-TLQ: -Sài Gòn : 90 ngàn công nhân đình công ở hãng giày Pou Yuen, một số bị bắt
-Chủ tịch tổng liên đoàn lao động VN: Chúng tôi cũng có lỗiTuổi Trẻ
TT - Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã thừa nhận như vậy về Luật bảo hiểm xã hội. Chủ tịch tổng liên đoàn lao động VN Đặng Ngọc Tùng - Ảnh: Thanh Tùng. Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ sửa khi chưa có hiệu lực khiến nhiều ...
Quỵt tiền đóng bảo hiểm xã hội cần bị xử lý hình sự !Thanh Niên
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất có 6 thay đổi chính. Nhà Nước Chính...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Điều 60 Luật BHXH: Nếu lĩnh một lần về già sẽ sống ra sao?Đài Tiếng Nói Việt Nam
BizLIVE
****************
-CẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG VỀ CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG.
-Công nhân đình công lan tới Tiền Giang, Long An, Tây Ninh -
SÀI GÒN (NV) .- Trong khi báo nhà nước đưa tin công nhân hãng Pou Yuen ở Sài Gòn đi làm lại, một số trang mạng xã hội nói cuộc đình công chống chính sách bảo hiểm xã hội lan tới một số tỉnh.
Công nhân đình công tại khu công nghiệp Tân Hương, ngày 2-4. (Hình: FB Nguyễn Thiện Nhân)
Theo hãng tin Bloomberg, một chi nhánh của công ty sản xuất da giày Pou Chen đặt tại tỉnh Tiền Giang đã tham gia cuộc đình công chống lại sự thanh đổi chính sách bảo hiểm xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam. Đồng thời, theo một số mạng xã hội, các cuộc đình công tương tự cũng diễn ra tại Long An và Tây Ninh.
Có thể vì sợ cuộc đình công chống thay đổi chính sách bảo hiểm xã hội lan ra cả nước sẽ làm tê liệt guồng máy sản xuất kinh tế và dẫn tới sự sụp đổ của chế độ, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã vội vàng loan báo sẽ “kiến nghị quốc hội xem xét, sửa đổi Điều 60” của Luật Bảo Hiểm Xã Hội.
Đạo luật vừa kể ban hành năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2016 sẽ chỉ trả tiền “bảo hiểm xã hội” mà công nhân và tất cả mọi người khác có lãnh lương (gồm cả công chức, cán bộ, quân lính) phải đóng vào, chỉ được lãnh hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo quy định hiện hành, tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55 là của đàn ông là 60.
Giới công nhân đình công vì chỉ muốn theo luật cũ, khi người ta nghỉ làm là được lãnh trọn gói số tiền đã đóng vào quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Khi sửa lại luật, tất cả mọi người bị ảnh hưởng không hề được biết. Nay khi thấy loan báo chỉ được lãnh dần dần khi nghỉ hưu, đã làm bùng nổ cuộc đình công chống lại chính sách nhà nước của trên dưới 90,000 công nhân tại công ty Pou Yuen vốn đầu tư 100% của tư bản Đài Loan.
Theo tin của Bloomberg, hàng ngàn công nhân tại tỉnh Tiền Giang đã không chịu làm việc và ngăn trở giao thông con đường dẫn tới trụ sở công ty, tương tự như công nhân ở Sài Gòn đã cản trở giao thông trên quốc lộ 1 ở quận Bình Tân.
Trên các tờ báo Người Lao Động và Tuổi Trẻ, người ta thấy loan tin công nhân tại các phân xưởng của hãng Pou Yuen đã đi làm trở lại sau khi nghe tin nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội “nhất trí với kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương và sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi điều 60 theo hướng nếu người lao động (NLĐ) không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần”.
Theo tờ Người Lao Động, ngoài công nhân của công ty Pou Yuen, “toàn bộ 800 công nhân Công ty TNHH Q.M.I Indsstrial Việt Nam (100% vốn nước ngoài, KCN Tân Tạo, Sài Gòn) cũng đã trở lại làm việc sau khi được thông tin đầy đủ...”
Công nhân Công ty Pou Yuen đã trở làm việc sáng 2-4-2015 (Hình: Người Lao Động)
Trên trang mạng facebook của Nguyễn Thiện Nhân, trong ngày 2/4/2015 “toàn bộ khu công nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) – nơi có gần 50 ngàn công nhân đã đồng loạt bỏ ra về và không làm việc.”
Theo facebooker Nguyễn Thiện Nhân cho biết “Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng bị ép ở lại. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt... công nhân đều bỏ về”.
Theo ông Nhân viết trên trang facebook thì cuộc đấu tranh phản đối luật bảo hiểm xã hội cũng đã bắt đầu diễn ra tại Long An, Tây Ninh… (TN)
Bài liên quan
Nhà cầm quyền Việt Nam nhượng bộ công nhân đình công
Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộng
-Công nhân Pou Yuen ‘vẫn chưa yên tâm’
Các công nhân công ty Pou Yuen đã đi làm trở lại nhưng ‘vẫn còn băn khoăn’ sau khi có thông tin Thủ tướng Việt Nam kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội theo hướng đáp ứng nguyện vọng của họ, một nữ công nhân công ty này nói với BBC.
Các công nhân chỉ yên tâm khi họ nhìn thấy giấy tờ, công văn rõ ràng về việc thay đổi điều 60 của Luật Bảo hiểm Xã hội mới để cho phép họ được lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc.
Trong lúc này, Chính phủ sau phiên họp thường kỳ hôm 1/4 đã quyết định sẽ kiến nghị lên Quốc hội sửa đổi lại điều luật không hợp lòng dân này theo hướng cho người lao động có quyền chọn lựa sẽ lãnh tiền bảo hiểm xã hội như thế nào, báo chí trong nước đưa tin.
Phấn khởi hay băn khoăn?
Hàng ngàn công nhân công ty Pou Yuen, công ty chuyên sản xuất giày thuộc sở hữu hoàn toàn của Đài Loan, đã đình công kể từ ngày 26/3 để phản đối điều luật bảo hiểm xã hội mới yêu cầu người lao động phải tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi nghỉ hưu được lãnh lương hưu.
Tờ Người Lao Động đưa tin kể từ sáng ngày 2/4, hơn 70.000 công nhân công ty Pou Yuen đã trở lại làm việc bình thường và cho biết ‘phần lớn công nhân bày tỏ phấn khởi’ khi chính quyền ‘đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân’.
Một nữ công nhân thuộc phân xưởng A201, khu B của công ty Pou Yuen, xác nhận với BBC với điều kiện giấu tên rằng các công nhân ở Pou Yuen đã đi làm trở lại.
Tỷ như em vô làm lúc 18 tuổi, tới 15 năm sau có thể em về quê lấy tiền để xây nhà chứ chẳng lẽ ở chung với ba má hoài sao? Đợi tới 55 tuổi thì nhà đâu em ở?Một nữ công nhân Pou Yuen giấu tên
Tuy nhiên, theo lời nữ công nhân này thì các công nhân ‘vẫn còn rất băn khoăn’ chứ ‘không phấn khởi’.
“Người ta nói mấy ông lớn đã quyết định rồi. Họ nói họ coi báo xem đài rồi và có nghe đài Hà Nội (VTV) thông báo rồi (về việc cho công nhân được lãnh một lần),” chị nói.
“Các công nhân bảo nhau đi làm lại thôi còn ai quậy thì quậy,” chị nói thêm.
Theo lời người nữ công nhân này thuật lại thì mặc dù các công nhân đã đi làm trở lại nhưng nhiều người ‘cũng còn ý kiến lắm’.
“Phải có công văn giấy tờ hay cái gì đó đưa lên đài (đài địa phương vì đài VTV ít công nhân xem) cho người ta thấy thì người ta mới yên tâm chứ bây giờ mới chỉ là hứa thôi,” chị nói.
Tại sao phản đối?Sau buổi tiếp xúc với thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, nhiều công nhân vẫn chưa quay lại làm việc
Khi được hỏi tại sao phản đối điều luật Bảo hiểm Xã hội mới, nữ công nhân này giải thích:
“Tỷ như em vô làm lúc 18 tuổi, tới 15 năm sau có thể em về quê lấy tiền để xây nhà chứ chẳng lẽ ở chung với ba má hoài sao? Đợi tới 55 tuổi thì nhà đâu em ở?
Thứ hai nữa là con phải đủ 18 tuổi thì mới được ủy quyền.
Thứ ba nữa là số tiền bây giờ nó có giá trị chứ đến lúc em về hưu thì số tiền nó còn nhỏ xíu không còn có nhiêu tiền nữa.
Với lại, ông lớn này lên rồi mai mốt ông lớn khác lên thay đổi luật nữa thì không biết số tiền tụi em được lãnh có còn hay không?”
Vụ đình công của hàng ngàn công nhân ở công ty Pou Yuen đã gây tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí trong nước đưa tin, và đã gây tiếng vang trong xã hội.
Trước giờ mỗi khi nghỉ việc ở một nơi nào đó thì người lao động có thể chốt sổ bảo hiểm xã hội để được lãnh một lần tiền bảo hiểm xã hội của họ. Sau đó, khi bắt đầu công việc mới thì họ phải mở sổ bảo hiểm xã hội mới, đóng lại từ đầu và thời gian tích lũy được tính lại từ đầu.
Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm Xã hội mới, vốn có hiệu lực bắt đầu từ năm 2016, không cho phép người lao động được lãnh tiền một lần khi nghỉ việc mà phải tích lũy cho đến khi họ nghỉ hưu để được hưởng lương hưu.
-
-Son Tran-
-Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen trở lại làm việcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Phần lớn công nhân bày tỏ phấn khởi khi người đứng đầu Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm, lắng nghe tâm tư của họ. Sáng 2/4, hơn 70.000 công nhân (CN) Công ty Pou Yuen Việt Nam (100% vốn nước ngoài; quận Bình Tân, TP HCM) đã trở lại làm ...
Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã trở lại làm việc. Thị...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộngNgười Việt
Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã trở lại làm việcNgười Lao Động
-Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã trở lại làm việc (http://nld.com.vn/)
Thousands strike at Nike and Adidas shoe factory in Vietnam
Workers of Pou Yuen Vietnam gather for talks.Photo: Reuters
-Cách làm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam... ít giống ai
Về điều kiện 1, chúng ta chưa biết rõ tỷ suất đầu tư của quỹ có cao hay không nhưng chúng ta biết quỹ đang làm mất tiền gốc và tiền lãi (Báo Lao động ngày 25.4.2014 dẫn thông tin từ cuộc họp Quốc hội ngày 24.11: Quỹ BHXH Việt Nam mất trắng 1.052 tỉ đồng). Tiền nào cũng rất quý, nhưng tiền của Quỹ BHXH là tiền của người lao động, vì vậy những người làm mất tiền của Quỹ BHXH Việt Nam không thể biện minh để phủi trách nhiệm. Tại sao những thất thoát từ các đơn vị khác, chẳng hạn như ngân hàng cổ phần, các công ty nhà nước… được làm đến nơi đến chốn; còn thất thoát từ BHXH Việt Nam thì lại chưa được chú trọng đúng mức?
90.000 công nhân tham gia đình công và chuyển thành biểu tình là một con số cực lớn. Giai cấp tiên phong của Đảng Cộng Sản Việt Nam xuống đường phản đối luật Bảo hiểm Xã hội mà ĐCSVN ban hành bắt buộc họ phải tuân thủ.
