Bà Huỳnh Thị Huyền Như
TLQ: -‘Phù thủy’ ngân hàng
-Chiêu lừa của “trùm” Như: Bộ Công an thông báo về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
-“Bảo bối” của ông Trần Xuân Giá là gì?
- Vụ lừa đảo trên TTCK: Đại gia minh oan
--- Vì sao chỉ có ACB và “bầu” Kiên bị sờ gáy? (PT).(PetroTimes) - Một loạt các ngân hàng đã vì hám lợi mà làm trái quy định về tiền tệ, mắc bẫy siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như. Nhưng vì sao mới chỉ có Ngân hàng ACB và Nguyễn Đức Kiên bị xử lý?
Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố Huỳnh Thị Huyền Như đã hé mở rất nhiều tình tiết đáng quan tâm. Đó là không chỉ có "bầu" Kiên và Ngân hàng ACB mà còn có một loạt các ngân hàng khác vì hám lợi mà bất chấp các quy định về tiền tệ, khiến cho cổ đông thất thu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỉ đồng. Điều này đã góp phần tạo ra cơn bão tài chính, tiền tệ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta trong một thời gian dài.
Thật bất ngờ, con số 718,9 tỉ "dắt" Nguyễn Đức Kiên và bộ sậu gồm Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang... vào vòng lao lý chưa là gì so với con số thiệt hại của nhiều ngân hàng khác.
"Bầu" Kiên và nhiều ngân hàng đã mắc bẫy Huỳnh Thị Huyền Như.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) thông qua 14 nhân viên để gửi tổng số tiền 1.543 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh với lãi suất từ 16,5 – 22,5%/năm theo thỏa thuận với Huỳnh Thị Huyền Như và bị Như lừa đảo chiếm đoạt 200 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông qua 19 nhân viên để gửi tổng số tiền 718,9 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 17,8 – 18,5%/năm theo thoả thuận với Như và bị Như lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ...
Ngoài ra, còn một số ngân hàng khác cũng nằm trong bản danh sách này. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ mới có Ngân hàng ACB mà cụ thể là "bầu" Kiên và một số người cầm đầu "nhập kho".
Ngoài ra, theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thì bên cạnh yếu tố lãi suất, trong quá trình thực hiện các giao dịch với Như, các ngân hàng cũng bộc lộ không ít sơ hở. Trong quá trình thực hiện giao dịch với Như, nhiều ngân hàng đã thiếu kiểm tra các hợp đồng dòng tiền gửi. Khi tiền về tài khoản thì Như được tự trích nên đã bị Như và đồng phạm lợi dụng lập hợp đồng giả, gửi tiền vào Vietinbank (chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP Hồ Chí Minh).
Trong quá trình thực hiện việc gửi tiền, ban lãnh đạo ngân hàng ACB đã không quản lý tốt cán bộ để một số cán bộ lợi dụng chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền của ACB tại Vietinbank và hưởng tiền chênh lệch lãi suất.
Trong quá trình thực hiện việc gửi tiền, ban lãnh đạo ngân hàng Navibank đã không quản lý tốt cán bộ để những cán bộ này lợi dụng tư lợi cá nhân, hưởng tiền chênh lệch lãi suất với số tiền trên 20 tỉ đồng.
Cơ quan công tố cũng khẳng định: Hành vi của các đối tượng ở nhiều ngân hàng đã nêu là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc xử lý thì mới thấy nói đến việc xử lý các cán bộ ở Ngân hàng ACB, mặc dù thủ đoạn, hành vi vi phạm của các đối tượng này là tương đối giống nhau.
Công luận chờ đợi sự vào cuộc mạnh mẽ và công tâm của các cơ quan thực thi pháp luật. PetroTimes sẽ tiếp tục mổ xẻ, phân tích hành vi "luồn lách" của một số ngân hàng để chứng minh quan điểm: Về thực chất, sai phạm của các ngân hàng này không khác nhiều so với sai phạm của Ngân hàng ACB và Nguyễn Đức Kiên!
TienphongBank đã thông qua 2 công ty để gửi tiền vào một ngân hàng ở chi nhánh TP Hồ Chí Minh với lãi suất theo hợp đồng 14%/năm và thêm lãi suất ngoài hợp đồng từ 5 - 5,5%/năm theo thoả thuận với Huỳnh Thị Huyền Như và bị Như chiếm đoạt 550,35 tỉ đồng.
Ngày 18/10 vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ra cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP HCM và nhiều đơn vị, cá nhân khác trên địa bàn Hà Nội và TP HCM.
Chủ mưu trong vụ án này là Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM. Huỳnh Thị Huyền Như bị truy tố về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Liên quan đến vụ án này, cùng với "siêu lừa" Huyền Như, 22 bị can khác bị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Chủ mưu trong vụ án này là Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM. Huỳnh Thị Huyền Như bị truy tố về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Liên quan đến vụ án này, cùng với "siêu lừa" Huyền Như, 22 bị can khác bị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền là 3.982.392.967.861 đồng. (Ảnh: Dân Việt) |
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, để chiếm đoạt tiền của các cơ quan, đơn vị, cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của các đơn vị, công ty. Sau đó, Như đã sử dụng những để làm giả các giấy tờ, chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao để huy động tiền của các tổ chức cá nhân rồi chiếm đoạt của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền là 3.982.392.967.861 đồng.
Trong quá trìn điều tra, cơ quan chức năng cũng phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của một số ngân hàng. Trong đó có Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienphongBank).
Theo cáo trạng của VKSNDTC, Ngân hàng TienphongBank đã thông qua Công ty CP Chứng khoán Phương Đông và Công ty CP Đầu tư An Lộc để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh với lãi suất theo hợp đồng 14%/năm và thêm lãi suất ngoài hợp đồng từ 5 - 5,5%/năm theo thoả thuận với Huỳnh Thị Huyền Như và bị Như chiếm đoạt 550,35 tỉ đồng.
Cụ thể, vào khoảng tháng 8/2011, Lê Thị Thanh Phương, Giám đốc khối nguồn vốn Ngân hàng TienphongBank chủ động gọi điện thoại cho Huỳnh Thị Huyền Như đặt vấn đề có nguồn tiền muốn thông qua 2 công ty là Công ty Phuơng Đông và Công ty An Lộc để gửi vào Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, lãi suất theo hợp đồng là 14%/năm, chênh ngoài hợp đồng 5-5,5%/năm.
Để các công ty trên tin tưởng chuyển tiền, Như đã đề xuất lãnh đạo Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh ký hợp đồng chính thức với 2 công ty này. Để được lãnh đạo đồng ý ký hợp đồng, Như chỉ báo cáo lãi suất theo hợp đồng là 14%/năm, chênh ngoài hợp đồng 0,5%/năm thấp hơn lãi suất Như đã thỏa thuận với Phương.
Từ ngày 11/8/2011 đến ngày 12/9/2011, Công ty Phương Đông, Công ty An Lộc khi chưa ký hợp đồng thì đã chuyển vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vetinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 1.860 tỷ đồng. Trong đó Công ty Phương Đông 1.190 tỷ đồng, Công ty An Lộc 670 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 4 hợp đồng trị giá 170 tỷ đồng Công ty An Lộc chưa ký.
Việc Tienphongbank thông qua 2 công ty gửi tiền với lãi suất cao và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 550,35 tỷ đồng là vi phạm pháp luật. (Ảnh: DĐDN) |
Sau khi Công ty Phương Đông, Công ty An Lộc chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh theo chỉ định của Như, Như đã làm 3 lệnh chi, ký giả chữ ký của ông Nguyễn Hữu Chương, Chủ tịch hội đồng quản trị, đóng dấu gả của Công ty An Lộc để chuyển 170,35 tỷ đồng từ tài khoản thanh toán (do chuyển đến từ 4 hợp đồng mà Công ty An Lộc chưa ký. Công ty An Lộc cho Công ty Thịnh Phát 50 tỷ đồng Công ty Phúc Vinh 120 tỷ đồng) để Như trả nợ.
Như cũng tự trích chuyển 380 tỷ đồng từ tài khoản thanh toán của Công ty Phương Đông cho Công ty Đức Minh Quang 100 tỷ đồng, Công ty Thịnh Phát 150 tỷ đồng, Công ty Phúc Vinh 130 tỷ đồng để Như trả nợ.
Sau đó, để hợp thức hóa việc chuyển tiền cả Công ty Phương Đông tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Như đã đề nghị Vũ Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty Phương Đông ký 7 lệnh chi khống. Tuy biết Như đã chuyển tiền của Công ty Phương Đông, nhưng Hạnh không báo cho Vietinbank biết, thậm chí còn hợp thức hóa lệnh chi cho Như. Đến nay, đã quyết toán 1.310 tỷ đồng, còn lại 550,35 tỷ đồng đã bị Như chiếm đoạt.
