Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Soạn sách giáo khoa Lịch sử phản... lịch sử! Cần một lời xin lỗi của Bộ Giáo dục và Đào tạo!

--Đôi điều suy ngẫm sau lễ tang Đại tướng; Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?
Giải thích tất cả những hiện tượng trên ra sao. Tháo cờ rủ khi chưa xong lễ an táng, sách giáo khoa không một chữ nói về tướng Giáp, họp QH cũng không thèm mặc niệm. Phải chăng nhà cầm quyền HN cho rằng tướng Giáp có công gì đâu, chỉ là tuyên truyền cả thôi, bây giờ thì không cần nữa. Còn không thì biết giải thích làm sao????
 - Ban Tổ chức Quốc tang Đại tướng họp rút kinh nghiệm (Tin tức).Tại Hà Nội, Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều 28/10 đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thành viên Ban Lễ tang Nhà nước, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Quốc tang; Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành, địa phương đã tham dự Hội nghị.

Công tác tổ chức Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình). Ảnh: TTXVN

Báo cáo của Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức, chu đáo, an toàn; đã thể hiện lòng kính trọng và tiếc thương của Đảng, Nhà nước và nhân dân trước sự ra đi của Đại tướng. 

Công tác tổ chức Lễ Quốc tang đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân Việt Nam, gia đình Đại tướng và sự cảm phục của bạn bè quốc tế. Thông qua việc đưa tin về Lễ Quốc tang, truyền thông quốc tế đã phản ánh tình cảm của nhân dân ta và bạn bè quốc tế đối với Đại tướng; ca ngợi sự nghiệp vẻ vang của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. 

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong suốt quá trình tổ chức viếng tại nhà riêng của Đại tướng cũng như trong Lễ Quốc tang, Ban Tổ chức đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cũng như phối hợp chặt chẽ với gia đình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức trong nước, bạn bè quốc tế và đặc biệt là đông đảo các cựu chiến binh, quần chúng nhân dân được viếng và bày tỏ lòng thương tiếc, kính trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đảng, Nhà nước có hình thức khen thưởng đối với những tập thể và cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc xây dựng Khu Lưu niệm, Nhà chờ tại nơi an táng Đại tướng; giao Bộ Quốc phòng nghiên cứu sớm có báo cáo gửi Bộ Chính trị để Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan chức năng, các địa phương đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chăm sóc phần mộ Đại tướng...

Nhân dịp này, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các Bộ, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ tổ chức Lễ Quốc tang, đặc biệt là Bộ Quốc phòng (nòng cốt là Bộ Tổng tham mưu, Bệnh viện 108), Bộ Công an (nòng cốt là Công an Hà Nội), Bộ Giao thông vận tải, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết liệt triển khai hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

Đồng thời đồng chí cũng biểu dương các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam... đã liên tục thông tin trước, trong và sau Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp với những thông tin, tư liệu, phóng sự, hình ảnh phong phú và xúc động. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng khen ngợi các tập thể, cá nhân được phân công nhiệm vụ, với tình cảm sâu nặng đối với Đại tướng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm cao nhất, không quản khó khăn, vất vả để thực hiện nhiệm vụ được giao; các lực lượng chức năng cũng đã có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, kịp thời.



- Tướng Giáp – người phản đối chiến tranh (BBC).Kiến nghị Bộ Chính trị đưa tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK (NĐT 28-10-13) -- Muốn đưa ai vào SGK thì phải xin phép Bộ Chính trị? Sao có thể sống trong một chế dộ như thế? - Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hiển thánh (LĐ). - Chuyện tìm nước ngầm nơi Đại tướng yên nghỉ (KT). – TS Sử học Nguyễn Nhã: “Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng là sự ‘cắt xén’ sự kiện lịch sử” (GDVN).
-- Quanh chuyện tượng Trần Nguyên Hãn chỉ còn một chân

Văn Lang/Người Việt

Friday, October 25, 2013 7:48:32 PM
- LỜI BÀN MUỘN VỀ TƯỚNG GIÁP (GNLT).- Ai giết tướng Nguyễn Bình? (FB Tin Không Lề).- Chuyện người Pháp gọi ‘tướng Giáp’ (TVN).- Võ Nguyên Giáp – Vị Đại tướng trẻ nhất nhưng cũng hiển hách nhất (Soha).


