--TLQ: -Nhân viên công ty cây xanh “hăng hái” đốn hạ cây sưa tươi tốt
--Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1?
-- Một cây sưa đỏ bị trộm trước trụ sở CA Cầu Giấy
-
-Người dân thay phiên nhau “canh gác” hai gốc cây sưa có giá tiền
-
- Đình chỉ giám đốc nghi sai phạm đấu giá gỗ sưa (Bee 16/11/2010 15:12:15)-
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có quyết định cho ông Mai Xuân Thái thôi kiêm chức Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh (thuộc Sở Tư pháp) kể từ ngày 16/11. Qua đơn thư tố cáo, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về trình tự, thủ tục đấu giá trong buổi đấu giá.
Ông Mai Xuân Thái vẫn giữ chức Chánh văn phòng Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum.
Theo thông tin ban đầu, ngày 22/6/2010 trong cuộc đấu giá bán 3.200kg gỗ sưa (gỗ cành, ngọn) và 11 chiếc xe máy đã qua sử dụng tại hạt kiểm lâm huyện Kon Plông do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Kon Tum tổ chức, một số doanh nghiệp, cá nhân đã tố cáo với cơ quan chức năng về sai phạm trong quá trình đấu giá.
Qua đơn thư tố cáo, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về trình tự, thủ tục đấu giá trong buổi đấu giá trên.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ vụ việc.
(Theo TTXVN)
Ồ ạt đi săn “của hiếm” bạc tỷ (VNN).-Bán gỗ sưa, cả làng bàng hoàng với 20 tỷ VNN Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7)
-Người Trung Quốc mua gỗ sưa của Việt Nam để chữa bệnh? -(VTC News) - Vị thiếu tướng của Trung Quốc đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính đặc biệt, trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
Chuyến đi Trung Quốc tìm lời giải cho câu hỏi: “Người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì?” của các nhà khoa học Việt Nam thất bại, rồi hàng loạt vụ trộm sưa diễn ra, rồi giá của một khối gỗ sưa lên đến cả chục tỷ đồng, khiến những lời đồn về gỗ sưa càng thêm phần huyền bí.
Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!
Tôi đã nhờ Thạc sĩ Đặng Vân (Deng Yun), người Tứ Xuyên, Trung Quốc, tra cứu trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, và thấy rằng những tin đồn như trên xuất hiện trên các trang web "lá cải", hoặc các diễn đàn. Những tin đồn này được dịch ra tiếng Việt, rồi người ta thêm mắm thêm muối, khiến cho lời đồn về gỗ sưa càng thêm bí ẩn.
TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia mộ xác ướp bác bỏ ngay thông tin dùng gỗ sưa ướp xác. Đơn giản vì gỗ sưa không có tinh dầu. Với lại, chất ướp xác trong các ngôi mộ hợp chất đã được xác định rõ là gỗ ngọc am (Trung Quốc gọi là san mộc), chứ không phải là gỗ sưa.
Ở Việt Nam, ngoài đoàn nhà khoa học “bí ẩn” mà GS Phùng Tửu Bôi kể lại, thì có một người đã trực tiếp sang tận Trung Quốc để hỏi cho ra nhẽ về cây gỗ sưa, đó chính là ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai).
Ông Lâm từng bị bệnh ung thư, từng lái xe thuê nhiều năm cho người Trung Quốc, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua Trung Quốc, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á. Trong thời gian này, ông đã học được nhiều bài thuốc của người Trung Quốc và người Tây Tạng, có nhiều mối quen biết với những người liên quan đến ngành dược. Hiện ông sống trong rừng Hoàng Liên Sơn và tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình.
Theo ông Lâm, cơn sốt gỗ sưa đã tràn sang Lào Cai đầu tiên, vì Lào Cai giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu thuận lợi đi lại, buôn bán.
Ông Lâm cho hay, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Ông Lâm lấy ví dụ, khi người Trung Quốc phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người Trung Quốc, đặc biệt là vùng Tây Tạng dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.
Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất.
Ông Lâm là người sống ở Trung Quốc nhiều năm, lại học được bài thuốc, tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình bằng cây cỏ nhung, nên ông hiểu rất rõ giá trị của loại cây này. Từ cả chục năm trước, ở Trung Quốc và Nhật Bản, cỏ nhung đã có giá tới 5 triệu đồng/kg lá tươi. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do ông Lâm trồng.
Kỳ khôi nhất là chuyện người Trung Quốc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Cũng lại ông Trần Ngọc Lâm, đã mò sang tận Trung Quốc tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người Trung Quốc nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người Trung Quốc rẻ như bán khoai.
Và gần đây, đến lượt cây gỗ sưa. Đã có thời kỳ, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn truy tìm những cây gỗ sưa, đem bán cho người Trung Quốc với giá rẻ như các loại gỗ khác. Theo ông Lâm, những loài gỗ khác, mọc trong Hoàng Liên Sơn đã cực kỳ chậm lớn, nhưng cây sưa còn chậm lớn hơn. Một cây sưa thân to bằng cái phích có thể phải mất cả trăm năm sinh trưởng. Vì thế, những cây sưa to cỡ cái phích, đã cho lõi rất dày.
Tôi đã từng có nhiều chuyến đi rừng với ông Lâm và không ít lần ông chỉ tay vào những khu đất trống bảo rằng: “Trước kia, chỗ này có nhiều sưa lắm!”. Tôi và ông Lâm đi mãi, chỉ gặp những chồi sưa mới mọc lên từ gốc cây đã bị lâm tặc đốn hạ. Từ khi người dân trong nội địa nước ta chưa biết gỗ sưa là cây gì, có tác dụng gì, thì đồng bào, lâm tặc ở vùng Lào Cai đã chặt phá tan tành, đem hết gỗ sưa sang Trung Quốc bán rồi.
Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, ông Trần Ngọc Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi. Ông Lâm đã gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc). Ông Tài là người đã từng gặp ông Lâm đề nghị mua công thức bài thuốc Mỹ nhân thang mà ông học được từ người Tây Tạng, song ông Lâm không bán.
Vị thiếu tướng của Trung Quốc này đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, thì ông Lâm chỉ biết tin vậy. Còn thực hư về công dụng gỗ sưa thế nào, ông vẫn không thể chắc chắn. Theo ông Lâm, cũng giống như “khoai lang núi” và cây cỏ nhung, chỉ khi nào lãnh thổ Việt Nam hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người Trung Quốc thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì.
» Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng một mét khối?
» Giữ vẹn nguyên rừng sưa bạc tỷ ở Ninh Bình
» “Ngọn núi quái thú” và khu rừng sưa lớn nhất Việt Nam
» Lạc vào khu rừng có những gốc cây bạc tỷ
» Hà Nam: Ngỡ ngàng khu rừng mỗi thân cây đều giá tiền tỉ
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương - Nguồn:
http://vtc.vn/394-244399/phong-su-kham-pha/nguoi-trung-quoc-mua-go-sua-cua-viet-nam-de-chua-benh.htm
Nguồn cơn nổi lên “sưa tặc”
Dù Bộ NNPTNT xác nhận gỗ sưa tại thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) do dân trồng và được quyền bán nhưng UBND TP.Hà Nội lại can thiệp khi chính quyền giữ gỗ của thương lái và phong tỏa hơn 20 tỉ đồng tiền bán gỗ của dân.
