Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Cần phân biệt giữa 'tiêu cực' và 'tham nhũng' trong CSGT

-Xuất hiện bài ‘vạch mặt’ công an Đồng Nai trên Facebook
Một số chi tiết trong bài viết của một Facebooker lấy tên 'Cánh Đồng Ngô' và tự nhận là đại diện cho tất cả cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai 'bị chuyển đổi công tác, bị tước bỏ chức vụ…không có lý do'.
03.12.2015

Hầu hết quyết định phạt hành chính vi phạm giao thông nộp tiền vào kho bạc nhà nước trong khoảng 10 năm nay toàn là thông tin người vi phạm khống; mỗi trạm giao thông đều có ê kíp bảo kê xe, chung chi theo tháng; công an “nuôi” khoảng 300 nhân viên chạy việc kiêm “đánh người vi phạm”… đó là một số chi tiết “nóng” trong bài viết của một Facebooker lấy tên “Cánh Đồng Ngô” và tự nhận là đại diện cho tất cả cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai “bị chuyển đổi công tác, bị tước bỏ chức vụ…không có lý do”. Bài viết đã gây bão dư luận trong ngày thứ Tư (2/12) với hơn 47.000 lượt chia sẻ, đặc biệt sau khi báo chí trong nước vào cuộc phỏng vấn lãnh đạo Công an Đồng Nai về vụ việc.


Trong bài viết “tố” công an Đồng Nai, “Cánh Đồng Ngô” (với ảnh đại diện là một nữ công an) chỉ đích danh Giám đốc Huỳnh Tiến Mạnh là người “dạy” và là chủ nhân của những “sản phẩm” tiêu cực của công an Đồng Nai.

“Thưa mọi người, ông Mạnh dạy chúng tôi cách như thế này: Ra đường thổi xe vi phạm, không lập biên bản mà nhận tiền mãi lộ trực tiếp, sau đó về viết biên bản khống cho đủ chỉ tiêu số lượng biên bản trong 1 ca công tác. Ra quyết định phạt, lấy tiền mãi lộ đi đóng phạt. Số tiền còn lại thì chia nhau. Mỗi ca như vậy mỗi người kiếm được vài chục triệu là bình thường”, người viết cho biết.


Nhân vật tự xưng là công an này còn đề cập đến vụ cựu phóng viên báo Pháp Luật Duy Đông. Tháng 1/2015, cựu phóng viên này bị xử 10 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi” khi “bảo kê” cho nhiều xe tải qua địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trong bài viết trên Facebook, người viết cho biết “chúng tôi bị bộ công an mời hơn 30 người”, và hỏi giám đốc công an Đồng Nai “ông dặn dò chúng tôi như thế nào? Ông kêu chúng tôi né tránh khai báo gian dối như thế nào? Ông kêu chúng tôi bỏ tiền chạy chọt như thế nào? Chúng tôi đã tốn bao nhiêu tiền ông nhớ không?”.

Facebooker này nói chính ông Mạnh “cũng là đối tượng bị tình nghi và bị Bộ Công an triệu tập trong vụ này” và “chúng tôi phải hy sinh để ông được an thân, yên ổn, rồi ông leo cao lên giám đốc”.

Cánh Đồng Ngô còn cho biết thu nhập của mỗi cán bộ CSGT Đồng Nai ít nhất là 300 triệu đồng/tháng (hơn 13.000 USD) sau khi đã “chung chi”. Riêng thu nhập của ông Mạnh là hơn 5 tỷ đồng/tháng (khoảng 222.000 USD).


Bài viết cũng nhắc đến vụ bà Hoàng Oanh, người tung clip bị CSGT trạm 51 đánh, lên mạng.


“Nếu như Thanh tra Công an tỉnh gọi thằng Trí trong vụ này là nhân viên tiếp thị sữa thì xin báo với tất cả mọi người toàn bộ lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Đồng Nai có đến khoảng 300 thằng nhân viên tiếp thị sữa như vậy, và hơn 300 nhân viên này không hề nhận lương từ một công ty sữa nào mà chính Cảnh sát giao thông Đồng Nai trả lương hàng ngày với mức lương cao hơn lương của Đại tá giám đốc Công an tỉnh”.