Báo chí thế giới viết về lễ quốc tang
Quảng Bình có mưa rào trong ngày Quốc tang





-Không mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc
(NLĐO)- Nhiều đại biểu Quốc hội bất ngờ khi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng nay 21-10 không có 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng có công lao và đóng góp lớn cho đất nước và nhân dân vừa từ trần.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động bên lề Quốc hội chiều 21-10, đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết không chỉ người dân theo dõi qua sóng truyền hình mà cá nhân ông và rất nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng bất ngờ và băn khoăn về việc buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng cùng ngày không dành 1 phút để mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa từ trần.
“Nhiều đại biểu Quốc hội cũng trao đổi xung quanh việc này. Nói gì thì nói, mặc niệm vẫn tốt hơn là không mặc niệm. Còn vì sao không dành thời gian mặc niệm thì nên hỏi những nhà lãnh đạo có trách nhiệm” - nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Trả lời câu hỏi về Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày trước Quốc hội sáng 21-10 cũng không đề cập tới việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được nhân dân cả nước bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, ông Dương Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ đó là báo cáo của cử tri với Quốc hội thôi nên cũng không nhất thiết phải đưa vào đây. Tuy nhiên, dư âm vừa qua xung quanh lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Rất nhiều người nói việc ra đi của Đại tướng khiến người ta tự nhận ra mình, không chỉ là chuyện tình cảm mà còn là ý thức với cá nhân Đại tướng mà cả ý thức với dân tộc của mình”.
Vị đại biểu Quốc hội là nhà sử học nói: “Vấn đề quan trọng không phải nhà nước có làm hay không mà người dân họ tưởng niệm Đại tướng là quan trọng hơn”.
Nhân dân cả nước thể hiện sự tôn vinh và tiếc thương vô hạn với vị "Đại tướng của Nhân dân" - Ảnh: Thế Dũng
Trước đó, trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nói rằng sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đã thổi bùng lên ngọn lửa từ hàng triệu trái tim của người dân đất Việt, quy tụ về một mối. Ngọn lửa ấy đã từng bùng lên mạnh mẽ từ tiền tuyến miền Nam đến hậu phương miền Bắc vào những ngày tháng 9-1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.
“Trên tinh thần đó, thể theo ý nguyện nhiều tầng lớp nhân dân mà tôi tiếp cận được, mong rằng Đảng, nhà nước trên tinh thần “của dân, vì dân” làm toại nguyện lòng dân. Được lòng dân là được tất cả. Kỳ họp Quốc hội sắp tới chắc sẽ có phút mặc niệm Đại tướng và sau đó nếu có một phiên họp để xem xét nhanh chóng những đề xuất này thì tin rằng đây sẽ là một kỳ họp để lại dấu ấn sâu sắc đối với toàn dân, thực sự đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân”- thư của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết.
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Quốc hội nên dành 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có đóng góp rất lớn cho Quốc hội trong liên tục 7 nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội, từ khóa đầu tiên tới khóa VII. 

- Không mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc (NLĐ).



- Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – Kỳ 3: Cần phải thay đổi cách làm sử (TN). - Xây dựng bảo tàng Võ Nguyên Giáp: “Quốc hội cần lên tiếng” (Infonet).

- Lễ tang Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh theo nghi thức Nhà nước (TP).