Theo lời khai của Huỳnh Thị Huyền Như, bị can này đã chi cho Lê Thị Thanh Phương 40 tỷ đồng tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng xác định, Như đã chuyển qua tài khoản của con trai Phương và chồng Phương số tiền 5.978.345.000 đồng. Số tiền này đã được con trai và chồng Phương giao nộp cho cơ quan điều tra.
Về Ngân hàng Tienphongbank, Cơ quan điều tra xác định, những hành vi nói trên của ngân hàng này là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng của TANNDTC không đề cập đến vấn đề xử lý hình sự đối với ngân hàng này, mà chỉ ghi rằng "đang được xem xét để có biện pháp xử lý phù hợp."
Trong khi đó, Cơ quan CSĐT đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với những hành vi vi phạm tương tự như Tienphongbank. Cụ thể, Ngân hàng ACB đã thông qua 19 nhân viên để gửi tổng số tiền 718,9 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 17,8 - 18,5%/năm theo thoả thuận với Huỳnh Thị Huyền Như và bị Như lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ.
- Vì sao Huỳnh Thị Huyền Như có thể rút hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Công thương quá dễ dàng? (BVPL). (đã rút) -
Dư luận trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc nhiều tổ chức, cá nhân ham lãi cao, bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền, nhưng chưa có phân tích về các thủ đoạn của Huyền Như đã sử dụng trái phép tiền gửi của khách hàng, giả hồ sơ vay vốn, giả hồ sơ thế chấp chiếm đoạt 514,54 tỷ đồng tiền vay tại Ngân hàng Công thương. Làm sao một cá nhân có thể vượt qua nhiều quy đinh, rào cản kỹ thuật và quản trị rủi ro của một ngân hàng lớn để rút hàng ngàn tỷ tiền mặt?
-
Vì sao Huỳnh Thị Huyền Như có thể rút hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Công thương quá dễ dàng?
Đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, giả chứng từ để chuyển tiền rút tiền
Theo quy định về ngân hàng, để mở tài khoản, khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng hồ sơ đăng ký mở tài khoản, trong đó có đăng ký chữ ký mẫu của chủ tài khoản, mẫu dấu (đối với tổ chức).
Để sử dụng tài khoản, khách hàng sẽ lập các chứng từ rút tiền, chuyển tiền (lệnh chi, ủy nhiệm chi) … và ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ này, đặc biệt là mẫu dấu, chữ ký trước khi thực hiện.
Là Giám đốc Phòng Giao dịch của Ngân hàng Công thương, hiểu biết rõ về nghiệp vụ ngân hàng, sau khi Ngân hàng Công thương nhận hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, Huyền Như đã lập hồ sơ mở tài khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để đánh tráo hồ sơ mở tài khoản do khách hàng lập. Sau khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, Huyền Như lập lệnh chi giả, lệnh chuyển tiền giả để chiếm đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương.
Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát, Công ty Hưng yên đã cung cấp hồ sơ mở tài khoản cho Ngân hàng Công thương. Huyền Như làm 3 dấu giả của 3 Công ty, dùng chữ ký giả, đánh tráo hồ sơ mở tài khoản của 3 Công ty. Từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011, sau khi tiền của Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát, Công ty Hưng Yên được chuyển vào tài khoản của từng Công ty tại Ngân hàng Công thương, Huyền Như đã làm giả 127 lệnh chi, chiếm đoạt 1.598 tỷ từ tài khoản tiền gửi của các Công ty này.
Dương Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Bé Năm cung cấp hồ sơ mở tài khoản cho Võ Anh Tuấn (Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương Nhà Bè), Tuấn giao hồ sơ cho Trần Thị Tố Quyên để đưa cho Huyền Như. Huyền Như ký giả chữ ký của Nguyệt, Bé Năm, lập hồ sơ mở tài khoản giả, đánh tráo hồ sơ mở tài khoản của 2 cá nhân. Quyên mang các hồ sơ này đến Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM để mở tài khoản cho Nguyệt và Bé Năm. Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản của Nguyệt và bé Năm, Huyền Như đã lập các lệnh chi, ký chữ ký giả để chuyển 50 tỷ đồng từ tài khoản của Nguyệt và Bé Năm sang tài khoản của Trần Thị Tố Quyên, sau đó chiếm đoạt.
Không cần đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, vẫn giả chứng từ để chuyển tiền, rút tiền
Khách hàng đã mở tài khoản, đã đăng ký chữ ký mẫu, mẫu dấu. Huyền Như lợi dụng sơ hở của Ngân hàng Công thương trong việc kiểm soát chứng từ để dùng chữ ký giả, dấu giả lập các lệnh chi, chứng từ chuyển tiền, rút tiền chiếm đoạt tiền gửi tại Ngân hàng Công thương. Bằng thủ đoạn này, Huyền Như đã lập các lệnh chi giả chiếm đoạt 210 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya (SBBS), chiếm đoạt 550,35 tỷ từ tài khoản của Công ty Phương Đông và Công ty An Lộc.
Đối với tiền gửi của các nhân viên Ngân hàng ACB và Ngân hàng Nam Việt, sau khi ký hợp đồng gửi tiền với Ngân hàng Công thương chi nhánh TP. HCM (đại diện là ông Trương Minh Hoàng, bà Nguyễn Thị Minh Hương đều là phó Giám đốc), nhân viên Ngân hàng ACB và Ngân hàng Nam Việt chuyển tiền vào tài khoản của từng người tại Ngân hàng Công thương.
Ngoài hành vi tự ý chuyển tiền gửi thành thẻ tiết kiệm rồi giả chữ ký lừa Ngân hàng Công thương để vay tiền, Huyền Như còn tự ý lập 16 thẻ tiết kiệm với số tiền 81,068 tỷ đứng tên khách hàng gửi tiền, làm giả 16 Lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ thẻ tiết kiệm này để rút tiền, chiếm đoạt. Ngoài ra, Huyền Như tự ý làm giả Lệnh chi, ký giả chữ ký của chủ tài khoản để chuyển tiền, chiếm đoạt hơn 250 tỷ từ tài khoản của các nhân viên này.
Riêng trường hợp Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu, Cáo trạng và Kết luận điều tra không xác định rõ thủ đoạn của Huyền Như, chỉ nêu sau khi tiền được chuyền vào tài khoản của Công ty này tại Ngân hàng Công thương, Huyền Như tự ý chuyển đi trên hệ thống máy tính, chiếm đoạt gần 125 tỷ đồng từ tài khoản của công ty này.
Qua sự việc trên, có thể thấy việc quản lý của Ngân hàng Công thương có những lỏng lẻo, sơ hở để Huyền Như có thể lợi dụng để giả mạo chứng từ, rút tiền gửi dễ dàng, hầu như không gặp bất cứ trở ngại nào. Đây là nguyên nhân chính giúp Huyền Như thực hiện được hành vi chiếm đoạt. Tuy nhiên, cho đến nay, trách nhiện vẫn được xác định trách nhiệm thuộc về Huyền Như và những cá nhân, tổ chức gửi tiền.
Với các sự việc trên, Cáo trạng và Kết luận điều tra xác định và đề nghị truy tố các cá nhân tại Phòng Giao dịch Võ Văn Tần thuộc Ngân hàng Công thương gồm Lương Thị Việt Yên (Trưởng Phòng), Hồ Hải Sỹ (Phó Phòng), Lê Thị Ngọc Lợi (Giao dịch viên) về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng để Huyền Như làm giả hồ sơ mở tài khoản, dùng lệnh chi giả chiếm đoạt 50 tỷ đồng tử tài khoản của Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm.
Tuy nhiên, vẫn còn những người chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các hồ sơ giả còn lại, lệnh chi giả còn lại để cho Huyền Như dễ dàng rút tiền, chiếm đoạt chưa được làm rõ. Chưa rõ làm cách nào Huyền Như tự ý chuyển tiền trên hệ thống máy tính của Ngân hàng Công thương để chiếm đoạt tiền từ tài khoản của Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu.
Cho dù việc gửi tiền của một số ngân hàng, công ty tại Ngân hàng công thương là sai, cho dù người gửi tiền ham lãi suất cao, thì đó cũng không phải là nguyên nhân giúp Huyền Như chiếm đoạt được tiền. Với những thủ đoạn như trên, với cách thức quản lý như trên, Huyền Như có thể rút, chiếm đoạt tiền từ bất cứ tài khoản nào. Nếu không làm rõ và tìm cách ngăn chặn những những vấn đề này sẽ còn sẽ phát sinh nhiều các “ Huỳnh Thị Huyền Như” khác.
