Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Đe dọa không được thì đánh?-- Đề thi đại học môn văn 2009 không chính xác ..

Đe dọa không được thì đánh?

资料图:中国渔政与海警舰艇在北部湾联合演练救助海上遇险船

Tàu ngư chính và tàu cảnh sát biển TQ diễn tập ứng cứu tàu gặp nạn trên Vịnh Bắc Bộ
资料图:中国海军舰队接收检阅

Đội tàu hải quân TQ đang diễn tập

Lại một bài viết nữa trên mạng Trung Quốc ngày 4/7/2009 đề cập tới chủ quyền của TQ đối với biển Đông. Tuy nhiên, lần này giọng điệu và khẩu khí đã cứng rắn hơn trước rất nhiều. Dongsongxanh xin dịch lại để mọi người hiểu thêm ngoài giọng điệu quan phương của TQ thì khẩu khí dân gian của họ ra sao để chúng ta cùng nhau tham khảo:

Kết quả điều tra cho thấy 92% cư dân mạng Trung Quốc tán thành sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Nam Hải. Thời báo Hoàn Cầu, ngày 4/7/2009.
http://www.sina.com.cn

Phóng viên Tô Thu của Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, “Chúng đã bắt đầu gây chiến”. Đối mặt với phương tiện truyền thông các nước trong khu vực ĐNA cổ súy việc đối đầu với Trung Quốc bằng cách hình thành “Nhóm Nam Sa” tại Nam Hải, phần lớn cư dân mạng Hoàn Cầu đã lên tiếng chỉ trích và thể hiện mối ưu tư đối với vấn đề Nam Hải. Không ít cư dân mạng cho rằng, nếu quốc gia nào đó một khi dám động chạm tới lợi ích căn bản của Trung Quốc thì nhất định Trung Quốc phải thể hiện thái độ cứng rắn.

Ngày 2/7, một bài viết trên Báo “Bình luận an ninh Kualalumpur” của Malaisia đã sử dụng thuật ngữ “Nhóm Nam Sa”, lấy bối cảnh nửa đầu năm nay, một số nước thuộc khu vực Nam Hải khi đệ nạp hồ sơ phân định thềm lục địa lên Liên Hợp Quốc dẫn đến phát sinh tranh cãi để hô hào nhiều nước cùng liên kết hình thành “Nhóm Nam Sa Đông Nam Á khiến TQ lo lắng” nhằm tranh đoạt Nam Hải với TQ.

Bài viết kêu gọi các nước ĐNA “phải liên kết lại mới có khả năng tăng cường đàm phán”, “nếu tự mình đàm phán với TQ sẽ như thể châu chấu đá voi”. Bài viết còn tuyên truyền, cho dù “Nhóm Nam Sa” vẫn chưa thành hình, “tuy nhiên một nước cứng rắn đầy tính xâm lược như TQ nhất định sẽ thúc đẩy nó thành hình”.

Với cách phát biểu như vậy, cư dân mạng Hoàn Cầu đã kịch liệt lên tiếng phản đối. Ngày mùng 3, khi mạng Hoàn Cầu tổ chức cuộc điều tra với chủ đề “các nước ĐNA có liên kết với nhau để tranh chấp với nước ta không?” và cho tới 8h sáng ngày mùng 4, ước khoảng 80% cư dân mạng đã thể hiện thái độ khẳng định. Cư dân mạng bày tỏ, bất kỳ quốc gia ĐNA nào cũng thừa hiểu họ không phải là đối thủ của TQ, bởi vậy họ chỉ có thể “liên kết” với nhau, nhưng vấn đề là “liên kết” được bao lâu.

Các cư dân mạng còn để lại lời bình luận rằng, “Đối với vấn đề lãnh thổ, TQ quyết không thể nương tay, cho dù chúng có liên hiệp lại cũng không phải là đối thủ của chúng ta. Nếu cần, phải cho chúng khiếp hãi”.