PGS. TS Đỗ Ngọc Thống: "Nếu đưa Đại tướng vào SGK cũng phải cân nhắc đến các nhân vật khác" (GD 22-10-13) -- Nhất là Lê Đức Anh, Sáu Sứ, Tổng Cục 2... Rắc rối dữ đa! - Anh Gấu Phạm – Hoàng tử và Đại tướng (5) (Dân Luận). “Tác giả cũng nhắc lời tướng Westmoreland về việc tướng Giáp là tay nướng quân không ngần ngại. Bằng chứng đưa ra là chính lời của Cụ Giáp được ghi lại nói rằng ‘hàng phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên thế giới, thế thì nếu có 10 ngàn người hy sinh, dù họ có là đồng bào của chúng tôi đi nữa, thì cũng chưa phải là nhiều’.” - Làm rõ lại quan điểm của tôi về Tướng Giáp (Phạm Hồng Sơn). – Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: “Sự kiện Đại tướng qua đời làm sáng tỏ rất nhiều giá trị” (VnEco).- Những ngày làm báo của Tướng Giáp (TTXVN). - Nghiên cứu ‘binh thư’ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 9): Kết thúc ván cờ theo cách ‘có một không hai’ (TTVH).




(+ Học tập tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp; + Phát động phong trào học tập tấm gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong toàn quân; + “Đại tướng Giáp xứng đáng nhận Giải Nobel Hòa bình”; + Cần đề nghị UNESCO vinh danh Tướng Giáp; + Quốc tang Bác Võ Nguyên Giáp đánh thức lương tri, nhân cách tất cả mọi người; + Về An Xá thăm nhà Bác Giáp; + Nên đổi tên Quốc lộ 1A thành Võ Nguyên Giáp; + Sử gia người Mỹ: ‘Tướng Giáp sánh ngang Alexander đại đế, vượt trội Napoleon’ …)

một hai bài gợi lên thái độ phản kháng của ông Tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần. - Hà Nội lập mưu nhờ Đại tướng giải phóng mặt bằng (Cầu Nhật Tân). . - Công dân xã Phương Tú, Ứng hoà Hà nội tố cáo quan xã ăn đất (Lê Hiền Đức). - Phùng Khang – Nhân loại tiến đến Cộng Sản Chủ Nghĩa đã là lên đến tuyệt đỉnh chưa? (Dân Luận).- Vì sao nước Mỹ không có lấy một “lãnh tụ vĩ đại”? (FB Tin Không Lề).: Có mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa “lãnh tụ vĩ đại” với đói nghèo và lạc hậu? (FB Tin Không Lề).

- Mỗi ngày cả nghìn người đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TP). - “Đường Điện Biên Phủ- Võ Nguyên Giáp”: Dân ủng hộ nhưng mong hơn thế! (Infonet). – Bùi Hoàng Tám: Nghĩ về tâm tư của một số Đại biểu Quốc hội! (DT). - “Giá như Quốc hội có phút mặc niệm Đại tướng sẽ hợp lòng dân hơn” (DT).

- Cần bổ sung thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (PT). - Làm gì để khỏa lấp “lỗ hổng” trong sách giáo khoa (GDVN).- Tại sao Bác Hồ không khen thơ Tố Hữu (VHNA).-




- Tang lễ Đại tướng khơi dậy lương tri cả dân tộc (KT). - Đại tướng trong sách giáo khoa: Sử quên, Văn nhớ (VNN). - Cần một lời xin lỗi của Bộ Giáo dục và Đào tạo! (PT).

- Bất chấp mưa bão, dòng người vẫn đến thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Giadinh.net). - Tiểu đội đặc biệt ở khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VNN).