(Theo Bảo vệ pháp luật)
(PL&XH) - Thời gian qua, một số ngân hàng, tổ chức, cá nhân ham lãi suất cao đã bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy vậy, chưa có ai đề cập đến thủ đoạn Huyền Như dùng hồ sơ giả để vay tiền của ngân hàng Công thương, chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 500 tỷ đồng. Trong việc này, nhiều cán bộ của Ngân hàng Công thương đã bị khởi tố, truy tố bởi hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra, trên cơ sở hợp đồng tiền ký gửi với Ngân hàng Công thương, các nhân viên Ngân hàng ACB, ngân hàng Nam Việt đã chuyển tiền vào tài khoản của từng người mở tại Ngân hàng Công thương. Mặc dù không được sự đồng ý của khách hàng, Huyền Như tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do Ngân hàng Công thương phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền, sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ tiết kiệm với vai trò là người bảo lãnh, người đứng tên vay và nhờ người thân đứng tên để vay 514,54 tỷ đồng tại 2 phòng giao dịch Điên Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM.
Chân dung Huỳnh Thị Huyền Như. Ảnh: TL
Tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Huyền Như đã nhờ 02 cá nhân là Dương Thanh Tâm, Nguyễn Thanh Nhã ký 6 hợp đồng vay tiền; đồng thời Như tự ký giả chữ ký của 14 cá nhân là nhân viên Ngân hàng ACB và Ngân hàng Nam Việt trên 53 hợp đồng vay tiền tại Ngân hàng Công thương với tổng số tiền 247,250 tỷ đồng. Kết luận điều tra, Cáo trạng truy tố cũng nêu rõ các cán bộ của Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Ngân hàng Công thương là Trần Thanh Thanh (nguyên Trưởng phòng Tín dụng), Bùi Ngọc Quyên (nguyên Phó Phòng Giao dịch), Tống Nguyên Dũng (nhân viên tín dụng), Hoàng Hương Giang và Phạm Thị Tuyết Anh (giao dich viên) đã vi phạm quy định về cho vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của người vay hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng để cho Huỳnh Thị Huyền Như ký giả chữ ký của các cá nhân đó vào các hồ sơ vay, chiếm đoạt số tiền 274,6 tỷ đồng của Ngân hàng Công thương.
Tại Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng, Huyền Như đã nhờ 6 cá nhân là Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Vạn Đức, Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Thị Thủy ký 13 bộ hồ sơ vay tiền; đồng thời Huyền Như tự ký giả chữ ký của 9 cá nhân là nhân viên Ngân hàng ACB và Ngân hàng Nam Việt trên 29 hợp đồng vay tiền tại Ngân hàng Công thương với tổng số tiền 239,94 tỷ đồng. Kết luận điều tra, Cáo trạng truy tố cũng nêu rõ các cán bộ của phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương là Đoàn Lê Du (nguyên Trưởng Phòng Giao dịch), Vũ Nguyễn Xuân Tiến (nguyên Phó Phòng Giao dịch), Nguyễn Thị Phúc Ngân (giao dịch viên) và Huỳnh Chí Trung (nhân viên tín dụng) đã vi phạm quy định về cho vay, đề xuất cho vay, trực tiếp duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của người vay hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng để cho Huyền Như ký giả chữ ký của các cá nhân đó vào các hồ sơ vay, chiếm đoạt số tiền 239,94 tỷ đồng của Ngân hàng Công thương.
Kết luận điều tra và Cáo trạng đều khẳng định các cá nhân có thẩm quyền đề xuất, xét duyệt cho vay nêu trên đã vi phạm quy trình nghiệp vụ đối với các giao dịch cho vay cầm cố bằng thẻ tiết kiệm của chính Ngân hàng Công thương, quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi bị Huyền Như qua mặt, chiếm đoạt tiền, dù biết rõ hồ sơ vay vốn là giả, chữ ký giả trên các hợp đồng cầm cố thẻ tiết kiệm và việc cho vay như trên là trái quy định nhưng Ngân hàng Công thương vẫn dùng số tiền từ thẻ tiết kiệm đã được cầm cố để thu hồi các khoản nợ đã cho vay sai mà không có sự đồng ý của chủ thẻ tiết kiệm; sử dụng trái phép tiền gửi của khách hàng để bù đắp cho thiệt hại đã bị Huyền Như chiếm đoạt.
Điều bất ngờ là với các hành vi như trên, Kết luận điều tra và Cáo trạng truy tố lại không xem xét đến trách nhiệm của Ngân hàng Công thương trong việc trả lại tiền cho khách hàng mà kết luận Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tiền của các khách hàng gửi tiền (Ngân hàng ACB và Ngân hàng Nam Việt), trong khi Huyền Như chiếm đoạt tiền của chính Ngân hàng Công thương thông qua hợp đồng vay giả, chính Ngân hàng Công thương đã thu nợ trái phép từ tiền gửi của khách hàng để khắc phục việc cho vay trái pháp luật của mình. Sai phạm chồng lên sai phạm.
Kết luận này mâu thuẫn với chính việc truy cứu trách nhiệm hình sự các cán bộ Ngân hàng Công thương vi phạm các quy định về cho vay gây hậu quả nghiêm trọng, vì nếu Ngân hàng Công thương đã thu nợ hợp pháp thì làm gì còn hậu quả nghiêm trọng? Trong hai lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều xác định rõ trách nhiệm trả tiền của Ngân hàng Công thương.
Bất ngờ hơn nữa, các cá nhân đứng tên vay trên hồ sơ giả, ký giả, giúp Huyền Như lừa đảo đã không bị xử lý hình sự với lý do ý thức chủ quan không biết hành vi phạm tội của Huyền Như. Trên thực tế dù các cá nhân này không có nhu cầu vay tiền, không phải là chủ thẻ tiết kiệm, không có quan hệ với chủ thẻ tiết kiệm, vẫn cố ý ký hồ sơ không đúng, thực chất để Huyền Như sử dụng tiền vay và sau đó là chiếm đoạt. Việc này có thể tạo tiền lệ rất nguy hiểm để tội phạm chiếm đoạt tiền của Ngân hàng phát triển.
Liệu các cơ quan tố tụng có bỏ lọt tội phạm, và việc chống tham nhũng như vậy liệu có triệt để, đây là câu hỏi cần được trả lời trước công luận. |
Nhóm PVĐT
- Chị gái “siêu lừa” Huyền Như mở 7 tài khoản ngân hàng giúp em gái lừa đảo (DT).
(Dân trí) - Là chị gái siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như, Huỳnh Mỹ Hạnh được Như nhận vào làm nhân viên rồi bổ nhiệm chức danh phó giám đốc Công ty Hoàng Khải do Như thành lập. Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã mở 7 tài khoản ngân hàng tham gia trợ giúp Như lừa đảo.
- Vụ Huỳnh Thị Huyền Như: Chủ nợ thu lợi 660 tỉ đồng đã ra nước ngoài
Nguồn Tuổi trẻ
(Dân trí) - Là chị gái siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như, Huỳnh Mỹ Hạnh được Như nhận vào làm nhân viên rồi bổ nhiệm chức danh phó giám đốc Công ty Hoàng Khải do Như thành lập. Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã mở 7 tài khoản ngân hàng tham gia trợ giúp Như lừa đảo.
>> "Mắt xích" giúp siêu lừa Huyền Như kiếm 1.700 tỷ đồng
>> Chiêu "ẵm" hơn 2600 tỷ đồng từ 9 doanh nghiệp của "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như
>> Truy tố vụ "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng
Trong vụ án lừa đảo rúng động với số tiền lên tới gần 4000 tỷ đồng, siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như đã bất chấp mọi thủ đoạn không chỉ câu kết với người ngoài mà còn đưa đường dẫn lối cho chính chị gái của mình là Huỳnh Mỹ Hạnh vào con đường phạm pháp để tiện bề lợi dụng.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tháng 12/2008, Huỳnh Mỹ Hạnh đầu quân về làm nhân viên cho em gái tại công ty CP Đầu tư và phát triển Hoàng Khải (Công ty Hoàng Khải). Thời điểm này, Hạnh được Như trả mức lương 3 đến 8 triệu đồng để làm công việc giao nhận tiền với các cá nhân theo chỉ đạo của Như và lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền của các nhân viên công ty Hoàng Khải và Công ty CP Đầu tư Phương Đông.
Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã lập 7 tài khoản ngân hàng: Vietinbank, Agribank, Eximbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các cá nhân cho Như vay tiền lãi suất cao, đứng tên giúp Như mua nhiều bất động sản tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đứng tên vay tiền cho Như tại các ngân hàng Vietinbank Chi nhánh 5, chi nhánh TP Hồ Chí Minh và ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như (đánh dấu X) và các đồng phạm trong vụ án. (ảnh: CAND)
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã xác định Huỳnh Mỹ Hạnh đã ký 3 hợp đồng cầm cố vay tổng cộng hơn 40 tỷ đồng tại Ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh với tài sản thế chấp là một sổ tiết kiệm đứng tên Đỗ Quốc Thái cùng 2 hợp đồng tiền gửi Huỳnh Mỹ Hạnh ký với Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè do Như làm giả. Trong số tiền vay này, Như đã chiếm đoạt 15 tỷ đồng.
Vào ngày 19/7/2011, Hạnh ký hợp đồng cầm cố vay 15 tỷ đồng tại Ngân hàng VIB Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Tài sản thế chấp là hợp đồng tiền gửi được đứng tên Huỳnh Mỹ Hạnh với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè trị giá 16,8 tỷ đồng. Hợp đồng này đã bị Như chiếm đoạt.
Trong những thương vụ vay vốn lừa đảo này, Như đã dùng những chiêu lập lờ thông tin để lòe cả chị gái. Theo đó, về khoản vay 15 tỷ đồng còn dư nợ quá hạn, Như đã làm giả hợp đồng tiền gửi của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè nhưng không tiện đứng tên nên nhờ Hạnh đứng tên giúp, nay cần tiền làm ăn nên nhờ Hạnh ký thủ tục vay tiền tại Ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Hợp đồng đã được Như soạn thảo, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn, phó giám đốc và đóng dấu giả Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè trước khi nhờ Hạnh ký.
Mặc dù vậy, Hạnh biết rõ quy định của ngân hàng là khi cho vay vốn, người ký hồ sơ vay tiền phải chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng. Muốn vay tiền ngân hàng phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp của người vay. Trong trường hợp nếu là tài sản của người bảo lãnh thì người bảo lãnh phải có mặt tại ngân hàng cùng với người vay tiền làm các thủ tục vay vốn với ngân hàng.
Trong khi đó, Hạnh được em gái nhờ đứng tên và ký các thủ tục vay vốn tại ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Toàn bộ thủ tục đều do Như làm sẵn. Hạnh chỉ đến ngân hàng ký xác nhận cho đủ thủ tục. Hạnh thừa nhận mặc dù không có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, không có nhu cầu vay tiền và cũng không có tài sản gì thế chấp tại ngân hàng VIB chi nhánh TP Hồ Chí Minh nhưng vì muốn giúp Như, tin tưởng Như và được Huỳnh Hữu Danh - nhân viên Ngân hàng VIB Chi nhánh TP HCM hướng dẫn nên Hạnh đã đặt bút ký vay cả chục tỷ đồng cho Như.
Chính những lần đặt bút ký bừa của Huỳnh Mỹ Hạnh đã giúp em gái là siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 15 tỷ đồng của các ngân hàng cho vay.
Cáo trạng của VKSND Tối cáo đã truy tố bị can Huỳnh Mỹ Hạnh tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vai trò đồng phạm với Như. Như vậy, ôm mộng làm giàu bất chính, siêu lừa Huyền Như đã lôi cả chị gái ruột của mình phạm tội, dính vào vòng lao lý.
Nguyễn Thị Phương Hoàng Trung cho vay tiền với lãi suất cao gấp 10,66 lần, đã hưởng tiền lãi trên 660 tỉ đồng nhưng hiện không ở Việt Nam.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân, đề nghị Viện Kiểm soát nhất dân tối cao truy tố 23 bị can về sáu tội danh.
Theo đó, Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM - bị đề nghị truy tố thêm về hành vi "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Các bị can Bùi Ngọc Quyên (nguyên phó phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP.HCM), Nguyễn Xuân Tiên (nguyên phó phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng), Hoàng Hương Giang, Phạm Tuyết Anh, Nguyễn Thị Phúc Ngân (đều thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) bị đề nghị truy tố về hành vi "vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng"; bị can Phạm Văn Chí (trú tại TP.HCM) bị đề nghị truy tố về hành vi "cho vay nặng lãi".
Kết thúc điều tra trước đó, cơ quan điều tra đề nghị truy tố 17 bị can về năm tội danh, xác định số tiền mà Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định vào đầu năm 2007, Huyền Như vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Trong quá trình kinh doanh, do cần nguồn vốn nên Như đã vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân. Số tiền vay đến năm 2010 lên đến hàng trăm tỉ đồng, Như không có khả năng thanh toán. Do bị đòi tiền nên Như lợi dụng vị trí khi đó là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có quyền ký duyệt lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp với mức 50 tỉ đồng một lệnh để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra xác định việc bị đòi nợ là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy hành vi phạm tội của Huyền Như.
Cơ quan điều tra xác định bị can Phạm Văn Chí là chủ nợ lớn của Huỳnh Thị Huyền Như. Theo lời khai của Như, từ năm 2008 bị can này vay tiền của Phạm Văn Chí, lúc đầu là 2 tỉ đồng với lãi suất 0,5-0,6%/ngày (cao hơn 10 lần lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định). Sau đó, Như đã trả gốc và lãi cho Chí khoảng 200 tỉ đồng và còn nợ hàng chục tỉ cùng gần nửa triệu USD, 50 lượng vàng.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra mới xác định Phạm Văn Chí cho Như vay hai lần số tiền gần 17,5 tỉ đồng, thu lợi bất chính gần 6 tỉ đồng. Việc Phạm Văn Chí cho Như vay tiền với lãi suất cao, liên tục trong thời gian dài, mang tính chất bóc lột là nguyên nhân dẫn đến việc Huỳnh Thị Huyền Như thực hiện hành vi phạm tội. Cùng hành vi với Phạm Văn Chí có Nguyễn Thị Phương Hoàng Trung, cho Như vay tiền với lãi suất cao gấp 10,66 lần so với lãi suất cao nhất của Ngân hàng Nhà nước quy định, đã hưởng tiền lãi trên 660 tỉ đồng. Do Trung không ở Việt Nam nên Viện Kiểm soát nhân dân tối cao đã hủy quyết định khởi tố đối với bị can này.
Theo cơ quan điều tra, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM, tự thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả tám con dấu của các đơn vị để lừa đảo chiếm đoạt tiền của chín công ty, ba ngân hàng, ba cá nhân với tổng số tiền hơn 4.911 tỉ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, Như sử dụng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho bốn đơn vị. Cơ quan điều tra xác định Như chiếm đoạt hơn 3.986 tỉ đồng, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng...
Quá trình phạm tội, Như đã làm giả gần 200 tài liệu gồm hồ sơ mở tài khoản, hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng tiền gửi... Đáng chú ý có tới 110 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng giữa Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và các doanh nghiệp bị làm giả.
Theo đó, Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM - bị đề nghị truy tố thêm về hành vi "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Các bị can Bùi Ngọc Quyên (nguyên phó phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP.HCM), Nguyễn Xuân Tiên (nguyên phó phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng), Hoàng Hương Giang, Phạm Tuyết Anh, Nguyễn Thị Phúc Ngân (đều thuộc Vietinbank chi nhánh TP.HCM) bị đề nghị truy tố về hành vi "vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng"; bị can Phạm Văn Chí (trú tại TP.HCM) bị đề nghị truy tố về hành vi "cho vay nặng lãi".
Kết thúc điều tra trước đó, cơ quan điều tra đề nghị truy tố 17 bị can về năm tội danh, xác định số tiền mà Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định vào đầu năm 2007, Huyền Như vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Trong quá trình kinh doanh, do cần nguồn vốn nên Như đã vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân. Số tiền vay đến năm 2010 lên đến hàng trăm tỉ đồng, Như không có khả năng thanh toán. Do bị đòi tiền nên Như lợi dụng vị trí khi đó là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có quyền ký duyệt lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp với mức 50 tỉ đồng một lệnh để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Cơ quan điều tra xác định việc bị đòi nợ là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy hành vi phạm tội của Huyền Như.
