp báo ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 2 nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt: Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên.


Các nhà khoa học khảo sát hiện trường, lấy mẫu phân tích nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.

Trên cơ sở khoa học chung, chúng tôi đồng tình với hai nguyên nhân này. Ở đây, xin có một số nhận định về nguyên nhân có khả năng xảy ra cao hơn. Trước tiên, xin được nêu vắn tắt tiến trình xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Ngày 4/4/2016, phát hiện cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh, mà khởi đầu là khu vực cảng Vũng Áng, Kỳ Anh. Tới ngày 14/4, cá chết lan sang các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; ngày 15/4, tới Thừa Thiên - Huế. Hiện tượng này kéo dài hơn 200 km bờ biển, làm chết gần 100 tấn cá tự nhiên, gần 70 tấn thủy sản nuôi của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế [1].

Như vậy, hiện tượng cá chết có xu hướng lan xuống phía Nam của Hà Tĩnh, trong khi khu vực phía Bắc như Nghệ An lại chưa được ghi nhận. Điều này phải có sự liên quan tới đặc điểm của bờ biển duyên hải miền Trung. Quan sát lược đồ dòng hải lưu tại Biển Đông [2], có thể thấy rằng, vào mùa đông, dòng hải lưu ven biển di chuyển theo hướng từ Bắc vào Nam, trùng với hướng lan của hiện tượng cá chết.

Để thấy rõ hơn vai trò của dòng hải lưu, ta hãy thử làm một phép tính đơn giản. Giả sử như, nguyên nhân làm chết cá là tác nhân gây độc, chẳng hạn thủy ngân (một trong những kim loại nặng độc nhất), với nồng độ tối đa cho phép là 1 ppb (1 phần tỉ, tức là 0,001 mg/L).

Nếu tính trung bình trên 200 km bờ biển, khoảng cách bờ chỉ là 1 km và độ sâu 20 m thì thể tích nước biển vào khoảng 4 tỉ m3. Như vậy khối lượng thủy ngân cần để đạt đến ngưỡng gây độc trên là 4 tấn! Đây là con số rất lớn, có phần không thực tế.







Hình 1. Sơ đồ hướng di chuyển của các dòng hải lưu tại biển Đông

Điều này chỉ có thể giải thích rằng, do tác động của dòng hải lưu Bắc – Nam đưa tác nhân gây độc đi từ Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quãng Ngãi vào Thừa Thiên – Huế. Do đó, lượng chất độc có thể nhỏ hơn rất nhiều trong khi vẫn gây ra thảm họa như đã thấy. Từ suy luận này, chúng tôi đồng tình với nhận định trước đó của một số nhà khoa học khác khi cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này cũng chính là điểm khởi đầu, tức cảng Vũng Áng!

Tại cuộc họp báo ngày 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố 2 nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt:

- Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển.

- Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa, mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.

Trên cơ sở khoa học chung, chúng tôi đồng tình với hai nguyên nhân này. Ở đây, xin có một số nhận định về nguyên nhân có khả năng xảy ra cao hơn.

Nhận định về nguyên nhân

1. Câu hỏi đặt ra là, vậy tảo nở hoa có phải là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung không? Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi thấy nguyên nhân này là có thể nhưng ít khả năng xảy ra. Điều kiện để tảo nở hoa là vùng nước vận động chậm, điều này không thật sự phù hợp với điều kiện duyên hải miền trung nước ta.

Tảo nở hoa thường làm chết các loài thủy sinh ở tầng mặt, trong khi các loài cá chết ở miền Trung đa phần là loài sống tại tầng đáy [1]. Ngoài ra, tảo nở hoa xảy ra trong môi trường nước ấm, thường vào mùa hè (ở Bình Thuận là vào tháng 7). Mặt khác, sự bùng nổ của tảo sẽ làm cạn kiệt oxi trong nước nhưng chỉ số oxi hòa tan (DO) đo được tại các địa phương có cá chết hàng loạt hiện nay vẫn ở mức bình thường.




Hình 2. Các loại cá chết và tầng sinh sống

Hiện tượng này cũng rất dễ nhận ra, có thể quan sát bằng mắt thường hoặc ảnh vệ tinh, trong khi tới nay chưa có hình ảnh nào về việc nước biển đổi màu. Tảo sau khi chết sẽ gây ra mùi hôi thối, điều này cũng chưa được ghi nhận.

Để kiểm chứng giả thiết trên, ta cần tập trung thực hiện song song hai công việc sau:

- Lấy mẫu, phân lập và định danh xem có loài tảo nào trong nước biển tại khu vực cá chết.

- Từ kết quả trên, ta sẽ tập trung vào phân tích các độc tố sinh ra từ các loài tảo trên.

2. Nguyên nhân thứ hai được đưa ra là do các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Các độc tố mà chúng tôi khoanh vùng bao gồm: kim loại nặng, xyanua (cyanide, CN-) và độc tố hữu cơ.

a. Kim loại nặng

Sau khi xem xét, chúng tôi nhận định khả năng này rất có thể xảy ra, nhất là khu vực Vũng Áng được định hướng phát triển gắn liền với khai khoáng và công nghiệp luyện kim. Kết quả quan trắc tại Huế cho thấy, nồng độ Cr cao gấp 9 lần quy chuẩn cho phép, ngoài ra Mn cũng rất cao.

Điều này khẳng định rằng nguồn nước ở bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, đặc biệt Huế là vùng cuối của thảm họa này, nồng độ các chất phải nhỏ hơn so với đầu nguồn là Hà Tĩnh. Tuy vậy, cần có các nghiên cứu thêm, đặc biệt là hàm lượng của các kim loại nặng tại Hà Tĩnh, nhất là khu vực Vũng Áng. Cũng cần lưu ý thêm rằng, các kim loại nặng thường là chất độc mãn tính, trong khi cá chết hàng loạt rất nhiều và rất nhanh.


Cá chết ven biển miền Trung. (Ảnh: Hoàng Phúc/Người lao động)

Để xác định nguyên nhân do kim loại nặng, cần phân tích mẫu nước, mẫu cá và đặc biệt là mẫu trầm tích, do khả năng tan trong nước của các hợp chất chứa kim loại nặng không cao.

b. Xianua

Độc chất xianua (CN-) thường được sử dụng trong khai thác vàng. Nhiễm độc xianua gây hiện tượng cá chết hàng loạt đã từng bị nghi ngờ ở khu vực sông Bồng Miêu, Quảng Nam vào năm 2008 khi các công ty khai thác vàng xả nước thải chưa qua xử lí (có hàm lượng xianua tới 67,8 mg/L) trực tiếp ra môi trường [3].