Người viết cho biết lực lượng “nhân viên tiếp thị sữa” này làm đủ các nhiệm vụ, từ chạy việc cho cán bộ giao thông, dọn dẹp, sắp xếp vị trí đứng chốt tuần tra, giúp ghi chép biên bản, giúp đặt vấn đề và nhận tiền mãi lộ đến cảnh giới phóng viên và đánh người vi phạm.


VOA không liên lạc được với lãnh đạo công an Đồng Nai để xác minh thông tin.


Trong khi đó, trả lời trên báo Vietnamnet ngày 2/12, Giám đốc Công an Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh nói: “Cái đó là trang mạng xã hội họ muốn đưa thì đưa. Chuyện trang mạng xã hội thì tôi đâu có quan tâm, tôi còn nhiều việc”.




Phát biểu trên báo chí, Công an Đồng Nai nói vụ tố cáo trên là “vu khống”.


“Nội dung vu khống còn chĩa vào giám đốc Công an Đồng Nai và bôi nhọ uy tín, danh dự của lực lượng công an nên chúng tôi phải xin ý kiến Bộ Công an để xử lý”, báo Tuổi Trẻ trích lời Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, trưởng phòng tham mưu Công an Đồng Nai, cho biết.


Tài khoản Facebook “Cánh Đồng Ngô” đã biến mất vào cuối ngày 2/12, nhưng nhiều cư dân mạng đã kịp thời chụp lại ảnh màn hình của bài viết trong tài khoản này.


Thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook đã trở thành “điểm nóng” để nhiều người dân “thấp cổ bé họng” lên tiếng phản ánh những tiêu cực xã hội, nhưng một số người cho rằng đây cũng là nơi mà các “phe phái” trong chính quyền hay Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để “chơi” nhau trong các cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ.

 Việt Nam tống giam thanh niên giúp ‘né cảnh sát’ trên FacebookTòa án nhân dân Tp Hải Phòng hôm 1/12 kết án Nguyễn Đức Hảo, 21 tuổi, và Hoàng Anh Thư, 23 tuổi, về tội danh 'Đưa và sử dụng trái phép thông tin trên mạng Internet'
‘Người tù thế kỷ’ ở Việt Nam được xin lỗi
 Thông tin trái ngược về vụ luật sư bị hành hung ở Việt Nam


-Son Tran-Phạm Đăng Quỳnh

Bánh mì ở Mỹ xa xỉ hơn bánh mì ở VN ?

Theo kênh truyền hình CBS của Mỹ, một viên cảnh sát ở thành phố Plano, Texas sau khi viết xong vé phạt cho một người đan ông trẻ tuổi đã lặng lẽ kẹp một tờ tiền 100 USD để trợ giúp anh ta nuôi con.


Hayden Carlo 25 tuổi sinh sống tại thành phố Plano, bang Texas, Mỹ có cuộc sống khó khăn và còn phải nuôi con nhỏ, vì không có tiền đi đăng ký xe ô tô nên đã để quá thời hạn đăng ký. Nhưng vì để kiếm tiền nên anh ta vẫn phải lái xe đi làm, kết quả đã bị một viên cảnh sát chặn lại bên đường.

Khi bị chặn lại, Hayden Carlo đã trình bày khó khăn của mình với viên cảnh sát. Viên cảnh sát này nghe xong nhưng cũng không vì thế mà thay đổi quyết định, anh ta vẫn viết một vé phạt cho Hayden. Khi Hayden Carlo tiếp nhận vé phạt này mới phạt hiện ở bên trong tấm vé có kẹp thêm một tờ tiền mặt 100 USD....

https://daikynguyenvn.com/…/my-canh-sat-viet-ve-phat-lang-l…

-Bộ trưởng Bộ Công an: “Đa số cảnh sát giao thông không nhận hối lộ”
(VnMedia) - <>“Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số CSGT giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực” – Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định.

