Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Nga: Căng thẳng Biển Đông là do các thế lực bên ngoài "tự dựng lên"

-Nga: Căng thẳng Biển Đông là do các thế lực bên ngoài "tự dựng lên"
Đức Huy | 21/06/2016
Đó là phát biểu của Đại sứ Nga tại Trung Quốc, ông Andrei Denisov, trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí Nga diễn ra hôm nay (21/6), hãng thông tấn nhà nước Nga (TASS) đưa tin.


Ông Denisov cho biết, căng thẳng hiện nay trên Biển Đông "được dựng lên" và có liên quan trực tiếp tới các hình thức can thiệp của những thế lực bên ngoài.

"Nếu không phải là cáo buộc thì chí ít cũng là những nghi ngờ chống lại Trung Quốc do một số nước khác dựng lên, rằng Trung Quốc đang là mối đe dọa đối với quyền tự do đi lại trên Biển Đông, tất cả đều là ngụy tạo và không có liên hệ gì với thực tế" - Đại sứ Nga tại Trung Quốc khẳng định.

Ông Denisov dẫn quan điểm của một số chuyên gia Nga cho rằng, đại đa số hàng hóa vận chuyển trên Biển Đông là của Trung Quốc, do đó rõ ràng Bắc Kinh mới là bên "quan tâm đến việc đảm bảo quyền tự do đi lại hơn bất kì ai".

Vị Đại sứ này cũng nhấn mạnh quan điểm của Nga trong tranh chấp Biển Đông.

"[Quan điểm của chúng tôi] logic và tương đối rõ ràng. Chúng tôi kêu gọi giải quyết bất kì tranh chấp nào bằng biện pháp đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp liên quan" - ông phát biểu.
Hun Sen: "Tôi không ủng hộ bất kì phán quyết nào của tòa án" trong vụ kiện Philippines-TQ


BBC Vietnamese 

Hồi tháng 1/2011, BBC Tiếng Việt phỏng vấn tiến sỹ Richard Weitz, khi đó là Giám đốc Viện nghiên cứu quốc phòng Hudson tại Washington DC, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam cần mở rộng phạm vi tìm đồng minh quân sự.


Ông nói Không quân là binh chủng yếu kém nhất (năm 2011) của quân đội Việt Nam và chiến lực tự vệ của Hà Nội có gì đặc biệt.

Theo các bạn, từ đầu 2011 đến nay, tình hình có tiến triển khác không?


Richard Weitz: Có thể nói là Việt Nam đã áp dụng chiến lược "xù lông nhím". Tức là dương oai nhưng không làm tổn hại đến Trung Quốc nhằm tránh bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang. Và Việt Nam có cả chiến lược cân bằng quyền lực từ bên ngoài nữa. Điều đó dễ nhận thấy.

Chẳng hạn như năm ngoái (2010), Việt Nam tổ chức viếng thăm cảng, diễn tập quân sự. Vừa đủ để Bắc Kinh nghĩ rằng mình không nên dính dáng vào chiến tranh trên biển với Việt Nam bởi vì mình sẽ chịu một số thiệt hại, và có thể Hoa Kỳ còn can thiệp vào nữa.

BBC Tiếng Việt: Thế còn không quân Việt Nam thì sao? Chúng ta biết gì về lực lượng này?

Richard Weitz: Tôi nghĩ đây là bộ phận yếu nhất. Từ trước tới nay, không quân và hải quân yếu hơn cả trong số các binh chủng của quân đội Việt Nam.

Ngược lại, về phía Trung Quốc, như chúng ta vừa thấy trong vài tuần qua, họ đã và đang sản xuất thêm nhiều phi cơ có sức công kích mạnh mẽ. Thế nên tôi nghĩ giữ gìn an ninh không phận sẽ là phần khó khăn nhất.

Có lẽ Việt Nam dễ thua trên mặt trận này ngay từ lúc lâm trận, trừ khi có Hoa Kỳ hoặc bên nào đó can thiệp vào. Tuy nhiên chiến lược của Việt Nam là không gây chiến tranh với Trung Quốc mà giữ cho mình đủ mạnh để đề phòng những việc như vậy xảy ra.

BBC Tiếng Việt: Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu và họ theo học thuyết Chiến tranh Nhân dân. Tuy nhiên, học thuyết này có thể không hiệu quả trên biển?

