Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

'Ai đang là đại diện thực sự của công nhân VN?'

--TLQ: -Sài Gòn : 90 ngàn công nhân đình công ở hãng giày Pou Yuen, một số bị bắt
-CẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG VỀ CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG


-Từ vụ công nhân PouYuen: tiếng nào của dân? (NĐT 10-4-15)
Gần 90 ngàn công nhân công ty PouYuen đã phản ứng dữ dội khi nghe phổ biến nội dung, lộ trình thực hiện điều 60 của Bộ luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi về việc họ sẽ không còn được nhận tiền BHXH một lần khi nghỉ việc nữa mà phải chờ đến khi đủ tuổi hưu, trừ trường hợp đặc biệt. Vì sao một điều luật, một đạo luật có ảnh hưởng trực tiếp đến đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như vậy chỉ được công nhân biết để mà thể hiện thái độ khi gạo đã nấu thành cơm?

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) hiện hành quy định việc lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động là một phần của quy trình lập pháp, lập quy. Nếu việc này được thực hiện tốt, biết đâu các cơ quan quản lý nhà nước đã không phải cập rập lắng nghe công nhân trong mấy ngày qua, cập rập với kiến nghị sửa luật khi nó còn chưa có hiệu lực.

Rất đông công nhân tập trung ở khu sinh hoạt để đối thoại với Thứ trưởng Bộ Lao động vào sáng 31.3.2015. Ảnh: Quốc Thắng/Vnexpress


Ngày 20.3.2015, luật sư Nguyễn Hưng Quang bắt đầu công việc… dẫn chương trình của mình bằng câu chuyện thời sự liên quan: vì sao Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội nói “Hầu hết nhân dân ủng hộ việc thay thế 6.700 cây xanh” mà các phong trào phản đối việc này diễn ra rầm rộ trên cộng đồng mạng rồi xuống cả đường phố? “Hầu hết” nhân dân là ai, bằng cách nào mà chính quyền biết họ “ủng hộ”? Trong khi đó, một bằng chứng sống, Phó Trưởng ban tuyên giáo của Thành uỷ sau khi cho rằng “chặt cây thì không cần hỏi dân”, lại nói “chúng tôi không lường hết được tình cảm của người dân Hà Nội đối với cây xanh”. Nếu chịu hỏi thì chắc đã... lường được phần nào!

Tình huống tương tự khác, cũng được nhắc đến, là những tranh cãi giữa chính quyền Đồng Nai và người dân về quy trình thực hiện dự án lấp sông Đồng Nai để làm khu đô thị (vừa phải tạm dừng), vẫn với câu hỏi chính quyền có hỏi, hỏi ai, hỏi như thế nào, họ trả lời ra sao...

Luật sư Quang được mời dẫn dắt một phiên thảo luận giữa giới chuyên môn trong một hội thảo mang tính chuyên môn “Giới thiệu các phát hiện chính về hoạt động tham vấn trong quy trình lập pháp tại Việt Nam” do Dự án Phát triển lập pháp quốc gia tài trợ tổ chức thực hiện dưới sự tài trợ của chính phủ Canada.

Tại hội thảo này, một số phát hiện của giới nghiên cứu trong các báo cáo đã được đưa ra thảo luận, như việc lấy ý kiến trong Luật BHVBQPPL hiện nay chưa được coi là một định chế riêng biệt, kèm theo một quy trình cụ thể nên tạo ra sự tùy tiện/tùy nghi trong việc thực hiện yêu cầu này. Luật cũng không làm rõ sự khác biệt giữa lấy ý kiến của cơ quan nhà nước liên quan với việc lấy ý kiến người dân, điều mà nhiều đại biểu cho rằng dễ bị “đánh lận con đen”. Vì vậy mà trên thực tế, việc lấy ý kiến chỉ nhằm hợp thức hóa hồ sơ dự án luật, các ý kiến không được sử dụng làm căn cứ thuyết minh chính sách. Và thật ra, việc làm hình thức này cũng chỉ được thực hiện chủ yếu trong quy trình lập pháp, hầu như không được thực hiện trong quy trình lập quy và văn bản do địa phương ban hành.


