Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Ngâm gạo rồi để quên, hôm sau hoảng hốt thấy gạo chuyển màu xanh

--Gạo chuyển màu xanh sau khi ngâm nước: Do nấm mốcDân Trí
Dân trí Ngày 2/6, Chi Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Đà Nẵng cho biết, đã có kết luận việc gạo chuyển qua màu xanh sau khi ngâm nước. Trước đó, một số hộ dân ở phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vô cùng lo lắng khi loại gạo họ đang sử dụng có hiện tượng đổi màu xanh khi ngâm lâu trong nước.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục đã trực tiếp gặp người dân để tìm hiểu vụ việc và được biết, người dân sau khi ngâm gạo rồi chắt nước ra, để gạo ẩm ướt nhiều ngày.



Gạo chuyển màu xanh sau ngâm nước là hiện tượng bình thường trong tự nhiên

Theo Chi cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Đà Nẵng, trong thực tiễn, nhiều người đã biết đến các loại đậu đỗ, hạt có dầu như: lạc (đậu phụng), bắp, đậu xanh, đậu nành... hay thức ăn để lâu ngày sẽ xuất hiện nấm mốc màu nâu, màu xanh... Tuy nhiên, đối với gạo ít thấy hiện tượng nấm mốc, bởi gạo trong gia đình thường được bảo quản tốt trong các thùng kín, mua về dùng trong thời gian ngắn, rồi mua tiếp, không ai tích trữ gạo để quá lâu hoặc để gạo nơi ẩm ướt dẫn đến nấm mốc. Do vậy, khi xảy ra gạo bị nấm mốc có màu vàng, xanh cho rằng hiện tượng lạ.

Nấm mốc xâm nhập được vào gạo, khi gạo có hàm lượng nước trên 12%, gạo bị ẩm ướt nhiều ngày thì mức độ xâm nhập và phát triển nấm mốc càng nhiều. Hiện tượng, gạo để ẩm ướt (sau khi ngâm đổ hết nước ra) sau 40 giờ, có biểu hiện có màu vàng hoặc nâu hoặc màu xanh... là hiện tượng bình thường trong tự nhiên, cũng như bao thực phẩm khác để trong môi trường ẩm, ướt đều bị nấm mốc xâm nhập làm hư hỏng, hôi thối.


 ...
Gạo đổi màu ở Đà Nẵng là do nấm mốcbaotintuc.vn
Gạo ngâm nước đổi màu xanh do nấm mốcXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Gạo trắng ngâm chuyển thành màu xanh là do... nấm mốcPLO


Thanh Tra -Tuổi Trẻ -Tin Mới -Chất Lượng Việt Nam VietQ




 -Ngâm gạo rồi để quên, hôm sau hoảng hốt thấy gạo chuyển màu xanh
Mang gạo ra ngâm chuẩn bị nấu cơm nhưng để quên, gia đình anh Trung vô cùng hoang mang khi gạo chuyển sang màu xanh sau vài giờ đồng hồ.


Gạo có màu xanh sau khi ngâm nước

Nhiều ngày qua, một số hộ dân trú tổ 8B, phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) vô cùng lo lắng khi loại gạo họ đang sử dụng có hiện tượng đổi màu khi ngâm lâu trong nước.

Trao đổi với PV, anh Bùi Trung (trú tổ 8B, phường Thọ Quang) cho hay, chiều 12-5, anh vo gạo để chuẩn bị nấu cơm nhưng do có việc rời khỏi nhà nên để quên trong nồi.

Đến sáng hôm sau, anh Trung kiểm tra lại nồi cơm thì toàn bộ số gạo ngâm nước chuyển sang màu xanh.
Gạo có màu trắng bình thường khi gia đình anh Trung vừa mới ngâm nước

"Tôi để gạo trong nồi qua một đêm. Gạo hút hết nước và chuyển sang màu xanh, có mùi rất khó chịu như mùi tôm cá ươn để lâu ngày dưới ánh nắng mặt trời vậy.

Gia đình tôi giữ lại để theo dõi tiếp thì 1 ngày sau gạo chuyển sang màu vàng, mùi hôi càng nồng nặc hơn", anh Trung kể.



