Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam

--TLQ: -Tiết lộ của đặc nhiệm Liên Xô tham chiến ở Việt Nam

-BBC Vietnamese
Bạn nào nghe hiểu được tiếng Nga vào xem video này: một cựu Đại tá Liên Xô kể chuyện bắn phi cơ Mỹ ở Bắc Việt Nam thời chiến.
Đó là nội dung đã đăng trên trang BBC Tiếng Nga.
Còn phần tiếng Việt cũng được đăng tải trên trang bbcvietnamese.comnhư sau:
Theo một thống kê của Liên Xô, từ 1965 đến 1974 đã có “6.359 sĩ quan, tướng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt Nam”.

Đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam (1975-2015), ban tiếng Nga của BBC đã phỏng vấn một người Nga phục vụ tại Việt Nam từ 1966 đến 1967.
Theo đại tá về hưu Georgy Yefremov, sứ vụ của đoàn Liên Xô đến Việt Nam là bí mật. Vì vậy ngày nay ông không được chính quyền Nga cấp cho chứng nhận “cựu chiến binh tham gia chiến tranh”, vốn dành cho những người trở về từ chiến trận.
Georgy Yefremov, có mặt tại Việt Nam từ 1966 đến 1967:
Tháng 12 năm 1965, tôi được cử đi Việt Nam cùng 200 chuyên gia.
Khi đến nơi, chúng tôi ở trong rừng, đào tạo bộ đội Việt Nam trong ba tháng để điều khiển hệ thống hỏa tiễn đối không S-75.
Sau đó chúng tôi chuyển ra vị trí phòng không, cách Hà Nội 30 cây số. Vào tháng Sáu 1966, mưa nhiều lắm, không làm gì được, nên phải 10 ngày sau chúng tôi mới bắt đầu chiến đấu.
Chúng tôi có mặt ở đoàn Cao xạ Tam Đảo. Máy bay Mỹ bắt đầu xuất hiện và đánh bom Hà Nội.
Sư đoàn S-75 của chúng tôi có 32 tên lửa đối không. Khi chúng tôi vào vị trí, ba máy bay Mỹ quần thảo trên đầu. Chúng tôi bắn rơi một máy bay, nó phát nổ cách chúng tôi 400 mét.
Tay phi công Mỹ đi ra, làm bị thương hai chiến sĩ Việt Nam. Họ đánh gục hắn, và cho vào trại giam ở Hà Nội.
Sau mỗi phiên chiến đấu, chúng tôi phải thay đổi vị trí vì vào hôm sau, người Mỹ sẽ bay đến và đánh bom chỗ cũ.
Ông Georgy Yefremov và một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1966
Không lâu sau, chúng tôi chuyển vào vùng núi gần Thái Lan. Tại đó, chúng tôi bắn rơi hai máy bay “Con ma” F-4 của Mỹ.
Chúng tôi trông thấy bốn phi công Mỹ bị bắn rơi, và định đánh chúng. Nhưng chúng tôi không được phép tiếp xúc với người Mỹ. Chỉ có người Việt được phép thôi.
Chúng tôi có nguyên tắc: nếu các học viên người Việt chiến đấu thành công ba lần, thì chúng tôi tin tưởng cho họ điều khiển thiết bị.
Sau khi bộ đội Việt Nam hoàn tất kỳ thi, chúng tôi điều khiển tên lửa chiến đấu trong ba lần để họ xem, rồi đổi cho họ. Khi họ đã bắn được máy bay, chúng tôi chuyển sang vai trò chuyên gia mà thôi.
Chúng tôi đóng vai trò quan trọng. Đằng sau hậu trường, người ta bảo các đơn vị tên lửa của chúng tôi đã bắn rơi khoảng 6000 máy bay, mặc dù chính thức thì họ chỉ nói là 1.500 thôi.
Người ta chỉ gọi đây là hỗ trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Liên Xô thời đó, và cả Nga bây giờ, người ta không gọi là chiến tranh.
Tôi đã tới kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng vì tôi muốn có chứng nhận “Cựu chiến binh tham gia chiến tranh”. Nhưng họ bảo, “Ông đâu có tham gia đánh nhau.” Chính thức thì chả có ghi chép ở đâu cả. Chỉ là “hỗ trợ” thôi.
Khi đi Việt Nam, chúng tôi được trả tiền khá lắm. Vợ tôi sống ở thành phố Bryansk vì tôi thuộc trung đoàn Bryansk. Bà ấy được nhận 220 rúp, còn khi ở Việt Nam, tôi nhận 470 rúp.
Khi đi Việt Nam, tôi mới là đại úy. Khi về, tôi được đưa về trụ sở đơn vị phòng không của Moscow.
Khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đọc tin trên báo chí Liên Xô. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là tôi đã giúp cho việc thống nhất Việt Nam, có đóng góp của tôi.
Việt Nam vẫn là đất nước thân thiện. Từ ngày đó, tôi đã đến sứ quán Việt Nam 48 lần cho dịp chiêu đãi, nơi tôi gặp lại một số đồng chí.
Nhờ chúng tôi giúp đỡ, Sài Gòn đã thống nhất với Hà Nội, miền Nam thống nhất với miền Bắc. Liên Xô đã cứu Việt Nam, và ngày nay, Việt Nam đang phát triển, thậm chí còn hơn cả Nga.

http://www.bbc.co.uk/russian/russia/2015/04/150430_vietnam_ussr_veterans_memories
40 лет падению Сайгона: советские ветераны о Вьетнаме


*********
-Người Nga nói thật về Chiến tranh Việt Nam
- Cũng như không ai giấu diếm sự tham gia của các quân nhân chúng ta (Liên Xô) trong các hoạt động tác chiến tại Việt Nam.
Nhưng không phải của các phi công mà là của các chiến sỹ tên lửa. Khác với pháo cao xạ và MiG, người Việt Nam nắm bắt việc sử dụng tên lửa khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh (phá hoại bằng không quân của Mỹ -ND), chính các chiến sỹ tên lửa Liên Xô đã sử dụng S-75.