Mặc dù xianua là chất độc cấp tính, tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, khả năng xảy ra nguyên nhân này không cao.

c. Độc tố hữu cơ

Từ thực tế việc cá chết chủ yếu sống ở tầng đáy, quá trình diễn biến lan xuống phía nam trong một thời gian dài khá dài, chúng tôi nhận định rằng chất độc này phải tương đối ít tan và bền vững. Như vậy, chất độc có nguồn gốc hữu cơ có khả năng cao hơn là các hợp chất vô cơ như kim loại nặng hay xianua. Sự có mặt của các độc tố hữu cơ này có thể đến từ hai nguồn:

- Nước thải chưa qua xử lí sau khi sử dụng các hóa chất tẩy rửa công nghiệp.

Trong ngành luyện kim, các thiết bị vận hành cần được làm mát. Tuy vậy, để bảo vệ thiết bị, cần có các hóa chất hoạt động bề mặt nhằm chống rỉ, chống cặn. Các hóa chất này có thể chứa các chất độc như PCBs, PAHs, nonylphenol,… và còn có thể có các độc chất khác nữa.





Cá lớn bị chết ở Huế. (Ảnh: Một thế giới)

- Nước thải chưa qua xử lí từ lò luyện cốc.

Than cốc chứa chủ yếu là cacbon (%C > 80%), có thể dùng làm nhiên liệu hoặc chất khử trong ngành luyện kim. Luyện thép thường đi kèm với luyện cốc. Nước thải lò cốc có chứa nhiều chất độc như phenol, xianua hay amoniac. Ngoài ra còn có thể có nhiều chất hữu cơ khác như fluorene, pyrene, acenaphthalen,…là nhóm các hợp chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ có độc tính rất cao [4].

Về cơ chế gây độc, chúng tôi giả thiết có hai cơ chế sau:

- Cạnh tranh tạo phức với oxi trong hồng cầu, làm hồng cầu mất chức năng vận chuyển oxi, tương tự như ngộ độc CO.

- Tạo lớp màng bao phủ gây tắc mang cá. Theo cơ chế này, các chất hữu cơ phải là các chất hoạt động bề mặt với một đầu ưa nước và một đầu kị nước, có khả năng tạo huyền phù hoặc nhũ tương.

Để xác định giả thiết này, cần phân tích mẫu cá, đặc biệt là mang, cùng với mẫu nước và mẫu trầm tích.

3. Kiến nghị

Xây dựng các trạm quan trắc tự động, liên tục tại các nhà máy, khu công nghiệp để quản lí nguồn phát thải. Trạm quan trắc này phải hoạt động on-line, tức là có khả năng truyền số liệu về các trung tâm quan trắc, các cơ quan quản lí qua đường vô tuyến (qua mạng internet).

Ngoài các chỉ tiêu phân tích cơ bản như pH, DO, hàm lượng các ion vô cơ cơ bản (NH4+, NO2-, NO3-,…), trạm quan trắc này còn phải có khả năng phân tích các độc chất như các kim loại nặng hay xianua, phenol,… Việc này có thể được thực hiện bằng cách ứng dụng các phương pháp phân tích mới như sensor điện hóa [5], thiết bị điện di mao quản [6],…


(Ảnh: Báo giao thông)

Công việc này cần có sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, không chỉ về Hóa học phân tích, Hóa học môi trường mà còn cả về Độc chất học sinh thái và Độc chất học môi trường. Một trong những cơ quan nước ngoài mà theo ý kiến riêng của chúng tôi là có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này là Trung tâm nghiên cứu môi trường biển (CMES), thuộc Đại học Ehime, Nhật Bản do GS. Shinsuke Tanabe điều hành.

Trung tâm này được chính phủ Nhật Bản đầu tư và phong là một trong những trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Centre of Excellence, COE) của Nhật Bản về nghiên cứu môi trường biển, có nhiều thành tựu khoa học và là cơ quan tư vấn quan trọng trên lĩnh vực môi trường biển và đại dương có uy tín rất cao trong giới khoa học và cộng đồng quốc tế.

Trích bài viết: Hiện tượng cá chết hàng loạt tại một số tỉnh duyên hải miền Trung và những hệ luỵ tới môi trường và sinh thái biển.

* PTN trọng điểm ĐHQGHN về Công nghệ phân tích phục vụ cho kiểm định Môi trường và An toàn thực phẩm

Tài liệu tham khảo

[1] Nhóm phóng viên báo VnExpress, 26/4/2016, Cá chết lan rộng ở miền Trung như thế nào, http://vnexpress.net/infographics/thoi-su/ca-chet-lan-rong-o-mien-trung-nhu-the-nao-3393340.html.

[2] Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam,http://www.vawr.org.vn/images/Image/IMAGE575.jpg.

[3] Nhóm phóng viên báo Người lao động, 16/12/2008, Cá chết do cyanua trong khai thác vàng?,http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ca-chet-do-cyanua-trong-khai-thac-vang-249348.htm.

[4] Byung-ran Lim, Hong-ying Hu, Koichi Fujie (2003), Biological degradation and chemical oxidation characteristics of coke-oven wastewater, Water, Air, and Soil Pollution, 146, pp.23–33.

[5] Đỗ Phúc Quân, Trịnh Hải Thái (2016), Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống quan trắc ô nhiễm nước tự động, Kỷ yếu hội nghị Tổng kết giai đoạn 2010 – 2015 Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Bộ Công thương.

[6] Phạm Hùng Việt, Dương Hồng Anh, Mai Thanh Đức, Nguyễn Thanh Đàm, Lê Minh Đức, Nguyễn Duy Chiến, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Mạnh Huy (2016), Hệ thiết bị diện di mao quản hai kênh loại xách tay và ứng dụng trong kiểm soát chất lượng môi trường nước, Kỷ yếu hội nghị Tổng kết giai đoạn 2010 – 2015 Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Bộ Công thương.

Theo GS Phạm Hùng Việt - Tạp chí Tia sáng-



**********


-Quảng Bình: Rạn san hô gần bờ đang chết
(PL)- Đó là lời khẳng định của bí thư chi bộ thôn Nhân Nam (xã Nhân Trạch, Bố Trạch) và các thợ lặn.

“Rạn san hô đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua. San hô là nhà của các loài thủy, hải sản biển. San hô chết, nhiều loài khác chết theo” - chiều 6-5, ông Hồ Văn Sơn, Bí thư chi bộ thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, buồn bã nói với chúng tôi.

