Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Ông Đặng Thành Tâm phản bác báo VN

---

--Tin liên quan: Đại biểu QH 'không tỵ nạn chính trị'
-Ông Đặng Thành Tâm khai man là Chủ tịch HĐQT khi ứng cử ĐBQH Khóa XIII

-- Hồi âm loạt bài liên quan đến ĐBQH Đặng Thành Tâm: Công bố kết luận thanh tra Ngân hàng TMCP Phương Tây và ông Đặng Thành Tâm; đại biểu quốc hội khóa XIII (NCT).

Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch Báo NCT số 108 (1113) ngày 8-9-2012 đăng bài ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” của tác giả Minh Tuấn phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút 600 tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân; số 115 (1120) ngày 20-9-2012 đăng bài “Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch”; số 117 (1122) đăng bài “Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây.


Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo NCT đã mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu rất cao có nguy cơ mất khả năng thanh khoản ở ngân hàng này…

Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo NCT đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Và đến ngày 19-10-2012, NHNNVN đã công bố bản kết luận thanh tra số 177 /KL-TTGSNH1.m ngày 24-5-2012 của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, bảng kết luận này dày 32 trang do Phó chánh thanh tra giám sát ngân hàng Đặng Văn Thảo kí và Sổ phụ tài khoản của ông Đặng Thành Tâm tại ngân hàng Phương Tây.

Từ ngày 01/01/2009 đến 09/03/2012: Tài liệu ông Tâm dùng để đe dọa ông Trần Quang Sơn (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Tây), ông Tâm chuyển cho ông Sơn để tìm cách đối phó với cơ quan an ninh khi bị điều tra các khoản lấy danh nghĩa đầu tư ủy thác để chuyển vào tài khoản cá nhân của ông Tâm tại Ngân hàng Phương Tây là 652 tỉ đồng.

Báo cáo kết quả giám sát của Bản kết luận Thanh tra trên đã khẳng định 6 khoản vay của ông Đặng Thành Tâm là hoàn toàn sai phạm. Và như vậy khẳng định nội dung Báo NCT đăng loạt bài trên về vi phạm của ông Đặng Thành Tâm là hoàn toàn chính xác. Nhưng không hiểu vì sao cho đến thời điểm này Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án này, việc làm trên đã gây bức xúc cho các tầng lớp nhân dân nói chung và NCT nói riêng trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay.

Được biết, ông Đặng Thành Tâm hiện không có mặt ở Việt Nam, là Đại biểu Quốc hội nhưng ông không tham gia tiếp xúc cử tri theo luật định. Ngày 22-10-2012 kì họp thứ III Quốc hội khóa XIII khai mạc, không biết ông Tâm có mặt tham gia ở kì họp Quốc hội này hay không?



-Báo Cựu Chiến Binh tiếp tục "đả" ông Đặng Thành Tâm: Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu? Kỳ 3:Đại gia ngân hàng Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi mờ ám tại Ngân hàng Phương Tây (CCB 3-10-12)
Trong nhiều năm qua, đại gia có thế lực cả về kinh doanh lẫn chính trị Đặng Thành Tâm, ông chủ thực sự của các Ngân hàng Phương Tây và Navibank đã dùng nhiều thủ đoạn sai trái và mờ ám để thao túng và trục lợi từ các ngân hàng này.


Thông qua vợ là bà Nguyễn Thị Kim Thanh và các công ty mà ông Tâm trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ (Công ty công nghệ viễn thông Sài Gòn, Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng, Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng, Công ty CP địa ốc Viễn Đông Việt Nam), ông Tâm đã thao túng được 35,78% tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Phương Tây. Việc làm này đã vi phạm quy định về giới hạn sở hữu tại một ngân hàng tối đa là 20% được quy định bởi Luật Các tổ chức tín dụng.

Bằng việc sở hữu phi pháp 35,78% ngân hàng này, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được toàn bộ HĐQT và bộ máy quản lý, điều hành của ngân hàng. Từ đó, ông Tâm đã chỉ đạo bộ máy của ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay hàng nghìn tỷ đồng sai pháp luật phục vụ mục đích cá nhân. Tổng số tiền mà ông Tâm đã rút ra từ Ngân hàng Phương Tây dưới các hình thức cho vay khác nhau cho các công ty và cá nhân có liên quan đã lên đến hơn 5 nghìn tỷ đồng, bằng 150% vốn tự có của ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và giới hạn cho vay đối với một khách hàng và đối tượng liên quan (tối đa 25%).

Ngoài ra, để rút 1.800 tỷ đồng từ ngân hàng, ông Tâm còn đạo diễn cho Ngân hàng Phương Tây mua trái phiếu (bản chất là cho vay) của Công ty CP công nghệ viễn thông Sài Gòn (300 tỷ đồng) và Tổng công ty đô thị Kinh Bắc (1.500 tỷ đồng) dựa trên những phương án kinh doanh không rõ ràng, các dự án lập khống, dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng. Công ty CP chứng khoán Navibank (do ngân hàng Navibank mà bản chất là ông Tâm sở hữu) cũng được ông Tâm sử dụng để lấy tiền từ ngân hàng thông qua việc nhận đặt cọc môi giới mua trái phiếu trị giá 600 tỷ đồng. Số tiền này cũng được ông Tâm sử dụng một cách mờ ám, không đúng mục đích. Bằng cách thức nhận uỷ thác đầu tư, ông Tâm đã tuồn được hơn 600 tỷ đồng cho các công ty của gia đình là Công ty CP đầu tư và công nghiệp Tân Tạo và Công ty CP xây dựng Sài Gòn.

Ông Tâm còn chỉ đạo mua tài sản cho ngân hàng với giá trị khống, cao hơn nhiều lần giá thị trường để trục lợi cá nhân như việc mua dự án Văn phòng số 1 Láng Hạ, Hà Nội.

Nhìn chung, chiêu thức thường được ông Tâm sử dụng để rút tiền ở Ngân hàng Phương Tây sau khi đã thao túng được ngân hàng này là chỉ đạo các công ty liên quan lập hồ sơ khống, phương án vay giả mạo để vay tiền hoặc nhận tiền từ ngân hàng, sau đó chuyển tiền cho các cá nhân liên quan sử dụng sai mục đích. Đáng chú ý có cả những khoản tiền chuyển thẳng vào tài khoản của ông Tâm như thông tin Báo Người cao tuổi đã nêu.

Thông qua việc sở hữu ngân hàng sai pháp luật và lạm dụng ảnh hưởng chính trị, ông Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản.

Hành vi phạm pháp của ông Đặng Thành Tâm đã rõ nhưng không hiểu vì sao các cơ quan thừa hành pháp luật còn làm ngơ với ông Đặng Thành Tâm?






--HƠN 600 TỶ ĐỒNG CHẠY ĐI ĐÂU? (kỳ 2) (23/09/2012)




Báo CCBVN Điện tử và tuần báo số 933 ra ngày 13-9-2012 đăng bài: “Hơn 600 tỷ đồng đi đâu” phản ánh về vi phạm về mặt tài chính của ông Đặng Thành Tâm- Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Việc rút tiền được thực hiện ra sao, Báo CCBVN tiếp tục thông tin đến bạn đọc một số phương thức của quá trình này. Cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao đến nay vẫn chưa thấy xử lý theo pháp luật?


Từ việc mua sắm tài sản có dấu hiệu không minh bạch

Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có 06 khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất là 1.348.368 triệu đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (là vợ ông Đặng Thành Tâm- ủy viên thường trực HĐQT Navibank) số tiền 273.694 triệu đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng ( là em gái ông Tâm) số tiến 102.000 triệu đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh số tiền 609.027 triệu đồng. Thanh toán hơp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM cho bà Phạm Thị Lê, số tiền 283.241 triệu đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng CT phát triển đô thị Kinh Bắc- CTCP số tiền 72.732 triệu đồng (Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch HĐQT của công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo công văn số 03/2008/NQ-HĐQT, số tiền 43.673 triệu đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dich, Chi Nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lý như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn 1 năm với số tiền lớn (1.348.368 triệu đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp Hội đồng quản trị, tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch về giá cả, cụ thể: Nghị quyết họp HĐQT ngày 06/07/2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3 TP HCM làm trụ sở chi nhánh… với giá 22.5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang mua và bán, Siêu thị đất Sài Gòn… tại khu vực trên, giá bán cao nhất vào khoảng 280 đến 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7.32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 04/07/2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, tham khảo giá tại khu vực này cao nhất khoảng 5.8 lượng vàng SJC/m2. Tuy nhiên, qua xác minh tại một số địa chỉ này đã xác định: Địa chỉ số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 3, TP HCM hiện là trụ sở của CTCP du lịch Sài Gòn- Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, tuy nhiên, giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 04/12/2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP HCM cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn ( đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga và ông Đặng Thành Tâm, Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền số 0998 và 0999 tại văn phòng công chứng Bến Thành).

Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lý mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.

Đến việc mua trái phiếu để đầu tư sai mục đích

Số lượng phát hành: 400.000 trái phiếu. tổng trị giá 400 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Khu đô thị Cát Lái- quận 2- TP HCM do CTCP xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kỳ hạn 05 năm ( từ 08/07/2009 đến 08/07/2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thực trả gốc : cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TS BĐB: toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuốc dự án khu đô thị (KĐT) Cát Lái, quận 2, TP HCM. Trị giá: 2.019 tỷ đồng. CTCP xây dựng Sài Gòn: Bà Đặng Thị Hoàng Phượng (vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ, em ông Đặng Thành Tâm) làm chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh ( vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP xây dựng Sài Gòn có đầy đủ chữ ký của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Nguyễn Thành Tâm); ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ ký quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lý: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến ngày 29/02/2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỷ đồng.

Dòng tiền liên quan được sử dụng cụ thể như sau: Ngày 08/07/2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn, số tiền 400 tỷ đồng. Cùng ngày, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng số tiền 12 tỷ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 09/07/2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng sô tiền 148 tỷ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10/07/2009, chuyển tiền cho vay, số tiền 100 tỷ đồng. Phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092), chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm, số tiền 100 tỷ đồng.

