Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Con “rồng” Trung Quốc có đủ mạnh để hung hăng?

Con “rồng” Trung Quốc có đủ mạnh để hung hăng?

Trong những ngày gần đây, báo chí và giới truyền thông TQ đã đăng những lời lẽ thật cay cú nhắm tới quan điểm của Hoa Kỳ trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh hải và quyền lợi ở Biển Đông. Và TQ hung hăng hăm dọa, có lúc dẫn dụ răn đe Việt Nam, có lúc trịch thượng bài xích quan hệ đối tác giữa VN-HK. Có Phải TQ đã thực sự đủ mạnh về kinh tế và quân sự để có thể trấn áp được Hoa Kỳ? TQ được gì và đánh mất gì với thái độ hung hăng và kiêu ngạo của họ? Thử nhìn sâu hơn vào những vấn đề sau đây:

Hôm nay, nền kinh tế TQ với GDP của quý II đã vuợt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Điều này có thật sự nói lên rằng TQ là một nước mà người dân đã giàu có? Chắc chắn là không, vì với 1.3 tỷ người, bình quân thu nhập (per capita) $3600 đô la trên đầu người ngang tầm với những quốc gia còn chậm phát triển như Algeria, El Salvador và Albania…

TQ hiện nay chỉ là một công xưởng khổng lồ của thế giới và lĩnh vực kỷ thuật và công nghệ cao còn phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư của các nuớc Nhật Bản, Nam Hàn và Tây phương. Một điều trớ trêu, lúc nào TQ cũng nêu lên rằng: Ngày nay, TQ là chủ nợ và HK là con nợ, nhưng chủ nợ TQ lại gom góp tiền thặng dư đầu tư vào thị truờng tài chính của con nợ HK, và lúc nào cũng nơm nớp sợ Hoa Kỳ và Châu Âu giảm chi tiêu. Đó chính là cái ràng buộc khắc nghiệt cho sức mạnh của nền kinh tế TQ, mà TQ cần phải nhận thức rõ về vị thế thực sự của họ trong cái thế hỗ tương để mưu cầu thịnh vượng chung của cộng đồng thế giới ngày nay.

Sự phát triển và thành công liên tục trong 30 năm của kinh tế TQ là đáng tự hào và ủng hộ. Chỉ có điều, Chính phủ TQ đã đánh bóng quá mức về thành tựu kinh tế nhằm tạo ra tâm lý “thần thánh cho chế độ”: chỉ có (ta) TQ là trên hết. Thật ra, sự trỗi dậy của kinh tế TQ không có gì độc đáo trong lịch sử nhân loại. HK có nhiều giai đoạn phát triển rực rỡ, Nhật Bản phát triển liên tục từ năm 1955 tới 1985 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Bởi vì, TQ tạo ra một nhìn nhận sai lầm dẫn đến thái độ kiêu ngạo thái quá, theo nhận xét của Diệp Hải Lâm, (chuyên gia quan hệ quốc tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc): Cái tâm lý “TQ là trên hết, và những gì TQ làm ngày nay thì không ai có quyền phản đối và chỉ trích” mà hậu quả là nguời TQ đã dần dần đánh mất sự tin tuởng và thiện cảm của cộng đồng thế giới.

Một quốc gia giàu có, càng có trách nhiệm tiếp tay với cộng đồng thế giới để giải quyết vấn đề an ninh, hiểm họa do thiên tai, và thịnh vuợng chung của nhân loại. Ấy thế mà, TQ đã tỏ thái độ thiếu thiện chí, tự cho mình có quyền đứng ra ngoài và không hợp tác tại Hội nghị khí hậu ở Copenhagen hồi cuối năm ngoái. TQ đã không tỏ rõ lập trường cứng rắn phê phán hành động hiếu chiến, gây hấn của Bắc Hàn đánh chìm tàu Cheonan của Nam Hàn gần đây, trong khi cả thế giới lên tiếng phản đối. Hơn nưã, TQ ngày càng lộ liễu chính sách bá quyền, bành trướng lãnh thổ ngang ngược ở Biển Đông, và TQ đang tạo ra tiền đề xung đột lãnh thổ với Ấn Độ. Trong tương lai, nếu TQ không thay đổi cách hành xử như hiện nay và nhìn nhận đúng vị trí của mình trên thế giới, TQ sẽ bị cô lập và đánh mất đi vị thế chiến lược đang lên của họ trên bình diện quốc tế.

TQ, một quốc gia còn quá nhiều bất ổn nội tại thì làm sao đủ sức để ra tay “bình thiên hạ”. Vấn đề xung đột sắc tộc ở Tây Tạng, Hồi giáo Tân cuơng, và Nội Mông lúc nào cũng chực có cơ hội để bùng nổ. Sự phát triển kinh tế trong chế độ tập quyền, độc đoán của Chính phủ TQ dẫn đến sự phân hóa sâu sắc quyền lợi giữa nông thôn và thành thị. Sự chênh lệch tới tột đỉnh giữa tầng lớp giàu có và đại bộ phận nghèo khó tạo ra những mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong xã hội. Một chính sách kinh tế gấp rút và sự phát triển ồ ạt đã tàn phá hủy hoại môi truờng tàn khốc trên diện rộng là cái giá đắt đỏ TQ phải trả trong tuơng lai. Một nền kinh tế thị trường phát triển đòi hỏi một trật tự mới của xã hội tương xứng và một nền chính trị dân chủ tiến bộ phù hợp nảy sinh chính là nỗi lo sợ của giới cầm quyền cộng sản TQ hiện nay. Chừng đó nguyên nhân cũng đủ kìm hãm TQ trong một thời gian dài trước khi trở thành một trong những siêu cường của thế giới. [Đánh giá của nguời viết dựa trên National Geographic, Special issue; May 2008 “CHINA-Inside the Dragon”]

Một điều kiện thiết yếu để có thể trở thành siêu cường thế giới là có thể phát huy sức mạnh của quyền lực mềm. TQ không có thực tâm và chính nghĩa trong chiến lược phát triển quyền lực mềm trên thế giới đi đôi với phát triển kinh tế. Để thỏa mãn cho nhu cầu nguyên liệu khổng lồ, TQ đang ra sức tận thu và vơ vét tài nguyên khắp thế giới, nhất là những quốc gia giàu tài nguyên ở châu Phi và châu Á còn lạc hậu. Mặc dầu TQ có giúp đỡ về tài chánh, góp phần phát triển cải thiện về cơ sở hạ tầng, đưa văn hóa TQ tới vài xứ sở ở châu Phi và ở châu Á, nhưng điều tai hại là TQ lại lũng đoạn và nuôi dưỡng các chính thể độc tài ở những nước mình chìa bàn tay ra “giúp đỡ” (Miến Điện, Sudan, Dafur, Congo, Zimbawe….) để hòng khai thác tài nguyên một cách dễ dàng và có lợi hơn cho họ. Kết quả, việc làm của Trung Quốc đâu có đem lại sự công bằng ấm no thật sự cho người dân bản xứ, mà chỉ càng làm cho những mâu thuẫn xung đột giữa nguời dân và chính quyền nước họ ngày càng gay gắt hơn. Có thể nói đường lối khai thác khoáng sản của TQ ở các quốc gia nghèo trên thế giới không khác mấy chủ nghĩa tư bản lạc hậu ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Một thực tế nữa, TQ phải nhận rõ rằng: Ngày nay tiếng Anh và văn hóa Âu Mỹ chinh phục thế giới, giá trị nhân quyền, dân chủ, tự do và nền kỹ thuật tiên tiến mà HK tiên phong là những giá trị mà các nước ở châu phi và châu Á và ngay cả bản thân TQ vẫn nhắm tới. Đó là sức mạnh mà TQ vẫn chưa có thể có đuợc trong thế kỷ XXI này.

Hãy nhìn lại, sức mạnh nào đã giúp cho HK, từng một thời bị gọi là “sen đầm” của chủ nghĩa đế quốc, thực tế đã đứng ra thống lĩnh thế giới xuyên suốt gần tám thập niên. Không phải là sự giàu có của HK mà chính là quyền lực mềm có được từ một đường lối chính trị đúng đắn. Đó là HK chủ trương phát huy nền chính trị dân chủ, và một thế giới cạnh tranh tự do vì hòa bình thịnh vượng cho tất cả dân tộc trên thế giới.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, với sức mạnh vô địch về quân sự và một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, HK đã không dùng sức mạnh đó để tranh giành chiếm đoạt lãnh thổ làm thuộc địa như đế quốc Tây Ban Nha, Pháp, Anh đã từng làm. HK chọn cho mình vị trí tiên phong để giúp đỡ, liên kết, vực dậy sức sống cộng đồng Tây Âu sau chiến tranh, tạo đồng minh chiến lược nhằm đưa một phần thế giới tới sự phồn vinh, dân chủ tiến bộ. Kết quả, có lẽ không gì ngoạn mục hơn là sự tăng trưởng năng động mọi mặt của bên này đã phơi ra sự suy thoái về kinh tế, tình trạng quan liêu, tham nhũng và rạn nứt về liên minh ý thức hệ của bên kia để dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh, sự tan rã của khối CS Đông Âu và Liên Bang Xô Viết, đem đến một nền an ninh và hạnh phúc lớn hơn cho nhân loại. TQ cũng cần phaỉ nhìn nhận sự thật rằng: Sự phát triển kinh tế ngày nay của TQ cũng không ngoài sự giúp đỡ hợp tác kinh tế bắt đầu vào thập niên 70 của HK với TQ cho đến nay.

Ngày nay, sức mạnh của Hoa Kỳ không phải ở cái ưu thế về quân sự của 11 hàng không mẫu hạm nguyên tử (mà TQ có lối gọi là những con “vệ khuyển” của HK), và hàng chục tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân nằm khắp năm châu, hoặc những căn cứ quân sự nằm rải rác khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà chủ yếu là sức mạnh của uy tín, là sự đoàn kết và tín nhiệm của không ít quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn đứng đằng sau HK để cùng nhau bảo vệ và giử gìn trật tự của thế giới mà HK là quốc gia tiên phong. Tờ Nhật báo Quân đội giải phóng, tờ báo quân đội hàng đầu của TQ, ngày 15/8/10 đã phải nhận định rằng: “Lịch sử và thực tế một lần nữa cho thấy một đất nước không có tầm nhìn bao quát về thế giới là một đất nước đi thụt lùi. Một quân đội thiếu một viễn kiến toàn cầu là một quân đội vô vọng. Hoa Kỳ là một mẫu mực hay để học hỏi về hai phương diện nói trên”. Bài báo nói thêm: “Lề lối suy nghĩ của quân đội Trung Quốc đang lỗi thời và nên học hỏi từ những nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ“.