Tiếng dân, nói như luật sư Trần Hữu Huỳnh, lấy ý kiến “không thể là trò chơi dân chủ mà không ai chịu trách nhiệm”. Nếu không, hệ quả- việc bất tuân luật lệ, phản kháng hay sự bất khả thi của nó, là một... thất bại tốn kém, không chỉ ở khía cạnh chi phí đã bỏ ra mà còn ở vấn đề lòng tin vào sự nhân danh của luật lệ...


Nhưng cũng có một thực tế khác, là trên nhiều cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, các dự thảo luật, nghị định, thông tư được đưa lên để lấy ý kiến nhận được rất ít sự tham gia. “Quả” này từ cái “nhân” bệnh... hình thức nêu trên. Ngoài ra, còn là vì cách làm. Đưa ra toàn văn dự thảo với quá nhiều chữ nghĩa, không nêu cụ thể vấn đề cần lấy ý kiến, thì không có thời gian đọc, hiểu; còn đưa ít, giấu các tài liệu liên quan thì không biết phải góp ý thế nào, đến chuyên gia pháp luật còn gặp khó, như thừa nhận của nhiều chuyên gia, chứ nói gì đến người dân bình thường.

Các báo cáo tại hội thảo đều kiến nghị dự thảo Luật BHVBQPPL sửa đổi cần quy định rõ nghĩa vụ bắt buộc của cơ quan làm luật là phải xem xét, giải trình, tiếp thu ý kiến của đối tượng chịu ảnh hưởng/có lợi ích liên quan. Đã hẳn là phải như vậy với... tiếng dân, nói như luật sư Trần Hữu Huỳnh, lấy ý kiến “không thể là trò chơi dân chủ mà không ai chịu trách nhiệm”. Nếu không, hệ quả- việc bất tuân luật lệ, phản kháng hay sự bất khả thi của nó, là một... thất bại tốn kém, không chỉ ở khía cạnh chi phí đã bỏ ra mà còn ở vấn đề lòng tin vào sự nhân danh của luật lệ.

Giờ đây, trả lời báo chí, ông Đặng Ngọc Tùng- Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, người từng yêu cầu Quốc hội chưa thông qua Luật BHXH vì tiên đoán được phản ứng của công nhân, thừa nhận “chúng tôi cũng có lỗi” vì “sau khi ban soạn thảo không tiếp thu hết các góp ý, đại biểu (Quốc hội) của công đoàn đã không bảo lưu ý kiến, không thảo luận thêm trước Quốc hội”. Sự nhận ra và có thể phải rút kinh nghiệm này sẽ không có ích gì cho tương lai của công cuộc làm luật nếu luật không ràng buộc nghĩa vụ lắng nghe của ban soạn thảo, nhất là khi, với việc làm luật như nay, đúng là “ý kiến của Tổng liên đoàn Lao động chỉ là một trong số nhiều ý kiến…” như ông Tùng nói.

Lâu nay, một trong những cái khó mà các nhà làm luật nại ra đối với việc lấy ý kiến để biết “nhu cầu, nhận thức của xã hội” là... kinh phí, nhân sự, thời gian. Nhận xét cuối cùng của báo cáo do TS Hoàng Ngọc Giao trình bày tại hội thảo, rằng “chưa có cơ chế xã hội hóa một số hoạt động lấy ý kiến (điều tra, khảo sát, nghiên cứu) nhằm thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội, đại học, viện nghiên cứu, báo chí…” có thể là giải pháp. Với intenet và khả năng tập hợp lực lượng của các tổ chức dân sự, việc này là có thể thực hiện nếu có… cơ chế. Khi đó, tâm lý và thực tế “thiểu số” của ông Tùng sẽ được khắc phục vì ban soạn thảo (và cả đại biểu Quốc hội) sẽ phải nghe cái ý kiến quan trọng nhất đã được luật định, là ý của tập thể người lao động mà Tổng liên đoàn Lao động đã đại diện thu thập.

Nhiều người cho rằng tốt nhất là phải làm sao để tiếng dân ấy được cất lên, một cách chủ động, ở giai đoạn sớm nhất của quy trình lập pháp, lập quy, tránh tình cảnh phút cuối ‘tức nước”- thể hiện thái độ bằng cách ngừng việc tập thể, biểu tình như công nhân PouYuen vừa rồi.

