--Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu thép của Trung Quốc lên trên 500%
Hãng tin Reuteurs cho biết ngày 17/5/2016, Hoa Kỳ chính thức tăng thuế nhập khẩu thép của Trung Quốc lên 522%, đặc biệt đối với thép tấm cán nguội được sử dụng trong công nghiệp xe hơi, công-ten-nơ và xây dựng.
Các nhà sản xuất thép Hoa Kỳ và châu Âu cáo buộc Trung Quốc bóp méo thị trường thép thế giới và phá giá với sản lượng dư thừa trong nước.
Theo Hoa Kỳ, cạnh tranh không bình đẳng của Trung Quốc đã khiến ngành thép Hoa Kỳ mất đi khoảng 12 ngàn việc làm trong năm 2015. Cũng trong năm 2015, Trung Quốc đã xuất khẩu thép tấm cán nguội sang Hoa Kỳ với tổng giá trị khoảng 272 triệu đô la.
Lượng thép nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 2% lượng xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, do chống phá giá, các nước nhập khẩu thép của Trung Quốc sẽ phân tán hơn. Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục chính sách hỗ trợ thuế xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc trong nỗ lực vực dậy ngành này.
Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn căng thẳng ở một số mặt hàng, gần đây nhất là Trung Quốc áp thuế phá giá đối với gà thịt của Mỹ.
Ngành thép đối mặt với nguy cơ bị kiện
(Toquoc) – Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành thép đang đứng trước nguy cơ bị kiện do thời gian qua lượng thép xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng quá nhanh và giá xuất khẩu cũng tương đối thấp.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến sáng 3/10 tại Bộ Công Thương, ông Phạm Chí Cường cho biết,Hiệp hội ống Thép của Mỹ đã gửi văn bản cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng thép ống xuất khẩu. Do vậy, sắp tới sẽ là thời gian vô cùng khó khăn cho ngành thép khi phải đối mặt với nguy cơ bị kiện.
Theo ông Cường, nguyên nhân dấn đến nguy cơ trên là do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tăng nhanh, chủ yếu là mặt hàng thép cán nguội, ống thép… Ngoài ra, giá thép xuất khẩu của Việt Nam cũng được phía Mỹ đánh giá là tương đối thấp.
“Khả năng Mỹ sẽ điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống xuất khẩu của Việt Nam do cho rằng, xuất khẩu thép ống của Việt Nam sang Mỹ đạt thị phần khá lớn và làm ảnh hưởng đến thép sản xuất trong nước của Mỹ. Vấn đề này cũng đã được phía Mỹ cảnh báo từ hai năm nay”, ông Cường khẳng định.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thép thời gian qua đang trong giai đoạn hết sức khó khăn do lượng thép tồn đọng lớn. VSA cho biết, lượng thép tồn kho hiện đang ở mức cao, gần 500 nghìn tấntrong khi bình quân lượng tồn kho ở mức cho phép khoảng 250 nghìn tấn. Nhiều nhà máy thép chỉ vận hành 50-60% công suất, thậm chí phải ngừng sản xuất. Theo tính toán của VSA, mức lãi mà các doanh nghiệp thép phải trả đối với lượng hàng tồn kho này khoảng gần 150 tỷ đồng/tháng.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến sáng nay, ông Cường thừa nhận, ngành thép hiện đang rất ít kinh nghiệm và thấy lúng túng do đây là mặt hàng mới xuất khẩu. Các doanh nghiệp thép đang rất cần sự giúp đỡ của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương). Hiện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã gửi thông báo cho Hiệp hội thép Việt Nam đề nghị Hiệp hội chuẩn bị để đối phó trong trường hợp bị kiện.
Mặc dù chia sẻ với hàng loạt những khó khăn mà ngành thép đang đối mặt nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cũng cho rằng, trong nền kinh tế thị trường thì việc bị kiện đối với các ngành hàng là khó tránh khỏi. Do vậy, ngành thép cần phải chấp nhận luật chơi chung.