Một sự thật cay đắng mà người TQ nói riêng và người châu Á nói chung phải hiểu, là thế kỷ XXI này vẩn chưa phải là thế kỷ của nguời châu Á. Đơn cử một ví dụ hơi xa xôi một chút: Lãnh thổ nước Nga phần lớn là nằm ở châu Á, nhưng người Nga là người Âu châu “da trắng” với văn hóa của Âu châu, cái bắt tay của họ đến thế giới Âu Mỹ vẫn dễ dàng hơn là chìa tay tới phương Đông. Ấn Độ là một quốc gia có nền văn minh lâu đời như TQ, có nền kinh tế, tiềm lực quân sự và dân số không thua TQ nhiều, nhưng cách hành xử của Ấn Độ khác hẳn TQ. Chính sách ngoại giao của Ấn Độ “biết người biết ta” không ngạo mạn, hợp tác với thế giới về an ninh để cùng phát triển kinh tế trong hòa bình, và tranh thủ sự ủng hộ của thế giới cho sức mạnh tiềm năng nguyên tử [Hợp tác nguyên tử giữa HK-Ấn Độ đã được ký kết hồi tháng 7 năm 2005]

Tóm lại, qua 30 năm phát triển kinh tế dưới sự lãnh đạo của Chính phủ cộng sản TQ, vì củng cố quyền lực, nước này đã tạo ra một con “rồng” mới đủ mạnh nhưng đầy kiêu căng, ngạo mạn và hung hăng (không phải những học giả, những nhà chính khách và chính trị gia lỗi lạc của TQ không biết điều đó, nhưng khó cưỡng lại). Có lẽ trong một thời gian không lâu thế giới sẽ có vài “liều thuốc đắng dã tật” để giúp con “rồng đầy tật xấu” này trở lại con rồng Mushu thân thiện, hiền hòa, khôi hài nhưng không thiếu sự thông thái (như trong phim hoạt hình Mulan, phim dựng theo câu truyện dân gian Hoa Mộc Lan của TQ thời xưa của Đạo diễn nổi tiếng Tony Bancroft) mà thế giới yêu thích.

NN

HT Mạng Bauxiite Việt Nam biên tập

Lật đổ Mỹ, Nhật Bản thất bại, Trung Quốc thành công?23/08/2010 11:41:26

Cả hai nước cùng đợi ngày lật đổ ngai vàng của người Mỹ. Nhật Bản đã thất bại. Liệu Trung Quốc có thể thành công? Tính theo sức mua tương đương, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ gần một thập kỷ trước.

Dù có tính theo đồng đôla, Trung Quốc nay cũng đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trừ khi có tai họa nào ập đến, họ sẽ giữ vững vị trí đó cho đến khi đoạt ngôi số một của Hoa Kỳ. So sánh theo đồng đôla cũng có phần hơi tùy tiện vì nó không những chịu tác động của hoạt động kinh tế mà còn cả biến động tỷ giá nữa.


Họ cũng không tính tới chuyện mua một ngôi nhà, một bữa ăn hay một buổi mát xa chân ở Bắc Kinh rẻ hơn nhiều so với Tokyo. Tính theo sức mua tương đương, kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ gần một thập kỷ trước.

Sự nổi lên của Trung Quốc thực sự đã tạo lập nên một trật tự mới. Lần đầu tiên kể từ năm 1968 khi Nhật Bản vượt Tây Đức trở thành nền kinh tế tư bản lớn thứ hai mới lại có một quốc gia thách thức ngai vàng của nước Mỹ.

Có những điểm tương đồng giữa Nhật Bản 1968 và Trung Quốc 2010.

Khi ấy, thành tựu của nước Nhật đã phá tan tư duy phân biệt chủng tộc còn rơi rớt lại rằng không phải người da trắng thì không đủ khả năng hiện đại hóa.

Năm 1958, nhà kinh tế học có tư tưởng tự do John Kenneth Galbraith mở đầu cuốn “The Affluent Society” (Xã hội giàu có) với định nghĩa các nước giàu là các nước “ở một góc tương đối nhỏ của thế giới nơi có người Âu sinh sống”.

Với nhiều người Châu Á, sự nổi lên của Trung Quốc là biểu trưng cho sự trở lại của toàn khu vực.

Trung Quốc, với hệ thống văn tự cổ và nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 18 trên 20 thế kỷ của mình, chỉ đơn giản là đưa mọi chuyện trở về trạng thái “tự nhiên” mà thôi.

Cũng giống Trung Quốc ngày nay, Nhật Bản của năm 1968 vừa mới có một năm tăng trưởng tới 12%, và họ cũng theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá.

Đó cũng là năm chính phủ Nhật Bản thừa nhận thảm kịch ở Minamata. Công ty Chisso đã thải chì ra vịnh biển này hàng chục năm và gây tác hại khủng khiếp tới sức khỏe con người.

Mãi cho đến “Nghị viện ô nhiễm” năm 1970, một chương trình dọn dẹp triệt để mới được thông qua và Tokyo mới bắt đầu đề cập tới việc mình đã hủy hoại môi trường thế nào.

Nhưng đến nay, hàng trăm ngàn người Trung Quốc mất sớm vì bệnh hô hấp, các con sông tiếp tục bị đầu độc còn thức ăn bị pha tạp đủ các chất độc hại.

Tiền tệ là một điểm tương đồng nữa. Đồng Yên khi ấy cũng như NDT bây giờ đều bị coi là dưới giá trị. Tỷ giá đã được cố định ở mức 360JPY/USD kể từ sau chiến tranh.

Năm 1985, khi Bộ trưởng Tài chính của 5 nước đồng thuận phá giá đồng đôla theo Hiệp định Plaza đồng Yên mới tăng từ trung bình 240 lên 128 JPY/USD.

Nếu NDT cũng tăng tương tự, nền kinh tế Trung Quốc vốn hiện chỉ bằng 1/3 Hoa Kỳ sẽ san bằng khoảng cách chỉ sau một đêm.

Dù vậy điều thú vị lại là sự khác nhau giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Cho đến năm 1968, Nhật Bản đã có nhiều công ty tầm cỡ thế giới hơn cả Trung Quốc ngày nay. Họ cũng đang trên đà trở thành một nước giàu.

Ngày nay, mức thu nhập trên đầu người danh nghĩa 3867 đôla của Trung Quốc chỉ gần bằng El Salvador.

Lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại, một quốc gia tương đối nghèo lại có tầm ảnh hưởng to lớn tới toàn cầu và thể hiện sức mạnh ấy thông qua việc đầu tư vào Châu Phi vào bỏ phiếu tại các hội nghị biến đổi khí hậu.

Đôi khi Trung Quốc thấy thoải mái khi náu mình dưới danh nghĩa “nước nghèo”. Nhưng họ hung hăng hơn Nhật Bản nhiều. Sự nổi lên kỳ diệu của người Nhật còn kỳ lạ ở chỗ nó không kéo theo tầm ảnh hưởng về mặt ngoại giao.

Trung Quốc không rụt rè như thế.

Một quân đội đang hiện đại hóa nhanh chóng, một mạng lưới mậu dịch và kênh đầu tư cùng tinh thần dân tộc vị kỷ, bất kể ở biển Đông Việt Nam hay ở Sudan, khiến họ khác hẳn với một Nhật Bản vẫn náu mình dưới chiếc ô của người Mỹ.

Hai nước cũng mở rộng “quyền lực mềm” của mình theo những cách khác nhau.

Hệ thống chính quyền của Trung Quốc ít có điểm hấp dẫn đối với các nước tiên tiến dù với các nước nghèo vốn chỉ ưu tiên hiện đại hóa, đây cũng là một mô hình cho họ học tập.

Ngược lại, có nhiều người từng một thời rất nghiêm túc khi cho rằng Nhật Bản là một mô hình tư bản chủ nghĩa vượt trội.

Dù vậy, Trung Quốc lại có nhiều khả năng tạo lập ảnh hưởng trên toàn cầu hơn. Có lẽ Martin Jacques đã nói quá trong cuốn sách “When China Rules the World” (Khi Trung Quốc thống trị thế giới) khi nhấn mạnh tới tâm lý tự cao về mặt văn hóa của nước này.

Nhưng ít nhất lời quả quyết của ông cũng có phần đúng khi cho rằng rút cục sự nổi lên của Trung Quốc sẽ tái định hình lại bộ mặt của thế giới.

Điểm khác biệt quan trọng nhất lại là điểm dễ nhận thấy nhất. Dân số 1,34 tỷ người của Trung Quốc lớn gấp 10 lần dân só Nhật Bản.

Để kiếm đủ đầu vào cho công nghiệp, để theo kịp mức sống ở Mỹ hay để xuất khẩu mà không gây tác động lớn tới các nguồn nguyên nhiên liệu, Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn gấp 10 lần.

Theo CafeF/Finance Time

Trung tâm kinh tế thế giới đã chuyển về Đông Á

VIT - Tân Hoa xã tại Paris đưa tin, trả lời phỏng vấn cho “La Tribune”, một tờ báo kinh tế hàng đầu của Pháp, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Essilor, một doanh nghiệp quang học nổi tiếng thế giới – ông Xavier Fontanet cách đây vài ngày cho rằng, trung tâm kinh tế thế giới đã chuyển dịch sang khu vực Đông Á.

America no longer needs Chinese money, for now Telegraph

As the Sino-American showdown in the South China and Yellow Seas escalates into the gravest superpower clash since the Cold War, the United States cannot wisely rely on China to help fund its budget deficit for any longer.

Liệu Trung Quốc có thể đảo lộn nguyên trạng thế giới? Tuan Viet Nam

Liệu Trung Quốc có phải là thị trường đang nổi lên lành tính với ước vọng có giới hạn trong khu vực mà họ rất sốt sắng tô vẽ? Hay đó là một thế lực hùng mạnh, có tầm chiến lược muốn khẳng định về mặt kinh tế mà chắc chắn sẽ thách thức ngày càng nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và các nước láng giềng châu Á? Tác giả Bruce Stokes, người chuyên viết cho mục kinh tế quốc tế của tạp chí National Journal và là thành viên "xuyên Đại Tây Dương" thuộc quỹ German Marshall của Mỹ có bài viết mới được đăng trên tờ tiếng Anh "Dân tộc" ở Bangkok như sau:

Mối quan ngại gần đây nhất của người châu Âu và Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện ở việc những nước này tự hoài nghi về việc liệu có tiếp tục duy trì được mức sống cao như hiện nay trước sự cạnh tranh của Trung Quốc hay không. Mối lo lắng kể trên cũng đang thúc đẩy động thái cần huy động sự ủng hộ của công chúng đối với (kế hoạch) chi tiêu quốc phòng và việc tiếp tục duy trì ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Tuy vậy, các mối lo ngại trên đang bỏ qua nhu cầu gia tăng về phát triển của Trung Quốc, nơi có hàng triệu người vẫn đang sốn trong tình cảnh nghèo khổ.