Muốn vậy, như báo cáo nêu, trước khi và bên cạnh quy trình hóa việc lấy ý kiến hay trách nhiệm hóa việc lấy ý kiến, giải trình, tiếp thu ý kiến, theo các chuyên gia, cần thừa nhận dân- tức người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội..., là chủ thể có quyền Hiến định tham gia vào hoạt động lập pháp, lập quy. Khi đó, lấy ý kiến không chỉ là trách nhiệm của cơ quan làm luật, mà góp ý kiến là... quyền của dân.

Tại hội thảo này, bà Nguyễn Ngọc Lý- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, đã kể bà và tổ chức dân sự này đã thành lập liên minh để vận động cho sự ra đời của luật kiểm soát ô nhiễm nước. Từ thực tế trên, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, cho rằng luật chỉ quy định một số chủ thể được đưa ra “sáng kiến lập pháp” nhưng điều đó không loại trừ “sáng quyền lập pháp” của người dân- theo cách mà bà Lý đang làm. Đến đây thì niềm lạc quan này đụng với bức tường xây dựng kế hoạch làm luật từ trên xuống, trong nhiều trường hợp kế hoạch này được cụ thể hóa từ nghị quyết các cấp của Đảng, trong khi cơ chế truyền dẫn từ dưới lên chưa được thông suốt, ngay như việc tiếp xúc giữa dân- cử tri với đại diện của mình- đại biểu Quốc hội- người được kiến nghị về luật. Việc chưa có luật về vận động hành lang đối với các dự án luật, luật về quyền tiếp cận thông tin cũng là những nút thắt. Nhưng bà Lý vẫn đang tiếp tục nỗ lực của mình, với lộ trình tự vạch từ 5-7 năm.

Mỹ Lệ-

-'Ai đang là đại diện thực sự của công nhân VN?'
Những ngày vừa qua, quy mô và cuộc đấu tranh của công nhân công ty Pou Yuen, khu công nghiệp Tân Tạo, ở TP. Hồ Chí Minh đã gây chú ý trong cả nước và gợi cho tôi nghĩ đến lời bài Quốc tế ca mà chính những người cộng sản Việt Nam nhiều thế hệ trước đây khi đấu tranh, lúc xuống đường đã cất lời hát.

Đây là lần đầu tiên một số lượng lớn công nhân, người lao động, với trên dưới 90.000 người, theo chính số liệu của truyền thông nhà nước, đã tự tập hợp lại để tranh đấu nhằm thay đổi chính sách đối với người lao động, với giai cấp công nhân, của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, những người luôn nhận mình là 'bộ phận tiên tiến và đại diện của giai cấp công, nông'.


Điều đặc biệt ở diễn biến đình công Tân Tạo lần này là mục tiêu của công nhân đã không phải là về vấn đề đấu tranh với chủ lao động đòi cải thiện tiền lương, tiền thưởng, giờ làm v.v... nữa, mà họ đã dám đấu tranh trong ôn hòa gây áp lực nhằm làm thay đổi chủ trương, chính sách của nhà nước và đảng cộng sản cầm quyền.
'Mạo danh?'

Cuộc tranh đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, tầng lớp thợ thuyền hiện đại như ở Tân Tạo tuần này đặt lại một vấn đề về chính tư cách, về tính chính danh của chính cái gọi là đảng đại diện cho 'giai cấp công nhân' ở Việt Nam và chính quyền do đảng này lãnh đạo và lập ra.

Chúng ta đều biết, trong Hiến pháp cũng như trong cương lĩnh đảng cộng sản ghi rõ đảng cộng sản Việt Nam đại diện cho giai cấp công nhân Việt Nam.


Tại sao người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệmĐại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Tấn Tuân

Thế nhưng, mỉa mai thay, đảng cộng sản lại dường như không đếm xỉa đến nguyện vọng, tâm tư, nhu cầu và cả những bức xúc của anh chị em công nhân, thợ thuyền, và phải đợi đến lúc đình công bùng phát đông đảo, trên diện rộng, thì Chính quyền mới 'giật mình' và chính phủ đã phải hứa hẹn và đề nghị Quốc hội sửa luật Bảo hiểm xã hội.