Chiều 14/3, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an. an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là những vấn đề nóng của phiên làm việc này.

<>Tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông không nhận hối lộ


Là người thứ hai đặt câu hỏi trong phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề cập đến hiện tượng tiêu cực trong một bộ phận cảnh sát giao thông. Theo ông, cử tri ghi nhận những đóng góp của các chiến sĩ giao thông nhưng “cử tri cũng phản ánh có một bộ phận không nhỏ cảnh sát giao thông (CSGT) còn có tiêu cực, nhận tiền mãi lộ rồi bỏ qua vi phạm. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân góp phần làm mất an toàn giao thông.”

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, do môi trường công tác của lực lượng CSGT dễ nảy sinh tiêu cực và vi phạm. Tuy nhiên, ông cho biết Bộ công an đặc biệt coi trọng công tác phòng, chống tiêu cực, vi phạm trong lực lượng CSGT và “xin vui mừng báo cáo với Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, có thể nói trong thời gian vừa qua công tác xây dựng lực lượng CSGT, công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực vi phạm trong lực lượng CSGT đã có chuyển biến rất tích cực.”

Ông Bộ trưởng Công an cũng cho biết, “hàng trăm cán bộ, CSGT đã không nhận hối lộ, nộp lại hàng trăm triệu đồng, có thể nói có rất nhiều những tấm gương dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Trong những năm gần đây đã có 11 đồng chí hy sinh và hơn 200 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ.”

Ngoài ra, người đứng đầu ngành Công an cũng nhận định, “trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số CSGT giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực, không vi phạm nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cảnh sát giao thông vẫn vi phạm điều lệnh công an nhân dân, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng.”

Ông cũng cho biết, thái độ của Đảng ủy cơ quan Trung ương và Bộ công an rất nghiêm túc trong vấn đề này. Chúng tôi đã chỉ đạo xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công an cũng thừa nhận, không thể một sớm, một chiều có thể giải quyết một cách cơ bản hay chấm dứt được tình trạng CSGT tiêu cực vi phạm. “Cho nên chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo triển khai đề án để phòng ngừa tiêu cực trong CSGT.” – Bộ trưởng nói và đề nghị Quốc hội, cử tri cả nước tiếp tục quan tâm ủng hộ lực lượng công an trong công tác đấu tranh, phòng, chống tiêu cực vi phạm trong lực lượng CSGT nói riêng và trong lực lượng công an nói chung.

 Hình ảnh Bộ trưởng Bộ Công an: “Đa số cảnh sát giao thông không nhận hối lộ” số 1
 Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang

<>Công an có tham nhũng, bảo kê?

Cũng liên quan đến vấn đề đạo đức trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu vấn đề về hiện tượng công an bảo kê cho các tệ nạn xấu ở các địa phương, phường xã như mại dâm, trật tự xây dựng, buôn lậu, môi trường, ủng hộ kẻ xấu, không bảo vệ người tốt và chạy tội.

“Tôi xin hỏi đồng chí Bộ trưởng, có những hiện tượng đó không? Có thì có bao nhiêu? Vì sao có? Nguyên nhân là gì? Phải chăng vì ngành công an mình cần rất nhiều người mà cung cấp của xã hội chưa đủ hay là do biện pháp quản lý, giáo dục hay do cơ chế về vật chất chưa đầy đủ? Tôi rất muốn đồng chí Bộ trưởng cho biết."

Cùng mối lo lắng này, đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) cũng cho biết, tình hình lộn xộn trong xã hội nước hiện nay khiến nhiều cử tri lo lắng, thậm chí mất niềm tin vào cơ quan công quyền.