Gia đình anh Trung vô cùng hoang mang khi gạo chuyển sang màu xanh sau ít giờ đồng hồ

Nhiều người hàng xóm sử dụng loại gạo cùng nhãn hiệu với gia đình anh Trung cũng lo lắng mang gạo đi ngâm nước để kiểm tra. Họ vô cùng hoang mang khi gạo của gia đình mình cũng đổi từ màu trắng sang màu xanh.

"Lúc đầu nghe anh Trung nói gia đình tôi cũng không tin nên làm thử nhưng rất bất ngờ khi gạo của mình cũng bị đổi màu.

Đây là loại gạo mà gia đình tôi đã dùng trong nhiều năm qua, cơm ăn khá ngon và từ trước đến nay chưa xảy ra việc tương tự. Tôi cũng không hiểu tại sao gạo lại có màu xanh sau khi ngâm nước như vậy", anh Lê T. (trú tổ 8B, phường Thọ Quang) lo lắng.



Loại gạo gia đình anh Trung sử dụng khi chưa ngâm nước

Theo anh Trung, loại gạo mà anh và nhiều người hàng xóm dùng là của 1 công ty có trụ sở đóng tại cụm công nghiệp An Thạnh, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

"Gạo được chúng tôi mua ở một đại lý gần nhà, trên bao bì in rõ của công ty đó. Loại gạo này nhìn hạt rất đẹp, trắng, đều và không có gì bất thường cả.

Loại chúng tôi mua là bao 10 kg, có giá bán lẻ là 125 nghìn đồng. Gia đình tôi đông người nên loại bao 10 kg này ăn trong 1 tuần là hết nên không thể nói là để lâu nên bị ẩm mốc được.

Tôi cũng không biết gạo bị đổi màu như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe khi sử dụng hay không", anh Trung nói.

Chưa rõ nguyên nhân gạo đổi màu

Theo anh Trung, ngay sau khi phát hiện ra sự việc, gia đình anh cùng hàng xóm đã báo lên cơ quan chức năng quận Sơn Trà. Ngày 14-5, Đội quản lý thị trường quận và Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã đến tổ dân phố 8B tìm hiểu thông tin.

"Họ đến hỏi thông tin về sự việc và lấy mẫu gạo về phân tích, kiểm tra. Quản lý thị trường cho biết sẽ thông báo đến chúng tôi khi có kết quả phân tích.

Người dân chúng tôi đang rất hoang mang lo lắng nên chỉ biết chờ kết luận của cơ quan chức năng", anh Trung nói.

Thạc sĩ Trần Thị Thanh Mẫn, Phó trưởng khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Cao đẳng lương thực, thực phẩm Đà Nẵng cho biết, nguyên nhân khiến gạo đổi màu có thể do vi sinh vật, do bị nấm mốc hoặc do hóa chất.

"Tôi nghiêng về việc gạo có hóa chất. Các loại gạo bây giờ để bảo quản lâu người ta thường sử dụng hóa chất để bảo quản. Tôi không thể khẳng định loại hóa chất này có độc hay không.

Tuy nhiên, có thể loại hóa chất này tác động với nước khiến gạo đổi màu", bà Mẫn nói.

Cũng theo bà Mẫn, gạo bị đổi màu đương nhiên sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Màu sắc gạo thay đổi có ảnh hưởng đến chất lượng gạo và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà Mẫn cho rằng người dân cần chờ kết luận của cơ quan chức năng về loại gạo này rồi mới quyết định có nên tiếp tục sử dụng hay không.

Để làm rõ vấn đề, PV đã cố gắng liên lạc với Giám đốc Công ty sản xuất loại gạo này để làm rõ vấn đề nhưng không được.

*******

Nghi vấn gạo nhựa xuất hiện ở TP.HCM
Thanh Niên
(TNO) Gạo nấu thành cơm lúc chín lúc sống, có vài hạt lẫn trong cơm nghi là nhựa đốt cháy khét; gạo rang trong chảo khét mùi nhựa và kết dính thành từng cục...