Đáng nói hơn, khi nhìn sâu vào vấn đề, thì tiền của anh chị em lao động, của công nhân đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội lại bị quản lý không minh bạch, thậm chí đem đi cho vay và để thất thoát, như chính truyền thông và giới quan sát ở trong nước cho hay.

Ngày 24/4/2014, trước thực tế 1.052 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội coi như mất trắng, và Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Tuân đã đặt vấn đề về sự công bằng:

Ông nói: “Tại sao người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”

Qua đó, ta thấy rõ luật pháp do đảng cộng sản ban hành là thứ luật pháp bất công, tùy tiện.

Đến đây, lại cần phải nhắc lại rằng từ năm 2009 đến 2014, có tới khoảng 3.120 cuộc đình công, và không có cuộc đình công nào diễn ra 'đúng luật'.Tác giả đặt vấn đề liệu khi được chào bán 'lao động Việt Nam' có giá rẻ hơn ở nơi khác, công nhân VN đang bị 'bóc lột' nặng nề hơn?

Tổ chức công đoàn của đảng cộng sản lập ra đã không hề 'đại diện', lãnh đạo, tổ chức được bất cứ một cuộc đình công nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân.

Thậm chí, báo Lao Động còn đăng ý kiến cần giao chỉ tiêu tổ chức đình công đúng luật, tặng bằng khen cho công đoàn cơ sở nào tổ chức đình công đúng luật.
'Bóc lột'

Như thế, ở đây dấu hỏi đặt ra là đảng và công đoàn do chính quyền của đảng lập ra có phải của công nhân Việt Nam hay không? Họ đại diện cho ai? Ai cho họ đại diện như vậy?

Thực vậy, luật pháp làm ra không thể đi vào thực tế, không hề là cơ sở pháp lý để công nhân có thể tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Luật pháp đó không hề chuẩn mực vì những người soạn ra nó không hề đại diện cho giai cấp công nhân và cả toàn dân.

Ngoài ra, trong việc thu hút vốn đầu tư, lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn nêu luận điệu 'lợi thế giá công nhân rẻ hơn' so với các nước khác.

Như vậy, nghĩa là nếu chiếu theo chủ nghĩa Mác, giai cấp công nhân Việt Nam đang bị bóc lột “giá trị thặng dư” tàn bạo hơn các nước khác, có phải như vậy không? Xin lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam lên tiếng trả lời giúp.


Trong việc thu hút vốn đầu tư, lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn nêu luận điệu 'lợi thế giá công nhân rẻ hơn' so với các nước khác. Như vậy, nếu chiếu theo chủ nghĩa Mác, giai cấp công nhân VN đang bị bóc lột “giá trị thặng dư” tàn bạo hơn các nước khác?Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung

Chính Tạp chí Cộng sản, một cơ quan lý luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng công nhận những 'khó khăn ngặt nghèo' của công nhân Việt Nam hiện nay: nào là chất lượng sống và thu nhập quá thấp, nào là doanh nghiệp vi phạm luật lao động không bị xử lý nghiêm, nào là vai trò công đoàn mờ nhạt, v.v...

Và mới đây, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất Asean, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia, thấp hơn cả Lào. Rõ ràng rằng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa không thể đào tạo ra được đội ngũ công nhân lành nghề có năng suất cao, đủ sức cạnh tranh với quốc tế.

Trong khi cuối năm nay, người lao động lành nghề ở các nước Asean có thể tự do sang Việt Nam để làm việc. Sức ép đối với người lao động, công nhân ở Việt Nam rất lớn khi phải cạnh tranh với lao động lành nghề từ các quốc gia khác đến.

Đời sống khó khăn là thế, công đoàn chỉ là hình thức như thế, mà người công nhân Việt Nam lại không có quyền thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình. Trong đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề gai góc nhất, chúng ta đã biết, vẫn là quyền được tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân Việt Nam.

Tại sao quyền lập công đoàn của người công nhân nói riêng, quyền lập hội cũng như các quyền tự do dân chủ khác của người dân nói chung trong quốc gia tự nhận là xã hội chủ nghĩa, do các đảng cộng sản, mà ở đây là đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền, lại bị tước đoạt như vậy? Ai cho phép Đảng Cộng sản và chính quyền cộng sản làm điều này?
'Đổi ngôi'Tác giả đặt dấu hỏi liệu đảng cộng sản và tập thể lãnh đạo hiện nay ai đang là đại diện thực sự cho giai cấp công nhân VN?

