TLQ: -Nhớ lại những phát ngôn ấn tượng
Kinh tế Việt Nam 2015 qua những phát ngôn ấn tượng
Tìm nguyên nhân quan chức phát ngôn... bất thường
Cập nhật : 02:00 | 14/03/2015
Một ví dụ khác về lối ứng xử khác lạ với thông thường, đó là, quan chức phụ trách ngành giáo dục trả lời trên báo chí rằng “Chuyện bỏ thuốc cho học sinh ngủ trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn”.
Trong tiếng Anh có một từ là “common sense”, được dùng nhiều, nhưng lại rất khó dịch cho sát nghĩa ra tiếng Việt.
Có từ điển dịch là: “lẽ thường tình, trí khôn, lương tri, thường thức”. Có sách định nghĩa “common sense” là năng lực cơ bản để cảm nhận, hiểu, đánh giá, hành động theo cách phổ biến. Còn nói theo nghĩa dễ hiểu nhất, “common sense” là những trí khôn, những suy nghĩ cơ bản, thông thường cần thiết trong cuộc sống.
Các cụ xưa cũng để lại không ít “giai thoại” nhằm chế giễu những người khờ - thiếu “common sense” trầm trọng.
Dưới đây là một giai thoại điển hình: Ông chủ đưa cho anh người ở hai cái bát, dặn bát này đựng bún, bát kia đựng mắm… Anh ta chạy te tái đi mua, rồi quay lại hỏi đồng nào mua mắm, đồng nào mua bún?
Còn đây là một số ví dụ thời hiện đại về thiếu common sense: sếp dặn mua bánh mì rồi mua bánh bao (vì tiệm bánh mì đóng cửa lúc 9.00, tiệm bánh bao đóng cửa lúc 9.30). Hôm ấy tiệm bánh mì đóng cửa đột xuất, thay vì mua bánh bao trước rồi kiếm tiệm khác bán bánh mì, anh nhân viên mẫn cán lại chạy thật xa để kiếm tiệm bánh mì, đến khi về lại thì tiệm bánh bao đã đóng cửa...
Ảnh minh họa
Rồi hàng loạt biểu hiện khác ta vẫn gặp hàng ngày. Như, đi đám tang mà vẫn alô cười nói, vui vẻ như không. Gặp người bạn đang lo lắng về độ béo phì, thì lại tô hô hỏi rằng sao bạn càng ngày càng mập? Hay một hành vi khác, là thản nhiên ngồi yên vị trên ghế giơ tay ra bắt tay vị sếp lớn tuổi hơn…
“Common sense” là đặc tính cơ bản lắm, không thể so sánh với trí thông minh trí tuệ (intelligent), thông minh thực tế (smart), lanh lợi (clever), hay kiến thức uyên bác (knowledgeable)... Nhưng nếu không có common sense thì dù chúng ta có thông minh, trí tuệ, uyên bác đến đâu cũng là người lơ ngơ, ngớ ngẩn, làm việc không hiệu quả, và lâu lâu lại có những hành xử hết sức “lạ lùng” giữa đám đông.
Những chuyên gia tuyển dụng nhiều kinh nghiệm không chỉ phỏng vấn các ứng viên để nhận biết năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm của ứng viên, mà còn tìm mức độ common sense của các ứng viên, kể cả ở những vị trí thấp như bảo vệ, tạp vụ.
Có thể nói common sense là điều kiện cần cho người "bình thường". Thế nhưng bây giờ lại có hiện tượng nhiều người giỏi, có năng lực, làm được nhiều điều hay, thậm chí, có địa vị trong xã hội, song hành xử lại có biểu hiện thiếu common sense.
Chuyện thứ nhất, ông chủ, lãnh đạo của công ty nước ngọt đang gây ầm ĩ nọ cứ mặc áo thêu rồng khi phát giải đua xe đạp trên đài truyền hình. Nếu có common sense thì hẳn ông phải hiểu rõ rằng rồng là biểu tượng của Vua – người đứng đầu thiên hạ trong thời đại phong kiến. Vì vậy, nếu có trót thích thì cũng nên thêu lấy một con vừa phải, thay vì in hình thật lớn và mặc khi xuất hiện trước công chúng.
Và đặc biệt, dù đang bị dư luận chỉ trích về những hành xử quanh chuyện dị vật nọ, ông vẫn tìm đủ mọi cách để chứng minh mình đúng, để phân trần rằng nước ngọt của mình được sản xuất đảm bảo vệ sinh và mình đã đúng trong việc báo công an bắt giữ vị khách hàng tống tiền. Trong khi việc cần làm là một thái độ nhận lỗi chân thành.
Một ví dụ khác về lối ứng xử khác lạ với thông thường, đó là, quan chức phụ trách ngành giáo dục trả lời trên báo chí rằng “Chuyện bỏ thuốc cho học sinh ngủ trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn”. Trả lời kiểu như vậy, hoặc rất thiếu trách nhiệm, hoặc vị quan chức nói trên thiếu common sense một cách trầm trọng.
Còn rất nhiều các phát biểu khác của nhiều quan chức chẳng hạn như bắn pháo hoa để người nghèo quên đi cái đói, nắn đường cong mềm mại, “cướp có văn hóa”… đều là những phát biểu hoặc rất vội vã, thiếu sự thận trọng hoặc là người phát biểu thiếu common sense.
Mong rằng mỗi chúng ta suy nghĩ thấu đáo, tự bồi dưỡng common sense cho mình để có thể làm việc hiệu quả, hành xử hợp lý và không trở thành người “lạ,” không đưa ra những phát biểu, ứng xử kỳ quặc, lơ ngơ giữa xã hội.
Lâm Minh Chánh
-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu"
Tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong phiên thảo luận có nhiều câu hỏi bức xúc của lãnh đạo, ủy viên thưởng vụ Quốc hội về tình trạng tham nhũng hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá về tham nhũng, lật lại vấn đề: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những khuyết điểm trong báo cáo: “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi”.
Ông tiếp tục mổ xẻ: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì. Báo cáo cần phải đánh giá vấn đề này nữa”.
"Trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tiêu cực không, có bỏ sót, bao che không, có tham nhũng không", Chủ tịch QH đặt vấn đề. "Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?".
Theo ông Hùng, không đánh giá vấn đề này là một khoảng trống mà "cứ thế đem nói với toàn dân là nguy hiểm": "Chuẩn bị cho cả 500 ĐB thảo luận mà thiếu nhiều thế này thì làm sao thông qua rồi ra kết luận, nghị quyết được?".- PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG 2013: “Chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi” (PLTP).
Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp.
- 2012 – Những câu chuyện chưa khép lại (NLĐ). – Bùi Đức Lại: Khắc khoải 2012. - Năm 2012: Nhân có…hòa? (TVN). - 10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật năm 2012 (KT). - 10 sự kiện trong nước và quốc tế nổi bật năm 2012 (TQ). - Time: 10 vụ bê bối tai tiếng nhất năm 2012 (GDVN).
-Top ten phát ngôn ấn tượng 2012
- Xuân Ba: Noel cứ thấy thiêu thiếu (Nguyễn Thông).
- Lập Tòa thị chính và dân bầu thị trưởng (PLTP). – Đề xuất mô hình chính quyền đô thị (TP).
- Bộ Nội vụ ‘thúc’ Hà Nội trả lời việc chạy biên chế 100 triệu (VNE). – Phát hiện chạy công chức sẽ xử lý nghiêm (PLXH). – Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên (PLTP).
- Định bệnh ăn cắp giờ nhà nước (LĐ). – Vàng = caosu (LĐ). – Bức tranh cán bộ – nhìn từ Quảng Ninh: Nghịch lý cần – đủ (NNVN). - VỤ “DỰ KIẾN HỐI LỘ 600 TRIỆU ĐỒNG CHO GIÁM ĐỐC SỞ”: Kết luận ông Tâm có nhận 200 triệu đồng (PLTP).- Phạt 201,5 triệu đồng sai phạm trong truyền hình (Infonet).
- Liên quan đến chùa Thanh Lương, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: Tôn trọng khách quan để trả lại sự bình yên (NCT).
- Phí đường bộ xe máy: Thu được 50% là mừng! (PLTP). – Đổi chỗ gởi xe (NNVN).
- Tầm Xuân – PGS, TS Nguyễn Tiến Bình muốn gì?! (Dân Luận). – Tri thức bồi bút và tính đảng trong quân đội (DLB).- “Nhẫn nhịn” đến mức kinh ngạc (RFA).- Nguyễn Hưng Quốc: ‘Cái nước mình nó thế!’ (VOA’s blog).
Kinh tế Việt Nam 2015 qua những phát ngôn ấn tượng
Dưới đây, Dân Trí phác họa lại bức tranh kinh tế năm qua với những nét chấm phá qua 10 phát ngôn tiêu biểu:
1. “Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Trao đổi tại một hội thảo hồi tháng 8/2015, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thuật lại lời nói đùa mà rất "đau" của các chuyên gia World Bank đánh giá: Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới".
Theo đó, trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển!
“Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!”
2. “Doanh nghiệp Việt hội nhập như đi trên cầu khỉ”
Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu năm 2015, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung cho rằng, nói doanh nghiệp bị động, không tích cực, không quan tâm đến hội nhập và yếu trong cạnh tranh có thể đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ.
Ông Cung nhận định: “Doanh nghiệp hội nhập như đi trên cầu khỉ, trên lưng là khối đá gánh nặng chi phí, dò dẫm từng bước một để không trượt chân rơi xuống sông nên không thể nhìn xa vươn tớiThị trường bên ngoài. Với hình ảnh này doanh nghiệp Việt Nam không thể hội nhập được. Vấn đề nền tảng là Nhà nước, Nhà nước có hội nhập không?".
Vị chuyên gia nhận định: “Nhà nước về căn bản không thay đổi tư duy đứng bên trên doanh nghiệp, kiểm soát, quản lý doanh nghiệp bằng việc đồng hành cùng doanh nghiệp, Nhà nước vẫn đặt ra rào cản để quản lý và tôi cảm nhận bộ máy chúng ta "nghiện" quản lý”.