Các bằng chứng trong những tháng gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ ra tự tin hơn, có năng lực và ý chí chưa từng có trong việc thể hiện ảnh hưởng của mình tới thế giới. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Lịch sử cho thấy các cường quốc đang vươn lên thường phô trương sức mạnh và kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của họ. Người châu Âu, châu Mỹ và các nước láng giềng cua Trung Quốc ở châu Á không nhất thiết phải lo sợ, song họ cần phải rất cẩn trọng.

Động thái muốn khẳng định của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những thành công chưa từng thấy về kinh tế. Quy mô kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi trong bảy năm qua và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng gấp đôi trong sau năm vừa qua. Thành quả kinh tế đạt được khiến người Trung Quốc rất hài lòng và theo kết quả cuộc thăm dò do tổ chức Pew Global Attitudes tiến hành mới đây, 90% người Hoa hài lòng với hướng đi của Trung Quốc, vui mừng trước "thể trạng" kinh tế hiện nay và lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Phần còn lại của thế giới cũng nhìn nhận Trung Quốc là cường quốc kinh tế đang nổi lên, với 50% người Đức, Nhật Bản, Pháp và Mỹ xếp Trung Quốc vào vị trí hàng đầu.

Có vẻ như Bắc Kinh đang ngày càng sẵn sàng dùng vị thế đi lên của họ để gây ảnh hưởng đối với các vấn đề về ngoại giao, anh ninh và kinh tế. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2009, sự xuất hiện khá quan trọng của ông trước công chúng tại Thượng Hải trong cuộc gặp gỡ với sinh viên ở phòng họp của tòa thị chính chỉ được phát trên truyền hình địa phương chứ không phải trên toàn quốc. Điều này không giống như cuộc gặp gỡ tương tự khi ông Bill Clinton có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với cương vị là tổng thống Mỹ. Thêm vào đó, các tin tức đưa về chuyến thăm đó cũng bị kiểm duyệt về nội dung, kể cả cuộc phỏng vấn của tạp chí "Southern Weekend" với tổng thống Obama. Tại cuộc họp cấp cao về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen hồi tháng 12/2009, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không có mặt để tham dự hội nghị đầu tiên với tổng thống Obama, chỉ cử một quan chức cấp thấp đến dự thay mặt.

Trên mặt trận chính trị, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền quốc gia. Lâu nay Bắc Kinh luôn coi Tây Tạng và Đài Loan là "các lợi ích quốc gia cốt lõi của họ và người nước ngoài cần tránh xa những "vấn đề nội bộ đó". Giờ đây, Trung Quốc bắt đầu áp dụng thuật ngữ ngoại giao này đối với biển Đông, vùng biển rộng 1,2 triệu km2 và là nơi diễn ra ít nhất 1/3 giao thương bằng đường biển của thế giới. Trên 50% nguồn nhiên liệu nhập khẩu của bắc Á được chở qua vùng biển này. Động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đang đe dọa các lợi ích về đánh bắt cá tôm cũng như hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, Philippine, Indonesia, Malaysia và vũng lãnh thổ Đài Loan. Nó cũng ảnh hưởng đến những lợi ích quá cảnh bằng đường biển của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cùng lúc Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đối với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và củng cố lập trường đó bằng việc đưa binh sĩ đến đồn trú tại vùng biên giới đông bắc giáp Ấn Độ. Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn ở Nam Á, cung cấp vũ khí cho chính phủ Sri Lanka dẹp yên cuộc nội chiến với lực lượng ly khai Những con hổ giải phóng Tamil. Trung Quốc đã mở rộng hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương, trong khi xây dựng nhiều cảng dân sự trong vùng trải rộng từ Mianma cho đến Pakistan. Họ tăng cường quan hệ về kinh tế với Mianma và Apganistan, thúc đẩy mối quan hệ chiến lược với Pakistan thông qua đề nghị giúp đỡ trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, nhưng không đưa Ấn Độ vào cấu trúc ngoại giao mà Trung Quốc đang hướng tới để gây ảnh hưởng.

Các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được Bắc Kinh giải thích nếu những nước này bắt đầu lo ngại về sự liên hệ giữa "các lợi ích quốc gia cốt lõi", chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhất là khi chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ngân sách dành cho quốc phòng hiện chiếm 4,3% GDP của Trung Quốc, cao hơn rất nhiều so với các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam hoặc vùng lãnh thổ Đài Loan.

Bắc Kinh đã và đang trở nên "hiếu chiến" trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, yêu cầu các công ty nước ngoài đăng ký bản quyền công nghệ tại Trung Quốc và áp dụng các tiêu chuẩn quy định của nước này nếu họ muốn bán sản phẩm tại thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh đã khiếu kiện các công ty và nhà sản xuất phương Tây vi phạm các luật lệ quy định về bán hàng hóa tại thị trường nước này. Khi Trung Quốc phát đi tín hiệu rõ ràng rằng nguyên trạng quốc tế hiện nay là điều không thể chấp nhận một cách lâu dài đối với họ, châu Âu, Mỹ và phần còn lại của châu Á cần phải cảnh giác. Trung Quốc đang vươn lên và những cường quốc nào đang đi lên luôn có lịch sử muốn làm đảo lộn nguyên trạng thế giới.

TTX theo bản tiếng Anh "Dân tộc" ở Bangkok

Australia enlisted as regional mediator (The Australian)

Văn nghệ và Chính trị (Nhìn lại lịch sử thanh trừng văn nghệ sĩ tại Trung Quốc thời hiện đại) (boxitvn)

TRUNG QUỐC - CHÍNH TRỊ : Quyền lực của Nhà nước tại Trung Quốc cần phải được hạn chế lại

Tuần báo Courrier International đăng bài phỏng vấn ông Wu Jinglian (Ngô Kính Liễn), trên Nanfang Zhoumo, tuần báo Quảng Đông xuất bản cuối tuần. Cuộc phỏng vấn này thể hiện một sự tự do ngôn luận hiếm thấy trong báo chí Trung Quốc.

Theo Courrier International, nhà kinh tế Wu Jinglian sinh năm 1930 nổi tiếng, vì đã ủng hộ quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường tại Trung Quốc. Bắt đầu từ những năm 1990, ông trở thành một trong các cố vấn kinh tế của giới lãnh đạo Trung Quốc. Từ vài năm trở lại đây, ông đã bắt đầu phê phán sự can thiệp thái quá của Nhà nước, và khoảng cách giầu nghèo ngày càng nghiêm trọng hơn trong xã hội. Nhà kinh tế trở nên càng nổi tiếng hơn vì thái độ phê phán Nhà nước Trung Quốc.

Theo ông Wu Jiaglian, trong những năm 1990, việc cải cách các doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước và hệ thống pháp luật đã không có nhiều bước tiến. Chỉ sau năm 2000, những bất cập trong các lĩnh vực này mới bộc lộ ra, và sự tăng trưởng kỳ diệu của nền kinh tế không còn có thể che lấp được chúng như trước nữa.

Điều mà nhà kinh tế Wu Jinglian phê phán quyết liệt là sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, mà ông gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu và chủ nghĩa tư bản nguyên thủy. Củng cố học thuyết « mercantilisme », có nghĩa là học thuyết chủ trương tạo động năng kinh tế với sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước, chắc chắn sẽ dẫn đến các bất bình đẳng xã hội. Rõ ràng nền kinh tế thị trường tạo nên các bất bình đẳng, nhưng bất bình đẳng đến độ này tại Trung Quốc, thì không thể quy lỗi cho nền kinh tế thị trường.

Điểm lại lịch sử Trung Quốc từ khi mở cửa đến nay, nhà kinh tế cho biết, trong những năm 1990, đã có một quan điểm ngây thơ rất phổ biến cho rằng, một khi nền kinh tế cất cánh được rồi, thì Nhà nước có thể rút ra không can thiệp nữa. Tuy nhiên, người ta đã không tính được khả năng đưa ra quyết định hiện tại lại phụ thuộc vào các quyết định đã được đưa ra trong quá khứ.

Khi Nhà nước đã có rất nhiều quyền trong việc tái phân bổ các nguồn lực, và khi nó có thể can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, thì Nhà nước nhận được các bổng lộc lớn. Như vậy, nếu như chúng ta muốn Nhà nước không vượt quá các quyền hạn của nó, thì cũng phải cắt bỏ các quyền lợi của nó, mà điều này không phải là chuyện dễ dàng.

Một ví dụ là khi nền kinh tế bắt đầu nóng lên vào quý 4 năm 2003, kiểm soát vĩ mô của Nhà nước được tăng cường. Rồi dần dà việc kiểm soát vĩ mô biến thành sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế vi mô.

Hai hiện tượng nghiêm trọng tại Trung Quốc, theo ông Wu Jinglian, đó là nạn tham nhũng và sự chênh lệch giầu nghèo. Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ mười năm trở lại đây tạo điều kiện cho việc tìm kiếm lợi nhuận trên đất đai, do Nhà nước nắm lấy độc quyền. Theo một nghiên cứu, giá trị của tổng số đất đai của nông dân bị trưng dựng là từ 280 đến 342 tỷ euro. Trong việc quản lý đất đai, theo ông, một quan chức tham nhũng bị bắt, sẽ được thay thế ngay lập tức bằng một quan chức khác cũng gian xảo chẳng kém người trước.

Còn mức độ bất bình đẳng hiện nay tại Trung Quốc, xét theo hệ số Gini, theo tác giả, là đứng đầu thế giới. Vấn đề nguy hiểm nằm ở chỗ, người ta không nhận ra được gốc rễ của vấn đề : quyền lực quá lớn của Nhà nước. Trong hiện tại, vì tin rằng Nhà nước can thiệp như vậy là chưa đủ, người ta hy vọng giải quyết các vấn đề này bằng cách trao quyền nhiều hơn nữa cho Nhà nước. Càng nhiều vấn đề, quyền lực của Nhà nước càng được tăng cường, và khi càng được tăng cường, các vấn đề sẽ càng được tích tụ lại. Cái vòng tròn tệ hại luẩn quẩn này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, cho đến khi nào khu vực Nhà nước đẩy lùi khu vực tư nhân, và đưa toàn bộ hệ thống vào ngõ cụt.

Tuy nhiên, ông Wu Jinglian cũng cho rằng tình hình hiện nay không đến nỗi quá muộn, điều quan trọng là phải hành động để giải quyết các vấn đề này. Ông nhấn mạnh đến một sự « chuyển hóa cần thiết » và nhắc lại vấn đề mà ông đã từng nói đến trong những năm 1990, đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tham nhũng và Nhà nước pháp quyền, mà phần thắng chưa biết thuộc về bên nào.

