Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Không còn lý do gì để "nhân nhượng" Trung Quốc!

to-lua-75.jpg-TLQ: -Việt Nam trong chuỗi liên hoàn của Khựa
-Giải mã “con đường tơ lụa” trên Biển Đông
Không còn lý do gì để "nhân nhượng" Trung Quốc!

Xem “lộ trình” của việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia hay tư cách thành viên đầy đủ của Palestine ở UNESCO sẽ hiểu tại sao TQ phải “đầu tư” công sức và tiền bạc để tái lập “Con đường tơ lụa trên biển”, GS. Nguyễn Tấn Anh cảnh báo.

Một số chuyên gia nói rằng khó có khả năng UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua Biển Đông, vì vùng này đang có  tranh chấp về chủ quyền! Cơ sở nào khiến ông cho rằng UNESCO có khả năng xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” này?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Mặc dù Trung Quốc (TQ) sẽ bị phản đối, như tuyên bố chung mới đây của Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển G7 ở Lubeck (Đức) cũng nói sẽ ngăn cản TQ triển khai “Con đường tơ lụa trên biển”, nhưng số đó vẫn chưa đủ đông như tôi đã trả lời trong bài phỏng vấn trước.
Vì thế chúng ta không nên loại trừ khả năng để khẳng định rằng TQ sẽ trình UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” từ  Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng (thuộc tỉnh Quảng Tây); Trạm Giang (Quảng Đông); đến tỉnh Hải Nam (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (HS) mà TQ gọi là Tây Sa và Trường Sa (TS) mà TQ gọi là Nam Sa mà cả TQ và Việt Nam (VN) cùng tuyên bố chủ quyền), thậm chí có thể kéo dài đến một hoặc một số nước ASEAN đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Rõ ràng họ đã có ý đồ và đã có sự đầu tư lớn và nghiêm túc từ lâu.
(Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã)
Nếu không có các biện pháp cần thiết và cấp bách thì tôi xin khẳng định là sẽ khó khăn ngăn việc UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” trong đó bao gồm cả quần đảo HS và TS.  Hoặc ít nhất  HS là di sản thế giới là của riêng TQ hay của một hoặc một số nước ASEAN mà TQ có thể hợp tác hay ảnh hưởng.
Theo thông tin tôi được biết, TQ đang đi những bước cuối cùng để hoàn thành các thủ tục để trình UNESCO xem xét và công nhận theo lộ trình và bài bản đã được lên kế hoạch một cách logic và khoa học nhưng không kém thủ đoạn mà VN và kể cả Hoa Kỳ không lường trước.
Đây chính là âm mưu  nhằm “độc chiếm” Biển Đông và phá vỡ “Chiến lược xoay trục Châu Á – TBD” của Hoa Kỳ. Vì TQ không có cách nào khác “văn minh” và “hòa bình” mà vô cùng “thâm” bằng cách thông qua tổ chức UNESCO, nơi mà Hoa Kỳ khó có khả năng ảnh hưởng được quyết định của tổ chức này.
“Một mũi tên trúng hai đích”
Bằng việc đề nghị UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của TQ là mục đích chính trị nhằm khẳng định chủ quyền. Và với  mục đích kinh tế là làm “đối trọng” với “Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ đó chính là “một mũi tên trúng hai đích” có đúng không, thưa TS?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Chính xác! Vì TQ thừa biết rằng LHQ sẽ không hoàn toàn ủng hộ TQ xác lập chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Tuy nhiên động thái “tố ngược” của TQ vô cùng “hiểm” để giành sự ủng hộ của các nước thành viên Liên hiệp quốc. TQ sẽ tiếp tục “tố ngược” ở các tổ chức quốc tế khác để cuối cùng là “UNESCO”. Đây là mưu kế “một mũi tên trúng hai đích” của TQ.
“Con đường tơ lụa trên biển” mà các phương tiện truyền thông cho là sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm làm đối trọng với “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) là có cơ sở.
Thực ra, sáng kiến này có từ rất lâu, là kế thừa từ thời Chủ tịch Giang Trạch Dân, nó không chỉ là “Con đường văn minh” của nhân loại như TQ luôn tự hào mà nó còn nhằm thực hiện ý đồ chính trị của TQ là tạo mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục, thậm chí là quân sự nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của TQ trong tình hình xung đột nội bộ rất phức tạp từ trước đến nay.
Chính vì thế, vào giữa những năm 1990, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các kênh đối thoại, hợp tác tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Chiến lược này được tiếp tục dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào với quan điểm "cùng hội cùng thuyền" mà ông ta phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ lần thứ 64, năm 2009.
Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh về “Phối hợp hành động” và “Cũng cố lòng tin” ở Châu Á (CICA) vừa qua là theo truyền thống của các biện pháp an ninh "kiểu Trung Quốc".  Theo đó, “Con đường tơ lụa trên biển” mà ông ta đề xuất được hiểu rằng, nó không chỉ là động lực kinh tế mà còn là chiến lược, phù hợp với tư duy truyền thống của các hoàng đế Trung Hoa là "bảo vệ chư hầu, cả về kinh tế và quân sự".
Chính vì thế, khi sự kiện TQ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng là một hành động “khẳng định chủ quyền” của TQ.
Hay việc hồi tháng 6/2014, 9 thành phố ở TQ ra tuyên bố chung ủng hộ Biển Đông đều là một phần của “Con đường tơ lụa trên biển” mà TQ đã và đang cố gắng đề nghị UNESCO xem xét và phê chuẩn là di sản thế giới. Hay ít nhất là chấp nhận đề nghị của TQ về việc tiến hành khảo sát và bảo vệ 136 địa điểm khảo cổ dưới nước ở Biển Đông mà TQ đã xác định từ năm 1990 cũng là một hành động gián tiếp khẳng định chủ quyền của TQ.
Vậy theo TS, phải làm gì để ngăn cản việc UNESCO xem xét và phê chuẩn các yêu cầu của TQ liên quan đến vùng Biển Đông của Việt Nam mà cụ thể là hai quần đảo HS và TS?
GS.TS. Nguyễn Tấn Anh: Theo tôi, ngay bây giờ Chính phủ VN phải có biện pháp cấp bách là gửi Công hàm ngoại giao lên tổ chức UNESCO để kêu gọi tổ chức này không xem xét và phê chuẩn các đề nghị của TQ liên quan đến việc khảo sát hay ghi nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua vùng lãnh hải của VN là di sản thế giới của TQ.
Về pháp lý, VN phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp pháp lý về chủ quyền HS và TS là của VN mà TQ đã chiếm đóng từ năm 1974 (kể  cả một số đảo thuộc quần đảo HS và TS bị chiếm  từ năm 1956 và 1988).
VN không còn lý do gì phải “nhân nhượng” hay “kiềm chế” với TQ khi mà TQ đã cố tình tố ngược VN ở LHQ bằng việc gởi công hàm đến các nước Liên hiệp quốc là VN “vi phạm chủ quyền lãnh hải của TQ ở Biển Đông”.
VN đã có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền lãnh hải ở hai quần đảo HS và TS để “mời” TQ ra Tòa án công lý quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc nhất để tránh việc UNESCO xem xét và công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua Biển Đông mà không thông qua VN.  Đồng thời, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN bằng con đường công lý và luật pháp quốc tế.
Cũng bởi TQ không thể thông qua LHQ hay các tổ chức quốc tế khác để xác lập chủ quyền lãnh hải của mình ở Biển Đông do cơ chế hoạt động của các tổ chức đó khác với UNESCO. Chính vì thế, TQ chỉ có một lựa chọn và bằng một con đường duy nhất gọi là “văn minh” và “hòa bình” là trình hồ sơ “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO, tổ chức mà TQ có thể giành được “đa số” ủng hộ cần thiết để thông qua như tôi đã phân tích trong bài phỏng vấn đầu tiên.
Nếu chậm trễ, có thể TQ sẽ yêu cầu thậm chí gây áp lực để UNESCO xem xét và công nhận các đề nghị đó.
Tôi nhấn mạnh, không loại trừ khả năng TQ có thể khởi kiện VN ra Tòa án công lý quốc tế về chủ quyền HS và TS trước VN để tranh giành lợi thế. Thực tế TQ đã đưa việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông ra LHQ. Vì TQ đã có âm mưu và thủ đoạn  “độc chiếm” Biển Đông từ lâu nên đã có sự chuẩn bị tất cả các mặt về ngoại giao, kinh tế, quân sự và cả pháp lý.
Chúng ta hãy xem lại “lộ trình” của việc tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia hay tư cách thành viên đầy đủ của Palestine ở UNESCO sẽ hiểu tại sao TQ phải “đầu tư” công sức và tiền bạc để tái lập “Con đường tơ lụa trên biển”.
Lịch sử quan hệ VN -TQ cũng từng xảy ra những “bất ngờ”, VN cần phải cảnh giác và có đối sách hợp lý.
Mười tiêu chuẩn xem xét và công nhận di sản thế giới của UNESCO
Tiêu chuẩn văn hóa
(I) - là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.
(II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.
(III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.
(IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.
(V) - Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.
(VI) - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)
Tiêu chuẩn tự nhiên
(VII) - Chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ.
(VIII) - Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên.
(IX) - Là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hoá và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt, biển và ven biển và các quần xã động vật, thực vật.
(X) - Là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.

Xin cảm ơn và chúc sức khỏe GS.TS Nguyễn Tấn Anh.
 >> Giỏi nghi binh, Trung Quốc thình lình chiếm biển
 >> Con đường tơ lụa mới và tham vọng bành trướng của Trung Quốc



-Cần thận trọng với sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của TQ
Gần đây trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình có đề cập tới vấn đề mời VN tham gia sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Theo các chuyên gia thì VN cần cảnh giác với chiêu bài này của TQ như thế nào?

Hợp lý hóa đường lưỡi bò?

Con đường tơ lụa trên biển gần đây được phía Trung Quốc trình bày như một sáng kiến phục vụ thương mại và phát triển, với mục đích chiến lược của nó là cải thiện quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á.
Thông qua việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển trong khu vực, Trung Quốc muốn tăng cường sự trao đổi về chính sách với các nước láng giềng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua, phía Trung Quốc đã mời VN tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển" với mục đích theo họ để biến Biển Đông thành một khu vực hợp tác và hòa bình.
Nói về “Con đường tơ lụa hàng hải” mà Trung Quốc đã đăng kí với UNESCO. Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết:
Với cái việc đăng ký (Con đường tơ lụa) của TQ lần này trên Biển Đông thì nó là một cái gì đó rất mập mờ, một cái gì đó rất không rõ ràng và mục tiêu của nó (TQ) là làm lẫn lộn, để tiến tới một bước cao hơn là để hợp lý hóa cái đường Lưỡi Bò 9 khúc – bây giờ là 10 khúc.
-Thiếu tướng Lê Mã Lương
“Với cái việc đăng ký (Con đường tơ lụa) của TQ lần này trên Biển Đông thì nó là một cái gì đó rất mập mờ, một cái gì đó rất không rõ ràng và mục tiêu của nó (TQ) là làm lẫn lộn, để tiến tới một bước cao hơn là để hợp lý hóa cái đường Lưỡi Bò 9 khúc – bây giờ là 10 khúc. Và nó là âm mưu độc chiến Biển Đông để vươn ra Thái Bình Dương và vươn ra Ấn Độ Dương.”
Đây là một toan tính của Trung Quốc núp dưới chiêu bài phát triển kinh tế nhằm để khống chế các nước khác. TS. Sử học Nguyễn Nhã khẳng định:
“Điều này thì cũng bộc lộ ra khi họ nói về kinh tế thì thực sự nó không phải là kinh tế, bởi vì như hiện nay họ luôn luôn sử dụng 90% là mềm và chỉ 10% là cứng thôi. Nhưng mà theo tôi thì cái mềm của họ nói thì nó cũng là cái cứng, nghĩa là khi nói đến cái Con đường tơ lụa thì họ cũng đã muốn nói đến cái cứng của họ. Cho nên theo tôi thế giới cũng như các học giả như tôi không hề ngạc nhiên và không có ảo tưởng gì về sáng kiến này của TQ.”
Về bề mặt thì các dự án “con đường tơ lụa“ trên bộ và trên biển của TQ chỉ thuần túy kinh tế. Nhưng bên trong lại hàm chứa một sách lược hướng ngoại đầy tham vọng của TQ.
Từ Paris, Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận định:

001_GR308262-305.jpg
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông.
“Từ bao thế hệ nay, tất cả các tranh chấp của con người, Thế chiến thứ I, Thế chiến thứ II, tất cả đều đến từ lý do ‘kinh tế’. Các tranh chấp giữa các đại cường, từ chuyển trục sang Châu Á hay các dự án ‘con đường tơ lụa trên bộ’ hay ‘trên biển’, đều nhằm mục tiêu chinh phục hay bảo vệ thị trường. Vì vậy, mặc dầu dự án ‘con đường tơ lụa trên biển’ thuần túy về kinh tế, nhưng dự án này lại nằm trong sách lược hướng ngoại của TQ nhằm đối kháng với kế hoạch chuyển trục của Hoa Kỳ.”
Theo báo Pháp luật, ông Dương Danh Dy - Nguyên Tổng Lãnh sự VN tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã khẳng định: “Con đường tơ lụa hàng hải” mà Trung Quốc đã đăng kí với UNESCO đây chỉ là một bước đi nhỏ trong âm mưu lớn của Trung Quốc. Tất cả các bước đi này chỉ nhằm mục đích thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Việc này cũng chỉ là để ngụy tạo cơ sở pháp lý về chủ quyền của họ ở Biển Đông, để họ thực thi chủ quyền ở vùng biển này.”
Trả lời câu hỏi sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển có lơi ích gì đối với VN hay không? Ông Trương Nhân Tuấn nhận định:
“Theo tôi thì các dự án này không đem lại lợi lộc cho VN hết, trong khi đe dọa của TQ ở Biển Đông ngày càng trầm trọng thêm. Ta thấy cảng Hải Phòng của VN là trạm đầu tiên của “con đường tơ lụa trên biển”. Nhưng vai trò của cảng Hải Phòng chỉ là trạm trung chuyển cho hàng hóa các tỉnh Hoa Nam như Vân Nam, Quí Châu… Trong khi thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hải phận trên Biển Đông vẫn còn nguyên, nếu không nói là càng trầm trọng thêm. Việc TQ đang ráo riết xây dựng các đảo hiện nay cho thấy tham vọng của nước này về chủ quyền lãnh thổ. Khi mà các đảo này xây dựng xong, TQ có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Việc này là một phần không thể tách rời trong sách lược hướng ngoại của TQ mà dự án “con đường tơ lụa trên biển” là một bộ phận.”

Ẩn chứa nhiều tham vọng?

Theo trang Nghiên cứu Biển Đông, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cho rằng “Con đường tơ lụa trên biển” ẩn chứa nhiều tham vọng, với mục đích tạo ra một trật tự mới trên biển mà các nước, trước hết là các nước láng giềng ven biển đi theo một quỹ đạo do Trung Quốc điều hành và chi phối.
Nếu VN đứng trong ‘trục’ của Mỹ, không cần phải nói đến những lợi lộc về kinh tế đem lại cho VN trong kết ước kinh tế ‘xuyên Thái bình dương’ (TPP), thì với quan niệm về an ninh của Mỹ ở Biển Đông cũng đã giúp VN bảo vệ quyền lợi của mình.
-Ông Trương Nhân Tuấn
Nói về hậu quả của sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển” có thể gây ra trong tương lai, ông Trương Nhân Tuấn ghi nhận:
“Hậu quả của sáng kiến này, dĩ nhiên, như đã nói là nhằm hóa giải kế hoạch chuyển trục sang Châu Á của Hoa Kỳ, mà kết quả của nó là làm VN mất trọn quần đảo Trường Sa và hải phận ở Biển Đông. Nếu VN theo Trung Quốc để đứng trong « trục chiến lược » của Trung Quốc, gồm các nước Nga-TQ-VN-Mã Lai v.v… VN sẽ không có lợi lộc gì. Trong khi, vì nhu cầu xây dựng chiến lược, Trung Quốc phải chiếm các đảo TS cũng như phần lớn Biển Đông. VN đúng chung với Trung Quốc thì cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển của mình.”
Trả lời câu hỏi vậy trong lúc này VN cần phải có một lựa chọn thế nào cho phù hợp?
Ông Trương Nhân Tuấn cho biết:
“Nếu VN đứng trong ‘trục’ của Mỹ, không cần phải nói đến những lợi lộc về kinh tế đem lại cho VN trong kết ước kinh tế ‘xuyên Thái bình dương’ (TPP), thì với quan niệm về an ninh của Mỹ ở Biển Đông cũng đã giúp VN bảo vệ quyền lợi của mình. Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc xây dựng các đảo nhằm thay đổi hiện trạng, sau đó tiến đến việc tuyên bố khu nhận diện phòng không. Tức là về an ninh, VN và Hoa Kỳ có chung quan điểm.”
Sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc chỉ là một ảo tưởng, rồi sẽ đi đến chỗ phá sản. TS. Sử học Nguyễn Nhã khẳng định:
“Cái sự hào phóng của TQ thì có ý đồ rất rõ rồi, hiện nay TQ đang khai thác mặt mạnh của họ là tiền rất nhiều. Họ đang tập trung tạo thanh thế bằng cách dùng tiền để mua chuộc các nước. Nhưng theo tôi về lâu về dài thì cách ấy của họ không vững bền đâu. Thực sự ra sao, nhưng bây giờ mọi người đều thấy rõ rằng họ rất hào nhoáng, họ rất hào phóng và họ có thể cho nơi nọ nơi kia vay đến hàng tỷ đô la. Họ đang làm như thế khiến nhiều người ảo tưởng rằng họ rất là mạnh. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một giai đoạn thôi, đến một lúc nào đó nó sẽ to lên và sẽ nổ như quả bong bóng ấy.”
Các nhà phân tích cho rằng "Con đường tơ lụa trên biển” không chỉ là mối đe dọa về an ninh và chủ quyền lãnh thổ đối với các nước láng giềng, nhất là các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông, mà còn là mối đe dọa đối với tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên biển. Do vậy hơn ai hết, người VN cần cảnh giác trước các thủ đoạn thâm hiểm của TQ.




