“China’s New Militancy” - Gordon Chang (The Diplomat - 31-1-2013)
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)
Tóm tắt (bởi người dịch): Chế độ Cộng Sản đã lỗi thời. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay phải dựa vào chủ nghĩa quốc gia dân tộc để có lý do duy trì quyền lực. Chính sách bành trướng lãnh thổ, gây gỗ với những nước láng giềng dựa trên sức mạnh quân sự của Trung Quốc thể hiện chính sách quốc gia dân tộc này. Ảnh hưởng của phe quân đội ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những nhà lãnh đạo dân sự cần phải dựa vào những cấp chỉ huy quân đội. Đó là một vài lý do làm cho Trung Quốc có bộ mặt hiếu chiến hiện nay. Bắc Kinh không cho những quốc gia láng giềng có một lựa chọn nào khác ngoài việc cùng đứng lên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Hình (Xinhua): Hạm đội tầu ngầm của Trung Quốc. Bắc Kinh tăng cường hải quân nhằm thống trị Biển Đông.
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc lập lại những lời kêu gọi Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân sẵn sàng lập kế hoạch, chiến đấu, và đoạt thắng lợi. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Trong bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai Tổng Thống Obama nói rằng: “Chúng ta sẽ bày tỏ sự can đảm, để thử nghiệm và giải quyết những khác biệt của chúng ta với những nước khác một cách ôn hòa – không phải vì chúng ta khờ khạo về những nguy hiểm mà chúng ta đối mặt, nhưng vì sự giao tiếp có thể làm tan biến sự nghi ngờ và sợ hãi lâu bền hơn.”
Cộng đồng thế giới “giao tiếp” với những quốc gia thù nghịch chính xác như thế nào? Chúng ta hãy lấy Trung Quốc làm một thí dụ.
Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) được chọn lựa là tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) vào tháng 11 vừa qua. Ông phản ảnh bản chất hiếu chiến mới. Vào ngày thứ Ba [29-1-2013], ông đã đọc một bài diễn văn không nhượng bộ và thiết thực trước Bộ Chính Trị. Theo bài diễn văn này, ông loại trừ mọi thỏa hiệp về những vấn đề lãnh thổ và an ninh. Những từ ngữ cứng rắn của ông phù hợp với giọng điệu the thé của những thông điệp mà ông gửi đến Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân về việc sẵn sàng thiết lập kế hoạch, chiến đấu, và đoạt thắng lợi. Theo truyền thống, những nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thuyết giảng và kêu gọi quân đội cải thiện tư thế sẵn sàng, nhưng nhà quan sát Trung Quốc kinh nghiệm Willy Lam ghi nhận rằng Ông Tập Cận Bình đã đặc biệt nhấn mạnh về điểm này. Ngoài ra, lời kêu gọi chuẩn bị sẵn sàng đối phó với xung đột của ông Tập Cận Bình đi xa hơn hai người tiền nhiệm Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao).
Trong quá khứ, những bài nói về chiến tranh của quân đội trái ngược với những lời lẽ xoa dịu của những nhà lãnh đạo cao cấp dân sự. Ngày nay, những lời phê bình gây gỗ của những sĩ quan chỉ huy phù hợp với những gì mà ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao, tuyên bố. Như tờ báo Financial Times ghi nhận, những lời tuyên bố về chiến tranh của ông Tập Cận Bình pha trộn với sự phóng đại xem ra được tính toán để cổ võ chủ nghĩa quốc gia dân tộc.
Hình (Navy Times): Tầu sân bay đầu tiên Liaoning của Trung Quốc hạ thủy vào ngày 25-9-2012.
Trong môi trường này, những sĩ quan của quân đội Trung Quốc có thể bênh vực những cuộc chiến tranh ngắn hạn, đột ngột và mạnh mẽ và nói về sự cần thiết của hành động tấn công trước mà không bị khiển trách. Như một vài người đã nói một cách riêng tư, tính chất liểu lĩnh của những sĩ quan này cho thấy rằng Tổng Bí Thư Tập Cận Bình liên kết với một số các tướng và các đô đốc. Những người này nghĩ rằng chiến tranh với Hoa Kỳ có thể là một ý kiến hay.
Trung Quốc có vẻ đang đi vào một trong những ngã rẽ định kỳ sai lầm. Có phải vì Ông Tập Cận Bình là một người theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc và ông ta muốn đưa đất nước vào con đường phát triển sức mạnh gây nhiều chú ý? Hoặc là ông không chống nổi những áp lực từ những phần tử bên trong chế độ ngày càng thêm rối loạn?
Đa số những nhà phân tách nghĩ rằng Quân Đội Nhân Dân vẫn còn ở dưới sự kiểm soát chặt chẽ của những nhà lãnh đạo dân sự của Bắc Kinh. Thí dụ một số nguồn tin tường thuật rằng Tổng Bí Thư Tập Cận Bình đích thân điều khiển việc xâm nhập của Bắc Kinh vào lãnh hải và không phận của Nhật Bản. Ngoài ra, ông Scott Harold của cơ quan Rand ghi nhận tường tận rằng những nhà lãnh đạo dân sự của Bắc Kinh có thể chấm dứt những lời tuyên bố cứng rắn của những sĩ quan diều hâu, khi đảng CSTQ cần phải biểu hiện một mặt trận ôn hòa, như khi ông Hồ Cẩm Đào thăm Hoa Kỳ vào năm 2011. Ông Harold nói với hãng tin Reuters rằng “Đùng một cái, những gã này đột nhiên yên lặng,” khi ông đề cập đến những sĩ quan lắm điều.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội thoát khỏi sự kiểm soát của dân sự. Năm vừa qua có hai loạt tin đồn phổ biến ở Trung Quốc, một vào tháng Một và loạt kia vào tháng Ba. Câu chuyện có thể không đúng, nhưng điều này hầu như không quan trọng. Những tin đồn này lan truyền khắp nơi ở Trung Quốc, không phải chỉ vì chúng nhậy cảm mà cũng vì chúng đáng tin cậy đối với nhiều người dân Trung Quốc. Thật vậy, những tin đồn này được tin cậy vì những nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đã làm cho dân Trung Quốc trong vài năm vừa qua tin rằng những sĩ quan cao cấp đã nhận lãnh một vai trò chủ chốt trong chính trường tại Bắc Kinh.