Cơ quan điều tra xác định bị can Phạm Văn Chí là chủ nợ lớn của Huỳnh Thị Huyền Như. Theo lời khai của Như, từ năm 2008 bị can này vay tiền của Phạm Văn Chí, lúc đầu là 2 tỉ đồng với lãi suất 0,5-0,6%/ngày (cao hơn 10 lần lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định). Sau đó, Như đã trả gốc và lãi cho Chí khoảng 200 tỉ đồng và còn nợ hàng chục tỉ cùng gần nửa triệu USD, 50 lượng vàng.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra mới xác định Phạm Văn Chí cho Như vay hai lần số tiền gần 17,5 tỉ đồng, thu lợi bất chính gần 6 tỉ đồng. Việc Phạm Văn Chí cho Như vay tiền với lãi suất cao, liên tục trong thời gian dài, mang tính chất bóc lột là nguyên nhân dẫn đến việc Huỳnh Thị Huyền Như thực hiện hành vi phạm tội. Cùng hành vi với Phạm Văn Chí có Nguyễn Thị Phương Hoàng Trung, cho Như vay tiền với lãi suất cao gấp 10,66 lần so với lãi suất cao nhất của Ngân hàng Nhà nước quy định, đã hưởng tiền lãi trên 660 tỉ đồng. Do Trung không ở Việt Nam nên Viện Kiểm soát nhân dân tối cao đã hủy quyết định khởi tố đối với bị can này.
Theo cơ quan điều tra, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM, tự thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả tám con dấu của các đơn vị để lừa đảo chiếm đoạt tiền của chín công ty, ba ngân hàng, ba cá nhân với tổng số tiền hơn 4.911 tỉ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, Như sử dụng hơn 925 tỉ đồng để trả nợ gốc, nợ lãi trong và ngoài hợp đồng cho bốn đơn vị. Cơ quan điều tra xác định Như chiếm đoạt hơn 3.986 tỉ đồng, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu bị chiếm đoạt hơn 700 tỉ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt 200 tỉ đồng, Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng...
Quá trình phạm tội, Như đã làm giả gần 200 tài liệu gồm hồ sơ mở tài khoản, hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng tiền gửi... Đáng chú ý có tới 110 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng giữa Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và các doanh nghiệp bị làm giả.
--Những ngân hàng nào bị "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như dắt mũi?
(PetroTimes) - Sau 2 lần điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định số tiền thiệt hại của các ngân hàng do bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt lên tới gần 4.000 tỉ đồng.
Không chỉ ACB mà nhiều ngân hàng khác đang "tắc nghẹn" bởi miếng mồi lãi suất của Huỳnh Thị Huyền Như.
Phải thấy rằng, trong một năm đầy khó khăn, biến động của nền kinh tế thì bên những cú “sốc” tài chính kiểu như vụ Nguyễn Đức Kiên hay những tin đồn về ông Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch Hồi đồng Quản trị Sacombank)… và vụ Huỳnh Thị Huyền Như đã tạo lên một cơn “địa chấn” không nhỏ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Huỳnh Thị Huyền Như – một người chức không to mà quyền cũng chẳng lớn lại có thể thực hiện được những hành vi phạm tội như vậy. Đặc biệt hơn khi nhiều đối tượng bị Như lừa đảo lại chính là các ngân hàng, doanh nghiệp.
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra thì, vụ án được bắt đầu từ tháng 10/2011 các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải thông tin về việc Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Thậm chí, một số tờ báo còn dựng lên hẳn một sơ đồ về các cách thức, thủ đoạn lừa đảo của nhóm đối tượng này trong giới tiền tệ, chứng khoán…
Và khi mọi chuyện vẫn dừng ở mức “bán tín, bán nghi” thì cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố 2 đối tượng chính cầm đầu tổ chức tội phạm này là Huỳnh Thị Huyền Như – quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (Ngân hàng Công thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) và Võ Anh Tuấn – nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương, chi nhanh Nhà Bè.
Và sau khi dựng lại cơ bản toàn bộ vụ án, cơ quan điều tra nhận định, bản chất đây là một vụ vỡ nợ tín dụng đen, ở dạng mới lần đầu tiên xuất hiện.
Cụ thể: Cuối năm 2010, đầu 2011, sau khi được bổ nhiệm quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, táo bạo, Như lần lượt làm giả 8 con dấu doanh nghiệp và 2 con dấu chức danh là: Ngân hàng Công thương, chi nhánh Nhà Bè; Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Phú Vinh; Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Phát; Công ty cổ phần đầu tư Hưng Yên; Công ty Đức Minh Quang; Công ty An Lộc; Công ty Bảo hiểm toàn cầu; Công ty Chứng khoán Sài Gòn Beja; hai con dấu chức danh là Võ Tuấn Anh – Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhà Bè và Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc Ngân hàng Công thương Nhà Bè.
Như và Tuấn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả (với con dấu giả, chức ký giả) huy động vốn từ các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán để vay vốn với những lời mời hết sức hấp dẫn như: Ngoài lãi suất 14% theo quy định còn trả thêm ngoài hợp đồng 8 – 10%/năm.
Với lòng tham lãi suất và kiếm tiền bằng mọi cách, các ngân hàng Tiên Phong, Công ty bảo hiểm Toàn Cầu… đều tin là hợp đồng thật, con dấu thật, tin là Như và Tuấn huy động vốn thật và đã làm theo sự sắp đặt của Như. Họ đã gửi tài liệu xin mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Công thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh để Như mở hộ (điều này đã tạo điều kiện cho Như làm giả chữ ký chủ tài khoản ngay từ khi mở tài khoản). Tiền cho vay gửi vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cho phép Như tự trích. Sau khi tất toán hợp đồng thì tự hủy; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp vay vốn ở ngân hàng khác trừ Ngân hàng Công thương và chuyển tiền về những “địa chỉ” do Như sắp đặt.
Ngay sau khi nhận được tiền vay, Như chuyển tiền mặt và chuyển khoản trả sòng phẳng cho các cá nhân đã “tạo điều kiện” cho Như tại các ngân hàng, doanh nghiệp theo thỏa thuận. Khi tiền cho vay về tài khoản của doanh nghiệp, cá nhân tại Ngân hàng Công thương 2 chi nhánh Nhà bè và thành phố Hồ Chí Minh, Như không trích tiền đi đâu cả mà làm lệch chi tiền giả với con dấu giả, chữ ký giả của chủ tài khoản, chỉ đạo nhân viên dưới quyền chuyển tiền long vòng qua nhiều tài khoản trung gian rồi rút ra chiếm đoạt, trả nợ cho các khoản mà Như đã lừa đảo, chiếm đoạt trước đó. Bởi Như đã gần như “kiểm soát” hoàn toàn tài khoản của doanh nghiệp gửi tiền. Bằng cách làm này, Như đã chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng từ các doanh nghiệp, ngân hàng…
Đáng lưu ý, nhờ được “chấp nối”, lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phấn Á Châu đã giao cho 19 nhân viên nhận ủy thác 769 tỉ đồng đem cho Ngân hàng Công thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh vay. Để nhận được mối “làm ăn” này, ngoài lãi suất 14%/năm theo quy định, Như còn trả chênh lệch cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thêm 4 – 9%.
Với mức lãi suất hấp dẫn như vậy, một loạt các ngân hàng đã bất chấp quy định về ủy thác đầu tư, vi phạm nghiêm trọng điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, làm trái với Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay vốn và thực chất là mang tiền huy động được đi gửi lấy lãi. Nhưng nguy hiểm hơn, sau khi tiền được chuyển từ các ngân hàng vào tài khoản tiền gửi của các cá nhân này tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng (chính nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh, Như đã chỉ đạo nhân viên vừa lập sổ tiết kiệm vừa lập hợp đồng tiền gửi.
Trong đó, hợp đồng tiền gửi Như giao cho các cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu để nộp về ngân hàng này, một số sổ tiết kiệm thì Như lập chứng từ giả chỉ đạo tất toán để rút tiền ra chiếm đoạt. Còn số tiền chưa lập sổ tiết kiệm thì Như ký giả lệnh chi tiền của chủ tài khoản, chỉ đạo nhân viên chuyển cho người thân, người giúp việc để trả nợ cho các món nợ của Như lừa đảo chiếm đoạt trước đó.
Bằng thủ đoạn này, Như và đồng bọn đã tham ô, lừa đảo chiếm đoạt được 769 tỉ đồng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, 200 tỉ đồng của Ngân hàng Nam Việt, 180 tỉ đồng từ Ngân hàng Quốc tế, 550 tỉ đồng của Ngân hàng Tiên Phong…
Với những hành vi phạm tội như trên, sau 2 lần điều tra bổ sung, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như đã bị đề nghị truy tố thêm tội “Làm giả con dấu, tài liệu”.
- Thêm tội cho "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như
(VietQ.vn) - Để có tiền trả nợ, từ tháng 3-2010 đến 9-2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, bà Như đã làm giả 8 con dấu Chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của VietinBank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng.
>Hàng loạt sai phạm ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
>"Ngày mai Hồ Sĩ Tiến, anh Chung sẽ điện cho chú"
>Bắt nhóm người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo
Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) cho biết vừa kết thúc điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, trú tại TPHCM), nguyên phó Phòng Quản lý rủi ro Chi nhánh TPHCM, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TPHCM.