Số lượng phát hành: 3.000.000 trái phiếu. Tổng trị giá 300 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kỳ hạn 05 năm (từ 09/2009-12/2009 đến 9/2014-12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TSBĐB: quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc dự án tân Phú Trung. Trị giá 833 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2011, tổng chi phí đầu tư vào dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỷ đồng.

Dòng tiền liên quan này được sử dụng như sau: Ngày 17/09/2009, NVB chuyển tiền mua trái phiếu, số tiền 86,86 tỷ đồng. ngày 12/10/2009, CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc trả nợ gốc hợp đồng tín dụng trung, dài hạn ( từ năm 2004 và 2006) tại HDBank CN Sài Gòn, số tiền 30 tỷ đồng. Ngày 18/12/2009, NVB chuyển tiền mua trái phiếu, số tiền 213,13 tỷ đồng. Ngày 04/01/2012, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút một phần gốc 02 , số tiền 38,2 tỷ đồng. Cùng ngày, chuyển tiền trả lãi cho Quỹ đầu tư phát triển, số tiền 38,2 tỷ đồng. Ngày 18/3/2012, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút một phần gốc 02 , số tiền 17,36 tỷ đồng. cùng ngày trả nợ gốc và lãi tại Navibank, số tiền 19,10 tỷ đồng. Ngày 07/04/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 1,12 tỷ đồng. Ngày 07/04, 08/04/2010, trả nợ gốc và lãi tại Navibank, số tiền 1,14 tỷ đồng. Ngày 19/04/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 6,17 tỷ đồng. Ngày 19, 20/4/2010 trả gốc, lãi, phạt chậm HĐTD Navibank, số tiền 5, 62 tỷ đồng. Ngày 21/4/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 3,55 tỷ đồng. Cùng ngày, trả lại số tiền 3,48 tỷ đồng. Ngày 04/05/2010 rút 1 phần gốc, số tiền 4,45 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank số tiền 0,97 tỷ đồng. Ngày 09/06/2010, rút 1 phần gốc , số tiền 5,95 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank số tiền 7,01 tỷ đồng. Ngày 18/06/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc , số tiền 18,54 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc. Ngày 09/7/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc , số tiền 31,49 tỷ đồng cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank, số tiền 1,19 tỷ đồng.

Số lượng phát hành: 10.000.000 trái phiếu. Tổng trị giá 1.000 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kỳ hạn 05 năm
từ 31 – 12 - 2009 đến 31 – 12 - 2014, lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TSBĐS: toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỷ đồng

CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng: ông Đặng Nhứt là chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên HĐQT. Ông Đặng Thành Tâm đồng thời là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30/12/2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng có đủ chữ ký của 7/7 thành viên HĐQT ( bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm)

Đến 07/03/2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng là 441 tỷ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu là 233 tỷ đồng.

Dòng tiền liên quan: Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng từ 01/01/2009 đến 31/12/2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, việc này Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu ( 1.000 tỷ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29/2/2012 (208 tỷ đồng) đã được đầu tư vào hạng mục khác của công ty. Như vậy, Công ty đã dùng một phần tiền Navibank đầu tư trái phiếu vào mục đích đầu tư khác, sai mục đích.

Vẫn phải chờ Thủ tướng chỉ đạo việc xử lý.

Ngày 18-9-2012, sau 3 lần hẹn gặp, PV báo CCB Việt Nam đã được gặp đại diện của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó vụ trưởng vụ 1 và được biết, việc Ngân hàng Phương Tây có những sai phạm về sử dụng các hợp đồng ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng Phương Tây cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Tâm là sự thật. Hiện theo kết luận thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ những vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra Ngân hàng Phương Tây và sẽ theo chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý các vi phạm này.

Những việc làm trên của ông Đặng Thành Tâm và những người có liên quan trong gia đình đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật, rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý kịp thời.




-- Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu? (13/09/2012)




-Trận chiến truyền thông?

Ông Đặng Thành Tâm phản bác cáo buộc của Người Cao Tuổi trong bài viết gọi đại biểu Quốc hội đương nhiệm này là 'Bố già'.

Trong bài báo tựa đề ' Bấm“Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây', tờ báo của Hội Người Cao Tuổi Việt Nam tiếp tục tố cáo điều mà báo này gọi là 'khuất tất tài chính' của ông Tâm và gia đình liên quan tới Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) những năm qua.


Báo này trong bài của hai tác giả Vũ Phong và Minh Tuấn nhận định: "Trong nhiều năm qua, với thế lực cả về kinh doanh lẫn chính trị, "bố già" Đặng Thành Tâm, ông chủ thực sự hai ngân hàng Phương Tây và Nam Việt (Navibank) đã dùng nhiều thủ đoạn sai trái, mờ ám để thao túng và trục lợi từ các ngân hàng này".




Bài này nhắc lại cáo buộc rằng ông Tâm và vợ đã từng sở hữu gần 36% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây, trái quy định của Nhà nước.




"Bằng việc sở hữu phi pháp 35,78% ngân hàng này, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được toàn bộ HĐQT và bộ máy quản lý, điều hành của Ngân hàng Phương Tây."




Phản bác cáo buộc này, doanh nhân Đặng Thành Tâm nói với BBC "đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt".




" Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ sở hữu cổ phần nào của Ngân hàng Phương Tây cả".


""Bố già" Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản."


Báo Người Cao Tuổi




Ông nói: "Luật các tổ chức tín dụng cho phép các cổ đông hoàn thiện sở hữu cổ phần trong vòng hai năm, tức đến cuối năm 2012 là hạn cuối cùng phải tuân thủ tỷ lệ nhóm không được sở hữu quá 20%. Vậy nên bây giờ chưa thể coi các cổ đông là vi phạm được, tuy nhiên việc này hoàn toàn không liên quan gì đến cá nhân tôi".




Ngoài ra, ông nói "theo yêu cầu bắt buộc của thống đốc và thanh tra ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cổ đông cũ của Ngân hàng Phương Tây phải bán cổ phiếu Phương Tây cho các nhà đầu tư mới, và các cổ đông cũ đã không có lựa chọn nào cả".

'Thế lực kinh doanh và chính trị'




Bài báo trên Người Cao Tuổi cũng tố cáo ông Tâm đã lãnh đạo ngân hàng thực hiện "nhiều khoản cho vay ảo, đẩy tổng dư nợ lên tới 4.000 tỷ đồng".




Giải thích về tổng dư nợ, ông Đặng Thành Tâm nói với BBC: "Việc này hoàn toàn không liên quan đến tôi và gia đình. Nhưng tôi được biết do chính sách tín dụng thắt chặt, hàng năm chỉ cho phép tăng đều giữa tất cả các Ngân hàng một tỷ lệ phần trăm nhất định, nên nhiều ngân hàng đã cố gắng vận dụng bằng cách tăng dư nợ cuối năm và ngay đầu năm trả lại".




"Mục đích giúp các công ty tăng số dư tiền gửi mà ngân hàng lại có thêm lợi nhuận, thực chất số tiền này vẫn lưu tại ngân hàng, do vậy hoàn toàn không có rủi ro và không hề làm tăng lượng tín dụng".




"Theo thông tin đại chúng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố rằng số tiền tăng tín dụng ảo của toàn hệ thống chiếm đến hơn 10% tổng tín dụng gia tăng năm 2011."




Ông thừa nhận: "Hiện tượng này cũng khá phổ biến trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam, tất nhiên đây không phải là việc làm cần khuyến khích, mà chỉ là giải pháp tình thế của các ngân hàng".




Hai nhà báo của Người Cao Tuổi viết: ""Bố già" Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản".




Theo ông Tâm, đây là "thông tin bịa đặt vì Ngân hàng Phương Tây chưa bao giờ mất thanh khoản dù cho hơn 20% (9/45) tổng số Ngân hàng đã bị mất thanh khoản buộc Ngân hàng nhà nước phải bơm vào hàng chục ngàn tỷ đồng".




Tuy nhiên, Ngân hàng Phương Tây vẫn bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào danh sách sáu ngân hàng buộc phải tái cấu trúc.




"Trong sáu ngân hàng nà̀y, có hai ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Phương Tây, không bị mất thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước chưa phải tái cấp vốn."






Ông Đặng Thành Tâm là đại biểu Quốc hội khóa XIII




Doanh nhân này cho hay tới nay nhóm cổ đông của Ngân hàng Phương Tây đã trả hết nợ xấu và giảm nợ nhóm theo kết luận thanh tra "xuống một cách đáng kể và tích cực".




Ông Đặng Thành Tâm tỏ rõ bức xúc trước kết luận của bài báo trên Người Cao Tuổi, rằng "hành vi phạm pháp của ông Đặng Thành Tâm đã rõ và rất nghiêm trọng".




Theo ông, "xét trên khía cạnh ngân hàng thì chắc chắn nợ xấu hay các chỉ tiêu khác của chúng tôi đều thấp và tốt hơn mức trung bình của toàn ngành vì mức nợ xấu 1.600 tỷ [của Ngân hàng Phương Tây] là quá nhỏ so với hơn 200.000 tỷ nợ xấu của toàn hệ thống".

Thế lực ngầm




Doanh nhân này cũng bác bỏ cáo buộc nói rằng ông đã sử dụng một cách mờ ám số tiền 600 tỷ đồng mà "Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (do Ngân hàng Navibank mà bản chất là ông Tâm sở hữu) ... lấy tiền từ ngân hàng thông qua việc nhận đặt cọc môi giới mua trái phiếu".




Bài báo tố cáo: "Bằng cách nhận ủy thác đầu tư, ông Tâm đã tuồn được hơn 600 tỷ đồng cho các công ty của gia đình là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn".




Ông Đặng Thành Tâm khẳng định: "Công ty Cổ phần chứng khoán Navibank không hề chuyển tiền cho cá nhân tôi, vợ con tôi và công ty của tôi".