--Hàng chục cây muồng đen 'biến mất': 'Chặt nhầm' gỗ quý nhóm 1?
-- Một cây sưa đỏ bị trộm trước trụ sở CA Cầu Giấy
Ngày 17.4, ông Hoàng Minh Hiến - Chánh Văn phòng UBND huyện Chương Mỹ - đã có buổi làm việc người dân thôn Phụ Chính về việc người dân đòi chính quyền phải trả lại gỗ sưa cho dân. Do người dân kéo đến quá đông, ông Hiến chỉ tiếp được 20 phụ lão, hàng chục người khác được hướng dẫn sang trụ sở tiếp công dân của huyện để làm việc. Theo hồ sơ, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính có trồng nhiều cây sưa trên đường liên thôn trước đền Đức Thánh Nhì vào khoảng năm 1880. Nhiều năm trước, người dân đốn sưa để sửa đình, chùa, một số làm củi và còn chừa lại 2 gốc. Ngày 13.9.2010, mưa bão lớn làm một số cành cây sưa bị gãy nên cộng đồng thu gom và tổ chức bán số gỗ tận thu trên để lấy kinh phí xây dựng lại chùa, đền thờ, công trình văn hóa cộng đồng thôn. Quá trình tận thu, người dân thôn Phụ Chính căn cứ vào văn bản số 3419 ngày 12.12.2007 của Bộ NNPTNT về việc khai thác, vận chuyển cất giữ gỗ rừng trồng nhóm 1A: “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác”.
Ngày 18.10.2010, UBND xã Hòa Chính xác nhận nguồn gốc lâm sản được khai thác tận thu từ cây trồng phân tán. Hạt Kiểm lâm Chương Mỹ cũng kiểm tra và xác nhận đây là gỗ do cộng đồng thôn quản lý nên làm lý lịch lâm sản, đóng búa cho gỗ để dân bán đấu giá. Sau khi đầy đủ thủ tục, người dân thôn Phụ Chính xin ý kiến UBND xã, đồng thời thông báo rộng rãi để bán đấu giá trong thời gian kéo dài một tháng. Nhiều lái gỗ đã tham gia đấu giá và ông Dương Văn Thái (ngụ Thanh Bình, Đồng Kị, Từ Sơn, Bắc Ninh) trúng đấu giá 2,506 m3 với số tiền 20,5 tỉ đồng. Sau khi ông Thái thanh toán, cộng đồng dân cư gửi tiền vào 10 cuốn sổ tiết kiệm, còn ông Thái thì nhận gỗ chở về. Khi ông Thái đang vận chuyển gỗ thì Công an huyện Chương Mỹ kiểm tra xe. Dù ông xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng công an vẫn tạm giữ phương tiện và gỗ đồng thời phong tỏa toàn bộ số tiền bán gỗ mà cộng đồng thôn Phụ Chính đang đứng tên để tiến hành điều tra xác minh làm rõ vụ việc mua bán vận chuyển gỗ sưa.
Ngày 5.5.2011, Công an Hà Nội có Công văn 2065/PC46-Đ9 gửi Tổng cục Lâm nghiệp xin ý kiến xử lý số gỗ. Ngày 25.5.2011, ông Hà Công Tuấn - Phó Tổng cục trưởng - có văn bản khẳng định, số gỗ sưa này là cây trồng phân tán, do cộng đồng thôn Phụ Chính quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì việc khai thác, sử dụng do cộng đồng thôn tự quyết định, báo cáo UBND xã Hòa Chính kiểm tra xác nhận (theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT). Dù Tổng cục Lâm nghiệp đã trả lời cụ thể số gỗ này do dân tự quyết nhưng việc “xác minh” của Công an Hà Nội cũng mất gần 30 tháng. Mãi đến ngày 26.3.2013, cơ quan công an mới ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 78/03/2013 vì không có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cả gỗ lẫn tiền vẫn bị phong tỏa.
Mất tiền mất gỗ, ông Thái và cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính liên tục kéo kiện đông người, yêu cầu UBND TP.Hà Nội trả lại gỗ và tiền cho dân. Tuy nhiên, sự việc không được giải quyết dứt điểm. Đến ngày 31.3.2015, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - ký Công văn số 86 chỉ đạo giao toàn bộ số gỗ sưa trên cho UBND huyện Chương Mỹ để bán đấu giá và số tiền thu được nộp vào ngân sách huyện. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Minh Hiến - Chánh Văn phòng UBND huyện Chương Mỹ - cho biết, người dân thôn Phụ Chính đã yêu cầu huyện phải tạm dừng đấu giá và xem xét lại nguồn gốc gỗ. “Hiện TP đã giao gỗ về huyện và yêu cầu huyện tổ chức đấu giá trước ngày 25.4.2015. Việc dân bức xúc chúng tôi phải ghi nhận, nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên” - ông Hiến nói.
Ông Vũ Viết Binh - nguyên Phó Chánh án TAND tỉnh Hà Tây (cũ), người tham gia khiếu nại đòi gỗ - bức xúc: “ Chúng tôi quyết liệt khiếu nại vì theo quy định của pháp luật, số gỗ này thuộc quyền định đoạt của dân, không liên quan gì đến UBND TP.Hà Nội. Nếu không trả tiền cho dân, trả gỗ cho thương lái, chúng tôi sẽ kiện ra tòa”. Theo ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính - ngoài 2 gốc sưa trồng ven đường, người dân còn trồng rải rác hàng chục gốc sưa khác trên đất nhà. Với cách xử lý của TP.Hà Nội, nhiều người hoang mang không biết khi nào thì chính quyền đòi quản lý và bán đấu giá.
-Người dân thay phiên nhau “canh gác” hai gốc cây sưa có giá tiền
-
- Đình chỉ giám đốc nghi sai phạm đấu giá gỗ sưa (Bee 16/11/2010 15:12:15)-
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có quyết định cho ông Mai Xuân Thái thôi kiêm chức Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh (thuộc Sở Tư pháp) kể từ ngày 16/11. Qua đơn thư tố cáo, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về trình tự, thủ tục đấu giá trong buổi đấu giá.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Theo thông tin ban đầu, ngày 22/6/2010 trong cuộc đấu giá bán 3.200kg gỗ sưa (gỗ cành, ngọn) và 11 chiếc xe máy đã qua sử dụng tại hạt kiểm lâm huyện Kon Plông do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Kon Tum tổ chức, một số doanh nghiệp, cá nhân đã tố cáo với cơ quan chức năng về sai phạm trong quá trình đấu giá.
Qua đơn thư tố cáo, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm về trình tự, thủ tục đấu giá trong buổi đấu giá trên.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ vụ việc.
