Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Chuyện lình xình tại chùa Vân Hồ: Cả hệ thống vào cuộc vẫn không thể dứt điểm sự việc!

-Tôi là phật tử theo cách của riêng tôi (Dương Thu Hương)"...Trước tình hình này A 25 ... Nhiệm vụ của họ là “khống chế hội phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và … điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh “mê tín” kia. Vậy là đội quân “sư nhà nước” được hình thành..."
Sau khi trả lời ông Đinh Ngọc Ninh bỗng nhiên tôi nhận được một loạt thư, hỏi:
- Bà có phải phật tử không? Chúng tôi thấy nhiều quan điểm trong bài viết của bà rất gần với lý thuyết đạo Phật.
- Nếu điều chúng tôi nghi ngờ là đúng, tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là phật tử?
Câu trả lời của tôi là: Tại sao không?
Đạo Phật không biên giới. Đó là một tôn giáo thẫm đẫm tính đạo đức và triết lý. Đạo Phật cũng như bất cứ tôn giáo nào khác đều tồn tại và phát triển thông qua hằng hà sa số các cá nhân. Bất cứ cá nhân nào cũng có một gốc rễ văn hóa, cũng mang một nhãn hiệu bản thể gọi là quốc tịch. Do đó khi trong một con người cùng tồn tại song song hai tình yêu lớn: tôn giáo và tổ quốc, người đó ắt phải tranh đấu cho hai kỳ vọng, hai niềm tin.
Vì thế, câu trả lời của tôi là: Tại sao không?
Tuy nhiên, tôi chỉ là phật tử theo cách của riêng tôi. Tôi không đi lễ chùa. Chẳng phải là cố tình tìm một cách tồn tại độc đáo nhưng vì tôi không có khả năng thỏa hiệp, cho dù đó là một sự thỏa hiệp dễ chịu nhất.
Cách đây chừng mười bảy mười tám năm một ngày xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ. Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và mùa thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá đình chùa đền miếu theo chủ trương “tiêu diệt tàn dư phong kiến” của bạo quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trồng mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa xuân và khi mùa thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đẹp ta thường gặp ở mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.
Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà “sư nữ” ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:
- Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ! ..
Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:
- Mày chết đi ..
Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào “ngang hông” bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính. Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng “mô phật” như lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. “Nhân sự” do “bên trên” đưa xuống.
Vậy cái gì là “bên trên”?
Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở? Chẳng có gì bí mật cả, “bên trên” là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để “yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hoàng nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là “tàn tích của chế độ phong kiến”. Trong một thời gian dài, những người cộng sản muốn xóa sạch tất cả các tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xóa đi một đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo. Dân Nga xích cổ tượng ông ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không biết từ nay “người cầm lái vĩ đại” của họ sẽ là ai ? .. Trong lúc đó dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Chính quyền cộng sản có thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá hủy tài sản của họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều hơn. Nhu cầu tâm linh hóa ra cũng là một nhu cầu sinh tử của kiếp người. Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn trong vai trò “bảo vệ nền chuyên chính”. Nhiệm vụ của họ là “khống chế hội phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và  … điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh “mê tín” kia. Vậy là đội quân “sư nhà nước” được hình thành. Nguồn đào tạo chính là C500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa, sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ… có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được “tráng men” bằng lý thuyết đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh, hành lễ để “vào nghề”.
Như thế nhà nước cộng sản đã tạo nên một đội ngũ “tôi tớ trung thành”được quyền thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và nhục thể dựa trên sự đầu cơ trục lợi “những khát vọng tâm linh” của dân chúng. Các ông sư bà sư áo quần phấp phới cưỡi xe vù vù đi “họp kín”. Họp kín ở đây tức là họp “giao ban” ngành dọc A25. Họ báo cáo rành mạch mọi thành tích. Riêng những cọc tiền thu được từ các hòm công đức là “không thể rành mạch” vì các sư còn phải mang về quê xây nhà tầng và lo cho các con học đại học trong nước và ngoài nước. Sư hành nghề ở Thái Nguyên, Hà Bắc thường có quê quán gia thất tại Thanh Hóa, Nam Định và ngược lại .. So với các nghề khác trong Bộ Nội vụ, “nghề làm sư” là béo bở, chỉ thua kém “Cục buôn lậu ma túy” thôi.
Cả một bộ máy lừa bịp vận hành nghiễm nhiên và ngang nhiên dưới ánh mặt trời, trước mắt dân chúng.
Dân chúng, tuy thường xuyên phải cúi mặt nhẫn nhục cam chịu, đôi khi cũng vùng lên tranh đấu, đòi đuổi sư nhà nước, giành chùa cho chân tu. Vụ biểu tình của các tín đồ chùa Láng Hà Nội cách đây ba năm là một ví dụ. Trong tối hôm đó, công an đã bắt giam trên một trăm tín đồ.
Vậy tôi xin trở lại lý do khiến tôi không đi lên chùa từ gần hai thập kỷ nay, sau kỷ niệm đau buồn với sư cụ tôi không còn muốn nhìn thấy một lần nữa bọn “thầy chùa đểu”.
Nhưng chưa hết.
Tôi không đi lễ chùa cũng còn vì chùa chiền giờ đây đầy rẫy bọn “đao phủ” đi “đánh quả” thần, phật. Gọi là “đao phủ” vì chính lũ người đó trước đây đã ra lệnh phá đình chùa, đuổi sư sãi, vặt cổ vặt tay tượng phật làm củi… giờ đây chúng lại xì xụp hương khói hơn tất thẩy mọi người.
Vì sao có sự đổi hướng quay chiều?
Tôi sẽ trả lời tường tận nhưng trước hết, để tránh rơi vào lối ám chỉ chung chung tôi xin nêu dẫn chứng:
- Một là, những người dân Huế cỡ trung niên hẳn chưa quên câu ca này:
Bùi San cùng với Trần Hoà
Hai thằng ngu ấy phá đàn Nam Giao