"Tôi khẳng định không có điều gì mờ ám ở đây như báo đăng."




Hôm 26/9, Công ty Cổ phẩn Chứng khoán Navibank cũng có công văn gửi các báo, trong có Người Cao Tuổi và Cựu chiến binh, khẳng định "không có bất cứ giao dịch nào với cá nhân ông Đặng Thành Tâm" như cáo buộc.




Giới quan sát cho rằng hiện dường như đang có một chiến dịch nhằm vào ông Đặng Thành Tâm và chị gái của ông, doanh nhân, cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến.










"Tôi khẳng định không có điều gì mờ ám ở đây như báo đăng."







Ông Đặng Thành Tâm




Bà Yến đã bị Quốc hội bãi nhiệm hồi tháng Năm sau khi bị tố cáo gian lận về khai báo lý lịch.




Trước bài báo mới nhất này, báo Người Cao Tuổi hôm 25/9 chạy bài 'Ông BấmĐặng Thành Tâmvà những thủ đoạn rút tiền không minh bạch' cũng của hai nhà báo Vũ Phong và Minh Tuấn, nói về hoạt động tài chính của vị đại biểu Quốc hội này.




Cùng dòng bài tố cáo ông Tâm liên quan Ngân hàng Phương Tây, hai báo khác là Cựu chiến binh và PetroTimes trước đây đã chạy bài đặt câu hỏi về con số 600 tỷ đồng mà họ cho rằng đã bị chuyển một cách 'khuất tất' vào tài sản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm và gia đình.




PetroTimes sau đó đã gỡ bài, nhưng Cựu chiến binh giữ nguyên bài báo.




Tuy nhiên, báo Người Cao Tuổi của Tổng biên tập Kim Quốc Hoa đã tiến thêm một bước khi gọi trực diện ông Đặng Thành Tâm bằng danh từ thường dùng để chỉ thủ lĩnh thế giới ngầm.




Mới đây, ông Tâm và chị gái - bà Đặng Thị Hoàng Yến, đã gửi đơn kêu cứu lên Bộ Chính trị và Quốc hội về việc hai nhân viên của họ bị bắt vì các nghi vấn liên quan




chính trị. -Ông Đặng Thành Tâm phản bác báo VN



















- “Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây.Người Cao Tuổi




Trong nhiều năm qua, với thế lực cả về kinh doanh lẫn chính trị, "bố già" Đặng Thành Tâm, ông chủ thực sự hai ngân hàng Phương Tây và Nam Việt (Navibank) đã dùng nhiều thủ đoạn sai trái, mờ ám để thao túng và trục lợi từ các ngân hàng này...




Sở hữu cổ phần vi phạm luật nghiêm trọng




Thông qua người vợ là bà Nguyễn Thị Kim Thanh và các công ty mà ông Tâm trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ chi phối hầu như toàn bộ hoạt động kinh doanh Ngân hàng Phương Tây, đặc biệt là ở chi nhánh Cần Thơ. Thực trạng sở hữu cổ phần của cổ đông và người liên quan (do vợ chồng ông Đặng Thành Tâm chiếm giữ) cụ thể: Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn 188,1 tỉ đồng (6,27%); Công ty CP Kim Ba 149 tỉ đồng (4,97%); Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn -Bắc Giang 116,5 tỉ đồng (3,88%); Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 82 tỉ đồng (2,73%); Công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam 120 tỉ đồng (4%); cá nhân ông Đặng Thành Tâm 268,64 tỉ (8,96%); bà Nguyễn Thị Kim Thanh 268,64 tỉ (8,96%), tổng cộng là 1.073,2 tỉ đồng (chiếm 35,78%). Như vậy, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được 35,78% tỉ lệ sở hữu tại Ngân hàng Phương Tây. Việc làm này đã vi phạm quy định về giới hạn sở hữu tại một ngân hàng tối đa là 20% được quy định bởi khoản 3 Điều 55, Luật các Tổ chức tín dụng (2010), quy định: "Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng". Tính đến thời điểm 29-2-2012 cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh và Đặng Thành Tâm sở hữu tới 35,78% vốn điều lệ (3.000 tỉ đồng) tại Ngân hàng Thương mại CP Phương Tây, gấp hơn 1,5 lần mức quy định là vi phạm nghiêm trọng Luật Các tổ chức tín dụng.




Nhiều khoản cho vay ảo, đẩy tổng dư nợ lên tới 4.000 tỉ đồng




Bằng việc sở hữu phi pháp 35,78% ngân hàng này, ông Đặng Thành Tâm đã thao túng được toàn bộ HĐQT và bộ máy quản lí, điều hành của Ngân hàng Phương Tây. Từ đó, ông Tâm đã chỉ đạo bộ máy của ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay hàng nghìn tỉ đồng sai pháp luật phục vụ mục đích cá nhân. Tổng số tiền mà ông Tâm đã rút ra từ Ngân hàng Phương Tây dưới các hình thức cho vay khác nhau cho các công ty và cá nhân có liên quan đã lên đến hơn 5 nghìn tỉ đồng, bằng 150% vốn tự có của ngân hàng, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và giới hạn cho vay đối với một khách hàng và đối tượng liên quan (tối đa 25%). Vào thời điểm ngày 31-12-2011 tại Ngân hàng thương mại CP Phương Tây xuất hiện 14 khoản cho vay ảo với tổng dư nợ 3.954 tỉ đồng (thời hạn 7 ngày) được cầm cố thế chấp bằng Hợp đồng tiền gửi trị giá 4.199 tỉ đồng. Các hồ sơ vay này không có dự án đầu tư, không có tờ trình thẩm định, không có khế ước nhận nợ, giấy đề nghị vay tiền, tiền cầm cố sổ tiết kiệm không ghi mục đích sử dụng và phương án vay vốn, không có tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Qua nhật kí tài khoản tiền gửi trước ngày 29-2-2012 các số dư thấp, vợ chồng ông Đặng Thành Tâm nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán để tạo số dư, sau đó Ngân hàng Phương Tây chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và kí hợp đồng tiền gửi. Với cách làm đó, Ngân hàng Phương Tây đã vi phạm nghiêm trọng Luật Kế toán và chế độ kế toán tổ chức tín dụng, làm sai lệch báo cáo tài chính, làm cho các cơ quan quản lí và khách hàng ngộ nhận về hoạt động mờ ám của Ngân hàng Phương Tây. Tổng dư nợ cho vay (cho vay trực tiếp và cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc môi giới chứng khoán và ủy thác đầu tư) và mua trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang và 11 công ty khác, 6 khách hàng (lớn nhất là hai vợ chồng ông Đặng Thành Tâm tại thời điểm 29-2-2011) là 5.091,615 tỉ đồng, chiếm 157% vốn tự có là vi phạm nghiêm trọng khoản 1, Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng, quy định: "Tổng mức dư nợ, cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có ngân hàng thương mại..."




Thao túng ngân hàng để rút vốn vào tài khoản cá nhân




Ngoài ra, để rút 1.800 tỉ đồng từ ngân hàng, ông Tâm còn đạo diễn cho Ngân hàng Phương Tây mua trái phiếu (bản chất là cho vay) của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (300 tỉ đồng) và Tổng công ty đô thị Kinh Bắc (1.500 tỉ đồng) dựa trên những phương án kinh doanh không rõ ràng, các dự án lập khống, dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng. Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (do Ngân hàng Navibank mà bản chất là ông Tâm sở hữu) cũng được ông Tâm sử dụng để lấy tiền từ ngân hàng thông qua việc nhận đặt cọc môi giới mua trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Số tiền này cũng được ông Tâm sử dụng một cách mờ ám, không đúng mục đích. Bằng cách nhận ủy thác đầu tư, ông Tâm đã tuồn được hơn 600 tỉ đồng cho các công ty của gia đình là Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn.




Ông Tâm còn chỉ đạo mua tài sản cho ngân hàng với giá trị khống, cao hơn nhiều lần giá thị trường để trục lợi cá nhân như việc mua dự án Văn phòng ở số 1 Láng Hạ, Hà Nội.




Nhiều chiêu “ngoạn mục” thường được ông Tâm sử dụng để rút tiền ở Ngân hàng Phương Tây sau khi đã thao túng được ngân hàng này là chỉ đạo các công ty liên quan lập hồ sơ khống, phương án vay giả mạo để vay tiền hoặc nhận tiền từ ngân hàng, sau đó chuyển tiền cho các cá nhân liên quan sử dụng sai mục đích. Đáng chú ý có cả những khoản tiền chuyển thẳng vào tài khoản của ông Tâm như thông tin Báo Người cao tuổi đã nêu trong bài "Ông Đặng Thành Tâm "ôm" 600 tỉ đồng đi đâu?" tại số 108 (1113) ngày 8-9-2012 và bài "Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch" tại số 115 (1120) ra ngày 26-9-2012 vừa qua.




Thông qua việc sở hữu ngân hàng sai pháp luật và lạm dụng ảnh hưởng chính trị, “bố già” Đặng Thành Tâm đã tổ chức mạng lưới chân rết rút tiền từ ngân hàng ra cho bản thân và những người có liên quan, đẩy Ngân hàng Phương Tây vào tình trạng mất vốn, thường xuyên mất thanh khoản. Được biết, từ tháng 3-2012, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành, Ngân hàng CP Thương mại Phương Tây được chấn chỉnh, tình hình có cải thiện nhưng tình trạng nợ xấu do cho vay trực tiếp dưới hình thức ủy thác đầu tư của nhóm khách hàng vay chiếm 40% tổng nợ xấu, chiếm 8,4% tổng dư nợ của Ngân hàng Phương Tây gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng cho tổ chức này.




Hành vi phạm pháp của ông Đặng Thành Tâm đã rõ và rất nghiêm trọng. Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc đấu tranh, làm rõ những sai phạm của ông Nghị sĩ này.




Vũ Phong - Minh Tuấn











-Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch (NCT).