Gạo rang trong chảo khét mùi nhựa và kết dính thành từng cục


Rang trên chảo khét mùi nhựa

Trao đổi với PV Thanh Niên Online sáng 30.9, chị Ngô Hoàng Phương Đông, nhà ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho biết cách đây khoảng 4 ngày chị mua 20 kg gạo có hiện tượng nói trên tại một cửa hàng gạo quen biết ở đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận, TP.HCM).


Mấy ngày đầu, lô gạo mới đem đi nấu lần nào cũng nhão, cơm nửa chín nửa sống. Ban đầu chị Đông tưởng người giúp việc nấu không quen gạo mới hoặc nồi cơm điện có vấn đề. Chồng chị Đông thấy vợ phản ánh nên đi mua nồi cơm điện mới thay thế.


Từ khi có nồi mới, gạo nấu chín ngon hơn nhưng khi ăn thi thoảng lại lẫn vài hạt cơm chưa chín trông giống như hạt nhựa. Chị Đông cho biết một chén cơm nhặt được chừng 6-7 hạt như vậy.

“Chồng tôi nhặt xong đem để trên cái muỗng, bật lửa đốt thì hạt cơm cháy khét lẹt, khói đen xì. Lúc này cả nhà sợ quá không ai dám ăn cơm nữa”, chị Đông nói.



Do nghi trong gạo lẫn hạt nhựa, người nhà chị Đông rang thử một mẻ trên chảo. Chừng 4-5 phút, gạo chuyển sang màu đen, bốc khói khét lẹt mùi nhựa rất khó chịu và gạo bị kết thành từng cục. Chị Đông cho hay hiện số gạo trên còn chừng vài ký. Chị cũng đã báo cho chủ cửa hàng về hiện tượng trên.


Chị Đông bức xúc: “Từ trước giờ tôi mới chỉ nghe nói có gạo nhựa nhưng chưa bao giờ thấy. Giờ thì chính mình gặp phải. Nhưng hạt đó không phải 100% là nhựa nhưng rõ ràng gạo có vấn đề”.


Theo lời chỉ dẫn của chị Đông, PV Thanh Niên Online lấy một ít gạo bỏ vào chảo rang thử. Đúng như phản ánh, chừng 4-5 phút, gạo chuyển thành màu đen, bốc khói có mùi rất khó chịu và bắt đầu vón cục cả chảo. Đưa gạo lên mũi ngửi giống như mùi nhựa cháy. Chúng tôi thử rang một loại gạo khác để so sánh thì không thấy hiện tượng này. Gạo không khét mùi nhựa và đóng cục.


Lô gạo mà chị Đông phản ánh có vấn đề - Ảnh: Trung Hiếu



Khi rang trên chảo sẽ có mùi khét - Ảnh: Trung Hiếu


Có thể lẫn tạp chất ở khâu chế biến, vận chuyển


Khi cầm những hạt gạo nghi vấn pha nhựa mà PV Thanh Niên Online cung cấp, ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) cho biết về cảm quan ban đầu thì số gạo này là gạo thật. Bởi nhìn bề ngoài, hạt gạo có hạt lớn, hạt nhỏ. Khi bỏ vào miệng cắn, hạt gạo bể đôi, lưỡi có thể cảm nhận được tinh bột gạo vỡ vụn ra.

“Gạo giả nếu làm từ nhựa thì các hạt phải đều nhau, giống nhau về kích cỡ, màu sắc và không thể cắn bể đôi được”, ông Dư nói.

Tuy nhiên, ông Dư chưa thể lý giải tại sao gạo đem rang có mùi khét và vón cục nêu như trên. Theo ông Dư, có hiện tượng như trên có thể là ở khâu thu hoạch cây lúa bị phun nhiều thuốc nằm trong danh mục khuyến cáo hoặc ở khâu chế biến có thể lẫn tạp chất nhựa.


“Tôi không nghĩ số gạo này pha lẫn gạo nhựa. Bởi nếu pha thì phải pha nhiều chứ pha tỷ lệ ít thế này không thể có lời. Chưa kể hạt nhựa làm thành gạo có chi phí cao hơn gạo thật. Tuy nhiên, để thật kỹ càng cần phải đem đến các viện chuyên ngành để phân tích. Việc phân tích để coi đó có phải gạo nhựa hay cao su không, bao nhiêu phần trăm là tinh bột, cao su hay nhựa”, ông Dư khẳng định.