(Theo TTXVN)
Ồ ạt đi săn “của hiếm” bạc tỷ (VNN).-Bán gỗ sưa, cả làng bàng hoàng với 20 tỷ VNN Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7)
Hơn 2,5m3 gỗ sưa với giá hơn 20 tỷ đồng (Chương Mỹ, Hà Nội) đang trên đường được vận chuyển đi tiêu thụ thì bị cảnh sát bắt giữ. Liệu có hay không việc chính quyền “bật đèn xanh” cho vụ mua bán đặc biệt nghiêm trọng này?
Sự việc vỡ lở, ông Xuyện cùng nhiều người khác trong “Ban khai thác gỗ sưa” thôn Phụ Chính hồn nhiên trả lời, không hề hay biết gỗ sưa thuộc nhóm gỗ 1A, pháp luật cấm buôn bán. Việc mua bán gỗ sưa không phải lần đầu
Tại Việt Nam, sưa còn có tên là trắc thối, huỳnh đàn hay huê mộc vàng; được xếp vào loại gỗ quý hiếm nhóm 1A. Nhà nước nghiêm cấm khai thác, sử dụng gỗ sưa vì mục đích thương mại.
Từ ba năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra chỉ thị cấm khai thác, tận thu gốc, rễ, cành, ngọn, mảnh vụn của gỗ sưa từ rừng tự nhiên và gây trồng. Tuy nhiên, mặc dù đã có lệnh cấm nhưng không ít cá nhân, tập thể vẫn cố tình lờ đi, phũ phàng đốn hạ những cây sưa nhằm tư lợi cá nhân. “Cơn sốt” săn sưa để bán đã có từ nhiều năm nay, loài cây tội nghiệp đã trở thành mục tiêu của nhiều sưa tặc. Cây sưa ở Việt Nam đang kêu cứu.
-Phát hiện vụ buôn bán gỗ sưa với khối lượng “khổng lồ”(LĐO) - Ngày 28.10, Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, vừa phát hiện một vụ buôn bán, vận chuyển gỗ sưa lớn tại thôn Phụ Chính, Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội. Vào khoảng 17h30 ngày 25.10, qua nguồn tin báo của nhân dân, Công an huyện Chương Mỹ ...Bắt vụ buôn bán gỗ sưa trị giá hơn 20 tỷ đồngDân Trí-Lộ tẩy phi vụ buôn gỗ sưa 20 tỷ đồngVNExpress-Phát hiện vụ buôn bán gỗ sưa trị giá 20,5 tỷ đồngVTC
Bán gỗ sưa để trả nợ làng
Lí do của vụ việc này được bắt đầu từ cuối tháng 7, thôn Phụ Chính đã quyết định cho khai thác cành sưa già, cỗi, nguy cơ gãy rụng để trả số nợ hơn 1 tỷ đồng trong công trình xây dựng đình Phụ Chính và nhiều công trình khác của thôn đang cần kinh phí để tu sửa. Sau đó, thôn đã thành lập Ban khai thác gỗ sưa với 22 thành viên và xây dựng kế hoạch đốn hạ sưa để trả nợ.Giữa tháng 9, sau một trận mưa lớn, một số cành bị gãy. Công việc khai thác gỗ sưa được thôn Phụ Chính gấp rút tiến hành. "Ban khai thác gỗ sưa" thôn Phụ Chính đã quyết định ra giá 26 tỷ cho 2,6m3 gỗ. Sau nhiều lần cò cưa ngã giá, đến ngày 15/10, anh Nguyễn Văn Thái ở Đông Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh đồng ý mua lô gỗ sưa trên với giá 20,5 tỷ đồng. Nhưng khi nhận tiền, cả thôn bàng hoàng vì… chưa tính đến việc tìm nơi để cất giữ. Qua nhiều lần bàn tán và nhiều cuộc họp nóng, lãnh đạo thôn Phụ Chính đã ra quyết định mua két sắt, để trong chùa và cắt cử 22 thành viên uy tín cao trong làng, thay phiên nhau trông giữ ngày đêm.
Sự việc vỡ lở, ông Xuyện cùng nhiều người khác trong “Ban khai thác gỗ sưa” thôn Phụ Chính hồn nhiên trả lời, không hề hay biết gỗ sưa thuộc nhóm gỗ 1A, pháp luật cấm buôn bán. Việc mua bán gỗ sưa không phải lần đầu
Trả lời trên báo VTC, ông Lê Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính thừa nhận, bản thân ông và lãnh đạo xã đã thiếu trách nhiệm để xảy ra sự việc đốn hạ cây sưa. Tuy nhiên, điều bất ngờ là tổ công tác Hạt kiểm lâm huyện Chương Mỹ cũng đã có mặt tại xã Hòa Chính tiến hành đo đạc số gỗ bị chặt hạ. Họ đã khiến xã Hòa Chính “ngã ngửa” bởi kết luận: số gỗ sưa có nguồn gốc hợp pháp, người dân được toàn quyền sử dụng.
Ông trưởng thôn Vũ Văn Xuyện cho biết, năm trước thôn cũng bán một súc gỗ sưa với giá 2 triệu/kg. Còn phi vụ bán vừa rồi, giá gỗ đã lên tới gần 8 triệu/kg.
Tại Việt Nam, sưa còn có tên là trắc thối, huỳnh đàn hay huê mộc vàng; được xếp vào loại gỗ quý hiếm nhóm 1A. Nhà nước nghiêm cấm khai thác, sử dụng gỗ sưa vì mục đích thương mại.
Xung quanh loại cây gỗ đặc biệt này, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyền hoặc. Ví dụ như, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Hay các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người, hoặc chữa bệnh… Thực hư, công dụng của gỗ sưa như thế nào đến nay vẫn còn là một bí mật của những người thu mua nó với giá cắt cổ.
Từ ba năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra chỉ thị cấm khai thác, tận thu gốc, rễ, cành, ngọn, mảnh vụn của gỗ sưa từ rừng tự nhiên và gây trồng. Tuy nhiên, mặc dù đã có lệnh cấm nhưng không ít cá nhân, tập thể vẫn cố tình lờ đi, phũ phàng đốn hạ những cây sưa nhằm tư lợi cá nhân. “Cơn sốt” săn sưa để bán đã có từ nhiều năm nay, loài cây tội nghiệp đã trở thành mục tiêu của nhiều sưa tặc. Cây sưa ở Việt Nam đang kêu cứu.
-Người Trung Quốc mua gỗ sưa của Việt Nam để chữa bệnh? -(VTC News) - Vị thiếu tướng của Trung Quốc đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính đặc biệt, trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một loại chất và điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
Sưa là loài cây sống kiên cường trên đá. |
Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!
Tôi đã nhờ Thạc sĩ Đặng Vân (Deng Yun), người Tứ Xuyên, Trung Quốc, tra cứu trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc, và thấy rằng những tin đồn như trên xuất hiện trên các trang web "lá cải", hoặc các diễn đàn. Những tin đồn này được dịch ra tiếng Việt, rồi người ta thêm mắm thêm muối, khiến cho lời đồn về gỗ sưa càng thêm bí ẩn.
TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia mộ xác ướp bác bỏ ngay thông tin dùng gỗ sưa ướp xác. Đơn giản vì gỗ sưa không có tinh dầu. Với lại, chất ướp xác trong các ngôi mộ hợp chất đã được xác định rõ là gỗ ngọc am (Trung Quốc gọi là san mộc), chứ không phải là gỗ sưa.
"Người rừng" Trần Ngọc Lâm từng sang tận Trung Quốc để tìm hiểu về gỗ sưa. |
Ở Việt Nam, ngoài đoàn nhà khoa học “bí ẩn” mà GS Phùng Tửu Bôi kể lại, thì có một người đã trực tiếp sang tận Trung Quốc để hỏi cho ra nhẽ về cây gỗ sưa, đó chính là ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai).
Ông Lâm từng bị bệnh ung thư, từng lái xe thuê nhiều năm cho người Trung Quốc, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua Trung Quốc, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á. Trong thời gian này, ông đã học được nhiều bài thuốc của người Trung Quốc và người Tây Tạng, có nhiều mối quen biết với những người liên quan đến ngành dược. Hiện ông sống trong rừng Hoàng Liên Sơn và tự chữa bệnh ung thư phổi cho mình.
Theo ông Lâm, cơn sốt gỗ sưa đã tràn sang Lào Cai đầu tiên, vì Lào Cai giáp với Trung Quốc, có cửa khẩu thuận lợi đi lại, buôn bán.
Ông Lâm cho hay, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Cây cỏ nhung đã bị người Trung Quốc thu mua sạch sẽ. Hiếm hoi lắm mới tìm thấy một cây nhỏ xíu trong rừng. |
Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất.
Khi người dân Sapa biết công dụng của loài cỏ nhung, thì nó đã bị tuyệt diệt. |
Kỳ khôi nhất là chuyện người Trung Quốc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Người Trung Quốc thu mua gỗ sưa để làm gì? |
Và gần đây, đến lượt cây gỗ sưa. Đã có thời kỳ, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn truy tìm những cây gỗ sưa, đem bán cho người Trung Quốc với giá rẻ như các loại gỗ khác. Theo ông Lâm, những loài gỗ khác, mọc trong Hoàng Liên Sơn đã cực kỳ chậm lớn, nhưng cây sưa còn chậm lớn hơn. Một cây sưa thân to bằng cái phích có thể phải mất cả trăm năm sinh trưởng. Vì thế, những cây sưa to cỡ cái phích, đã cho lõi rất dày.
Tôi đã từng có nhiều chuyến đi rừng với ông Lâm và không ít lần ông chỉ tay vào những khu đất trống bảo rằng: “Trước kia, chỗ này có nhiều sưa lắm!”. Tôi và ông Lâm đi mãi, chỉ gặp những chồi sưa mới mọc lên từ gốc cây đã bị lâm tặc đốn hạ. Từ khi người dân trong nội địa nước ta chưa biết gỗ sưa là cây gì, có tác dụng gì, thì đồng bào, lâm tặc ở vùng Lào Cai đã chặt phá tan tành, đem hết gỗ sưa sang Trung Quốc bán rồi.
Một cây sưa trong rừng Hoàng Liên Sơn đã bị lâm tặc chặt hạ từ lâu, giờ mới mọc nhánh. |
Vị thiếu tướng của Trung Quốc này đã nói với ông Lâm rằng, với người Trung Quốc, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, thì ông Lâm chỉ biết tin vậy. Còn thực hư về công dụng gỗ sưa thế nào, ông vẫn không thể chắc chắn. Theo ông Lâm, cũng giống như “khoai lang núi” và cây cỏ nhung, chỉ khi nào lãnh thổ Việt Nam hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người Trung Quốc thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì.
» Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng một mét khối?
» Giữ vẹn nguyên rừng sưa bạc tỷ ở Ninh Bình
» “Ngọn núi quái thú” và khu rừng sưa lớn nhất Việt Nam
» Lạc vào khu rừng có những gốc cây bạc tỷ
» Hà Nam: Ngỡ ngàng khu rừng mỗi thân cây đều giá tiền tỉ
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương - Nguồn:
http://vtc.vn/394-244399/phong-su-kham-pha/nguoi-trung-quoc-mua-go-sua-cua-viet-nam-de-chua-benh.htm
Nguồn cơn nổi lên “sưa tặc”
Chỉ 4 ngày sau phiên tòa tuyên 35 bị cáo chặt trộm cây sưa tại Hà Nội mức án 18 tháng đến 9 năm tù giam, hai “sưa tặc” lại ngang nhiên dùng cả xe ô tô biển xanh đột nhập vào Công viên Thống Nhất để đốn hạ một cây sưa đỏ. Vì sao bỗng dưng lại nổi lên loại tội phạm táo tợn đến mức kỳ lạ này?
Đắt giá do đâu?
Theo ông Hoàng Đại Chiêu - Hội phó Thương hội đồ cổ khu Chi Loan, thành phố Quảng Châu - cho biết: sở dĩ giá gỗ sưa đắt như vậy vì những đặc điểm sau: 1. bản thân nó là một loại thuốc đông y có mùi thơm, 2. gỗ rắn chắc, vân hoa tinh xảo, tạo cảm giác mỹ quan, có vân mắt phụng chìm hoặc nổi. 3. thuộc loại gỗ quý hiếm do vài trăm năm trồng mới có thể sử dụng... Những giá trị khác phần lớn đều do các thương gia đồn thổi để tăng giá mà thôi.
Cây sưa Hải Nam có đặc điểm nhiều vân, vân hoa sắc nét, tinh tế, mùi thơm đậm, được mệnh danh là loại gỗ đắt nhất Trung Quốc. Cây sưa VN và các loại sưa của các nước khác thua kém hơn về chất lượng nên giá cả cũng rẻ hơn. Vì thế dẫu được thu mua với giá rất cao hiện nay, sưa VN nếu đem về Trung Quốc dán mác gỗ sưa Hải Nam, giá bán lập tức tăng 10 lần. Gỗ sưa Hải Nam thường được sử dụng làm các đồ nội thất giả cổ, được rất nhiều nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc và nước ngoài tìm kiếm và bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Vì vậy giá cả lại càng leo thang.
Cũng theo mạng Tân Hoa ngày 16.3.2010, một phụ nữ ở thành phố Bắc Kinh đã mua hai chiếc ghế gỗ sưa làm theo kiểu đời nhà Thanh hết 8,5 triệu tệ (22,95 tỉ đồng) vào tháng 4.2008. Nhưng sau khi nghi ngờ loại gỗ này là sưa VN, chứ không phải sưa Hải Nam đúng như nơi bán đã cam kết, bà đã gửi sản phẩm tới Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng gỗ quốc gia của nước này để giám định và đâm đơn kiện ra tòa nhưng tới nay vẫn chưa phân thắng bại.
Gỗ cây sưa (tên được gọi ở Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê) có rất nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau. Đắt nhất là gỗ sưa Hải Nam. Nhưng do loại cây này ở tỉnh Hải Nam đã tuyệt chủng cùng với chính sách nghiêm cấm khai thác, nên các nhà kinh doanh đi thu mua loại gỗ sưa từ nhiều nước như VN, Ấn Độ, các nước châu Phi... bí mật mang về Trung Quốc và dán vào đó những nhãn mác khác nhau.