Những quả tên lửa S-75 đầu tiên được phóng trên lãnh thổ Việt Nam là vào ngày 25/7/1965 – các tổ hợp tên lửa của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 Quân khu phòng không Matxcova (đang có mặt tại Việt Nam) đã bắn hạ 03 chiếc F-4 “Con ma”.
Phi công Mỹ lắp vũ khí cho máy bay lên thẳng UH-1 chuẩn bị đánh nhau với các du kích Việt Cộng tại tỉnh Vĩnh Long, Nam Việt Nam, 18/3/1963 . Ảnh : Horst Faas/AP
Phi công Mỹ lắp vũ khí cho máy bay lên thẳng UH-1 chuẩn bị đánh nhau với các du kích Việt Cộng tại tỉnh Vĩnh Long, Nam Việt Nam, 18/3/1963 . Ảnh : Horst Faas/AP
Không quân Mỹ có vinh dự là Lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới đối đầu với các đợt tấn công bằng tên lửa phòng không ồ ạt. Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh (Việt Nam) - phải nói rằng trên thực tế đã diễn ra một cuộc chiến thực sự giữa các bộ não của các Trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng thiết kế Xô Viết và Mỹ.
Chính họ (các nhà khoa học và thiết kế) là người góp phần quyết định ai mạnh hơn – không quân hay bộ đội tên lửa phòng không. Hiệu quả tác chiến rất cao thời kỳ đầu (tức là số lượng tên lửa phải sử dụng để tiêu diệt một máy bay) của S-75 đã giảm xuống nhiều lần do Mỹ sử dụng phương tiện tác chiến điện tử, tên lửa chống radar và các chiến thuật mới.
Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn không thể nào giải quyết được vấn đề các tổ hợp tên lửa phòng không (của Bắc Việt Nam-ND). Đến nay, phía Mỹ đã chính thức thừa nhận tổn thất của Mỹ từ S-75 (sau đây lần lượt xếp theo các kiểu máy bay) như sau:
15 máy bay ném bom chiến lược B-52, 02 hoặc 03 máy bay ném bom chiến thuật F-111, 32 máy bay tiêm kích F-4, 08 F-105, 01 F-104, 11 F-8, 04 máy bay trinh sát RB-66, 05 RF-101, 01 O-2, 26 máy bay cường kích A-4, 09 A-6, 18 A-7, 03 A-3, 03 A-1, 01 AC-130, 01 máy bay vận tải C-123, 01 máy bay lên thẳng CH-53.
Thiệt hại trên thực tế chắc chắn phải cao gấp nhiều lần (số lượng tối đa máy bay Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không (Bắc Việt Nam-ND) bắn rơi -1.770 chiếc), nhưng bây giờ thì đã rất khó xác định (và cũng không nhất thiết phải làm thế).
Tổng cộng từ năm 1965 đến năm 1972 Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tiểu đoàn (cơ số đạn và tổ hợp phóng –ND) S-75 và 7.658 quả tên lửa phòng không.
Đến cuối chiến tranh đã có 6.806 quả đạn đã sử dụng và bị mất (trên lãnh thổ Trung Quốc), lực lượng còn sẵn sàng chiến đấu đến thời điểm kết thúc chiến tranh – 43 tiểu đoàn.
Ngoài ra, vào giai đoạn cuối chiến tranh chống Không quân Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “ Strela-2” cũng được bắt đầu sử dụng. Từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã dùng “Strela-2” bắn hạ 29 máy bay Mỹ (01 F-4, 07 O-1, 03 O-2, 04 OV-10, 09 A-1, 04 A-37) và 14 máy bay lên thẳng ( 01 CH-47, 04 AH-1, 09 UH-1).
Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.
Ví dụ, tháng 5/1968 một nhóm đặc nhiệm GRU gồm 9 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia có biệt danh “Flying John” được sử dụng để tung các nhóm gián điệp- biệt kích vào Bắc Việt Nam và cứu các phi công của các máy bay Mỹ bị bắn hạ.
Trong căn cứ này có gần 20 máy bay lên thẳng, trong đó có 04 chiếc máy bay lên thẳng tấn công mới nhất thời kỳ đó là “ SuperCobra”. Tuy bị hy sinh 03 người, nhưng đặc nhiệm GRU đã đưa được 01 chiếc “Super Cobra” về Bắc Việt Nam, phá hủy hoặc phá hỏng những chiếc còn lại, giết và làm bị thương 15 quân nhân Mỹ. Còn bao nhiêu chiến dịch như vậy, rất khó xác định.
Con số tổn thất trong tác chiến của Các lực lượng vũ trang Liên Xô trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 được công nhận chính thức là 13 người.
Nhưng tất nhiên, chính người Việt Nam mới là người giành chiến thắng trong chiến tranh. Giai đoạn bước ngoặt của cuộc chiến có lẽ là năm 1968. Lần đầu tiên trong lịch sử người ta mới “ngộ” ra rằng, những hình ảnh trên truyền hình về chiến tranh có khi còn quan trọng hơn cả chính chiến tranh.
Máy bay C-123 rải chất diệt cỏ tại các địa điểm đóng quân của bộ đội Việt Nam ( cộng sản) tại một khu vực giữa Sài gòn và Đà lạt tại Miền Nam Việt Nam, 02/8/1963. Ảnh: Horst Faas/AP Photo
Máy bay C-123 rải chất diệt cỏ tại các địa điểm đóng quân của bộ đội Việt Nam (cộng sản) tại một khu vực giữa Sài gòn và Đà lạt tại Miền Nam Việt Nam, 02/8/1963. Ảnh: Horst Faas/AP Photo.
Ngày 30/01/1968, 84.000 du kích Nam Việt Nam và các chiến sỹ Bắc Việt đã bắt đầu cuộc Tổng tấn công “Tết Mậu thân”, công kích mãnh liệt 36 trong 43 tỉnh lỵ Nam Việt Nam. Các chiến sĩ cộng sản đã chiếm cố đô Huế, những trận chiến ác liệt diễn ra ngay trên các đường phố Sài gòn.
Toàn nước Mỹ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh này trên màn hình TV ngay trong nhà của mình. Và đến lúc này thì không ai và không cái gì có thể thuyết phục được người dân Mỹ nữa – mọi công dân Mỹ đã hiểu rằng người Mỹ đã thua và cần phải nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến.
Đến đầu năm 1968 thì lực lượng của Quân đội Mỹ, Quân đội Việt Nam Cộng hòa, Quân đội Úc, Quân đội Nam Hàn đang có tại Nam Việt Nam là 17 sư đoàn bộ binh, 02 sư đoàn lính thủy đánh bộ, 02 sư đoàn kỵ binh (đường không) – tổng cộng 1,4 triệu tay súng (trong đó có hơn nửa triệu quân Mỹ- chính xác hơn là 550.000 ), 500 xe tăng, 4.500 khẩu pháo, 4.100 máy bay và máy bay lên thẳng.
Chiến dịch Mậu Thân này đã làm suy yếu rất mạnh tiềm lực tác chiến của những người cộng sản. Nhưng bản thân một cuộc tấn công quy mô lớn như vậy (vào các đô thị lớn –ND) cũng làm cho tâm lý –tinh thần của người Mỹ suy sụp không kém.
Không những thế, một nhóm (đại đội-ND) binh sỹ Mỹ của sư đoàn bộ binh số 23 dưới sự chỉ huy của trung úy Calley đã thảm sát dân thường tại làng Mỹ Lai (Sơn Mỹ- nổi tiếng toàn thế giới với cái tên này). Quân nhân Mỹ đã sát hạt toàn những người dân thường vô tội.
Các quân nhân của quân đội chính quy (Mỹ-ND) không có kinh nghiệm tác chiến chống du kích, hơn nữa là chống lại một đối phương cực kỳ thông minh và cũng cực kỳ cứng rắn như những người du kích cộng sản Việt Nam, - họ (những người du kích -ND) chiến đấu trong những điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình quen thuộc (của họ) nhưng lại hoàn toàn xa lạ đối với quân Mỹ.
Vụ thảm sát Sơn Mỹ đã tạo ra những sự thay đổi lớn trong Các lực lượng vũ trang Mỹ . Lầu Năm góc buộc phải ra một sắc lệnh yêu cầu các quân nhân Mỹ phải tuyệt đối tuân thủ các chuẩn mực của luật chiến tranh. Nhưng điều đó đã quá muộn. Uy tín của Quân đội Mỹ đã sụp đổ trong con mắt của toàn thế giới và ngay chính cả trong nhân dân Mỹ.