3. “Sức nóng TPP đang phả vào gáy”
Đại biểu Trần Khắc Tâm
Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, đại biểu Trần Khắc Tâm đánh giá, với “sức nóng TPP đang phả vào gáy”, nếu không nhận biết định lượng về những cơ hội và thách thức, không tận dụng được cơ hội để cải thiện, nền kinh tế Việt Nam sẽ là là nền kinh tế nhỏ và yếu nhất trong 12 nền kinh tế TPP, trở thành những người làm thuê trên mảnh đất màu mỡ của mình.
Trong khi đó, quy định Pháp luật có tiến bộ đến đâu cũng vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi “hàng tá những lệ làng”, thói quen, sự quan liêu, cửa quyền, sự thờ ơ và vô cảm.
“Một cái lắc đầu của ông chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, một cái xua tay của ông giám đốc sở, thậm chí sự chậm trễ, vòi vĩnh của anh công chức hành chính bình thường cũng có thể tước đoạt đi cơ hội làm ăn của doanh nghiệp, người dân” – vị đại biểu trăn trở.
4. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo?”
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các doanh nhân khởi nghiệp
Tại cuộc gặp gỡ với 40 DN tiêu biểu trong cộng đồng khởi nghiệp (Start-up) vào chiều 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Nước mình còn nhiều vấn đề. Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo. Bây giờ phải làm gì?”. Và ông đưa ra câu trả lời, nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ: “Tôi tha thiết gặp các bạn vì các bạn là những người dám mơ ước, dám vượt qua giấc mơ con. Tôi đặt hàng các bạn tư vấn chính sách. Tôi muốn các bạn góp ý để chúng ta làm lan tỏa các giá trị. Tôi sẽ tạo mọi điều kiện hết sức”.
5. “90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường”
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI
Tại hội nghị giao ban doanh nghiệp ngày 25/8 tại Đà Nẵng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay: “90 năm trước, Bác Hồ đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!”
Ông Lộc nói thêm: “Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã rất bất ngờ và nói với các chuyên gia Mỹ: Các vị thử xem, lý thuyết kinh tế thị trường các vị đang làm hiện nay có khác gì với tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Chả khác gì cả. Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác!”
6. “Không tăng giá điện, EVN sẽ phá sản”
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
Trao đổi với báo chí hồi đầu năm liên quan đến đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), người phát ngôn Bộ Công Thương - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: “Nếu cứ tiếp tục với mức giá như thế này, thậm chí EVN có thể bị phá sản. Cứ nợ như thế mà bán dưới giá thành, đến một lúc nào đó sẽ không thể chịu được”.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã phản bác lập luận này của đại diện Bộ Công Thương. Ông Cung nói: “Cho EVN phá sản, ngành điện mới phát triển được”.
Theo vị chuyên gia: “Đáng lý, Bộ Công Thương phải giám sát EVN độc quyền bằng cách rà soát, đánh giá chi phí sản xuất một cách độc lập, tham vấn chuyên gia, người tiêu dùng và các bên liên quan xem đề xuất của EVN có hợp lý không chứ không phải bảo vệ đề xuất này”.
7. “Giá điện tăng, mọi người đều hưởng lợi”
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương
Cũng liên quan đến giá điện, trong phần chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về giá điện chiều ngày 11/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nhận xét: “Ở nước ta, điện là mặt hàng rất kỳ lạ. Tăng giá, tăng giá và tăng giá! Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa! Đó là điệp khúc mà có lẽ ra đời từ thuở khai sinh ra ngành điện”. Ông Cương cho rằng, về mặt lý thuyết, thì các doanh nghiệp đều cố gắng giảm giá để tăng sức cạnh tranh. Nhưng lý thuyết này lại không đúng với ngành điện.
Có lẽ Đại biểu Cương chưa nghe lập luận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói trước đó, rằng khi giá điện tăng thì mọi người đều hưởng lợi. Doanh nghiệp bù được lỗ, Chính phủ không phải trợ giá và người tiêu dùng trong tương lai sẽ hưởng lợi vì với giá điện tiệm cận thị trường, ngành này mới thu hút được đầu tư.
8. “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế!”
Đại biểu Trần Ngọc Vinh
2015 là một năm đời sống kinh tế Xã hội nhức nhối vấn đề thực phẩm bẩn. Hàng loạt những phóng sự phản ánh về tình trạng sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định cho phép…Tại diễn đàn Quốc hội tháng 11/2015, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đã phải thốt lên rằng: “Có thể nói, con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát thì, cái khó của cơ quan quản lý đó là phải kiểm soát một lực lượng quá lớn gồm hàng triệu hộ sản xuất nông lâm thủy sản. Trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật còn 103 doanh nghiệp sản xuất, hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ.
Trong khi đó, pháp luật chưa đủ tính răn đe. Quy định tại Bộ luật Hình sự là “nếu buôn bán thực phẩm độc hại mà gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng thì mới xử lý. Thế tức là phải lăn ra chết thì mới xử lý! Ăn thực phẩm ít khi nào xảy ra trường hợp này thế nên cũng không xử lý được!” - ông Phát cho hay.
9. “Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn”
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên
Sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc cũng như những biến động mạnh trong chính sách tiền tệ của quốc gia này đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới năm 2015, trong đó, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Trong khi tại lĩnh vực thương mại, tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng mạnh, thì tại lĩnh vực đầu tư, nhiều dự án do nhà thầu Trung Quốc thi công đã phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ do chủ đầu tư ham rẻ.
Bên lề Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2015 diễn ra ngày 27/8, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng: “Cần lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn”.
10. “Không đánh đổi tính mạng người Việt Nam để vay vốn”
Bộ trưởng Đinh La Thăng chấn chỉnh nhà thầu phía Trung Quốc
Sau nhiều bê bối xảy ra tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đánh giá, sự yếu kém của tổng thầu đã dẫn đến dự án này thực hiện kém cỏi nhất Việt Nam. Với những sự cố về an toàn lao động xảy ra, ông Thăng cho biết, bản thân ông không tin lời hứa và nhận trách nhiệm của tổng thầu nữa.
Tại cuộc làm việc với Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc vào chiều 4/1, tư lệnh ngành GTVT kiên quyết: “Tôi đề nghị phải thay tổng chỉ huy công trường, đuổi tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát để chúng tôi chỉ định, đuổi toàn bộ thầu phụ, thay bằng các nhà thầu phụ lớn của Việt Nam. Nếu không chấp nhận như vậy thì chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ thay tổng thầu EPC vì không đủ năng lực. Và kể cả các ông hướng vào chuyện vay vốn thì chúng tôi báo cáo Chính phủ ngừng việc vay vốn, dùng nguồn vốn khác chứ không thể đánh đổi quyền lợi, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn được”.
Tìm nguyên nhân quan chức phát ngôn... bất thường
Cập nhật : 02:00 | 14/03/2015
Một ví dụ khác về lối ứng xử khác lạ với thông thường, đó là, quan chức phụ trách ngành giáo dục trả lời trên báo chí rằng “Chuyện bỏ thuốc cho học sinh ngủ trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn”.
Trong tiếng Anh có một từ là “common sense”, được dùng nhiều, nhưng lại rất khó dịch cho sát nghĩa ra tiếng Việt.
Có từ điển dịch là: “lẽ thường tình, trí khôn, lương tri, thường thức”. Có sách định nghĩa “common sense” là năng lực cơ bản để cảm nhận, hiểu, đánh giá, hành động theo cách phổ biến. Còn nói theo nghĩa dễ hiểu nhất, “common sense” là những trí khôn, những suy nghĩ cơ bản, thông thường cần thiết trong cuộc sống.
Các cụ xưa cũng để lại không ít “giai thoại” nhằm chế giễu những người khờ - thiếu “common sense” trầm trọng.
Dưới đây là một giai thoại điển hình: Ông chủ đưa cho anh người ở hai cái bát, dặn bát này đựng bún, bát kia đựng mắm… Anh ta chạy te tái đi mua, rồi quay lại hỏi đồng nào mua mắm, đồng nào mua bún?
Còn đây là một số ví dụ thời hiện đại về thiếu common sense: sếp dặn mua bánh mì rồi mua bánh bao (vì tiệm bánh mì đóng cửa lúc 9.00, tiệm bánh bao đóng cửa lúc 9.30). Hôm ấy tiệm bánh mì đóng cửa đột xuất, thay vì mua bánh bao trước rồi kiếm tiệm khác bán bánh mì, anh nhân viên mẫn cán lại chạy thật xa để kiếm tiệm bánh mì, đến khi về lại thì tiệm bánh bao đã đóng cửa...
Ảnh minh họa
Rồi hàng loạt biểu hiện khác ta vẫn gặp hàng ngày. Như, đi đám tang mà vẫn alô cười nói, vui vẻ như không. Gặp người bạn đang lo lắng về độ béo phì, thì lại tô hô hỏi rằng sao bạn càng ngày càng mập? Hay một hành vi khác, là thản nhiên ngồi yên vị trên ghế giơ tay ra bắt tay vị sếp lớn tuổi hơn…
“Common sense” là đặc tính cơ bản lắm, không thể so sánh với trí thông minh trí tuệ (intelligent), thông minh thực tế (smart), lanh lợi (clever), hay kiến thức uyên bác (knowledgeable)... Nhưng nếu không có common sense thì dù chúng ta có thông minh, trí tuệ, uyên bác đến đâu cũng là người lơ ngơ, ngớ ngẩn, làm việc không hiệu quả, và lâu lâu lại có những hành xử hết sức “lạ lùng” giữa đám đông.
Những chuyên gia tuyển dụng nhiều kinh nghiệm không chỉ phỏng vấn các ứng viên để nhận biết năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm của ứng viên, mà còn tìm mức độ common sense của các ứng viên, kể cả ở những vị trí thấp như bảo vệ, tạp vụ.