Thí dụ, ông Hồ Cẩm Đào vô tình đã làm cho những tin đồn về việc quân đội toan tính đảo chánh có vẻ đáng tin cậy vì đã ra những thông báo dưới hình thức những nhắc nhở có chủ đích rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân phục vụ nguyện vọng tuyệt đối của đảng CSTQ. Ông Tập Cận Bình cũng đã phổ biến những lời cảnh cáo tương tự trong nhiệm kỳ ngắn ngủi làm tổng bí thư và chủ tịch Ủy Ban Quân Sự Trung Ương của đảng CSTQ. Cho đến nay, đã có quá nhiều những lời tuyên bố như vậy để nghĩ rằng vào lúc này đảng CSTQ vẫn thật sự “kiểm soát súng đạn.”
Trên thực tế, những tướng lãnh và những đô đốc làm cho những nhà lãnh đạo dân sự đang tranh chấp với nhau phải cám ơn họ về ảnh hưởng ngày càng phát triển của của quân đội. Bắt đầu vào một thập niên trước, những sĩ quan cao cấp bị lôi cuốn vào một cuộc tranh chấp quyền lực giữa ông Giang Trạch Dân, người ra đi, nhưng lúc đó vẫn cố gắng nấn ná lại trong ánh đèn sân khấu, và ông Hồ Cẩm Đào, người tiếp nối. Năm ngoái, chúng ta cũng đã chứng kiến những nhà lãnh đạo dân sự đã chạy tới giới lãnh đạo quân đội để tìm kiếm sự hỗ trợ của họ trong nhiều cuộc tranh chấp giữa những nhà lãnh đạo dân sự với nhau.
Thí dụ, khi ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), lúc đó là bí thư tỉnh Trùng Khánh (Chongqing), gửi sĩ quan an ninh võ trang đến bao vây sứ quán Hoa Kỳ tại Thành Đô (Chengdu) vào tháng Hai năm ngoái, ông đã đến Côn Minh (Kumming) để thăm viếng bản doanh của Binh Đoàn XIV. Cha của ông Bạc Hy Lai là ông Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) đã thành lập đơn vị này. Những nhà phân tách ước đoán một cách tự nhiên rằng ông Bạc con kêu gọi những sĩ quan đương thời ủng hộ ông được thăng chức [hiện nay đã thất bại] từ Bộ Chính Trị của đảng lên Ban Thường Trực của Bộ Chính Trị.
Ngoài ra, vào đầu tháng Tư, cựu lãnh tụ Giang Trạch Dân theo lời đồn đãi, đã bàn thảo với những sỉ quan quân đội trước khi họp với ông Hồ Cẩm Đào và những thành viên khác của Ban Thường Trực và trước khi bãi những chức vụ đảng của ông Bạc Hy Lai. Về sau, khi họp với ông Hồ Cẩm Đào và Ban Thường Trực, ông Giang Trạch Dân họp với họ tại bản doanh của Ủy Ban Quân Sự Trung Ương tại Bắc Kinh, một địa thế tượng trưng mạnh mẽ.
Trong một dấu hiệu gây lo ngại nhiều hơn về vai trò ngày càng lớn của quân đội và vị thế ngày cảng suy yếu của những nhà lãnh đạo dân sự, những “người thuộc phe tả” năm ngoái đã công khai kêu gọi quân đội can thiệp vào hoạt động chính trị của quốc gia.
Từ tất cả những sự kiện biểu hiện ra bề ngoài, Quân đội đã giữ một vai trò mở rộng trong chính sách cũng như trong chính trị. Những sĩ quan cao cấp có vẻ như hành động độc lập với những viên chức dân sự, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, những sĩ quan công khai chỉ trích các viên chức dân sự và đưa ra những lời tuyên bố về những lãnh vực mà trước đây chỉ dành riêng cho các nhà ngoại giao.
Tiến trình quân đội hóa chính trị và chánh sách đã đi quá xa đến nỗi Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân có thể sớm trở thành một phe mạnh nhất trong đảng CSTQ, nếu hiện nay đã không xẩy ra như vậy. Quân đội duy trì được sự kết hợp tốt hơn là những phe khác trong đảng CSTQ, đặc biệt là nhóm các ông hoàng tử con không có tổ chức của ông Tập Cận Bình.
Ông Tập Cận Bình hình như không có một nền tảng quyền lực nào cả. Ông Giang Trạch Dân đã chiếm được Ban Thường Trực, đỉnh quyền lực chính trị tại Trung Quốc, và Ông Hồ Cẩm Đào đã chọn lựa Ủy Ban Quân Sự Trung Ương. Còn lại gì cho Ông Tập Cận Bình? Thông thường, phe của tổng bí thư cuối cùng phải được cái gì nhiều quyền lực nhất, nhưng phe của ông - nếu ông có một phe – rõ ràng là không được như vậy. Do đó, đối với ông thật là hợp lý là dựa vào quân đội để củng cố một địa vị bất ổn của ông.
Khi một nhà lãnh đạo mới lên cầm quyền luôn luôn có sự mặc cả, và hiện nay đây là trường hợp đặc biệt đúng vì sự chuyển tiếp đã không khởi sự một cách tốt đẹp. Trong thời gian khó khăn này, chúng ta không nên ngạc nhiên rằng những phần tử cứng rắn nhất tại Bắc Kinh có vẻ như họ tự do nói và làm những gì họ muốn.