Để trả lời câu hỏi này, câu hỏi về việc 'bị tước đoạt ấy', nhìn lại chính các văn kiện lý luận của cộng sản, cách đây hơn một thế kỷ, trong cuốn “Thể chế nhà nước và Tình trạng vô chính phủ” xuất bản năm 1874 của Mikhail Bakunin (1814-1876), một đối thủ của Mác từ thời Quốc tế I, ông Bakunin đã cho rằng:

"Kiểu bầu cử độc đảng của những người Mác-xít là “những lời nói dối, chúng che đậy sự chuyên chế của một thiểu số người quản lý, và những lời nói dối này còn nguy hiểm hơn nữa, ở chỗ phần thiểu số này là sự biểu hiện của cái gọi là ý chí nhân dân."

"Kết quả là: một số ít người có đặc quyền cai trị đại đa số nhân dân. Nhưng theo những người Mác-xít nói, phần thiểu số đó sẽ gồm những người công nhân."

Thật vậy, theo ý của Bakunin, nhà triết học phương Tây bị những nhà marxist đả phá là 'cựu hữu, vô chính phủ', thiểu số ấy có lẽ là 'gồm những người công nhân trước kia', nhưng một khi những người công nhân đó lên nắm quyền, trở thành "người đại diện" tự xưng hoặc người cai trị nhân dân (tầng lớp cai trị), thì họ sẽ 'không còn là người công nhân' nữa (bị trị), họ đã đổi ngôi (cai trị) không như những gì họ tự nhận nữa.


Không có chế độ độc tài nào nhắm được vào mục đích nào khác hơn, ngoài mục đích tự làm cho mình bất tử, và nó chỉ có thể là cha đẻ của nô dịch, nhờ vào việc người dân phải chịu đựng nó (chế độ)…Mikhail Bakunin

Khi ấy, vẫn theo triết gia này, họ sẽ từ 'trên tầm cao' của chính quyền cai trị 'nhìn xuống toàn bộ thế giới' của những người 'công nhân bình thường', một giai cấp và tầng lớp bị trị trong xã hội. Kể từ đó, họ 'không còn đại diện' cho nhân dân, mà chỉ đại diện, bảo vệ chính yếu, trước hết cho chính bản thân 'quyền lợi' của họ, của nhóm cai trị, đảng cầm quyền của họ.

Quan tâm của họ lúc này hóa ra là ra những chính sách trước hết đảm bảo quyền lợi, vị thế của mình, và sau đó là nhắm vào cai trị có lợi nhất quần chúng, nhân dân, trong đó có tầng lớp công nhân, người làm công ăn lương, trong nhân dân, vẫn theo Bakunin.

"Kẻ nào nghi ngờ điều đó, kẻ đó hoàn toàn chẳng biết gì về bản tính của con người,” nhà lý luận đối lập và triết gia người Nga nói.

Và ông khẳng định:

“Họ [các nhà Mác-xít] luôn xác nhận rằng chỉ là một chế độ độc tài – dĩ nhiên là chế độ độc tài của họ - có thể tạo ra ý chí nguyện vọng cho người dân, nhưng câu trả lời của chúng tôi về điều này là: không có chế độ độc tài nào nhắm được vào mục đích nào khác hơn, ngoài mục đích tự làm cho mình bất tử, và nó chỉ có thể là cha đẻ của nô dịch, nhờ vào việc người dân phải chịu đựng nó (chế độ)…”
'Vùng lên'

Con số gần 90.000 công nhân đình công ở khu công nghiệp Tân Tạo tuần này, khi đem so sánh với số lượng thành viên của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã làm tôi kinh ngạc. Nó khiến tôi nhớ lại những gì tôi được học trong chủ nghĩa Mác về giai cấp công nhân trên ghế nhà trường ở Việt Nam trước đây.

Theo đó, đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: "kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật".Cảnh sát và an ninh được cho là sẵn sàng 'vào cuộc' trong cuộc đình công mà cuối cùng đã diễn ra 'trong trật tự' ở Tân Tạo tuần này.

