Lương tăng èo uột, thậm chí có nơi còn giảm, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp lại tăng vọt. Vì sao?
Bây giờ bạn sống có tốt hơn so với hai năm trước? Dù cho kinh tế các nước phát triển đã phục hồi được gần hai năm nhưng có lẽ một người phương Tây bình thường sẽ đáp “Không”.Chính quyền các nước đã sử dụng đủ các liệu pháp sốc, từ tiền tệ tới tài khóa. Họ đã chặn đứng được sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tài chính, và ắt nhờ thế mà lương thưởng giới ngân hàng vẫn hậu hĩnh.
Tình hình giới doanh nghiệp cũng sáng sủa. Dù có loại trừ các ngân hàng, lợi nhuận của các công ty trong chỉ số S&P 500 năm ngoái vẫn tăng 18,7%.
Marx đã đúng?
Nhưng lợi ích của phục hồi kinh tế có vẻ hầu như chỉ rơi vào tay giới chủ tư bản thay vì người lao động. Kể từ khi kinh tế bắt đầu hồi phục, tổng lương ở Mỹ tăng thêm 168 tỷ đôla trong khi lợi nhuận tăng tới 528 tỷ đôla. Dhaval Joshi từ BCA Research tính toán rằng đây là lần đầu tiên trong vòng 50 năm qua lợi nhuận lại tăng mạnh hơn lương tính theo giá trị tuyệt đối.
Ở Đức, lợi nhuận đã tăng thêm 113 tỷ euro kể từ khi bắt đầu hồi phục còn nhân viên đã được trả thêm chỉ 36 tỷ euro. Mọi chuyện với người lao động Anh còn tồi tệ hơn khi lợi nhuận đã tăng thêm 14 tỷ Bảng nhưng tổng lương thực tế lại giảm 2 tỷ Bảng. Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu tài khóa cho thấy mức sống thực tế của một hộ gia đình trung bình tại Anh có ba năm giảm mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980.
Liệu xu hướng trên có chứng minh Karl Marx đã đúng? Marx đã viết trong cuốn “Tư bản luận” rằng: “Sau khi tích tụ tư bản, vị thế của người công nhân, dù cho lương của anh ta cao hay thấp sẽ ngày càng trở nên tồi tệ.” Nhưng Marx cũng dự đoán rằng biên lợi nhuận sẽ giảm khi chủ nghĩa tư bản giãy chết, thế nên phân tích của ông cũng có phần hơi khó hiểu.
Hay chỉ là nền kinh tế đang tái cân đối?
Nhìn nhận một cách tích cực hơn thì lương và tư bản biến động không giống nhau là vì các nền kinh tế phát triển đã dựa quá nhiều vào tiêu dùng và phải chuyển hướng sang mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và đầu tư.
Đó là quan điểm của Thống đốc NHTW Anh Mervyn King khi ông phát biểu hồi tháng 1 rằng “mức sống thấp đi là cái giá không thể tránh khỏi của cuộc khủng hoảng tài chính và quá trình tái cân đối sau đó của nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Anh.”
Nguyên nhân này có thể hợp lý với Anh và Mỹ. Nhưng khó mà áp dụng được cho Đức vì chi phí lao động ở đây đã bị kéo xuống thấp trong cả một thập kỷ và nếu như nền kinh tế Đức có cần tái cân đối thì nó sẽ phải hướng tới tiêu dùng.
Nhìn trong dài hạn thì vấn đề sẽ khác. Trong thu nhập thì lương vẫn là cấu thành lớn hơn so với lợi nhuận, nhưng kể từ năm 1980, tỷ lệ của người lao động đã giảm ở các nước OECD. Ở Mỹ, chênh lệch này đặc biệt đáng chú ý: trong giai đoạn 1973 – 2007, năng suất tăng 83% nhưng lương trung bình thực tế của đàn ông chỉ tăng có 5%.
Tỷ lệ của người lao động giảm xuống đi kèm với bất bình đăng thu nhập gia tăng, và giới kinh tế trong nhiều năm nay vẫn nỗ lực để tìm lời giải cho vấn đề này. Lương trung bình (mean wage), tức đã loại trừ thu nhập của Tổng giám đốc hay các ngôi sao thể thao, tăng nhanh hơn nhiều so với lương trung vị (median, tức mức lương mà nhiều người được hưởng nhất).
Phần “thặng dư tài năng” này có thể là kết quả của quá trình toàn cầu hóa khi tầng lớp tinh hoa có thể di chuyển tới những nước nào đánh giá cao các kỹ năng của họ. Cũng có thể nó phản ánh thay đổi về công nghệ vốn đem lại thu nhập cực lớn cho những ai có thể tận dụng nó.
Một khả năng khác là việc số thành viên công đoàn giảm xuống. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các công đoàn hùng mạnh trong ngành công nghiệp có thể đòi mức lương cao hơn. Nhưng các công việc “cổ cồn xanh” hưởng lương cao ấy ngày càng ít đi.