Có vẻ đó là lý do tại sao những nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về chiến tranh và sử dụng những chiến thuật gây gỗ trong khi họ cố gắng đẩy biên giới của Trung Quốc ra xa hơn và gây gỗ với Nhật, Ấn Độ, và tất cả những quốc gia giáp ranh với Biển Hoa Nam. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc tìm cách đóng vùng biển quan trọng mà những nhà lãnh đạo Bắc Kinh xem như là một hồ nước riêng của Trung Quốc. Các cơ quan truyền thông của nhà nước ám chỉ từ giữa năm 2011 rằng đây là “lãnh hải” của Trung Quốc.
Những đòi hỏi bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh có thể là kết quả không tránh được theo quỹ đạo [biến thái] của Đảng CSTQ. Ông Edward Luttwak ghi nhận rằng: “Chủ nghĩa quốc gia dân tộc hiếu chiến là một thay thế có thể duy nhất [cho chế độ cộng sản] đối với những cựu đảng viên cộng sản muốn duy trì quyền lực.” Như vậy, một điều tự nhiên là ông Tập Cận Bình tuyên bố cứng rắn và quân đội đảm nhiệm một vai trò tiên phong trong việc bành trướng lãnh thổ và lãnh hải dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh này, cộng đồng thế giới đang phải cố gắng một cách khó khăn để duy trì liên hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Khi có một lãnh tụ Trung Quốc mới xuất hiện tại hiện trường luôn luôn có hi vọng mới, nhưng đừng trông đợi sự lạc quan sẽ tồn tại lâu. Nếu Ông Tập Cận Bình tốt như lời nói của ông ta và sẽ không có sự thỏa hiệp về những vấn đề quan trọng như ông tuyên bố vào ngày thứ Ba [29-1-2013] vừa qua, ông dành cho những nước bị đe dọa rất ít lựa chọn, ngoại trừ chống lại những đòi hỏi bành trướng lãnh thổ của ông.
Tổng Thống Obama có thể nghĩ rằng ông có thể hoạch định một chính sách giao tiếp mơ hồ với Trung Quốc, nhưng cuối cùng ông Obama sẽ phải phản ứng một cách tuyệt vọng đối với một chế độ đang đi tới.
Gordon G. Chang viết cho Forbes.com. Ông là tác giả của cuốn sách “The Coming Collapse of China. Liên lạc: Twitter @GordonGChang
Bản tiếng Việt:
*
Chinese leaders' repeated calls for the PLA to be ready to plan, fight, and win wars is an ominous sign.
Gordon Chang -The Diplomat
January 31, 2013
“We will show the courage to try and resolve our differences with other nations peacefully—not because we are naïve about the dangers we face, but because engagement can more durably lift suspicion and fear,” President Obama said in his second inaugural address.
How exactly does the international community “engage” hostile states? Take China, for instance.
Xi Jinping, named Communist Party general secretary in November, reflects a new militancy. On Tuesday, he delivered a hard-edged speech to the Politburo in which he effectively ruled out compromise on territorial and security issues. His tough words were in keeping with the ever-more strident tones of his messages to the People’s Liberation Army about being ready to plan, fight, and win wars. Chinese leaders have traditionally addressed the army and urged improvement in general readiness, but, as veteran China watcher Willy Lam notes, Xi has put a special emphasis on it. Moreover, his calls on preparing for conflict go well beyond those of his two predecessors, Jiang Zemin and Hu Jintao.
In the past, the military’s war talk contrasted with soothing words from senior civilian leaders. Now, with Xi, the aggressive comments from flag officers are consistent with what he, as top leader, is saying. Worse, as the Financial Times notes, Xi’s words of war are now “being bundled” with his rhetoric, which seems calculated to “fan nationalism.”
In this environment, Chinese military officers can get away with advocating “short, sharp wars” and talking about the need to “strike first.” Their boldness suggests, as some privately say, that General Secretary Xi is associating with generals and admirals who think war with the U.S. might be a good idea.
China looks like it is taking one of its periodic wrong turns. Is it because Xi Jinping is a nationalist who wants to lead the country down a path of high profile force projection? Or is he succumbing to pressures from elements inside a regime increasingly in disarray?
Most analysts think the People’s Army remains firmly under the control of Beijing’s civilian leaders. Sources, for instance, are increasingly reporting that General Secretary Xi is personally directing Beijing’s provocative intrusions into Japanese water and airspace. Moreover, Rand’s Scott Harold perceptively notes that Beijing’s civilian leaders can turn off the tough talk from military hawks when it is important for the Party to present a peaceful front, such as when Hu Jintao visited the U.S. in 2011. “All of a sudden, bam, these guys got turned off,” Harold told Reuters, referring to the more talkative officers.
Nonetheless, there are increasing signs of a military breaking free of civilian control. Last year, there were two sets of coup rumors that circulated around China, one in January and the other in March. The stories may not be true, but that’s almost beside the point. These rumors went viral in China not only because they were sensational but also because, for many Chinese citizens, they were credible. They were credible because top leaders had conditioned the Chinese people over the last several years to believe the top brass had assumed a central role in Beijing politics.
Hu Jintao, for instance, inadvertently gave credence to the rumors of the attempted military takeovers by repeatedly issuing public warnings, in the form of pointed reminders, that the People’s Liberation Army is subject to the absolute will of the Party. Xi Jinping has also issued the same warnings during his short tenure as general secretary and as chairman of the Party’s Central Military Commission. By now, there have been too many of these statements to think that the Party at this moment truly “controls the gun.”
In fact, the generals and admirals have squabbling civilian leaders to thank for their growing influence. Beginning about a decade ago, flag officers were drawn into the power struggle between the outgoing Jiang Zemin, who was then trying to linger in the limelight, and Hu Jintao, his successor. Last year, we also witnessed top civilian leaders running to the military as they sought support in their various fights with each other.