Báo Người cao tuổi số 108 (1113) ra ngày 8-9-2012 có bài “Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân...




Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo Người cao tuổi mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này…




Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm có thể quy thành các dạng sau:




Mua bất động sản không công chứng, giá trên trời?




Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và những người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có sáu khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất 1.348,368 tỉ đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng, gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm, Ủy viên Thường trực HĐQT Navibank) 273,694 tỉ đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em gái ông Tâm) 102 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh 609,027 tỉ đồng. Thanh toán hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho bà Phạm Thị Lê 283,241 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kĩ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP 72,732 tỉ đồng (ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo Công văn số 03/2008/NQ-HĐQT 43,673 tỉ đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.






Tòa nhà 14 Ngô Lê Cát, Phường 7, Quận 3 (Trụ sở Chi nhánh của bà Nguyễn

Thị Kim Thanh vợ Đặng Thành Tâm) Ảnh: Quang Sơn

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lí như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn một năm với số tiền lớn (1.348,368 tỉ đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp HĐQT. Tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch. Nghị quyết họp HĐQT ngày 6-7-2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát làm trụ sở chi nhánh… với giá 22,5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang Mua và Bán, Siêu thị đất Sài Gòn tại khu vực trên, giá bán cao nhất từ 280 - 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7,32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 4-7-2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, trong khu vực này giá BĐS cao nhất khoảng 5,8 lượng vàng SJC/m2. Qua xác minh tại một số địa chỉ này xác định: Số 26 Mai Thị Lựu hiện là trụ sở của CTCP Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, Giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 4-12-2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn (đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga, ông Đặng Thành Tâm; Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo Hợp đồng số 0998 và 0999 tại Văn phòng Công chứng Bến Thành).










Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lí mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.




Mua trái phiếu dùng vào việc đầu tư sai mục đích?




Đợt phát hành 400.000 trái phiếu tổng trị giá 400 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu đô thị Cát Lái, Quận 2, TP Hồ Chí Minh do CTCP Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 8-7-2009 đến 8-7-2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu đô thị Cát Lái trị giá 2.019 tỉ đồng. CTCP Xây dựng Sài Gòn do bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em ông Đặng Thành Tâm, vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ) làm Chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP Xây dựng Sài Gòn có chữ kí của 7/7 thành viên; ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ kí quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết để mua trái phiếu CTCP Xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lí: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng kí giao dịch. Đến ngày 29-2-2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP Xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỉ đồng.




Dòng tiền liên quan được sử dụng như sau: Ngày 8-7-2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn 400 tỉ đồng. Cùng ngày, CTCP Xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 12 tỉ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 9-7-2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 148 tỉ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10-7-2009, chuyển tiền cho vay, 100 tỉ đồng, phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092) chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm 100 tỉ đồng.




Đợt phát hành 3.000.000 trái phiếu tổng trị giá 300 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 9/2009 - 12/2009 đến 9/2014 - 12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: Cuối kì, trả lãi: hằng năm. Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc Dự án Tân Phú Trung trị giá 833 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011 tổng chi phí đầu tư vào Dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỉ đồng.




Dòng tiền liên quan này được Công ty CPTM Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu chuyển tiền mua trái phiếu, rút một phần gốc, trả lãi Quỹ đầu tư phát triển, trả nợ gốc và lãi cho Navibank từ ngày 12-10-2009 đến 9-7-2010 khoảng 20 đợt với tổng số 523,89 tỉ đồng.




Đợt phát hành 10.000.000 trái phiếu tổng trị giá 1.000 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kì hạn 5 năm (từ 31 - 12 - 2009 đến 31 - 12 - 2014) lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi: hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỉ đồng




Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng do ông Đặng Nhứt làm Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên. Ông Đặng Thành Tâm là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30-12-2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có đủ chữ kí của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm). Đến ngày 7-3-2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 441 tỉ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu 233 tỉ đồng.




Dòng tiền liên quan này Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 1-1-2009 đến 31-12-2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu (1.000 tỉ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29-2-2012 (208 tỉ đồng) Công ty đã dùng một phần tiền sai mục đích.



“Quan Làm Báo” đánh nghị Tâm giữa lúc Bộ Chính trị đang họp (Cầu Nhật Tân). Báo Cụu Chiến Binh đánh tiếp ông Đặng Thành Tâm: Hơn 500 tỷ đồng chạy đi đâu? (Kỳ 2)(CCB 23-9-12) -- Trong lúc đó: Tòa báo hạ bệ Đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến bị tấn công (Blog Cẩu Nhật Tân 24-9-12) -- Các "anh" chơi nhau không khác gì phe đảng giang hồ!


-- Chuyển đơn của ông Đặng Thành Tâm đến cơ quan có thẩm quyền (PLTP).(PL)- Ngày 21-9, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Nương cho biết:





Đã nhận được đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp của ĐBQH Đặng Thành Tâm (TP.HCM) về việc bắt giữ người và khám xét tại Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn tại Hà Nội.

“Sau khi nhận được đơn trên, chúng tôi đã chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét. Bởi theo quy định của pháp luật, trong vụ việc này chúng tôi chỉ có chức năng chuyển đơn mà thôi” - bà Nương nói.

ĐBQH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ QH), cũng cho biết có nhận được đơn của ông Đặng Thành Tâm. “Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật mới chỉ có nội dung mang ý nghĩa miễn trừ trách nhiệm cho ĐBQH trong một số trường hợp đặc biệt. Còn trong vụ việc cụ thể này, khi nhận được đơn thư của ông Tâm thì các ĐBQH có quyền gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét” - ông Thảo nói.


-Chuyển đơn của ông Đặng Thành Tâm đến cơ quan có thẩm quyền -Đã nhận được đơn cầu cứu của ông Đặng Thành Tâm













-Đại biểu QH 'cầu cứu' Bộ Chính trị

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và lãnh đạo Việt Nam về việc nhân viên của ông bị bắt.




Theo một nguồn khả tín trong nước, lá Đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp đã được gửi đi hôm 8/9, ngay sau khi thông tin về việc ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội, bi bắt được loan báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.







SGI là công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.




BBC có trong tay văn bản này, được nói đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cho tới nay, chưa thấy báo nào đưa tin và cũng chưa có phản hồi gì từ các cơ quan chức năng.




Trước đó, tối 7/9, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an "đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.




Lá đơn của đại biểu QH khóa XIII Đặng Thành Tâm trong khi đó viết: "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi".




"Kể từ đó đến chiều ngày 7/9/2012, công ty không thể liên lạc được với ông Hưng."




Đơn này cũng cho hay tới chiều 7/9 đại diện cơ quan an ninh điều tra mới đọc lệnh bắt và khám xét nhưng không đưa ông Nguyễn Duy Hưng về văn phòng và thực hiện công việc này trong sự chứng kiến của chỉ một nhân viên không có thẩm quyền.




Người đứng đầu SGI nhận định đây là một vụ bắt giữ "rất bất bình thường".

Bắt cóc bất hợp pháp?




Lá đơn cho hay nhiệm vụ của ông Nguyễn Duy Hưng chỉ là "lo tiếp tân, hậu cần" cho văn phòng đại diện SGI ở Hà Nội, "một cán bộ nhỏ bé của một đơn vị kinh tế"; và cho rằng việc ông bị quy kết tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là "một điều hết sức bất ngờ".










"Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi."







Đơn cầu cứu khẩn cấp của ông Đặng Thành Tâm




Văn bản dài hơn bốn trang gọi đây là việc giam giữ người trái phép, "gần như là bắt cóc bất hợp pháp ngoài đường".




Ông Đặng Thành Tâm cũng cho rằng vụ bắt giữ người này "hết sức bất bình thường và có dấu hiệu khuất tất", đồng thời đặt dấu hỏi liệu đây có phải "phục vụ mưu đồ nào đó".




Ông dân biểu yêu cầu điều tra vụ việc để "làm rõ động cơ" vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, giám sát và kiểm tra quá trình tố tụng để "bảo vệ sự trong sáng của chế độ".




Lá đơn nêu nghi vấn về liên hệ giữa vụ bắt giữ này và "tình hình [có] hàng loạt những vụ án của các nhóm lợi ích, trong có cả nhóm lợi ích ngân hàng tài chính xảy ra trong thời gian gần đây".




Cùng ngày với vụ bắt giữ ông Nguyễn Duy Hưng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng "bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với một nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở TP Hồ Chí Minh - bà Nguyễn Thị Bích Trang.




Bà Trang bị cáo buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.




ITACO là công ty thuộc Tập đoàn Tân Tạo do chị ông Tâm, bà Đặng Thị Hoàng Yến, làm chủ tịch.




Bà Yến đã phải từ nhiệm đại biểu Quốc hội từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".

Nhiều rắc rối




Thời gian gần đây, hai chị em ông Đặng Thành Tâm đã gặp một số rắc rối.




Ngoài việc bà Yến bị tố cáo không trung thực, ông Tâm cũng bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính, hồi tháng Ba vì "vi phạm nguyên tắc quản lý".




Một số báo Việt Nam vừa lên tiếng công kích ông "khuất tất về tài chính".




Hôm 13/9, Báo Cựu chiến binh Việt Nam đăng bài của tác giả Minh Tuấn tựa đề " BấmHơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu?".






Bà Đặng Hoàng Yến, chị của ông Tâm, đã phải từ nhiệm đại biểu QH




Bài báo cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.




Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.




Ông Đặng Thành Tâm là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này.




Báo Cựu chiến binh nói ông Tâm và thân nhân đã "vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng" rằng cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.




Bài báo còn cáo buộc các khoản chuyển tiển "khuất tất" từ Ngân hàng Phương Tây vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm.




Điều đáng chú ý là nội dung bài báo trên Cựu chiến binh giống hoàn toàn nội dung một bài báo khác đăng đúng một tuần trước đó trên tờ Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử.




Tuy nhiên bài "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?" đăng hôm 6/9 trên PetroTimes đã bị gỡ bỏ trong ngày.