“Trước mắt, ngành thép cần phải chuẩn bị tinh thần và có những biện pháp dự phòng, đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Sự can thiệp của Chính phủ đối với vấn đề này là rất hạn chế. Vậy nên, vai trò của Hiệp hội trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết”, ông Quang nhấn mạnh./.
Q.Anh
Ngành thép đối mặt với nguy cơ bị kiện
-Doanh nghiệp cà phê lo mất “sân nhà”-Thị trường thu mua nông sản:-- Doanh nghiệp cà phê lo mất “sân nhà”
TT - Dù chưa được luật pháp cho phép nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp nước ngoài đã mua trên 50% tổng lượng cà phê nguyên liệu trên địa bàn cả nước.
Mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk lại đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài “hợp thức hóa” việc trực tiếp mua cà phê từ người dân. Nhiều công ty xuất khẩu cà phê trong nước cho biết với hoàn cảnh vốn thiếu, lãi suất cao... như hiện nay, việc đề xuất trên càng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.
“Mở cửa” cho nước ngoài
Chương trình tạm trữ sẽ diễn ra đúng kế hoạch
Đó là khẳng định của Vicofa ngày 2-10. Ông Lương Văn Tự cho biết thực tế hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn nhiều so với các năm trước. Cung cầu cà phê thế giới niên vụ 2011-2012 cũng không thừa như các thông tin trước đó đưa ra. Do đó, triển khai chương trình tạm trữ sẽ có tác động tích cực đến giá cả trong nước và xuất khẩu.
Theo ông Đỗ Hà Nam - tổng giám đốc Công ty CP Intimex TP.HCM, Intimex TP.HCM đã được ngân hàng đồng ý cấp vốn để mua 100.000 tấn cà phê như cam kết từ đầu, các doanh nghiệp khác cũng đang trong quá trình đàm phán với ngân hàng nên chương trình tạm trữ sẽ được tiến hành đúng kế hoạch.
Theo công văn của UBND tỉnh Đắk Lắk gửi Bộ Công thương, tỉnh đã đề xuất cho Công ty chế biến cà phê Man - Buôn Ma Thuột (liên doanh giữa Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2-9 Đắk Lắk và Công ty E.D. & FMan Vietnam Holdings B.V, vương quốc Anh) được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân.
Đây là trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được tỉnh Đắk Lắk đề xuất xin cơ chế riêng để mua cà phê, và nếu được chấp thuận sẽ là công ty nước ngoài đầu tiên tại VN được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân.
Lý giải việc này, UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng Công ty Man - Buôn Ma Thuột từ lâu đã có liên kết với các hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn để phát triển cà phê có chứng nhận cà phê sạch (tiêu chuẩn 4C). Với sự đầu tư lớn như thế, nếu không mua được cà phê trực tiếp từ nông dân thì sẽ rất thiệt thòi cho công ty.
Theo ông Trần Hiếu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, sở dĩ UBND tỉnh Đắk Lắk đề xuất cho Công ty Man - Buôn Ma Thuột mua cà phê trực tiếp từ nông dân bởi đây là công ty liên doanh góp vốn với một công ty nhà nước.
Dù chưa được thông qua nhưng đề xuất này đã khiến nhiều doanh nghiệp cà phê trong nước thật sự lo lắng. Bởi hai năm qua dù chưa được phép mua cà phê trực tiếp từ người dân, nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, các công ty nước ngoài đã ngày càng mở rộng hệ thống mua cà phê trên thị trường nội địa.
Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN (Vicofa), cho biết đến nay 12 nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới đều đã có mặt tại VN để mua và xuất khẩu cà phê. Mạng lưới của các công ty này rộng khắp các vùng cà phê trọng điểm cả nước thông qua đại lý hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu như cách đây hai năm tỉ trọng các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 15% thì đến hôm nay đã trên 50%.
Ông Vân Thành Huy, tổng giám đốc Công ty Inexim Đắk Lắk, cho biết các năm trước 20 doanh nghiệp cà phê hàng đầu VN xuất khẩu trên 80% cà phê cả nước nhưng vụ vừa qua chỉ còn trên 60%, và với xu hướng này vụ năm nay còn xuống thấp hơn nữa.