Nhưng vấn đề chính của người Mỹ lúc này không chỉ còn là sự xâm nhập của lính Bắc Việt vào Miền Nam mà còn là sự tha hóa ngay từ bên trong. Cũng chỉ trong năm 1969, 37 sỹ quan và hạ sỹ quan Mỹ đã bị chính các binh sỹ dưới quyền bắn (giết) chết.
Trước đây trong Quân đội Mỹ chưa từng có trường hợp nào như vậy. Còn ngay trong lòng nước Mỹ thì hiện tượng lính quân dịch (nghĩa vụ- ND) đào ngũ và các hoạt động phản chiến của nhân dân Mỹ đã trở thành một phong trào không thế nào ngăn chặn được.
Cuộc chiến tranh thông tin đã thất bại hoàn toàn (đối với Chính quyền Mỹ) và chính vì thế mà những thắng lợi quân sự (trong năm 1969) đã không còn một chút ý nghĩa nào.
Chính quyền Mỹ nhận thức được rằng trong một đất nước “dân chủ” thì không thể sử dụng một đội quân “nghĩa vụ” để tiến hành một cuộc chiến tranh mà dư luận xã hội (của đất nước đó-ND) không thể chấp nhận (cuộc chiến tranh đó-ND).
Đây là lý do vì sao mà ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Chính quyền Mỹ đã bãi bỏ chế độ quân dịch và xây dựng Quân đội chuyên nghiệp.
Súng máy Gutling lắp trên F-4 để tấn công MiG,17/5/1967. Ảnh:AP
Súng máy Gutling lắp trên F-4 để tấn công MiG,17/5/1967. Ảnh:AP
Những thử nghiệm trong hơn 50 năm qua cho thấy (ví dụ gần đây nhất là Iraq và Pakistan) là một quân đội đánh thuê (chuyên nghiệp-ND) không thể tiến hành chiến tranh, nếu như không được dư luận xã hội của nước mình chấp nhận (cuộc chiến tranh đó- ND).
Có nghĩa là nếu như một đất nước nào đó có dân chủ thì đất nước đó chỉ có thể tiến hành một kiểu chiến tranh duy nhất – đó là một cuộc chiến tranh phòng thủ chính nghĩa (hoặc là không có một cuộc chiến tranh nào).
Nếu như chính phủ muốn tiến hành một cuộc chiến tranh kiểu khác thì họ buộc phải lựa chọn giữa chiến tranh hoặc dân chủ hoặc là phải học được cách đánh nhau mà không có tổn thất (đây là tư duy của tác giả - ông là người rất phản đối thành lập một đội quân chuyên nghiệp-ND).
Trong các năm 1970 -1971, người Mỹ đã tiến hành các đợt đột kích sang lãnh thổ Lào và Campuchia nhằm cắt đứt tuyến chi viện từ Bắc vào Nam. Cuộc tấn công vào Campuchia mang lại một số kết quả hạn chế, nhưng vụ can thiệp vào Lào đã thất bại thảm hại. Sau các sự kiện đó, Hà nội quyết định là phải giải quyết dứt điểm vấn đề.
Ngày 31/3/1972, một đội quân Bắc Việt Nam quân số không ít hơn 40.000 người và 400 xe tăng – thiết giáp đã tấn công Nam Việt Nam.
Đây thực sự là một cuộc chiến tranh cổ điển điển hình giữa các quân đội chính quy. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, Lực lượng cộng sản đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc Nam Việt Nam nhưng cũng chịu tổn thất nặng. Đến nỗi mà thời điểm mà Hà nội lên kế hoạch “Tổng tiến công” được xác định là vào tận năm 1976 (tức 4 năm sau đó).
Nhưng trên thực tế, những người cộng sản Việt Nam đã đạt những điều mình muốn (qua đợt tấn công này-ND), Mỹ buộc phải quyết định rút hoàn toàn lính Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên trước khi (ra khỏi nhà) rút người Mỹ cũng đã đóng sập cửa rất mạnh bằng cách tiến hành một đợt không kích ồ ạt chống lại Bắc Việt Nam (chiến dịch “Linebacker-2”) và tự tuyên bố là đã chiến thắng để giữ thể diện.
Trong chiến dịch này Mỹ đã ném xuống Bắc Việt Nam gần 50.000 tấn bom, phá hủy 1.600 công trình. Nhưng cũng trong chiến dịch này Không quân Việt Nam, tuy mất 03 chiếc MiG-2 1 những đã hạ 02 B-52, 04 F-4, 01 RA-5C.
Các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 đã bắn hạ, theo các số liệu khác nhau là từ 15 đến 32 B-52, 02 F-111, 02 F-4 trong khi chịu tổn thất là 01 tiểu đoàn (tên lửa phòng không S-75). Có lẽ vì thế mà cái gọi “ chiến thắng” mà Mỹ tự nhận trong chiến dịch này hoàn toàn không thuyết phục một chút nào.
Đầu năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã phải trả giá bằng 58.169 binh sỹ và sỹ quan thiệt mạng hoặc mất tích, hơn 200 xe tăng, 3.700 máy bay, 4.800 máy bay lên thẳng, hàng trăm tỷ đô la “cuốn theo chiều gió” và một cú sốc tâm lý cực mạnh.
Người Mỹ rút đi nhưng để lại cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa một khối lượng vũ khí khổng lồ.
Quân đội Nam Việt Nam về mặt hình thức đã là một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới (nếu tính về số lượng máy bay chiến đấu thì Quân đội này đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Quân đội Mỹ và Quân đội Liên Xô) và hơn Quân đội Bắc Việt Nam nhiều lần nếu tính về quân số và vũ khí- trang bị kỹ thuật. Nhưng điều đó đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Số phận Chính quyền Nam Việt Nam đã được định đoạt, và có lẽ những người (cầm quyền) ở Sài gòn có khi còn hiểu rõ hơn là ở Hà Nội. (Những người cầm quyền) ở Sài Gòn hiểu rằng người Mỹ sẽ không bao giờ quay trở lại và chỉ còn chờ ngày kết thúc. Yếu tố tâm lý tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với số lượng và chất lượng vũ khí.
Nhờ có các căn cứ ở Lào và Campuchia mà quân Bắc Việt có thể tấn công lãnh thổ Nam Việt Nam đồng thời trên toàn bộ tuyến biên giới (với hai nước này).
Tháng 3/1975, khi Khi quân Bắc Việt tấn công Tây Nguyên, Sài Gòn cho rằng đây là một cuộc tổng tấn công nhằm chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Vì thế họ đã tập trung lực lượng quanh thủ đô (Sài Gòn), gần như tự nguyện nhường toàn bộ phía Bắc (Nam Việt Nam-ND) cho lực lượng cộng sản.
Nhưng bất hạnh (đối với Chính quyền Sài Gòn –ND ) là ở chỗ chính khu vực phía Bắc (Nam Việt Nam-ND) lại là nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ nhất của Quân đôi Sài Gòn. Cuộc “di tản” các lực lượng này đã nhanh chóng biến thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn.
Nắm được thời cơ, Hà Nội không còn một chút do dự gì nữa, tất cả các mặt trận đồng loạt tấn công và lúc này thì không ai và không cái gì có thể ngăn cản nổi. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tan rã. Đúng 11 giờ trưa ngày 30/4/1975, lá cờ có ngôi sao vàng được kéo lên trên đỉnh nóc Dinh tổng thống ở Sài Gòn.
Xét tổng thể, nếu tính từ góc độ những hệ quả địa chiến lược và tầm ảnh hưởng đối với nghệ thuật quân sự (thế giới-ND) thì cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ đứng sau hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai-ND).
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thì hình thái chiến tranh cổ điển này càng lùi sâu vào quá khứ. Thay thế hình thái chiến tranh này (chiến tranh cổ điển-ND) là cuộc chiến tranh công nghệ cao và phương án đáp trả phi đối xứng đối với nó (công nghệ cao-ND) là các cuộc chiến tranh nổi dậy ( du kích-khủng bố).
Ngoài ra, chiến tranh thông tin ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đôi khi còn thay thế hoàn toàn các hình thái chiến tranh khác.
  • Lê Hùng (Lược dịch)