Các động thái này dẫn tới phỏng đoán là đang có chiến dịch nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.




Ông Tâm chưa có phản ứng chính thức trước các cáo buộc tài chính trên, ngoài một lần bác bỏ ngắn gọn rằng ông "không làm điều gì sai".









-Bộ Chính trị họp các ngành nội chính, Đại biểu Quốc hội kêu cứu khẩn cấp


(caunhattan)


Cuối tháng này (9/2012), Bộ Chính trị sẽ họp kín nghe các ngành nội chính Trung ương báo cáo tiến độ, công tác điều tra, xử lý các vụ án Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, tình hình thực hiện Kết luận 21. Chủ tịch nước và Tổng Bí thư sẽ trực tiếp chủ trì cuộc họp các ngành nội chính. Chỉ ít ngày nữa là đến cuộc họp tối quan trọng này, từ vài ngày trước, nhiều vị Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội cùng một số cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã nhận được Đơn kêu cứu khẩn cấp của Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đề ngày 8/9/2012. Giữa lúc này, cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá buộc phải từ nhiệm Chủ tịch Ngân hàng ACB để làm việc với cơ quan điều tra. Bầu Kiên thì vừa bị tăng hình lên mức cao nhất. Ba nhánh quyền lực đang tranh cãi nhau ghế Trưởng ban Phòng chống tham nhũng. Có tin con gái Thủ tướng đã lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan điều tra. Sân khấu chính trị lúc này vô cùng nóng bỏng.








Ông Trần Xuân Giá rời ngân hàng ACB




Ông Đặng Thành Tâm cầu cứu Đông A




Trang BBC tiếng Việt đưa tin ông Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp về chuyện nhân viên của ông bị bắt. Thông tin từ đơn cầu cứu của ông Đặng Thành Tâm, khớp với tin đồn trên mạng, ông Nguyễn Duy Hưng, trưởng văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gò ở Hà Nội bị cơ quan an ninh lưu giữ 2 ngày trước khi có lệnh bắt và khám xét. Cũng theo tin đồn trên mạng, ông Đặng Thành Tâm bị nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh với tình nghi là chủ trang Quan làm báo. Tuy nhiên, hiện nay không rõ ông Đặng Thành Tâm đang ở Việt Nam hay nước ngoài. Theo trang BBC tiếng Việt, thư cầu cứu của ông Đặng Thành Tâm được gửi cho cả các cơ quan báo chí Việt Nam, nhưng đến nay chưa thấy một cơ quan báo chí Việt Nam nào đăng. Điểm này cũng cho thấy, trang mạng phát tin đồn có khả năng có các cộng tác viên là nhân viên làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam, như tôi đã nhận xét trước đây.




Một lần nữa, truyền thông Việt Nam lại tụt hậu so với truyền thông ở nước ngoài và các trang mạng. Điểm này sẽ càng khiến nhiều người Việt Nam tìm đọc thông tin ở các trang mạng và tin vào đó.

PS:




Trang Giáo Dục Việt Nam cũng đăng tin này tuy không được chi tiết như BBC tiếng Việt. Trên bình diện khác,trang Petro Times có bài viết về vụ ông Nguyễn Đức Kiên. Nếu chiếu theo sơ đồ Báo nào phò ai thì có thể suy đoán ông Nguyễn Đức Kiên đã bị bỏ rơi rồi. Không hiểu công ty cổ phần bóng đá đã tốn bao nhiêu tiền thuê Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn an ninh và cũng không rõ ông Thượng tướng này giờ đây còn cố vấn tiếp không?




Ở bình diện khác, hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng ACB từ nhiệm, trong đó có ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT. Trước khi bị bắt, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc ACB cũng từ chức. Đồng thời, ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch EximBank cũng từ nhiệm.

Có hay không lá đơn kêu cứu của ông Đặng Thành Tâm?(GDVN). - Đại biểu QH ‘cầu cứu’ Bộ Chính trị (BBC).

- Ông Trần Xuân Giá từ nhiệm, Ông Trần Hùng Huy lên làm chủ tịch HĐQT của ACB (Cafef).





Ông Trần Hùng Huy lên làm Chủ tịch HĐQT ACBÔng Trần Xuân Giá cùng 2 thành viên HĐQT vừa từ nhiệm, có liên quan đến việc ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB nhận tiền, gửi vào VietinBank.


-

ACB phải họp Đại hội cổ đông về thay đổi thành viên HĐQT

Vừa qua, HĐQT ACB đã thông qua việc bổ nhiệm ông Trần Hùng Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT thay ông Trần Xuân Giá.







Phó Chủ tịch Eximbank Phạm Trung Cang từ nhiệmViệc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang là do có liên quan đến công việc của ông Canuảtrong thời gian còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của ACB.

BBC News phỏng vấn Đặng Thành Tâm 2011Xem02:45

Bắt đại diện Công ty Đầu tư Sài Gòn

PetroTimes 'tố' ông Đặng Thành Tâm









Tấn công Đặng Thành Tâm? Sở hữu ngân hàng: 'Đại gia' mặc sức điều vốn (VEF 11-9-12) -- Việc tấn công ông Đặng Thành Tâm thường là "nhiệm vụ" của báo PetroTimes, nay thì VNN cũng tiếp sức? (Tự dưng nhớ lại bài này: Ký giả Việt Nam kiếm tiền ra sao? (NV 16-4-2010) Bài trên blog Mạnh Quân là bài: Nhà báo kiếm tiền (13-4-10))-

Nhiều “đại gia” đầu tư vào các ngân hàng rồi sau đó lại dùng các doanh nghiệp (DN) liên quan của mình đi vay vốn từ ngân hàng để kinh doanh. Đó dường như là một mối quan hệ lòng vòng, phức tạp khiến cho các quan hệ tín dụng nhiều khi trở nên sai lệch và ẩn chứa nhiều rủi ro.







-Tiềm lực đáng nể của các 'đại gia' ngân hàng Việt

Ham hố đầu tư ngân hàng: Rủi ro sở hữu chéo

Mua bán ngân hàng: Các đại gia chùn tay




40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các ngân hàng




Quan hệ “họ hàng với nhau”




Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) DN của ông Đặng Thành Tâm, vừa thông báo kết quả kinh doanh bán niên soát xét 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, đáng lưu ý là giá trị đầu tư vào Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) tại thời điểm 30/6/2012 là 302,1 tỷ đồng, tương đương 18,81 triệu cổ phiếu, không thay đổi so với đầu năm.




Cũng theo báo cáo, SGT đang theo dõi 300 tỷ đồng trái phiếu nhằm mục đích huy động vốn tài trợ cho dự án Cụm công nghiệp Nam Sông Hồng. Ngày 19/10/2009, công ty phát hành thành công cho Ngân hàng Western Bank với thời hạn 5 năm, lãi suất 12,5%/năm.




Bên cạnh đó, SGT có khoản đầu tư vào CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC) có giá trị 220 tỷ đồng, tương đương 6,27 triệu cổ phiếu. Và SGT đã thế chấp lượng cổ phiếu này tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay. SGT cũng có khoản vay 41,5 tỷ đồng tại Ngân hàng Nam Việt (Navibank) và được đảm bảo bằng 11.650.132 cổ phiếu Western Bank.




Các khoản phát hành trái phiếu, vay ngân hàng, đầu tư… lên đến hàng trăm tỷ khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm giác lạc vào mê hồn trận của các con số tài chính.




Trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô thường niên 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa được công bố cũng cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các DN ngày càng phức tạp.




Báo cáo cũng đã lấy 1 ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng này là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm với Ngân hàng Navibank và Ngân hàng Western Bank. Theo ghi chú tại báo cáo nói trên, mặc dù ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại Western Bank, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả 2 ngân hàng này.




Theo đó, ông Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ phần SGT, nắm 34,94% cổ phần của Tổng công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC). Trong khi đó, SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài Gòn - Bình Định - đơn vị chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại Navibank.




Chỉ 1 ngày sau khi báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được đưa ra, ngày 6/9 KBC đã bác bỏ thông tin về việc sở hữu chéo ngân hàng. Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại Công ty mẹ và công ty con mà KBC là cổ đông lớn đều không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Ngân hàng Western Bank.




Thông đó, mặc dù hiện nay KBC vẫn là cổ đông lớn của SGT, nhưng SGT cũng không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào tại Western Bank. Đồng thời, KBC chỉ còn là cổ đông nhỏ của Công ty cổ phần Năng lượng Bình Định và CTCP Năng lượng Bình Định cũng không còn sở hữu cổ phần tại Western Bank.




Cho tới điểm này, thông tin công bố từ phía DN của ông chủ Đặng Thành Tâm mới chỉ khẳng định KBC và SGT không trực tiếp hay gián tiếp sở hữu cổ phiếu ngân hàng Western Bank. Tuy nhiên, lý giải cho những con số trong báo cáo soát xét tại ngày 30/6/2012 thì chưa có.




Không chỉ trường hợp nói trên, trên thị trường tài chính trong nước đã và đang tồn tại những đại gia lớn cùng một lúc sở hữu 1 hoặc nhiều ngân hàng và rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế như trường hợp của đại gia Đặng Văn Thành với ngân hàng Sacombank (STB) trước đây và 1 loạt các DN trong lĩnh vực mía đường, công nghệ thực phẩm.




Giới tài chính lâu nay cũng thường bàn luận khá xôn xao về một số trường hợp các đại gia là cổ đông lớn của ngân hàng, đồng thời có DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, sân golf, hàng tiêu dùng…




Minh bạch hóa giải rủi ro




Vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam dường như ngày càng trở nên đáng lưu tâm. Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều hình thức. Trong đó, đáng kể nhất là trường hợp ngân hàng thương mại (NHTM) có cổ đông lớn là các DN.




Theo quy định, các ngân hàng không được cho các cổ đông của mình vay vốn, nhưng để lách luật thì không khó. Các ngân hàng có thể cho các công ty con của các doanh nghiệp này vay vốn.