Bùi San: bí thư tỉnh ủy. Trần Hoàn: trưởng ty văn hóa. Công trình chung của họ là hủy diệt một di tích lịch sử nơi xưa kia các vua Nguyễn tế Trời Đất và tiên vương. Sau này, ông Trần Hoàn ra làm bộ trưởng Bộ Văn hóa, vợ con ông ta xem bói từ Nam ra Bắc, khấn lễ mọi nơi, đặc biệt lễ hậu là Bia Bà để cầu cho ông được “vững vàng”. Riêng tôi, tôi nhìn thấy ông nhiều lần cắp cặp đứng trước cổng nhà các vị “Bộ Chính trị”. Quả là một cuộc hiệp đồng tác chiến; vợ con ông đi đút lót “thần, phật” còn ông đi hầu hạ các “thánh sống” để ông được duy trì thêm 4 năm trên ghế bộ trưởng vì ông đã già lại quá nhiều khiếu kiện, cấp trên của ông đã chấm ông “vào sổ hưu”.
- Hai là, thời kỳ Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư Đảng, ngoài chiến dịch “Thanh Hóa hóa bộ máy cầm quyền” ông ta đã tranh thủ đào bới ngân khố quốc gia để xây dựng lại, mở mang hoành tráng đền thờ Lê Lai, tin tưởng đó là tổ tiên trực tiếp, là thần hộ mạng cho mình.
- Ba là, vài năm gần đây nhiều người họ Trần vênh vang tuyên bố rằng họ Trần sắp sửa bước vào thời kỳ “đại phát” vì Trần Đức Lương vừa cho xây khu mộ cổ họ Trần tại Thái Bình. Khu mộ này sẽ được xây theo thế “rồng phục” sao cho ít nhất, chín đời họ Trần sẽ liên tục “làm vua” v v… và v v…
Theo logic, ngày nào chế độ độc tài này còn tồn tại thì tất thảy bọn cầm quyền họ Miêu họ Thử họ Ngưu họ Mã… sẽ lần lượt vét ngân khố quốc gia để xây dựng mồ mả đền miếu cho riêng dòng tộc của chúng với một chủ đích hoặc ngụy trang hoặc lộ liễu: Duy trì quyền lực.
Quyền lợi, đó là căn nguyên sự quay chiều đổi hướng của kẻ cầm quyền. Marx và Lénine hết xài được thì quay sang “đầu tư, đánh quả” thần, phật. Hạng người ti tiện, lòng tham ngùn ngụt như vậy làm gì có “tâm hồn tôn giáo”?.., nhất là một tôn giáo có quá nhiều yêu cầu đạo đức, cấu trúc trên tinh thần khắc kỷ như đạo Phật? Không phải vô cớ mà so với đạo Hồi và Thiên Chúa giáo, đạo Phật có ít tín đồ hơn. Con đường dốc khó trèo. Con đường dốc ấy làm sao tương hợp được với bọn cởi áo đao phủ khoác áo cà sa điềm nhiên như diễn viên thay trang phục sân khấu, không một chút ngượng ngùng, không mảy may hối tâm, không một lần thành khẩn trước tha nhân? …
Lẽ ra, chính quyền Việt Nam phải xin lỗi dân chúng một cách công khai, một cách thành thật, một cách nghiêm khắc vì tội ác phá đền chùa lăng miếu, đào bới san ủi mồ mả tiền nhân của chúng sinh. Nếu họ cải tâm họ đã phải làm điều đó trước khi đặt chân lên thềm những đền chùa mà dân chúng gom góp xây dựng lại.
Nhưng cái ngã mạn của kẻ cầm quyền khiến lương tâm họ mù tối. Họ không cần xin lỗi ai bởi vì họ tự nhận là “Đảng thần thánh và vĩ đại”. Và vì “thần thánh và vĩ đại” họ đã thản nhiên làm cái việc mà cổ nhân từng cảnh báo:
“Thế gian có mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm làm sao cho đành.”
Tôi chuyển sang mục thứ hai: Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi. Không đi lễ chùa đã đành, tôi cũng không tin tuyệt đối vào lòng từ bi. Đối với tôi, lòng từ bi không thể độc hành. Lòng từ bi phải bước song song với một trí tuệ sáng suốt và khả năng chiến đấu chống lại điều ác.
Khi lòng từ bi không được rọi chiếu dưới ánh sáng trí tuệ, nó dễ dàng đưa ta đến tai họa. Chỉ cần nhớ lại tích “Đường Tam Tạng đi lấy kinh” là đủ. Đã bao nhiêu lần vị sư phụ này mắc lừa bọn yêu quái, niệm chú để xiết chặt vòng kim cô làm Tôn Ngộ Không đau đớn vật vã điên cuồng. Và cũng chớ nên quên rằng bao nhiêu lần ông ta mắc lừa, bấy nhiêu lần Tôn Hành Giả đi giải cứu.
Khi thiếu khả năng chiến đấu chống lại cái ác, lòng từ bi của chúng ta biến thành chất dầu nhờn, bôi trơn cỗ máy nghiền của loài ngạ quỷ và chính cỗ máy này sẽ nghiền nát chúng sinh. Một dân tộc hiền hòa như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính Trung Cộng không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung cổ.
Thêm một ví dụ nữa:
Ai cũng biết ở Khơ-me đạo Phật là quốc giáo. Vậy mà chính tại xứ sở này nạn diệt chủng đã xảy ra. Hơn hai triệu người bị giết dưới chính quyền Khơ-me đỏ. Thê thảm thay, rất nhiều cuộc tàn sát man rợ lại xảy ra chính tại các chùa. Nơi thờ cúng linh thiêng biến thành địa ngục và giờ đây, thành một thứ bảo tàng lưu giữ đầu lâu của các nạn nhân.
Với nghiệm sinh, tôi xin góp một dẫn dụ nhỏ. Năm 1991, trong gần tám tháng tù, tôi nhớ nhất câu này:
-Chị sẽ được ra tương ớt! Chị sẽ được nghiền ra tương ớt!
Không phải vì câu nói được lặp đi lặp lại mà vì thái độ của những người nói. Họ có một vẻ hài lòng đáng sợ, một sự điềm nhiên đáng sợ. Tôi không thù ghét họ: một đại tá, một đại úy, một trung úy. Có lẽ về bản chất họ không phải người ác người xấu. Nhưng họ đã được đào tạo để làm cái việc “nghiền người khác ra tương ớt”. Vì thế, đối với họ, việc nghiền ai đó ra tương ớt là phận sự, là phương tiện sinh tồn, giống như người thợ phay bào một con ốc thép hoặc người đầu bếp xào món rau.
- Chị sẽ được nghiền ra tương ớt!
Mỗi lần nghe câu nói đó, tôi đọc thấy trên gương mặt họ niềm hạnh phúc thanh thản của “Gã nông phu vừa cày xong thửa ruộng, Ngả mình trên nếp cỏ ngủ ngon lành”.
Đương nhiên, họ chuẩn bị mọi sự để cho tôi ra “tương ớt”. Nhưng không may cho họ, một tuần sau cuộc đảo chính ở Nga thất bại, thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ tan tành, cả ê-kíp ba người hỏi cung tôi tái xanh tái xám, mặt họ hiện lên nỗi hoang mang thê thảm, không còn chút tự tin.
Họ phải dừng tay, không dám cho tôi ra “tương ớt” … Và rồi, với 95 triệu franc viện trợ không hoàn lại của chính phủ đảng Xã hội Pháp, nhà nước cộng sản đã thả tôi ra. ..
Hơn một thập kỷ trôi qua, tôi vẫn không quên hình ảnh “tương ớt”. Vì cỗ máy nghiền con người ra tương ớt vẫn tồn tại. Và nó tiếp tục nghiền những người khác. Cả một đội ngũ “thợ nghiền” tiếp tục nuôi sống bản thân cũng như vợ con họ bằng nghề nghiệp này. Liệu các vị có thể dùng lòng từ bi hỉ xả như vũ khí tối hậu và duy nhất để làm thay đổi cỗ máy nghiền này chăng ? .. ? ..? ..
Tôi không tin.
Vì thời gian hữu hạn, khả năng con người cũng hữu hạn.
Vì sự tập nhiễm là bản năng thứ hai có sức mạnh ghê gớm mà chỉ riêng lòng tốt không đủ để đổi thay.
Vì lẽ đó, cuộc đấu tranh của phật tử cũng như của giáo dân không thể chỉ tựa trên sức mạnh của lòng từ ái. Cuộc đấu tranh nào cũng phải có chiến lược và chiến thuật, tùy cơ ứng biến. Và dù đứng dưới bóng Phật hay bóng Chúa, con người cũng cần có một bộ óc phán đoán phân tích sắc bén cộng với một khả năng đủ cho việc chống lại cái ác, bên cạnh lòng hỉ xả từ bi.
Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi vì tôi không bao giờ chủ trương đạo Phật trở thành “quốc giáo”, tôi đấu tranh cho một nền dân chủ đích thực mà nền dân chủ đích thực chỉ cho phép tồn tại một nhà nước thế tục trong đó tất thảy các tôn giáo đều được bảo vệ một cách bình đẳng nhưng trước hết mọi tín đồ đều có nghĩa vụ làm công dân xứng đáng.
Với tôi, chỉ có một nền dân chủ đích thực cho phép thay đổi thường xuyên các chính phủ thối nát, lạm nhũng mới cho phép các tôn giáo tồn tại đúng với tư cách tôn giáo, đền chùa và nhà thờ mới tồn tại như những chốn thiêng liêng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cõi người mà không bị biến thành đồn bốt bảo vệ cho quyền lực nơi đám cường hào trá hình ức hiếp người tu hành và bóc lột chúng sinh.
Bây giờ, là một câu hỏi có tính riêng tư:
- Cơ duyên nào đưa bà đến cửa thiền ?
Tôi xin trả lời:
- Sự đưa dẫn của số phận.
Đúng như vậy. Tất cả những ngả rẽ lớn trên đường đời, tôi không trù tính. Tất cả, đều xảy ra như những ngẫu nhiên. Nói một cách bóng bẩy hơn suốt phần đời tôi đã trải qua là tạo phẩm dưới bàn tay vô hình của số phận. Tuổi thơ, tôi không mơ ước làm nghề viết văn. Trưởng thành tôi cũng không hình dung được có ngày tôi trở thành kẻ thù số 1 của chế độ này. Tương tự như thế, chưa bao giờ tôi cố ý đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.
Sau cái chết của cha tôi 1992 trong tôi bỗng nảy sinh nhu cầu siêu hình. Vì sao, chính tôi cũng không rõ. Có điều, tôi biết chắc chắn rằng đời người thường chưa chất những ngộ nhận, những nhầm tưởng, những bí ẩn, những che giấu… tất cả những gì mà ta thường gọi là “bờ lú bến mê”. Trong quan hệ giữa con người với con người, những mê lú thường đem lại khổ đau, hờn oán. Thâm tình càng sâu, khổ đau càng lớn. Bởi vì, chỉ những người ta yêu thương mới có khả năng làm cho ta đau đớn. Phật tổ Như Lai dạy: “Con cái là những sợi xích bằng vàng”. Với tôi, sự thật dạy thêm vế đối: “Cha mẹ là những chiếc cùm bằng ngọc”. Trong gia đình tôi, tồn tại một nguyên tắc “Gia pháp cao hơn quốc pháp”. Vì lẽ đó, trong hơn một thập kỷ cha tôi đã áp dụng với tôi mọi hình thức kỷ luật quân đội để ép tôi sống với người chồng cũ, vì “bỏ chồng là điếm nhục gia phong”… Có lẽ vì những ẩn ức đó tôi bỗng có nhu cầu siêu hình sau cái chết của ông, dù người âm kẻ dương chúng tôi vẫn là cha con và vẫn có nhu cầu trò chuyện. Cũng chính vì những ẩn ức đó cuộc gặp gỡ và thờ phụng Phật bà Quan Âm đối với tôi là một hạnh duyên, một may mắn vĩ đại và thần bí.
Là người viết văn tôi biết rằng với thời gian và qua thời gian tất thảy các nhân vật lớn thuộc mọi tôn giáo đều được thần thoại hóa. Nhưng cho dù tước bỏ mọi chi tiết huyền hoặc, mọi sợi chỉ óng ánh thêu dệt chân dung, tôi vẫn thấy Phật Bà là một nhân cách vĩ đại tỏa sáng. Bị chinh phục hoàn toàn vì nàng công chúa từ bỏ cuộc đời xa hoa của hoàng cung, chạy trốn sự truy đuổi của quân lính triều đình, cưỡi hổ về phương Nam tu hành, tôi đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.
Vậy là con đường tôi đi ngược chiều với nhiều người khác. Tuy nhiên phương Tây có câu: “Mọi con đường đều dẫn đến Roma”.
Tôi tin rằng có nhiều con đường khác nhau dẫn đến tôn giáo nói chung cũng như cửa Phật nói riêng. Tùy theo duyên phận từng người, họ có thể dấn thân vào hành trình đó sớm hay muộn, lâu dài hay ngắn ngủi, sâu hay nông, thành thực hay chiếu lệ…v…v…
Đối với tôi, đạo Phật đem lại nhiều chân lý vĩnh hằng: Tính vô thường của Tồn Sinh, luật ly hợp của con người, vòng quay Sinh Diệt…v…v… Nhưng trước tất thảy mọi triết thuyết, đạo Phật dạy ta xử lý ra sao trong các mối mâu thuẫn nan giải của đời người. Lịch sử cá nhân của Quán Âm Bồ Tát đem cho tôi một sức mạnh mới mẻ và sự thanh thản triệt để trong tâm hồn. Tôi hiểu là từ ngàn xưa những con người vĩ đại đã giải quyết ra sao mối mâu thuẫn giữa các thế hệ đặt trong bối cảnh tình huyết nhục.
Tôi hiểu rằng ngoại trừ ngày cha mẹ đặt ta vào cõi đời, con người phải tự mình sinh đẻ ra mình, và lần sinh trưởng thứ hai này mới thực sự quyết định cho nhân cách cũng như sự nghiệp.
Tôi hiểu rằng không phải vinh quang cũng không phải chiến thắng mà chính là Tình Yêu và sự Hy Sinh nâng con người lên cao.
Và tất thảy những ý tưởng ấy được chắt lọc ra khi tôi đọc “Chuyện Quan Âm”. Cho nên tôi như được hồi sinh khi tẩy xóa mọi ẩn ức, thanh lọc tâm hồn. Tôi cúi đầu trước vong linh cha tôi vì hiểu rằng chính ông và chỉ ông mới tạo ra tôi nhưng tôi vẫn đi đúng con đường tôi đã chọn, không mảy may nao núng. Tôi cũng không bao giờ ép duyên hay can thiệp vào đời tư của các con tôi. Và bài học lớn lao ấy tôi học được từ Phật bà Quan Âm. Ngài chính là cơ duyên đưa tôi đến cửa Thiền.
Cuối cùng, để cảm ơn tất cả những ai đã quan tâm hỏi tôi, nhất là các Phật tử tôi xin phép nói rằng:
Tôi vẫn mơ ước có một ngày, khi lũ lợn bẩn thỉu bị đuổi khỏi đền chùa, mọi nơi thờ cúng linh thiêng được trả lại cho các chân tu những người mà mệnh và nghiệp gắn kết họ với tôn giáo… Ngày ấy, nếu Trời còn cho sống tôi sẽ lại “vãn cảnh chùa”, để thưởng thức mùi hương thuần khiết, thanh cao của hoa mộc, hoa sói, hoa lan… những loài hoa chỉ được phép trồng nơi thiêng liêng hương khói.
***
Lời bình của bạn đọc N.Th. Ng.
1/ Đọc mấy trang viết của Dương Thu Hương thì biết Hương đã nói đúng, cô ấy là phật tử theo cách riêng của cô ấy. Nói một cách khác, Dương Thu Hương đã đến với Phật giáo nhưng chỉ đang ở chỗ “cửa Thiền”, chưa bước qua cửa, nhưng cũng không quay ra mà đang loay hoay ở đó, chẳng tiên chẳng phật chẳng phàm nhân!
