Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Điểm tin 25/8

- Đâu là mục đích diễn tập quân sự trên biển Đông của Trung Quốc? (Vitinfo).
VIT - Ngày 24/8, trang tin quân sự Trung Quốc cho biết, lực lượng Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài 2 tháng, các hoạt động huấn luyện này được bắt đầu từ một sân bay trên biển Đông. Đây được coi là một hoạt động tập dượt kịch bản đổ bộ bằng đường không của Hải quân.


- Xúc tiến dự án “Trung tâm cứu hộ cứu nạn” tại Đà Nẵng (TTrẻ).
- Malaysia bắt tàu cá “CA MAU 99158” của Việt Nam trên biển Đông (Vitinfo)
- “Ông Lenin ở nước Nga… (BBC)


VIỆT NAM - Việt Nam ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi miền Nam với 3 công ty ngoại quốc --rfi
Hôm nay, tập đoàn PetroVietnam vừa ký hợp đồng khai thác hai lô dầu khí ngoài khơi miền Nam với một tập hợp ba công ty ngoại quốc. Đó là các công ty của Malaysia, Kuwait và Singapore

- HÃY ÔM BỤNG PHÌ CƯỜI VỚI VTV1 (web Nguyễn Quốc Minh).

Đầu tháng 9-2009, chuyển hồ sơ sang VKSNDTC vụ án xâm phạm an ninh quốc gia (SGGP)
- “Tôi vẫn tin vào con gái” (BBC).

Tổng Bí thư mong Tướng Giáp tiếp tục góp ý đổi mới“. vnn

Phản biện để hoàn chỉnh tư duy (Đ ĐKết).
Trí thức người Việt khắp năm châu ủng hộ trí thức Việt Nam trong nước (bauxitevietnam.info)
- Đề án 30: lẽ ra cần trình tự công bố hợp lý (TuanVN).

VỀ HƯU NÓI HAY (blog T.D. Nhất).
- Tiếng vọng của lịch sử (TuanVN).

(TuanVietNam)- Tiếng vọng của đất nước, “nước những người chưa bao giờ khuất”! Những tiếng vọng ấy đang khởi động được ý chí nhân dân, làm bùng lên sức năng động tự thân của khối quần chúng lớn lao từng làm nên lịch sử.


- Lòng dân là gốc, pháp luật là tối thượng (TuanVN).


Dân phải "có phần" trong nước
"Nếu người dân chỉ có quyền đi đánh giặc để được chết, còn lợi thì thuộc hết thảy về nước, thì nước không có nghĩa lý gì với họ cả".


- NĂNG LỰC DỰ CẢM CỦA SINH VẬT, CỦA NHÀ VĂN… (blog P.V. Đào).


- Nguyễn Khải, nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi (chungta.com/TTrẻ).

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT


- Tổng biên chế VKSND các cấp sẽ lên 16.000 người (PLTP).


Xem xét bổ sung 4.300 biên chế cho viện kiểm sát nhân dân các cấp-- Lao Động
Ngày 24.8, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung biên chế và số lượng kiểm sát viên, điều tra viên VKSND các cấp trong năm 2009-2010.



Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết làm việc tại Đà Nẵng--- Lao Động
Sáng 24.8, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã làm việc tại Đà Nẵng.



- Tạ Chí Đại Trường: Người viết sử Việt từ đất Mỹ (TT&VH).
- VẪN TRANH LUẬN VỀ CÁC NẠN NHÂN CỦA BIÊN GIỚI ĐÔNG ĐỨC (Nhịp cầu TG)
- Ra mắt tiểu sử chính thức về Kissinger và 1973 (BBC).