Trong thực tế, công nhân Việt Nam xuất thân từ nông thôn, đa số ra thành thị thường chỉ làm việc từ lúc trẻ đến trung niên, rất ít ai chịu thân phận bị bóc lột thậm tệ đến tuổi già. Đòi hỏi của họ là chính đáng. Họ phải được hưởng tiền trợ cấp khi họ nghỉ việc chứ không thể chờ đến tuổi 55 hay 60. Tiền đó cũng chính là đồng tiền mồ hôi của họ đóng cho quỹ bảo hiểm của nhà nước khi làm việc. Nhưng khốn nỗi, nhà nước đã sử dụng số tiền đó vào việc khác và nguy cơ không lấy lại được rất cao, nên phải ăn gian, kéo dài thời gian.
Hơn 10 triệu công nhân Việt Nam thuộc giai cấp đáy của xã hội, bị chính ĐCSVN phản bội, họ đơn độc và rất đáng thương vì không có tổ chức công đoàn độc lập của mình để bảo vệ lợi ích. Còn Công đoàn quốc doanh là công cụ của đảng, vẫn thường đứng về phía chủ nhà máy và theo lệnh của đảng lớn tiếng đe doạ họ.
Giá mà có Lech Walesa của Ba Lan trong số 90 ngàn ấy!
-
Vụ công nhân Pouyen đình công: Thứ trưởng LĐ-TB-XH lên tiếng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Điều 60 Luật BHXH với những quy định theo hướng thu hẹp diện hưởng bảo hiểm một lần, khiến hàng ngàn công nhân chưa rõ, thắc mắc.
Liên quan đến việc hàng ngàn công nhân tại Công ty TNHH Pouyen ở phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM ngừng việc tập thể từ hôm 26/3 đến nay do chưa hiểu rõ những quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014, tối nay (30/3), UBND TP HCM họp báo thông tin đầy đủ, chính xác hơn về Luật này. Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội Doãn Mậu Diệp tham dự buổi họp báo.
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trước khi Quốc hội thông qua đã được tham vấn, lấy ý kiến các bộ, ban ngành, đoàn thể và nhân dân với mục đích cao nhất là đảm bảo quyền lợi, cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, trong Luật này có điều 60 với những quy định theo hướng thu hẹp diện hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể là người lao động không được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần trước tuổi hưu, khiến hàng ngàn công nhân Công ty Pouyen hiểu chưa rõ, dẫn đến thắc mắc, ngừng việc.
Thứ trưởng khẳng định: Điều 60 với rất nhiều điểm có lợi cho người lao động như: khuyến khích người lao động tích lũy thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để đến tuổi được hưởng lương hưu, cho phép được dồn thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội, Nhà nước hỗ trợ đảm bảo cuộc sống khi nhận lương hưu hàng tháng…Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội cũng ghi nhận kiến nghị của công nhân, trong đó có thắc mắc về những trường hợp khó khăn có thể hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trước tuổi nghỉ hưu theo quy định không, để trình Chính phủ và Quốc hội. Quan trọng hơn, Luật này đến 1/1/2016 mới có hiệu lực, nên từ nay tới đó, các cơ quan chức năng tiếp tục ghi nhận ý kiến của người lao động và căn cứ cụ thể vào tình hình thực tế để có những Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật một cách hợp lý nhất. Trong thời gian Luật này chưa có hiệu lực, thì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 vẫn được thi hành bình thường.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói: “Chúng ta còn 9 tháng nữa để xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Chắc chắn, tất cả những ý kiến đóng góp của người lao động sẽ được ghi nhận đầy đủ, để chọn phương án phù hợp, có lợi nhất cho người lao động. Do đó, những yêu cầu trong vòng 5 ngày, một tuần, một tháng phải hứa hẹn thế này thế kia là không có cơ sở”.
Lãnh đạo UBND TP HCM cho biết: Sự việc xảy ra khi ngành chức năng của thành phố đang tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và thành phố đã cho tạm ngưng tuyên truyền. Thành phố cũng đang sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp giữa Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp với công nhân Công ty TNHH Pouyen để giải thích đầy đủ về Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và lắng nghe ý kiến người lao động. UBND thành phố chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp khi công nhân ngừng việc, đồng thời kêu gọi công nhân trở lại làm việc và gửi các thắc mắc, kiến nghị của mình cho chính quyền và ngành chức năng.
Ông Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói: “Những vấn đề bức xúc xoay quanh chế độ Bảo hiểm xã hội hột lần, chính quyền và công đoàn thành phố đã lắng nghe đầy đủ, tổng hợp và báo cáo đầy đủ về Chính phủ, Quốc hội để xem xét. Do đó, chúng tôi rất mong người lao động bình tĩnh, trở lại làm việc, ổn định tại doanh nghiệp. Quá trình này, thành phố tiếp tục lắng nghe nguyện vọng người lao động để phản ánh lên các bộ ngành liên quan, để các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đáp ứng tốt nhất nguyện vọng chính đáng của người lao động”.
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội và UBND TP HCM đều cho rằng: qua sự việc này, kinh nghiệm rút ra là bất kỳ một chính sách mới ban hành đều phải có sự giải thích cặn kẽ, đầy đủ khi tuyên tuyền chứ không chỉ đơn giản là phổ biến./.
...
Công nhân Công ty Pouyen tiếp tục đình công ngày thứ 4Đài Á Châu Tự Do
Hàng nghìn công nhân đình công ở TP HCMVNExpress
-Bài cũ đăng lại: -Quỹ Bảo hiểm xã hội: Coi như mất trắng 1.052 tỉ đồng!
25/04/2014
Chỉ gói gọn trong 60 phút, tuy nhiên phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2013 của Ủy ban Các vấn đề xã hội (CVĐXH) của Quốc hội (QH) cuối ngày 24.4, trở nên nóng bỏng trước thực tế 1.052 tỉ đồng tiền BHXH coi như mất trắng! "Căng" đến mức mà ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đặt vấn đề về sự công bằng: “Tại sao NLĐ không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”.
-Vụ “Gần 90.000 công nhân đình công vì “không được hưởng BHXH 1 lần”: Đình công bước sang ngày thứ 4, gây tắc nghẽn Quốc lộ 1A (LĐ 30-3-15) Đình công ở Công ty PouYuen Việt Nam: TP.HCM họp báo khẩn (VTC 30-3-15) Hàng ngàn công nhân Công ty PouYuen tiếp tục đình công (TN 30-3-15)
Đình công bước sang ngày thứ 4, gây tắc nghẽn Quốc lộ 1A
Theo ghi nhận của PV , sáng 30.3, hàng ngàn công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM) tiếp tục ngừng việc vì sắp tới “không được hưởng BHXH 1 lần”. Đến nay, vụ ngừng việc đã bước sang ngày thứ 4, công nhân tràn ra đường, gây tắc nghẽn Quốc lộ 1A.
Sáng nay, đại diện LĐLĐ quận Bình Tân, TPHCM đã gặp gỡ, giải thích nhưng không được công nhân chấp nhận. Hàng ngàn công nhân đã tổ chức tuần hành ngay trong khuôn viên Cty PouYuen, sau đó kéo ra khu vực cầu vượt, quốc lộ 1A, trước Cty để tiếp tục tuần hành, gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở khu vực này.
Đến trưa, các cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường vẫn chưa thể giải tỏa tắc nghẽn, trong khi công nhân tham gia tuần hành ngày càng đông.
Công nhân công ty PouYuen tiếp tục đình công - Hàng ngàn công an an ninh được huy động ngăn chặn
-Đình công ở công ty TNHH PouYuen Việt Nam: Nhiều người bị điện giật(VTC News)
- Có ít nhất 3 công nhân bị điện giật trong cuộc đình công ở công ty TNHH PouYuen Việt Nam.
Sáng 27/3, hàng chục ngàn công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM) đình công, ngừng làm việc. Điều đáng nói, trong quá trình đình công đã xảy ra xô xát giữa công nhân và bảo vệ công ty khiến ít nhất 4 người bị thương.
Nhận tin báo, lực lượng CSGT Công an quận Bình Tân, CSHS, công an phường, bảo vệ dân phố có mặt tại hiện trường đảm bảo giao thông, giữ gìnan ninh trật tự khu vực.
Phan Cường
Hàng trăm công nhân ở TP.HCM đình công đòi chế độ bảo hiểm (TN 27-3-15) -- Đình công ở công ty TNHH PouYuen Việt Nam: Nhiều người bị điện giật (VTC 27-3-15)
Gần 90.000 công nhân PouYuen đình công vì “không được hưởng BHXH 1 lần”
-90 ngàn công nhân đình công ở TP.HCM
Công nhân PuoYuen đình công, rời xưởng, ra về
Courtesy of laodong.com
-Bị Hanosimex "vắt" kiệt sức, hàng trăm công nhân tổ chức đình công dưới mưa
(GDVN) - Không tìm cách hạn chế việc gây ô nhiễm ra môi trường, Nhà máy xi măng Trung Sơn còn ngang nhiên thông báo việc xả bụi là không thể tránh được.
Nhà máy xi măng gây ô nhiễm được đề nghị tăng 6 lần công suất“Công an, Thanh tra môi trường đến tôi đều đuổi về cả…”"Vòi rồng" xuất hiện tại Nhà máy xi măng Trung Sơn, Hòa Bình
Trước khi xả bụi, Công ty CP Xi măng Trung Sơn đều có Thông báo số 38 và 39 gửi Đảng ủy và UBND xã Trung Sơn thông báo trước hành vi xả thải của mình. Nội dung văn bản viết: “Nhà máy xi măng Trung Sơn chuẩn bị bước vào hoạt động sản xuất, hiện đang trong quá trình chạy thử, đốt sấy lò và hệ thống tháp trao đổi nhiệt nên lượng khói ra là không thể tránh được… Công ty báo cáo Đảng ủy, UBND xã và chi bộ hai thôn Lộc Môn và Bến Cuối biết…”.
Thông báo việc xả bụi của Nhà máy xi măng Trung Sơn gửi đến cả hệ thống chính trị tại xã Trung Sơn (Ảnh: Duy Phong)
Mặc dù, Nhà máy xi măng Trung Sơn đã thông báo trước việc xả bụi là “không thể tránh được” nhưng cả hệ thống chính trị tại xã Trung Sơn lại không có biện pháp ngăn chặn. Để cho hàng ngàn người dân trong xã ngày đêm bị tra tấn bởi khói bụi, tiếng ồn… Phải chăng sức khỏe, tính mạng của người dân được Nhà máy xi măng đưa ra làm “thử nghiệm” cho việc chạy thử của nhà máy?
-Chủ tịch tổng liên đoàn lao động VN: Chúng tôi cũng có lỗiTuổi Trẻ
TT - Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã thừa nhận như vậy về Luật bảo hiểm xã hội. Chủ tịch tổng liên đoàn lao động VN Đặng Ngọc Tùng - Ảnh: Thanh Tùng. Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ sửa khi chưa có hiệu lực khiến nhiều ...
Quỵt tiền đóng bảo hiểm xã hội cần bị xử lý hình sự !Thanh Niên
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất có 6 thay đổi chính. Nhà Nước Chính...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Điều 60 Luật BHXH: Nếu lĩnh một lần về già sẽ sống ra sao?Đài Tiếng Nói Việt Nam
BizLIVE
****************
-CẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG VỀ CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG.
Nguyễn Quang Duy
Các cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… khiến nhiều người tin rằng “Phong trào công nhân Việt Nam đã trưởng thành”.
Xin đừng quên cuối năm 2005 cũng đã diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự.
Việc công nhân khi ấy đấu tranh đòi tăng mức lương tối thiểu không khác gì đình công phản đối chính sách bảo hiểm xã hội lần này. Cả 2 đều là phản đối các chính sách đã được Quốc Hội thông qua và đã thành luật.
