--Vietnam Shuts Facebook, Citizens Switch To Hola
Almost 200,000 Vietnamese citizens have turned to Hola, a popular VPN service, to fight censorship and access the website.
Since April, people of Vietnam have witnessed millions of dead fish and other deep sea creatures wash ashore and it has been dubbed as the country’s worst environmental disaster. The disaster has sparked public outrage across the country. The decision to block Facebook, as well as photo-sharing app Instagram, came as dissidents tried to rally for the third successive week to protest for an environmental disaster they claim was caused by the Vietnamese government and Taiwan's Formosa Plastics.
Though security forces have been preventing protesters from gathering in Hanoi and Ho Chi Minh City, many citizens have been using Facebook to exchange information and organize rallies, thus the government is presumed to have shut the website down.Israeli proxy service Hola experienced a massive surge of downloads of the popular app and browser extension in Vietnam in the hours following the Facebook blockade.
"As the Internet becomes the mainstream method of exchanging of information between people, more and more governments, service providers and corporations are closing down on the citizens' freedom of information. Hola's P2P technology removes these barriers and makes the Web worldwide again," said a spokesperson from Hola.
While some Vietnamese may have chosen to communicate through other social media channels, many of them preferred to rely on a VPN service to continue using Facebook. Most VPNs cost between five to ten dollars a month. In a country as Vietnam, where the average monthly wage is around $150, a VPN approaches 1 per cent of monthly family income, a disproportionate amount of money to spend on such service. VPNs are so expensive because they need to pay for the costly servers through which their users' traffic pass, and they ought to make a profit from it, as well.The reason why hundreds of thousands turned to Hola is that the service is free ofcharge due to its P2P technology.
Hola's peer-to-peer (P2P) nature, in fact, does not rely on any server, so there is no underlying cost of service. Its users surf the internet anonymously by securely routing through other users' computers when these are not in use. Hola is free for non-commercial use only; the company profits from Luminati, the same proxy service offered to businesses for commercial use. This enables Hola to provide the non-commercial service free of charge. Since its launch in 2013, the service has been used by 80 million people in multiple countries to democratize the web. Earlier in May, for instance, WhatsApp users located in Brazil installed Hola to access the messaging app, which had been blocked by the government due to a court ruling.
Almost 200,000 Vietnamese citizens have turned to Hola, a popular VPN service, to fight censorship and access the website.
Since April, people of Vietnam have witnessed millions of dead fish and other deep sea creatures wash ashore and it has been dubbed as the country’s worst environmental disaster. The disaster has sparked public outrage across the country. The decision to block Facebook, as well as photo-sharing app Instagram, came as dissidents tried to rally for the third successive week to protest for an environmental disaster they claim was caused by the Vietnamese government and Taiwan's Formosa Plastics.
Though security forces have been preventing protesters from gathering in Hanoi and Ho Chi Minh City, many citizens have been using Facebook to exchange information and organize rallies, thus the government is presumed to have shut the website down.Israeli proxy service Hola experienced a massive surge of downloads of the popular app and browser extension in Vietnam in the hours following the Facebook blockade.
"As the Internet becomes the mainstream method of exchanging of information between people, more and more governments, service providers and corporations are closing down on the citizens' freedom of information. Hola's P2P technology removes these barriers and makes the Web worldwide again," said a spokesperson from Hola.
While some Vietnamese may have chosen to communicate through other social media channels, many of them preferred to rely on a VPN service to continue using Facebook. Most VPNs cost between five to ten dollars a month. In a country as Vietnam, where the average monthly wage is around $150, a VPN approaches 1 per cent of monthly family income, a disproportionate amount of money to spend on such service. VPNs are so expensive because they need to pay for the costly servers through which their users' traffic pass, and they ought to make a profit from it, as well.The reason why hundreds of thousands turned to Hola is that the service is free ofcharge due to its P2P technology.
Hola's peer-to-peer (P2P) nature, in fact, does not rely on any server, so there is no underlying cost of service. Its users surf the internet anonymously by securely routing through other users' computers when these are not in use. Hola is free for non-commercial use only; the company profits from Luminati, the same proxy service offered to businesses for commercial use. This enables Hola to provide the non-commercial service free of charge. Since its launch in 2013, the service has been used by 80 million people in multiple countries to democratize the web. Earlier in May, for instance, WhatsApp users located in Brazil installed Hola to access the messaging app, which had been blocked by the government due to a court ruling.
-
-Báo VN vẫn một chiều 'định hướng'?
Ben Ngô BBC Tiếng Việt 18 tháng 5 2016
Dường như trong các vụ mang tính ‘nhạy cảm’ như thảm họa cá chết, các báo tại Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài chuyện dựa vào nguồn tin của chính quyền, nếu không muốn bị phạt.
Hôm 16/5, tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà thơ Hoàng Hưng cùng ký vào thư “Tố cáo và phản đối Truyền hình An ninh vu cáo trắng trợn, ngang nhiên bôi nhọ danh dự của công dân”.
Theo đó, những người có tên nêu trên “kiên quyết phản bác những nhận định vô căn cứ, bôi nhọ, vu cáo chính trị ác độc” trong clip “Bằng chứng Việt Tân chỉ đạo dùng bom xăng để kích nổ "Cách mạng Cá" ở Việt Nam” của An ninh TV phát trên kênh YouTube hôm 14/5.
“Vu cáo những trí thức tâm huyết nói lên tiếng nói của dân là tối hạ sách chỉ có tác dụng bộc lộ sự ngoan cố và bế tắc của một nhóm vô trách nhiệm trong chính quyền; đẩy họ về phía đối lập, coi họ như kẻ thù, là con đường tất yếu dẫn đến sụp đổ của bất cứ nhà nước độc tài nào. Lịch sử đã, đang và sẽ mãi mãi ghi nhận điều đó”, tuyên bố viết.
“Các tác giả của clip video này đã vi phạm trắng trợn Luật báo chí và Luật hình sự”.
“An ninh TV là một cơ quan trực thuộc Bộ Công an Việt Nam. Nhận định rằng clip vu cáo chúng tôi do cơ quan này công bố có nguy cơ là tiền đề cho một vụ khủng bố của Công an đối với cá nhân chúng tôi và những người khác”.
Những ngày qua, không chỉ An ninh TV, mà cả Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng như nhiều tờ báo Việt Nam đồng loạt đăng thông tin về việc “người dân bị Việt Tân kích động biểu tình”.
Khi đình bản một tờ báo chỉ vì hai bài viết, ông Trương Minh Tuấn muốn tâng công hay muốn "tiếp tay cho các thế lực thù địch nói xấu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?"Nhà báo Huy Đức
Một bài trong số đó đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm 14/5 đã lập tức nhận được phản hồi từ người bị cáo buộc “nhận tiền của Việt Tân và có tiền án tiền sự” trong bài, ông Huỳnh Thành Phát.
Trong đoạn clip 'đối chất' giữa ông Phát và phóng viên Tuổi Trẻ được lan truyền trên mạng xã hội ngay sau đó, tác giả bản tin đuối lý phải thừa nhận "viết theo công an, và chỉ đăng lại nên công an mới là người chịu trách nhiệm về cáo buộc".
'Đúng định hướng'
Trên diễn đàn ‘Sống tốt với nghề báo’, một nhà báo kỳ cựu đặt câu hỏi về việc Bộ Thông tin - truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, chính xác, khách quan, đúng định hướng, có cơ sở khoa học, đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái, kích động nhằm ổn định tình hình, không gây tâm lý hoang mang trong dư luận”.
“Yêu cầu này quá khó, làm sao nhà báo có thể vừa 'đưa tin trung thực, chính xác, khách quan' lại vừa 'đúng định hướng' được cơ chứ?”, nhà báo này viết.Image captionBáo Thế giới Tiếp thị đăng nhiều bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh bàn về thời cuộc
Trong một diễn biến khác, hôm 17/5, số báo mới nhất của báo Tuổi Trẻ Cười, một ấn phẩm trào phúng của báo Tuổi Trẻ gặp sự cố, phải thay tranh bìa được cho là ‘liên quan đến cá chết’ và phát hành trễ hai ngày.
Trước đó, Cục Báo chí Bộ Thông tin Truyền thông của Việt Nam ra quyết định phạt tiền 140 triệu đồng đối với báo Nông thôn Ngày nay và tờ báo này 'xin tự đình bản' ba tháng ấn phẩm Thế giới Tiếp thị của họ.
Thế giới Tiếp thị là một trong những ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, đã đăng hai bài viết ‘Mãi mãi là người đến sau’ và ‘Lời than thở của các loài cá’ bị cho là đã vi phạm một nghị định của Chính phủ.
Vậy thì làm sao để các báo có thể đưa tin mà không bị Ban Tuyên giáo phạt?
Điều này lý giải việc một số bản tin cập nhật diễn biến mới nhất của vụ cá chết càng khiến người đọc thêm hoang mang và mất lòng tin vào báo chí. Kiểu như “Người dân có gà bị chết cho rằng do ăn cá biển, tuy nhiên chính quyền sở tại nói qua xác minh những con gà này chết vì "ăn quá no" (VnExpress hôm 16/5).
Sau cuộc biểu tình lần ba hôm 15/5, Tuổi Trẻ cũng như một số báo khác đã vội vã đăng bản tin “TP Hồ Chí Minh yên bình trong ngày 15/5”.
Rõ là sự ‘yên bình’ trên mặt báo không thể khỏa lấp sự thật về những bất an của lòng dân mà các nhà báo vì những lẽ gì đó không thể và cũng không có cách nào viết ra.
Vấn đề là truyền thông Việt Nam, cũng như mọi lần, cũng chỉ có một chiều thông tin mang tính tuyên truyền, trong lúc người đọc của họ bây giờ đã có nhiều cách tiếp cận sự thật mà không cần đọc báo, xem truyền hình “theo định hướng”.
Trong ba cuộc biểu tình về vụ cá chết tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, người dân Việt Nam cập nhật thông tin chủ yếu từ mạng xã hội trong lúc báo chí chính thống để lại khoảng trống trước khi đồng loạt tấn công "các thế lực thù địch kích động biểu tình".
Có thể thấy sự im lặng của báo giới cũng là câu trả lời cho câu hỏi: "Người cầm bút đưa tin vì ai, vì điều gì?"
-Cuộc sống đầy khó khăn của ngư dân sau vụ cá chết hàng loạt
25/04/2016
Sau khi cá chết hàng loạt, hàng trăm ngư dân Hà Tĩnh ngừng ra khơi do nguồn thủy hải sản nơi đây không thể tiêu thụ. Một số người chuyển sang lặn biển mò sắt, thép vụn kiếm sống.
Ngày 25/4, hơn 400 chiếc thuyền to, nhỏ neo đậu tại âu thuyền xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Đây là khu vực gần đèo Ngang, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình. Theo nhiều ngư dân, một tuần nay, họ không ra khơi đánh bắt cá vì số lượng ngày càng ít. Mặt khác người tiêu dùng không mua cá biển do ngư dân đánh bắt sau vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên - Huế.
Khu vực đánh bắt cá của xã Kỳ Lợi nằm không xa khu công nghiệp Formosa - nơi có
đường ống xả thải đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Do không còn cá để đánh bắt và người tiêu dùng không mua cá biển nên hàng loạt gia đình cất lưới, nghỉ ra khơi. Anh Mai Xuân Hùng (Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh) cùng người thân gói gém manh lưới cho vào bao tải kể: "Gần 70 năm nay, từ thời ông cha bám biển, chưa bao giờ gặp hoàn cảnh như thế này. Cả gia đình với 8 nhân khẩu trông chờ vào biển nhưng giờ không đi đánh bắt, rất khó khăn".
Nhiều ngư dân cho biết, nếu ra khơi đánh bắt được ít cá, sau đó về lại không tiêu thụ được thì lỗ nặng.
Ông Lê Văn Minh (ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cho biết, trong hai ngày 23 - 24/4, thuyền của ông chỉ đánh bắt được 3 kg cá. "Chừng ấy là không đủ tiền xăng dầu và công sức đi lại hơn 10 giờ. Thậm chí, khi chúng tôi đem cá ra chợ bán còn bị người dân trách móc tại sao lại mang cá có độc tố đầu độc người dân", ông buồn bã nói.
Thay vì đánh bắt gần bờ, nhiều gia đình chuẩn bị xăng dầu, đồ ăn thức uống đánh bắt xa khơi, cách bờ khoảng 30 hải lý (hơn 50 km) để đánh bắt cá. "Những loại cá xuất khẩu vẫn có thể bán được, chủ yếu là cá đục nhưng loài này cũng không còn nhiều", ngư dân tên Thành nói.
Tuy nhiên, sau khi nghe tin ngay cả cá xuất khẩu nhiều tiểu thương cũng không nhập nên người đàn ông này lặng lẽ nhìn về phía xa, đành cất xăng dầu, thức ăn trở về nhà.
Ông Mai Xuân Liêm là người có hơn 50 năm bám biển. Ông chia sẻ, từ khi cá chết hàng loạt, hôm nào ông cũng ra âu thuyền ngồi. "Ở nhà không có việc làm, buồn bã chân tay, ra biển thì không được ra khơi, buồn lắm", ông Liêm than thở.
Ông Nguyễn Phúc (72 tuổi, ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cũng chung tâm trạng. Cả gia đình hơn 10 nhân khẩu trông chờ vào biển cả, nhưng nay không dám ra khơi vì sợ bị thua lỗ, không ai mua cá. Nếu như ngày xưa mỗi lần ra khơi thu hoạch được từ 40 - 50 kg cá, thì nay chỉ 2 - 3 kg.
Nhiều gia đình chuyển sang lặn để thu gom những loại sắt thép từ khu công nghiệp Formosa rơi xuống biển.
"Chúng tôi không còn cách nào khác, việc mò sắt thép dưới biển rất khó khăn và nguy hiểm nhưng vẫn phải làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống", bà Lợi chia sẻ.
Khu vực bán cá của xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương (Kỳ Anh) trở nên đìu hiu, không bóng dáng tiểu thương, trong khi đó lực lượng dân phòng rất đông. "Các xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh thường xuyên đi kiểm tra tại các chợ để đảm bảo không có ngư dân bán cá biển tại chợ cho đến khi có kết luận cuối cùng", đại diện công an xã Kỳ Lợi nói.
Hàng quán ven bờ biển ế ẩm gần hai tuần nay. Có nhà hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng vì cá, cua, ghẹ không bán được tới tay người dùng.
Ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác.
Từ đó các tỉnh cần có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Thủ tướng nhấn mạnh không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
Ảnh: Lê Hiếu - Video: Đức Phạm-
-'Ăn bớt' gạo của ngư dân được hỗ trợ vì cá chết
06:18 PM - 18/05/2016 Thanh Niên Online-
-Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các địa phương chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong việc cấp gạo hỗ trợ ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá biển chết hàng loạt.
Ngày 18.5, tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường, tỉnh này đã tổ chức vận chuyển gạo đến từng xã và đang tích cực cấp phát cho ngư dân.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số địa phương, đã xuất hiện tình trạng thôn, xóm tổ chức thu tiền của các hộ gia đình được cấp gạo hỗ trợ với lý do: để trả tiền vận chuyển, hoặc cấp gạo nhưng không đủ số lượng quy định (15 kg/người/tháng). Đây là việc làm trái quy định, không đúng với chủ trương chính sách hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 16.5, UBND tỉnh Quảng Trị họp bàn giải pháp cứu trợ người dân vùng biển bị thiệt hại do hải sản chết bất thường.
Vì vậy, trong công văn hỏa tốc ký ban hành ngày 17.5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm (nếu có).
Trường hợp có thu tiền của các hộ gia đình thì phải trả lại ngay, cấp không đủ số lượng gạo thì phải cấp bổ sung, đảm bảo đủ theo quy định; đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai sót.
Hằng ngày, các huyện, thị xã phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh - Xã hội về kết quả cấp phát gạo hỗ trợ ngư dân trước 16 giờ, để sở này tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu Sở Lao động - Thương binh - Xã hội kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường trên địa bàn.
Nguyên Dũng-
TIN LIÊN QUAN
Hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do hải sản chết
Tuyên truyền chính sách hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại
Trung ương Đoàn trao 1.000 suất quà hỗ trợ ngư dân miền Trung
Lập đường dây nóng hỗ trợ ngư dân
-Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”
Theo tham luận của Đảng bộ Công an Trung ương, 5 năm qua, bên cạnh tình hình thế giới phức tạp, ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, "cách mạng màu"... nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Sáng 22/1/2016, trong phiên thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng 12, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận của Đảng bộ Công an Trung ương về Đổi mới toàn diện công tác Công an đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tham luận của Đoàn đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương bày tỏ sự nhất trí cao với Báo cáo chính trị và các văn kiện trình Đại hội.