“Một trong những lý do sâu xa của vấn đề này bắt nguồn từ chính đội ngũ những người làm công tác bảo vệ pháp luật như tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, bảo kê. Cử tri cũng phản ánh lực lượng công an phản ánh chậm, thậm chí vô cảm trong việc thực hiện trách nhiệm ngăn chặn xử lý những hành vi xâm phạm người dân.” – đại biểu Mai Lan nói và đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp hạn chế tình trạng.

Tuy nhiên, trả lời những câu hỏi trên, một lần nữa người đứng đầu ngành công an khẳng định: “Chúng tôi xác định là bảo vệ pháp luật, mình đi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trước hết trong nội bộ công an phải trong sạch, vững mạnh. Cho nên công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ công an, trong lực lượng công an nhân dân được Đảng ủy cơ quan Trung ương và lãnh đạo Bộ công an hết sức coi trọng. Vừa qua chúng tôi báo cáo với Quốc hội và cử tri cả nước là đã đạt được kết quả rất tích cực.”

<>Không có công an tham gia cưỡng chế

Liên quan đến một vấn đề mới đây khiến dư luận hết sức quan tâm là việc cưỡng chế đất, đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc một số địa phương có sử dụng lực lượng mạnh mà nòng cốt là lực lượng công an tham gia cưỡng chế, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành công an phủ nhận thông tin trên và nói: “Lực lượng công an chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong các đợt cưỡng chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lực lượng công an không phải là lực lượng cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai. Vừa qua có một số vụ việc xảy ra có nhiều cử tri cho rằng lực lượng công an tham gia cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai, chúng tôi xin đính chính là không phải.”

Ông cũng khẳng định: “Lực lượng công an chỉ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, chống những người gây mất an ninh trật tự, xử lý những người chống người thi hành công vụ trong khi tiến hành thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi xin báo cáo lại như thế.”

<>Gái mại dâm: nương nhẹ sẽ phức tạp

Liên quan đến hiện tượng “nóng” trong thời gian gần đây là nạn mại dâm, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đặt vấn đề về việc không đưa những người phụ nữ bán dâm vào khám chữa bệnh bắt buộc. “những người mại dâm thì chỉ 20-30% là nạn nhân, còn lại là những người chủ động, là tệ nạn thì chúng ta chỉ phạt tiền và thả… Xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã đánh giá tác động và dự báo sau khi Quốc hội thông qua (luật xử phạt vi phạm hành chính – PV) thì tình hình mại dâm ở Việt Nam sẽ như thế nào chưa?.

Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Đối với gái mại dâm, quan điểm của chúng tôi là cần thiết phải đưa vào các trung tâm bắt buộc chữa bệnh để cũng thông qua đó để giáo dục cải tạo. Nếu như chúng ta tiếp tục nương nhẹ thì có thể tình hình mại dâm sẽ tiếp tục phức tạp hơn, cho nên trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ chúng ta cũng cần nên có những biện pháp cưỡng chế cần thiết để góp phần làm giảm thiểu tệ nạn xã hội mại dâm hiện nay.
-



Cần phân biệt giữa 'tiêu cực' và 'tham nhũng' trong CSGT
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An.

>CSGT nghĩ gì khi bị 'quy' ngành tham nhũng nhiều nhất?


>Những 'con sâu' trong ngành CSGT
>CSGT không được phép hỏi 'xe chính chủ hay không'
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, gọi việc nhận dăm ba chục, một vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng.
Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.
Đưa ý kiến của mình về vấn đề này tại cuộc giao lưu trực tuyến do Báo Công an Nhân dân tổ chức sáng 22-11 về nghị định 71/2012/NĐ-CP, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An không đồng tình với kết luận đó.Thiếu tướng Tuyên cho rằng, đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước. Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.
Cũng tại buổi giao lưu trực tuyến, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên và Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của độc giả mạng về việc đăng ký, sang tên đổi chủ, xe chính chủ…

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". -Nguồn: Wikipedia.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng CATPHN đã xử lý 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô tô theo nghị định 34 của Chính phủ và nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật và các văn bản dưới luật đã có quy định rất rõ khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10 ngày phải trực tiếp thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chuyển thông điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ và nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính phủ.
Ông Thắng cũng giải đáp rất nhiều thắc mắc cho người dân như việc không tìm thấy chủ đầu tiên của xe đã qua nhiều đời chủ, người trong gia đình cùng sở hữu một phương tiện hay mượn xe, cho mượn xe…

Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội.

“Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới thì không xử phạt lỗi không sang tên”. – Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.
Cả hai vị khách mời đều hướng dẫn người dân tham gia giao thông rằng, CSGT không xử phạt việc đi xe không chính chủ mà chỉ xử phạt những người không thực hiện việc sang tên chuyển chủ khi mua bán xe.
Về trường hợp người ở tỉnh khác đến Hà Nội sinh sống và làm việc do không có hộ khẩu Hà Nội nên không thể đăng ký xe, Đại tá Đào Vịnh Thắng hướng dẫn: Mọi công dân ở các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc tại Hà Nội, nếu là sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới thiệu của nhà trường đều được đăng ký xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu là Công an, Quân đội thì có giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng ký xe; khoảng 2.12 điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định.
Theo Lê Quang

VOV ...
CSGT Hà Nội cũng 'kêu trời' với quy định xe chính chủZing News -
Chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi Nghị định 71 có hiệu lực, CSGT CA Hà Nội vẫn không thể tiến hành xử phạt những xe không sang tên đổi chủ.

Và giờ đây không chỉ người dân mà chính CSGT – người thực thi Nghị định 71 phải… "kêu trời". Hầu hết cho rằng Nghị định 71 không thể thực hiện nếu không sửa đổi cho phù hợp.
“Nghị định 71 không sai nhưng… không phù hợp”
Trái hẳn với vẻ nghiêm nghị khi làm nhiệm vụ, Thượng tá Lê Đức Đoàn, công dân ưu tú Thủ đô (Đội CSGT số 1, thuộc Phòng CSGT CA Hà Nội) đã dành cho PV buổi trò chuyện cởi mở, thẳng thắn bày tỏ những “cái khó” của mình cũng như của đồng đội khi thực thi Nghị định 71, mà như ông nói là “có quá nhiều bất cập” và gần như đặt CSGT vào hoàn cảnh “trên đe dưới búa”.

Thượng tá Lê Đức Đoàn: "Cái gì hợp với lòng dân thì làm, cái gì không hợp với lòng dân thì không làm".

Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, khi bất kì một bộ luật hay nghị định nào đó được ban ra thì người dân phải có nghĩa vụ chấp hành và công an (trong đó có lực lượng CSGT) phải có nghĩa vụ thực thi. Đó là nguyên tắc chung và cơ bản nhất đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với mỗi công dân trong xã hội.
Xét về bản chất, Nghị định 71 không sai, quy định về việc các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông hoặc trong quá trình mua bán trao đổi phải làm thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu là cần thiết. Quy định này không chỉ giúp lực lượng CSGT dễ dàng hơn trong khi thực thi nhiệm vụ của mình (như giải quyết các vụ tai nạn giao thông, xử lý vi phạm, điều tra tội phạm…) mà quan trọng hơn là nó thể hiện được ý thức, trách nhiệm của công dân đối với tài sản mình sở hữu, tránh những trường hợp tranh chấp tài sản có thể xảy ra.
Tuy nhiên, giữa việc “không sai” và việc “phù hợp để có thể thực hiện trong thực tế” lại là một chuyện khác. Một việc “không sai” nhưng mà khi thực hiện gặp phải vướng mắc, bất cập thì đó là “chưa phù hợp”, phải “sửa đổi”.
Thượng tá Lê Đức Đoàn thẳng thắn bày tỏ: “Nghị định không sai nhưng quan trọng là phải hợp lòng dân. Bất kể một đạo luật, một nghị định, quy định nào cũng phải thông qua ý kiến người dân, phải đặt lợi ích chung của nhân dân lên đầu, phải phù hợp với nhân dân. Không hợp lòng dân thì không làm. Tôi nghĩ những bất cập mà CSGT vấp phải khi thực thi Nghị định 71hiện nay đó chính là nghị định này không phù hợp với thực tế, nó không hợp với lòng dân”.
“Đúng nguyên tắc thì khi soạn thảo một văn bản luật hay nghị định nào đó cần phải thông qua ý kiến người dân, trên cơ sở đó để sửa đổi, ban hành các điều khoản có nội dung sao cho phù hợp. Ngoài ra, luật hay nghị định sau khi đã được ban hành thì cần phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong xã hội cho mọi người ai ai cũng biết để thực hiện. Đằng này Nghị định 34, sau đó sửa đổi lại thành Nghị định 71 đã “bỏ qua” mất những khâu này. Nói thật là ngay cả CSGT chúng tôi nhiều người còn chưa biết là có Nghị định 34, nếu như không có Nghị định 71 sửa đổi và áp dụng như vừa rồi” - thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết.
Nên sửa đổi Nghị định 71
Về những bất cập trong Nghị định 71, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho rằng có những điều khoản đang “làm khó” cho cả CSGT lẫn người tham gia giao thông.
Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết: “Cho đến thời điểm này, CSGT CA Hà Nội vẫn chưa áp dụng kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ. Riêng tôi cũng quán triệt anh em trong đơn vị là không kiểm tra vấn đề xe có chính chủ hay không. Ai vi phạm luật giao thông thì xử phạt đúng theo luật giao thông, không đề cập đến vấn đề chính chủ. Khổ nhất là những người dân ở quê ra, khi kiểm tra giấy tờ xe có những trường hợp chúng tôi phải dở khóc, dở cười.

Những điều khoản quy định trong Nghị định 71 còn nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tế.

Có bà mẹ ở quê ra thăm con là sinh viên, nghe nói CSGT Hà Nội đang phạt xe không chính chủ, xe lại đứng tên của chồng, thế là bác ấy cầm cả giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu đi theo để chứng minh xe là của chồng, người trong gia đình. Chúng tôi phải bảo: “Thôi, bác cất giấy tờ đó vào đi, chúng tôi chỉ kiểm tra giấy tờ xe, bằng lái với bảo hiểm thôi, không kiểm tra chính chủ đâu”. Khổ thế đấy. Vô hình trung quy định như vậy là đã làm khó và gây rắc rối cho người dân rồi.
Không chỉ người dân, mà ngay cả CSGT chúng tôi, nếu buộc phải thực thiNghị định 71 hẳn cũng sẽ gặp bất cập không thể tránh khỏi. Nếu gặp một xe không chứng minh được người điều khiển xe là chủ sở hữu của chiếc xe ấy,CSGT xử phạt. Nhưng khi xử phạt xong rồi, người nhà mới cầm giấy tờ đến để “chứng minh thân nhân” thì CSGT biết làm thế nào. Còn nhiều bất cập khác nữa…”.
Thượng tá Lê Đức Đoàn kiến nghị: “Để phù hợp với thực tế thì Nghị định 71 cần được sửa đổi một số điều khoản. Không phù hợp thì sửa đổi cho phù hợp, đó là điều bình thường. Nhưng qua đây cho thấy vấn đề ban hành văn bản pháp luật của ta nhiều khi chưa được chặt chẽ. Ở một số nước, luật pháp của họ ban hành rất chặt chẽ, khi đã ban hành ra rồi rất ít khi phải sửa.
Tôi lấy ví dụ như Bộ Luật hình sự của Liên bang Xô-viết ban hành năm 1977, ngay cả khi thể chế chính trị thay đổi vào năm 1991 thì Bộ Luật hình sự này đến nay vẫn giữ nguyên, họ chỉ bổ sung thêm một số điều khoản để áp dụng đối với một số loại hình tội phạm công nghệ cao mới xuất hiện mà thôi”.