Trung Quốc mua rừng Nhật Bản

Cũng tuần báo Courrier International, với tựa đề « Chúng tôi quan tâm đến rừng của các vị », đưa ra mô tả việc các doanh nghiệp Trung Quốc đang cố gắng mua thật nhiều gỗ của Nhật. Cuộc khủng hoảng hiện nay hãm quá trình này lại, nhưng không có nghĩa là xu hướng này chấm dứt.

Năm 2007, chủ tịch một tổ chức kinh doanh gỗ của Trung Quốc đã đề nghị mua 100 000 m3 gỗ bách, tức là gấp 5 lần gỗ xuất khẩu của Nhật Bản. Và cũng cho biết luôn, nếu đối tác thiếu nhân công, doanh nghiệp này có thể gửi luôn người đến. Tổ chức này dự kiến mua loại gỗ bách từ khu rừng nổi tiếng từ thời Edo (thế kỷ XVII-XIX) của Nhật, mang sang Trung Quốc, chế thành rui, mè, để bán trở lại Nhật. Tuy nhiên, sau khi nhóm Lehman Brothers sụp đổ, nhu cầu gỗ ở Nhật, cũng như các nơi khác, đã sụt xuống và dự án này bị bỏ dở.

Hiện tại giá gỗ rơi xuống chỉ còn một phần tư so với trước khủng hoảng, mà một nửa chi phí trong số đó đã được dùng để trả lương nhân công. Nếu sử dụng nhân lực Trung Quốc, chi phí cho nhân công sẽ thấp hơn từ 4 đến 6 lần. Tuy nhiên, một phụ trách nghiệp đoàn Nhật cho biết, như vậy, nhiều lao động Nhật sẽ đối mặt với nạn thất nghiệp và kết quả cuối cùng là Nhất sẽ mất cây rừng.

Sau trận lụt sông Dương Tử khủng khiếp năm 1988, chính quyền Trung Quốc đã khuyến khích trồng rừng và nhập khẩu gỗ từ nước ngoài. Ngay cả sau năm 2007, người ta vẫn còn tiếp tục ghi nhận được các đơn đặt hàng của Trung Quốc để mua gỗ rừng tại nhiều nơi trên đất Nhật.

Mafia xâm chiếm châu Âu như thế nào

Tuần báo L’Express trên trang nhất đăng hàng chữ lớn MAFIA màu trắng với các vết máu đỏ bên trên và chạy tựa « Mafia đã xâm chiếm châu Âu như thế nào ? ». Theo L’Express, Mafia không hề biết đến khủng hoảng như nền kinh tế thế giới trong giai đoạn vừa qua. Doanh số hàng năm của Mafia ước tính là từ 120 đến 150 tỷ euro, tương đương 5%-7% PIB của Ý. Chưa bao giờ ba tổ chức mafia của Ý là Cosa Nostra, Ndrangheta và Camorra lại mạnh đến như vậy. Nếu như khoảng một nửa số tiền này được đầu tư vào các hoạt động bất hợp pháp truyền thống như buôn ma túy, vũ khí hay trả tiền cho nhân viên các tổ chức « đối tác », thì số tiền còn lại được đầu tư vào nền kinh tế hợp pháp.

Cuốn sách « Mafia Export » do Francesco Forgio, chủ tịch Ủy ban quốc hội chống Mafia từ năm 2006-2008, viết và chuẩn bị ra mắt vào ngày 1 tháng 9 tới, vén lên bức màn xung quanh thực trạng này. Lần đầu tiên một bản đồ Mafia tại châu Âu đã được vẽ ra. Tuần báo L’Express đã đăng lại một số bản đồ trong cuốn sách này, trong đó liệt kê danh sách các « gia đình » mafia ngự trị tại nhiều thành phố Châu Âu. Theo tác giả, cuốn sách này được viết ra để phá vỡ luật im lặng, « thói đạo đức giả của giới chính trị », vốn nhắm mắt cho qua sự tồn tại của các băng nhóm Mafia trên lãnh thổ nước mình, chừng nào máu chưa đổ. Cùng với Hoa Kỳ, châu Âu là thị trường đứng đầu thế giới về tiêu thụ ma túy và rửa tiền từ ma túy. Châu Âu nằm ở vùng trung chuyển giữa Hoa Kỳ, Nam Mỹ, vùng sản xuất ma túy và vùng phía Đông nơi các loại tội phạm mới đang hoàng hành.

Theo tác giả cuốn sách, mối quan tâm lớn nhất của Mafia hiện nay là tẩy tiền. Nước bị ảnh hưởng mạnh nhất là Đức. Và nhóm mafia có quyền lực mạnh nhất là Ndrangheta.


Singapore - Trung Quốc - Đài Loan: Singapore's high-wire walk (SCMP 22-8-10) Singapore đang "đi dây" giữa Trung Quốc và Đài Loan. Bài Greg Torode

Đông Nam Á: Southeast Asia Tries to Link Up to Compete (WSJ 23-8-10)

Nhật Bản - Trung Quốc: China's economy as No. 2: How it's playing in Japan (CSM 17-8-10)

Trung Quốc 2010 và Nhật Bản 1968 CafeF

Cả hai nước cùng đợi ngày lật đổ ngai vàng của người Mỹ. Nhật Bản đã thất bại. Liệu Trung Quốc có thể thành công?

Giải mã sự ‘tụt hậu’ của cường quốc kinh tế Nhật Bản Đất Việt

Sau thời kỳ dài phát triển chậm chạp, kinh tế Nhật Bản chính thức bị “hất cẳng” khỏi vị trí Á quân kinh tế toàn cầu.

- Tại sao Trung Quốc không thể chiếm vị trí số 1? (Tuần VN)

Nhà nhà đang nói về Trung Quốc, người người đang bàn về sự nổi lên của đất nước này nhằm vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới. Song, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chưa thể soán ngôi Mỹ. Tại sao vậy?

Tuần Việt Nam giới thiệu với bạn đọc bài phân tích về thực tế này đăng trên tờ Newsweek đầu tháng này.

Sự nổi lên của Trung Quốc đã trở thành truyện kinh tế và chính trị của thời đại hiện nay. Mỗi tuần lại thêm một đầu sách mới thông báo về sự "hướng Đông tất yếu", sự nổi lên của "Chimerica" và một tương lai không xa khi Trung Quốc "điều khiển" hành tinh này. Truyền thông, đặc biệt là báo chí thương mại, đều bị thu hút bởi câu chuyện về việc Trung Quốc đang chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Đa số bản tin trên những tạp chí lớn như Financial TimesThe Wall Street Journal đều tập trung vào Trung Quốc.

Nhưng những tin tức về sự "xâm chiếm" toàn cầu của Trung Quốc đều chưa phản ánh đúng thực tế, đặc biệt khi nói về việc Trung Quốc vượt - hay không vượt - Mỹ trở thành một cường quốc số 1 thế giới như thế nào. Nếu nhìn vào các yếu tố như tầm ảnh hưởng văn hóa và hỗ trợ nhân đạo, có thể thấy rằng trong khi Trung Quốc là một trong những cường quốc lớn trên thế giới hiện nay (nước này hồi tháng trước đã chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới), tầm ảnh hưởng của họ vẫn bị "lép vế" trước Mỹ.

Trong khi trao đổi thương mại của Trung Quốc với các khu vực như châu Phi và Mỹ Latinh gia tăng mạnh, họ vẫn chưa thể vượt mặt Mỹ. Tại châu Á, Trung Quốc đang là đối tác thương mại chủ đạo, nhưng các dòng trao đổi chủ yếu là các loại hàng hóa ở cấp thấp, trong khi Mỹ vẫn chế ngự cấp cao hơn trong dây chuyền hàng hóa. Hỗ trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại khu vực này cũng lấn át hẳn so với của Trung Quốc, và "quyền lực mềm" cũng như "quyền lực cứng" của Mỹ vẫn đang chế ngự khu vực bất chấp việc Trung Quốc gần đây gia tăng sức mạnh quân sự của mình.

Sự nổi lên của Trung Quốc đã buộc Mỹ phải nhanh chóng tái cam kết với thế giới. Hiệu ứng sẽ là các bên cùng thắng.

Một bài xã luận đăng trên tờ The East African (Đông Phi) nhận định: "Chỉ riêng các hỗ trợ kinh tế không đủ để một quốc gia chế ngự bên ngoài biên giới của mình". Tác giả bài báo, ông Charles Onyango-Obbo phân tích, Mỹ sẽ vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong các lĩnh vực giáo dục, công nghệ, văn hóa (Hollywood và âm nhạc), cũng như kinh doanh và thể thao. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới, song sẽ không đóng vai trò số 1.Có thể không ở nào khác điều này thể hiện rõ nhất như ở châu Phi, nơi Trung Quốc được mô tả là người chiến thắng trong cuộc tranh cướp tài nguyên thiên nhiên thời hậu thuộc địa bằng việc tặng không các hỗ trợ phát triển - chủ yếu dưới dạng hàng hóa giá rẻ, đầu tư vào hạ tầng, và các khoản cho vay lãi suất thấp - hoàn toàn đối lập với những đòi hỏi kiểu phương Tây về tôn trọng nhân quyền. Đổi lại, Trung Quốc được tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng cho sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế trong nước.

Sự hiện diện của Trung Quốc tại châu lục này đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi cận Sahara, chiếm tới 15% tổng kim ngạch thương mại của châu Phi, trong khi các trao đổi với Trung Quốc chỉ chiếm 10%. Đó là chưa kể đến việc châu Phi được Mỹ xếp ở vị trí ưu tiên thấp về thương mại, chỉ chiếm 2% tổng thương mại toàn cầu của nước này.

Trên thực tế, phần lớn trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi là hoạt động nhập khẩu dầu từ năm quốc gia châu Phi. Nếu chỉ tính riêng về dầu mỏ, vốn được Trung Quốc đặt làm trọng tâm trong chính sách tại châu lục này, Mỹ cũng vượt xa Trung Quốc. Trong khi nước đông dân nhất thế giới nhập 17% dầu mỏ của toàn châu Phi thì nền kinh tế số một thế giới nhập tới 29% (con số này của châu Âu là 35%).

Chưa hết, các công ty phương Tây vẫn là những đối tác thương mại nước ngoài hàng đầu trong các dự án khai thác dầu ở Nigeria (nước sản xuất dầu lớn nhất khu vực châu Phi cận Sahara), cũng như tại các nhà sản xuất dầu lớn nhất của toàn châu Phi như Ghana và Uganda.

Xu hướng này có thể tiếp diễn, một phần vì các cáo buộc tham những và quản lý không tốt tại một loạt các dự án năng lượng và hạ tầng của Trung Quốc ở khắp châu Phi. Một dự án khai mỏ và làm đường do Trung Quốc tài trợ trị giá 8 tỷ USD tại Congo, những tưởng là "Kế hoạch Marshall của châu Phi" khi bắt đầu thực thi cách đây vài năm, đã bị "hoen ố" bởi những cáo buộc tham nhũng và sự chậm chạp trong thi công, giống như một dự án cáp quang quy mô lớn của Trung Quốc tại Uganda.