Việt Nam 2008: Mười bài toán lớn
Giáp Văn Dương
Tóm tắt
Bài này có mục đích nhận dạng mười bài toán lớn lộ diện qua ô cửa 2008 mà Việt Nam cần chú trọng giải quyết trong những năm tới - cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - đó là:1. Khủng hoảng kinh tế; 2. Điều hành của chính phủ; 3. Cải cách hành chính; 4. Chống tham nhũng; 5. Qui hoạch đô thị; 6. Khai thác tài nguyên; 7. Ô nhiễm môi trường; 8. Thiếu hụt năng lượng; 9. Cải cách giáo dục; 10. Tranh chấp Biển Đông.
Tác động của những bài toán này đến đời sống kinh tế, xã hội sẽ được phân tích sơ bộ. Phản ứng của xã hội trước cách giải quyết của chính phủ, ví dụ trong việc khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hệ quả của nó, như sự hình thành các luồng thông tin dân sự trên mạng internet và phản biện xã hội có hệ thống trong dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, cũng sẽ được thảo luận.
Mối liên hệ và tác động qua lại giữa những bài toán này với nhau sẽ được xem xét. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên bản thân các bài toán này cũng như cách chính phủ xử lý chúng, ví dụ khủng hoảng kinh tế, chống tham nhũng, tranh chấp Biển Đông cũng sẽ được đề cập. Qua đó, mối quan hệ sâu xa giữa chúng, đặt trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn, sẽ được làm rõ.
Những phân tích này sẽ được sử dụng làm tiền đề cho việc xác định lại những ưu tiên chiến lược, cả trong đối nội lẫn đối ngoại của chính phủ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là trong việc ứng xử với Trung Quốc và các nước ASEAN trong việc tìm lời giải cho vấn đề tranh chấp Biển Đông và khôi phục niềm tin với xã hội.
-----
Bản sơ thảo để thảo luận tại hội thảo hè Paris 2009 có thể xem tại đây. Toàn văn sẽ đăng trên Thời Đại Mới số tháng 11/2009.


Áp giải người đang hôn mê ra tòa, lỗi của ai?---rfa
Theo báo chí Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện 199 đã nhận rằng họ có sai sót khi nghe lời thân nhân của ông Trần Văn Thanh, từng là Thiếu tướng Công an, lúc đó đang hôn mê, đến Nhà hát Trưng Vương để xét xử.



Những con số biết nói---
Theo bài “VN có bao nhiêu GS, PGS trình độ quốc tế?” trên VTC, cả nước có gần 6.600 giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS).
Trong khi đó báo Người Lao động cho biết, “theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, đến thời điểm này tổng số giảng viên cơ hữu của các trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) là 61.190 người”, “trong đó, số giảng viên có chức danh giáo sư chỉ có 320 người”, “giảng viên có chức danh phó giáo sư là 1.966 người”. Như vậy là trong tổng số 6.600 GS và PGS của cả nước chỉ có khoảng 1/3 trực tiếp làm công việc giảng dạy tại các trường ĐH và CĐ (2.286 người).
Cũng theo bài nói trên ở VTC, “đánh giá nghiêm túc theo chuẩn mực quốc tế, có lẽ chỉ 15-20% số GS, PGS của ta có trình độ thật sự tương xứng với chức vụ đó, theo sự thú nhận của chính ông Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước. Còn lại không chỉ thấp mà có đến hơn 1/3 rất thấp.” Như vậy, trong số 6.600 GS, PGS chỉ có từ 990 tới 1.320 người “có trình độ thật sự tương xứng với chức vụ đó” (tức khoảng từ 40 tới 60% số GS, PGS dạy tại các trường ĐH và CĐ). Khoảng từ 5.280 tới 5.610 người (80 – 85 %) còn lại là các GS, PGS yếu kém hay nói theo ngôn ngữ dân gian là “rởm”, “đểu”, “vứt đi”.



Nên để việc đó cho chiếc cân! (Phạm Hồng Sơn)--- e-ThongLuan


Sẽ có Thông tư về quản lý trang tin điện tử--
Bộ TT&TT đang lấy ý kiến công chúng về dự thảo thông tư hướng dẫn hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội.



Quyết định thu gần 900 tỉ đồng của Vinaconex
Tin từ Bộ Tài chính ngày 24.8 cho biết, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã ký Quyết định số 1957/QĐ- BTC về việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của TCty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).


- Đưa dân lên núi làm kinh tế trang trại tại Vĩnh Linh (Quảng Trị): Sao lại khống chế hạn điền? (LĐộng).


ĐBSCL: giá lúa gạo tiếp tục giảm
TT (Tiền Giang) - Giá lúa nhiều nơi ở khu vực ĐBSCL tiếp tục giảm. Sáng 24-8, tại xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), ông Nguyễn Tấn Duy vừa thu hoạch 1,6ha lúa thơm VD20 chỉ bán được với giá 3.600 đồng/kg. So với hai tuần trước, giá lúa thơm đã giảm 500 đồng/kg.