Trưởng thôn Nhân Nam, ông Phạm Văn Khiển, cho biết thêm: Các ngư dân lặn biển phát hiện xác cá nằm dày đặc dưới đáy biển trước thôn. Lượng cá chết dạt vào bờ biển Quảng Bình trong ba đợt vừa qua cũng không nhiều bằng.

Để chứng minh thông tin trên, các thợ lặn ở thôn Nhân Nam đã mời một số PV ra vùng biển cách bờ khoảng 2-3 hải lý, nơi có rạn san hô khổng lồ phía dưới. Thợ lặn Phạm Văn Thùy nhảy ùm xuống nước, chừng ba phút sau đã đưa lên hơn chục xác cá đang phân hủy. “Đây chỉ là một lượng rất ít xác cá còn nguyên vẹn, số còn lại bị phân hủy nhiều. Tôi cũng thấy nhiều ốc biển, vẹm biển chết dưới đó” - anh Thùy mô tả.







Nhím biển, vẹm biển chết trắng dưới đáy biển và cá biển bị phân hủy dày đặc. Ảnh: MINH QUÊ

Trên hành trình từ bờ ra tới khu vực lặn, chúng tôi đi qua nhiều vùng nước có mùi hôi thối rất khó chịu. Anh Thùy cho hay chưa bao giờ biển có mùi như vậy, ra tới đây thả lưới một lát là cá, tôm đầy ghe. Nhưng nay thả lưới xuống toàn dính xương cá hoặc cá chết, họa hoằn lắm mới được vài con cá chai, cá đục còn sót lại.

Ra cách chỗ lặn đầu tiên chừng 200 m, các thợ lặn xuống biển một lát rồi đưa lên nào nhím biển, vẹm biển, ốc biển, cá biển đủ loại và cả san hô đã chết, bốc mùi thối nồng nặc. Thợ lặn Phạm Văn Quy thở dài: “Cả vùng san hô rất rộng nhưng chúng tôi không thấy bóng dáng một loài sinh vật biển nào còn hoạt động. Khung cảnh trông như một nghĩa địa khổng lồ dưới đáy biển”.

Ông Nguyễn Hơn, thôn Khối, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, nói thêm rạn san hô này nằm cách bờ 1-6 hải lý, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Khu vực này trước kia nước trong vắt còn bây giờ có màu rất lạ, mùi nước thối và tanh, bùn cũng khác trước kia. Các nhà khoa học và cơ quan chức năng cần cho lấy mẫu nước ở đó để xét nghiệm nhằm có câu trả lời rõ ràng.

Đáng chú ý, nhiều ngư dân cho hay lưới đánh cá thả ở vùng rạn thường rất bẩn, đen sì. Nhưng vừa rồi, họ thả lưới xuống khu vực này chừng một đêm, khi kéo lên thì lưới trắng tinh như vừa được ngâm trong chất tẩy rửa (!?).

Trước những thông tin trên, ông Trần Công Thuật, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, cho biết đã chỉ đạo UBND tỉnh cho các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan trung ương, các tổ công tác trung ương tiến hành lấy mẫu nước, sinh vật chết đem đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Từ đó kịp thời có biện pháp vệ sinh tổng thể môi trường biển.

Hà Tĩnh phát hiện dải nước lạ dài khoảng 10 km
Dải nước đỏ dọc bờ biển ở Quảng Bình đã biến mất
Quảng Bình: Phát hiện dải nước màu đỏ gạch dọc bờ biển
Cá biển tiếp tục chết, ngư dân Quảng Bình điêu đứng

-



-Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình
TP - Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.

Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.

"Chúng tôi đã gửi cho Bộ TN&TM, Bộ KH&CN. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố”- ông Tám nói.

Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ này phải chuyển cho Bộ TN&MT, KH&CN để công bố nguyên nhân. Hiện việc truy tìm nguyên nhân cá chết có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Việc công bố nguyên nhân phải chính xác, minh bạch nên cần thời gian.

Theo ông Tám, thống kê từ các địa phương, số cá chết trôi nổi, dạt vào bờ khoảng 100 tấn. Số cá chết chìm dưới đáy không thống kê được. Dù chưa thống kê đầy đủ, nhưng đây là sự cố nghiêm trọng chưa có bao giờ.

Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển


Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình cho biết: Họ phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lí.

Ông Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết khi lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết xếp lớp. Bên cạnh đó, rạn san hô bị phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa. “Nhìn trên mặt biển thì thấy màu nước vẫn bình thường rứa đó, nhưng mà lặn xuống thì có màu vàng đục” - ông Hơn nói.

Ông Nguyễn Cần cũng ở xã Nhân Trạch, chuyên thả lưới bắt cá gần bờ cho biết, khi tấm lưới cũ của ông thả xuống đáy biển, sau đó kéo lên thì sạch bóng. “Lưới đánh ở vùng rạn thường rất bẩn, chỉ vài tháng là đen sì. Nhưng đợt này tui mà thả xuống, khi kéo lên lưới lại trắng tinh như mới mua. Tui nghi đáy biển có chất tẩy rửa” - ông Cần nói.

Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lí, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.

Trước phản ánh của người dân, ngày 5/5, Sở TN&MT Quảng Bình đã có công văn đề nghị Bộ TN&MT vào cuộc.

Quảng Trị: Cá chết gây thiệt hại 134 tỷ đồng

Đến thời điểm này, dù tình trạng cá chết không còn xuất hiện ở vùng ven biển Quảng Trị nữa, song các sản phẩm đánh bắt hải sản tiêu thụ vẫn chưa bắt nhịp được như bình thường trước đây. Thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Trị cho thấy, cá chết gây thiệt hại tại tỉnh này khoảng 134 tỷ đồng; hơn 42.000 người và hơn 2.500 tàu thuyền bị ảnh hưởng.

Sau khi đến kiểm tra các điểm thu mua, chế biến hải sản đánh bắt xa bờ tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh là nơi bị thiệt hại nặng, chiều tối 5/5, ông Hà Sỹ Đồng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy hải sản về các địa phương, trực 24/24h để cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với những loại cá đánh bắt xa bờ. “Tỉnh cũng đã kết nối, kêu gọi một số doanh nghiệp thu mua cá cho bà con. Có doanh nghiệp thu mua đến cả tấn cá thu của tàu xa bờ mới cập cảng. Đối với những doanh nghiệp đồng hành với ngư dân trong thời điểm này, UBND tỉnh sẽ có chính sách trợ giá để khuyến khích họ”, ông Đồng nói.