Tham luận nêu rõ: Năm năm qua, bên cạnh những nhân tố tích cực, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất mới, phức tạp, khó dự báo, tác động đến hòa bình, ổn định của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan đặc biệt nước ngoài tập trung tấn công, thâm nhập, tác động hòng chuyển hóa, tạo dựng các nhân tố chống đối trong nội bộ; đẩy mạnh tập hợp lực lượng đối lập trong nội địa nhằm tiến hành cái gọi là “cách mạng màu” ở Việt Nam.
Số đối tượng chống đối trong nước cấu kết chặt chẽ với bọn phản động bên ngoài hoạt động chống phá quyết liệt.
Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn; tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước rất nghiêm trọng; các hội, nhóm trái pháp luật hoạt động ngày càng công khai, thách thức.
Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh đó, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục đổi mới nhiều chủ trương, đối sách, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự, triển khai đồng bộ các mặt công tác, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” như Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng đã đề ra.
Chủ động tham mưu với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều chủ trương, giải pháp cơ bản, có ý nghĩa chiến lược về bảo đảm an ninh, trật tự, kết hợp chặt chẽ giữa an ninh, quốc phòng với kinh tế, đối ngoại; xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo; giữ vững thế chủ động chiến lược, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.
Công tác phòng ngừa, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; tập trung phát hiện, triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; điều tra, khám phá nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, ma túy, sử dụng công nghệ cao đặc biệt nghiêm trọng, thu hồi cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng; kiềm chế gia tăng tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án hình sự đạt và vượt chỉ tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố, gắn kết chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.
Ngoài ra, công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng được tăng cường cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được nâng lên; phương tiện, điều kiện làm việc được cải thiện; tuyệt đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; xuất hiện ngày càng nhiều người tốt, việc tốt và những tấm gương mưu trí, dũng cảm hy sinh trong công tác, chiến đấu.
Những kết quả, thành tích nêu trên đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Tham luận của Đảng bộ Công an trung ương nêu rõ: Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, khó lường.
Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với hình thái, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.
Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ; gia tăng liên kết trong - ngoài hòng tập hợp lực lượng, hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, chuẩn bị điều kiện tiến hành “cách mạng màu” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tệ nạn xã hội, giữ gìn kỷ cương, phép nước sẽ vẫn là mặt trận nóng bỏng.
Do đó, nhiệm vụ của Bộ công an thời gian tới hết sức chú trọng vào:
Thứ nhất, tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, làm cơ sở, định hướng để tiếp tục đổi mới toàn diện công tác Công an.
Thứ hai, nâng cao năng lực nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chiến lược, nhận diện sớm các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự và triển khai có hiệu quả đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước.
Thứ ba, đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; kịp thời triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, không để phát sinh các tụ điểm phức tạp mới; kiềm chế gia tăng tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm gia tăng, không để tội phạm lộng hành.
Đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra tội phạm, không để lọt tội phạm, không để oan, sai.
Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn kết chặt chẽ với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng cải tiến quy trình bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Tập trung quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, nhất là đối với các ngành nghề nhạy cảm, không để hình thành các tụ điểm tệ nạn về ma túy, cờ bạc, mại dâm.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống thiên tai.
Thứ năm, đặc biệt chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy đồng bộ, toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó công tác xây dựng Đảng là then chốt; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, đề cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; công tác tổ chức cán bộ là khâu đột phá; tổng kết thực tiễn và đúc kết lý luận là nhiệm vụ quan trọng.
Chuyển mạnh từ tư duy hậu cần phục vụ sang hậu cần chủ động bảo đảm. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển công nghiệp an ninh, huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
Chủ động nghiên cứu, sản xuất thiết bị kỹ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với tính chất công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.
Đảng cần nghiêm khắc đánh giá lại chính mình
theo Infonet
-BBC Vietnamese-
-Tiến sỹ Jonathan London vừa đưa ra 25 điểm mà ông mô tả là “Vài đề nghị xây dựng về việc chết cá, vu khống”.
1. Vụ chết cá là thảm hoạ;
2. Theo vài nhà chất độc học, xác định những nguyên nhân sẽ yêu cầu thời gian;
3. Dù nguyên nhân còn chưa rõ, có mọi lý do để nghi ngờ về ô nhiễm công nghiệp;
4. Dù đã có mấy cuộc họp, sự thực hiện của các cơ quan chức năng đã chậm trễ;
5. Trong bối cảnh căng, cách thông tin cho dân đã thiếu chuyên nghiệp;
6. Thiếu một phản ứng rõ ràng, người dân trong và ngoài nước càng bất bình;
7. Tình trạng thiếu thông tin, thiếu phản ứng đầy đủ đã tạo ra những rủi ro nhất định;
8. Bên cạnh vụ chết cá, một thảm họa PR, thông tin cũng đã xảy ra;
9. Đối phó với thảm hoạ, nhà nước có trách nhiệm thông tin cực rõ, cực nhanh;
10. Tin chính xác, đầy đù, kịp thời bao nhiêu, bớt lo lắng, căng thẳng bấy nhiều;
11. Đề nghị chính quyền của Việt Nam học ngành PR trong thời gian sớm nhất;
12. Quay phim về vài cuộc hợp trên chương trình thời sự chưa đủ, thiếu thuyết phục;
13. Có lãnh đạo chính phủ lên TV, có họp báo như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ là tốt nhất;
14. Cần có một nên báo chí độc lập hơn, có trách nhiệm chuyên nghiệp, uy tín hơn;
15. Nên tạo điều kiện cho nhà báo độc lập để hành động một cách chuyên nghiệp;
16. Thiếu báo chí như trên, người dân càng dựa vào thông tin trên mạng xã hội;
17. Trong thời kỳ thông tin, thông tin minh bạch mới là an toàn, dân chủ, văn minh;
18. Đề nghị các cơ quan an ninh đừng trách, vu khống, chụp mũ, kêu ‘Việt Tân’ v.v.;
19. Chẳng ai ủng hộ một Việt Nam dân chủ, văn minh, an toàn muốn hỗn luận xã hội;
20. Chẳng ai ủng hộ một Việt Nam dân chủ, văn minh, an toàn muốn bom xăng v.v.;
21. Dân trong và ngoài bộ máy, trong và ngoài nước đời đất nước sách, minh bạch;
22. Đề nghị tất cả các bên thảo luận một cách văn minh, cởi mở đề tìm giải pháp;
23. Đề nghị mọi bên tôn trọng các quyền và trách nghiệm của cả dân lẫn nhà nước;
24. Đề nghị tân TT, Chủ Tịch gặp dân từ các tỉnh liên quan và phong trào môi trường;
25. Thảm họa chết cá vẫn nền được xem là một cơ hội để thống nhất thay vì chia rễ;
http://bit.ly/1ThwjUm
-Việt Nam thất vọng về phản ứng của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc
Việt Nam bác bỏ các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của Người Phát ngôn của Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ)... Trước sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ cho người dân bị tác động trực tiếp, đồng thời khẩn trương tìm nguyên nhân của sự cố.
Ngày 15/5/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông báo ngày 13/5/2016 của Người Phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh LHQ (Geneva) đã bác bỏ các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của Người Phát ngôn của Cao uỷ Nhân quyền LHQ, ông Rupert Coville; đồng thời lấy làm tiếc và thất vọng về phản ứng vội vã này.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh LHQ (Ảnh: Tố Uyên/TTXVN)
"Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, phù hợp với Hiến pháp 2013 và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước về quyền dân sự và chính trị cũng quy định rõ các quyền và tự do cá nhân cần phải thực thi trong khuôn khổ pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, trật tự công cộng, đạo đức, sức khoẻ cộng đồng và quyền, lợi ích của cá nhân khác", Đại sứ Nguyễn Trung Thành nêu rõ.
Đại sứ cho biết, trên tinh thần đó, các biện pháp cần thiết được tiến hành là phù hợp với luật pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo trật tự giao thông, an ninh, an toàn cho người dân, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Những hành vi kích động bạo lực, bài ngoại, gây rối trật tự ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cần phải được ngăn chặn trong khuôn khổ luật pháp, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Theo Đại sứ Nguyễn Trung Thành, trước sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, Chính phủ, các địa phương liên quan và các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể đã và đang hết sức nỗ lực để hỗ trợ cho người dân bị tác động trực tiếp. Với sự hỗ trợ của các đối tác, các nhà khoa học quốc tế, Việt Nam đang khẩn trương tìm nguyên nhân của sự cố và thường xuyên cập nhật tình hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có LHQ trong nỗ lực cùng Việt Nam xử lý vấn đề này trên tinh thần khoa học, khách quan, thiện chí và xây dựng", ông Thành nhấn mạnh.
Nam Hằng-
-Biểu tình vì cá ở Việt Nam lan xuống các tỉnh, thành
Tại Nghệ An:
Việt Nam phạt báo bình luận về cá chết hàng loạtChính quyền trong nước mới phạt một tờ báo, khiến cơ quan này buộc phải “tự đình bản” vì đăng tải hai bài viết “Lời than của các loài cá” và “Nhân dân mãi mãi là người đến sau”.
Việt Nam điều tra vụ hai mẹ con ‘bị đánh vì biểu tình’
Vụ cá chết ở Việt Nam ‘lan’ tới Quốc hội Mỹ
Hoa Kỳ và vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam
Việt Nam tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Thanh Hóa
-Công an TP.HCM khẳng định "Việt Tân tổ chức gây rối"-
TTO - Chiều 14-5, Công an TP.HCM cho biết qua điều tra, thu thập thông tin đã khẳng định tổ chức khủng bố Việt Tân đã tổ chức các vụ tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng tại TP.HCM vào ngày 1-5 và 8-5.
Hàng trăm tình nguyện viên dự án Chuyển động xanh đã chọn cách đạp xe vòng quanh trung tâm thành phố để ủng hộ và tuyên truyền cho chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2015, bảo vệ môi trường - Ảnh: P.D
Theo Công an TP.HCM, lợi dụng vấn đề cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, tổ chức khủng bố Việt Tân đã tổ chức liên kết giữa các đối tượng trong và ngoài nước, kích động tụ tập gây rối nơi công cộng với danh nghĩa bảo vệ vệ môi trường.
Đã nắm được kế hoạch
Việt Tân đã chỉ đạo một số đối tượng chống đối trong nước hình thành các nhóm hỗ trợ cho những người tham gia tụ tập gây rối.
Biểu hiện cụ thể là có những nhóm chuẩn bị nước, bánh mì, phát tiền cho người tham gia, khi đúng thời gian ấn định thì những người tụ tập đều đứng dậy, ra khẩu hiệu...
Công an TP.HCM cũng thông tin Việt Tân đã lôi kéo nhiều thành phần tham gia, trong đó kể cả những người chưa đủ tuổi vị thành niên, có tiền án tiền sự. Một trong những đối tượng đó là Huỳnh Thành Phát, sinh năm 1999, có hai tiền án, quê An Giang, nhưng sống lang thang chủ yếu ở TP.HCM. Phát đã tích cực tham gia tụ tập gây rối thái độ manh động.
Về mục đích của các cuộc tụ tập, gây rối nơi công cộng, Công an TP.HCM nhận định tổ chức khủng bố Việt Tân muốn gây rối an ninh trật tự, phá hoại cuộc bầu cử và sâu xa hơn là lật đổ chế độ. Việt Tân muốn tạo ra một sự kiện để kích động các cuộc tụ tập thành một cuộc bạo loạn.
Theo Công an TP.HCM, trong cuộc tụ tập gây rối ngày 8-5, một số đối tượng chống đối đã có hành vi quá khích, chuẩn bị các phương tiện chống đối, trong đó có cả hơi cay. Đã có 4 trật tự viên TNXP bị thương.
Nguy hiểm hơn, trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin kêu gọi truy tìm nơi ở của các cán bộ công an, lực lượng TNXP tham gia giữ trật tự để uy hiếp tinh thần, đe dọa lực lượng này, với các mức tiền thưởng cho từng hành vi uy hiếp. Đã có một trật tự viên TNXP bị đánh tại nhà, đập phá đồ đạc, công an đang điều tra làm rõ.
Công an TP.HCM cho biết hiện nay trên trang mạng xã hội đưa nhiều thông tin kêu gọi tọa kháng, tụ tập đông người ở nhiều nơi. Đồng thời hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan chức năng, kêu gọi đẩy mạnh tụ tập gây rối trật tự công cộng.
Công an TP.HCM khẳng định đã nắm được kế hoạch của tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi tụ tập gây rối trật tự công cộng trên quy mô toàn quốc ở VN, bắt đầu từ ngày 15 đến 22-5, trùng vào thời điểm bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.
Sẽ làm rõ thông tin hai mẹ con cô Hoàng Mỹ Uyên bị xô xát
Tại cuộc làm việc, Tuổi Trẻ đã đề cập về thông tin những ngày qua trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh, clip về cô Hoàng Mỹ Uyên (có nick Facebook là Ubee Crazee), cô Uyên cho rằng mình đã bị lực lượng chức năng giữ trật tự có những va chạm dẫn đến xây xát ở chân và mặt. Sự việc diễn ra ngày 8-5 khi cô Uyên đang cùng con gái nhỏ tham gia đoàn người tụ tập đông người tại quận 1.
Đại diện công an TP.HCM cho biết có nắm được thông tin này, đang điều tra, tìm hiểu và sẽ có thông tin kết luận cụ thể về những thông tin, hình ảnh trên mang internet xung quanh sự việc của cô Hoàng Mỹ Uyên.
* Ông TRẦN THANH LỰC (cử tri P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM):
Dẫu chưa đồng tình cũng nên bình tĩnh
Thời gian vừa qua, một số người dân ở TP.HCM và Hà Nội đã tụ tập để bày tỏ ý kiến về việc cá chết hàng loạt ở ven biển Bắc Trung bộ nhưng tới nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân.
Có nhiều luồng ý kiến cho vấn đề này cả đồng ý và không đồng ý. Tôi nghĩ việc phản ứng chậm chạp trong việc tìm ra nguyên nhân và một vài phát biểu không thống nhất của chính quyền đã làm người dân chưa đồng tình.
Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta bày tỏ thái độ bằng việc phản ứng trên đường phố, gây mất an ninh trật tự và lộn xộn nơi công cộng. Bà con nên bình tĩnh, nhất là vào dịp ngày bầu cử đang đến, bởi chúng ta có thể bị lợi dụng cho các mục đích chính trị của một nhóm người hay một tổ chức nước ngoài.
Mục đích cuối cùng mà người dân mong muốn vẫn là chính quyền làm việc nghiêm túc, trong sạch và có trách nhiệm để đất nước phát triển. Do vậy, chính quyền cần chủ động truyền thông hơn và cung cấp thông tin có cơ sở khoa học để tạo lòng tin cho người dân và người dân có nhiều kênh thông tin để bày tỏ ý kiến của mình.
* Bà NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH (Q.Thủ Đức, TP.HCM):
Đừng góp phần cho sự bất ổn
Trong những sự kiện trọng đại của đất nước, rất nhiều thế lực sẽ lợi dụng đám đông để thực hiện những mục đích riêng, gây sự hoài nghi, chia rẽ, bất ổn trong lòng dân.
Trước nhiều thông tin trái chiều, tôi bình tĩnh suy xét, tiếp cận nhiều nguồn thông tin và rút ra nhận định cho mình. Tôi mong trong những ngày sắp tới, cơ quan chức năng sẽ có những động thái tích cực để đưa ra hướng giải quyết mối quan tâm của dân (nguyên nhân cá chết hàng loạt, môi trường ô nhiễm...) để người dân yên tâm.
Hơn nữa, tôi nghĩ thay vì phản ứng đông người, mỗi người bằng công việc cụ thể trong chuyên môn, nghề nghiệp của mình hãy có những đóng góp tích cực với hình thức phù hợp để giải quyết dần những mặt còn chưa tốt của xã hội.
* Bà LÊ PHƯƠNG THẢO (Q.Tân Bình, TP.HCM):
Nên tỉnh táo
Cũng như những cử tri khác, tôi kỳ vọng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra dân chủ, tích cực trong bối cảnh tình hình an ninh được đảm bảo. Vì đây là thời điểm khá nhạy cảm, nên một số bất ổn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sự an toàn của đông đảo người dân.
Hơn bao giờ hết, tôi mong muốn các cấp, các ngành cũng như đơn vị liên quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và làm hết sức mình để ổn định xã hội. Về phía người dân, tôi hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn khách quan, tỉnh táo trước những lời kích động, xúi giục từ những đối tượng xấu.