Phần trước: Chiến thắng VN-bốn trong một: Cái nhìn của người ngoài cuộc

-Cựu binh Nga kể chuyện bắn máy bay MỹÔng Georgy Yefremov nói chuyện với BBC tiếng Nga

Các chuyên gia quân sự Nga đóng góp vai trò đáng kể giúp tăng cường sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam.

Theo một thống kê của Liên Xô, từ 1965 đến 1974 đã có “6.359 sĩ quan, tướng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt Nam”.

Đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam (1975-2015), ban tiếng Nga của BBC đã phỏng vấn một người Nga phục vụ tại Việt Nam từ 1966 đến 1967.

Theo đại tá về hưu Georgy Yefremov, sứ vụ của đoàn Liên Xô đến Việt Nam là bí mật. Vì vậy ngày nay ông không được chính quyền Nga cấp cho chứng nhận “cựu chiến binh tham gia chiến tranh”, vốn dành cho những người trở về từ chiến trận.
Georgy Yefremov, có mặt tại Việt Nam từ 1966 đến 1967:

Tháng 12 năm 1965, tôi được cử đi Việt Nam cùng 200 chuyên gia.

Khi đến nơi, chúng tôi ở trong rừng, đào tạo bộ đội Việt Nam trong ba tháng để điều khiển hệ thống hỏa tiễn đối không S-75.

Sau đó chúng tôi chuyển ra vị trí phòng không, cách Hà Nội 30 cây số. Vào tháng Sáu 1966, mưa nhiều lắm, không làm gì được, nên phải 10 ngày sau chúng tôi mới bắt đầu chiến đấu.

Chúng tôi có mặt ở đoàn Cao xạ Tam Đảo. Máy bay Mỹ bắt đầu xuất hiện và đánh bom Hà Nội.

Sư đoàn S-75 của chúng tôi có 32 tên lửa đối không. Khi chúng tôi vào vị trí, ba máy bay Mỹ quần thảo trên đầu. Chúng tôi bắn rơi một máy bay, nó phát nổ cách chúng tôi 400 mét.

Tay phi công Mỹ đi ra, làm bị thương hai chiến sĩ Việt Nam. Họ đánh gục hắn, và cho vào trại giam ở Hà Nội.

Sau mỗi phiên chiến đấu, chúng tôi phải thay đổi vị trí vì vào hôm sau, người Mỹ sẽ bay đến và đánh bom chỗ cũ.Ông Georgy Yefremov và một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1966

Không lâu sau, chúng tôi chuyển vào vùng núi gần Thái Lan. Tại đó, chúng tôi bắn rơi hai máy bay “Con ma” F-4 của Mỹ.

Chúng tôi trông thấy bốn phi công Mỹ bị bắn rơi, và định đánh chúng. Nhưng chúng tôi không được phép tiếp xúc với người Mỹ. Chỉ có người Việt được phép thôi.