Richard Weitz: Biển là địa bàn chiến sự hoàn toàn khác. Rồi còn cả vấn đề dùng phương tiện hải quân nào nữa. Đúng vậy, học thuyết này không hiệu quả trên biển. Họ có thể đã mất đảo Hoàng Sa rồi. Tình hình đang trở nên khó khăn. Đơn giản là Việt Nam không có đủ sức mạnh tự mình chống trả sự chiếm đóng hay xâm lăng lãnh thổ của Trung Quốc như Việt Nam đang hô hào.

Do đó Việt Nam cần đối trọng quyền lực với Trung Quốc từ bên ngoài, mà tôi cho là Hoa Kỳ. Nhưng như ta biết, Việt Nam cũng không quá lộ liễu khi làm như vậy. Việt Nam sẽ cảm thấy rất bất ổn khi ký kết với Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc một cách lộ liễu. Thực tế là Việt Nam thích gắn bó quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ hơn.

Nếu không, tôi chắc chắn là Việt Nam biết họ phải giải quyết việc này với cả Trung Quốc, Hoa Kỳ cùng các nước láng giềng một khi Việt Nam muốn khẳng định chủ quyền trên các khu vực họ muốn...


-Mỹ đưa hai tàu sân bay tập trận 
trên biển Philippines
20/06/2016 09:13 GMT+7

TTO - Hai tàu chiến thuộc loại lớn nhất thế giới của hải quân Mỹ đã tiến hành tập trận tại vùng biển của Philippines.


Tàu sân bay USS Ronald Reagan - Ảnh: iwar.org.uk




Theo AFP, hôm qua Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (Mỹ) cho biết các tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bắt đầu các cuộc tập trận phòng không, thăm dò dưới biển và tấn công tầm xa tại vùng biển này từ ngày 18-6.

Phía hải quân Mỹ cho biết hoạt động này nhằm khẳng định sự hiện diện liên tục của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và rèn luyện kỹ năng tổ chức các cuộc tấn công sử dụng kết hợp nhiều tàu sân bay trong vùng biển có tranh chấp.

Chuẩn đô đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy hải đội tác chiến tàu sân bay Mỹ, khẳng định: “Không lực lượng hải quân nào (ngoài Mỹ) có thể tập trung lực lượng chiến đấu nhiều đến vậy trong một vùng biển”.

Ông cho biết cuộc diễn tập có sự tham gia của hơn 12.000 thủy thủ, 140 máy bay và 2 tàu sân bay. Mục tiêu của hoạt động này là thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không tại khu vực.

Về phần mình, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez cho biết Manila hoan nghênh quan hệ đối tác và hợp tác bền chặt với các nước bạn bè và đồng minh.


Trung Quốc tuyên bố tập trận trên biển với Mỹ 
Trung Quốc tập trận trên Biển Đông



-Tàu đổ bộ 20.000 tấn của Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông
Một tàu đổ bộ tấn công thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc, vừa hoàn thành cuộc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông.


Tàu  Trường Bạch Sơn 989 diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: Xinhua
Tàu Trường Bạch Sơn 989 diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: 81.cn
Hôm 13/6, tàu đổ bộ Type 071 mang tên Trường Bạch Sơn 989 tới khu vực Biển Đông để tổ chức cuộc diễn tập tấn công phòng ngự tổng hợp có sử dụng bắn đạn thật, Xinhua cho hay nhưng không tiết lộ cụ thể địa điểm.

Các nội dung diễn tập bao gồm sử dụng pháo chính và pháo phụ tấn công đối hải, đối bờ, bắn pháo gây nhiễu.

Trung Quốc tuyên bố cuộc diễn tập nhằm nâng cao khả năng sử dụng vũ khí thực tế cho binh lính trên tàu, đồng thời nâng cao trình độ tác chiến ứng phó khẩn cấp cho tàu đổ bộ này.

Trường Bạch Sơn 989 là một trong những tàu đổ bộ tấn công lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc, với chiều dài 210 m, chiều rộng 28 m, lượng giãn nước trên 20.000 tấn, có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ trên biển.
Trường Bạch Sơn 989 

Tàu Trường Bạch Sơn 989. Ảnh: Xinhua


Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc cũng ngang nhiên điều một tàu đổ bộ cùng loại là Côn Lôn Sơn 998 đưa đoàn văn công tới đá Chữ Thập, ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, để biểu diễn cho binh lính đồn trú trái phép.

Tổng số lượt xem trang