- Xe ôm In-tơ-nét (Nhịp sống số).



- Thép thừa, thép thiếu (Tổ Quốc)
(Toquoc)-Khả năng dư thừa thép là rất cao trước hệ quả của việc thiếu tư duy, thiếu quyết định thép

- “Các vàng” mới giao đất lúa (NNghiệpVN)

- Hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc (SGTT).

- Đưa hàng Việt đến sát đường biên (NLĐộng).

- Việt Nam đã nhập siêu 5,1 tỷ USD (VNN)



Nhập siêu tháng 8-2009: 1,5 tỉ USD
TT (Hà Nội) - Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8-2009 VN đã xuất khẩu được 4,7 tỉ USD, nhập khẩu 6,2 tỉ USD. Như vậy, trong tháng xuất khẩu của VN vẫn không được như mong muốn và nhập siêu vẫn ở mức 1,5 tỉ USD. Tổng giá trị nhập khẩu của VN trong tám tháng đầu năm đã lên đến 42,3 tỉ USD, trong khi xuất khẩu mới đạt 37,2 tỉ USD.



Xuất khẩu tháng Tám: Tiếp tục âm
TP - Tổng cục Thống kê cho biết bức tranh ảm đạm trong xuất khẩu vẫn không có nhiều cải thiện khi mức tăng trưởng trong tháng Tám tiếp tục giảm với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 4,7 tỷ USD trong khi nhập khẩu ở mức 6,2 tỷ USD.


Thâm thủng mậu dịch của VN giảm 68%---rfa
Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay giảm 68% so với cùng kỳ năm ngoài, tức giảm trên 5 tỷ đô la.



- Nâng cao cạnh tranh cho hàng Việt: Tắc từ khâu nguyên phụ liệu (TTrẻ)
TT - Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thời trang trong nước cho biết để mua được nguyên phụ liệu (NPL) trong nước còn khó hơn “mò kim đáy biển”.



64% DN phần mềm VN làm ăn thụt lùi---
64% doanh nghiệp phần mềm Việt Nam năm nay tăng trưởng thấp hơn 2008, trong đó 12% suy giảm nghiêm trọng và gặp khó khăn tài chính, theo khảo sát Vinasa công bố hôm qua


- Kinh tế VN không còn ‘cơn sốt’ nào đến 2010? (ĐViệt)
- Dự kiến 2020 Việt Nam có điện hạt nhân (TNiên).
Đó là nhận định của tiến sĩ Lê Văn Hồng, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên về vấn đề phát triển nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam.


- TP.HCM sẽ là siêu đô thị (TTRẻ).

TT - TP.HCM sẽ phát triển theo các hướng đông bắc, nam - đông nam, bắc - tây bắc, tây nam và có 10 triệu dân. Đó là nội dung trong dự thảo báo cáo về phát triển đô thị của TP.HCM vừa được Sở Xây dựng trình UBND TP, chuẩn bị báo cáo trung ương.


- TP.HCM: Một cảnh sát bị bắt khi… cướp giật trên phố (VNN).


Người xin thôi làm liệt sỹ
TP - Không hy sinh nhưng được ghi danh ở nghĩa trang liệt sĩ. Hơn một năm nay, người lính đặc công năm xưa xin được thôi làm liệt sỹ nhưng cũng chẳng dễ dàng.



Từ 1/1/2010: Nghiêm cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng---
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1315/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá. Kế hoạch đưa ra các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá song song với việc giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước. Theo đó, từ nay đến năm 2010, tăng thuế và giá của các sản phẩm thuốc lá, áp dụng mức thuế cao đối với các sản phẩm...




- Dự án Luật nuôi con nuôi: Được hợp thức hóa nuôi con nuôi thực tế (PLTP)
- Nghiêm cấm giáo viên doạ nạt, quát mắng trẻ: Không nên cấm “suông” (NThôn NN).

Xây trường 3 tỉ để đón 20 học sinh (Tin tức)
- Trường công lập tự chủ tài chính: Còn nhiều vướng mắc (VNEconomy)
- Offline 36 phố – Làng Cự Đà.