Lần trước Phan Văn Khải nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu lên 40 phần trăm. Khi được đáp ứng yêu cầu các cuộc đình công chấm dứt, cuộc đấu tranh lặng xuống, các công nhân đứng ra tổ chức bị sa thải, một số người sau đó bị bắt và có người hiện vẫn đang trong tù.
Các cuộc đình công sau năm 2005 thường ở mức độ nhỏ, tự phát và nhanh chóng chấm dứt. Nhiều người khởi xướng sau đó bị sa thải, có người bị an ninh theo dõi. Quyền lợi của công nhân mỗi ngày bị cắt bớt và đời sống của họ ngày trở nên tồi tệ hơn.
Việc công nhân đình công rồi kéo nhau ra đường lộ với những biểu ngữ tự làm tại công ty Pou Yuen cho thấy việc tổ chức khá lỏng lẻo và tự phát. Đương nhiên có người đứng ra khởi xướng nhưng cuộc đình công xảy ra do sự bất mãn cùng cực của công nhân. Các cuộc biểu tình khác là sự đồng thanh đáp ứng, tức nước vỡ bờ.
Lần này, sau khi Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ kiến nghị lên Quốc Hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội nhằm đáp ứng nguyện vọng công nhân các cuộc biểu tình cũng lặng xuống. Mặc dù Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn và cuộc biểu tình rất ôn hòa đã có 7 công nhân tích cực và tiên phong trong những ngày đình công bị bắt giữ.
Bài học năm 2005 cho thấy nếu những người khởi xứơng không biết nuôi dữơng cuộc đấu tranh thì đâu lại vào đó, quyền lợi chính đáng của công nhân lại tiếp tục bị cắt dần và đời sống của công nhân sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn.
Trên thực tế cuộc sống của công nhân đã quá eo hẹp, thực lực đấu tranh hết sức hạn chế, vì thế để đấu tranh cho đến khi đạt được kết quả họ cần giảm thiểu mọi thiệt hại và cần sự hỗ trợ từ trong cũng như ngòai nước.
Về lâu dài Công Đòan là phương tiện để đấu tranh cho quyền lợi công nhân. Công đòan đại diện cho công nhân đấu tranh đòi giới chủ tôn trọng luật pháp quốc gia, thương lượng với chủ bảo vệ và gia tăng quyền lợi tại mỗi xí nghiệp hay mỗi nghành nghề.
Trong hòan cảnh Việt Nam hiện nay một công đòan độc lập với nhà nước cũng sẽ là một phương tiện vận động Quốc Hội đề ra các đạo luật có lợi cho công nhân và vận động Quốc Tế để quyền lợi công nhân được bảo đảm.
Công đòan còn mang một vai trò khác là nâng cao trình độ nhận thức của công nhân về quyền làm người, về quyền công dân và về quyền lợi của người công nhân.
Một công đòan đúng nghĩa cũng lo cho từng cá nhân công nhân và gia đình khi bị lâm vào những hòan cảnh rủi ro hay phải tranh tụng với giới quản lý hay giới chủ.
Tại các quốc gia dân chủ, công đòan còn thương lượng với các đảng chính trị để đề ra những chính sách có lợi cho công nhân. Tại Úc, đảng Lao động được nhiều công đòan ủng hộ cả về tài chánh lẫn nhân lực để đảng Lao Động một mặt bảo vệ quyền lợi của người Lao động mặt khác đưa ra chiến lược và chính sách có lợi cho tầng lớp Lao Động.
Hiện nay tại Việt Nam tồn tại hai dạng công đòan nhưng cả hai đều mang nặng tính chính trị và không thực sự đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân.
Công đòan do đảng Cộng sản lãnh đạo thì có mặt tại hầu hết các xí nghiệp. Nhiệm vụ của họ chỉ nhằm thực hiện những chủ trương và nghị quyết do đảng cộng sản đề ra.
Ngược lại, Công Đòan Độc Lập là một nhóm nhỏ được thành lập nhằm đấu tranh chính trị đòi đảng Cộng sản trả lại quyền lao động cho người công nhân. Việc làm của họ rất cần nhưng chưa đủ. Vì muốn đấu tranh cho quyền lợi công nhân cần có nhiều công đòan thực sự phát xuất từ người công nhân, phải do người công nhân lập ra, được người công dân nuôi dưỡng và phải đấu tranh cho quyền lợi công nhân.
Những người lãnh đạo công đòan phải là người được công nhân thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ. Họ phải có khả năng đại diện công nhân thương lượng với cả chủ nhân lẫn nhà nước. Các công đòan lớn người lãnh đạo cần có khả năng làm việc với các công đòan, chính phủ và tổ chức quốc tế.
Như thế nuốn bảo đảm cho cuộc đấu tranh thực sự vì quyền lợi của người công nhân, những người khởi xướng cần tìm và đào tạo một tầng lớp lãnh đạo công đòan độc lập trong số những người hiện đang đấu tranh.
Mục tiêu trước mắt là mỗi công ty trung bình và lớn cần có một chi nhánh của công đòan độc lập. Theo Hiệp Định Đối Tác Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu, Việt Nam phải có những công đòan độc lập với nhà nước cộng sản. Vì thế mục tiêu này khả thi và nên được xem như ưu tiên hàng đầu.
Công nhân cũng cần sự trợ giúp của truyền thông báo chí, của tầng lớp trí thức và nhất cần một số luật sư sẵn sàng đứng ra cố vấn hay bảo vệ cho công nhân và công đòan. Vì thế các cuộc đình công phải thuần khiết vì quyền lợi của người công nhân, tránh bị “chính trị hóa” hay bị các đảng chính trị lèo lái sang các mục tiêu khác.
Hiện Việt Nam là một quốc gia độc đảng, nên chưa có một đảng không cộng sản nào đưa ra một cương lĩnh với một đường lối đấu tranh rõ ràng cho quyền lợi của người công nhân. Việt Nam sẽ có đa đảng vì vậy nhu cầu thành lập đảng chính trị phục vụ cho tầng lớp công nhân là một nhu cầu cần được quan tâm.
Nói tóm lại Việt Nam hiện có 5 triệu công nhân, đóng góp của họ cho xã hội cho đất nước vô cùng to lớn. Con số này càng ngày càng tăng nhưng đến nay tầng lớp công nhân vẫn chưa có được tiếng nói chính thức vì thế đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của họ càng ngày càng suy giảm.
Đấu tranh cho quyền lợi công nhân là cuộc đấu tranh lâu dài luôn tiếp diễn hằng trăm năm nay và trên tòan thế giới. Việc bùng phát các cuộc đình công trong tuần qua cho thấy tức nước vỡ bờ, vì thế cần nhận định đúng để quan tâm hơn đến nhu cầu lâu dài và thiết yếu của tầng lớp công nhân.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
04-04-2015--Công nhân đình công lan tới Tiền Giang, Long An, Tây Ninh -
SÀI GÒN (NV) .- Trong khi báo nhà nước đưa tin công nhân hãng Pou Yuen ở Sài Gòn đi làm lại, một số trang mạng xã hội nói cuộc đình công chống chính sách bảo hiểm xã hội lan tới một số tỉnh.
Công nhân đình công tại khu công nghiệp Tân Hương, ngày 2-4. (Hình: FB Nguyễn Thiện Nhân)
Theo hãng tin Bloomberg, một chi nhánh của công ty sản xuất da giày Pou Chen đặt tại tỉnh Tiền Giang đã tham gia cuộc đình công chống lại sự thanh đổi chính sách bảo hiểm xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam. Đồng thời, theo một số mạng xã hội, các cuộc đình công tương tự cũng diễn ra tại Long An và Tây Ninh.
Có thể vì sợ cuộc đình công chống thay đổi chính sách bảo hiểm xã hội lan ra cả nước sẽ làm tê liệt guồng máy sản xuất kinh tế và dẫn tới sự sụp đổ của chế độ, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã vội vàng loan báo sẽ “kiến nghị quốc hội xem xét, sửa đổi Điều 60” của Luật Bảo Hiểm Xã Hội.
Đạo luật vừa kể ban hành năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2016 sẽ chỉ trả tiền “bảo hiểm xã hội” mà công nhân và tất cả mọi người khác có lãnh lương (gồm cả công chức, cán bộ, quân lính) phải đóng vào, chỉ được lãnh hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo quy định hiện hành, tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55 là của đàn ông là 60.
Giới công nhân đình công vì chỉ muốn theo luật cũ, khi người ta nghỉ làm là được lãnh trọn gói số tiền đã đóng vào quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Khi sửa lại luật, tất cả mọi người bị ảnh hưởng không hề được biết. Nay khi thấy loan báo chỉ được lãnh dần dần khi nghỉ hưu, đã làm bùng nổ cuộc đình công chống lại chính sách nhà nước của trên dưới 90,000 công nhân tại công ty Pou Yuen vốn đầu tư 100% của tư bản Đài Loan.
Theo tin của Bloomberg, hàng ngàn công nhân tại tỉnh Tiền Giang đã không chịu làm việc và ngăn trở giao thông con đường dẫn tới trụ sở công ty, tương tự như công nhân ở Sài Gòn đã cản trở giao thông trên quốc lộ 1 ở quận Bình Tân.
Trên các tờ báo Người Lao Động và Tuổi Trẻ, người ta thấy loan tin công nhân tại các phân xưởng của hãng Pou Yuen đã đi làm trở lại sau khi nghe tin nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội “nhất trí với kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương và sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi điều 60 theo hướng nếu người lao động (NLĐ) không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần”.
Theo tờ Người Lao Động, ngoài công nhân của công ty Pou Yuen, “toàn bộ 800 công nhân Công ty TNHH Q.M.I Indsstrial Việt Nam (100% vốn nước ngoài, KCN Tân Tạo, Sài Gòn) cũng đã trở lại làm việc sau khi được thông tin đầy đủ...”
Công nhân Công ty Pou Yuen đã trở làm việc sáng 2-4-2015 (Hình: Người Lao Động)
Trên trang mạng facebook của Nguyễn Thiện Nhân, trong ngày 2/4/2015 “toàn bộ khu công nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) – nơi có gần 50 ngàn công nhân đã đồng loạt bỏ ra về và không làm việc.”
Theo facebooker Nguyễn Thiện Nhân cho biết “Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng bị ép ở lại. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt... công nhân đều bỏ về”.
Theo ông Nhân viết trên trang facebook thì cuộc đấu tranh phản đối luật bảo hiểm xã hội cũng đã bắt đầu diễn ra tại Long An, Tây Ninh… (TN)
Bài liên quan
Nhà cầm quyền Việt Nam nhượng bộ công nhân đình công
Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộng
-Công nhân Pou Yuen ‘vẫn chưa yên tâm’
Các công nhân công ty Pou Yuen đã đi làm trở lại nhưng ‘vẫn còn băn khoăn’ sau khi có thông tin Thủ tướng Việt Nam kiến nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội theo hướng đáp ứng nguyện vọng của họ, một nữ công nhân công ty này nói với BBC.
Các công nhân chỉ yên tâm khi họ nhìn thấy giấy tờ, công văn rõ ràng về việc thay đổi điều 60 của Luật Bảo hiểm Xã hội mới để cho phép họ được lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc.
Trong lúc này, Chính phủ sau phiên họp thường kỳ hôm 1/4 đã quyết định sẽ kiến nghị lên Quốc hội sửa đổi lại điều luật không hợp lòng dân này theo hướng cho người lao động có quyền chọn lựa sẽ lãnh tiền bảo hiểm xã hội như thế nào, báo chí trong nước đưa tin.