-Cần một lời xin lỗi của Bộ Giáo dục và Đào tạo!
(PetroTimes) – Không hề nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những trang sách sử viết về những chiến công lừng lẫy của ông, đó là một “lỗ hổng” đặc biệt nghiêm trọng mà trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông cũng trực tiếp và tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng của lịch sử kháng chiến của dân tộc như: Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh...
Trong sách giáo khoa, nhiều chiến dịch quan trọng trên đã được nhắc đến một cách rất chi tiết. Cụ thể, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp thì đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ. Thắng lợi của chiến dịch này mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật của ta. Sau chiến dịch này, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. Hay ở giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp tham gia chỉ huy đã kết thúc thắng lợi...
Những chiến dịch quan trọng, là mốc son của lịch sử Việt Nam này đều hiện diện trong các trang sách nhưng tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không hề được nhắc đến.
Sách lịch sử phổ thông hiện tại không hề nhắc về Đại tướng
Đã từ lâu rồi, không những cả dân tộc nói về những chiến thắng của Đại tướng mà cả thế giới đã nói về ông và những chiến công vang dội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngoài tài quân sự, Đại tướng còn là một người có nhân cách hiếm thấy. Nhân cách, sự đức độ của Đại tướng đã được minh định trong hơn một thế kỷ làm người. Và, khi những cựu thù đều cúi đầu bái phục hay đều bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Đại tướng thì điều đó đã nói lên ông là một con người vĩ đại về nhân cách như thế nào.
Ngoài sự ngưỡng vọng về lòng yêu nước, trí tuệ và nhân cách của Đại tướng thì Đại tướng còn trở thành một biểu tượng của cả dân tộc vì hình ảnh một con người giản dị và gần gũi của ông. Hai chữ “Anh Cả” mà những người lính của Đại tướng dùng để gọi tư lệnh mình; hay chữ “Bác”, chữ “Người” mà nhân dân cả nước gọi và khóc thương về ông những ngày qua khi ông ra đi đã nói lên tất cả hình ảnh về con người bình dị đó.
Vừa qua, trong hàng triệu người lặng lẽ xếp hàng đến viếng Đại tướng, chúng ta không khó để bắt gặp vô số những đoàn học sinh trong đồng phục nhà trường, các em đã đến viếng Đại tướng sau giờ tan lớp. Với các em học sinh, Đại tướng không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Nói cách khác, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là bài học lịch sử gần gũi, sinh động và ý nghĩa nhất mà các em mong muốn được học và tìm hiểu qua các trang sử.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt, dù rất nhiều trang sách sử đã nhắc khá chi tiết đến các chiến dịch thắng lợi của Đại tướng. Sự thiếu sót nghiêm trọng đó đã chỉ ra rõ những khiếm khuyết trong việc biên soạn SGK của Bộ GD&ĐT hiện nay. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với các bài học lịch sử.