Nên giảm phí đăng ký xe và có cơ chế quản lý các kiểu “giao dịch ngầm”
Thượng tá Lê Đức Đoàn: Một trong những nguyên nhân khiến người dân ngại làm thủ tục đăng ký sang tên hiện nay là do thủ tục rườm rà và phí đăng ký cao. Nên giảm mức phí đăng ký thủ tục chủ sở hữu phương tiện xuống mức thấp hơn để tạo thuận lợi cho người dân. Ngoài ra, trong việc mua bán, trao đổi xe hiện nay vẫn còn những bất cập, nhà nước không kiểm soát được giá trị thực của hợp đồng mua bán xe để có mức thu phí tương xứng với giá trị đó. Ví dụ như xe bán với giá cao nhưng người bán (lẫn người mua) lại khai với giá thấp để “lách” phí. Tình trạng “giao dịch ngầm” như trên hiện nay rất phổ biến mà không có cơ chế để kiểm soát.

Theo Kiến Thức

'CSGT có tiêu cực, nhưng tham nhũng thì cần xem lại'Báo Đất Việt
Tham nhũng ở CSGT: "Không bất ngờ"Tin tức 24h
Chỉ mất 3 ngày để thành chính chủ! (VNN).  – Xe không chính chủ, vướng mắc và ứng xử(VnEco).  – Đừng ngồi phòng lạnh, nghĩ luật ‘trên giời’ (ĐV).
Vụ “Quan xã làm bừa”: Đang bị kỷ luật, vẫn được bầu phó chủ tịch HĐND! (NLĐ).
Bí thư Hải Phòng bị bến phà từ chối phục vụ (NLĐ/VNE).- Bộ trưởng Y tế: Tăng giá dịch vụ, người nghèo chỉ có lợi (NLĐ).  – Bộ trưởng Bộ Y tế: Đề nghị có Ủy ban đấu giá quốc gia về thuốc (DV).  – Bộ trưởng Y tế không muốn ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’ (VNE).
In China Schools, a Culture of Bribery Spreads
NYT --In China, officials at state-run schools demand steep payoffs from parents who want their children to get an academic edge.

Màn kịch về Thủ tướng Việt Nam là dấu hiệu của niềm hy vọng về sự thay đổi
BA SÀM
Bộ trưởng Y tế không muốn 'vừa đá bóng vừa thổi còi' (VnEx 13-11-12) -- Bộ trưởng Y tế: Mất cân bằng giới tính là do phái mạnh(infonet 13-11-12) -- Lời khuyên thân tình: Bộ trưởng y tế là phụ nữ, nên cẩn thận lời ăn tiếng nói! Tránh lây bệnh của ông Nguyễn Sinh Hùng.

Huấn từ của PTT Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề ăn gà: “Đại biểu gương mẫu không ăn gà nhập lậu” (DV 14-11-12) Phó Thủ tướng: Hỏi rõ nguồn gốc gà rồi mới ăn (VNN 14-11-12)
'Nhóm lợi ích' gồm những ai? (TVN 14-11-12)
Chênh vênh tổ ấm công nhân:  Cội nguồn của những bất hạnh (SGTT 14-11-12)
GS. Đặng Hùng Võ: “Tôi giữ mình rất sạch... nhưng vẫn rất buồn” (GD 15-11-12)


- Một vụ thanh tra tham nhũng ở Mỹ (VHNA). - DÂN TA VÀ VỢ QUAN TA, QUAN TÂY THÌ SAO (Kha Trà Phương).  – Mỹ tịch thu 2 căn nhà của cựu lãnh đạo Đài Loan (NLĐ).
- Câu chuyện về một Việt kiều bị phong tỏa tài sản bất thường (NQ&TD). – Video:Trần Trường xin lỗi đồng bào hải ngoại khi vỡ mộng về xây dựng quê hương(Vietvungvinh).

Tổng số lượt xem trang