For instance, when Bo Xilai, then-Chongqing Party secretary, sent his armed security officers to surround the American consulate in Chengdu last February, he went to Kunming to visit the headquarters of the 14th Group Army. His father, Bo Yibo, had established that unit, and analysts naturally speculated that the younger Bo was appealing to its current officers to support his now-failed bid for promotion from the Party’s Politburo to the Politburo’s Standing Committee.
Moreover, in early April, former leader Jiang is rumored to have sat down with military officers before meeting with Hu Jintao and other members of the Standing Committee before stripping Bo of his Party positions. When he later met with Hu and the Standing Committee, Jiang did so at the headquarters of the Central Military Commission in Beijing, a powerfully symbolic venue.
And in an even more disturbing sign of the growing role of the military and the erosion of the standing of civilian leaders, “leftists” last year publicly called on the army to intervene in the nation’s politics.
From all outward appearances, the military is already playing an expanded role in policy as well as politics. Senior officers look like they are acting independently of civilian officials, but in any event, they are openly criticizing them and are making pronouncements on areas that were once the exclusive province of diplomats.
The process of remilitarization of politics and policy has gone so far that the People’s Liberation Army could soon become the most powerful faction in the Communist Party, if it is not already. The military has, from all accounts, retained its cohesiveness better than other Party factions, especially Xi’s amorphous Princeling group.
Xi Jinping appears to have no power base to speak of. Jiang Zemin has apparently packed the Standing Committee, the apex of political power in China, and Hu Jintao has picked the Party’s Central Military Commission. So where does that leave Xi? Normally, the general secretary’s faction ends up the most powerful, but his faction—if he has one—is clearly not. Therefore, it makes sense for him to rely on the military to consolidate a shaky position.
There is always constant bargaining when a new Chinese leader takes over, and this is especially true now because the ongoing transition did not start well. In this troubled time, we should not be surprised that the most hardline elements in Beijing look like they are free to say and do what they want.
And perhaps that’s why Chinese leaders talk war and employ bellicose tactics while they try to push China’s borders outward, taking on Japan, India, and all the nations bordering the South China Sea. At the same time, the Chinese navy is seeking to close off that critical body of water, which Beijing political leaders claim as an internal Chinese lake. State media has been hinting since the middle of 2011 that it is China’s “territorial waters.”
Beijing’s expansive territorial claims are perhaps the inevitable result of the Communist Party’s trajectory. As Pentagon consultant Edward Luttwak notes, “Militant nationalism is the only possible substitute for ex-communists who seek to retain power.” So it is natural that Xi Jinping is talking tough and that the military is assuming a frontal role in expanding territory and waters under China’s control.
In these circumstances, the international community is struggling to maintain good relations with Beijing. There is always a renewal of hope when a new Chinese leader shows up on the scene, but do not expect the optimism to last long. If Xi is as good as his word and there will be no compromise on important issues, as he indicated on Tuesday, then he leaves threatened nations little choice but to oppose his country’s expansive claims.
President Obama may think he will be able to craft a nuanced policy of engagement with China, but he will instead end up desperately reacting to a regime on the march.
Gordon G. Chang writes at Forbes.com. He is the author of ‘The Coming Collapse of China.’ Follow him on Twitter @GordonGChang
-Chiến lược “lấn biển” ba giai đoạn của Trung Quốc
(Kienthuc.net.vn) - Vì muốn thành cường quốc biển, Trung Quốc không ngại thay đổi bản đồ khu vực bằng vũ lực, tuần san Le Nouvel Observateur cảnh báo.
Mỹ lợi dụng vấn đề Senkaku để bao vây Trung Quốc?
Chiến đấu cơ Trung - Nhật “quần nhau” gần Senkaku/Điếu Ngư
Ảnh minh họa. |
Trong bài “Cuộc chiến mới trên Thái Bình Dương”, Le Nouvel Observateurviết, Trung Quốc muốn bắt chước Mỹ, Anh và Pháp trở thành cường quốc biển. Nguyên nhân khiến Trung Quốc bằng mọi giá phải hướng ra biển là địa thế bị bao bọc xung quanh, từ Nhật Bản đến Indonesia, bởi một vòng vây các quần đảo lớn nhỏ và các vùng nước thuộc lãnh thổ của các nước “đối thủ”, thậm chí là “kẻ thù”.
Bắc Kinh đã yêu sách hầu hết lãnh thổ Biển Đông, dựa trên cái gọi là "đường chín đoạn" vô cùng phi lý. |
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tỏ ra “phớt lờ” những sự phản đối của láng giềng. Và trong tháng 2 này, Bắc Kinh sẽ tung ra một bản đồ mới về cái gọi là “Đại Trung Hoa”, một hành động sẽ làm cho tình hình thêm căng thẳng. Le Nouvel Observateur nhắc lại, hồi tháng 11/2012, Trung Quốc đã cho in một bản đồ như thế trên hộ chiếu và gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong khu vực.
Trung Quốc không ngại dùng vũ lực?
Le Nouvel Observateur nhận định, Trung Quốc đã trở thành cường quốc nên không còn cần phải che giấu tham vọng lãnh thổ, tham vọng thay đổi bản đồ khu vực kể cả bằng vũ lực. Tất cả các quốc gia ven biển ở đây đều nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc.
Hồi năm ngoái, tàu Trung Quốc đã gây đứt cáp tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, cấm Malaysia triển khai tàu địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này và gây xáo trộn hoạt động thăm dò dầu khí ở những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Từ mùa hè rồi, Trung Quốc đã toan làm thay đổi thực trạng pháp lý ở các vùng nước đang tranh chấp với chiêu trò “việc đã rồi”. Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 7/2012, Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, quản lý cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay do thám Y-12 của Trung Quốc “xâm phạm không phận Nhật Bản” lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. |
Ở Trung Quốc, dư luận bị hâm nóng bởi sự hiện diện quá nhiều của chủ đề Điếu Ngư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người Trung Quốc không ngại nói phải dạy cho “bọn nhược tiểu Nhật Bản” một bài học. Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc còn không ngại nói đến khả năng “xung đột vũ trang” giữa hai nước.