SGK "quên" nhắc về Đại tướng dù đề cập chi tiết đến những chiến dịch quan trọng của ông
Trong các trang sách viết về các chiến dịch quan trọng của lịch sử dân tộc như Chiến dịch Điện Biên Phủ hay cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đều là những con số, những ngày, giờ… khô cứng mà hoàn toàn thiếu vắng linh hồn – tức những con người làm nên những chiến công ấy! Những thiếu sót nghiêm trọng ấy trong sách dạy sử đã phần nào lý giải vì sao học sinh ngày càng chán môn Sử; vì sao mỗi khi thống kê về điểm số môn Sử sau kỳ thi tốt nghiệp thì người ta lại có hàng ngàn điểm 0; vì sao học sinh lại biết và thích thú với sử người hơn là sử ta?!...
Và phản ứng đỉnh điểm nhất từ những bất cập trong sách giáo khoa sử đó là hình ảnh một sân trường nhuộm trắng tài liệu lịch sử sau khi học sinh nghe tin không thi tốt nghiệp môn này nữa!
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, trước khi người lớn trách các em học sinh ngày càng “thờ ơ” với môn sử thì có lẽ Bộ GD&ĐT nên tự vấn mình trước qua việc nhìn lại những trang sách sử hiện nay đang thừa và thiếu những gì?
Một điều đáng nói là những bộ sách giáo khoa phổ thông hiện nay đã trải qua nhiều lần cải cách, đổi mới nội dung nhưng cho đến hiện tại, một “lỗ hổng” nghiêm trọng - không viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn tồn tại. Đó là một thiếu sót không thể chấp nhận của người biên soạn sách giáo khoa hiện nay. Và rõ ràng rằng trách nhiệm lớn nhất trong việc này thuộc về cơ quan đầu ngành giáp dục, Bộ GD&ĐT.
Vì thế, rất cần sự lên tiếng kịp thời của Bộ GD&ĐT về thiếu sót này. Và đó chỉ có thể là một lời xin lỗi cùng lời hứa sẽ khắc phục trong lần đổi mới sách giáo khoa phổ thông gần nhất sắp tới. Thiết nghĩ, đó mới là hành động mang tính giáo dục của những người làm giáo dục, những người chịu trách nhiệm lớn trong việc mang kiến thức, hiểu biết và tình yêu lịch sử dân tộc đến các thế hệ trẻ.
Ý kiến độc giả:
Lê Quang Luyện - Quảng Bình
Theo tôi chuyện này nên kiểm điểm và cách chức những người đã làm ra bộ SGK.
Hoàng Yến - Hà Nội
SGK đề cập đến Điện Biên Phủ nhưng không nhắc đến tướng Giáp thì lại thêm một chuyện: chỉ có ở Việt Nam. Những người biên soạn SGK và người chỉ đạo biên soạn có xấu hổ không nhỉ?
Cao Văn Minh Vinh - Nghệ An
Một con người được cả 5 châu bốn bể nhắc tới và vinh danh sao lại không có trong Lịch sử Việt Nam? Ai là chủ biên soạn và ai chịu trách nhiệm khi thế hệ con cháu hư hỏng vì không được học những con người như Tướng Giáp?
Trâm Anh - Trường THCS Nguyễn Du, Đăk Lăk
Kính mong báo có ý kiến thế nào với Bộ Giáo Dục để chúng cháu sớm được học, hiểu về những cống hiến cụ thể cho Tổ quốc, cho đời sống chúng cháu được như bây giờ của vị Đại Tướng huyền thoại này ạ. Cả thế hệ chúng cháu rất mong được học để ghi nhớ công ơn và noi theo tấm gương sáng ngời ngời của Bác Giáp.... Xin cảm ơn!
LeHa – TP.HCM
Tôi ủng hộ việc đưa cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK. Ông xứng đáng là guơng để giáo dục thế hệ trẻ !