Thông kê cho thấy, hiện tại có khoảng gần 40 các DN nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ phần. Như vậy, có thể thấy rất rõ, đang có sự chồng chéo rất lớn trong sở hữu giữa các ngân hàng, mà phức tạp nhất là giữa ngân hàng với 1 loạt các doanh nghiệp theo kiểu công ty con, công ty liên kết... như trường hợp sở hữu qua lại giữa SHB và SHS trước đây, Eximbank vào Chứng khoán Rồng Việt, Eximland, Bảo hiểm Nhà Rồng, Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Long và Sài Gòn Exim… và ngược lại.




Gần đây, do tính toán nhầm tỷ lệ sở hữu dẫn đến bị UBCK phạt, giới đầu tư mới biết đến việc Sài Gòn Á Châu sở hữu tới 5,01% và Sài Gòn Exim sở hữu tới 5,17% vốn của STB.




Nó cho thấy 1 điều rằng, việc sở hữu thường lòng vòng, chồng chéo, đan xen qua 1 chuỗi các công ty mẹ con, công ty liên kết, các quỹ đầu tư tài chính và những người có liên quan.




Việc xác định được ai là ông chủ thực sự, đại gia này nắm bao nhiêu cổ phiếu, nắm bao nhiêu DN… thực sự luôn là điều bí ẩn và dường như chỉ có người trong cuộc mới hiểu được.




Nguồn gốc và đường đi của các đồng tiền vốn đã phức tạp nhưng lại được biến hóa qua nhiều trạm trung gian nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, báo cáo thường niên của các ngân hàng thường khá mập mờ trong việc xác định rõ nhóm cổ đông lớn và người có liên quan của ngân hàng.




Xét về tác hại, trong trường hợp nhiều ngân hàng là “sân sau” của các DN kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, thì việc cho vay cho vay bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng chiếm tỉ trọng rất lớn ở các ngân hàng này.




Bên cạnh đó, khi mà đồng tiền có giá rẻ và dễ vay thì các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào các dự án quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở bất động sản và khu công nghiệp…. Nhu cầu phát triển nóng nảy sinh ở rất nhiều doanh nghiệp.




Hiện tượng vay vốn ngắn hạn (của ngân hàng) đầu tư cho các dự án dài hơi đã khiến cho cơ cấu nguồn vốn bị phân bổ không hợp lý, giữ ngắn hạn và dài hạn, giữa cho vay đầu tư vào sản xuất và phi sản xuất.




Việc chính sách tiền tệ đột ngột bị thắt chặt, thanh khoản của toàn hệ thống trở nên khó khăn và hàng loạt các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ, từ của đại gia tầm trung cho tới cỡ lớn đều rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng cho các dự án khổng lồ đang dang dở.




Thanh khoản kém buộc các ngân hàng phải dâng lãi suất lên rất cao và kéo theo đó là 1 loạt các hệ lụy khác như: nợ xấu tăng vọt, bất động sản đóng băng, doanh nghiệp phá sản do nặng lãi…




Cho tới thời điểm này, các cơ quan chức năng đã xác định khá rõ những điểm yếu trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Vấn đề còn lại là tái cấu trúc sẽ được thực hiện như thế nào? Và làm sao để loại bỏ được những rủi ro tiềm ẩn?. Sự minh bạch trong công bố thông tin, trong việc công bố những cổ đông lớn và những người liên quan cũng như mối quan hệ sở hữu của họ luoonlaf một vấn đề cần làm rõ. Trong 1 nền kinh tế, các hoạt động dựa trên nguyên tắc thị trường và các con số báo cáo chính xác thì các chính sách kinh tế mới có thể hiệu quả.




Mạnh Hà

- Ủy ban Chứng khoán “mạnh tay” với bán khống (VnEco). - Công ty chứng khoán tự đào hố chôn mình (TN).

Đại gia Việt mất 3.000 tỷ đồng trong tháng 8 (Zing/Infonet). Ông Đặng Thành Tâm là một trong 3 người có mức giảm tài sản lớn nhất trong top 10 người giàu trên sàn chứng khoán trong tháng 8

- Sáp nhập ngân hàng: Những vấn đề cần bàn thêm (DNSG).- TS Vũ Quang Việt: Về hệ thống tài chính tín dụng thiếu minh bạch ở Việt Nam (Boxitvn). - Chứng khoán Bản Việt bất ngờ chấp nhận hòa giải với Dragon Capital(Zing). - Chứng khoán Phương Nam thoái 2 triệu cổ phần tại Sacombank (DT). “Công ty của con trai ông Trầm Bê đã bán 2 triệu cổ phần tại ngân hàng Sacombank vào 6/9.”

Chứng khoán Liên Việt tỷ lệ an toàn vốn còn 170% sau soát xét lần 2

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng mà công ty đưa ra trong báo cáo soát xét hồi đầu tháng 8 là 218%.


Báo NCT vào cuộc, nhớ lại báo này cũng đánh bà Yến tơi tả







Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?




Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Người cao tuổi, đến quý I/2012, Ngân hàng Phương Tây (trụ sở chính đặt tại TP Cần Thơ) mất khả năng thanh khoản và bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành thanh tra và chỉ đạo tái cơ cấu tổ chức dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông giúp Ngân hàng Phương Tây hiện nay đã hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, những sai phạm của một số cổ đông và người có liên quan, không hiểu vì sao tới nay vẫn chưa được xử lí? Ví dụ: Vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các tổ chức tín dụng. Điều luật này quy định, cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Trong khi đó, cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của Đặng Thành Tâm và người có liên quan là anh, chị, em ruột... sở hữu 35,78% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây.




Nghiêm trọng hơn, trong vòng ba tháng, từ tháng 5 đến tháng 8-2011, ba khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ đồng), Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank (280 tỉ đồng) và Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ đồng) theo các hợp đồng đầu tư ủy thác. Ngay sau đó, cả ba khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ.




Ông Đặng Thành Tâm hiện là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT hàng loạt công ty và đang là Đại biểu Quốc hội (khóa XIII). Ngân hàng Phương Tây đã không thể cung cấp sao kê tài khoản cá nhân ông Đặng Thành Tâm cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vì lí do ông Đặng Thành Tâm bất hợp tác, xưng danh Đại biểu Quốc hội được quyền bất khả xâm phạm. Ông Tâm quên rằng Điều 58 Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép Đại biểu được quyền miễn trừ trước các cơ quan tố tụng khi chưa được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn các hoạt động kinh doanh cá nhân, ông phải có nghĩa vụ thực thi các quy định của luật pháp, thậm chí phải thực hiện nghiêm túc hơn người bình thường. Vì sao ông Tâm phải núp sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác?




Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng phải được minh bạch. Bất kể người nào vi phạm luật pháp đều bị xử lí nghiêm minh. Hi vọng các cơ quan pháp luật không bỏ qua những sai phạm và khuất tất nghiêm trọng này.







Minh Tuấn








-Hậu quả của bài báo? Đông A

TTXVN đưa tin bắt Trưởng văn phòng Công ty đầu tư Sài Gòn ở Hà Nội và một nhân viên hành chính Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.




Tôi cảm thấy vụ việc này liên quan tới bài báo Ông Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu? của tờ Petro Times đã đăng lên nhưng sau đó lại rút xuống. Nếu chuyện sắp xếp các sự kiện rời rạc vào một chuỗi logic thống nhất của tôi là đúng thì sắp tới tờ Petro Times sẽ phải có chuyện. Tôi từng nhận định rằng để phục hồi uy tín của truyền thông chính thống, cần phải trảm tờ Petro Times đầu tiên.










-Bắt Trưởng Văn phòng Công ty đầu tư Sài Gòn ở HN

Chiều 7/9, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với Nguyễn Duy Hưng, sinh ngày 12/7/1975, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn tại Hà Nội về hành vi "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" theo Điều 263 - Bộ luật Hình sự.




Nguyễn Duy Hưng trú tại phòng 205 A2, Khu tập thể thảm may, số 155 Đặng Tiến Đông, tổ 20B Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.




Chiều cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với Nguyễn Thị Bích Trang, sinh ngày 2/7/1977, nhân viên hành chính Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo, về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 - Bộ luật Hình sự.




Nguyễn Thị Bích Trang hiện trú tại số 125/51A Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.




Các cơ quan chức năng đang điều tra kết luận để xử lý theo quy định pháp luật./.









-Thực hư quan hệ "chồng chéo" Đặng Thành Tâm - KBC - WesternBank






Chiều 6/9, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) cho biết đã có thông báo gửi UBCKNN và Sở GDCK TPHCM giải thích về việc TCTnày không gián tiếp sở hữu WesternBank cũng như mối quan hệ vay giữa KBC và Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm.







Trong thông báo này, KBC cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty mẹ và công ty con mà KBC là cổ đông lớn đều không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WesternBank).




“Hiện nay KBC vẫn là cổ đông lớn của SGT (Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn - PV), nhưng SGT cũng không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của Ngân hàng TMCP Phương Tây. KBC chỉ còn là cổ đông nhỏ của Công ty cổ phần Năng lượng Bình Định và hiện nay Công ty Cổ phần Năng lượng Bình Định cũng không còn sở hữu cổ phần nào ở Ngân hàng TMCP Phương Tây”, thông báo nói.




Có thể hiểu, theo công bố này của KBC, cả KBCSGT lẫn Công ty Cổ phần năng lượng Bình Định đều đã thoái vốn khỏi WesternBank. Thông tin này cũng có thể được hiểu là ông Đặng Thành Tâm không còn gián tiếp sở hữu cổ phần tại nhà băng này.




Cũng trong thông báo cuối chiều qua 6/9, KBC cho rằng hiện này không có quan hệ vay nợ giữa TCT này với cá nhân ông Đặng Thành Tâm, khi có tin cho rằng KBC đã cho ông Tâm vay 110 tỷ đồng, và cho SGT vay 91 tỷ đồng.




KBC dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 cho biết, KBC đi vay Ông Đặng Thành Tâm 110 tỷ đồng và đi vay Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn 91 tỷ đồng, nhưng đến nay đã trả lại ông Đặng Thành Tâm đầy đủ số tiền này.