-Lợi ích gì khi VN tham gia vào dự án “Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc-Trương Nhân Tuấn 10-04-2015
Theo tin tức báo chí, VN vừa tham gia dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có lợi hay không khi tham gia dự án này ?

Dự án « Con đường tơ lụa trên biển » được Tập Cận Bình đề cập một cách sơ lược vào năm 2013. Dự án này chỉ mới bắt đầu thực hiện vài tháng nay, dự trù một ngân sách 40 tỉ đô la. Mục tiêu dự án là xây dựng hạ tầng cơ sở các hải cảng từ Biển Đông, qua Ấn Độ dương, thông qua biển Đỏ, kinh đào Suez, vào Địa Trung hải để tiếp cận các hải cảng của các nước Châu Âu.

Việt Nam tham gia dự án với hải cảng Hải Phòng là điểm nối đầu tiên. Mã Lai vừa thỏa thuận với TQ để tham gia. Theo dự tính, trong khối ASEAN sẽ còn có mặt của Nam Dương.

Dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ không thể tách rời dự án với các dự án đã thực hiện từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, là dự án « Con đường tơ lụa trên bộ » cũng như dự án « Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » vừa mới được thành hình vào tháng 3 vừa rồi.

Dự án « Con đường tơ lụa trên bộ » đã được thành hình từ khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước, mục đích nối liền TQ với các nước Trung Á, Trung Đông để đến Châu Âu. Tức là mở lại con đường mà các doanh nhân Ả Rập ngày xưa đã mở ra để buôn bán tơ lụa giữa các nước Ả Rập với TQ, bao hệ thống đường sắt, gọi là « Bắc Kinh Express », nối liền các thành phố lớn TQ xuyên qua Tân Cương, để đến các thành phố lớn các nước Châu Âu. Ngoài ra còn có các dự án xây dựng hệ thống đường xa lộ. Đồng thời ta không thể quên dự án quan trọng khác là các ống dẫn dầu và khí đốt cũng được đặt trong cùng thời kỳ, từ khu vực biển Caspienne thuộc các nước Trung Á, dẫn năng lượng về đến Thuợng Hải.

Về « Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » thì TQ đề xướng vào tháng 10 năm 2014, với số vốn là 50 tỉ đô la, được sự chấp thuận gia nhập hợp tác của nhiều nước trong G 7 như Anh, Pháp… vào tháng 3 vừa rồi. Ngân hàng này ra đời nhằm để hỗ trợ cho dự án « Con đường tơ lụa trên biển ». Việc xây dựng hạ tầng cơ sở các cảng biển cho đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ rất tốn kém.

Về mục đích, dự án « Con đường tơ lụa trên bộ » của TQ trước hết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng chứ không nhằm xây dựng « trục kinh tế Âu-Á ». Sau đó mở các hệ thống đường xá, xa lộ và đường xe lửa, nối tỉnh lục địa như Vân Nam, Quí Châu, Tân cương, (và Tây Tạng)… ra biển. Các tỉnh này rộng lớn gần bằng ½ lãnh thổ TQ nhưng rất kém phát triển. Hệ thống hạ tầng cơ sở này gồm hai mặt : đường xe lửa và đường xa lộ xuyên qua Miến Điện để ra Ấn Độ Dương ; mặt khác là mở lại đường xe lửa nối Côn Minh (thuộc tỉnh Vân Nam) với hải cảng Hải Phòng.

Về hệ thống đường sắt và đường xa lộ nối các tỉnh Hoa Nam thông qua hải cảng Hải Phòng để ra biển xúc tiến từ năm 2009, gọi là dự án « hai hành lang, một vành đai ». Hành lang thứ nhứt là Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải phòng. Hành lang thứ hai là Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội và Hải Phòng. Vành đai là vịnh Bắc Việt.

Tuyến đường Côn Minh – Hải phòng vốn đã được nhà nước bảo hộ Pháp mở ra từ đầu thế kỷ 20 mà một trong những công trình của nó vẫn còn được dân Hà Nội sử dụng đến nay là cầu Long Biên.

Đến nay thì ta thấy dự án « hai hành lang, một vành đai » đã được sáp nhập vào dự án « Con đường tơ lụa trên biển ».

Như vậy, bề mặt thì mục tiêu các dự án « con đường tơ lụa » trên bộ và trên biển của TQ chỉ thuần túy kinh tế. Nhưng bên trong lại hàm chứa một sách lược hướng ngoại đầy tham vọng của TQ mà điều này đang làm cho nhiều quốc gia lo ngại.

Ta sẽ thấy các dự án con đường tơ lụa của TQ là một bộ phận trong sách lược hóa giải kế hoạch chuyển trục sang Châu Á của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên nó cũng nhằm chống lại thỏa ước kinh tế « xuyên Thái bình dương » mà Hoa Kỳ khởi xướng vài năm nay.

Trục chiến lược của Mỹ, tạm gọi là « trục ngang », tức « trục hoành », liên kết giữa Hoa Kỳ với các đồng minh cũ, mà lần này HK cố gắng lôi kéo VN vào phe mình. Lo ngại của Hoa Kỳ là TQ càng phát triển thì sẽ dành mất ảnh hưởng truyền thống của họ ở vùng Đông Á.