Phấn khởi hay băn khoăn?
Hàng ngàn công nhân công ty Pou Yuen, công ty chuyên sản xuất giày thuộc sở hữu hoàn toàn của Đài Loan, đã đình công kể từ ngày 26/3 để phản đối điều luật bảo hiểm xã hội mới yêu cầu người lao động phải tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi nghỉ hưu được lãnh lương hưu.
Tờ Người Lao Động đưa tin kể từ sáng ngày 2/4, hơn 70.000 công nhân công ty Pou Yuen đã trở lại làm việc bình thường và cho biết ‘phần lớn công nhân bày tỏ phấn khởi’ khi chính quyền ‘đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân’.
Một nữ công nhân thuộc phân xưởng A201, khu B của công ty Pou Yuen, xác nhận với BBC với điều kiện giấu tên rằng các công nhân ở Pou Yuen đã đi làm trở lại.
Tỷ như em vô làm lúc 18 tuổi, tới 15 năm sau có thể em về quê lấy tiền để xây nhà chứ chẳng lẽ ở chung với ba má hoài sao? Đợi tới 55 tuổi thì nhà đâu em ở?Một nữ công nhân Pou Yuen giấu tên
Tuy nhiên, theo lời nữ công nhân này thì các công nhân ‘vẫn còn rất băn khoăn’ chứ ‘không phấn khởi’.
“Người ta nói mấy ông lớn đã quyết định rồi. Họ nói họ coi báo xem đài rồi và có nghe đài Hà Nội (VTV) thông báo rồi (về việc cho công nhân được lãnh một lần),” chị nói.
“Các công nhân bảo nhau đi làm lại thôi còn ai quậy thì quậy,” chị nói thêm.
Theo lời người nữ công nhân này thuật lại thì mặc dù các công nhân đã đi làm trở lại nhưng nhiều người ‘cũng còn ý kiến lắm’.
“Phải có công văn giấy tờ hay cái gì đó đưa lên đài (đài địa phương vì đài VTV ít công nhân xem) cho người ta thấy thì người ta mới yên tâm chứ bây giờ mới chỉ là hứa thôi,” chị nói.
Tại sao phản đối?Sau buổi tiếp xúc với thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, nhiều công nhân vẫn chưa quay lại làm việc
Khi được hỏi tại sao phản đối điều luật Bảo hiểm Xã hội mới, nữ công nhân này giải thích:
“Tỷ như em vô làm lúc 18 tuổi, tới 15 năm sau có thể em về quê lấy tiền để xây nhà chứ chẳng lẽ ở chung với ba má hoài sao? Đợi tới 55 tuổi thì nhà đâu em ở?
Thứ hai nữa là con phải đủ 18 tuổi thì mới được ủy quyền.
Thứ ba nữa là số tiền bây giờ nó có giá trị chứ đến lúc em về hưu thì số tiền nó còn nhỏ xíu không còn có nhiêu tiền nữa.
Với lại, ông lớn này lên rồi mai mốt ông lớn khác lên thay đổi luật nữa thì không biết số tiền tụi em được lãnh có còn hay không?”
Vụ đình công của hàng ngàn công nhân ở công ty Pou Yuen đã gây tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí trong nước đưa tin, và đã gây tiếng vang trong xã hội.
Trước giờ mỗi khi nghỉ việc ở một nơi nào đó thì người lao động có thể chốt sổ bảo hiểm xã hội để được lãnh một lần tiền bảo hiểm xã hội của họ. Sau đó, khi bắt đầu công việc mới thì họ phải mở sổ bảo hiểm xã hội mới, đóng lại từ đầu và thời gian tích lũy được tính lại từ đầu.
Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm Xã hội mới, vốn có hiệu lực bắt đầu từ năm 2016, không cho phép người lao động được lãnh tiền một lần khi nghỉ việc mà phải tích lũy cho đến khi họ nghỉ hưu để được hưởng lương hưu.
-
-Son Tran-
Pouyuen đình công qua ngày thứ 7; Nhà nước bắt người, khóa máy ATM để cột bao tử công nhân; Dân phòng bị rượt
"Công an không dám bắt người lúc đông người, nhưng nhè lúc vắng người thì trấn áp và bắt bớ một số công nhân. Khi hay biết, nhiều công nhân hè nhau phá cổng nhào vô để tiếp ứng với những người bị bắt.
Các máy ATM bị khóa, công nhân không rút tiền được, nên nhiều công nhân cho rằng đây là trò nhà nước o ép kinh tế để ép họ đi làm lại".
"Công an không dám bắt người lúc đông người, nhưng nhè lúc vắng người thì trấn áp và bắt bớ một số công nhân. Khi hay biết, nhiều công nhân hè nhau phá cổng nhào vô để tiếp ứng với những người bị bắt.
Các máy ATM bị khóa, công nhân không rút tiền được, nên nhiều công nhân cho rằng đây là trò nhà nước o ép kinh tế để ép họ đi làm lại".
Ảnh chụp từ video clip trong bài
02-04-2015
Nhóm phóng viên Lao Động Việt có mặt trong cuộc đình công Pouyuen tiếp tục, qua ngày thứ 7. Công an không dám bắt người lúc đông người, nhưng nhè lúc vắng người thì trấn áp và bắt bớ một số công nhân. Khi hay biết, nhiều công nhân hè nhau phá cổng nhào vô để tiếp ứng với những người bị bắt.
Các máy ATM bị khóa, công nhân không rút tiền được, nên nhiều công nhân cho rằng đây là trò nhà nước o ép kinh tế để ép họ đi làm lại.
Nhóm phóng viên LĐV có quay được cảnh nhiều dân phòng chạy vì bị công nhân rượt. Trong video thấy trong đám đông có nhiều tiếng la uất ức:
“Tui đóng bao nhiêu phải trả lại bấy nhiêu, chứ đợi đến 55 chắc gì tôi còn sống?”
“Công an phải bảo vệ công nhân chớ, sao trấn áp tụi tui?”
Nhóm Phóng Viên LĐV
____
Mời xem thêm:
-Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen trở lại làm việcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Phần lớn công nhân bày tỏ phấn khởi khi người đứng đầu Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm, lắng nghe tâm tư của họ. Sáng 2/4, hơn 70.000 công nhân (CN) Công ty Pou Yuen Việt Nam (100% vốn nước ngoài; quận Bình Tân, TP HCM) đã trở lại làm ...
Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã trở lại làm việc. Thị...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộngNgười Việt
Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã trở lại làm việcNgười Lao Động
-Hơn 70.000 công nhân Công ty Pou Yuen đã trở lại làm việc (http://nld.com.vn/)
Thousands strike at Nike and Adidas shoe factory in Vietnam
Workers of Pou Yuen Vietnam gather for talks.Photo: Reuters
Thousands of Vietnamese workers at a major footwear factory were on strike for a sixth day yesterday over a social insurance law in a move seen as a rare challenge to government policy.
Several thousand people at the Taiwanese-owned Pou Yuen factory in southern Ho Chi Minh City began the stoppage last week. Pou Yuen Vietnam, which employs more than 80,000 workers, is a subsidiary of Pou Chen Group and makes footwear for Nike, Adidas and other firms.
The workers continued the peaceful strike in the factory's compound yesterday under a heavy police presence. They marched along Highway 1 with banners and beating drums on Monday and Tuesday, blocking traffic on the main road artery.
They were protesting a new law, which comes into effect next year and says workers who resign will get a social insurance monthly allowance at retirement age instead of getting a one-time immediate payment. The striking workers said they prefer the lump sum to pay for their daily needs while seeking new jobs.
"None of us has a house," striking worker Nguyen Van Thu, 28. "When we can't work, we want to get our social insurance all at once so we can build a house for the family. We have to pay for all kinds of insurance, and we're afraid we'll lose it under the new law."
Additional reporting by Bloomberg
This article appeared in the South China Morning Post print edition as Workers strike at Nike, Adidas factory
-Cách làm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam... ít giống ai
Cách làm hiện nay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam rất 'đặc thù', ít giống ai và có nhiều điểm cần bàn...
Khi hưu trí và thất nghiệp, lương hưu và Bảo hiểm xã hội là cái 'phao' quan trọng của người lao động - Ảnh: Đình Tuyển |
Nguyên tắc công khai minh bạch
Ở nhiều nước trên thế giới, người đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) được chọn quỹ quản lý cho số tiền bảo hiểm của mình và được báo cáo công khai minh bạch về tình hình quản lý, đầu tư và tăng trưởng trên số tiền của mình. Ở Việt Nam, tiền bảo hiểm không được tách bạch cho từng người và người dân cũng không biết tiền đó đang được quản lý, đầu tư như thế nào, trừ khi họ là… đại biểu Quốc hội.
Mới đây, từ cuộc họp Quốc hội được công khai trên báo chí, người dân được biết thêm một thông tin gây “choáng”: Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể bị vỡ!
Theo tôi, những chính sách do BHXH Việt Nam đưa ra thiếu sự tính toán cụ thể một cách khoa học dựa trên những nguyên tắc cơ bản về tài chính và những thống kê về tuổi thọ, bệnh tật. Ví dụ như trước năm 2006, BHXH Việt Nam dùng mức lương thực tế để làm căn cứ đóng BHXH. Sau một thời gian, thấy mức lương của khối tư nhân, đặc biệt là những người làm cho nước ngoài quá cao khó mà bù nổi, BHXH Việt Nam mới điều chỉnh: Kể từ 1.2007, mức cao nhất để đóng bảo hiểm xã hội là 9 triệu đồng và điều chỉnh mức này tăng từ từ.
Những thay đổi về cách tính lương hưu của những người làm việc cho khối nhà nước và nhiều điều chỉnh khác gần đây cho thấy sự lúng túng của BHXH Việt Nam trong việc điều hành quỹ.
Nguy cơ vỡ quỹ
Nếu ai chuyên về tài chính, bảo hiểm hay thống kê, có thể tính toán và nghiệm ra được, với chính sách thu, chi và đầu tư hiện nay, BHXH Việt Nam khó tránh khỏi nguy cơ vỡ quỹ, trừ phi đảm bảo được 3 điều kiện: 1) Quỹ phải được đầu tư khá an toàn và sinh lãi với tỷ suất chấp nhận được, 2) Ngân sách nhà nước dồi dào để bù vào Quỹ BHXH, 3) Dân số Việt Nam tiếp tục trẻ, kinh tế tăng trưởng mạnh và tạo nhiều việc làm tốt cho giới trẻ để họ đóng góp nhiều hơn vào Quỹ BHXH.
Chẳng những làm mất tiền mà BHXH Việt Nam còn để chi phí quản lý quỹ tăng khá nhanh. Cũng theo Báo Lao độngngày 25.4.2014, từ năm 2007 - 2013, chi phí quản lý quỹ tăng gấp 5 lần. Số tuyệt đối năm 2007 là 815 tỉ đồng, trong khi đến năm 2013 đã lên tới 3.718 tỉ - xấp xỉ 3% tổng nguồn thu. Bên cạnh đó, việc chế tài, xử lý các đơn vị không nộp, nộp chậm phí bảo hiểm xã hội làm còn rất yếu. Quản lý yếu kém như thế thì làm hụt quỹ chứ đâu làm tăng trưởng quỹ.
|
Về điều kiện 2, ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc, sẽ không ưu tiên hỗ trợ Quỹ BHXH. Hơn nữa, hiện nay ngân sách nhà nước còn rất khó khăn, thậm chí còn phải mượn từ của Quỹ BHXH, theo như phát biểu của đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu), Ủy viên thường trực Ủy ban Ngân sách của Quốc hội.