Không đúng luật
Lãnh đạo Vicofa cho rằng nếu chỉ dựa vào việc doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra một số tiền nhỏ lấy chứng nhận cà phê sạch để cho họ mua cà phê trực tiếp là sai luật. Là người trực tiếp tham gia đàm phán với các nước trong quá trình VN tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Lương Văn Tự cho biết phía VN đã nỗ lực đàm phán để thỏa thuận với các đối tác giữ thị trường nội địa bằng cách không đồng ý cho các doanh nghiệp nước ngoài được mua trực tiếp nhiều loại nông sản VN, trong đó có cà phê.
“Theo cam kết với WTO, cho dù mở cửa thị trường nhưng VN cũng không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia trực tiếp việc mua bán cà phê với người dân” - ông Tự khẳng định.
Theo ông Vũ Đức Tiến - giám đốc Công ty xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), lý do mà UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng Công ty Man - Buôn Ma Thuột có chứng nhận cà phê sạch 4C là không thỏa đáng, bởi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay đã có một số doanh nghiệp đang thực hiện quy trình này.
Theo ông Tiến, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với các công ty xuất nhập khẩu cà phê có vốn đầu tư nước ngoài khi các công ty này được phép tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cà phê từ nông dân.
Doanh nghiệp cạnh tranh, nông dân được lợi?
Nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép công ty cà phê nước ngoài đầu tư và tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp từ nông dân là một việc làm có lợi cho thị trường cà phê.
Ông Lê Văn Phượng, một nông dân trồng cà phê tại Bảo Lâm (Lâm Đồng), cho biết trước đây bán cho các doanh nghiệp cà phê trong nước rất khó vì họ không mua trực tiếp của dân mà thông qua các đại lý. Giá bán cho doanh nghiệp trong nước cũng thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Năm rồi có thêm các đại lý của công ty nước ngoài nên bán cà phê dễ dàng hơn nhiều.
Ông Nguyễn Xuân Thái - giám đốc Công ty cà phê Thắng Lợi (Krông Pắk, Đắk Lắk) - cho rằng càng có nhiều doanh nghiệp mua cà phê cho nông dân thì càng tăng tính cạnh tranh trong “cuộc đua” này, nông dân sẽ được hưởng lợi về giá cả.
Tuy nhiên, theo một nhà môi giới cà phê tại TP.HCM, không nên gắn việc giá cà phê tăng mạnh trong vụ vừa qua là kết quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh thu mua. Bản thân trong nước đã có hàng trăm doanh nghiệp cà phê, họ cũng phải cạnh tranh để mua hàng và xuất khẩu chứ không có chuyện cấu kết nhau ép giá người dân. Giá trong nước bám sát giá xuất khẩu trên thị trường thế giới và giá trong nước tăng chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh.
TRẦN MẠNH - THÁI BÁ DŨNG
Hãng tin Reuteurs cho biết ngày 17/5/2016, Hoa Kỳ chính thức tăng thuế nhập khẩu thép của Trung Quốc lên 522%, đặc biệt đối với thép tấm cán nguội được sử dụng trong công nghiệp xe hơi, công-ten-nơ và xây dựng.
Các nhà sản xuất thép Hoa Kỳ và châu Âu cáo buộc Trung Quốc bóp méo thị trường thép thế giới và phá giá với sản lượng dư thừa trong nước.
Theo Hoa Kỳ, cạnh tranh không bình đẳng của Trung Quốc đã khiến ngành thép Hoa Kỳ mất đi khoảng 12 ngàn việc làm trong năm 2015. Cũng trong năm 2015, Trung Quốc đã xuất khẩu thép tấm cán nguội sang Hoa Kỳ với tổng giá trị khoảng 272 triệu đô la.
Lượng thép nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 2% lượng xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, do chống phá giá, các nước nhập khẩu thép của Trung Quốc sẽ phân tán hơn. Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục chính sách hỗ trợ thuế xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc trong nỗ lực vực dậy ngành này.
Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn căng thẳng ở một số mặt hàng, gần đây nhất là Trung Quốc áp thuế phá giá đối với gà thịt của Mỹ.