Để tăng giá trị sản phẩm và thuận tiện hét giá, họ đã thay đổi tên tuổi các loại gỗ: sưa VN biến thành sưa Hải Nam, sưa châu Phi biến thành sưa VN, lấy sưa Ấn Độ biến thành sưa Brazil. Mặc dù vậy cung vẫn không đủ cầu.
--
Theo ông Hoàng Đại Chiêu - Hội phó Thương hội đồ cổ khu Chi Loan, thành phố Quảng Châu - cho biết: sở dĩ giá gỗ sưa đắt như vậy vì những đặc điểm sau: 1. bản thân nó là một loại thuốc đông y có mùi thơm, 2. gỗ rắn chắc, vân hoa tinh xảo, tạo cảm giác mỹ quan, có vân mắt phụng chìm hoặc nổi. 3. thuộc loại gỗ quý hiếm do vài trăm năm trồng mới có thể sử dụng... Những giá trị khác phần lớn đều do các thương gia đồn thổi để tăng giá mà thôi.
Cây sưa Hải Nam có đặc điểm nhiều vân, vân hoa sắc nét, tinh tế, mùi thơm đậm, được mệnh danh là loại gỗ đắt nhất Trung Quốc. Cây sưa VN và các loại sưa của các nước khác thua kém hơn về chất lượng nên giá cả cũng rẻ hơn. Vì thế dẫu được thu mua với giá rất cao hiện nay, sưa VN nếu đem về Trung Quốc dán mác gỗ sưa Hải Nam, giá bán lập tức tăng 10 lần. Gỗ sưa Hải Nam thường được sử dụng làm các đồ nội thất giả cổ, được rất nhiều nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc và nước ngoài tìm kiếm và bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Vì vậy giá cả lại càng leo thang.
Cũng theo mạng Tân Hoa ngày 16.3.2010, một phụ nữ ở thành phố Bắc Kinh đã mua hai chiếc ghế gỗ sưa làm theo kiểu đời nhà Thanh hết 8,5 triệu tệ (22,95 tỉ đồng) vào tháng 4.2008. Nhưng sau khi nghi ngờ loại gỗ này là sưa VN, chứ không phải sưa Hải Nam đúng như nơi bán đã cam kết, bà đã gửi sản phẩm tới Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng gỗ quốc gia của nước này để giám định và đâm đơn kiện ra tòa nhưng tới nay vẫn chưa phân thắng bại.
Gỗ cây sưa (tên được gọi ở Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê) có rất nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau. Đắt nhất là gỗ sưa Hải Nam. Nhưng do loại cây này ở tỉnh Hải Nam đã tuyệt chủng cùng với chính sách nghiêm cấm khai thác, nên các nhà kinh doanh đi thu mua loại gỗ sưa từ nhiều nước như VN, Ấn Độ, các nước châu Phi... bí mật mang về Trung Quốc và dán vào đó những nhãn mác khác nhau.
Để tăng giá trị sản phẩm và thuận tiện hét giá, họ đã thay đổi tên tuổi các loại gỗ: sưa VN biến thành sưa Hải Nam, sưa châu Phi biến thành sưa VN, lấy sưa Ấn Độ biến thành sưa Brazil. Mặc dù vậy cung vẫn không đủ cầu.
--
- Người Trung Quốc làm gì với gỗ sưa? (VNN 7/4 )
- Một vài năm trở lại đây, khi cơn sốt gỗ sưa dấy lên, cũng là lúc người ta đặt ra hàng loạt câu hỏi về giá trị gỗ sưa. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai tìm ra được đáp án xác thực cuối cùng cho câu hỏi này.
Bắt đầu từ năm 2007, cơn "sốt" gỗ sưa bắt đầu bùng phát ở Việt Nam. Lần đầu tiên người ta nghe chuyện gỗ được thu mua theo cân chứ không phải là mét khối. Không những thế, giá của mỗi cân sưa không ngừng tăng lên đến chóng mặt. Từ ban đầu chỉ vài trăm ngàn đồng một kg, chỉ trong một thời gian ngắn, vào thời điểm "sốt" nhất, giá một kg sưa lên đến hàng chục triệu đồng.
Từ đó, đã có không ít những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến cây gỗ sưa mà trước đó, người dân Việt Nam hoàn toàn không biết nó có giá trị đến mức ấy. Bán được giá tiền triệu, thậm chí là trăm triệu, người ta dỡ cả bàn ghế, giường, hoành phi câu đối, thậm chí là cả bàn thờ tổ tiên đi bán.
Rồi khi thu mua hết cả những đồ đạc trong nhà mà cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu thì cũng là lúc nạn "sưa tặc" được dịp hoành hành. Và cuộc chiến giành giật từng gốc sưa giữa chính quyền nhiều địa phương với những tên "sưa tặc" liều lĩnh cũng bắt đầu.
Chưa hết, cơn sốt gỗ sưa cũng đã tạo nên một phong trào trồng sưa để bán lan rộng khắp nơi. Người ta thi nhau trồng sưa với một khát vọng đổi đời không gì kiềm chế được. Theo thông tin của nhiều tờ báo thì tại Tam Đảo, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc còn có cả một vùng chuyên canh "sưa" khổng lồ.
Vậy rốt cuộc người Trung Quốc dùng gỗ sưa vào việc gì mà nó lại có cái giá trên trời như vậy?
Mua sưa tiền tỷ, người Trung Quốc vẫn lãi cả chục lần
Đem theo những thắc mắc này, phóng viên VietNamNet chúng tôi tìm gặp những người Trung Quốc mà chúng tôi quen biết, lên các trang mạng Trung Quốc tìm kiếm thông tin và chúng tôi đã phần nào hiểu được vì sao người Trung Quốc lại trả một cái giá cao như vậy cho gỗ sưa.
Theo thông tin chúng tôi tìm được thì cây sưa được người Trung Quốc gọi là Giáng hương hoàng đàn (Jiang xiang huang tan) mọc chủ yếu ở vùng đảo Hải Nam, Trung Quốc. Loại gỗ sưa được người Trung Quốc gọi là gỗ Hoàng hoa lê (Huanghoali).
Vào một website bán đồ dùng làm từ các loại gỗ đỏ (Trung Quốc gọi là Hồng mộc), chúng tôi đã thực sự choáng váng với những cái giá được nhà cung cấp đưa ra. Theo báo giá từ website này, giá của những sản phẩm làm từ loại gỗ Hoàng hoa lê có nguồn gốc từ Hải Nam có giá từ 160 NDT – 5,76 triệu NDT (nếu quy đổi theo tỉ giá ngoại tệ hiện tại, giá của mỗi sản phẩm này vào khoảng 500 nghìn – 16 tỉ VND).
Một chiếc tủ áo được làm bằng gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam với kích thước 218x20x50cm có giá 5,76 triệu NDT (16 tỉ VND). Một chiếc ghế dựa mảnh khảnh khá tiết kiệm gỗ cũng có giá lên tới 168 ngàn NDT (tương đương 470 triệu VND).