Nếu như có bất kỳ vướng mắc, không hài lòng hay mâu thuẫn gì, mọi người nên cân nhắc tìm kênh có uy tín và chính thống để nêu ý kiến của mình.
* Anh Trần Anh Tuấn (Q.Thủ Đức, TP.HCM):
Mong ổn định, trật tự trong ngày bầu cử
Còn 10 ngày nữa là diễn ra bầu cử. Tôi mong chờ sự kiện này và mong TP đến ngày đấy luôn ổn định và trật tự. Mấy ngày qua, thông tin trên mạng xã hội đề cập rất nhiều về việc người dân xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường. Mỗi người có cách thể hiện quan điểm, chính kiến của mình khác nhau nhưng theo tôi, trong khi chờ đợi cơ quan chức năng có câu trả lời thì mọi người cần bình tĩnh. Bày tỏ mối quan tâm là cần thiết nhưng làm thế nào đừng để xảy ra tình trạng tụ tập, gây rối trật tự nơi công cộng.
Như trước đây, việc gây rối ở các khu công nghiệp năm 2014 là một bài học. Tụ tập đông người dễ tạo cơ hội cho những người xấu lôi kéo, gây rối. Tôi sẽ đóng góp, bày tỏ ý kiến của mình thông qua nhiều kênh tại tổ chức, địa phương, chỗ làm và các phương tiện truyền thông đại chúng.
* Ông Dương Tấn Lực (ngụ P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM):
Sự kiện chính trị đáng nhớ phải diễn ra tốt đẹp
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP sắp tới trùng với dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm. Theo tôi, đây là một sự kiện chính trị đáng nhớ. Vì vậy tôi mong các cấp chính quyền, các lực lượng an ninh thực hiện các biện pháp đảm bảo tình hình an ninh trật tự ổn định để cả hai sự kiện được diễn ra tốt đẹp. Một mặt người dân có thể an tâm đi bầu cử, cân nhắc chọn lựa những đại biểu xứng đáng đại diện cho tiếng nói của người dân, mặt khác xây dựng hình ảnh đất nước VN hòa bình, thân thiện và mến khách.
Tôi cũng mong bà con cử tri đi bầu đông đủ nhưng ổn định, trật tự, nề nếp và không có những chuyện đáng tiếc xảy ra về an ninh trật tự.
* Ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM):
Trong tiếp xúc cử tri, tôi đã nêu vấn đề cá chết
Ở các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nêu rất nhiều ý kiến về vấn đề cá chết hàng loạt, đòi hỏi đại diện của nhân dân có tiếng nói trước Quốc hội. Hai ngày cuối tuần vừa qua, chúng ta đều nghe thông tin một số người dân ra đường hô hào bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong đó cũng có người bị lợi dụng.
Ngày 22-5 là ngày toàn dân đi bầu cử, tôi mong mọi người đừng để bị lôi kéo. Cá nhân tôi chờ đợi và mong muốn cơ quan chức năng sớm tìm nguyên nhân cá chết để công bố cho nhân dân được biết, dù việc này tôi biết không phải một sớm một chiều nên cũng đang rất mong chờ kết quả được rõ ràng.
-Hàm lượng kim loại Sắt trong nước biển Hà Tĩnh vượt tiêu chuẩn
Kết quả quan trắc ngày 8/5 của Tổng cục Môi trường tại 2 bãi tắm tại Hà Tĩnh cho thấy, hàm lượng kim loại sắt có giá trị vượt giá trị tối đa cho phép đối với vùng bãi tắm và thể thao dưới nước.
Bãi tắm biển tại tỉnh Hà Tĩnh.
Hai bãi tắm có hàm lượng Sắt vượt tiêu chuẩn là bãi tắm Xuân Hải và bãi tắm Thạch Hải thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Theo đó, kết quả quan trắc thông số kim loại Sắt tại bãi tắm Xuân Hải vào sáng 8/5 cho kết quả là 0,7 mg/l trong khi giá trị tối đa cho phép là 0,5 mg/l. Tương tự, hàm lượng Sắt tại bãi tắm Thạch Hải sáng 8/5 có giá trị lên tới 0,8mg/l.
Đến chiều cùng ngày, kết quả quan trắc tại 2 bãi tắm này cho thấy hàm lượng kim loại Sắt đã quay về trong giá trị cho phép của quy chuẩn.
Trao đổi với VietNamNet, GS Trần Hồng Côn, Phòng Thí nghiệm Hóa môi trường, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, bản thân kim loại Sắt quan trắc được trong nước biển không có hại. "Tuy nhiên, quá trình diễn ra trước đó thì có thể gây hại cho các sinh vật biển", GS Côn cho hay.
Ông Côn lý giải, khi quan trắc thấy hàm lượng Sắt tăng cao trong nước biển thì có nghĩa là nguồn gốc Sắt thải vào môi trường biển là dạng Sắt 2 (Fe2). Do đó, khi vào nước biển, nó sẽ bị oxy hóa để trở thành Sắt 3 (Fe). Quá trình này sẽ lấy oxy hòa tan trong nước biển, khiến lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống.
Tiếp đó, Sắt 3 sẽ trải qua quá trình thủy phân để trở thành Hydroxit Sắt làm nước biển đục sau đó lắng xuống đáy. Quá trình này, theo GS Côn cũng sẽ làm giảm độ pH của nước.
Việc làm giảm lượng oxy hòa tan cũng như độ pH trong nước biển sẽ có hại tới sinh vật biển sống trong môi trường đó.
Do đó, theo GS Côn, nếu như khi nguồn Sắt thải vào nước biển nhanh chóng bị pha loãng, hai quá trình trên vẫn diễn ra nhưng Sắt nhanh chóng bị lắng xuống và không gây ra nhiều nguy hại. Tuy nhiên, nếu như nguồn Sắt thải ra môi trường tại một khu vực cục bộ, Sắt không bị pha loãng thì nồng độ oxy hòa tan và độ pH tại khu vực này sẽ giảm, cá và các sinh vật biển sẽ chết.
"Môi trường thải chất ấy (Sắt) là môi trường axit nữa thì cái đó tác động mới mạnh", GS Côn cho biết thêm.
Ông Côn cũng khẳng định, kết quả quan trắc buổi chiều cho thấy hàm lượng Sắt trong môi trường nước đã bị pha loãng. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo, thời điểm buổi sáng, khi hàm lượng Sắt trong nước vượt giá trị tối đa cho phép chính là lúc "rất nguy hiểm với sinh vật biển".
Trong khi đó, ông Vũ Thường Bồi, Hội Hóa học Việt Nam khẳng định, hàm lượng Sắt trong nước biển vượt tiêu chuẩn cho phép không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tắm biển.
Lê Văn
-CĐV Hải Phòng khẳng định không truyền bá thông điệp chính trị
Một băng rôn trong trận Hà Nội T&T gặp Hải Phòng ở vòng 9 V-League vừa qua. (Ảnh: Zing)
Đại diện cổ động viên Hải Phòng khẳng định họ không hề có ý định sử dụng các băng rôn, biểu ngữ có nội dung chính trị trong quá trình cổ vũ của mình ở vòng 9 V-League 2016 hôm 8/5.
Trong quá trình cổ vũ cho Hải Phòng ở trận đấu với Hà Nội T&T trên sân Hàng Đẫy hôm 8/5, khoảng 3.000 cổ động viên Hải Phòng đã xuất phát từ thành phố hoa phượng đỏ trên hàng chục xe ôtô các loại. Trong quá trình ấy, đã xuất hiện một số băng rôn được cho là mang nội dung chính trị xen lẫn.
Ngay khi biết được thông tin trên, đại diện cổ động viên Hải Phòng khẳng định đây không phải là hành động chủ ý của họ. Thông báo của cổ động viên Hải Phòng có đoạn: “Đại diện hai diễn đàn cổ động viên Hải Phòng khẳng định đó không phải là chủ trương của Ban Quản trị hai diễn đàn. Chúng tôi trung thành với các tôn chỉ hoạt động trong các năm qua đó là: Bóng đá - Không lợi dụng tình yêu bóng đá sa đà vào các lĩnh vực khác.
"Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị cho trận đấu vừa qua, do quá đông các xe với gần 3.000 người cùng nhập đoàn, ngoài những băng rôn truyền thống, một số băng rôn khác lẫn vào đoàn xe khiến những xe đi cùng đoàn lầm tưởng đó là chủ trương của Hội."
"Chính vì thế đã xảy ra tình trạng trong đoàn xe xuất hiện một vài biểu ngữ không liên quan tới bóng đá trên đường lên Hà Nội. Các cổ động viên Hải Phòng đi trên xe của đoàn vốn rất vô tư nên đã bị lợi dụng truyền bá những ngôn từ mà bản thân không mong muốn.”
Đại diện cổ động viên Hải Phòng cũng khẳng định họ đã gửi thông báo tới Facebook về sự việc này để loại bỏ các hình ảnh sai trái trên.
Hiện tại, Hội cổ động viên Hải Phòng đã thành lập hồi tháng Ba nhưng vẫn chưa được Câu lạc bộ Hải Phòng và Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) công nhận./.
-Fish Death Crisis Prompts Vietnam Waste Water Probe
Mai Ngoc Chau Yu-Huay Sun May 4, 2016 — 5:21 PM ICT Updated on May 4, 2016-
Vietnam Prime Minister Nguyen Xuan Phuc has ordered an investigation into how a Taiwanese-owned steel plant located near central Vietnamese beaches where millions of dead fish washed ashore last month received approval to pipe waste water directly into the sea.
With the official cause of the fish deaths still unknown and the newly sworn-in government struggling to contain growing public anger over the disaster, Phuc said the government was determined to track down the main culprits with "objectivity, honesty, prudence and urgency."
"This is the most serious environmental incident Vietnam has faced," Phuc said. "We must continue to probe the cause of this disaster. Whichever agency, organization, individual that violates the laws will be investigated on a scientific basis. No one is allowed to cover up any infringements. The government is determined to protect the people’s rightful interests."
The investigation comes after protesters took to the streets last weekend to criticize the government’s response to the crisis, which has tested the government’s ability to balance public health and safety concerns against economic development and the interests of Formosa Ha Tinh Steel Corp. The company, a unit of Taiwan’s Formosa Plastics, is considering whether to raise its investment in Ha Tinh from $10.5 billion to $28.5 billion.
Government Licensed
"If the disaster occurred in other countries, a state of emergency would have been declared or at least warnings would have been given to the public," said a Facebook user named Nguyen Tien Thanh. "What we have seen is that nearly a month after the incident was first reported, the government leader started giving instructions."
Formosa Ha Tinh Steel executive vice president Chang Fu-ning said the steel plant’s waste water treatment system had received all appropriate approvals.
"We’ve received official notification about the inspection," said Fu-ning. "Our waste water discharge system received license from the environment ministry, and we went through an environmental protection impact assessment. It’s beyond doubt."
More than 70 metric tons of wild and farmed fish were found dead on the coast of four provinces since early last month. A preliminary investigation by the environment ministry said the fish might have been killed by toxins released by human activities or algal blooms known as a red tide. It also says there is no evidence to show Formosa was the culprit. According to tests conducted by the Thua Thien Hue government, seawater samples taken from locations where the dead fish were found showed high levels of heavy metals.
Prime Minister Phuc has also ordered the environment minister Tran Hong Ha and the Ha Tinh province to monitor the waste water discharge system at the steel plant and activate the automatic monitoring system to collect waste water samples for testing.
(Corrects provinces doing inspections in penultimate and final paragraphs.)
Viet Fish Kill Spawns Political Crisis (Asia Sentinel 9-5-16) -
Government chooses to crack down hard on protesters
Vietnam’s new government, installed after the 12th Congress of its ruling Communist Party early this year, seems to have made up its mind how it will manage its first political crisis, nationwide revulsion over the still unexplained death of 100 tonnes or so of fish along the coasts of four north central provinces.
On May 8, police in Ho Chi Minh City, Hanoi and Danang mobilized police and their bullyboy auxiliaries to shut down crowds of demonstrators who had turned out for a second Sunday to protest the environmental catastrophe.
For two weeks, the government has made a show of investigating every possible cause of the great fish kill except what the public has come to believe is the obvious cause: highly toxic chemicals released into the sea at a huge steel mill that is just going into operation. Now it seems that unless the originators step forward and confess to an accident, the sudden death of 100 tonnes of free swimming and farmed fish is destined to remain – officially at least – a mystery.
The steel mill, a power plant and ancillary port facilities have been built on a 3,300-hectare tract at Vung Ang, a bay near the southern border of Ha Tinh province. Local officials reportedly regard the project as essential to the prosperity of their impoverished province. Manager of the US$10.5 billion project is the Formosa Ha Tinh Steel Company (FHS), a subsidiary of Taiwan-based Formosa Plastics Corporation. The plant’s prime contractor is China Metallurgical Group (MMC), a Chinese state enterprise. Other Chinese and Japanese firms have reportedly taken minority shares in the project.
No one contests that the fish kill began in Vung Ang and spread south along the coast. FHS contends, however, that it has no idea what caused shoals of fish to wash up on 200 km of beaches. Its denial is cast into doubt by the testimony of divers, employees of a sub-contractor to MMC, who say they witnessed a huge discharge of reddish liquids from the mouth of a waste discharge pipe 1.3 km offshore on April 4.
FHS claims to have invested US$45 million in its waste management system. On May 6, Vietnamese newspapers reported that officials of the Environment Agency have verified that the system is able to treat wastes to the national standard before their release. The logical inference is that the fish kill was no routine event, but rather that a release of toxic chemicals occurred accidentally when the system was being purged, prior to its being put into service.
At a task force meeting on May 2, the Prime Minister, Nguyen Xuan Phuc, declared that “we will not shield anyone.” Also, according to state-supervised media, Phuc ordered that the cause of the great fish kill must be speedily determined, whatever it might be. Accounts of the meeting noted the participation of senior representatives of the National Police and the Communist Party’s Propaganda Bureau. More reportage centered on the arrival of scientists from western countries to assist in the investigation.
Activist critics of the regime coordinated another round of demonstrations in Vietnam’s major cities on May 8. They had been encouraged by the unusually large turnout of protesters on May 1, reportedly as many as 1,000 in Hanoi and 2,000 in Ho Chi Minh City, 10 times as many as normally turn out to fuss at the government, and the relative restraint of security forces vis-a-vis the protests. On May 1, police units had been on hand but by and large did not intervene as placard-bearing citizens marched around downtown areas.
This time the police were out in force and, according to first person reports posted to Facebook, they employed unusually methodical and professional tactics to “corral marchers like fish in a net” and then to separate leaders from the pack. Again according to Facebookers, phalanxes of non-uniformed police auxiliaries were on hand as usual, and they were busy picking fights with protestors, targeting even women accompanied by children.
What started off as an alarming but manageable environmental event a bit more than a month ago, something that might have been solved by a public apology and a big fine, has morphed into an acutely embarrassing circumstance for the prime minister. In Vietnam’s new regime, the party machinery has reasserted its primacy and mere prime ministers are disposable. The regime’s decision to amp up police repression of popular demonstrations is of greater import. So is Hanoi’s obvious disinclination to put Formosa Ha Tinh Steel in the dock. Yes, Vietnam has worked hard and successfully to market itself as a stable, low wage location for foreign investors. That doesn’t mean that Hanoi ought not hold foreign investors to account when something goes wildly wrong.
By Sunday evening, first person accounts were lighting up Facebook. Blogger Lang Anh posted a photo of a woman whose child, she said, witnessed police beating her mother. According to the blogger, “She was attacked only because she expressed her wish that her child might live in a nation that’s cleaner and, for everyone, more stable. Hoping to be heard, they marched peacefully, but were violently repressed.”
Posting from Ho Chi Minh City on Facebook, blogger Manh Kim reported that “all of the city’s security muscle was mobilized to repress the demonstration violently. At about 9 am, the streets leading into the city center were blocked by barbed wire and lines of police… Demonstrators could not march, and instead just milled around in the square in front of the cathedral. Surely there was no need to use force because all of us were encircled like fish in a net. Even so, [the police] began to deal out brutal kicks and punches. A few minutes later, I heard shouts: ‘Seize them! Seize them!’”