Những cư dân mạng có quan điểm thế này không phải là thiểu số. Trong cuộc điều tra gần đây của diễn đàn Mạng Hoàn Cầu có khoảng 92% cư dân mạng (1129 phiếu) đồng ý rằng “vũ lực là biện pháp hợp lý duy nhất để giải quyết vấn đề Nam Hải”, những cư dân mạng khác giữ thái độ phản đối chỉ chiếm khoảng 8% (101 phiếu).

Một cư dân mạng có tên zzjscmyk nói rằng, “tôi đồng ý Nhà nước cần phải cứng rắn hơn nữa để giải quyết vấn đề Nam Hải, nếu không, càng kéo dài thì tình hình sẽ càng trở nên phức tạp. Đợi tới khi gạo đã thành cơm rồi mới giải quyết thì sẽ phải giá gấp nhiều lần so với hiện tại, thậm chí có thể không thành công”.

Cư dân mạng khác phát biểu, Nam Hải không chỉ là kho báu lớn, mà nó còn là lãnh hải không thể bị phân chia của chúng ta. Chúng ta đề xướng gác lại tranh chấp, phát triển hòa bình, tuy nhiên không thể có nguyên tắc này, nếu như quốc gia ĐNA nào đó đụng tới lợi ích căn bản của nhà nước Trung Quốc, nhất định Trung Quốc sẽ đáp trả một cách cứng rắn.

Cư dân mạng cho rằng, TQ là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, tuy nhiên trên vấn đề lãnh thổ, quyết không nhân nhượng một phân.

Hết dịch.

Link nguồn: http://mil.news.sina.com.cn/2009-07-04/1007557641.html

Chú thích: Nam Hải là biển Đông theo cách gọi của phía Trung Quốc

Bình luận:

- Khẩu khí và cách diễn đạt của bài viết cũng không khác mấy nếu so sánh với phát ngôn của BNG Trung Quốc về vấn đề biển Đông lâu nay.

- Vẫn giọng lưỡi hiếu chiến của đám dân TQ với sự hậu thuẫn ngầm từ cấp cao hơn.

- Không lẽ chỉ riêng TQ mới có lợi ích tại biển Đông, các nước ĐNA xung quanh là kẻ đứng ngoài lợi ích này?

- Lấy con số điều tra của riêng mạng Hoàn Cầu để ví von với toàn bộ cư dân mạng TQ thì quả là hàm hồ.

- Dường như thái độ dùng mạnh hiếp yếu, lấy số đông đè nén thiểu số là thói suy nghĩ thường trực trong đầu một số người dân Trung Quốc, kể cả khi chân lý không thuộc về mình, lý lẽ không ủng hộ mình thì với tư thế của kẻ to con họ vẫn muốn đạt được mục đích bằng mọi giá. Phải chăng đây chính là đặc trưng của cái gọi là “tinh thần đại Hán”?

Dongsongxanh

--------------
Đúng dịp khai trương vanhocmang.net, vô tình tôi đọc đề thi đại học môn văn khối C năm 2009 vừa qua, thấy bộ Giáo dục viện dẫn lời của tổng thống Mỹ để làm tâm điểm cho thí sinh bàn về tính trung thực. Đó là câu ở trong 1 bức thư được cho là của Lincoln viết, đã được đưa vào sách Ngữ văn lớp 10, xuất bản năm 2006: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. Đọc đến đó tôi nhắm mắt tưởng tượng vị trí của 1 tổng thống ngồi viết lá thư đó, đột nhiên tôi thấy bối cảnh này có nét gì đó bất hợp lý. Tôi liền lên mạng tìm kiếm sự thật.