Một nghiên cứu mới đây của Mạng nghiên cứu lao động châu Phi, mang tên "Đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi: Triển vọng cho lao động", đã xem xét các điều kiện lao động tại các công ty của Trung Quốc ở 10 quốc gia châu Phi và xếp Trung Quốc vào "một trong những nhà tuyển dụng tồi tệ nhất".

Cảm giác vỡ mộng với Trung Quốc là rất lớn ở Angola và Nigeria, những nước mà vài năm trước đây đã ngả về Trung Quốc vì bị lu mờ trước những hứa hẹn về các khoản cho vay phát triển vô điều kiện và với lãi suất thấp, cộng với cam kết không can thiệp vào công việc chính trị nội bộ.

Trao đổi thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Nigeria tăng gấp đôi từ năm 2006-2008, đạt 7 tỷ USD (con số này của Mỹ là 42 tỷ vào năm 2008). Tổng thống Nigeria khi đó, ông Umaru Yar'Adua cuối cùng đã hủy một số dự án vì các vụ bê bối và chậm tiến độ. Washington trở thành "ngư ông đắc lợi". Theo Phòng Thương mại Mỹ, xuất khẩu của Mỹ sang Nigeria đã tăng 48% và nhập khẩu (chủ yếu là dầu mỏ) tăng 16% chỉ trong vòng một năm.

Tình hình cũng tương tự như ở Angola. Rafael Marques de Morais, người sáng lập ra Maka (cơ quan giám sát tham nhũng tại Angola) nói rằng "tham nhũng và thiếu trách nhiệm giải trình trong các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Angola đã hủy hoại quan hệ lâu dài và bền vững giữa hai nước". Ông nhấn mạnh tới vụ Bệnh viện đa khoa tại thủ đô Luanda do Trung Quốc bị sụp đổ chỉ 4 năm sau ngày khánh thành.

Tháng Bảy vừa qua, bệnh nhân và nhân viên bệnh viện đã phải sơ tán vì các lo ngại về độ an toàn. Một lần nữa, Washington xuất hiện để thế chỗ vào những mộng ước vỡ tan với Bắc Kinh. Họ gặp gỡ các quan chức Angola hồi tháng Sáu để thảo luận các phương thức nhằm đẩy mạnh thương mại và thúc đẩy một biên bản ghi nhớ vừa ký với IMF có thể dẫn tới những khoản vay mới từ các ngân hàng phương Tây.

Điều này đang giúp gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu các cam kết của Mỹ không chỉ với châu Phi mà còn với nhiều nơi khác trên thế giới, thông qua các thể chế quốc tế cũng như các hỗ trợ nhân đạo và trợ giúp về quân sự.

Dù có mối quan hệ gắn bó với Zimbabwe và Sudan, Trung Quốc vẫn hiện diện quân sự một cách khiêm tốn ở châu Phi và hầu như không có mặt tại Mỹ Latinh, và vẫn bị Mỹ lất át ngay cả ở những nơi là sân sau của Trung Quốc.

Tháng trước tại Hà Nội, Mỹ đã là khách mời đặc biệt tại Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng lo lắng trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và việc nước này đòi chủ quyền tại các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tổng thống Mỹ dự định mời các lãnh đạo ASEAN tới Mỹ tham gia một hội nghị ASEAN - Mỹ vào mùa Thu này, trong khi các ngoại trưởng ASEAN đã mời Mỹ tham dự một cuộc đối thoại khu vực mang tên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cuộc gặp mà các nhà ngoại giao nói là giúp ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Mới đây, Washington đã tăng cường các trợ giúp nhân đạo cũng như quân sự cho Lào, Campuchia và xóa hai nước này khỏi danh sách đen về thương mại - động thái sẽ giúp thu hút các dòng vốn đầu tư của Mỹ ào ạt đổ vào đây. Tại Indonesia hồi tháng Tư, Mỹ cũng đã ký một thỏa thuận cho phép tăng vốn đầu tư của Mỹ vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.

Tất nhiên, châu Á vẫn là một khu vực mà Trung Quốc đang chế ngự về thương mại - tổng trao đổi giữa Mỹ với các nước trong khu vực đạt 231 tỷ USD, trong khi con số này với Mỹ chỉ ở mức 178 tỷ vào năm 2008. Tuy nhiên, hầu hết các dòng trao đổi này là các loại hàng hóa trung gian có giá trị thấp (Trung Quốc mua nguyên liệu đầu vào giá rẻ từ các nước nghèo và sử dụng chúng để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu).

Hoạt động này không giúp thúc đẩy các trao đổi kỹ năng mà các nước Đông Nam Á cần để tiến thêm trên nấc thang công nghệ. Các nước như Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam vẫn dựa trên các thỏa thuận công nghệ, thầu khoán và giáo dục với Mỹ để có được điều này.

Mặt khác, Mỹ chiếm tỷ lệ lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này (8,5%) trong khi Trung Quốc là 3,8% vào năm 2009. Giới chuyên gia tin rằng các động thái hướng đến sự hợp tác sâu sắc hơn giữa Mỹ và Đông Nam Á về chính trị, kinh tế và an ninh sẽ được tiếp tục.

Tại nhiều nơi khác mà Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện về kinh tế, như Mỹ Latinh chẳng hạn, Mỹ cũng có những quân bài đáng giá để chơi. Năm ngoái, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Brazil và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Venezuela, Chile, Peru, Costa Rica và Argentina. Nhưng trong khi tổng kim ngạch thương mại của khu vực này với toàn châu Á (mà chủ yếu với Trung Quốc) tăng 96% trong thập kỷ vừa qua, thì con số này với riêng Mỹ đã tăng mạnh hơn (118%). Tạp chí kinh tế Trung Quốc cho biết tổng đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh đến cuối năm 2008 chỉ đạt 12 tỷ USD - ít hơn một mình bang Michigan (của Mỹ) đầu tư vào khu vực này.

Cũng như ở nhiều khu vực khác, các quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh còn vấp phải rất nhiều rào cản về văn hóa và địa lý. Kevin Casas-Zamora, một chuyên gia về Mỹ Latinh thuộc Viện nghiên cứu Brookings, cho biết: "Mỹ và Mỹ Latinh gần nhau hơn, và Trung Quốc không bao giờ cạnh tranh được điều này".

Sức hấp dẫn của quyền lực mềm - thông qua văn hóa, ngôn ngữ và hệ tư tưởng - của Mỹ trong khu vực cũng làm lu mờ sức hút của Trung Quốc. Dù Bắc Kinh đã tìm mọi cách để thu hút người dân nơi đây đến với ngôn ngữ và nền văn hóa Trung Quốc thông qua các Viện Khổng Tử (hiện có tới 300 viện như thế trên toàn thế giới, trong đó 21 ở Mỹ Latinh), nhưng rất ít người biết nói tiếng Trung ở Mỹ Latinh cũng như ít người nói tiếng Tây Ban Nha ở Trung Quốc.

Ở châu Phi, quyền lực mềm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mọi thứ, từ nhà hàng đến trạm rửa xe ôtô, đều gắn với tên Tổng thống Obama - một người Mỹ gốc Phi. Các dấu hiệu của văn hóa Mỹ, từ điện ảnh đến âm nhạc và thời trang, đều đã ngấm vào khu vực này. Sinh viên châu Phi vẫn mơ ước một ngày được sang Mỹ du học, và tiếng Anh là ngôn ngữ được rất nhiều người theo học.

Hơn thế, Mỹ vẫn có xu hướng là nước được cầu cứu nhiều nhất mỗi khi có vấn đề. Ví dụ tại Uganda, sau các vụ đánh bom khủng bố ở thủ đô Kampala làm 85 người thiệt mạng mùa Hè vừa qua, Tổng thống nước này Yoweri Museveni dù có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc nhưng đã hướng tới Washingon, chứ không phải Bắc Kinh, để kêu gọi hỗ trợ. Và đương nhiên nước ông đã nhận được hỗ trợ trị giá 24 triệu USD.

Thực tế này đã làm đẹp hơn hình ảnh của Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi hơn để họ tung các quân bài của mình (văn hóa, quân sự, khoa học và kinh tế) theo ý muốn. Nhiều trong số các quân bài này đã từng bị sử dụng không đúng mức hoặc bị lãng phí trong hai thập kỷ qua, khi Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc đã buộc Mỹ phải nhanh chóng tái cam kết với thế giới. Hiệu ứng sẽ là các bên cùng thắng./.

Quốc Thái dịch theo Newsweek

----

Trung Quốc - 'rồng thật hay rồng giấy'? Đất Việt

Sau khi chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của Nhật Bản, dư luận bắt đầu quan tâm tới vai trò và trách nhiệm của Bắc Kinh trên cương vị Á quân kinh tế. Tuy nhiên, những gì Trung Quốc thể hiện là thái độ “mũ ni che tai”.

>> Kinh tế Trung Quốc ‘hạ gục’ Nhật Bản

‘Ngôi vương’ kinh tế trong tầm tay

Sau ba thập kỷ tăng trưởng ấn tượng, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản trong quý 2 năm nay để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Theo báo cáo của Văn phòng nội các Nhật Bản, tổng sản phẩn quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý 2 đạt 1.290 tỷ USD, trong khi đó thống kê của Trung Quốc cho thấy con số tương ứng của nước này là 1.340 tỷ USD.

Việc Trung Quốc "hất cẳng" Nhật Bản, sau khi nhanh chóng vượt qua Đức, Pháp, Anh trong vài năm trước, cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này. Các tập đoàn toàn cầu như Caterpillar, General Electric, General Motors và Siemens và vô số những công ty khác đang tiến mạnh mẽ hơn vào Trung Quốc, một số trường hợp còn chuyển các trung tâm nghiên cứu và phát triển tới quốc gia này.

Nhà kinh tế học Nicholas Lardy của Viện kinh tế quốc tế Peterson cho rằng, việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một sự kiện có ý nghĩa lớn. Theo ông, đối với các nước châu Á, Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất thay vì Mỹ hay Nhật Bản.

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng rất ngoạn mục.

Trung Quốc chinh phục hàng loạt cột mốc quan trọng thời gian qua. Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Mỹ và Đức để lần lượt trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới và nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Đất nước với 1,3 tỷ dân này đang là nhà nhập khẩu số một thế giới về quặng sắt, đồng và nhà nhập khẩu thứ 2 thế giới về dầu thô. Trung Quốc cũng được xem là quốc gia dẫn đầu thế giới thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm ngoái.

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, các chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ trong tương lai không xa. Theo chuyên gia kinh tế Jim O’Neill, Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027. Tập đoàn kiểm toán PricewaterhouseCoopers thậm chí còn nhận định, Trung Quốc sẽ giành ngôi quán quân kinh tế thế giới sớm hơn, vào năm 2020.