Then, he wrote, “I saw a group of plainclothes police beating people as though they were enemies, forcing them to get on a bus. The tactic of suppressing the demonstration this time was very methodical and professional. Security agents mingled and mixed into the crowd of demonstrators so that they could locate those who they judged to be ‘dangerous.’ These people were pushed little by little toward the perimeter and then . . . hustled onto buses. Everyone in the front rank was arrested, no matter who, even women…at Vung Ang, a bay on the border of Ha Tinh and Quang Binh provinces.David Brown is a retired US diplomat with wide experience in Vietnam. He is a regular contributor to Asia Sentinel.-
Luật sư: Có thể khởi kiện công ty đàn áp người biểu tình
An Tôn
09.05.2016
Nhiều cuộc biểu tình vì môi trường biển và minh bạch đã nổ ra ở các thành phố lớn của Việt Nam cuối tuần qua. Các nhân chứng mô tả và đăng nhiều hình ảnh cũng như các đoạn video cho thấy một lực lượng an ninh mặc đồng phục xanh lá cây đã đánh đập, bắt bớ hàng trăm người biểu tình. Trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, cựu Thẩm phán, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng những người biểu tình bị đánh đập, đàn áp có thể khởi kiện công ty chủ quản lực lượng an ninh kể trên. Mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do An Tôn thực hiện.
VOA: Vừa rồi trên trang Facebook cá nhân, ông nhận định là một số hoạt động của công ty mang tên Thanh niên Xung phong trong việc giữ trật tự cho cuộc biểu tình ngày 8/5 có thể không nằm trong lĩnh vực kinh doanh của họ, và họ có thể bị kiện. Ông có thể cho biết gì về tính pháp lý và các chức năng của công ty này?
Ls. Phạm Công Út: Tôi cũng giống như mọi người được biết là đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này được gọi là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong. Cái tên Thanh niên Xung phong là một thương hiệu hay một lực lượng, chúng ta phải cần phân biệt. Tính tới hiện nay, giai đoạn hiện nay, tôi tin chắc rằng công ty này không có chức năng đàn áp người dân trong các cuộc biểu tình ôn hòa.
Cựu Thẩm phán, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở tp HCM.
Trong thời gian gần đây, ví dụ, ngày 15, 16/5/2014, tôi tình cờ thấy người bạn của tôi đi với lực lượng Thanh niên Xung phong đi khiêng người biểu tình chống Trung Quốc, như khiêng heo. Nhưng ngày 8/5/2016 vừa rồi lại tái lập hình ảnh người Thanh niên Xung phong kẹp cổ người biểu tình ôn hòa với vẻ mặt hung tợn. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề đi quá đà một cái chức năng, một công việc của doanh nghiệp.
Có hai mảng người ta có thể áp dụng để trừng phạt đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong. Thứ nhất là khởi kiện về dân sự, đòi bồi thường về sức khỏe, về nhân phẩm, về danh dự, uy tín...Vấn đề thứ hai là những hành vi mang tính bạo lực của công ty này, người ta có thể kiện, người ta sẽ khởi tố đối với những người mà có chứng cứ cho rằng họ đã dùng bạo lực đối với người dân."
Cựu Thẩm phán, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói.
VOA: Nếu muốn đưa công ty này ra tòa thì các thủ tục kêu gọi nhân chứng, thu thập bằng chứng, trình lên tòa án sẽ như thế nào?
Ls. Phạm Công Út: Ở đây có hai mảng người ta có thể áp dụng để trừng phạt đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong. Thứ nhất là khởi kiện về dân sự, đòi bồi thường về sức khỏe, về nhân phẩm, về danh dự, uy tín. Đòi bồi thường thì người ta chỉ đòi một lời xin lỗi thôi. Sau lời xin lỗi thì anh phải thay đổi, không được động chạm tới cái quyền của người dân, không động chạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người dân. Vấn đề thứ hai là những hành vi mang tính bạo lực của công ty này, người ta có thể kiện, người ta sẽ khởi tố đối với những người mà có chứng cứ cho rằng họ đã dùng bạo lực đối với người dân. Tại vì Bộ luật hình sự không có sự loại trừ với bất kỳ ai, ngoại trừ những trường hợp miễn trừ ngoại giao. Chứng cứ là hàng trăm, hàng ngàn máy ảnh và máy quay phim chĩa vào. Những người biểu tình hôm đó có thể cung cấp cho một nơi tập trung.
Về vấn đề thắng hay thua, tôi không quan tâm đến kết quả thắng hay thua. Nhưng điều đó sẽ củng cố cho những lần tiếp theo. Nếu anh xâm phạm tới, những người biểu tình đó sẽ củng cố chứng cứ tốt hơn cho lần thứ hai, ít nhất cũng cảnh báo cho cái lực lượng này là anh phạm luật, có ngày sẽ bị lôi ra tòa. Một mặt khác là vấn đề hình sự. Có thể không khởi tố được nhưng nó là cú đấm về mặt truyền thông, cho mọi người biết là việc sử dụng một cái lực lượng doanh nghiệp đàn áp biểu tình đó là trái pháp luật, không được xã hội chấp nhận.
Người biểu tình vì môi trường bị vây bắt, một số người bị đánh đập.
VOA: Thưa luật sư, người Việt Nam vốn ngại kiện tụng như đã có câu nói “Chờ được vạ thì má đã xưng”. Vậy thì việc kêu gọi mọi người khởi kiện có khó không? Liệu có được bao nhiêu người dũng cảm sẵn sàng đứng ra nộp đơn, cung cấp để khiếu kiện?
Ls. Phạm Công Út: Ở đây chúng tôi không kêu gọi. Tôi khẳng định điều đó. Ở đây tôi phân tích việc một doanh nghiệp đã thực hiện một hoạt động trái với giấy chứng nhận dành cho mình. Chúng tôi không muốn bạo lực leo thang. Sự ôn hòa được đáp trả bằng sự ôn hòa, để đối thoại thay cho đối đầu. Điều đó sẽ tốt cho xã hội. Chứ chúng tôi không kêu gọi, không kích động những người khác đi kiện cáo, khởi tố thế này thế nọ. Nhưng ở đây đứng trên khía cạnh pháp luật, chúng ta muốn những cuộc biểu tình ôn hòa này được đáp trả bằng sự ôn hòa, được sự bảo vệ của nhà nước để cho họ biểu thị tình cảm của họ, dẫn tới đối thoại, sự lắng nghe giữa nhà nước và người dân, thì điều đó nó quá tốt. Nhưng nếu nhà nước sợ biểu tình thành bạo loạn thì trấn áp, thì điều đó đẩy người dân vào thế bạo loạn. Còn ai cần thì làm đơn, chúng tôi tiếp nhận đơn, ở đây mang tính chất bất vụ lợi, miễn phí, không tính toán để không mang tiếng các luật sư này kiếm tiền.
VOA: Xin cảm ơn Luật sư Phạm Công Út.
Quản lý khủng hoảng - trường hợp Vũng Áng (MTG 8-5-16)
Khủng hoảng thường được định nghĩa là một sự kiện xảy ra bất ngờ và tạo nên mối đe dọa lớn cho cộng đồng, có thể về tài sản, về sự vận hành xã hội, hay về tính mạng của thành viên trong xã hội…
Thông thường, một khủng hoảng có các đặc tính sau đây:
1) Tạo nên mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng
2) Bất ngờ
3) Có rất ít thời gian để có quyết định ứng phó
Quản Lý Khủng Hoảng luôn là một trách nhiệm rất quan trọng của lãnh đạo.
Thông thường, phải có một kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng được soạn sẵn. Trong kế hoạch đó, phải có một ban quản lý khủng hoảng chực chờ sẵn để thực thi nhiệm vụ quản lý khi khủng hoảng xảy ra.
Thông thường, ban quản lý khủng hoảng bao gồm: người tổng lãnh đạo cao nhất, các lãnh đạo cao nhất của các ngành sau: quân sự, kinh tế, tư pháp, ngoại giao, tài chánh… và một số lãnh đạo khác. Ban quản lý khủng hoảng phải có kinh nghiệm và được huấn luyện đầy đủ.
Kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng cần được thực tập hàng năm.
Kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng cần được cập nhật định kỳ.
Trường hợp sự kiện Vũng Áng
Nếu áp dụng định nghĩa trên, sự kiện Vũng Áng hiển nhiên là một Khủng Hoảng vì nó có tất cả 3 đặc tính:
1) Tạo nên mối đe dọa giết cá trên diện tích rộng và kéo dài qua nhiều tỉnh; Tạo nên mối đe dọa ô nhiểm tàn phá sinh môi lan truyền xuống phía Nam và lên phía Bắc bên ngoài khu vực; Tạo nên mối đe dọa thiệt mạng người vì chất ô nhiễm hay vì ăn cá chết do ô nhiễm; Tạo nên mối đe dọa ảnh hưởng rất tai hại trên ngành kinh tế biển miền Trung, trên ngành kinh tế du lịch miền Trung… Nói chung là tạo nên mối đe dọa thiệt hại rất nghiêm trọng cho cộng đồng trên nhiều lãnh vực.
2) Sự kiện xảy ra bất ngờ
3) Trong vài ngày, trước khi chính quyền kịp có quyết định, ngay cả trước khi chính quyền kịp hiểu ra tầm quan trọng của sự kiện thì sự việc đã đi tới mức trầm trọng.
Chính quyền quản lý khủng hoảng ra sao?
Nhìn lại sự việc từ ngày 6.4 tới nay, có thể thấy sự quản lý rủi ro đã được tiến hành một cách quá thiếu chuyên nghiệp!
Trong rất nhiều trường hợp khủng hoảng, mục tiêu trước mắt của quản lý khủng hoảng không phải là xử lý nguyên nhân gây khủng hoảng, mà là làm sao để đám đông không hoảng loạn, không bất mãn, nổi giận, do đó không gây rối loạn.
Một khi cộng đồng đã yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo để vượt qua khủng hoảng, thì cộng đồng sẽ hợp tác với lãnh đạo cùng nhau giảm tối đa thiệt hại, xử lý nguyên nhân gốc gây ra thảm họa… Với mục tiêu như vậy, quan hệ quần chúng (public relations), trong đó có quan hệ truyền thông (media relations), là cực kỳ quan trọng trong quản lý khủng hoảng.
Các điểm thiếu chuyên nghiệp có thể thấy như sau:
1) Ứng xử không nhanh. Sự kiện đã xảy ra từ ngày 6.4 mà hai tuần sau mới bắt đầu có phản ứng. Hai tuần rất quí báu đã bị lãng phí trong khi cảm xúc bất mãn của đám đông ngày càng tích tụ với sự thiệt hại ngày càng to. Rõ ràng là tầm vóc của cuộc khủng hoảng đã không được nhìn thấy!
2) Khủng hoảng lớn vì tầm thiệt hại cho cộng đồng có thể rất lớn. Tuy nhiên quá nhiều dấu hiệu khiến đám đông cảm nhận rằng họ bị bỏ rơi trong thảm họa đang ngày càng nghiêm trọng hơn, rằng Nhà nước không quan tâm kịp thời, đúng mức những thiệt hại sinh tử của họ.
Những phát biểu của lãnh đạo Hà Tĩnh cho thấy điều này. Chỉ vì một cuộc họp nhân sự nội bộ, họ không thể ra với dân trong cuộc khủng hoảng rất lớn đối với Hà Tĩnh! Ở những nơi khác trên thế giới, một cuộc khủng hoảng như vậy có thể khiến thủ tướng hay tổng thống bỏ một chương trình đã định trước để bay tới nơi với dân chúng.
Hành vi, thái độ của lãnh đạo rất quan trọng trong quản lý khủng hoảng. Nếu lãnh đạo thành công trong việc chứng tỏ rằng lãnh đạo xem thiệt hại của người dân là thiệt hại của chính mình, rằng lãnh đạo đứng cùng phía với người dân để khắc phục thảm họa… thì quản lý khủng hoảng có thể thành công phần lớn.
3) Cần chỉ định người thay mặt lãnh đạo tiếp xúc với truyền thông khi xảy ra khủng hoảng (thông thường người này đã được dự trù trong kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng), và chỉ có người được chỉ định đó thôi, không người nào khác được tiếp xúc hay trả lời truyền thông.
Người phát ngôn chính thức có vai trò cực kỳ quan trọng, được huấn luyện kỹ càng, và các tuyên bố cần được soạn thảo hay bàn bạc trước với người có thẩm quyền. Cùng với bản tuyên bố là một bảng về các câu hỏi và trả lời dự trù trước. Xin đừng lầm tưởng có gì không minh bạch hay gian dối nơi đây. Tuyệt đối không, vì xử lý khủng hoảng cần sự chân thành và tránh gây hiểu lầm hay làm mất niềm tin nơi đám đông. Do đó, phải bảo đảm rằng mọi thông tin và thông điệp được đưa ra một cách trung thực và rõ ràng nhất. Bất kỳ sai sót nào cũng có thể làm đám đông nổi giận.
Bộ Tài Nguyên Môi Trường có tới 3 người là các ông Hoàng Dương Tùng (phó tổng cục trưởng), ông Võ Tuấn Nhân (thứ trưởng), ông Trần Hồng Hà (bộ trưởng), tuyên bố về việc xả nước thải của Formosa. Thật là không đúng kỹ thuật quản lý khủng hoảng. Và tai hại đã xảy ra: các ông tuyên bố khác nhau! Trong hoàn cảnh đó, đám đông phát sinh nghi ngờ là hậu quả đương nhiên!
Người phát ngôn cần tươi cười, giữ vẻ thoải mái, lịch sự, dùng các từ rõ ràng và đắc địa, tránh dùng các từ mơ hồ, quá chuyên môn. Nhất là tránh thái độ quan chức, bề trên, tránh các biểu hiện thiếu tự tin, các cụm từ “xin không bình luận…” hay “câu hỏi này quá nhạy cảm”… Thời gian họp báo ngắn ngủi của thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho thấy ông đã vi phạm những chỉ dạy của kinh nghiệm và kỹ thuật này. Đám đông tất nhiên phải tức giận vì cảm nhận có điều gì đó giấu diếm!
4) Thật là không đúng kỹ thuật khi chưa quản lý thành công khủng hoảng đã vội lao vào chuyên môn. Tìm nguyên nhân gốc của thảm họa tuy cũng cần làm nhanh để đáp ứng mong mỏi của người dân nhưng là việc cần nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn. Một khi khủng hoảng được quản lý thành công, đám đông đã tin tưởng thì sẵn lòng chờ đợi và thông cảm khi chuyên môn có sai sót. Nếu khủng hoảng hoảng chưa được quản lý tốt, đám đông sẽ sẵn sàng bùng nổ với bất kỳ sai sót nào của chuyên môn. Mà những sai sót chuyên môn thì lại rất có thể xảy ra!
Trên đây là một vài phân tích sự kiện Vũng Áng về mặt chuyên môn Quản Lý Khủng Hoảng. Thực ra Quản Lý Khủng Hoảng chính là Quản Lý Cảm Xúc đám đông với mục đích làm đám đông bình tĩnh lại, không nổi giận, không gây rối loạn. Do đó, ngoài khía cạnh kỹ thuật, công việc đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm chính trị và tâm lý.
Nếu quản lý khủng hoảng thành công, khủng hoảng có thể bị dập tắt ngay khi vừa phát. Và, thông qua cách thức xử lý khủng hoảng, có thể dân chúng hiểu chính quyền hơn, hợp tác với chính quyền nhiều hơn, hình ảnh chính quyền trong mắt họ đẹp hơn.
Được như vậy, sau khủng hoảng, chính quyền sẽ có một tư thế mới, một động lực mới để tiến hành cải tổ mạnh mẽ hơn.
Lê Học Lãnh Vân
Không thể vì tăng trưởng kinh tế mà hủy hoại môi sinh (ĐĐK 9-5-16)
Vụ nước sông đổi màu, cá chết: Thanh Hóa “cầu cứu” Thủ tướng (DT 9-5-16)
Thai Election Won’t Solve Political Crisis
Canadian Legislation Annoys Hanoi
Huge Fish Kill Tests Vietnam’s New Regime
The story broke in Vietnam's national press on April 20: shoals of dead fish were…
--
-Báo VN vẫn một chiều 'định hướng'?
Ben Ngô BBC Tiếng Việt 18 tháng 5 2016
Dường như trong các vụ mang tính ‘nhạy cảm’ như thảm họa cá chết, các báo tại Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài chuyện dựa vào nguồn tin của chính quyền, nếu không muốn bị phạt.
Hôm 16/5, tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà thơ Hoàng Hưng cùng ký vào thư “Tố cáo và phản đối Truyền hình An ninh vu cáo trắng trợn, ngang nhiên bôi nhọ danh dự của công dân”.
Theo đó, những người có tên nêu trên “kiên quyết phản bác những nhận định vô căn cứ, bôi nhọ, vu cáo chính trị ác độc” trong clip “Bằng chứng Việt Tân chỉ đạo dùng bom xăng để kích nổ "Cách mạng Cá" ở Việt Nam” của An ninh TV phát trên kênh YouTube hôm 14/5.
