(Phản hồi các ý kiến phản hồi về bài “Bị chặn lại ở sân bay”)
Về lại Đà Lạt tôi mới có thì giờ đọc một số ý kiến phản hồi xung quanh bài viết “Bị chặn lại ở sân bay“. Xin cảm ơn tất cả những người đã có ý kiến, dù rằng trong số đó, có ý kiến khen hoặc chê, bày tỏ sự cảm thông hay hậm hực. Người Việt chúng ta thường có thói quen đánh giá, nhận xét theo cảm tính, cho nên sự khác nhau trong nhận xét, đánh giá là chuyện dễ hiểu. Hơn nữa, mối nợ của cuộc “nội chiến” vẫn còn dai dẳng khiến sự cảm thông trở nên khó khăn. Mối nợ đó chỉ có thể rũ bỏ qua thời gian, bằng cách học tập đức tính khoan dung và có khi phải trải qua nhiều thế hệ.
Tôi chỉ xin nói thêm vài điều để làm rõ một số ý kiến phản hồi:
- Trước hết, học bổng cao học dành cho tôi không phải của chính phủ Mỹ mà là của Viện Đại học Đà Lạt - một đại học tư của Công giáo. Tôi là người theo Phật giáo, nhưng lại theo học và sau đó giảng dạy tại một viện đại học Công giáo, tại đó không hề có sự phân biệt đối xử. Điều đó tôi đã có lần trình bày trong một bài viết nhân một kỳ đại hội cựu sinh viên Đại học Đà Lạt tại hải ngoại vào năm 2004. Xin mời đọc bài hồi ký của tôi có nhan đề “Kỷ niệm về một ngôi trường”: http://hasiphu.com/nhomdalat_MTL01.html
- Xin cảm ơn ông Trần Huy Bách đã tỏ ý “tội nghiệp” cho tôi và cho cả “đồng bào tôi”. Nhưng điều cần thiết lúc này không phải chỉ là “tội nghiệp” hay bày tỏ sự xót thương của một kẻ bề trên hay của một người đứng ngoài mà là: làm sao để tất cả dân tộc chúng ta thoát khỏi hoàn cảnh tội nghiệp đó? Trong lần gặp ông Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Đà Lạt vào tháng 5 năm 2008, tôi có phát biểu: chúng tôi (nhóm Đà Lạt) đấu tranh là để cho mọi người dân đều được hưởng các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội, chứ không chỉ đấu tranh để giành các quyền tự do ấy cho riêng chúng tôi.
- Tôi không cần đặt chân lên các nước phương Tây cũng biết được quyền tự do đi lại hay các quyền tự do căn bản ở đó. Lý do đơn giản là các em tôi và rất nhiều bạn bè tôi từ lâu nay vẫn sinh sống ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, v.v… Hơn nữa, “chống Mỹ” không có nghĩa là “bài Mỹ”, càng không có nghĩa là chống nền văn minh Mỹ hay chống các giá trị tự do, dân chủ của Mỹ. Thái độ bài Mỹ hay bài Hoa, theo tôi, cũng đều là sự thể hiện của tình trạng ấu trĩ, thiếu tự tin trong cách ứng xử của người dân một nước nhược tiểu.
- Trong danh sách mà ông Trần Trọng Hoàng Bách có nêu (Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự, Lữ Phương, Đào Hiếu, v.v…) thật ra tuy có điểm chung nhưng mỗi người cũng có chỗ khác nhau. Tôi không bao giờ tự cho là tất cả những gì mình đã làm trong quá khứ đều đúng cả. Vào thời đó, ở cái tuổi đó, với nhận thức đó, ta có thể làm điều ta cho là đúng, nhưng càng về già, ta có thể thấy điều ta làm là do nhận thức chưa đầy đủ, là xốc nổi, là do tác động từ bên ngòai, do ảnh hưởng của môi trường xã hội xung quanh. Con người không biết thường xuyên tư duy lại là con người tự đóng băng tư duy của mình và có thể sẽ nhanh chóng già cỗi trong cái tháp ngà của sự tự tôn, ngạo mạn.