Theo kết luận điều tra, từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, bà Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 3-2010 đến 9-2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, bà Như đã làm giả 8 con dấu Chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của VietinBank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, bà Như khai trong số tiền chiếm đoạt được, bà chỉ trả nợ được 925 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan công an xác định các bị can Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Mỹ Phương cùng một số đối tượng khác cho bà Như vay nặng lãi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc bà Như có hành vi phạm tội. Các bị can khác hoạt động trong ngành ngân hàng có hành vi vi phạm quy định về cho vay, lập hồ sơ “khống”, vi phạm quy định nghiệp vụ, không làm đúng quy định về quy chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho bà Như chiếm đoạt số tiền lớn.
Ngoài Huỳnh Thị Huyền Như, Cơ quan CSĐT còn đề nghị VKSND cùng cấp truy tố Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng NH VietinBank; Trần Thanh Thanh, nguyên phó Phòng Dịch vụ khách hàng, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Tống Nguyên Dũng, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ; Đoàn Lê Du, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Huỳnh Trung Chí, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng; Huỳnh Hữu Danh, nguyên nhân viên Ngân hàng Quốc tế (VIB); Lương Thị Việt Yên, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần, VietinBank - Chi nhánh Nhà Bè; Hồ Hải Sỹ, nguyên phó trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần; Lê Thị Ngọc Lợi, nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Võ Văn Tần.
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên chủ tịch HĐQT ACB; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TPHCM) song bị bà Như chiếm đoạt. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn xác định hành vi của 6 bị can nói trên liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại các Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu, Công ty CP Đầu tư Thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên đã tách ra để tiếp tục điều tra
P.V
-4 ngân hàng lớn bị "kiều nữ" lừa hàng nghìn tỷ như thế nào? Ngoài ACB, cơ quan điều tra cũng xác định Huỳnh Thị Huyền Như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ba ngân hàng lớn.>> 4 cựu lãnh đạo ACB cố ý làm trái, ảnh hưởng an ninh tiền tệ quốc gia
Kết thúc điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 17 bị can về 5 tội danh.
Theo kết luận điều tra, đầu năm 2007 bị can Huỳnh Thị Huyền Như - khi đó là cán bộ tín dụng Vietinbank chi nhánh TP.HCM - vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản. Trong quá trình kinh doanh, do cần vốn nên Như còn vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân.Sau khi vay nợ nhiều với lãi suất “khủng”, kinh doanh lại bị thua lỗ, trong năm 2010 các chủ nợ liên tục đòi tiền Huỳnh Thị Huyền Như.
Trước tình hình này, Như lợi dụng việc thông thạo nghiệp vụ ngân hàng, lợi dụng bản thân khi đó là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có quyền ký duyệt lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đi các đơn vị để thực hiện hành vi phạm tội.
Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền bị Như chiếm đoạt là gần 4.000 tỉ đồng.
Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB) đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định.
Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9.2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP.HCM lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Cơ quan điều tra xác định hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Ngoài ACB, cơ quan điều tra cũng xác định Huỳnh Thị Huyền Như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ba ngân hàng lớn.
Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP MSB, hội đồng tín dụng của ngân hàng đã ký quyết định cấp hạn mức giao dịch cho Vietinbank 5.000 tỉ đồng và 50 triệu USD, thời hạn 12 tháng, lãi suất theo tình hình biến động của thị trường từng thời điểm.
Theo đó, MSB đã ký 73 hợp đồng ủy thác đầu tư với ba công ty Hưng Yên, Thịnh Phát, Phúc Vinh với tổng số tiền hơn 2.552 tỉ đồng. Sau đó, ba công ty này ký 72 hợp đồng gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với tổng số tiền trên 2.500 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra nhận định bản chất của việc MSB ủy thác đầu tư cho ba công ty trên là để gửi tiền vào Vietinbank hưởng lãi suất từ 18-23%/năm, cao hơn trần lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc ủy thác gửi tiền tại Vietinbank được thực hiện khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình giao dịch hai bên không có thỏa thuận hưởng chênh lệch cá nhân nhưng có những sơ hở, thiếu sót nên bị Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng bọn lập hợp đồng giả, làm giả lệnh chuyển tiền của ba công ty này cho nhiều cá nhân, đơn vị và chiếm đoạt gần 1.600 tỉ đồng. Đến tháng 9.2011, trước khi khởi tố vụ án, ba công ty đã vay tiền của một đơn vị khác để trả lại cho MSB toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt.
Tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), thông qua sự sắp đặt của Lê Thị Thanh Phương (nguyên trưởng phòng nguồn vốn TPB) và Huỳnh Thị Huyền Như, TPB đã ký chín hợp đồng mua chứng khoán, môi giới chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư với Công ty CP chứng khoán Phương Đông, Công ty quản lý quỹ Lộc Việt trị giá 1.860 tỉ đồng. Sau đó, hai công ty này ký hợp đồng với Vietinbank Nhà Bè, Vietinbank TP.HCM để gửi toàn bộ số tiền này với lãi suất từ 13-14,8%/năm và bị Như làm giả hợp đồng, chiếm đoạt 550 tỉ đồng.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã giải ngân vào tài khoản 14 cá nhân là nhân viên của ngân hàng này với số tiền hơn 1.500 tỉ đồng. Sau đó 14 cá nhân này làm thủ tục gửi tiền có kỳ hạn vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất từ 16,5-22,5%/năm và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng.
Theo Tuổi Trẻ-4 ngân hàng lớn bị "kiều nữ" lừa hàng nghìn tỷ như thế nào?
-Tách hành vi phạm tội của Bầu Kiên trong vụ lừa đảo gần 4000 tỷ đồng
> Vì sao ông Trần Xuân Giá bị khởi tố?
> ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán 'khủng'
> Một phụ nữ lừa đảo trên 2.000 tỉ đồng
TP - Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao truy tố 17 bị can trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo kết luận điều tra, từ đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản.
Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, để có tiền trả nợ, Như lợi dụng danh nghĩa là Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TPHCM - Vietinbank để thực hiện hành vi phạm tội.
Cụ thể, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM, làm giả 8 con dấu của Vietinbank và con dấu của nhiều Cty, cá nhân để lập nhiều hợp đồng giả, chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng của 9 Cty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân.
Trong đó, Cty Phúc Vinh, Hải Dương bị lừa hơn 1.000 tỷ đồng; Cty Thịnh Phát gần 950 tỷ đồng; Cty Hưng Yên 537 tỷ đồng; Ngân hàng ACB hơn 701 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỷ đồng; Ngân hàng VIB, chi nhánh TPHCM 180 tỷ đồng...
Số tiền chiếm đoạt được, Như đem 1.262 tỷ đồng trả lãi suất cao cho 14 người; trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho 9 cá nhân hơn 42 tỷ đồng; trả nợ gốc, lãi trong hợp đồng cho 4 Cty bị thiệt hại (Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, Saigonbank-Berjaya) hơn 925 tỷ đồng… Do đó, số tiền thực tế Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là hơn 3.986 tỷ đồng.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, CQĐT đã khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập (tức Bầu Kiên); Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến tháng 11-2011, Bầu Kiên đã chỉ đạo Thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định; ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm vi phạm quy định của Nhà nước, tạo cơ hội để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền này...
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra xác định hành vi của Bầu Kiên và nhóm cựu lãnh đạo ACB liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Cty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Cty cổ phần đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên đã tách ra để điều tra, xử lý sau.
CQĐT cũng xác định trong vụ án còn có lãnh đạo một số ngân hàng, một số đối tượng cho vay lãi nặng liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như cần phải tiếp tục điều tra xử lý.
Lê Dương
-
Trong số này có việc gửi tiền vào 22/29 ngân hàng với lãi suất trong hợp đồng từ 11,2-14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 0,4-5%/năm. Hành vi này vi phạm Luật các tổ chức tín dụng, thông tư 02 và quyết định 16 của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất bằng đồng Việt Nam. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng là hơn 247 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố sáu bị can gồm ông Nguyễn Đức Kiên, ông Trần Xuân Giá - nguyên chủ tịch HĐQT ACB; các ông Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang - nguyên phó chủ tịch HĐQT vàông Lý Xuân Hải - nguyên tổng giám đốc ACB - về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đánh giá của cơ quan điều tra, hành vi của sáu bị can này gây hậu quả đặc biệt lớn, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ, thu lợi bất chính cho ACB và thiệt hại cho 22 ngân hàng khác, đồng thời trực tiếp gây thiệt hại cho ACB gần 719 tỉ đồng do bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra cho rằng hành vi của Nguyễn Đức Kiên và các bị can còn lại đều có liên quan đến vụ kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B và ACB. Do đó, cơ quan điều tra quyết định tách vụ án hình sự đối với hành vi của sáu bị can này để nhập vào vụ án “Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép...”. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra.