“Vu cáo những trí thức tâm huyết nói lên tiếng nói của dân là tối hạ sách chỉ có tác dụng bộc lộ sự ngoan cố và bế tắc của một nhóm vô trách nhiệm trong chính quyền; đẩy họ về phía đối lập, coi họ như kẻ thù, là con đường tất yếu dẫn đến sụp đổ của bất cứ nhà nước độc tài nào. Lịch sử đã, đang và sẽ mãi mãi ghi nhận điều đó”, tuyên bố viết.
“Các tác giả của clip video này đã vi phạm trắng trợn Luật báo chí và Luật hình sự”.
“An ninh TV là một cơ quan trực thuộc Bộ Công an Việt Nam. Nhận định rằng clip vu cáo chúng tôi do cơ quan này công bố có nguy cơ là tiền đề cho một vụ khủng bố của Công an đối với cá nhân chúng tôi và những người khác”.
Những ngày qua, không chỉ An ninh TV, mà cả Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng như nhiều tờ báo Việt Nam đồng loạt đăng thông tin về việc “người dân bị Việt Tân kích động biểu tình”.
Khi đình bản một tờ báo chỉ vì hai bài viết, ông Trương Minh Tuấn muốn tâng công hay muốn "tiếp tay cho các thế lực thù địch nói xấu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?"Nhà báo Huy Đức
Một bài trong số đó đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm 14/5 đã lập tức nhận được phản hồi từ người bị cáo buộc “nhận tiền của Việt Tân và có tiền án tiền sự” trong bài, ông Huỳnh Thành Phát.
Trong đoạn clip 'đối chất' giữa ông Phát và phóng viên Tuổi Trẻ được lan truyền trên mạng xã hội ngay sau đó, tác giả bản tin đuối lý phải thừa nhận "viết theo công an, và chỉ đăng lại nên công an mới là người chịu trách nhiệm về cáo buộc".
'Đúng định hướng'
Trên diễn đàn ‘Sống tốt với nghề báo’, một nhà báo kỳ cựu đặt câu hỏi về việc Bộ Thông tin - truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, chính xác, khách quan, đúng định hướng, có cơ sở khoa học, đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái, kích động nhằm ổn định tình hình, không gây tâm lý hoang mang trong dư luận”.
“Yêu cầu này quá khó, làm sao nhà báo có thể vừa 'đưa tin trung thực, chính xác, khách quan' lại vừa 'đúng định hướng' được cơ chứ?”, nhà báo này viết.Image captionBáo Thế giới Tiếp thị đăng nhiều bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh bàn về thời cuộc
Trong một diễn biến khác, hôm 17/5, số báo mới nhất của báo Tuổi Trẻ Cười, một ấn phẩm trào phúng của báo Tuổi Trẻ gặp sự cố, phải thay tranh bìa được cho là ‘liên quan đến cá chết’ và phát hành trễ hai ngày.
Trước đó, Cục Báo chí Bộ Thông tin Truyền thông của Việt Nam ra quyết định phạt tiền 140 triệu đồng đối với báo Nông thôn Ngày nay và tờ báo này 'xin tự đình bản' ba tháng ấn phẩm Thế giới Tiếp thị của họ.
Thế giới Tiếp thị là một trong những ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, đã đăng hai bài viết ‘Mãi mãi là người đến sau’ và ‘Lời than thở của các loài cá’ bị cho là đã vi phạm một nghị định của Chính phủ.
Vậy thì làm sao để các báo có thể đưa tin mà không bị Ban Tuyên giáo phạt?
Điều này lý giải việc một số bản tin cập nhật diễn biến mới nhất của vụ cá chết càng khiến người đọc thêm hoang mang và mất lòng tin vào báo chí. Kiểu như “Người dân có gà bị chết cho rằng do ăn cá biển, tuy nhiên chính quyền sở tại nói qua xác minh những con gà này chết vì "ăn quá no" (VnExpress hôm 16/5).
Sau cuộc biểu tình lần ba hôm 15/5, Tuổi Trẻ cũng như một số báo khác đã vội vã đăng bản tin “TP Hồ Chí Minh yên bình trong ngày 15/5”.
Rõ là sự ‘yên bình’ trên mặt báo không thể khỏa lấp sự thật về những bất an của lòng dân mà các nhà báo vì những lẽ gì đó không thể và cũng không có cách nào viết ra.
Vấn đề là truyền thông Việt Nam, cũng như mọi lần, cũng chỉ có một chiều thông tin mang tính tuyên truyền, trong lúc người đọc của họ bây giờ đã có nhiều cách tiếp cận sự thật mà không cần đọc báo, xem truyền hình “theo định hướng”.
Trong ba cuộc biểu tình về vụ cá chết tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, người dân Việt Nam cập nhật thông tin chủ yếu từ mạng xã hội trong lúc báo chí chính thống để lại khoảng trống trước khi đồng loạt tấn công "các thế lực thù địch kích động biểu tình".
Có thể thấy sự im lặng của báo giới cũng là câu trả lời cho câu hỏi: "Người cầm bút đưa tin vì ai, vì điều gì?"
-Cuộc sống đầy khó khăn của ngư dân sau vụ cá chết hàng loạt
25/04/2016
Sau khi cá chết hàng loạt, hàng trăm ngư dân Hà Tĩnh ngừng ra khơi do nguồn thủy hải sản nơi đây không thể tiêu thụ. Một số người chuyển sang lặn biển mò sắt, thép vụn kiếm sống.
Ngày 25/4, hơn 400 chiếc thuyền to, nhỏ neo đậu tại âu thuyền xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Đây là khu vực gần đèo Ngang, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình. Theo nhiều ngư dân, một tuần nay, họ không ra khơi đánh bắt cá vì số lượng ngày càng ít. Mặt khác người tiêu dùng không mua cá biển do ngư dân đánh bắt sau vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên - Huế.
Khu vực đánh bắt cá của xã Kỳ Lợi nằm không xa khu công nghiệp Formosa - nơi có
đường ống xả thải đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Do không còn cá để đánh bắt và người tiêu dùng không mua cá biển nên hàng loạt gia đình cất lưới, nghỉ ra khơi. Anh Mai Xuân Hùng (Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh) cùng người thân gói gém manh lưới cho vào bao tải kể: "Gần 70 năm nay, từ thời ông cha bám biển, chưa bao giờ gặp hoàn cảnh như thế này. Cả gia đình với 8 nhân khẩu trông chờ vào biển nhưng giờ không đi đánh bắt, rất khó khăn".
Nhiều ngư dân cho biết, nếu ra khơi đánh bắt được ít cá, sau đó về lại không tiêu thụ được thì lỗ nặng.
Ông Lê Văn Minh (ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cho biết, trong hai ngày 23 - 24/4, thuyền của ông chỉ đánh bắt được 3 kg cá. "Chừng ấy là không đủ tiền xăng dầu và công sức đi lại hơn 10 giờ. Thậm chí, khi chúng tôi đem cá ra chợ bán còn bị người dân trách móc tại sao lại mang cá có độc tố đầu độc người dân", ông buồn bã nói.
Thay vì đánh bắt gần bờ, nhiều gia đình chuẩn bị xăng dầu, đồ ăn thức uống đánh bắt xa khơi, cách bờ khoảng 30 hải lý (hơn 50 km) để đánh bắt cá. "Những loại cá xuất khẩu vẫn có thể bán được, chủ yếu là cá đục nhưng loài này cũng không còn nhiều", ngư dân tên Thành nói.
Tuy nhiên, sau khi nghe tin ngay cả cá xuất khẩu nhiều tiểu thương cũng không nhập nên người đàn ông này lặng lẽ nhìn về phía xa, đành cất xăng dầu, thức ăn trở về nhà.
Ông Mai Xuân Liêm là người có hơn 50 năm bám biển. Ông chia sẻ, từ khi cá chết hàng loạt, hôm nào ông cũng ra âu thuyền ngồi. "Ở nhà không có việc làm, buồn bã chân tay, ra biển thì không được ra khơi, buồn lắm", ông Liêm than thở.
Ông Nguyễn Phúc (72 tuổi, ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cũng chung tâm trạng. Cả gia đình hơn 10 nhân khẩu trông chờ vào biển cả, nhưng nay không dám ra khơi vì sợ bị thua lỗ, không ai mua cá. Nếu như ngày xưa mỗi lần ra khơi thu hoạch được từ 40 - 50 kg cá, thì nay chỉ 2 - 3 kg.
Nhiều gia đình chuyển sang lặn để thu gom những loại sắt thép từ khu công nghiệp Formosa rơi xuống biển.
"Chúng tôi không còn cách nào khác, việc mò sắt thép dưới biển rất khó khăn và nguy hiểm nhưng vẫn phải làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống", bà Lợi chia sẻ.
Khu vực bán cá của xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương (Kỳ Anh) trở nên đìu hiu, không bóng dáng tiểu thương, trong khi đó lực lượng dân phòng rất đông. "Các xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh thường xuyên đi kiểm tra tại các chợ để đảm bảo không có ngư dân bán cá biển tại chợ cho đến khi có kết luận cuối cùng", đại diện công an xã Kỳ Lợi nói.
Hàng quán ven bờ biển ế ẩm gần hai tuần nay. Có nhà hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng vì cá, cua, ghẹ không bán được tới tay người dùng.
Ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác.
Từ đó các tỉnh cần có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Thủ tướng nhấn mạnh không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
-'Ăn bớt' gạo của ngư dân được hỗ trợ vì cá chết
06:18 PM - 18/05/2016 Thanh Niên Online-
-Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các địa phương chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong việc cấp gạo hỗ trợ ngư dân vùng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá biển chết hàng loạt.
Ngày 18.5, tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường, tỉnh này đã tổ chức vận chuyển gạo đến từng xã và đang tích cực cấp phát cho ngư dân.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số địa phương, đã xuất hiện tình trạng thôn, xóm tổ chức thu tiền của các hộ gia đình được cấp gạo hỗ trợ với lý do: để trả tiền vận chuyển, hoặc cấp gạo nhưng không đủ số lượng quy định (15 kg/người/tháng). Đây là việc làm trái quy định, không đúng với chủ trương chính sách hỗ trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 16.5, UBND tỉnh Quảng Trị họp bàn giải pháp cứu trợ người dân vùng biển bị thiệt hại do hải sản chết bất thường.
Vì vậy, trong công văn hỏa tốc ký ban hành ngày 17.5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm (nếu có).
Trường hợp có thu tiền của các hộ gia đình thì phải trả lại ngay, cấp không đủ số lượng gạo thì phải cấp bổ sung, đảm bảo đủ theo quy định; đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai sót.
Hằng ngày, các huyện, thị xã phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh - Xã hội về kết quả cấp phát gạo hỗ trợ ngư dân trước 16 giờ, để sở này tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu Sở Lao động - Thương binh - Xã hội kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường trên địa bàn.
Nguyên Dũng-
TIN LIÊN QUAN
Hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do hải sản chết
Tuyên truyền chính sách hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại
Trung ương Đoàn trao 1.000 suất quà hỗ trợ ngư dân miền Trung
Lập đường dây nóng hỗ trợ ngư dân
-Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”
Theo tham luận của Đảng bộ Công an Trung ương, 5 năm qua, bên cạnh tình hình thế giới phức tạp, ở nước ta, các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, "cách mạng màu"... nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Sáng 22/1/2016, trong phiên thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng 12, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận của Đảng bộ Công an Trung ương về Đổi mới toàn diện công tác Công an đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tham luận của Đoàn đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương bày tỏ sự nhất trí cao với Báo cáo chính trị và các văn kiện trình Đại hội.
Tham luận nêu rõ: Năm năm qua, bên cạnh những nhân tố tích cực, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất mới, phức tạp, khó dự báo, tác động đến hòa bình, ổn định của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan đặc biệt nước ngoài tập trung tấn công, thâm nhập, tác động hòng chuyển hóa, tạo dựng các nhân tố chống đối trong nội bộ; đẩy mạnh tập hợp lực lượng đối lập trong nội địa nhằm tiến hành cái gọi là “cách mạng màu” ở Việt Nam.
Số đối tượng chống đối trong nước cấu kết chặt chẽ với bọn phản động bên ngoài hoạt động chống phá quyết liệt.
Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn; tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước rất nghiêm trọng; các hội, nhóm trái pháp luật hoạt động ngày càng công khai, thách thức.
Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh đó, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục đổi mới nhiều chủ trương, đối sách, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự, triển khai đồng bộ các mặt công tác, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” như Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng đã đề ra.
Chủ động tham mưu với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều chủ trương, giải pháp cơ bản, có ý nghĩa chiến lược về bảo đảm an ninh, trật tự, kết hợp chặt chẽ giữa an ninh, quốc phòng với kinh tế, đối ngoại; xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo; giữ vững thế chủ động chiến lược, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.
Công tác phòng ngừa, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; tập trung phát hiện, triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; điều tra, khám phá nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, ma túy, sử dụng công nghệ cao đặc biệt nghiêm trọng, thu hồi cho Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng; kiềm chế gia tăng tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án hình sự đạt và vượt chỉ tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố, gắn kết chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc.
Ngoài ra, công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng được tăng cường cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được nâng lên; phương tiện, điều kiện làm việc được cải thiện; tuyệt đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; xuất hiện ngày càng nhiều người tốt, việc tốt và những tấm gương mưu trí, dũng cảm hy sinh trong công tác, chiến đấu.
Những kết quả, thành tích nêu trên đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Tham luận của Đảng bộ Công an trung ương nêu rõ: Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định, khó lường.
Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với hình thái, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.
Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ; gia tăng liên kết trong - ngoài hòng tập hợp lực lượng, hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa, chuẩn bị điều kiện tiến hành “cách mạng màu” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tệ nạn xã hội, giữ gìn kỷ cương, phép nước sẽ vẫn là mặt trận nóng bỏng.
Do đó, nhiệm vụ của Bộ công an thời gian tới hết sức chú trọng vào:
Thứ nhất, tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, làm cơ sở, định hướng để tiếp tục đổi mới toàn diện công tác Công an.
Thứ hai, nâng cao năng lực nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chiến lược, nhận diện sớm các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh, trật tự và triển khai có hiệu quả đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước.
Thứ ba, đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; kịp thời triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, không để phát sinh các tụ điểm phức tạp mới; kiềm chế gia tăng tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm gia tăng, không để tội phạm lộng hành.
Đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra tội phạm, không để lọt tội phạm, không để oan, sai.
Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn kết chặt chẽ với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng cải tiến quy trình bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Tập trung quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, nhất là đối với các ngành nghề nhạy cảm, không để hình thành các tụ điểm tệ nạn về ma túy, cờ bạc, mại dâm.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống thiên tai.
Thứ năm, đặc biệt chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, phát huy đồng bộ, toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó công tác xây dựng Đảng là then chốt; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, đề cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; công tác tổ chức cán bộ là khâu đột phá; tổng kết thực tiễn và đúc kết lý luận là nhiệm vụ quan trọng.
Chuyển mạnh từ tư duy hậu cần phục vụ sang hậu cần chủ động bảo đảm. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển công nghiệp an ninh, huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
Chủ động nghiên cứu, sản xuất thiết bị kỹ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với tính chất công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.
Đảng cần nghiêm khắc đánh giá lại chính mình
theo Infonet
-BBC Vietnamese-
-Tiến sỹ Jonathan London vừa đưa ra 25 điểm mà ông mô tả là “Vài đề nghị xây dựng về việc chết cá, vu khống”.