Vậy thì chắc phải còn khá lâu ngân sách nhà nước mới hỗ trợ ngược lại cho BHXH.
Về điều kiện 3, "Dân số Việt Nam tiếp tục trẻ, kinh tế tăng trưởng mạnh và tạo nhiều việc làm tốt cho giới trẻ để họ đóng góp nhiều hơn vào quỹ BHXH" cũng khó xảy ra trong tương lai gần.
Chính vì thế, những chuyên gia và người có trách nhiệm đã dự đoán nguy cơ vỡ quỹ trong thời gian khó gần: TS.Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng Quỹ hưu trí sẽ mất cân đối trước năm 2029; còn TS.Đỗ Văn Sinh, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, dự kiến đến năm 2037, Quỹ BHXH sẽ mất khả năng thanh toán.
Chúng ta có thể thấy những vấn đề bất cập và khả năng vỡ quỹ của BHXH Việt Nam là nguy cơ rất rõ ràng. Chúng ta không thể làm ngơ và cho rằng vấn đề sẽ tự được giải quyết. Thiết nghĩ, BHXH Việt Nam cần học hỏi mô hình của các nước tiên tiến và có một sự cải tổ sâu sắc thật sớm thì mới có hy vọng vượt qua được nguy cơ này.
Lâm Minh Chánh*
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân tại TP.HCM
>> Đừng xem xét tăng giảm độ tuổi lao động chỉ vì sợ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội
>> Chây ì ngàn tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội
>> Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
>> Đi tù vì chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội
>> Bảo hiểm xã hội TP.HCM chi sai hàng chục tỉ đồng
-Son Tran -Lê Diễn Đức>> Chây ì ngàn tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội
>> Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
>> Đi tù vì chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội
>> Bảo hiểm xã hội TP.HCM chi sai hàng chục tỉ đồng
90.000 công nhân tham gia đình công và chuyển thành biểu tình là một con số cực lớn. Giai cấp tiên phong của Đảng Cộng Sản Việt Nam xuống đường phản đối luật Bảo hiểm Xã hội mà ĐCSVN ban hành bắt buộc họ phải tuân thủ.
Trong thực tế, công nhân Việt Nam xuất thân từ nông thôn, đa số ra thành thị thường chỉ làm việc từ lúc trẻ đến trung niên, rất ít ai chịu thân phận bị bóc lột thậm tệ đến tuổi già. Đòi hỏi của họ là chính đáng. Họ phải được hưởng tiền trợ cấp khi họ nghỉ việc chứ không thể chờ đến tuổi 55 hay 60. Tiền đó cũng chính là đồng tiền mồ hôi của họ đóng cho quỹ bảo hiểm của nhà nước khi làm việc. Nhưng khốn nỗi, nhà nước đã sử dụng số tiền đó vào việc khác và nguy cơ không lấy lại được rất cao, nên phải ăn gian, kéo dài thời gian.
Hơn 10 triệu công nhân Việt Nam thuộc giai cấp đáy của xã hội, bị chính ĐCSVN phản bội, họ đơn độc và rất đáng thương vì không có tổ chức công đoàn độc lập của mình để bảo vệ lợi ích. Còn Công đoàn quốc doanh là công cụ của đảng, vẫn thường đứng về phía chủ nhà máy và theo lệnh của đảng lớn tiếng đe doạ họ.
Giá mà có Lech Walesa của Ba Lan trong số 90 ngàn ấy!
-
Vào lúc 9 g45 sáng nay công nhân Cty PouYuen đã biến cuộc đình công trong 04 ngày qua thành biểu tình trên đường phố Sài Gòn , nhằm để phản đối luật bảo hiểm xã hội ( BHXH ) 2014 do quốc hội của đảng cộng sản đặt ra gây thiệt hại cho người lao động trong đó có nhiều công nhân rất phẩn nộ , trong cuộc diễu hành có hơn 400 công nhân tham gia trên địa bàn quận Bình Tân , mặc dù có nhiều công an chìm nổi bám sát nhưng cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong ôn hoà , đến hơn 10 giờ nhiều công nhân tập trung trước Cty giày An Lạc để chờ những công nhân giày An Lạc ra phối hợp đình công và biểu tình nhằm gây sức mạnh hổ trợ đòi quyền Bảo Hiểm Xã Hội do luật bất cập gây ra cho người lao động . Lao Động Việt
Posted by Duc Minh Truong on Monday, March 30, 2015
Duc Minh Truong Vào lúc 9 g45 sáng nay công nhân Cty PouYuen đã biến cuộc đình công trong 04 ngày qua thành biểu tình trên đường phố Sài Gòn , nhằm để phản đối luật bảo hiểm xã hội ( BHXH ) 2014 do quốc hội của đảng cộng sản đặt ra gây thiệt hại cho người lao động trong đó có nhiều công nhân rất phẩn nộ , trong cuộc diễu hành có hơn 400 công nhân tham gia trên địa bàn quận Bình Tân , mặc dù có nhiều công an chìm nổi bám sát nhưng cuộc biểu tình vẫn diễn ra trong ôn hoà , đến hơn 10 giờ nhiều công nhân tập trung trước Cty giày An Lạc để chờ những công nhân giày An Lạc ra phối hợp đình công và biểu tình nhằm gây sức mạnh hổ trợ đòi quyền Bảo Hiểm Xã Hội do luật bất cập gây ra cho người lao động .
Lao Động Việt
Lao Động Việt
Vụ công nhân Pouyen đình công: Thứ trưởng LĐ-TB-XH lên tiếng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Điều 60 Luật BHXH với những quy định theo hướng thu hẹp diện hưởng bảo hiểm một lần, khiến hàng ngàn công nhân chưa rõ, thắc mắc.
Liên quan đến việc hàng ngàn công nhân tại Công ty TNHH Pouyen ở phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM ngừng việc tập thể từ hôm 26/3 đến nay do chưa hiểu rõ những quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014, tối nay (30/3), UBND TP HCM họp báo thông tin đầy đủ, chính xác hơn về Luật này. Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội Doãn Mậu Diệp tham dự buổi họp báo.
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trước khi Quốc hội thông qua đã được tham vấn, lấy ý kiến các bộ, ban ngành, đoàn thể và nhân dân với mục đích cao nhất là đảm bảo quyền lợi, cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, trong Luật này có điều 60 với những quy định theo hướng thu hẹp diện hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể là người lao động không được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần trước tuổi hưu, khiến hàng ngàn công nhân Công ty Pouyen hiểu chưa rõ, dẫn đến thắc mắc, ngừng việc.
Thứ trưởng khẳng định: Điều 60 với rất nhiều điểm có lợi cho người lao động như: khuyến khích người lao động tích lũy thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để đến tuổi được hưởng lương hưu, cho phép được dồn thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội, Nhà nước hỗ trợ đảm bảo cuộc sống khi nhận lương hưu hàng tháng…Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội cũng ghi nhận kiến nghị của công nhân, trong đó có thắc mắc về những trường hợp khó khăn có thể hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trước tuổi nghỉ hưu theo quy định không, để trình Chính phủ và Quốc hội. Quan trọng hơn, Luật này đến 1/1/2016 mới có hiệu lực, nên từ nay tới đó, các cơ quan chức năng tiếp tục ghi nhận ý kiến của người lao động và căn cứ cụ thể vào tình hình thực tế để có những Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật một cách hợp lý nhất. Trong thời gian Luật này chưa có hiệu lực, thì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 vẫn được thi hành bình thường.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói: “Chúng ta còn 9 tháng nữa để xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Chắc chắn, tất cả những ý kiến đóng góp của người lao động sẽ được ghi nhận đầy đủ, để chọn phương án phù hợp, có lợi nhất cho người lao động. Do đó, những yêu cầu trong vòng 5 ngày, một tuần, một tháng phải hứa hẹn thế này thế kia là không có cơ sở”.
Lãnh đạo UBND TP HCM cho biết: Sự việc xảy ra khi ngành chức năng của thành phố đang tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và thành phố đã cho tạm ngưng tuyên truyền. Thành phố cũng đang sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp giữa Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp với công nhân Công ty TNHH Pouyen để giải thích đầy đủ về Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và lắng nghe ý kiến người lao động. UBND thành phố chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp khi công nhân ngừng việc, đồng thời kêu gọi công nhân trở lại làm việc và gửi các thắc mắc, kiến nghị của mình cho chính quyền và ngành chức năng.
Ông Tất Thành Cang, Phó Chủ tịch UBND TP HCM nói: “Những vấn đề bức xúc xoay quanh chế độ Bảo hiểm xã hội hột lần, chính quyền và công đoàn thành phố đã lắng nghe đầy đủ, tổng hợp và báo cáo đầy đủ về Chính phủ, Quốc hội để xem xét. Do đó, chúng tôi rất mong người lao động bình tĩnh, trở lại làm việc, ổn định tại doanh nghiệp. Quá trình này, thành phố tiếp tục lắng nghe nguyện vọng người lao động để phản ánh lên các bộ ngành liên quan, để các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đáp ứng tốt nhất nguyện vọng chính đáng của người lao động”.
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội và UBND TP HCM đều cho rằng: qua sự việc này, kinh nghiệm rút ra là bất kỳ một chính sách mới ban hành đều phải có sự giải thích cặn kẽ, đầy đủ khi tuyên tuyền chứ không chỉ đơn giản là phổ biến./.
...
Công nhân Công ty Pouyen tiếp tục đình công ngày thứ 4Đài Á Châu Tự Do
Hàng nghìn công nhân đình công ở TP HCMVNExpress
-Bài cũ đăng lại: -Quỹ Bảo hiểm xã hội: Coi như mất trắng 1.052 tỉ đồng!
25/04/2014
Chỉ gói gọn trong 60 phút, tuy nhiên phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2013 của Ủy ban Các vấn đề xã hội (CVĐXH) của Quốc hội (QH) cuối ngày 24.4, trở nên nóng bỏng trước thực tế 1.052 tỉ đồng tiền BHXH coi như mất trắng! "Căng" đến mức mà ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đặt vấn đề về sự công bằng: “Tại sao NLĐ không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”.
“Nợ ở cấp độ 5” - coi như mất!
Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền trình bày bản báo cáo với la liệt các con số, Phó Chủ nhiệm Ủy ban CVĐXH của QH Bùi Sĩ Lợi đề cập ngay tới số nợ 700 tỉ đồng mà BHXH VN đã cho Cty cho thuê tài chính 2 (TC2) vay. TGĐ BHXH VN Nguyễn Thị Minh giải trình, đại ý: Về số nợ chỉ được biết là cơ quan điều tra đang làm. Số 700 tỉ đồng là số gốc, còn tổng số thì không chính xác lắm. Bà Minh nói cần phải có hội đồng thẩm định xem số tiền thực chất thất thoát đi bao nhiêu mới có thể xử lý. “Trước mắt chúng tôi chưa có ý kiến gì” - bà Minh nói.
Phát biểu về vấn đề này, đại diện Kiểm toán Nhà nước giải trình thêm rằng: 785,5 tỉ đồng chỉ là số gốc tiền BHXH đã cho vay. Tính lãi, đến cuối năm 2012 đã là 264,6 tỉ đồng. Con số mà kiểm toán kiến nghị xử lý là 1.052 tỉ. Chưa tính đến bây giờ, số nợ thực tế đã tăng lên rất nhiều.
“Đến giờ chúng tôi cơ bản đánh giá khả năng thu hồi nợ là “nợ ở cấp độ 5”, là coi như mất” - đại diện Kiểm toán Nhà nước nói. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Cơ quan điều tra (CQĐT) tiến hành làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật. Và “Hồ sơ đã được chuyển CQĐT từ cuối tháng 12.2012”.