Sau Y-12, Trung Quốc còn huy động cả máy bay chiến đấu J-10. |
Chiến lược “lấn biển” ba giai đoạn
Vì sao Bắc Kinh làm rùm beng vấn đề Senkaku/Điếu Ngư? Theo Le Nouvel Observateur, bên cạnh nguồn lợi dầu hỏa còn có vấn đề địa chính trị. Trung Quốc muốn trở thành cường quốc biển và phát triển một lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể vươn ra đại dương nhằm đảm bảo những tuyến đường vận tải biển. Dù Trung Quốc có đến 15.000 km bờ biển, nhưng lại trong thế bị một vòng cung các hòn đảo chặn lối ra Thái Bình Dương. Trung Quốc dùng từ “dãy đảo thứ nhất” để chỉ khu vực biển tiếp giáp các quốc gia, vùng lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Malaysia.
Các nước và vùng lãnh thổ này thường có quan hệ với Mỹ. Trong khi đó, Hạm đội 7 của Mỹ lại không ngừng tuần tra những vùng nước quốc tế “kế cận một cách nguy hiểm” các bờ biển Trung Quốc. Còn các tuyến đường biển đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng và nguồn xuất khẩu của Trung Quốc lại đi qua khu vực biển này, khu vực nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ. Cảm thấy bị bó buộc một cách nguy hiểm, nên Trung Quốc đã không ngừng phát triển hải quân với mục đích là tạo ra một khu vực an ninh hàng hải bao gồm ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất là kiểm soát cho được vùng biển trong “dãy đảo thứ nhất” nói trên, đặc biệt là vùng tiếp giáp với Đài Loan để ngăn chặn hải quân Mỹ tiến vào cứu đồng minh Đài Loan khi cần thiết. Và dĩ nhiên, mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc.
Giai đoạn thứ hai, Trung Quốc đặt mục tiêu trong năm 2020-2030 sẽ triển khai hải quân Trung Quốc đến những vùng nước mà Trung Quốc gọi là “dãy đảo thứ hai” - bao gồm khu vực Mariannes và Guam, mục đích là để so kè với Mỹ ngay trong vùng ảnh hưởng của Washington.
Giai đoạn thứ ba là hiện diện ở khắp các đại dương trên thế giới.
Trung Quốc muốn đột phá chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai để hiện diện ở khắp các đại dương trên thế giới. |
Tham vọng đó của Trung Quốc lại có sự hậu thuẫn của sức mạnh kinh tế. Trung Quốc có nguồn ngoại tệ dồi dào nhất thế giới và đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chao đảo nước Mỹ. Le Nouvel Observateur nhận định, trong bối cảnh đó, các nhà chiến lược Trung Quốc cảm thấy thời cơ đã đến. Và vụ Senkaku/Điếu Ngư chính là một biểu hiện “chớp lấy thời cơ” của Bắc Kinh. Một chuyên gia Nhật Bản nhận định trong con mắt của Bắc Kinh, Nhật Bản là “một chướng ngại lớn” đối với tham vọng cường quốc biển của Trung Quốc. Và trên thực tế, Senkaku là một “chốt khóa” nằm trong lòng cái gọi là “dãy đảo số một” ngăn lối Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.
Le Nouvel Observateur nhắc lại từ 20 năm nay, hải quân Trung Quốc không ngừng lớn mạnh và hiện tại có tới 225.000 quân nhân, 50 tàu ngầm, 79 khu trục hạm. Cuối năm 2012, Trung Quốc đã ra mắt chiếc tàu sân bay đầu tiên và tên lửa đạn đạo chống hạm có khả năng tấn công tàu sân bay của Mỹ cách Thượng Hải 2.000 cây số. Tờ báo nhận định, hiện tại Trung Quốc đã trở thành một cường quốc hải quân và sẽ còn tiếp tục lớn mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Le Nouvel Observateur dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói rằng mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 18 lần trong vòng 20 năm qua, nhưng hải quân Trung Quốc hiện vẫn còn thua xa Mỹ, chưa kể là bên cạnh đó còn có các lực lượng hải quân của các nước đồng minh của Mỹ. Hơn nữa, hải quân Trung Quốc dù lớn mạnh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến. Trong khi đó, hải quân Nhật lại rất mạnh, nên cú “đột phá” Senkaku của Trung Quốc là việc chưa thể...
Le Nouvel Observateur kết luận, tất cả những điều nêu trên cho thấy bản đồ “Đại Trung Hoa” của Trung Quốc hiện chỉ là “giấc mộng” chưa thể trở thành hiện thực.
-Tiết lộ "thầy” huấn luyện tàu sân bay cho Trung Quốc
- Tướng Trung Quốc: Cần kiên nhẫn, “nín nhục”, chờ thời (DT).
- Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông (DT). – Ba tàu chiến Trung Quốc làm gì trên Biển Đông? (TP).
- Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với cả Nhật và Mỹ? (Infonet). Nhật lại triệu đại sứ Trung Quốc vì tranh chấp đảo(DT). – Nhật lần đầu triệu đại sứ Trung Quốc dưới thời Abe (TTXVN).
- Trung Quốc siết “chuỗi ngọc trai” quanh Ấn Độ? (PT).- Đài Loan xác nhận một đô đốc bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc (VOA).- Trung Quốc sẽ mới như thế nào? (SGTT).
- Triều Tiên sắp tiến hành thử hạt nhân kép? (Infonet). – Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ cảnh báo Triều Tiên (TT). –HĐBA sẽ “mạnh tay” nếu Bình Nhưỡng thử hạt nhân (TTXVN). – Nhật chuẩn bị kịch bản xấu nhất nếu Triều Tiên thử hạt nhân (LĐ). – Nhật, Hàn sẵn sàng đối phó với Triều Tiên (DV). – Nhật Bản chuẩn bị ‘kịch bản xấu nhất’ nếu Bắc Triều Tiên thử hạt nhân (VOA).
- Căng thẳng giữa Myanmar và phiến quân dần hạ nhiệt (TT).- Châu Á mùa biển động (VNN).
- Việt Nam mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp (RFI).
- Tàu khu trục Mỹ trang bị tên lửa thăm Philippines (GDVN).
- Tàu chiến TQ tập trận trên Biển Đông (BBC). - Video: Tàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông (BBC). – Tàu chiến Trung Quốc đang coi Biển Đông như ao nhà (Sống mới). - Trung Quốc tập trận ’là cái tát vào mặt một số nước” (PN Today). - Tiết lộ “thầy” huấn luyện tàu sân bay cho Trung Quốc (KT). - Philippines theo dõi Trung Quốc tập trận (TN). - Tàu chiến Trung Quốc xâm nhập biển Đông (LĐ).
- Đài Loan phái nghiên cứu sinh, học giả “khảo sát” trái phép Trường Sa (GDVN).
- Hai tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản (RFI). – Nhật thả tàu cá Trung Quốc vi phạm hải phận (Người Việt). - Nhật phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp (TTXVN).
- Tham vọng biển của Trung Quốc là nguy cơ khu vực (TTXVN). - Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa để chống ai? (GDVN). - Trung Quốc lập lực lượng đặc nhiệm (PLTP). - Cam Bốt : Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á (RFI).
- “Mỹ sẽ không tăng căn cứ quân sự ở châu Á, nhưng sẽ hỗ trợ đồng minh” (GDVN).
-Tướng Trung Quốc: Cần kiên nhẫn, “nín nhục”, chờ thời
Dân Trí
Trung tướng Lưu Nguyên, Chính uỷ Tổng cục Hậu cần Trung Quốc cho rằng nước này nên làm hết sức để bảo vệ môi trường hoà bình nhằm bảo đảm cho sự phát triển của mình. Trung tướng Lưu Nguyên - Chính uỷ Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng nhân ...
Ba tàu chiến Trung Quốc làm gì trên Biển Đông?Tiền Phong Online
Philippines theo dõi Trung Quốc tập trậnThanh Niên
Tàu chiến Trung Quốc xâm nhập biển ĐôngLao động
--Mỹ có quyền đánh phủ đầu nếu có “cyber attack”
Nguoi Viet Online
Giới chức tình báo xác định là tổng thống Hoa Kỳ có quyền hạn để phát động việc đánh phủ đầu nếu biết sắp có một cuộc tấn công trên không gian ảo (cyber attack).
-Ishaan Tharoor – Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước Thế chiến I(Phạm Nguyên Trường)
Bài viết trên tờ Time (Mỹ) ra ngày 01 tháng 02 năm 2013
Phạm Nguyên Trường dịch
Mặc dù chẳng ai muốn thấy xung đột ở châu Á, nhưng số người bi quan và hốt hoảng đang gia tăng từng ngày. Sự ngóc đầu dậy về mặt địa chính trị của Trung Quốc là bóng ma đang săn đuổi lục địa này. Chính phủ các nước xa gần đang cảnh giác quan sát siêu cường phi dân chủ đang lên tìm cách bảo vệ địa vị của mình trên trường quốc tế và ngầm thách thức học thuyết Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) có từ năm 1945. Một số nước đã vướng vào những cuộc tranh cãi cực kỳ căng thẳng với Bắc Kinh: trong mấy năm vừa qua, những cuộc tranh cãi không ngưng nghỉ về những hòn đảo hoang ở phía nam và đông Trung Quốc đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.
Bầu không khí căng thẳng đến mức làm người ta nhớ đến giai đoạn hiểm nghèo cách đây đúng một trăm năm trước. Trong tuần này, hai ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước châu Á (ý nói Australia và Hàn Quốc, xem bên dưới – ND) trong những bình luận riêng biệt, cùng so sánh châu Á với châu Âu lúc đó cũng bị vướng vào những vụ xung đột và liên minh trước Thế chiến I. Biển Đông – vùng biển chiến lược quan trọng nhất mà Trung Quốc coi là “nội thủy” của mình, làm cho các lân bang nổi giận – giống như khu vực Balkans cách đây 100 năm: nó giống như một thùng thuốc súng có thể tạo ra một đám cháy lớn trên một khu vực, nếu không phải là một cuộc chiến tranh thực sự. Cựu Thủ tướng và cựu Ngoại trưởng Australia, ông Kevin Rudd nói:
Giống như khu vực Balkans một trăm năm về trước, bị chia rẽ bởi những liên minh chồng lấn lên nhau, bị chia rẽ bởi lòng trung thành và thù hận, tình hình chiến lược của Đông Nam Á hiện nay rất phức tạp. Ít nhất có sáu nước hay thực thể chính trị hiện đang tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc, ba trong số đó là những đồng minh chiến lược gần gũi với Mỹ.
Quyền lực của Washington ở khu vực Thái Bình Dương được cho là đang đi xuống, trong khi sức mạnh của Trung Quốc lại đang gia tăng, tạo ra bối cảnh cho những vụ tranh cãi về lãnh thổ hiện nay. Luật chơi trong khu vực đang có biến đổi và sự không chắc chắn làm gia tăng nguy cơ đối đầu. Ông Yoon Young-kwan, cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc, vừa chỉ ra một sự tương đồng nữa giữa châu Á ngày nay với châu Âu thời đầu thế kỉ XX:
Lúc đó sức mạnh tương đối của Anh cũng đang xuống dốc; trong khi từ ngày thống nhất, sức mạnh của Đức lại đang đi lên. Tương tự như thế, ít nhất là sức mạnh kinh tế của Mỹ và Nhật Bản dường như cũng bắt đầu đi xuống, đấy là nói nếu so với Trung Quốc. Những vụ thăng trầm quyền lực lớn thường tạo ra những thời đại, trong đó các nhà lãnh đạo chính trị chủ chốt có thể có những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại. Việc thiếu kiểm soát quan hệ quốc tế trong những giai đoạn khủng hoảng như vậy thường dẫn tới những cuộc chiến tranh lớn.
Tôi không biết gì về con tàu đánh cá của Việt Nam có tên là Đại công tước Archduke Franz Ferdinand, cũng như không biết gì về bãi ngầm mang tên Sarajevo. Hiện nay ngành ngoại giao đang làm việc: tuần vừa rồi Tokyo đã gửi đến Bắc Kinh vị đại diện để trao tận tay bức thư của ông Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật Bản – cho nhà lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình đã đồng ý xem xét khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh để bàn về tranh chấp lãnh thổ. Trong khi những bàn tán về chiến tranh có thể là hơi quá đáng, nhưng rõ ràng là có lý do để lo lắng. Lý do chính là chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên toàn khu vực. Từ Nhật Bản đến Ấn Độ và hầu như tất cả các nước nằm trong khu vực này, ngôn từ hiếu chiến đã và đang được đẩy lên. Ông Tập Cận Bình – nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc – hứa sẽ không có nhượng bộ về tuyên bố chủ quyền trên những vùng lãnh thổ đang bị các nước khác tranh giành; trong khi đó, một số sĩ quan hiếu chiến của Trung Quốc hiện nay có thể tuyên bố rằng họ có thể “tấn công phủ đầu” và có thể tiến hành một cuộc “chiến tranh quyết liệt, chớp nhoáng”.
Có thể thấy sự đồng vọng của nước Đức hồi cuối thế kỷ XIX trong sự tự tin như thế của Trung Quốc. Các nhà sử học đã chỉ ra được những sự tương đồng giữa nhà nước toàn trị Trung Quốc với nước Đức do nhà thiết kế người phổ, ông Otto von Bismarck, lập ra. Chủ nghĩa dân tộc đầy kiêu ngạo của Hoàng đế Wilhelm II không phải là điều xa lạ với Trung Quốc hiện nay, trong khi Bắc Kinh lại rất khéo léo trong việc thổi bùng lên ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa nhằm làm át đi những tiếng thét phản đối của dân chúng. Cho nên đừng lấy làm ngạc nhiên nếu câu nước Đức của Wilhelm lại xuất hiện trên các tờ xã luận.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang tập trung vào những vấn đề đối nội – đất nước này đang phải đối mặt với những áp lực cực kỳ lớn nhằm giữ vững được tốc độ phát triển như vũ bão của họ, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và đáp ứng được những lời kêu gọi về cởi mở chính trị hơn nữa. Chính sách đối ngoại cứng rắn có thể trở thành cái van xả bớt tình trạng căng thẳng ở trong nước. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, đăng trên số ra tuần tước của tờ Time, ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore và cũng là một chính khách lão luyện của châu Á, đã nói tới “cảm thức về sứ mệnh đã thức dậy” trong những người dân Trung Quốc – mà ông Lý cho rằng sẽ là “lực lượng không gì cưỡng lại được”. Ông còn nói thêm:
Liệu nước Trung Quốc đã công nghiệp hóa và mạnh mẽ có tử tế với Đông Nam Á như Mỹ kể từ năm 1945 hay không? Singapore không tin… [Các lân bang] tỏ ra lo lắng về sự kiện là Trung Quốc có thể muốn xác lập lại vị thế đế quốc mà họ từng có trong những thế kỷ trước đây.
Và đấy là giai đoạn lịch sử mà không có lân bang nào của Trung Quốc muốn lặp lại.
I.T.
Ishaan Tharoor là cây viết của tạp chí TIME (Mỹ) và đồng biên tập tạp chí TIME World, có trụ sở ở thành phố New York.
Đã đăng trên Bauxite Việt Nam
--- Châu Á hiện nay tương tự như châu Âu trước thế chiến I (BoxitVN/ TIME). - “Trung Quốc không thể ngăn chặn bán đảo Triều Tiên thống nhất” (GDVN). – Hoa Kỳ và Hàn Quốc tập trận hải quân (BBC). - Mỹ, Nam Triều Tiên bắt đầu các cuộc thao dượt hải quân (VOA). – Mỹ-Hàn tập trận trong bối cảnh Bắc Triều Tiên có thể bắn thử hạt nhân (RFI). – Đặng Huy Văn: Em bé Triều Tiên ơi (Nguyễn Tường Thụy). - Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên (TN). - Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tập trận với Hàn Quốc (LĐ). - Trung Quốc làm gì nếu Triều Tiên thử hạt nhân? (KT). - Thâm nhập hầm thử hạt nhân của Triều Tiên (PT).- Nghị sĩ Mỹ nói rằng các phương tiện truyền thông sợ đưa tin về Trung Quốc (ĐKN). – Trung Quốc bác bỏ cáo buộc có dính líu đến các vụ tin tặc (RFI). – “Tổng thống Mỹ có quyền phát động chiến tranh mạng” (TTXVN).- CHẠY MỘT CHỨC VỤ QUAN TRỌNG Ở TRUNG QUỐC PHẢI TRẢ GIÁ HÀNG TRIỆU USD (Epoch Times/ Phạm Viết Đào).- TQ: Người sống sót kể chuyện bị cưỡng bức uống thuốc thần kinh (ĐKN). – Malaysia bị chỉ trích do trục xuất 6 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc (RFI).-
Not Rising, But Rejuvenating: The “Chinese Dream” theDiplomat.com-China’s People Problem theDiplomat.com
-Will Immigration Reform Overlook America’s Need for Skilled Labor? Peterson Institute
Bauxite Việt Nam
Xin xem video: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=yhiWe7JXWA8
-
--- Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc. -PLTP: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc trao kiến nghị sửa Hiến pháp, - Phái đoàn nhân sĩ trí thức đã trao kiến nghị sửa Hiến pháp (RFA). GS Tương Lai: “Chúng ta đã bao nhiêu năm núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì”.