THẢN NHIÊN CÙNG BÓNG TỐI.

“Xe vua” vùng ven – Bài 1: “Trời” không chịu ngó (PLTP).

- Chó và Luật
- Làng nghề càng phát triển, tai nạn lao động càng tăng (LĐộng)
- Bệnh điếc đột ngột tăng vọt (SGTT).

- Doanh nghiệp chây ì thanh lý hợp đồng: Ai bảo vệ người lao động? (SGTT)
- Phóng viên báo Lao Động đoạt giải ảnh quốc tế tại Mỹ (LĐộng)

Khu liên hiệp xử lý rác Đa Phước gây ô nhiễm trầm trọng
Thành phố Hồ Chí Minh, đứng đầu cả nước về số dân nên lượng rác thải ra cũng nhiều nhất nước. Khối lượng rác thải ra chừng 6 ngàn tấn mỗi ngày được đưa về những bãi rác chính để được xử lý không để gây ô nhiễm cho môi trường.

An Giang mở cuộc vận động “Hãy cứu Sông Mê Kông" --rfa
An Giang là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam vừa triển khai cuộc vận động mang tên ‘Hãy Cứu Sông Mê Kông’.


- Ấn Độ – Trung Quốc đeo đuổi năng lượng xanh (SGTT)


- Tại Trung Quốc, gần 1.500 người trong đó có một số cán bộ bị bắt giữ trong chiến dịch bài trừ mafia (RFI)



China's top legislature reviews draft law on government powers
BEIJING, Aug. 24 (Xinhua) -- China's top legislature ...


Sự phục hồi kinh tế ở Châu Á có sự ảnh hưởng từ Trung Quốc
(StockBiz) Trong những đợt suy thoái kinh tế toàn cầu trước đây, Hoa Kỳ luôn là quốc gia đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, tiếp theo đó đến Châu Âu và các nước còn lại...



Nhật Bản cần cảnh giác với mối đe dọa Trung Quốc
VIT - Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, để giành được thắng lợi từ cuộc tổng tuyển cử trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Đảng cầm quyền Nhật Bản và phe đối lập đã lần lượt tung ra chiêu bài dân sinh. Tuy nhiên, phe cánh tả Nhật Bản ngày 23/8 lại cho rằng không được phép quên “luận điệu đe dọa Trung Quốc” và nhắc nhở Nhật Bản cảnh giác với mối đe dọa quân sự Trung Quốc”.



Australia phát hiện mỏ vàng trữ lượng khổng lồ
VIT - Năm 1851, thông tin người Anh phát hiện ra mỏ vàng tại bang Victoria đã thu hút được sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Và ngày này, trào lưu đãi cát tìm vàng tại Australia lại bắt đầu khi mỏ vàng mới được phát hiện.


Ấn Độ bắt đầu nhận tăng T-90 sản xuất theo giấy phép
VIT - Báo chí Ấn Độ đưa tin, hôm thứ Hai (24/8) quân đội nước này đã nhận được 10 xe tăng T-90 Bhishma đầu tiên được lắp ráp theo giấy phép của Nga.


- Mỹ – Hàn nhất trí thực thi cấm vận Triều Tiên (VNN)


Khủng bố sinh học không còn là 'hổ giấy'
Trong các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí sinh học được coi là nguy hiểm nhất vì khó kiểm soát, nhưng lại dễ nghiên cứu và phát triển. Vì thế, nó đang trở thành thứ “bảo bối” mà nhiều tổ chức khủng bố cất công kiếm tìm.

Google: Không dễ "tổ chức lại nguồn tri thức thế giới"
(TuanVietNam) - Các gương mặt tên tuổi trong ngành công nghiệp sách đang ra sức chống lại thỏa thuận pháp lý đang được đề xuất, trong đó cho phép gã khổng lồ Google nắm giữ toàn bộ khối sách nhân loại.



EU to draft new immigration policy by October (Reuters)
Reuters - The European Union will issue new immigration policy proposals by the end of October, Sweden's Foreign Minister Carl Bildt said on Sunday, responding to Italy's plea for more coordinated EU action.