Hữu danh vô thực?

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sự thăng hạng của Trung Quốc cũng chỉ có ý nghĩa tương đối bởi nếu tính bình quân thu nhập đầu người thì còn khá thấp so với các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Dù Chính phủ Trung Quốc cố gắng rất nhiều trong tăng thu nhập cá nhân song nước này vẫn tụt lại rất xa. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.600 USD mỗi năm, tương đương Algeria, El Salvador và Albania. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Mỹ là 42.240 USD và Nhật là 37.800 USD. Dù Trung Quốc có thể vượt Mỹ trong 2 thập kỷ tới, thu nhập tính bình quân đầu người vẫn thua kém Mỹ.

Nhà kinh tế học Kyohei Morita thuộc Quỹ Đầu tư Barclays Capital ở Tokyo cho rằng: “Chúng ta cần quan tâm tới GDP bình quân đầu người”. Theo ông, Trung Quốc mới chỉ vượt Nhật Bản “về biểu tượng và không có gì hơn thế”.

Bên cạnh đó, ông Nicholas Lardy, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peter G. Peterson, nhân khẩu học tại Trung Quốc đang thay đổi theo hướng bất lợi, làm giảm nguồn cung lao động. Dù dân số Trung Quốc gấp 4 - 5 lần so với Mỹ, nhưng nhóm người thuộc độ tuổi lao động chủ chốt (20 - 35 tuổi) bắt đầu giảm, bởi Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách một con.

Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc dù tăng trưởng với tốc độ cao nhưng cũng bộc lộ nhiều dấu hiệu bất ổn, trong đó, nổi lên là sự tăng trưởng quá nóng của thị trường bất động sản và chứng khoán.

Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Các nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Tháng 7/2010, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng 38,1% lên 145,5 tỷ USD, thặng dư thương mại với Mỹ tăng thêm 46% lên 28,7 tỷ USD, nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giảm cùng với tăng trưởng kinh tế Mỹ và những vấn đề nợ nần tại nhiều khu vực của châu Âu. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn phải đương đầu với những áp lực của Mỹ và châu Âu về việc định giá đồng nội tệ.

Trốn tránh trách nhiệm?

Đối với giới chuyên gia, việc Trung Quốc vượt Nhật Bản để chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cho thấy một sự dịch chuyển về quyền lực kinh tế và chính trị trên toàn cầu.

Trái lại, giới chức Trung Quốc tỏ ra “thờ ơ” với ngôi vị này, bởi sự tiến bộ trong bảng xếp hạng GDP sẽ khiến thế giới soi mói nhiều hơn và mong mỏi một trách nhiệm lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.

Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc giữ thái độ thờ ơ để chối bỏ trách nhiệm giảm khí thải cacbon.

Các quan chức ở Bắc Kinh vẫn khăng khăng Trung Quốc là một nước đang phát triển và không thể đi đầu trong các sáng kiến toàn cầu hoặc đảm nhận các nhiệm vụ khó khăn như giảm khí thải cacbon hay thả nổi đồng tiền để tái cân bằng nền thương mại thế giới. Họ viện dẫn GDP trên đầu người của nước này mới chỉ đạt khoảng 3.600 USD, chưa bằng 1/10 của Nhật Bản hay Mỹ và chưa bằng 1/6 của Pháp và Anh.

Một số chuyên gia Trung Quốc còn lưu ý tới chất lượng tăng trưởng thấp của nước này so với các nước khác. Giám đốc Viện tài chính thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, ông Yi Xianrong nhấn mạnh: “Kể từ năm 2003, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dựa vào hai trụ cột chính: xuất khẩu và bất động sản. Trong khi xuất khẩu mang lại một số lợi ích xét về hiện đại hóa, thì bất động sản gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tăng trưởng trên thị trường bất động sản dựa trên sự quản lý đất đai yếu kém và đầu cơ, khiến giá nhà ở tăng vọt và một quả bong bóng bất động sản cuối cùng sẽ nổ tung”.

Ông Yi cũng chỉ ra khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và sự mất cân đối về địa lý trong tăng trưởng kinh tế giữa các vùng ven biển giàu có và khu vực nội địa chậm phát triển. “Khi nói về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, chúng ta cần thận trọng tránh nói quá. Tăng trưởng GDP nhanh sẽ không có ý nghĩa nếu những mất cân đối này không được giải quyết”, chuyên gia Trung Quốc khẳng định.

Trước thái độ này của Trung Quốc, ông Arthur Kroeber, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Dragonomics nhận định: “Trung Quốc luôn duy trì chính sách ngoại giao ở mức vừa phải, nhưng giờ nước này trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và sẽ là nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới trong năm sau. Những dấu mốc đó khiến Trung Quốc không còn nhiều chỗ để trốn. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho vai trò mới và sẽ tìm cách trì hoãn càng lâu càng tốt”.

TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC anhbasam

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Bs, ngày 17/8/2010 --TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC (Đài XTRÂYLIAxtrâylia 5/8)

Đây là loạt bài của biên tập viên đài Ôxtrâylia khu vực châu Á-Thái Bình Dương Graeme Dobell nghiên cứu về những thách thức của Trung Quốc trong thập kỷ tiếp theo – những bước chuyển đổi trong vấn đề tiết kiệm, dân số, sự mong đợi của nhân dân, các vấn đề ưu tiên về kinh tế và vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới.

Bài 1: Cơ cấu chính trị và kinh tế toàn cầu

Người dân Trung Quốc đã cảm nhận được những thay đổi diễn ra trên nhiều phương diện trong lòng quốc gia này nhưng các nước láng giềng thì chỉ mới đột ngột nhận ra nó. Trong thế kỷ 20, hãng Toyota của Nhật Bản đã mơ ước chiếm lĩnh thị trường xtrâylia txtrâylia tại Mỹ, thế nhưng giờ đây giấc mơ này đang chuyển sang thị trường Trung Quốc.

Giáo sư Xue Jin Jun từ Đại học Nagoya cho biết Công ty Toyota đã sản xuất ô tô cho Mỹ. Họ thiết kế và chế tạo ô tô cho thị trường này. Từ giờ trở đi, Toyota sẽ sản xuất ô tô cho Trung Quốc bởi người dân nước này ngày càng trở nên giàu có. Điều này nghĩa là nếu không có nền kinh tế Trung Quốc thì chúng ta phải cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Ông nói “Trung Quốc đang trở thành một xã hội hiện đại hóa”.

Giáo sư Peter Drysdale từ Đại học Quốc gia Ôxtrâylia (ANU) cho rằng quy mô phát triển và đặc điểm của Trung Quốc sẽ tạo ra một hiệu ứng phản hồi mạnh mẽ bởi các nước khác trên thế giới đang phải điều chỉnh mọi mặt trong đời sống chính trị và kinh tế. Người ta cảm nhận được tác động của sự điều chỉnh này trong thương mại và sản xuất, giá cả thế giới, dòng chảy vốn quốc tế, thị trường tài chính và môi trường cũng như khí hậu. Một bước tiến lớn trong việc tái điều chỉnh này là việc đưa nhóm các nước G20 trở thành một thể chế liên chính phủ chiếm ưu thế, thay thế cho nhóm nước G8 trước đây từng thống trị châu Âu.

Theo Giáo sư Drysdale, trọng tâm của G20 hiện nay là phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, chức năng lâu dài của nhóm nước này là hỗ trợ vai trò mới của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ông nhận định: “Về nguyên tắc, nhóm G20 có thể là một công cụ hiệu quả và quan trọng đối với Trung Quốc để các nước trên thế giới có thể hiểu rõ Trung Quốc hơn, ít nhất là trên phương diện kinh tế. Hơn nữa, nhóm G20 có thể hỗ trợ Trung Quốc trong việc thực hiện quy trình giải quyết các vấn đề mà Trung Quốc và các nước khác trên thế giới phải phối hợp giải quyết nếu muốn thành công”.

Trên trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển dịch từ một đế chế tiếp nhận thành một đế chế thực hiện. Ví dụ, trước đây Trung Quốc là một đế chế tiếp nhận khi nước này dành cả thập kỷ cuối của thế kỷ 20 để đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau một thập kỷ gia nhập WTO, Trung Quốc hiện được yêu cầu trợ giúp thiết kế và điều hành hệ thống quốc tế, chứ không còn tiếp nhận và thực hiện theo kế hoạch như trước đây. Giáo sư Garnaut từ Đại học Melbourne nhận xét: “Trong thế giới hiện đại, thế giới và Trung Quốc không thể để nền kinh tế lớn này của thế giới chỉ là một đất nước chỉ tiếp nhận và thực hiện theo kế hoạch đề ra bởi như vậy sẽ có quá nhiều rủi ro và người nắm vai trò lãnh đạo không được xác định rõ. Trung Quốc sẽ phải trở thành một bộ phận xây dựng hệ thống quốc tế để từ đó mở đường phát triển cho nền kinh tế nước nhà”.

Giáo sư Woo Wing Thye từ Đại học California cho rằng Trung Quốc biết họ đang phải đối mặt với sự giận dữ, những câu hỏi và sự nghi ngờ ngày càng gia tăng từ phía Mỹ. Một trong những khó khăn của Bắc Kinh là bản thân Trung Quốc chưa quyết định được sẽ ứng dụng quyền lực và vị thế toàn cầu mới như thế nào. Ông nói: “Tôi cho rằng Trung Quốc đang bối rối ở chỗ họ muốn hoạt động trên cả hai cấp độ: là một đế chế tiếp nhận theo lối bảo thủ ở cấp độ quốc tề và trở thành một đế chế điều hành ngày càng năng nổ ở cấp độ khu vực”.

Giáo sư Woo cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát và điều hành cơ cấu quyền lực mới nổi lên tại châu Á. Tuy nhiên, trong phạm vi rộng hơn trên trường quốc tế, Trung Quốc khá bảo thủ, không muốn thay đổi nguyên trạng trong tổ chức Liên Hợp Quốc, trong hệ thống thương mại đa phương hay những thỏa thuận toàn cầu về các vấn đề như khí thải nhà kính.

Theo Giáo sư Woo Wing Thye, thái độ của Trung Quốc trong những vấn đề như vậy giống như “Hãy để tôi yên, để tôi làm giàu trước và sau đó tôi sẽ giúp các nước khác trong các vấn đề toàn cầu. Hãy để tôi làm giàu rồi tôi sẽ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường”.