(PetroTimes) - Sau 2 lần điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định số tiền thiệt hại của các ngân hàng do bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt lên tới gần 4.000 tỉ đồng.
Không chỉ ACB mà nhiều ngân hàng khác đang "tắc nghẹn" bởi miếng mồi lãi suất của Huỳnh Thị Huyền Như.
Phải thấy rằng, trong một năm đầy khó khăn, biến động của nền kinh tế thì bên những cú “sốc” tài chính kiểu như vụ Nguyễn Đức Kiên hay những tin đồn về ông Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch Hồi đồng Quản trị Sacombank)… và vụ Huỳnh Thị Huyền Như đã tạo lên một cơn “địa chấn” không nhỏ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Huỳnh Thị Huyền Như – một người chức không to mà quyền cũng chẳng lớn lại có thể thực hiện được những hành vi phạm tội như vậy. Đặc biệt hơn khi nhiều đối tượng bị Như lừa đảo lại chính là các ngân hàng, doanh nghiệp.
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra thì, vụ án được bắt đầu từ tháng 10/2011 các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải thông tin về việc Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Thậm chí, một số tờ báo còn dựng lên hẳn một sơ đồ về các cách thức, thủ đoạn lừa đảo của nhóm đối tượng này trong giới tiền tệ, chứng khoán…
Và khi mọi chuyện vẫn dừng ở mức “bán tín, bán nghi” thì cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố 2 đối tượng chính cầm đầu tổ chức tội phạm này là Huỳnh Thị Huyền Như – quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (Ngân hàng Công thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) và Võ Anh Tuấn – nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương, chi nhanh Nhà Bè.
Và sau khi dựng lại cơ bản toàn bộ vụ án, cơ quan điều tra nhận định, bản chất đây là một vụ vỡ nợ tín dụng đen, ở dạng mới lần đầu tiên xuất hiện.
Cụ thể: Cuối năm 2010, đầu 2011, sau khi được bổ nhiệm quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, táo bạo, Như lần lượt làm giả 8 con dấu doanh nghiệp và 2 con dấu chức danh là: Ngân hàng Công thương, chi nhánh Nhà Bè; Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Phú Vinh; Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Phát; Công ty cổ phần đầu tư Hưng Yên; Công ty Đức Minh Quang; Công ty An Lộc; Công ty Bảo hiểm toàn cầu; Công ty Chứng khoán Sài Gòn Beja; hai con dấu chức danh là Võ Tuấn Anh – Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhà Bè và Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc Ngân hàng Công thương Nhà Bè.
Như và Tuấn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả (với con dấu giả, chức ký giả) huy động vốn từ các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán để vay vốn với những lời mời hết sức hấp dẫn như: Ngoài lãi suất 14% theo quy định còn trả thêm ngoài hợp đồng 8 – 10%/năm.
Với lòng tham lãi suất và kiếm tiền bằng mọi cách, các ngân hàng Tiên Phong, Công ty bảo hiểm Toàn Cầu… đều tin là hợp đồng thật, con dấu thật, tin là Như và Tuấn huy động vốn thật và đã làm theo sự sắp đặt của Như. Họ đã gửi tài liệu xin mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Công thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh để Như mở hộ (điều này đã tạo điều kiện cho Như làm giả chữ ký chủ tài khoản ngay từ khi mở tài khoản). Tiền cho vay gửi vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cho phép Như tự trích. Sau khi tất toán hợp đồng thì tự hủy; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp vay vốn ở ngân hàng khác trừ Ngân hàng Công thương và chuyển tiền về những “địa chỉ” do Như sắp đặt.
Ngay sau khi nhận được tiền vay, Như chuyển tiền mặt và chuyển khoản trả sòng phẳng cho các cá nhân đã “tạo điều kiện” cho Như tại các ngân hàng, doanh nghiệp theo thỏa thuận. Khi tiền cho vay về tài khoản của doanh nghiệp, cá nhân tại Ngân hàng Công thương 2 chi nhánh Nhà bè và thành phố Hồ Chí Minh, Như không trích tiền đi đâu cả mà làm lệch chi tiền giả với con dấu giả, chữ ký giả của chủ tài khoản, chỉ đạo nhân viên dưới quyền chuyển tiền long vòng qua nhiều tài khoản trung gian rồi rút ra chiếm đoạt, trả nợ cho các khoản mà Như đã lừa đảo, chiếm đoạt trước đó. Bởi Như đã gần như “kiểm soát” hoàn toàn tài khoản của doanh nghiệp gửi tiền. Bằng cách làm này, Như đã chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng từ các doanh nghiệp, ngân hàng…
Đáng lưu ý, nhờ được “chấp nối”, lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phấn Á Châu đã giao cho 19 nhân viên nhận ủy thác 769 tỉ đồng đem cho Ngân hàng Công thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh vay. Để nhận được mối “làm ăn” này, ngoài lãi suất 14%/năm theo quy định, Như còn trả chênh lệch cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thêm 4 – 9%.
Với mức lãi suất hấp dẫn như vậy, một loạt các ngân hàng đã bất chấp quy định về ủy thác đầu tư, vi phạm nghiêm trọng điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, làm trái với Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay vốn và thực chất là mang tiền huy động được đi gửi lấy lãi. Nhưng nguy hiểm hơn, sau khi tiền được chuyển từ các ngân hàng vào tài khoản tiền gửi của các cá nhân này tại phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng (chính nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh, Như đã chỉ đạo nhân viên vừa lập sổ tiết kiệm vừa lập hợp đồng tiền gửi.
Trong đó, hợp đồng tiền gửi Như giao cho các cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu để nộp về ngân hàng này, một số sổ tiết kiệm thì Như lập chứng từ giả chỉ đạo tất toán để rút tiền ra chiếm đoạt. Còn số tiền chưa lập sổ tiết kiệm thì Như ký giả lệnh chi tiền của chủ tài khoản, chỉ đạo nhân viên chuyển cho người thân, người giúp việc để trả nợ cho các món nợ của Như lừa đảo chiếm đoạt trước đó.
Bằng thủ đoạn này, Như và đồng bọn đã tham ô, lừa đảo chiếm đoạt được 769 tỉ đồng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, 200 tỉ đồng của Ngân hàng Nam Việt, 180 tỉ đồng từ Ngân hàng Quốc tế, 550 tỉ đồng của Ngân hàng Tiên Phong…
Với những hành vi phạm tội như trên, sau 2 lần điều tra bổ sung, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như đã bị đề nghị truy tố thêm tội “Làm giả con dấu, tài liệu”.
- Thêm tội cho "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như
>Hàng loạt sai phạm ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
>"Ngày mai Hồ Sĩ Tiến, anh Chung sẽ điện cho chú"
>Bắt nhóm người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo
Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) cho biết vừa kết thúc điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, trú tại TPHCM), nguyên phó Phòng Quản lý rủi ro Chi nhánh TPHCM, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TPHCM.
Theo kết luận điều tra, từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, bà Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 3-2010 đến 9-2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, bà Như đã làm giả 8 con dấu Chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của VietinBank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, bà Như khai trong số tiền chiếm đoạt được, bà chỉ trả nợ được 925 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan công an xác định các bị can Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Mỹ Phương cùng một số đối tượng khác cho bà Như vay nặng lãi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc bà Như có hành vi phạm tội. Các bị can khác hoạt động trong ngành ngân hàng có hành vi vi phạm quy định về cho vay, lập hồ sơ “khống”, vi phạm quy định nghiệp vụ, không làm đúng quy định về quy chế mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho bà Như chiếm đoạt số tiền lớn.
Ngoài Huỳnh Thị Huyền Như, Cơ quan CSĐT còn đề nghị VKSND cùng cấp truy tố Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng NH VietinBank; Trần Thanh Thanh, nguyên phó Phòng Dịch vụ khách hàng, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Tống Nguyên Dũng, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ; Đoàn Lê Du, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng, VietinBank - Chi nhánh TPHCM; Huỳnh Trung Chí, nguyên nhân viên tín dụng Phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng; Huỳnh Hữu Danh, nguyên nhân viên Ngân hàng Quốc tế (VIB); Lương Thị Việt Yên, nguyên trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần, VietinBank - Chi nhánh Nhà Bè; Hồ Hải Sỹ, nguyên phó trưởng Phòng Giao dịch Võ Văn Tần; Lê Thị Ngọc Lợi, nguyên giao dịch viên Phòng Giao dịch Võ Văn Tần.