1. Vụ chết cá là thảm hoạ;
2. Theo vài nhà chất độc học, xác định những nguyên nhân sẽ yêu cầu thời gian;
3. Dù nguyên nhân còn chưa rõ, có mọi lý do để nghi ngờ về ô nhiễm công nghiệp;
4. Dù đã có mấy cuộc họp, sự thực hiện của các cơ quan chức năng đã chậm trễ;
5. Trong bối cảnh căng, cách thông tin cho dân đã thiếu chuyên nghiệp;
6. Thiếu một phản ứng rõ ràng, người dân trong và ngoài nước càng bất bình;
7. Tình trạng thiếu thông tin, thiếu phản ứng đầy đủ đã tạo ra những rủi ro nhất định;
8. Bên cạnh vụ chết cá, một thảm họa PR, thông tin cũng đã xảy ra;
9. Đối phó với thảm hoạ, nhà nước có trách nhiệm thông tin cực rõ, cực nhanh;
10. Tin chính xác, đầy đù, kịp thời bao nhiêu, bớt lo lắng, căng thẳng bấy nhiều;
11. Đề nghị chính quyền của Việt Nam học ngành PR trong thời gian sớm nhất;
12. Quay phim về vài cuộc hợp trên chương trình thời sự chưa đủ, thiếu thuyết phục;
13. Có lãnh đạo chính phủ lên TV, có họp báo như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ là tốt nhất;
14. Cần có một nên báo chí độc lập hơn, có trách nhiệm chuyên nghiệp, uy tín hơn;
15. Nên tạo điều kiện cho nhà báo độc lập để hành động một cách chuyên nghiệp;
16. Thiếu báo chí như trên, người dân càng dựa vào thông tin trên mạng xã hội;
17. Trong thời kỳ thông tin, thông tin minh bạch mới là an toàn, dân chủ, văn minh;
18. Đề nghị các cơ quan an ninh đừng trách, vu khống, chụp mũ, kêu ‘Việt Tân’ v.v.;
19. Chẳng ai ủng hộ một Việt Nam dân chủ, văn minh, an toàn muốn hỗn luận xã hội;
20. Chẳng ai ủng hộ một Việt Nam dân chủ, văn minh, an toàn muốn bom xăng v.v.;
21. Dân trong và ngoài bộ máy, trong và ngoài nước đời đất nước sách, minh bạch;
22. Đề nghị tất cả các bên thảo luận một cách văn minh, cởi mở đề tìm giải pháp;
23. Đề nghị mọi bên tôn trọng các quyền và trách nghiệm của cả dân lẫn nhà nước;
24. Đề nghị tân TT, Chủ Tịch gặp dân từ các tỉnh liên quan và phong trào môi trường;
25. Thảm họa chết cá vẫn nền được xem là một cơ hội để thống nhất thay vì chia rễ;
http://bit.ly/1ThwjUm
-Việt Nam thất vọng về phản ứng của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc
Việt Nam bác bỏ các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của Người Phát ngôn của Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ)... Trước sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ cho người dân bị tác động trực tiếp, đồng thời khẩn trương tìm nguyên nhân của sự cố.
Ngày 15/5/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông báo ngày 13/5/2016 của Người Phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh LHQ (Geneva) đã bác bỏ các thông tin không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng của Người Phát ngôn của Cao uỷ Nhân quyền LHQ, ông Rupert Coville; đồng thời lấy làm tiếc và thất vọng về phản ứng vội vã này.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam bên cạnh LHQ (Ảnh: Tố Uyên/TTXVN)
"Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, phù hợp với Hiến pháp 2013 và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước về quyền dân sự và chính trị cũng quy định rõ các quyền và tự do cá nhân cần phải thực thi trong khuôn khổ pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, trật tự công cộng, đạo đức, sức khoẻ cộng đồng và quyền, lợi ích của cá nhân khác", Đại sứ Nguyễn Trung Thành nêu rõ.
Đại sứ cho biết, trên tinh thần đó, các biện pháp cần thiết được tiến hành là phù hợp với luật pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo trật tự giao thông, an ninh, an toàn cho người dân, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Những hành vi kích động bạo lực, bài ngoại, gây rối trật tự ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cần phải được ngăn chặn trong khuôn khổ luật pháp, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Theo Đại sứ Nguyễn Trung Thành, trước sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung, Chính phủ, các địa phương liên quan và các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể đã và đang hết sức nỗ lực để hỗ trợ cho người dân bị tác động trực tiếp. Với sự hỗ trợ của các đối tác, các nhà khoa học quốc tế, Việt Nam đang khẩn trương tìm nguyên nhân của sự cố và thường xuyên cập nhật tình hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
"Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có LHQ trong nỗ lực cùng Việt Nam xử lý vấn đề này trên tinh thần khoa học, khách quan, thiện chí và xây dựng", ông Thành nhấn mạnh.
Nam Hằng-
-Biểu tình vì cá ở Việt Nam lan xuống các tỉnh, thành
15.05.2016
Hàng trăm bà con giáo dân xứ Song Ngọc và ở xã Hợp Thành tại tỉnh Nghệ An đã tuần hành, mang theo các biểu ngữ như “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Vì sao cá chết” hay “Tôi không muốn chết như cá”.
Còn tại TP Vũng Tàu, tin cho hay, một nhóm người mang theo biểu ngữ “Hãy trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam” di dọc theo một bãi biển, thu hút sự chú ý của nhiều người khác.
Trong khi đó, tại Hà Nội, một số nhà hoạt động xã hội và blogger cho VOA Việt Ngữ biết rằng họ bị chặn không được ra khỏi nhà nên buộc phải tọa kháng tại gia.
Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy công an “chìm” và “nổi” xuất hiện dày đặc tại một số địa điểm mà người biểu tình dự định tập hợp, nhất là quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Tin cho hay, một số người thậm chí còn bị kiểm tra chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân.
Tuy nhiên, một nhóm bạn trẻ khoảng vài chục người, trong đó có nhiều người đeo khẩu trang, đã tuần hành chớp nhoáng, và theo đoạn video đăng trên mạng xã hội, dường như có xô đẩy với lực lượng an ninh.
Các nhân chứng cho hay, những người biểu tình sau đó đã bị "đẩy lên xe buýt, và không rõ bị đưa đi đâu".
Cuộc tuần hành ngắn ngủi tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, hôm 15/5.
Đó là trên đường phố, còn trên mạng, nhiều người cho hay khó truy cập vào Facebook tại Việt Nam trong nhiều giờ qua, và trên mạng xã hội này, dân mạng Việt Nam đang truyền nhau cách “vượt rào”.
Sau hai cuộc xuống đường rầm rộ hồi đầu tháng, các nhà quan sát cho hay, Việt Nam dường như đang ngăn chặn các cuộc xuống đường của người dân, một tuần trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
"Quyền và nghĩa vụ"
Một cuộc tuần hành ở TP HCM dự kiến sẽ diễn ra vào chiều ngày 15/5, nhưng một số nguồn tin tại trung tâm tài chính của Việt Nam này cho biết rằng cảnh sát và an ninh hiện diện ở khắp nơi.
Hôm qua, Việt Nam một lần nữa đổ lỗi cho tổ chức Việt Tân đứng sau giật dây các cuộc biểu tình.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.
Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.
Cùng ngày, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã tiếp tục lên tiếng bày tỏ “quan ngại về tình trạng bạo lực gia tăng nhắm vào những người biểu tình Việt Nam bày tỏ sự bất bình về việc cá chết bí hiểm hàng loạt ở miền Trung”.
Cơ quan nhân quyền này cũng kêu gọi “chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do hội họp của theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế”.
Báo chí trong nước hôm 14/5 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng đã có đủ căn cứ khoa học thuyết phục về nguyên nhân cá chết và kết luận cuối cùng sẽ sớm được công bố. Tuy nhiên, ông Tạc không cho biết cụ thể thời gian.
Người dân một số khu vực ở Nghệ An và thành phố Vũng Tàu sáng 15/5 tuần hành đòi “trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam”, trong khi nhiều người ở Hà Nội bị chặn, không cho tham gia cuộc xuống đường như dự kiến nên buộc phải tọa kháng tại gia.
Hàng trăm bà con giáo dân xứ Song Ngọc và ở xã Hợp Thành tại tỉnh Nghệ An đã tuần hành, mang theo các biểu ngữ như “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Vì sao cá chết” hay “Tôi không muốn chết như cá”.
Còn tại TP Vũng Tàu, tin cho hay, một nhóm người mang theo biểu ngữ “Hãy trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam” di dọc theo một bãi biển, thu hút sự chú ý của nhiều người khác.
Trong khi đó, tại Hà Nội, một số nhà hoạt động xã hội và blogger cho VOA Việt Ngữ biết rằng họ bị chặn không được ra khỏi nhà nên buộc phải tọa kháng tại gia.
Các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy công an “chìm” và “nổi” xuất hiện dày đặc tại một số địa điểm mà người biểu tình dự định tập hợp, nhất là quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Tin cho hay, một số người thậm chí còn bị kiểm tra chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân.
Tuy nhiên, một nhóm bạn trẻ khoảng vài chục người, trong đó có nhiều người đeo khẩu trang, đã tuần hành chớp nhoáng, và theo đoạn video đăng trên mạng xã hội, dường như có xô đẩy với lực lượng an ninh.
Các nhân chứng cho hay, những người biểu tình sau đó đã bị "đẩy lên xe buýt, và không rõ bị đưa đi đâu".
Cuộc tuần hành ngắn ngủi tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, hôm 15/5.
Đó là trên đường phố, còn trên mạng, nhiều người cho hay khó truy cập vào Facebook tại Việt Nam trong nhiều giờ qua, và trên mạng xã hội này, dân mạng Việt Nam đang truyền nhau cách “vượt rào”.
Sau hai cuộc xuống đường rầm rộ hồi đầu tháng, các nhà quan sát cho hay, Việt Nam dường như đang ngăn chặn các cuộc xuống đường của người dân, một tuần trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
"Quyền và nghĩa vụ"
Một cuộc tuần hành ở TP HCM dự kiến sẽ diễn ra vào chiều ngày 15/5, nhưng một số nguồn tin tại trung tâm tài chính của Việt Nam này cho biết rằng cảnh sát và an ninh hiện diện ở khắp nơi.
Hôm qua, Việt Nam một lần nữa đổ lỗi cho tổ chức Việt Tân đứng sau giật dây các cuộc biểu tình.
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”.
Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”.
Cùng ngày, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã tiếp tục lên tiếng bày tỏ “quan ngại về tình trạng bạo lực gia tăng nhắm vào những người biểu tình Việt Nam bày tỏ sự bất bình về việc cá chết bí hiểm hàng loạt ở miền Trung”.
Cơ quan nhân quyền này cũng kêu gọi “chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do hội họp của theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế”.
Báo chí trong nước hôm 14/5 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng đã có đủ căn cứ khoa học thuyết phục về nguyên nhân cá chết và kết luận cuối cùng sẽ sớm được công bố. Tuy nhiên, ông Tạc không cho biết cụ thể thời gian.
Tại Nghệ An:
Việt Nam phạt báo bình luận về cá chết hàng loạtChính quyền trong nước mới phạt một tờ báo, khiến cơ quan này buộc phải “tự đình bản” vì đăng tải hai bài viết “Lời than của các loài cá” và “Nhân dân mãi mãi là người đến sau”.
Việt Nam điều tra vụ hai mẹ con ‘bị đánh vì biểu tình’
Vụ cá chết ở Việt Nam ‘lan’ tới Quốc hội Mỹ
Hoa Kỳ và vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam
Việt Nam tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Thanh Hóa
-Công an TP.HCM khẳng định "Việt Tân tổ chức gây rối"-
TTO - Chiều 14-5, Công an TP.HCM cho biết qua điều tra, thu thập thông tin đã khẳng định tổ chức khủng bố Việt Tân đã tổ chức các vụ tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng tại TP.HCM vào ngày 1-5 và 8-5.
Hàng trăm tình nguyện viên dự án Chuyển động xanh đã chọn cách đạp xe vòng quanh trung tâm thành phố để ủng hộ và tuyên truyền cho chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2015, bảo vệ môi trường - Ảnh: P.D
Theo Công an TP.HCM, lợi dụng vấn đề cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, tổ chức khủng bố Việt Tân đã tổ chức liên kết giữa các đối tượng trong và ngoài nước, kích động tụ tập gây rối nơi công cộng với danh nghĩa bảo vệ vệ môi trường.
Đã nắm được kế hoạch
Việt Tân đã chỉ đạo một số đối tượng chống đối trong nước hình thành các nhóm hỗ trợ cho những người tham gia tụ tập gây rối.
Biểu hiện cụ thể là có những nhóm chuẩn bị nước, bánh mì, phát tiền cho người tham gia, khi đúng thời gian ấn định thì những người tụ tập đều đứng dậy, ra khẩu hiệu...
Công an TP.HCM cũng thông tin Việt Tân đã lôi kéo nhiều thành phần tham gia, trong đó kể cả những người chưa đủ tuổi vị thành niên, có tiền án tiền sự. Một trong những đối tượng đó là Huỳnh Thành Phát, sinh năm 1999, có hai tiền án, quê An Giang, nhưng sống lang thang chủ yếu ở TP.HCM. Phát đã tích cực tham gia tụ tập gây rối thái độ manh động.
Về mục đích của các cuộc tụ tập, gây rối nơi công cộng, Công an TP.HCM nhận định tổ chức khủng bố Việt Tân muốn gây rối an ninh trật tự, phá hoại cuộc bầu cử và sâu xa hơn là lật đổ chế độ. Việt Tân muốn tạo ra một sự kiện để kích động các cuộc tụ tập thành một cuộc bạo loạn.
Theo Công an TP.HCM, trong cuộc tụ tập gây rối ngày 8-5, một số đối tượng chống đối đã có hành vi quá khích, chuẩn bị các phương tiện chống đối, trong đó có cả hơi cay. Đã có 4 trật tự viên TNXP bị thương.
Nguy hiểm hơn, trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin kêu gọi truy tìm nơi ở của các cán bộ công an, lực lượng TNXP tham gia giữ trật tự để uy hiếp tinh thần, đe dọa lực lượng này, với các mức tiền thưởng cho từng hành vi uy hiếp. Đã có một trật tự viên TNXP bị đánh tại nhà, đập phá đồ đạc, công an đang điều tra làm rõ.
Công an TP.HCM cho biết hiện nay trên trang mạng xã hội đưa nhiều thông tin kêu gọi tọa kháng, tụ tập đông người ở nhiều nơi. Đồng thời hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan chức năng, kêu gọi đẩy mạnh tụ tập gây rối trật tự công cộng.
Công an TP.HCM khẳng định đã nắm được kế hoạch của tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi tụ tập gây rối trật tự công cộng trên quy mô toàn quốc ở VN, bắt đầu từ ngày 15 đến 22-5, trùng vào thời điểm bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.
Sẽ làm rõ thông tin hai mẹ con cô Hoàng Mỹ Uyên bị xô xát
Tại cuộc làm việc, Tuổi Trẻ đã đề cập về thông tin những ngày qua trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh, clip về cô Hoàng Mỹ Uyên (có nick Facebook là Ubee Crazee), cô Uyên cho rằng mình đã bị lực lượng chức năng giữ trật tự có những va chạm dẫn đến xây xát ở chân và mặt. Sự việc diễn ra ngày 8-5 khi cô Uyên đang cùng con gái nhỏ tham gia đoàn người tụ tập đông người tại quận 1.
Đại diện công an TP.HCM cho biết có nắm được thông tin này, đang điều tra, tìm hiểu và sẽ có thông tin kết luận cụ thể về những thông tin, hình ảnh trên mang internet xung quanh sự việc của cô Hoàng Mỹ Uyên.
* Ông TRẦN THANH LỰC (cử tri P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM):
Dẫu chưa đồng tình cũng nên bình tĩnh
Thời gian vừa qua, một số người dân ở TP.HCM và Hà Nội đã tụ tập để bày tỏ ý kiến về việc cá chết hàng loạt ở ven biển Bắc Trung bộ nhưng tới nay vẫn chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân.
Có nhiều luồng ý kiến cho vấn đề này cả đồng ý và không đồng ý. Tôi nghĩ việc phản ứng chậm chạp trong việc tìm ra nguyên nhân và một vài phát biểu không thống nhất của chính quyền đã làm người dân chưa đồng tình.
Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta bày tỏ thái độ bằng việc phản ứng trên đường phố, gây mất an ninh trật tự và lộn xộn nơi công cộng. Bà con nên bình tĩnh, nhất là vào dịp ngày bầu cử đang đến, bởi chúng ta có thể bị lợi dụng cho các mục đích chính trị của một nhóm người hay một tổ chức nước ngoài.
Mục đích cuối cùng mà người dân mong muốn vẫn là chính quyền làm việc nghiêm túc, trong sạch và có trách nhiệm để đất nước phát triển. Do vậy, chính quyền cần chủ động truyền thông hơn và cung cấp thông tin có cơ sở khoa học để tạo lòng tin cho người dân và người dân có nhiều kênh thông tin để bày tỏ ý kiến của mình.
* Bà NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH (Q.Thủ Đức, TP.HCM):
Đừng góp phần cho sự bất ổn
Trong những sự kiện trọng đại của đất nước, rất nhiều thế lực sẽ lợi dụng đám đông để thực hiện những mục đích riêng, gây sự hoài nghi, chia rẽ, bất ổn trong lòng dân.
Trước nhiều thông tin trái chiều, tôi bình tĩnh suy xét, tiếp cận nhiều nguồn thông tin và rút ra nhận định cho mình. Tôi mong trong những ngày sắp tới, cơ quan chức năng sẽ có những động thái tích cực để đưa ra hướng giải quyết mối quan tâm của dân (nguyên nhân cá chết hàng loạt, môi trường ô nhiễm...) để người dân yên tâm.