Chỉ google vài từ khóa, tôi đã tìm được bản tiếng Anh của bức thư đó, nhưng ở 3 kết quả tìm kiếm đầu tiên thì kết quả đầu nằm ở Ấn Độ, kết quả thứ hai nằm ở Kabul, Afghanistan, kết quả thứ 3 thì có đoạn cho rằng bức thư đó không phải do Lincoln viết vì cách diễn đạt là của ngôn ngữ hiện đại, khác hẳn so với thời của Lincoln. Tìm kiếm bằng google trên các site .gov (chính phủ Mỹ) và .edu (ngành giáo dục Mỹ) không đem lại kết quả nào khả quan liên quan đến bức thư, nhưng tìm được bộ sưu tập các tác phẩm của Lincoln, là một bộ sách đồ sộ, cho phép truy cập miễn phí, tuy nhiên sau những nỗ lực tìm kiếm trong bộ sưu tập này, tôi cũng không tìm được bức thư đó. Tiếp tục tìm kiếm, đến web site của một cơ quan bảo tồn lịch sử của bang Illinois, là bang nhà của Lincoln, tôi tìm thấy bài viết của tiến sỹ sử học Thomas F. Schwartz, người chuyên nghiên cứu về Lincoln, khẳng định bức thư này là 1 trong 10 điều Lincoln chưa bao giờ nói hay viết, nhưng thường bị cho là của Lincoln.

Tham khảo thêm vài nguồn phân tích khác, tôi tin rằng bức thư đó là của một người ẩn danh viết, tuy bản thân bức thư là một tác phẩm hay, nhưng để tăng thêm sức nặng, người đó đã đề tên Lincoln vào. Tác phẩm đó lan truyền trên Internet, nhất là ở vùng Trung Á, sau đó lan truyền đến Việt Nam, bộ Giáo dục và Đào tạo thấy hay nên đưa vào sách giáo khoa mà không kiểm tra nguồn gốc. Vậy tác phẩm lan truyền trên Internet này cũng có nhiều yếu tố của một tác phẩm “văn học mạng”, khi gặp thời, văn học mạng cũng có thể đi vào thế giới văn học chính thống.

Lại quay lại trong bức thư, thấy có đoạn “xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý”. Tôi băn khoăn tự hỏi tại sao từ 2006 đến giờ, tốn kém bao nhiêu ngân sách, có bao nhiêu giáo sư hàng đầu mà bộ Giáo dục và Đào tạo không tự sàng lọc nội dung sách giáo khoa qua tấm lưới chân lý, để đến nỗi 4 năm qua dạy hàng triệu con em chúng ta nội dung vô căn cứ.

Nguyễn Đình Nam, Hà Nội, 12/7/2009

(nguồn vanhocmang.net)

----------------
Đề thi văn đại học 2009 bị sai, sự thật về lời nói của cố Tổng thống Mỹ Lincoln

Bài đăng trên website Văn học mạng (mới ra đời ngày 11/7/2009) cho rằng câu trích được dùng làm đề bài thi đại học môn Văn năm nay không phải là của cố Tổng thống Mỹ A. Lincoln, như sách giáo khoa ghi nhận.

Phản hồi về ý kiến này, báo Tuổi trẻ đăng ý kiến khẳng định của Bộ GD-ĐT: Nguồn gốc tác phẩm không ảnh hưởng đến việc ra đề, chấm thi.

Xem thêm ý kiến của tác giả Vương Trí Nhàn về đề thi đại học môn Văn năm nay, cũng trên Tuổi trẻ.

-----------
De thi the la hay? Đề thi thế là hay?

Cuối tuần rảnh rỗi mới có dịp đọc lại báo trong tuần những mục ngày thường không đủ thời gian để theo dõi và phát hiện các báo khen đề thi đại học môn Văn năm nay là hay và khơi gợi sự sáng tạo ở thí sinh. Tôi lại thấy đề thi môn Văn khối C đã triệt tiêu tính sáng tạo ở những sinh viên tương lai.