Thật ra, khác với nhiều tôn giáo khác, phật giáo đưa ra một số giáo lý mang tính tiên đề, xác quyết rất quan trọng: Thứ nhất là “Phật tại tâm-Chân tâm thị phật”. Hãy đừng kiếm tìm và cầu khẩn đức phật ở đâu cả. Phật ở chính trong tâm mỗi người. nếu bạn rèn dũa như thế nào đó để có “chân tâm” mà các luận sư lừng danh của Ấn Độ và Tây Tạng đều giảng khái niệm Chân tâm là “tình thương và lòng trắc ẩn”. Có cái tâm ấy đã là Phật rồi đấy. Bởi quan niệm như thế nên dẫn tới lời dạy thứ 2 của Kinh, “thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Đây không phải là thứ “đồng dao” mà là sự tổng kết từ kinh sách. Kinh Kim cương giảng “Cứu nhân nhất mệnh, thắng tạo cửu cấp phù đồ” (Giúp đỡ được một người (thì công quả) còn hơn xây chín tầng tòa bảo tháp để thờ Phật- Dân gian nói gọn “cứu một người phúc đẳng hà sa). Trở lại chuyện tu nhà tu chợ là tu gì vây? Chùa là nơi tu hành của bọn thầy tăng. Họ cũng quan trọng vì phật giáo xếp tăng đoàn là một trong “tam bảo”-Phật, Pháp, Tăng. Nhưng tất thảy các chúng sinh, đệ tử thì đâu phải tu ở chùa được. Rất ít. Vì thế mà phật giáo coi việc tu chùa không quan trọng bằng tu ở nhà và tu ngay trong quá trình hành xử ở đời (chợ). Nên cũng không ai biết được số lượng đệ tử theo đạo phật là bao nhiêu (Người ta tin và theo đạo Phật khác với đi tu ở chùa, kể cả sư và các vãi). Những ai không đến chùa, không đọc kinh cầu nguyện nhưng biết tự mình tu tâm tích đức, biết quý trọng và phụng dưỡng các bậc sinh thành theo khả năng của mình; biết thương yêu đùm bọc nhau trong gia đình, gia tộc; biết chia xẻ với nỗi đau của đồng loại dù chỉ là bằng tình thương chứ không có tiền bạc gì… thì đó là tu tại gia rồi. Nhưng vậy thì Nho giáo cũng dạy con người ta như thế. Khác nhau căn bản giữa Nho giáo và Phật giáo chính là cái tôi. Nho thì làm tất cả, kể cả cưỡng bức để tạo thành cái tôi hiền nhân, quân tử, trượng phu… gắn với cái danh nào đó (Nói như cụ Nguyễn Công Trứ “Phải có danh gì với núi sông”). Còn Phật giáo là hướng nội, dần dần không có cái tôi (vô ngã). Tất cả các phép tu của phật giáo, kể cả các chi phái khác nhau đều coi trọng quá trình tự tu, “tu tại gia” như thế. Còn “tu chợ”? Là chỉ về cách hành xử trong quá trinh sinh sống, trong các quan hệ người vời người trong xã hội (ngoài gia đình). Nó là quá trình giữ mình đàng hoàng trong sạch. Không ai kinh doanh mà không tính đến lời lãi, không ai là không cần đến tiền, nhưng cách kinh doanh của những người “có tâm” với những người chỉ biết kiếm tiền với bất cứ giá nào là rất khác nhau. Đây là một trong số các triết lý kinh doanh của người Nhật và có lẽ xã hội ấy đã thành công bởi triết lý “tu chợ” của phật giáo. Vậy nên, cách tu của Dương Thu Hương không có gì “riêng biệt” cả. Cô Hương bị nhốt ở B14 gần 8 tháng. Thái Nguyên bị nhốt đúng vào cái buồng đó gần 7 năm. Có lẽ tu lâu hơn ở ngôi chùa đặc biệt ấy nên hết cả thù ghét đối với tất cả bọn họ và cũng quên luôn tất cả những gì đã xẩy ra như một giấc mơ mơ hồ vậy thôi.
2/ Có một đặc điểm rất khác với tất cả các tôn giáo còn lại đã và đang tồn tại ở nước ta: Đó là khi du nhâp vào Việt Nam khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất (dù là qua các nhà truyền giáo TQ ở phía Bắc hay các nhà truyền giáo Ấn Độ từ phía Nam) thì người Việt cổ đã có 2 tôn giáo tồn tại rộng khắp, đó là đạo thờ cúng gia tiên và thờ thần linh cùng với Đạo Mẫu. Phật giáo vào nước ta đã bị chi phối bởi hai tôn giao bản địa ấy, nên đã hình thành nên một thứ Phật giáo chẳng giống ai (chưa nói đến chuyện “chùa quốc doanh” và “sư quan chức” vội). Phật giáo VN coi chuyện cúng bái quan trọng hơn hết thảy, nên chùa nào cũng bày ra các loại cúng, cầu xin mà đa phần là cốt để kiếm thật nhiều tiền công đức nhằm xây chùa to đẹp. Chùa không còn là nơi hộ trì cho chúng sinh, cho dân an quốc thái mà chủ yếu là nơi để cúng, để cầu cho đủ loại người, trong đó bọn có nhiều tội ác phải đến cầu xin chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nhà cúng, đền miếu, chùa đều cúng cả. Ngày nay chỉ còn hệ phái Trúc Lâm đang muốn khôi phục lại ít nhiều tính thuần khiết của phật giáo mà không biết có mở rộng được hay không. Cũng bởi vì có một thứ đạo riêng của người Việt cổ, đó là Đạo Mẫu. nếu chúng ta để ý sẽ thấy ngoài các đền thờ Mẫu thì hầu hết các chùa đều có phủ thờ mẫu và duy nhất ở VN, người ta gọi Quán Thế Âm Bồ tát là “Phật bà Quan âm”. Cả Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản chả có bà nào là Phật cả. Nước ta cứ thấy thiên hạ nói gì, làm gì là bắt chước theo. Thấy người ta nói “bình đẳng giới” cũng hô toáng lên phải bình đẳng giới. Họ chẳng hiểu tý gì cả: Hãy nhìn trong Nam ra ngoài Bắc, nhìn từ trên ngàn xuống đến bể, đâu đâu người ta cũng thờ các bà chúa. Toàn bộ tay hòm chìa khóa của đất nước, từ đất đai, tài nguyên rừng biển cho đến tài chính ngân hàng…đều do một tay các bà quản lý tất. Các ông dù là vua, là thánh cũng chỉ đánh giặc rồi uống rượu thôi chứ để các ông quản lý đâu hỏng đấy. Đạo của người Việt đấy. Dương Thu Hương rất thích những gì người ta viết về Phật bà là đúng đấy, nhưng không chỉ phật bà đâu. Nhân đây tôi nói luôn: ngay bên “thiên triều”, nơi phát xuất của Nho giáo rồi thi cử học hành nhưng từ thủa xa xưa trong hàng ngàn năm phong kiến ấy, có bà nào là nữ sĩ lừng danh như Việt Nam không? Bởi bên đó, thầy Khổng chỉ dạy bọn đàn ông, còn đàn bà thầy bảo “nữ nhi nan giáo”-đàn bà là loại người khó dạy bảo nên không có một trò nào là đàn bà cả. Dân tộc chúng ta đã từng và đang đứng ở đỉnh cao của quan hệ giới rất văn minh chứ sao lại đi học đòi ba thứ vớ vẩn như thế. Thậm chí ta có cả nữ tiến sĩ đầu tiên của thế giới là bà Nguyễn Thị Duệ thới Chúa Trịnh Sâm mà không chịu xin đưa vào sách kỷ lục mà để cô gái người pháp mới đỗ cử nhân thế kỷ 18 đứng đầu đấy
3/ Nói chuyện chùa đời mới, sư đời mới thì Dương Thu Hương nói đúng. Chính thể chế này đã làm cho phật giáo bị tha hóa đi nhiều lắm rồi và không cần nói thêm làm gì. Chỉ thêm một điểm: Bây giờ cũng vì tiền thôi, hầu hết các chùa đã nhận các vong, thậm chí cả lọ tro đưa vào chùa cho tiện việc cầu nguyện, cũng cho hợp với cái tính phản văn hóa và lười nhác của lớp người mới XHCN. Chùa là nơi thờ phật, là nơi thanh sạch và an tịnh chứ không thể biến chùa thành một thứ nghĩa địa mới đầy các vong và hài cốt uế tạp như thế được. Ở nước ta, Đảng CS là lực lượng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tất cả, kể cả nhà chùa cũng là đương nhiên. Có lẽ đảng phải có một nghị quyết tầm TW về những việc như thế này mới gọi là toàn diện và tuyệt đối. Vài lời rông dài vậy.
Dương Thu Hương----
Các sư thầy, sư cô còn quậy hơn cả các sao nữa. Sợ thật !!!!. Từ sư thầy Thích Minh Phượng tới sư cô Thích Đàm Thục
TLQ: --Vụ dân đưa tượng ra khỏi chùa: Sư trụ trì “nhiều chuyện lắm” (Giá mà có thể thay cái tựa một chút)--Nửa đạo nửa đời