Cùng trong chiều 6/9, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã ra thông báo khẳng định, SSI không có giao dịch với cá nhân ông Đặng Thành Tâm và WesternBank.




Văn bản giải trình của KBC được trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) trong bối cảnh đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/9, trước các thông tin được đưa ra liên quan đến công ty này, cổ phiếu KBC giảm 300 đồng xuống còn 7.400 đồng/cp tương ứng mất 3,9%.




Trước đó, trong Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa đưa ra, để minh chứng cho vấn đề sở hữu chéo ngân hàng, tác giả bản báo cáo đã nêu ví dụ:




"Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm với Ngân hàng Navibank và Ngân hàng Phương Tây. Tuy ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại Ngân hàng Phương Tây, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai ngân hàng này.




Công ty cổ phần Viễn thông Sài Gòn, nơi ông nắm 23,69% và thông qua Tổng công ty phát triển nhà Kinh Bắc (KBC), nơi ông nắm 34,94% cổ phần. Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn trực tiếp sở hữu 9,41% Ngân hàng Phương Tây. CònKBC đầu tư 483 tỉ đồng tại Công ty cổ phần năng lượng Sài Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Ngân hàng Phương Tây và 11,93% tại Ngân hàng Navibank", dẫn báo cáo.




Bản báo cáo này cũng cảnh báo nguy cơ từ việc các ngân hàng thương mại có cổ đông lớn là các doanh nghiệp, có thể dẫn tới các ngân hàng trở thành sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài trợ cho các dự án của mình. "Mặc dù theo quy định thì các ngân hàng không được cho các cổ đông của mình vay vốn, nhưng các ngân hàng có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của các doanh nghiệp vay vốn", tác giả Đinh Tuấn Minh viết.




Tương tự, việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay vốn từ ngân hàng kia.




Những mối quan hệ chồng chéo kiểu này, theo tác giả, có nguy cơ dẫn đến việc các ngân hàng thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng - một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu tăng cao.







Tùng Nguyên - Mai Chi


-SSI khẳng định không giao dịch vốn với ông Đặng Thành Tâm VnEconomy -SSI vừa khẳng định không có giao dịch với cá nhân ông Đặng Thành Tâm và Ngân hàng Phương Tây




“KBC không còn sở hữu cổ phần Western Bank”

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) lên tiếng về thông tin sở hữu chéo ngân hàng, cũng như các khoản vay liên quan


--“KBC không còn sở hữu cổ phần Western Bank”

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) lên tiếng về thông tin sở hữu chéo ngân hàng,...

-Sở hữu chéo: Các ngân hàng đang nắm giữ nhau như thế nào? (1)

Vietcombank, ACB, Maritime Bank đều nắm giữ cổ phần lớn tại các ngân hàng khác.




Hiện nay Luật pháp không cấm các ngân hàng sở hữu lẫn nhau, chỉ hạn chế tỷ lệ, vì thế một ngân hàng có thể là một cổ đông lớn của ngân hàng khác.




Trong quá trình tăng vốn rồi qua hoạt động giao dịch cổ phiếu, mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng hiện nay đã khá rắc rối. Các thương vụ mua bán cổ phần liên tục được thực hiện. Mới đây nhất là Eximbank mua 9,7% cổ phần của Sacombank sau khi thoái toàn bộ hơn 8% cổ phần tại VietA Bank hồi cuối năm 2011. HDBank cũng dự định mua lại cổ phần của EVN tại ABBank...




Ngoài việc trực tiếp đầu tư, ngân hàng có thể đầu tư vào ngân hàng thông qua các công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian.




Sơ đồ dưới đây chỉ thể hiện quan hệ sở hữu giữa ngân hàng với nhau (trực tiếp và gián tiếp qua công ty con). Các số liệu được thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, Báo cáo giao dịch cổ đông lớn và thông tin trên website của các ngân hàng và công ty chứng khoán.




Các số liệu căn cứ theo các tài liệu mới nhất mà chúng tôi có được. Đối với các ngân hàng chưa niêm yết, các khoản đầu tư nhỏ thì một vài số liệu có thể không còn chính xác ở thời điểm hiện tại.


















*******************

-Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu? (PetroTimes). - Qua tìm hiểu của phóng viên Petrotimes, đến quý I/2012, Ngân hàng Phương Tây (Trụ sở chính đặt tại thành phố Cần Thơ) là ngân hàng mất khả năng thanh khoản và bị đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành thanh tra và chỉ đạo tái cơ cấu tổ chức dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông giúp Ngân hàng Phương Tây hiện nay đã hoạt động bình thường.




Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm (Ảnh: Internet)




Tuy nhiên, những sai phạm của các cá nhân, của một số cổ đông không hiểu vì sao cho tới nay chưa được xử lý. Ví dụ: Vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng. Điều này quy định, cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Trong khi đó, cổ đông Nguyễn Thị Kim Thanh, là vợ của ông Đặng Thành Tâm và người có liên quan là anh, chị, em ruột… sở hữu 35,78% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Tây.




Nghiêm trọng hơn, trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8/2011, 3 khoản tiền lớn Ngân hàng Phương Tây chuyển cho các khách hàng Vũ Thùy Hương (160 tỉ), Công ty Đầu tư Sài Gòn (212,3 tỉ), Công ty cổ phần Chứng khoán Navibank theo các hợp đồng đầu tư ủy thác. Ngay sau đó cả 3 khách hàng này đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm. Đây là điều khuất tất nghiêm trọng cần phải được điều tra làm rõ.




Ông Đặng Thành Tâm hiện là Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT hàng loạt công ty và đang là đại biểu Quốc hội. Ngân hàng Phương Tây đã không thể cung cấp sao kê tài khoản cá nhân ông Đặng Thành Tâm cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước vì lý do ông Đặng Thành Tâm bất hợp tác, xưng danh đại biểu Quốc hội được quyền bất khả xâm phạm. Ông Tâm quên mất rằng Điều 58 của Luật Tổ chức Quốc hội chỉ cho phép Đại biểu được quyền miễn trừ trước các cơ quan tố tụng khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn các hoạt động kinh doanh cá nhân, ông phải có nghĩa vụ thực thi các quy định của luật pháp, thậm chí phải thực hiện nghiêm túc hơn người bình thường. Vì sao ông Tâm phải "núp" sau Điều 58, không dám minh bạch hóa con đường đi của hơn 650 tỉ đồng? Phải chăng số tiền này được dùng vào những hoạt động mờ ám nào khác?




Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mọi hoạt động kinh doanh tài chính ngân hàng phải được minh bạch. Bất kể người nào vi phạm luật pháp đều bị xử lý nghiêm minh. Hi vọng các cơ quan pháp luật không bỏ qua những sai phạm và khuất tất nghiêm trọng này.




Trích: Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001


...


Điều 58


Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định.


Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó.


Đại biểu Quốc hội bị Tòa án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.


Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.




Thông tin lại về nội dung bài viết: “Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?”


Ngay sau khi thông tin về khoản tiền 280 tỉ đồng do Ngân hàng Phương Tây chuyển cho Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn đuợc đăng tải trong bài viết “Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?”, Petrotimes đã nhận đuợc văn bản của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn do ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Tổng giám đốc ký khẳng định: Không có bất cứ giao dịch nào với ông Đặng Thành Tâm.




Thiếu sót này diễn ra là do lỗi trong quá trình nhập dữ liệu, chúng tôi thành thật xin lỗi quý công ty và xin đuợc khẳng định lại: 280 tỉ đồng là khoản tiền giao dịch với Công ty Cổ phần Chứng khoán Navibank. -Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu? (PetroTimes).




*************************************

-Gỡ mớ bòng bong sở hữu chéo-(TBKTSG) - Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quá trình phát triển vượt bậc cả về số lượng các ngân hàng lẫn về tổng mức tín dụng trong những năm qua. Số ngân hàng thương mại cổ phần lên đến 84 ngân hàng năm 1997 và được sắp xếp lại còn 35 ngân hàng thương mại cổ phần tính đến ngày 15-6-2012 (nguồn: Ngân hàng Nhà nước), tỷ lệ tín dụng trên GDP đã từ 35% năm 2000 tăng vọt lên 125% năm 2010 (nguồn: Ngân hàng Thế giới), một tỷ lệ thuộc loại cao nhất khu vực.




Thực trạng và hệ lụy chưa được làm rõ đầy đủ


Nhiều ngân hàng tỉnh đã được nâng cấp thành ngân hàng quốc gia, có số vốn tăng nhanh đáng ngạc nhiên, trong đó có góp phần của sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, công ty đầu tư. Bức tranh rất phức tạp và nhiều biến động này hiện nay cần được làm rõ.





Trước hết phải nhắc đến là trong cao trào đầu tư ra ngoài ngành chính, cốt lõi của mình, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước đã đầu tư vào các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, bất động sản. Thí dụ như tập đoàn Điện lực EVN đầu tư vào Ngân hàng An Bình với 24,3%, tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đầu tư vào Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu, hai tập đoàn kinh tế nhà nước là Than-Khoáng sản và tập đoàn Cao su có phần hùn trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội với tỷ lệ mỗi tập đoàn sở hữu hơn 6%, tập đoàn Dệt - May, tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT đều có đầu tư vào các ngân hàng thương mại.


Mặt khác các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đều sở hữu các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Sở hữu chéo ở đây là sở hữu của một pháp nhân hay thể nhân kinh doanh ngành chính phi ngân hàng nhưng đầu tư có cổ phần đa số hay có khả năng chi phối, kiểm soát ngân hàng đó.


Trong khu vực tư nhân, bức tranh còn phức tạp hơn rất nhiều. Thí dụ như Ngân hàng TMCP ACB đang góp vốn vào các ngân hàng TMCP khác như Đại Á, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín.


Trước hết, sở hữu chéo như thế đã cho phép nhiều ngân hàng cấp tỉnh lách được quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, theo đó vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1.000 tỉ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỉ đồng vào năm 2010.