Chúng tôi có nguyên tắc: nếu các học viên người Việt chiến đấu thành công ba lần, thì chúng tôi tin tưởng cho họ điều khiển thiết bị.

Sau khi bộ đội Việt Nam hoàn tất kỳ thi, chúng tôi điều khiển tên lửa chiến đấu trong ba lần để họ xem, rồi đổi cho họ. Khi họ đã bắn được máy bay, chúng tôi chuyển sang vai trò chuyên gia mà thôi.

Chúng tôi đóng vai trò quan trọng. Đằng sau hậu trường, người ta bảo các đơn vị tên lửa của chúng tôi đã bắn rơi khoảng 6000 máy bay, mặc dù chính thức thì họ chỉ nói là 1.500 thôi.

Người ta chỉ gọi đây là hỗ trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Liên Xô thời đó, và cả Nga bây giờ, người ta không gọi là chiến tranh.

Tôi đã tới kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng vì tôi muốn có chứng nhận “Cựu chiến binh tham gia chiến tranh”. Nhưng họ bảo, “Ông đâu có tham gia đánh nhau.” Chính thức thì chả có ghi chép ở đâu cả. Chỉ là “hỗ trợ” thôi.

Khi đi Việt Nam, chúng tôi được trả tiền khá lắm. Vợ tôi sống ở thành phố Bryansk vì tôi thuộc trung đoàn Bryansk. Bà ấy được nhận 220 rúp, còn khi ở Việt Nam, tôi nhận 470 rúp.

Khi đi Việt Nam, tôi mới là đại úy. Khi về, tôi được đưa về trụ sở đơn vị phòng không của Moscow.

Khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đọc tin trên báo chí Liên Xô. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là tôi đã giúp cho việc thống nhất Việt Nam, có đóng góp của tôi.

Việt Nam vẫn là đất nước thân thiện. Từ ngày đó, tôi đã đến sứ quán Việt Nam 48 lần cho dịp chiêu đãi, nơi tôi gặp lại một số đồng chí.

Nhờ chúng tôi giúp đỡ, Sài Gòn đã thống nhất với Hà Nội, miền Nam thống nhất với miền Bắc. Liên Xô đã cứu Việt Nam, và ngày nay, Việt Nam đang phát triển, thậm chí còn hơn cả Nga.-Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam-theo [TPO]
-TPO- Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết tham gia trên chiến trường Việt Nam. Sự tham gia của họ được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin đại chúng cho đến tận ngày nay.

Một trận địa tên lửa SAM-2 - nỗi khiếp đảm của không quân Mỹ
Một trận địa tên lửa SAM-2 - nỗi khiếp đảm của không quân Mỹ
.
“Tiếng nói nước Nga” đã may mắn có được dịp phỏng vấn một trong những cựu chiến binh Xô Viết, những người đã tham gia bảo vệ bầu trời Việt Nam trước những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ.

Ngày 30/1 hàng năm là ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Liên bang Xô Viết – Việt Nam. Một trong những trang sử rực rỡ nhất của lịch sử mối quan hệ giữa nhân dân Xô viết trước đây – Liên bang Nga hiện nay và nhân dân Việt Nam là sự giúp đỡ quân sự vô điều kiện của Liên bang Xô Viết đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến tranh chống Mỹ .
N.Kolesnik: Sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết trong những năm chiến tranh là vô cùng to lớn và toàn diện trên mọi mặt, chỉ tính riêng viện trợ quân sự của Liên Xô về giá trị đã lên tới khoảng hai triệu đô la một ngày cho tất cả những năm chiến tranh.Tiếng nói nước Nga phỏng vấn một cựu chiến binh ở Việt Nam, người đã trực tiếp tham gia các trận đánh bảo vệ bầu trời Việt Nam – ông Nikolai Kolesnik - chủ tịch Hiệp Hội cựu chiến binh Việt Nam trên toàn Nga, người mà từ năm 1965,đã tham gia các trận chiến đấu phòng không chống lại các cuộc không kích ồ ạt của lực lượng không quân Mỹ, trong vị trí của những chiến sĩ – trắc thủ tên lửa Xô Viết.

Việt Nam đã nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Chỉ cần trích dẫn một vài con số: 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 nòng súng, pháo phòng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng , 100 tàu chiến các loại. Và tất cả khối lượng cơ sở vật chất, vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu này đều là viện trợ không hoàn lại.
Để có thể khai thác sử dụng vũ khí trang bị, khí tài chiến đấu, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải được học tập và huấn luyện kỹ năng. Chính vì điều này, các chuyên gia, cố vấn quân sự và kỹ thuật viên được gửi đến Việt Nam.Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, thực hiện nhiệm vụ quốc tế vô sản tại Việt Nam đã có sự tham dự của 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ của lực lượng vũ trang Xô Viết. Ngoài ra, các trường quân sự và các học viện của Liên Xô đã đào tạo các cán bộ nòng cốt của Lực lượng vũ trang Việt Nam - hơn 10.000 người.


Người ta nói rằng, vũ khí trang bị, được viện trợ từ СССР vào Việt Nam đã lỗi thời?
N. Kolesnik: Vào thời điểm đó là hiện đại nhất. Ví dụ, với máy bay chiến đấu "MiG-21" - các phi công Việt Nam bắn rơi "F-105" “F4 "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh, các máy bay tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam bắn hạ 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất ít hơn rất nhiều, chỉ có 145 máy bay.
Trong lịch sử không quân nhân dân Việt Nam có những phi công - ace, chiến công của họ có tới 7, 8 và 9 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đồng thời, thành tích của phi công ace – pilot Mỹ cao nhất Charles B. DeBellevue ở Việt Nam chỉ có 6 lần chiến thắng trên không. Trong các trận không chiến ở Việt Nam, các tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina" là có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km.
"Đây thực sự là các đầu đạn nguy hiểm nhất được phóng lên từ mặt đất từ trước đến nay vào mục tiêu là những máy bay chiến đấu", theo tuyên bố của tạp chí Mỹ "MilitaryTechnology - Kỹ thuật quân sự" thời điểm chiến tranh.