Tham vọng của TQ là xây dựng một « trục dọc, tức trục tung » chiến lược, bao gồm Nga, TQ và có thể các nước Đông Nam Á như VN, Mã Lai và Nam Dương… đồng thời các nước Trung Đông, Châu Phi.

TQ đang ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đá ngầm đã chiếm của VN vào năm 1988 như đá Chữ Thập, đá Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa v.v… Việc này dĩ nhiên nhằm thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông. Mục tiêu của việc này nhằm ngăn cản lực lượng không quân, hải quân Hoa Kỳ tiếp cận.

Trong khu vực, vừa khi dự án « con đường tơ lụa trên biển » của TQ ra đời, thì đã có những động thái của các nước khác nhằm đối phó với các kế hoạch của TQ.

Ta thấy Ấn Độ rục rịch với dự án « Gió mùa », mục đích là nhằm liên kết và giao thuơng kinh tế với các nước Đông nam Á. Tức cũng là « con đường tơ lụa trên biển », nhưng đi ngược lại, từ Ấn độ dương đến Biển Đông. Ta cũng thấy Nhật rục rịch cùng lúc với hai trục Nhật – Ấn Độ và Nhật – Úc. Trong khi Hoa Kỳ thì đang gây áp lực để Nam Hàn cho phép đặt hệ thống phòng vệ hỏa tiễn.

Các quốc gia bị ảnh hưởng an ninh quốc phòng hoặc đe dọa chủ quyền lãnh thổ, trước hết có thể là VN, sau đó Phi và Singapour.

Ta thấy cảng Hải Phòng của VN là trạm đầu tiên của « con đường tơ lụa trên biển ». Nhưng vai trò của cảng Hải Phòng chỉ là trạm trung chuyển cho hàng hóa các tỉnh Hoa Nam như Vân Nam, Quí Châu… mà thôi. Nhận thức này lấy từ kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ Pháp sau năm 1911.

Thời đó, công ty quản trị tuyến đường Hải Phòng – Côn Minh của Pháp bị lỗ nặng, trong khi thuế quan lại không thu nhiều. Lý do là vì hầu hết hàng hóa chỉ « quá cảnh » qua Hải Phòng, sau đó chuyển đến Hồng Kông, hoặc ngược lại, hàng hóa từ Hồng Kông chuyển qua Hải Phòng để đi Vân Nam. Hàng hóa từ VN không hề « xuất qua » Vân Nam theo tuyến đường xe lửa này.

Các sử gia cho rằng công trình xây dựng đường xe lửa Hải Phòng – Côn Minh là một thất bại lớn lao về kinh tế cho người Pháp.

Thì bây giờ cũng vậy, hàng hóa TQ vốn đã tràn ngập VN, thì nay cũng vô phương cạnh tranh với các tỉnh trong nội địa của TQ. Cảng Hải Phòng cũng sẽ chỉ là trạm trung chuyển mà thôi. Tức là nó chỉ giúp cho các tỉnh Vân Nam, Quí Châu… nối với thế giới bên ngoài. Tức là giúp cho nền kinh tế tại các nơi này phát triển mà thôi.

Trong khi vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hải phận trên Biển Đông vẫn còn nguyên, nếu không nói là càng trầm trọng thêm. Việc TQ đang ráo riết xây dựng các đảo hiện nay cho thấy tham vọng của nước này về chủ quyền lãnh thổ. Khi mà các đảo này xây dựng xong, TQ có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Việc này là một phần không thể tách rời trong sách lược hướng ngoại của TQ mà dự án « con đường tơ lụa trên biển » là một bộ phận.

Singapour lo lắng vì Mã Lai (và có thể Nam Dương) đã đồng ý gia nhập dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ. Các hải cảng của Mã Lai cũng như khu vực chung quanh Kuala Lumpour nếu được xây dựng thì dĩ nhiên sẽ cạnh tranh với Singapour. Cảng Djakarta của Nam Dương cũng vậy. Nơi đây án ngữ eo biển Sonda, là nơi các tàu chở dầu cực lớn đi vào biển Đông (vì không đi qua được eo biển Malacca). Tầm quan trọng chiến lược của eo biển Malacca vì vậy sẽ giảm thiểu.

Mặt khác, theo một thỏa ước mà Singapour đã ký với Anh từ khi mới độc lập, thì hải quân Anh có quyền có mặt thường trực ở hải cảng Changi. Nhưng Anh lại nhượng quyền để hải quân Hoa Kỳ sử dụng hải cảng này. Đồng thời, từ sau Thế chiến II, Anh cũng cho hải quân Hoa Kỳ mướn đảo Diego Garcia trong Ấn Độ dương để xây dựng căn cứ. Bây giờ Anh lại là một thành viên của Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở do TQ đề xướng. Hoa Kỳ lo ngại là điều dĩ nhiên.

Vì vậy, mặc dầu dự án « con đường tơ lụa trên biển » thuần túy về kinh tế, nhưng dự án này lại nằm trong sách lược hướng ngoại của TQ nhằm đối kháng với kế hoạch chuyển trục của Hoa Kỳ.

Từ bao thế hệ nay, tất cả các tranh chấp của con người, Thế chiến thứ I, Thế chiến thứ II, tất cả đều đến từ lý do « kinh tế ». Các tranh chấp giữa các đại cường, từ chuyển trục sang Châu Á hay các dự án « con đường tơ lụa trên bộ » hay « trên biển », đều nhằm mục tiêu chinh phục hay bảo vệ thị trường.

Dĩ nhiên hệ quả của tham vọng đại cường, hay sự đụng độ vì tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường, sẽ đe dọa an ninh và chủ quyền lãnh thổ cho các nước nhỏ chung quanh.

Vấn đề là VN cần có thái độ như thế nào trước tham vọng của TQ ?.