Hàng tấn cá nuôi chết trong vùng đầm phá

Chiều 5/5, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh TT-Huế cho biết, cá nuôi trên vùng đầm phá thuộc địa bàn tỉnh này lại chết, với số lượng hàng tấn.

Theo kiểm tra bước đầu từ Sở NN&PTNT tỉnh, cá nuôi tại thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) đều gần cửa biển Thuận An bị chết khoảng 4 tấn, ở hàng chục lồng nuôi, chủ yếu là các loài mú, vẩu, hồng, chẽm, dìa... Trước đó, vào giữa tháng 4, cá nuôi tại vùng đầm Lập An gần cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) từng chết hàng loạt. Nguyên nhân cá chết vẫn chưa được xác định. Theo kết quả quan trắc từ Sở TN&MT tỉnh TT-Huế, các chỉ tiêu hóa lý mẫu nước lấy trên đầm phá Tam Giang gần vùng nuôi xảy ra cá chết hàng loạt, cũng như vị trí cửa biển và bãi tắm Thuận An, đều nằm trong giới hạn an toàn.


-Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam
06.05.2016

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.


Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.

Ông Laurent Meillan, Quyền đại diện Khu vực của OHCHR, nói: “Chính quyền Việt Nam cần áp dụng các khuôn khổ pháp lý và pháp luật để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngư dân, có quyền tiếp cận các biện pháp hiệu quả”.

Ông Meillan nói thêm: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ [Việt Nam] tiến hành một cuộc điều tra độc lập, toàn diện và khách quan về những trường hợp được báo cáo sử dụng quá nhiều lực lượng cán bộ thực thi pháp luật”.

Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.

Cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lớn đối với tân chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do công ty Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay còn gọi là ‘thủy triều đỏ’.

Truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 1/5.

Theo The Online Citizen, VOA-





-

Những con số kỷ lục từ Formosa Hà Tĩnh

1. Tiền thuê đất: Formosa thuê của VN 3.300 ha đất, trong thời hạn 70 năm với giá 96 tỷ đồng cho cả thời gian thuê. Tính trung bình 42 đồng/m2/năm. Một con số kỷ lục chăng.
So sánh:

- Tính ra cho Formosa thuê 1m2 đất trong 70 năm mới đủ tiền mua một “ổ bánh mì không”.(thêm ý: 70 năm sau chắc mua được một cây tăm xỉa răng. )
- Giá này cao hơn 20 lần giá cho Công ty sản suất nông, lâm nghiệp thuê đất để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (loại thấp nhất) trên cùng địa bàn phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. (Tham khảo Thông tư 207/2014/TT-BTC về tiền thuê đất của công ty nông lâm nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp và Quyết định 94/2014/QĐ-UBND về Bảng giá đất năm 2015 Hà Tĩnh).
(Thêm ý: đố ai biết bao nhiêu tiền đã vô túi bọn quỉ đỏ)

2. Lao động TQ trái phép: 66% số lao động nước ngoài tại Formosa là lao động trái phép với 4.154 người, đều là người TQ, tương đương với quân số của 1 trung đoàn bộ binh.

3. Bao nhiêu nước biển bị ô nhiễm: số m3 nước nghi có thể Formosa đã làm ô nhiễm kim loại nặng trong 1 tháng gần đây theo tính toán của tôi là: 6.2500.000.000.000.0000.000 m3, đọc nhanh là: sáu phẩy hai lăm tỷ tỷ m3. (tính bờ biển từ Vũng Áng đến Lăng Cô là 250km, độ sâu trung bình 500m, xa bờ 50km). Hôm nay đã vào đến Đà Nẵng.
Lượng nước này bằng 20 tỷ lần dung tích của hồ Kẻ Gỗ nổi tiếng ở Hà Tĩnh.

4. Số sinh vật biển chết do nước biển bị ô nhiễm:
Báo đăng là khoảng 40 tấn nhưng không rõ cho 1 tỉnh hay cả 4 tỉnh, trong 1 ngày hay suốt thời gian qua. Theo tính toán của tôi là 40 tấn/ngày/4 tỉnh. Vì ô nhiễm kim loại nặng nên kéo dài khoảng 6 tháng. Ngoài ra hầu, nghêu, sò, ốc, hến … cũng chết nhưng không nổi lên chắc cũng không dưới 40 tấn/ngày.

5. Formosa trang bị súng bắn tốc độ và xử phạt tài xế chạy quá tốc độ
Tháng 9/2015, Formosa Hà Tĩnh đã trang bị súng bắn tốc độ và cho phép bảo vệ xử phạt tài xế chạy quá tốc độ do công ty tự quy định trong khu vực Dự án Formosa.
Nghe nói quy định này được dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Việt rồi áp dụng luôn, không cần cơ quan nào của Việt Nam thông qua cả. Khi được hỏi, ngài Chu Xuân Phàm kính mến đã trả lời: “Trong nhà của anh, anh muốn quy định thế nào phải xin phép hả? Căn cứ theo điều nào, khoản nào, luật nào phải thế hả? Nếu tài xế không chấp hành, không nộp phạt thì cấm nhập xưởng, không được vào công trường làm việc”.

6. Hoàn thuế: Sau vụ biểu tình hồi tháng 5/2014, Formosa được hoàn thuế gần 2.260 tỷ đồng tiền thuế các lọai cho 5 tháng, từ tháng 5 đến ngày 5/9/2014. Con số này cao nhất cả nước, hơn gấp đôi Samsung Thái Nguyên (chuyên sản suất điện thoại xuất khẩu) và bằng 12 doanh nghiệp xếp ngay sau Formosa cộng lại.

7. Thu hút FDI: năm 2013 Hà Tĩnh đang đứng thứ 34 cả nước về thu hút FDI, nhờ Formosa giúp Hà Tĩnh nhảy lên đứng thứ 2 cả nước, chỉ đứng sau Bình Dương. Đến bây giờ nhân dân Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận mới được lợi vì không cần đánh bắt cá mà cá cũng tự trôi vào bờ.

8. Sản lượng thép: Dự kiến sản lượng thép của Formosa sau khi hoàn thành là 15 triệu tấn/năm, bằng sản lượng của cả ngành thép Việt Nam năm 2015.