Lực lượng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam, được đào tạo và huấn luyện của các chuyên gia, cố vấn quân sự Xô Viết, đã bắn hạ hơn 1.300 máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Mỗi chiếc máy bay đó mang trên mình nó 25 tấn bom, mỗi chiếc B-52 có thể tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn mọi sự sống và các công trình xây dựng trên một diện tích bằng 30 cái sân vận động bóng đá.
Không lực Mỹ ném bom thường xuyên trên tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh và tất cả các khu công nghiệp, các thành phố lớn của miền Bắc Việt nam, chúng thường xuyên bay trên các độ cao mà súng phòng không các cỡ nòng không thể với tới được.
Sau những chiến thắng đầu tiên của tên lửa phòng không, các phi công Mỹ buộc phải hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa dày đặc của súng phòng không.

Nhiều 'pháo đài bay' B-52 đã bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam
Nhiều 'pháo đài bay' B-52 đã bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam.


Khi có sự xuất hiện của các tên lửa phòng không “Dvina” (tên lửa SAM-2), các phi công Mỹ bắt đầu từ chối nhiệm vụ bay vào không phận Miền Bắc Việt Nam oanh tạc. Bộ tư lệnh lực lượng không quân và hải quân Mỹ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp khẩn cấp như nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích, liên tục thay đổi lực lượng các phi đoàn trên các tàu sân bay. Tại Việt Nam đã xuất hiện một mô hình huấn luyện đào tạo chưa từng có trong lịch sử huấn luyện quân sự, các chuyên gia giảng dạy và các học viên thực hành bằng trận đánh thực tế, mục tiêu địch thực sự.
Trong những ngày tháng đầu tiên của lực lượng tên lửa phòng không. Trên các trận địa tên lửa phòng không, các sĩ quan Xô Viết cố vấn giới thiệu tác chiến, các sĩ quan tên lửa Việt Nam học ngay trên xe điều khiển và cùng rút kinh nghiệm.
Bài học đầu tiên thật dữ dội đối với không lực Mỹ - vô tình trở thành giáo cụ và quân xanh thực tiễn. Ngày 24.07.1965, 4 máy bay F-4 "Phantom" lúc đó đang trên đường bay không kích Hà Nội, trên độ cao mà các khẩu đội pháo phòng không không với tới được. Các đơn vị tên lửa đã khai hỏa và bắn hạ 3 trong số 4 chiếc. Ngày 24.07 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.

Ông có nhớ trận chiến đấu đầu tiên mà ông tham gia? Khi nào và kết quả của nó?
N. Kolesnik: Ngày 11/8/1965, chúng tôi lên vị trí chiến đấu 18 lần khi có báo động. Và địch không bay vào khu vực tác chiến - không có kết quả. Cuối cùng, vào lúc đêm khuya, trận địa của tiểu đoàn đã phóng 3 tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tiểu đoàn một và tiểu đoàn ba thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, nơi tôi phục vụ trong đêm đó đã bắn rơi 15 máy bay địch.

Không quân Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các đơn vị tên lửa của các ông?
N. Kolesnik: Tất nhiên rồi, các trận địa tên lửa được thay đổi sau mỗi trận đánh. Không có cách nào khác, nếu quân địch phát hiện ra trận địa tên lửa, ngay tức khắc sẽ tấn công dồn dập bằng tên lửa và bom các loại. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng chế áp các hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, gây nhiễu, sử dụng tên lửa Shrike chống radar điều khiển. các nhà thiết kế, chế tạo tên lửa cũng phải nhanh chóng phân tích, đánh giá và hoàn thiện, nâng cấp tên lửa và các trang thiết bị, khí tài tác chiến.

Ông có dịp nào được gặp các tù binh – phi công Mỹ?
N. Kolesnik: Chưa bao giờ được nhìn thấy. Vả lại sự có mặt của chúng tôi tại Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ cần biết rằng, trong suốt thời gian công tác, chúng tôi chỉ được mặc đồ dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn không có giấy tờ gì. Mọi giấy tờ tùy thân được lưu giữ tại Đại sứ quán.

Cấp trên đã thông báo thế nào về nhiệm vụ phải bay đến Việt Nam, và ông đã nói thế nào ở nhà?

N. Kolesnik: Tôi phục vụ trong trung đoàn phòng không thủ đô Moscow. Trung đoàn trưởng thông báo rằng chúng tôi được đề nghị điều động đi công tác ở một đất nước với "khí hậu nhiệt đới rất nóng." Gần như tất cả mọi người đều đồng ý, và những người đi vì lý do gì, không muốn đi, thì sẽ không được đi. Tôi cũng đã nói như vậy khi ở nhà.

Điều gì gây ấn tượng cho ông nhất – một chàng trai trẻ - khi lần đầu tiên đến Việt Nam?
N. Kolesnik: tất cả đều gây ấn tượng mạnh; Mội trường tự nhiên xung quanh, khí hậu nhiệt đới, những người dân, hầm tránh bom – chỗ mà chúng tôi hay phải chui vào mỗi khi có báo động. Chỉ thị và hướng dẫn nhận được ở Moscow là đào tạo và huấn luyện các trắc thủ tên lửa Việt Nam, nhưng trên thực tế, phải giảng dạy và huấn luyện ngay trên trận địa, trong xe điều khiển, hàng ngày, dưới những trận không kích không ngừng nghỉ của Không quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam là những người kiên trì – họ học rất nhanh và thu thập rất nhanh kinh nghiệm tác chiến. Tôi cũng học được vài câu khẩu lệnh và vài câu nói phổ dụng bằng tiếng Việt.

Vấn đề gì là khó khăn nhất ở Việt Nam?
N. Kolesnik: Thời tiết nóng và độ ẩm rất cao là điều khó khăn nhất . Ví dụ: sau 40 phút nạp chất ô xy hóa vào tên lửa trong bộ quần áo cao su đặc chủng, chúng tôi gầy đi đến 1 kg trọng lượng cơ thể.

Thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện mối quan tâm thế nào đối với cuộc chiến tranh và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến?
N. Kolesnik: Những cựu chiến binh Việt Nam thể hiện sự kính trọng và tình đồng chí vô cùng to lớn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhớ lại những ngày tháng khói lửa, khó khăn gian khổ và những chiến công chung của tình đồng chí. Thế hệ trẻ thực tế hơn, họ với sự quan tâm và tò mò đặt câu hỏi cho chúng tôi về những trận đánh cũng như những chi tiết, những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.

Phi công Mỹ bị bắt sống
Phi công Mỹ bị bắt sống.