Học người Nhật cách sống khoẻ
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh cũng là bí quyết giúp người dân Nhật Bảnsở hữu kỷ lục quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới.

----------
Cơ sở Bảo trợ Xã hội Trọng Đức nuôi nhốt bệnh nhân tâm thần phản khoa học
TP - Theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương II, nhốt bệnh nhân vào phòng cách ly và không sử dụng thuốc khi họ lên cơn kích động như ở Cơ sở Bảo trợ Xã hội (BTXH) Trọng Đức là phương pháp điều trị lạc hậu, đã được xóa bỏ tại Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XX.



Trả thù thầy bằng 5 lít axít và một con dao
(Dân trí) - “Thầy ơi, nước rửa tay đây”, khi thầy Dũng vừa quay lại thì Thanh tạt thau nước về phía thầy. Người thầy tội nghiệp chỉ còn biết hét lên “axít” rồi bỏ chạy. Thấy thầy bỏ chạy, cậu học trò cũ tiếp tục rút con dao dắt sau lưng lao theo truy sát.



Bẩm lạy cụ Lômônôxốp!

Con tôi theo học Trường tiểu học dân lập Lômônôxốp ở khu Mễ Trì, Hà Nội. Tình cờ, vợ tôi làm ở Truyền hình Việt Nam, thế nên được quen với thầy Cường, lãnh đạo nhà trường. Quen cũng dễ, bởi vì các thầy cô ở đây cực kỳ tài giỏi trong cái khoản quảng cáo lăng xê trường mình trên báo chí. Lúc đầu, phải vất vả lắm, các cháu tiểu học mới nhớ được cái tên của trường mình, nó mang tên một ông Ốp, Ép gì rất nổi tiếng ở bên Tây. Mỗi lúc bố mẹ ưỡn ngực nói con học trường Lômônôxốp thì thính giả đều ầm ào trầm trồ vì con một thứ dân lại dám học trường (có vẻ) “Tây”. Tôi hăng hái làm phó ban phụ trách... phụ huynh, lo đủ thứ chế độ cho giáo viên nhà trường.

Con học vài tháng, chúng tôi mới dần bổ ngửa ra vì lối làm ăn “treo đầu dê bán thịt chó” của nhà trường. Đêm nào, vợ chồng tôi cũng bị “tra tấn” bởi các cuộc điện thoại than phiền của phụ huynh học sinh; rồi lần lượt giáo viên trong trường cũng lũ lượt cắp nón ra đi. Thề có... con trai tôi, tôi đã phải kinh ngạc ghi âm lại rất nhiều câu chuyện khó tin diễn ra với cái lớp 1D mà quý tử của tôi đang học, toàn là chuyện khó tin nhưng có thật thôi. Một năm mà các cháu phải “dính” 3 lần chuyển giáo viên chủ nhiệm. Đơn giản là các cô lần lượt xin chuyển trường có mức thu nhập cao hơn, bởi mức lương quá bèo bọt ở cái trường được coi là “danh tiếng” khiến các cô không tài nào trụ được. Tôi là nhà báo, đêm nào vợ cũng trăn trở: bố (thằng cu) phải lên tiếng, kẻo như thế này “tàn ác” với các cháu quá. Con mình đã vậy, còn bao nhiêu “thiên thần bé” đã và đang chịu lối dạy và học như thế này nữa chứ (!). Mỗi lần chuyển giáo viên mới đến, lại làm quen, lại nhớ tên trò và cố gắng... nhớ tên cô. Vừa nhớ xong, cô lại chuyển mất, hết cô Hiền, đến cô Thu, rồi cố Thắng... đến cô gì tôi không kịp nhớ nữa. Lại chuyện cô Bình đi, cô Tình cũng đi, cô gì ở tít dưới Thái Bình (đang dạy cấp 3) về dạy bọn thò lò mũi xanh. Có cô đang dạy tiếng Anh lớp 12, về dạy tiếng Anh cho lớp 1, cô nói như gió (không có nghiệp vụ dạy tiểu học), khiến quý tử của tôi vĩnh viễn hãi hùng môn Tiếng Anh. Con trai của bạn tôi, học lớp 2 bên cạnh, một năm cũng thay giáo viên chủ nhiệm 3 lần, làm sao các cháu học nổi?