- TS Nguyễn Minh Tuấn: Khi Hiến pháp là của dân (BoxitVN).
- HIẾN PHÁP VÀ THỰC TẾ VIỆT NAM (Hồ Hải).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Cần đảng đối lập để chống tham nhũng’ (BBC). “Vấn đề trừng trị một ông A,B,C chỉ là chữa trên cành, trên lá chứ không phải ở gốc, … cần “một đảng đối lập, hoạt động một cách dân chủ, lúc nào cũng soi mói đảng cầm quyền…”. - Trí Thức Muốn Đa Đảng… (DĐCN). – Có áp bức là có đấu tranh! (VLB).
- Phạm Lê Vương Các: Hiến pháp 2013 cần “giải cứu” giáo dục (BBC).
-– Nguyễn Hồng Hải – Xã hội dân sự và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam (Dân Luận).- Nhân cách nhỏ – Thù vặt lớn (DLB).- Bà Sophie Quinn Judge thú vị chú Trần Dân Tiên (DLB). – Dương Trung Quốc lại lấy cái danh nhà sử học, khốn nạn quá! (DĐCN). – Thông điệp của Dương Trung Quốc!? (DLB).
- Mậu Thân 1968, và những điều gian trá (NQ&TD).
- Ngô Văn Hải – Bản tham gia góp ý dự thảo Hiến Pháp (Dân Luận). – Càng đi xa càng thấy Hiến pháp mình…dài quá (Hiệu Minh). . – CÁI GÌ CỦA ĐẢNG HÃY TRẢ LẠI CHO ĐẢNG (TNM).
- Những suy tư Hiến pháp (1) (Anh Gau Pham). . – Vấn đề bây giờ là bảo vệ Hiến pháp chứ không phải là sửa đổi Hiến pháp – Lucy Nguyen (Cùng viết HP).
- Bộ LĐTB&XH triển khai lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (VOV).
- “dư luận viên” Đông La: “VÔ ƠN BẠC NGHĨA” (Huỳnh Ngọc Chênh). - Ý đảng, lòng dân (TP). – Không ngại bất cứ lực cản nào trong phòng, chống tham nhũng (ĐĐK). – Ông Nguyễn Bá Thanh “dọa quan tham” ngay trước giờ G (GDVN). – Phòng, chống tham nhũng liên quan đến sự bền vững của chế độ (GDVN).
- Con bà nó! Đơn giản là học Mianma (DĐCN).
- Luật, nghị quyết vô nghĩa nếu không tổ chức thực hiện tốt (TT).
--- Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc. -PLTP: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc trao kiến nghị sửa Hiến pháp, - Phái đoàn nhân sĩ trí thức đã trao kiến nghị sửa Hiến pháp (RFA). GS Tương Lai: “Chúng ta đã bao nhiêu năm núi xương sông máu đổ ra để dành được độc lập nhưng có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ không có hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa gì”.
- TS Nguyễn Minh Tuấn: Khi Hiến pháp là của dân (BoxitVN).
- HIẾN PHÁP VÀ THỰC TẾ VIỆT NAM (Hồ Hải).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: ‘Cần đảng đối lập để chống tham nhũng’ (BBC). “Vấn đề trừng trị một ông A,B,C chỉ là chữa trên cành, trên lá chứ không phải ở gốc, … cần “một đảng đối lập, hoạt động một cách dân chủ, lúc nào cũng soi mói đảng cầm quyền…”. - Trí Thức Muốn Đa Đảng… (DĐCN). – Có áp bức là có đấu tranh! (VLB).
- Phạm Lê Vương Các: Hiến pháp 2013 cần “giải cứu” giáo dục (BBC).
-– Nguyễn Hồng Hải – Xã hội dân sự và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam (Dân Luận).- Nhân cách nhỏ – Thù vặt lớn (DLB).- Bà Sophie Quinn Judge thú vị chú Trần Dân Tiên (DLB). – Dương Trung Quốc lại lấy cái danh nhà sử học, khốn nạn quá! (DĐCN). – Thông điệp của Dương Trung Quốc!? (DLB).
- Mậu Thân 1968, và những điều gian trá (NQ&TD).
- Ngô Văn Hải – Bản tham gia góp ý dự thảo Hiến Pháp (Dân Luận). – Càng đi xa càng thấy Hiến pháp mình…dài quá (Hiệu Minh). . – CÁI GÌ CỦA ĐẢNG HÃY TRẢ LẠI CHO ĐẢNG (TNM).
- Những suy tư Hiến pháp (1) (Anh Gau Pham). . – Vấn đề bây giờ là bảo vệ Hiến pháp chứ không phải là sửa đổi Hiến pháp – Lucy Nguyen (Cùng viết HP).
- Bộ LĐTB&XH triển khai lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (VOV).
- “dư luận viên” Đông La: “VÔ ƠN BẠC NGHĨA” (Huỳnh Ngọc Chênh). - Ý đảng, lòng dân (TP). – Không ngại bất cứ lực cản nào trong phòng, chống tham nhũng (ĐĐK). – Ông Nguyễn Bá Thanh “dọa quan tham” ngay trước giờ G (GDVN). – Phòng, chống tham nhũng liên quan đến sự bền vững của chế độ (GDVN).
- Con bà nó! Đơn giản là học Mianma (DĐCN).
- Luật, nghị quyết vô nghĩa nếu không tổ chức thực hiện tốt (TT).