Bài 2: Đề phòng với những giá sưa "trên trời"-- Người Trung Quốc làm gì với gỗ sưa? (VNN)
--------
(VTC News 5/4) - Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
Khi hỏi vì sao cây gỗ sưa đắt thế, người Trung Quốc thu mua để làm gì, hầu hết các nhà khoa học, kể cả các giáo sư, tiến sĩ chuyên môn về cây cối, thảo dược đều lắc đầu không biết tại sao.
Trong khi đó, phần lớn những cây gỗ sưa đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Những cây sưa còn sống thì gây vất vả cho con người, vì suốt ngày đêm phải trông nom cẩn thận. Cả tỷ đồng tơ hơ giữa trời như thế, chỉ sểnh mắt là bị trộm cưa mất ngay.
Theo anh Đinh Văn Tuyến, Trưởng Công an xã Thi Sơn (Kim Bảng, Hà Nam), nơi có rừng sưa trên núi Cấm, hồi năm ngoái, khi cơn sốt gỗ sưa lên đến đỉnh điểm, lực lượng công an xã, gồm hơn chục người, gần như thay nhau thức trắng đêm. Nhiệm vụ của các đồng chí công an cùng các cựu chiến binh là… ngồi ôm gốc sưa. Thời gian ấy, khốn khổ vì bị muỗi rừng đốt, người nào người ấy, cứ như bị… đậu mùa.
Cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền và nhân dân TP. Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Bọn “sưa tặc”, mấy chục thằng, vác theo dao kiếm, cưỡi ôtô, ngang nhiên xẻ sưa trước mặt mọi người. Chúng buộc cửa nhà dân lại, thằng nào thằng nấy đao kiếm loảng xoảng, mặt mũi gằm ghè, nên chả ai dám can thiệp.
Để đối phó với “sưa tặc”, lãnh đạo Công viên Thống Nhất còn nghĩ ra một độc chiêu có một không hai, đó là đóng chi chít sắt thép vào thân cây sưa. Mục đích của việc này để để lưỡi cưa của bọn “sưa tặc” không cưa đứt được thân cây. Nhưng khổ nỗi, “sưa tặc” chưa dòm ngó, thì ối cây sưa đã ngắc ngoải muốn chết vì có quá nhiều vết thương.
Những “khu rừng sưa” ở Hà Nội như gò Đống Đa, Công viên Bách Thảo, con đường Hoàng Hoa Thám… phải tiếp không biết bao nhiêu ánh mắt cú vọ của “sưa tặc”. Những người có trách nhiệm trông nom đều căng thẳng, khổ sở đến mức chỉ mong chẳng có cây sưa trên đời.
Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
Cơn sốt gỗ sưa khiến phong trào trồng sưa lan rộng khắp nơi. Người người trồng sưa, nhà nhà trồng sưa, làng làng trồng sưa. Thậm chí, huyện Tam Đảo và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) còn biến thành một vùng “chuyên canh” sưa khổng lồ. Nơi đây, người dân đua nhau ươm mầm, bán cây giống.
Nhiều người làm ăn kịp thời, trúng quả, nên phất lên giàu có, song phần lớn các hộ dân đua đòi chạy theo thì lãnh đủ. Có gia đình bán đất, cắm nhà, vay nợ khắp nơi đầu tư vào vườn sưa giống, giờ vỡ nợ vì bán chả ai mua. Đơn giản vì cơn sốt gỗ sưa đã qua đi, chuyện về giá trị cây sưa cứ nửa thực nửa hư, khiến người ta không biết tin vào đâu để tiếp tục đầu tư trồng trọt.
Cơn sốt gỗ sưa chỉ tạm thời lắng lại, khi 35 “sưa tặc” ở xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) bị công an tóm. Cuộc truy bắt “sưa tặc” ráo riết khiến cơn sốt gỗ sưa cũng bớt phần nóng bỏng.
Để tìm ra lời giải về giá trị của cây sưa, đã có rất nhiều nhà khoa học đầu tư tìm hiểu.
Theo lời kể của GS Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam), một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang Trung Quốc tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía Trung Quốc chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Như vậy, coi như đoàn khảo sát của Việt Nam đã thất bại trong việc tìm hiểu về gỗ sưa. Việc không tìm ra lời giải đáp, khiến rất nhiều lời đồn huyền bí về giá trị gỗ sưa được thêu dệt lưu truyền trong nhân gian.
Tôi đã bỏ nhiều công sức, khảo sát dọc làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), nơi nhà nhà làm gỗ, người người làm mộc và cũng có rất nhiều đại gia từng vào tù vì buôn bán gỗ sưa trái phép, song cũng không thu thập được thông tin gì đáng tin cậy.
Theo một số đại gia buôn gỗ ở đây, thì trò mua bán gỗ sưa chẳng khác gì trò lừa đảo đồng đen. Họ kể rằng, người Trung Quốc tung tin mua gỗ sưa về làm đủ thứ huyền bí, với giá cao, khiến người dân Việt Nam đổ xô chặt cây đem bán cho họ. Thế rồi, mỗi ngày họ lại thổi giá lên cao, sau đó thì bí mật chuyển gỗ sang Việt Nam bán cho giới buôn gỗ.
Ví dụ, họ tung tin, sẽ mua gỗ sưa với giá 100 triệu đồng/khối và họ thu mua thật sự. Sau đó, họ lại tuyên bố sẽ mua với giá 1 tỷ đồng/khối, khiến các con buôn ráo riết gom hàng. Cùng lúc đó, họ sẽ chuyển gỗ bán ngược về Việt Nam với giá vài trăm triệu đồng/khối. Như vậy, họ đã lãi một cách khủng khiếp. Nếu những lời đồn của giới buôn gỗ ở Bắc Ninh là thực sự, thì quả là trò lừa đảo này quá cao thủ.
Còn tiếp…
» Giữ vẹn nguyên rừng sưa bạc tỷ ở Ninh Bình
» “Ngọn núi quái thú” và khu rừng sưa lớn nhất Việt Nam
» Lạc vào khu rừng có những gốc cây bạc tỷ
» Hà Nam: Ngỡ ngàng khu rừng mỗi thân cây đều giá tiền tỉ
Phạm Ngọc Dương
Nguồn: http://www.vtc.vn/394-244104/phong-su-kham-pha/vi-sao-go-sua-co-gia-11-ty-dong-mot-met-khoi.htm
- Một vài năm trở lại đây, khi cơn sốt gỗ sưa dấy lên, cũng là lúc người ta đặt ra hàng loạt câu hỏi về giá trị gỗ sưa. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai tìm ra được đáp án xác thực cuối cùng cho câu hỏi này.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cơn "sốt" gỗ sưa và những truyền kỳ đầy nghi hoặc
Hàng trăm gốc sưa đã bị chặt trong cơn "sốt" gỗ sưa. Ảnh: VNN |
Từ đó, đã có không ít những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến cây gỗ sưa mà trước đó, người dân Việt Nam hoàn toàn không biết nó có giá trị đến mức ấy. Bán được giá tiền triệu, thậm chí là trăm triệu, người ta dỡ cả bàn ghế, giường, hoành phi câu đối, thậm chí là cả bàn thờ tổ tiên đi bán.