Đề thi này có một phần như sau:

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết 1 bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

Có thể viết được gì từ đề thi này? Quanh đi quẩn lại cũng là những ý như đáp án (được chia nhỏ ra rất chi ly như phần trong “trong khi thi”, phần “trong cuộc sống”, phần “bài học nhận thức và hành động”): Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận; Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội…

Toàn là những lập luận có thể dự đoán trước – làm gì có chỗ cho sự sáng tạo ở đây. Giả thử một thí sinh mạnh dạn nêu suy nghĩ thật của mình rằng xã hội ngày nay khó sống cho trung thực, rằng các quan chức đang tiến thân nhờ vào bằng giả, học vị giả, nên em đang hoang mang không biết lời nói của Lincoln có ứng nghiệm ở Việt Nam, liệu em này có được điểm cao chăng? Một em khác đặt vấn đề trung thực và môi trường nuôi dưỡng lòng trung thực, liệu em này có lạc đề không?

Tôi nghĩ đề thi ở dạng như trên chỉ đáng dành cho các em thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Đề thi đại học, lại là khối C, cần phải “mở” hẳn, ít nhất là như thế này:

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” Anh/chị suy nghĩ gì về phát biểu này (viết không quá 600 từ).

Nếu đề thi ở dạng này, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo thật sự, có thể viết ở nhiều góc cạnh:

- một tuyên bố về sứ mệnh giáo dục;

- một kỳ vọng không chỉ của phụ huynh mà còn là của người đứng đầu chính phủ, tức là một cam kết về việc thực hiện sứ mệnh giáo dục và chắc chắc đi kèm là các cam kết lớn hơn để nền giáo dục như thế được phát huy;

- sự đánh đổi giữa việc tiến thân bằng mọi giá và lòng danh dự;

- cách hiểu những thông điệp ngầm gián tiếp trong vỏ bọc phát ngôn xoáy vào chuyện cụ thể; lối văn “biền ngẫu”…

Trở lại khả năng một thí sinh “sáng tạo” thật sự và viết ra ngoài các ý nêu trong đáp án nên không được điểm cao, chỉ xin nhắc các giảm khảo một chi tiết: đoạn tiếp theo trong thư của Lincoln ngay sau câu được trích là: “Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…”

Cập nhật: Nếu đề có một chút nào đó tạm gọi là “mở” thì đáp án do Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra đã “đóng” hẳn mọi góc cạnh sáng tạo. Đáp án đã phân nhỏ câu hỏi 3 điểm này thành từng ý, mỗi ý 0,5 điểm, rất chi ly và giám khảo chắc sẽ dựa vào những gợi ý này để chấm.

Thiệt tình không thể hiểu nỗi tư duy chấm bài văn như thế. Tại sao lại chấm ý tưởng trong khi lẽ ra phải chấm các yếu tố khác liên quan đến môn Văn mà các em được học 12 năm ở trường. Lẽ ra Bộ chỉ cần đưa ra hướng dẫn chấm, ví dụ, 1 điểm cho ngữ pháp, chính tả, cách diễn đạt; 1 điểm cho tính lô-gích, cách lập luận, cách dẫn dắt và 1 điểm cho tính lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục.

Lấy ví dụ hướng dẫn chấm phần viết luận trong bài thi SAT (một dạng tương tự bài thi tuyển sinh đại học ở Mỹ), không bao giờ người ta chấm ý tưởng (đồng tình hay phản đối một luận đề đưa ra không phải là điều bắt buộc). Người ta chỉ xem thí sinh phát triển một quan điểm có hiệu quả không, có dùng ví dụ minh họa sống động không, cách tổ chức bài viết có chặt chẽ không, bài văn có mạch lạc, ý tưởng có được kết nối thông suốt không, cách dùng từ có sáng tạo không, vốn từ có phong phú không, bài có lỗi ngữ pháp hay chính tả nào không…
------------
Đi tìm nguồn gốc “thư Tổng thống Lincoln gửi thầy hiệu trưởng” (TNiên).
Khi thẩm định không truy xét nguồn (TPhong).
---------
Dân biểu Mỹ bất bình về nhân quyền BBC
Nghị sỹ Frank Wolf đặt câu hỏi về cam kết nhân quyền của Tổng thống Obama trong khi cùng bảy dân biểu khác đòi đặt VN vào lại CPC.