Có thể nói common sense là điều kiện cần cho người "bình thường". Thế nhưng bây giờ lại có hiện tượng nhiều người giỏi, có năng lực, làm được nhiều điều hay, thậm chí, có địa vị trong xã hội, song hành xử lại có biểu hiện thiếu common sense.
Chuyện thứ nhất, ông chủ, lãnh đạo của công ty nước ngọt đang gây ầm ĩ nọ cứ mặc áo thêu rồng khi phát giải đua xe đạp trên đài truyền hình. Nếu có common sense thì hẳn ông phải hiểu rõ rằng rồng là biểu tượng của Vua – người đứng đầu thiên hạ trong thời đại phong kiến. Vì vậy, nếu có trót thích thì cũng nên thêu lấy một con vừa phải, thay vì in hình thật lớn và mặc khi xuất hiện trước công chúng.
Và đặc biệt, dù đang bị dư luận chỉ trích về những hành xử quanh chuyện dị vật nọ, ông vẫn tìm đủ mọi cách để chứng minh mình đúng, để phân trần rằng nước ngọt của mình được sản xuất đảm bảo vệ sinh và mình đã đúng trong việc báo công an bắt giữ vị khách hàng tống tiền. Trong khi việc cần làm là một thái độ nhận lỗi chân thành.
Một ví dụ khác về lối ứng xử khác lạ với thông thường, đó là, quan chức phụ trách ngành giáo dục trả lời trên báo chí rằng “Chuyện bỏ thuốc cho học sinh ngủ trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn”. Trả lời kiểu như vậy, hoặc rất thiếu trách nhiệm, hoặc vị quan chức nói trên thiếu common sense một cách trầm trọng.
Còn rất nhiều các phát biểu khác của nhiều quan chức chẳng hạn như bắn pháo hoa để người nghèo quên đi cái đói, nắn đường cong mềm mại, “cướp có văn hóa”… đều là những phát biểu hoặc rất vội vã, thiếu sự thận trọng hoặc là người phát biểu thiếu common sense.
Mong rằng mỗi chúng ta suy nghĩ thấu đáo, tự bồi dưỡng common sense cho mình để có thể làm việc hiệu quả, hành xử hợp lý và không trở thành người “lạ,” không đưa ra những phát biểu, ứng xử kỳ quặc, lơ ngơ giữa xã hội.
Lâm Minh Chánh
-Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu"
Tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong phiên thảo luận có nhiều câu hỏi bức xúc của lãnh đạo, ủy viên thưởng vụ Quốc hội về tình trạng tham nhũng hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá về tham nhũng, lật lại vấn đề: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những khuyết điểm trong báo cáo: “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi”.
Ông tiếp tục mổ xẻ: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì. Báo cáo cần phải đánh giá vấn đề này nữa”.
"Trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tiêu cực không, có bỏ sót, bao che không, có tham nhũng không", Chủ tịch QH đặt vấn đề. "Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?".
Theo ông Hùng, không đánh giá vấn đề này là một khoảng trống mà "cứ thế đem nói với toàn dân là nguy hiểm": "Chuẩn bị cho cả 500 ĐB thảo luận mà thiếu nhiều thế này thì làm sao thông qua rồi ra kết luận, nghị quyết được?".- PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG 2013: “Chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi” (PLTP).
Ở nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi, bây giờ mất phí thì phải học quy trình thao tác cho tốt để đỡ trục trặc khi giao dịch trên máy ATM. Cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào phù hợp.
"Chúng ta hưởng lợi gió biển, khí trời quen rồi"
Đó là phát ngôn của ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, tại cuộc họp báo về triển khai thu phí rút tiền nội mạng trên máy ATM ngày 27-2.
Câu nói này của ông Tiên làm hàng triệu người đang lãnh lương qua tài khoản ATM giật mình vì không ngờ họ là người “ăn bám”, là người hít khí trời của ngân hàng từ lâu nay.
Dân rút tiền của dân, dân làm để có tiền đóng thuế nuôi quan, ấy vậy mà sao quan nỡ mở miệng coi dân không ra gì!
“Nam Định là quê một phó thủ tướng, ba bộ trưởng”
… Cũng cần phải lưu ý đến các mối quan hệ: Thái Bình là quê của một phó thủ tướng, một bộ trưởng, hai thứ trưởng công an; Nam Định là quê của một phó thủ tướng, ba bộ trưởng, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phó Ban Kinh tế Trung ương…
Đọc những dòng này, không ai nghĩ đó là công văn. Thế nhưng sự thật nó lại là công văn do Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội Bùi Danh Liên ký. Ngay sau khi Sở GTVT TP Hà Nội đưa ra kế hoạch điều chỉnh các tuyến vận chuyển hành khách để giảm tải cho Bến xe khách Mỹ Đình, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội đã gửi văn bản này cho Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để phản đối.
Thay vì đưa ra những phân tích để phản biện lại việc điều chỉnh chính sách thì Hiệp hội Vận tải lại đưa tên tuổi các vị lãnh đạo ra để… hù! Hình như họ muốn lợi dụng tên tuổi của các vị lãnh đạo cấp cao gây sức ép để đạt được ý muốn. Chuyện “cáo mượn oai hùm” hay tâm lý dựa hơi “một người làm quan cả họ được nhờ”… tưởng chỉ là chuyện làng xã vậy mà nay nó đã thấm sâu vào tư duy của những vị lãnh đạo cấp hiệp hội của một thành phố lớn!
“Tứ đại ngu: Bốn điều sai năm cũ”
… Do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “biểu tình” là chứng tỏ ta đây có lòng “Nhân” thương dân bị Chính phủ làm cho khốn khổ, không ngờ đó lại là “Ngu” vì tự hét lên cho toàn nhân loại biết chính mình không hiểu ý nghĩa tiếng Việt cao siêu…
Ngay sau tết Nguyên đán, dư luận cả nước bỗng sôi sục vì một bài viết của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Hữu Phước công kích ĐB Dương Trung Quốc. Ông Phước đăng blog cá nhân bài viết “Dương Trung Quốc tứ đại ngu: Bốn điều sai năm cũ”. Ông nghị Phước mạt sát ĐB Dương Trung Quốc bằng những từ như “ăn nói hồ đồ, xằng bậy”, “hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng”...
Trước những lời gai góc đó, ông Dương Trung Quốc phớt lờ và dường như lấp ló ở ông nụ cười nhếch mép.
“Giá gas tăng cao, nên chuyển qua dùng củi”
Giá gas tăng sốc không chỉ gây bức xúc cho người tiêu dùng mà còn tạo khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh có sử dụng gas. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện…
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương ngày 2-12, để trấn an dư luận về việc giá gas tăng cao, ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, đưa ra lời khuyên người dân chuyển qua dùng củi như trên. Giá gas tăng vọt là một cú sốc nặng đối với người dân nhưng lời khuyên của ông Chiến cũng sốc không kém. Nếu nói như ông Chiến, giá gas tăng chuyển sang dùng củi, vậy giá điện tăng chắc là chuyển qua xài đèn dầu. Vậy khi dầu mazut tăng thì biết xài gì? Cũng vậy, giá xăng tăng thì không chạy xe máy nữa, chuyển qua đi xe đạp. Nhưng giả sử giá bán xe đạp tăng theo giá thế giới thì chắc ông lại khuyên người dân… đi bộ?
Có người bảo ông Chiến chỉ nói đùa nhưng thiết nghĩ nếu có đùa thì cũng chọn đúng chỗ, đúng lúc mà đùa. Ngay lúc thùng gạo, bình gas của hàng chục triệu gia đình cứ mỗi ngày một vơi đi mà ông đùa như thế này thì đau cho dân lắm!
Đã có một ai đó từng làm một thống kê nhỏ so sánh trình độ bằng cấp của lãnh đạo một vài nước trên thế giới cho thấy rằng không ai lại trí thức bằng giới lãnh đạo của ta. Với một giàn lãnh đạo nhà nước từ Phó Tiến sỹ, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân, TS Đại tá, TS tướng chưa kể đế hàng ngàn bậc tá chạy rong ngoài đường hàng ngày kiếm ăn thì thật là may mắn cho người dân ta. Có may mắn như vậy thì phải biết hưởng của trời cho do đó năm cũ dần qua đi, năm mới đang thập thò bước đến, người dân chúng ta nên ôn tập lại những gì mà lãnh đạo từng ban phát trong năm để ghi nhớ học hỏi, đừng quên.
Ngay đầu năm 2013 nay, Phó GS TS chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng không nên biểu tình chống Trung Cộng lý do là người dân mình còn… ngu lắm, ông nói:“ “Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng.” và khẳng định: „Việt Nam và Trung Quốc có “di sản quý báu hàng đầu” là sự tương đồng ý thức hệ. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo.”. Ông còn phán tiếp: “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”
Đúng là có anh bạn XHCN bên cạnh là hơi bị sướng. Rừng đầu nguồn được bạn chăm sóc, biển đảo được bạn chăm sóc. Chăm đến nỗi ngư dân Việt ta nay khỏi phải đi xa bờ đánh bắt cá mà chỉ việc ở nhà cào ngêu sò ốc hến để sống qua ngày.