Bài 2: Vấn đề dân số già

Trung Quốc hiện đang nỗ lực để trở thành nước giàu trước khi dân số nươc này trở nên già cỗi. Theo tiến sĩ Kinh tế học Jane Golley thuộc Đại học Quốc gia Ôxtrâylia, trước đây, nguồn lao động dồi dào là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc. Nó đã giúp cho Trung Quốc trở thành “công xưởng” sản xuất các mặt hàng cho thế giới do chi phí nhân công và chi phí sản xuất thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phần lớn dân số của Trung Quốc đều tham gia lực lượng lao động. Bên cạnh đó, chính sách một con và sự phát triển kinh tế đã khiến cho tỉ lệ sinh giảm xuống và số người sống phụ thuộc cũng giảm.

Vào những năm 50 của thế kỉ trước, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu giảm mạnh tỉ lệ tử vong và sau đó vào thập kỷ 70, Trung Quốc tiếp tục đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ sinh một cách nhanh chóng nhờ chính sách một con. Điều này đồng nghĩa với việc dân số nước này ngày càng trở nên già cỗi với số lượng trẻ em ngày càng ít đi. Vì vậy, viễn cảnh dân số già đang dần trở thành hiện thực và là điều không thể tránh khỏi.

Giáo sư Zhao Zhongwei, Đại học Quốc gia Ôxtrâylia cho biết, Trung Quốc hiện có 1,35 tỉ người và cho đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 1,46 tỉ người. Theo ước tính, vào thời điểm đó, Trung Quốc sẽ trở thành nước đxtrâyliang dân thứ hai trên thế giới. Sau đó, dân số nước này sẽ giảm xuống còn 1,4 tỉ người vào năm 2050. Trung Quốc vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới dân số già. Vào năm 1970, Trung Quốc chỉ có khoảng 54 triệu người có tuổi thọ trên 60. Tuy nhiên, đến năm 2050, quốc gia này sẽ có khoảng 440 triệu người trên 60 tuổi.

Theo Giáo sư Yao Yang, Đại học Bắc Kinh, trong vòng 15 năm tới, nguồn cung lao động của Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì lúc đó nước này không còn nhiều lao động dư thừa như hiện nay. Sự thay đổi cơ cấu dân số sẽ gây ra nhiều thách thức cho mô hình kinh tế Trung Quốc vốn từng có tác động lớn tới các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, nó còn gây áp lực về chi phí nhân cxtrâyliang. Mặc dù nguồn cung lao động giảm khiến người lao động có lợi hơn vì chi phí nhân công tăng lên nhưng nó lại tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chắc chắn cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước.

Giáo sư Yao Yang nói: “Trong 10 năm qua, giai đoạn quá độ về dân số đã diễn ra rất tích cực và đây là nguyên nhân khiến Trung Quốc thặng dư ngân sách lớn như hiện nay. Chính phủ đã tiết kiệm được hơn 50% GDP và sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này trong 10 năm tới. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn, giai đoạn quá độ tích cực này cũng sẽ qua đi. Trung Quốc sẽ dần mất đi lợi thế của lực lượng lao động dồi dào và tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động sẽ bắt đầu tăng lên do số lượng người già ngày càng nhiều. Hơn nữa, tình trạng dư thừa lao động sẽ sớm chấm dứt”.

Theo giáo sư Yao, khi trở thành một nước có dân số già, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự như Nhật Bản hiện nay. Trong vòng 15 đến 20 năm tới, thế hệ của giáo sư Yao Yang sẽ bước vào độ tuổi tuổi 65 – 70. Đó sẽ là thời kỷ đỉnh điểm của vấn đề dân số già bởi những người cùng thế hệ của ông được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước sẽ trở nên già cỗi.

Bài 3: Biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Côpenhaghen về biến đổi khí hậu, phải chăng Trung Quốc đã nhấn chìm cơ hội đi tới một thỏa thuận quốc tế trong việc đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu hay chỉ đơn thuần không muốn để Mỹ và châu Âu bắt nạt?

Một sự thật quan trọng trong thất bại tại Côpenhaghen là nếu cần có một giải pháp về vấn đề biến đổi khí hậu, thì đó phải là một giải pháp có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc.

Là quốc gia thải lượng khí cácbon lớn nhất thế giới, Trung Quốc là trọng tâm phát sinh vấn đề đồng thời cũng là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Trung Quốc thực hiện một cách miễn cưỡng và có điều kiện. Sự tranh cãi của Trung Quốc quanh vấn đề biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hội nghị Côpenhaghen vào tháng 12/2009. Theo giáo sư Woo Wing Thye từ Đại học California, cách ứng xử của Trung Quốc tại Côpenhaghen thể hiện sự thiếu tinh tế trong ngoại giao.

Ganh đua quyền lực

Giáo sư Woo Wing Thye nhận xét: “Việc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vắng mặt trong phiên kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Côpenhaghen đã được coi là sự hiểu nhầm về vai trò của Trung Quốc trên thế giới và về những gì người ta mong đợi từ sự đóng góp của Trung Quốc”.

Biến đổi khí hậu là một trong hàng loạt vấn đề đối kháng quốc tế giữa một bên là Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, và một bên là Mỹ, một cường quốc vốn có tiềm lực mạnh mẽ.

Giáo sư Stephen Howes, Đại học quốc gia Ôxtrâylia cho rằng việc thiếu vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một giải pháp quốc tế về vấn đề khí hậu sẽ thực sự làm nảy sinh nhiều vấn đề cho Trung Quốc: “Tôi không nói rằng Trung Quốc là nước đi trước trong vấn đề biến đổi khí hậu. Nước này thường đi sau trong các cuộc đàm phán quốc tế. Việc đi sau cũng không gây cản trở nếu những nhà lãnh đạo thực hiện tốt việc điều hành. Tuy nhiên, nếu ngay cả những nhà lãnh đạo cũng không hoàn thành trách nhiệm đó, người dân sẽ không tuân theo và dẫn đến nảy sinh vấn đề. Đó là một trong những khó khăn thực sự đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Họ bị mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn mà vấn đề biến đổi khí hậu chỉ là một ví dụ. Còn đó những thảm họa tiềm ẩn mà thế giới không có khả năng giải quyết hiệu quả mà nguyên nhân là cuộc ganh đua sức mạnh giữa hai cường quốc Trung – Mỹ trong khi châu Âu đã bị loại khỏi cuộc chơi vào phút cuối. Đó là lý do Hội nghị Côpenhaghen thất bại. Thỏa thuận tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc, dù diễn ra khi nào và ở đâu cũng sẽ đưa cả thế giới tới giai đoạn tiếp theo của tình trạng biến đổi khí hậu và những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác”.

Môi trường lên tiếng

Giáo sư Woo Wing Thye cho rằng vấn đề môi trường đã làm nảy sinh nhiều khó khăn trong việc giữ gìn quyền lực của Trung Quốc ở trong nước và quốc tế. Thách thức bên ngoài là Trung Quốc cần phải thỏa mãn những đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Còn trong nước, liệu Trung Quốc có đạt được mục tiêu làm lắng dịu dư luận hay không? Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ đạt mục tiêu cắt giảm 40-50% lượng khí thải cacbon trên đơn vị GDP vào năm 2020 so với năm 2005. Giáo sư Thye nói: “Mất quyền lực cũng giống như tình cảnh không có nước sinh hoạt hoặc không khí quá ô nhiễm đến mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thất bại thứ hai bắt nguồn từ việc nước ngoài sẽ chặn mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt thương mại. Các biện pháp này có thể dưới hình thức cắt giảm ngân quỹ để giải quyết những bất đồng về sự mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong lượng khí thải cácbon toàn cầu. Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất mà Chính phủ Trung Quốc vấp phải trong khi giải quyết nhiều khó khăn. Hơn bao giờ hết, Trung Quốc cần thể hiện sự tinh tế trong chính sách ngoại giao của mình”.

Trong 20 năm tới, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo giáo sư Ross Garnaut, điều này có nghĩa là Trung Quốc phải nhận một số trách nhiệm để giải quyết thành công vấn đề biến đổi khí hậu. Ông cho rằng thách thức đối với Trung Quốc là việc bớt coi trọng lợi ích kinh tế quốc gia để nhìn nhận lợi ích kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực ra sao do các thảm họa khí hậu: “Hậu quả nghiêm trọng từ các thảm họa môi trường đối với Trung Quốc bắt nguồn từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu chứ không phải từ những nguyên nhân khác. Tất cả các vấn đề môi trường trong nước đang được giải quyết ngay ở giai đoạn đầu của quy trình tăng trưởng thu nhập theo đúng những mong muốn của người dân. Tuy nhiên, một nước đơn độc không thể giải quyết được vấn đề khí hậu toàn cầu. Đến năm 2030, nếu lượng khí thải nhà kính không giảm xuống, nếu tất cả các nước trong 20 năm tới đều hành động như hiện nay, lúc đó thị trường vốn sẽ tăng giá và có thể phá hủy nền kinh tế toàn cầu”.

Bài 4: Trung Quốc bỏ qua lời khuyên của Mỹ giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc muốn bắt kịp các nước phát triển càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao Trung Quốc tiết kiệm và đầu tư ở mức cao nhất từ trước tới nay. Một trong những điểm chính gây đau đầu trong quan hệ Trung-Mỹ là yêu cầu Oasinhton đòi hỏi Bắc Kinh thả nổi đồng nhân dân tệ hay ít nhất là nâng giá trị của đồng tiền này. Nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn này là do mức độ đầu tư cũng như các khoản tiền tiết kiệm khổng lồ của Trung Quốc và những ảnh hưởng trong lĩnh vực xuất khẩu khi Trung Quốc đóng vai trò mới là “công xưởng” của thế giới.

Trung Quốc rất giàu về các khoản tiền tiết kiệm. Sự tích cóp tài sản – các khoản tiết kiệm và đầu tư – đã biến các ngân hàng của Trung Quốc trở thành những ngân hàng hàng đầu thế giới.

Bằng việc huy động vốn trên thị trường, bốn trên tám ngân hàng lớn nhất thế giới hiện thuộc về Trung Quốc. 6 năm trước đây, không một ngân hàng nào của Trung Quốc giữ vị trí cao trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới.

Theo lý thuyết, như tạp chí ‘The Economist’ nêu ra hồi đầu tháng 7/2010, các ngân hàng Trung Quốc hiện là những ngân hàng chiếm lĩnh thị trường với hàng tấn tiền đang ngày càng tăng từ nguồn huy động vốn trong nước và có đủ khả năng mua bất cứ công ty tài chính nào.

Giáo sư Max Corden từ Đại học Melbourne nhận định nguồn tiết kiệm của Trung Quốc đã giúp kiềm chế mức lạm phát toàn cầu và tai ương sẽ xảy ra với các nước khác trên thế giới nếu Trung Quốc ngừng chính sách tiết kiệm.