Nếu VN theo TQ để đứng trong « trục chiến lược » của TQ, (như đã thấy qua chuyến đi TQ của Nguyễn Phú Trọng), gồm các nước Nga-TQ-VN-Mã Lai v.v… VN sẽ không có lợi lộc gì.

Miếng bánh « con đường tơ lụa trên biển » trị giá 40 tỉ đô. Miếng bánh « ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » còn lớn hơn, đến 50 tỉ. Nhưng VN sẽ không được một mảnh vụn của hai cái bánh này. Cảng Hải Phòng, nếu có xây dựng, đường xe lửa Vân Nam, Hải Phòng nếu được thiết lập lại, thì VN sẽ không thu được một kết quả kinh tế nào. Kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ Pháp ngày xưa cho phép ta kết luận như vậy. Trong khi, vì nhu cầu xây dựng chiến lược, TQ phải chiếm các đảo TS cũng như phần lớn Biển Đông. VN đứng chung với TQ cũng không ngăn được TQ chiếm đảo, chiếm biển của mình.

Trong khi nếu VN đứng trong « trục » của Mỹ, không cần phải nói đến những lợi lộc về kinh tế đem lại cho VN trong kết ước kinh tế « xuyên Thái bình dương » (TPP), thì với quan niệm về an ninh của Mỹ ở Biển Đông cũng đã giúp VN bảo vệ quyền lợi của mình. Hoa Kỳ, qua các tuyên bố mới đây, không muốn TQ xây dựng các đảo nhằm thay đổi hiện trạng. Tức là về an ninh, VN và Hoa Kỳ có chung quan điểm.

Vì vậy, quyết định đi với TQ đồng nghĩa với việc đưa đất nước và dân tộc VN vào vòng lệ thuộc, mà tương lai cháu con không có hy vọng gỡ ra được.
--Lợi ích gì khi VN tham gia vào dự án “Con đường Tơ lụa trên biển” của Trung Quốc
*************

-Son Tran
Cộng sản Việt nam rặc phường bán nước !
Từ Hồ Chí Minh + Phạm Văm Đồng với CH 14-9-1958 đến Nguyễn Văn Linh+ Đỗ Mười với Mật ước HNTĐ 4-9-1990 đến Nguyễn Phú Trọng + Phùng Quang Thanh với việc dâng Cảng Hải phòng cho Trung cộng 8-4-2015 , bọn cán bộ chóp bu của csVN toàn rặc một phường bán nước. Mỗi lần gửi Công hàm, mỗi lần sang Tàu cộng triều cống là thêm một lần mất đất, mất chủ quyền !