Không chỉ đánh nhau bị công an lập biên bản, trong nhiều lần cự cãi với thầy trụ trì, sư Thục còn ngang nhiên nói láo rằng đã ngủ với bố của thầy mình.

Phá tan không gian chùa cổ

Chùa Vân Hồ, nơi sư Đàm Thục đang "trú ngụ" sau khi liên tiếp có hành vi sai trái.


Thời gian gần đây, qua đường dây nóng, nhiều phật tử tỏ ra vô cùng bức xúc phản ánh về việc sư Thích Đàm Thục (đệ tử của thầy Thích Đàm Nhung, trụ trì chùa Vân Hồ) có nhiều hành vi sai trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu thân tích đức của nhà phật.

Sự việc bắt đầu khi sư Thục về làm trụ trì tại chùa Khánh Sơn, tại thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông, TX Sơn Tây vào năm 2008. Sau một thời gian công tác tại đây, sư Thục đã xâm phạm nghiêm trọng khu di tích lịch sử cấp thành phố này. Ngôi chùa 400 năm tuổi bỗng chốc tan hoang sau những quyết định chóng vánh của sư Thục.

Sau khi về cai quản đèn nhang cho chùa, sư Thục không chỉ đốn hạ 2 cây lim cổ thụ để làm chiếu nghỉ, sắm lễ khác hẳn với khuôn viên tổng thể vốn hoàn thiện của chùa Khánh Sơn mà còn tự ý cho xây dựng ngôi nhà cấp bốn ba gian để làm khu ăn. Không dừng lại ở đó, tại đây sư Thục còn bị tố thường xuyên đánh đập sư tiểu và bị tăng ni phật tử nghi ngờ mập mờ trong quản lí quỹ công đức…

Sau hơn 2 năm với nhiều lình xình, ngày 22/6/2010 sư Thục đã có đơn xin giao lại chùa cho địa phương quản lí với lí do không hợp “duyên” và quay về với sư phụ là thầy Thích Đàm Nhung, dù chưa được ban trị sự Thành hội phật giáo Hà Nội chấp nhận. Tuy nhiên, ở đây sư Thục tiếp tục vấp phải sự phản đối của hàng trăm phật tử vì nhiều hành vi cho là vi phạm giới luật Phậtvà vi phạm pháp luật.

Đại diện cho nhiều phật tử, ông Vũ Văn Hậu, trú tại khu Đầm Trấu, Bạch Đằng (Hà Nội) cho biết: “Sau khi về chùa Vân Hồ, sư Thục không chỉ liên tục gây mâu thuẫn, đánh nhau với phật tử đến chùa làm công quả, bị công an phường Lê Đại Hành lập biên bản mà còn thường xuyên xúc phạm và kiện cáo vu khống sai sự thật sư trụ trì – người đã dạy bảo, nuôi dưỡng sư Thục từ khi mới vào chùa”.

Không những thế, trong nhiều lần cự cãi với thầy trụ trì, sư Thục còn ngang nhiên nói rằng đã ngủ với bố thầy. “Trong khi cụ thân sinh ra tôi đã mất cách đây 30 năm nhưng sư Thục vẫn nhiều lần dùng những lời lẽ vô luân phạm vào điều cấm sắc giới của nhà phật để đem ra nói láo”, Trụ trì chùa Vân Hồ, thầy Thích Đàm Nhung, cho biết.

Thừa nhận về những hành xử sai trái trên, sư Thục đã có nhiều bản kiểm điểm sám hối: “Việc cãi thầy, chửi đổng thầy và chửi cả người nhà thầy… là có tội”. Ngay cả trong biên bản hòa giải giữa 2 thầy trò của Ban trị sự Phật giáo quận Hai Bà Trưng, sư Thục cũng cho rằng: “Từ trước đến nay con đã có nhiều lỗi lầm với thầy, nay xin thầy và Ban trị sự Phật giáo quận Hai Bà Trưng cho phép được sám hối, để tiếp tục được ở lại chùa Vân Hồ tu hành”.

Những tưởng sau cơ hội sửa chữa sai lầm, sư Thục sẽ nhẫn nhục tu hành nhưng theo thầy Thích Đàm Nhung, đệ tử vẫn “chứng nào tật ấy”, tiếp tục có những hành vi bất kính với thầy và buộc thầy phải có đơn kiến nghị lần 2 lên Giáo hội PGVN quận Hai Bà Trưng nhằm giải quyết dứt điểm sự việc.



Phía cơ quan công an cho biết sư Đàm Thục đã phạm giới luật 3 lần.

Phạm luật 3 lần “Đông khứ tây khứ”

Trước sự việc trên, biên bản họp ngày 3/5/2013 của Ban trị sự Giáo hội PGVN quận Hai Bà Trưng nêu rõ: “Sau khi nhận đơn lần 2 của sư thầy Thích Đàm Nhung trụ trì chùa Vân Hồ về việc sư già Thích Đàm Thục, là đệ tử của thầy có những hành vi bất kính, BTSPG Quận đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi, khuyên giải nhưng sự việc vẫn chưa kết thúc, mà trở nên phức tạp lan rộng đến thành hội Phật giáo Hà Nội, các cơ quan chính quyền trong quận.