Ngành thép đối mặt với nguy cơ bị kiện
(Toquoc) – Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành thép đang đứng trước nguy cơ bị kiện do thời gian qua lượng thép xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng quá nhanh và giá xuất khẩu cũng tương đối thấp.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến sáng 3/10 tại Bộ Công Thương, ông Phạm Chí Cường cho biết,Hiệp hội ống Thép của Mỹ đã gửi văn bản cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng thép ống xuất khẩu. Do vậy, sắp tới sẽ là thời gian vô cùng khó khăn cho ngành thép khi phải đối mặt với nguy cơ bị kiện.
Theo ông Cường, nguyên nhân dấn đến nguy cơ trên là do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tăng nhanh, chủ yếu là mặt hàng thép cán nguội, ống thép… Ngoài ra, giá thép xuất khẩu của Việt Nam cũng được phía Mỹ đánh giá là tương đối thấp.
“Khả năng Mỹ sẽ điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống xuất khẩu của Việt Nam do cho rằng, xuất khẩu thép ống của Việt Nam sang Mỹ đạt thị phần khá lớn và làm ảnh hưởng đến thép sản xuất trong nước của Mỹ. Vấn đề này cũng đã được phía Mỹ cảnh báo từ hai năm nay”, ông Cường khẳng định.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thép thời gian qua đang trong giai đoạn hết sức khó khăn do lượng thép tồn đọng lớn. VSA cho biết, lượng thép tồn kho hiện đang ở mức cao, gần 500 nghìn tấntrong khi bình quân lượng tồn kho ở mức cho phép khoảng 250 nghìn tấn. Nhiều nhà máy thép chỉ vận hành 50-60% công suất, thậm chí phải ngừng sản xuất. Theo tính toán của VSA, mức lãi mà các doanh nghiệp thép phải trả đối với lượng hàng tồn kho này khoảng gần 150 tỷ đồng/tháng.
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến sáng nay, ông Cường thừa nhận, ngành thép hiện đang rất ít kinh nghiệm và thấy lúng túng do đây là mặt hàng mới xuất khẩu. Các doanh nghiệp thép đang rất cần sự giúp đỡ của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương). Hiện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã gửi thông báo cho Hiệp hội thép Việt Nam đề nghị Hiệp hội chuẩn bị để đối phó trong trường hợp bị kiện.
Mặc dù chia sẻ với hàng loạt những khó khăn mà ngành thép đang đối mặt nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cũng cho rằng, trong nền kinh tế thị trường thì việc bị kiện đối với các ngành hàng là khó tránh khỏi. Do vậy, ngành thép cần phải chấp nhận luật chơi chung.
“Trước mắt, ngành thép cần phải chuẩn bị tinh thần và có những biện pháp dự phòng, đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Sự can thiệp của Chính phủ đối với vấn đề này là rất hạn chế. Vậy nên, vai trò của Hiệp hội trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết”, ông Quang nhấn mạnh./.
Q.Anh
Ngành thép đối mặt với nguy cơ bị kiện
-Doanh nghiệp cà phê lo mất “sân nhà”-Thị trường thu mua nông sản:-- Doanh nghiệp cà phê lo mất “sân nhà”
TT - Dù chưa được luật pháp cho phép nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp nước ngoài đã mua trên 50% tổng lượng cà phê nguyên liệu trên địa bàn cả nước.
Mới đây UBND tỉnh Đắk Lắk lại đề xuất cho phép một doanh nghiệp nước ngoài “hợp thức hóa” việc trực tiếp mua cà phê từ người dân. Nhiều công ty xuất khẩu cà phê trong nước cho biết với hoàn cảnh vốn thiếu, lãi suất cao... như hiện nay, việc đề xuất trên càng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.
“Mở cửa” cho nước ngoài
Chương trình tạm trữ sẽ diễn ra đúng kế hoạch
Đó là khẳng định của Vicofa ngày 2-10. Ông Lương Văn Tự cho biết thực tế hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn nhiều so với các năm trước. Cung cầu cà phê thế giới niên vụ 2011-2012 cũng không thừa như các thông tin trước đó đưa ra. Do đó, triển khai chương trình tạm trữ sẽ có tác động tích cực đến giá cả trong nước và xuất khẩu.