Tại các khu chế xuất do "doanh nhân" Trung cộng bỏ vốn hiện nay, người Việt địa phương không được lai vãng. Liệu sau năm 2017 khi cảng Hải phòng bị Trung cộng khai thác làm nơi xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu của Tàu cộng để từ đó đưa trực tiếp ra/vào nội địa Hoa Lục , liệu người Việt còn có thể lai vãng vào khu vực cảng Hải phòng của Trung cộng hay không?
BẢN ĐỒ & SƠ ĐỒ DỰ ÁN?
# 1/ 2--Bản đồ khu vực đầu mối xuất nhập Container tại Cảng Hải phòng , Bắc Việt nam;
Jack Tran's photo.
3 hours ago · Like · 1
Jack Tran Cộng sản Việt nam rặc phường bán nước ! ( 2)
Nếu Mật ước Hội nghị Thành đô ngày 3 & 4/9/1990 giữa Giang Trạch Dân + Lý Bằng( phía cs Hoa Lục ) với Nguyễn Văn Linh+ Đỗ Mười có cả Phạm Văn Đồng( phía cs Việt nam ) KHÔNG chứa nội dung "VN trở thành tỉnh hay khu tự trị như bản dich của NINH CƠ thì tại sao csVN lại triển khai "QUY HOẠCH VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ( xin xem Bản đồ ) lại có HAI mũi tên ( tiêu biểu cho 2 xa lộ tương lai ) chỉ thẳng nội địa Hoa Lục?
Nay thì việc Nguyễn Phú Trọng dâng cảng Hải phòng cho Tàu cộng ngày 8-4-2015 chứng tỏ rằng: TỪ LÂU csVN đã có âm mưu sáp nhập VN vào Hoa Lục qua bản đồ dưới đây :
BẢN ĐỒ & SƠ ĐỒ DỰ ÁN?
# 2/2--Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 với "SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ VỚI [GIỮA] VÙNG BẮC BỘ VÀ NAM TRUNG HOA"?
Jack Tran's photo.
Nguyễn Phú Trọng dâng Cảng Hải phòng cho Trung cộng trong chiến lược "Con Đường Tơ Lụa Trên Biển" do Tập Cận Bình khởi xướng !
[TRÍCH]
“Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng,”[ …..& xây dựng đường cao tốc từ Hải phòng vào nội địa Hoa Lục và các dịch vụ hạ tầng khác nhằm phục vụ chiến lược này của TQ.”]
[HẾT TRÍCH]
NGUỒN:
Hải Phòng 'vào dự án Con đường Tơ lụa'
BBC News , Vietnamese | 9 giờ trước
http://www.bbc.co.uk/…/04/150408_xi_trong_haiphong_silk_road
Báo Nhật nói nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đồng ý đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng.
Bài của Tetsuya Abe và Atsushi Tomiyama trên trang Nikkei Asian Review hôm 8/04/2015 cho rằng hai lãnh đạo Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng “đồng ý hợp tác về sáng kiến Con đường Tơ lụa, một nỗ lực của Trung Quốc thu hút Việt Nam và để tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong vùng”.
Theo báo Nhật Bản, hai ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đã “đồng ý lập các nhóm công tác về hạ tầng cơ sở và hợp tác tài chính” cho dự án Con đường Tơ lụa.
Hai bên có ý định “xây cơ sở cảng, đường cao tốc và các dịch vụ hạ tầng khác” với sự trợ giúp của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Tập “hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển”, theo Nikkei Asian Review.
Tờ báo này cũng viết:
“Việt Nam là phần trọng yếu trong kế hoạch Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc, một mạng lưới thương mại từ Phúc Kiến sang Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu.”
Vẫn các nhà báo Nhật cho rằng “cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam có thể được xây dựng thành cảng đón tàu chuyên chở container lớn ở miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 2017” như một phần của dự án này.
Từ Hải Phòng, hàng hóa có thể đưa lên bộ và chuyển vào nội địa Trung Quốc ngắn hơn từ cảng Hong Kong và Thượng Hải.
Cạnh tranh sáng kiến
Con đường Tư lụa trên biển hay 'Maritime Silk Road (MSR)' là sáng kiến do ông Tập Cận Bình tung ra hồi tháng 9/2014 nhằm đưa hàng hóa và ảnh hưởng của Trung Quốc vươn xuống Đông Nam Á, sang Nam Á và Đông Phi, thậm chí châu Âu.
Đây là hai mặt của cùng một dự án chiến lược gọi là 'Vành đai và Con đường' (Belt and Road), cả trên bộ và trên biển của Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Trên bộ, Trung Quốc muốn lập một vành đai phía Tây kết nối với các nước Trung Á, kéo sang tận Tây Á như Iran.
Đây là vành đai thu hút năng lượng về cho Trung Quốc và cũng mang ý nghĩa an ninh trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa Hồi giáo phía Tây Trung Quốc.
Trên biển, việc xây dựng tuyến đường Tơ lụa vốn chỉ có trên bộ thời cổ, thành Con đường Trên biển gợi lại các chuyến viễn du của Trịnh Hòa từ thời Minh.
Nhưng ngày nay, Trung Quốc muốn có một mạng lưới cảng liên kết các nước trong các vùng biển Đông Nam Á và Ấn Độ Dương để đưa hàng Trung Quốc ra thế giới.
Đáp lại, hiện Ấn Độ cũng đang nêu ra dự án Gió Mùa (Project Mausam) và cổ vũ cho 'Thế giới Ấn Độ Dương', từ châu Phi đến Đông Nam Á và lên cả Đông Á.
Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ muốn dùng dự án cạnh tranh với Trung Quốc để đưa nước ông trở lại vị trí chủ đạo trên các tuyến đường thương mại qua Ấn Độ Dương thời cổ, trải từ các nước Ả Rập sang tận Indonesia.
==========================
China, Vietnam to cooperate on new trade corridor
TETSUYA ABE and ATSUSHI TOMIYAMA, Nikkei staff writers | April 8, 2015 3:39 am JST
Tetsuya Abe và Atsushi Tomiyama trên trang Nikkei Asian Review
http://asia.nikkei.com/…/China-Vietnam-to-cooperate-on-new-…
BEIJING/HANOI -- Chinese President Xi Jinping and Vietnamese Communist Party chief Nguyen Phu Trong have agreed to work together on the Maritime Silk Road trade initiative as China attempts to woo Vietnam and strengthen its own economic influence in the region.
Xi and Trong focused on economic cooperation for the planned trade corridor at a meeting Tuesday in Beijing. They agreed to jointly set up expert task forces for infrastructure and financial cooperation.
Vietnamese Communist Party chief Nguyen Phu Trong visited China. © REUTERS
China and Vietnam also intend to build port facilities, highways and other infrastructure with the help of the Asian Infrastructure Investment Bank.
Xi welcomed Vietnamese participation in the Maritime Silk Road initiative and expressed hopes to establish a comprehensive, long-term strategic relationship with the Southeast Asian country.
Trong replied that Vietnam would greatly value a sustained, stable relationship with China.
This marked Trong's first Chinese visit since October 2011. It was also the first bilateral meeting of top officials since territorial tensions in the South China Sea heightened last May. But Beijing has recently relaxed its approach to Hanoi.
Vietnam is a key part of Chinese plans for the Maritime Silk Road -- a series of trade routes that would originate from China's Fujian Province, passing through Southeast and South Asia toward Europe.
A port facility accommodating large containerships could open as early as the end of 2017 in the northern Vietnamese city of Haiphong. Cargo bound for inland areas in China could be unloaded there instead of Shanghai or Hong Kong, greatly speeding up its journey.
Vietnam also controls a number of key military strongpoints and supply stations, such as Cam Ranh Bay. The U.S. has reportedly requested access to the bay, a topic that will likely come up again on Trong's visit to the country this summer. China must foster a stable relationship with Vietnam to maintain its regional clout.
Vietnam is China's second-largest trade partner, trailing only Thailand, among Association of Southeast Asian Nations members. Many Chinese companies are making inroads in Vietnam, and Chinese investment there had swelled to $8 billion at the end of last year.
And China is a key trade partner for Vietnam, which also has much to gain from the Maritime Silk Road. Vietnam likely feared missing out on the opportunity, especially as Western countries began joining the AIIB -- the project's backbone.
Xi and Trong both stressed their commitment to peace and stability in the South China Sea. But they avoided delving into territorial issues, focusing instead on improving economic ties first.


-Vingroup của Phạm Nhật Vượng "đánh bật" đối thủ trong cuộc chiến giành cảng biển
(ĐSPL) - Đề xuất mua 2 cảng biển lớn nhất VN của Tập đoàn Vingroup vừa được Bộ GTVT đã chuyển lên Chính phủ, đề xuất Thủ tướng ra quyết định cuối cùng về việc này theo hướng chấp thuận bán cho Vingroup và giảm tỉ lệ nhà nước, các nhà đầu tư khác tại hai cảng xuống mức còn 20%.

Đầu tuần trước, Tập đoàn Vingroup- Công ty CP (Gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) vừa có đề xuất gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ nguyện vọng được làm nhà đầu tư chiến lược của hai đơn vị thành viên thuộc Vinalines là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng).