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên chủ tịch HĐQT ACB; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TPHCM) song bị bà Như chiếm đoạt. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn xác định hành vi của 6 bị can nói trên liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại các Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu, Công ty CP Đầu tư Thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên đã tách ra để tiếp tục điều tra
P.V
-4 ngân hàng lớn bị "kiều nữ" lừa hàng nghìn tỷ như thế nào? Ngoài ACB, cơ quan điều tra cũng xác định Huỳnh Thị Huyền Như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ba ngân hàng lớn.>> 4 cựu lãnh đạo ACB cố ý làm trái, ảnh hưởng an ninh tiền tệ quốc gia
Kết thúc điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gần 4.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 17 bị can về 5 tội danh.
Theo kết luận điều tra, đầu năm 2007 bị can Huỳnh Thị Huyền Như - khi đó là cán bộ tín dụng Vietinbank chi nhánh TP.HCM - vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản. Trong quá trình kinh doanh, do cần vốn nên Như còn vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân.Sau khi vay nợ nhiều với lãi suất “khủng”, kinh doanh lại bị thua lỗ, trong năm 2010 các chủ nợ liên tục đòi tiền Huỳnh Thị Huyền Như.
Trước tình hình này, Như lợi dụng việc thông thạo nghiệp vụ ngân hàng, lợi dụng bản thân khi đó là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có quyền ký duyệt lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đi các đơn vị để thực hiện hành vi phạm tội.
Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền bị Như chiếm đoạt là gần 4.000 tỉ đồng.
Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB) đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định.
Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9.2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP.HCM lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Cơ quan điều tra xác định hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Ngoài ACB, cơ quan điều tra cũng xác định Huỳnh Thị Huyền Như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ba ngân hàng lớn.
Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP MSB, hội đồng tín dụng của ngân hàng đã ký quyết định cấp hạn mức giao dịch cho Vietinbank 5.000 tỉ đồng và 50 triệu USD, thời hạn 12 tháng, lãi suất theo tình hình biến động của thị trường từng thời điểm.
Theo đó, MSB đã ký 73 hợp đồng ủy thác đầu tư với ba công ty Hưng Yên, Thịnh Phát, Phúc Vinh với tổng số tiền hơn 2.552 tỉ đồng. Sau đó, ba công ty này ký 72 hợp đồng gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè với tổng số tiền trên 2.500 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra nhận định bản chất của việc MSB ủy thác đầu tư cho ba công ty trên là để gửi tiền vào Vietinbank hưởng lãi suất từ 18-23%/năm, cao hơn trần lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định. Việc ủy thác gửi tiền tại Vietinbank được thực hiện khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Trong quá trình giao dịch hai bên không có thỏa thuận hưởng chênh lệch cá nhân nhưng có những sơ hở, thiếu sót nên bị Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng bọn lập hợp đồng giả, làm giả lệnh chuyển tiền của ba công ty này cho nhiều cá nhân, đơn vị và chiếm đoạt gần 1.600 tỉ đồng. Đến tháng 9.2011, trước khi khởi tố vụ án, ba công ty đã vay tiền của một đơn vị khác để trả lại cho MSB toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt.
Tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), thông qua sự sắp đặt của Lê Thị Thanh Phương (nguyên trưởng phòng nguồn vốn TPB) và Huỳnh Thị Huyền Như, TPB đã ký chín hợp đồng mua chứng khoán, môi giới chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư với Công ty CP chứng khoán Phương Đông, Công ty quản lý quỹ Lộc Việt trị giá 1.860 tỉ đồng. Sau đó, hai công ty này ký hợp đồng với Vietinbank Nhà Bè, Vietinbank TP.HCM để gửi toàn bộ số tiền này với lãi suất từ 13-14,8%/năm và bị Như làm giả hợp đồng, chiếm đoạt 550 tỉ đồng.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã giải ngân vào tài khoản 14 cá nhân là nhân viên của ngân hàng này với số tiền hơn 1.500 tỉ đồng. Sau đó 14 cá nhân này làm thủ tục gửi tiền có kỳ hạn vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất từ 16,5-22,5%/năm và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng.
Theo Tuổi Trẻ-4 ngân hàng lớn bị "kiều nữ" lừa hàng nghìn tỷ như thế nào?
-Tách hành vi phạm tội của Bầu Kiên trong vụ lừa đảo gần 4000 tỷ đồng
> Vì sao ông Trần Xuân Giá bị khởi tố?
> ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán 'khủng'
> Một phụ nữ lừa đảo trên 2.000 tỉ đồng
TP - Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao truy tố 17 bị can trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Hành vi phạm tội của Bầu Kiên được bóc tách khỏi vụ án của Huỳnh Thị Huyền Như để xử lý sau . |
Theo kết luận điều tra, từ đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản.
Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, để có tiền trả nợ, Như lợi dụng danh nghĩa là Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TPHCM - Vietinbank để thực hiện hành vi phạm tội.
Cụ thể, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM, làm giả 8 con dấu của Vietinbank và con dấu của nhiều Cty, cá nhân để lập nhiều hợp đồng giả, chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng của 9 Cty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân.
Trong đó, Cty Phúc Vinh, Hải Dương bị lừa hơn 1.000 tỷ đồng; Cty Thịnh Phát gần 950 tỷ đồng; Cty Hưng Yên 537 tỷ đồng; Ngân hàng ACB hơn 701 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Nam Việt 200 tỷ đồng; Ngân hàng VIB, chi nhánh TPHCM 180 tỷ đồng...
Số tiền chiếm đoạt được, Như đem 1.262 tỷ đồng trả lãi suất cao cho 14 người; trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho 9 cá nhân hơn 42 tỷ đồng; trả nợ gốc, lãi trong hợp đồng cho 4 Cty bị thiệt hại (Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, Saigonbank-Berjaya) hơn 925 tỷ đồng… Do đó, số tiền thực tế Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là hơn 3.986 tỷ đồng.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, CQĐT đã khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập (tức Bầu Kiên); Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch; Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến tháng 11-2011, Bầu Kiên đã chỉ đạo Thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định; ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM với lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm vi phạm quy định của Nhà nước, tạo cơ hội để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền này...
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra xác định hành vi của Bầu Kiên và nhóm cựu lãnh đạo ACB liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Cty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Cty cổ phần đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên đã tách ra để điều tra, xử lý sau.
CQĐT cũng xác định trong vụ án còn có lãnh đạo một số ngân hàng, một số đối tượng cho vay lãi nặng liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như cần phải tiếp tục điều tra xử lý.
Lê Dương
-
Tiếp tục điều tra vụ án liên quan đến bầu Kiên
Liên quan đến vụ bầu Kiên bị bắt, cơ quan điều tra xác định một số bị can nguyên là lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Theo cơ quan điều tra, từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, ACB ủy thác cho nhân viên gửi tổng cộng hơn 36.322 tỉ đồng với lãi suất 11,2-27%/năm và hơn 71 triệu USD với lãi suất 3-6%/năm vào 29 ngân hàng trên cả nước. Tổng cộng ACB đã thu về hơn 1.639 tỉ đồng và trên 1,3 triệu USD tiền lãi.
Bầu Kiên
|
Trong số này có việc gửi tiền vào 22/29 ngân hàng với lãi suất trong hợp đồng từ 11,2-14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 0,4-5%/năm. Hành vi này vi phạm Luật các tổ chức tín dụng, thông tư 02 và quyết định 16 của Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất bằng đồng Việt Nam. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng là hơn 247 tỉ đồng.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố sáu bị can gồm ông Nguyễn Đức Kiên, ông Trần Xuân Giá - nguyên chủ tịch HĐQT ACB; các ông Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang - nguyên phó chủ tịch HĐQT vàông Lý Xuân Hải - nguyên tổng giám đốc ACB - về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đánh giá của cơ quan điều tra, hành vi của sáu bị can này gây hậu quả đặc biệt lớn, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ, thu lợi bất chính cho ACB và thiệt hại cho 22 ngân hàng khác, đồng thời trực tiếp gây thiệt hại cho ACB gần 719 tỉ đồng do bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra cho rằng hành vi của Nguyễn Đức Kiên và các bị can còn lại đều có liên quan đến vụ kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B và ACB. Do đó, cơ quan điều tra quyết định tách vụ án hình sự đối với hành vi của sáu bị can này để nhập vào vụ án “Nguyễn Đức Kiên kinh doanh trái phép...”. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra.
Theo Tuổi Trẻ