- “Tôi nói tội nghiệp cho ông Mai Thái Lĩnh là thực. Vì quí vị (và cả ông Mai Thái Lĩnh nữa) không thấy là ông đáng tội nghiệp đó hay sao. Có gì đâu là ‘hậm hực’, với ‘phe này phe kia’ cho lắm chuyện. Tôi là kẻ hậu sinh, nhưng thắc mắc là hồi đó vì chống Mỹ mà ông Mai Thái Lĩnh từ chối sang Mỹ học cao học, nhưng tại sao ông chống ‘ngụy quyền miền Nam’ mà lại chịu học ở miền Nam đến hết cử nhân và được đi du học nữa. Một việc mà hồi đó ở miền Nam ai cũng nằm mơ?”. Ý kiến của ông Trần Huy Bách cho thấy ông không biết gì về tiểu sử của tôi và cũng không hiểu hết bản chất của nền giáo dục miền Nam trước năm 1975. Tôi là con của một cán bộ Việt Minh - tham gia Cách mạng Tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc. Ngay từ khi mới sinh ra tôi, mẹ tôi do mất liên lạc với cha tôi nên phải một mình nuôi con. Về sau, mẹ tôi lập gia đình với một người khác. Bố tôi (tức cha ruột tôi) là đảng viên cộng sản, nhưng ba tôi (tức cha dượng tôi) lại là một công chức. Ông vẫn thương yêu tôi như con ruột, đổi họ cho tôi thành Hoàng Thái Lĩnh để tôi có thể học hành mà không gặp trở ngại gì. Chế độ VNCH lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng. Nếu không có nền giáo dục nhân bản, khai phóng, chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây đó, làm sao tôi có thể trở thành người bất đồng chính kiến trong một xã hội mà sự nô lệ về tư tưởng là tiêu chí căn bản để tiến thân?
- Tôi không hiểu tại sao trên các diễn đàn ở hải ngọai - là nơi có thừa thãi quyền tự do ngôn luận, nhiều người lại dùng để làm nơi thổ lộ mối hận thù, căm giận lẫn nhau trong khi mọi người đều là nạn nhân của một chế độ toàn trị? Tại sao không dùng lợi thế đó để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh tại quê nhà? Tôi đã hai lần bị khám xét máy vi tính (lần thứ hai bị tịch thu máy vi tính), đã từng bị quản thúc tại gia 8 tháng trời và chịu đựng những cuộc hỏi cung triền miên, gần 9 năm sau lại bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh. Nhưng tôi không hề oán thán bởi vì sự đóng góp của mình còn quá nhỏ nhoi trong khi nỗi cơ cực của đồng bào trong nước còn chồng chất, nhất là những dân người thấp cổ bé họng - những người không có khả năng ăn nói, lên tiếng để đấu tranh. Vậy thì giới trí thức làm gì với mối hận ôm ấp trong quá khứ nếu mối hận ấy không góp phần vào việc cải thiện tình trạng hiện tại của đất nước?
Dù sao thì cũng cảm ơn tất cả mọi người, nhưng xin đừng dựa vào chuyện của tôi để trút giận vào nhau. Hãy trút cơn giận vào nơi đáng trút, và hãy làm gì để người dân Việt nhanh chóng được hưởng các quyền tự do căn bản, sớm có được một nền dân chủ đích thực.
Đà Lạt, 13.7.2009, 9h15′
© 2009 Mai Thái Lĩnh
© 2009 talawas blog
-----------Đại học đầu tiên cấp học bổng 9 triệu đồng một tháng - VnExpress.net
> Học phí đại học cao nhất 10 triệu đồng một tháng
Vụ 105 tấn sữa Anco quá đát: Cảnh sát môi trường vào cuộc tt
- Trung Quốc làm gì với dự trữ ngoại hối khổng lồ? (Vitinfo).
- Trung Quốc vẫn chưa phải là nước giàu? (Vitinfo).
- Phân biệt đối xử nuôi dưỡng sự tức giận của người Ouïgour;
– Bắc Kinh chơi với lửa ở Tân Cương (bauxitevn.info).
– Biểu tình ở Istanbul lên án bạo động Tân Cương (VOA).