Mỗi tháng, một đứa trẻ lớp 1, phải đóng gần 1,5 triệu cho nhà trường, thế nhưng giáo viên nhận mức lương có khi chưa đủ một triệu đồng! Tôi bị ám ảnh bởi cô Thúy hiền dịu và gầy gò, ngày nào cũng áp tải một cái xe cũ kỹ khổng lồ (dễ đến 60 chỗ) đi đón mấy chục đứa học trò ở hàng chục địa điểm trong thành phố, đến trường lại còn quét tước, phục vụ, nấu cơm cho các cháu bán trú, thế mà lương nghe đâu chưa đầy 1 triệu. Vợ tôi bẳn tính hẳn lên: chỉ tiền thằng cu nhà mình đóng mỗi tháng, là thừa để trả lương cho một cô giáo, thế hơn 30 đứa khác ở lớp 1D, thế hàng nghìn đứa khác ở trường tiểu học ấy đóng tiền vào, tiền ấy đi đâu? Thậm chí, đến một ngày, chúng tôi đều nhất tề nghe con trai con gái của mình “tường trình” về việc bọn chúng đã bị cô giáo dùng băng dính loại to bản, dán vào miệng như thế nào. Tôi đã buốt lòng ghi âm lại lời con con mình, những học trò khác, những phụ huynh khác nói về “thảm cảnh” dán băng dính vào mồm học trò, giống như một cách để thuyết phục chính tôi “cố gắng” tin con voi hoàn toàn có thể chui lọt qua lỗ kim.

Nằm giữa thủ đô, mà trường (tên) rất Tây ấy có cơ sở vật chất tạm bợ không bằng một cái trường ở cái xã diện 135 vùng sâu vùng xa ở Mường Tè hay Mù Căng Chải. Lợp ngói ải mục, rất nhiều phòng học là nhà cấp bốn xập xệ, “ngôi trường” ấy nghe nói được thuê lại của trường xã Mễ Trì (cũ)! Lớp học của trẻ gạch lát nền bị bong khấp khểnh, cát và xi măng toé loe, học trò ngã liểng xiểng, chảy máu chân, phụ huynh kiến nghị “dai như đỉa”, thầy Tâm, lãnh đạo nhà trường tức tối nói: cô thích thì đến mà lát lại đi. Chuyện này tôi nghe này (ghi âm) qua phụ huynh và vợ tôi kể lại. Nhưng chính thầy Tâm ấy đã hứa với tôi quá nhiều điều mà không thực hiện, thì tôi rất thấm. Thầy thích tiếp thị, luôn dẫn chúng tôi đi rồi khoát tay vào không gian nói về dự án xây trường, sửa toa lét cho con cháu chúng tôi; nhưng suốt thời gian dài học ở trường của thầy, con tôi vẫn mưa gió đi toa lét ở những cái phòng cơi nới lợp tôn như ở quán bia cỏ. Thầy Tâm, cô Mai, thầy Cường, hứa và hứa, rồi lại “lừa vẫn hoàn lừa”. Lúc bức xúc quá, tôi lên thẳng Chủ tịch Hội đồng quản trị (thầy Cường) kiến nghị ầm ào, lại nghe hứa và hứa... cho đến khi tất cả những người thực sự quan tâm đến con cái phải nhất tề cho con... chuyển trường. Ban phụ huynh chúng tôi và lãnh đạo nhiều trường có con cái chúng tôi “chạy loạn” đến học đều tủm tỉm, cay đắng gọi: “Trường Lômônôxốp là trường... thủng lốp”, như một câu vè rất thật. Bởi một năm, xe đưa đón của nhà trường cũ mèm, biển số 33 (của Hà Tây cũ), thủng lốp gây tắc đường tá hoả hàng chục bận.

Đến tận bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên, là vì sao ở giữa lòng Hà Nội lại có cái trường được coi là “danh tiếng” mà lại thảm sầu như thế. Ừ thì dân lập là... kinh doanh, kinh doanh gì thì nó cũng phải có văn hoá chứ nhỉ. Bẩm lạy cụ, nhà khoa học lừng danh Lômônôxốp, con kể chuyện thật, xin được cụ đại xá cho.

Lãng Quân

Tổng số lượt xem trang