Để giải quyết sự việc, BTSPG Quận đã mở cuộc họp kết hợp nhiều ban ngành trong quận Hai Bà Trưng cùng tham gia. Qua đó, nhiều ý kiến, giải pháp đã được đưa ra.

Theo Ni sư Thích Đàm Nam, Trưởng BTSPG quận Hai Bà Trưng, BTSPG quận đã khuyên giải hai thầy trò vào ngày 25/12/2012 nhưng không có kết quả, đề nghị sư già Thục thực hiện quyết định bổ nhiệm về Sơn Tây. Từ đó đến nay, BTS không còn trách nhiệm về việc này nữa.

Thời gian qua, BTSPG quận đã tạo điều kiện rất nhiều cho sư cô Thục trên tinh thần đồng đạo, Pháp lữ nhưng hiện nay, không những sư cô Thục có đơn gửi các cấp mà một số phật tử đã có đơn thư dẫn đến ảnh hưởng xấu hình ảnh Phật giáo.

Về phía các cơ quan chức năng, thượng tá Vũ Thanh Sơn, phó trưởng phòng PA 38 cho biết: “Theo đơn thư thì từ năm 2010, sư Thục đã có nhiều hành vi sai trái, phải làm rất nhiều bản kiểm điểm, nay lại kiện thầy, nói xấu thầy. Trong khi đó theo luật Phật là 3 lần can gián không được thì đông khứ tây khứ. Vậy đề nghị BTSPG Quận kiến nghị với Thành hội Phật giáo để giải quyết, tạo điều kiện cho sư Thục đi chùa khác để giải thoát cho sư Nhung".

Đồng ý với quan điểm trên, ông Nguyễn Bá Vệ, trưởng công an phường Lê Đại Hành cho biết: “Sư Thục từ ngày có quyết định bổ nhiệm làm trụ trì tại Sơn Tây, chưa có quyết định nào quay lại chùa Vân Hồ. Nên đề nghị BTSPG Quận kiến nghị lên BTSPG Thành phố để điều sư Thục đến một chùa nào đó, để an ninh chùa Vân Hồ cũng như phường được ổn định.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Thị Thanh Thủy, chủ tịch phường Lê Đại Hành cho biết đến nay sự việc tại chùa Vân Hồ vẫn chưa thể dứt điểm. Biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề là tách sư Thục ra khỏi chùa Vân Hồ nhưng hiện tại BTSPG quận cũng mới chỉ vận động chứ chưa có biện pháp nào tích cực nào.

UBND Phường Lê Đại Hành cũng đã có ý kiến lên BTSPG Thành hội nhưng cũng chưa nhận được ý kiến phản hồi – bà Thủy cho biết thêm.

Theo Tri thức

Chuyện lình xình tại chùa Vân Hồ: Cả hệ thống vào cuộc vẫn không thể dứt điểm sự việc!

Câu chuyện đệ tử “đấu tố” sư phụ tại chùa Vân Hồ, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), đã diễn ra nhiều tháng qua, không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh nhà Phật mà còn gây mất an ninh trật tự địa phương. Mặc dù, cả hệ thống các cơ quan chức năng đã cùng “sắn tay” vào cuộc tìm hướng giải quyết nhưng dường như sự việc vẫn dậm chân tại chỗ!

Hình ảnh nhà Phật bị “xâm phạm”

Sự việc tai tiếng liên quan đến những hành động của sư thầy Thích Đàm Thục (đệ tử của thầy Thích Đàm Nhung, trụ trì chùa Vân Hồ) bắt đầu xảy ra sau một thời gian về nhận trụ trì tại chùa Khánh Sơn Tự tại thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông, TX. Sơn Tây (năm 2008) đã gây nhiều bất bình trong nhân dân.

Theo phản ánh của người dân, sư Đàm Thục đã xâm phạm nghiêm trọng khu di tích lịch sử cấp thành phố này. Ngôi chùa 400 năm tuổi bỗng chốc tan hoang sau những quyết định chóng vánh của sư Thục. Bởi sau khi về cai quản đèn nhang cho chùa, sư Thục không chỉ đốn hạ 2 cây lim cổ thụ để làm chiếu nghỉ, sắm lễ khác hẳn với khuôn viên tổng thể vốn hoàn thiện của chùa Khánh Sơn Tự mà còn tự ý cho xây dựng ngôi nhà cấp bốn ba gian để làm khu ăn. Không dừng lại ở đó, tại đây sư Thục còn bị tố thường xuyên đánh đập sư tiểu và bị tăng ni phật tử nghi ngờ mập mờ trong quản lí quỹ công đức…

Sau hơn 2 năm với nhiều lình xình, ngày 22/6/2010 sư Thục đã có đơn xin giao lại chùa cho địa phương quản lý với lý do không hợp duyên và quay về với sư phụ là thầy Thích Đàm Nhung, dù chưa được BTS Thành hội phật giáo Hà Nội chấp nhận. Tuy nhiên, ở đây sư Thục tiếp tục vấp phải sự phản đối của hàng trăm phật tử vì nhiều hành vi cho là vi phạm giới luật Phật và vi phạm pháp luật.

Đại diện cho nhiều phật tử, ông Vũ Văn Hậu, trú tại khu Đầm Trấu, Bạch Đằng (Hà Nội) cho biết: Sau khi về chùa Vân Hồ, sư Thục không chỉ liên tục gây mâu thuẫn, đánh nhau với phật tử đến chùa làm công quả, bị Công an phường Lê Đại Hành lập biên bản mà còn thường xuyên xúc phạm và cãi láo, kiện cáo vu khống sai sự thật sư trụ trì – người đã dạy bảo, nuôi dưỡng sư Thục từ khi mới vào chùa.

Thừa nhận về những hành xử sai trái trên, sư Thục đã có nhiều bản kiểm điểm xám hối “việc cải Thầy, chửi đổng Thầy và chửi cả người nhà Thầy… là có tội”. Ngay cả trong Biên bản hòa giải giữa 2 thầy trò của Ban trị sự Phật giáo quận Hai Bà Trưng, sư Thục cũng cho rằng: “từ trước đến nay con đã có nhiều lỗi lầm với thầy, nay xin thầy và Ban trị sự Phật giáo quận Hai Bà Trưng cho phép được xám hối, để tiếp tục được ở lại chùa Vân Hồ tu hành”.

Những tưởng sau cơ hội sửa chữa sai lầm, sư Thục sẽ nhẫn nhục tu hành nhưng theo thầy Thích Đàm Nhung, đệ tử vẫn “chứng nào tật ấy”, tiếp tục có những hành vi bất kính với thầy và buộc thầy phải có đơn kiến nghị lần 2 lên Giáo hội PGVN quận Hai Bà Trưng nhằm giải quyết dứt điểm sự việc.
Hàng loạt giải pháp, sự việc vẫn dậm chân tại chỗ!

Tại biên bản họp ngày 3/5/2013 của Ban trị sự Giáo hội PGVN quận Hai Bà Trưng nêu rõ: sau khi nhận đơn lần 2 của sư thầy Thích Đàm Nhung trụ trì chùa Vân Hồ về việc sư già Thích Đàm Thục, là đệ tử của thầy có những hành vi bất kính. BTSPG Quận đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi, khuyên giải nhưng sự việc vẫn chưa kết thúc, mà trở nên phức tạp lan rộng đến thành hội Phật giáo Hà Nội, các cơ quan chính quyền trong Quận.