Hơn nữa, tôi nghĩ thay vì phản ứng đông người, mỗi người bằng công việc cụ thể trong chuyên môn, nghề nghiệp của mình hãy có những đóng góp tích cực với hình thức phù hợp để giải quyết dần những mặt còn chưa tốt của xã hội.
* Bà LÊ PHƯƠNG THẢO (Q.Tân Bình, TP.HCM):
Nên tỉnh táo
Cũng như những cử tri khác, tôi kỳ vọng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra dân chủ, tích cực trong bối cảnh tình hình an ninh được đảm bảo. Vì đây là thời điểm khá nhạy cảm, nên một số bất ổn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sự an toàn của đông đảo người dân.
Hơn bao giờ hết, tôi mong muốn các cấp, các ngành cũng như đơn vị liên quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và làm hết sức mình để ổn định xã hội. Về phía người dân, tôi hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn khách quan, tỉnh táo trước những lời kích động, xúi giục từ những đối tượng xấu.
Nếu như có bất kỳ vướng mắc, không hài lòng hay mâu thuẫn gì, mọi người nên cân nhắc tìm kênh có uy tín và chính thống để nêu ý kiến của mình.
* Anh Trần Anh Tuấn (Q.Thủ Đức, TP.HCM):
Mong ổn định, trật tự trong ngày bầu cử
Còn 10 ngày nữa là diễn ra bầu cử. Tôi mong chờ sự kiện này và mong TP đến ngày đấy luôn ổn định và trật tự. Mấy ngày qua, thông tin trên mạng xã hội đề cập rất nhiều về việc người dân xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường. Mỗi người có cách thể hiện quan điểm, chính kiến của mình khác nhau nhưng theo tôi, trong khi chờ đợi cơ quan chức năng có câu trả lời thì mọi người cần bình tĩnh. Bày tỏ mối quan tâm là cần thiết nhưng làm thế nào đừng để xảy ra tình trạng tụ tập, gây rối trật tự nơi công cộng.
Như trước đây, việc gây rối ở các khu công nghiệp năm 2014 là một bài học. Tụ tập đông người dễ tạo cơ hội cho những người xấu lôi kéo, gây rối. Tôi sẽ đóng góp, bày tỏ ý kiến của mình thông qua nhiều kênh tại tổ chức, địa phương, chỗ làm và các phương tiện truyền thông đại chúng.
* Ông Dương Tấn Lực (ngụ P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM):
Sự kiện chính trị đáng nhớ phải diễn ra tốt đẹp
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP sắp tới trùng với dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm. Theo tôi, đây là một sự kiện chính trị đáng nhớ. Vì vậy tôi mong các cấp chính quyền, các lực lượng an ninh thực hiện các biện pháp đảm bảo tình hình an ninh trật tự ổn định để cả hai sự kiện được diễn ra tốt đẹp. Một mặt người dân có thể an tâm đi bầu cử, cân nhắc chọn lựa những đại biểu xứng đáng đại diện cho tiếng nói của người dân, mặt khác xây dựng hình ảnh đất nước VN hòa bình, thân thiện và mến khách.
Tôi cũng mong bà con cử tri đi bầu đông đủ nhưng ổn định, trật tự, nề nếp và không có những chuyện đáng tiếc xảy ra về an ninh trật tự.
* Ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM):
Trong tiếp xúc cử tri, tôi đã nêu vấn đề cá chết
Ở các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nêu rất nhiều ý kiến về vấn đề cá chết hàng loạt, đòi hỏi đại diện của nhân dân có tiếng nói trước Quốc hội. Hai ngày cuối tuần vừa qua, chúng ta đều nghe thông tin một số người dân ra đường hô hào bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong đó cũng có người bị lợi dụng.
Ngày 22-5 là ngày toàn dân đi bầu cử, tôi mong mọi người đừng để bị lôi kéo. Cá nhân tôi chờ đợi và mong muốn cơ quan chức năng sớm tìm nguyên nhân cá chết để công bố cho nhân dân được biết, dù việc này tôi biết không phải một sớm một chiều nên cũng đang rất mong chờ kết quả được rõ ràng.
-Hàm lượng kim loại Sắt trong nước biển Hà Tĩnh vượt tiêu chuẩn
Kết quả quan trắc ngày 8/5 của Tổng cục Môi trường tại 2 bãi tắm tại Hà Tĩnh cho thấy, hàm lượng kim loại sắt có giá trị vượt giá trị tối đa cho phép đối với vùng bãi tắm và thể thao dưới nước.
Bãi tắm biển tại tỉnh Hà Tĩnh.
Hai bãi tắm có hàm lượng Sắt vượt tiêu chuẩn là bãi tắm Xuân Hải và bãi tắm Thạch Hải thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Theo đó, kết quả quan trắc thông số kim loại Sắt tại bãi tắm Xuân Hải vào sáng 8/5 cho kết quả là 0,7 mg/l trong khi giá trị tối đa cho phép là 0,5 mg/l. Tương tự, hàm lượng Sắt tại bãi tắm Thạch Hải sáng 8/5 có giá trị lên tới 0,8mg/l.
Đến chiều cùng ngày, kết quả quan trắc tại 2 bãi tắm này cho thấy hàm lượng kim loại Sắt đã quay về trong giá trị cho phép của quy chuẩn.
Trao đổi với VietNamNet, GS Trần Hồng Côn, Phòng Thí nghiệm Hóa môi trường, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, bản thân kim loại Sắt quan trắc được trong nước biển không có hại. "Tuy nhiên, quá trình diễn ra trước đó thì có thể gây hại cho các sinh vật biển", GS Côn cho hay.
Ông Côn lý giải, khi quan trắc thấy hàm lượng Sắt tăng cao trong nước biển thì có nghĩa là nguồn gốc Sắt thải vào môi trường biển là dạng Sắt 2 (Fe2). Do đó, khi vào nước biển, nó sẽ bị oxy hóa để trở thành Sắt 3 (Fe). Quá trình này sẽ lấy oxy hòa tan trong nước biển, khiến lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống.
Tiếp đó, Sắt 3 sẽ trải qua quá trình thủy phân để trở thành Hydroxit Sắt làm nước biển đục sau đó lắng xuống đáy. Quá trình này, theo GS Côn cũng sẽ làm giảm độ pH của nước.
Việc làm giảm lượng oxy hòa tan cũng như độ pH trong nước biển sẽ có hại tới sinh vật biển sống trong môi trường đó.
Do đó, theo GS Côn, nếu như khi nguồn Sắt thải vào nước biển nhanh chóng bị pha loãng, hai quá trình trên vẫn diễn ra nhưng Sắt nhanh chóng bị lắng xuống và không gây ra nhiều nguy hại. Tuy nhiên, nếu như nguồn Sắt thải ra môi trường tại một khu vực cục bộ, Sắt không bị pha loãng thì nồng độ oxy hòa tan và độ pH tại khu vực này sẽ giảm, cá và các sinh vật biển sẽ chết.
"Môi trường thải chất ấy (Sắt) là môi trường axit nữa thì cái đó tác động mới mạnh", GS Côn cho biết thêm.
Ông Côn cũng khẳng định, kết quả quan trắc buổi chiều cho thấy hàm lượng Sắt trong môi trường nước đã bị pha loãng. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo, thời điểm buổi sáng, khi hàm lượng Sắt trong nước vượt giá trị tối đa cho phép chính là lúc "rất nguy hiểm với sinh vật biển".
Trong khi đó, ông Vũ Thường Bồi, Hội Hóa học Việt Nam khẳng định, hàm lượng Sắt trong nước biển vượt tiêu chuẩn cho phép không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tắm biển.
Lê Văn
-CĐV Hải Phòng khẳng định không truyền bá thông điệp chính trị
Một băng rôn trong trận Hà Nội T&T gặp Hải Phòng ở vòng 9 V-League vừa qua. (Ảnh: Zing)
Đại diện cổ động viên Hải Phòng khẳng định họ không hề có ý định sử dụng các băng rôn, biểu ngữ có nội dung chính trị trong quá trình cổ vũ của mình ở vòng 9 V-League 2016 hôm 8/5.
Trong quá trình cổ vũ cho Hải Phòng ở trận đấu với Hà Nội T&T trên sân Hàng Đẫy hôm 8/5, khoảng 3.000 cổ động viên Hải Phòng đã xuất phát từ thành phố hoa phượng đỏ trên hàng chục xe ôtô các loại. Trong quá trình ấy, đã xuất hiện một số băng rôn được cho là mang nội dung chính trị xen lẫn.
Ngay khi biết được thông tin trên, đại diện cổ động viên Hải Phòng khẳng định đây không phải là hành động chủ ý của họ. Thông báo của cổ động viên Hải Phòng có đoạn: “Đại diện hai diễn đàn cổ động viên Hải Phòng khẳng định đó không phải là chủ trương của Ban Quản trị hai diễn đàn. Chúng tôi trung thành với các tôn chỉ hoạt động trong các năm qua đó là: Bóng đá - Không lợi dụng tình yêu bóng đá sa đà vào các lĩnh vực khác.
"Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị cho trận đấu vừa qua, do quá đông các xe với gần 3.000 người cùng nhập đoàn, ngoài những băng rôn truyền thống, một số băng rôn khác lẫn vào đoàn xe khiến những xe đi cùng đoàn lầm tưởng đó là chủ trương của Hội."
"Chính vì thế đã xảy ra tình trạng trong đoàn xe xuất hiện một vài biểu ngữ không liên quan tới bóng đá trên đường lên Hà Nội. Các cổ động viên Hải Phòng đi trên xe của đoàn vốn rất vô tư nên đã bị lợi dụng truyền bá những ngôn từ mà bản thân không mong muốn.”
Đại diện cổ động viên Hải Phòng cũng khẳng định họ đã gửi thông báo tới Facebook về sự việc này để loại bỏ các hình ảnh sai trái trên.
Hiện tại, Hội cổ động viên Hải Phòng đã thành lập hồi tháng Ba nhưng vẫn chưa được Câu lạc bộ Hải Phòng và Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) công nhận./.
-Fish Death Crisis Prompts Vietnam Waste Water Probe
Mai Ngoc Chau Yu-Huay Sun May 4, 2016 — 5:21 PM ICT Updated on May 4, 2016-
Vietnam Prime Minister Nguyen Xuan Phuc has ordered an investigation into how a Taiwanese-owned steel plant located near central Vietnamese beaches where millions of dead fish washed ashore last month received approval to pipe waste water directly into the sea.
With the official cause of the fish deaths still unknown and the newly sworn-in government struggling to contain growing public anger over the disaster, Phuc said the government was determined to track down the main culprits with "objectivity, honesty, prudence and urgency."
"This is the most serious environmental incident Vietnam has faced," Phuc said. "We must continue to probe the cause of this disaster. Whichever agency, organization, individual that violates the laws will be investigated on a scientific basis. No one is allowed to cover up any infringements. The government is determined to protect the people’s rightful interests."
The investigation comes after protesters took to the streets last weekend to criticize the government’s response to the crisis, which has tested the government’s ability to balance public health and safety concerns against economic development and the interests of Formosa Ha Tinh Steel Corp. The company, a unit of Taiwan’s Formosa Plastics, is considering whether to raise its investment in Ha Tinh from $10.5 billion to $28.5 billion.
Government Licensed
"If the disaster occurred in other countries, a state of emergency would have been declared or at least warnings would have been given to the public," said a Facebook user named Nguyen Tien Thanh. "What we have seen is that nearly a month after the incident was first reported, the government leader started giving instructions."
Formosa Ha Tinh Steel executive vice president Chang Fu-ning said the steel plant’s waste water treatment system had received all appropriate approvals.
"We’ve received official notification about the inspection," said Fu-ning. "Our waste water discharge system received license from the environment ministry, and we went through an environmental protection impact assessment. It’s beyond doubt."
More than 70 metric tons of wild and farmed fish were found dead on the coast of four provinces since early last month. A preliminary investigation by the environment ministry said the fish might have been killed by toxins released by human activities or algal blooms known as a red tide. It also says there is no evidence to show Formosa was the culprit. According to tests conducted by the Thua Thien Hue government, seawater samples taken from locations where the dead fish were found showed high levels of heavy metals.
Prime Minister Phuc has also ordered the environment minister Tran Hong Ha and the Ha Tinh province to monitor the waste water discharge system at the steel plant and activate the automatic monitoring system to collect waste water samples for testing.
(Corrects provinces doing inspections in penultimate and final paragraphs.)
Viet Fish Kill Spawns Political Crisis (Asia Sentinel 9-5-16) -
Vietnam’s new government, installed after the 12th Congress of its ruling Communist Party early this year, seems to have made up its mind how it will manage its first political crisis, nationwide revulsion over the still unexplained death of 100 tonnes or so of fish along the coasts of four north central provinces.
On May 8, police in Ho Chi Minh City, Hanoi and Danang mobilized police and their bullyboy auxiliaries to shut down crowds of demonstrators who had turned out for a second Sunday to protest the environmental catastrophe.
For two weeks, the government has made a show of investigating every possible cause of the great fish kill except what the public has come to believe is the obvious cause: highly toxic chemicals released into the sea at a huge steel mill that is just going into operation. Now it seems that unless the originators step forward and confess to an accident, the sudden death of 100 tonnes of free swimming and farmed fish is destined to remain – officially at least – a mystery.
The steel mill, a power plant and ancillary port facilities have been built on a 3,300-hectare tract at Vung Ang, a bay near the southern border of Ha Tinh province. Local officials reportedly regard the project as essential to the prosperity of their impoverished province. Manager of the US$10.5 billion project is the Formosa Ha Tinh Steel Company (FHS), a subsidiary of Taiwan-based Formosa Plastics Corporation. The plant’s prime contractor is China Metallurgical Group (MMC), a Chinese state enterprise. Other Chinese and Japanese firms have reportedly taken minority shares in the project.
No one contests that the fish kill began in Vung Ang and spread south along the coast. FHS contends, however, that it has no idea what caused shoals of fish to wash up on 200 km of beaches. Its denial is cast into doubt by the testimony of divers, employees of a sub-contractor to MMC, who say they witnessed a huge discharge of reddish liquids from the mouth of a waste discharge pipe 1.3 km offshore on April 4.
FHS claims to have invested US$45 million in its waste management system. On May 6, Vietnamese newspapers reported that officials of the Environment Agency have verified that the system is able to treat wastes to the national standard before their release. The logical inference is that the fish kill was no routine event, but rather that a release of toxic chemicals occurred accidentally when the system was being purged, prior to its being put into service.
At a task force meeting on May 2, the Prime Minister, Nguyen Xuan Phuc, declared that “we will not shield anyone.” Also, according to state-supervised media, Phuc ordered that the cause of the great fish kill must be speedily determined, whatever it might be. Accounts of the meeting noted the participation of senior representatives of the National Police and the Communist Party’s Propaganda Bureau. More reportage centered on the arrival of scientists from western countries to assist in the investigation.
Activist critics of the regime coordinated another round of demonstrations in Vietnam’s major cities on May 8. They had been encouraged by the unusually large turnout of protesters on May 1, reportedly as many as 1,000 in Hanoi and 2,000 in Ho Chi Minh City, 10 times as many as normally turn out to fuss at the government, and the relative restraint of security forces vis-a-vis the protests. On May 1, police units had been on hand but by and large did not intervene as placard-bearing citizens marched around downtown areas.
This time the police were out in force and, according to first person reports posted to Facebook, they employed unusually methodical and professional tactics to “corral marchers like fish in a net” and then to separate leaders from the pack. Again according to Facebookers, phalanxes of non-uniformed police auxiliaries were on hand as usual, and they were busy picking fights with protestors, targeting even women accompanied by children.
What started off as an alarming but manageable environmental event a bit more than a month ago, something that might have been solved by a public apology and a big fine, has morphed into an acutely embarrassing circumstance for the prime minister. In Vietnam’s new regime, the party machinery has reasserted its primacy and mere prime ministers are disposable. The regime’s decision to amp up police repression of popular demonstrations is of greater import. So is Hanoi’s obvious disinclination to put Formosa Ha Tinh Steel in the dock. Yes, Vietnam has worked hard and successfully to market itself as a stable, low wage location for foreign investors. That doesn’t mean that Hanoi ought not hold foreign investors to account when something goes wildly wrong.
By Sunday evening, first person accounts were lighting up Facebook. Blogger Lang Anh posted a photo of a woman whose child, she said, witnessed police beating her mother. According to the blogger, “She was attacked only because she expressed her wish that her child might live in a nation that’s cleaner and, for everyone, more stable. Hoping to be heard, they marched peacefully, but were violently repressed.”