(PetroTimes) – Là một vị tướng tài ba, tên tuổi vang danh khắp trong và ngoài nước nhưng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại bị… bỏ quên trong chương trình sách giáo khoa lịch sử ở tất cả các cấp học, dù chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu vẫn luôn được nhắc đến!

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Với dân tộc, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất. Đối với tất cả người dân Việt Nam, Đại tướng đã được tôn lên hàng Thánh nhân!
Nhìn dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau, chờ đợi hàng giờ đồng hồ và bàn tay chắp lại đầy thành kính để cúi mình trước di ảnh Đại tướng, nhìn những người già, người trẻ, những người không quen biết nhau … đều rơi nước mắt đưa tiễn Người… Chỉ chừng ấy thôi đã đủ khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người vĩ đại đến nhường nào.
Thế mà, nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng!
SGK lịch sử đã "bỏ quên" vị Đại tướng tài ba thay đổi vận mệnh dân tộc
Cụ thể, trong SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không một dòng nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp.
Thậm chí, ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu… nhưng cái tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng hoàn toàn vắng bóng?
Có thể khẳng định đây là thiếu sót lớn của đội ngũ soạn và thẩm định SGK của Bộ GD-ĐT và tạo ra “lỗ hổng” nghiêm trọng trong chương trình kiến thức phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết, xa rời thực tế, vô trách nhiệm
Cho dù có biện hộ rằng những người tham gia công tác soạn và thẩm định chương trình sách giáo khoa lịch sử “thiếu hiểu biết” về lịch sử, “quên” việc tôn vinh một nhân vật vĩ đại, toàn đức toàn tài của lịch sử Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thế nhưng, nếu họ “thiếu hiểu biết”, thì nhẽ ra những vị giáo sư đầu ngành “đầu râu tóc bạc” phải sửa sai, hoặc chí ít các vị lãnh đạo của Bộ cũng phải nhìn ra "lỗ hổng" đấy. Nhưng tiếc thay, họ lại có “tư duy” giống hệt nhau, cũng chỉ là những người có chữ, chứ không hề có tầm nhìn văn hóa, không chịu khó tư duy!
Thiết nghĩ, qua những thiếu sót mang tính phản lịch sử này, Bộ GD-ĐT cần phải xem lại “chất lượng” đội ngũ soạn và thẩm định SGK của mình. Chúng ta cần lắm những con người có đức, có tâm khi đưa kiến thức lịch sử đến với giới trẻ, để tình trạng “biết sử Tàu nhiều hơn sử Việt” không còn, để giới trẻ Việt Nam thêm hiểu, thêm thấm thía sự đấu tranh, hi sinh của cha anh đi trước và để những con người làm nên lịch sử không bị lãng quên… Và nếu có ai đó vẫn cứ thản nhiên trước sự thiếu sót này thì cũng chỉ là một loại… phản động mà thôi.
Phó GS Lê Mậu Hãn: Việc SGK lịch sử cấp phổ thông không nhắc đến chiến công và cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tổng tư lệnh tài ba xuất chúng của Quân đội nhân dân Việt Nam, người làm nên lịch sử, thay đổi vận mệnh lịch sử dân tộc là một sai lầm rất lớn. Có lẽ các nhà làm sử, viết sử ở ta quen với việc viết về quá khứ mà bỏ quên mất những con người ở thì hiện tại. Ngoài đại tướng ra, sách sử cũng đã bỏ quên một vài vị tướng tài đáng được nêu danh nữa. Cá nhân tôi cho rằng, nên và cần sửa sai ngay lập tức. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Sách giáo khao sẽ được đổi mới vào năm 2015, đây là cơ hội tốt để các nhà viết sách lịch sử có thể sửa chữa sai lầm…
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: Quả là thiếu sót lớn và cần bổ sung trong thời gian sớm nhất. Chúng ta cần đưa những thông tin về tài thao lược của đại tướng cũng như lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh của ông để mọi thế hệ học sinh đều được học. Đó là tấm gương lớn mà thế hệ trẻ Việt Nam cần học và làm theo.
Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Đinh Xuân Lâm: Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng lịch sử. Bởi đứng về mặt khoa học lịch sử thì nhiệm vụ và mục tiêu cần làm là nêu đúng, nêu đủ những nhân vật lịch sử quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn, những người có công lao và sự đóng góp to lớn vào vận mệnh lịch sử. SGK càng cần phải có trách nhiệm làm rõ sự kiện lịch sử, khôi phục tái hiện sự kiện lịch sử một cách chân thực nhất, không được nói sai, bóp méo sự kiện. Mục tiêu dạy lịch sử cũng là nhắc lại những tấm gương lớn, có ảnh hưởng lớn tới vận mệnh lịch sử, từ đó giáo dục thế sau cần phải sống và làm việc ở hiện tại sao cho xứng với xương máu của những người đã ngã xuống, làm nên lịch sử dân tộc.
Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh – giáo viên Sử trường chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương: Trong SGK không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng hầu hết nhưng giáo viên dạy Sử trong các bài giảng về những chiến công lẫy lừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ - chấn động địa cầu đều nhắc đến Đại tướng. Cuộc đời, sự nghiệp cũng như tài thao lược của Đại tướng đều được các cô đưa vào bài giảng truyền dạy tới các em học sinh.


--- Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng! (TN). - Những lát cắt buồn (SGGP). - Tang lễ của lòng dân (BBC). - Cần đề nghị UNESCO vinh danh Tướng Giáp (NLĐ).

Những kịch bản tồi
--Hóa chất thúc chín trái cây: Nguy hiểm khó lường

- Mâm cơm “đầu độc”: Quan chức Việt học Nhật ăn thị phạm (PNT).

- Dân tộc ta có sức mạnh tinh thần gì nổi trội? (Bà Đầm Xòe).

- -- Hết cả lãnh đạo xứ này có công kênh nhau lên cũng chưa cao quá gối người phụ nữ trong ảnh (Đinh Tấn Lực).

- Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam (Phạm Nguyên Trường).


- Lừa… nhà nước (PLTP).

- Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực (tiếp theo) (DLB).

- Liệu sân bay Long Thành có thành Vina-airline ngập tham nhũng trong tương lai? (DCCT).
- Thông qua Hiến pháp tại kỳ họp quốc hội lần này (TT). - Sẽ có Hiến pháp 2013 (LĐ). - Quốc hội sẽ thông qua Hiến pháp, Luật đất đai (TP).- Hãy dọ giá đất thì biết: 331.698 km² – giá bán là 16 chỉ vàng (Đinh Tấn Lực).

- Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 6 (VOV). - Thủ tướng đánh giá tình hình kinh tế trước Quốc hội (VnEco). - Kinh tế: Đã thấy điểm sáng nhưng vẫn chưa hết khó (ĐĐK). - David Thiên Ngọc: Gam màu u ám của bức tranh Kinh Tế Việt Nam (Chính luận).

- Lối thoát cho nền kinh tế: Phải làm rõ nguyên nhân của sự yếu kém (SGTT). - Giải pháp gỡ khó cho nền kinh tế? (ĐĐK).

- Những việc NHNN xử lý là xác đáng (DT). - Nói và làm: Ngân hàng cầu cứu khách hàng ‘hạng bét’ (VEF). - Dòng tiền cuối năm hướng về đâu? (LĐ). - Tín dụng ngầm âm thầm chảy mạnh (ĐĐK).

- ‘Lợi ích dân tộc là mục tiêu cao nhất’ (VNN).

- Nhật Lệ: Tham nhũng và ghẻ (Quê choa). - Cử tri đề nghị xử nghiêm, dứt điểm 10 ‘đại án’ tham nhũng (TP). - Xử nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng (Infonet). - Thư gửi các đại biểu Quốc hội: Chống tham nhũng, chống tận gốc(ĐĐK). - “Việc xử lý Dương Chí Dũng sẽ là phép đo quyết tâm chống tham nhũng” (DT). - Thương vụ “ụ nổi sắt vụn 83M”: Phá hoại trăm tỷ, khắc phục trăm triệu (DT). - Dương Chí Dũng: Triệu đô cho bồ, vợ con tủi khổ, anh em vào tù (VNN).

- Vụ xây nhà vệ sinh “khủng” : Nhà vệ sinh “khủng” trong trường ở Quảng Ngãi: Đụng đâu sai đó (TT).

- Tiêu cực ngành y làm “nóng” những kiến nghị gửi tới Quốc hội (DT). - Vì đâu nên nỗi? (ĐĐK).

- EVN thua lỗ vì người dân trao trách nhiệm quá nặng nề (PNT).

- Hải Yến: Hội chứng domino vỡ, lún sụt của các đập thủy điện: điểm chiếu vuông góc hội tụ của thể chế chính trị và đạo đức khoa học (DĐXHDS). - Vỡ đập thủy điện hàng loạt… “lòi” đủ thứ! (KT/SGTT). - Kiểm tra việc vận hành hồ chứa nước ở 3 tỉnh(DV).

- NHỮNG NGÀY BUỒN (Văn Công Hùng). - 3 NĂM TRƯỚC CŨNG NHƯ THẾ NÀY (Văn Công Hùng).

- Dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên: Lấy tiền ở đâu? (ĐĐK).



- Hà Nội bó tay với đất ‘vàng’ bỏ hoang? (TP).- Khi nhà báo thành… “báo hại”! (PT).

- Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng “dứt áo” đi khỏi Bình Dương? (DV).

- Những ngôi làng sau “cơn sóng cả”: Lối rẽ của “làng nóng” (DV).- Nho Giáo và văn minh phương Đông cùng âm mưu Hán hóa (Phần 2) (DLB). - Hạ Nghiệp Lương: Cải cách của Đại lục đã chết (pro&contra).


-- Sấm Trạng Trình tiên đoán chuyện biển Đông (Ngô Minh).
- Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp Phiên toàn thể thứ 13: Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội (CAND).

- Lảm nhảm Xây dựng lòng tin chiến lược để giải quyết vấn đề Biển Đông (VOV). - Nga quan ngại trước nguy cơ xung đột ở Biển Đông (TTXVN). - Quốc tế kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (TTXVN/QĐND).

- Trung Quốc đổi mới tư duy về Biển Đông? (TQ).

- Philippines kiện Trung Quốc: Hai bên sẽ tuân thủ phán quyết (ĐV).

- Malaysia lập căn cứ trên Biển Đông (BBC).



Tổng số lượt xem trang