Vết đứt gãy Trung Hoa BBC


Đề nghị chấp nhận lao động nhập cư trái phép ở Nga
Viện Xã hội liên bang Nga vừa đề nghị Cơ quan di trú liên bang hợp pháp hóa những người lao động nhập cư trái phép mất việc sau khi "Chợ Vòm" đóng cửa.




Trăm năm nhìn lại Hoài Thanh: Giải nỗi oan và ức Tuổi Trẻ Online
Ngày 9-7 vừa qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà phê bình Hoài Thanh(1909 - 1982). Đây là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định tầm vóc, thân thế và sự nghiệp lớn lao của ông trong nền văn học Việt Nam.
Sinh thời, tôi nghĩ, ông có một nỗi oan và một nỗi ức. Nỗi ức là từ năm 1935 khi ông cho rằng “văn chương là văn chương”, viết văn phải có phẩm tính văn, những sự tải đạo trong văn cũng là cần, nhưng nếu người viết văn chỉ thế thôi thì chỉ mới là người cầm bút, chưa phải nhà văn, chỉ vì thế mà ông bị cáo buộc là theo phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” , là đứng về giai cấp phú hào, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân lao động. Ông quyết không chịu bị quàng vào mình cái tiếng ấy, và cực lực phản đối.

Dịp kỷ niệm trăm năm sinh của ông hôm nay, đọc lại tập những bài viết của Hoài Thanh trên báo Tràng An những năm 1935-1936 mới được sưu tập, in ra, độc giả sẽ thấy ông hoàn toàn là nhà văn vị nhân sinh nhưng vẫn rất bảo vệ chất văn, chất nghệ thuật của văn chương, cái mà thiếu đi thì văn chương không còn là văn chương nữa. Nỗi ức này còn để lụy cho ông nỗi oan cuối đời. Nỗi oan trong câu thơ vẽ chân dung ông: “Vị nghệ thuật nửa cuộc đời/ Nửa đời sau lại vị người ngồi trên” của Xuân Sách. Thực hư chuyện này chỉ cần mở ra đọc lại các bài ông bình thơ của các nhà thơ từng ở những vị trí lãnh đạo thời ông sống sẽ có câu trả lời thỏa đáng. “Khi xem thơ tôi chỉ biết có thơ” đó là điều “thiên lương” mà tôi chắc ông đã cố giữ gìn, nâng niu.

Tưởng nhớ ông một trăm năm sinh, thiết thực nhất là ta nghe lại những lời ông nói năm 1935 trên báo Tràng An để chấm dứt cuộc biện luận đã khiến ông mang nỗi ức mãi về sau: “Mục đích của tôi, trong cuộc biện luận này, không có gì khác hơn là yêu cầu cho nhà văn được hưởng một tý tự do (...) Ngoài bao nhiêu sự ràng buộc của tự nhiên, của pháp luật, tôi không muốn thêm một sự ràng buộc của dư luận nữa. Tài là vật quý, quý nhất trong đời này. Làm sao người ta lại nỡ lấy những phép tắc, những khuôn sáo, những sự ngu muội giữa đời mà kiềm thúc, mà hạn chế cái tài là vật bản tính ở trên hết mọi phép tắc, mọi khuôn sáo?”.

--------------------

Giải bài toán cho mục tiêu 64,68 tỷ USD xuất khẩu - vov

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu phải đạt trung bình gần 6,2 tỷ USD/tháng thì mới hoàn thành mục tiêu đề ra.



Tổng số lượt xem trang