Tinh thần đấu tranh của họ có thể "ảnh hưởng và làm gương" cho các tầng lớp khác. Do đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều "giữ vai trò lãnh đạo". Sức mạnh đó của công nhân ngày hôm nay, như trong các vụ đình công nhiều năm trở lại, đặc biệt vụ ở Tân Tạo, đã buộc lãnh đạo đảng cộng sản phải tỏ dấu hiệu nhượng bộ ngay lập tức.

Qua sự kiện vừa qua, ta thấy rõ trên thực tế đảng cộng sản Việt Nam không hề đại diện cho giai cấp công nhân và toàn dân tộc, khi mà quyền lợi, lợi ích chính đáng của công nhân và quyền làm chủ của người dân bị tước đoạt.

Để tránh tình trạng thay đổi trong 'bạo lực' mà giới quan sát đã cảnh báo, Việt Nam cần phải có một nền tảng quốc gia vững chắc, đó chính là tính chính danh của người cầm quyền, điều mà chỉ có tể đạt được thông qua bầu cử công khai, dân chủ, trung thực và pháp luật phải chuẩn mực, không thiên vị, không vi Hiến ngay từ đầu, phải có phân lập tam quyền, mà trong đó, tư pháp phải được độc lập.


Vùng lên hỡi các nô lệ của thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…” Phải chăng câu hát ấy vẫn còn nguyên ý nghĩa, hay là vẫn chưa đi hết con đường của nó trong xã hội Việt Nam của ngày hôm nayThạc sỹ Nguyễn Tiến Trung

Chỉ có một nền pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ một bản Hiến pháp Dân chủ cho dân lập ra, phúc quyết, mới đảm bảo quyền làm chủ, và đảm bảo quyền con người của người dân được tôn trọng, trong đó có các quyền tự do lập hội, quyền thành lập công đoàn độc lập của công nhân v.v...

Cho nên, để tranh đấu cho quyền lợi của nhân dân và giai cấp công nhân hay co quyền lợi của quốc gia một cách triệt để, thì thiết nghĩ anh em lao động cũng cần lưu ý tranh đấu sao cho lãnh đạo đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ bản hiến pháp áp đặt hiện hành và mau chóng thay thế bằng một hiến pháp của toàn dân, do dân soạn thảo và phúc quyết...

Nói cách khác, chỉ có hiến pháp của toàn dân mới thực sự bảo vệ được cho quyền lợi của toàn dân, trong đó có giai cấp công nhân, giai cấp lao động mà danh nghĩa của họ đang bị người khác, mà ở đây là Đảng cộng sản cầm quyền và chính quyền do đảng này lãnh đạo 'tước đoạt', 'mạo xưng'.

Viết tới đây, trong tai tôi, tự dưng lại vang lại giai điệu và lời của bài Quốc tế ca, bài hát chính thức chung cho các đảng giai cấp công nhân các nước trên thế giới mà chính những người Marxists một thời từng hát vang trên các đường phố và chặng đường đấu tranh của họ:

“Vùng lên hỡi các nô lệ của thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…” Phải chăng câu hát ấy vẫn còn nguyên ý nghĩa, hay là vẫn chưa đi hết con đường của nó trong xã hội Việt Nam của ngày hôm nay, cũng như trong ít nhất suốt bốn chục năm vừa qua, khi đất nước được cho là đã 'thống nhất', 'độc lập' mà dường như chưa có 'tự do', 'dân chủ' như nhiều người kỳ vọng.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ hóa, cựu tù nhân chính trị, hiện đang sinh sống ở Sài Gòn.

Son Tran 

Xuống đường lớn nhất! Đông nhất! Phản đối chế độ sau 40 năm!
Biến Động Tháng Tư! “Khi người dân tràn ngập xuống đường, tín hiệu rõ ràng nhất là chế độ ấy đã đến giờ sụp đổ!” Hơn 90 ngàn người biểu tình tại Sài Gòn qua ngày thứ 7, giờ thì làn sóng công nhân đình công bắt đầu lan khắp các tỉnh phía Nam! (Tin tổng hợp)