Thông qua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B thông qua một công ty đầu tư tài chính của mình để góp vốn vào ngân hàng A và cổ đông của ngân hàng B cũng sử dụng công ty đầu tư tài chính của mình để vay ngược lại ngân hàng A.


Chính điều này đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp “tiền tươi, thóc thật” (equity) nhưng thực chất là vốn vay lẫn nhau. Điều này tạo nên lượng “vốn ảo” trong hệ thống ngân hàng thương mại mà quy mô thực của nó chưa được làm rõ.


Hệ lụy thứ hai rất quan trọng mà Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng hiện hành có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần: một cổ đông cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ một số trường hợp đặc biệt; cổ đông và những người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng nhằm hạn chế sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Kinh nghiệm thực tế cho thấy thông qua những pháp nhân và thể nhân khác, một cá nhân có thể sở hữu vượt quy định này.


Sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn trong các ngân hàng thương mại có thể gây áp lực (một cách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược) để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án (dưới chuẩn ) của doanh nghiệp hay ngân hàng “sân sau” của mình. Nguy cơ là quy định bị “vượt rào”, bộ máy sàng lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư vốn rất nghiêm ngặt của hệ thống ngân hàng thương mại có thể bị tê liệt hay trở nên hình thức. Nguy cơ này đang tiềm ẩn trong vô số các dự án bất động sản đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây và nay đang đối mặt với nguy cơ không thể trả được nợ.


Điều các nước rất thận trọng là tách bạch rõ ràng giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại. Thông tư 13/2010/TT-NHNN cũng quy định hoạt động ngân hàng đầu tư phải được tách bạch khỏi hoạt động của ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán. Sử dụng quyền sở hữu chéo, ngân hàng A có thể dễ dàng lách quy định này bằng cách tác động qua các kênh khác nhau để ngân hàng B (mà ngân hàng A đang đồng sở hữu) mua trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ của ngân hàng A. Tình trạng “rối loạn” tài chính đã trở thành hiện thực. Cách kinh doanh của ông Nguyễn Đức Kiên đã được báo chí phanh phui trong khi lập ba công ty, lập dự án kinh doanh khống để vay vốn ngân hàng có thể coi là một “đỉnh núi băng” lộ ra trên mặt nước.


Sở hữu chéo cũng cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (mà ngân hàng A có sở hữu) cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngân hàng Nhà nước khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.


Chắc chắn rằng còn có thể tiếp tục bổ sung thêm những hệ lụy khác nữa như họ có thể liên kết với nhau để thao túng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, song các điều này cũng đã đủ để làm an toàn của hệ thống ngân hàng và chất lượng tín dụng của nước ta bị giảm sút đáng kể. Cũng phải lưu ý là chính khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ năm 2008 và ở châu Âu hiện nay đều đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ nhanh chóng lan rộng thành khủng hoảng kinh tế với giá rất đắt về kinh tế và xã hội.


Giải pháp gì?


Câu hỏi đề ra là tại sao có quy định pháp luật tương đối đầy đủ trên giấy tờ nhưng việc lách luật lại có thể diễn ra trên quy mô lớn và lâu đến như vậy? Có “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến trong trường hợp này không?


Chắc chắn rằng đề án tái cấu trúc ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước sẽ không chỉ giải quyết khoản nợ xấu đang cản trở dòng lưu thông vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp mà còn phải đề cập đến nhiều vấn đề trọng yếu khác, trong đó có việc sở hữu chéo này. Hiện nay, cơ quan giám sát tài chính-ngân hàng-chứng khoán-bất động sản chưa liên thông, mỗi mảng do một cơ quan riêng biệt đảm trách nên bức tranh toàn cảnh của sở hữu chéo khó được phát hiện và chấn chỉnh. Cải cách thể chế nhà nước quản lý, giám sát hệ thống tài chính - ngân hàng phải được thực hiện đồng bộ, bảo đảm sự giám sát thông suốt giữa ngân hàng-chứng khoán-bất động sản là rất cần thiết để làm rõ bức tranh phức tạp đã hình thành và tìm cách ngăn chặn sự lặp lại sở hữu chéo trong tương lai.

-Gỡ mớ bòng bong sở hữu chéo




*****************

Hiện tượng sở hữu chồng chéo trong ngân hàng - VnEconomy -Ông Đặng Thành Tâm được xem là trường hợp tiêu biểu cho vấn đề cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng ngày càng chồng chéo

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố bản báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 với nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó có vấn đề cấu trúc sở hữu chồng chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Nhiều mối quan hệ sở hữu được báo cáo đặt ra, phân tích và dẫn chứng cụ thể. Và sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân là mối quan hệ nổi bật.

Theo bản báo cáo trên, trong giai đoạn bùng nổ các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng này. Hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Hơn nữa hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính.

“Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doanh nghiệp khác”, báo cáo viết.

Và dẫn chứng cho mối quan hệ sở hữu trên, báo cáo của Ủy ban Kinh tế ghi chú: “Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm với Ngân hàng Nam Việt (Navibank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank)”.

Cụ thể, theo ghi chú tại báo cáo trên, tuy ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại Western Bank, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai ngân hàng này.

Ông Đặng Thành Tâm nắm 23,69% cổ phần Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (SGT), nắm 34,94% cổ phần của Tổng công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC). Mối quan hệ sở hữu gián tiếp là: SGT trực tiếp sở hữu 9,41% cổ phần Western Bank; còn KBC đầu tư 483 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần năng lượng Sài Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại Western Bank và 11,93% tại Navibank.

Ngoài mối quan hệ sở hữu trên, thông tin từ báo cáo tài chính định kỳ gần đây của các tổ chức trên còn cho thấy các khoản tín dụng, đầu tư trái phiếu với giá trị lớn, nhỏ, ngắn hạn và dài hạn đan xen giữa các đầu mối là Western Bank, Navibank, KBC, SGT…Hiện tượng sở hữu chồng chéo trong ngân hàng

**************




-Lợi nhuận Sacombank giảm 122 tỷ sau soát xét, vì sao?VnEconomy -Lợi nhuận chưa phân phối của STB giảm 122 tỷ đồng sau soát xét là do công ty trích lập bổ sung dự phòng 118 tỷ đồng cho SBS




-"Sẽ giảm còn 5 đến 7 tập đoàn Nhà nước"Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, từ 11 tập đoàn hiện nay, Chính phủ sẽ giảm còn 5 - 7 tập đoàn.- Kinh tế nhà nước được đề nghị xem lại vai trò “chủ đạo” (VnEco). 4 bị cáo từng là lãnh đạo Công ty Cofidec lãnh án tù(NLĐO)- Làm thất thoát của Nhà nước hơn 2,4 triệu USD, 4 bị cáo từng là lãnh đạo cấp cao của Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải (Cofidec)phải lãnh án tù.

Bơm thêm gần 2.900 tỷ đồng trên thị trường mởHôm qua, NHNN bơm ra 4.677 tỷ đồng trên thị trường mở.

Giải ngân vốn ODA 8 tháng ước đạt 2,61 tỷ USDCon số này bằng 85,9% so với kế hoạch giải ngân năm 2012 và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Petrolimex nợ 130 nghìn tỷ đồng thuế xăng dầuPetrolimex nợ hơn 82,63 nghìn tỷ đồng thuế xăng dầu tạm nhập tái xuất và trên 49,36 nghìn tỷ đồng thuế xăng dầu nhập để kinh doanh.

- Hiện tượng sở hữu chồng chéo trong ngân hàng (VnEco). - Sai lệch kép trong hệ thống ngân hàng thương mại (VOV). - “Cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng ngày càng chồng chéo” (DT). - Ngân hàng thích cho vay theo ‘quan hệ’ (VNE).

- Mỗi người Việt gánh 750 USD nợ (VNE).

- Ủy ban Kinh tế lo ngại chuyện tăng giá xăng, điện (VNN). - Một số báo đưa tin không chính xác diễn biến giá xăng dầu (VOV). - Petrolimex đứng đầu nợ thuế xăng dầu(VnEco).

- Lo Việt Nam “hạ cánh cứng” (VnEco).- Đường cao tốc Việt Nam: Đường ngắn, giá cao ngất ngưởng! (DT).

- Bí thư Đà Nẵng: ‘Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng’ (VNE).

- Ngày mai xét xử nhà báo Hoàng Khương (TN).

- Khánh Hòa: Một nữ cảnh sát giao thông bị bắt tạm giam (TN). - Bắt tạm giam CSGT “ăn” tiền cấp biển số xe (TT). - Chuyển công tác Trưởng Phòng CSGT tỉnh Bình Phước (NLĐ).

- Kiên Giang: Công an lạm quyền, can thiệp giải quyết tranh chấp đất (DV).- Thị trường nhà đất tiếp tục khó khăn vì tâm lý chờ hạ giá (TN).

-North Korea launches barbed attack on Chinese investor

SEOUL/BEIJING (Reuters) - North Korea attacked charges on Wednesday that it was a "nightmare" to do business in, complaints that threaten desperate attempts to boost investment from solitary ally China to help repair its broken economy.

Samsung accused of China labour breaches

(Financial Times)-Fresh blow to Samsung’s reputation as US-based group alleges ‘illegal and inhumane violations’ at eight Chinese supplier factories

- Letter from China: A Great Leap Into the Abyss

from NYT -Unlike the horrors of the Soviet gulag or the Holocaust, what happened in China during the Great Leap Forward has received little attention from the larger world.

China’s marathon guessing game to end

from (Financial Times)-China is set to reveal its new leaders but the date of the party congress at which they will be unveiled has been a closely guarded secret, until now

Ping-Pong and Political Economy

Project Syndicate -During the two decades prior to the financial crisis, most people – including most politicians – assumed that the market was supreme. Now the intellectual pendulum may be swinging back to the belief that state action can mop up markets’ messes – just as veneration of the state in the 1930’s followed market worship in the 1920’s.






Tổng số lượt xem trang