Posting from Ho Chi Minh City on Facebook, blogger Manh Kim reported that “all of the city’s security muscle was mobilized to repress the demonstration violently. At about 9 am, the streets leading into the city center were blocked by barbed wire and lines of police… Demonstrators could not march, and instead just milled around in the square in front of the cathedral. Surely there was no need to use force because all of us were encircled like fish in a net. Even so, [the police] began to deal out brutal kicks and punches. A few minutes later, I heard shouts: ‘Seize them! Seize them!’”
Then, he wrote, “I saw a group of plainclothes police beating people as though they were enemies, forcing them to get on a bus. The tactic of suppressing the demonstration this time was very methodical and professional. Security agents mingled and mixed into the crowd of demonstrators so that they could locate those who they judged to be ‘dangerous.’ These people were pushed little by little toward the perimeter and then . . . hustled onto buses. Everyone in the front rank was arrested, no matter who, even women…at Vung Ang, a bay on the border of Ha Tinh and Quang Binh provinces.David Brown is a retired US diplomat with wide experience in Vietnam. He is a regular contributor to Asia Sentinel.-
Luật sư: Có thể khởi kiện công ty đàn áp người biểu tình
An Tôn
09.05.2016
Nhiều cuộc biểu tình vì môi trường biển và minh bạch đã nổ ra ở các thành phố lớn của Việt Nam cuối tuần qua. Các nhân chứng mô tả và đăng nhiều hình ảnh cũng như các đoạn video cho thấy một lực lượng an ninh mặc đồng phục xanh lá cây đã đánh đập, bắt bớ hàng trăm người biểu tình. Trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, cựu Thẩm phán, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng những người biểu tình bị đánh đập, đàn áp có thể khởi kiện công ty chủ quản lực lượng an ninh kể trên. Mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do An Tôn thực hiện.
VOA: Vừa rồi trên trang Facebook cá nhân, ông nhận định là một số hoạt động của công ty mang tên Thanh niên Xung phong trong việc giữ trật tự cho cuộc biểu tình ngày 8/5 có thể không nằm trong lĩnh vực kinh doanh của họ, và họ có thể bị kiện. Ông có thể cho biết gì về tính pháp lý và các chức năng của công ty này?
Ls. Phạm Công Út: Tôi cũng giống như mọi người được biết là đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này được gọi là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong. Cái tên Thanh niên Xung phong là một thương hiệu hay một lực lượng, chúng ta phải cần phân biệt. Tính tới hiện nay, giai đoạn hiện nay, tôi tin chắc rằng công ty này không có chức năng đàn áp người dân trong các cuộc biểu tình ôn hòa.
Cựu Thẩm phán, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở tp HCM.
Trong thời gian gần đây, ví dụ, ngày 15, 16/5/2014, tôi tình cờ thấy người bạn của tôi đi với lực lượng Thanh niên Xung phong đi khiêng người biểu tình chống Trung Quốc, như khiêng heo. Nhưng ngày 8/5/2016 vừa rồi lại tái lập hình ảnh người Thanh niên Xung phong kẹp cổ người biểu tình ôn hòa với vẻ mặt hung tợn. Tôi cảm thấy đây là một vấn đề đi quá đà một cái chức năng, một công việc của doanh nghiệp.
Có hai mảng người ta có thể áp dụng để trừng phạt đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong. Thứ nhất là khởi kiện về dân sự, đòi bồi thường về sức khỏe, về nhân phẩm, về danh dự, uy tín...Vấn đề thứ hai là những hành vi mang tính bạo lực của công ty này, người ta có thể kiện, người ta sẽ khởi tố đối với những người mà có chứng cứ cho rằng họ đã dùng bạo lực đối với người dân."
Cựu Thẩm phán, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói.
VOA: Nếu muốn đưa công ty này ra tòa thì các thủ tục kêu gọi nhân chứng, thu thập bằng chứng, trình lên tòa án sẽ như thế nào?
Ls. Phạm Công Út: Ở đây có hai mảng người ta có thể áp dụng để trừng phạt đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong. Thứ nhất là khởi kiện về dân sự, đòi bồi thường về sức khỏe, về nhân phẩm, về danh dự, uy tín. Đòi bồi thường thì người ta chỉ đòi một lời xin lỗi thôi. Sau lời xin lỗi thì anh phải thay đổi, không được động chạm tới cái quyền của người dân, không động chạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người dân. Vấn đề thứ hai là những hành vi mang tính bạo lực của công ty này, người ta có thể kiện, người ta sẽ khởi tố đối với những người mà có chứng cứ cho rằng họ đã dùng bạo lực đối với người dân. Tại vì Bộ luật hình sự không có sự loại trừ với bất kỳ ai, ngoại trừ những trường hợp miễn trừ ngoại giao. Chứng cứ là hàng trăm, hàng ngàn máy ảnh và máy quay phim chĩa vào. Những người biểu tình hôm đó có thể cung cấp cho một nơi tập trung.
Về vấn đề thắng hay thua, tôi không quan tâm đến kết quả thắng hay thua. Nhưng điều đó sẽ củng cố cho những lần tiếp theo. Nếu anh xâm phạm tới, những người biểu tình đó sẽ củng cố chứng cứ tốt hơn cho lần thứ hai, ít nhất cũng cảnh báo cho cái lực lượng này là anh phạm luật, có ngày sẽ bị lôi ra tòa. Một mặt khác là vấn đề hình sự. Có thể không khởi tố được nhưng nó là cú đấm về mặt truyền thông, cho mọi người biết là việc sử dụng một cái lực lượng doanh nghiệp đàn áp biểu tình đó là trái pháp luật, không được xã hội chấp nhận.
Người biểu tình vì môi trường bị vây bắt, một số người bị đánh đập.
VOA: Thưa luật sư, người Việt Nam vốn ngại kiện tụng như đã có câu nói “Chờ được vạ thì má đã xưng”. Vậy thì việc kêu gọi mọi người khởi kiện có khó không? Liệu có được bao nhiêu người dũng cảm sẵn sàng đứng ra nộp đơn, cung cấp để khiếu kiện?
Ls. Phạm Công Út: Ở đây chúng tôi không kêu gọi. Tôi khẳng định điều đó. Ở đây tôi phân tích việc một doanh nghiệp đã thực hiện một hoạt động trái với giấy chứng nhận dành cho mình. Chúng tôi không muốn bạo lực leo thang. Sự ôn hòa được đáp trả bằng sự ôn hòa, để đối thoại thay cho đối đầu. Điều đó sẽ tốt cho xã hội. Chứ chúng tôi không kêu gọi, không kích động những người khác đi kiện cáo, khởi tố thế này thế nọ. Nhưng ở đây đứng trên khía cạnh pháp luật, chúng ta muốn những cuộc biểu tình ôn hòa này được đáp trả bằng sự ôn hòa, được sự bảo vệ của nhà nước để cho họ biểu thị tình cảm của họ, dẫn tới đối thoại, sự lắng nghe giữa nhà nước và người dân, thì điều đó nó quá tốt. Nhưng nếu nhà nước sợ biểu tình thành bạo loạn thì trấn áp, thì điều đó đẩy người dân vào thế bạo loạn. Còn ai cần thì làm đơn, chúng tôi tiếp nhận đơn, ở đây mang tính chất bất vụ lợi, miễn phí, không tính toán để không mang tiếng các luật sư này kiếm tiền.
VOA: Xin cảm ơn Luật sư Phạm Công Út.
Quản lý khủng hoảng - trường hợp Vũng Áng (MTG 8-5-16)
Khủng hoảng thường được định nghĩa là một sự kiện xảy ra bất ngờ và tạo nên mối đe dọa lớn cho cộng đồng, có thể về tài sản, về sự vận hành xã hội, hay về tính mạng của thành viên trong xã hội…
Thông thường, một khủng hoảng có các đặc tính sau đây:
1) Tạo nên mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng
2) Bất ngờ
3) Có rất ít thời gian để có quyết định ứng phó
Quản Lý Khủng Hoảng luôn là một trách nhiệm rất quan trọng của lãnh đạo.
Thông thường, phải có một kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng được soạn sẵn. Trong kế hoạch đó, phải có một ban quản lý khủng hoảng chực chờ sẵn để thực thi nhiệm vụ quản lý khi khủng hoảng xảy ra.
Thông thường, ban quản lý khủng hoảng bao gồm: người tổng lãnh đạo cao nhất, các lãnh đạo cao nhất của các ngành sau: quân sự, kinh tế, tư pháp, ngoại giao, tài chánh… và một số lãnh đạo khác. Ban quản lý khủng hoảng phải có kinh nghiệm và được huấn luyện đầy đủ.
Kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng cần được thực tập hàng năm.
Kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng cần được cập nhật định kỳ.
Trường hợp sự kiện Vũng Áng
Nếu áp dụng định nghĩa trên, sự kiện Vũng Áng hiển nhiên là một Khủng Hoảng vì nó có tất cả 3 đặc tính:
1) Tạo nên mối đe dọa giết cá trên diện tích rộng và kéo dài qua nhiều tỉnh; Tạo nên mối đe dọa ô nhiểm tàn phá sinh môi lan truyền xuống phía Nam và lên phía Bắc bên ngoài khu vực; Tạo nên mối đe dọa thiệt mạng người vì chất ô nhiễm hay vì ăn cá chết do ô nhiễm; Tạo nên mối đe dọa ảnh hưởng rất tai hại trên ngành kinh tế biển miền Trung, trên ngành kinh tế du lịch miền Trung… Nói chung là tạo nên mối đe dọa thiệt hại rất nghiêm trọng cho cộng đồng trên nhiều lãnh vực.
2) Sự kiện xảy ra bất ngờ
3) Trong vài ngày, trước khi chính quyền kịp có quyết định, ngay cả trước khi chính quyền kịp hiểu ra tầm quan trọng của sự kiện thì sự việc đã đi tới mức trầm trọng.
Chính quyền quản lý khủng hoảng ra sao?
Nhìn lại sự việc từ ngày 6.4 tới nay, có thể thấy sự quản lý rủi ro đã được tiến hành một cách quá thiếu chuyên nghiệp!
Trong rất nhiều trường hợp khủng hoảng, mục tiêu trước mắt của quản lý khủng hoảng không phải là xử lý nguyên nhân gây khủng hoảng, mà là làm sao để đám đông không hoảng loạn, không bất mãn, nổi giận, do đó không gây rối loạn.
Một khi cộng đồng đã yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo để vượt qua khủng hoảng, thì cộng đồng sẽ hợp tác với lãnh đạo cùng nhau giảm tối đa thiệt hại, xử lý nguyên nhân gốc gây ra thảm họa… Với mục tiêu như vậy, quan hệ quần chúng (public relations), trong đó có quan hệ truyền thông (media relations), là cực kỳ quan trọng trong quản lý khủng hoảng.
Các điểm thiếu chuyên nghiệp có thể thấy như sau:
1) Ứng xử không nhanh. Sự kiện đã xảy ra từ ngày 6.4 mà hai tuần sau mới bắt đầu có phản ứng. Hai tuần rất quí báu đã bị lãng phí trong khi cảm xúc bất mãn của đám đông ngày càng tích tụ với sự thiệt hại ngày càng to. Rõ ràng là tầm vóc của cuộc khủng hoảng đã không được nhìn thấy!
2) Khủng hoảng lớn vì tầm thiệt hại cho cộng đồng có thể rất lớn. Tuy nhiên quá nhiều dấu hiệu khiến đám đông cảm nhận rằng họ bị bỏ rơi trong thảm họa đang ngày càng nghiêm trọng hơn, rằng Nhà nước không quan tâm kịp thời, đúng mức những thiệt hại sinh tử của họ.
Những phát biểu của lãnh đạo Hà Tĩnh cho thấy điều này. Chỉ vì một cuộc họp nhân sự nội bộ, họ không thể ra với dân trong cuộc khủng hoảng rất lớn đối với Hà Tĩnh! Ở những nơi khác trên thế giới, một cuộc khủng hoảng như vậy có thể khiến thủ tướng hay tổng thống bỏ một chương trình đã định trước để bay tới nơi với dân chúng.
Hành vi, thái độ của lãnh đạo rất quan trọng trong quản lý khủng hoảng. Nếu lãnh đạo thành công trong việc chứng tỏ rằng lãnh đạo xem thiệt hại của người dân là thiệt hại của chính mình, rằng lãnh đạo đứng cùng phía với người dân để khắc phục thảm họa… thì quản lý khủng hoảng có thể thành công phần lớn.
3) Cần chỉ định người thay mặt lãnh đạo tiếp xúc với truyền thông khi xảy ra khủng hoảng (thông thường người này đã được dự trù trong kế hoạch Quản Lý Khủng Hoảng), và chỉ có người được chỉ định đó thôi, không người nào khác được tiếp xúc hay trả lời truyền thông.
Người phát ngôn chính thức có vai trò cực kỳ quan trọng, được huấn luyện kỹ càng, và các tuyên bố cần được soạn thảo hay bàn bạc trước với người có thẩm quyền. Cùng với bản tuyên bố là một bảng về các câu hỏi và trả lời dự trù trước. Xin đừng lầm tưởng có gì không minh bạch hay gian dối nơi đây. Tuyệt đối không, vì xử lý khủng hoảng cần sự chân thành và tránh gây hiểu lầm hay làm mất niềm tin nơi đám đông. Do đó, phải bảo đảm rằng mọi thông tin và thông điệp được đưa ra một cách trung thực và rõ ràng nhất. Bất kỳ sai sót nào cũng có thể làm đám đông nổi giận.
Bộ Tài Nguyên Môi Trường có tới 3 người là các ông Hoàng Dương Tùng (phó tổng cục trưởng), ông Võ Tuấn Nhân (thứ trưởng), ông Trần Hồng Hà (bộ trưởng), tuyên bố về việc xả nước thải của Formosa. Thật là không đúng kỹ thuật quản lý khủng hoảng. Và tai hại đã xảy ra: các ông tuyên bố khác nhau! Trong hoàn cảnh đó, đám đông phát sinh nghi ngờ là hậu quả đương nhiên!
Người phát ngôn cần tươi cười, giữ vẻ thoải mái, lịch sự, dùng các từ rõ ràng và đắc địa, tránh dùng các từ mơ hồ, quá chuyên môn. Nhất là tránh thái độ quan chức, bề trên, tránh các biểu hiện thiếu tự tin, các cụm từ “xin không bình luận…” hay “câu hỏi này quá nhạy cảm”… Thời gian họp báo ngắn ngủi của thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho thấy ông đã vi phạm những chỉ dạy của kinh nghiệm và kỹ thuật này. Đám đông tất nhiên phải tức giận vì cảm nhận có điều gì đó giấu diếm!
4) Thật là không đúng kỹ thuật khi chưa quản lý thành công khủng hoảng đã vội lao vào chuyên môn. Tìm nguyên nhân gốc của thảm họa tuy cũng cần làm nhanh để đáp ứng mong mỏi của người dân nhưng là việc cần nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn. Một khi khủng hoảng được quản lý thành công, đám đông đã tin tưởng thì sẵn lòng chờ đợi và thông cảm khi chuyên môn có sai sót. Nếu khủng hoảng hoảng chưa được quản lý tốt, đám đông sẽ sẵn sàng bùng nổ với bất kỳ sai sót nào của chuyên môn. Mà những sai sót chuyên môn thì lại rất có thể xảy ra!
Trên đây là một vài phân tích sự kiện Vũng Áng về mặt chuyên môn Quản Lý Khủng Hoảng. Thực ra Quản Lý Khủng Hoảng chính là Quản Lý Cảm Xúc đám đông với mục đích làm đám đông bình tĩnh lại, không nổi giận, không gây rối loạn. Do đó, ngoài khía cạnh kỹ thuật, công việc đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm chính trị và tâm lý.
Nếu quản lý khủng hoảng thành công, khủng hoảng có thể bị dập tắt ngay khi vừa phát. Và, thông qua cách thức xử lý khủng hoảng, có thể dân chúng hiểu chính quyền hơn, hợp tác với chính quyền nhiều hơn, hình ảnh chính quyền trong mắt họ đẹp hơn.
Được như vậy, sau khủng hoảng, chính quyền sẽ có một tư thế mới, một động lực mới để tiến hành cải tổ mạnh mẽ hơn.
Lê Học Lãnh Vân
Không thể vì tăng trưởng kinh tế mà hủy hoại môi sinh (ĐĐK 9-5-16)
Vụ nước sông đổi màu, cá chết: Thanh Hóa “cầu cứu” Thủ tướng (DT 9-5-16)
Thai Election Won’t Solve Political Crisis
Canadian Legislation Annoys Hanoi
Huge Fish Kill Tests Vietnam’s New Regime
The story broke in Vietnam's national press on April 20: shoals of dead fish were…
--