John Van Reenen, Giám đốc Trung tâm theo dõi kinh tế tại Trường Kinh tế London, cho rằng tư nhân hóa khiến phần bánh của người lao động giảm xuống. Các nhà quản lý ở các ngành mới tư nhân hóa thường xa thải nhiều nhân công khi từ tập trung xây dựng tập đoàn thật lớn, mục tiêu của họ chuyển sang tối đa hóa lợi nhuận.
Vì ngành tài chính có “bảo kê”?
Một nguyên nhân có lẽ nên được chú ý nhiều hơn là vai trò của khu vực tài chính. Các NHTW liên tục cắt giảm hoặc giữ lãi suất ở mức thấp trong vòng 25 năm qua nhằm tăng lợi nhuận ngân hàng cũng như giá tài sản. Với chừng ấy trợ cấp, có cần thiết phải bất ngờ nếu thu nhập trong ngành tài chính có cao hơn trong các ngành khác?
Các nỗ lực gỡ bỏ trợ cấp đều vướng phải đe dọa từ các ngân hàng quốc tế rằng họ sẽ chuyển hoạt động kinh doanh sang nơi khác. Điều này có cái gì đó khiến chúng ta nhớ tới các băng nhóm bảo kê trong tiểu thuyết “Bố già” của Mario Puzo. Cứ như thể khu vực tài chính đang cười khẩy: “Kinh tế mà tốt thì hai bên cùng cười. Nó mà làm sao thì đừng có trách.”
Minh Tuấn
Theo Economist
-Central planning
Năm ngoái một thầy giáo VN có sáng kiến hát nhạc rap để dậy các kiến thức vật lý phổ thông, tình cờ một nhóm economists ở Mỹ cũng sử dụng hình thức "giảng bài" mới mẻ này để truyền bá chủ để Keynes vs Hayek và họ cũng rất thành công như thầy giáo vật lý ở VN. Video bài nhạc rap trên Youtube đã có hơn 2 triệu lượt người xem và đã được giới econblogs ca ngợi hết lời (me too :)). Tuần trước phần 2 của video này xuất hiện trên Youtube và lại được rất nhiều econblogger nặng ký link đến (Taylor, Mankiw, DeLong, Cowen, Free Exchange).
Sáng nay cả Krugman và Vietstudies link đến một bài của Jonathan Chait có trích dẫn ý kiến của David Frum về video này cho rằng chỉ trích Keynes ủng hộ central planning là sai. Frum cho rằng Keynes không bao giờ ủng hộ central planning theo mô hình Xô viết vào thời điểm 30-40 mà ông cổ súy cho government spending trong giai đoạn Great Depression khi private consumption/investment sụt giảm. Krugman cũng nhiều lần nhấn mạnh vào điểm này và chỉ ra vai trò của government trong giai đoạn nền kinh tế bị rơi vào liquidity trap. Tuy nhiên Tyler Cowen vừa trích dẫn một đoạn Keynes viết cho Hayek phản hồi quyển "The road to serfdom" như sau:
"I should say that what we want is not no planning, or even less planning, indeed I should say that we almost certainly want more."
Câu này cũng được Daniel Yergin và Joseph Stanislaw trích dẫn trong bộ phim và quyển sách Commanding Heights (đã được NXB Tri thức phát hành bằng tiếng Việt) như là bằng chứng cho việc Keynese ủng hộ central planning. [Ngoài lề: Năm 2006 tôi và một số đồng nghiệp ở Fulbright school đã dịch và lồng tiếng cho bộ phim này để chiếu cho sinh viên xem. Tôi đã được phân công lồng một đoạn tiếng của Keynes :-)]. Đây là một bộ phim/sách rất hay (highly recommended), nhưng tiếc là các tác giả đã "frame" tư tưởng của Keynes thành central planning theo mô hình Xô viết mà Hayek kiên quyết chống. Bộ phim này đã popularize cụm từ "fight of the century" thành biểu tượng song hành của cuộc đấu tranh giữa socialism vs capitalism (hay central planning vs free market) và Keynes vs Hayek trong thế kỷ 20. Đây là điều bất công cho Keynes và cho cả ... Marx.
Quan điểm cá nhân của tôi là vai trò của government trong một nền kinh tế thị trường có dạng Laffer curve (inverted U-shape). Nghĩa là cả Laissez Faire và central planning kiểu Xô viết đều là non-optimum extremes, một điểm tối ưu phải nằm ở giữa 2 thái cực này. Tôi không rõ hiện tại Mỹ và các nước tư bản phát triển đã vượt qua đỉnh chưa (nếu chưa thì Keynes đúng còn nếu rồi thì Hayek đúng :)), nhưng tôi tin chắc rằng VN đã vượt qua đỉnh. Nghĩa là giảm bớt government intervention/central planning sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế.