Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013
TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG MỘT-
Lặng Yên và Tịnh Lự.
***
1-
Khi lơi lỏng tịnh lặng nội tại là mất đi sự tiếp xúc với chính mình – mất luôn sự tiếp cận với thế giới.
Dò cảm tận cùng bản thân là gì, (cái bản thân) không thể tách rời khỏi cõi tĩnh lặng.
Tôi hiện hữu ( I am ) sâu thẳm hơn cái tên và vóc dáng (của tôi).
*
2-
Tịnh lặng là yếu tính tự nhiên.
Nghĩa là gì?
Là khoảng không nội tại hay cõi giác
– mà mọi từ ngữ (trong sách này) được nhận thức và trở thành những ý tưởng.
Không có thức giác sẽ không thể có nhận thức, suy tưởng và thế giới.
Ta là thức giác ấy cải trang thành người.
*
3-
Sự động đậy bên trong của suy nghĩ, so sánh như tiếng ồn ào ngoại cảnh.
Sự yên lặng ngoại giới sánh với sự tịnh lự nội tâm.
Mỗi khi có sự im ắng nào đó bao quanh – hãy lắng nghe. Nghĩa là hãy để ý.
Hãy chú tâm. Lắng nghe sự lặng lẽ sẽ đánh thức cõi tịnh lặng bên trong. Vì – chỉ thông qua tịnh lự, bạn mới thấy sự im ắng.
Lúc để ý thấy (có) sự yên tĩnh bao quanh là lúc bạn không suy nghĩ.
Nhận biết mà không suy tưởng.
*
4-
Khi nhận biết về sự im lặng là trạng thái tịnh lự nội tại tức thời thức tỉnh.
Ta hiện hữu.
Bước ra khỏi ngàn – ngàn năm điều kiện tập thể hóa của nhân loại.
*
5-
Hãy nhìn một đại thụ, bông hoa, cây cảnh. Hãy dùng tỉnh giác mà quán nghiệm.
Mọi vật tịnh yên, bắt rễ sâu vào (dòng) hiện sinh.
Hãy để thiên nhiên dạy ta bài học về sự Tịnh Lự.
*
6-
Khi nhìn một cội cây, nhận ra nó lặng yên tức trong ta cũng (trở nên) tịnh yên.
Tiếp cận thật sâu như thế – cảm qua sự an nhiên nội tại – ta sẽ cảm thấy đồng nhất với vạn vật.
Cảm thấy đồng nhất với muôn loài là Tình Yêu đích thực.
*
7-
Cầu tìm yên ắng nội tâm không cần sự im lặng hổ trợ. Cả khi có tiếng động và ngay chính dưới sự ốn ào này – tại khoảng không nơi tiếng động nổi lên – ta vẫn nhận biết được sự yên ắng.
Đó chính là khoảng không tự nội của tỉnh giác thuần nhất tức thức giác tự tại.
Có thể nhận biết tỉnh giác như là nền tảng của mọi cảm nhận và nhận thức của suy tưởng.
Tỉnh giác khởi lên từ yên tịnh nội tâm.
*
8-
Tiếng động quấy nhiễu cũng giúp ích như sự im lặng.
Vậy ư?
Khi tâm trí không phủ nhận (có) tiếng động; (nghe) tiếng động là thế đó – chấp nhận như thế cũng đưa ta vào lãnh vực của bình an nội tại – tức yên tịnh nội tâm.
Trong thâm sâu, chấp nhận như thế là như thế, dù lúc ấy (tâm trí) mang bất cứ dạng thức nào.
Chính là lúc ta tịnh yên, bình an.
*
9-
Hãy chú tâm
-vào khoảng cách giữa hai ý tưởng (lúc đang) suy nghĩ
-vào khoảng không ngắn ngủi giữa những từ ngữ được dùng trong cuộc trò chuyện
-vào khoảng giữa các cung bậc của tiếng đàn dương cầm, của hơi sáo vi vu
-giữa lúc hít vào – lúc thở ra…
Mỗi khi chú tâm như thế – tỉnh giác bắt đầu. Chỉ tỉnh giác thôi (và cũng) là chiều kích thước vô hình dạng
của thức giác thuần khiết khởi lên trong nội tâm, thay thế mọi (tự) đồng hóa với hình – tướng.
*
10-
Tinh Khôn (pure intelligence) vận hành lặng lẽ.
Tịnh lặng là nơi sáng tạo giải pháp cho các vấn đề nẩy sinh.
*
11-
Tịnh lặng chỉ là sự vắng mặt của tiếng động hay hoạt động của tâm trí ?
Không phải.
Đó chính là tinh khôn – cái thức giác nền mà từ đó mọi ý niệm (hình-tướng) khởi lên.
Vậy sao tịnh lặng lại phân cách với cái ta hiện hữu ? (Chỉ phân cách khi) “ta” tự đồng hóa với hình-tướng và nuôi dưỡng chúng.
Tịnh lặng chính là tinh chất của thiên hà, hoa, cây, chim chóc và tất cả mọi hình-tướng khác.
*
12-
Trong thế giới này chỉ tịnh lặng là không hình-tướng.
Tịnh lặng không phải là một “vật” và không phụ thuộc vào thế giới này.
*
13-
Khi nhìn vào một gốc cây hay một người đang lặng yên, bạn thấy gì ? Cái gì đó sâu thẳm hơn là con người.
Đó là thức giác đang “nhìn” vào chính sự sáng tạo.
Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa tạo dựng thế giới và thấy đó là tốt.
Cũng là điều ta thấy (tốt) khi từ tịnh lặng – nhìn mà không suy tưởng gì cả.
*
14-
Ta cần thêm hiểu biết ?
Phải chăng thêm dữ kiện – nhiều kiến thức phân tích khoa học, nhiều máy điện toán vân hành với tốc độ nhanh hơn…sẽ cứu vãn được thế giới ? Nhất là trong lúc này đây.
Không phải là sự khôn ngoan mà nhân loại cần hay sao ?
Khôn ngoan là gì ? Ở đâu ?
Khôn ngoan đến – khi tịnh lặng khả thi.
Hãy chỉ ngắm nhìn và lắng nghe. Không cần gì thêm.
Lặng yên, nhìn chăm chú và lắng nghe sẽ khởi phát sự thông minh (tinh khôn) không vẩn chút ý niệm nào trong tâm .
Hãy để cho tịnh lặng hướng dẫn lời nói và hành động.
(CÒN TIẾP…)
http://bagan3.me/
-CHƯƠNG HAI-
Vượt trên tầm Tư Duy.
Con Người&điều kiện: Lạc lối trong Trí tưởng.
TỊNH LẶNG “StillnessSpeaks” (Trần Sơn lược dịch) -CHƯƠNG MỘT-