Ngay sau phát biểu của TGĐ BHXH VN và báo cáo của đại diện Kiểm toán Nhà nước, ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) chất vấn ngay, rất quyết liệt về tình trạng “cho vay thương mại, làm dự án thủy điện, giờ không thu hồi được thì ai chịu trách nhiệm?”, và việc "lấy tiền BHXH cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”. Ông kêu gọi Ủy ban CVĐXH của QH cũng như các vị ĐBQH “phải có ý kiến” trước “trách nhiệm mà dân giao cho chúng ta”.
Nợ đọng BHXH trở nên nhức nhối
Theo báo cáo của Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, năm 2013, đã tiến hành khởi kiện đòi BHXH 2.460 đơn vị với số tiền 1.248 tỉ đồng, tuy nhiên, số tiền thu hồi chỉ 28,7%. Trước thực tế này, Phó Chủ nhiệm ủy ban Đỗ Mạnh Hùng nêu vấn đề, hiện nợ BHXH có nhiều con số. “Lúc 8.000, lúc 11.000 tỉ đồng. Báo cáo nói khởi kiện hơn 2.000 DN với số tiền chỉ hơn 1.000 tỉ đồng. Phần này so với 8 hay 11 ngàn vẫn là thấp. Khoản chênh còn lại có xác định được không?". Theo ông Hùng, chính mức phạt thấp so với lãi suất ngân hàng, đang khiến vấn đề nợ đọng BHXH đã trở thành nhức nhối.
Riêng đối với vấn đề quản lý Quỹ BHXH, đại diện Kiểm toán Nhà nước xin “phát biểu thêm” rằng, BHXH nên chú trọng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin. Ngay sau đó, ông công bố những con số chi phí quản lý BHXH đáng giật mình: Từ năm 2007 - 2013, chi phí quản lý tăng gấp 5 lần. Số tuyệt đối năm 2007 là 815 tỉ đồng, trong khi đến năm 2013 đã lên tới 3.718 tỉ - xấp xỉ 3% tổng nguồn thu.
Còn ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân thì nhấn mạnh tới con số trong chính báo cáo giải trình rằng: Chi phí bộ máy quản lý năm 2013 đã tăng 24% trong khi Chính phủ đang kêu gọi tiết kiệm chi thường xuyên 10% với mọi đơn vị. “Các đồng chí có chế định riêng hay sao? - ông nói gay gắt - 3% (chi phí quản lý) trước đây chúng tôi không đồng ý, giờ cũng đã 3% rồi, mà tiền này là tiền của người LĐ".
Tiền BHXH của công nhân lao động đóng góp đang bị thất thoát. Ảnh: H.Q |
Giải trình sau đó, TGĐ BHXH Nguyễn Thị Minh dẫn số liệu nước ngoài từ Philippines, Costa Rica, Ghana, Hy Lạp... để chứng minh chi phí quản lý 3% không phải là cao. Riêng đối với con số 24,7% chi phí bộ máy, bà Minh nói có khuyết điểm do báo cáo viết chưa chính xác, bởi con số 24,7% này gồm nhiều khoản chi chứ không phải toàn bộ chỉ là chi phí bộ máy!
Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban CVĐXH của QH Trương Thị Mai một lần nữa nhắc lại thực tế nhức nhối chuyện nợ đọng BHXH: “Khi kiện ra tòa thì thắng lợi luôn thuộc về NLĐ, vì nợ thì phải trả thôi. Nhưng thu (được tiền) thì bất khả thi thì chẳng giải quyết được vấn đề. Mà đây là số tiền vài chục ngàn tỉ đồng mỗi năm”. Bà cũng đề nghị BHXH VN đẩy mạnh hiện đại hóa, chẳng hạn “Hợp đồng với ngành thuế để thu, hoặc phối hợp với bưu điện để chi trả lương hưu, thay vì tổ chức 4.000 đại lý”, và “chi phí quản lý cũng cần tính toán để hợp lý hơn”.
Đình công bước sang ngày thứ 4, gây tắc nghẽn Quốc lộ 1A
Theo ghi nhận của PV , sáng 30.3, hàng ngàn công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM) tiếp tục ngừng việc vì sắp tới “không được hưởng BHXH 1 lần”. Đến nay, vụ ngừng việc đã bước sang ngày thứ 4, công nhân tràn ra đường, gây tắc nghẽn Quốc lộ 1A.
Sáng nay, đại diện LĐLĐ quận Bình Tân, TPHCM đã gặp gỡ, giải thích nhưng không được công nhân chấp nhận. Hàng ngàn công nhân đã tổ chức tuần hành ngay trong khuôn viên Cty PouYuen, sau đó kéo ra khu vực cầu vượt, quốc lộ 1A, trước Cty để tiếp tục tuần hành, gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở khu vực này.
Đến trưa, các cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường vẫn chưa thể giải tỏa tắc nghẽn, trong khi công nhân tham gia tuần hành ngày càng đông.
Đến trưa vụ việc vẫn chưa được giải quyết. |
Như báo Lao Động đã thông tin trước đó, từ ngày 26.3, CN Cty ngừng việc vì không đồng tình các quy định tại điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về việc không cho người tham gia BHHX được hưởng BHXH một lần. Cụ thể, chế độ nhận trợ cấp một lần của BHXH sau khi CN nghỉ việc không được nhận như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu tại Điều 60 Luật BHXH.
Các công nhân cho biết, các ngày 26-28.3, Cty vẫn trả lương cho công nhân nhưng ngày 30.3, Cty sẽ không trả lương. |
Liên quan đến vụ việc tại Cty TNHH PouYuen Việt Nam, BHXH TP vừa có công văn số 996/CV-BHXH gửi UBND quận Bình Tân nhằm giải thích chính sách cho CN Cty Pouyuen.
Nội dung công văn nêu rõ: “Trong những ngày qua trên địa bàn quận Bình Tân xảy ra việc đình công của Công ty PouYuen, trước tình hình đó BHXH TPHCM có ý kiến như sau: Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2016, từ nay cho đến hết ngày 31.12.2015 cơ quan BHXH vẫn thực hiện giải quyết các chính sách như trước đây.
Công văn của BHXH TP gửi UBND quận Bình Tân để giải thích cho người lao động. |
Cơ quan BHXH TPHCM luôn lắng nghe ý kiến, phản ánh của các CN Cty PouYuen. Chúng tôi sẽ tổng hợp báo cáo với BHXH Việt Nam và các cơ quan chức năng ở Trung ương xem xét giải quyết yêu cầu, phản ánh của các CN. BHXH TPHCM thông tin để UBND quận Bình Tân nắm và kịp thời thông tin đến CN”.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng có văn bản gửi Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan thực hiện một số giải pháp để sớm ổn định tình hình, tuyên truyền cho công nhân hiểu rõ về chính sách của Luật BHXH. Văn bản nêu rõ “trong bất cứ trường hợp nào thì người lao động đều có lợi hơn so với nhận bảo hiểm xã hội một lần”. Và đối với các kiến nghị, phản ánh của người lao động liên quan đến các nội dung quy định của Luật BHXH, đề nghị tổng hợp và phản ánh kịp thời về Bộ LĐTBXH để nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Quốc hội.
Clip: Gần 90.000 công nhân đình công vì "không được hưởng BHXH 1 lần":
-Công nhân công ty PouYuen tiếp tục đình công - Hàng ngàn công an an ninh được huy động ngăn chặn
Sáng nay 30/3/2015, hàng ngàn công nhân Công ty PouYuen (quận Bình Tân, TP.HCM) lại tiếp tục đình công phản đối chính sách BHXH mới. Trong thời gian qua, 90,000 công nhân công ty này đã đồng loạt đình công để phản đối các quy định tại điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 về việc không cho người tham gia BHXH được hưởng BHXH một lần như trước.
Theo thông tin từ CTV Dân Luận có mặt tại hiện trường, hiện nay công an an ninh đã huy động gần 1000 an ninh chốt chặn ở khắp nơi quanh khu vực của công ty này. Tình hình không có vẻ căng thẳng tuy nhiên nhiều công nhân lo lắng cho biết có thể tối nay 1 vài anh em sẽ bị bắt nguội.
Theo ghi nhận thì nhóm công nhân đình công có khoảng vài ngàn người. Một số anh em công nhân trụ lại ngồi đình công trong công ty, 1 số công nhân bỏ về và 1 số công nhân vẫn còn tiếp tục đang làm việc trong công ty. Các công nhân này chia sẻ, nếu ai bỏ về nghỉ làm sẽ bị trừ 500 - 600 ngàn/ngày, nhiều anh em sợ bị công ty phạt trừ lương nên ở lại làm việc
Phong trào công nhân đình công phản đối luật BHXH đã bắt đầu diễn ra từ ngày 26/3/2015 cho đến nay. Có thể nói đây là lần đầu tiên công nhân đình công phản đối 1 chính sách của nhà nước chứ không liên quan đến công ty.
Nói về lý do phản đối chính sách BHXH mới, một số công nhân cho biết: Quy định trước đây khi công nhân nghỉ việc, một thời gian sau có thể nhận sổ bảo hiểm để lãnh tiền trợ cấp một lần liên quan đến chính sách xã hội. Tuy nhiên, với quy định mới, những công nhân nghỉ việc phải chờ đến tuổi hưu, tức 55 tuổi mới được nhận sổ bảo hiểm. Nhiều công nhân cho rằng quy định mới này không hợp lý bởi đa phần công nhân ở quê, chỉ mong muốn làm một thời gian để kiếm tiền làm vốn về quê. Ngoài ra, không phải ai cũng cả đời làm cho Pouyuen và có phải ai cũng chờ đến 55 tuổi mới lãnh được sổ bảo hiểm theo quy định mới.
Về phía nhà nước giải thích vì sao lại thay đổi chính sách BHXH, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp chia sẻ trên báo chí rằng: quy định Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 sẽ giúp người lao động nhiều quyền lợi hơn so với quy định hưởng BHXH một lần ở Luật BHXH cũ. Về nguyên tắc, quy định này nhằm khuyến khích người lao động bảo lưu, tích lũy thời gian đã đóng BHXH để có thể hưởng lương hưu theo quy định thay vì nhận BHXH một lần. Khi người lao động trở lại làm việc thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu sau này. Nhưng sự giải thích này lại không thuyết phục với công nhân.
Trước sự bức xúc leo thang của công nhân, BHXH TP vừa có công văn số 996/CV-BHXH gửi UBND quận Bình Tân nhằm giải thích chính sách cho CN Cty Pouyuen.
-Đình công ở công ty TNHH PouYuen Việt Nam: Nhiều người bị điện giật(VTC News)
- Có ít nhất 3 công nhân bị điện giật trong cuộc đình công ở công ty TNHH PouYuen Việt Nam.
Sáng 27/3, hàng chục ngàn công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM) đình công, ngừng làm việc. Điều đáng nói, trong quá trình đình công đã xảy ra xô xát giữa công nhân và bảo vệ công ty khiến ít nhất 4 người bị thương.
Nhận tin báo, lực lượng CSGT Công an quận Bình Tân, CSHS, công an phường, bảo vệ dân phố có mặt tại hiện trường đảm bảo giao thông, giữ gìnan ninh trật tự khu vực.
Lực lượng CSGT quận Bình Tân điều tiết lưu thông trên đường số 7 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) trưa 27/3. Ảnh: Phan Cường |
Một CSGT CA quận Bình Tân cho biết, đã có công nhân bị điện giật do bảo vệ không ngắt điện cánh cửa.