Rồi khi thu mua hết cả những đồ đạc trong nhà mà cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu thì cũng là lúc nạn "sưa tặc" được dịp hoành hành. Và cuộc chiến giành giật từng gốc sưa giữa chính quyền nhiều địa phương với những tên "sưa tặc" liều lĩnh cũng bắt đầu.
Chưa hết, cơn sốt gỗ sưa cũng đã tạo nên một phong trào trồng sưa để bán lan rộng khắp nơi. Người ta thi nhau trồng sưa với một khát vọng đổi đời không gì kiềm chế được. Theo thông tin của nhiều tờ báo thì tại Tam Đảo, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc còn có cả một vùng chuyên canh "sưa" khổng lồ.
Và khi cây sưa liên tục bị chặt trộm, người ta đã đặt ra không ít những truyền thuyết về công dụng của loại gỗ này. Ảnh: VNN. |
Có điều, trước câu hỏi vì sao gỗ xưa lại đột nhiên có giá cao đến như vậy thì từ người dân cho đến các nhà khoa học đều lắc đầu. Chỉ biết một sự thật rằng, gỗ sưa được người Trung Quốc trả với giá cực cao và họ mua thật, còn việc họ dùng làm gì thì đến nay vẫn còn là một "câu hỏi lớn chưa lời đáp".Nhưng cũng vì thế mà không ít những truyền kỳ đầy huyền hoặc về công dụng của loại gỗ sưa này được lan truyền trong dân gian. Người thì nói rằng, người Trung Quốc mua về làm đồ thờ cúng, làm mực in, làm đồ gia dụng,... Kẻ thì lại đồn thổi các đại gia Hồng Kông mua gỗ sưa về để ướp xác, rồi bọn mafia Trung Quốc mua về nghiền thành bột trộn với ma túy để bán... Những thông tin này đã làm cho dư luận thêm nghi hoặc và cơn sốt gỗ sưa chỉ tăng chứ không giảm.
Cũng có người đưa ra giả thiết có vẻ hợp logic và thực tế hơn khi cho rằng, Trung Quốc mua gỗ sưa về để trùng tu lăng tẩm chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh tổ chức vào tháng 8 năm 2008. Thế nhưng cho đến nay, khi Thế vận hội Bắc Kinh đã qua đi, cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáp án về công dụng của loại gỗ sưa một lần nữa lại rơi vào bế tắc.
Trước tình hình đó, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã vào cuộc. Vào năm 2007, một đoàn công tác của Viện Khoa học chuyên ngành của Việt Nam đã được cử sang Trung Quốc để tìm hiểu xem người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm gì. Thế nhưng kết quả của chuyến công tác trên nước bạn hoàn toàn là con số không khi "phía Trung Quốc họ vẫn giữ bí mật mà chỉ giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo".
Cũng có người đưa ra giả thiết có vẻ hợp logic và thực tế hơn khi cho rằng, Trung Quốc mua gỗ sưa về để trùng tu lăng tẩm chuẩn bị cho Olympic Bắc Kinh tổ chức vào tháng 8 năm 2008. Thế nhưng cho đến nay, khi Thế vận hội Bắc Kinh đã qua đi, cơn sốt gỗ sưa vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáp án về công dụng của loại gỗ sưa một lần nữa lại rơi vào bế tắc.
Trước tình hình đó, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã vào cuộc. Vào năm 2007, một đoàn công tác của Viện Khoa học chuyên ngành của Việt Nam đã được cử sang Trung Quốc để tìm hiểu xem người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm gì. Thế nhưng kết quả của chuyến công tác trên nước bạn hoàn toàn là con số không khi "phía Trung Quốc họ vẫn giữ bí mật mà chỉ giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo".
Thu mua gỗ sưa ở Trung Quốc. Ảnh: VTC. |
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng lên tiếng phủ nhận với những tin đồn thổi về công dụng của gỗ sưa. Theo Giáo sư Phùng Tửu Bôi - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, thì thông tin loại gỗ này được nghiền thành bột để pha trộn với ma tuý là không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng.
Bên cạnh đó, Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường, Viện khảo cổ Việt Nam cũng phủ nhận thông tin người ta dùng gỗ sưa để ướp xác. PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho biết: "Người ta nói dùng gỗ sưa để ướp xác thì tôi không tin bởi nếu dùng ướp xác phải dùng loại cây có tinh dầu thơm, cây sưa không có đặc tính ấy".Vậy rốt cuộc người Trung Quốc dùng gỗ sưa vào việc gì mà nó lại có cái giá trên trời như vậy?
Mua sưa tiền tỷ, người Trung Quốc vẫn lãi cả chục lần
Đem theo những thắc mắc này, phóng viên VietNamNet chúng tôi tìm gặp những người Trung Quốc mà chúng tôi quen biết, lên các trang mạng Trung Quốc tìm kiếm thông tin và chúng tôi đã phần nào hiểu được vì sao người Trung Quốc lại trả một cái giá cao như vậy cho gỗ sưa.
Theo thông tin chúng tôi tìm được thì cây sưa được người Trung Quốc gọi là Giáng hương hoàng đàn (Jiang xiang huang tan) mọc chủ yếu ở vùng đảo Hải Nam, Trung Quốc. Loại gỗ sưa được người Trung Quốc gọi là gỗ Hoàng hoa lê (Huanghoali).
Chiếc tủ làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam có giá lên tới 4,8 triệu NDT (khoảng 14 tỉ VND) sau khi đã được giảm giá. Ảnh: Hmjj. |
Trong quan niệm của người Trung Quốc thì đây là một loại gỗ cực kỳ quý hiếm. Tuy nhiên loại cây này sinh trưởng rất chậm. Muốn một cây Hoàng hoa lê có thể sử dụng được phải mất hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn năm.Về công dụng, vụn của gỗ Hoàng hoa lê pha với nước uống có tác dụng hạ huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu. Ngoài ra, vì lõi gỗ Hoàng hoa lê rất cứng, hoa văn lại đẹp nên gỗ Hoàng hoa lê là làm các đồ dùng trong nhà như bàn ghế, tủ quần áo, thậm chí là bát đĩa,...
Nhưng nếu chỉ có thế, vì sao các thương nhân Trung Quốc lại trả một cái giá cao ngất trời như vậy để mua từng kilogram gỗ sưa ở Việt Nam? Trên thực tế, có lẽ nhiều người không nghĩ đến rằng, ở Trung Quốc, những đồ dùng được làm từ gỗ Hoàng hoa lê được bán với cái giá còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với giá mà các thương nhân Trung Quốc bỏ ra để mua nguyên liệu "thô” ở Việt Nam.Vào một website bán đồ dùng làm từ các loại gỗ đỏ (Trung Quốc gọi là Hồng mộc), chúng tôi đã thực sự choáng váng với những cái giá được nhà cung cấp đưa ra. Theo báo giá từ website này, giá của những sản phẩm làm từ loại gỗ Hoàng hoa lê có nguồn gốc từ Hải Nam có giá từ 160 NDT – 5,76 triệu NDT (nếu quy đổi theo tỉ giá ngoại tệ hiện tại, giá của mỗi sản phẩm này vào khoảng 500 nghìn – 16 tỉ VND).