Nguồn: Vỹ văn - Diễn đàn hành nghề luật



--Kiên Trần 


TÀI NGUYÊN THỜI THỔ TẢ

Khủng hoảng về môi trường tại nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh đã lên tới đỉnh điểm. Đó là do cái cách hành xử đầy khuất tất của ông Võ Tuấn Nhân thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) của nước CHXHCNVN muôn năm trong cuộc họp với báo giới cách đây mấy hôm. Người dân lân cận khu vực nhà máy Formosa đã bị ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế, tới sức khỏe. Người dân ở xa hơn thì lúc hoang mang lo lắng, lúc phẫn nộ bởi những gì đã diễn ra.


Trong một biển thông tin tràn ngập dạo này, cái gì đáng tin cái gì không? Lẽ dĩ nhiên, để cái nhà máy thép Formosa to vật vã như vậy thành hình thì trách nhiệm thuộc về rất nhiều cơ quan chính quyền. Nhưng vì vấn đề nổi cộm ở đây là ô nhiễm môi trường, nên tôi sẽ tập trung vào nhận xét khả năng làm việc của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, cơ quan phải chịu trách nhiệm chính, qua sự kiện này.
Ông bà mình hay nói "nắm kẻ có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu". Hành xử không minh bạch của ông thứ trưởng Nhân khiến tôi phải coi ông có bao nhiêu tóc trên đầu! Và sau khi đếm tóc ông Nhân, tôi không thể tin ông ta. Tôi quyết định tìm một cái gì cụ thể, rõ ràng để phân tích. Một cái gì đó mà họ, bộ TNMT, không thể nào chối cãi.

Cái rõ ràng nhất tôi có thể tìm được là tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép", số QCVN 52:2013/BTNMT do Bộ Tài Nguyên Môi Trường nước CHXHCNVN muôn năm ban hành ngày 25/10/2013. Xin xem mẫu của tài liệu này ở hình số 01.

Tiếp theo, tôi so sánh nó với tài liệu Title 40 of the Code of Federal Regulations (40 C.F.R), chapter 1, subchapter N on Effluent Guidelines and Standards, point source category of Iron and Steelmaking. Tài liệu này do US Environmental Protection Agency (EPA, Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) ban hành, quy định tiêu chuẩn nước thải trong ngành sản xuất thép tại Mỹ. Xin xem mẫu của tài liệu này ở các hình số 02,03,04,05,06.

Sau đây là vài nhận xét của tôi sau khi đọc và so sánh hai tài liệu nêu trên. Tôi sẽ gọi tắt tài liệu của Việt Nam là VN, và tài liệu của Mỹ là US.

SO SÁNH VN VÀ US

Một. VN có tổng cộng 7 trang. US có tổng cộng 67 trang. Vậy US hơn VN khoảng 9.5 lần.

Hai. VN có đúng 01 bảng tiêu chuẩn. US chỉ riêng phần subpart A đã có 08 bảng tiêu chuẩn (US có 13 subpart ký hiệu từ A tới M). Vậy số bảng tiêu chuẩn của US nhiều hơn VN một số lượng mà tôi không có thời gian đếm nổi.

Ba. VN chỉ có đúng 01 quy định về nước thải, nằm ở giai đoạn nước thải thoát ra môi trường. US có 13 nhóm quy định cho 13 giai đoạn sản xuất thép, ví dụ như coke making (sản xuất cốc), iron making (sản xuất gang), steel making (sản xuất thép), acid pickling (tẩy rỉ sét bằng axit) v.v.

Bốn. VN không hề có quy định về tiêu chuẩn nước thải cho từng loại nhà máy thép, ví dụ nhà máy mới và nhà máy cũ. VN cũng không hề có quy định về tiêu chuẩn cho từng loại kỹ thuật và quy trình sản xuất thép khác nhau. US quy định đầy đủ những yếu tố này trong một số nhóm như BPT (best practicable control technology currently available), BAT (best available technology economically achievable), BCT (best conventional technology), NSPS (new source performance standards)... Qua đó cũng cho thấy tiêu chuẩn VN là quá thấp cho một nhà máy thép mới xây dựng như Formosa, đồng thời cũng không hề có lộ trình để bắt buộc Formosa phải nâng cao tiêu chuẩn nước thải trong tương lai.

Năm. Số liệu trong bảng duy nhất của VN quá tròn trĩnh, nhưng có thể tạm chấp nhận do khả năng hạn chế về phương pháp và thiết bị đo. Số liệu của US rất đa dạng và chi tiết, khác nhau cho từng nhóm tiêu chuẩn. Cái quan trọng là US xây dựng bộ tiêu chuẩn này dựa trên số liệu thu thập và phân tích tại các nhà máy thép Mỹ trong hàng chục năm. Còn tiêu chuẩn VN dựa vào đâu? Tôi hoàn toàn không có thông tin gì, cho đến khi tình cờ tìm được tài liệu Pollution Prevention and Abatement Handbook của WorldBank Group phát hành năm 1998 và ngừng lưu hành từ 30/04/2007. Trang 330 của tài liệu này có Table 4 cực kỳ giống với bảng tiêu chuẩn do bộ TNMT đưa ra năm 2013 đã nói ở trên. Xin xem mẫu tài liệu của WorldBank Group ở hình số 08. Xin xem bảng so sánh ở hình số 09.

NHẬN XÉT VỀ NĂNG LỰC CỦA BỘ TNMT

Dựa trên những tài liệu tôi hiện có và những so sánh ở trên, tôi nhận xét về năng lực của bộ TNMT như sau.

Một. Bộ TNMT có thể đã không có dữ liệu đánh giá nước thải tại các nhà máy thép ở Việt Nam trong quá khứ, nên không có cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn mới nhất, và họ cũng không biết phải xây dựng tiêu chuẩn ra sao.

Hai. Vì lý do nêu trên, bộ TNMT có thể đã sao chép tiêu chuẩn tham khảo của WorldBank Group 1998 - 2007 và sửa đổi một vài tiêu chí, rồi dán mác của mình lên. Dĩ nhiên là bộ TNMT đã không dẫn nguồn tham khảo.

Ba. Sự sơ sài quá thể của tiêu chuẩn QCVN 52: 2013/BTNMT cho thấy cơ quan này có năng lực cực kỳ kém cỏi. Không một ai có thể tin nổi cái văn bản sơ sài đến nực cười này lại được dùng để quản lý nước thải của một nhà máy thép khổng lồ như Formosa Hà Tĩnh.