"Có ít nhất 3 công nhân (1 nam và 2 nữ) bị điện giật do bảo vệ gài điện ở cửa ra vào nơi làm việc. Các nạn nhân này làm việc ở Khu C" - một công nhân nói.
Các công nhân phản đối quy định về Bảo hiểm xã hội năm 2015. "Tôi làm việc được 9 năm, năm nay tôi được 35 tuổi, tôi muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần sau khi thôi việc, chứ tôi không thể chờ đợi đến khi già 55 tuổi, khi đó có biết tôi còn sống nữa hay không" - chị N.T.L bức xúc.
Video: Thất vọng thưởng Tết, hàng ngàn công nhân đình công
Đại diện Công ty PouYuen cho biết, sự việc đã xảy ra từ ngày 26/3 hàng loạt công nhân ngừng làm việc do không đồng tình về chế độ bảo hiểm xã hội trợ cấp một lần sau khi thôi việc mà phải đợi đến tuổi về hưu. Ví dụ nữ 43 tuổi, đóng bảo hiểm 3 năm phải chờ đến 55 tuổi mới lãnh.
Vụ việc đã báo đến Ban chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, Liên đoàn lao động quận Bình Tân, Bảo hiểm xã hội TP...
Vụ việc đã báo đến Ban chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, Liên đoàn lao động quận Bình Tân, Bảo hiểm xã hội TP...
Trước đó vào tháng 1/2015, hơn 5.000 công nhân Công ty DinSen Việt Nam (100% vốn Đài Loan, nằm trong khuôn viên của Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, Quận Bình Tân, TP.HCM) đã đình công, ngừng việc, phản đối cách tính thưởng tết của công ty. Theo đó, mỗi công nhân tùy vào mức lương cơ bản mà bị giảm từ khoảng 2 đến 4 triệu đồng so với năm 2014.
Phan Cường
Hàng trăm công nhân ở TP.HCM đình công đòi chế độ bảo hiểm (TN 27-3-15) -- Đình công ở công ty TNHH PouYuen Việt Nam: Nhiều người bị điện giật (VTC 27-3-15)
Gần 90.000 công nhân PouYuen đình công vì “không được hưởng BHXH 1 lần”
Trong 2 ngày 26-27.3, gần 90.000 công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân, TPHCM) đã đình công phản đối các quy định tại điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về việc không cho người tham gia BHXH được hưởng BHXH một lần như trước. Luật này vừa được Quốc hội thông qua ngày 20.11.2014 và vẫn chưa có hiệu lực.
Trao đổi với PV, công nhân Bích Thảo, quê Long An, cho biết, bắt đầu từ ngày 26.3, các CN đã tổ chức ngừng việc tại xưởng. Nguyên nhân đình công bắt nguồn từ khi các cán bộ cao cấp trong xưởng “đi họp ở trên về thông báo rằng, từ nay, khi công nhân nghỉ việc sẽ không được nhận BHXH một lần như trước mà phải đợi đến tuổi hưu, nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi”.
Công nhân ngừng việc từ ngày 26.3 |
Sáng nay, trên loa phát thanh của Cty phát đi nội dung: “Ngày 26.3, công nhân Cty ngừng việc vì không đồng tình về chế độ chính sách của Luật BHXH mới. Cụ thể, chế độ nhận trợ cấp một lần của BHXH sau khi công nhân nghỉ việc không được nhận như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu tại Điều 60 Luật BHXH. Ví dụ, một công nhân đã đóng BHXH 3 năm nhưng nghỉ việc thì không được hưởng BHXH một lần mà phải đợi đến 55 tuổi. Công nhân rất bức xúc về vấn đề này, công nhân mong muốn chế độ trợ cấp một lần phải được thực hiện như quy định hiện nay. Khi sự việc xảy ra, các cơ quan ban ngành như BHXH TP, LĐLĐ quận, Phòng LĐTBXH quận Bình Tân đã đến hỗ trợ Cty để tuyên truyền tập hợp ý kiến của công nhân. Công đoàn Cty PouYuen kính mong các cấp lãnh đạo giúp đỡ, có ý kiến đến nội dung kiến nghị của công nhân như đã nêu trên trong thời gian sớm nhất để công nhân yên tâm sản xuất”. CĐ Cty cũng kêu gọi công nhân trở lại sản xuất để không ảnh hưởng đến Cty và bản thân công nhân.
Công nhân phản ứng vì không được nhận "trợ cấp BHXH một lần" |
Khi sự việc xảy ra, CĐ Cty và ban giám đốc Cty đã tổng hợp ý kiến gửi đến UBND quận Bình Tân nhờ giúp đỡ. Ngay trong ngày 26.3, CĐ Cty và ban giám đốc đã nhận được thư phúc đáp của UBND quận Bình Tân. Theo đó, thư trả lời do ông Phó Chủ tịch UBND quận Phạm Văn Mười ký, nêu rõ: UBND quận ghi nhận đầy đủ ý kiến của công nhân lao động của Cty, về chế độ hưởng trợ BHXH một lần mà công nhân Cty kiến nghị. Toàn bộ nội dung kiến nghị, UBND quận sẽ chuyển đến BHXH TP, HĐND TP, Đoàn Đại biểu quốc hội TP để nghiên cứu và báo cáo lên trên để cơ quan chức năng lưu ý khi ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện luật BHXH trong thời gian tới cần quan tâm các kiến nghị của công nhân lao động.
Trước đây mỗi khi các CN nghỉ làm việc tại công ty mà muốn nhận khoản tiền BHXH đã đóng của mình sẽ đến cơ quan làm thủ tục. Cơ quan BHXH sẽ căn cứ quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 55, Luật BHXH 2006: “Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu là: Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội”. Diễn giải nôm na là nếu CN nghỉ việc tại công ty sẽ được nhận cuốn sổ BHXH mà mình đã tham gia, sau đó 1 năm CN đem cuốn sổ này đến cơ quan BHXH để khai báo làm thủ tục nhận trợ cấp 1 lần.
Tuy nhiên theo chị Thảo, mới đây chị và toàn thể CN được các lãnh đạo Cty công bố, Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2016, đồng nghĩa việc công nhân sẽ không được nhận trợ cấp BHXH một lần nữa.
Về việc CNLĐ tại Cty TNHH Pouyuen VN ngừng việc:
Tổng LĐLĐVN đề nghị LĐLĐ TPHCM tiếp thu ý kiến phản ánh của NLĐ
Ngày 27.3, Tổng LĐLĐVN nhận được thông tin phản ánh của LĐLĐ TPHCM về việc hàng trăm CNLĐ tại Cty TNHH Pouyuen VN (D10/89Q, Quốc lộ 1A, Tân Tạo, Bình Tân, TPHCM) ngừng việc do không đồng tình với chính sách BHXH một lần quy định tại Điều 60 Luật BHXH số 58/2014/QH13.
Về việc trên, Tổng LĐLĐVN đã có công văn bản do Phó Chủ tịch Mai Đức Chính ký đề nghị LĐLĐ TPHCM theo dõi, vận động, thuyết phục CNLĐ theo hướng sau:
1/Luật BHXH số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 20.11.2014 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2016. Mọi chính sách về BHXH như: Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghể nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp, BHXH vẫn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật BHXH số 71/2006/QH11.
2/Mục tiêu của Luật BHXH năm 2014 là nhằm đảm bảo cho NLĐ được hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi LĐ, đảm bảo quyền an sinh xã hội của NLĐ theo quy định của Hiến pháp. Tổng LĐLĐVN đề nghị LĐLĐ TPHCM thông tin, tuyên truyền, vận động để NLĐ tại Cty TNHH Pouyuen VN yên tâm, quay trở lại làm việc và ổn định sản xuất.
3/Tổng LĐLĐVN cũng đề nghị LĐLĐ TPHCM tiếp thu ý đầy đủ các ý kiến phản ánh của NLĐ, báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN (qua Ban Quan hệ LĐ) để tổng hợp và có ý kiến với Chính phủ và Quốc hội trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH năm 2014 trong thời gian tới, đảm bảo tốt quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. V.L
Clip: Công nhân Cty PouYuen ngừng việc và ra về
-90 ngàn công nhân đình công ở TP.HCM
Công nhân PuoYuen đình công, rời xưởng, ra về
Courtesy of laodong.com
Gần 90 ngàn công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh đình công phản đối một điều luật Bảo hiểm Xã hội mới ban hành.
Công nhân công ty TNHH PouYuen Việt Nam ở quân Bình Tân đình công từ hai ngày nay, thứ năm và thứ sáu, để phản đối điều 60 luật bảo hiểm xã hội được quốc hội thông qua hồi tháng 11 năm ngoái, có hiệu lực từ đầu năm sau.
Điều luật này không cho người tham gia BHXH khi nghỉ việc được hưởng bảo hiểm một lần như trước, mà phải chờ đến tuổi hưu. Ờ Việt Nam tuổi hưu người phái nam là 60, phái nữ là 55 tuổi.
Trước đây theo luật BHXH năm 2006, điều 55, quy định rằng nếu công nhân nghỉ việc tại công ty sẽ được nhận cuốn sổ BHXH mà họ đã tham gia, sau đó 1 năm đem cuốn sổ này đến cơ quan BHXH để khai báo làm thủ tục nhận trợ cấp 1 lần.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi văn thư giải thích là luật mới nhằm bảo đảm cho công nhân khi về hưu được bảo đảm quyền an sinh xã hội, hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. Công Đoàn Công ty cũng kêu gọi công nhân trở lại sản xuất để không ảnh hưởng đến Công ty và bản thân công nhân.
Uỷ ban Nhân dân quận Bình Tân cho biết đã nhận kiến nghị của công nhân, đang chuyển lên cấp trên và quốc hội để giải quyết.
-Bị Hanosimex "vắt" kiệt sức, hàng trăm công nhân tổ chức đình công dưới mưa
(GDVN) - Hàng trăm công nhân của Công ty Hanosimex tại Hà Nam liên tiếp tổ chức đình công trong hai ngày 06 và 07/3/2015 vì bị giới chủ vắt kiệt sức lao động.
Vào khoảng 8giờ 30 phút sáng nay (07/03/2015), hàng trăm công nhân thuộc Công ty TNHH MTV Hà Nam - Hanosimex (Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội) có địa chỉ tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tiếp tục tổ chức đình công "đòi tăng lương, giảm giờ làm".
Trước đó, chiều ngày 06/3/2015, hàng trăm công nhân của Hanosimex Hà Nội cũng tổ chức đình công với mục đích như trên.
Trụ sở Công ty TNHH MTV Hà Nam Hanosimex thuộc Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội. (Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Theo ghi nhận của phóng viên sáng ngày 07/3, xuất phát từ việc tăng ca quá nhiều, công nhân không có ngày nghỉ nên dẫn đến tình trạng bức xúc của họ.
Trao đổi với phóng viên, chị B.T.T, một công nhân nhà máy Hanosimex cho biết :Chúng tôi làm việc tại công ty đã nhiều năm, bị bắt tăng ca là việc thường xuyên, mỗi tuần chúng tôi chỉ được nghỉ một ngày chủ nhật và tính ra một năm tăng ca vào khoảng 600 giờ. Như vậy, không những sức khỏe chúng tôi bị giảm sút mà con cái bị bỏ bê, không chăm lo được...
Mặc dù trơi mưa và rét nhưng hàng trăm công nhân vẫn tổ chức đình công để đòi quyền lợi. (Ảnh: Duy Phong - Trần Việt).