Về phương án đầu tư, đối với Cảng Hải Phòng, Tập đoàn Vingroup xin đề xuất mua 80% cổ phần với giá mua không thấp hơn giá đấu thành công trung bình. Đối với Cảng Sài Gòn, Vingroup cũng đề xuất mua 80% cổ phần trước cổ phần hóa với mức giá không thấp hơn giá IPO và được tham gia vào quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa.

Đây là lần thứ hai Vingroup nhắc lại đề xuất này với Bộ Giao thông - Vận tải, thể hiện quyết tâm muốn được mua lại hai cảng lớn này một cách nhanh nhất.

Thể theo nguyện vọng của Tập đoàn này, mới đây nhất, theo nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn thì Bộ GTVT đã chuyển đề xuất này lên Chính phủ, đề xuất Thủ tướng ra quyết định cuối cùng về việc này theo hướng chấp thuận bán cho Vingroup và giảm tỉ lệ nhà nước, các nhà đầu tư khác tại hai cảng xuống mức còn 20%.



Vingroup đã “đánh bật” đối thủ là công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI), thành viên Quỹ Dự trữ quốc gia Vương quốc Oman (SGRF) ra khỏi cuộc chiến giành cảng biển.



Trước đó, theo đề án tái cơ cấu công ty mẹ Vinalines của hai doanh nghiệp này (chỉnh sửa hồi tháng 10-2014) thì Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng thuộc nhóm cảng biển số 1, nhà nước sẽ giữ từ 65% đến 75% vốn điều lệ sau cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, với đề nghị được mua “trọn gói” 80% cổ phần với giá mua không thấp hơn giá đấu bình quân trung bình đối với cảng Hải Phòng và 80% cổ phần trước cổ phần hóa với mức giá không thấp hơn giá IPO tại cảng Sài Gòn của Vingroup đã nhận được sự đồng tình từ Bộ GT-VT.

Điều này đồng nghĩa với việc Vingroup đã “đánh bật” đối thủ là công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI), thành viên Quỹ Dự trữ quốc gia Vương quốc Oman (SGRF) ra khỏi cuộc chiến giànhcảng biển. Mặc cho SGRF là người đến trước và đã được Thủ tướng chấp thuận bán một phần vốn cho nhà đầu tư này với giá hợp lý.

Nếu đề xuất mới này được thông qua thì đề án tái cơ cấu Vinalines sẽ được điều chỉnh mạnh với việc nhà nước không còn nắm giữ tỷ lệ vốn chi phối tại hai doanh nghiệp nói trên nữa.

Trước đó, Vingroup cũng đã nắm trong tay Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và một công ty con của Vingroup cũng đã nộp đơn xin trở thành thành đầu tư Dự án Xây dựng cảng hành khách Phú Quốc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Tập đoàn Vingroup “khủng” cỡ nào?

Hiện nay, Tập đoàn Vingroup đã trở thành thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam.

Theo Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam năm 2015, với khối tài sản 1,7 tỷ USD, tăng so với mức 1,6 tỷ USD của năm ngoái. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp ông Vượng có tên trong danh sách này.

Với khối tài sản này trong tay, ông Phạm Nhật Vượng hiện là người giàu thứ 1.118 trên thế giới, so với vị trí 1.092 của năm ngoái. Đây là lần thứ 3 liên tiếp ông Phạm Nhật Vượng lọt vào danh sách tỷ phú thế giới.



Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính khoảng 3,4 tỷ USD.



Tập đoàn Vingroup tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Từ năm 2000, Technocom – Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.

Vingroup tập trung đầu tư vào các lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom.

Vincom hiện được coi là thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp TTTM – Văn phòng – Căn hộ đẳng cấp tại vị trí đắc địa và những khu đô thị phức hợp lớn, hiện đại, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh – sinh thái hạng sang tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf… đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế.

Tháng 2 – 2012 cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.

Hiện nay,Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp);Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)…

Ngày 7/10 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã niêm yết bổ sung hơn 1,3 triệu cổ phiếu vốn được phát hành cho cổ đông do thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi quốc tế thành cổ phần. Vingroup vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III của tập đoàn. Trong đó, Chủ tịch Vingroup hiện vẫn nắm khoảng 30,16% cổ phần của tập đoàn, với giá trị thị trường xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.

2014 vẫn là năm của ông Phạm Nhật Vượng khi Vingroup tăng trưởng không ngừng và liên tục tung ra tin “khủng”. Chỉ riêng trong quý 3 năm nay, Vingroup đã thực hiện hàng loạt thương vụ M&A lớn, gây được sự chú ý lớn trên thị trường.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, Vingroup đã chính thức công bố việc mua lại thành công 70% cổ phần của Ocean Retail, đổi tên thành công ty cổ phần Siêu thị VinMart. Hiện Vingroup đang sở hữu luôn thương hiệu Ocean Mart, tuy nhiên giá trị của thương vụ này vẫn được giấu kín.

Năm nay, sau đợt phát hành thêm cổ phần chuyển đổi trái phiếu quốc tế, vốn điều lệ của Vingroup vượt 14.200 tỷ đồng. Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng luôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính khoảng 3,4 tỷ USD.

Vì sao đại gia ngoại quyết giành quyền mua cảng Hải Phòng với Phạm Nhật Vượng?Đời Sống & Pháp Luật
(ĐSPL) - Việc đại gia Ả Rập tiếp tục bày tỏ nguyện vọng muốn mua tối đa số cổ phần của cảng Hải Phòng xuất phát từ lo sợ sẽ bị "lép vế" so với hình thức mua trọn lô cổ phiếu lớn mà Vingoup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt ra. Ngày 19/3, Quỹ dự trữ Quốc ...
Lộ diện một nhà đầu tư ngoại xin “mua đứt” Cảng Hải PhòngBáo kinh doanh và pháp luật
Đại gia Ả rập quyết mua Cảng Hải PhòngMột Thế Giới (lời châm biếm, lời chế nhạo) (lời tuyên bố phát cho các báo)

Tổng số lượt xem trang