Bốn. Vì bộ TNMT không đủ năng lực, không đủ trình độ để đưa ra các quy định, các tiêu chuẩn tương xứng với quy mô của cơ quan này, cho nên tôi nghi ngờ năng lực thực hiện của nó. Vì thật dễ hiểu, nếu họ không hiểu về tiêu chuẩn, đương nhiên họ không biết phải giám sát cái gì và kiểm tra cái gì.

Năm. Đây là một nhận xét có tính chất đậm đà tình cảm của tôi. Mấy bữa trước ông Võ Tuấn Nhân hành xử rất ngu (ngơ) trước báo giới. Bây giờ tôi có thể khẳng định bộ TNMT rất ngu (ngơ) khi đưa ra cái tiêu chuẩn QCVN 52:2013/BTNMT này. Bộ TNMT trong sự kiện Formosa này có thể nói là "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa". Đúng là tài nguyên thời thổ tả!

45,000 MÉT KHỐI CÓ PHẢI LÀ CON SỐ THẬT HAY KHÔNG?

Báo Lao Động đăng bài "Bộ TNMT cho phép Formosa xả thải công suất khủng" ngày 27/04/2016 có cấp tin, rằng bộ TNMT cấp giấy chứng nhận cho phép Formosa xả nước thải với công suất là 45,000 m3/ngày đêm.

Câu hỏi tôi muốn hỏi bộ TNMT là quý vị lấy cơ sở nào, tiêu chuẩn nào để cấp cho Formosa định mức xả nước thải 45,000 m3/ngày đêm này? Ngày thứ nhất nó xả 80,000 m3 rồi ngày thứ hai nó xả 10,000 m3 thì có gọi là đúng quy định không?

Trong thời gian tôi chưa có thêm thông tin, tôi có quyền nghi ngờ Formosa có thể xả thải nhiều hơn con số 45,000 m3 mỗi ngày nếu nó muốn, vào bất cứ lúc nào. Vì sao tôi nghi ngờ?

Lấy công suất hiện tại của Formosa là khoảng 7 triệu tấn thép / năm. Lượng nước thải theo tiêu chuẩn được cấp là 45,000 m3/ngày tương đương với 16.5 triệu m3 / năm. Nghĩa là lượng nước thải cho sản xuất thép chỉ là 2.4 m3/tấn thép. Đây là con số cực kỳ phi lý.

Theo sách The Making, Shaping and Treating of Steel: Ironmaking Volume (do David H. Wakelin biên tập, 11th edition, năm 1999, AISE Steel Foundation, trang 386-393) thì lượng nước thải trung bình để sản xuất thép từ khâu đầu tới cuối đã bao gồm lượng nước tái sử dụng, dao động từ 13,000 gallons tới 23,000 gallons/tấn, tương đương từ 49 m3 tới 87m3/tấn.

Bộ TNMT cấp cho Formosa xả nước thải trung bình chỉ 2.4 m3/tấn, trong khi tài liệu Mỹ nói lượng nước thải từ 49 tới 87 m3/tấn. Khoảng cách chênh lệch quá lớn, từ 20 tới 40 lần làm tôi nghi ngờ trong thực tế Formosa có thể sẽ xả thải gấp nhiều lần tiêu chuẩn được cấp.

Cuối cùng, tôi làm một bảng so sánh tổng lượng chất thải ra biển của Formosa hàng năm dựa theo QCVN 52:2013/BTNMT với công suất 7 triệu tấn thép/năm theo ba kịch bản thải: 2.4m3, 49m3 và 87m3/tấn thép vừa phân tích ở trên. Xin xem ở hình số 10.

Dựa theo bảng so sánh này thì cho dù kịch bản nào xảy ra trong thực tế thì môi trường biển tại Vũng Áng và các khu vực lân cận chắc chắn sẽ chết. Còn sức khỏe và sinh kế của người dân? Tôi không dám nghĩ tới. Còn bộ TNMT, đại diện cho chính quyền trong sự kiện này, thì tôi không hy vọng gì.

KẾT

Tôi không nhớ rõ mình đã từng đọc được câu nói, đại ý là "nếu anh im lặng khi người khác gặp bất công, rồi sau cùng bất công cũng sẽ tìm tới anh". Nên tôi cũng xin đóng góp tiếng nói nhỏ nhoi của mình, và mong người dân Hà Tĩnh của chúng ta, cũng như mọi loài sinh vật trong vùng sẽ sớm thoát khỏi thảm họa môi trường từ nhà máy thép Formosa này.

Nhà, 29/04/2016.

Trần Kiên

NGUỒN THAM KHẢO

01) QCVN 52:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép. 25/10/2013. bộ TNMT Việt Nam.

02) "Bộ Tài nguyên - Môi trường cho phép Formosa xả thải công suất khủng". báo Lao Động. 27/04/2016.

03) Part 420 - Iron and Steel Manufacturing Point Source Category. CFR 2014 Title 40 Vol 29 Part 420. 2014. United States Environmental Protection Agency.

04) Pollution Prevention and Abatement Handbook. Iron and Steel Manufacturing. page 327 - 331. July 1998. WorldBank Group.

05) The Making, Shaping and Treating of Steel: Ironmaking Volume. 11th ed..1999. David H. Wakelin editor. Pittsburgh, Penn.: The Association of Iron and Steel Engineers (AISE) Steel Foundation.

Updated 1. 12:45pm 03/05/2016.

1. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, khích lệ của rất nhiều quý vị với bài viết này. Nó ngoài dự kiến của tôi, và tôi thật sự vui vì điều này.

Để đáp lại sự quan tâm của quý vị, tôi đang viết tiếp một bài phân tích về chất thải của nhà máy thép formosa hà tĩnh. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành sớm để gửi đến quý vị.

2. Tôi đã sửa một sai sót trong bài này từ góp ý của anh Luong Duc Anh. Xin chân thành cảm ơn anh.-


-THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG VÀ CÂU HỎI VỀ MỘT SỐ QUY CHUẨN VIỆT NAM!?-
PHẠM HỒNG PHONG·FRIDAY, APRIL 29, 2016

THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG VÀ CÂU HỎI VỀ MỘT SỐ QUY CHUẨN VIỆT NAM!?
Những ngày qua, cả nước lên đồng vì cá chết ở miền trung với nhiều suy đoán, thuyết âm mưu và cả “thủy triều đỏ” định hướng.