Có anh bạn XHCN bên cạnh thuận lợi như vậy đó, đang tự sướng như vậy đó mà bổng nhiên ngài TS nguyên phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương Tổng bí Thứ Nguyễn Phú Trọng lại cho rằng ông chưa biết cái XHCN mặt dọc mặt ngang như thế nào. Phát biểu tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngài phán: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. Ui chao chi mà lâu rứa? Mấy ngài thường buộc „Yêu nước là yêu XHCH“ mà xây dựng CNXH còn cả gần trăm năm thì làm sao biết mô mà yêu? Biết răng mà yêu? Hay là ngài chỉ khích tướng người dân chúng ta thôi, chứ có anh bạn XHCN bên cạnh thì thuận lợi vô cùng. Anh bạn XHCN có chi thì ta cũng đã có nấy rồi. Nào là dinh thự to lớn bên cạnh đám nhà ổ chuột, bát phở vi cá/bò Kobe bên cạnh người nông dân làm một sào ruộng nguyên tháng tiền thu nhập bằng hai tô phở „không người lái“ 50 000 đến 80 000 đồng ở thành phố ta cũng đã có rồi, giáo dục đạo đức xuống cấp, tham nhũng, cướp bóc nỗi lên nhiều như quân Nguyên ta cũng đã có rồi. Đám đầu trâu mặt ngựa là mũi nhọn xung kích chuyên diệt tụi Nhân quyền ta cũng hùng mạnh như bạn XHCN thì làm khó nhau làm chi nữa mà không cho nó nhảy lên XHCN như bạn cho rồi? Cứ để lò dò quá độ, tìm con đường đi lên CNXH làm tụi phản động Ngân hàng Thế giới WB cứ đánh giá Việt Nam chúng ta tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore!
Mà cái ông TS nguyên phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương Tổng bí Thứ này cũng hay lắm nghe, ông nói vui vậy thôi chứ năm nay ổng đi qua bên Cuba ông phán làm dân Cuba xanh người. Tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez ông phán: „Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có…“ Ui chao là đúng, những gì ông không muốn như là chà đạp lên phẩm giá con người, gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của cá nhân và các phe nhóm, khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường, cho một thiểu số giàu có… hiện Việt Nam lại có rất đầy đủ!
Đang tiến lên CNXH vững chắc như vậy mà bọn trí thức năm nay lợi dụng „quyền góp ý kiến sữa đổi hiến pháp không có vùng cấm“ lại ồn ào viết kiến nghị đòi xóa điều 4 trong bản hiến pháp làm ngài TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nỗi đóa (TS TBT cũng là người, ông cũng có quyền nỗi đóa vậy): “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể thì đó là cái gì? Cho nên, các đồng chí phải quan tâm xử lý những cái này.”
Vậy mà có anh nhà báo Nguyễn Đắc Kiên lại cãi: „Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.“
Hỗn như anh nên tức khắc anh bị đuổi việc. Nhưng càng bị đuổi anh lại càng lỳ ra: „ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?“ Hỏi chi mà ác nghiệt rứa? Bị đuổi khỏi nhà báo thì không có gì là lạ.
Đang nói về niềm tin đảng thì không thể nào bỏ qua được bài viết “Niềm tin” của ông Hà Đăng, đăng trên Tuần Việt Nam vào Mồng Một Tết, ngày 10-2-2013, kêu gọi cần có niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bài, ông Hà Đăng khoe đã 65 năm tuổi Đảng, từng dự Hội nghị Paris 1973, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Ông dẫn dắt việc cần có niềm tin bằng cách kể câu chuyện về một kẻ trộm: “Một lần, Hasan đi lạc trong sa mạc, khi ông tìm đến một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả, chỉ một người còn thức, đang khoét vách một căn nhà trong làng. Hasan hỏi người đó xem có thể tá túc ở đâu, “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm”, người kia bảo. Hasan nán lại đó hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm tên trộm bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!”. Mỗi khi anh ta trở về, Hasan đều hỏi: “Có trộm được gì không?”, và anh ta đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Hasan chưa bao giờ thấy tên trộm ấy trong tình trạng tuyệt vọng, anh ta luôn hạnh phúc. Nhiều năm sau, có lúc Hasan rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nghĩ rằng phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng ngay sau đó, ông chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ”. Thông điệp Hasan nhận được từ tên trộm, nói đúng hơn, từ cuộc sống, mà ông rút ra thành triết lý sống là không được đánh mất niềm tin và đừng bao giờ tuyệt vọng”.
Triết lý mới, Ta ơi đừng tuyệt vọng, hãy tin vào Đảng Cộng Sản như tin vào thằng ăn trộm. Tuyệt!
Nhắc đến việc sữa đổi hiến pháp thì ta cũng không được phép quên câu tuyên bố rất có hồn có bề sâu đến độ muốn tụt mất tiêu luôn của đại biểu Nguyễn Đình Quyền (ông cũng là Thạc Sĩ chứ ít ỏi chi): “Dự thảo lần này đã gần tiếp cận đến “chân lý” của loài người…“ Không hiểu Thạc sĩ cố nói cho được chân lý loài người nào? Ở hành tinh nào? Ở đâu không biết chứ ở trên trái đất này chân lý loài người là Hạnh Phúc, Ấm no, Tự do dân chủ, Hòa bình thịnh vượng Thạc sĩ ạ!
Trong năm nay đất nước chúng ta lại một lần nữa vẻ vang trên trường quốc tế khi ông Cử nhân Luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn đọc bài diễn văn trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc: „Việt Nam đã đưa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào chiến lược phát triển của mình, kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và đã được Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo. Với phương châm con người là mục tiêu, là trung tâm của sự phát triển, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho y tế, giáo dục, thông tin… cho mọi người dân, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
….
Tôi xin đề cập tới lương thực như một ví dụ. Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chúng tôi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho riêng mình mà còn góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới.
Một mặt tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới mặt khác Ngài TT đặc biệt là người rất lo lắng cho các vùng xa vùng cao. Trước lãnh đạo ngành lao động – thương binh & xã hội trong hội nghị trực tuyến ngày 7/1/2013 ông huýt còi “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?”. Vậy mà có thằng phản động hỗn dám nói là: „Khi đọc câu này, tự nhiên tôi cảm thấy như có ai đó đang vả vào mặt mình. Ủa, đáng lẽ câu hỏi đó phải là của những thằng dân quèn như tôi hỏi ngài mới phải chứ? Vậy thì ngài làm Thủ tướng mà điều hành đất nước cái kiểu gì để đến nông nỗi đó?“
Cái tài điều hành của ngài Thủ Tướng thì ai cũng biết rồi thí dụ như tại buổi Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước diễn ra tại Hà Nội. Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương tại hội nghị cho thấy, mức lỗ phát sinh của tất cả các tập đoàn, tổng công ty năm 2012 là 2.253 tỉ đồng, trong đó có một số doanh nghiệp lỗ liên tiếp 2 năm gần đây. Đáng lưu ý là có 10 tập đoàn, tổng công ty đến nay đã lỗ lũy kế 17.730 tỉ đồng. “Tuy chỉ có một vài doanh nghiệp thua lỗ, sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines nhưng ảnh hưởng rất lớn, khiến người dân đặt câu hỏi còn Vina nào nữa?. Tôi thực sự đau lòng, dân phê phán là đúng, thua lỗ tiền tỉ như thế ai không sốt ruột” - Thủ tướng đau đớn tuyên bố. Thương quá! Các công ty này được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Thủ tướng nên như ở nước khác gây trách nhiệm xấu tệ như vậy thì người ta đã từ chức nhưng Thủ tướng vẫn phải làm tiếp vì bị Đảng bắt buộc phải làm, 14 tuổi đã phải vào rừng, học bổ túc văn hóa nay Đảng bắt làm kinh tế, làm sao mà làm được? Không thua lỗ mới là chuyện lạ.
Không ai đem lại vẻ vang cho dân Việt hơn Ngài TT trên trường quốc tế. Trước mặt các lãnh đạo tối cao của chính phủ Nhật, trong chuyến thăm Nhật vừa qua, ông mạnh dạn can đảm „đề nghị Nhật bản cung cấp ODP thiệt đều đặn…“ (Xin nhớ ODP là tiền vay tặng không hoàn vốn hoặc có đi chăng nữa thì tiền lời cũng chỉ là tượng trưng mà thôi). Không vẻ vang sao được, thử hỏi có anh ăn xin nào dám „đề nghị“ quý vị cho tôi tiền không mà lại còn cho đều đặn nếu không thì…?“. Cái này đúng là „Giấy rách phải giữ lấy lề“, đói thì đói vẫn không xin, đề nghị mà thôi.
Trong khi ông Thủ tướng đi xa „đề nghị ODP“ thì ở nhà có anh PGS TS Nhà giáo Nhân dân Đại tá Trần Đăng Thanh thuộc học viện chính trị bộ quốc phòng lên lớp „Chúng ta phải học tập Bắc Triều Tiên , họ có vũ khí nguyên tử làm thế giới mất ăn mất ngủ”. Tự hào thay được thế giới công nhận là một thằng khủng bố? Làm cho người khác mất ăn mất ngủ chắc là hay ho lắm nên phải học cái thằng mà thế giới gọi là thằng „Ủn“! Tưởng cũng cần nhắc lại anh PGS TS Nhà giáo Nhân dân Đại tá này là người đã từng tuyên bố phải bảo vệ XHCN để còn giữ cái sổ hưu nhưng học quá nên quên chính xếp ông còn cho rằng đến cuối thế kỷ còn chưa biết XHCN nó nằm ngang hay nằm dọc thì bảo vệ cái chi? Mà cái ông nhà giáo nhân dân ưu tú này hay lắm nghe, ông còn biết bịa bài thơ của Lê Bá Dương Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm / Có tuổi hai mươi thành sóng nước / Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn nằm. thành thơ của Lê Tỉnh Dương “Đỏ lên Thạch Hãn ơi sầu nhé / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm, /Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc / Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm. Không biết nghe qua thì ai cũng nghĩ Đại tá rất là ưu tú vì là nhà Giáo Nhân dân ưu tú mà!
Đề cập đến cái sổ hưu thì ta nghĩ ngay đến những quan có chức có phận. Muốn có những cái này thì phải dùng mệnh đề „đầu tiên“. Dùng không khéo vừa mất của lại vừa bị treo cổ như hai con sâu Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc cho nên PGS.TS Nguyễn Hữu Tri đưa ra đề nghị thật sáng tạo và có lẻ trên thế giới chưa có sáng tạo nào bằng, đó là: “Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền”. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia lý luận rằng: „Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
… Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu. …Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền (?!) Cái lý luận…cùn của nhà PGS TS này nó thối như …c. ( quý vị đừng bảo là viết tục nghe vì c. có gì là xấu, có ăn thì có ị, ị ra c. thì phải thối. Thử hỏi lý luận như vậy có thua gì lý luận của PGS TS không?) Nhưng xét cho kỹ thì phải nói dù thối nhưng ý tưởng của PGS TS không phải là tệ vì hiện nay kinh tế ta đang suy sụp, tiền trong kho đã cạn từ lâu, nợ công xấu đang lên ngợp đầu thì vơ vét tiền chạy chức chạy quyền đóng góp cho Nhà nước cũng là một hình thức yêu nước vậy!