Một chiếc tủ áo được làm bằng gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam với kích thước 218x20x50cm có giá 5,76 triệu NDT (16 tỉ VND). Một chiếc ghế dựa mảnh khảnh khá tiết kiệm gỗ cũng có giá lên tới 168 ngàn NDT (tương đương 470 triệu VND).
Một chiếc tủ làm từ gỗ Hoàng hoa lê Hải Nam như thế này có giá là 8,8 triệu NDT tại thời điểm 2007 (tương đương khoảng 24 tỉ VND). |
Tuy nhiên, đó là giá ở thời điểm hiện tại. Ba năm trước, vào khoảng năm 2007, theo những thông tin chúng tôi đọc được, những con số này có thể hơn gấp cả chục lần. Theo một bài báo đăng trên Tân Hoa xã, vào thời điểm đó, giá mỗi kilogam gỗ Hoàng hoa lê lên tới 9.000 NDT (hiện tại tương đương với 25 triệu VND). Chỉ con số này thôi cũng đủ biết, giá của một thành phẩm từ loại gỗ Hoàng hoa lê vào thời điểm đó sẽ lên đến mức nào.Chúng tôi cho rằng đây chính là lý do vì sao vào năm 2007, các thương nhân Trung Quốc lại ráo riết tìm mua gỗ sưa tại Việt Nam với giá cao như vậy. Nếu tính theo giá ở thời điểm cao nhất này thì việc các lái buôn Trung Quốc bỏ ra 1,3 tỉ VND để mua 300kg (khoảng 4,3 triệu VND/kg) gỗ sưa cũng chẳng có gì là lạ. Vì tính ra, họ vẫn được lãi gần gấp 6 lần (!).
Câu hỏi đặt ra là, vì sao gỗ Hoàng hoa lê ở Trung Quốc lại đắt đỏ đến như vậy nếu nó chỉ dùng để sản xuất đồ dùng trong nhà?- Lê Văn
--------
PHÓNG SỰ KHÁM PHÁ
Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng một mét khối?(VTC News 5/4) - Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
Gỗ sưa được thu mua ở Trung Quốc (Ảnh: Đặng Vân). |
Trong khi đó, phần lớn những cây gỗ sưa đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Những cây sưa còn sống thì gây vất vả cho con người, vì suốt ngày đêm phải trông nom cẩn thận. Cả tỷ đồng tơ hơ giữa trời như thế, chỉ sểnh mắt là bị trộm cưa mất ngay.
Hồi cơn sốt gỗ sưa lên đỉnh điểm, lực lượng công an và cựu chiến binh ở Thi Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) phải thức trắng đêm để trông nom cây sưa. |
Cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền và nhân dân TP. Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Bọn “sưa tặc”, mấy chục thằng, vác theo dao kiếm, cưỡi ôtô, ngang nhiên xẻ sưa trước mặt mọi người. Chúng buộc cửa nhà dân lại, thằng nào thằng nấy đao kiếm loảng xoảng, mặt mũi gằm ghè, nên chả ai dám can thiệp.
Những cây sưa này có giá cả tỷ bạc. |
Những “khu rừng sưa” ở Hà Nội như gò Đống Đa, Công viên Bách Thảo, con đường Hoàng Hoa Thám… phải tiếp không biết bao nhiêu ánh mắt cú vọ của “sưa tặc”. Những người có trách nhiệm trông nom đều căng thẳng, khổ sở đến mức chỉ mong chẳng có cây sưa trên đời.
Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
Chiếc hộp đựng trà làm bằng gỗ sưa (Ảnh: Đặng Vân). |
Nhiều người làm ăn kịp thời, trúng quả, nên phất lên giàu có, song phần lớn các hộ dân đua đòi chạy theo thì lãnh đủ. Có gia đình bán đất, cắm nhà, vay nợ khắp nơi đầu tư vào vườn sưa giống, giờ vỡ nợ vì bán chả ai mua. Đơn giản vì cơn sốt gỗ sưa đã qua đi, chuyện về giá trị cây sưa cứ nửa thực nửa hư, khiến người ta không biết tin vào đâu để tiếp tục đầu tư trồng trọt.
Cơn sốt gỗ sưa chỉ tạm thời lắng lại, khi 35 “sưa tặc” ở xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) bị công an tóm. Cuộc truy bắt “sưa tặc” ráo riết khiến cơn sốt gỗ sưa cũng bớt phần nóng bỏng.
Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa ở Trung Quốc (Ảnh: Đặng Vân). |
Theo lời kể của GS Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam), một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang Trung Quốc tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía Trung Quốc chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Như vậy, coi như đoàn khảo sát của Việt Nam đã thất bại trong việc tìm hiểu về gỗ sưa. Việc không tìm ra lời giải đáp, khiến rất nhiều lời đồn huyền bí về giá trị gỗ sưa được thêu dệt lưu truyền trong nhân gian.
Tôi đã bỏ nhiều công sức, khảo sát dọc làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), nơi nhà nhà làm gỗ, người người làm mộc và cũng có rất nhiều đại gia từng vào tù vì buôn bán gỗ sưa trái phép, song cũng không thu thập được thông tin gì đáng tin cậy.
Theo một số đại gia buôn gỗ ở đây, thì trò mua bán gỗ sưa chẳng khác gì trò lừa đảo đồng đen. Họ kể rằng, người Trung Quốc tung tin mua gỗ sưa về làm đủ thứ huyền bí, với giá cao, khiến người dân Việt Nam đổ xô chặt cây đem bán cho họ. Thế rồi, mỗi ngày họ lại thổi giá lên cao, sau đó thì bí mật chuyển gỗ sang Việt Nam bán cho giới buôn gỗ.
Ví dụ, họ tung tin, sẽ mua gỗ sưa với giá 100 triệu đồng/khối và họ thu mua thật sự. Sau đó, họ lại tuyên bố sẽ mua với giá 1 tỷ đồng/khối, khiến các con buôn ráo riết gom hàng. Cùng lúc đó, họ sẽ chuyển gỗ bán ngược về Việt Nam với giá vài trăm triệu đồng/khối. Như vậy, họ đã lãi một cách khủng khiếp. Nếu những lời đồn của giới buôn gỗ ở Bắc Ninh là thực sự, thì quả là trò lừa đảo này quá cao thủ.
Còn tiếp…
» Giữ vẹn nguyên rừng sưa bạc tỷ ở Ninh Bình
» “Ngọn núi quái thú” và khu rừng sưa lớn nhất Việt Nam
» Lạc vào khu rừng có những gốc cây bạc tỷ
» Hà Nam: Ngỡ ngàng khu rừng mỗi thân cây đều giá tiền tỉ
Phạm Ngọc Dương
Nguồn: http://www.vtc.vn/394-244104/phong-su-kham-pha/vi-sao-go-sua-co-gia-11-ty-dong-mot-met-khoi.htm