Hầu như không có báo nào khai thác theo hướng các quy chuẩn và quy định Việt Nam mà Bộ Tài nguyên áp dụng cho việc cấp phép xả thải cho Formosa. Và chưa ai đặt câu hỏi Quy chuẩn đó liệu có… chuẩn hay không và giấy phép xả thải dựa trên cơ sở, quy định nào.
Có 2 Quy chuẩn Việt Nam dùng để áp dụng cho trường hợp xả thải của Fomosa:
1- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển: QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành năm 2015 thay thế Quy chuẩn QCVN 10-MT: 2008/BTNMT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển. QCVN 10-MT:2015/BTNMT
2- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành năm 2013

Giấy phép xả thải 3215/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai ký ngày 11-12-2015 dựa trên Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành năm 2013.
Theo giấy phép này, nước thải công nghiệp sau xử lý được phép xả ra môi trường tiếp nhận, (trường hợp Formosa là biển ven bờ vịnh Sơn Dương, xã Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và các thông số giới hạn nồng độ chất ô nhiễm (của nước sau xử lý) được tính toán dựa trên Quy chuẩn QCVN 52: 2013/BTNMT như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Cmax là nồng độ tối đa cho phép,
C là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo cột B (khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) bảng dưới:

Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải, trường hợp này là vịnh Sơn Dương và Bộ TNMT đã sử dụng 1,3 cho vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước.
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải. Trong giấy phép Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa đã sử dụng hệ số Kf là 0,9 tương đương với lưu lượng F >5.000 m3/ngày đêm (trị số lưu lượng lớn nhất trong bảng phía dưới vì không có trị số nào lớn hơn) để tính toán các giá trị thông số giới hạn nồng độ chất ô nhiễm được phép xả ra nguồn thải (vịnh Sơn Dương).

Bảng hệ số Kf sử dụng để tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất thép. QCVN52:2013/BTNMT
Formosa là một đại Dự án, với quy mô xả thải đăng ký để cấp phép lên tới 45.000m3/ngày đêm, nó đương nhiên là giá trị >5000m3/ngày đêm theo quy chuẩn, nhưng gấp tới 9 lần.
Kết quả tính toán cho giấy phép xả thải Formosa đã được cấp, cụ thể là: Nhiệt độ nước xả thải < 40 độ C; độ pH trong khoảng 5,5-9; Chất rắn lơ lửng: 117mg/l; Tổng dầu mỡ khoảng 11,7mg/l; Tổng phenol: 0,585mg/l; Tổng xyanua: 0,585mg/l; Ni tơ: 70,2mg/l; Thủy ngân: 0,0117mg/l.
Công suất xả thải tối đa được phép: 45,000m3/ngày đêm.
Như vậy, theo Giấy phép xả thải và quy chuẩn QCVN 52: 2013/BTNMT, nước sau khi xử lý có hàm lượng dưới các giới hạn nêu trên Formosa được phép xả thẳng ra biển.

Giấy phép xả thải của Formosa (Nguồn ảnh: Báo giao thông)
So sánh với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển: QCVN 10-MT: 2015/BTNMT (ở trên) Quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước biển, áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng nước biển của các vùng biển, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường biển và các mục đích khác thì các thông số giới hạn như sau:

Bảng so sánh các giá trị giới hạn nước biển
Như vậy, theo tính toán thì Formosa được phép xả thải ra vịnh Sơn Dương với hàm lượng Xyanua cao gấp 58,5 lần giá trị giới hạn của nước biển theo Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Ngoài ra các hàm lượng Cadimi, Crom 6+ được phép vượt quá 11,7 lần, Thủy ngân 2,34 lần, Tổng Phenol 19,5 lần, Tổng dầu mỡ khoáng 23,4 lần.
Và điều này hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT
Nhưng với hàm lượng đó, nếu Formosa xả ra biển đúng quy định thì vẫn có thể gây chết hầu hết các loài thủy sinh xung quanh luồng nước thải (đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn đúng quy định trên) đi qua. Vì lưu lượng 10-40.000m3/ngày đêm là rất lớn, xả thải liên tục, cục bộ, nước biển sẽ không kịp trung hòa hết được các chất gây ô nhiễm.
Trong các trả lời báo chí, Formosa đều khẳng định họ làm theo tất cả các quy định, quy chuẩn của Việt Nam. Và có vẻ họ đúng, “đồng chí” Chu Nhược Phàm đúng, nhưng đa số người dân Việt Nam đã không chấp nhận cái đúng đó. Vì mọi người thường nghĩ rằng nước đã qua xử lý, đúng quy định, quy chuẩn thì không thể chết tôm cá được. Nhưng theo QCVN 52: 2013/BTNMT để tính toán nước thải thì cá vẫn có thể chết, không tin các mời các nhà khoa học cứ làm thí nghiệm.
Theo báo Tuổi trẻ, sau khi có giấy phép xả thải, trong Quý 1/2016, Fomorsa đã xả thải 931.830 m3 nước (đã qua xử lý) ra biển, bình quân 10.000m3/ngày đêm, nghĩa là Formosa mới chỉ xả thải chưa đến 1/4 công suất tối đa được phép (45.000m3/ngày đêm) và đó mới chỉ là giai đoạn khởi động, xúc rửa đường ống.
Nếu Formosa đi vào sản xuất thực sự và xả thải tới công suất được phép với hàm lượng theo như giấy phép, có thể dự báo thảm họa môi trường sẽ kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu thậm chí đến Cà Mau. Dù họ hoàn toàn theo đúng các Quy định, Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.
Nếu dòng hải lưu biển Đông đổi chiều vào mùa hè thì Vịnh bắc Bộ cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng, nếu cá chết lan ra khắp 3,000km bờ biển. Đó sẽ thực sự là một thảm họa kinh hoàng.