Để giải quyết sự việc, BTSPG Quận đã mở cuộc họp kết hợp nhiều ban ngành trong quận Hai Bà Trưng cùng tham gia. Qua đó, nhiều ý kiến, giải pháp đã được đưa ra.

Theo Ni sư Thích Đàm Nam, Trưởng BTSPG quận Hai Bà Trưng, BTSPG Quận đã khuyên giải hai thầy trò vào ngày 25/12/2012 nhưng không có kết quả. Bây giờ đề nghị sư già Thục thực hiện quyết định bổ nhiệm về Sơn Tây. Từ nay, BTS không còn trách nhiệm về việc này nữa.

Sư thầy Thích Đàm Định, Ban đặc trách ni giới cũng cho rằng: “Nước không thể 2 vua, một chùa không thể 2 chủ, hiện nay thầy Nhung là đương kim trụ trì, mọi việc trong chùa là do sư Nhung quyết định, bác Thục phải tuân thủ”.

Ý kiến của Đại đức Thích Đạo Thông, Phó trưởng ban thường trực phật giáo Quận cho rằng: Trong thời gian qua, BTSPG quận đã phối hợp với các cơ quan chức năng tìm mọi cách giải quyết trên tinh thần hòa hợp đoàn kết. Tuy nhiên, đến nay sự việc càng trở nên phức tạp, mâu thuẫn sâu sắc.

Thời gian qua, BTSPG Quận đã tạo điều kiện rất nhiều cho sư cô Thục trên tinh thần đồng đạo, Pháp lữ nhưng hiện nay không những sư cô Thục có đơn gửi các cấp mà một số phật tử đã có đơn thư dẫn đến ảnh hưởng xấu hình ảnh Phật giáo.

Trước tình hình hiện nay, Đại đức cũng cho biết: Trước mắt BTSPG Quận đề nghị 2 thầy trò không nên có đơn thư tiếp. Đồng thời, BTS sẽ có tờ trình lên thường trực BTS Thành hội để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Về phía các cơ quan chức năng, Thượng tá Vũ Thanh Sơn, Phó trưởng phòng PA 38 cho biết: Theo đơn thư thì từ năm 2010, sư Thục đã có nhiều hành vi sai trái, phải làm rất nhiều bản kiểm điểm, nay lại kiện thầy, nói xấu thầy. Trong khi đó theo luật Phật là 3 lần can gián không được thì đông khứ tây khứ. Vậy đề nghị BTSPG Quận kiến nghị với Thành hội Phật giáo để giải quyết, tạo điều kiện cho sư Thục đi chùa khác để giải thoát cho sư Nhung.

Đồng ý với quan điểm trên, ông Nguyễn Bá Vệ, Trưởng công an phường Lê Đại Hành cho biết: Sư Thục từ ngày có quyết định bổ nhiệm làm trụ trì tại Sơn Tây, chưa có quyết định nào quay lại chùa Vân Hồ. Nên đề nghị BTSPG Quận kiến nghị lên BTSPG Thành phố để điều sư Thục đến một chùa nào đó, để an ninh chùa Vân Hồ cũng như Phường được ổn định.

Bà Ngô Thị Ngọc Bích, Chủ tịch MTTQ quận Hai Bà Trưng cho hay, muốn ổn định thì phải giải quyết có kết quả, BTSPG quận cùng với các ban ngành trong phường, cố gắng động viên khuyên bác Thục để bác nhận ra vấn đề sửa đổi tính cách, mong thầy chùa Vân Hồ tìm cho bác Thục một ngôi chùa để bác Thục ra đi thì mới sư thầy mới được bình an.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Chủ tịch phường Lê Đại Hành cho biết: Đến nay sự việc tại chùa Vân Hồ vẫn chưa thể dứt điểm. Biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề là tách sư Thục ra khỏi chùa Vân Hồ nhưng hiện tại BTSPG Quận cũng mới chỉ vận động chứ chưa có biện pháp nào tích cực nào.

UBND Phường Lê Đại Hành cũng đã có ý kiến lên BTSPG Thành hội nhưng cũng chưa nhận được ý kiến phản hồi – bà Thủy cho biết thêm.

Để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn tại chùa Vân Hồ, đề nghị các cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội tiếp tục vào cuộc./.
Thành Vinh – Kinh Vân





- Bộ trưởng giảng văn hóa, hàng loạt sai sót xảy ra (ĐV).

- Di sản bị rẻ rúng (GD&TĐ). – ‘Liên tỉnh’ lập hồ sơ Di sản thế giới (TTVH). – Tu bổ, tôn tạo di tích đình Dương Lôi, Từ Sơn, Bắc Ninh: Cố tình “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” để trục lợi? (NCT).

- Vụ bác sĩ “ném xác”: Người nhà chị Huyền tìm thi thể bên trong TMV Cát Tường (PLTP). – Lùng sục mọi ngóc ngách thẩm mỹ viện Cát Tường tìm xác chị Huyền (Soha).

- Kiều bào tại Pháp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai (VOV).



- Bí thư Quận ủy Lê Chân nói gì về thông tin vợ, con bị đòi nợ? (DV).- - Điều tra nghi án vợ bí thư xã giết chủ nợ (TT). – Vợ Bí thư xã bị nghi giết người khai gì? (NLĐ/TP).Vợ, con một bí thư nợ hàng chục tỉ đồng
- Hút nước giếng nhà vợ bí thư xã để truy tìm chứng cứ (NLĐ/ DT). - Vụ vợ lãnh đạo xã chém người: Bơm giếng tìm người mất tích (LĐ). - Hải Phòng: Vợ, con một bí thư quận uỷ nợ hàng chục tỉ đồng (LĐ). Đòi tiền công “chạy án”, một luật sư bị bắt
Ngày 21-1, tin từ Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt giam Lương Anh Tiến (trú tại quận 8 - TPHCM) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nữ thủ quỹ xã mất tích bí ẩn

Trong khi chưa tìm ra tung tích nữ thủ quỹ xã, chiếc điện thoại của bà lại được chủ một cửa hàng mua lại từ vợ bí thư xã, người chém dã man vợ chồng chủ nợ mới đây- Ép xe gây tai nạn, côn đồ vẫn nhởn nhơ (DV). - - Bắt phó trưởng BQL rừng phòng hộ Tân Kỳ (TP).
- Thanh tra thành phố Cần Thơ cố tình bao che cho chủ dự án lấn đất Quốc lộ 91B (NCT).
-Tại Báo Đại Đoàn Kết: Khuất tất trong việc huy động vốn xây dựng nhà ở cho cán bộ, nhân viên (15/01)
- Lạ kỳ Quyết định truy tố hàng chục người “trên “chiếu bạc… 3 không“ (PLVN).
- Chuyện lạ cuối năm Nhâm Thìn: Công ty có hai chủ tịch hội đồng quản trị, hai tổng giám đốc (CATP).- Vụ bốn dự án ngầm dưới bãi biển Nha Trang: Quyền quyết định là ở tỉnh! (TT).



Chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -UBND nhiều địa phương chưa nhận thức đúng sự cần thiết, thiếu quyết tâm và chưa thực sự vào cuộc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai · Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc về đất đai · Xử lý vấn đề đất đai phải ...
Cấp thêm 6 triệu giấy sử dụng đất năm nayThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Xử phạt hơn 2,3 tỷ đồng trong lĩnh vực tài nguyên, môi trườngcand.com
Năm 2013 phấn đấu cơ bản hoàn thành cấp "sổ đỏ"Báo điện tử Chính phủ

Nữ bệnh nhân nhảy từ tầng 7 bệnh viện tự vẫn
Dân Trí
(Dân trí) - Một nữ bệnh nhân chạy thận miễn phí đã gần 6 năm, đi taxi đến bệnh viện rồi lên tầng 7, nhảy xuống đất tự tử. Sự việc xảy ra khoảng 9 giờ sáng ngày 22/1, tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Nạn nhân được xác định là chị B.T.T. (SN 1976, trú huyện ...
Một phụ nữ nhảy lầu tự tửThanh Niên
Nữ bệnh nhân chạy thận 6 năm nhảy lầu tự tửZing News
Một phụ nữ nhảy lầu tự tử ở bệnh việnVietNamNet

- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không để oan sai, lọt tội (VOV). Tính khả thi của văn bản quy phạm
Thanh Niên
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành cần được thẩm định nghiêm túc và khách quan. Một trong những nội dung quan trọng phải được thẩm định quy định tại khoản 3, điều 36 là “tính ...
Cảnh sát “không thẻ xanh” phát hiện vi phạm vẫn có quyền xử lýSài gòn Giải Phóng
Không đeo thẻ cũng tham gia xử phạtTuổi Trẻ
Dừng xe, xử phạt: Không chỉ CSGTNgười Lao Động
- Nhiều luật nhưng kém thực thi (NCT).
- Sai sót thi công chức Hà Nội chủ yếu “ở khâu vào điểm” (ND).  - Chạy công chức Thủ đô: không dễ vạch mặt, chỉ tên (TT).Ông Trần Trọng Dực: Chạy công chức, cứ để sau này...



Trả lời về “chạy chức 100 triệu đồng”: Giám đốc sở Nội vụ Hà Nội biết từ lâu

- Mời viện trưởng đề xuất luật hóa thưởng Tết 3 tháng lương ngồi ghế TGĐ (GDVN). – Một số quy định đang “sống dở chết dở”(TT). – “Ngồi trên trời mà làm chính sách” (PLTP). – Lại nói chuyện cấm nuôi gà, lợn trong nội thị (LĐ). - Người dân lo ngại tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” (NĐT). - Sổ tay: Thách thức (SGGP). – Làm giấy chứng nhận VSATTP: “Cò” hét giá trên trời! (PLTP).
-  Xe buýt phải đóng phí bảo trì đường bộ: Làm rối chuyện vốn đơn giản (KTĐT).
- Rà soát, đánh giá công trình thủy điện ở Quảng Nam (TTXVN).  - Mong một cái tết trọn vẹn nơi thủy điện Sông Tranh (ANTĐ).
- Nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm: “Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết” (Infonet).
- Phỏng vấn Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền: “Không thể hợp pháp hoá mại dâm ở Việt Nam” (ANTĐ).  - Sự thật về tin đồn mở phố đèn đỏ ở TP HCM (PT).
- Thu hồi “quyết định chuyển giới đầu tiên của Việt Nam” (TT).  - Đề nghị hủy quyết định chuyển giới của cô giáo xinh đẹp (VNN).  - Hủy công nhận giới tính cô giáo Quỳnh Trâm là sai (VTC). - ‘Cô giáo chuyển giới không thuộc nhóm xác định lại giới tính’ (VNE).  - Người xác định lại giới tính được thay tên họ, kết hôn (TP).

- Đặng Huy Văn – Sao ông không về với Háng Đồng vài buổi? (Dân Luận). - Những phát ngôn “khủng” nhất năm 2012 (DĐCN). – Từ ‘phong bì’ đến các loại ‘cò’ bệnh viện (TVN).
- Việt Nam thịnh hành ‘món’… ăn ốc trốn đổ vỏ (TVN). - Quên ăn, quên ngủ vì trúng số bạc tỷ (VNN/ DT). - “Thương người mẹ đưa con đến trường rồi đón con ở bệnh viện… tâm thần” (DT). - Lo sợ tình trạng đâm chém ở học đường (Infonet/ DV). - Xe ben 30 tấn “ghé thăm”, hàng chục nhân viên ngân hàng hoảng loạn (Sống mới).
- Tan hoang rừng phòng hộ Krông Năng: Mất rừng vì… tiền ít? (LĐ).

- Cảnh sát “không thẻ xanh”: Phát hiện vi phạm vẫn có quyền xử lý (SGGP). - Dừng xe, xử phạt: Không chỉ CSGT (NLĐ).
- Hàng trăm người biểu tình ở Nghệ An vì công an đánh chết người (Người Việt). – Cảnh sát khu vực hành hung chủ tiệm cơm (NLĐ).


Trí tuệ hải ngoại: Khoảng cách giữa tiềm năng và thực tế (PT).
Để tránh lãng phí tiền tỉ trong điện ảnh! (LĐ). … 
- Hội Nhà văn Việt Nam: Không có “lợi ích nhóm” trong xét giải thưởng (TN). - ‘Giải thưởng 2012 đúng quy chế, không lợi ích nhóm’ (TP). - THÔNG BÁO CỦA THƯỜNG VỤ HỘI NV VIỆT NAM VỀ GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN (Văn Công Hùng). –Hội Nhà văn: Không có lợi ích nhóm hay phiếu trắng (VNN). – Nguyễn Thái Sơn: Trả váy yếm cho chủ … trò – Chuyện dân gian không có kiểm chứng (Nguyễn Tường Thụy). - Nhà văn Đình Kính nói về Giải thưởng Hội Nhà văn VN năm 2012: Giá như Y Ban rút trước chung khảo thì hay hơn” (TTVH).
- Nhà văn Nhập cuộc hay ngồi trên khán đài (TVN).
- Yên Tử chuẩn bị đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt (DT).
- Hội Nhà văn bác bỏ thông tin trong thư ngỏ của nhà văn Y Ban (DV). – Nhà văn Y Ban “phản pháo” thông báo của Hội Nhà văn(DV). – Nhà văn Đình Kính nói về Giải thưởng Hội Nhà văn VN năm 2012: ‘Giá như Y Ban rút trước chung khảo thì hay hơn’ (TTVH).
- Điện ảnh thế giới tuần qua: Sự trở lại của những người hùng hành động (TTVH).- Nơi đàn ông, đàn bà xa lạ nằm chung chiếu (VTC/NĐT).

- Dừa phế thải thành… mứt tết (TT). – Góc biếm họa (TT).
- Thần dược và lời cảnh báo (NNVN).
- KHÔNG THỂ CHÚ THÍCH… (Mai Thanh Hải).
- Giới trẻ ‘săn’ đồ thời bao cấp giữa phố (NĐT).
- “Quân đoàn” nhặt rác của Thủ đô: Người bới rác nhặt được 11 cây vàng (NNVN). – Nhà máy xử lý rác xây xong nằm chờ… rác (TT).



Tổng số lượt xem trang