Nhân đang đề cập đến chuyện thối thì cũng xin nhắc lại những chuyện có mùi nặng trong năm trong năm 2013 này.
Nặng mùi nhất là chất thải của Đạo diễn Lê Phong Lan khi bà ta tuyên bố: „Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế là Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ. Và… Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Có ai can đảm đứng ra dọn giùm cái đống thải nặng mùi này không”.
Năm nay hình như Bộ y tế hình như hơi được đề cập nhiều trên báo chí như là trẻ em bị chết sau khi tiêm vắc xin, bác sĩ bệnh viện vòi vĩnh quà bệnh nhân v.v… Xét thấy thành tích như vậy chưa đủ nên đã đưa ra một quyết định sáng tạo. Theo ông Dương Tự Lực, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và Cấp giấy phép lái xe, Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Theo Quyết định 4132/2001 của Bộ Y tế, người thừa hay thiếu ngón tay, ngón chân (trừ trường hợp thiếu ngón út) không đủ điều kiện thi lấy giấy phép lái xe. Muốn thi, những người này phải cắt bỏ phần ngón thừa và việc cắt bỏ không được gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Hỏi ai muốn dọn giùm đống này?
Một đống thối khác cũng gây xôn xao dư luận là lời ví von của Vụ trưởng Vụ Thanh toán Bùi Quang Tiên khi nói về việc người dân chưa quen với việc thu phí ATM: “Người dân được cái lợi là sẽ tỉnh ngộ ra rằng việc này phải mất phí. Chúng ta xuất thân từ nền văn minh lúa nước, chúng ta hưởng gió biển, khí trời quen rồi. Bây giờ chúng ta phải mất phí khi sử dụng dịch vụ, thì cũng phải đảm bảo, học quy trình thao tác cho tốt, để khỏi trục trặc trên ATM. Đồng thời cũng phải cân nhắc rút tiền lúc nào cho phù hợp…”
Chém gió như Bùi Quang Tiên đã là độc đáo nhưng so với chém gió của đại biểu Hoàng Hữu Phước với Sử gia đại biểu Dương Trung Quốc thì chẳng là bao. Là một Thạc sĩ kinh doanh quốc tế kiêm Cử nhân Anh văn, Hoàng Hữu Phước người đã từng đề nghị Sadam Hussein cử mình làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền chém gió về vấn đề mại dâm rất là ư là hàn lâm: “Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chính được cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán), v.v. và v.v. Đúng là lối lý luận của Thạc sĩ xém trở thành đại sứ đặc quyền. Người trí thức chém gió có mùi khác!
Cái lối chém gió của Thạc sĩ Hoàng Hữu Phước dù là hàn lâm vì… nói nhiều nhưng so ra chưa bằng lối chém gió của Nhà giáo nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm. Ông ta chém rằng: „…hoạt động tàu ngầm rất đa dạng nhưng có mấy cách đánh chính đó là: Đánh phục kích, tức là có những trận địa sẵn ở trên biển rồi tàu ngầm nằm yên để phục kích. Cách đánh thứ 2 là cơ động để phục kích. Cách thứ 3 là đi săn, tức là tàu ngầm tự do đi săn trong vùng biển cho phép. Như vậy rõ ràng với biển Đông hơn 3 triệu km2 mà chúng ta chỉ cần triển khai 3 tàu ngầm thôi, thì xem như chúng ta có thể kiểm soát được bề ngang của biển Đông”. Ông còn chém thêm: “Tàu ngầm khi đã giao nhiệm vụ ra biển rồi, thì nó được hoạt động ở một vùng nào đó, nếu như thời bình thì không sao vì nó cũng như các phương tiện trên mặt biển thôi, nó đi ngầm dưới mặc kệ, ai muốn biết thì biết, không biết thì nó cứ đi.“ Cái hay là dù bằng cấp cao nhưng Lê Kế Lâm chém gió binh thuyết rất mộc mạc dễ hiểu, sáng tạo, cần phải đưa vào binh sử cho những thế hệ kế tiếp nghiên cứu học tập. „tàu ngầm nằm yên để phục kích …Biển Đông hơn 3 triệu km2 mà chúng ta chỉ cần triển khai 3 tàu ngầm thôi ….nó đi ngầm dưới mặc kệ, ai muốn biết thì biết, không biết thì nó cứ đi“. Cái này là Nhà giáo nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng Lê nhà ta Ôn cố Tri tân đó mà. Ngày xưa đánh Mỹ ta cũng đã từng cho MIG tắt máy nằm núp phục kích trên mây, hễ có máy bay Mỹ đến là ta nổ máy cho máy bay đâm vào làm thằng Mỹ… giật mình mà chết. Hay!
Hay hơn nữa là năm nay 2013 ngôn ngữ Việt lại có thêm (thật ra đã có từ lâu nhưng nay mới được dùng đại tràn lan) một từ ngữ xem ra rất ấn tượng đó là „đúng quy trình“. Xin đơn cử một vài ví dụ:
- Tại cuộc gặp mặt báo chí, liên quan đến vụ vận chuyển 600 bánh heroin nặng 230 kg từ sân bay Tân Sơn Nhất và bị bắt giữ ở Đài Loan, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, khẳng định trong vụ việc này hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã “làm đúng quy trình kiểm tra”.
- Tối 24.9, người dân thị trấn Hà Lam (Thăng Bình, Quảng Nam) phản ánh cảnh sát giao thông (CSGT) tại hiện trường vụ tai nạn bỏ mặc nạn nhân nằm trên đường, tiếp tục làm nhiệm vụ “vẫy xe qua đường để xử phạt”. Trưởng phòng CSGT Quảng Nam khẳng định thuộc cấp đã “làm đúng quy trình”?!
- Về trường hợp bé Phạm Khánh Nhi tử vong sau khi được tiêm tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng hôm 20.9, lãnh đạo cơ sở y tế này giải trình rằng bệnh viện đã “làm đúng quy trình“. Sự cố xảy ra là ngoài ý muốn.
- Tại cuộc họp báo hôm 4.10.2013, ông Hồ Ngọc Mai, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Bắc (đơn vị quản lý và khai thác hồ thủy lợi Vực Mấu), thừa nhận việc xả lũ tại hồ Vực Mấu là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lớn tại Hoàng Mai, nhưng khẳng định “đúng quy trình”.
- Trả lời báo giới tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 27/5, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng vào vị trí Chủ tịch Vinalines và Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng quy trình. Trong khi đó Vinalines do ông Dũng điều hành gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng.
Để chấm dứt „đúng quy trình“ người viết xin chúc bạn đọc giữ được tân hồn bình yên sau khi đọc bài viết này.
Phương Tôn
Những ngày cuối năm 2013
- Phát ngôn bi hài của quan chức Việt Nam (RFA 26-12-13)
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Năm 2013 được xem là năm có nhiều phát ngôn gây sốc của quan chức cao cấp Việt Nam. Nổi trôi cùng thế sự những người theo dõi thời cuộc nén tiếng thở dài theo kiểu cười mà buồn.
Lạ lùng nhất?
Đứng đầu danh mục những phát biểu chính trị trong năm 2013 được dư luận cho là lạ lùng nhất và gây chấn động nhất là của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên mạng Internet ngày 24/10/2013, báo chí lề phải trong đó có Tuổi Trẻ, Thanh Niên đã đưa tin về sự kiện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Khi góp ý về Lời nói đầu của Hiến pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa….” Ông Trọng đã phát biểu như vậy khi muốn sửa sai các câu chữ trong Lời nói đầu của Hiến pháp, liên quan đến việc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam và công cuộc đổi mới đất nước. Độc giả các báo chắc hẳn đầy suy tư trăn trở vì với sự nhận định của Tổng bí thư như thế, nhưng Đảng Cộng sản lại kiên quyết độc quyền lãnh đạo đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa và hiến định hẳn hoi.
Nhận định về phát biểu gây sốc được xếp hạng bậc nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
“Trong thời gian qua thì những người quan tâm đến chính trị của đất nước cũng ngạc nhiên nhiều về các phát biểu của các quan chức ở Việt Nam. Trong đó thì đúng là câu của ông Nguyễn Phú Trọng về việc ‘đến hết thế kỷ 21 này không biết có chủ nghĩa xã hội hay chưa’ thì cũng là một sự thật. Thực tế tôi có thể nói rằng lời ông Trọng xét về khía cạnh người dân là ông ấy nói đúng! vì sự yêu thích chủ nghĩa xã hội ấy, ai cũng nhìn thấy nó là một thứ không tưởng không thể xây dựng được.”
Ông Nguyễn Phú Trọng còn có một lời phát biểu nữa cũng thuộc loại gây sốc khi ông nhận định về vấn nạn tham nhũng của Việt Nam: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối lộ…Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt… ”Tổng bí thư đã phát biểu những lời vừa nêu trong dịp tiếp xúc cử tri Hà Nội vào ngày 7/12/2013. Mạng xã hội đã phản ứng khá gay gắt về phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, trong khi báo chí Nhà nước thì lại trích dẫn để tán dương quyết tâm chống tham nhũng của Tổng bí thư.
Theo tiểu sử, ông Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội trước khi trở thành Giáo sư Tiến sĩ. Do vậy dư luận phật tử khá bất bình về cách ví von thiếu hiểu biết và khó chấp nhận của ông. Phật tử Phúc Thịnh có bài trên trang Blog Xuân Diện Hán Nôm giải thích là: “Đường Tăng trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.”
Ấn tượng nhất?
Sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đọc báo cũng ghi nhận phát ngôn được cho là ấn tượng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo VnExpress, VnEconomy phát biểu tại Hội nghị ngành ngân hàng được tổ chức ngày 18/12/2013 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dứt khoát độc quyền xuất nhập khẩu vàng.
Trao đổi với chúng tôi nhà giáo Đỗ Việt Khoa góp ý kiến:
“Đấy là một phát biểu mà tôi cho là gây sốc, trước kia người ta ngấm ngầm làm còn bây giờ công khai nói độc quyền cho nhà nước. Như thế là anh đã không tôn trọng đúng qui luật thị trường, trong khi anh lại đòi các nước, đòi phương tây phải công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Cái này là mâu thuẫn không thể được, chúng tôi chỉ là những người dân thấp cổ bé họng nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy.”
Về chính sách độc quyền vàng được tái khẳng định bởi Thủ tướng Chính phủ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từ Hà Nội nhận định:
“Về quan điểm ông Thủ tướng nói là quyền của ông ấy. Nhưng khi ông đi ra thế giới thì trong điều kiện hội nhập mọi hoạt động phải tuân thủ thông lệ quốc tế. Độc quyền xuất nhập khẩu vàng, Ngân hàng Nhà nước đứng ra với tư cách là một người kinh doanh vàng thì hoàn toàn không phù hợp với thông lệ, không phù hợp chức năng của cơ quan quan lý tiền tệ của một đất nước. Với 8.000 tỷ chênh lệch giá đưa vào ngân sách, ông ấy nói là để làm lợi cho quốc gia. Theo cá nhân tôi, đã là một nền kinh tế thị trường thì phải tuân thủ qui luật với những chuẩn mực của nó, đồng thời phải chia sẻ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, chứ không thể nhà nước lấy tất cả những phần đó. Ở đây vô hình chung người bị thiệt là doanh nghiệp và người tiêu dùng, họ không được hưởng lợi khi giá thế giới xuống thấp mà có sự chênh lệch rất cao giữa giá thế giới và giá trong nước trên thị trường vàng. Cái chênh lệch đó ông ấy lại độc quyền xuất nhập khẩu để bán lấy lãi mà ông nói phục vụ ngân sách nhà nước. Tôi thấy việc này chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của ba chủ thể trong một nền kinh tế thị trường là nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.”
Năm 2013, người đọc báo cũng ghi nhận sự kiện được gọi là Thủ tướng tự sướng khi ông công bố thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1960 USD/ năm. Theo báo chí lề phải, Thủ tướng đã rất phấn khởi khi khi phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12/2013 tại Hà Nội là GDP đầu người của Việt Nam đã tăng 23% so với năm 2012.
Thời gian đó, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể là Tiến sĩ Nguyễn Quang A có nhận định:
“Cái việc ‘tự sướng’ với các con số là một truyền thống lâu đời ít ra cũng phải ít ra mấy chục năm của Việt Nam này rồi. Người ta chỉ thích các con số mà không biết đàng sau những con số đó ý nghĩa thực của nó như thế nào. Thí dụ cái gọi là tăng trưởng GDP, con số đó có thể có nhiều ý nghĩa nhưng xét về thu nhập của người dân lấy GDP hàng năm chia cho 90 triệu người dân để ra con số thu nhập đầu người một nghìn mấy (1960 USD) thì nó không thực sự là người dân được hưởng.”
Gây sốc nhất?
Tác giả những phát ngôn gây sốc trong tốp đứng đầu của năm 2013 còn phải kể tới Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Theo Lao Động Online ngày 15/11/2013, khi bị chất vấn về vấn đề quy hoạch thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu: “Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù…Đây là của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không nói về chính phủ về bộ ngành này, bộ ngành khác.” Phát biểu này đã làm nóng nghị trường, hầu hết đại biểu đều băn khoăn bức xúc không biết Bộ trưởng Công thương đang nói về cái gì.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận định:
“Tôi cho rằng phát biểu này cũng theo một kiểu mô thức rất phổ biến hiện nay, đó là cứ vòng vèo rồi lẩn tránh trách nhiệm cụ thể của mình. Đây là một hiện trạng xấu do cơ chế hiện nay sinh ra. Chúng ta cũng thấy là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu mà theo tôi là câu nói sốc hơn mọi người. Đó là, chức Thủ tướng của tôi là do Đảng phân công, tôi không xin ai cả. Như vậy hình như họ không cần nhân dân, họ không cần đến dư luận. Đảng là ai là cá nhân nào thì chúng tôi cũng không biết được. Những cách nói mập mờ đó có thể mới nghe qua không để ý nhưng với những người có tuổi, giới trí thức quan tâm đều rất là xót xa cho hiện trạng ở Việt Nam hiện nay, như vậy là người ta không dám nhận trách nhiệm thậm chí đổ vấy trách nhiệm.”
Một trong những nhân vật có phát ngôn gây sốc cũng được liệt kê trong tốp 10 là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Theo Kienthuc.net.vn, sau vụ việc gây chấn động ngành y là 3 trẻ sơ sinh tử vong ở Quảng Trị sau tiêm vắc xin viêm gan B hồi vào hạ tuần tháng 7/2013 bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã hăng hái phát biểu: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin sẽ xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật…”
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa nhận định:
“Tôi công nhận rằng phát ngôn của bà Bộ trưởng Y tế được mọi người xếp vào dạng phát ngôn gây sốc thì cũng hợp lý. Hài hước nhất là lỗi vắc xin xử vắc xin…Người đứng đầu là Bộ trưởng Y tế phải chịu trách nhiệm cái đó. Ở đây bà ấy lại đổ cho người khác, đây là hiện trạng chung chung ở Việt Nam, khi gặp vấn đề khó người ta phát biểu loanh quanh rồi cuối cùng người ta lại đổ vấy trách nhiệm cho nhau, chứ ít có ai chịu trách nhiệm thực sự.”
Bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là tâm điểm của báo chí qua phát ngôn gây sốc không chỉ một lần của mình. Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 13 diễn ra hồi tháng 6/2013, khi trả lời các nhà báo về vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, bà Bộ trưởng Y tế đã trả lời rằng: “Thiếu giường bệnh thì…phải hỏi Nhà nước”.
Ghi nhận từ nghị trường cũng gom nhặt được phát ngôn khá bi hài của ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Liên quan đến vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn mà dư luận bàng hoàng về cách làm việc của ngành Công an và Tòa án, nhưng ông Quyền lại nói với báo chí: “Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc với FBI 1 tuần, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân.”
Vừa rồi là những phát ngôn gây sốc, phát ngôn ấn tượng của các quan chức cao cấp Việt Nam. Năm nào làng báo lề phải, lề trái cũng gom góp được nhiều phát ngôn ấn tượng của các quan chức Việt. Và như nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một người miệt mài tranh đấu cho sự công khai minh bạch thì sang năm 2014 và sau nữa, sẽ tiếp tục có những phát ngôn gây sốc, chừng nào Việt Nam chưa cải cách thể chế chính trị của mình.
--- 10 phát ngôn gây sốc của quan chức năm 2012 (DV).Dân Việt - Đề nghị chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì, “Chạy làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng”... là những phát ngôn gây chú ý trong năm 2012.
1. “Tôi nghĩ rất là hay và có thể viết thành sách”
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an TP Hải Phòng trả lời VnMedia đánh giá về việc “hiệp đồng tác chiến” giữa lực lượng CA Hải Phòng với các lực lượng chức năng của địa phương tham gia vụ cưỡng chế thu hồi đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1.2012.
2. “Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn”
Cũng liên quan tới vụ án Đoàn Văn Vươn, ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng - khi trả lời VNExpress về đối tượng phá nhà ông Vươn đã khẳng định như vậy. Trên thực tế, chính quyền địa phương UBND huyện Tiên Lãng đã huy động lực lượng chức năng phá nhà ông Vươn và vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được khởi tố.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
|
3. “Bệnh nhân và người nhà dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sỹ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra giải pháp hạn chế tiêu cực trong bệnh viện trong phiên trả lời chất vấn ngày 14.11 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.
4. “Phải xem khi bị đánh các anh ý có nói mình là nhà báo không?”
Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh trả lời Tuổi Trẻ ngày 9.5 khi nói về việc hai nhà báo VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị lực lượng chức năng tham gia cưỡng chế hành hung dã man tại vụ cưỡng chế thu hồi đất tại dự án Ecopark tại Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
5. “Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện không làm thủ tục sang tên đổi chủ, sẽ ra quyết định xử phạt người điều khiển. Còn với người đi xe của bạn bè, người thân, phải chứng minh được chủ phương tiện là ai như cần có sổ hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc giấy khai sinh”
Đại tá Đào Vịnh Thắng - trưởng Phòng CSGT - CA TP Hà Nội trả lời VNExpress ngày 10.12, khi Nghị định 71 (sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 34) chính thức có hiệu lực. Trên thực tế, Đại tá Đào Vịnh Thắng đã hiểu nhầm luật, bởi theo quy định của Nghị định 71, “chỉ xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa sang tên đổi chủ, chứ không phải người điều khiển”. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 còn có nhiều bất cập trong khi Bộ CA chưa có Thông tư hướng dẫn. Điều này đã gây ra sự lo lắng trong dư luận suốt một thời gian dài. Cuối cùng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an tạm dừng thực hiện xử phạt người sở hữu phương tiện giao thông chưa đổi chủ theo Nghị định 71.
6. “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của Nhà nước. Từ xưa tới nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn”.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ CA) phản biện trước việc lực lượng CSGT bị đánh giá là một trong 4 lĩnh vực tham nhũng nhất VN, theo khảo sát do Thanh tra Chính phủ phối hợp thực hiện cùng Ngân hàng Thế giới, công bố ngày 20.11. Trên thực tế, đây là hành vi tham nhũng.