Hiện tại, Formosa vẫn khẳng định không hề sai các quy định của Việt nam. Họ bỏ tiền đầu tư 10 tỷ USD (đã giải ngân 98%), tổng lượng thuế đóng cho Hà Tĩnh hơn 10 nghìn tỷ đồng trong khi chưa sản xuất ra 1 tấn thép thương phẩm nào. Trước khi đầu tư một dự án 10 tỷ USD, họ đã cân nhắc rất kỹ các yếu tố vị trí, cảng biển, các điều kiện, yêu cầu về môi trường cũng như các ưu đãi về thuế của chính quyền sở tại, đánh giá các mặt, mức độ rủi ro ảnh hưởng đến Dự án, thậm chí các khoản đếm đếm, bôi trơn khi bị bắt bẻ... Họ không dại gì làm sai một chút quy định, để phải đóng cửa tổ hợp và mất đi khoản đầu tư khổng lồ đó cả.
Phải nói chân thành rằng Formosa đã làm thay đổi bộ mặt và cuộc sống của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Tạo ra gần 40,000 công ăn việc làm. Theo số liệu công khai Dự toán thu chi của Bộ Tài chính, năm 2014, Tổng thu ngân sách của Hà Tĩnh là xấp xỉ 5.000 tỷ đồng, dự kiến năm 2016 là 10.615 tỷ đồng.
Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, 50% đến từ Formosa. Tương lai không xa khi tổ hợp này đi vào hoạt động, Hà Tĩnh sẽ không cần hỗ trợ ngân sách từ TW, mà có thể đóng góp vào ngân sách TW như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng hay Bình Dương… Đó chính là những lợi ích mà Việt Nam có được.
Nói như vậy không phải để bênh vực Formosa, mà muốn nói rằng mọi việc phải dựa trên các quy định của luật pháp Việt Nam, cân nhắc các yếu tố thiệt hơn để có giải pháp chứ không phải chỉ đăng ảnh “Chúng tôi chọn biển, không chọn nhà máy” và kêu gọi tẩy chay để đẩy đuổi, đóng cửa một nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang làm đúng các quy định theo luật pháp VN, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư của Việt Nam.
GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆT NAM VÀ FORMOSA.
Về phía Bộ Tài nguyên Môi trường, phải xem xét lại QCVN 52: 2013/BTNMT và giấy phép xả thải của Formosa, cũng như cân nhắc rà soát lại các Quy chuẩn, tiêu chuẩn về Môi trường đã ban hành liên quan đến các ngành công nghiệp. Một Quy chuẩn của con người đưa ra không thể coi là chuẩn nếu nó giết chết môi trường sống của con người. Trừ phi cơ sở khoa học khẳng định, phải theo quy chuẩn đó và chúng ta phải chọn được cái này thì phải mất cái kia như ông Phàm nói.
Về Chính phủ, và các địa phương cần xem xét lại chiến lược phát triển công nghiệp, cũng như chính sách thu hút các Dự án FDI. Việt Nam cần một nền kinh tế phát triển bền vững, các công nghệ thân thiện với thiên nhiên thay vì chạy theo các con số chỉ tiêu tăng trưởng cao nhưng phải trả giá về đất đai, môi trường và biển. Cần phải từ chối thẳng thừng những Dự án công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỗi trường. Minh bạch các quy trình cấp phép, giám sát Dự án đầu tư để đảm bảo không có các thỏa thuận ngầm, hay tư túi, lợi ích nhóm (cái này hơi khó, có ông sẽ hỏi có giải pháp nào khác không? :v ).
Cá của ngư dân đã chết, Chính phủ chưa tìm ra nguyên nhân thì phải đánh giá thiệt hại và hỗ trợ khẩn cấp cho người dân để khôi phục sản xuất, quan trắc môi trường và khuyến cáo khi nào có thể sản xuất lại. Trong trường hợp cá chết do nước từ Formosa thải ra nhưng vẫn theo đúng các Quy định, luật pháp của Việt Nam thì lỗi là do Chính phủ, trước hay sau cũng đều là lỗi của Chính phủ. Khẳng định luôn, không nói nhiều. Còn nếu phát hiện lỗi ở Formosa thì khỏi bàn.
Về phía Formosa, dù các ban ngành chức năng vẫn đang “vật lộn” tìm nguyên nhân cá chết, ông Bộ trưởng bộ Tài Môi đã lên tiếng xin lỗi, nhận trách nhiệm, phải nói rất thành thật rằng các bạn biết rõ cá chết ven biển miền trung Việt Nam những ngày qua là do thủy triều đỏ, thủy triều xanh hay không.
Một thí dụ đơn giản nhất để biết nguyên nhân từ đâu, các bạn hãy cứ mở van xả thải như bình thường như đã làm, theo giấy phép Bộ Tài nguyên môi trường đã cấp, xem cá có tiếp tục chết không, báo chí có lên đồng nữa không là biết ngay.
Hiện tại, sự bình yên đã dần trở lại, biển đã trong xanh hơn, số cá chết giảm dần, nhưng không phải vì thế mà lòng người dân Việt Nam dịu bớt.
Dù thực hiện đúng theo tất cả các quy định hiện hành của Việt Nam, các bạn cần phải ngồi lại với Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường để đưa ra một giải pháp có lợi cho cả hai bên, Tổ hợp thép Hưng Nghiệp Formosa vẫn hoạt động hiệu quả, và biển của Việt Nam không bị giết chết. Nếu biển Việt Nam bị bức tử, Tổ hợp của các bạn cũng sớm muộn đi theo, đó là điều chắc chắn.
Phần chi phí tăng thêm để xử lý nước thải triệt để hơn trước khi xả ra biển thì 2 bên cùng gánh, hoặc các bạn gánh cả cũng được, tùy khả năng thương lượng.
Về phía các nhà báo, các ký giả, ký thật đáng kính. Chúng tôi cần những thông tin sự thật, trung thực, khách quan, và khoa học, chứ không phải chạy theo các bài báo giật gân, câu view, hay định hướng, dắt mũi chúng tôi như trâu bò.
Về phía người dân Việt Nam, cố gắng xem thông tin đa chiều, nâng cao hiểu biết để biết chỗ nào đúng, chỗ nào sai, thay vì lên đồng và bị truyền thông giật giây, dắt mũi như những con rối.
Việt Nam vẫn là một góc nghèo của thế giới, vẫn cần những dự án đầu tư, tạo công ăn việc làm thay đổi bộ mặt đất nước, nâng cao thu nhập của người dân, chất lượng của cuộc sống và an sinh xã hội.
Vụ việc Formosa, tất cả phải dựa trên các quy định của luật pháp, chứ không đấu tố vu vơ. Vụ biểu tình, đập phá các nhà máy, xí nghiệp có chữ Tàu năm 2014 (khi TQ hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông) làm người nước ngoài nhìn Việt Nam như một thứ man rợ, mình đi đâu họ cũng hỏi tại sao chúng mày đập phá các nhà máy Singapore, Đài Loan, họ có phải là Trung Quốc đâu.
Mình có cả đồng nghiệp Đài Loan và TQ, nhưng phải nói thật rằng họ rất khác biệt. Các đồng nghiệp Đài loan rất chừng mực và chuyên nghiệp, họ hầu như không nhận mình là người TQ, họ đều nói họ là Taiwanese thay vì Chinese.
Làm tổn hại môi trường đầu tư, chính là hại Việt Nam và hại chính chúng ta.


Tổng số lượt xem trang