Côn an đàn áp công nhân:
https://m.youtube.com/watch?v=myEc73_ghcI

*Phải làm sao cho công nhân hiểu rằng tất cả những thứ mà chế độ Cộng sản rêu rao, dạy dỗ cho bao nhiêu thế hệ rằng Tư bản bóc lột công nhân, địa chủ bóc lột nông dân tận xương tủy...vv toàn là thứ bịp bợm xảo trá, chính CSVN mới là thủ phạm.
*Dưới chế độ Cộng sản hiện nay chẳng có gì bóc lột khủng khiếp công nhân nông dân bằng một chính quyền, một đám đảng Cộng thối nát tham nhũng thậm tệ cả.
*Tiền thu ngân sách do đám đảng Cộng thu được chúng xà xẻo bằng đủ trò gọi là đầu tư cho đến phát lương cao ngất cho đám sĩ quan Côn an quân đội (cấp tá lương hưu khoảng 15tr/tháng, cấp tướng trên 20tr/tháng) chỉ tồn tại để đàn áp và đục khoét của công. Ngoài ra còn đi vay thêm nước ngoài về bòn rút, bán đất bán rừng bán biển cho Tàu, cướp đoạt đất đai dân đen bằng cách đền bù chia lô phân nền để bán. Chưa hết mỗi năm chúng móc túi người dân một cách trắng trợn nhưng vô hình dưới dạng một danh từ rất danh chính ngôn thuận là "Lạm phát" mà thực chất là độc quyền in tiền ra xài. Đến những gái mãi dâm chúng cũng đặt ra ngoài vòng luật pháp chỉ để thuận tiện cho đám Côn an xã hội bắt bớ đe dọa tống tiền gái mãi dâm.Tội ác của Cộng sản chất cao như núi, phải bắt chúng sớm đền tội cho dân VN bớt lầm than
*Cái vấn đề ở đây là đã có số đông trên 90 ngàn người dám đứng lên đình công chống lại chính sách bóc lột của ĐCSVN và chưa từng xãy ra dưới chế độ độc tài công an trị. Một ngày nào đó sự tranh đấu tương tự như Công Đoàn Đoàn Kết độc lập Ba Lan sẽ trổi dậy mà đem cái đám cướp, côn đồ ở Ba đình cho chúng chạy sang Tàu lánh nạn.
*"Lời hứa của Thủ Tướng CS" + "lời hứa của Đảng Trưởng ĐCS" + "lời hứa của Chủ Tịch Nước CS" & "lời hứa của Cuốc Hội CS" = toàn những điều xảo trá, bịp bợm. Từ thời Hồ đến nay vẫn thế. Dân vẫn đổ lệ sầu!Muốn thoát kiếp ngựa trâu... Không có cách nào khác là dẹp bỏ ĐCSVN!
*Nữ 55t & năm 60t , lãnh tiền BHXH ko mua nổi một ổ bánh mì nữa, chúng ta đừng tin vào tụi nó, ko còn một hột thóc mà ăn, công nhân cứ biểu tình đòi hỏi quyền lợi cho chính mình. Đảng nói: "mọi người đều bình đẳng". Vậy, tại sao không áp dụng "điều 60 bộ luật bảo hiểm xã hội"cho lãnh đạo, cho quân đội và các lực lượng vũ trang ? Chúng tôi yêu cầu được giải thích !!
*GIÓ XOAY CHIỀU HỎA THIÊU ĐẶC CỎ
Tĩnh dậy đi hởi thất phu trí thức
Bốn mươi năm vẫn ngu ngủ nướng sao
Hãy đứng lên đòi lại tấm kỳ đào
Không mãi mượn lá phướn màu đẫm máu
Tứ thập niên thôi dối lừa con cháu
Khoác chiến bào tổ quốc đã từng trao
Phủ quan tài cho những bậc anh hào
Ba giòng kẽ khởi đầu nam trung bắc
Dậy mà đi cùng xung phong đánh giặc
Mặc Ba Đình nội gián lỡ tràn lan
Hà Nội thành thái thú lũ ngoại gian
Đang cưỡi cổ đè đầu trên trăm họ
Tỉnh dậy đi tâm người không can thỏ
Gió xoay chiều đặc cỏ sẽ cháy tiêu...

LÀN SÓNG CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG NGÀY 2/4/2015 ĐANG LAN TỎA KHẮP TỈNH THÀNH

Tổng số lượt xem trang