Ông Dư cũng đề nghị PV Thanh Niên Online để lại một ít gạo để Cục Trồng trọt kiểm tra thêm.


Khi nấu thành cơm, một số hạt không chín đốt lên cháy khét lẹt - Ảnh: Chụp lại clip chị Đông cung cấp


Ông Nguyễn Quốc Lý, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương chi nhánh phía Nam, cho biết với những hiện tượng như trên rõ ràng lô gạo trên có vấn đề. Cũng như ông Dư, ông Lý cho biết số gạo trên có vấn đề có thể do khâu bảo quản, chế biến, vận chuyển.

“Khó có thể có gạo nhựa vì không khả thi. Gạo nhựa có khi chi phí cao và người dân khi ăn phát hiện ra ngay dù tỉ lệ trộn vào gạo cực kỳ ít”, ông Lý nói.

Ông Lý cũng đặt câu hỏi với gần 700 kg của lô gạo mà cửa hàng bán ra, nếu gạo có vấn đề thì phải có nhiều khách hàng phản ánh tại sao có mình chị Đông.

“Thường cửa hàng gạo ở TP.HCM bán cho khách hàng quen, khách sống gần cửa hàng. Cho nên có vấn đề gì, khách sẽ đem ra trả và báo chủ cửa hàng ngay. Trong trường hợp này chỉ có mình chị Đông nên hơi lạ. Cũng có thể bao gạo chị Đông có lẫn tạp chất”, ông Lý lý giải.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trong ngành trồng trọt, cây giống, ông Lý cũng chưa giải thích được tại sao gạo rang lên có mùi khét và vón cục. Muốn làm rõ phải đưa gạo đi kiểm tra ở các trung tâm kiểm nghiệm hóa.

“Trước đây cũng có thông tin gạo làm từ nhựa nhưng khi Bộ NN & PTNT cho kiểm tra thì không phải. Bản thân tôi cũng chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ thấy gạo nhựa tận mắt ”, ông Lý khẳng định.


Gạo rang trên chảo chừng 4-5 phút sẽ bị vón từng cục - Ảnh: Trung Hiếu
Đã bán ra gần 700 kg gạo
Bà H., chủ cửa hàng gạo bán cho chị Đông, cho hay lô gạo trên được bà mua của một đại lý gạo ở quận 8 (TP.HCM), với số lượng gần 700 kg. Sau khi mua về, bà H. đã bán gần hết và đến nay chị Đông là người duy nhất phản ánh gạo có vấn đề.
“Tôi cũng chỉ là người kinh doanh nên khi nghe chị Đông phản ánh vậy tôi cũng lên nhà xem, ghi nhận để phản ánh cho đại lý ở quận 8. Bán gạo đã lâu nhưng giờ tôi mới gặp trường hợp thế này”, bà H. nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online chiều 30.9, bà U., chủ đại lý gạo ở quận 8 xác nhận có bán cho bà H. gần 700 kg gạo. Số gạo trên được bà U. mua của một đại lý ở Gò Công (Tiền Giang). Đại lý này thu mua gạo thông qua hệ thống hàng xáo.
Bà U. cho biết thêm lô gạo trên có tên gọi Nàng Hoa. Đây là loại gạo dẻo, thơm và khá khó nấu. Nếu nấu hơi ít nước gạo sẽ khô, không chín nhưng nếu dư ít nước, gạo sẽ nhão và có một vài hạt sẽ chín không đều.
“Tôi bán gạo mấy chục năm rồi giờ mới nghe phản ánh này. Khi nghe chị H. nói thế, tôi điện cho đại lý ở miền Tây hỏi thì bị chủ đại lý chửi tôi quá trời. Họ bảo không thể có gạo nhựa được. Anh không tin bữa nào tôi dẫn anh gặp chủ hỏi cho ra lẽ”, bà U. phân trần.

Tổng số lượt xem trang