“Bạn sẽ nói gì nếu bạn muốn Trung Quốc thực hiện theo quan điểm của nền kinh tế thế giới? Bạn có muốn họ tiết kiệm nhiều và dồn khoản tiền tiết kiệm này vào thị trường thế giới như đã từng làm hay muốn họ nghe lời khuyên của các nghị sĩ Mỹ, không tiết kiệm nhiều tiền hay đầu tư trong nước, sau đó đưa vào thị trường thế giới để lãi suất gia tăng?”, Giáo sư Corden nêu vấn đề.

Lực lượng lao động dư thừa khổng lồ của Trung Quốc đang dần co lại do sự thay đổi trong thành phần dân số. Lực lượng lao động trẻ ngày càng giảm, nghĩa là lợi nhuận và tiền mặt sẽ dần chuyển đổi từ kênh đầu tư sang tiền lương trả cho người lao động.

Giáo sư Ross Garnaut, giảng viên trường Đại học Melbourne cho rằng nhu cầu lao động ở Trung Quốc trong thập kỷ tiếp theo sẽ thúc đẩy việc gia tăng mức tiền công. Nhu cầu này sẽ đảo ngược xu hướng tiền công giảm dài hạn cân xứng với Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc.

Như vậy, Trung Quốc sẽ giảm lượng tiền tiết kiệm. Giáo sư Garnaut cho rằng Mỹ sẽ dần đạt được những gì nước này đòi hỏi từ phía Trung Quốc nhưng kết quả thu được sẽ không có gì thú vị.

Giáo sư Garnaut nhận xét: “Dù tốt hay không đối với Trung Quốc hay các nước khác trên thế giới, trong tương lai, lượng tiền tiết kiệm dư thừa cho các nguồn đầu tư quốc tế sẽ ngày càng giảm. Một số nghị sĩ sẽ vui mừng nhưng không thể quá vui mừng trước khoản nợ công khổng lồ của Mỹ. 100% GDP phải được chuyển thành món nợ dài hạn với mức lãi suất cao hơn đáng kể và Chính phủ Mỹ phải tăng mức thuế chỉ để tài trợ cho những khoản lãi suất đã cam kết bởi họ không thể thanh toán được các khoản nợ. Đây sẽ là phần chính trong câu chuyện 20 năm tới”.

Mặc dù vậy, Trung Quốc không vội vàng thay đổi chính sách đã tạo nên khoản tiền tiết kiệm và ngân sách đầu tư khổng lồ. Theo Giáo sư Woo Wing Thye, giảng viên tại Đại học Kinh tế và Tài chính Trung ương Bắc Kinh, thế giới đã đưa ra rất nhiều ý kiến đề xuất với Trung Quốc về biện pháp tái cân bằng nền kinh tế, trong đó có ý kiến của Mỹ: “Trung Quốc nên tiêu thụ nhiều hơn, nghĩa là tăng tổng chỉ tiêu chính phủ. Để giảm lạm phát, Trung Quốc cần đầu tư ít hơn. Người ta nói rằng Trung Quốc đầu tư trên 40% GDP. Mức đầu tư này lớn hơn tất cả các nước khác, nghĩa là Trung Quốc đã đầu tư quá nhiều”.

Giáo sư Woo cho biết Trung Quốc muốn bắt kịp các nước phát triển càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao Trung Quốc tiết kiệm và đầu tư ở mức cao nhất từ trước tới nay. Ông cho rằng Trung Quốc đã hiểu những lời kêu gọi thay đổi chính sách kinh tế từ các nước khác đồng nghĩa với những lời khuyên giảm nhịp độ phát triển kinh tế.

Giáo sư Woo nói: “Kêu gọi Trung Quốc ăn nhiều hon và đầu tư ít hơn nghĩa là bảo nước này bắt kịp với các nước khác chậm hơn. Trung Quốc khó có thể tăng trưởng với tốc độ như trước đây nếu đầu tư ít hơn bởi tăng trưởng nghĩa là mở rộng năng lực sản xuất, trừ khi có bước đột phá công nghệ cho phép Trung Quốc có thể sản xuất nhiều hơn so với nguồn vốn đầu tư. Điều đó chắc chắn không thể xảy ra. Như vậy toàn thể nhân dân Trung Quốc đồng lòng để đạt mục tiêu gì? Mục tiêu đó chính là bắt kịp tốc độ phát triển của các nước giàu trên thế giới”.

Bài 5: Ôxtrâylia nối lại mối quan hệ với Trung Quốc thời hậu Rudd

Tại sao nhiều người Trung Quốc cảm thấy khó hiểu khi ông Kevin Rudd phải rời chức vụ Thủ tướng? Khi ông Kevin Rudd bị truất quyền hồi tháng 7/2020, Công đảng không chỉ ép một Thủ tướng mà còn là một chuyên gia nói thành thạo tiếng Phổ thông Trung Quốc của nước Ôxtrâylia rời khỏi chính trường.

Kevin Rudd và Trung Quốc

Kevin Rudd dường như là một người có khả năng bẩm sinh trong việc tiếp nhận những kiến thức về Trung Quốc. Ông hiểu biết rất rõ về đất nước này và nói được tiếng Phổ thông trôi chảy. Tuy nhiên, trong thời gian đương nhiệm, ông đã “húc bức tường” Trung Quốc. Có lẽ ông Rudd đã nói quá thẳng thắn về những thách thức mà một đất nước đang phát triển như Trung Quốc sẽ vấp phải, và về những thay đổi bất thường mà Trung Quốc sẽ gây ra cho các nước khác trên thế giới.

Cựu Thủ tướng Ôxtrâylia K.Rudd phát biểu: “Mặc dù có một quá trình phát triển khá dài và tham gia cộng đồng quốc tế, không ai biết rõ Trung Quốc mới nổi lên sẽ đi theo con đường như thế nào và vai trò của nước này trong quá trình định hình trật tự thế giới trong tương lai sẽ ra sao”.

Sự hiểu biết sâu sắc của ông Rudd về Trung Quốc cũng có nghĩa là ông sẵn sàng đánh giá về những vấn đề của nước này hơn so với các vị lãnh đạo khác. Chính vì vậy, ông đã phải trả giá cho bản tính quá thật thà của mình. Năm 2009, mối quan hệ Trung Quốc-Ôxtrâylia đã trải qua gian đoạn căng thẳng nhất trong một thập kỷ. Trong mắt của Bắc Kinh, Thủ tướng Rudd đã làm mếch lòng Chính phủ Trung Quốc bởi ông thể hiện mối quan ngại về vấn đề Tây Tạng hay Sách Trắng Quốc phòng của Ôxtrâylia đã chỉ ra những nguy cơ về sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Trung Quốc đã thua thầu trong vụ mua phần lớn cổ phần của Công ty Khai thác Mỏ Rio Tinto, và sau đó không lâu Trung Quốc đã bắt giữ một quan chức điều hành của công ty khai thác mỏ này tại Thượng Hải với tội danh đánh cắp bí mật kinh doanh và hối lộ.

Tất cả những sự kiện này là những gì ông Rudd đã thể hiện trong bài phát biểu cuối cùng về Trung Quốc, hai tháng trước khi ông bị buộc phải từ chức. Ông Rudd đã đưa ra ba viễn cảnh khá tăm tối: Trung Quốc là mối đe dọa, là một đối thủ cạnh trạnh trực tiếp với Mỹ để giành quyền kiểm soát thế giới hoặc bản thân Trung Quốc là một nước chỉ quan tâm tới quyền lợi quốc gia. Phát biểu về những nguy cơ này, ông nói: “Những người chủ trương cứng rắn cho rằng sự phát triển của Trung Quốc là mối đe dọa cho trật tự toàn cầu hiện nay. Một số ý kiến ngược lại được một số nước đang phát triển và một số trường đại học ủng hộ. Ý kiến này cho rằng Bắc Kinh nên thay thế Oasinhton để trở thành hình mẫu cho các nước đang phát triển noi theo. Một ý kiến khác coi Trung Quốc như một vị cứu tinh của thế giới xuất hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Một ý kiến khác nữa lại cho rằng Trung Quốc ngày càng cư xử như một kẻ hám lợi, thiếu nhạy cảm và thiếu trách nhiệm trong các vấn đề kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, số các ý kiến trái chiều của các nước phương Tây và nội bộ trong nước về Trung Quốc và tương lai của nước này tương đương nhau”.

Vai trò và trách nhiệm của ông Kevin Rudd

Liệu có phải sự biểu biết của cựu Thủ tướng Kevin Rudd về Trung Quốc đã gây ra những vấn đề trong mối quan hệ với Bắc Kinh? Giáo sư Peter Drysdale, một học giả hàng đầu của Ôxtrâylia về vấn đề châu Á không tán thành ý kiến trên.

Giáo sư Peter Drysdale bình luận: “Nếu nói chuyện với tầng lớp trí thức của Trung Quốc, bạn sẽ thấy họ cảm thấy khó hiểu về việc ông Rudd phải rời bỏ chức vụ thủ tướng. Mặc dù Trung Quốc gặp nhiều vấn đề trong quá trình làm việc với vị thủ tướng có kiến thức rất sâu sắc về Trung Quốc này, mặc dù có thời điểm nhiều sự kiện đã ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước từ cả hai phái nhưng những người thuộc tâng lớp trên của Trung Quốc lại thấy rằng ông Rudd là người hiểu rõ đất nước họ và rất quan tâm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Như vậy, tôi hoàn toàn không tán thành ý kiến cho rằng ông Rudd là nguyên nhân khiến quan hệ Trung-Ôxtrâylia gặp trở ngại. Ông Rudd đã vấp phải một số vấn đề trong việc duy trì mối quna hệ do bối cảnh chính trị trong nước. Tuy nhiên, ông đã nâng mối quan hệ này lên một tầm cao mới”.

Tiến sĩ Richard Rigby, một nhà cựu ngoại giao Ôxtrâylia, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Canbơrơ, cho rằng sự phát triển của Trung Quốc nghĩa là người dân Ôxtrâylia phải đối mặt với những vấn đề về Trung Quốc thường xuyên hơn trước đây. Ông nhận định dù ai đắc cử Thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp tới cũng sẽ phải đối mặt với thách thức này trong vấn đề Trung Quốc. Ông nói: “Đầu tiên, tôi cần nói rằng thủ tướng sắp đắc sử sẽ phải nhanh chóng bắt đầu nghiên cứu về Trung Quốc. Nhiều người vẫn chưa hiểu được điều này mặc dù họ bàn luận khá nhiều về tầm quan trọng và tầm vóc của Trung Quốc. Không phải Trung Quốc đang trở nên mạnh hơn. Nước này sẵn có những tiềm năng lớn. Tôi nghĩ một thách thức thực sự đối với những người hoạch định chính sách tại Ôxtrâylia, không chỉ trong chính phủ mà cả trong các doanh nghiệp ở tất cả mọi nơi, là việc suy nghĩ về thực tế thế giới đã thay đổi như thế nào do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra tại Trung Quốc”./.


Tổng số lượt xem trang