Hiện nay trên đất nước chúng ta có nhiều quan điểm khác nhau về sự tham dự của Liên bang Xô Viết trong các cuộc xung đột nằm ngoài biên giới lãnh thồ. Ông đánh giá thế nào sự tham dự của mình trong chiến tranh Việt Nam?
N. Kolesnik: Đối với tôi cho đến tận bây giờ, đó là những ngày tháng đáng ghi nhớ nhất và đáng sống nhất trong cuộc đời. Tôi và những đồng chí của tôi, Xô viết – Việt Nam đã tham gia vào những sự kiện lịch sử hùng tráng nhất và đã rèn lên chiến thắng – bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Tôi vô cùng tự hào là đã mang nhiệt huyết và sức lực của mình đóng góp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam và có một phần công sức trong công tác xây dựng Lực lượng tên lửa phòng không Anh hùng của Việt Nam.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Tiếng nói nước Nga-Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam-theo [TPO]

Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam Cập nhật lúc: 06:00 03/08/2013 (GMT+7)-Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung: Có một giờ G khác vào năm 1974 (SGTT 26-4-13)

Chuyện bây giờ mới kể: Việt Nam không thắng bằng sức mạnh bùa chú (KP 26-4-13)
Hoàng hôn của hải quân Mỹ? Dilemmas of the Modern Navy (National Interest May June 2013)