Hàng trăm công nhân tại Nhà máy Hanosimex Hà Nam "vây" trụ sở nhà máy vào chiều ngày 6 và sáng 7/3/2015. (Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Được biết, Hanosimex Hà Nam hiện do ông Hồ Lê Hùng làm Giám đốc. Ông Hùng mới được Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội bổ nhiệm chức Giám đốc từ tháng 9/2014. Trước đây, ông Hùng từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Hanosimex nhiều năm và có vai trò lớn trong việc thực hiện các dự án di dời nhà máy của Hanosimex từ Hà Nội tới Hà Nam.
Hiện tại, Hanosimex Hà Nam đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với các dự án đã được đưa vào hoạt động, bao gồm các Nhà máy sợi và dệt tại KCN Đồng Văn, Hà Nam.
Mặc dù trời mưa nhưng trong 02 ngày 6 và 07/3/2015, các công nhân của nhà máy đều tổ chức đình công để đòi quyền lợi. ((Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Vào năm 2010, Hanosimex quyết định đầu tư xây dựng Công ty TNHH một thành viên Hà Nam - Hanosimex tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, Hà Nam. Với tổng mức đầu tư 758 tỷ đồng, Hanosimex tại Hà Nam bao gồm có: Nhà máy sợi 3 vạn cọc, Nhà máy sợi 3 vạn cọc chất lượng cao, 4 nhà máy may (với công suất 12 triệu sản phẩm dệt kim và 1 triệu sản phẩm dệt thoi/năm), nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, trụ sở của công ty.
Điều 4, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP, ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định:
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
Nhà máy xi măng lấy “sức khỏe” hàng ngàn người dân để… thử nghiệm?
Trước đó, chiều ngày 06/3/2015, hàng trăm công nhân của Hanosimex Hà Nội cũng tổ chức đình công với mục đích như trên.
Trụ sở Công ty TNHH MTV Hà Nam Hanosimex thuộc Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội. (Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Theo ghi nhận của phóng viên sáng ngày 07/3, xuất phát từ việc tăng ca quá nhiều, công nhân không có ngày nghỉ nên dẫn đến tình trạng bức xúc của họ.
Trao đổi với phóng viên, chị B.T.T, một công nhân nhà máy Hanosimex cho biết :Chúng tôi làm việc tại công ty đã nhiều năm, bị bắt tăng ca là việc thường xuyên, mỗi tuần chúng tôi chỉ được nghỉ một ngày chủ nhật và tính ra một năm tăng ca vào khoảng 600 giờ. Như vậy, không những sức khỏe chúng tôi bị giảm sút mà con cái bị bỏ bê, không chăm lo được...
Mặc dù trơi mưa và rét nhưng hàng trăm công nhân vẫn tổ chức đình công để đòi quyền lợi. (Ảnh: Duy Phong - Trần Việt).
Hàng trăm công nhân tại Nhà máy Hanosimex Hà Nam "vây" trụ sở nhà máy vào chiều ngày 6 và sáng 7/3/2015. (Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Được biết, Hanosimex Hà Nam hiện do ông Hồ Lê Hùng làm Giám đốc. Ông Hùng mới được Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội bổ nhiệm chức Giám đốc từ tháng 9/2014. Trước đây, ông Hùng từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Hanosimex nhiều năm và có vai trò lớn trong việc thực hiện các dự án di dời nhà máy của Hanosimex từ Hà Nội tới Hà Nam.
Hiện tại, Hanosimex Hà Nam đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với các dự án đã được đưa vào hoạt động, bao gồm các Nhà máy sợi và dệt tại KCN Đồng Văn, Hà Nam.
Mặc dù trời mưa nhưng trong 02 ngày 6 và 07/3/2015, các công nhân của nhà máy đều tổ chức đình công để đòi quyền lợi. ((Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Vào năm 2010, Hanosimex quyết định đầu tư xây dựng Công ty TNHH một thành viên Hà Nam - Hanosimex tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, Hà Nam. Với tổng mức đầu tư 758 tỷ đồng, Hanosimex tại Hà Nam bao gồm có: Nhà máy sợi 3 vạn cọc, Nhà máy sợi 3 vạn cọc chất lượng cao, 4 nhà máy may (với công suất 12 triệu sản phẩm dệt kim và 1 triệu sản phẩm dệt thoi/năm), nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, trụ sở của công ty.
Điều 4, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP, ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định:
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
Nhà máy xi măng lấy “sức khỏe” hàng ngàn người dân để… thử nghiệm?
(GDVN) - Không tìm cách hạn chế việc gây ô nhiễm ra môi trường, Nhà máy xi măng Trung Sơn còn ngang nhiên thông báo việc xả bụi là không thể tránh được.
Nhà máy xi măng gây ô nhiễm được đề nghị tăng 6 lần công suất“Công an, Thanh tra môi trường đến tôi đều đuổi về cả…”"Vòi rồng" xuất hiện tại Nhà máy xi măng Trung Sơn, Hòa Bình
Trước khi xả bụi, Công ty CP Xi măng Trung Sơn đều có Thông báo số 38 và 39 gửi Đảng ủy và UBND xã Trung Sơn thông báo trước hành vi xả thải của mình. Nội dung văn bản viết: “Nhà máy xi măng Trung Sơn chuẩn bị bước vào hoạt động sản xuất, hiện đang trong quá trình chạy thử, đốt sấy lò và hệ thống tháp trao đổi nhiệt nên lượng khói ra là không thể tránh được… Công ty báo cáo Đảng ủy, UBND xã và chi bộ hai thôn Lộc Môn và Bến Cuối biết…”.
Thông báo việc xả bụi của Nhà máy xi măng Trung Sơn gửi đến cả hệ thống chính trị tại xã Trung Sơn (Ảnh: Duy Phong)
Mặc dù, Nhà máy xi măng Trung Sơn đã thông báo trước việc xả bụi là “không thể tránh được” nhưng cả hệ thống chính trị tại xã Trung Sơn lại không có biện pháp ngăn chặn. Để cho hàng ngàn người dân trong xã ngày đêm bị tra tấn bởi khói bụi, tiếng ồn… Phải chăng sức khỏe, tính mạng của người dân được Nhà máy xi măng đưa ra làm “thử nghiệm” cho việc chạy thử của nhà máy?
"Vòi rồng" xuất hiện tại Nhà máy xi măng Trung Sơn, Hòa Bình
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Dương Thanh Bình, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy xi măng Trung Sơn cũng thừa nhận: “Đấy là quy hoạch sai lầm nhất của cái tỉnh này và các bộ ngành… Khi quy hoạch nhà máy xi măng phải đẩy dân đi chỗ khác. Tớ phê phán với tỉnh này rồi chứ. Khi quy hoạch khu công nghiệp thì phải buộc giãn dân đi, nhưng lại giãn ngay bên cạnh nhà máy xi măng, trường học cấp 2 cũng để bên cạnh nhà máy rồi để dân khiếu kiện...".
Hàng ngàn hộ dân đang hứng chịu tình trạng ô nhiễm của Nhà máy xi măng Trung Sơn. (Ảnh: Duy Phong)
Ông Bình còn có phát ngôn gây "sốc" khi khẳng định: “Thanh tra, Công an môi trường tỉnh vào 02 lần rồi, tôi đều đuổi về cả vì không hiểu biết. Đáng lẽ ra các cơ quan môi trường của tỉnh phải quá hiểu biết trong giai đoạn bắt đầu … ".
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại xã Trung Sơn có đến 02 nhà máy xi măng là Trung Sơn và Vĩnh Sơn. Tình trạng ô nhiễm nặng nề đã tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân các xóm Bến Cuối, Mái, Lộc Môn… khiến tài sản, cây cối, hoa màu và rau các loại bị phủ những lớp bụi dày, không phát triển và không sử dụng được.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Dương Thanh Bình, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy xi măng Trung Sơn cũng thừa nhận: “Đấy là quy hoạch sai lầm nhất của cái tỉnh này và các bộ ngành… Khi quy hoạch nhà máy xi măng phải đẩy dân đi chỗ khác. Tớ phê phán với tỉnh này rồi chứ. Khi quy hoạch khu công nghiệp thì phải buộc giãn dân đi, nhưng lại giãn ngay bên cạnh nhà máy xi măng, trường học cấp 2 cũng để bên cạnh nhà máy rồi để dân khiếu kiện...".
Hàng ngàn hộ dân đang hứng chịu tình trạng ô nhiễm của Nhà máy xi măng Trung Sơn. (Ảnh: Duy Phong)
Ông Bình còn có phát ngôn gây "sốc" khi khẳng định: “Thanh tra, Công an môi trường tỉnh vào 02 lần rồi, tôi đều đuổi về cả vì không hiểu biết. Đáng lẽ ra các cơ quan môi trường của tỉnh phải quá hiểu biết trong giai đoạn bắt đầu … ".
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại xã Trung Sơn có đến 02 nhà máy xi măng là Trung Sơn và Vĩnh Sơn. Tình trạng ô nhiễm nặng nề đã tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân các xóm Bến Cuối, Mái, Lộc Môn… khiến tài sản, cây cối, hoa màu và rau các loại bị phủ những lớp bụi dày, không phát triển và không sử dụng được.
“Công an, Thanh tra môi trường đến tôi đều đuổi về cả…”
Đặc biệt, việc học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh trường THCS ở ngay cạnh nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bụi và tiếng ồn. Bụi xi măng đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài cho dân cư trên địa bàn với các loại bệnh về mắt và đường hô hấp, nhất là người già và trẻ em.
Ngay bên cạnh Trung Sơn là người dân xã Thành Lập cũng bị khốn khổ vì các nhà máy xi măng. Thôn Ao Kềnh (Thành Lập) có 10 ha lúa gần nhà máy, trước đây là cánh đồng tốt nhất của thôn, nhưng nay là khu vực lúa xấu, năng xuất thấp do ảnh hưởng nặng nề của khói bụi. Các loại cây ăn quả và các loại rau cũng trong tình trạng tương tự. Một số diện tích nuôi trồng thủy sản vào buổi sáng phải dùng sào đập nước để tạo không khí cho cá vì bụi xi măng phủ kín mặt ao...
Huyện Thạch Thất có “bảo kê” cho cây xăng dầu hoạt động không phép?
"Vẫn chưa có quyết định xử phạt Tập đoàn Dệt may Việt Nam"
“Có thể xử lý hình sự Tập đoàn Dệt may Việt Nam”
Xả thải trái phép, bị bắt nhưng không bị xử lý, vì…“giờ đã hiểu nhau”!
Đặc biệt, việc học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh trường THCS ở ngay cạnh nhà máy bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bụi và tiếng ồn. Bụi xi măng đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài cho dân cư trên địa bàn với các loại bệnh về mắt và đường hô hấp, nhất là người già và trẻ em.
Ngay bên cạnh Trung Sơn là người dân xã Thành Lập cũng bị khốn khổ vì các nhà máy xi măng. Thôn Ao Kềnh (Thành Lập) có 10 ha lúa gần nhà máy, trước đây là cánh đồng tốt nhất của thôn, nhưng nay là khu vực lúa xấu, năng xuất thấp do ảnh hưởng nặng nề của khói bụi. Các loại cây ăn quả và các loại rau cũng trong tình trạng tương tự. Một số diện tích nuôi trồng thủy sản vào buổi sáng phải dùng sào đập nước để tạo không khí cho cá vì bụi xi măng phủ kín mặt ao...
Huyện Thạch Thất có “bảo kê” cho cây xăng dầu hoạt động không phép?
"Vẫn chưa có quyết định xử phạt Tập đoàn Dệt may Việt Nam"
“Có thể xử lý hình sự Tập đoàn Dệt may Việt Nam”
Xả thải trái phép, bị bắt nhưng không bị xử lý, vì…“giờ đã hiểu nhau”!