Theo ông Đỗ Hà Nam - tổng giám đốc Công ty CP Intimex TP.HCM, Intimex TP.HCM đã được ngân hàng đồng ý cấp vốn để mua 100.000 tấn cà phê như cam kết từ đầu, các doanh nghiệp khác cũng đang trong quá trình đàm phán với ngân hàng nên chương trình tạm trữ sẽ được tiến hành đúng kế hoạch.
Theo công văn của UBND tỉnh Đắk Lắk gửi Bộ Công thương, tỉnh đã đề xuất cho Công ty chế biến cà phê Man - Buôn Ma Thuột (liên doanh giữa Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2-9 Đắk Lắk và Công ty E.D. & FMan Vietnam Holdings B.V, vương quốc Anh) được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân.
Đây là trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được tỉnh Đắk Lắk đề xuất xin cơ chế riêng để mua cà phê, và nếu được chấp thuận sẽ là công ty nước ngoài đầu tiên tại VN được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân.
Lý giải việc này, UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng Công ty Man - Buôn Ma Thuột từ lâu đã có liên kết với các hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn để phát triển cà phê có chứng nhận cà phê sạch (tiêu chuẩn 4C). Với sự đầu tư lớn như thế, nếu không mua được cà phê trực tiếp từ nông dân thì sẽ rất thiệt thòi cho công ty.
Theo ông Trần Hiếu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, sở dĩ UBND tỉnh Đắk Lắk đề xuất cho Công ty Man - Buôn Ma Thuột mua cà phê trực tiếp từ nông dân bởi đây là công ty liên doanh góp vốn với một công ty nhà nước.
Dù chưa được thông qua nhưng đề xuất này đã khiến nhiều doanh nghiệp cà phê trong nước thật sự lo lắng. Bởi hai năm qua dù chưa được phép mua cà phê trực tiếp từ người dân, nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, các công ty nước ngoài đã ngày càng mở rộng hệ thống mua cà phê trên thị trường nội địa.
Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao VN (Vicofa), cho biết đến nay 12 nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới đều đã có mặt tại VN để mua và xuất khẩu cà phê. Mạng lưới của các công ty này rộng khắp các vùng cà phê trọng điểm cả nước thông qua đại lý hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu như cách đây hai năm tỉ trọng các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 15% thì đến hôm nay đã trên 50%.
Ông Vân Thành Huy, tổng giám đốc Công ty Inexim Đắk Lắk, cho biết các năm trước 20 doanh nghiệp cà phê hàng đầu VN xuất khẩu trên 80% cà phê cả nước nhưng vụ vừa qua chỉ còn trên 60%, và với xu hướng này vụ năm nay còn xuống thấp hơn nữa.
Không đúng luật
Lãnh đạo Vicofa cho rằng nếu chỉ dựa vào việc doanh nghiệp nước ngoài bỏ ra một số tiền nhỏ lấy chứng nhận cà phê sạch để cho họ mua cà phê trực tiếp là sai luật. Là người trực tiếp tham gia đàm phán với các nước trong quá trình VN tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Lương Văn Tự cho biết phía VN đã nỗ lực đàm phán để thỏa thuận với các đối tác giữ thị trường nội địa bằng cách không đồng ý cho các doanh nghiệp nước ngoài được mua trực tiếp nhiều loại nông sản VN, trong đó có cà phê.
“Theo cam kết với WTO, cho dù mở cửa thị trường nhưng VN cũng không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia trực tiếp việc mua bán cà phê với người dân” - ông Tự khẳng định.
Theo ông Vũ Đức Tiến - giám đốc Công ty xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), lý do mà UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng Công ty Man - Buôn Ma Thuột có chứng nhận cà phê sạch 4C là không thỏa đáng, bởi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay đã có một số doanh nghiệp đang thực hiện quy trình này.
Theo ông Tiến, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với các công ty xuất nhập khẩu cà phê có vốn đầu tư nước ngoài khi các công ty này được phép tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cà phê từ nông dân.
Doanh nghiệp cạnh tranh, nông dân được lợi?
Nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép công ty cà phê nước ngoài đầu tư và tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp từ nông dân là một việc làm có lợi cho thị trường cà phê.
Ông Lê Văn Phượng, một nông dân trồng cà phê tại Bảo Lâm (Lâm Đồng), cho biết trước đây bán cho các doanh nghiệp cà phê trong nước rất khó vì họ không mua trực tiếp của dân mà thông qua các đại lý. Giá bán cho doanh nghiệp trong nước cũng thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Năm rồi có thêm các đại lý của công ty nước ngoài nên bán cà phê dễ dàng hơn nhiều.
Ông Nguyễn Xuân Thái - giám đốc Công ty cà phê Thắng Lợi (Krông Pắk, Đắk Lắk) - cho rằng càng có nhiều doanh nghiệp mua cà phê cho nông dân thì càng tăng tính cạnh tranh trong “cuộc đua” này, nông dân sẽ được hưởng lợi về giá cả.
Tuy nhiên, theo một nhà môi giới cà phê tại TP.HCM, không nên gắn việc giá cà phê tăng mạnh trong vụ vừa qua là kết quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh thu mua. Bản thân trong nước đã có hàng trăm doanh nghiệp cà phê, họ cũng phải cạnh tranh để mua hàng và xuất khẩu chứ không có chuyện cấu kết nhau ép giá người dân. Giá trong nước bám sát giá xuất khẩu trên thị trường thế giới và giá trong nước tăng chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh.
TRẦN MẠNH - THÁI BÁ DŨNG
-Doanh nghiệp cà phê lo mất “sân nhà”
--
Kỳ vọng vào hiệp hội (03/10)
--
Kỳ vọng vào hiệp hội (03/10)
TT - Sau khi Liên minh châu Âu (EU) bỏ áp thuế chống bán phá giá (mức thuế 10%) cho giày xuất khẩu từ VN vào tháng 4-2011, nỗi lo sụt giảm kim ngạch xuất khẩu như nhiều năm trước đã không còn.
Tuy nhiên, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) mới đây phải kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu da giày hết sức kiềm chế đối với giá trị các hợp đồng xuất khẩu nhằm tránh rơi vào tình trạng lượng hàng xuất khẩu gia tăng đột biến.
Bởi nếu không kiểm soát được lượng hàng xuất khẩu lẫn giá trị đơn hàng, đây sẽ là cái cớ để EU có thể áp lại thuế chống bán phá giá đối với VN mà không cần phải thông qua bất kỳ cuộc điều tra nào. Cái khó hơn nữa đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước là EU không đưa ra một tỉ lệ cụ thể nào để các doanh nghiệp chủ động phòng ngừa, biết có chạm đến “ngưỡng” hay chưa.
Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp duy nhất tính đến thời điểm này là hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại website http://www.canhbaosom.vn hoặchttp://www.earlywarning.vn do VCA lập từ tháng 8-2010 với chức năng cung cấp thông tin về thị trường.
Câu chuyện ở đây cho thấy vai trò của hiệp hội ngành hàng trong việc kết nối, điều phối và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đặc biệt khi VN ngày càng có nhiều ngành hàng xuất khẩu đứng vị trí nhất nhì của thế giới.
Sự nỗ lực của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN trong việc thắng Mỹ ở vụ kiện tôm lên Tổ chức Thương mại thế giới vừa qua, hay việc thống nhất được mức giá sàn đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Hiệp hội Lương thực VN như lâu nay, cho thấy chính việc liên thông chặt chẽ giữa hiệp hội và doanh nghiệp đã phần nào hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể gây ra cho doanh nghiệp lẫn lợi ích quốc gia.
Có lẽ đã đến lúc tình cảnh “mất bò mới lo làm chuồng” cần được chủ động loại bỏ từ trong nếp nghĩ lẫn trong cách điều hành hoạt động hiện nay của không ít hiệp hội ngành hàng.
QUỲNH KHÔI
---
-Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi roChi tiêu quá mức nhưng đầu tư lại kém hiệu quả đã khiến nợ công của VN tăng nhanh. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với Thanh Niên.--