-Nga giúp Việt Nam xây dựng trung tâm huấn luyện bộ đội tàu ngầmvietnamdefence
Phía Nga đang tham gia xây dựng trung tâm đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm của Hải quân Việt Nam theo dự án do Công ty “Tập đoàn NPO Avrora” xây dựng, một nguồn tin trong ngành đóng tàu Nag tiết lộ hôm 17.4.2013.
-- Tri ân hải đội Hoàng Sa(NLĐ).  – Đạp sóng ra biển Đông(NLĐ).  – Ngôi trường đầu tiên trên đảo Trường Sa(Infonet/Zing).  – Công dân nhỏ tuổi ở Trường Sa (QĐND).  – Các nhà khoa học khảo sát thực tế tại Trường Sa (DT). – Người đầu tiên viết ca khúc về Trường Sa(GD&TĐ).  – Triển lãm 80 ảnh nghệ thuật về Trường Sa (PLTP).   – Đông đảo người xem triển lãm ảnh “Trường Sa thân yêu” (LĐ).  – Những món quà nhỏ ghi dấu Trường Sa (ND). 
Tháng Ba khao lề thế lính Hoàng Sa… (PT). - Triển lãm chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa (DV). - Tuyên truyền chủ quyền biển đảo (DV). - Các nhà khoa học khảo sát thực tế tại Trường Sa (DT).
Đại diện cộng đồng người Việt tại Nga sẽ thăm Trường Sa (VOV).
Trung Quốc làm gì để tàu sân bay Liêu Ninh không là ‘hổ giấy’? (Infonet).
Giải quyết vấn đề biển Đông là mục tiêu quan trọng của ASEAN (TN). - ASEAN tiến tới thống nhất lập trường chung về Biển Đông (KT).
Trung Quốc lần đầu gọi “lợi ích cốt lõi” với Senkaku (TTXVN). - Trung Quốc: Kiểm soát nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku) là lợi ích cốt lõi  (GDVN).
Bê bối lớn trên tàu khu trục Đài Loan (PN Today).
Tàu chiến Úc gia nhập nhóm chiến hạm Mỹ ở Nhật (TN).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm (SGGP). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Có gì sơ hở thì chấn chỉnh (TN). - Cư xử ôn hòa không có nghĩa là nhu nhược! (PLTP). - Chủ tịch nước: Mua vũ khí là để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc (TP).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không úp mở vấn đề biển đảo (NLĐ).  –Chủ tịch nước: “Không ai từ bỏ chủ quyền quốc gia” (DT).
Lộ ảnh ’lắp đạn’ cho tàu ngầm Kilo TP Hồ Chí Minh (PNT).
TQ du lịch trái phép Hoàng Sa, Mỹ sẵn sàng chiến đấu (PNT).
Lý Sơn, lễ hội và những cuộc đời bám biển (RFA). - Trung Quốc cáo buộc Philippines hợp pháp hóa việc « chiếm đóng » các đảo tranh chấp (RFI).- Philippin lạc quan về các bước giải quyết tranh chấp lãnh hải (VOA). – Philippines kiện Trung Quốc đến cùng (ĐV).  – Philippines cáo buộc Trung Quốc chiếm Scarborough (TTXVN).  – Philippines tố cáo Trung Quốc “chiếm đóng thực tế” Scarborough (PNTP).  – Trung Quốc tố ngược Philippines chiếm đảo (DT).  – Philippines đề cao vai trò ASEAN về vấn đề Biển Đông (VOV).
Việt Nam, Trung Quốc, các nước Á Châu đàm phán mậu dịch (VOA). –ASEAN khó thành lập cộng đồng kinh tế theo kỳ hạn hoạch định (VOA).
Mỹ: Chuyển trọng tâm qua châu Á không đe dọa Trung Quốc (VOA).
Nhật-Trung đối thoại về một cơ chế liên lạc trên biển (TTXVN).
Bắt vụ nhập lậu gần nửa tấn cá quả, ếch từ Trung Quốc
(TNO) Lúc 1 giờ 30 phút ngày 25.4, tại Quốc lộ 5, các trinh sát Đội 6 thuộc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an TP.Hà Nội) phát hiện xe tải loại 3,5 tấn mang BKS 89 K - 5649 đang lưu thông theo hướng Long Biên - Hà Nội chở ...
Đến lượt cá quả, ếch Trung Quốc tràn sang Việt NamTiền Phong Online
Nhập lậu cả ngàn con ếch, cá quả từ Trung QuốcNgười Lao Động
- Tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại vùng biển Huyền Trân, quần đảo Trường Sa (TTXVN/TTVH). - Mời báo TQ đưa tin chủ quyền VN với Hoàng Sa,Trường Sa (PN Today).
- Trung Quốc bắt đầu cho du lịch trái phép Hoàng Sa (ĐV). - Trung Quốc bất chấp luật pháp QT, bắt đầu du lịch trái phép Hoàng Sa (GDVN). - Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền (PT).
- Khám “sức khỏe” hạm đội TQ mạnh nhất ở Biển Đông, Hoa Đông (KT). - Trung Quốc lên giọng với Philippines về biển Đông (TN). - Trung Quốc chia lực lượng ’làm càn’ khắp khu vực (PN Today). - Trung Quốc tuyên bố không thay đổi lập trường về Biển Đông (Infonet).
- ASEAN: Tiến bước trong cộng đồng kinh tế, “giậm chân” về Biển Đông (DT).
- Trung Quốc tố Philippines “tung chiêu” để chiếm đảo (NLĐ). - Quan điểm của VN về vụ kiện Philippines-Trung Quốc (TTXVN). - Trung Quốc cáo buộc Philippines chiếm đảo(DT). - Trung Quốc cáo buộc Philippines hợp pháp hóa việc “chiếm đóng” các đảo tranh chấp (PT). - Nghị viện Châu Âu hậu thuẫn Manila kiện Bắc Kinh (TTXVN).
- Tàu hải giám Trung Quốc tiến sát đảo tranh chấp (VNE).
- Quan chức Bắc Kinh ra đường quét rác (VNN).
- Đoàn công tác Bộ Y tế thăm quần đảo Trường Sa (NB&CL). - Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển đảo Việt Nam” (TN). - Trường Sa giữa nghìn trùng sóng… (VOV). - Trường Sa: Tưng bừng kỷ niệm ngày giải phóng (ĐĐK).
- Trợ giúp pháp lý đến với đảo Lý Sơn (PLVN).
- Củng cố sức mạnh, phòng bất trắc (ĐĐK).
- Lưỡi mềm độc quá đuôi ong (ĐĐK).
- Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm (TT).
- Tái khẳng định cam kết chung trong DOC (TP).
- Nga sắp hoàn thành trung tâm huấn luyện tàu ngầm cho Việt Nam (SM).
- Philippines kiên quyết kiện TQ ra tòa án quốc tế (KT).
- Tàu hải giám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản (TTXVN). - Trung Quốc tuyên bố đưa Hải giám tới Senkaku để giám sát tàu Nhật (SM). - Nhật Bản thông qua chính sách quốc gia về biển (VOV). - Trung Quốc chuẩn bị thành lập hạm đội thứ tư (PT). - Trung – Nhật – Hàn đua nhau đóng tới 400 tàu chiến (ANTĐ).
- Siêu chiến hạm Mỹ ở biển Đông liên tục gặp sự cố (PN Today).
- “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định” Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm (VNN).  – Đà Nẵng: Mời báo TQ đưa tin triển lãm Hoàng Sa của Việt Nam (VNN).
- Chắc tay súng giữa Trường Sa thiêng liêng (CAND).  - Gần 4,15 tỷ đồng trao tặng huyện Trường Sa (QĐND).  -  Quảng Ngãi:“Hoàng Sa, Trường Sa và Di sản văn hóa biển đảo” (LĐ).  - Quảng Ngãi: Khai mạc tuần văn hóa biển, đảo (CP). - Giải phóng Trường Sa – Trận đánh thần tốc (NLĐ).
- ‘Bản đồ Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam’ (VOA).
- Đảo Lý Sơn tập trận chống đổ bộ (BBC).
- Tổng lãnh sự Mỹ thăm UBND huyện đảo Hoàng Sa (RFA).  - Mỹ ủng hộ Việt Nam về Hoàng Sa? (BBC). - Việt Nam, Philippines đồng quan điểm về vấn đề tranh chấp biển đảo (VOA). - EU hậu thuẫn Philippines kiện TQ (BBC).
- Việt-Trung ‘thúc đẩy hợp tác’ (BBC). - Tàu hải quân New Zealand cập cảng TPHCM (VOA).
- Hội nghị ASEAN – Kinh tế mở, COC khép (SM).  - ‘ASEAN sẵn sàng đối mặt với vấn đề Biển Đông’ (VNN).  - Các bên sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.  - ASEAN đàm phán về Biển Đông với tư cách một khối (TTXVN).  - ASEAN kêu gọi Trung Quốc đàm phán khẩn về Biển Đông (DT).  - ASEAN muốn làm việc ngay với Trung Quốc (NLĐ).  - Trước ASEAN-2013: Hy vọng nhưng không ảo tưởng (TQ).  - Vì Cộng đồng ASEAN gắn kết, thịnh vượng và hướng tới người dân (CP).
- Philippines kiện ’đường lưỡi bò’ Trung Quốc bằng mọi cách (PNT).
- Sự nguy hại của “mơ hồ chiến lược” ở Biển Đông (KT).  - Liêu Ninh: Mồi ngon cho các loại tàu ngầm đối phương tiêu diệt (ANTĐ).
- Sự bế tắc nguy hiểm ở Hoa Đông (VNN).
- Triển lãm di sản văn hóa biển đảo (TN).
- Tổng lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân thăm UBND huyện Hoàng Sa (TN).
- ’Trung Quốc xuất bản bản đồ nhằm vào Hội nghị ASEAN’ (PN Today).
- Tranh chấp Biển Đông vẫn dậm chân tại chỗ tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (VOA). - “Sự chín chắn” của ASEAN (TN). - Hội nghị ASEAN – Kinh tế mở, COC khép(SM). - ASEAN nhất trí sớm hoàn tất COC (PLTP). - Đoàn kết và thống nhất- Kim chỉ nam xây dựng ngôi nhà chung (VOV).  - ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình ở Biển Đông (ANTĐ). - ASEAN duy trì thực hiện hiệu quả mục tiêu về biển Đông (LĐ). - Hội nghị cấp cao ASEAN: Đoàn kết vì an ninh hàng hải ở biển Đông (SGGP).
- Nhật ngại Trung Quốc chơi bài đối đầu cứng rắn hơn (TTXVN).
- Mỹ tuyên bố sẵn sàng hành động để bảo vệ Nhật Bản (TTXVN).
- Cuộc khủng hoảng thật sự ở châu Á-Thái Bình Dương (KT).
- ‘Bang giao Mỹ-Trung không thể bất chấp quan hệ với Nhật Bản’ (VOA).
- Việt-Trung hợp tác về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển (TTXVN).- Đài Loan xây quân cảng ở quần đảo Trường Sa? (KT).
- Trung Quốc chuẩn bị lập hạm đội hải quân thứ 4? (TN). - Mục đích khó hiểu của Trung Quốc qua ‘hệ thống giám sát thủy âm’ (NĐT).
- Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 22: Ít lạc quan về COC (PT). - ASEAN: điệu kèn thắng lợi mới còn ngập ngừng (SGTT). - Aquino: Hạnh phúc khi thấy ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông (GDVN).
- Mỹ đang làm gì ở Biển Đông? (Infonet).

Tổng số lượt xem trang