7. “Đề nghị thưởng 5 triệu đồng cho người dân bắt được cướp”
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám đốc Công an TP.HCM đề xuất giải pháp này ngày 6.12 tại kỳ họp HĐND TP.HCM khóa VIII trước bức xúc về tình trạng cướp giật ngày càng gia tăng tại TP này. Đề xuất đã bị dư luận phản ứng dữ dội khi cho rằng “cơ quan công an không thể “xui” dân bắt cướp để lấy tiền thưởng trong khi đó là việc vô cùng nguy hiểm và là nhiệm vụ chính của công an”.
8. “Chạy làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng”
Trưởng Ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng “chạy công chức” ở Thủ đô Hà Nội trong buổi làm việc ngày 7.12 của kỳ họp cuối năm của HĐND TP Hà Nội. Dù đã chỉ ra cụ thể “nơi chạy” là trưởng, phó phòng Nội vụ các quận, huyện, nhưng rất tiếc sau đó, ông đã chọn giải pháp... im lặng khi báo chí muốn tiếp cận sâu thêm thông tin. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hai lần chỉ đạo UBND TP Hà Nội phải nghiêm túc kiểm tra, làm rõ vụ việc này.
9. "Câu hỏi của đại biểu chúng tôi đã có đầy đủ nhưng đang để... ở nhà. Chúng tôi mong mời đại biểu sang bộ để chúng tôi báo cáo”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 12.11, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.
10. “Điều tôi hài lòng là các mục tiêu kinh tế vĩ mô về lạm phát, thanh khoản, lãi suất và thị trường vàng đã thành công. Tuy nhiên, điều tôi trăn trở là trong 100% khó khăn của ngành NH thì báo chí gây ra đến 40%-50%.Sự ủng hộ, đồng thuận của báo chí chưa cao, chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt...”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói tại buổi gặp gỡ báo chí dịp cuối năm (27.12.2012).
Hải Phong (tổng hợp)
-- Khoảnh khắc ‘ngộ nghĩnh’ khó quên ở nghị trường (VNN). -
- Có nhiều cách để chính khách truyền đi các thông điệp về quản lý điều hành, trong đó ấn tượng nhất là những người chọn cách nói hóm hỉnh, hài hước. Cùng điểm lại những phút 'ngộ nghĩnh' của chính khách Việt năm qua.
Phó Thủ tướng: “Bà con gương mẫu không ăn gà lậu”…
Trả lời trước QH câu hỏi liên quan đến sức khỏe của người dân - lĩnh vực "nghiêm trọng", khó có tình huống hài hước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại kỳ họp QH cuối năm đã có lời kêu gọi giản dị, dễ hiểu, “để đời”: “Đề nghị bà con nhân dân, các đại biểu QH gương mẫu không ăn gà nhập lậu, bảo vệ sức khỏe cho mình. Gà trong nước là gà đồi Bắc Giang có chất lượng cao, có thương hiệu… Mùa này là mùa cưới, dân cũng nên hỏi nhà hàng gà này là gà gì để yên tâm”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Các đại biểu trên nghị trường vốn nghiêm ngắn là thế cũng phải cười ồ trước lời tư vấn của Phó Thủ tướng. Đến ngay Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng dí dỏm bình thêm, "đại biểu chắc cũng không biết con gà nào là gà không an toàn, đồng chí Phó Thủ tướng yêu cầu đại biểu không ăn gà, là gà mất vệ sinh nhưng cũng khó biết vì gà rán, gà nướng, gà nấu cháo rồi làm sao biết được".
Không riêng đại biểu QH mà ngay cả Phó Thủ tướng cũng khó phân biệt được thế nào là gà sạch với gà lậu nên lời nhắc nhở của ông hẳn chỉ là nói cho vui miệng. Bởi kể từ khi được giao phụ trách lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó Thủ tướng phải đảm nhận công việc khó khăn là giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn tồn tại từ rất lâu. Hành trình đưa thực phẩm sạch từ trang trại tới mâm cơm lại liên quan đến quá nhiều bộ ngành nên vai trò nhạc trưởng điều phối của ông ngày càng thêm vất vả.
Thôi thì trong khi chờ hiện thực hóa các giải pháp “lâu dài và đồng bộ”, trước hết hẵng cứ tiếp thị các mô hình “điển hình, tiên tiến” để nhân rộng phong trào ra cả nước. Đành tự an ủi rằng Phó Thủ tướng đã có cách “tiếp thị” gà đồi Bắc Giang dí dỏm sinh động thay vì ca lại bài cũ như những vị khác là “hãy trở thành người tiêu dùng thông minh”.
Bộ trưởng Y tế kêu gọi “quay phim, chụp ảnh”
Muốn đo lường kỳ vọng của người dân về năm Rồng, có lẽ nên lân la ở các bệnh viện (nhi và sản khoa). Ngành y tế năm qua có lẽ chiếm nhiều kỷ lục với các vụ tai biến sản khoa ở hàng loạt bệnh viện. Người đứng đầu, nữ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng ghi vào kỷ lục nối dài phát ngôn bất hủ của chính khách khi trả lời chất vấn giữa nghị trường về nạn phong bì rằng “hãy dứt khoát không đưa phong bì và giám sát nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi”.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Có vẻ như gợi ý “chụp ảnh, quay phim” kia của nữ Bộ trưởng hoàn toàn nghiêm túc, đặc biệt khi bà chia sẻ rằng, bà rất hiểu hành động trên hầu hết xuất phát từ nhu cầu của người bệnh mong muốn được chăm sóc tốt.
Nhưng với những bệnh nhân đang ở ranh giới cửa tử thì gợi ý nghiêm túc và có vẻ thể hiện tinh thần công khai, minh bạch của nữ Bộ trưởng lại nhuốm màu... khó nói.
Bởi một mặt thừa nhận thực trạng xuống cấp y đức, tiêu cực trong ngành mình quản lý, mặt khác Bộ trưởng cũng cho rằng đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện, cái ác và còn lâu dài, nhất là trong điều kiện bệnh viện quá tải, cơ sở vật chất chật chội, bác sĩ khám nhiều quá thì không thể hòa nhã, nhân cách cũng khó mà giữ được... Thêm vào đó, lương ngành y quá thấp. Chỉ cách một bức tường nhưng ở Việt - Pháp không có phong bì còn Bạch Mai thì phải phát động phong trào…
Vậy thì rõ là chưa thể dẹp được nạn lót tay trong một sớm một chiều.
Bộ trưởng đã bắt đúng bệnh, tìm đúng nguyên nhân, thậm chí qua việc nắm rõ thu nhập các bệnh viện, chắc hẳn bà quá hiểu tiêu cực đang tồn tại ở đâu, nơi nào, đâu cần khảng khái mời gọi người dân công khai “bắt tận tay, day tận mặt” gửi đến cơ quan chức năng. Chưa kể, việc lót tay kia cũng giống như hàng loạt cuộc “đi đêm” chạy chọt ở các ngành khác, hoàn toàn diễn ra âm thầm, tự nguyện, như một thứ “bất thành văn”.
Ngoài hai phát ngôn “kinh điển” của năm, cùng điểm thêm những phút ngộ nghĩnh khác của chính khách:
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: “Đúng là cứ QH họp, giá xăng lại giảm. Anh em trong tổ điều hành giá cũng nói vui là giá QH suốt thì khỏe”. (Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, QH khóa 13 về sự trùng hợp giữa thời điểm giảm giá xăng với họp QH).
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: “Về câu hỏi của ĐB Lê Như Tiến, chúng tôi đã có thông tin... Vậy xin mời đại biểu sang Bộ, chúng tôi sẽ báo cáo" (Bộ trưởng khất nợ câu trả lời tại phiên chất vấn kỳ họp QH thứ 4 về sai phạm ở Tập đoàn Sông Đà).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: “Người ta tìm ra bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỉ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch QH là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được”. (Trả lời chất vấn tại kỳ họp QH thứ 4 về tình hình khó khăn của doanh nghiệp do siết tín dụng).
Lê Nhung - Ảnh: Minh Thăng
-- Top ten ấn tượng 2012 (Trương Duy Nhất) Đã nghe nhiều sự lựa chọn bình xét tương tự từ các báo cũng như nhiều trang mạng khác. Tuy nhiên, bản “top ten ấn tượng” của Một góc nhìn khác sẽ đem đến cho bạn đọc những ngạc nhiên thú vị khác biệt- Hi vọng thế!
1. Cuộc tắm rửa vĩ đại và mỉa mai nhất: Nghị quyết 4 với cuộc kiểm điểm chỉnh đốn rầm rộ trong suốt năm 2012 của đảng cùng kết cuộc không kỷ luật “đồng chí X” và phương pháp “nhóm lò nhân văn” của hội nghị trung ương 6 được coi là thất bại ê chề nhất, như một cuộc “tắm rửa” vĩ đại… mỉa mai nhất!
2. Sự cố ngoại giao bi hề nhất: Tổng thống Brazil đột ngột hủy, không tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào đúng giờ chót, ngay sau khi ông Trọng có bài giảng lịch sử về chủ nghĩa xã hội tại Cuba, chuẩn bị lên chuyên cơ đến Brazil (mặc dù đây là chuyến thăm ngoại giao nguyên thủ quốc gia theo một lịch trình đã thống nhất và được chuẩn bị từ trước). Lý do được đưa ra theo thông báo là “do khó khăn đột xuất từ phía Brazil”. Có thể nói đây là sự cố hi hữu có một không hai và kỳ cục, bi hề nhất trong lịch sử ngoại giao Việt.
3. Nhân vật ấn tượng nhất: Dân oan giữ đất. Kích hoạt từ quả bom Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) đến ngọn lửa Văn Giang (Hưng Yên), những vành khăn tang Vụ Bản (Nam Định), nhát dao Nguyễn Văn Tưởng Thăng Bình (Quảng Nam), mẹ con bà Lài Cần Thơ khỏa thân giữ đất… Hình ảnh người nông dân, những dân oan vùng lên giữ đất trở thành “nhân vật của năm”, hình ảnh ấn tượng nhất, nhân vật ấn tượng nhất cho năm 2012, một năm rầm rộ hừng hực các cuộc biểu tình vùng lên giữ đất của người dân khắp các vùng miền từ Bắc chí Nam- những cuộc vùng lên đòi đất nhức nhối tâm can.