Wu Poh-hsiung emphasizes importance of Chinese culture XINHUATRUNG QUỐC- TÂN CƯƠNG - Công an Trung Quốc bắn chết hai thường dân Duy Ngô Nhĩ RFI
Tình hình tiếp tục căng thẳng tại Tân Cương. Chính quyền địa phương cho biết công an bắn chết hai kẻ tình nghi và bắn bị thương một người thứ ba trong một khu phố của người Duy Ngô Nhĩ. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc loan tin cảnh sát bắn vào thường dân.
TQ cảnh báo luật sư phải thận trọng khi bào chữa cho vụ bạo lọan Tân Cương RFA
- Nghiêm cấm lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước (TNiên).
- Có thể xây cụm phức hợp Casino ở đảo Phú Quốc (TBKTSG).
- Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội ở doanh nghiệp Việt Nam (chungta.com).
- Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản (VNEconomy).
- Bỏ phí tiền tỉ từ nguồn lực đất đai (TTrẻ).Ăn mày dĩ vãng – Thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng Hồ Chí Minh (bauxitevn.info).
- Moscow trục xuất trên 100.000 lao động (Vitinfo).
– Viện Xã hội Nga đề nghị cấp giấy tờ cho lao động nhập cư bất hợp pháp (TPhong).
-------------
Chưa cấp phép các dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên (PLTP).
Chưa cấp phép khai thác bauxite.
THỜI CƠ CHO NGOẠI GIAO VIỆT NAM? |
Tin từ báo Pháp Luật đưa rất ngắn, có nghĩa là chính xác. Qua tin này ta thấy việc khai thác Bauxite TN vẫn còn để ngõ. Làm hay không làm là cả 1 vấn đề lớn. Dường như nó phụ thuộc vào tiến trình chính trị ngoại giao của ta và TQ hơn là yếu tố kinh tế, môi trường và an ninh quốc gia?
TQ đang muốn VN có 1 chính quyền dễ sai bảo và một nền kinh tế què quặt để không phải lo âu như một cái gai trước mắt và lâu dài. Sau hội nghị G20 tại Anh và G8 tại Ý, uy tín của TQ đang sụt giảm một cách tệ hại trên trường quốc tế khi các nước phớt lờ mọi ý kiến của TQ đưa ra. Nội tình TQ đang bấn loạn về mặt chính trị và khó khăn trong giải quyết nạn thất nghiệp do suy thoái kinh tế gây ra.
Với sự hợp tác Nga-Mỹ thời kỳ mới, TQ sẽ ra sao? Có phải chăng TQ đã quên lời dặn dò của Đặng là “nằm yên, dấu mình, chờ thời cơ trỗi dậy?”. Mỹ và Nga sẽ không dễ dàng để TQ trỗi dậy trong vài thập niên tới, mà có thể đất nước TQ sẽ trỡ lại 1 cuộc banh da xẻ thịt giống như thời hậu nhà Thanh chăng? Nếu VN khôn ngoan thì thời điểm này là thời điểm tốt nhất trong chính sách ngoại giao đa phương. Để lỡ mất thời cơ này là một thiếu sót lớn không khác gì thời cơ vừa sau 30/4/1975 trong đường lối ngoại giao chiến lược.
BS Hồ HảiNgoài ra tin Ấn Độ lo ngại năm 2012 sẽ bị Trung Quốc tấn công - Hàn Quốc loan tin Tàu Hàn Quốc liều mình cứu ngư dân Việt Nam - Dân Tàu cáu kỉnh Đe dọa không được thì đánh? -- và việc TQ đã cho thấy sự bực tức khi đâm tàu hải quân của VN khiến 6 người chết .... ??/ Liệu gió có đổi chiều trong quan hệ VN - TQ ????
Hay như chuyện tu viện Bát Nhã ... theo RFA Chương trình 6:30 sáng 13.7.2009 cho biết sau khi có thư cho bên CA thì việc đàn áp tu viện đã được hủy bỏ . Vụ Bát Nhã: Chủ trương Nhà nước hay lỗi Địa phương? (phần 1) RFA :