4. Những cuộc trấn áp kinh động nhất: Đó là trận đánh Tiên Lãng (Hải Phòng) “đẹp đến mức có thể viết thành sách”, là “trận càn” Văn Giang (Hưng Yên), là các cuộc trấn áp Vụ Bản (Nam Định), Kim Sơn (Đông Triều, Quảng Ninh)… Những trận thắng mỉa mai, những trận đánh dân, những cuộc trấn áp kinh động nhắm vào những người dân chân lấm tay bùn vùng lên đòi giữ đất.
5. Sự kiện truyền thông chấn động nhất: Blog “quan làm báo” trở thành một sự kiện truyền thông chấn động với cuộc chiến thông tin tấn công bôi nhọ hạ uy danh Thủ tướng. Ra đời tháng 6/2012, chỉ trong vòng 6 tháng đã kéo hút được một lượng bạn đọc khủng khiếp: gần 60 triệu lượt người đọc, tương đương 2/3 tổng dân số quốc gia. Đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải lên tiếng chỉ trích là “thế lực thù địch chống đảng chống nhà nước”, yêu cầu điều tra xử lý đồng thời cấm cán bộ viên chức truy cập. Đến nay vẫn chưa thể xác định đúng chủ nhân cũng như thế lực đứng sau trang blog chấn động này là ai (ngoài những tin đồn trên mạng nhắm vào cựu nữ đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến).
6. Vụ án rúng động nhất: Được ví như những bản sao của Vinashin và PMU 18, việc bắt giam gã tài phiệt đầu bạc khét tiếng Nguyễn Đức Kiên không chỉ náo loạn làng bóng đá, như một cú sút kinh động cuốn đổ cuộc cách mạng bóng đá dang dở, mà còn là cú đạp chao đảo thị trường chứng khoán cùng toàn bộ hệ thống ngân hàng và rúng động chính trường Việt.
7. Trận thua đẹp nhất: Cuộc đối thoại hóa giải các đợt biểu tình của trên 400 dân tình và tiểu thương bao vây tỉnh đường Thanh Hóa cùng quyết định thua cuộc, nhường phần thắng cho dân của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh được xem như một trận thua đẹp hiếm hoi so với hàng loạt các trận thắng mỉa mai cay đắng của chính quyền và lực lượng cảnh sát nhằm trấn áp dân chúng biểu tình giữ đất.
8. Chiến thắng mỉa mai nhất: Việt Nam giành quyền đăng cai Asiad 2019 trong bối cảnh nợ đầm đìa, kinh tế tuột dốc không phanh và đời sống dân tình khốn khó. Trong lúc nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế lắc đầu không tham gia, thì Việt Nam lại lao vào chạy đua giành quyền đăng cai Asiad 2019 với một nguồn kinh phí khổng lồ (ít nhất 150 triệu USD) và hồ hởi coi đó là “niềm tự hào”. Một niềm tự hào và chiến thắng mai mỉa!
9. Sự vinh danh nhạo báng nhất: Đó là cuộc vinh danh 50 nhân vật “tiên phong” của Vnexpress. Cuộc vinh danh mà có nhân vật được chọn lại xấu hổ, bất bình không thèm đến dự. Cuộc vinh danh với 50 nhân vật trong đó phần lớn là những ca sĩ, nghệ sĩ, thiết kế thời trang, chủ doanh nghiệp nghe cái tên đã phải… nhổ nước bọt, lại được xướng danh là những nhân vật có “thành tựu nổi bật, tạo ra sự đột phá hoặc thay đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực”.
10. Phát ngôn ấn tượng nhất: “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.
________________
- 2012 – Những câu chuyện chưa khép lại (NLĐ). – Bùi Đức Lại: Khắc khoải 2012. - Năm 2012: Nhân có…hòa? (TVN). - 10 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật năm 2012 (KT). - 10 sự kiện trong nước và quốc tế nổi bật năm 2012 (TQ). - Time: 10 vụ bê bối tai tiếng nhất năm 2012 (GDVN).
-Top ten phát ngôn ấn tượng 2012 Câu “tự do cái con c…” của Trung tá công an Vũ Văn Hiển xứng đáng đứng đầu bảng top ten, là phát ngôn ấn tượng nhất của năm 2012. Điều đặc biệt ở chỗ nó đã vô tình tạo nên một hiệu ứng ngược thú vị: dân tình giờ chửi mắng ai đều không văng c… nữa, ví dụ không phải “mày làm như con c…” mà thay bằng “mày làm như cái… tự do”!
1. “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ “tự do cho những người yêu nước” trên ngực.
2. Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn: “Một số người trung thực đã quyết định không vào đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo đảng nữa. Thế là đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.
3. Đất nước trên cỗ xe hỏng phanh: “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái không biết lùi, và xe hỏng phanh… chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.
4. Đồng chí X: “Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí “X” không có lỗi”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích về việc Bộ Chính trị không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
5. Tôi không chạy, cũng không xin, không thoái thác: “Gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc về văn hóa từ chức.
6. Ăn hết phần của dân: “Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn?”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
7. Kỷ luật sinh ra thù oán: “Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích vì sao không kỷ luật bất cứ ai, kể cả “đồng chí X”. Ông gọi đây là sự khoan dung theo tinh thần ‘nhân văn Việt Nam’.
8. Tổ quốc XHCN là cái sổ hưu: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu”- Đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh, Học viện chính trị Bộ Quốc phòng.
9. Mới mẻ chưa từng có trên thế giới: “Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới. Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả những người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề có”- Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá về chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ quan chức.
10. Trận đánh hay viết thành sách: “Không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách!”- Đại tá giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nói về cuộc cưỡng chế Tiên Lãng.
* * * * *
2012 là một năm quá nhiều phát ngôn ấn tượng, ấn tượng đến bi hề. Vì thế để tránh bỏ phí những phát ngôn… xuất sắc, xin giới thiệu thêm top phát ngôn lọt vào chung khảo, gồm những phát ngôn từ vị thứ 11 đến 20:
11. Tập đoàn tham nhũng: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn… Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
12. Thế hệ chúng tôi tự hào vì đã hút cạn dầu, đào hết than: “Thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đã đào gần hết than, đã dùng lưới cào và thuốc nổ khai thác hết cá ở biển, từng đi chặt rừng để bán sang Nhật. Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”- Chuyên gia kinh tế Bùi Văn.
13. Dân lấy đâu ra nhiều tiền thế?: “Hỏi người sử dụng ô tô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để mua? Trong khi đó mới chỉ đề cập đến chuyện thu phí đã… kêu ầm lên!”- Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị mắng dân khi nghe dư luận phản ứng gay gắt trước các chủ trương thu phí thuế giao thông.
14. Mở cuộc vận động tiết chế lòng tham: “Nên mở một cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước?”- Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương.
15. Làm Bộ trưởng mà chả có đồng nào trong túi: “Làm Bộ trưởng đúng lúc cắt giảm không sung sướng gì. Nhiều nơi đến xin gặp toàn phải xin phép từ chối. Được làm Bộ trưởng mà chả có đồng nào trong túi cả!”- Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh.
16. Việt Nam là nước XHCN nên không cần biểu tình: Ông Niê Thuật, đại biểu quốc hội, ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk đề nghị rút dự luật biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội năm 2013, vì theo ông “nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, chưa nói tới biểu tình”.
17. Xin nhận một nửa giải Nobel: “Người ta tìm ra bộ ba bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel. Vậy mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được một trong hai”- Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng.
18. Đóng phí là yêu nước: “Đóng phí là thể hiện sự yêu nước vì thế người dân phải thấy đó là niềm hạnh phúc và tự hào”- Bộ trưởng Giao thông- vận tải Đinh La Thăng.
19. Đặc xá vì nhà tù quá tải: “Ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó, một năm lại phải đặc xá một đến hai lần vì trại giam quá tải chứ không phải do phạm nhân cải tạo tốt”- Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc công an TP Hồ Chí Minh.
20. Câu trả lời để quên ở nhà: “Câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có (câu trả lời) đầy đủ nhưng đang để ở nhà”- Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn tại quốc hội về sai phạm của tập đoàn Sông Đà và các tập đoàn, tổng công ty khác.
-Top ten phát ngôn ấn tượng 2012
- Xuân Ba: Noel cứ thấy thiêu thiếu (Nguyễn Thông).
- Lập Tòa thị chính và dân bầu thị trưởng (PLTP). – Đề xuất mô hình chính quyền đô thị (TP).
- Bộ Nội vụ ‘thúc’ Hà Nội trả lời việc chạy biên chế 100 triệu (VNE). – Phát hiện chạy công chức sẽ xử lý nghiêm (PLXH). – Nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà tết cho cấp trên (PLTP).
- Định bệnh ăn cắp giờ nhà nước (LĐ). – Vàng = caosu (LĐ). – Bức tranh cán bộ – nhìn từ Quảng Ninh: Nghịch lý cần – đủ (NNVN). - VỤ “DỰ KIẾN HỐI LỘ 600 TRIỆU ĐỒNG CHO GIÁM ĐỐC SỞ”: Kết luận ông Tâm có nhận 200 triệu đồng (PLTP).- Phạt 201,5 triệu đồng sai phạm trong truyền hình (Infonet).
- Liên quan đến chùa Thanh Lương, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: Tôn trọng khách quan để trả lại sự bình yên (NCT).
- Phí đường bộ xe máy: Thu được 50% là mừng! (PLTP). – Đổi chỗ gởi xe (NNVN).
- Tầm Xuân – PGS, TS Nguyễn Tiến Bình muốn gì?! (Dân Luận). – Tri thức bồi bút và tính đảng trong quân đội (DLB).- “Nhẫn nhịn” đến mức kinh ngạc (RFA).- Nguyễn Hưng Quốc: ‘Cái nước mình nó thế!’ (VOA’s blog).